1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tái cấu trúc ngân hàng thương mại việt nam theo các chuẩn mực basel ii nghiên cứu điển hình tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

57 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN KHƯƠNG TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN KHƯƠNG

TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN KHƯƠNG

TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 3

MỘT SỐ THÔNG TIN

1 Tác giả Luận án: Nguyễn Khương

Email: nguyenkhuong_qtkd1@yahoo.com.vn

2 Người hướng dẫn khoa học:

- Tiến sĩ: Lê Trung Thành

- Phó giáo sư, tiến sĩ: Nguyễn Ngọc Thắng

3 Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia

- Chủ tịch: PGS.TS Trần Anh Tài

- Phản biện 1: TS Hoàng Việt Trung

- Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trọng Thản

- Phản biện 3: PGS.TS Trương Quốc Cường

- Ủy viên, thư ký: TS Trương Minh Đức

- Ủy viên: PGS.TS Hoàng Văn Hải

- Ủy viên: TS Phan Hữu Nghị

4 Luận án bảo vệ thành công trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội vào 15h00 ngày 03/3/2017 tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

5 Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin – Thư viện – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại

Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II – Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” là công trình nghiên

cứu độc lập của riêng tôi; các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, không sao chép và nguồn trích dẫn được ghi chú đầy đủ, rõ ràng

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Khương

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Quản trị Kinh doanh, PGS.TS Hoàng Văn Hải, hai giảng viên hướng dẫn (TS Lê Trung Thành, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng) và toàn thể các thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án

Xin trân trọng cảm ơn các cô, chú, anh, chị, em công tác tại các ngân hàng đã tham gia khảo sát, phỏng vấn, cho ý kiến giúp tôi hoàn thành việc

nghiên cứu đề tài “Tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại Việt Nam theo các

chuẩn mực Basel II – Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam”

Xin trân trọng cảm ơn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban lãnh đạo Cục Quản trị, Ban quản lý dự án 13 Đê La Thành, các bạn bè, đồng nghiệp, những người luôn quan tâm, động viên, khích lệ cho tôi thêm động lực phấn đấu hoàn thành tốt chương trình đào tạo Tiến sĩ

Cuối cùng, xin gửi lòng tri ân sâu sắc tới Cha, mẹ, anh, chị, em và những người thân yêu trong đại gia đình đã luôn kề cận, động viên, giúp đỡ tôi về cả vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là thời gian làm luận án

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Khương

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU V Ề TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc ngân hàng 8

1.1.1 Tái cấu trúc sở hữu 8

1.1.2 Tái cấu trúc chiến lược 10

1.1.3 Tái cấu trúc hệ thống quản trị 11

1.1.4 Tái cấu trúc hoạt động 13

1.1.5 Tái cấu trúc tài chính 14

1.1.6 Tổng hợp các quan điểm tái cấu trúc ngân hàng 16

1.2 Tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc ngân hàng theo các chuẩn mực Basel II 16

1.3 Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM 21

1.4 Khoảng trống nghiên cứu 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II 29

2.1 Cơ sở lý luận về tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II 29

2.1.1 Một số lý thuyết về tái cấu trúc doanh nghiệp 29

2.1.2 Mô ̣t số đặc trưng của ngân hàng thương mại 37

2.1.3 Mô ̣t số nô ̣i dung chính của Hiệp ước Basel II 41

2.1.4 Khái niệm về tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II 46

2.2 Kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc ngân hàng theo chuẩn mực Basel II và một số bài học 51

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 65

Trang 7

3.1 Thiết kế nghiên cứu 65

3.1.1 Mục tiêu nghiên cứu 65

3.1.2 Thiết kế quy trình nghiên cứu 65

3.1.3 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu 68

3.1.4 Thiết kế Bảng hỏi khảo sát 78

3.1.5 Thiết kế mẫu và quy mô nghiên cứu 86

3.1.6 Kỹ thuật phân tích kết quả nghiên cứu định lượng 87

3.2 Phương pháp và các bước nghiên cứu 87

3.2.1 Nghiên cứu đi ̣nh tính 88

3.2.2 Nghiên cứu đi ̣nh lượng sơ bô ̣ 89

3.2.3 Nghiên cứu đi ̣nh lượng chính thức 92

3.2.4 Phân tích thống kê mô tả kết quả nghiên cứu 93

3.2.5 Phỏng vấn chuyên gia khẳng định lại kết quả nghiên cứu 93

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 95

4.1 Bối cảnh NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011~2015 95

4.1.1 Cơ cấu, số lượng ngân hàng giai đoạn 2011~2015 95

4.1.2 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn và một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng giai đoạn 2011~2015 97

4.1.3 Tái cấu trúc NHTM Việt Nam giai đoạn 2011~2015 100

4.1.4 Phân tích các tiền đề và điều kiện triển khai thực hiện Basel II tại NHTM Việt Nam 104

4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu Tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II 115

4.2.1 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức về Tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II 115

4.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức về các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM 136

4.3 Tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II 149

Trang 8

4.3.1 Phân tích các tiền đề để tái cấu trúc Ngân hàng Vietinbank theo các

chuẩn mực Basel II 149

4.3.2 Hoạch định chiến lược tái cấu trúc Ngân hàng Vietinbank theo chuẩn mực Basel II giai đoạn 2016~2020 159

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II 171

5.1 Kết quả nghiên cứu của Luâ ̣n án 171

5.2 Mô ̣t số khuyến nghi ̣ nhằm tái cấu trúc NHTM Viê ̣t Nam theo các chuẩn mực Basel II 174

5.2.1 Hàm ý khuyến nghị với các NHTM 174

5.2.2 Hàm ý khuyến nghị với Cơ quan quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại 180

KẾT LUẬN 184

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 186

TÀI LIỆU THAM KHẢO 187

CÁC PHỤ LỤC 199

Trang 9

i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1 ALCO Quản lý tài sản nợ - tài sản có

2 AMA Phương pháp nâng cao xác định rủi ro hoạt động

3 A-IRB Phương pháp nội bộ nâng cao xác định rủi ro tín

dụng

4 AMC Công ty quản lý tài sản

6 BCP – Basel Core

Principle Nguyên tắc cốt lõi Basel

7 BIA Phương pháp cơ bản xác định rủi ro hoạt động

8 CAMELS Hệ thống phân tích đánh giá tình hình hoạt động và

rủi ro của ngân hàng

10 CIC Trung tâm thông tin tín dụng NHNN

Ủy ban tái cơ cấu nợ

12 CRO Giám đốc quản lý rủi ro

13 Danaharta Ban mua bán nợ xấu

14 Danamodal Ban tái cấp vốn

15 DTCS Hệ thống phân phối, truyền thông

19 FDIC Công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ

20 FED Cục dự trữ liên bang Mỹ

21 F-IRB Phương pháp nội bộ cơ bản xác định rủi ro tín dụng

22 FIDF Quỹ phát triển các tổ chức tài chính

Trang 10

ii

23 FRA Cơ quan tái cơ cấu khu vực tài chính

24 FSAP Chương trình đánh giá khu vực tài chính

25 FSS Cơ quan giám sát tài chính

26 FSC Ủy ban giám sát tài chính

27 HĐQT Hội đồng quản trị

28 IBRA Đơn vị quản lý tài sản Indonesia

29 IFRS Báo cáo tài chính

30 INDRA Cơ quan tái cơ cấu nợ Indonesia

31

IMF International

-Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

32 IDIC Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Indonesia

33 KAMCO Tổng công ty quản lý tài sản Hàn Quốc

34 KDIC Quỹ bảo hiểm tiền gửi

35

LEQ - Loan

Equivalent

Exposure

Tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng

sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ

41 NHTMVN Ngân hàng Thương mại Việt Nam

42 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

43 PD - Probability

of Default Xác xuất khách hàng không trả được nợ

44 PROER Chương trình ưu đãi tái cơ cấu tài chính quốc gia

45 PROES Chương trình cơ cấu lại hệ thống tài chính nhà

nước

47 Quyết định 254 Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012

48 ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

49 ROE Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Trang 11

iii

50 RWA Phương pháp chuẩn xác định rủi ro tín dụng

51 SBIF Cơ quan giám sát các ngân hàng Chile

52 SSER Doanh nghiệp nhạy cảm xã hội

53 TARP Chương trình cứu trợ tài sản có vấn đề

54 TSA Phương pháp chuẩn xác định rủi ro hoạt động

60 VAMC Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng

61 Vietinbank Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam

62 WACC Chi phí vốn bình quân gia quyền

63 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 12

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 3.1 Thang đo khảo sát tái cấu trúc NHTM theo chuẩn

2 Bảng 3.2 Thang đo khảo sát các nhân tố chính ảnh hưởng

đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM 83

3 Bảng 3.3

Đánh giá đô ̣ tin câ ̣y thang đo qua Cronbach’s Anpha và EFA cho mô hình nghiên cứu tái cấu trúc NHTM theo Basel II (nghiên cứu sơ bô ̣)

90

4 Bảng 3.4

Đánh giá đô ̣ tin câ ̣y thang đo qua Cronbach’s Anpha và EFA cho mô hình nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiê ̣n Basel

II ta ̣i NHTM (nghiên cứu sơ bô ̣)

91

5 Bảng 4.1 Đặc điểm đối tượng khảo sát tái cấu trúc NH TM

6 Bảng 4.2 Đánh giá đô ̣ tin câ ̣y thang đo tái cấu trúc NHTM

7 Bảng 4.3

Ma trâ ̣n hê ̣ số tương quan giữa các biến phu ̣ thuô ̣c và đô ̣c lâ ̣p trong mô hình nghiên cứu tái cấu trúc NHTM theo Basel II

120

8 Bảng 4.4 Model Summaryb mô hình (1) 121

11 Bảng 4.7 Model Summaryb mô hình (2) 123

14 Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả kiểm đi ̣nh giả thuyết nghiên

cứu tái cấu trúc NHTM theo chuẩn Basel II 126

15 Bảng 4.11

Đặc điểm đối tượng khảo sát các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM

137

16 Bảng 4.12

Đánh giá đô ̣ tin câ ̣y thang đo các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM

139

Trang 13

v

17 Bảng 4.13

Ma trâ ̣n hê ̣ số tương quan giữa các biến trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiê ̣n Basel II ta ̣i NHTM

140

18 Bảng 4.14 Model Summary

b

mô hình nghiên c ứu các nhân

tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II 142

146

22 Bảng 4.18 Chỉ số tài chính cơ bản của Ngân hàng

23 Bảng 4.19

Định dạng cấu trúc Ngân hàng Vietinbank theo Basel II ở hiện tại và tương lai (2020) sau khi hoàn thành tái cấu trúc

160

24 Bảng 4.20 Ma trâ ̣n SWOT áp du ̣ng cho Ngân hàng

Trang 14

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

1 Hình 1.1 Mô hình tổng quan về tái cấu trúc NHTM 16

2 Hình 2.1 Mối quan hê ̣ giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược 30

3 Hình 2.2 Ảnh hưởng của quy trình hợp lý tới thái độ , hành

4 Hình 2.3 Hạng mục kinh doanh trong ngành công nghiệp

5 Hình 2.4 Mô hình cấu trúc khung Hiệp ước Basel II 41

6 Hình 2.5 Phương pháp xác đi ̣nh vốn theo các loa ̣i rủi ro

9 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu và dự kiến kết quả 67

10 Hình 3.3 Mô hình tái cấu trúc NHTM theo chuẩn Basel II

11 Hình 3.4

Mô hình nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM trước kiểm đi ̣nh

72

12 Hình 4.1 Mô hình tái cấu trúc NHTM theo chuẩn Basel II

13 Hình 4.2 Mô hình các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả

năng thực hiê ̣n Basel II ta ̣i NHTM sau kiểm đi ̣nh 145

14 Hình 4.3

Mô hình tro ̣ng tâm , tam giác quan hê ̣ chiến lược ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM

148

15 Hình 4.4 Mô hình cơ cấu quản lý chi tiết của Vietinbank 151

16 Hình 4.5 Kế hoa ̣ch tái cấu trúc Ngân hàng Vietinbank theo

17 Hình 5.1 Mô hình kiểm tra, giám sát NHTM theo 3 tuyến

Trang 15

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

1 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu đối tượng tham gia khảo sát sơ bô ̣ 90

2 Biểu đồ 4.1 Cơ cấu ngân hàng Việt Nam giai đoạn

8 Biểu đồ 4.7 Cơ cấu phiếu khảo sát tái cấu trúc NHTM

9 Biểu đồ 4.8 Cơ cấu đối tượng khảo sát tái cấu trúc

10 Biểu đồ 4.9 Lý do tái cấu trúc NHTM theo Basel II 117

11 Biểu đồ 4.10 Histogram và Scatterplot cho mô hình (1) 122

12 Biểu đồ 4.11 Histogram và Scatterplot cho mô hình (2) 124

13 Biểu đồ 4.12 Kết quả khảo sát về tái cấu trúc sở hữu

18 Biểu đồ 4.17 Cơ cấu phiếu khảo sát nghiên cứu các

nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năn g 137

Trang 16

137

20 Biểu đồ 4.19

Histogram và Scatterplot cho mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM

143

21 Biểu đồ 5.1

Cấu trúc NHTM theo Basel II và thực trạng cấu trúc NHTM Việt Nam theo Basel II

172

Trang 17

[141] Trong giai đoạn này, việc sử dụng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm

phát chưa hiệu quả là một phần nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng cao ở mức kỷ lục (lạm phát 19,89 % năm 2008; luôn ở hai con số trong giai đoạn 2010~2011) Bên cạnh đó, dưới áp lực phải tăng trưởng trong điều kiện cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý của NHTM yếu kém dẫn đến hệ lụy

là hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm sút, có nhiều khoản vay chứa đựng rủi ro lớn làm nợ xấu gia tăng đến mức kỷ lục trên toàn hệ thống (tỷ lệ

nợ xấu 7,8% trong năm 2012; 5,66% năm 2013; 4,83% năm 2014 và giảm

còn 3,72% năm 2015) [143] Do vậy, giai đoạn này tái cấu trúc ngân hàng

được diễn ra mạnh mẽ dưới sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của NHNN và kết quả là một số ngân hàng yếu kém phải sáp nhập vào các ngân hàng mạnh, một

số ngân hàng mất vốn không đủ khả năng hoạt động bị NHNN mua lại với giá trị 0 VNĐ như Ngân hàng Xây dựng Việt Nam…; đồng thời để giải quyết nợ xấu, Chính phủ phải thành lập Công ty Quản lý tài sản VAMC (2013) để xử

lý, khôi phục lại sự ổn định của hệ thống ngân hàng

Về phía các NHTM, nhằm mục tiêu hoạt động an toàn, bền vững,

có nhiều ngân hàng đã và đang từng bước tiếp cận áp dụng chuẩn mực

Trang 18

2

Basel II1 trong lĩnh vực quản trị rủi ro ngân hàng Đây chính là một trong những công cụ hữu ích mà khi áp dụng nó các ngân hàng có thể tích lũy một lượng vốn dự trữ nhằm bù trừ vào tổn thất, rủi ro ngân hàng mang lại Tuy nhiên trên thực tế việc triển khai thực hiện Basel II tại các ngân hàng còn chậm, gặp nhiều khó khăn thách thức do tính phức tạp và yêu cầu cao về lượng vốn đầu tư triển khai thực hiện Cụ thể: Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu đề tài cấp ngành ngân hàng, chỉ có khoảng 17% ngân hàng đang nghiên cứu áp dụng các công cụ quản lý rủi ro hiện đại, xác định các thông số rủi ro theo Basel II như xác xuất vỡ nợ của khách hàng vay vốn PD , EAD, LGD; 10% ngân hàng áp du ̣ng mô hình Back Testing , Stress Testing; về hê ̣ thống xếp ha ̣ng tín du ̣ng , hầu h ết các ngân hàng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa đồng bộ trong triển khai thực hiê ̣n như thiếu cơ sở dữ liê ̣u , chức năng phần mềm còn ha ̣n chế, khả năng dự báo rủi ro của hê ̣ thống chưa cao, quy trình kiểm tra và giám sát, hê ̣ thống xếp ha ̣ng chưa có tính chuẩn mực Về mô hình đi ̣nh lượng rủi ro tín dụng , có 26% NHTM áp du ̣ng phương pháp /mô hình chuẩn hóa (SA), 59% đang nghiên cứu áp du ̣ng IRB cơ bản, mô ̣t số ít đang nghiên cứu áp du ̣ng

IRB nâng cao hoă ̣c kết hợp cả mô hình chuẩn hóa và mô hình nô ̣i bô ̣ [41]

Với những phân tích nêu trên cho thấy rằng, để đạt được cấu trúc NHTM theo Basel II đòi hỏi các NHTM phải có một chiến lược, giải pháp tái cấu trúc cho phù hợp với các chuẩn mực của Basel II Chính vì vậy đề tài luận

án nghiên cứu về “Tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực Basel

II - Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” do Nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện là cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nghiên cứu tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế Basel II nhằm tìm ra các mối tương quan, mối quan hệ giữa các hình thức tái

ro hoạt động, rủi ro thị trường); ban hành các quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng; minh bạch hóa thông tin theo quy tắc thị trường

Trang 19

3

cấu trúc NHTM theo Basel II, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất khuyến nghị để NHTM Việt Nam có cấu trúc phù hợp với quy định của chuẩn mực Basel II

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Thứ nhất, nghiên cứu tổng hợp ra một cấu trúc khung chính từ nội dung

Hiệp ước Basel II để khi áp dụng các cấu trúc này, NHTM có thể đạt được các yêu cầu theo quy định của Hiệp ước Basel II

Thứ hai, nghiên cứu xác định mức độ ảnh hưởng của các hình thức tái

cấu trúc NHTM theo chuẩn Basel II để các NHTM có cấu trúc đa ̣t chuẩn Basel II

Thứ ba, nghiên cứu xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của một số

nhân tố chính đến khả năng thực hiện Hiệp ước Basel II tại NHTM Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu vấn đề tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế Basel II và các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Phạm vi nghiên cứu của luận án được thực hiện tại các NHTM Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và đại diện một số loại hình các ngân hàng khác (trên 30 ngân hàng) Bên ca ̣nh đó , NCS tâ ̣p trung phân tích tình huống tái cấu trúc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

(Ngân hàng Vietinbank ) để củng cố thêm vào các luận điểm nghi ên cứu của

đề tài Luận án Việc lựa chọn Ngân hàng Vietinbank để phân tích tình huống

là do: (i) Vietinbank là một trong những NHTM cổ phần nhà nước có quy mô lớn, được NHNN Việt Nam chỉ định chọn làm một trong 10 ngân hàng tiên phong trong việc triển khai thực hiện Basel II ở mức độ cao; (ii) có cấu trúc điển hình, phức tạp, tiệm cận với các quy định của Basel II; (iii) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện tái cấu trúc, triển khai thực hiện Basel II trong giai đoạn 2011~2015 vừa qua

Trang 20

4

Do khủng hoảng kinh tế, tài chính ngân hàng từ những năm 2008 đến nay có tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, các NHTM; đồng thời để phù hợp với lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam theo đề

án được duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, NCS xác định thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng

từ năm 2011 đến 2015, đề xuất các hàm ý, khuyến nghị về tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II đến năm 2020

4 Các câu hỏi nghiên cứu của luận án

Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của các hình thức tái cấu trúc NHTM theo

chuẩn Basel II (tái cấu trúc sở hữu, tái cấu trúc chiến lược, tái cấu trúc quản trị, tái cấu trúc hoạt động, tái cấu trúc tài chính NHTM theo Basel II) đến cấu trúc NHTM theo Basel II?

Thứ hai, những nhân tố chính nào ảnh hưởng đến khả năng thực hiện

Basel II tại các NHTM?

Thứ ba, phân tích tình huống tái cấu trúc thế nào để Ngân hàng

Vietinbank đáp ứng được các yêu cầu của Basel II

5 Các kết quả nghiên cứu có tính mới của luận án

Thứ nhất, nghiên cứu tổng kết, phân tích làm rõ các vấn đề lý thuyết, lý

luận về: (i) Tái cấu trúc NHTM theo chuẩn mực Basel II; (ii) các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM; (iii) tổng hợp, rút ra bài học kinh nghiệm tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II của một số nước trên thế giới

Thứ hai, nghiên cứu tổng hợp, kiểm định được một cấu trúc NHTM

phù hợp với chuẩn mực Basel II với độ tin cậy cao, có thể vận dụng được vào thực tiễn như sau:

Cấu trúc chức năng NHTM theo Basel II: CT1~CT5 lần lượt tương

ứng là “Định nghĩa vốn và các quy định giới hạn về tỷ lệ vốn theo Basel II”,

“Công thức tính Car theo Basel II”, “Phương pháp xác định rủi ro tín dụng theo Basel II”, “Phương pháp xác định rủi ro hoạt động theo Basel II”,

“Phương pháp xác định rủi ro thị trường theo Basel II”

Trang 21

5

Cấu trúc quản trị NHTM theo Basel II: CT7~CT11 lần lượt tương

ứng là “Mô hình quản trị rủi ro theo Basel II”, “Hệ thống xếp hạng tín dụng theo Basel II”, “Mô hình kiểm tra giám sát theo Basel II”, “Hệ thống công bố thông tin minh bạch theo Basel II”, “Hệ thống quản lý, lưu trữ dữ liệu lịch sử

theo Basel II”

Các cấu phần thuộc cấu trúc này là các cấu phần chính có tính phổ quát theo phạm vi nghiên cứu của luận án Các cấu phần chi tiết khác trong chuẩn mực Basel II sẽ được nghiên cứu bổ sung trong các nghiên cứu tiếp theo

Thứ ba, Dựa vào nghiên cứu lý luận, thực tiễn về tái cấu trúc NHTM và

cấu trúc NHTM theo Basel II nêu trên, NCS đưa ra được khái niệm cơ bản mới về Tái cấu trúc NHTM theo Basel II (chi tiết tại mục 2.1.4.2, Chương 2)

Thứ tư, nghiên cứu xác định được “Mô hình tái cấu trúc NHTM theo

các chuẩn mực Basel II”; chỉ ra vai trò, tác động của các hình thức tái cấu trúc NHTM theo Basel II (tái cấu trúc sở hữu, tái cấu trúc chiến lược, tái cấu trúc quản trị, tái cấu trúc hoạt động, tái cấu trúc tài chính NHTM theo Basel II) để NHTM đạt được yêu cầu của chuẩn mực Basel II Cụ thể là trong giai đoạn thực hiện tái cấu trúc, tái cấu trúc sở hữu và tái cấu trúc hoạt động NHTM theo Basel II có tác động thuận chiều đến cấu trúc NHTM theo Basel II; tái cấu trúc chiến lược và tái cấu trúc tài chính NHTM theo Basel II là cần thiết

và có tác động ngược chiều đến cấu trúc NHTM theo Basel II (tổn thất và chi phí cơ hội để đạt được Basel II); tái cấu trúc quản trị NHTM theo Basel II mặc dù ít có ý nghĩa thống kê để giải thích cho biến phụ thuộc nhưng được kết quả thống kê mô tả, phỏng vấn sâu… khẳng định rõ có tác động tích cực, được áp dụng trong thực tiễn tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo Basel II Điều đó cho thấy độ tin cậy và vai trò quan trọng của mô hình trong việc thực hiện tái cấu trúc NHTM theo Basel II

Thứ năm, nghiên cứu xác định được “Mô hình các nhân tố chính ảnh

hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM Việt Nam” Trên cơ sở đó đưa ra được “Mô hình trọng tâm, tam giác quan hệ chiến lược ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM” Theo mô hình này, có 3 chủ thể (nhân tố) tương tác quan hệ lẫn nhau trong quá trình thực hiện Basel II tại

Trang 22

6

NHTM là “Bản thân NHTM”, “Thanh tra giám sát ngân hàng” và “Ủy ban Basel II”; trong đó NHTM đóng vai trò thực hiện hiệp ước, Thanh tra giám sát ngân hàng giữ vai trò kiểm tra, giám sát NHTM thực hiện hiệp ước, Ủy ban Basel II giữ vai trò đánh giá, xếp hạng đạt chuẩn và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện hiệp ước Riêng nhân tố “Nội dung Basel II” được đặt tại trọng tâm tam giác của mô hình cho thấy vai trò quan trọng của việc nắm rõ nội dung Hiệp ước Basel II trong quá trình thực hiện (cả 3 chủ thể tham gia đều phải nắm rõ nội dung hiệp ước) Kết quả kiểm định mô hình đạt được độ tin cậy, có thể vận dụng vào thực tiễn hoạch định chiến lược thực hiện tái cấu trúc NHTM theo Basel II và đưa ra các giải pháp thực hiện

Thứ sáu, xác định được cấu trúc Ngân hàng Vietinbank phù hợp với

quy định của Basel II, hoạch định được chiến lược tái cấu trúc Ngân hàng Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018 và xa hơn đến 2020

Thứ bảy, đề xuất được hàm ý khuyến nghị về tái cấu trúc NHTM theo

Basel II tại NHTM Việt Nam

6 Hạn chế của Luận án

Tái cấu trúc NHTM theo chuẩn mực Basel II là đề tài nghiên cứu rất rộng, rất phức tạp nên việc thực hiện nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, hạn chế:

Thứ nhất, tái cấu trúc NHTM và việc triển khai thực hiện Basel II tại

NHTM là hai chủ đề nghiên cứu khác biệt; hầu hết các nghiên cứu trước là nghiên cứu định tính Do vậy việc kết nối hai chủ đề nghiên cứu này gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra những luận điểm chung, khó lượng hóa được các nhận định về chủ đề nghiên cứu Đây cũng chính là khoảng trống NCS lựa chọn làm đề tài nghiên cứu

Thứ hai, nghiên cứu đề tài đặt trọng tâm vào nghiên cứu định lượng

Tuy nhiên do hệ thống NHTM rất lớn, bao gồm nhiều nhóm ngân hàng khác nhau nên việc khảo sát quy mô lớn nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu trên hệ thống NHTM gặp khó khăn; bên cạnh đó, do sự hạn chế về các nguồn lực để NCS triển khai nên viê ̣c điều tra khảo sát mới được thực hiê ̣n trên quy mô

rô ̣ng với mẫu cỡ vừa đủ dẫn đến viê ̣c mô ̣t số nhâ ̣n đi ̣nh chưa bao quát được hết cho tất cả các loại hình ngân hàng

Trang 23

7

Thứ ba, Basel II là Hiệp ước về an toàn vốn liên quan đến rất nhiều yếu

tố kỹ thuật khó, phức tạp trong lĩnh vực quản trị rủi ro nên đòi hỏi người tham gia khảo sát phải có am hiểu khá rõ về chủ đền nghiên cứu Qua khảo sát cho thấy hầu hết các NHTM có số lượng cán bộ làm việc liên quan đến nội dung Basel II còn ít, chỉ một số các ngân hàng lớn mới có Ban QLDA Basel II, còn lại các ngân hàng nhỏ chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm hoặc chưa triển khai áp dụng Do Vậy việc lấy ý kiến khảo sát chủ yếu về các chủ để chính phổ quát

để đánh giá trên giác độ tổng thể; các vấn đề chi tiết sâu còn bị hạn chế

Do vậy, để có thể kiểm chứng sự đúng đắn về lý thuyết , thực tiễn các vấn đề về tái cấu trúc NHTM theo chuẩn Basel II , các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM ở mức độ cao hơn thì các nghiên cứu này vẫn cần được thực hiê ̣n trên quy mô rộng và lớn hơn Do vậy đây vẫn là chủ đề mở đem lại cơ hội cho nhiều nghiên cứu tiếp sau

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích tái cấu trúc Ngân hàng thương mại Việt Nam theo

các chuẩn mực Basel II – Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Chương 5: Kết quả nghiên cứu của luâ ̣n án và m ột số khuyến nghị về

tái cấu trúc NHTM Viê ̣t Nam theo các chuẩn mực Basel II

Kết luận

Danh mục các bài báo khoa học đã được công bố

Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục

Trang 24

8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II

1.1 Tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc ngân hàng

Nghiên cứu sinh đã đọc, so sánh, tổng hợp các nghiên cứu cơ bản, các nghiên cứu ứng dụng về tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc NHTM ở trong

nước và quốc tế Kết quả cho thấy có nhiều quan điểm tái cấu trúc như sau:

1.1.1 Tái cấu trúc sở hữu

Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng có thể sử dụng một hay nhiều nguồn vốn Khi có sự bất ổn, hình thức sở hữu, cơ cấu vốn có thể thay đổi, hoán đổi, bổ sung đa dạng để phù hợp với nhu cầu tồn tại, phát triển của các ngân hàng

Trong cuốn sách “Bank restructuring in practice: an over view”, John Hawkins and Philip Turner (1999) cho rằng việc thay đổi quyền sở hữu ngân hàng có thể được thực hiện qua các hình thức: (i) Sáp nhập các ngân hàng trong nước; (ii) ngân hàng nước ngoài thôn tính; (iii) sử dụng quyền sở hữu công cộng kéo dài Trong đó, việc sáp nhập các ngân hàng trong nước giúp các ngân hàng tăng vốn, giảm nợ xấu, chất lượng quản lý được cải thiện và cần chú ý tới hiệu quả sáp nhập, khác biệt văn hóa, liên kết công nghệ và sa thải nhân viên thừa Trường hợp để ngân hàng nước ngoài thôn tính, các ngân hàng yếu có thể tìm được ngân hàng mạnh đủ khả năng hỗ trợ vượt qua khủng hoảng, cải thiện được chất lượng, khả năng thanh khoản, tăng khả năng cạnh tranh, tiếp cận công nghệ mới, tăng vị thế thương hiệu… Khó khăn lớn khi áp dụng hình thức này là rào cản nhạy cảm chính trị, vấn đề chuyển giá tránh thuế của ngân hàng ngoại thông qua việc mua lại một ngân hàng trong nước Hình thức sở hữu công cộng kéo dài thực chất là cơ chế để cho nhà nước hoặc một trong các cơ quan của nhà nước tiếp nhận các ngân hàng khó khăn tạm thời; lưu ý thách thức từ việc duy trì hoạt động thường xuyên và việc thu hồi các khoản nợ xấu của ngân hàng yếu kém… Trong báo cáo kết quả nghiên cứu có tên “Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTM

Trang 25

cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam Romulo Magalhaes và cộng sự (2010) trong tác phẩm “Bank’s ownership structure, risk and performance” đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu với rủi ro và hiệu suất của NHTM Sau khảo sát 795 ngân hàng của 47 quốc gia trong giai đoạn từ 1997 ~ 2007, phân tích kết quả chỉ ra rằng: (i) Tồn tại một mối quan hệ giữa quyền sở hữu với các hoạt động ngân hàng; (ii) rủi ro ngân hàng tăng theo giá trị quyền sở hữu; (iii) tính nghiêm ngặt của các quy định về vốn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất ngân hàng; (iv) có một sự ảnh hưởng tiêu cực từ việc giám sát thông tin

từ bên ngoài mà cụ thể là việc vượt quá mức công bố thông tin minh bạch làm

giảm mức độ cạnh tranh của các công ty Ở Việt Nam, luận án tiến sĩ với đề

tài “Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam” của Nguyễn Quỳnh Hoa (2014)

đã chỉ ra cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam đa dạng, phù hợp với trình độ phát triển và xu thế hội nhập Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu chéo giữa các NHTM,

sự tham gia của các tập đoàn kinh tế vào NHTM là nguyên nhân dẫn đến sự mất an toàn và lành mạnh của NHTM Việt Nam Sở hữu chéo dẫn đến tăng

nợ xấu, mất khả năng thanh khoản, khả năng trả nợ của NHTM Sở hữu chéo dẫn tới tình trạng làm tăng vốn ảo nên nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro

của NHTM giảm sút Trong nghiên cứu “Đánh giá kết quả tái cơ cấu hệ thống

ngân hàng 2012~2014 và những khuyến nghị” nêu tại Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu, Ngô Trí Long (2014) đã chỉ ra tái cơ cấu sở hữu NHTM có ý nghĩa quyết định đến chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và việc tuân thủ pháp luật của từng loại hình NHTM (ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân, thuộc sở hữu

Trang 26

10

của các cổ đông, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, ngân hàng liên doanh theo xu hướng chung là tái cấu trúc sở hữu nhằm giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu cho các thành phần kinh tế khác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài) Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị được đưa ra như sau: Hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao vai trò giám sát của NHNN và Chính phủ; phối hợp với VAMC trong việc xử lý các khoản nợ xấu, xử lý sở hữu chéo, tăng tính thông tin minh bạch cho tổ chức tín dụng; tiếp tục sáp nhập ngân hàng phá sản, yếu kém, tăng cường năng lực tài chính của NHTM; đổi mới kiện toàn công tác nhân sự

Như vậy có thể nói rằng, tái cấu trúc pháp nhân, sở hữu NHTM có thể làm nâng cao tư cách pháp lý, uy tín, pháp nhân của tổ chức; minh bạch hóa cấu trúc sở hữu, giảm thiểu tình trạng sở hữu chéo, sở hữu hỗn hợp; huy động vốn nhằm tận dụng lợi thế về quy mô hoặc tìm thêm đối tác có tiềm lực tài chính góp phần giải quyết khó khăn cho NHTM

1.1.2 Tái cấu trúc chiến lược

Các ngân hàng tùy theo tính chất, đặc điểm, quy mô mà có những chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh của họ W.Chan Kim & Renne Maubourgne (2007) trong cuốn sách “The Ocean Blue Strategy” đã phân tích cấu trúc chiến lược dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh; theo đó các doanh nghiệp có thể cấu trúc chiến lược sản phẩm, dịch vụ theo hướng tạo ra giá trị mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và vô hiệu hóa cạnh tranh (Chiến lược Đại dương xanh) Hoàng Văn Hải (2010) - Tác giả cuốn sách “Quản trị chiến lược” đã mô tả việc thay đổi cấu trúc tổ chức theo chiến lược dựa trên quan điểm của Alfred Chandler như sau:

“Những thay đổi trong chiến lược của một tổ chức đem lại những vấn đề quản trị mới mà đến lượt nó đòi hỏi một cơ cấu mới để chiến lược mới được thực thi thành công” Ngô Kim Thanh (2011) trong cuốn sách “Giáo trình quản trị chiến lược” đã xác định: “ tái cơ cấu doanh nghiệp được thực hiện thông qua hai nội dung cơ bản: (i) điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh, chuyển hướng chiến lược như giảm bớt đa dạng hóa, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chủ chốt; (ii) cấu trúc lại tổ chức quản lý doanh nghiệp Nguyễn Khương (2012)

Trang 27

11

trong bài báo “Tập đoàn kinh tế: Mô hình quản lý và chiến lược phát triển” cho rằng các giai đoạn phát triển của tập đoàn kinh tế (kể cả tập đoàn tài chính ngân hàng) bao gồm giai đoạn là hình thành, tăng trưởng, trưởng thành, bão hòa, suy thoái và tương ứng với các giai đoạn này là chiến lược tập trung hóa; liên kết mở rộng, liên minh chiến lược; đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; khác biệt hóa, Đại dương xanh; chiến lược chi phí thấp Theo đó các ngân hàng nên xác định rõ vị trí của mình trong chu kỳ phát triển để tái cấu trúc chiến lược cho phù hợp Trong tác phẩm “Bank restructuring in practice: an over view”, John Hawkins and Philip Turner (1999) cho rằng tái cấu trúc NHTM có thể được thực hiện thông qua việc Chính phủ bơm vốn hỗ trợ; sử dụng công ty quản lý tài sản NHTM; sáp nhập ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài tiếp cận

Như vậy cấu trúc lại chiến lược giúp các NHTM tìm ra cách thức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của NHTM

1.1.3 Tái cấu trúc hệ thống quản trị

Về cơ cấu tổ chức, trong bản dịch cuốn sách “Quản trị ngân hàng thương mại”, Peter S Rose (2004) cho rằng nhân sự và cơ cấu tổ chức phải được quản lý theo cách tương đồng với chiến lược Trong tác phẩm

“Armstrong’s handbook of Management and Leadership for HR”, Armstrong (2009) lý giải quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, biên chế, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm soát… Blyton (2008) cho thấy động lực giúp nhân viên làm việc hiệu quả Khả năng cạnh tranh của tổ chức dựa vào kích thước, hiệu quả của lực lượng sản xuất (Demigurc-Kunt, 2005) Hellgren & Sverke (2003) trong nghiên cứu có tên “Does Job Insecurity Lead to Impaired Well-being or Viceversa? Estimation Of Cross-lagged Effects Using Latent Variable Modelling” đã khuyến nghị rằng thay đổi cấu trúc của một tổ chức cần được tính toán chi phí cho sự chấp thuận của lãnh đạo cấp cao và các hoạt động tích lũy Nguyễn Hồng Sơn (2014) trong nghiên cứu “Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu” đã chỉ ra quản trị công ty có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của công

ty Trong cuốn sách “OECD Principles of corporate Governance”, OECD

Trang 28

12

(2004) đưa ra các nguyên tắc quản trị bao gồm: (i) Cơ sở khuôn khổ quản trị; (ii) chức năng, vai trò, quyền hạn của các bên; (iii) công bố thông tin và tính minh bạch; (iv) trách nhiệm của Hội đồng quản trị Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, trong Hiệp ước “International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised framework Comprehensive Version”, Basel (2004) đã nhấn mạnh nâng cao vai trò kiểm soát và tính minh bạch theo nguyên tắc thị trường Cao Thị Ý Nhi (2007) trong luận án “Cơ cấu lại NHTM nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đã nghiên cứu, phân tích về cơ cấu tổ chức và quản lý các NHTM Tác giả chỉ ra rằng thông thường cơ cấu tổ chức và quản lý của các NHTM trước khi cơ cấu lại thường chồng chéo, không khoa học làm cho việc điều hành, hoạt động ngân hàng không được hiệu quả Do vậy cơ cấu lại mô hình tổ chức, quản lý NHTM là việc làm tất yếu Cơ cấu lại tổ chức quản lý thường là: (i) tổ chức bộ máy và cơ cấu điều hành theo nguyên tắc phân tách chức năng điều hành và chức năng giám sát nhằm đảm bảo sự kiểm tra toàn diện và cân bằng về nguồn lực; (ii) đầu tư công nghệ đổi mới phương thức tổ chức, quản lý ngân hàng; (iii) Sử dụng công cụ và chính sách quản lý hiện đại, hệ thống thông tin báo cáo khoa học, không chồng chéo, phân biệt rõ kiểm toán

và kiểm soát nội bộ; (iv) mạng lưới chi nhánh và mô hình tổ chức hiện đại, hướng theo nhu cầu khách hàng và sản phẩm Nguyễn Quỳnh Hoa (2014) trong luận án tiến sĩ “Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam” đã chỉ ra nhược điểm trong quản trị NHTM Việt Nam như vai trò của hội đồng quản trị

và ban điều hành chưa rõ ràng, thiếu các thành viên độc lập có uy tín, có năng lực trong hội đồng quản trị, các NHTM chưa coi trọng công tác quản trị rủi

ro Do vậy cần tiến hành cấu trúc lại bộ máy quản trị điều hành theo xu hướng

của hội nhập Trong nghiên cứu “Đánh giá kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân

hàng 2012~2014 và những khuyến nghị” nêu tại Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu, Ngô Trí Long (2014) cho rằng tái cơ cấu hệ thống quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng do tính đặc thù của việc kinh doanh tiền chứa đựng nhiều rủi

ro cao và sự ảnh hưởng lan tỏa đến hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Tái cơ cấu quản trị NHTM cần tuân thủ 14 nguyên tắc của Ủy ban

Ngày đăng: 03/07/2021, 08:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w