1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập nghề nghiệp “công ty cổ phần kelsey

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Kiến tập Nghề nghiệp “Công ty Cổ phần Kelsey”
Tác giả Nghiêm Thị Hằng
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Báo cáo kiến tập nghề nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Trong đó phải kể tới chính sách quản lý tài chính vô cùng hiệu quả của công ty do phòng kế toán kết dựa vào số liệu kinh tế lúc đó kết hợp với các phòng ban khác trong công ty đưa ra đề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP

Tên đơn vị kiến tập : “Công Ty Cổ Phần Kelsey”

Sinh viên thực hiện : NGHIÊM THỊ HẰNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP

Tên đơn vị kiến tập : “Công Ty Cổ Phần Kelsey”

Sinh viên thực hiện : NGHIÊM THỊ HẰNG

Trang 3

1 SXKD Sản xuất kinh doanh

2 BCTC Báo cáo tài chính

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Kelsey 3 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Kelsey 3 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh 6 1.4 Chức năng nhiệm vụ của Công ty 6

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CP KELSEY

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Kelsey 7

2.2 Tìm hiểu quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp 9 2.3 Những hoạt động của đơn vị kiến tập trong tháng 08/2022 17

Trang 4

6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn 2019 -2022, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã trải qua quãng thời gian đầy khó khăn và thử thách với Dịch bệnh Covid-19 Việt Nam đã đánh đổi sựphát triển của kinh tế để lấy sự an toàn cho sức khỏe cả cộng đồng bằng chính sách Cách ly toàn xã hội để có thể ngăn chặn dịch bệnh Có thể nói giai đoạn cách lý toàn xã hội là thời điểm nền kinh tế chững lại, Công ty CP Kelsey cũng nhờ chính sách hoạt động hiệu quả đã vững vàng bước qua giai đoạn khó khăn đó Trong đó phải kể tới chính sách quản lý tài chính

vô cùng hiệu quả của công ty do phòng kế toán kết dựa vào số liệu kinh tế lúc đó kết hợp với các phòng ban khác trong công ty đưa ra đề xuất

Qua 1 tháng tìm hiểu và học hỏi tại đây, em đã nắm rõ hơn về quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Và qua đó rút

Trang 5

ra được những ưu, nhược điểm của doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trong quá trình kiến tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo kiến tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua Đồng thời do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn của em còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn ở những bài báo cáo sau

PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KELSEY

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Kelsey

1.1.1.Thông tin khái quát:

- Tên giao dịch: Công ty cổ phần kelsey

- Tên nước ngoài: KELSEY JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: KELSEY.,JSC

Trang 6

Công ty cổ phần Kelsey do Bà Nguyễn Thị Liên phụ trách, là doanh nghiệp có nhiều năm

dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất cơ điện tại Việt Nam Công ty được thành lập ngày 10 tháng 01 năm 2017 theo Luật doanh nghiệp với số vốn điều lệ là 11.500.000.000 đồng và số lượng công nhân viên ban đầu là hơn 150 người Từ khi thành lập đến nay, công

ty không ngừng lớn mạnh và phát triển, và được nhiều công ty điện tử trong cũng như ngoài nước tín nhiệm, đặt trọn niềm tin Đến nay, công ty không những mở rộng về quy mô sản xuất mà còn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Cụ thể là cho đến nay, số lượng cán bộ, công nhân viên của công ty đã tăng lên đến 450 người và những sản phẩm của công ty Kelseykhông những có mặt ở nhiều nhà máy điện tử trong khu công nghiệp trong nước Đặc biệt, doanh nghiệp có đầy đủ các trang thiết hiện đại nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong chu trình sản xuất , và sự an toàn của công nhân tham gia lao động tại công ty

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Kelsey

Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại có mô hình hoạt động như sau:

Hình 1: Sơ đồ hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 7

Khi khách hàng yêu cầu báo giá, nhân viên bộ phận kinh doanh sẽ thực hiệnbáo giá với khách hàng Sau đó, nếu khách hàng muốn mua hàng, khách hàng phải cóđơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế Bộ phận kinh doanh sẽ lập đơn hàng bán rồi gửicho bộ phận kho cùng phòng hành chính kế toán Bộ phận kho căn cứ vào đơn hàngbán và lập phiếu xuất kho rồi gửi đến phòng hành chính kế toán Kế toán dựa vàophiếu xuất kho và đơn hàng bán sẽ lập hóa đơn bán hàng sau đó gửi xuống bộ phậnkho Bộ phận kho sẽ giao hàng cho khách hàng

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh

Công ty có bộ máy quản lý tổ chức tập chung như sau:

Hình 2: Sơ đồ bộ máy công ty Kelsey

Nguồn: Phòng nhân sự

Các loại hình doanh nghiệp đều có cơ cấu tổ chức và bộ máy khác nhau để phù hợp với đặc điểm riêng của loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Để phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động sản xuất của công ty nên công ty Kelsey có bộ máy quản lí như trên và mỗi bộ phận có chức năng như sau:

Tổng giám đốc: Tổng giám đốc, giám đốc có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại

điều lệ công ty hoặc tại hợp đồng lao động Là người đại diện theo pháp luật của Công ty theo uỷ quyền của công ty Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước công ty và Pháp luật về mọi hoạt động điều hành của Công ty Giám đốc trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:

- Công tác Tổ chức - Nhân sự; Thi đua Khen thưởng và kỷ luật

- Công tác Tài chính - Kế toán

- Công tác Kinh doanh: Kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và chiến lược kinh doanh Lựa chọn nhà phân phối, hình thức phân phối, tiến độ cung ứng hàng hoá ra thị trường Quy mô, phương thức đầu tư phát triển thị trường Ký kết hợp đồng kinh tế mua - bán hàng hoá, dịch vụ, hợp đồng thầu

T ng giám đ cổ ố

Phòng

Nhân sự

Phòng Kinh doanh

Phòng

Kế toán

PhòngKho vận

Trang 8

Phòng Nhân sự Nơi phỏng vấn, kiểm tra để tuyển dụng nhân viên mới, là phòng ban phụ

trách chăm lo cho đời sống nơi công sở và đưa ra các quyết định liên quan đến phúc lợi của người lao động khi tham gia lao động tại công ty

- Quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân sự và các giấy tờ liên quan

- Hướng dẫn nhân viên làm hợp đồng lao động, làm rõ mức lương, thưởng, chính sách phúc lợi ở công ty

- Thực hiện chế độ phúc lợi, nghỉ việc hoặc hết hạn hợp đồng theo quy định

- Chuyển phát, giao nhận văn thư, hợp đồng và các hóa đơn cho công ty, các phòng ban

Trang 9

Phòng Kế toán: Là nơi cập nhật số liệu kế toán phát sinh hàng ngày của Công ty, thiết lập

báo cáo tài chính và báo cáo thuế theo quy định của nhà nước Bên cạnh đó, phòng Kế toán còn có trách nhiệm áp dụng đúng theo chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành về chứng

từ, tài khoản, sổ sách kế toán và các BCTC nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời, trung thực

- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh

- Chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty Thực hiện kịp thời, đầy đủ côngtác thống kê, kế hoạch tài chính theo quy định của công ty

- Thực hiện, tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài chính

- Đôn đốc và yêu cầu các Phòng, cá nhân của Công ty thực hiện các quy định về quản lý tài chính, kế toán

- Tham gia ý kiến về mặt tài chính đối với công tác kinh doanh và chi tiêu trực tiếp tại đơn vị

- Có quyền và có trách nhiệm báo cáo và đề xuất với ý kiến với lãnh đạo có thẩm quyền về các vi phạm về quản lý tài chính - kế toán trong phạm vi đơn vị

Phòng Kinh doanh: Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu, đưa ra ý kiến, đề xuất

cho Ban Giám đốc của công ty về các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối sản phẩm,dịch vụ của công ty ra thị trường sao cho hiệu quả

- Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh

- Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm

- Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao

- Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh

- Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết

- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động SXKD

- Báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án thay thế

và cách hợp tác với các khách hàng

Phòng Kho vận: Là nơi đề cập đến các hoạt động xoay quanh công tác chuẩn bị và xử lí

kho hàng

- Thực hiện các hoạt động xuất hàng và nhập hàng

- Phối hợp với các phòng ban theo dõi hàng tồn kho tối thiểu, Phối hợp với phòng

kế toán Báo cáo tồn kho định kỳ

9

Trang 10

- Quản lý, Sắp xếp hàng hóa trong kho khoa học và hợp lý

- Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho

- Lên kế hoạch giao hàng cho khách hàng

1.4 Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Nhằm phục vụ đa dạng hoá sản phẩm về thiết bị, linh kiện, phụ kiện điện tử cung cấp cho các đối tác khách hàng trong và ngoài nước, công ty luôn đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình sản xuất nhằm tối đa hoá lợi ích, tối thiểu hoá chi phí mang lại quyền lợi tối đa cho khách hàng Với phương thức chìa khoá trao tay đúng giờ và những giải pháp tỉ mỉ trong khâu sản xuất để tránh những sai xót nhỏ nhất đã tạo lòng tin tuyệt đối cho khách hàng

Chức năng:

+ Tổ chức, sản xuất, phân phối các thiết bị, linh kiện được sản xuất

+ Công ty còn có chức năng hợp tác đầu tư với các công ty khác nhằm mở rộng thị trường, phát huy một cách tối ưu hiệu quả kinh doanh nhằm hướng tới mục đến cao nhất là lợi nhuận công ty

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong công ty, từ đó đóng góp cho nguồn ngân sách nhà nước,

+ Chức năng tạo mối liên hệ với các doanh nghiệp thông qua kinh doanh trực tiếp, tạo mối liên hệ với các đối tác uy tín tăng hiệu quả làm việc công ty

+ Về đời sống công nhân viên: tuyển dụng và thuê mướn công nhân lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng; tuân thủ nghiêm túc Bộ luật Lao 10

Trang 11

Động, tổ chức tốt đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của nhân viên Bên cạnh đó, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và phát triển cá nhân, phát huy các mối quan hệ khắn khít giữa các thành viên để giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau, phát huy tinh thần hợp tác làm việc nhóm để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên.

+ Về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự: giữ gìn vệ sinh môi trường và trật tự an toàn chung trong toàn Công ty, nhất là tại các phân xưởng sản xuất, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng và tuân thủ pháp luật về an ninh trật tự tại địa phương

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CP KELSEY

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Kelsey

2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức: Công ty sử dụng mô hình kế toán tập trung

Hình ảnh 3: Tổ chức bộ máy kế toán

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:

- Kế toán trưởng: Xây dựng các quy định, quy chế liên quan đến phần hành

kế toán Tổ chức phân công công việc cho kế toán viên Hướng dẫn kiểm tra

kế toán viên lập các Báo cáo quản trị theo yêu cầu của lãnh đạo Kiểm tra,phê duyệt các đề nghị thanh toán của kế toán viên, phê duyệt bảng tínhlương, báo cáo thuế trước khi nộp cho cơ quan thuế

- Kế toán thanh toán: Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ phụ trách lập chứng

từ thu-chi cho các khoản thanh toán của công ty cho khách hàng và các 11

Trang 12

khoản thanh toán nội bộ Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành

kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ Kiểm tra quỹ tồn tiền mặt và tiềngửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng, theo dõi các khoản tạmứng Tiếp nhận chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ củachứng từ Ghi chép, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến công nợ người mua,người bán Đối chiếu công nợ với bên bán, bên mua

- Kế toán tiền lương: Theo dõi chấm công nhân viên hàng tháng, cuối tháng

tổng hợp để tính lương, thưởng cho nhân viên Tính các khoản phụ cấp, trợcấp Tính các khoản bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân cho người laođộng Hoàn thiện các hồ sơ pháp lý cho người lao động như: đăng ký MST

cá nhân, đăng ký giảm trừ gia cảnh lần đầu, hoặc tăng (giảm) giảm trừ giacảnh, đăng ký tham gia bảo hiểm Xây dựng thang bảng lương để tính lương

và nộp cho cơ quan bảo hiểm Định khoản chi phí lương, thưởng, các khoảnbảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân vào phần mềm

- Kế toán hàng hóa: Lập chứng từ nhập, xuất, chi phí mua hàng, hóa đơn

bán hàng, kê khai thuế đầu ra Tính giá hàng hóa, lập báo cáo xuất-nhập-tồn.Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, kiểm tra xem thủ kho cótuân thủ quy định của công ty không Làm các nhiệm vụ theo phân công của

Kế toán trưởng Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định

- Kế toán thuế: chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi có

phát sinh Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu ra vàđầu vào Lập báo cáo tổng hợp thuế đầu ra và đầu vào của công ty Theo dõitình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của công ty Luôncập nhật kịp thời các thông tin, chính sách mới về luật thuế liên quan đếnhoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Nhóm ngành: Sản xuất các thiết bị, linh kiện điện tử chưa được phân vào đâu

- Ngành nghề và địa bàn kinh doanh:

+ Ngành hàng kinh doanh: sản xuất các thiết bị điện, các linh kiện điện tử chưa được phân vào đâu rồi cung cấp cho các doanh nghiệp khác

+ Đại chỉ chi nhánh: Số 58, Tổ dân phố Kiên Thành, Thị Trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

12

Trang 13

-Thị trường và khách hàng:

+ Chủ yếu là các doanh nghiệp điện tử và doanh nghiệp xây dựng

2.1.3 Quy mô và cơ cấu tài chính của Công ty

- Số vốn điều lệ của công ty tại ngày thành lập là 11.500.000.000 đồng, trải qua một thời gian, số vốn điều lệ đã lên con số 21.079.737.315 đồng Vậy cho đến nay tổng nguồn vốn

đã lên đến 65.979.814.929 đồng

2.1.4 Quy mô nhân sự của Công ty

- Tổng số lao động: 450 người

- Lao động phân theo nhiệm vụ kinh doanh:

+ Ban lãnh đạo: 1 người

+ Phòng Kinh doanh: 8 người

- Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh

Các công việc, quan hệ mua bán kinh tế,công việc phát sinh hàng ngày tại đơn vị, công ty

sẽ được kế toán tổng hợp lại Từ các phòng ban khác nhau trước khi tiến hành lập chứng

từ gốc

VD: Chi tiền ứng mua văn phòng phẩm trong tháng 6, tiền bảo hiểm cho nhân viên, tiền lương nhân viên trong tháng …

- Bước 2: Lập chứng từ gốc trên căn cứ đã tổng hợp được

Chứng từ gốc được coi là bằng chứng đồng thời là căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch Vào những phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý

và phân tích các giao dịch Được kế toán viên lập ra khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế

- Bước 3: Xử lý kiểm tra chứng từ gốc

Chứng từ gốc được lập ra sẽ được chuyển vào phòng kế toán Để thuận tiện cho kế toán tổng hợp kiểm tra tính chính xác và chân thực của các bảng chứng từ Trước khi trình lên 13

Trang 14

kế toán trưởng xét duyệt Và để phát hiện những sai phạm đầu tiên hạn chế sai sót theo dâytruyền sau này.

- Bước 4: Tiến hành ghi sổ sách kế toán

Sau khi chứng từ gốc được lập hoàn chỉnh Dựa vào căn cứ chứng từ gốc, kế toán sẽ bắt đầu nhập liệu chứng từ, làm sổ sách kế toán,… Bao gồm: sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết,…

- Bước 5: Sắp xếp chứng từ kế toán

Sau khi chứng từ kế toán được lập ra sẽ tiến được sắp xếp theo thứ tự Theo thứ tự từ trướcđến sau Chứng từ do kế toán lập tới chứng từ do các phòng ban khác lập

- Bước 6: Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển

Bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán Đây là công việc cuối tháng là nghiệp vụ kế toán phải làm Mục đích để tổng hợp dữ liệu trong một tháng, bên cánh với các bút toán tổng kết hàng ngày Mục đích, xác định số dư của tài sản và nguồn vốn và lãi lỗ trong kỳ

- Bước 7: Khoá sổ, xác định số dư

Sau khi hoàn thiện bút toán cuối kỳ Chứng từ đã được kiểm tra, tổng hợp lai cụ thể thông tin trên sổ cái sẽ được khoá, không thể sửa đổi Đây được coi là căn cứ chính xác để lập báo cáo tài chính cuối cùng

- Bước 8: Lâp bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh được lập dựa trên sổ cái và sổ chi tiết Chúng được lập tại bước

7 Bảng cân đối số phát sinh được lập để kế toán đánh giá được tổng quan về toàn bộ sổ cái phát sinh, bao gồm những loại sổ cái nào và đã đúng hay chưa

Nếu đã hoàn thiện và không cần sửa đổi kế toán sẽ thực hiện bút toán mở sổ cái, sổ chi tiết Kết hợp với bảng cân đối số phát sinh tiến hành thực hiện báo cáo tài chính

- Bước 9: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Đối với các quy trình kế toán thì bút toán lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế là quan trọng nhất Vì nó phức tạp, cần nhiều nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống cân đối… Kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập báo cáo tài chính

Cần phải lập theo 4 biểu mẫu chính là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính

2.2.2 Các tài khoản liên quan

14

Trang 15

– Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;

– Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dư bên nợ:

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ

* Phương pháp hạch toán chủ yếu:

1 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng

từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:

- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán)

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (giá mua bao gồm cả thuế GTGT)

Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán)

15

Trang 16

- Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu chưa về nhập kho doanh nghiệp thì kế toán bảo lưu hóa đơn vào một tập

hồ sơ riêng

Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để gửi vào tài khoản 152Nếu cuối tháng nguyên vật liệu chưa về thì căn cứ vào hóa đơn, ghi nhận theo giá tạm tính

Nợ TK 151-Hàng mua đi đường

Nợ TK133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331-Phải trả cho người bán

- Xuất nguyên vật liệu sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa TSCĐ

Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang

Ngày đăng: 05/04/2024, 22:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w