TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về tài nguyên động vật hoang dã của Việt Nam 11 SINH THÁI QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 2.1 Quần thể và các đặc trưng của quần thể động vật hoang dã 37
2.2 Mô hình sinh trưởng không giới hạn về tài nguyên 42
2.2.1 Mô hình sinh trưởng liên tục 42
2.2.2 Mô hình sinh trưởng không liên tục 46
2.2.3 Mô hình hóa trong điều kiện các tham số của quần thể biến động 48
Trang 42.3 Mô hình sinh trưởng có giới hạn về tài nguyên 51
2.3.1 Trường hợp quần thể sinh trưởng liên tục 52
2.3.2 Trường hợp quần thể sinh trưởng không liên tục 56
2.4 Mô hình sinh trưởng có tính đến cấu trúc tuổi 56
2.4.1 Mô hình điều tra sau kỳ sinh sản 56
2.4.2 Mô hình điều tra trước kỳ sinh sản 64
2.4.3 Mô hình hóa quần thể theo nhóm tuổi hay giai đoạn sống 66
Tóm tắt 72
Câu hỏi thảo luận 72
Chương 3 ĐIỀU TRA, GIÁM SÁT ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 3.1 Tổng quan về điều tra, giám sát động vật hoang dã 73
3.1.1 Khái niệm về điều tra và giám sát động vật hoang dã 73
3.1.2 Mục tiêu, vai trò của điều tra, giám sát động vật hoang dã 73
3.1.3 Các vấn đề cần quan tâm trong điều tra, giám sát động vật hoang dã 74
3.1.4 Các quan điểm về giám sát động vật hoang dã 75
3.1.5 Lựa chọn các loài để giám sát 75
3.1.6 Các chỉ số giám sát 76
3.1.7 Thời gian thực hiện giám sát 77
3.1.8 Chọn mẫu trong điều tra giám sát động vật hoang dã 77
3.1.9 Ảnh hưởng của xác suất phát hiện đến kết quả điều tra, giám sát 82
3.2 Phương pháp khoảng cách (Distance sampling) 83
3.2.1 Các phương pháp truyền thống (Không sử dụng xác suất phát hiện) 83
3.2.2 Phương pháp khoảng cách 85
3.3 Phương pháp bắt - thả 122
3.3.1 Giới thiệu về phương pháp bắt thả cho quần thể kín 122
3.3.2 Lịch sử phát hiện và các mô hình tương ứng 127
3.3.3 Xác định kích thước quần thể bằng phần mềm Mark 128
3.3.4 Ứng dụng lý thuyết bắt thả để xác định số loài trong quần xã 132
3.4 Mô hình xác suất xuất hiện trong giám sát động vật hoang dã 137
3.4.1 Giới thiệu về mô hình xác suất xuất hiện 137
3.4.2 Phương pháp xác suất xuất hiện thực hiện trong một mùa 139
3.4.3 Phương pháp xác suất xuất hiện thực hiện trong nhiều mùa/năm 148
Tóm tắt 163
Câu hỏi thảo luận 163
Trang 5Chương 4
BẢO TỒN TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
4.1 Bảo tồn nội vi 164
4.1.1 Hệ thống các Khu bảo tồn (KBT) và Vườn quốc gia (VQG) ở vùng Đông Bắc 165
4.1.2 Hệ thống các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở vùng Tây Bắc 168
4.1.3 Hệ thống các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở vùng Đồng bằng sông Hồng 171
4.1.4 Hệ thống các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở vùng Bắc Trung Bộ 173
4.1.5 Hệ thống các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở vùng Nam Trung Bộ 176
4.1.6 Hệ thống các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở vùng Tây Nguyên 180
4.1.7 Hệ thống các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở vùng Đông Nam Bộ 183
4.1.8 Hệ thống các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long 184
4.2 Bảo tồn ngoại vi 187
Tóm tắt 191
Câu hỏi thảo luận 191
Tài liệu tham khảo 192
Phụ lục 196
Trang 621 PIM Parameter Index Chart (Biểu đồ các tham số) 22 r Tốc độ tăng trưởng của quần thể
23 S Tỉ lệ sống sót 24 VU Sẽ nguy cấp 25 VQG Vườn quốc gia 26 Ψ Xác suất xuất hiện
Trang 7
ời nói đầu
“Giáo trình quản lý động vật hoang dã” được thiết kế cho chương trình sau đại
học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) thuộc chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng, Quản lý Tài nguyên và Môi trường và một số ngành học khác có liên quan Ngoài ra, giáo trình có giá trị tham khảo cho các bậc học khác và cho các cán bộ đang làm công tác bảo tồn, các cán bộ kiểm lâm tại các khu bảo tồn và Vườn quốc gia
Trong quá trình biên soạn cuốn sách, tác giả đã nhận được sự quan tâm và góp ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường và các giảng viên công tác tại Bộ môn Động vật rừng Các đồng nghiệp gồm: ThS Nguyễn Chí Thành, ThS Phan Viết Đại, ThS Nguyễn Thị Hòa đã hỗ trợ trong việc tra cứu tình trạng của một số loài động vật quý hiếm Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ngoài ra, tác giả xin trân trọng cảm ơn NCS Thananh Khotpathoom đã cung cấp và cho phép sử dụng hình ảnh loài Nai cà tông
Mặc dù đã cố gắng bám sát yêu cầu thực tiễn, nhu cầu cũng như kiến thức cơ sở của người học, mục tiêu đào tạo bậc sau đại học để giáo trình đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để bổ sung trong các lần tái bản tiếp theo
Tác giả
L
Trang 9MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm Tuy nhiên, tài nguyên động vật hoang dã của Việt Nam đang suy giảm nhanh chóng do nhiều mối đe dọa khác nhau, đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý phù hợp
Hoạt động quản lý động vật hoang dã được chia làm hai nhóm Nhóm thứ nhất tập trung vào bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm và có kích thước quần thể bị suy giảm nghiêm trọng Các loài động vật thuộc nhóm này có thể kể đến là: Các loài linh trưởng như Voọc Cát Bà, Voọc mũi hếch, Voọc mông trắng, Chà vá chân xám, các loài Vượn, các loài thú ăn thịt lớn, các loài thú móng guốc, các loài chim thuộc họ Trĩ Đây là các đối tượng bị săn bắn, bẫy bắt phục vụ buôn bán nội địa hoặc xuyên biên giới trong những năm gần đây Ngoài ra, quần thể của một số loài còn bị suy giảm do mất và suy thoái sinh cảnh
Nhóm hoạt động thứ hai tập trung vào quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng, hạn chế tác động có hại của các loài động vật hoang dã có kích thước quần thể còn tương đối lớn Ví dụ, ở nhiều quốc gia, việc theo dõi kích thước quần thể để xác định sản lượng khai thác tối ưu được coi là hoạt động trọng tâm trong công tác quản lý động vật hoang dã Các vấn đề về hạn chế xung đột giữa người và động vật hoang dã cũng là chủ đề quan trọng trong công tác quản lý động vật hoang dã
Để có thể bảo tồn hiệu quả và phát triển bền vững tài nguyên động vật hoang dã trong địa bàn của mình, các nhà quản lý, bảo tồn cần nắm được thông tin về khu hệ động vật hoang dã của địa phương đó, nắm được thành phần, tình trạng và phân bố của các loài nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu trong khu vực; các thông tin về tình hình săn bắn và sử dụng động vật hoang dã; các kiến thức về sinh thái học; các kỹ năng điều tra giám sát và bảo tồn các loài động vật hoang dã và các kiến thức, kỹ năng khác có liên quan
Giáo trình được thiết kế để phục vụ cho công tác đào tạo bậc Thạc sĩ ngành Quản lý Tài nguyên rừng và ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, bậc Tiến sĩ ngành Quản lý Tài nguyên rừng tại Trường Đại học Lâm nghiệp Môn học Quản lý động vật hoang dã bao gồm hai tín chỉ với thời lượng 30 tiết Mục tiêu của môn học Quản lý động vật hoang dã là cung cấp cho học viên kiến thức tổng quan về tài nguyên động vật hoang dã, công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam; kiến thức, kỹ năng và công cụ liên quan đến quản lý động vật hoang dã Học viên cũng sẽ có cơ hội để thực hành xử lý số liệu trong quản lý động vật hoang dã trên máy tính
Giáo trình này, ngoài việc phục vụ cho công tác đào tạo ở Trường Đại học Lâm nghiệp còn có giá trị tham khảo cho các cán bộ đang làm công tác bảo tồn, các cán bộ kiểm lâm tại các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia
Trang 10Cuốn sách được chia thành 4 chương Chương đầu cung cấp thông tin chung về khu hệ động vật rừng của Việt Nam Chương cuối cung cấp các thông tin về công tác bảo tồn ngoại vi và nội vi Chương 2 và 3, cuốn sách cung cấp các thông tin mới về mô hình hóa kích thước quần thể và giám sát động vật hoang dã, những chủ đề quan trọng trong bối cảnh quần thể của các loài động vật hoang dã đang bị suy giảm mạnh trong thời gian gần đây Các chủ đề này thường ít được đề cập đến trong các tài liệu bằng tiếng Việt khác Tác giả hy vọng cuốn sách sẽ đóng góp cho công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam, đặc biệt là đối với vấn đề giám sát tình trạng của các loài
Trong cuốn giáo trình này, động vật hoang dã được hiểu là các loài động vật có nguồn gốc từ tự nhiên và chưa trải qua quá trình thuần hóa lâu dài bởi con người Động vật hoang dã có thể sống ở trong tự nhiên hoặc cũng có thể được nuôi nhốt
Các loài động vật là đối tượng trong môn học này là các loài động vật có xương sống thuộc các lớp Thú, Chim, Bò sát, Ếch nhái, đặc biệt là các loài sống trong các hệ sinh thái rừng Tuy nhiên, các mô hình quần thể và các phương pháp điều tra, giám sát được giới thiệu ở chương 2 và 3 có thể được áp dụng cho nhiều loài sinh vật khác, ví dụ: Có thể sử dụng phương pháp Khoảng cách đề điều tra, giám sát các loài thực vật Các mô hình động thái quần thể có thể được sử dụng cho các loài thực vật, các loài côn trùng, các loài cá
Trang 11Chương 1
TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về tài nguyên động vật hoang dã của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm Ở Việt Nam, hiện đã ghi nhận được 332 loài thú (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009), 887 loài chim (Lê Mạnh Hùng, 2012), 457 loài bò sát và 244 loài lưỡng cư (Butler, 2020) So với một số quốc gia khác trên thế giới, mặc dù Việt Nam có diện tích nhỏ hơn nhiều nhưng lại có tính đa dạng sinh học cao hơn Ví dụ: Việt Nam có số lượng loài chim nhiều hơn số loài chim của Hoa Kỳ Theo thuyết địa lý sinh học đảo, diện tích càng lớn thì chứa đựng số loài càng nhiều Nếu xét trong cùng một khu vực thì lý thuyết đó đúng, nhưng xét trên các khu vực khác nhau có điều kiện khí hậu và địa hình, nguồn gốc phát sinh khác nhau thì có những ngoại lệ nhất định
Việt Nam có số lượng loài chim và thú đều nhiều thứ 25 trên thế giới, có số lượng loài bò sát nhiều thứ 12 trên thế giới và có số lượng loài lưỡng cư nhiều thứ 16 trên thế giới (Butler, 2020) Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao về thành phần các loài động vật hoang dã vì một số lý do sau:
- Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ độ, từ 8º02' - 23º23' vĩ độ Bắc Do vậy, lượng bức xạ mặt trời và khí hậu cũng thay đổi theo Việt Nam được chia thành hai miền với chế độ khí hậu khác biệt: Miền Bắc từ đèo Hải Vân trở ra và miền Nam từ đèo Hải Vân trở vào Miền Nam có nền nhiệt cao hơn với hai mùa mưa và khô rõ ràng Miền Bắc vừa nhận được ít bức xạ mặt trời hơn vừa chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc nên có nền nhiệt thấp hơn, đặc biệt vào mùa Đông Khí hậu ở miền Bắc được chia thành bốn mùa rõ rệt Ngoài ra, do cấu tạo địa hình, nước ta có một số vùng có tiểu khí hậu đặc trưng Nhiều loài động vật hoang dã có vùng phân bố khá hẹp và chúng chỉ có thể cư trú ở khu vực có yếu tố sinh thái phù hợp Sự đa dạng về các yếu tố khí hậu đã dẫn đến tính đa dạng về thành phần loài động vật hoang dã;
- Hệ thống sông ngòi dày đặc: Hệ thống sông ngòi thường chạy theo hướng Đông - Tây đã chia cắt các hệ sinh thái trên cạn và có thể cản trở quá trình trao đổi thông tin di truyền của một số loài động vật hoang dã Do vậy, một số loài đã tiến hóa theo chiều hướng riêng và hình thành nên các loài riêng biệt Ví dụ: Ở Việt Nam có 6 loài Vượn thuộc
giống Nomascus và ranh giới ngăn cách vùng phân bố của các loài này là các con sông lớn;
Trang 12- Địa hình đa dạng, có đồng bằng, cao nguyên và núi cao đã tạo nên tính đa dạng cao về hệ sinh thái Ngoài các loài động vật phổ biến cư trú ở các vùng đất thấp, Việt Nam còn có một số loài đặc hữu, đặc hữu hẹp cư trú ở các cao nguyên, các đỉnh núi cao như Khướu ngọc linh chỉ được tìm thấy ở vùng núi Ngọc Linh, Kom Tum Vùng cao nguyên Langbiang trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk cũng là nơi phân bố của nhiều loài
chim quý hiếm như: Khướu đầu đen má xám (Trochalopteron yersini) (EN) với vùng phân
bố chỉ vào khoảng 2.700 km2 và 2.500 đến 9.999 cá thể (IUCN, 2019); Mi Langbiang
(Laniellus langbianis) (EN) với vùng phân bố chỉ vào khoảng 7.200 km2 và khoảng 1.500 đến 7.000 cá thể (IUCN, 2019);
- Khu hệ động vật vừa có yếu tố đặc hữu lại vừa có yếu tố di cư từ Trung Quốc, Hymalaya, từ vùng Ấn Độ, Malaysia
Tuy nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và động vật hoang dã nói riêng ở Việt Nam cũng đã suy giảm nhanh chóng trong vài thập kỷ gần đây Việt Nam được coi là một điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu (Conservation International, 2011) Tài nguyên động vật hoang dã ở Việt Nam bị suy giảm rất nhanh, do một số nguyên nhân chính sau:
- Mất và suy thoái sinh cảnh: Các hệ sinh thái rừng tự nhiên đã bị suy giảm mạnh do khai thác hợp pháp và bất hợp pháp trong quá khứ, do xâm lấn rừng làm đất nông nghiệp, do chuyển đổi đất rừng sang đất trồng cây công nghiệp Khi diện tích và chất lượng rừng thay đổi thì thành phần loài và kích thước quần thể của từng loài cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối với nhiều loài thú lớn cần không gian sống rộng;
- Săn bắn, bẫy bắt: Hiện tượng săn bắn động vật hoang dã diễn ra ở tất cả các địa phương trong toàn quốc Động cơ chính của hoạt động săn bắn là để bán ra ngoài thị trường, phần nhỏ được sử dụng tại cộng đồng địa phương Hoạt động săn bắn đã gây thiệt hại vô cùng lớn cho tài nguyên động vật hoang dã, nhiều loài có kích thước quần thể suy giảm mạnh mẽ trong một hai thập kỷ trở lại đây Ví dụ điển hình là quần thể Tê giác cuối cùng ở Việt Nam đã bị tuyệt chủng năm 2010 do áp lực săn bắn Tại nhiều nơi, hoạt động bẫy bắt diễn ra mạnh mẽ khiến các loài động vật sống dưới đất đứng trước nguy cơ suy giảm quần thể Ví dụ: Loài Trĩ sao từng khá phổ biến trước kia nhưng hiện tại rất khó ghi nhận/bắt gặp ở các khu rừng ở miền Trung Việt Nam;
- Ngoài hai nguyên nhân trên, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường cũng có thể là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới các quần thể động vật hoang dã
1.2 Đặc điểm khu hệ Thú
Việt Nam là nơi cư trú của 322 loài thú (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009) Các loài thú này thuộc 15 bộ và 43 họ, trong đó nhiều nhất là họ Chuột và một số
Trang 13họ thuộc bộ Dơi Nếu trừ đi Heo vòi đã tuyệt chủng thì hiện nay Việt Nam có 320 loài thú, thuộc 14 bộ và 42 họ Ngoài ra, còn một số loài cũng bị nghi ngờ đã tuyệt chủng, gồm có
các loài Tê giác (Rhinoceros sundaicus), Bò xám (Bos sauveli), Trâu rừng (Bubalus
bubalis), Nai cà tông (Cervus eldii)
Trong lớp Thú, bộ Linh trưởng là bộ có nhiều loài thú nguy cấp, quý hiếm nhất hiện nay Đa phần các loài trong bộ Linh trưởng là các loài sắp nguy cấp (VU), nguy cấp (EN), hoặc rất nguy cấp (CR) Nhiều loài có kích thước quần thể rất nhỏ, ví dụ quần thể của loài
Vượn đen tuyền Tây Bắc (Nomascus concolor) chỉ còn khoảng 20 đàn với 64 - 79 cá thể,
phân bố chủ yếu ở khu bảo tồn Mù Cang Chải (Yên Bái) và khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Mường La (Sơn La) (Trần Văn Dũng & Nguyễn Đình Duy, 2019) Loài Vượn cao vít
(Nomascus nasutus) cũng chỉ còn được tìm thấy ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Trùng
Khánh (Cao Bằng) và vùng rừng giáp ranh của Trung Quốc với kích thước quần thể khoảng 107 - 136 cá thể (Ma et al., 2019)
Một số loài thú quý hiếm có vùng phân bố rất hẹp và là loài đặc hữu của Việt Nam,
ví dụ: Voọc cát bà hay Voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus) hiện chỉ còn
khoảng 60 cá thể phân bố ở đảo Cát Bà (Bleisch et al., 2008) Quần thể loài Voọc mũi hếch
(Rhinopithecus avunculus) hiện còn khoảng 250 cá thể (Xuan Canh et al., 2008) và phân
bố ở một số khu vực núi đá thuộc tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang Loài Voọc mông trắng
(Trachypithecus delacouri) hiện còn khoảng 250 cá thể và phân bố rải rác trên dải núi đá
từ Hà Nam, Ninh Bình tới Thanh Hóa, trong lãnh thổ Việt Nam
Một số loài thú có có thể đã tuyệt chủng về phương diện sinh thái học như Hổ
(Panthera tigris) Theo các thông tin không chính thức thì hiện nay Việt Nam còn dưới 5
cá thể Hổ Tuy nhiên, gần đây hầu như không có thông tin về loài này ở các khu vực trước kia thường xuất hiện như các khu rừng giáp ranh giữa Việt Nam và Lào hoặc Việt Nam và Campuchia
Các loài thú thuộc nhóm Hươu Nai là đối tượng săn bắn, bẫy bắt Kích thước quần
thể của nhiều loài trong nhóm này đã suy giảm nghiêm trọng như Hươu xạ (Moschus
berezovskii), Hươu vàng (Axis porcinus), Nai (Rusa unicolor) Hiện nay, Nai chỉ còn nhiều
ở Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi khách du lịch có thể nhìn thấy Nai hàng ngày
Trong 322 loài thú ở Việt Nam thì có 116 loài thuộc nhóm loài quý hiếm (Bảng 1.1) Do là đối tượng săn bắn và buôn bán nên rất nhiều loài thú được liệt kê trong danh sách các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo nghị định số 64/2019/NĐ-CP và danh sách các loài động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị
định số 06/2019/NĐ-CP, điển hình là nhóm các loài Tê tê (Manis sp.)
Trang 14Bảng 1.1 Danh sách các loài thú nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam
TT Tên Việt Nam Tên khoa học
Trang 15TT Tên Việt Nam Tên khoa học
25 Vượn đen tuyền
Trang 16TT Tên Việt Nam Tên khoa học
Trang 17TT Tên Việt Nam Tên khoa học
Trang 18TT Tên Việt Nam Tên khoa học
BỘ MÓNG GUỐC
Trang 19TT Tên Việt Nam Tên khoa học
102 Cá heo iravadi Orcaella brevirostris EN
103 Cá heo lưng gù Sousa chinensis VU EN x
104 Cá nhà táng Physeter macrocephalus VU
105 Cá heo mũi chai ấn độ dương Tursiops aduncus NT
106 Cá ông chuông Pseudorca crassidens NT
107 Cá heo không vây Neophocaena phocaenoides VU
BỘ GẶM NHẤM RODENTIA
108 Sóc đen Ratufa bicolor NT VU IIB
109 Sóc bay côn đảo Hylopetes lepidus VU
110 Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger VU
111 Sóc bay lông chân Belomys pearsonii DD CR
112 Sóc bay xám Hylopetes phayrei VU
113 Sóc bay sao Petaurista elegans EN
114 Sóc bay trâu Petaurista philippensis VU IIB
115 Chuột đá Laonastes aenigmamus IIB
116 Chuột vàng Hapalomys delacouri VU
Ghi chú: * Heo vòi, Tê giác hai sừng đã tuyệt chủng ở Việt Nam Tê giác một sừng
bị nghi ngờ đã tuyệt chủng ở Việt Nam
Các loài thú nhỏ thuộc nhóm Chuột không là đối tượng săn bắn chủ yếu và tỉ lệ sinh sản cao nên tình trạng còn tốt Các loài thú có kích thước lớn hơn như các loài thuộc họ Cầy cũng đang là đối tượng săn bắn chính, tuy nhiên quần thể còn ở mức trung bình do khả năng sinh sản cao
Trang 20Điểm đặc biệt là trong 3 thập kỷ gần đây một số loài thú mới được phát hiện ở Việt
Nam, trong đó có những loài có kích thước trung bình như Sao la (Pseudoryx
nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) Đa phần các loài mới được phát
hiện ở các vùng rừng trên dãy Trường Sơn
1.3 Đặc điểm khu hệ Chim
Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng cao về thành phần loài chim, trong đó có một số loài đặc hữu, đặc biệt là các loài cư trú ở các vùng núi cao, cao nguyên khu vực miền Trung và Tây Nguyên Do đặc thù của nhóm loài chim là có khả năng di chuyển rộng, gần một nửa số loài có tập tính di cư nên số lượng loài đặc hữu không nhiều
Bảng 1.2 Danh sách một số loài chim đặc hữu của Việt Nam
STT Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Vùng phân bố
Ngoài ra, có một số loài có vùng phân bố hẹp, bao gồm một phần nhỏ của Việt Nam
và Lào hoặc Campuchia, ví dụ: Khướu hông đỏ Việt Nam (Cutia legalleni), Khướu đầu đen (Garrulax millet), Khướu konkakinh (Garrulax konkakinhensis), Khướu ngọc linh (Trochalopteron ngoclinhense), Khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum), Chích nâu đỏ Đà Lạt (Locustella idonea), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini)
Hiện Việt Nam có hơn 130 loài chim bị đe dọa hoặc nguy cấp, quý hiếm và được ưu tiên bảo vệ (Bảng 1.3) Ví dụ: Loài Gà lôi lam mào trắng được coi là một trong những loài chim đặc hữu, quý hiếm nhất ở Việt Nam và các nỗ lực tìm kiếm gần đây đã không thành công, do vậy loài đã được nâng từ mức nguy cấp sang mức cực kỳ nguy cấp bởi tổ chức IUCN
Trang 21Bảng 1.3 Danh sách các loài chim nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam
Trang 22TT Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN
Trang 23TT Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN
Trang 24TT Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN
Sách đỏ VN
2007
NĐ06 NĐ64
Trang 25TT Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN
106 Các loài thuộc giống
Trang 26TT Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN
Sách đỏ VN
2007
NĐ06 NĐ64
114 Khướu đất đuôi dài/
117 Các loài thuộc giống
125 Khướu mỏ dẹt đầu
Trang 271.4 Đặc điểm khu hệ Bò sát
Việt Nam có khu hệ bò sát phong phú Theo Nguyen et al., (2009) thì ở Việt Nam có 357 loài bò sát Từ khoảng thời gian đó đến nay đã có thêm khoảng 100 loài bò sát mới được phát hiện cho khoa học hoặc là được ghi nhận có phân bố ở Việt Nam Như vậy, cho đến hiện nay đã tổng số 457 loài bò sát được ghi nhận (Butler, 2020)
Bò sát là nhóm loài có kích thước cơ thể nhỏ nên trước đây chưa được đầu tư nghiên cứu, điều tra tỉ mỉ Do vậy, từ khoảng 15 năm trở lại đây, nhờ số lượng công trình nghiên cứu về bò sát tăng lên thì số loài mới được ghi nhận cho khoa học cũng tăng theo rất nhanh Trong nhóm các loài mới được ghi nhận có nhiều loài đang bị đe dọa và có giá trị bảo tồn cao Ví dụ:
Thạch sùng mí hữu liên (Goniurosaurus huulienensis): CR; Tắc kè đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica): EN;
Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis): EN; Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus): EN
Mặc dù Việt Nam số lượng loài bò sát khá lớn, tuy nhiên số lượng loài nguy cấp, quý hiếm cũng khá cao vì nhiều loài bò sát là đối tượng săn bắt làm thực phẩm và dược liệu Ngoài ra, nhiều loài dù không là đối tượng săn bắn nhưng có kích thước quần thể rất nhỏ và chỉ được phát hiện ở một số địa phương Cho đến hiện nay, có 108 loài được coi là quý hiếm và nguy cấp ở Việt Nam (Bảng 1.4)
Bảng 1.4 Các loài bò sát quý hiếm ở Việt Nam
4 Nhông đuôi dài việt nam Bronchocela vietnamensis VU
Trang 28TT Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN
11 Thằn lằn đỏ con ngươi
16 Thạc sùng ngón bích ngân Cyrtodactylus bichnganae VU 17 Thằn lằn ngón cao
18 Thằn lằn ngón gia lai Cyrtodactylus gialaiensis CR
20 Thằn lằn ngón hương sơn Cyrtodactylus
Trang 29TT Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN
46 Rắn hổ mang một
52 Rắn trán đào văn tiến Opisthotropis daovantieni NT
Trang 30TT Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN
65 Thằn lằn phê-nô ba ngón Sphenomorphus tridigitus NT 66 Thằn lằn phê-nô ba vạch Sphenomorphus tritaeniatus NT
truongsonensis EN
82 Rùa hộp trán vàng
83 Rùa hộp trán vàng
85 Rùa hộp trán vàng
Trang 31TT Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN
megacephalum EN EN IB x
107 Cá sấu hoa cà/cá sấu
108 Cá sấu xiêm/cá sấu
Ghi chú: * Loài cá sấu nước mặn đã bị tuyệt chủng ở ngoài tự nhiên
Trang 32Các loài bò sát được liệt kê trong danh sách các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo nghị định 64/2019/NĐ-CP và danh sách các loài động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo nghị định 06/2019/NĐ-CP chủ yếu thuộc nhóm rùa Các loài này có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường và là đối tượng săn bắn và buôn bán Ngoài ra, một số loài mới được ghi nhận ở Việt Nam nhưng có giá trị bảo tồn cao như Thằn lằn cá sấu cũng được liệt kê trong sách đỏ và danh sách các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm
Nhiều loài bò sát hiện nay đang được nhân nuôi rộng rãi Ví dụ: Cá sấu nước ngọt đang được nuôi với quy mô trang trại ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều địa phương khác trong toàn quốc Một số loài rắn, trăn cũng là đối tượng chăn nuôi với quy mô lớn Hiện nay, ở một số địa phương có các làng nghề chuyên chăn nuôi rắn như ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc hoặc Long Biên, Hà Nội Nghề chăn nuôi các loài bò sát mang lại giá trị kinh tế cao
1.5 Đặc điểm khu hệ lưỡng cư
Có tổng số 244 loài lưỡng cư được ghi nhận (Butler, 2020) Cũng tương tự như nhóm bò sát, số lượng loài ếch nhái được ghi nhận trong khoảng một hai thập kỷ trở lại đây tăng rất nhanh So với con số thống kê của Nguyen et al., (2009) thì số lượng loài ếch nhái được ghi nhận mới cho Việt Nam trong 10 năm trở lại đây vào khoảng 68 loài Trong thời gian tới, có thể sẽ còn nhiều loài lưỡng cư mới ở Việt Nam được ghi nhận thêm cho khoa học
Ở Việt Nam hiện có 80 loài lưỡng cư được coi là nguy cấp, quý hiếm và được liệt kê trong Danh lục đỏ của IUCN, Sách đỏ Việt Nam Tuy nhiên, chỉ 01 loài được liệt kê trong nghị định 64/2019/NĐ-CP và không có loài nào được liệt kê trong danh sách các loài động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo nghị định 06/2019/NĐ-CP (Bảng 1.5) Có thể các loài lưỡng cư chưa phải là đối tượng săn bắt và buôn bán chính hiện nay Mối đe dọa tới các loài lưỡng cư chủ yếu là do suy giảm sinh cảnh và ô nhiễm môi trường
Bảng 1.5 Các loài lưỡng cư quý hiếm ở Việt Nam
TT Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN
Trang 33TT Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN
4 Tylototriton notialis Cá cóc nam lào VU 5 Tylototriton vietnamensis Cá cóc việt nam EN 6 Tylototriton ziegleri Cá cóc ziegler VU
7 Bombina microdeladigitora Cóc tía CR
Trang 34TT Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN
38 Leptobrachium
ngoclinhense Cóc mày ngọc linh EN
Trang 35TT Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN
66 Rhacophorus
marmoridorsum Ếch cây lưng đỏ VU
78 Xenophrys
palpebralespinosa Cóc mày gai mí CR
BỘ KHÔNG CHÂN GYMNOPHIONA
Trang 36TÓM TẮT
Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm Ở Việt Nam, hiện đã ghi nhận được 332 loài thú (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009), 887 loài chim (Lê Mạnh Hùng, 2012), 457 loài bò sát và 244 loài lưỡng cư (Butler, 2020) Việt Nam có số lượng loài chim và thú đều nhiều thứ 25 trên thế giới, có số lượng loài bò sát nhiều thứ 12 trên thế giới và có số lượng loài lưỡng cư nhiều thứ 16 trên thế giới (Butler, 2020) Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao về thành phần các loài động vật hoang dã vì nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ và có độ cao so với mực nước biến khá biến động, dẫn đến tính đa dạng về các yếu tố khí hậu và các hệ sinh thái Ngoài ra, hệ thống sông ngòi dày đặc tạo thành ranh giới ngăn cách vùng phân bố của các loài, thúc đẩy quá trình phân tách thành nhiều phân loài hoặc loài riêng biệt
Tuy nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và động vật hoang dã nói riêng ở Việt Nam cũng đã và suy giảm nhanh chóng trong vài thập kỷ gần đây, chủ yếu do mất và suy thoái sinh cảnh cùng hiện tượng săn bắn, bẫy bắt, buôn bán động vật hoang dã
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1 Nêu và mô tả một số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, là đối tượng săn bắn, buôn bán ở địa phương anh/chị đang công tác
2 Nêu và mô tả một số loài động vật hoang dã đặc hữu ở địa phương anh/chị đang
Trang 37Chương 2
SINH THÁI QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
2.1 Quần thể và các đặc trưng của quần thể động vật hoang dã
Quần thể động vật hoang dã được hiểu là một nhóm các cá thể của cùng một loài sinh vật cùng cư trú trên một không gian nhất định Loài sinh vật ở đây có thể là loài động vật, thực vật, hoặc các loài sinh vật khác
Khoa học nghiên cứu về sự biến đổi của kích thước cũng như cấu trúc quần thể được gọi là sinh thái học quần thể Kết quả nghiên cứu sự biến động về kích thước và cấu trúc quần thể có thể được ứng dụng trong bảo tồn và quản lý động vật hoang dã, giúp nhà bảo tồn có thể dự đoán được khả năng tuyệt chủng hay phục hồi quần thể của loài, giúp xác định được số lượng cá thể có thể khai thác được từ trong tự nhiên, hoặc có biện pháp điều chỉnh quẩn thể để tránh gây tác động lên thảm thực vật khi số lượng cá thể của các loài ăn cỏ quá lớn
2.1.1 Mật độ quần thể
Mật độ quần thể là chỉ số thể hiện sự đông đúc của loài đó trên một đơn vị không gian Mật độ quần thể thường được ký hiệu là D (xuất phát từ Density trong tiếng Anh) Ví dụ: Trong một khu rừng có diện tích 100 ha, có 40 cá thể Nai sinh sống thì mật độ Nai trong khu rừng đó là 40/100 = 0,4 cá thể/ha
2.1.2 Kích thước quần thể
Kích thước quần thể được hiểu là số lượng các cá thể của loài đó trong một khu vực, thường được ký hiệu là N Kích thước quần thể tại thời điểm t bất kỳ được ký hiệu là Nt Kích thước quần thể tại thời điểm sau t một đơn vị thời gian (thường là năm) được ký hiệu là Nt+1 Ví dụ: Nếu ta bắt đầu điều tra và xác định số lượng cá thể Voọc cát bà ở Vườn quốc gia Cát Bà vào năm 2000 là 60 cá thể thì ta có thể ký hiệu là N0 = 60 cá thể Nếu năm 2002, 90 cá thể Voọc được ghi nhận thì ta ký hiệu là N2 = 90 cá thể Đơn vị thời gian ở đây phụ thuộc vào kích thước và độ dài vòng đời của từng loài Với các loài chim, thú có vòng đời khác dài thì người ta thường dùng đơn vị năm Các loài sinh vật nhỏ hơn như nấm, vi khuẩn thì có thể dùng đơn vị là ngày, giờ
Kích thước quần thể của loài biến đổi theo thời gian, có thể tăng lên hoặc giảm đi, nếu giảm đến một mức nào đó có thể gây tuyệt chủng
Trang 382.1.3 Sức chứa sinh thái
Nếu quần thể tăng lên một mức quá cao thì sẽ đạt tới giới hạn sinh thái hay sức chứa sinh thái Sức chứa sinh thái được hiểu là tổng số cá thể lớn nhất mà một không gian nhất định có thể nuôi dưỡng được loài Sức chứa sinh thái có thể phụ thuộc vào lượng thức ăn, nước uống, nơi làm tổ
2.1.4 Thành phần giới tính
Trong nghiên cứu về sinh thái học quần thể, tỉ lệ cá thể đực và cái trong quần thể thường được ước lượng Tỉ lệ cá thể đực hoặc cái trong quần thể đơn giản là phần trăm cá thể đực hoặc cái trong quần thể Thông thường, tỉ lệ đực và cái trong quần thể thường là 50%, hay 1:1 Tuy nhiên, tỉ lệ này có thay đổi theo không gian, giai đoạn phát triển và thay đổi theo loài
Ngoài các yếu tố tự nhiên trên, thành phần giới tính cũng có thể thay đổi do các yếu tố tác động của con người Ví dụ: Do áp lực săn bắn để lấy ngà nên nhiều quần thể Voi hiện không còn cá thể đực
Ở một số loài bò sát, dưới các điều kiện nhiệt độ ấp trứng khác nhau, tỉ lệ đực cái cũng thay đổi Khi nhiệt độ ấp càng cao thì tỉ lệ cá thể cái trong quần thể càng lớn
2.1.5 Cấu trúc tuổi
Cấu trúc tuổi thể hiện sự phân bố của số lượng cá thể trong quần thể theo tuổi hoặc cấp tuổi Việc nghiên cứu cấu trúc tuổi có thể đánh giá được tương lai của một quần thể Ví dụ: Nếu một quần thể động vật hoang dã không có con non và bán trưởng thành, mà chỉ gồm các cá thể già thì khả năng tuyệt chủng của quần thể đó sẽ cao
Hình 2.1 Tháp cấu trúc tuổi
Trang 39Thông thường, số lượng cá thể non trong quần thể sẽ lớn nhất Tới các tuổi/cấp tuổi cao hơn thì số lượng cá thể giảm đi do chúng bị chết một cách tự nhiên do bệnh, bị ăn thịt bởi loài động vật khác, hoặc thậm chí bị săn bắt bởi con người
2.1.6 Tỉ lệ tử vong
Tỉ lệ tử vong hay tỉ lệ chết thể hiện số lượng/tỉ lệ cá thể của quần thể chết đi trong đơn vị thời gian Tỉ lệ chết tuyệt đối được hiểu là số lượng cá thể của quần thể bị chết đi giữa hai lần quan sát Ví dụ: Nếu N1 = 100, Nt+1 = 90, và trong thời điểm từ t đến t+1 không có cá thể nào sinh ra, di cư đến hoặc di cư đi thì tỉ lệ chết tuyệt đối:
D = ΔN = 100 - 90 = 10
Tỉ lệ tử vong tương đối là phần trăm số cá thể trong quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian Trong ví dụ trên, tỉ lệ tử vong tương đối là d = D/N = 10/100 = 10% hay d = 0,1
Tỉ lệ tử vong có thể thay đổi theo tuổi và giới tính Ví dụ: Tỉ lệ tử vong của loài Voi châu Phi giảm dần từ 0 đến 10 tuổi, sau đó lại tăng cao khi voi trưởng thành và bước sang giai đoạn tuổi già (Hình 2.2) (Lahdenperä et al., 2018)
Hình 2.2 Tỉ lệ tử vong ở loài Voi châu Phi
(Nguồn: Lahdenperä et al., 2018)
Trang 402.1.7 Tỉ lệ sinh sản
Tỉ lệ sinh sản biểu thị số lượng cá thể mới được sinh ra và bổ sung vào quần thể trong một đơn vị thời gian Tỉ lệ sinh tuyệt đối được hiểu là số lượng cá thể mới được sinh ra đi giữa hai lần quan sát Ví dụ: Nếu N1 = 100, Nt+1 = 120, và trong thời điểm từ t đến t+1 không có cá thể nào chết đi, di cư đến hoặc di cư đi thì tỉ lệ sinh tuyệt đối B = ΔN = 120 - 100 = 20
Tỉ lệ sinh tương đối là tỉ lệ sinh tuyệt đối trong một đơn vị thời gian chia cho tổng số cá thể trong quần thể Trong ví dụ trên, tỉ lệ sinh tương đối là b = B/N = 20/100 = 20% hay b = 0,2
Tỉ lệ sinh có thể thay đổi theo tuổi của cá thể động vật Thông thường, trong giai đoạn đầu trước khi trưởng thành sinh dục, tỉ lệ sinh rất thấp và đạt được mức cao nhất khi con vật bước vào tuổi trưởng thành Càng về già, khả năng sinh sản của con vật càng giảm
Wittemyer et al., (2013) đã nghiên cứu quần thể Voi châu Phi ở Khu bảo tồn Quốc gia Samburu và Buffalo Springs thuộc Kenya và đã ước lượng được tỉ lệ sinh sản của loài Một số cá thể Voi châu Phi trong khu vực nghiên cứu bắt đầu sinh sản vào tầm tuổi 7, sinh sản ổn định và đồng đều vào tầm tuổi 12 Tỉ lệ sinh sản cao nhất của Voi châu Phi được ghi nhận ở tuổi 40, khi đó một cá thể cái có thể sinh sản bình quân 0,13 cá thể non cái trong một năm Trong hình 2.3, đường nét đứt là tỉ lệ sinh sản thực tế quan sát được hàng năm, đường liền màu đậm là tỉ lệ sinh sản trung bình cho 5 năm
Hình 2.3 Sự biến động của tỉ lệ sinh sản tương đối theo tuổi của loài Voi châu Phi ở Khu bảo tồn Quốc gia Samburu và Buffalo Springs ở Kenya
(Nguồn: Wittemyer et al., 2013)