TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Những tư duy biện chứng, với việc đặt ra câu hỏi sâu sắc, phân tích logic và xác minh thông tin, đã từng bước định hình cách chúng ta hiểu và tiếp cận thế giới xung quanh Trong một thời đại nơi mà thông tin tràn ngập và quan điểm đa dạng, phương pháp biện chứng trở thành chìa khóa quan trọng, giúp chúng ta duyệt qua sóng biển của dữ liệu để tìm ra những ý kiến có giá trị và lập luận có cơ sở.
Phương pháp biện chứng không chỉ là công cụ của những nhà triết học hay nhà khoa học, mà còn là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Từ việc đưa ra quyết định trong công việc đến việc đánh giá thông tin trên mạng, khả năng áp dụng phương pháp biện chứng không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới mà còn tăng cường khả năng suy luận và đưa ra quyết định một cách có logic.
Trong bối cảnh này, bài viết này sẽ đàm phán về ý nghĩa và ứng dụng của phương pháp biện chứng trong nghệ thuật lập luận, nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng lập luận có cơ sở và đề xuất các chiến lược hiệu quả để áp dụng phương pháp này trong thực tế
Nhóm 3 chúng em xin chọn đề tài:
Do những hạn chế về kiến thức và thời gian bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu xót,chúng em mong nhận được sự góp ý của cô giáo hướng dẫn môn học và các bạn quan tâm đến đề tài nghiên cứu của nhóm
Chúng em xin trân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4I.Phương pháp biện chứng1. Khái niệm và đặc điểm:
a) Khái niệm: Phương pháp biện chứng là một trong những phương pháp luận tồn tại ở cả triết học phương Tây và phương Đông Phương pháp này xuất phát từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với nhiều nguồn tư tưởng và ý kiến khác nhau và những người này đều có cùng một mục đích đó làm thuyết phục người khác.
b) Các đặc điểm của phương pháp biện chứng
- Có thể hiểu về phương pháp biện chứng qua một số ý dưới đây, đây là phương pháp: - Để nhận thức và nhìn ra những đối tượng đang ở trong một mối liên hệ với nhau, những người này có ảnh hưởng và ràng buộc với nhau.
- Thấy được sự thay đổi của các đối tượng ở nhiều trạng thái khác nhau và những đối tượng này đều có khuynh hướng phát triển chung đó là thuyết phục được người khác Nguồn gốc của sự thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng đó chính là sự đấu tranh của các mặt đối lập với nhau để cùng giải quyết mâu thuẫn.
- Phương pháp biện chứng thể hiện được sự tư duy linh hoạt, trong trường hợp cần thiết thì nó sẽ thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó và vừa không phải là nó, nói cách khác là thừa nhận cái phụ định và cái khẳng định vừa loại trừ nhau nhưng lại vừa có sự gắn bó mật thiết với nhau
- Phương pháp này phản ánh rõ nét biện chứng khách quan trong vận động và đúng với hiện thực mà nó tồn tại, nhờ đó mà giúp con người nhận thức ra những điều đúng, làm nên sự phát triển của thế giới.
2 Những giai đoạn phát triển của phương pháp biện chứng
a) Phép biện chứng tự phát thời cổ đại:
- Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận.
- Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
b) Phép biện chứng duy tâm
- Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển
- Đức, người khởi đầu là I Kant và người hoàn thiện là Hêghen Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng.
Trang 5- Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm.
c) Phép biện chứng duy vật
- Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
II.Cách phương pháp biện chứng được sử dụng vào thực tiễn:
1 Trong lĩnh vực khoa học:
a Nghiên cứu khoa học: Phương pháp biện chứng là một phương tiện quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, phương pháp này tập trung vào việc xây dựng và kiểm chứng lý thuyết thông qua quan sát và phân tích thực tế, từ đó đưa ra các kết luận có tính chất khoa học và đáng tin cậy.
Ví dụ: nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu, nghiên cứu về nguồn gốc của
vũ trụ.
b Phát triển công nghệ: Thông qua việc áp dụng phương pháp biện chứng, nghiên cứu về phát triển công nghệ có thể cung cấp thông tin cụ thể và đáng tin cậy về hiệu quả của các giải pháp công nghệ mới, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ và sự phát triển bền vững trong lĩnh vực công nghệ.
Ví dụ:
Khi nghiên cứu về hiệu quả của một công nghệ mới trong việc giảm tiêu thụ năng lượng của các thiết bị điện tử Các nhà khoa học sẽ đưa ra giả thuyết: Giả định rằng việc áp dụng công nghệ mới sẽ giảm tiêu thụ năng lượng của thiết bị và tiết kiệm chi phí điện năng Từ đó thiết kế nghiên cứu: Tiến hành một thử nghiệm thực tế trong một môi trường văn phòng, trong đó một nhóm thiết bị được cài đặt với công nghệ mới và một nhóm khác được sử dụng làm nhóm so sánh với công nghệ truyền thống Sau đó tiến hành các bước thu thập và phân tích dữ liệu, cuối cùng rút ra kết luận về hiệu quả của công nghệ mới trong việc giảm tiêu thụ năng lượng và đưa ra khuyến nghị cho việc triển khai rộng rãi trong các môi trường văn phòng, nhằm giảm bớt áp lực về nguồn năng lượng và chi phí cho doanh nghiệp.
2 Trong lĩnh vực kinh tế:
a) Hoạch định chiến lược: Sử dụng phương pháp biện chứng để phân tích môi trường kinh doanh dưới góc nhìn sự vật hiện tượng luôn trong trạng thái vận động từ đó xác định mục tiêu chiến lược, lựa chọn phương hướng phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng.
Trang 6 Ví dụ: xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược phát
triển ngành kinh tế.
b) Phát triển kinh doanh: Áp dụng các nguyên tắc biện chứng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh.
Ví dụ: áp dụng chiến lược marketing phù hợp với thị trường, cải tiến quy
trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm 3 Trong lĩnh vực xã hội:
a Giải quyết vấn đề xã hội: Sử dụng phương pháp biện chứng để xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề xã hội, tìm ra giải pháp phù hợp Ví dụ: Cộng đồng X muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường: Trước
tiên, cộng đồng X xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường bằng cách phân tích các nguồn gây ô nhiễm chính: rác thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt Xác định các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng: nhân lực, tài chính, trang thiết bị… Cộng đồng X dự đoán xu hướng phát triển của vấn đề ô nhiễm môi trường bằng cách phân tích các yếu tố tác động đến vấn đề ô nhiễm môi trường: biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa… Qua đó dự đoán các tác động tiêu cực của vấn đề ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người và môi trường sống và xác định mục tiêu chiến lược cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường Cuối cùng, đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể
b Phát triển cộng đồng: Áp dụng các nguyên tắc biện chứng để thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của cộng đồng.
Ví dụ: phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, kinh tế ở địa phương.
4 Trong lĩnh vực chính trị:
a) Lãnh đạo: Sử dụng phương pháp biện chứng để ra quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế.
Ví dụ: lãnh đạo đất nước trong thời kỳ chiến tranh, lãnh đạo đất nước
trong thời kỳ hòa bình.
b Quản lý đất nước: Áp dụng các nguyên tắc biện chứng để xây dựng chính sách, pháp luật phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Ví dụ: xây dựng chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách ngoại
Ngoài những lĩnh vực trên chúng ta còn có thể áp dụng phương pháp biện chứng vào chính bản thân chúng ta để có cái nhìn khách quan, cụ thể vào sự phát triển bản thân ngày càng tốt đẹp:
Chúng ta hiện nay đều là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như là không quen biết nhau Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy, chắc chắn chúng ta đều có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình, tính cách của bạn đó Nhưng nếu chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt, dễ tính hay khó tính Cách đánh giá như vậy là
Trang 7phiến diện, chủ quan trái với quan điểm toàn diện Điều có thể làm cho chúng ta có những quyết định sai lầm Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn, ăn nói nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người tốt và muốn làm bạn, còn khi nhìn thấy một người ít nói, không hay cười thì cho là khó tính không muốn kết bạn Qua một thời gian kết bạn mới nhận ra người bạn mà mình chọn có những đức tính không tốt như lợi dụng bạn bè, ích kỷ Còn người bạn ít nói kia thực ra rất tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè Ấn tượng đầu tiên chỉ quyết định đến quá trình giao tiếp về sau Quan điểm toàn diện dạy cho ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một cách toàn diện, mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật hiện tượng Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất, đạo đức của người đó Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả, có thể bạn đó có gương mặt lạnh lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần Vì vậy muốn đánh giá 1 con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài, nhìn nhận họ trên mọi phương diện, ở từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau
Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể áp dụng phương pháp biện chứng vào lĩnh vực học tập qua việc quan niệm giữa học và hành luôn tồn tại mối liên hệ cụ thể, khó tách rời
- Học tập là suốt đời, học bằng cái gì: bằng mắt, bằng tai, bằng tay, bằng da, bằng mũi, bằng miệng, học cái gì trước, cái gì sau, học cái gì để biết, cái gì để làm, học để tồn tại, học để chung sống với con người, với vạn vật, với muôn loài
- Người học phải biết khiêm tốn, học phải hỏi, học ở mọi người.
- Nhiều thứ con người muốn học, nhưng muốn hiểu kỷ và sâu sắc thì phải tốn nhiều thời gian, kiên trì, kiên nhẫn ví dụ như người trồng lúa: học biết các giống lúa, loại nào phù hợp vùng đất nào, thời tiết nào, những điều kiện và cách chăm bón đúng cách để đạt năng suất, khi phát hiện có sâu rầy phải giải quyết thế nào
- Học phải gắn với hành thì việc học có kết quả nhanh hơn Người xưa vẫn dạy rằng: “Trăm hay không bằng tay quen” Lao động thời nào cũng vậy, phải luôn ý thực là lí thuyết hay cũng không bằng thực hành giỏi Vai trò của thực hành được đề cao là điều hiển nhiên.
Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau Trước hết ta cần hiểu : “học” là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước “Học” là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu “Học” là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ Còn “hành” nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lý thuyết vào thực tiễn đời sống Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một.
Trang 8Như vậy, phương pháp biện chứng được vận dụng vào thực tiễn thông qua việc xem xét các vấn đề một cách toàn diện, đa chiều, không thiên vị Luôn nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng Xác định mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng Từ đó phân tích vấn đề và đưa ra cách giải quyết một cách cụ thể, chi tiết.
IV Phương pháp biện chứng trong đời sống từ xưa đến nay:
1 Về lịch sử:
- Về lịch sử_ Phép biện chứng đã có lịch sử phát triển trên 2.000 năm từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây Các hình thức lịch sử của phép biện chứng gồm ba hình thức cơ bản (cũng là thể hiện ba trình độ phát triển của phép biện chứng trong lịch sử triết học):
Phương pháp biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học, có cả ở phương Đông và Phương Tây Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
Phương pháp biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ những quan điểm biện chứng trong triết học của I Kantơ và đạt tới đỉnh cao trong triết học của Ph Hêghen Ph Hêghen đã nghiên cứu và phát triển các tư tưởng biện chứng thời cổ
đại lên một trình độ mới – trình độ lý luận sâu sắc và có tính hệ thông chặt chẽ,trong đó trung tâm là học thuyết về sự phát triển.
Phương pháp biện chứng duy vật do C Mác và Ph Ăngghen sáng lập là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng Nó được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị hợp lý trong lịch sử phép biện chứng, đặc biệt là kế thừa những giá trị hợp lý và khắc phục những hạn chế trong phép biện chứng của Ph Hêghen.
2 Trong các lĩnh vực xã hội:
- Trong xã hội nguyên thủy, trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém, công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là đồ đá, cung tên nên người nguyên thủy buộc phải gắn
cả mọi người trong xã hội đều bình đẳng, không có áp bức, bóc lột, bất công - Như vậy, trong xã hội nguyên thủy, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là
Trang 9 Về lực lượng sản xuất trong xã hội nguyên thủy chính là năng lực sản xuất của ngườilao động và các tư liệu sản xuất như đồ đá, cung tên,…trong xã hội nguyên thủy năng lực sản xuất của người lao động còn thấp, tư liệu sản xuất vẫn còn thô sơ, lạc hậu.
Cơ sở hạ tầng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay là cơ cấu của một nền kinh tế nhiều thành phần (Kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân tư bản,kinh tế tập thể…).
Trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Cơ cấu hạ tầng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của một nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở 3 loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất: Sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, sở hữu tập thể của những người lao động, sở hữu tư nhân với nhiều hình thức khác nhau.
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản thì những tàn dư tư tưởng của các giai cấp thống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong kiến trúc thượng tầng.
Vì vậy, trong kiến trúc thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ này vẫn còn sự đấu tranh giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa với những tàn dư tư tưởng khác Chỉ đến chủ nghĩa cộng sản, tính giai cấp của giai cấp của giai cấp thượng tầng mới bị xoá bỏ.
Cơ sở hạ tầng quyết định sự thay đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng Khi cơ sở hạ tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo, khi cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó.
Ví dụ cơ chế bao cấp tương ứng với nó là Nhà nước mệnh lệnh quan liêu Cơ chế thị trường thì tương ứng với nó là Nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mọi hình thái.
3 Ví dụ áp dụng trong giáo dục:
Trong quá trình giảng dạy thì học sinh cũng như giáo viên là hai bên của mâu thuẫn và là hai mặt đối lập Ở đó, dạy không phải là học và đồng thời học cũng không phải là dạy Cả hai đều mang những tính quy định rõ ràng, không giống nhau nhưng cả hai lại mang một hệ thống nhất với nhau không thể tách rời Có dạy tức là có học Một mặt có tồn tại thì mặt khác của chúng cũng tồn tại Điều đó có thể thấy rõ khi bên dạy cảm thấy không đủ thì sẽ đi học để trau dồi và ngược lại khi bên còn lại thấy mình thừa kiến thức thì có thể tham gia giảng dạy.
4 Ví dụ có thể áp dụng trong khoa học:
- Hiện tượng mưa là do nước bốc hơi lên tạo thành các đám mây, khi quá nhiều nước trong mây và mây sẽ chuyển màu đen và hạt mưa rơi xuống.
Con người tiến hóa từ các loài vượn là có cơ sở khoa học và được chứng minh bởi nhiều thế hệ nhà khoa học khác nhau trên thế giới.
5 Ví dụ áp dụng trong kinh doanh:
Trang 10- Khi chúng ta trải nghiệm ăn uống tại một nhà hàng cách trang trí đĩa thức ăn khiến khách hàng cảm thấy rất hấp dẫn và thấy ngon miệng muốn dùng ngay lập tức.
Nhận thức cảm tính: Đĩa thức ăn trông thật ngon và cảm giác rất muốn ăn Nhận thức lý tính: Đây chỉ là một nhà hàng nhỏ lẻ tuy vậy đồ ăn lại rất đẹp mắt
Không biết có ngon hay không.
V Ưu nhược điểm của phương pháp biện chứng:
1 Ưu điểm:
Sự linh hoạt: Phương pháp biện chứng linh hoạt và có thể được áp dụng ở nhiều
lĩnh vực khác nhau, từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đến triết học.
VD: Khi một giả thuyết không chính xác, người nghiên cứu có thể điều chỉnh và thay đổi phương pháp nghiên cứu để tìm hiểu sự thật và phản ánh đúng hơn.
Sự tiến triển: Biện chứng thường đi kèm với sự tiến triển và phát triển Khi có
thêm thông tin mới hoặc giả thuyết mới, quy luật và kết luận cũng có thể được điều chỉnh để phản ánh sự thay đổi trong kiến thức.
VD: Nhờ vào việc cải thiện các phương tiện đo lường trong nghiên cứu khoa học hay sự phát triển của công nghệ giúp nâng cao chất lượng và độ chính xác của kết quả nghiên cứu.
Đưa ra dự đoán: Phương pháp biện chứng cho phép người nghiên cứu đưa ra
dự đoán và kiểm chứng chúng dựa trên dữ liệu thực tế Điều này giúp nâng cao tính dự đoán và chính xác của các mô hình và giả định.
VD: Các nhà nghiên cứu và nhà kinh tế có thể sử dụng phương pháp biện chứng để đưa ra dự đoán về tình hình kinh tế trong tương lai, giúp cho người quyết định và chính phủ có cơ sở thông tin để thực hiện các biện pháp phù hợp.
Sự tích hợp thông tin: Biện chứng thường kết hợp nhiều nguồn thông tin và
phương tiện nghiên cứu khác nhau, từ quan sát đến thí nghiệm, để tạo ra một hình ảnh tổng thể và đầy đủ về một vấn đề.
VD: Trong y học khi đánh giá một bệnh lý, các bác sĩ thường kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như triệu chứng, xét nghiệm để đưa ra một chẩn đoán chính xác.
Khám phá khả năng tương tác: Phương pháp biện chứng có thể khám phá mối
quan hệ phức tạp giữa các yếu tố khác nhau và tương tác giữa chúng, giúp hiểu rõ hơn về sự phức tạp của thế giới thực.
Khả năng giải thích: Biện chứng có khả năng giải thích sự liên kết giữa nguyên
nhân và kết quả, cung cấp hiểu biết vững về các quy luật và quy tắc đang hoạt động trong một hệ thống.