Bài tiểu luận phân tích thị trường cà phê tại Việt Nam, số liệu từ trên google, chỉ tổng hợp ý và đưa ra nhận xét, giải pháp,... về các số liệu có sẵn. Số liệu có thể không nhất quán vì nhiều nguồn khác nhau
GIỚI THIỆU VỀ CÂY CÀ PHÊ
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM
Arabica (Coffea arabica) là giống cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm
1857, thông qua các nhà truyền giáo Pháp Nó đã được thử nghiệm tại các nhà thờ Công giáo ở các tỉnh phía bắc, như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; và sau đó lan sang một số tỉnh miền trung, như Quảng Trị và Quảng Bình Cuối cùng, cà phê đã được đưa đến các tỉnh phía Nam của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Sau đó người ta mới phát hiện ra rằng Tây Nguyên là nơi thích hợp nhất để trồng cà phê.
Năm 1908, người Pháp đã mang hai loại cà phê khác đến Việt Nam là Robusta (Coffea canephora) và Exelsa (Coffea exelsa) Không dừng lại, người Pháp đã thử nghiệm nhiều giống khác nhau từ Congo tại Tây Nguyên, và chứng kiến sự phát triển rất tốt của cà phê ở khu vực này.
Năm 1960-1970 ở miền Bắc Việt nam, hàng loạt nông trường quốc doanh được thành lập, trong đó có hàng chục nông trường trồng cà phê, và trồng cả 3 loại chè, vối, mít Tình hình phát triển của cà phê những năm này cũng không mấy khả quan và đến đầu thập niên 70 người ta đã kết luận không trồng được cà phê ở phía bắc.Năm 1980 một chương trình phát triển cà phê ở Việt nam do công ty cà phê ca cao thuộc Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm xây dựng được trình lên Thường trực Hội đồng Bộ trưởng và được cho phép thực hiện Tiếp đó là một loạt các hiệp định hợp tác sản xuất cà phê được ký kết giữa chính phủ Việt nam và Liên xô (trồng mới 20.000 ha cà phê), CHDC Đức (10.000 ha), Bungary (5.000 ha), Tiệp khắc
(5000 ha) và Ba lan (5000 ha) – Theo Đoàn Triệu Nhạn, VICOFA.
Năm 1982 Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam (LH-XN-CPVN) được thành lập theo Nghị định 174 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng với sự tham gia của 3 sư đoàn quân đội và một số công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và các địa phương Đắk Lắk, Gia Lai – Kon Tum Chương trình phát triển cà phê được mở rộng trên các tỉnh Tây nguyên và Đông nam bộ Loại cà phê được chọn để mở rộng diện tích là cà phê Robusta, một giống cà phê ưa điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là ít bị tác hại của bệnh gỉ sắt.
Năm 1986 LH-XN-CPVN được sự hỗ trợ của các Bộ nộng nghiệp, Kế hoạch, Tài chính, Ngoại thương,… đã tổ chức Hội nghị phát triển cà phê trong các hộ gia đình nông dân ở các tỉnh Tây nguyên, duyên hải miền Trung và Đông nam bộ, gọi là Hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất Cùng với chính sách mới và có sự kích thích mạnh mẽ của giá cà phê trên thị trường quốc tế đang lên cao lúc đó, ngành cà phê Việt nam đã phát triển nhanh mạnh.
Cuối những năm 1990 Việt Nam trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu ở Đông Nam Á và sau Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê xanh thứ hai trên thế giới Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu tập trung vào hạt Robusta Trong khi Robusta chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê, thì các giống Arabica chỉ chịu trách nhiệm cho một vài phần trăm – không quá 5% tổng sản lượng của Việt Nam.
Sản xuất cà phê đều đặn gia tăng 20% -30% mỗi năm trong những năm 1990, với những vườn cà phê nhỏ được trồng trên nửa triệu mảnh đất (từ hai đến ba mẫu) Điều này đã giúp xoay chuyển mạnh mẽ nền kinh tế
Trong công cuộc cải cách, ngành cà phê đã được quốc hữu hóa, phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên, doanh nghiệp tư nhân được nhân rộng, dẫn đến một sự phát triển đột biến của ngành công nghiệp chế biến cà phê Mối liên kết hợp tác giữa người trồng, sản xuất và nhà nước đã đem đến kết quả trong việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu sản phẩm bán lẻ Mà điển hình có thể kể đến là cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và Highlands Coffee vào năm 1998.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CÀ PHÊ
Thân cây cà phê ở mỗi loại sẽ có các chiều cao khác nhau, đối với cây cà phê
Robusta (cà phê vối) sẽ có thân cây cao đến 10m, trong khi đó thân cây cà phê Arabica (cà phê chè) chỉ cao 6m Mặc dù vậy, ở các trang trại trồng cà phê, người ta phải cắt tỉa chỉ còn 2 đến 4m nhằm dễ dàng cho việc thu hoạch.
Với hình dáng cành thon dài, lá cuống ngắn màu xanh đậm, hình oval Bề mặt trên của lá cà phê có màu xanh đậm, dưới xanh nhạt cùng chiều dài khoảng từ 8 đến 15cm, rộng 4 đến 6cm Ngoài ra, rễ của cây cà phê là rễ cọc, cắm sâu vào đất từ 1 đến 2,5m cùng nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh.
Hoa của cây cà phê có màu trắng, hình dáng năm cánh, thường được nở thành chùm đôi hoặc ba, nhìn bên ngoài khá giống với hoa nhài Thời gian nở của hoa cà phê chỉ trong vòng từ 3 đến 4 ngày, thời gian thụ phấn chỉ khoảng vài tiếng Đối với một cây cà phê trưởng thành sẽ có khoảng từ 30 nghìn đến 40 nghìn bông.
Trong giai đoạn cây cà phê ra hoa, người chuyên môn đã có thể đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê của mình Tuy nhiên, các yếu tố về thời tiết như rét đậm, hạn hán có thể ảnh hưởng mạnh đến vụ mùa và đảo lộn hết những đánh giá đầu tiên này.
Do là loại cây tự thụ phấn, chính vì vậy mà các yếu tố như gió, côn trùng tác động quan trọng đến quá trình sinh sản của cây cà phê Kể từ thời điểm thụ phấn, quả cà phê sẽ lớn dần trong 7 đến 9 tháng với hình dạng bầu dục, khá giống quả anh đào Trong giai đoạn chín, màu sắc của trái cà phê có sự thay đổi dễ nhận thấy đó là từ màu xanh sang vàng và chín sẽ là màu đỏ Chính vì thời gian thụ phấn và phát triển như vậy mà một vụ cà phê có khi kéo dài cả năm trời. Đối với những quả cà phê thông thường sẽ chứa hai hạt (ngoại trừ cà phê Culi chỉ chứa một hạt duy nhất) và được bao bọc bởi phần thịt quả bên ngoài Hai hạt cà phê có vị trí nằm ép sát với nhau, tiếp xúc là mặt phẳng, hướng ra bên ngoài là vòng cung Ngoài ra, mỗi hạt đều được bao bọc bởi 2 lớp màng mỏng Hình dáng hạt cà phê khác nhau tùy vào mỗi loại, từ tròn đến dài, màu sắc khi còn tươi sẽ là màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh.
4 Quá trình hình thành, phát triển
Sau giai đoạn thụ tinh, quả cà phê lúc này đã được hình thành với kích thước nhỏ thường gọi với cái tên “đầu đinh” Trong giai đoạn này, quả của cây cà phê sẽ rơi vào trạng thái ngủ, thời gian kéo dài từ 6 đến 10 tuần tùy vào lượng nước mà cây hút được.
Giai đoạn tăng kích thước
Khi cây cà phê đã hút đủ lượng nước cần thiết sẽ bắt đầu bước sang giai đoạn 2 Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng từ 8 đến 10 tuần, trong khoảng thời gian này quả của cây cà phê sẽ có sự gia tăng nhanh chóng về kích thước, khối lượng tươi cũng có sự gia tăng nhưng khối lượng khô không tăng nhiều.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kích thước gồm kích thước quả lẫn kích thước vỏ trấu (đây là phần sẽ chứa nhân cà phê sau này) Kết thúc giai đoạn 2 này sẽ là sự ổn định của vỏ trấu và kích thước của hạt cà phê cũng đã được định hình Đây là khoảng thời gian quan trọng quyết định đến kích thước của nhân cà phê, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cà phê sau này.
Giai đoạn tăng khối lượng khô Đây là giai đoạn mà khối lượng hạt, đặc biệt là khối lượng khô tăng lên đáng kể, trong khi đó kích thước vỏ trấu gần như không thay đổi Kéo dài từ 14 đến 16 tuần, đây là khoảng thời gian quyết định đến năng suất và phẩm chất của hạt cà phê sau này Ngoài ra, ở giai đoạn 3 này các dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt là kali, phốt pho được phát huy tác dụng Và điều này sẽ tăng tỉ lệ rụng quả.
Giai đoạn quả chính Đây là giai đoạn kéo dài từ 4 đến 5 tuần Khoảng thời gian này, vỏ cà phê sẽ tăng mạnh về kích thước nhưng kích thước nhân gần như không đổi, khối lượng hạt cũng có tăng Giai đoạn chín này sẽ có sự chuyển hóa các chất có trong hạt của cây cà phê cũng như là hương vị và chất lượng bên trong Đây là giai đoạn mà bạn có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt về màu sắc, độ cứng vỏ của trái cà phê.
NĂM LOẠI CÀ PHÊ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
Arabica thuộc họ Rubiaceae, chi Coffea, tiếng Việt được gọi là cà phê Chè do đặc điểm của nó là lá nhỏ Thân cây thấp giống như cây chè ở Việt Nam Arabica có nguồn gốc từ Tây Nam Ethiopia Sau đó theo chân người Pháp đến Việt Nam Đây chính là loại cafe được trồng đầu tiên ở nước ta Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê, chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, México, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ.
Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m Cây có tán nhỏ, màu xanh đậm, lá hình oval Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4–6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê, sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
Cà phê vối là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê, khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam, các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Brasil, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Uganda, Côte d’Ivoire
Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê chè (tức cà phê arabica) Hàm lượng caffein trong hạt cà phê vối khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê chè chỉ khoảng 1-2%. Đặc tính hương vị của Robusta khá đậm và chát, không chua Cà phê Robusta được chế biến khô, dẫn đến có mùi đất, khét khi rang, cây được trồng ở độ cao thấp, từ 600m trở lên là có thể trồng được rồi, chủ yếu làm cà phê nhân- cà nền - và cà phê hòa tan Các thương hiệu cà phê lớn dùng cực nhiều để làm cà nền -> giá thấp nhất trong các loại cà phê Gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng là cà phê Robusta, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Lâm Đồng Hiện tại, Việt Nam là nước xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới.
Cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch, cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới
1000 m Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1.000 mm Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (Coffea excelsa).
Cà phê cherry hay cà phê mít gồm 2 giống chính là Liberica và Exelsa Loại này không được phổ biến lắm, nhưng có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và năng suất cao Nó được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng Cao Nguyên Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp Cherry rất phù hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác dân dã, cao sang quý phái.
Cà phê Cherry khi ở thị trường Việt Nam không được trồng nhiều tại các vùng đại ngàn như Buôn Ma Thuột hay Đắk Lắk mà lại được trồng chủ yếu tại Kon Tum, Gia Lai và Nghệ An Việc trồng như vậy nhằm tối ưu hóa diện tích do những tỉnh này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp nhưng lại bất ngờ không thích hợp trồng cà phê Người Việt Nam thường chuộng các loại cà phê có vị đắng nên hầu như rất hiếm người uống được cà phê mít nguyên chất Tuy nhiên, nếu bạn không quá thích sự đắng gắt của các loại cà phê thường gặp thì bạn có thể thử trộn chúng với cà phê mít để làm dịu đi vị đắng và nâng cao hương vị của tách cà phê.
Là giống cây khó trồng, dễ bị sâu bệnh và mất nhiều công chăm sóc Vì vậy nó có những đặc điểm riêng về hình dạng, cây, quả và hương vị đặc trưng Loại cà phê này thường được trồng ở Đà Lạt Đặc điểm: Thường có thân màu xám nhạt, rễ mọc đâm sâu vào đất, lá cây có tán nhỏ và đối xứng hai bên Thông thường loại cây này sẽ có phần èo uộc, ít trái hơn vì rất khó chăm sóc và dễ bị bệnh Khi bắt đầu chin thường có màu xanh lá nhạt, căng bóng dàn chuyển sang màu đỏ cà chua và đỏ đậm, hạt thường nhỏ và tròn.
Cà phê Moka thường được gọi là nữ hoàng trong tất cả các loại cà phê vì nó có chút vị đắng nhẹ, xen lẫn là một chút chua, thanh và có cả vị béo của phần đầu bên trong hạt.
Cà phê Culi còn được gọi là cà phê Bi, cà phê Peaberry với hình dạng tròn trại như hạt đậu, có chứa hàm lượng caffein rất cao, vì vậy loại cà phê này sở hữu hương vị đắng mạnh mẽ cùng hương thơm nồng quyến rũ.
Cà phê Culi sở hữu đặc điểm sinh học khác với phần lớn cà phê bởi một trái cà phê chỉ chứa duy nhất một hạt trong khi đó đối với cà phê thong thường, con số này là hai hạt Đây là sự đột biến tạo ra sự khác biệt từ hình dạng đến mùi vị của cà phê Culi so với các loại cà phê khác như Arabica, Robusta, Moka,… ngoài ra cũng chính vì sự đột biến này mà hàm lượng caffeine trong hạt của cà phê Culi cũng cao hơn so với các loại cà phê thông thường Chỉ chiếm sản lượng nhỏ trong tỉ trọng cà phê Việt Nam Cà phê Culi sau khi thu hoạch về sẽ được tách riêng với các loại cà phê còn lại và chế biến riêng nhằm đảm bảo giữ được mùi vị, chất lượng của cà phê Culi.
Với vị đắng hơn cả cà phê Robusta cùng mùi thơm nhẹ, thoang thoảng Khi pha chế vào nước sẽ ra màu cà phê là nâu đậm Hiện nay, người ta thường kết hợp cà phê
Culi với cà phê Robusta hoặc Arabica cho ra những sản phẩm với hương thơm và mùi vị đặc sắc, đa dạng và được nhiều người ưa chuộng.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRỒNG VÀ GIÁ TRỊ CÂY CÀ PHÊ
1 Đất Địa hình đất đỏ bazan được xem là nơi lý tưởng để trồng cà phê Với độ tơi xốp cao cùng với tầng mặt đất dày Khả năng thoát nước vô cùng tốt và độ dốc phù hợp để có thể trồng các loại cà phê Để cà phê có thể phát triển tốt nhất ở đây, bạn cần phải cày bừa đất kỹ càng trước khi bắt đầu trồng Ngoài ra bạn còn phải dọn sạch sẽ cỏ dại và các loại cây thực vật trước đó xung quanh.
Thời điểm lý tưởng để trồng cà phê là vào đầu mùa mưa Việc trồng cần kết thúc trước 1 đén 2 tháng khi vào mua khô Cà phê khá ưa nước, tuy vậy khi vào mùa mưa bạn cần theo dõi để đảm bảo đất không ngập úng Đối với những cây con thể sống sót, bị còi cọc không có khả năng phát triển thì bạn phải trồng dặm tại những vị trí đó.
Cà phê là cây nhiệt đới nên đòi hỏi nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa khá cao và tùy từng chủng: Cà phê chè ( Arabica) ưa mát, nhiệt độ tối ưu 20 – 22 độ C, ánh sáng tán xạ nên thường được trồng ở miền núi cao 600 – 2.500 m, lượng mưa cần 1300 – 1.900 mm Cà phê vối( Rôbusta) ưa nóng ẩm , nhiệt độ 24 – 26 độ C, thích ánh sáng trực xạ yếu, thường được trồng ở các Cao Nguyên thấp và Bình Nguyên Lượng mưu cần từ 1.300 – 2.500 mm.
Bón phân cho cây: Trong quá trình phát triển của cây cà phê, bạn phải bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng thì khi đó cây mới khoẻ Khuyến khích bạn nên sử dụng phân bón hữu cơ Bón cho cây 2 tuần một lần từ tháng thứ 3 đến tháng 9 Phân hữu cơ vừa an toàn cho sức khoẻ, đảm bảo được năng suất cùng như chất lượng Vừa thân thiện với môi trường vừa có thể góp phần cải tạo đất Cà phê cũng cần bổ sung loại phân NPK hằng năm Việc bón phân NPK phải sử dụng liều lượng phù hợp để tránh việc gây mặn cho cây. Điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp: Cung cấp nước cho cà phê trong giai đoạn phát triển là yếu tố cực kỳ quan trọng Việc tưới nước nên diễn ra vào mỗi sáng sớm hoặc chiều tối, tránh tưới nước giữa trời nắng Khi thời tiết vào mùa hè nắng gắt cần tưới nhiều hơn vào cả sáng lẫn tối với lượng nước phù hợp Lưu ý trước mỗi lần tưới cây nên quan sát kỹ bề mặt đất của cà phê được khô ráo để tránh trường hợp tưới quá nhiều nước gây ngập úng.
Cắt tỉa cây hợp lý: Với việc cắt tỉa cành thường xuyên giúp cây cà phê tránh đi sự già cỗi Việc tỉa cây nên diễn ra vào đầu mùa xuân Việc loại bỏ những cảnh cây già cỗi tạo điều kiện để những cảnh khoẻ có thể phát triển hơn Cho ra sản lượng cà phê cao và năng suất tốt hơn Ngoài ra nhờ việc tỉa cành giúp cây luôn nhận đầy đủ ảnh sáng từ nhiều phía Giúp giảm và tránh tình trạng sâu bệnh trên cây.
5 Giống cây Đối với hầu hết các thực phẩm đều cần phải chú trọng trong việc chọn giống Giống cà phê phải phù hợp với điều kiện trồng tại nơi sản suất Hiện nay có 2 giống cà phê chính đáng kể đến là Arabica và Robusta Hạt cà phê Arabica trên thế giới được ưa chuộng và mang đến giá trị lợi nhuận vô cùng lớn Tuy nhiên với điều khiện vô cùng khắt khe của Arabica nên tại Việt Nam hạt Robusta vẫn được trồng phổ biến hơn.
Hạt Arabica được trồng lý tưởng tại nơi có độ dốc dưới 200 Độ xốp phải trên 60% với tầng đất dày trên 70 cm Hàm lượng mùn lớp đất phải trên 2,5% Nơi phù hợp với độ cao từ 1000 – 1500m so với mực nước biển Lượng mưa yêu cầu trung bình
1200 – 1900 mm với nhiệt độ mức 15 – 24 độ C Đặc biệt yêu cầu mua khôn hạn tối thiểu 2 tháng Với hạt Robusta thì ít phức tạp hơn, nó phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam Nhiệt độ yêu cầu từ 24 – 26 độc C với độ ẩm cao và lượng mưa trên 2000 mm/ năm.
6 Sâu bệnh Ở cây cà phê các bệnh thường gặp như việc sâu đục thân, mọt đục quả, đục cành Xuất hiện các loại rệp ở quả, rệp hại rễ Niều bệnh bện gỉ sắt, thán thư hay bệnh thối cổ rễ, vàng lá, khô cành, … Bất ký bộ phận nào của cây gặp nguy hại đều có thể gây ra những hậu quả khôn lường Việc chăm sóc hay tuân thủ các kỹ thuật trồng trọt giúp bạn hạn chế và điều trị bệnh cho cây hiệu quả Đối với các trường hợp sâu bệnh bạn nên dùng các loại phân hữu cơ Tránh các loại phân hoá học và nên hạn chế phân vô cơ.
Trong quá trình bảo quản, độ ẩm và nhiệt độ trong kho, đặc biệt là độ ẩm của hạt cà phê đưa vào bảo quản có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê Độ ẩm của cà phê bảo quản phải dưới 13% độ ẩm của môi trường trong kho bảo quản quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho chất lượng cà phê trong kho bảo quản bị giảm rõ rệt chủ yếu đươc biểu hiện ở sự biến đổi màu của cà phê, chất lượng nước uống Với khâu vận chuyển ta quan tâm đến tình trạng vệ sinh của phương tiện vận chuyển, ví dụ: không dùng xe chở gia súc để vận chuyển cà phê, không dùng xe tải chở phân hóa học để vận chuyển cà phê.
PHÂN BỐ DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
Theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích cà phê của Việt Nam tính đến hết năm 2022 đạt 710,66 nghìn ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh đạt 653,1 nghìn ha Cà phê Việt Nam được trồng trên 19 tỉnh khắp cả nước nhưng chủ yếu tập trung tại 5 tỉnh Tây Nguyên, chiếm 91,2% tổng diện tích cả nước.
So với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, diện tích cà phê của Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau các nước: Brazil tổng diện tích gần 1,9 triệu ha, Indonesia tổng diện tích trên 1,2 triệu ha, Colombia và Ethiopia hơn 800 nghìn ha, Bờ Biển Ngà gần 800 nghìn ha Tuy là nước có diện tích cà phê đứng thứ 6 thế giới nhưng năng suất cà phê của nước ta đạt cao nhất thế giới Năng suất trung bình cà phê của Việt Nam cao gấp 1,4 lần của Brazil, gấp 2,8 lần của Colombia và gấp 4,5 lần của Indonesia Về sản lượng, niên vụ cà phê 2021-2022, sản lượng cà phê Việt Nam đạt trên 1,8 triệu tấn Sản lượng cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, sau Brazil và là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Khu vực trồng cà phê chủ yếu: Tây Nguyên là vùng đất nổi tiếng về cà phê với các địa danh như Đắk Lắk, Lâm Đồng Trong đó vựa cà phê Buôn Ma Thuột ở Đắk Lắk là một trong những vựa cà phê lớn nhất thế giới Tây Nguyên được trời ban cho đất đỏ bazan trù phú Nói đến đất bazan ai cũng biết rằng đó là loại đất tốt, rất tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt, và đặc biệt loại đất này rất dễ hấp thu dinh dưỡng Mặt khác Tây Nguyên lại là khu vực đồi núi cao (500-600 mét so với mực nước biển) Nơi đây có mưa nhiều, khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp với điều kiện sống của cây cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta.
“Thủ phủ cà phê” chính là Buôn Ma Thuột Buôn Ma Thuột là một trong những vùng đất đầu tiên được người Pháp chọn để trồng và nhân giống cây cà phê Trước khi lựa chọn Buôn Ma Thuột, người Pháp đã khảo sát rất kỹ vùng đất này, và thấy rằng đây là “thiên đường” để trồng cà phê Từ thổ nhưỡng cho tới khí hậu, tầng phù sa cổ, và đặc biệt là địa hình đồi núi cao,…đều rất thích hợp với cây cà phê Họ đã chọn Buôn Ma Thuột làm trung tâm và thực hiện chuyên canh giống cà phê Robusta trong bán kính 10km quanh Buôn Ma Thuột Từ đó xây dựng nên những địa danh nổi tiếng về cà phê như Ea Kao, Cư Ebut, Tân Lập,…
LỢI ÍCH MÀ CÀ PHÊ MANG LẠI
Lợi ích về sức khỏe
Dụng nạp nguồn chất chống oxy hóa: Lợi ích cực lớn mà cà phê mang lại đó chính là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên dồi dào Mỗi tách cà phê nguyên chất đều chứa loại chất này, đặc biệt là lượng polyphenol trong cà phê là cực cao, kèm với đó là nhiều khoáng chất hỗ trợ các tế bào nâng cao hiệu suất hoạt động, duy trì sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.
Kích hoạt trí não: Cà phê là sản phẩm chứa lượng lớn caffeine, chất này có khả năng kích thích khả năng hoạt động của cả thể chất và tinh thần Từ đó, chúng giúp cải thiện chức năng nhận thức cũng như trí nhớ của con người Caffeine có tác dụng tăng cường sự tập trung, bổ sung năng lượng, kích thích sự tỉnh táo hiệu quả.
Cải thiện tình trạng đau đầu: Nhiều người cho rằng cà phê gây nên tình trạng kích ứng, gây đau đầu, mệt mỏi Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi bạn dùng cà phê không đúng cách Caffeine có trong cà phê có công dụng làm giãn mạch tự nhiên, làm các cơ tĩnh mạch hạn chế tình trạng căng lên hoặc thu lại, từ đó làm giảm huyết áp hiệu quả Với chức năng đó, uống cà phê sẽ giúp người dùng cải thiện chứng đau đầu Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng, bởi khi sử dụng với liều lượng quá nhiều trong thời gian dài thì cà phê lại là nguyên nhân gây đau đầu, đau nửa đầu.
Bổ sung năng lượng, tỉnh táo và tập trung: Đây là tác dụng của cà phê mà người dùng dễ dàng nhận biết nhất Khi sử dụng ở mức hợp lý, cà phê giúp cơ thể nâng cao hiệu suất hoạt động thể chất, cải thiện sự mệt mỏi, tăng cường sự tỉnh táo và tập trung cực kỳ hiệu quả.
Hỗ trợ làm đẹp, giảm cân an toàn: Tác dụng của cà phê là tăng cường hiệu suất hoạt động của cơ thể, từ đó có thể hỗ trợ tập luyện và giảm cân hiệu quả Ngoài ra, caffeine đẩy nhanh quá trình sinh nhiệt trong cơ thể, giúp đốt cháy mỡ thừa một cách hoàn toàn tự nhiên Từ lâu thì caffeine đã được xem là một trong những chất mang công dụng làm đẹp hiệu quả và hiện nay thường được thêm vào các sản phẩm giảm cân, dưỡng da cũng như các sản phẩm làm đẹp khác.
Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm: Đây chính là tác dụng của cà phê khiến cho nhiều người bất ngờ nhất Theo nhiều nghiên cứu, những người thường xuyên sử dụng cà phê có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do ung thư, đột quỵ, tim mạch thấp hơn nhiều so với người không sử dụng Thói quen sử dụng cà phê cũng được xem là phương pháp làm giảm khả năng mắc các bệnh như Alzheimer và Parkinson trong tương lai Đồng thời, cà phê là thức uống làm giảm đến 25% nguy cơ mắc tiểu đường loại 2
Chức năng này được giải thích bởi cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm và đốt cháy tốt lượng chất béo trong cơ thể
Lợi ích với nền kinh tế, xã hội và môi trường
Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn, khoảng 500 triệu USD, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch vùng một cách có trọng điểm, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế.
Cà phê không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao, mà trồng cà phê còn giúp thực hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái Vì cây cà phê thích hợp với những vùng đất đồi, đặc biệt là cây cà phê Robusta.
Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động của mình Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh về cà phê nâng cao được uy tín hình ảnh củađơn vị trong con mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường tăng thị phần và lợi nhuận.
Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ đó lựa chọn được mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tăng lợi nhuận uy tín.
Lợi ích đối với người sản xuất
Cà phê là sản phẩm trong nước có nhu cầu không cao do thói quen tiêu dùng của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thích uống trà hơn cà phê Vì vậy xuất khẩu cà phê sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm của người nông dân trồng cà phê, giúp họ tiêu thụ được sản phẩm của mình và có thu nhập.
Cà phê là một cây trồng rất thích hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, là một loại cây có giá trị kinh tế cao nên việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp người nông dân trồng cà phê làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Trồng cà phê xuất khẩu giúp họ giải tạo ra việc làm cho người nhà trong thời buổi nông nhàn Bên cạnh đó việc xuất khẩu cà phê còn giúp cho người nông dân trồng cà phê được Nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư vật tư, giống và kỹ thuật chăm sóc sẽ làm cho họ nâng cao năng xuất lao động, cây trồng và chất lượng sản phẩm qua đó tăng thu nhập cho chính họ.
THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
Sản xuất
Sản lượng của Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, được USDA dự báo đạt 30,2 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, giảm 1,4 triệu bao so với vụ thu hoạch kỷ lục trước đó Diện tích sản xuất của Việt Nam nhìn chung không thay đổi với hơn 95% sản lượng vẫn là cà phê robusta Mùa mưa bắt đầu sớm hơn so với các năm trước giúp cây cà phê ra hoa và phát triển tốt Điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường giúp giảm chi phí tưới tiêu Tuy nhiên, giá phân bón đã tăng tới 70% trong năm ngoái Điều này khiến cho người trồng cà phê giảm sử dụng phân bón, dẫn đến năng suất và sản lượng dự kiến sẽ thấp hơn so với niên vụ trước
Trong năm 2022, tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam ổn định Hiệp hội Cà phê -Cacao (VICOFA) cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022 (từ 1/10/2021 đến 30/9/2022) ước tính khoảng 1,73 triệu tấn, thay đổi không đáng kể so với niên vụ trước đó Tổng diện tích trồng không đổi, khoảng 600.000 ha Năm 2022, năng suất cà phê khoảng 28,2 tạ/ha, đây cũng là mức cao nhất kể từ ít nhất năm 2005, theo số liệu của Cục Trồng trọt Thời tiết thuận lợi, mưa đúng thời điểm trong giai đoạn gieo trồng, ra hoa, thu hái nên chất lượng tốt, đồng đều, tỷ lệ hạt trên sàn cao.
Tiêu thụ
Do trùng với kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán nên xuất khẩu cà phê trong tháng đầu năm thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1 đạt 142.544 tấn, trị giá 310,4 triệu USD, giảm 38,4% về lượng và 38,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái Còn so với tháng 2/2022, tháng có cùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, xuất khẩu cà phê trong tháng đầu năm nay tăng 2% về lượng và giảm 3,6% về trị giá.
Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu năm chiếm 43,6% tổng khối lượng xuất khẩu với 62.132 tấn, trị giá 135 triệu USD Trong đó, những thị trường tiêu thụ cà phê chính của Việt Nam tại EU gồm Đức (21.487 tấn), Italy (17.274 tấn), Bỉ (9.282 tấn), Tây Ban Nha (5.984 tấn)… Ngoài EU, các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu khác có thể kể đến như Mỹ đạt 10.901 tấn, Nga 10.087 tấn…
Xuất khẩu
Kết thúc niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê đạt 1,66 triệu tấn, giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022, nhưng kim ngạch đạt 4,08 tỷ USD, tăng 3,4% nhờ giá bán tăng cao Đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến nay.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta và đạt 1,49 triệu tấn, kim ngạch 3,25 tỷ USD, xuất khẩu cà phê nhân Arabica chỉ đạt 41.500 tấn, kim ngạch 169 triệu USD, cà phê nhân đã khử cafein 36.000 tấn, kim ngạch 136 triệu USD Cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu khoảng 90.000 tấn (chưa quy đổi ra cà phê nhân), kim ngạch khoảng 510 triệu USD (khối lượng chiếm khoảng 5,4% và kim ngạch chiếm khoảng 12,5% tổng các loại cà phê xuất khẩu trong niên vụ cà phê 2022-2023.
Trong niên vụ này, xuất khẩu cà phê Robusta tăng khoảng 0,7% về lượng và tăng khoảng 10,8% về kim ngạch so với các niên vụ trước, cà phê Arabica giảm khoảng 30,7% về lượng và giảm khoảng 34,9% về trị giá, cà phê nhân đã khử cafein tăng khoảng 38,3% về lượng và tăng khoảng 77% về kim ngạch, cà phê rang xay, hòa tan giảm khoảng 2,5% và giảm khoảng 14,7% về kim ngạch.
Ngoài số lượng đang ở kho ngoại quan thì niên vụ cà phê 2022-2023 vừa qua Đức dẫn đầu thị trường xuất khẩu của Việt Nam với gần 219.000 tấn, Italy đứng thứ 2 với hơn 156.000 tấn, Hoa Kỳ thứ 3 với hơn 143.000 tấn, Nhật Bản thứ 4 với gần 112.000 tấn, Nga thứ 5 với gần 107.000 tấn, Tây Ban Nha thứ 6 với hơn 100.000 tấn, Bỉ thứ 7 với 73.000 tấn, Algeria thứ 8 với hơn 64.000 tấn, Mexico thứ 9 và Trung Quốc thứ 10 với hơn 44.000 tấn.
Qua đó cho thấy, châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam với khối lượng gần 802.000 tấn (chiếm 48,2%), kim ngạch 1,86 tỷ USD (chiếm 45,6%), trong đó 27 nước EU chiếm 39,5% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, và chiếm 36,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam.
Trong niên vụ cà phê 2022-2023, các doanh nghiệp trong hiệp hội xuất khẩu trên 1,22 triệu tấn cà phê nhân, chiếm khoảng 77,5% tổng khối lượng xuất khẩu cà phê nhân, kim ngạch khoảng 2,66 tỷ USD, chiếm khoảng 74,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân Các doanh nghiệp FDI xuất khẩu cà phê nhân sống chiếm thị phần khoảng 33,1% tổng khối lượng xuất khẩu cà phê nhân và chiếm khoảng 33,1% về giá trị kim ngạch.
Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài hiệp hội chiếm thị phần khoảng 22,5% tổng khối lượng xuất khẩu cà phê nhân và chiếm khoảng 25,5% về giá trị kim ngạch Các doanh nghiệp FDI chiếm thị phần khoảng 68,5% tổng khối lượng xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan trong niên vụ cà phê 2022-2023 và chiếm khoảng 71,7% về kim ngạch, còn các doanh nghiệp ngoài Vicofa chiếm thị phần khoảng 75,5% về khối lượng và khoảng 79,0% về giá trị kim ngạch trong tổng xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan trong niên vụ cà phê 2022-2023.
Nhập khẩu
Kết thúc niên vụ 2022-2023, tổng khối lượng cà phê Việt Nam đã nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới khoảng 102.100 tấn với giá trị gần 300 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 14% về khối lượng và tăng 9% về giá trị so với niên vụ 2021-2022 Trong đó, nhập khẩu cà phê nhân trong niên vụ 2022-2023 là 98.600 tấn, giá trị là 246 triệu đô la, tương ứng tăng 19% và tăng 23% so với niên vụ liền kề trước đó.
Còn nhập khẩu cà phê chế biến là khoảng 3.500 tấn, giá trị hơn 53 triệu đô la, giảm 46% về khối lượng và giảm 29% về giá trị so với niên vụ trước Việt Nam nhập khẩu cà phê chủ yếu từ Lào, Indonesia, Brazil, Bỉ, Colombia, Đức, Papua New Guinea, Ấn Độ, Peru, Thái Lan, Honduras, Singapore,…
Việt Nam nhập khẩu cà phê từ các nước về chủ yếu phục vụ chế biến xuất khẩu Đơn cử như cà phê nhân, Việt Nam nhập khẩu từ các nước có giá bán thấp hơn, hoặc những loại cà phê mà Việt Nam trồng được ít do khí hậu thổ nhưỡng như loại cà phê Arabica Việt Nam nhập loại cà phê này từ Lào do giá bán của họ thấp hơn ở Việt Nam. Đối với cà phê chế biến, trong những năm gần đây hệ thống chuỗi cà phê trong nước phát triển, nhiều thương hiệu cà phê nước ngoài có mặt và mở chuỗi khắp các thành phố lớn Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cà phê này phần lớn nhập khẩu cà phê đã chế biến như cà phê rang xay, cà phê hòa tan.
Hàng nhập khẩu này chủ yếu là loại chất lượng cao để phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng, tiệm cà phê cao cấp, cà phê trong nước chưa đáp ứng được, hoặc theo quy trình tiêu chuẩn riêng của hệ thống Do nhu cầu ngày càng tăng lên nên lượng nhập khẩu cũng tăng.
Giá cả
2022-2023 được đánh giá là năm “mất mùa được giá” của ngành cà phê, bởi theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) sản lượng cà phê của nước ta trong niên vụ vừa qua ước tính chỉ khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn, giảm 10 - 15% so với niên vụ trước do thời tiết không thuận lợi và làn sóng chuyển dịch cây trồng sang các loại cây ăn trái.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê robusta nhân xô tại Tây Nguyên đã tăng 40 – 50% trong niên vụ 2022-2023, từ 46.100 – 46.500 đồng/kg lên mức đỉnh 67.300 – 68.200 đồng vào ngày 19/9, sau đó điều chỉnh nhẹ xuống còn 66.400 – 66.600 đồng/kg vào thời điểm cuối tháng.
Giá cà phê chứng kiến đà tăng kỷ lục trong niên vụ vừa qua do nguồn cung robusta thế giới thiếu hụt trong bối cảnh các nước chịu động bởi hình thái thời tiết El Nino Cùng lúc đó, tình hình kinh tế khó khăn khiến nhu cầu người tiêu dùng chuyển sang dùng hạt robusta thay vì arabica do có giá rẻ hơn.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo thâm hụt cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-
2023 vào khoảng 7,3 triệu bao Trong đó, sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao, trong khi arabica tăng 4,6% lên 98,6 triệu bao.
Hiện đang là thời điểm đầu vụ thu hoạch 2023-2024, do đó giá cà phê trong nước giảm 4% (tương ứng 2.800 – 2.900 đồng/kg) trong hơn 10 ngày đầu tháng 10, xuống còn 63.700 - 63.800 đồng/kg Đây là mức giá thấp nhất kể từ tháng 6/2023 nhưng vẫn cao hơn 36 – 37% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, giá cà phê có xu hướng giảm do đồng Real của Brazil giảm xuống mức thấp gần 4 tháng, đã khuyến khích người dân nước này đẩy mạnh bán ra Trong khi đó, Việt Nam chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2023- 2024, bắt đầu từ tháng 10 tới.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch London đã giảm 4,4% trong một tháng qua, xuống còn 2.331 USD/tấn vào ngày 11/10 Tương tự, giá cà phê arabica trên sàn giao dịch New York cũng giảm 3,5% so với tháng trước, dao động quanh mức 147,5 US cent/pound
Chế biến
Ngành cà phê Việt Nam vẫn tập trung xuất khẩu cà phê Robusta dạng thô, chưa qua chế biến, chiếm tới 94% tổng lượng xuất khẩu Do đó, giá trị xuất khẩu chưa cao, chưa có được vị trí tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành trên thị trường thế giới Trong bối cảnh giá cà phê nhân xô giảm và ở mức thấp trong thời gian qua, một trong những giải pháp cần được triển khai một cách đồng bộ là đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê.
Trong đó, cần xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường Hiện cả nước đã có 97cơ sở chế biến cà phê nhân, tổng công suất thiết kế 1.503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6% 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan, tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn, tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%.
Yếu tố ảnh hưởng
Cầu và thị trường nước nhập khẩu
Cũng như các loại hàng hóa khác, cà phê xuất khẩu cũng chịu tác động của cầu của nước nhập khẩu Nếu nước nhập khẩu mà có nhu cầu cao về cà phê thì xuất khẩu cà phê của chúng ta sẽ tăng trưởng tốt và ngược lại thì nó sẽ làm giảm số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu cà phê Mặt khác, nhu cầu của nước nhập khẩu về loại cà phê cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của chúng ta Nếu nước nhập khẩu có nhu cầu cà phê cao nhưng lọai cà phê họ ưa thích là cà phê chè
(Arabica), trong khi chúng ta chủ yếu xuất khẩu cà phê vối (robusta) thì cũng làm cho xuất khẩu cà phê của chúng ta giảm và ngược lại nếu họ có nhu cầu về cà phê vối thì xuất khẩu cà phê của chúng ta sẽ tăng lên.
Ngoài nhu cầu ra thì thị trường của nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu cà phê của chúng ta Nếu họ có nhu cầu nhưng dung lượng thị trường nhỏ thì cũng không làm tăng xuất khẩu cà phê, hoặc những yêu cầu quy định và cách thức cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng tác động đến họat động xuất khẩu cà phê của chúng ta.
Môi trường cũng như chính sách của nước nhập khẩu đối với cà phê cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của chúng ta Cho dù người tiêu dùng nước đó có nhu cầu cao về cà phê của chúng ta nhưng chính sách của Chính phủ nước đó bảo hộ thị trường trong nước, dựng lên các hàng rào gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu thì chúng ta cũng khó có thể thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này được Như thị trường Mỹ với các hàng rào về kỹ thuật như đạo luật chống khủng bố sinh học, thủ tục hải quan…cũng gây nhiều khó khăn cho các nước nhập khẩu nông sản vào thị trường này.
Giá cả và chất lượng.
Bất kể hàng hóa nào cũng vậy, nếu chất lượng tốt thì có sức cạnh tranh cao và bán chạy hơn Với cà phê cũng vậy nếu chất lượng cà phê không tốt thì không những tiêu thụ cà phê kém mà nếu có xuẩt khẩu được cũng bị ép gía thấp nên giá trị xuất khẩu là không cao Ngược lại, chất lượng tốt không những xuất khẩu được nhiều mà giá cả còn cao nên giá trị xuất khẩu sẽ lớn
Giá cả luôn tác động tới quan hệ cung cầu Giá thấp thì khối lượng xuất khẩu sẽ tăng nhưng giá trị lại không tăng đáng kể thậm chí là giảm Ngược lại khi giá cà phê cao thì khối lượng xuất khẩu có thể không tăng những giá trị xuất khẩu lại có thể tăng mạnh.
Kênh và dịch vụ phân phối.
Một kênh phân phối hợp lý sẽ không những giảm chi phí trong hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu mà còn giúp cho qúa trình xuất khẩu cà phê được nhanh chóng dễ dàng và nắm bắt tốt thông tin phản hồi từ thị trường nước nhập khẩu cũng như của người cung ứng.
Dịch vụ phân phối tốt sẽ giúp cho khách hàng hài lòng hơn khi mua cà phê của chúng ta Dịch vụ phân phối còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của các nhà xuất khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh và xuất khẩu cà phê Nếu như không có dịch vụ phân phối tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì khách hàng sẽ mua hàng của đối thủ cạnh tranh mà không mua của mình cho dù cà phê của mình có gía rẻ hơn Vì vậy dịch vụ phân phối ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu cà phê.
Môi trường cạnh tranh như các thể chế, quy định, các rào cản đối với kinh doanh cà phê của nước nhập khẩu cà phê, số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu cà phê.
Môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì dễ làm giảm xuất khẩu cà phê của chúng ta nhất là khi cà phê của chúng ta là cà phê Robusta có giá trị thấp hơn cà phê Arabica Chất lượng cà phê của chúng ta lại thấp hơn các nước khác như Braxin, Colombia, Indonesia Làm cho việc xuất khẩu cà phê của chúng ta gặp nhiều khó khăn Ngược lại khi thị trường cà phê thế giới có sự cạnh tranh không cao thì sẽ làm cho xuất khẩu cà phê của chúng ta có nhiều thuận lợi.
Yếu tố về sản xuất chế biến.
Việc quy hoạch vùng trồng cà phê hợp lý sẽ giúp cho chúng ta khai thác được lợi thế vùng trong sản xuất cà phê Nâng cao được năng suất chất lượng của cà phê, qua đó tạo điều kiện thuận tiện cho chế biến và xuất khẩu cà phê.
Công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu cà phê Nếu chúng ta có được công nghệ chế biến cà phê hiện đại với công suất lớn thì chúng ta sẽ nâng cao được giá trị của cà phê xuất khẩu Tạo ra sức cạnh tranh mạnh cho cà phê xuât khẩu của chúng ta so với các nước xuất khẩu cà phê khác.
Việc phân bố các nhà máy chế biến, các cơ sở kinh doanh cà phê cũng như các vùng sản xuất cà phê hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê Qua đó sẽ giảm được chi phí trong hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu trên thị trường cà phê thế giới.
Ngoài ra các yếu tố cơ sở hạ tầng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu cà phê Nếu có được cơ sở hạ tầng tốt thì giúp cho việc vận chuyển cà phê từ nơi sản xuất tới nơi chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận tiện Cơ sở hạ tầng tốt còn giúp cho việc chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận lợi Góp phần tăng cao khả năng cạnh tranh của của cà phê xuất khẩu, qua đó nâng cao được kết quả cũng như hiệu quả của xuất khẩu cà phê.
Các nhân tố thuộc về quản lý.
Có thể nói con người có ý nghĩa quyết định trong mọi vấn đề, đặc biệt là trong kinh doanh Với kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng vậy, cho dù có đầy đủ các nhân tố thuận lợi khác nhưng nếu như không có những công nhân lành nghề, có khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật cũng như có khả năng sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại trong sản xuất chế biến cà phê thì cũng làm cho hoạt động kinh doanh cà phê không có hiệu quả.
Chính sách ảnh hưởng
Chính sách hội nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam là một thành viên của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) và chính phủ Việt Nam cũng đã ký Hiệp định cà phê Quốc tế (ICA) năm 2008 góp phần đưa cà phê nước ta trở thành một mắt xích trong chuỗi cà phê toàn cầu Bên cạnh đó, việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế, khu vực khác cũng tạo ra cho ngành cà phê nước ta một thị trường rộng lớn Chính sách tự do lưu thông và phát triển thị trường thời gian qua đã phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế trong sản xuất và kinh doanh cà phê Sự gắn kết giữa thị trường trong nước và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cà phê mở rộng kênh tiêu thụ ở nội địa và nước ngoài Mặc dù gia nhập thị trường thế giới muộn hơn nhiều so với các nước sản xuất cà phê truyền thống nhưng Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở nhiều nước
Thách thức
Năm 2023 tiếp tục chứng kiến những tín hiệu rất khả quan khi nhu cầu cà phê thế giới tiếp tục phục hồi, giá cà phê Robusta và Arabica trên thị trường thế giới tiếp tục tăng và nguồn cung trong nước đảm bảo cho xuất khẩu Với triển vọng như hiện nay, năm 2023, ngành cà phê dự kiến sẽ lập kỷ lục mới, thực sự trở thành một ngành xuất khẩu quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước Tuy nhiên, ngành cà phê vẫn còn tồn tại những điểm yếu cần sớm cải thiện để tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.
Thứ nhất, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng chưa cao Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, tổng diện tích trồng cà phê cả nước khoảng 710.000 ha, nhưng thu hoạch chỉ khoảng 650.000 ha và chế biến sâu với tỷ lệ rất thấp Cà phê vẫn chủ yếu sơ chế, đánh bóng, xuất khẩu hạt thô Điều này khiến sản phẩm của Việt Nam không thể bán được giá cao và lợi nhuận vì thế cũng rất hạn chế.
Thứ hai, mặc dù sản lượng lớn nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta, giá thu mua thấp hơn nhiều so với giống cà phê cao cấp Arabica Tại một cuộc hội thảo gần đây, bà Võ Thị Hà Giang, Giám đốc truyền thông Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên Legend, đưa dẫn chứng Colombia chỉ xuất khẩu gần 1 triệu tấn, chủ yếu là cà phê Arabica nhưng đứng thứ 3 thế giới về kim ngạch với doanh thu xuất khẩu cà phê nhân đạt 3,2 tỉ USD trong năm 2022 Bài học từ Colombia là chính sách tập trung vào nâng cao chất lượng cà phê nhân bằng cách dành riêng diện tích canh tác nhằm tạo ra loại cà phê đặc sản Chỉ có một chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm cà phê chất lượng cao, thì ngành cà phê mới mang về giá trị gia tăng và lợi nhuận cao hơn.
Thứ ba, dù là nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, nhưng Việt Nam chưa có thương hiệu nào góp mặt trong danh sách 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới
Do Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô nên cà phê Việt Nam được trộn lẫn với cà phê từ các nước khác để chế biến, người tiêu dùng không biết đến cà phê ViệtNam Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thấp hơn trung bình thế giới, nên dù đứng thứ hai về sản lượng xuất khẩu, Việt Nam chỉ đứng thứ 10 về giá trị.
Giải pháp
Thứ nhất, về phía người trồng cà phê, nông dân cần đầu tư hơn nữa vào chất lượng, lấy chất lượng làm cơ sở nâng giá cà phê Hiện nay, chỉ cần tuân thủ quy trình trồng, thu hoạch theo tiêu chuẩn cao, nông dân có thể bán được cà phê nguyên liệu cao gấp 1,5 hay 2 lần so với mức thông thường Đầu tư vào chế biến sâu hơn như rang xay còn đem lại thu nhập cao hơn nữa Hộ nông dân cũng là thực thể chính chung tay tái canh, cải tạo những diện tích cà phê già cỗi chiếm tỉ lệ rất lớn hiện nay (140.000 – 160.000ha) Nông dân cũng tránh sử dụng quá mức phân bón, thuốc trừ sâu dẫn đến tăng chi phí và khiến cà phê không đạt tiêu chuẩn để có thể bán được giá cao Khi người nông dân có ý thức tạo ra cà phê chất lượng cao thì doanh thu toàn ngành sẽ tăng trưởng.
Thứ hai, về phía doanh nghiệp kinh doanh cà phê, chủ doanh nghiệp nỗ lực đầu tư hơn nữa xây dựng những thương hiệu cà phê mạnh, đặc biệt là cà phê đặc sản Hiện nay đang có những mô hình trang trại cà phê đặc sản của Việt Nam tại các vùng cà phê lớn như Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột, Sơn La, Quảng Trị, sản xuất ra những hạt cà phê chất lượng cao nhất theo đánh giá của quốc tế Những mô hình như vậy cần được mở rộng Quan trọng hơn, chủ doanh nghiệp có ý thức mở rộng thương hiệu ra quốc tế, đưa cà phê Việt Nam ra biển lớn thay vì chỉ quanh quẩn trong nước Tận dụng vị thế của một quốc gia xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, Việt Nam có thể làm được điều này Nỗ lực của một số doanh nghiệp như Trung Nguyên xuất khẩu cà phê và mở rộng thương hiệu sang nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc là mô hình có thể được phát triển trong những năm tiếp tới.
Thứ ba, về phía nhà nước, các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy xây dựng chiến lược quốc gia về cà phê, nâng cao vị thế, hình ảnh cà phê chất lượng cao của Việt
Nam tại thị trường thế giới Trước hết, cần tập trung vào giải pháp phát huy nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” sau khi được bảo hộ thông qua Nhà nước đóng vai trò quan trọng giải quyết bài toán tại sao nói tới cà phê, người tiêu dùng thế giới vẫn chưa biết tới Việt Nam, trong khi chúng ta đứng thứ 2 về giá trị xuất khẩu trên thế giới chỉ sau Brazil Hiện nay, Bộ Công Thương đã dự thảo Chương trình tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu Cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với thương hiệu ngành, chỉ dẫn địa lý và sẽ trình Thủ tướng phê duyệt Đây là việc cần làm gấp để nâng cao mức độ nhận diện về cà phê chất lượng cao của Việt Nam, đặc biệt là tập trung quảng bá cho một số dòng cà phê đặc sản như cà phê Arabica Cầu Đất, Sơn La, Quảng Trị Việc quảng bá các sản phẩm cà phê đặc sản, đã có danh tiếng và đoạt giải thưởng trong nước, sẽ góp phần mở rộng hình ảnh của cà phê Việt Nam trên quốc tế.
Thứ tư, Việt Nam cần một sở giao dịch cà phê của riêng mình thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới Việt Nam là nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, chiếm tới 60% thị phần thế giới về loại cà phê này, hoàn toàn có thể quyết định ở mức độ nhất định mức giá Việc hình thành sở giao dịch cà phê quốc tế tại Việt Nam giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cà phê Việt Nam Hiện đã có những khảo sát để thành lập một sở giao dịch cà phê quốc tế nhưng vẫn tồn tại vướng mắc về kho bãi, cảng giao dịch, quản lý ngoại hối Tất cả những khó khăn này có thể vượt qua nếu nhà nước và doanh nghiệp cùng phối hợp quyết liệt, để Việt Nam là người tạo lập giá chứ không phải đi theo giá của thế giới như hiện nay.
ĐỀ XUẤT CHO NGÀNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM
Đầu tiên để phát triển bền vững sản xuất cây cà phê chúng ta cần phải liên kết đẩy mạnh sản xuất chế biến sâu và xúc tiến thương mại cho cà phê Việt Nam, Để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra, đồng thời nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt, ngành Cà phê cần được quan tâm đồng bộ với các giải pháp cụ thể Trong đó, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao; Thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu; Tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.
Một chuyên gia cấp cao của ngành Nông nghiệp đã nhận định, các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê, khi mà thuế xuất khẩu của nước ta có thể về gần 0% Đây là lợi thế vô cùng lớn, giúp Việt Nam không chỉ là trung tâm trồng trọt mà còn có thể là trung tâm sản xuất cà phê của thế giới.
Trước cơ hội vàng đó, nhu cầu liên kết dọc - trong mỗi chuỗi ngành hàng, và liên kết ngang - với các doanh nghiệp, các tổ chức liên quan và chính quyền địa phương - đã trở thành nhu cầu tự thân với sức hút vô cùng lớn Theo đó, nông dân mong muốn tăng cường năng suất, sản lượng, có thị trường ổn định Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì lại cần vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu, xác lập tiêu chuẩn đảm bảo, cần chế biến sâu Doanh nghiệp đa quốc gia cũng muốn vùng nguyên liệu ổn định và theo hướng phát triển bền vững để đi sâu hơn vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.
Các mô hình hợp tác đã góp phần quan trọng giúp cho cà phê trở thành ngành hàng nông sản chủ lực, có diện tích được chứng nhận lớn nhất hiện nay Không những vậy, cà phê hiện là 1 trong 2 ngành nông sản khá toàn diện khi có hiệp hội ngành hàng, có viện nghiên cứu chuyên ngành, có ban điều phối, có các doanh nghiệp xuyên quốc gia và các tổ chức quốc tế hỗ trợ, đầu tư.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các hoạt động liên kết chỉ mới dừng lại ở mức độ mô hình, chứ chưa được nhân rộng Việc kết nối với thị trường ở các mô hình còn kém bền vững, chưa xây dựng được chuỗi giá trị cà phê hoàn thiện trên quy mô lớn, chưa có sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp trong nước Thực tế, vai trò hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và chính sách nhà nước chưa được như mong muốn.
Ngoài ra, trong hợp tác công tư, nhóm “dưới ruộng” làm tốt nhất, còn lại các nhóm thương mại, chế biến vẫn còn yếu Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê chủ yếu thu mua qua trung gian, khiến cho giá trị thực tế chuyển giao về tay người nông dân còn hạn chế và chất gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo Kèm theo đó là việc thiếu kiểm soát chất lượng cà phê và sự ảnh hưởng tới môi trường do canh tác tự phát Cơ chế thu mua phân loại cũng chưa tạo động lực cho nông dân để họ tự nâng cao chất lượng cà phê.
Các giải pháp tổng thể để thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu ngành cà phê Việt Nam:
Về sản xuất, chế biến
Cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành Cà phê một cách hiệu quả, như: xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến; áp dụng tiến bộ công nghệ cao; thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng thời, cũng cần khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.
Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa Hiện nay, công tác xây dựng, phát triển thương hiệu chưa được doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và triển khai hiệu quả, là một nguyên nhân dẫn đến nông sản nói chung và cà phê nói riêng của Việt Nam chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến, vị thế trong thương mại quốc tế của hàng hóa do vậy mà cũng thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm: thị phần, thị hiếu, chất lượng, giá cả Từ đó, xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh; các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm; và cách thức tạo dựng cũng như quảng bá thương hiệu.
Về công tác xúc tiến thương mại
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các
Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức Không những vậy, cũng cần tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng; xây dựng kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu thông qua sự hỗ trợ của cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước để cập nhật thông tin, nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tín hiệu của thị trường.
Khẩu vị" của bạn hàng lớn đã thay đổi
Xuất khẩu cà phê có thể thiết lập một kỷ lục mới trong năm nay Nhưng liệu rằng trong tương lai có thêm nhiều cột mốc đáng chú ý hơn như vậy? Câu trả lời là muốn tăng được kim ngạch thì phải tăng được giá trị cho cà phê, phải định vị lại dòng sản phẩm và nắm bắt xu thế của thị trường Trước hết là tại 2 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới chiếm đến 50% tổng nhập khẩu của toàn cầu là Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ Đây cũng hai thị trường mục tiêu và lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam.