1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thanh toán quốc tế

155 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư nư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TS HOÀNG THỊ HẢO

THS ĐỖ THỊ THÚY HẰNG, THS ĐÀO THỊ HỒNG

THANH TOÁN QUỐC TẾ

(Bài giảng Trường Đại học Lâm nghiệp)

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TS Hoàng Thị Hảo,

ThS Đỗ Thị Thúy Hằng, ThS Đào Thị Hồng

THANH TOÁN QUỐC TẾ

(Bài giảng Trường Đại học Lâm nghiệp)

Hà Nội - 2023

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưng thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển được hay không lại còn phụ thuộc vào khâu thanh toán và tài trợ ngoại thương có thông suốt, kịp thời an toàn và chính xác

Thương mại và thanh toán quốc tế vốn dĩ là phức tạp và nhiều rủi ro hơn so với thương mại và thanh toán nội địa, bởi vì nó chịu chi phối bởi không chỉ luật lệ và tập quán địa phương mà còn cả luật lệ và tập quán quốc tế, sử dụng ngôn ngữ nước ngoài và đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ Chính vì vậy, các bên tham gia thương mại và thanh toán quốc tế cần thành thạo không những về ngôn ngữ, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, mà còn cả các hệ thống, tập quán, luật pháp địa phương và quốc tế

Nhằm trang bị kiến thức cơ bản về thanh toán quốc tế, có tính lý luận và thực tiễn về một lĩnh vực phức tạp, bài giảng “Thanh toán quốc tế” được biên soạn trên cơ sở cập nhật kiến thức mới Với phương pháp tiếp cận có hệ thống, từ lý luận đến thực tiễn, cuốn Bài giảng trước hết phục vụ cho việc học tập của sinh viên các khối ngành Kế toán, Kinh tế, Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Lâm nghiệp, đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo thêm cho cán bộ Ngân hàng và nhà kinh doanh xuất nhập khẩu

Cuốn bài giảng “Thanh toán quốc tế” là công trình của các giảng viên Bộ môn Tài chính - Kế toán tham gia biên soạn, gồm:

- TS Hoàng Thị Hảo biên soạn chương 5; - ThS Đào Thị Hồng biên soạn chương 1, 2; - ThS Đỗ Thị Thúy Hằng biên soạn chương 3, 4

Tập thể tác giả đồng biên soạn đã cố gắng hết sức nhằm đáp ứng tốt nhất cho bạn đọc, nhưng cuốn Bài giảng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi xin cảm ơn và chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa để những lần tái bản tiếp theo được tốt hơn

Trang 5

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

- Bộ môn Tài chính kế toán, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại

Trang 6

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế 15

1.2 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế 15

1.3 Vai trò thanh toán quốc tế 17

1.3.1 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế 17

1.3.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại 18

1.3.3 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nhà kinh doanh xuất, nhập khẩu 18 1.4 Các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế 19

1.4.1 Ngân hàng trung ương 19

1.4.2 Ngân hàng thương mại 19

1.4.3 Các chủ thể khác 20

1.5 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế 21

1.5.1 Thanh toán quốc tế mang yếu tố nước ngoài 21

1.5.2 Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ 21

1.5.3 Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn 22

1.5.4 Hệ thống thanh toán quốc tế phát triển ngày càng hoàn thiện 22

Câu hỏi ôn tập chương 1 23

Trang 7

2.2.1 Khái niệm 25

2.2.2 Cách công bố và đọc tỷ giá hối đoái 26

2.2.3 Phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái 26

2.2.4 Tỷ giá chéo 27

2.2.5 Tỷ giá nghịch đảo 31

2.2.6 Phân loại tỷ giá hối đoái 32

2.2.7 Các chế độ tỷ giá 34

2.2.8 Các yếu tố tác động tới tỷ giá 37

2.2.9 Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái 39

2.3 Thị trường hối đoái 42

2.3.1 Khái niệm 42

2.3.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối 42

2.3.3 Thành phần tham gia 43

2.3.4 Vai trò của thị trường ngoại hối 44

2.3.5 Các giao dịch kinh doanh trên thị trường hối đoái 45

Câu hỏi ôn tập chương 2 60

Chương 3 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ 3.1 Khái niệm phương tiện thanh toán quốc tế 63

3.2 Hối phiếu (Bill of exchange) 63

3.2.1 Khái niệm và nội dung của hối phiếu 63

3.2.2 Đặc điểm 64

3.2.3 Các loại hối phiếu 65

3.2.4 Việc thành lập hối phiếu 67

3.2.5 Quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan đến hối phiếu 69

3.2.6 Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu 71

3.3 Séc 77

3.3.1 Khái niệm 77

3.3.2 Đặc điểm của Séc 77

3.3.3 Các loại Séc 79

Trang 8

3.3.4 Các bên liên quan đến Séc 80

3.3.5 Các nghiệp vụ liên quan đến Séc 80

3.4 Kỳ phiếu 84

3.4.1 Khái niệm 84

3.4.2 Các đặc điểm của kỳ phiếu 85

3.4.3 Các bên liên quan đến kỳ phiếu 85 CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 4.1 Những vấn đề chung về cán cân thanh toán quốc tế 92

4.1.1 Khái niệm và đặc trưng của cán cân thanh toán quốc tế 92

4.1.2 Phân loại cán cân thanh toán quốc tế 93

4.1.3 Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế 93

4.1.4 Số liệu được thu thập và phản ánh trên cán cân thanh toán quốc tế 94

4.1.5 Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế 95

4.2 Nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán quốc tế 99

4.2.1 Nguyên tắc cơ bản thứ nhất 99

4.2.2 Nguyên tắc cơ bản thứ hai 99

4.3 Mối quan hệ của cán cân thanh toán quốc tế 101

4.3.1 Với tỷ giá hối đoái 101

4.3.2 Với nền sản xuất trong nền kinh tế mở 101

4.4 Điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế 102

4.4.1 Thay đổi tỷ giá hối đoái để điều chỉnh cán cân thanh toán 102

4.4.2 Thực hiện cơ chế đa tỷ giá linh hoạt 103

4.4.3 Thực hiện chính sách chiết khấu cao 103

4.4.4 Các biện pháp tài chính khác 104

Câu hỏi ôn tập chương 4 105

Trang 9

Chương 5

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

5.1 Điều kiện thanh toán 106

5.1.1 Các điều kiện thương mại quốc tế (incoterms) 106

5.1.2 Các điều khoản chủ yếu trong một hợp đồng ngoại thương 111

5.1.3 Các điều kiện trong thanh toán 112

5.2 Các phương thức thanh toán 116

5.2.1 Phương thức chuyển tiền 116

5.2.2 Phương thức mở tài khoản ghi sổ 119

5.2.3 Phương thức nhờ thu 120

5.2.4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 127

Câu hỏi ôn tập chương 5 143

Tài liệu tham khảo 144

Phụ lục 145

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương

TGHĐ Tỷ giá hợp đồng TGHV Tỷ giá hòa vốn TGGN Tỷ giá giao ngay

Trang 11

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ bằng tiếng anh Từ viết đầy đủ bằng tiếng việt

Arbitrage Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá

Cheques, Check Séc

Corporate bond Trái phiếu doanh nghiệp

Future Nghiệp vụ tương lai Government bond Trái phiếu Chính phủ

Promissory note Kỳ phiếu

B/E Bill of exchange Hối phiếu B/L Bill of Lading Vận đơn

BEA 1882 Bill of Exchange Act of 1882 Luật hối phiếu 1882 của Anh BOP Balance of Payments Cán cân thanh toán quốc tế CHIPS Clearing House Interbank D/P Documents against Payment Nhờ thu trả tiền trao chứng từ

hay (nhờ thu trả ngay) ICC International Chamber of

Commerce Phòng thương mại quốc tế IMF International monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

Trang 12

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ bằng tiếng anh Từ viết đầy đủ bằng tiếng việt

INCOTERMS International Commerce Terms Các điều kiện thương mại quốc tế CFR Cost and Freight Cước phí

CIF Cost, Insurance and Freight Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí CIP Carriage and Insurance Paid to Cước phí và phí bảo hiểm trả tới CPT Carriage Paid To Cước phí trả tới

DAT Deliver at Terminal Giao tại bến DAP Delivery at Place Giao tại nơi đến

DDP Delivered Duty Paid Giao hàng đã nộp thuế hay (Giao hàng đã thông quan nhập khẩu) EXW EX Work Giao tại xưởng (Giá xuất xưởng)

FCA Free Carrier Giao cho người chuyên chở FAS Free Alongside Ship Giao dọc mạn tàu

FOB Free On Board Giao lên tàu L/C Letter of Credit Thư tín dụng

SDR Special Drawing Rights Quyền rút vốn đặc biệt SWIFT

Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication

Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu UCC 1962 Uniform Commercial Code of

1962

Luật thương mại thống nhất 1962 của Mỹ

UCP Uniform Customs and Practice for Documentary credits

Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

ULB Uniform Law for Bills of

exchange Luật hối phiếu về Hối phiếu ULC Uniform Law for Cheques Luật điều chỉnh Séc

URC Uniform Rules for Collection Quy tắc thống nhất về nhờ thu URR Uniform Rules for

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Ký hiệu của một số đồng tiền tệ theo tiêu chuẩn ISO 4217 24

Bảng 2.2 So sánh giao dịch kỳ hạn và giao dịch tương lai 50

Bảng 4.1 Mẫu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 97

Bảng 4.2 100

Bảng 4.3 100

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Lợi nhuận của các vị thế trong quyền chọn mua ngoại tệ 56

Hình 2.2 Lợi nhuận của các vị thế trong quyền chọn bán ngoại tệ 58

Hình 3.1 Mẫu hối phiếu 65

Sơ đồ 3.1 Quy trình lưu thông hối phiếu trả ngay 76

Sơ đồ 3.2 Quy trình lưu thông hối phiếu trả sau 77

Sơ đồ 5.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền 117

Sơ đồ 5.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán ghi sổ 120

Sơ đồ 5.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu trơn 124

Sơ đồ 5.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ 124

Sơ đồ 5.5 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ 133 Sơ đồ 5.6 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ theo tập quán NHTM Việt Nam 134

Trang 16

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế

Mỗi quốc gia có những đặc điểm, điều kiện phát triển về kinh tế như địa lý, khí hậu, môi trường, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực khác nhau đã làm cho lợi thế so sánh của các nước là không bằng nhau, một số nước có lợi thế ở mặt này nhưng lại có những hạn chế ở mặt khác và ngược lại ở các quốc gia khác Để tồn tại và phát triển, các quốc gia phải tiến hành trao đổi kinh tế, thương mại và tài chính với nhau trên nguyên tắc mang những cái mình có lợi thế để trao đổi với những cái chưa có lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và tài nguyên của đất nước Cùng với sự phân công lao động quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu sắc, nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa sâu rộng đã tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, xã hội giữa các quốc gia, hình thành nên các quan hệ kinh tế quốc tế Một nước sẽ nhập khẩu những hàng hóa mà họ chưa sản xuất được hoặc những hàng hóa có giá rẻ hơn và xuất khẩu những hàng hóa mà họ có lợi thế, hình thành nên quan hệ buôn bán giữa các quốc gia (hoạt động ngoại thương)

Như vậy, hoạt động ngoại thương chính là cơ sở hình thành thanh toán quốc tế Hoạt động ngoại thương kết thúc bằng việc bên mua thanh toán và nhận hàng, bên bán giao hàng, trả tiền theo các điều kiện đã thỏa thuận Việc trao đổi các hoạt động kinh tế, thương mại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này đối với nước khác Đồng tiền trong thanh toán có thể là tiền của nước bán, nước mua hoặc đồng tiền của một bên thứ ba, hình thành hoạt động kinh doanh ngoại hối Thông thường, trong quá trình thanh toán, người mua và người bán không thanh toán trực tiếp cho nhau mà thông qua sự trợ giúp của hệ thống ngân hàng trên thế giới, từ đó hình thành nên nghiệp vụ thanh toán quốc tế

1.2 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế

- Một số khái niệm được đưa ra về hoạt động thanh toán quốc tế như sau:

+ Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu, chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau;

+ Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá

Trang 17

nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế, thông qua hệ thống ngân hàng của các nước liên quan;

+ Thanh toán quốc tế là việc thu, chi của một nước trong các lĩnh vực kinh tế tài chính dẫn đến việc tăng giảm ngoại hối của một nước trong một thời gian nào đó

Như vậy, thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu - chi tiền tệ

của một nước trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính thông qua hệ thống ngân hàng thế giới dẫn đến việc tăng giảm ngoại hối của một nước trong một thời gian nào đó

- Đặc điểm của thanh toán quốc tế:

+ Hoạt động thanh toán quốc tế là sự thu - chi bằng tiền giữa các quốc gia với nhau (làm tăng hoặc giảm ngoại hối của một quốc gia trong một thời kỳ)

Có hai loại thu và chi tiền tệ chính phát sinh trong hoạt động thanh toán giữa các quốc gia Thứ nhất, loại thu và chi tiền tệ phát sinh từ việc dịch chuyển các dòng vốn tài chính giữa các quốc gia liên quan đến các hoạt động vay nợ, viện trợ, đầu tư, biếu tặng, kiều hối Thứ hai, loại thu chi tiền tệ giữa các quốc gia nhằm mục đích thu và trả nợ phát sinh trong các quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ, hợp tác kinh tế, tài chính, khoa học và kỹ thuật, văn hóa - giáo dục, chính trị xã hội;

+ Hoạt động thanh toán quốc tế đa phần được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới

Hầu hết giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia được phản ánh qua doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại, trừ một số lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua bán qua con đường tiểu ngạch Trong thực tiễn, người xuất khẩu và người nhập khẩu không được phép tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhau, mà theo luật định phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng Việc thanh toán qua ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả;

+ Hoạt động thanh toán quốc tế phản ánh mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau

Các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các quốc gia với nhau có thể xuất phát từ tất cả các lĩnh vực như: Các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng…;

+ Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế được hình thành và phát triển trên nền tảng hoạt động ngoại thương và các quan hệ trao đổi quốc tế Nghiệp

Trang 18

vụ ngày đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo sự kết nối hài hòa giữa ngân hàng trong nước với hệ thống ngân hàng trên thế giới;

+ Hoạt động thanh toán quốc tế sử dụng đồng tiền là ngoại tệ của ít nhất một trong hai bên Do đồng tiền thanh toán là ngoại tệ của ít nhất một trong hai bên có quan hệ giao dịch nên hoạt động thanh toán quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia;

+ Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu bằng tiếng Anh;

+ Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế Việc giải quyết tranh chấp chủ yếu vằng luật quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia, do đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế không những chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia, mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế Điều này sẽ tạo sự bình đẳng, công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế, tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra Một số bộ quy tắc, tập quán và điều khoản thương mại sử dụng phổ biến trong các giao dịch liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế như: UCP, URC, INCOTERMS…

1.3 Vai trò thanh toán quốc tế

1.3.1 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế thế giới bên ngoài, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối ngoại của các quốc gia trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ góp phần giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa, tiền tệ giữa người mua và người bán một cách thông suốt, hiệu quả

Tóm lại, vai trò quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế của một quốc gia thể hiện chủ yếu ở những mặt sau:

- Tạo động lực và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế;

- Tạo động lực và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp; - Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế;

- Tăng cường thu hút kiều hối;

- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 19

1.3.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại

- Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán, giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng và tiện lợi, giảm bớt chi phí, khách hàng được tư vấn trong giao dịch thanh toán do vậy hạn chế được rủi ro trong quan hệ giao dịch mua bán và thanh toán với nước ngoài Mặt khác, nếu thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ đó khuyến khích được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư ra nước ngoài

- Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng gia tăng khả năng sinh lời Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, nó đem lại nguồn thu đáng kể về giá trị và tỷ trọng trong doanh số của các ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ thanh toán ngoại bảng: Ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảo lãnh… mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí Trong đó, thanh toán quốc tế là nghiệp vụ quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao mang lại khoản thu phí ngày một tăng cho ngân hàng thương mại, chắp nối phát triển nghiệp vụ khác như tín dụng, xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, mở rộng quan hệ tài khoản, quan hệ ngân hàng đại lý… nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng

Như vậy, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, đây không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng

1.3.3 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nhà kinh doanh xuất, nhập khẩu

Hoạt động thanh toán quốc tế đáp ứng các nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Trong hoạt động trao đổi ngoại thương, người bán và người mua đều có những e ngại trước những rủi ro cho mình khi lựa chọn phương thức thanh toán, đó là: Người bán sẽ kiểm soát được hàng hóa cho đến khi thanh toán còn người mua sẽ kiểm soát được tiền cho đến khi nhận hàng hóa Để giảm thiểu tối đa những rủi ro này, nhà xuất khẩu là sẽ kiểm soát hàng hóa thông qua việc kiểm soát chứng từ vận tải, nhà nhập khẩu sẽ kiểm soát tiền thông qua việc định đoạt chứng từ vận tải bằng việc sử dụng các phương thức thanh toán của các ngân hàng thương mại Như vậy, cả người bán và người mua đều kiểm soát hàng hóa và tiền thông qua chứng từ vận tải bằng dịch vụ của ngân hàng Rõ ràng, thanh toán quốc tế là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu với trung gian thanh toán là các ngân hàng thương mại

Trang 20

1.4 Các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế

1.4.1 Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương (NHTW) tham gia vào thanh toán quốc tế với cương vị là người thay mặt Chính phủ ký kết và thực hiện các Hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế và là ngân hàng của các ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và thanh toán quốc tế Với cương vị đó, NHTW thực hiện các nhiệm vụ:

- Chủ trì lập và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; - Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối;

- Thay mặt chính phủ ký kết các điều ước quốc tế, luật quốc tế về tiền tệ và tín dụng; - Đại diện cho chính phủ tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế;

- Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng và thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước;

- Quản lý và cung ứng các công cụ lưu thông tín dụng sử dụng trong thanh toán quốc nội và quốc tế;

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

Chính phủ là người tham gia thanh toán quốc tế thông qua Ngân hàng Trung ương là người đại diện Các hiệp định về tài chính và tiền tệ ký kết giữa các Chính phủ dưới dạng đa phương hay song phương chi phối rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia

1.4.2 Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là chủ thể chủ yếu của các trung gian tài chính tham gia thanh toán quốc tế Ngân hàng là một trung gian tài chính có mạng lưới bao trùm rộng khắp trong toàn quốc, nắm hầu hết toàn bộ của cải của xã hội dưới hình thức bằng tiền, đồng thời có mạng lưới đại lý ở hầu hết các quốc gia đối tác trên phạm vi toàn cầu

* Hoạt động của NHTM trong thanh toán quốc tế

- Kinh doanh ngoại tệ:

+ Theo nghĩa rộng: Kinh doanh ngoại tệ bao gồm việc mua bán ngoại tệ đảm bảo số dư tài khoản kinh doanh ngoại hối, nguồn ngoại tệ và tìm cách thu lời qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau;

+ Theo nghĩa hẹp: Kinh doanh ngoại tệ chỉ đơn thuần là việc mua bán số dư trên tài khoản bằng ngoại tệ

Trang 21

- Trung gian tín dụng: Trong quá trình tái sản xuất xã hội, do chu kỳ sản xuất khác nhau, quy mô vốn khác nhau, tính chất và môi trường kinh doanh không giống nhau làm cho có một số chủ thể tạm thời thiếu vốn và một số chủ thể tạm thời thừa vốn Các chủ thể đó không kinh doanh tín dụng nên không tự điều hòa vốn cho nhau NHTM với chi nhánh và mạng lưới rộng khắp đã huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để phân phối lại cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng Khi đó ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tín dụng cho nền kinh tế quốc dân Chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ sở của ngân hàng, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng

- Trung gian thanh toán: Các chủ thể trong nền kinh tế đem gửi tiền tệ tạm thời nhàn rỗi vào NHTM để hưởng lãi tiền gửi và coi ngân hàng như người giữ hộ tiền của mình Thông qua hệ thống ngân hàng, chủ tài khoản có thể ủy thác cho ngân hàng nắm giữ tài khoản của mình thu hộ hoặc chi hộ các khoản tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh với chủ tài khoản khác mở tại các Ngân hàng khác trong và ngoài nước Khi đó, NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán Hoạt động thu, chi tiền tệ giữa các tài khoản của những người cư trú với nhau được gọi là thanh toán quốc nội Ngược lại, hoạt động thanh toán giữa các tài khoản của những người cư trú với người phi cư trú hoặc giữa những người phi cư trú với nhau được gọi là thanh toán quốc tế

- Tài trợ ngoại thương: NHTM đóng vai trò tài trợ xuất nhập khẩu một cách tích cực và chủ động Ngoài ra, NHTM còn thực hiện bảo lãnh trong hoạt động ngoại thương

1.4.3 Các chủ thể khác

Các chủ thể khác bao gồm các cá nhân, thể nhân hoạt động trong các lĩnh vực phi ngân hàng như kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động, chuyên gia du lịch, vận tải, giao nhận, bảo hiểm, đầu tư và các hoạt động ngoại giao, quân sự, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và xã hội

Các chủ thể này tham gia hoạt động thanh toán quốc tế với tư cách là người ủy thác cho Ngân hàng thu hộ những khoản phải thu và ra lệnh cho ngân hàng chi các khoản phải chi cho nước ngoài Các khoản thu, chi của các chủ thể này diễn ra trên các hoạt động như xuất, nhập khẩu hàng hóa, lao động, du lịch, giao nhận vận tải, bảo hiểm, kiều hối, trái tức, lãi ngân hàng, viện trợ không hoàn lại… Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đến cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia do chúng cấu thành cán cân thanh toán vãng lai của quốc gia quốc gia đó

Trang 22

1.5 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế

1.5.1 Thanh toán quốc tế mang yếu tố nước ngoài

- Chủ thể tham gia thanh toán là những người cư trú và người phi cư trú, giữa những người phi cư trú với nhau

- Tiền tệ thanh toán được chuyển khoản từ tài khoản người phi cư trú sang tài khoản người cư trú hoặc giữa tài khoản hai người phi cư trú với nhau không kể cùng ngân hàng hay không

- Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai nước hoặc có thể là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ

Tiền nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ trong các trường hợp sau:

+ Người nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào một nước khác thu bằng tiền tệ của nước đó và sau đó dùng đồng nội tệ này để thanh toán hàng nhập khẩu từ nước này;

+ Chủ đầu tư được chia lãi bằng nội tệ và được chuyển đổi số lãi đầu tư này ra bất cứ ngoại tệ nào để chuyển về nước hoặc dùng để tái đầu tư hoặc mua hàng của nước sở tại để xuất ra nước ngoài;

+ Theo phương thức thư ủy thác mua, người nhập khẩu nước ngoài phải chuyển ngoại tệ vào tài khoản ủy thác mua tại một ngân hàng ở nước xuất khẩu để mua bộ chứng từ giao hàng đã có sự xác nhận của đại diện người nhập khẩu đóng ở nước xuất khẩu sau khi giao hàng Đồng tiền ghi trên tài khoản ủy thác mua có thể là ngoại tệ nhưng cũng có thể là nội tệ của nước xuất khẩu

1.5.2 Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ

Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng Đây là một loại dịch vụ không những có những đặc điểm truyền thống như những loại dịch vụ khác mà còn có những đặc điểm riêng biệt mà thanh toán trong nước không có

- Những đặc điểm truyền thống mà hoạt động thanh toán quốc tế giống những dịch vụ khác:

+ Dịch vụ mang tính vô hình: Các dịch vụ không tồn tại dưới dạng hiện vật, không nhìn thấy được, và không thể lượng hóa được chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật như những hàng hóa thông thường;

+ Quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời: Đối với hàng hóa thông thường, quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa là hai khâu tách biệt nhau Nhưng đối với dịch vụ, quá trình cung ứng gắn liền với quá trình tiêu dùng dịch vụ Thời điểm cung ứng dịch vụ hoàn tất cũng chính là thời điểm hoàn thành việc tiêu

Trang 23

dùng dịch vụ;

+ Không thể lưu trữ được dịch vụ: Do dịch vụ mang tính vô hình và quá trình cung ứng, tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt hoặc lưu trữ trong kho như những hàng hóa thông thường khác

- Những đặc điểm riêng biệt của dịch vụ thanh toán quốc tế khác so với thanh toán quốc nội:

+ Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ được cung ứng qua biên giới quốc gia Trong quá trình cung ứng này, chỉ có dịch vụ được chuyển qua biên giới còn người cung ứng dịch vụ thì không dịch chuyển;

+ Việc tiêu dùng dịch vụ diễn ra ở nước ngoài, người thụ hưởng dịch vụ không cùng lãnh thổ với người cung ứng dịch vụ;

+ Thanh toán quốc tế sẽ hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ: Các ngân hàng thường thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng ở các nước sở tại hoặc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước tiêu thụ dịch vụ để thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế hiệu quả

1.5.3 Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn

Không gian thanh toán quốc tế rộng lớn, thời gian thanh toán tương đối dài, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật phục vụ thanh toán quốc tế của các quốc gia không đồng đều, môi trường pháp lý quốc tế của thanh toán quốc tế còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ, thiếu nhiều luật quốc tế, các tập quán quốc tế của Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành tương đối đầy đủ nhưng còn thiếu bất cập trong vận dụng Trình độ nguồn nhân lực tham gia thanh toán quốc tế của các quốc gia chênh lệch rất lớn là nguyên nhân phát sinh rủi ro trong thanh toán quốc tế hiện nay

1.5.4 Hệ thống thanh toán quốc tế phát triển ngày càng hoàn thiện

Hệ thống thanh toán quốc tế chuyển từ thanh toán bằng tiền đúc bằng bạc hoặc vàng sang thanh toán bằng chứng từ (séc, thương phiếu, thư chuyển tiền, thư tín dụng du lịch…) đã phá vỡ thị trường quốc gia chật hẹp để hình thành thị trường hàng hóa quốc tế rộng lớn vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

Sự phát triển của công nghệ thông tin điện tử, đặc biệt là công nghệ thông tin kỹ thuật số đã chuyển hướng hệ thống thanh toán quốc tế sang thanh toán điện tử như hệ thống chuyển tiền điện tử quốc tế như Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu - Swift (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), hệ thống thanh toán bù trừ quốc tế và khu vực CHIPS (Clearing House Interbank Payment System)

Trang 24

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1 Trình bày cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế?

2 Hoạt động thanh toán quốc tế và thanh toán quốc nội giống và khác nhau ở điểm nào?

3 Trong hoạt động thanh toán quốc tế có những chủ thể nào tham gia?

4 Trình bày vai trò của ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán quốc tế? 5 Hoạt động thanh toán quốc tế có những đặc điểm gì?

Trang 25

Chương 2 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

2.1 Ngoại hối

Ngoại hối là các phương tiện có giá trị được dùng để tiến hành thanh toán giữa các quốc gia Tùy theo tập quán mỗi nước, phạm vi các phương tiện làm ngoại hối có thể không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung ngoại hối có các loại sau:

- Ngoại tệ: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực Ngoại tệ có thể tồn tại dưới dạng tiền giấy, tiền kim loại, tiền tín dụng

Theo tiêu chuẩn ISO 4217, đồng tiền của các quốc gia được ký hiệu gồm ba chữ cái, trong đó hai chữ cái đầu là tên quốc gia, chữ cái thứ ba là loại đồng tiền của quốc gia đó Một số loại ngoại tệ của các quốc gia có quan hệ đầu tư và trao đổi thương mại thường xuyên với Việt Nam được ký hiệu như sau:

Bảng 2.1 Ký hiệu của một số đồng tiền tệ theo tiêu chuẩn ISO 4217

Tên tiền tệ Ký hiệu theo tiêu chuẩn ISO

Nhân dân tệ Trung Quốc CNY

Trang 26

- Phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ, gồm: Séc (Check), thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange), hối phiếu nhận nợ - kỳ phiếu (Promissory note) và các phương tiện thanh toán khác

- Các loại giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ như trái phiếu Chính phủ (Government bond), trái phiếu công ty (Corporate bond), cổ phiếu (Stock) và các loại giấy tờ có giá khác

- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

- Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế

2.2 Tỷ giá hối đoái

2.2.1 Khái niệm

Hiện nay, có nhiều cách hiểu về tỷ giá hối đoái:

- Thứ nhất, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một

đồng tiền khác ở một thời điểm nhất định và tại một thị trường nhất định Đây là cách hiểu phổ biến về tỷ giá tại các thị trường ngoại hối thực hiện việc mua bán các đồng tiền khác nhau

Chẳng hạn, một người Việt Nam đến ngân hàng thương mại mua 10.000 USD, anh ta sẽ phải trả cho ngân hàng 225.500.000 đồng

Như vậy, giá của 1 USD là = 225.500.000/10.000 = 22.550 VND

- Thứ hai, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi tiền tệ giữa các đồng tiền

Giả sử có 2 đồng tiền A và B, tỷ giá giữa chúng được thiết lập là 1A = xB hoặc 1B = yA, khi đó các tỷ lệ 1 : x hay 1 : y đều là các tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền Đây là cách hiểu được sử dụng phổ biến trong thống kê tính toán, đặc biệt là tính toán GDP, GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia

- Thứ ba, tỷ giá hối đoái là sự so sánh giữa tiền tệ của hai nước với nhau Đây là

khái niệm cơ bản về tỷ giá hối đoái Ví dụ:

+ Trước đại chiến thế giới thứ nhất (1880 - 1914), so sánh giữa GBP và USD cho ta tỷ giá: GBP = 5,3089 USD;

Trang 27

+ Sau đại chiến thế giới lần thứ hai (1945 - 1970), so sánh giữa GBP và USD cho tỷ giá: GBP = 2,80 USD

Từ những cách tiếp cận trên, có thể đưa ra một khái niệm chung về tỷ giá hối

đoái như sau: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa các đồng tiền và là mức

giá mà tại đó các đồng tiền có thể chuyển đổi được cho nhau

2.2.2 Cách công bố và đọc tỷ giá hối đoái

Ngân hàng công bố tỷ giá mua ngoại tệ (Bid rate) và tỷ giá bán ngoại tệ (Ask rate) như sau:

- Cách 1 Công bố tách rời nhau:

Bid rate: USD = 0,9033 CHF; Ask rate: USD = 0,9035 CHF

- Cách 2 Công bố rút gọn:

USD/CHF = 0,9033/0,9035; hoặc USD/CHF = 0,9033/35

Với cách công bố tỷ giá như trên, đồng tiền đứng trước (USD) là đồng tiền yết giá, đồng tiền đứng sau (CHF) là tiền định giá Chữ số đứng đằng trước dấu phẩy là đơn vị tiền tệ, hai chữ số đứng sau dấu phẩy gọi là “số”, cứ 100 số tăng lên một đơn vị tiền tệ Hai chữ số kế tiếp gọi là điểm, cứ 100 điểm tăng lên một số Tỷ giá trên đọc là “tỷ giá USD/CHF bằng 0 phảy, 90 số, 33 điểm đến 35 điểm” hay tỷ giá Đôla Mỹ - franc Thụy Sỹ từ 0,9033 đến 35

2.2.3 Phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái

Có hai phương pháp yết giá phổ biến:

- Yết giá trực tiếp (certain quotation): Phương pháp yết giá này cho biết có bao

nhiêu số lượng tiền tệ trong nước đổi được một đơn vị ngoại tệ Đây còn gọi là yết giá kiểu châu Âu

Theo đó, đồng tiền yết giá sẽ là ngoại tệ còn đồng tiền định giá sẽ là nội tệ Ví dụ: Ngày 6/3/2019, Ngân hàng Ngoại thương tại Việt Nam yết giá như sau:

USD/VND = 22.500 - 22.700

- Yết giá gián tiếp (Incertain quotation): Phương pháp yết giá này cho biết có

bao nhiêu số lượng ngoại tệ đổi được một đơn vị tiền tệ trong nước (Yết giá kiểu Mỹ)

Trang 28

Trong phương pháp yết giá này, nội tệ là đồng tiền yết giá còn ngoại tệ là đồng tiền định giá

Ví dụ: Ngày 6/3/2019, Ngân hàng HSBC tại Anh yết giá như sau: GBP/USD = 1,1611 - 1,1656

2.2.4 Tỷ giá chéo

- Khái niệm: Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiền thứ ba Trong đó, đồng tiền thứ ba là đồng tiền trung gian hay đồng tiền ngang giá chung

- Các trường hợp xác định tỷ giá chéo:

Có ba trường hợp xác định tỷ giá chéo như sau:

+ Trường hợp 1: Tỷ giá giữa hai đồng tiền yết giá (vị trí tử số)

Ví dụ 2.1: Một công ty Pháp xuất khẩu một lô hàng sang Anh thu được 100.000

GBP Công ty cần đổi GBP để lấy EUR Vậy ngân hàng sẽ thanh toán cho công ty bao nhiêu EUR?

Có thể miêu tả quá trình như sau: Trước hết, công ty Pháp bán GBP đổi lấy

USD, ngân hàng áp dụng tỷ giá bid (GBP/USD), sau đó công ty tiếp tục bán USD

và mua EUR, ngân hàng áp dụng tỷ giá ask (EUR/USD)

Như vậy tỷ giá:

Trang 29

Tổng số tiền EUR công ty thu được:

Ví dụ 2.2: Một công ty Pháp nhập khẩu một lô hàng từ Thụy Sỹ trị giá 100.000

CHF Công ty đến ngân hàng với nhu cầu mua CHF và thanh toán bằng EUR Xác định đối khoản EUR công ty cần chi trả để có được số CHF nói trên

Trang 30

+ Trường hợp 2: Tỷ giá giữa hai đồng tiền định giá (vị trí mẫu số)

Ví dụ 2.3: Một công ty Việt Nam nhập khẩu một lô hàng từ Thái Lan có giá trị

là 1.000.000 THB với điều kiện trả chậm trong 3 tháng Trong trường hợp này, công ty cần mua THB và thanh toán đối khoản bằng VND là bao nhiêu?

Biết rằng: Tỷ giá USD/THB = 31,74 - 84

Quá trình này như sau: Trước hết, công ty bán VND để mua USD, ngân hàng áp dụng tỷ giá ask (USD/VND), sau đó công ty tiếp tục bán USD đổi lấy THB, ngân

hàng áp dụng tỷ giá bid (USD/THB)

Trang 31

Công thức tổng quát với giả sử A, B là 2 đồng tiền định giá, C là đồng tiền

+ Trường hợp 3: Tỷ giá giữa một đồng tiền yết giá và một đồng tiền định giá

Ví dụ 2.4: Một công ty xuất khẩu Việt Nam thu được 100.000 EUR từ việc

xuất khẩu lô hàng quần áo sang Đức Công ty cần chuyển đổi sang nội tệ để tiến hành hoạt động kinh doanh Xác định đối khoản VND công ty thu về, biết tỷ giá hối đoái được yết như sau:

EUR/USD = 1,3486 /1,3729; USD/VND = 21.075/21.115

Trả lời:

Ta có: EUR/VND = EUR/USD * USD/VND

Trong trường hợp này ngân hàng sẽ mua EUR từ khách hàng, ngân hàng áp dụng tỷ giá bid (EUR/VND)

Quá trình như sau: Đầu tiên, khách hàng bán EUR để lấy USD, ngân hàng áp

dụng tỷ giá bid (EUR/USD) Sau đó, ngân hàng lại mua lại USD và bán VND cho khách hàng, ngân hàng áp dụng tỷ giá bid (USD/VND) Tương tự, ta có tỷ giá bán được xác định:

Ask (EUR/VND) = Ask (EUR/USD) * Ask (USD/VND)

Trang 32

Công ty tổng quát với giả sử A, B là 2 đồng tiền cần xác định tỷ giá và C là đồng tiền trung gian trong trường hợp này như sau:

Bid (A/B) = Bid (A/C) * Bid (C/B) Ask (A/B) = Ask (A/C) * Ask (C/B)

Ví dụ 2.5: Giả sử, công ty Sao Mai nhập khẩu lô hàng từ Pháp và cần thanh

toán bằng EUR Công ty mang 1.000.000.000 VND đến ngân hàng để mua EUR Xác định đối khoản EUR công ty mua được, biết tỷ giá ngân hàng niêm yết như ví dụ 2.4 trên?

Trả lời:

Ngân hàng bán EUR cho công ty Sao Mai và áp dụng tỷ giá: Ask (EUR/VND) = Ask (EUR/USD) * Ask (USD/VND)

Ask (EUR/VND) = 1,3729 *21.115 = 28.989 Đối khoản EUR công ty mua được:

1.000.000.000 : 28.989 = 34.495,84 EUR

2.2.5 Tỷ giá nghịch đảo

Trong một số trường hợp, ta có thể sử dụng cách tính tỷ giá nghịch đảo

Ví dụ 2.6: Tỷ giá GBP/USD = 1,6122 /92 Xác định tỷ giá USD/GBP?

Trang 33

2.2.6 Phân loại tỷ giá hối đoái

2.2.6.1 Căn cứ vào công cụ thanh toán quốc tế

- Tỷ giá chuyển tiền bằng điện (tỷ giá điện hối): Là tỷ giá mà ngân hàng bán

ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm là ngân hàng phải chuyển ngoại tệ cho người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền điện tử Cách chuyển tiền này nhanh, tuy nhiên chi phí đắt hơn chuyển bằng thư

Tỷ giá điện hối được nhiều quốc gia lựa chọn là tỷ giá cơ bản, được làm căn cứ để xác định các loại tỷ giá khác

- Tỷ giá chuyển tiền bằng thư (tỷ giá thư hối): Là tỷ giá mà Ngân hàng bán

ngoại tệ cho khách hàng, ngân hàng sẽ chuyển lệnh chuyển tiền đến ngân hàng đại lý bằng phương tiện chuyển phát nhanh để trích tiền trả cho người thụ hưởng bằng con đường thư tín thông thường Phương thức chuyển tiền bằng thư có chi phí rẻ nhưng tốc độ thanh toán chậm và không thông dụng trong thanh toán quốc tế

- Tỷ giá séc: Là tỷ giá mà ngân hàng bán séc ngoại tệ trả tiền ngay cho khách

hàng kèm theo trách nhiệm chuyển séc đến người thụ hưởng quy định trên séc Cách tính tỷ giá này bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh trên tỷ giá điện hối kể từ khi mua séc, hối phiếu đến khi séc, hối phiếu được trả tiền

Ví dụ 2.7: Ông X mua một Séc 1.000 GBP của ngân hàng Vietcombank để trả

cho ông Y ở Anh Lãi suất huy động của VND tại Vietcombank là 6%/năm Tỷ giá điện hối của Vietcombank là GPB/VND = 29.110 Thời gian chuyển Séc từ Việt Nam tới Anh là 30 ngày Tỷ giá Séc GBP/VND là bao nhiêu? Biết rằng cơ sở tính lãi của Vietcombank là 365 ngày

Trang 34

Vậy tỷ giá bán Séc ngoại tệ GBP/VND ≈ 28.966

- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: Đây là tỷ giá quy định ngân hàng bán hối phiếu

ngoại tệ trả tiền ngay cho khách hàng mà chính khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà khách hàng có nghĩa vụ trả ngoại tệ cho họ Người được chuyển nhượng khi nhận được hối phiếu sẽ xuất trình đến ngân hàng chỉ định trên hối phiếu để nhận tiền Cách tính tỷ giá hối phiếu trả ngay tương tự như cách tính tỷ giá séc

- Tỷ giá hối phiếu kỳ hạn: Là tỷ giá ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả chậm

cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà khách hàng là người có nghĩa vụ trả tiền cho họ Khi hối phiếu đến hạn thanh toán, người được chuyển nhượng sẽ xuất trình hối phiếu đến ngân hàng chỉ định trên hối phiếu để nhận tiền Tỷ giá này được xác định bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh tính từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả tiền Thời hạn này thường bằng thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu cộng thời gian chuyển tờ hối phiếu đó từ ngân hàng bán hối phiếu đến ngân hàng trả tiền ghi trên hối phiếu

2.2.6.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng

- Tỷ giá mua và tỷ giá bán: Đây là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi mua và bán

ngoại tệ cho khách hàng

- Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn: Tỷ giá giao ngay là tỷ giá mà ngân hàng

phải có nghĩa vụ giao ngay ngoại tệ sau khi ký hợp đồng và nhận được tiền thanh toán trong một vài ngày nhất định Tùy theo tập quán của từng thị trường, thời hạn này có thể là T + 3, T + 2 Ngược lại, tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá mà ngân hàng phải có nghĩa vụ giao ngoại tệ sau một kỳ hạn nhất định có thể là 1 tháng, quý

- Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá của hợp đồng mua bán ngoại tệ

đầu tiên và cuối cùng trong một ngày

Trang 35

- Tỷ giá ngoại tệ tiền mặt và tỷ giá ngoại tệ chuyển khoản: Là tỷ giá mà ngân

hàng mua, bán ngoại tệ tiền mặt hoặc chuyển khoản cho khách hàng

2.2.6.3 Căn cứ vào cách quản lý ngoại hối của nhà nước

- Tỷ giá chính thức: Đây là tỷ giá do NHTW của nước đó xác định Trên cơ sở

của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn…

- Tỷ giá tự do: Đây là tỷ giá được hình thành trên dựa trên cung cầu của thị

trường, không có sự can thiệp của NHTW

- Tỷ giá thả nổi: Là tỷ giá mà giá trị của đồng tiền đó được xác định dựa trên

cung và cầu so với các đồng tiền khác Tuy nhiên, NHTW quốc gia vẫn có thể can thiệp tỷ giá thả nổi bằng cách điều chỉnh trong các chính sách tài chính hoặc chính sách tiền tệ của đất nước Tùy theo mức độ can thiệp, tỷ giá thả nổi có thể là thả nổi hoàn toàn hoặc thả nổi có điều tiết

- Tỷ giá cố định: Là tỷ giá mà Chính phủ chủ động hoàn toàn trong việc xác

định tỷ giá của đồng tiền

- Chế độ nhiều tỷ giá: Việc thi hành cơ chế đa tỷ giá trước hết là để ảnh hưởng

đến cán cân thương mại Sau nữa, đây được coi là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt hoặc một loại trợ cấp xuất khẩu, bảo hộ cho chính sách mậu dịch Hình thức đơn giản nhất của chế độ đa tỷ giá là quy định hai tỷ giá chính thức: Tỷ giá cơ bản và tỷ giá ưu đãi Trong đó, các loại tỷ giá ưu đãi chủ yếu như áp dụng tỷ giá cao đối với các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hoặc áp dụng tỷ giá thấp với các mặt hàng bắt buộc phải nhập khẩu và những mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu

2.2.7 Các chế độ tỷ giá

2.2.7.1 Chế độ bản vị vàng

Chế độ bản vị vàng tồn tại trong giai đoạn 1821 - 1914 Trong chế độ bản vị vàng, phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng Cơ sở so sánh giá trị hai đồng tiền chính là hàm lượng vàng của hai đồng tiền đúc bằng vàng của hai nước với nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của giấy bạc ngân hàng hai quốc gia đó Do đó, chế độ bản vị vàng là một chế độ ổn định, sức mua đồng tiền ít bị biến động

Quá trình so sánh hàm lượng vàng của hai loại tiền tệ với nhau được gọi là ngang giá vàng (gold parity) Hay nói cách khác, ngang giá vàng là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng

Trang 36

Ví dụ 2.8: Trước năm 1914, hàm lượng vàng của GBP là 123,274 grains (≈

7,9880 gram vàng), của USD là 23,22 grains (1,5047 gram vàng)

Hay tỷ giá GBP/USD = 5,3089

Chế độ bản vị vàng có ưu điểm là sức mua của đồng tiền ổn định vì được đảm bảo bằng một hàm lượng vàng nhất định Tuy nhiên, trữ lượng vàng trên thế giới là có hạn, và vàng bị hao mòn trong quá trình sử dụng rất khó chia nhỏ khi mua bán hàng hóa với giá trị nhỏ Chế độ này bị sụp đổ khi thế chiến thứ nhất bùng nổ do hầu hết các quốc gia có tài chính vững mạnh đi tham chiến đều bị kiệt quệ về kinh tế, lượng vàng dự trữ không còn đủ lớn để đảm bảo chuyển đổi tự do từ tiền sang vàng như thời điểm trước đó

2.2.7.2 Chế độ Bretton - Woods

Trong chế độ Bretton - Woods (1944 - 1970), USD được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ 1ounce vàng = 35 USD (hay hàm lượng vàng của USD là 0,888671 gram) và tiền tệ của các nước thành viên không được đổi trực tiếp ra vàng nhưng được đổi gián tiếp ra vàng thông qua việc đổi ra USD theo tỷ giá chính thức với USD Tỷ giá hối đoái của các nước thành viên được xác định trên cơ sở so sánh là hàm lượng vàng của tiền tệ các nước thành viên với hàm lượng vàng của USD

Tuy nhiên, từ cuối những năm 50 trở đi, vai trò của Mỹ ngày càng giảm sút trên thị trường thế giới, cán cân thanh toán của Mỹ liên tục thâm hụt, dự trữ suy giảm và nợ nước ngoài tăng làm cho USD ngày càng mất giá nghiêm trọng Mỹ buộc phải phá giá đồng USD và chế độ Bretton - Woods cũng bị sụp đổ

2.2.7.3 Chế độ tỷ giá hiện nay

Từ sau khi Hiệp định Bretton Wood bị sụp đổ (năm 1971), hầu hết tỷ giá hối đoái của các quốc gia tuyên bố thả nổi, trừ các nước nghèo hoặc bị bao vây cấm vận kinh tế như Triều Tiên, Cuba…

Hiện nay, cơ sở xác định tỷ giá hối đoái dựa trên sức mua của hai tiền tệ với nhau

Trang 37

Ví dụ 2.9: Nhóm hàng hóa A ở Hoa Kỳ có tổng giá cả trong năm 2018 là

133.500.000 USD, còn ở Pháp là 100.000.000 EUR, ngang giá sức mua của EUR và USD (tỷ giá hối đoái) là:

1 EUR =

133.500.000

= 1,3350 USD 100.000.000

Hay tỷ giá EUR/USD = 1,3350

Chế độ tỷ giá hiện nay chủ yếu dựa vào diễn biến cung cầu ngoại hối trên thị trường Tuy nhiên, Chính phủ của các quốc gia vẫn có thể can thiệp ở một mức độ nhất định nhằm điều chỉnh tỷ giá phục vụ những mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ và ổn định sức mua đồng tiền trong nước Tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ, tỷ giá hối đoái hiện nay bao gồm: Chế độ tỷ giá thả nổi tự do và chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

- Cơ chế tỷ giá hối đoái tự do được thực hiện ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển như các nước trong nhóm G7

- Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết bởi Nhà nước thường được các nước đang cải cách kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường thực hiện như nhóm các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc…

Tại Việt Nam hiện nay, theo quyết định 2730/QĐ-NHNN ngày 4/1/2016 tỷ giá trung tâm của VND so với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày Tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến của 3 yếu tố chính sau:

+ Thứ nhất, tỷ giá trung tâm dựa trên tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày liền trước;

+ Thứ hai, tỷ giá trung tâm dựa trên diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế được tính toán tương quan với rổ 8 đồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư, vay nợ có ảnh hưởng nhất đối với Việt Nam;

+ Thứ ba, tỷ giá trung tâm được điều hành dựa trên cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ

Như vậy, với cơ chế tỷ giá trung tâm, tỷ giá được xác định vừa dựa trên nhu cầu ngoại tệ trong nước, vừa phản ánh được diễn biến của các ngoại tệ trên thị trường quốc tế

Trang 38

2.2.8 Các yếu tố tác động tới tỷ giá

Tỷ giá hối đoái của nhiều quốc gia trên thế giới hiện tại được thả nổi, do đó tỷ giá được biến động từng giờ và chịu sự ảnh hưởng mãnh liệt của nhiều yếu tố trên thị trường:

2.2.8.1 Mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước

Lạm phát làm giảm sức mua tiền tệ của các nước Trong khi đó, cơ sở so sánh tỷ giá giữa tiền tệ hai nước là sức mua của tiền, do đó lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Mức chênh lệch lạm phát với mức chênh lệch tỷ giá là tương đương nhau

* Cách xác định tỷ giá sau lạm phát

Xác định tỷ giá giữa 2 nước X và Y với mức độ lạm phát ở nước X là Ix, ở nước Y là Iy, tỷ giá trước lạm phát là: X = a*Y

Khi đó, tỷ giá sau lạm phát là: Nếu mức độ lạm phát ở X nhỏ thì có thể coi (1+ Ix) ≈ 1 Khi đó, tỷ giá sau lạm phát sẽ là:

X = a*Y + a*Y*(Iy - Ix)

Ví dụ 2.10: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 2018 là 22.550 Mức độ lạm

phát của Mỹ là 2% năm, của Việt Nam là 4% năm Dự đoán tỷ giá USD/VND năm 2019 sẽ là:

1 USD = 22.550 + 22.550 * (4% - 2%) = 23.001 VND Hay tỷ giá USD/VND = 23.001

2.2.8.2 Cung cầu ngoại hối trên thị trường

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền này được thể hiện bằng một số lượng đồng tiền khác Do đó, tỷ giá hối đoái được quyết định bởi yếu tố cung cầu về

Trang 39

ngoại hối trên thị trường Nếu cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối thì tỷ giá giữa ngoại tệ so với nội tệ giảm xuống và ngược lại Các nhân tố quyết định đến cung và cầu trên thị trường ngoại hối bao gồm:

- Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối, tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng giảm xuống Ngược lại, cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối thì tỷ giá có xu hướng tăng lên;

- Thu nhập thực tế (tức mức độ tăng GNP thực tế) tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên Ngoài ra, khi thu nhập tăng thì mức chi tiêu chung của người dân trong nước cũng tăng, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát và cũng làm gia tăng tỷ giá hối đoái;

- Những sự kiện bất thường xảy ra do thiên tai, hạn hán, bão lụt, mất mùa, chiến tranh hay do nạn buôn lậu hàng nhập khẩu gây ra cũng làm nhu cầu ngoại hối tăng lên bất thường

2.2.8.3 Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Trong điều kiện nền kinh tế mở, nếu lãi suất trong nước cao hơn các nước khác hoặc cao hơn lãi suất bình quân trên thị trường quốc tế thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra Do đó, nguồn cung ngoại hối tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng giảm xuống Tuy nhiên, trong dài hạn, lượng vốn chảy vào sẽ bão hòa do lãi suất trong nước sẽ giảm xuống khi nguồn cung vốn tăng và nhu cầu vốn giảm Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sau một thời gian đầu tư cũng sẽ có xu hướng chuyển một phần lợi nhuận về bản quốc Đồng thời, lượng vốn sẽ dần chảy sang các quốc gia khác do sự gia tăng lãi suất tại các quốc gia này nhằm thu hút lượng vốn Kết quả là, tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng tăng trong dài hạn

Ví dụ 2.11: Khi các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng lãi suất huy động

cao hơn các nước khác trong khu vực hay cao hơn lãi suất thị trường quốc tế thì lượng ngoại tệ ngắn hạn sẽ chảy vào Việt Nam nhằm chuyển sang VND để gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư tại Việt Nam thu lợi nhuận cao hơn, do đó lượng cung ngoại tệ ở Việt Nam tăng và cầu ngoại tệ giảm xuống làm cho tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giảm xuống

Trang 40

Theo thuyết ngang giá lãi suất, sự chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia sẽ được phản ánh qua tỷ giá kỳ hạn và được xác định qua công thức sau:

I2 là lãi suất đồng tiền định giá; I1 là lãi suất đồng yết giá; Rs là tỷ giá giao ngay; Rf là tỷ giá kỳ hạn; N là kỳ hạn (ngày); t là kỳ hạn (tháng)

Ví dụ 2.12: Tỷ giá giao ngay Rs (USD/JPY) = 120; lãi suất tại Nhật Bản là

6%/năm, lãi suất tại Mỹ là 2%/năm Xác định tỷ giá kỳ hạn Rf (USD/JPY) 1 tháng?

Ngoài các yếu tố nói trên, tỷ giá hối đoái còn chịu sự tác động từ các yếu tố khác như các biện pháp và chính sách của Chính phủ nhằm điều chỉnh tỷ giá như các chính sách chiết khấu, thuế xuất nhập khẩu, yếu tố tâm lý…

2.2.9 Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Trong nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Khi tỷ giá hối đoái biến động lên hoặc xuống sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động của nền kinh tế Do vậy, để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, Chính phủ các quốc gia sẽ sử dụng các chính sách và biện pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo mức độ và chiều hướng mong muốn

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w