Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của các ngân hàng và áp dụng FGLS trong hồi quy tuyến tính, nghiên cứu cho thấy các yếu tố chính tác động với NIM tỷ lệ
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cần thiết của đề tài
Theo Tarusa và cộng sự (2012): “Ngân hàng là nơi tập trung huyết mạch của nền kinh tế, là một trung tâm chức năng quan trọng trong việc lưu chuyển và sản xuất hàng hóa, gắn kết các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế Sự hoạt động của hệ thống ngân hàng tác động rất mạnh và quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Qua các hoạt động cơ bản, ngân hàng tạo ra nhiều lợi ích cho những người gửi tiền, những người vay tiền và cho chính ngân hàng qua sự tăng trưởng của lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất Sự chênh lệch giữa tổng doanh thu từ lãi và tổng chi phí trả lãi chia cho tổng tài sản sinh lời bình quân đƣợc gọi là lãi suất cận biên, đây là thước đo quan trọng để phản ánh tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lợi của ngân hàng” Đại dịch Covid-19 vừa qua, đã khiến đời sống kinh tế và xã hội tại Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể Đợt cách ly toàn xã hội vào tháng 4 năm 2021 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, trong đó bao gồm cả hệ thống ngân hàng
Hiện nay, các ngành đang cạnh tranh và phấn đấu vì mục tiêu phát triển bền vững và đóng góp vào nền kinh tế chung của nước nhà Trong đó ngân hàng được ví nhƣ một doanh nghiệp đặc biệt, là một trong những mũi nhọn đƣợc chú trọng và đã vượt qua được thử thách trước sự tổn thất của nền kinh tế, tiếp tục quá trình hoạt động và phát triển ổn định Từ đó, ngân hàng hỗ trợ một phần rất lớn cho sự phục hồi và đồng thời là sự tăng trưởng của nền kinh tế Vì những thực trạng đó, hiệu quả hoạt động và kinh doanh của các ngân hàng là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm nhất trong bối cảnh nền kinh tế từ xƣa đến nay Trong đó, tỷ lệ TNLCB là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đế hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu: “ Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam ” nhằm có thể tìm hiểu cũng nhƣ phân tích những yếu tố có tác động đối với tỷ lệ TNLCB, đƣa ra các đề xuất đồng thời là kiến nghị để giúp các NHTM gia tăng tỷ lệ TNLCB.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với mục tiêu nhằm có thể xác định và xem xét các yếu tố tác động đối với tỷ lệ TNLCB tại các NHTM Việt Nam Và dựa trên cơ sở đó, để đƣa ra một số đề xuất, và kiến nghị nhằm có thể gia tăng tỷ lệ TNLCB của các NHTM Việt Nam
Dựa vào mục tiêu chung, nghiên cứu này bao gồm những mục tiêu cụ thể: Một là, tổng quan và hệ thống hoá một số lý thuyết liên quan đến tỷ lệ TNLCB cũng nhƣ các yếu tố tác động đến tỷ lệ TNLCB của các NHTM, và hình thành mô hình thích hợp cho nghiên cứu với bối cảnh của các NHTM Việt Nam
Hai là, xác định các yếu tố cũng nhƣ đánh giá mức độ mà nó có thể tác động lên tỷ lệ TNLCB tại các NHTM Việt Nam
Ba là, thông qua kết quả đạt đƣợc của nghiên cứu để đề xuất đối với các NHTM Việt Nam đồng thời kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm gia tăng tỷ lệ TNLCB của các NHTM Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết những mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, nghiên cứu đƣợc triển khai cùng với ba câu hỏi:
Thứ nhất, các cơ sở lý thuyết liên quan tỷ lệ TNLCB và những yếu tố tác động lên tỷ lệ TNLCB của các NHTM là bao gồm các vấn đề nào? Và đâu là mô hình thích hợp cho nghiên cứu tại Việt Nam?
Thứ hai, các yếu tố nào có thể tác động, và mức độ là nhƣ thế nào lên tỷ lệ
TNLCB của NHTM tại Việt Nam?
Thứ ba, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt đƣợc, các kiến nghị cũng nhƣ đề xuất nào là thích hợp nhằm gia tăng tỷ lệ TNLCB của các NHTM Việt Nam?
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về tỷ lệ TNLCB cùng các yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ TNLCB của NHTM
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong phạm vi hệ thống NHTM Việt Nam, cụ thể là 27 NHTMCP mang tính đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam Dữ liệu trong nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp đƣợc tác giả tổng hợp qua báo cáo tài chính của từng ngân hàng với tiêu chí là hoạt động một cách liên tục trong suốt khoảng thời gian của nghiên cứu
Số liệu đƣợc tổng hợp qua các báo cáo tài chính của từng ngân hàng cũng nhƣ các số liệu vĩ mô của Việt Nam trong phạm vi từ 2010 đến 2022 Lý do nghiên cứu lựa chọn mốc thời gian này là vì sau biến động của khủng hoảng tài chính 2008, những quy định và chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan quản lý tài chính khác được thắt chặt để tăng cường giám sát và quản lý rủi ro, nhằm ngăn chặn sự lặp lại của những tình huống tương tự Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cũng nhƣ các hoạt động khác của NHTM, khiến các NHTM đã phải tìm kiếm các cách thức mới để đa dạng hóa thu nhập của mình Điều này bao gồm phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới, mở rộng vào một số lĩnh vực khác nhƣ quản lý tài sản, bảo hiểm, và tài chính phi truyền thống Sự bùng phát của dịch Covid-19 vào năm 2020 và sự kéo dài của nó vào năm 2021 đã tạo ra những biến động lớn và ảnh hưởng sâu rộng đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh của các NHTM trên toàn cầu, cũng nhƣ ở Việt Nam Bởi vậy, nghiên cứu muốn xem xét trong thời gian mười ba (13) năm thì những yếu tố nào sẽ gây ảnh hưởng và chi phối đối với tỷ lệ TNLCB của các NHTM Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể nói trên, nghiên cứu sẽ sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lƣợng
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính bao gồm phương pháp mô tả, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để nhằm hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về tỷ lệ TNLCB và các yếu tố tác động đến tỷ lệ TNLCB ở chương hai, nhằm đề xuất mô hình thích hợp ở chương ba, nhằm thảo luận các kết quả phân tích của chương bốn và các kiến nghị cũng như đề xuất ở chương năm
Nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng với dữ liệu bảng (Panel Data) để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến TNLCB của các NHTM Việt Nam Tập trung vào phân tích và so sánh 3 mô hình hồi quy chính: Pooled OLS, và Random Effects Model (REM), và Fixed Effects Model (FEM) Tiếp theo, sử dụng những kỹ thuật kiểm định thông qua kinh tế lƣợng nhằm giúp đảm bảo rằng mô hình đƣợc chọn phù hợp nhất đối với dữ liệu và mục tiêu cần thực hiện, từ đó tăng cường độ chính xác và tin cậy đối với kết quả phân tích
Dữ liệu đƣợc thu thập cho nghiên cứu là nguồn dữ liệu thứ cấp, gồm:
Dữ liệu vi mô: tổng hợp qua các báo cáo thường niên, số liệu trong báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam tại trang website của ngân hàng, và trên https://cafef.vn/ hoặc https://vietstock.vn/
Dữ liệu vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất thực, và lạm phát được tính toán cũng nhƣ tổng hợp từ www.worldbank.org của Ngân hàng Thế giới (WB)
Đóng góp của đề tài
Về mặt học thuật: Nghiên cứu liên quan các yếu tố tác động đến tỷ lệ TNLCB ở các NHTM không chỉ góp phần làm phong phú cơ sở lý thuyết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà còn có tác động quan trọng đến thực tiễn quản lý và chiến lƣợc kinh doanh của các NHTM
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu liên quan các yếu tố tác động đến tỷ lệ TNLCB của các NHTM Việt Nam với giai đoạn 2010-2022 không chỉ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm quan trọng mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc hỗ trợ phát triển và đổi mới ngành ngân hàng Việt Nam Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ gợi mở ra các đề xuất chiến lƣợc cho các NHTM cũng nhƣ kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và gia tăng tỷ lệ TNLCB của các NHTM Việt Nam.
Kết cấu của đề tài
Khoá luận gồm 5 chương, bố cục như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 1 thường là phần tổng quan, chương giới thiệu và đặt nền móng cho toàn bộ nghiên cứu thường bao gồm trình bày lý do chọn đề tài, sự quan trọng và tính cấp thiết của nghiên cứu; liệt kê các mục tiêu phụ hoặc cụ thể mà nghiên cứu cần đạt đƣợc; xác định cụ thể đối tƣợng hoặc mẫu nghiên cứu; phạm vi thời gian và các khía cạnh khác của nghiên cứu; mô tả sơ lược về phương pháp định lượng hoặc định tính đƣợc sử dụng (nhƣ phân tích hồi quy dữ liệu bảng); mô tả về loại dữ liệu đƣợc sử dụng đồng thời tóm tắt ngắn gọn về nội dung chính và mục tiêu của đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN
Tổng quan về ngân hàng thương mại
Có rất nhiều khái niệm về NHTM nhƣ:
Theo nghĩa rộng, NHTM chỉ các định chế tài chính đƣợc phép nhận tiền gửi và thực hiện cho vay dưới nhiều hình thức, và điều kiện khác nhau Theo nghĩa hẹp, NHTM chỉ các ngân hàng tổng hợp thực hiện các nghiệp vụ nhƣ nhận tiền gửi, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, cho vay (thường là ngắn hạn), môi giới chứng khoán, (Nguyễn Văn Ngọc, 2006)
Theo định nghĩa của Luật các tổ chức tín dụng (2010) thì “NHTM là một loại hình ngân hàng quan trọng trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia, NHTM thực hiện một loạt các hoạt động ngân hàng, bao gồm nhƣng không giới hạn ở việc nhận tiền gửi, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, cung cấp dịch vụ tƣ vấn tài chính, quản lý tài sản, và các dịch vụ ngân hàng đầu tƣ Bên cạnh các hoạt động ngân hàng truyền thống, NHTM cũng có thể tham gia vào nhiều loại hình kinh doanh khác nhƣ bảo hiểm, cho thuê tài chính, và môi giới chứng khoán với một mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận”
Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng, với mục tiêu chính là tối ƣu hóa lợi nhuận (Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự, 2017)
Nhƣ vậy, NHTM đƣợc mô tả là một doanh nghiệp đặc biệt, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và các hoạt động kinh doanh liên quan nhƣ tham gia vào hoạt động đầu tƣ, quản lý tài sản, và cung cấp tƣ vấn tài chính, dịch vụ ngân hàng điện tử, với mục tiêu chính là đạt đƣợc lợi nhuận nhƣng đồng thời NHTM phải hoạt động theo các quy định nghiêm ngặt của cơ quan quản lý ngân hàng và tài chính, bao gồm các tiêu chuẩn về vốn, quản lý rủi ro, minh bạch trong báo cáo tài chính
Các chức năng của NHTM đều đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh tế Nó không chỉ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua việc cung cấp vốn và dịch vụ tài chính mà còn giúp cải thiện hiệu quả và an ninh trong giao dịch tài chính Khi nhắc về chức năng cơ bản của các ngân hàng Thương mại (NHTM), theo Lê Thị Mận (2010) thì các chuyên gia kinh tế thường nhấn mạnh vào ba chức năng chính sau đây:
Chức năng trung gian tín dụng: NHTM hoạt động nhƣ một trung gian luân chuyển vốn giữa những người thừa vốn và những người cần vốn NHTM sẽ huy động vốn từ nhận tiền gửi của công chúng và các tổ chức, sau đó sử dụng số tiền này để cấp tín dụng cho cá nhân, doanh nghiệp, và các tổ chức khác Quá trình này giúp phân bổ nguồn lực tài chính một cách hiệu quả trong nền kinh tế, hỗ trợ đầu tƣ và tiêu dùng
Chức năng trung gian thanh toán: NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán, giúp thuận lợi cho việc chuyển tiền giữa các cá nhân và tổ chức Các dịch vụ này bao gồm việc phát hành séc, dịch vụ chuyển khoản điện tử, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, và các hình thức thanh toán khác Chức năng này giúp làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng tiền mặt trong giao dịch, qua đó tăng cường hiệu quả và an toàn trong hệ thống tài chính
Chức năng tạo tiền (bút tệ): NHTM tạo ra các công cụ tín dụng nhƣ séc, thẻ tín dụng, và các loại chứng từ khác, làm phương tiện thay thế cho tiền mặt trong các giao dịch Điều này không chỉ giúp cho các giao dịch trở nên tiện lợi và an toàn hơn mà còn tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh và tiêu dùng
2.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản
Dựa trên những chức năng của NHTM, ba nghiệp vụ cơ bản của NHTM bao gồm nghiệp vụ tài sản nợ, và nghiệp vụ trung gian hoa hồng, nghiệp vụ tài sản có Dưới đây là một cái nhìn chi tiết về mỗi nghiệp vụ này:
2.1.3.1 Nghiệp vụ tài sản nợ Đây là nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn hoạt động cho các NHTM Nó bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:
Nghiệp vụ tạo vốn tự có : Vốn tự có đƣợc hiểu là vốn chủ sở hữu của NHTM
Khi sử dụng nguồn vốn này thì ngân hàng không phải cam kết hoàn trả Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM nhƣng lại mang một vai trò đặc biệt quan trọng Bộ phận cấu thành chủ yếu trong nguồn vốn tự có của NHTM: vốn điều lệ, các quỹ (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, ), lợi nhuận chưa chia
Nghiệp vụ huy động vốn : Đây là một nghiệp vụ chủ yếu và rất quan trọng đối với NHTM Điều này đƣợc thể hiện ở chỗ nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM Nhờ tập trung đƣợc nguồn vốn huy động lớn mà NHTM có thể cung cấp các khoản tín dụng cho cá nhân, công ty, và các tổ chức khác cũng nhƣ các sản phẩm, dịch vụ khác Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM gồm có huy động vốn thông qua nhận tiền gửi và huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
Nghiệp vụ vay vốn : Ngoài vốn tự có, và nguồn vốn huy động, NHTM trong quá trình hoạt động đầu tƣ, và kinh doanh còn có thể vay vốn từ định chế tài chính khác thông qua các hoạt động nhƣ chiết khấu, vay qua đêm, các hợp đồng mua lại, với mục đích điều hòa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển liên tục thông suốt trong quá trình hoạt động của NHTM
2.1.3.2 Nghiệp vụ tài sản có Đây là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của NHTM vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ tín dụng, đầu tƣ tài chính, mua sắm tài sản phục vụ kinh doanh ngân hàng, Nó góp phần tạo thu nhập và lợi nhuận cho NHTM, gồm:
Nghiệp vụ ngân quỹ : Nghiệp vụ này liên quan đến việc quản lý dòng tiền và các tài sản có giá trị khác của ngân hàng Đây là quá trình đảm bảo rằng ngân hàng luôn có đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, cũng nhƣ để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình Điều này bao gồm việc dự báo dòng tiền vào và ra, cũng nhƣ quản lý hiệu quả nguồn tiền mặt và phải tuân thủ quy định về việc duy trì một tỷ lệ nhất định của tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ƣơng Bên cạnh đó, nghiệp vụ ngân quỹ còn bao gồm việc quản lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng, vay mƣợn ngắn hạn giữa các ngân hàng, và tuân thủ các quy định của ngân hàng trung ƣơng Nghiệp vụ ngân quỹ cũng liên quan đến việc đảm bảo tuân thủ các quy định về tài chính và báo cáo chính xác về tình hình tài chính của ngân hàng
Nghiệp vụ cấp tín dụng : Đây là nghiệp vụ cốt lõi và mang tính truyền thống trong hoạt động đầu tƣ, và kinh doanh của NHTM Theo đó, ngân hàng sẽ cho khách hàng sử dụng một khoản tiền (cũng có thể với hình thái khác nhƣ tài sản thực, chữ ký) tạm thời trên cơ sở phải có sự hoàn trả với một lƣợng giá trị lớn hơn ban đầu (gốc và lãi) Nghiệp vụ cấp tín dụng được thực hiện dưới các hình thức như là cấp tín dụng trực tiếp, cấp tín dụng gián tiếp và các hình thức cấp tín dụng khác mà NHTM thực hiện (cho vay, bao thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, )
Lợi nhuận của ngân hàng thương mại
2.2.1 Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng thương mại
Một vài khái niệm về lợi nhuận của NHTM đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Lợi nhuận của NHTM xét theo nghĩa chặt chẽ nhất là một thống kê tài chính đƣợc sử dụng để đánh giá sự thành công trong kinh doanh của một ngân hàng Lợi nhuận tăng trưởng không chỉ giúp ngân hàng phát triển hoạt động thương mại mà còn giúp cổ đông kiếm được nhiều tiền hơn, nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho nhân viên, ổn định đội ngũ, ổn định tổ chức cũng nhƣ nâng cao uy tín của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)
Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch đƣợc xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi tiêu phải trả Nó không chỉ là một chỉ tiêu quan trọng đo lường hiệu suất kinh doanh của NHTM, giúp đánh giá liệu ngân hàng có quản lý tài chính và rủi ro một cách hiệu quả hay không mà còn là nguồn lực cần thiết giúp ngân hàng củng cố nền tảng tài chính và mở rộng các hoạt động phát triển kinh doanh của NHTM (Abate và Mesfin, 2019)
Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng lợi nhuận của NHTM đƣợc hiểu là sự khác biệt giữa tổng doanh thu mà ngân hàng thu đƣợc từ các hoạt động kinh doanh và tổng chi phí mà ngân hàng phải trả để duy trì và quản lý hoạt động kinh doanh của mình
Lợi nhuận đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM Đƣợc tính toán bằng sự khác biệt giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, lợi nhuận không chỉ đo lường hiệu suất kinh doanh của NHTM mà còn mang theo nhiều ý nghĩa to lớn
Lợi nhuận là nguồn tài chính để hỗ trợ mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và tiếp cận thị trường mới Đồng thời, lợi nhuận tạo lợi ích cho cổ đông thông qua cổ tức và tăng giá cổ phiếu Lợi nhuận cũng cung cấp khả năng tăng cường phúc lợi và khen thưởng cho nhân viên, giúp duy trì sự ổn định của tổ chức, đội ngũ Hơn nữa, lợi nhuận tổt có thể nâng cao thương hiệu và uy tín của ngân hàng, thu hút khách hàng mới và củng cố quan hệ với khách hàng hiện tại
Tóm lại, lợi nhuận NHTM không chỉ là một chỉ tiêu tài chính mà còn là nền tảng quan trọng góp phần đảm bảo sự phát triển, tạo dựng và duy trì ƣu thế cạnh tranh của NHTM trong ngành tài chính
2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau được sử dụng để đo lường lợi nhuận của NHTM, mỗi chỉ tiêu mang thông tin và ý nghĩa riêng Dưới đây bao gồm một số trong những chỉ tiêu đo lường:
Lợi nhuận ròng: Đo lường lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí, bao gồm cả thuế và các khoản chi phí khác Đây là chỉ tiêu chính để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận trước thuế: Đo lường lợi nhuận tổng cộng mà ngân hàng kiếm được trước khi trừ đi thuế thu nhập Chỉ tiêu này thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc tạo lãi từ hoạt động kinh doanh cốt lõi
Lợi nhuận trên khoản vốn cổ đông (EPS): Đo lường lợi nhuận trung bình mà mỗi cổ đông kiếm đƣợc từ việc nắm giữ cổ phiếu EPS thể hiện lợi nhuận cụ thể mà mỗi cổ đông có thể mong đợi từ đầu tƣ vào ngân hàng
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): Đo lường khả năng của ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động cho vay và huy động tiền gửi NIM thể hiện hiệu suất trong quản lý lãi suất và cơ cấu tài sản – nguồn vốn của ngân hàng
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Đo lường khả năng của ngân hàng trong việc tạo ra lãi suất từ tài sản của họ ROA cho biết khả năng tận dụng tài sản để tạo rao lợi nhuận của ngân hàng
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Đo lường lợi nhuận được tạo ra cho cổ đông của ngân hàng ROE thể hiện khả năng tạo lãi suất cho vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào ngân hàng.
Tổng quan về thu nhập lãi cận biên
Khái niệm thu nhập lãi cận biên (NIM) đƣợc diễn giải nhƣ sau:
Thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM) là một chỉ số quan trọng với NHTM và các tổ chức kinh tế tài chính, bởi vì nó cung cấp một cái nhìn về hiệu quả trong việc quản lý nguồn thu nhập lãi cũng như chi phí lãi Nó đo lường bằng cách lấy chênh lệch giữa thu nhập từ lãi (nhƣ lãi thu từ khoản vay) và chi phí lãi (lãi phải trả cho người gửi tiền và các nguồn vốn khác) chia cho tổng tài sản sinh lời của ngân hàng NIM thường được tính cho một khoảng thời gian nhất định, như một quý hoặc một năm và được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm (Golin, 2001)
Lãi suất cận biên (NIM) trong ngành ngân hàng là sự chênh lệch giữa thu nhập lãi (tiền lãi thu đƣợc từ các khoản cho vay và đầu tƣ) và chi phí lãi (lãi phải trả cho người gửi tiền và các nguồn vay khác) chia cho tổng tài sản sinh lời bình quân Nó là một chỉ số đóng vai trò then chốt trong việc đo lường hiệu quả của NHTM trong việc quản lý lãi suất và tài sản (Tarusa và cộng sự, 2012)
Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng tỷ lệ TNLCB (NIM) là sự khác biệt giữa tỷ lệ lãi thu đƣợc từ việc cho vay, và tỷ lệ lãi phải trả cho tiền gửi cũng nhƣ nguồn vốn khác của ngân hàng Thu nhập lãi cận biên (NIM) thể hiện khả năng sinh lãi của ngân hàng trong việc điều hành các hoạt động tài chính cơ bản của họ
2.3.2 Cách thức đo lường tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Công thức tính NIM đƣợc thể hiện nhƣ sau:
NIM= (Thu nhập lãi – Chi phí lãi)/(Tổng tài sản sinh lời)
Thu nhập lãi là thu nhập từ các hoạt động cho vay khách hàng và các tổ chức tín dụng, tiền gửi, nghiệp vụ mua bán nợ, chứng khoán nợ và các hoạt động tín dụng khác
Chi phí lãi là chi phí mà ngân hàng phải trả cho tiền gửi, tiền vay, phát hành giấy tờ có giá và các chi phí hoạt động tín dụng khác
Tổng tài sản sinh lời giúp nhà quản lý và nhà đầu tƣ đánh giá năng lực của ngân hàng thông qua hoạt động tạo ra doanh thu từ tài sản cố định và lưu động, cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Đây là một chỉ số quan trọng trong việc đo lường tiềm năng sinh lời của ngân hàng từ các hoạt động tài chính cốt lõi Nó thường bao gồm tiền gửi tại NHNN, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, cũng nhƣ tổng cộng các khoản vay cho khách hàng và mua nợ, và bao gồm các khoản đầu tƣ vào chứng khoán (khi tính tổng tài sản sinh lời, các khoản dự phòng cho rủi ro và giảm giá không đƣợc bao gồm) Các số liệu này thường nằm trong Bảng cân đối kế toán của từng NHTM Ngoài ra để tính NIM, tổng tài sản sinh lời thường được tính trung bình qua các quý trong năm (Phan Thị Thu Hà, 2013)
NIM là một chỉ số quan trọng phản ánh hoạt động tài chính của ngân hàng, đặc biệt là trong việc tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động lãi suất cơ bản của nó Một NIM cao cho thấy ngân hàng có khả năng tối ƣu hóa thu nhập từ việc cho vay và đầu tƣ, đồng thời cung cấp khả năng phát triển và mở rộng dịch vụ tài chính Ngƣợc lại, NIM thấp thường đi kèm với việc giảm lợi nhuận, hạn chế khả năng sinh lời và làm suy giảm sức kháng tài chính của ngân hàng trước những biến động thị trường Điều này làm cho NIM trở thành một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính và hiệu suất của NHTM, giúp ngân hàng tối ƣu hóa lợi nhuận trong bối cảnh thị trường tài chính biến đổi liên tục.
Lƣợc khảo các nghiên cứu liên quan
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Sharma & Gounder (2011) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến NIM của các ngân hàng ở Fiji, một đảo quốc nhỏ tại Nam Thái Bình Dương với giai đoạn khoảng từ 2000-2010 Mô hình của nghiên cứu đƣợc xây dựng dựa trên mô hình của Ho và Saunders (1981) và có một số điểm cải tiến, mở rộng bổ sung Và qua sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để kiểm định với 3 phương pháp: bình phương tối thiểu (OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) Kết quả kiểm định nhận thấy thanh toán lãi suất ngầm, sức mạnh thị trường và rủi ro tín dụng, cũng như chi phí hoạt động đều thể hiện tương quan cùng chiều với NIM; trong khi đó đối với chất lƣợng quản lý cũng nhƣ rủi ro thanh khoản lại có tương quan âm với NIM Mặt khác, nguồn vốn ngân hàng và chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc lại không thể hiện rõ về mối quan hệ có ý nghĩa thống kê
Hamadi & Awdeh (2012) kiểm định các yếu tố quyết định NIM của NHTM ở
Lebanon giai đoạn 1996-2009 Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng với FEM cho thấy NIM đƣợc định hình có sự khác biệt giữa các NHTM trong và ngoài nước Đối với các NHTM trong nước, yếu tố như quy mô ngân hàng, tính thanh khoản, hiệu quả, cũng nhƣ tỷ lệ vốn hóa và rủi ro tín dụng ảnh hưởng tiêu cực đến NIM Ngược lại, tốc độ tăng trưởng về tiền gửi, và lạm phát, cũng nhƣ dƣ nợ cho vay, và lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ƣơng, đầu tư trong nước, tiết kiệm quốc gia, và tỷ giá liên ngân hàng tất cả yếu tố này đều biểu hiện sự tương quan dương với NIM của các NHTM trong nước Đối với các NHTM ở nước ngoài, quy mô ngân hàng, khả năng thanh khoản, cũng như vốn hóa và rủi ro tín dụng không thỏa ý nghĩa thống kê
Islam & Nishiyama (2016) kiểm tra các yếu tố có khả năng quyết định NIM của các NHTM tại 4 quốc gia Nam Á nhƣ: Bangladesh, cũng nhƣ Ấn Độ, Nepal và Pakistan trong suốt khoảng thời gian 1997-2012 Kết quả nghiên cứu liên quan đến
Net Interest Margin (NIM) của 230 ngân hàng qua mô hình tác động cố định (FEM) nhận thấy tỷ lệ thanh khoản, dự trữ bắt buộc và quản lý chi phí hiệu quả cũng nhƣ tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản giúp tối đa hóa lợi nhuận từ thu nhập lãi, từ đó tăng cường NIM Trong khi, quy mô ngân hàng càng lớn, và mức độ tập trung của thị trường càng cao cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế càng nhanh có thể khiến ngân hàng phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng bên cạnh đó là các áp lực về chi phí, từ đó tác động ngƣợc chiều đến NIM
Abate và Mesfin (2019) nghiên cứu với mục tiêu kiểm tra các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến NIM của ngân hàng thương mại ở Ethiopia trong giai đoạn 2007-2016 Các tác giả sử dụng phương pháp định lượng tiếp cận 9 ngân hàng thương mại mẫu được lựa chọn có chủ đích từ 18 ngân hàng đang hoạt động tại Ethiopia REM đƣợc chạy để phân tích dữ liệu thô thu thập đƣợc thông qua báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy đòn bẫy, mức đủ vốn và tính thanh khoản có tác động trực tiếp và đáng kể đến NIM của ngân hàng Mặt khác, yếu tố hiệu quả hoạt động, lạm phát và lãi suất cũng nhƣ tốc độ tăng trưởng kinh tế đều có ý nghĩa quan trọng và tác động ngược chiều đến NIM Ngoài ra đối với ngành ngân hàng tại Ethiopia, có vẻ nhƣ quy mô của ngân hàng và số lƣợng chi nhánh không tác động rõ rệt đến hiệu quả của hoạt động lãi suất, đƣợc phản ánh qua NIM
Endri và Marlina (2020) xem xét về tác động của một số yếu tố nội tại và bên ngoài lên NIM của các NHTM Indonesia từ 2008-2018, bằng cách sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để xác định ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô cũng như nội tại của NHTM Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng tỷ giá hối đoái và tỷ lệ nợ xấu ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể lên NIM, trong khi biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi, lợi nhuận trên tài sản và lãi suất có tác động cùng chiều Tỷ lệ an toàn vốn, chi phí hoạt động và lạm phát không ảnh hưởng không ảnh hưởng đến NIM
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước
Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015) đánh giá các nhân tố tác động lên NIM của NHTM Việt Nam với dữ liệu tổng hợp từ các báo cáo đã đƣợc kiểm toán của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian kinh tế suy thoái 2008-
2012 Kết quả thực nghiệm bằng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) chỉ ra rằng chi phí hoạt động, mức ngại rủi ro và lạm phát cũng nhƣ chất lƣợng quản lý có quan hệ thuận chiều đối với NIM, còn nhân tố mức độ tập trung thị trường có quan hệ ngƣợc chiều với NIM
Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015) có thể đã xem xét về nhũng yếu tố ảnh hưởng lên Net Interest Margin (NIM) của 27 NHTMCP Việt Nam trong khoảng từ 2008-2013 bằng cách tiếp cận phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố hiệu quả quản lý và tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng ngược chiều với NIM, còn các yếu tố như quy mô của ngân hàng, tổng dƣ nợ cho vay, rủi ro tín dụng, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ lãi suất tác động cùng chiều với NIM
Hoàng Vũ Chính (2017) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến Net Interest
Margin (NIM) của các NHTM tại Việt Nam, với việc sử dụng số liệu từ 27 NHTMCP, và dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam khoảng thời gian 2006-2016 Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố mức độ tập trung ngành và dƣ nợ cho vay ngân hàng tác động ngƣợc chiều với NIM, còn các yếu tố khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn, hiệu quả chi phí, chỉ số Lenner, hiệu quả quản lý, chính sách dự trữ của NHNN, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất tác động cùng chiều với NIM
Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm (2020) nghiên cứu yếu tố có ảnh hưởng lên NIM của 21 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2019 Với việc sử dụng hàng loạt các mô hình khác nhau gồm có Pooled OLS, FEM, và REM đồng thời áp dụng phương pháp FGLS, nghiên cứu phát hiện ra rằng quy mô tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với NIM Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập ròng lại có ảnh hưởng ngược chiều đối với NIM Các biến còn lại thì không có đủ điều thống kê ảnh hưởng với tỷ lệ NIM
Nguyễn Kim Chi và Nguyễn Thị Minh Ngọc (2022) nghiên cứu các yêu tố tác động lên NIM trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 Bằng nguồn dữ liệu bảng từ báo cáo tài chính tại 25 NHTMCP tại Việt Nam đồng thời sử dụng phương pháp Moment tổng quát (GMM) để xử lý phân tích, qua đó nhận thấy những yếu tố tác động cùng chiều lên NIM của NHTM gồm có tỷ suất sinh lời, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản ngân hàng và tỷ lệ chi phí hoạt động Ở khía cạnh ngƣợc lại, tỷ lệ thanh khoản có ảnh hưởng ngược chiều với NIM Ngoài ra, các biến liến đến tỷ lệ cấp tín dụng, cũng như lạm phát và tăng trưởng tín dụng không đủ mạnh hoặc rõ ràng để có tác động thống kê có ý nghĩa đến NIM
Lược khảo nội dung của các nghiên cứu trong và ngoài nước được tóm tắt qua Bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Lƣợc khảo các nghiên cứu liên quan
Tác giả Vấn đề cần nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Các yếu tố quyết định đến NIM của các ngân hàng ở Fiji giai đoạn 2000-2010
Tương quan cùng chiều: thanh toán lãi suất ngầm, chi phí hoạt động, sức mạnh thị trường, rủi ro tín dụng
Tương quan ngược chiều: chất lƣợng quản lý và rủi ro thanh khoản Hamadi và
Các yếu tố quyết định NIM của NHTM ở Lebanon giai đoạn 1996-2009
Phân tích hồi quy dữ liệu bảng và FEM
Tương quan cùng chiều: tốc độ tăng trưởng tiền gửi, cho vay, lạm phát, lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ƣơng, tiết kiệm quốc gia, đầu tư trong nước và tỷ giá liên ngân hàng
Tương quan ngược chiều: quy mô ngân hàng, tính thanh khoản, hiệu quả, tỷ lệ vốn hóa và rủi ro tín dụng Hoàng Trung
Các nhân tố ảnh hưởng đến NIM của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2012
OLS Tương quan dương: chất lƣợng quản lý, mức ngại rủi ro và lạm phát, chi phí hoạt động,
Tương quan âm: mức độ tập trung thị trường Nguyễn Thị
Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của
27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2013
Phân tích hồi quy dữ liệu bảng
Tương quan dương: quy mô ngân hàng, quy mô cho vay, rủi ro tín dụng, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động và tỷ lệ lãi suất
Tương quan âm: hiệu quả quản lý và tốc độ tăng trưởng kinh tế Islam và
Các yếu tố quyết định NIM của ngân hàng tại 4 quốc gia Nam Á giai đoạn 1997-2012
FEM Tương quan dương: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, dự trữ bắt buộc đồng thời là hiệu quả chi phí
Tương quan âm: độ tập trung của thị trường, quy mô ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoàng Vũ
Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2016
GMM Tương quan dương: rủi ro tín dụng, rủi ro vốn, rủi ro thanh khoản, hiệu quả chi phí, chỉ số Lenner, hiệu quả quản lý, quy mô ngân hàng, chính sách dự trữ của ngân hàng nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất Tương quan âm: mức độ tập trung ngành và dƣ nợ cho vay ngân hàng Abate và
Các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến NIM của ngân hàng thương mại ở Ethiopia trong giai đoạn 2007-2016 Định lƣợng, REM
Tương quan dương: đòn bẫy, mức đủ vốn và tính thanh khoản
Tương quan âm: hiệu quả hoạt động, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lãi suất Endri và
Tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài lên NIM của các ngân hàng thương mại ở
Mô hình hồi quy dữ liệu bảng
Tương quan dương: tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, lợi nhuận trên tài sản và lãi suất
Tương quan âm: tỷ lệ nợ
Indonesia trong giai đoạn 2008-2018 xấu và tỷ giá hối đoái
Yếu tố ảnh hưởng đến NIM của 21 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2019
OLS, FEM, REM và FGLS
Tương quan dương: kích thước ngân hàng, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Tương quan âm: tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập
Các yêu tố tác động đến NIM trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19
GMM Tương quan dương: tỷ suất sinh lời, tỷ lệ quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng và tỷ lệ chi phí hoạt động
Tương quan âm: tỷ lệ thanh khoản
Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả
2.4.3 Nhận xét các nghiên cứu liên quan
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Giới thiệu mô hình nghiên cứu
3.1.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu
Dựa vào nhận xét các lƣợc khảo và Golin (2001) nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đƣợc tính bằng cách lấy chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, sau đó chia cho tổng tài sản sinh lời Một tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cao cho thấy ngân hàng có khả năng quản lý hiệu quả tài sản của mình và tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi Nó cũng phản ánh khả năng thu hút nguồn vốn có chi phí thấp và sử dụng nó để tạo ra thu nhập lãi hiệu quả của NHTM Cách tính này cũng đƣợc áp dụng trong đa số nghiên cứu bởi Sharma và Gounder (2011); Hamadi và Awdeh (2012); Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015); Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015); Islam và Nishiyama (2016); Hoàng Vũ Chính (2017); Abate và Mesfin (2019); Endri và Marlina (2020); Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm (2020); Nguyễn Kim Chi và Nguyễn Thị Minh Ngọc (2022) Nhƣ vậy, tác giả quyết định chọn biến phụ thuộc NIM đƣợc tính theo công thức nhƣ trên trong mô hình nghiên cứu đề xuất
Bên cạnh đó, qua xem xét các công trình nghiên cứu trước đó như Nguyễn Thị
Mỹ Linh & Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015); Islam và Nishiyama (2016); Endri và Marlina (2020); Nguyễn Đình An & Tô Thị Hồng Gấm (2020); Nguyễn Kim Chi & Nguyễn Thị Minh Ngọc (2022), tác giả nhận thấy cả hai mặt nội tại của ngân hàng cũng như vĩ mô đều có tương tác và tác động nhất định đến thu nhập lãi cận biên, trong đó các yếu tố liên quan đến đặc thù của ngân hàng nhƣ quy mô, tiền gửi, chi phí hoạt động, dƣ nợ cho vay và vốn chủ sở hữu; đồng thời các yếu tố vĩ mô gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất là những yếu tố thường được xem xét nghiên cứu cũng nhƣ có đạt độ tin cậy cao Từ đó, các yếu tố vi mô là quy mô của ngân hàng, và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, chi phí hoạt động, và tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản; và các yếu tố vĩ mô gồm có tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thực sẽ là các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất
Về phương pháp nghiên cứu, căn cứ qua đánh giá kết quả của các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đây được thực hiện kiểm định các biến qua nhiều phương pháp khác nhau như hồi quy đa biến OLS, mô hình tác động cố định FEM, mô hình tác động ngẫu nhiên REM, hoặc phương pháp GMM, FGLS… Trong nghiên cứu này, để phù hợp cho bối cảnh thực hiện nghiên cứu, đồng thời có thể tối ƣu dữ liệu phân tích và đạt đƣợc kết quả ƣớc lƣợng chính xác nhất, tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng do đây là mô hình đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu bởi Sharma và Gounder (2011); Hamadi và Awdeh (2012); Hoàng Trung Khánh & Vũ Thị Đan Trà (2015); Nguyễn Thị Mỹ Linh & Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015); Islam và Nishiyama (2016); Hoàng Vũ Chính (2017); Abate và Mesfin (2019); Endri và Marlina (2020); Nguyễn Đình An & Tô Thị Hồng Gấm (2020); Nguyễn Kim Chi & Nguyễn Thị Minh Ngọc (2022), ngoài ra mô hình này cũng có nhiều ƣu điểm so với các mô hình khác nhƣ giải thích đƣợc sự khác biệt của các đơn vị chéo, giúp ta nghiên cứu với số quan sát rộng hơn Ngoài ra, mô hình hồi quy sẽ được ước lượng qua phương pháp FGLS bởi vì phương pháp Feasible Generalized Least Squares (FGLS) có thể giúp tăng cường khả năng chính xác cũng như tin cậy của kết quả phân tích, từ đó cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn và đáng tin cậy hơn, nhất là khi nghiên cứu đối mặt vấn đề tự tương quan (autocorrelation), phương sai thay đổi (heteroskedasticity) trong dữ liệu
3.1.2 Thiết kế mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở đề xuất ở mục trên, mô hình tổng quát để khám phá các yếu tố tác động đến Net Interest Margin (NIM) của các NHTM Việt Nam có thể đƣợc đề xuất với dạng tổng quát:
NIM it = β 0 + β 1 SIZE it + β 2 DEP it + β 3 EQUITY it + β 4 LOAN it + β 5 COST it + β 6 GDP t + β 8 INF t + β 9 INR t + ε it
Trong đó: ε: sai số của mô hình nghiên cứu i: đại diện cho ngân hàng nghiên cứu t: đại diện cho năm nghiên cứu β: hệ số Beta (β 1 9 : đại diện cho hệ số hồi quy của từng biến) β0 : hệ số chặn
NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Nhóm các yếu tố vi mô
SIZE: Quy mô ngân hàng DEP: Tỷ lệ tiền gửi/ tổng tài sản EQUITY: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản LOAN: Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản
COST: Tỷ lệ chi phí hoạt động/ tổng thu nhập
Nhóm các yếu tố vĩ mô
GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế INF: Lạm phát
Giải thích các biến và giả thuyết nghiên cứu
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
NIM là một thước đo quan trọng đối với ngân hàng vì nó thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng Tỷ lệ này càng cao, thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao Đặc biệt, ở Việt Nam khi hoạt động tín dụng chiếm lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng thì NIM có ý nghĩa rất quan trọng NIM của NHTM đƣợc hiểu nhƣ chênh lệch giữa nguồn thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi, tính trên tổng tài sản của ngân hàng Đây là một chỉ số tài chính quan trọng đối với ngành ngân hàng, vì nó phản ánh hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý thu nhập lãi từ các hoạt động cho vay và chi phí lãi từ các nguồn vốn Công thức tính NIM có thể đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒍ã𝒊 – 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒍ã𝒊
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒍ờ𝒊 Thông thường, một tỷ lệ NIM trung bình cao trong ngành ngân hàng là dấu hiệu cho thấy một hệ thống trung gian tài chính không hiệu quả (Endri và Marlina,
2020) Tỷ lệ NIM cao có thể do lãi suất tiền gửi thấp và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền hoặc do lãi suất cho vay cao làm cho nhu cầu tín dụng khó đến tay đối tƣợng có nhu cầu (Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm, 2020) Do đó, để tăng lợi ích của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, NIM của ngân hàng nên đặt dưới sự kiểm soát tại một mức thấp, điều này có nghĩa là nguồn vốn đƣợc luân chuyển trong nền kinh tế ở một mức hợp lý
Quy mô ngân hàng (SIZE)
Là chỉ tiêu quyết định đến khả năng huy động và cho vay của ngân hàng, đồng thời là độ rộng về mạng lưới hoạt động của ngân hàng Theo Sharma và Gounder
(2011) thì quy mô ngân hàng đƣợc xác định bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản
Quy mô ngân hàng = Ln (Tổng tài sản)
Theo lý thuyết kinh tế “too big too fall”, với quy mô tổng tài sản lớn, và nhờ vào hệ thống hạ tầng, công nghệ và cả nguồn nhân lực mà các NHTM lớn có thể kiểm soát tốt hơn các vấn đề rủi ro trong hoạt động, do đó nguồn thu lợi nhuận sẽ cao hơn so với các ngân hàng khác Mặt khác các NHTM này cũng đƣợc nhận tương đối nhiều sự hỗ trợ từ NHNN, qua đó có nhiều động lực hơn để đẩy mạnh phát triển các hoạt động và đầu tƣ, từ đó tỷ lệ TNLCB (NIM) của các ngân hàng này sẽ thường cao hơn Xét theo góc độ khác, nhờ vào nguồn tổng tài sản lớn mà các NHTM lớn thường có nhiều cơ hội để phát triển, cung cấp đa dạng các sản phẩm cấp tín dụng hơn, từ đó tăng trưởng NIM cao hơn (Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm, 2020)
Các kết quả đánh giá thực nghiệm của Nguyễn Kim Chi và Nguyễn Thị Minh Ngọc (2022); Hoàng Vũ Chính (2017) cũng cho thấy nhờ vào những cơ hội xuất phát từ ưu thế về mạng lưới chi nhánh, nguồn lực nhân lực hay tài chính mà các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có tăng trưởng NIM cao hơn Nghiên cứu kỳ vọng tìm thấy quan hệ cùng chiều giữa SIZE và NIM
Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP)
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản là một chỉ số quan trọng trong ngành ngân hàng, vì nó cho biết tỷ lệ phần trăm tổng tài sản NHTM đƣợc tài trợ thông qua tiền gửi của khách hàng Chỉ số này giúp phản ánh nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng và có thể cung cấp thông tin về cấu trúc tài chính cũng nhƣ chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng đó Tỷ lệ này đƣợc tính bằng cách chia tổng số tiền gửi của khách hàng bởi tổng tài sản của ngân hàng Công thức có thể biểu diễn nhƣ sau:
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản = 𝑻𝒊ề𝒏 𝒈ử𝒊 𝒌𝒉á𝒄𝒉 𝒉à𝒏𝒈
Tiền gửi của khách hàng sẽ là cơ sở để các NHTM có thể đáp ứng các hoạt động của mình Lƣợng tiền nhàn rỗi đƣợc huy động càng nhiều sẽ giúp tiềm lực tài chính của ngân hàng đƣợc vững vàng, qua đó mở ra nhiều cơ hội hơn để ngân hàng có thể mở rộng hoạt động nhằm gia tăng nguồn thu thập, nói theo cách khác việc gia tăng tỷ lệ tiền gửi sẽ đóng góp tính cực cho quá trình tăng trưởng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại ngân hàng
Các dẫn chứng cụ thể từ nghiên cứu của Hamadi và Awdeh (2012) cũng cho rằng tỷ lệ tiền gửi càng cao sẽ kéo theo sự gia tăng của thu nhập lãi cận biên và Từ những lí do trên, kỳ vọng tìm thấy tác động cùng chiều của DEP và NIM trong nghiên cứu này
Giả thuyết H2: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là một chỉ số tài chính quan trọng trong ngành ngân hàng, phản ánh tỷ lệ phần trăm của vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của ngân hàng Chỉ số này cung cấp thông tin về cấu trúc vốn của ngân hàng và khả năng của nó trong việc hỗ trợ rủi ro của ngân hàng Tỷ lệ này đƣợc tính bằng cách chia vốn chủ sở hữu của ngân hàng cho tổng tài sản của nó Công thức có thể biểu diễn nhƣ sau:
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒗ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖
Sự biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu sẽ có những ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng NIM của NHTM Một NHTM khi duy trì một tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản càng cao sẽ là một bước đệm đảm bảo an toàn giúp họ có thể ổn định về mặt tài chính bên cạnh đó quản lý các hoạt động một cách hiệu quả hơn, từ đó làm giảm thiểu các rủi ro phát sinh cũng như tăng trưởng thu nhập tốt hơn Quan điểm này có nhiều sự tương đồng với minh chứng thực nghiệm được thực hiện bởi Nguyễn Đình An & Tô Thị Hồng Gấm (2020); Nguyễn Kim Chi & Nguyễn Thị Minh Ngọc (2022); Islam và Nishiyama (2016) khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản càng cao sẽ là cơ sở giúp các NHTM chống đỡ trước các tổn thất, qua đó hoạt động của các NHTM diễn ra một cách hiệu quả hơn từ đó gia tăng tỷ lệ NIM cho NHTM Bởi vậy tác giả kỳ vọng giữa EQUITY và NIM trong nghiên cứu này sẽ có tương quan cùng chiều
Giả thuyết H3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản (LOAN)
Khi tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản tăng, nó thường chỉ ra rằng ngân hàng đang tăng cường hoạt động cho vay, sử dụng một phần lớn tài sản của mình để cấp tín dụng Điều này có thể tăng thu nhập từ lãi, vì hoạt động cho vay thường có lãi suất cao hơn so với các loại tài sản sinh lời khác nhƣ trái phiếu hoặc tài sản tài chính khác Mặc dù vậy, việc tăng tỷ lệ này cũng đồng thời tăng rủi ro tín dụng
Nếu các khoản vay của ngân hàng không đƣợc quản lý hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu cao có thể dẫn đến tổn thất lớn và làm suy giảm tỷ lệ TNLCB (NIM) Để có thể so sánh quy mô cho vay giữa các NHTM khác nhau, tác giả sẽ dựa trên tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản:
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚
Hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động mang lợi nguồn lợi nhuận lớn nhất cho các NHTM Endri và Marlina (2020); Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015) cũng đều chỉ ra rằng dư nợ cho vay là quyết định đến tỷ lệ TNLCB, khi tỷ lệ này càng tăng sẽ cải thiện đƣợc tỷ lệ TNLCB của NHTM qua việc gia tăng thu nhập lãi thuần Cho nên, nghiên cứu này tác giả kỳ vọng về tương quan dương giữa LOAN và NIM
Giả thuyết H4: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (COST)
Là một chỉ tiêu phản ánh mức chi phí phát sinh trong hoạt động của NHTM, hay biểu hiện cho mức chi phí cần bỏ ra để duy trì hoạt động nhằm tạo ra thu nhập:
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒉𝒐ạ𝒕 độ𝒏𝒈
Dữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, để đảm bảo số liệu đủ sự khách quan và tin cậy, cùng một số yêu cầu cần thiết, bên cạnh đó là do những giới hạn trong việc tổng hợp nên phạm vi không gian của nghiên cứu sẽ nhƣ sau:
Thứ nhất, dữ liệu đặc thù của ngân hàng chủ yếu đƣợc tính toán qua các số liệu được trình bày trong báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo thường niên của ngân hàng Các báo cáo này đƣợc tổng hợp qua các trang Website của ngân hàng, hoặc trên trang finance.vietstock.vn, hay cafef.vn Sau khi đã tiến hành loại bỏ các ngân hàng đang sáp nhập, hợp nhất và các ngân hàng không tìm thấy các thông tin cần thiết thì còn lại 27 NHTMCP Việt Nam thỏa điều kiện trong nghiên cứu này (Danh sách NHTMCP Việt Nam trong nghiên cứu đƣợc thể hiện ở Phụ lục 2)
Thứ hai, sử dụng dữ liệu trên hệ thống worldbank.org của Ngân hàng Thế giới (World Bank) để tổng hợp thông tin về lạm phát cũng như tốc tăng trưởng kinh tế, lãi suất thực của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thống kê mô tả
Dữ liệu của từng biến trong mô hình đƣợc tổng hợp với giai đoạn 2010 đến
2022 với các thông số của từng biến được thể hiện qua các phương diện sau:
Bảng 4.1: Kết quả thống kê của từng biến
Kết quả thống kê đƣợc biểu hiện trong Bảng 4.1 cho thấy cái nhìn tổng quan của số liệu 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2022, bao gồm 364 quan sát
Tỷ lệ TNLCB (NIM) trung bình của các NHTM Việt Nam là 0,0321, với độ lệch chuẩn 0,0136 Điều này phản ánh mức thu nhập lãi không quá cao và sự biến động lớn giữa các NHTM, từ mức thấp nhất (0,0089) (TPB, 2011) đến cao nhất 0,0943 (VPB, 2019) Sự chênh lệch lớn này cho thấy một môi trường kinh doanh đầy thách thức và sự khác biệt trong chiến lƣợc hoạt động kinh doanh giữa các NHTM Việt Nam
Quy mô (SIZE) bình quân của các NHTMCP đạt 18,6533 cùng mức lệch chuẩn 1,1767 điều đó cho thấy sự chênh lệch rõ ràng về kích thước và sức mạnh tài chính giữa các NHTM, từ 15,9227 (BVB, 2010) đến 21,4750 (BID, 2022) Sự đa dạng này không chỉ phản ánh sự khác biệt trong việc quản lý và chiến lƣợc mà còn tác động đến khả năng cạnh tranh trong ngành
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP) bình quân 0,6452 với độ lệch chuẩn 0,1239 chứng minh sự biến đổi trong khả năng và chiến lƣợc huy động vốn của các NHTM, từ 0,2508 (TPB, 2011) đến 0,8937 (STB, 2015) Điều này phản ánh sự khác biệt trong uy tín và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ giữa các NHTM
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY) trung bình là 0,0920 với độ lệch chuẩn 0,0396 Sự chênh lệch từ 0,0262 (SCB, 2020) đến 0,2554 (KLB, 2010) cho thấy sự khác biệt lớn liên quan đến cấu trúc vốn cũng nhƣ sức mạnh tài chính giữa các NHTM
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN) bình quân 0,5691 với độ lệch chuẩn 0,1245 điều này chỉ ra rằng sự biến đổi trong chính sách và hoạt động tín dụng của các ngân hàng, từ 0,1473 (TPB, 2011) đến 0,8006 (BID, 2020) Sự biến động này phản ánh sự khác biệt trong chiến lƣợc tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
Chi phí hoạt động (COST) trung bình 0,7583 cùng mức lệch chuẩn 4,6144 phản ánh sự biến đổi lớn về cấu trúc chi phí đồng thời là hiệu quả quản lý giữa các NHTM, từ 0,0679 (LPB, 2014) đến 86,3024 (TPB, 2011)
Các chỉ số kinh tế vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 0,0607 với độ lệch chuẩn 0,0161 cho ta thấy mức độ ổn định nhất định của nền kinh tế Lạm phát (INF) trung bình 0,0522 với độ lệch chuẩn 0,0456 phản ánh sự biến động của mức giá và tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh và quyết định đầu tƣ Lãi suất thực (INR) bình quân 0,0268 với mức độ lệch chuẩn 0,0677 cho ta thấy sự biến thiên của lãi suất thực ảnh hưởng lên hoạt động tín dụng của NHTM
Những thông số này đã góp phần cung cấp một cái nhìn sâu sắc về sự biến động và sự khác biệt giữa các ngân hàng, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu
Ma trận tương quan được lập ra nhằm mục đích kiểm tra sự tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình Đồng thời qua đó xem xét khả năng phát sinh đa cộng tuyến trong mô hình
Bảng 4.2: Ma trận tương quan
Bảng 4.2 cho ta thấy giá trị tuyệt đối với hệ số tương quan giữa các cặp biến đều ở mức cho phép nhỏ hơn 0,8; trong đó hệ số giữa EQUITY và SIZE là cao nhất (0,5814) Vậy theo chuẩn đánh giá của Farrar và Glauber (1967) có thể hiện tƣợng đa công tuyến trong mô hình này là không quá nghiêm trọng
Tuy vậy để đảm bảo xem xét kỹ hơn về khả năng tồn tại của đa cộng tuyến của mô hình, ta sẽ thực hiện so sánh kết quả hệ số phóng đại VIF với quy chuẩn của Gujarati (2004)
Bảng 4.3: Kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF)
Bảng 4.3 cho thấy VIF của các biến có biến động từ thấp nhất 1,02 đến cao nhất 2,02 tuy nhiên hệ số VIF của các biến vẫn thỏa yêu cầu khi không vƣợt quá phạm vi 10 (Gujarati, 2004) vậy nên có thể kết luận rằng đa cộng tuyến trong mô hình đƣợc đánh giá là không quá nghiêm trọng
4.2.2.1 Kết quả kiểm định hệ số hồi quy Để có thể đánh giá đƣợc sự tác động của từng yếu tố đối với thu nhập lãi cận biên, ta sẽ lần lượt áp dụng hồi quy bằng ba phương pháp cơ bản gồm Pooled OLS, và FEM đồng thời là REM
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy
Kết quả của Bảng 4.4 cho thấy các kết quả đạt được của ba phương pháp ước lượng là tương đồng nhau Cụ thể trong cả ba phương pháp đều nhận thấy SIZE, EQUITY, LOAN và INF có tác động cùng chiều đến NIM, ngƣợc lại DEP và COST có tác động ngƣợc chiều NIM của các NHTM Việt Nam
Ngoài ra kết quả đồng thời cho thấy trong cả ba phương pháp OLS, FEM và REM thì các biến độc lập có thể giải thích được phần trăm tương đối lớn sự thay đổi của biến phụ thuộc, cụ thể lần lƣợt là 41,99%; 50,28%; 50,26%
4.2.2.2 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp
Nghiên cứu thực hiện đánh giá khả năng phù hợp của lần lượt ba phương pháp ƣớc lƣợng Pooled OLS, và FEM cũng nhƣ REM cụ thể:
Bảng 4.5: Tóm tắt kết quả lựa chọn mô hình hồi quy
Qua bảng 4.5 ta thấy các kết quả đạt đƣợc sau khi kiểm định lựa chọn mô hình tối ƣu nhất trong nghiên cứu này, cụ thể:
Thứ nhất, kiểm định F-test thu đƣợc giá trị Prob>F bằng 0,0000 Kết quả này vẫn chƣa vƣợt quá mức ý nghĩa 5% do đó giả thuyết H0 (mô hình Pooled OLS phù hợp) bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1 mô hình ước lượng bằng phương pháp FEM phù hợp sử dụng hơn
Thứ hai, kiểm định Breusch Pagan Lagrangian đạt P-value 0,0000 Kết quả trên là thấp hơn mức 5% cho nên bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1 tương ứng mô hình được ước lượng bởi REM là phù hợp để sử dụng hơn OLS
Thứ ba, kiểm định Hausman chỉ ra rằng Prob> chi2 là 0,9118 Do nếu so sánh với mức ý nghĩa 5% thì P-value của kiểm định này cao hơn nên chấp nhận giả thuyết H0 đồng nghĩa mô hình REM phù hợp để áp dụng hơn
Kết luận: Qua xem xét lần lượt ba kiểm định trên có thể thấy phương pháp ước lượng REM là lựa chọn tốt nhất để thực hiện các bước phân tích hồi quy
4.2.3 Đánh giá và khắc phục các khiếm khuyết
Mặc dù vấn đề đa cộng tuyến là không nghiệm trọng, nhƣng để chắc chắn rằng kết quả ƣớc lƣợng không bị sai lệch và giảm độ tin cậy thì trong nghiên cứu này, tác giả sẽ lần lượt đánh giá các khiếm khuyết về phương sai sai số thay đổi và tự tương quan
Bảng 4.6: Hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Vì phương pháp ước lượng REM được lựa chọn để hồi quy nên để xem xét hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nghiên cứu này sẽ dựa trên kết quả đạt được bằng kiểm định với Breusch Pagan Lagrangian
Giá trị P-value từ kiểm định của Breusch-Pagan Lagrangian bằng 0,000 dưới mức 0,05 (5%) có nghĩa là có sự bất thường về phương sai sai số trong mô hình
Trong trường hợp này, việc P-value < 0,05 đề cập đến việc từ chối giả thuyết H0
(H 0 : không có sai phạm về phương sai sai số thay đổi), nghĩa là có sự xuất hiện của sai phạm về phương sai sai số thay đổi (heteroscedasticity)
Bảng 4.7: Hiện tượng tự tương quan Để xem xét tự tương quan, nghiên cứu này sẽ dựa trên các thông số đạt được từ kiểm định Wooldridge Qua bảng 4.7 cho thấy P-value bằng 0,0000; kết quả này là thấp hơn mức ý nghĩa 5% bởi vậy có thể khẳng định mô hình này có chịu ảnh hưởng bởi vấn đề tự tương quan
Các đánh giá về vấn đề sai phạm khiếm khuyết từ kiểm định Breusch Pagan Lagrangian và Wooldridge đã chứng minh rằng mô hình này có xuất hiện các vấn đề liên quan đến tự tương quan và phương sai sai số thay đổi Do đó để giải quyết các sai phạm trên, tác giả sẽ áp dụng hồi quy với phương pháp FGLS do đây là phương pháp có thể khắc phục các vi phạm trên và cho kết quả ƣớc lƣợng có độ tin cậy cao
Bảng 4.8: Kết quả phương pháp FGLS
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu là một bước quan trọng trong quá trình phân tích các dữ liệu và đánh giá kết quả đạt đƣợc của nghiên cứu Dựa vào kết quả thu đƣợc, kết luận cuối cùng về các giả thuyết nhƣ sau:
Bảng 4.9: Kiểm định các giả thuyết Giả thuyết Kiểm định giả thuyết
SIZE Quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Chấp nhận giả thuyết
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
(EQUITY) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản
(LOAN) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (COST) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
INF Lạm phát (INF) có tác động ngƣợc chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Bác bỏ giả thuyết
INR Lãi suất thực (INR) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Chấp nhận giả thuyết
Nguồn: Tác giả tổng hợp