1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kỹ năng khởi nghiệp

50 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Khởi Nghiệp
Tác giả Trần Thị Mai Anh, Trần Thị Hà My, Vũ Thị Hà Phương
Người hướng dẫn GVHD : Trần Trung Tính
Trường học Trường Đại Học Công Thương
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Và điều hành mộtdoanh nghiệp mới, bạn cũng cần tập trung vào việc nuôi dưỡng các kỹ năng quan trọng.Đó là điều không thể thiếu cho thành công trong tương lai của bạn... Ý Một doanh nghiệ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN



TIỂU LUẬN

GVHD : Trần Trung TínhNhóm 4 : Trần Thị Mai Anh

Trần Thị Hà My

Vũ Thị Hà Phương

KỸ NĂNG KHỞI NGHIỆP

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC HÌNH ẢNH iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 1

Chương I: NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT 1

I Nhóm kỹ năng “Tố chất kinh doanh”: 1

II Nhóm kỹ năng “Tổ chức thực hiện”: 2

III Nhóm kỹ năng “Quản lý”: 3

Chương II: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH 1

I Ý tưởng kinh doanh là gì? 1

II Nguyên tắc hình thành ý tưởng kinh doanh 1

III Tìm kiếm ý tưởng 3

IV Thế nào là ý tưởng kinh doanh hay? 4

V Phát triển thành kế hoạch 6

Chương III: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 1

I Các bước lập bản kế hoạch kinh doanh 1

II Các thành phần chính có trong một bản kế hoạch kinh doanh 2

III Mẫu kế hoạch kinh doanh 3

IV Cách sử dụng bản kế hoạch kinh doanh 4

Chương IV: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 1

I Tại sao thông tin thị trường lại quan trọng đến vậy? 1

Trang 4

III Quy trình nghiên cứu thị trường 2

IV Những vấn đề cơ bản về thị trường cần nghiên cứu 5

Chương V: CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 1

I Các loại hình doanh nghiệp 1

II 7 cơ sở giúp lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp 3

Chương VI: CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP 1

I Cơ cấu tổ chức là gì? 1

II Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 1

III Mô hình đơn giản 2

IV Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng 3

V Tổ chức các bộ phận độc lập tương đối 4

VI Mô hình cơ cấu tổ chức ma trận 5

Chương VII: CÁC LOẠI CHI PHÍ 7

I Chi phí thành lập doanh nghiệp 7

II Chi phí hoạt động thường xuyên 7

PHẦN KẾT LUẬN 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Gắn bó với công việc là một tố chất giúp khởi nghiệp thành công 7

Hình 2 Cơ hội và ý tưởng 9

Hình 3 Bảng đánh giá ý tưởng kinh doanh 14

Hình 4 Trình tự lập kế hoạch kinh doanh 16

Hình 5 Bảng phân tích lợi ích sản phẩm 17

Hình 6 Quy trình nghiên cứu thị trường 20

Hình 7 Phiếu điều tra 22

Hình 8 Số lượng các loại hình doanh nghiệp đăng ký mới từ 26/8 – 31/8/2019 (Nguồn : https://dangkykinhdoanh.gov.vn) 32

Hình 9 Mô hình tổ chức giản đơn 39

Hình 10 Mô hình tổ chức theo chức năng 40

Hình 11 Mô hình cơ cấu tổ chức theo đơn vị 41

Hình 12 Mô hình tổ chức ma trận 42 Hình 13 File excel tính toán các khoản chi phí khởi nghiệp ( Nguồn: Microsoft) 44

Trang 6

hiều doanh nhân tin rằng yếu tố quan trọng nhất sẽ quyết định mức độ thànhcông của họ với một công ty khởi nghiệp liên quan đến kinh nghiệm và kỹnăng chung của họ trong lĩnh vực thích hợp Tuy nhiên, các doanh nhân thànhcông đã phát triển một nhóm kỹ năng khởi nghiệp nhất định giúp họ đạt được mục tiêu.Mặc dù bạn chắc chắn cần sự can đảm và kiên nhẫn để khởi động Và điều hành mộtdoanh nghiệp mới, bạn cũng cần tập trung vào việc nuôi dưỡng các kỹ năng quan trọng.

Đó là điều không thể thiếu cho thành công trong tương lai của bạn

Trang 7

CHƯƠNG I: NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT

I Nhóm kỹ năng “Tố chất kinh doanh”:

I.1 Tận dụng cơ hội.

- Nhìn thấy và hành động ngay khi có các cơ hội kinh doanh mới

- Nắm bắt những cơ hội bất thường để có được tiền vốn, thiết bị, đất đại, mặt bằngsản xuất, sự giúp đỡ,…

I.2 Tính kiên trì.

- Giữ vững quan điểm của bản thân khi đối mặt với thương trường, đối thủ cạnhtranh, hoặc khi chưa thành công

- Kiên định trong việc thuyết phục chuyên gia

- Hành động liên tiếp hoặc thực hiện các hành động khác nhau để khắc phục khókhăn

- Chịu sự hy sinh cá nhân hoặc có những cố gắng phi thường để hoàn thành côngviệc

Trang 8

Hình 1 Gắn bó với công việc là một tố chất giúp khởi nghiệp thành công

I.4 Đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu quả.

- Biết hành động hoặc làm điều gì đó để đáp ứng hoặc nâng cao các tiêu chuẩn chấtlượng hiện có (trong nước cũng như quốc tế như tiêu chuẩn đo lường chất lượng và ISO)hoặc biết hoàn thiện thêm những thành tích đã đạt được trong quá khứ

- Cố gắng thực hiện công việc tốt hơn, nhanh hơn hoặc rẻ hơn

- Chấp nhận mạo hiểm – rủi ro

- Biết chấp nhận những gì mà bản thân cho là những rủi ro hợp lý

- Biết lựa chọn, ưu tiên cho các tình huống có những rủi ro hợp lý có thể chấp nhậnđược

II Nhóm kỹ năng “Tổ chức thực hiện”:

II.1 Kỹ năng đặt ra mục tiêu.

- Biết đặt ra các mục tiêu trước mắt cụ thể và rõ ràng

- Biết đặt ra các mục tiêu dài hạn và rõ ràng

II.2 Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý có hệ thống.

- Biết phát triển và ứng dụng từng bước các kế hoạch có logic để đạt được mục tiêu

đã đề ra

- Biết đánh giá các phương án khác nhau

Trang 9

CHƯƠNG I: NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT

- Biết quản lý, theo dõi tiến độ công việc và chuyển nhanh sang các chiến lượckhác khi cần để đạt được mục tiêu

II.3 Kỹ năng tìm kiếm thông tin.

- Tự mình tìm kiếm các thông tin về khách hàng, những người cung ứng và/haycác đối thủ cạnh tranh của mình

- Biết sử dụng các mối quan hệ hoặc mạng lưới thông tin để thu thập được cácthông tin hữu dụng

III Nhóm kỹ năng “Quản lý”:

III.1 Gây dựng mối quan hệ.

- Biết sử dụng các chiến lược đã được cân nhắc kỹ để gây ảnh hưởng hoặc thuyếtphục những người khác

- Biết sử dụng các mối quan hệ cá nhân hoặc quan hệ làm ăn để đạt được các mụcđích riêng của mình

III.2 Sự tự tin.

- Biết tin tưởng mạnh mẽ vào bản thân và các khả năng của mình

- Biết thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ khókhăn hoặc để đón nhận thử thách

Trang 10

Chương II: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH

DOANH

I Ý tưởng kinh doanh là gì?

tưởng kinh doanh (tiếng Anh là Business ideas) là những ý tưởng sáng tạo có thểđem lại lợi nhuận trong kinh doanh Thị trường đa dạng mỗi nơi một khác, phụthuộc vào người dân sống ở đó, họ là ai, sống như thế nào, chi tiêu ra sao, tiêu vào nhữngviệc gì,…? Với những thông tin có được từ thị trường, bạn sẽ hình thành ý tưởng kinhdoanh cho riêng mình Đó sẽ là ý tưởng cho hoạt động kinh doanh của bạn trong tươnglai

Ý

Một doanh nghiệp mới nếu chỉ sản xuất những sản phẩm, dịch vụ đã có và bánchúng ở những thị trường đã tồn tại thì chưa phải là một ý tưởng kinh doanh tốt Vì vậy,

để có ý tưởng kinh doanh tốt, trước hết bạn cần biết cách hình thành ý tưởng kinh doanh

II Nguyên tắc hình thành ý tưởng kinh doanh.

Hình 2 Cơ hội và ý tưởng

Ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó lấp đầy đượcnhu cầu mới mà nó còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng Lợi thếcạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm dịch vụ mới; hoặc sử dụng công nghệmới tạo ra sản phẩm dịch vụ; hoặc từ một thị trường mới mà ở đó nhu cầu vượt cung hiện

Trang 11

CHƯƠNG II: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

tại; hoặc từ một tổ chức mới… Một ý tưởng kinh doanh luôn phải được hình thành

theo nguyên tắc SMARTER.

II.1 Specific – Cụ thể, dễ hiểu.

Ý tưởng kinh doanh phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp bạn trong tương lai

Đừng nói mục tiêu trong ý tưởng kinh doanh của bạn là dẫn đầu thị trường trongkhi đối thủ đang chiếm 40 % thị phần Thay vào đó hãy đặt mục tiêu chiếm tối thiểu 41%thị phần, từ đó bạn sẽ biết mình còn phải cố đạt được bao nhiêu % nữa

II.2 Measurable- Đo lường.

Các chỉ tiêu trong ý tưởng kinh doanh của bạn mà không đo lường được thì khôngbiết có đạt được hay không?

Đừng ghi: “Phải trả lời thư của khách hàng ngay khi có thể” Hãy yêu cầu nhânviên trả lời thư ngay trong ngày nhận được

II.3 Achievable – Vừa sức.

Các chỉ tiêu đặt ra trong ý tưởng phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũngđừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi

Nếu bạn không có giọng ca trời phú thì đừng đặt chỉ tiêu trở thành siêu sao

II.5 Timebound – Có thời hạn.

Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn

Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục

Trang 12

tiêu khác.

II.6 Engagement – Liên kết.

Ý tưởng kinh doanh của bạn phải làm sao để liên kết được lợi ích của công ty vàlợi ích của các chủ thể khác

Khi các bộ phận, nhân viên tham gia thực hiện mục tiêu, họ sẽ được kích thích nhưthế nào Nếu doanh nghiệp bạn thành lập để triển khai ý tưởng kinh doanh của bạn không

có chế độ này, việc thực hiện mục tiêu sẽ không có hiệu quả

II.7 Ralevant – Thích đáng.

Chỉ tiêu có hữu ích đối với một bộ phận nhưng bộ phận khác lại thờ ơ cũng là điềubạn cần quan tâm nếu muốn tạo ra sức mạnh tổng thể để thực hiện ý tưởng kinh doanhcủa mình

Ví dụ mức tồn kho, bộ phận bán hàng luôn muốn mức tồn kho cao trong khi bộphận tài chính lại muốn mức tồn kho thấp

Mục tiêu trong ý tưởng kinh doanh phải thích đáng, công bằng với tất cả các bộphận của doanh nghiệp

III Tìm kiếm ý tưởng.

Sau khi nắm rõ bí quyết hình thành ý tưởng kinh doanh Bạn bắt đầu sàng lọc và tìm kiếm

ý tưởng phù hợp với mình Hãy đánh thức giác quan kinh doanh của bạn, chú ý tìm xem

có những cơ hội nào chưa được lấp đầy Nghiên cứu thị trường thông qua tất cả các

kênh mà bạn biết như báo, tạp chí, tivi, trò chuyện với mọi người, đến các trung tâm buônbán… Có nhiều cách để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh và bên dưới là 3 cách phổ biếnnhất

III.1 Trả lời các câu hỏi.

1 Bạn muốn có những sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà bạn chưa thể tìm được trênthị trường?

2 Có việc gì mà mọi người đều không thích làm mà bạn có thể làm?

Trang 13

CHƯƠNG II: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

3 Có những sản phẩm hay dịch vụ nào có thể làm cho cuộc sống của những ngườibạn quen biết trở nên dễ dàng hơn không?

4 Những xu hướng kinh doanh nào đang diễn ra mà bạn có thể tham gia vào và sẽthực sự nhóm lên sự nghiệp kinh doanh của bạn?

5 Có những khoảng trống nào trên thị trường mà bạn có thể lấp đầy với tài năngcủa mình không? Chúng là gì?

III.2 Quan điểm định hướng hàng hóa.

1 Tôi tốt nghiệp đại học ngoại ngữ tôi sẽ thành lập trung tâm ngoại ngữ

2 Tôi học làm bác sĩ tôi có điều kiện để mua trang thiết bị máy móc Tôi sẽ mởphòng khám tư cho trẻ em

III.3 Quan điểm định hướng khách hàng.

1 Trong thị trấn nhiều trung tâm gặp khó khăn trong chiêu sinh do ít có giáo viêngiỏi tham gia giảng dạy tại trung tâm, lương giáo viên các trung tâm đó trả thấp nên tôi sẽthành lập trung tâm ngoại ngữ

2 Trong phường có nhiều trẻ em khi bị ốm phải đi khám xa, trên địa bàn phườnglại chưa có phòng khám tư nào, vì thế tôi sẽ mở phòng khám tư cho trẻ em

IV Thế nào là ý tưởng kinh doanh hay?

Ý tưởng của bạn có thể là tuyệt vời thực sự nhưng vẫn có việc cần làm thêm nữa Đâu đógiữa ý tưởng bạn vội vàng viết trên tờ nháp với việc bạn khởi nghiệp kinh doanh thực

sự có một quy trình bạn cần thực hiện để quyết định xem doanh nghiệp của mình về cơbản sẽ thành công hay thất bại Nhiều doanh nhân khởi nghiệp quá tự tin và hứng thú vớicác ý tưởng mới của mình mà quên mất việc cần phải tìm hiểu xem liệu ý tưởng của mình

có thực tế không Một ý tưởng thú vị nhưng không thể triển khai trên thực tế thì cũngkhông được đánh giá là một ý tưởng kinh doanh hay

Về nguyên tắc, bạn có thể đánh giá một ý tưởng kinh doanh có hay hay khôngbằng phương pháp cho điểm Bạn có thể cho điểm từ 0 đến 6 vơi các tiêu thức cụ thể như

Trang 14

IV.1 Hiểu biết về ngành nghề kinh doanh.

Bạn biết gì về ngành này? Bạn có cần phải bỏ thêm thời gian và tiền bạc để học hỏi

về ngành này không? Bạn có phải thu nhận thêm đối tác vì bạn không đủ hiểu biết vềngành này không?

Điểm 0 nếu bạn không hiểu gì về ngành kinh doanh này, điểm 2 nếu bạn có mộtchút hiểu biết, điểm 4 nếu bạn hiểu một cách hạn chế, điểm 6 nếu bạn hiểu ở mức có thể

tự tiến hành công việc

IV.2 Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.

Bạn đã từng bao giờ đứng ra làm chủ doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vựckinh doanh chưa? Kinh nghiệm làm việc thực tế quan trọng đến mức nào trong ngànhnày?

Điểm 0 nếu bạn không có chút kinh nghiệm gì, điểm 2 nếu bạn chỉ có chút ít kinhnghiệm, điểm 4 nếu bạn có kinh nghiệm nhưng chưa đủ, điểm 6 nếu bạn thông thạo lĩnhvực này

IV.3 Kỹ năng đặc thù trong ngành kinh doanh này của bạn.

Những kỹ năng mà bạn cần đạt trình độ nào? Nếu bạn chưa có những kỹ năng đó,

để có được chúng bạn phải cố gắng ở mức độ nào?

Điểm 0 nếu bạn không có kỹ năng này, điểm 2 nếu bạn chỉ có một ít kỹ năng, điểm

4 nếu bạn có một số kỹ năng, điểm 6 nếu có đủ kỹ năng cần thiết

IV.4 Khả năng thâm nhập thị trường.

Hãy tính đến những chi phí để tham gia kinh doanh và những rào cản cạnh tranhbạn có thể gặp phải

Điểm 0 nếu lĩnh vực kinh doanh bị cạnh tranh mạnh, điểm 2 nếu bạn đã có sự thâmnhập hạn chế, điểm 4 nếu có cả đối thủ cạnh tranh lớn và nhỏ, điểm 6 nếu hầu như không

có hạn chế nào đối với sự thâm nhập

Trang 15

CHƯƠNG II: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

IV.5 Tính độc đáo của ý tưởng

Không nhất thiết phải mang ý nghĩa không có ai cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụcùng loại, mà nó có ý nghĩa rằng chưa có ai/ít người cung cấp theo cách mà bạn cung cấphoặc chưa có ai/ít người cung cấp trong khu vực mà bạn định kinh doanh

Điểm 0 nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có rất nhiều người cung cấp, điểm 2nếu có một số người khác cùng cung cấp sản phẩm giống bạn, điểm 4 nếu chỉ có một vàinhà cung cấp giống bạn, điểm 6 nếu không có ai cung cấp sản phẩm mà bạn có ý địnhcung cấp

Sau khi tính được tổng số điểm của các ý tưởng, loại bỏ những ý tưởng có tổngđiểm nhỏ hơn 20, những ý tưởng mà không đạt được điểm 4 ở từng tiêu chí, và ý tưởngkhông đạt được điểm 6 ở ít nhất một tiêu chí Sau quá trình loại bỏ này, bạn sẽ còn danhmục các ý tưởng kinh doanh hay nhất để có thể triển khai trong thực tế Bạn có thể cânnhắc chọn một (vài) trong ý tưởng đó hoặc chọn ý tưởng có mức điểm cao nhất Nếu sauqua trình này không có ý tưởng nào được chọn thì bạn lại nghiên cứu tìm hiểu và đánh giálại từ đầu

Hình 3 Bảng đánh giá ý tưởng kinh doanh

V Phát triển thành kế hoạch.

Một xuất phát điểm sai lệch sẽ dẫn tới thất bại, một ý tưởng kinh doanh sáng suốt có thểmang lại thành công thực sự Mục đích của việc viết một bản kế hoạch là trình bày về cơhội kinh doanh tiềm năng và công việc kinh doanh dự tính khởi sự của bạn Bản kế hoạchphải chứng minh được là có một cơ hội tiềm năng rất triển vọng, sau đó mô tả cách thức

Trang 16

bạn dự kiến khai thác cơ hội đó Bạn phải mô tả thật chi tiết tất cả các phần việc bạn sẽphải làm trong tương lai cho doanh nghiệp của mình và xem xét liệu có điểm yếu nàokhông Quan trọng là quá trình lập kế hoạch tạo cho bạn cơ hội thử nghiệm nó trong tưduy và trên giấy trước khi biến nó thành hiện thực.

Nhiều người có quan niệm sai lầm là một bản kế hoạch kinh doanh trước hết được sử dụng với mục đích huy động vốn đầu tư Đúng là bản kế hoạch tốt sẽ có tác

dụng hậu thuẫn cho việc huy động vốn nhưng mục đích chính của kế hoạch kinh doanh làgiúp bạn hiểu sâu sắc về cơ hội kinh doanh mà bạn đang dự kiến triển khai Trong thời kỳbùng nổ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nhân nghi ngờ về sự cần thiết củamột bản kế hoạch kinh doanh mà theo họ, điều quan trọng nhất là phải hành động thậtnhanh trong một thế giới luôn vận động và cạnh tranh cao độ

Logic ở đây thật đơn giản: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tốn nhiều thời gian màcác doanh nhân thì thiếu thời gian để làm việc đó Trên thực tế, bỏ thời gian để phát triểnbản kế hoạch có thể cứu vãn hàng ngàn thậm chí hàng triệu đô la có thể tan thành mâykhói với việc theo đuổi những ý tưởng kinh doanh viển vông

Tuy nhiên, một lợi ích to lớn của kế hoạch kinh doanh là nó cho phép bạn thể hiện

rõ ràng cơ hội kinh doanh với các đối tượng hữu quan theo cách hiệu quả nhất Các nhânviên, đối tác chiến lược, tổ chức tài chính và thành viên hội đồng quản trị đều có thể tìmthấy sự hữu ích của bản kế hoạch kinh doanh được phát triển hoàn chỉnh Bản kế hoạchbao gồm triển vọng phát triển của công ty để thu hút các nguồn lực tài chính, cung cấpnhững căn cứ hợp lý để thuyết phục những nhân viên tiềm năng rời bỏ công việc hiện tạicủa họ để đến làm việc cho doanh nghiệp mới thành lập của bạn Bản kế hoạch cũng làmột công cụ có thể thắt chặt mối quan hệ với các đối tác chiến lược, các khách hàng quantrọng hay những nhà cung cấp

Tóm lại, một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp bạn biến ý tưởng kinhdoanh thành hiện thực Đồng thời, tạo cho bạn sự tín nhiệm trong con mắt của các đốitượng hữu quan

Trang 17

CHƯƠNG III: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Chương III: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

I Các bước lập bản kế hoạch kinh doanh.

Để có bản kế hoạch kinh doanh tốt, cần rất nhiều công sức, nỗ lực và tiền bạc Đó là quátrình công phu, mang tính sáng tạo Tuy nhiên nếu đơn giản hóa thì quy trình này baogồm 6 bước sau đây:

1 Viết ra ý tưởng kinh doanh cơ bản của mình.

2 Thu thập tất cả các số liệu có thể có về tính khả thi và chi tiết của ý tưởng kinh

doanh.

3 Tập trung và sàng lọc ý tưởng trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp

4 Phác họa các chi tiết về mô hình kinh doanh Sử dụng phương pháp tiếp cận vớicác câu hỏi “cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào” có thể giúp ích tốt cho bạn trong việcnày

5 Làm cho bản kế hoạch kinh doanh thật hấp dẫn để nó không những cung cấpmột cái nhìn sâu sắc mà có thể trở thành một công cụ tốt trong khi làm việc với các mốiquan hệ quan trọng

6 Đọc các bản kế hoạch tham khảo

Trang 18

Hình 4 Trình tự lập kế hoạch kinh doanh

Bản kế hoạch kinh doanh thường có độ dài 25-30 trang mô tả, phân tích và đánhgiá ý tưởng kinh doanh Trong bản kế hoạch kinh doanh có số liệu thông tin đầy đủ vềdoanh nghiệp, thị trường (khách hàng, đối thủ cạnh tranh….), sản phẩm, chiến lược, tàichính và rủi ro liên quan

II Các thành phần chính có trong một bản kế hoạch kinh

doanh.

Một bản kế hoạch kinh doanh có thể có nhiều phần Tuy nhiên, nó phải bao gồm 4 nộidung chính sau đây:

1 Luận chứng về quy mô và phát triển của cơ hội kinh doanh trên thị trường

2 Luận chứng về mô hình kinh doanh nên được khởi sự để hiện thực hóa cơ hộikinh doanh nói trên thành tỷ suất lợi nhuận cao Mô hình kinh doanh bao gồm các thôngtin về tên gọi, hình thức pháp lý, địa điểm trụ sở doanh nghiệp; phương thức sản xuất kinhdoanh; các nguồn lực cần huy động (số lượng, cơ cấu) và năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp; mô hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận và phương thức hoàn trả các khoản nợvay cũng như giải quyết quan hệ sở hữu các đối tượng hữu quan đối với doanh nghiệp

3 Thông tin về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực

Trang 19

CHƯƠNG III: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

tiễn của nhóm đồng sáng lập/điều hành doanh nghiệp

4 Các tài liệu hỗ trợ, bổ sung sung thông tin đi kèm với bản kế hoạch

Kế hoạch kinh doanh không chỉ cần thiết khi khởi sự kinh doanh mà còn cần trongsuốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp Kế hoạch kinh doanh có thể nhằm mục tiêuthay đổi nhận thức và nhận biết thương hiệu trong con mắt của khách hàng, đối tác, cộngđồng Đối với doanh nghiệp đang hoạt động hướng đến những thay đổi lớn hoặc khihoạch định một kế hoạch khởi sự thì kế hoạch kinh doanh thường là 3-5 năm

III Mẫu kế hoạch kinh doanh.

III.1 Tổng quan chung,

Cung cấp thông tin về lịch sử phát triển của doanh nghiệp Mô tả rõ ràng hiện trạng

và mục đích của doanh nghiệp, đồng thời trình bày một tầm nhìn được xác định rõ ràng:doanh nghiệp sẽ đi đến đâu và làm thế nào để đạt tới đích

III.2 Sản phẩm dịch vụ.

Mô tả chính xác doanh nghiệp bán cái gì- làm cho người đọc không những hiểu vềbản thân sản phẩm/dịch vụ mà còn hiểu được tại sao lại có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụđó

Hình 5 Bảng phân tích lợi ích sản phẩm

III.3 Phân tích thị trường.

Cung cấp cho người đọc một bản phân tích về môi trường kinh doanh của doanh

Trang 20

nghiệp, qua đó có thể đánh giá các phần khác của bản kế hoạch trong một môi trườngthực tiễn Phần này mô tả ai là người có nhu cầu về sản phẩm, tại sao lại có nhu cầu đó,lượng cầu là bao nhiêu, và doanh nghiệp có thể đáp ứng bao nhiêu phần trăm trong tổnglượng cầu này.

IV Cách sử dụng bản kế hoạch kinh doanh.

Một cách tiện lợi để sử dụng tập tài liệu này là: trước hết phân phát cho những người sẽtham gia vào việc chuẩn bị bản kế hoạch Sau đó tiến hành gặp gỡ thông qua bản danhmục và phân công trách nhiệm thu thập số liệu cho từng đề mục Một vài đề mục có thểkhông hoặc kém thích hợp với tình hình của doanh nghiệp bạn; bạn có thể cho điểm từ 0đến 5 theo tầm quan trọng của đề mục trong cuộc họp về bản danh mục Một người phảiđược giao nhiệm vụ ghi chép nguyên văn nội dung cuộc họp trên; biên bản này sẽ đượcdùng để phác thảo bản nháp đầu tiên của kế hoạch

Thông thường ở các công ty nhỏ, chính giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm vềviệc ghi chép này Cần ghi nhớ rằng thiết lập một kế hoạch phụ thuộc rất nhiều vào côngtác thu thập và quản lý – xử lý thông tin; bạn phải thực hiện một cách toàn diện mọi mặt

và nghiêm ngặt để giảm tới mức tối đa những yếu tố bất ổn Những nỗ lực của bạn bỏ vàophần công việc này quyết định điểm mạnh của bản kế hoạch, cũng như mức độ thuyếtphục người đọc rằng bạn đã kiểm tra toàn bộ các giả thiết được đặt ra

Trang 21

CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Chương IV: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

ối với một doanh nghiệp khởi nghiệp, trước khi quyết định thâm nhập thị trườngcần nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạch chi tiết Nhiều doanhnghiệp Việt Nam, hoặc do đánh giá không đúng tầm mức quan trọng của nghiên cứu thịtrường, hoặc cũng có thể có nhận thức nhưng do hạn chế về ngân sách, đã không chú tâmđúng mực đến công tác nghiên cứu thị trường trước khi tung một sản phẩm mới, kết quả

là họ đã phải trả giá đắt khi vấp phải những trở ngại khó có thể vượt qua trong quá trìnhtriển khai thâm nhập thị trường

Đ

I Tại sao thông tin thị trường lại quan trọng đến vậy?

Điều cơ bản nhất quyết định sự thành công của một sản phẩm là sự chấp nhận của ngườimua sản phẩm hoặc sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ Làm thế nào biết được kháchhàng có thích hay không thích, chấp nhận hay không chấp nhận? Chỉ có cách duy nhất vàchính xác nhất là khảo sát khách hàng – người được cho là sẽ mua sản phẩm, hoặc ngườikhông trực tiếp mua nhưng có ảnh hưởng tác động đến quyết định mua sản phẩm Nghiêncứu thị trường giúp bạn:

1 Cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần

2 Định ra mức giá mà khách hàng chấp nhận trả

3 Đưa hàng hóa/dịch vụ của bạn đến tay khách hàng

4 Đưa thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác,không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường Những quyết định bạn đưa ra sẽ khôngsát với thực tế, dẫn đến hoạt động kinh doanh sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân lực và tiềnbạc

II Những yêu cầu khi nghiên cứu thị trường

Kế hoạch nghiên cứu của bạn cần có mục tiêu và thông tin bạn cần để quyết định có nêntiếp tục ý tưởng kinh doanh của mình hay không Hãy tạo ra một danh sách các câu hỏi

Trang 22

bạn cần và lập kế hoạch trả lời những câu hỏi này Có thể tham khảo các chuyên gia hoặctham gia một khóa đào tạo ngắn về cách nghiên cứu Việc này sẽ giúp bạn biết phươngpháp nghiên cứu nào là phù hợp nhất, mẫu nghiên cứu thống kê sẽ phát triển thế nào, cáchviết câu hỏi, nguồn thông tin nào khách quan và đáng tin cậy.

Loại thông tin bạn cần thu thập sẽ phụ thuộc vào loại sản phẩm hoặc dịch vụ bạnmuốn cung cấp cho thị trường Ví dụ, nếu sản phẩm của bạn hữu hình, bạn có thể đưakhách hàng xem, sờ vào sản phẩm mẫu Nếu sản phẩm của bạn vô hình, hãy miêu tả vềsản phẩm càng chi tiết càng tốt

III Quy trình nghiên cứu thị trường

Mỗi công ty có thể có một phương pháp nghiên cứu thị trường khác nhau phù hợp với đặcthù sản phẩm, nhưng quy trình nghiên cứu thị trường thông thường gồm có bảy bước sau:

Hình 6 Quy trình nghiên cứu thị trường

II.1 Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Bạn cần hiểu rõ vấn đề cần nghiên cứu: tại sao cần tìm thông tin đó, nó thuộc lĩnhvực nào?

Ví dụ: Sản lượng xe Wave giảm sút, Honda cần tìm hiểu xem tại sao người tiêudùng lại ít mua sau bao nhiêu nỗ lực quảng cáo, tiếp thị? Vì vậy, họ nghiên cứu các vấnđề:

Trang 23

CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

1 Người tiêu dùng chọn lựa xe máy như thế nào? Đòi hỏi các tiêu chí gì?

2 Honda cần làm các động tác tiếp thị nào để thu hút thêm người tiêu dùng cho xe Wave?

II.2 Bước 2: Thiết kế nghiên cứu

Có một số mục tiêu nghiên cứu cụ thể như: nghiên cứu thăm dò (nhằm xác địnhhoặc nhận diện các vấn đề đang tồn tại), nghiên cứu liên hệ nhân-quả (nhằm phát hiện racác mối quan hệ nhân quả trong vấn đề nghiên cứu, từ đó tìm ra giải pháp cho vấn đề),nghiên cứu mô tả (nhằm xác định quy mô của việc nghiên cứu cần tiến hành) Trong bướcnày, công ty cần phải xác định cụ thể và chính xác 04 yếu tố sau:

Yếu tố thứ nhất: Phương pháp nghiên cứu

- Có 03 phương pháp nghiên cứu thường dùng

1 Thực nghiệm: Tuyển chọn các nhóm đối tượng có thể so sánh được với nhau, tạo cho các nhóm các hoàn cảnh khác nhau, kiểm tra các yếu tố biến động và xác định mức độ quan trọng của các yếu tố được quan sát Từ đó thu thập các ý kiến phản hồi và đưa ra kết luận

2 Quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp khách hàng tại các hoàn cảnh, môi trường nhất định nhằm phân tích các hành vi, phản ứng của khách hàng với sản phẩm

3 Thăm dò dư luận: Sử dụng các phiếu thăm dò để tìm hiểu tỉ lệ %, các nhận xét của

họ về kiểu dáng, tính năng, độ bền…của sản phẩm hay so sánh với các sản phẩm khác…

Yếu tố thứ hai: Thu thập số liệu

- Cũng có 3 cách thu thập số liệu thường dùng là

1 Phỏng vấn qua điện thoại

2 Phiếu điều tra gửi qua bưu điện, email

3 Phỏng vấn trực tiếp

Yếu tố thứ ba: Công cụ nghiên cứu

Trang 24

- Phiếu điều tra là công cụ phổ biến nhất khi thu thập thông tin nghiên cứu Đó làmột loạt các câu hỏi mà người được hỏi cần trả lời.

Hình 7 Phiếu điều tra

- Có hai loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở Câu hỏi đóng là dạng câu hỏicho sẵn các phương án trả lời, người được hỏi chỉ việc đánh dấu vào lựa chọn của mình.Câu hỏi mở là dạng cậu hỏi cho phép người được hỏi đưa ra ý kiến của mình (thườngdùng trong nghiên cứu định tính) và rất hữu ích trong nghiên cứu thăm dò Việc trình bàythứ tự các câu hỏi cũng cần cẩn thận: nên đặt các câu hỏi đơn giản, dễ trả lời trước, sau đómới tới các câu hỏi phức tạp hơn

Yếu tố thứ 4: Chọn mẫu nghiên cứu

- Đối tượng hỏi là những ai? Được lựa chọn bằng phương pháp nào? Cần hỏi baonhiêu người?

II.3 Bước 3: Thu thập thông tin dữ liệu

Dữ liệu thu thập được được chia làm 02 loại:

1 Dữ liệu sơ cấp/ban đầu (Primary data): số liệu từ điều tra, khảo sát do công tynghiên cứu tổ chức thu thập

2 Dữ liệu thứ cấp (Secondary data): Là những thông tin đã có được tổng hợp từ

Trang 25

CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

những nguồn như báo, sách, tài liệu nghiên cứu của chính phủ, tìm kiếm trên mạng, báocáo nghiên cứu thương mại Để xác nhận tính chính xác của thông tin thì cần phải tìmnhững thông tin tương tự ở những nguồn khác để so sánh

II.4 Bước 4: Kiểm tra chất lượng thông tin

II.5 Bước 5: Làm sạch mã hóa dữ liệu

Là quá trình bổ sung, hiệu chỉnh và thống nhất thông tin về các biến của cơ sở dữliệu, đảm bảo các kết quả xử lý, khai thác, kết nối dữ liệu nhận được các kết quả đúng

II.6 Bước 6: Nhập dữ liệu

II.7 Làm báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường

IV Những vấn đề cơ bản về thị trường cần nghiên cứu

IV.1 Nghiên cứu thị trường tổng thể

Nghiên cứu thị trường tổng thể giúp bạn xác định nhu cầu tiêu thụ so với mức cungứng hiện tại của mỗi loại sản phẩm/dịch vụ Từ đó, bạn có thể đưa ra những định hướng

về việc xâm nhập vào thị trường mới hoặc đánh giá các chiến lược, sách lược của mìnhtrong thời gian tới đối với thị trường hiện tại Nội dung của nghiên cứu thị trường tổng thểbao gồm:

IV.1.1 Nghiên cứu quy mô, cơ cấu và sự vận động của thị trường:

Xác định số lượng người tiêu thụ, khối lượng hàng hoá tiêu thụ hoặc doanh số bánthực tế, tỉ lệ giữa việc mua và sử dụng lần đầu với việc mua và sử dụng bổ sung thay thế,

sự biến động theo thời gian của cung cầu và giá cả thị trường từng loại hàng

IV.1.2 Nghiên cứu giá cả thị trường

Các yếu tố hình thành giá, các nhân tố tác động và dự đoán những điều kiện củagiá cả thị trường

Ngày đăng: 05/04/2024, 00:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w