Giới thiệu ý tưởngLý do hình thành ý tưởng: Bắc Ninh là một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng đa phần mọi người chỉ biết đến những làn đi
Trang 1TIỂU LUẬN KINH TẾ DU LỊCH
ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ- BẮC NINH
Trang 2I Giới thiệu ý tưởng
Lý do hình thành ý tưởng:
Bắc Ninh là một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng đa phần mọi người chỉ biết đến những làn điệu quan họ vang dền nền nảy, lễ hội Lim nổi tiếng, những địa chỉ văn hóa tâm linh như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, lăng Kinh Dương Vương,… mà ít ai nhớ tới tranh Đông Hồ, một nét đẹp văn hóa dung dị, mộc mạc Một lần ghé thăm làng tranh Đông Hồ, nhận thấy tiềm năng để phát triển du lịch ở đây rất lớn chỉ cần thay đổi một vài hình thức thì hoàn toàn có thể phát triển ngành công nghiệp không khói ở nơi đây
Ðã có một thời gian, tranh dân gian Ðông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã.Tuy vậy, tranh Đông Hồ không phải không còn đất dụng võ của nó Hiện nay, hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu vẫn gắn bó với nghề làm tranh truyền thống, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ Vài năm trở lại đây, người Ðông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta
đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Ðông
Trang 3Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất
là ngày Tết Và ngày càng có nhiều du khách nước ngoài tìm đến với Đông Hồ Làng Đông Hồ đang cần được đánh thức, để mỗi du khách một lần bước chân đến đây đều thấy cần phải quay trở lại, như ông cha ta từng nhắn nhủ:
Dù ai buôn bán trăm nghề Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh
Mục tiêu hướng tới:
Dự án hướng tới khôi phục và phát triển làng tranh Đông
Hồ qua việc tổ chức các hình thức du lịch văn hóa, tìm hiểu làng nghề tại địa phương, qua đó giúp người dân nơi đây tìm đầu ra cho sản phẩm tranh cũng như thu nhập từ các dịch vụ liên quan Bên cạnh đó dự án còn góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc và quảng bá rộng rãi tới bạn bè thế giới
II Những nhân tố liên quan đến dự án phù hợp với tiêu chí của SIFE
- Về mặt kinh tế:
Trang 4 Mang lại lợi nhuận kinh tế cao từ các tour du lịch, các triển lãm, lợi nhuận từ việc bán tranh, các dịch vụ đi kèm (vận tải, ẩm thực, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, )
Cải thiện đời sống của người dân Đông HỒ và các vùng lân cận lên nhiều lần (thực trạng cho thấy đời sông ở đây đang rất thấp, còn gặp nhiều khó khăn)
Sau khi đã phát triển ổn định, về lâu dài có khả năng nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề phát triển kinh tế dịch vụ và nâng cao đời sống của nhân dân
- Về mặt xã hội:
Tạo công ăn việc làm cho các nông dân rảnh rỗi trong thời gian giữa 2 mùa vụ, cũng như những người có thu nhập thấp muốn cải thiện cuộc sống
Giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc
Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, xây dựng nếp sống văn hóa, lành mạnh hơn
Tổ chức lại hệ thống hình thức kinh tế làng nghề đang mất dần đi vị thế vốn có của nó
Trang 5 Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam giàu truyền thống nghệ thuật ra trường quốc tế
Khôi phục lại nền văn hóa dân gian đang ngày một mai một đi
Ngoài ra, với dự án này, G7 còn có tham vọng hội nhập nền văn hóa dân gian, mà cụ thể ở đây là tranh Đông Hồ, với nét đẹp văn hóa hiện đại, tạo nét tươi mới cho văn hóa dân gian củng như thêm nét cổ điển truyền thống cho văn hóa hiện đại
-Về mặt môi trường:
Tranh Đông Hồ sử dụng chất liệu hoàn toàn tự nhiên và thuần khiết nên ta thấy rõ giá trị to lớn cho việc tuyên truyền bảo vệ môi trường và giảm thiểu việc sử dụng các loại phẩm màu độc hại trong hội họa nói riêng và đời sống nói chung
Bảo tồn và phát triển không gian làng quê Bắc Bộ an lành và cổ kính
- Về đối tượng hướng tới (people in need) :
Như đã nói ở trên, dự án góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động rảnh rỗi cũng như những người có thu nhập thấp ở
Trang 6Đông Hồ và các vùng lân cận Theo thực tế khảo sát thì người dân Đông Hồ hiện nay đã chuyển sang làm hàng mã nhiều do nguồn lợi thu được trước mắt Tuy nhiên, còn rất nhiều gia đình có thu nhập không ổn định, cuộc sống còn khó khăn, họ mong muốn gắn bó với nghề làm tranh lâu đời của cha ông nhưng không tìm được đầu ra cho sản phẩm Dự án phát triển
du lịch tại làng Đông Hồ sẽ thu hút du khách đến tham quan, từ
đó giới thiệu và bán các sản phẩm giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế
III Hướng phát triển dự án
Để cho làng nghề cũng như nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ có chỗ đứng trên thị trường cũng như nghành du lịch , bước đầu tiên chúng ta cần hướng tới là gia tăng lượng khách trong và ngoài nước, từ đó là tăng nguồn thu lơi nhuận qua việc bán tranh, các sản phẩm liên quan và các dịch vụ hỗ trợ du lịch Các hướng đi cho vấn đề này gồm có:
1.Tăng cường các chiến dịch quảng bá, marketing cho làng tranh Đông Hồ bằng các hình thức sau:
Trang 7- Quảng cáo trên mạng xã hội (Social Marketing)
Với sự phát triển của hàng loạt mạng xã hội như Facebook, Twitter, Go, Yume , người làm tiếp thị có thêm lựa chọn để tiếp cận cộng đồng Khi sử dụng hình thức này, doanh nghiệp thường quảng bá dưới dạng hình ảnh, video clip có khả năng phát tán và thu hút bình luận Tính tương tác chính là ưu điểm nổi trội của loại hình này so với các kiểu marketing truyền thống
-E-mail marketing
E-mail đang dần thay thế cách gửi thư qua bưu điện và
ta có thể nhanh chóng gửi thông tin tiếp thị tới hàng loạt địa chỉ e-mail với chi phí rẻ
-Tham dự, tổ chức các hôi chợ giới thiệu, thông tin về Đông
Hồ
-Thông cáo báo chí
Phải tìm hiểu giới báo đài và các phương tiện truyền thông ở địa phương và học cách xuất hiện trên các “tít” của họ Thường
Trang 8xuyên gửi thông cáo báo chí và thông tin về dịch vụ thì cơ may chúng được xuất hiện trên một tờ báo sẽ càng cao
-Những bài báo chuyên đề
Những bài báo mang tính chất nghiên cứu, tìm hiểu chuyên môn thường thu hút hàng ngàn độc giả và các báo lại rất “khát” những dạng bài có thông tin và được viết lách tốt Ta nên tích cực phát huy các bài viết tìm hiểu làng tranh
-Phát động các cuộc thi: tìm hiểu, vẽ tranh ĐH ở các trường
học nhằm nâng cao hiểu biết của giới trẻ về nét văn hóa truyền thống, qua đó đưa tranh ĐH đến gần hơn với mọi người
2.Mở rộng các tour du lịch văn hóa tại địa phương
-Liên kết với các công ty, tổ chức du lịch kết hợp làng tranh với du lịch các lễ hội, chùa chiền, ẩm thực địa phương, âm nhạc dân gian truyền thống (hát quan họ )
- Xây dựng hình thức du lịch độc đáo:
+hướng dẫn khách du lịch làm sản phẩm
Trang 9+ ở homestay trải nghiệm cuộc sống dân dã ( nhưng phải chú trọng đến dịch vụ, tiện nghi)
3.Phát triển các sản phẩm làng nghề
-Đa dạng hóa sản phẩm:
+thiết kế nội dung, mẫu mã mới cho tranh Đông Hồ trên cơ sở giữ nguyên chất liệu và phương pháp thủ công, đem đến hơi thở mới lạ mà truyền thống cho dòng sản phẩm này
+sử dụng bản quyền tranh Đông Hồ in lên các sản phẩm gốm
sứ, quà lưu niệm (sổ, sách, thiệp, lịch ), các đồ dùng nội thất như đèn, rèm cửa, chăn ga gối nệm
+đa dạng hóa các sản phẩm liên quan với mẫu mã đẹp và bắt mắt hơn để du khách có thể mua làm quà lưu niệm
-Mở rộng dịch vụ trang trí cho các nhà hàng, quán bar theo phong cách truyền thống, thuần Việt bằng các sản phẩm tranh
Đông Hồ
4.Tương lai
Trang 10Liên kết với các làng nghề truyền thống khác trên địa bàn Bắc Ninh để tổ chức các tour du lịch văn hóa trên quy
mô lớn hơn, thúc đẩy du lịch ở Bắc Ninh phát triển đồng thời đưa Đông Hồ trở thành một điểm du lịch làng nghề nổi tiếng đúng như giá trị vốn có của nó
IV Nguồn nhân lực và kinh phí
1 Kinh phí
Có thể xin được tài trợ cho dự án từ một số nguồn khả thi sau:
- Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế: một nghệ nhân sáng tác tranh Đông Hồ nổi tiếng và đang mong mỏi được khôi phục lại làng nghề truyền thống Ông cũng là người sở hữu phòng tranh
và cơ sở sản xuất tranh lớn nhất làng Đông Hồ hiện nay
- Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà: ông
đã từng tài trợ cho nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch ở tỉnh Bắc Ninh
- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bắc Ninh Ngoài ra, có thể tham khảo những nguồn tài trợ từ các cá nhân,
tổ chức khác có mong muốn khôi phục và mở rộng làng nghề truyền thống Đông Hồ
Trang 112 Nhân lực
Bước đầu, thành viên chủ chốt của dự án sẽ trực tiếp đến làng tranh Đông Hồ để giúp đỡ trang trí lại các phòng tranh và
tư vấn các hoạt động kinh doanh cho người dân ở đây Trong quá trình thực hiện, dự án sẽ tuyển thêm các tình nguyện viên nhằm hỗ trợ công tác truyền thông, quảng bá
Một khi dự án đã ổn định, người dân Đông Hồ sẽ được trao quyền để tiếp tục duy trì và phát triển