Trong môi trường làm việc đặc thù này, việc giao tiếp hiệu quả được xem như một "chìa khóa vàng" mở ra cánh cửa thành công cho mỗi nhân viên y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP TRONG NGHÀNH Y 3
PHẦN II: NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP 4
1 Tôn trọng và lắng nghe 4
2 Trực tiếp đàm thoại để giải tỏa mọi hiểu lầm 5
3 Tạo dựng lòng tin nơi làm việc 5
4 Giúp đỡ đồng nghiệp khi cần 6
5 Biết nói không khi thật sự cần thiết 6
PHẦN III: CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI ĐỒNG NGHIỆP 6
1 Cần hiểu rõ những vấn đề căn bản trong giao tiếp 7
2 Tạo sự lối cuốn với người đối diện 7
3 Sử dụng từ ngữ mềm dẻo và linh hoạt 8
4 Hãy biến giọng nói của bạn trở thành một sức mạnh trong giao tiếp 8
PHẦN IV: THỰC TRẠNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ GIỮA ĐỒNG NGHIỆP VỚI ĐỒNG NGHIỆP TRONG NGÀNH Y HIỆN NAY 9
PHẦN V: KẾT LUẬN 13
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ngành y đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, nơi mà sức khỏe và sự an toàn của con người được đặt lên hàng đầu Trong môi trường làm
việc đặc thù này, việc giao tiếp hiệu quả được xem như một "chìa khóa vàng" mở
ra cánh cửa thành công cho mỗi nhân viên y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ y tế và mang lại sự hài lòng cho người bệnh
Tuy nhiên, hiện nay việc ứng xử, giao tiếp trong nghành dường như đang bị lơ
là và xem nhẹ, đặc biệt là mối quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp nhiều khi vẫn còn chưa được chú trọng, nhất là khi có những quan điểm tiêu cực rằng “ việc anh anh làm, việc tôi tôi làm” Vì vậy để giao tiếp và điều hòa tốt mối quan hệ đó là
cả một nghệ thuật và sự cố gắng của nhân viên y tế Chính vì vậy, tiểu luận “Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong nghành y” là đề tài nghiên cứu mà em đã chọn để phục vụ nhu cầu mở rộng kiến thức cho bản thân đồng thời là đề tài để kết thúc học phần môn Kỹ năng giao tiếp
Nội dung của tiểu luận gồm 4 phần:
Phần I: Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong nghành y Phần II: Nguyên tắc giao tiếp với đồng nghiệp
Phần III: Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp
Phần IV: Thực trạng giao tiếp ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp trong ngành y hiện nay
Phần V: Kết luận
Trang 3Từ các nguồn tài liệu, sách báo tham khảo, hình ảnh liên quan, em đã viết lại bằng sự hiểu biết của mình nên có thể xuất hiện những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến từ thầy để bài kế hoạch được hoàn thiện
Trang 4PHẦN I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP TRONG NGHÀNH Y
Trong ngành y, giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một kỹ năng thiết yếu cho tất cả mọi người, bất kể họ đảm nhận vị trí nào Việc tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là đồng nghiệp, diễn ra hằng ngày và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng dịch vụ y tế Do đó, việc sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ góp phần giúp cho quá trình trao đổi công việc được diễn ra thuận lợi, đảm bảo thông tin về bệnh nhân được truyền đạt đầy đủ và thống nhất giữa các nhân viên y tế, giảm thiểu sai sót trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc Bên cạnh
đó, có một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn một cách hiệu quả Từ đó, góp phần tăng cường sự tin tưởng, gắn kết giữa các thành viên trong đội ngũ y tế, tạo nên bầu không khí vui vẻ, thoải mái, giảm căng thẳng
Qua những phân tích trên, ta có thể thấy được việc giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp là một trong những yếu tố then chốt tạo nên thành công trong ngành y Vì vậy, mỗi cá nhân trong ngành y cần ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao
kỹ năng giao tiếp và chủ động rèn luyện kỹ năng này để góp phần xây dựng môi trường y tế chuyên nghiệp, hiệu quả và nhân văn
PHẦN II: NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP
Giao tiếp là một nghệ thuật, đòi hỏi sự rèn luyện và tuân thủ những nguyên tắc
cơ bản để đạt hiệu quả cao nhất Hiểu một cách đơn giản, nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quy tắc chi phối thái độ và hành vi của con người khi tiếp xúc với
Trang 5nhau Nó đóng vai trò như chìa khóa mở ra cánh cửa thành công trong mọi mối quan hệ
Tuy nhiên, nắm rõ nguyên tắc thôi là chưa đủ Vấn đề then chốt nằm ở việc
vận dụng linh hoạt và chính xác những nguyên tắc đó vào từng trường hợp cụ thể Điều này phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, kiến thức và kỹ năng của mỗi người trong quá trình giao tiếp
Do đó, để hoạt động giao tiếp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
1 Tôn trọng và lắng nghe
Tôn trọng là nền tảng của mọi mối quan hệ tốt đẹp Tôn trọng thể hiện qua việc đối xử với đồng nghiệp một cách công bằng, lịch sự và không phán xét Khi chúng ta thể hiện sự tôn trọng với họ, chúng ta đã tạo ra một môi trường làm việc
an toàn và thoải mái, nơi mọi người đều có thể tự do chia sẻ ý kiến và đóng góp
Lắng nghe là một cách khác để thể hiện sự tôn trọng Lắng nghe không chỉ đơn giản là im lặng khi người khác nói Lắng nghe hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải tập trung vào lời nói của họ, thể hiện sự quan tâm thông qua ngôn ngữ cơ thể và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn vấn đề Khi chúng ta lắng nghe đồng nghiệp, chúng ta thể hiện sự quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu của họ Điều này giúp xây dựng lòng tin, sự đồng cảm và tạo dựng được nền tảng cho một mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau
2 Trực tiếp đàm thoại để giải tỏa mọi hiểu lầm
Trang 6Trong công việc, đôi khi có những vấn đề xảy ra mà ta không lường trước được Những hiểu lầm có thể nảy sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu thông tin, giao tiếp không hiệu quả hoặc do sự khác biệt về quan điểm Tuy nhiên, những hiểu lầm này hoàn toàn có thể được giải quyết khi chúng ta nói ra
Việc nói ra là hành động chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của bản thân một cách cởi mở và trung thực Khi chúng ta nói ra, chúng ta cho phép người khác hiểu rõ hơn về mình và quan điểm của mình Đồng thời, ta cũng có cơ hội để hiểu
rõ hơn về họ và quan điểm của họ
Bên cạnh đó, nói ra cũng giúp giải tỏa những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã và thất vọng Khi giữ những cảm xúc này bên trong, chúng sẽ tích tụ và dẫn đến những hành động tiêu cực như tranh cãi, mâu thuẫn và thậm chí là thù hận
3 Tạo dựng lòng tin nơi làm việc
Lòng tin là nền tảng cho một môi trường làm việc hiệu quả và gắn kết Nó là sợi dây liên kết vô hình giúp các thành viên trong tập thể hợp tác, hỗ trợ và cùng nhau đạt được mục tiêu chung Khi tạo dựng được lòng tin, chúng ta sẽ nhận được
sự hỗ trợ, tôn trọng và hợp tác từ đồng nghiệp, giúp hoàn thành tốt công việc và phát triển bản thân
4 Giúp đỡ đồng nghiệp khi cần
Để tạo một mối quan hệ tốt, chúng ta phải biết trao đi, giúp đỡ họ khi có thể
Bỏ một chút công sức nhưng nhận được sự tin tưởng, tôn trọng, quý mến từ họ
Trang 7Hơn nữa, công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn khi cùng nhau hỗ trợ và giúp đỡ nhau Từ đó, nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc
5 Biết nói không khi thật sự cần thiết
Giúp đỡ người khác là hành động cao đẹp thể hiện tinh thần tương thân tương
ái Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đáp ứng mọi yêu cầu Biết nói "không" khi cần thiết là kỹ năng quan trọng giúp giữ gìn sự chân thành và xây dựng lòng tin với người khác
PHẦN III: CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI ĐỒNG NGHIỆP
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho mọi người trong mọi thời đại Tính linh hoạt và khả năng thích ứng của con người phụ thuộc nhiều vào khả năng giao tiếp của họ Từ việc truyền đạt ý kiến, thấu hiểu người khác cho đến xây dựng mối quan hệ, tất cả đều dựa trên khả năng giao tiếp
Do đó, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết, nó là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ từ mỗi cá nhân Qua việc liên tục thử nghiệm, thất bại, và học hỏi, chúng ta dần dần hiểu rõ hơn về bản thân và cách tương tác với thế giới xung quanh Từ mỗi trải nghiệm, chúng ta rút ra được bài học quý báu về cách thức giao tiếp hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tích cực
Dù có thể có những thách thức, nhưng việc nâng cao kỹ năng giao tiếp không quá khó nếu chúng ta áp dụng những cách sau đây:
1 Cần hiểu rõ những vấn đề căn bản trong giao tiếp
Trang 8Để trở thành người giao tiếp thành công, việc hiểu rõ những vấn đề căn bản là rất quan trọng
Đầu tiên, mạnh dạng nói ra những suy nghĩ của bản thân Để làm được điều này, chúng ta cần phải vượt qua rào cản tâm lý, đặc biệt là sự lo lắng về việc bị phê phán hoặc không được chấp nhận Việc này đòi hỏi sự dũng cảm, tự tin vào bản thân dám thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân một cách mạnh mẽ và rõ ràng Thứ hai, tự tin làm quen với mọi người Chúng ta hãy bắt đầu bằng những bước cơ bản như chào hỏi, giới thiệu bản thân và hỏi tên của họ là một cách tự nhiên để khởi đầu một cuộc trò chuyện. Ngoài ra, việc quan sát xung quanh và tìm kiếm những chủ đề chung để bắt đầu cuộc trò chuyện cũng là một cách hiệu quả để tạo sự kết nối Chúng ta có thể hỏi về sở thích, công việc, quê quán của họ hoặc chia sẻ những điểm chung của mình để tạo ra một môi trường trò chuyện thoải mái
và dễ dàng.
Cuối cùng, để làm được hai điều trên chúng ta cần phải luyện tập thường xuyên Bằng cách thực hành và tiếp xúc với nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn và trở nên thành thạo hơn trong giao tiếp hơn
2 Tạo sự lối cuốn với người đối diện
Để tạo sự lôi cuốn với người đối diện, chúng ta nên kết hợp những phương tiện giao tiếp sau đây:
Giao tiếp bằng mắt: Bằng cách nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp thể hiện sự tự tin, chân thành và quan tâm Tránh nhìn lén hoặc liếc ngang liếc dọc, điều này có thể gây ra cảm giác không thoải mái và không tôn trọng đối với người khác
Trang 9 Sắc thái biểu cảm: Việc sử dụng biểu cảm khuôn mặt phù hợp với bối cảnh
và nội dung giao tiếp không chỉ làm cho thông điệp trở nên rõ ràng hơn mà còn tạo ra sự kết nối và đồng cảm giữa người gửi và người nhận thông điệp Khi chúng ta thể hiện các biểu cảm phù hợp, như cười, biểu lộ sự ngạc nhiên hoặc sự quan tâm, chúng ta không chỉ truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả mà còn tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và gần gũi
Hành động cử chỉ: Cử chỉ là một phần quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ, giúp bổ sung và làm rõ ý kiến, ý định của người nói Do đó, cần phải lựa chọn cử chỉ phù hợp với nội dung, cảm xúc mà chúng ta muốn truyền tải Ngoài ra, cử chỉ cũng nên xuất phát từ sự thoải mái và tự tin của bản thân, tránh gượng gạo hay cứng nhắc Khi chúng ta tự tin và thoải mái, cử chỉ của chúng ta sẽ tự nhiên hơn và tạo ra một ấn tượng tích cực hơn với người nghe
Việc kết hợp cả ba yếu tố trên, không chỉ giúp chúng ta truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và sinh động hơn, mà còn tạo ra một môi trường giao tiếp giàu tính nhân văn, nơi mà cảm xúc, ý kiến và ý định được diễn đạt một cách tự nhiên
và chân thành
3 Sử dụng từ ngữ mềm dẻo và linh hoạt
Đối với một số người, họ thường chỉ chú ý đến những thông điệp mà họ mong muốn nghe Do đó, để giao tiếp một cách hiệu quả, việc mở rộng vốn từ vựng và kiến thức thông qua việc đọc là vô cùng quan trọng Bằng cách này, chúng ta có thể nắm vững vốn từ và kiến thức, từ đó chọn lựa những từ ngữ phù hợp và linh hoạt nhất trong giao tiếp.
Trang 104.Hãy biến giọng nói của bạn trở thành một sức mạnh trong giao tiếp
Giao tiếp bằng lời nói thì đương nhiên giọng điệu là điều cần quan tâm Vì vậy, chúng ta nên rèn luyện giọng nói, khiến cho giọng nói trở nên sinh động, biết điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói cho phù hợp nhiều trường hợp khác nhau
Trên lý thuyết là thế, nhưng chúng ta phải biết vận dụng vào cuộc sống, phải thực hành bằng cách tham gia các câu lạc bộ, hoạt động tập thể, giao lưu, gặp gỡ những người có kỹ năng giao tiếp tốt để học hỏi Hơn hết sự tự tin, kiên trì học hỏi
và rèn luyện là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại ở mỗi người
PHẦN IV: THỰC TRẠNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ GIỮA ĐỒNG NGHIỆP VỚI ĐỒNG NGHIỆP TRONG NGÀNH Y HIỆN NAY
Trong ngành y, môi trường làm việc thường xuyên đối mặt với áp lực cao và căng thẳng từ việc chăm sóc bệnh nhân và giải quyết các vấn đề y tế phức tạp Điều này đặt ra một yêu cầu cực kỳ quan trọng về sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các đồng nghiệp Tuy nhiên, thực trạng giao tiếp và ứng xử giữa đồng nghiệp trong ngành y hiện nay vẫn đối mặt với một số hạn chế đáng chú ý
Thiếu tôn trọng
Vấn đề thiếu tôn trọng trong môi trường y tế là một thách thức nghiêm trọng, thể hiện qua các hành vi không đúng mực như sử dụng ngôn ngữ không phù hợp, xúc phạm, chửi thề hoặc nói móc, mỉa mai đồng nghiệp Ngoài ra, việc phàn nàn, trách móc, chỉ trích đồng nghiệp về chuyên môn, thái độ hoặc tác phong làm việc trước mặt người bệnh cũng là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng Vấn đề này ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc, chất lượng công việc và tinh thần của
Trang 11nhân viên y tế, đồng thời tác động đến uy tín của ngành y và niềm tin của người bệnh
Giao tiếp kém hiệu quả
Khảo sát cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế thừa nhận gặp khó khăn trong giao tiếp với đồng nghiệp khá cao, thường xảy ra ở mọi cấp độ, từ bác sĩ, điều dưỡng đến nhân viên y tế khác Vấn đề này được thể hiện qua việc:
Thiếu kỹ năng lắng nghe: không chú ý lắng nghe, thường xuyên ngắt lời hoặc không quan tâm đến ý kiến của người khác
Thiếu kỹ năng thấu hiểu: không hiểu được cảm xúc, nhu cầu và mong
muốn của người khác
Truyền đạt thông tin không rõ ràng, chính xác: sử dụng ngôn ngữ chuyên
môn khó hiểu, không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch
Giao tiếp kém hiệu quả dẫn đến hiểu lầm, mâu thuẫn giữa các nhân viên y tế
và ảnh hưởng đến chất lượng công việc
Cạnh tranh không lành mạnh:
Cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là vấn đề phổ biến trong ngành y mà còn len lỏi vào nhiều lĩnh vực khác Nó như một "vết nhơ" làm méo mó đi tinh thần đoàn kết, hợp tác, đồng thời tạo nên môi trường làm việc căng thẳng và thiếu hiệu quả Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và sự thành công của cả tổ
Trang 12 Trốn tránh trách nhiệm
Trốn tránh trách nhiệm là một hành vi thiếu đạo đức và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong môi trường làm việc Khi gặp sự cố hay sai sót, thay vì cùng nhau tìm giải pháp và chia sẻ trách nhiệm, một số người lại chọn cách né tránh, đổ lỗi cho người khác Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung
mà còn phá vỡ mối quan hệ đồng nghiệp, tạo nên môi trường làm việc thiếu tin tưởng và gắn kết
Đố kỵ với đồng nghiệp
Tính đố kỵ là một phản ứng tự nhiên và phổ biến trong con người, được hiểu như là sự ghen tỵ hoặc không hài lòng với thành công hoặc may mắn của người khác Khi đồng nghiệp của chúng ta được ưu ái và phát triển, chúng ta có thể cảm thấy ghen tỵ và thiếu lòng khoan dung, dẫn đến việc luôn có suy nghĩ không tốt về đồng nghiệp của mình, tạo khoảng cách và khó hòa đồng với họ
Những vấn đề này ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc, chất lượng công việc và tinh thần của nhân viên y tế:
Môi trường thiếu hòa đồng, căng thẳng
Khi nhân viên y tế thiếu tôn trọng, giao tiếp kém hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử và bắt nạt nhau, môi trường làm việc sẽ thiếu hòa đồng
và căng thẳng Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên y tế và khiến họ không muốn gắn bó với công việc
Giảm chất lượng công việc