MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆTNAM.
1 Lịch sử hình thành và phát triển 2 Quy mô công ty
3 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 4 Tình hình tổ chức và công tác kế toán tại công ty
CHƯƠNG II: THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN LIÊN QUAN
1 Các điều kiện và phương tiện thanh toán quốc tế 2 Các phương thức thanh toán quốc tế
3 Các điều kiện thương mại quốc tế trong kế toán xuất nhập khẩu 4 Đặc điểm về hợp đồng xuất nhập
5 Hạch toán việc sử dụng ngoại tệ
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
1 Chứng từ và nguyên tắc hạch toán 2 Tài khoản sử dụng
1 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Kính chào Quý Giảng viên và các bạn,
Lời đầu tiên chúng tôi xin gửi lời cám ơn đến Quý giảng viên đã hỗ trợ bài giảng và sự quan tâm của các bạn đối với bài thuyết trình này.
Với quỹ thời gian hạn hẹp và bận nhiều công tác, nên bài viết của chúng tôi chưa được hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót Do vậy, rất mong Quý giảng viên và các bạn đóng góp để nội dung trình bày được hoàn thiện.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn và chân trọng kính chào Nhóm tác giả
Trang 3CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MITSUBA M-TECH VIET NAMCO.,LTD
1 Lịch sử hình thành và phát triển Lịch sử hình thành:
Vào giữa thập niên 90, cùng với làn sóng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Các nhà sản xuất xe gắn máy hàng đầu của Nhật Bản như Honda, Suzuki, Yamaha đã tiến hành xây dựng nhà máy tại Việt Nam và mở ra một thị trường rộng lớn về linh kiện cho xe gắn máy.
Nắm bắt nhu cầu thị trường, với lợi thế là một đối tác lâu năm chuyên cung cấp các linh kiện cho các nhà sản xuất xe gắn máy Nhật Bản trên toàn thế giới Mitsuba Corporation đã liên doanh với các đối tác của mình để tiến hành thành lập nhà máy tại Việt Nam với tên gọi là Mitsuba M-tech Việt Nam.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MITSUBA M-TECH VIỆT NAM
- Tên giao dịch : MITSUBA M-TECH VIET NAM CO.,LTD - Tên viết tắt : MITSUBA M-TECH VIET NAM (MMVC).
- Địa chỉ trụ sở giao dịch : Khu công nghiệp Long Bình (Loteco), Thành phố Biên Hòa, Tĩnh
- Ngành, nghề kinh doanh : Sản xuất các loại mô tơ khởi động, bộ phát điện, còi, rờ le điện, dây dẫn điện, cuộn phát xung và một số sản phẩm điện tử khác của xe gắn máy; sản xuất đinamo cho xe đạp, dây dẫn điện và sản xuất thiết bị gạt nước cho kính xe ôtô Mitsuba M-Tech Việt Nam là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập ngày 06 tháng 08 năm 1997 gồm ba đối tác:
− MITSUBA Corporation là tập đoàn chuyên sản xuất các thiết bị điện cho xe ôtô, gắn máy Trụ sở chính đặt tại: 2681, 1-Chome, Hirosawa-cho, Kiryu City, Gunma Pref 376, Japan Tỷ lệ vốn góp là 60,36% (13.882.800 USD).
− M-TECH Company Ltd là công ty chuyên sản xuất dây điện và các bộ dây điện cho xe ôtô, gắn máy Trụ sở chính đặt tại: 5059-1 7-Chome, Hirosawa-cho, Kiryu City, Gunma-Ken, # 376, Japan Tỷ lệ vốn góp 29,64% (6.817.200 USD).
− Sojitz General Merchandise Corporatio là một tập đoàn thương mại hàng đầu của Nhật Bản Trụ sở chính đặt tại: 4-5, Akasaka 2-Chome, Minato-cho, Ku, Tokyo 107, Japan Tỷ lệ vốn góp 10% (2.300.000 USD).
- Công ty được Ban Quản Lý Các khu công nghiệp Tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép đầu tư số 02/GP -KCN-ĐN ngày 06/08/1997 Có nhà máy đặt tại lô D-5-1 Khu Công Nghiệp Long Bình – TP Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai.
- Với đầu tư ban đầu khi mới thành lập là USD 4.908.390 trong đó vốn pháp định là USD 3.500.000 Tính đến thời điểm hiện nay (tháng 8/2008 ) vốn đầu tư đã tăng lên 23.000.000 USD trong đó vốn pháp định là USD 7.000.000.
Quá trình phát triển:
Trang 4Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á năm 1997 ngay khi dự án mới thành lập đã làm cho dự án phải hoạt động trong điều kiện vô cùng khó khăn ban đầu Tuy nhiên với quyết tâm cao của các chủ đầu tư và Ban Giám Đốc, Công ty Mitsuba M-Tech VN đã hoạt động ngày càng phát triển về mọi mặt.
Quá trình phát triển của Công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt nam được thể hiện tóm tắt như sau:
- Nhà máy 1 (Factory 1) được xây dựng vào tháng 06 năm 1998 và tiến hành sản xuất vào tháng 8 năm 1998 với 2 dây chuyền: Dây chuyền sản xuất dây điện (Lead wire line), Dây chuyền sản xuất cuộn phát xung (Pulser Coil line).
Công ty không ngừng đầu tư phát triển, mở rộng quy trình sản xuất Tháng 10 năm 1998 MMVC bắt đầu hướng đến công ty SUZUKI VIETNAM và cho ra đời “Dây chuyền lắp ráp bộ phát điện xoay chiều” (ACG assembly line) hoạt động vào tháng 04 năm 1999, đến tháng 08 năm 1999 bắt đầu sản xuất dây chuyền mới “dây Chuyền sản xuất Bộ mô tơ khởi động” ( Starter Motor assembly line)
- Tháng 05 năm 2001 MMVC mở rộng quy mô sản xuất, tiến hành xây dựng nhà máy 2 (Factory 2) với hệ thống máy móc tiên tiến nhập ngoại Lần này MMVC lại nhắm tới nguồn lợi nhuận mới từ khách hàng HONDA,YAMAHA, SUZUKI… Tháng 03 năm 2002 hoàn thành công trình nhà máy 2, sau 3 tháng bắt đầu sản xuất Rơle cho xe hơi “Dây chuyền lắp ráp Rờle” (Relay assembly line ) Song song đó “Dây chuyền dập” (Pressing Line) cũng hoạt động để gia công vật liệu cho Relay
- Tháng 10 năm 2005 MMVC xây thêm nhà máy 3 (Factory 3) để mở rộng sản xuất các sản phẩm Rơle, và Thiết bị gạt nước cho xe ôtô và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2006 sản xuất chủ yếu các linh kiện sản xuất xe ô tô.
MMVC không dậm chân tại đó mà còn đang có nhiều định hướng phát triển không ngừng Công ty đang có kế hoạch xây dựng thêm MMVC cơ sở 2 ở khu công nghiệp AMATA vào năm 2009, nhà máy đi vào hoạt động cũng chủ yếu sản xuất linh kiện, phụ tùng sản xuất xe gắn máy và xe ô tô.
2 Quy mô công ty.
2.1 Vốn đầu tư và vốn pháp định:
Vốn là nhu cầu không thể thiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó đánh giá được quy mô sản xuất kinh doanh của công ty và thể hiện được tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
Do nhu cầu sản xuất ngày một gia tăng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một rộng lớn và phát triển MMVC đã tiến hành họp hội đồng quản trị và quyết định gia tăng thêm vốn đầu tư, số vốn gia tăng qua các năm thể hiện cụ thể qua biểu đồ trên.
Đáng chú ý nhất là từ năm 2008 đến tháng 8 năm 2009 nguồn vốn đầu tư tăng lên một con số lớn nhất từ trước đến nay 24,000,000 USD; 26,000,000 USD và vốn pháp định là 7,000,000 USD Nguồn vốn đầu tư gia tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang có kế hoạch kinh doanh, phát triển quy mô sản xuất trong thời gian tới Qua đó cũng cho thấy doanh nghiệp ngày một phát triển lớn mạnh hơn trước.
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty.
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người gián tiếp điều hành công ty, là người đưa ra các chiến lược, đường lối phát triển công ty thông qua các cuộc họp đại hội cổ đông thường niên tổ chức tại công ty Người có quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề then chốt của công ty.
- Tổng giám đốc :
Trang 5+ Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động SXKD của công ty.Thiết lập chính sách chất lượng, kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty.
+ Đề xuất với Hội Đồng quản trị một cơ cấu phù hợp với nhu cầu hoạt động của công ty, tuyển dụng và sa thải nhân viên & người lao động của công ty Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật, khuyến khích, đề bạt và tiền lương cho các đội ngũ nhân viên và người lao động.
+ Trực tiếp quản lý khối văn phòng bao gồm: Phòng Kế Toán, Phòng Hành Chánh Nhân sự, Phòng Kinh Doanh
- Giám đốc nhà máy :
+ Chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám Đốc về các vấn đề thuộc lĩnh vực Sản xuất, Kỹ Thuật và Chất lượng.
+ Điều hành mọi hoạt động của Nhà Máy, Quyết định cơ cấu tổ chức và phương thức sản xuất trong nhà máy.
+ Trực tiếp quản lý và điều hành các phòng ban trực thuộc Nhà máy bao gồm:
Phòng Quản Lý Sản Xuất, Phòng Quản Lý Chất Lượng, Phòng Kỹ Thuật Sản Xuất, Phòng Điều Độ Sản Xuất, Phòng Dịch Thuật.
- Phó giám đốc :
Là người trợ giúp cho Giám đốc, được Giám đốc ủy quyền giao cho một số nhiệm vụ nhất định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao Phó giám đốc có quyền đại diện cho Giám đốc khi Giám đốc đi vắng.
- Phòng hành chánh nhân sự:
+ Tham mưu cho Ban Gián Đốc về những vấn đề: Tuyển dụng và quản lý nhân sự, thực hiện các chính sách, chế độ về tiền lương và lao động,thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật
+ Phối hợp với các phòng ban để lập kế hoạch và hỗ trợ việc thực hiện cung cấp nguồn nhân lực và đào tạo.
+ Triển khai các công tác hành chánh, quản trị an ninh trật tự, an toàn lao động, các chế độ chính sách về người lao động, tiền lương theo quy định của Công ty.
+ Lập kế hoạch tiền lương, mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động + Hổ trợ các hoạt động của Công Đoàn.
+ Phối hợp với các phòng ban khác trong việc đảm bảo sự tuân thủ nội quy của mọi thành viên trong công ty.
- Phòng kế toán:
+ Theo dõi, tính toán toàn bộ các hiện tượng kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty Thông qua số liệu kế toán sẽ nắm bắt một cách có hệ thống toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động của Công ty.
+ Tổ chức các hoạt động tài chính, kế toán theo chỉ đạo của hội đồng quản trị, Ban giám đốc và phù hợp với luật pháp VN.
+ Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán trong nội bộ công ty.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc trên lĩnh vực tài chính kế toán, đảm bảo việc sử dụng hợp lý tiền vốn, việc thu chi thanh toán đúng chế độ.
+ Tìm hiểu, cập nhật những thay đổi trong lĩnh vực tài chính, thuế nhằm hướng hoạt động tài chính, kế toán của công ty phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp VN.
+ Đưa ra ý tưởng mới cho việc cải tiến quản lý tài chính, dự đoán những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong thời gian sắp tới và các giải pháp phòng ngừa.
+ Làm đầu mối liên lạc giữa công ty và các cơ quan chức năng - Phòng kinh doanh:
+ Xem xét để trình Ban giám đốc phê duyệt đơn đặt hàng của khách hàng.
Trang 6+ Chọn nhà cung cấp, lên kế hoạch đặt hàng, đặt hàng và theo dõi việc mua hang cũng như theo dõi, đánh giá về nhà cung cấp Phối hợp với phòng Quản lý chất lượng để phát triển sản phẩm mới Phối hợp với các bộ phận liên quan để theo dõi, điều chỉnh tiến độ sản xuất nhằm đảm bảo kế hoạch giao hàng.
+ Thừa ủy quyền của Tổng giám đốc, Trưởng phòng Kinh Doanh được ký các chứng từ liên quan đến hoạt động Xuất nhập khẩu và thủ tục Hải quan Quản lý các công việc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hoá.
- Phòng quản lý sản xuất:
Điều hành mọi hoạt động sản xuất trong nhà máy, báo cáo tình hình sản xuất cho Ban giám đốc mỗi ngày Theo dõi các quá trình sản xuất và điều kiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, theo dõi việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường của nhà máy Quản lý, cải tiến cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất Xác định, đề xuất nhu cầu con người, máy móc thiết bị trong hoạt động sản xuất.
- Phòng quản lý chất lượng:
+ Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng đầu vào, liên lạc và thảo luận với nhà cung cấp về chất lượng nguyên vật liệu Phối hợp với Phòng Kinh Doanh để nâng cao chất lượng của các nhà cung cấp Kiểm soát đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất đi.
+ Xử lý sản phẩm không phù hợp từ khách hàng Điều tra nguyên nhân, làm đối sách trả lời cho khách hàng Quản lý và kiểm soát toàn bộ bản vẽ sản phẩm, cập nhật và phát hành các thông báo thay đổi Quản lý các phương tiện giám sát và đo lường, thực hiển triển khai sản phẩm mới.
+ Theo dõi kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng ISO9001, ISO14001 & ISO/TS16949 thông qua các cuộc đánh giá nội bộ.
- Phòng điều độ sản xuất:
+ Quản lý kho hàng nguyên vật liệu và thành phẩm của nhà máy Phối hợp với Phòng Kinh Doanh để theo dõi, đôn đốc việc giao nhận hàng.
+ Tính toán và lập kế hoạch sản xuất Chuẩn bị, đóng gói và xuất thành phẩm theo lịch giao hàng.
+ Giám sát tình hình và kết quả sản xuất, chủ động phối hợp với các phòng ban khác để điều chỉnh kế hoạch sản xuất; kế hoạch nguyên vật liệu và kế hoạch bán hang khi việc sản xuất gặp sự cố.
- Phòng kỹ thuật sản xuất:
+ Quản lý, kiểm tra thiết bị máy móc, khuôn, dụng cụ, công cụ sản xuất.
+ Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, khuôn, dụng cụ, công cụ sản xuất theo định kỳ Hỗ trợ đảm bảo an toàn sản xuất, sửa chữa máy móc thiết bị khi xảy ra sự cố.
+ Thiết lập dây chuyền sản xuất Chuyển giao qui trình, thiết bị cho bộ phận sản xuất Đặt và bảo quản các thiết bị dự phòng và cải tiến các thiết bị sản xuất Quản lý, bảo trì cơ sở hạ tầng + Tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu công việc, các đề xuất cải tiến của các
phòng ban khác - Phòng dịch thuật:
Có trách nhiệm dịch các tài liệu vận hành máy móc, thiết bị từ tiếng Nhật, Anh sang Việt Thông dịch các cuộc họp ban giám đốc vào thứ hai hàng tuần, viết nội dung báo cáo cuộc họp Chịu trách nhiệm thông dịch khi có chuyên gia nước ngoài sang lắp ráp, hướng dẫn vận hành máy móc, thiết bị và dịch các văn bản khác liên quan đến công ty.
3 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng biểu 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất trong hai năm 2010 và 2011
Trang 7Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tổng doanh thu 1,260,027,817,000 1,464,973,091,000 Tổng lợi nhuận trước thuế (TLNTT) 107,827,283,000 131,768,415,000 Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) 20,363,489,000 31,375,845,000 Nộp ngân sách nhà nước (NNSNN) 3,924,679,000 4,610,240,000
4 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty:4.1 Một số chế độ, chính sách áp dụng trong công ty:
− Niên độ kế toán : Công ty áp dụng niên độ kế toán năm báo cáo ( bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm).
− Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán là VNĐ.
− Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ − Khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
− Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
− Đối với các khoản ngoại tệ sử dụng tỷ giá thực tế Hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty :
Cho đến nay công ty vẫn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 [5] Bên cạnh đó, công ty cũng mở một số tài khoản chi tiết.
Chứng từ đang được sử dụng :
Về lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm, Phiếu làm thêm giờ
Về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho, phiếu báo vật tư cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư , sản phẩm hỏng.
Về bán hàng: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn giám định hàng xuất khẩu, bảng kê hóa đơn bán
Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán ACCNET phiên bản ACCNET 2000 do Công ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt cung cấp.
Phần mềm kế toán ACCNET2000 là một phần mềm có tính tương thích rất cao với hệ thống kế toán Việt nam và có ưu điểm là được tự động hoá các nghiệp vụ cập nhật dựa vào định khoản khi kế toán viên tiến hành nhập số liệu vào phần mềm.
Khi sử dụng phần mềm kế toán ACCNET, kế toán viên sẽ nhập trực tiếp tất cả các bút toán vào phần mềm Sau khi cập nhật, phần mềm sẽ tự động in ra tất cả các chứng từ ghi sổ, phiếu thu chi và các báo biểu cần thiết Đặc biệt phần mềm kế toán ACCNET thường xuyên được cập nhật sao cho các báo biểu hoàn toàn phù hợp với Hệ thống kế toán Việt nam và yêu cầu báo cáo tài chính của các cơ quan chức năng.
Hình thức kế toán mà công ty đã áp dụng là hình thức kế toán Nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán
Trang 8nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký chung ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát
tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết kế toán phản ánh tất cả các nghiệp vụ vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi ở sổ nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái
theo các tài khoản kế toán phù hợp Đồng thời ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ kế toán chi tiết có liên quan.
− Đơn vị mở sổ nhật ký đặc biệt để theo dõi các nghiệp vụ thu chi tiền và các nghiệp vụ mua bán hàng hóa, hàng ngày căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ (5, 10 … ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh tổng hợp và lên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).
− Cuối tháng , cuối kỳ, cuối năm, tổng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
− Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (lập từ các sổ kế toán chi tiết) đươc dùng để lập các báo cáo tài chính.
Quan hệ kiểm tra, đối chiếu phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh
:
Trang 9trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ Số dư từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
4.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Bộ máy kế toán của công ty được đặt tại văn phòng công ty Bộ máy kế toán sử dụng phần mềm kế toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Mọi hoạt động diễn ra hàng ngày được kế toán viên cập nhật vào các sổ có liên quan được cài đặt trên hệ thống máy tính của công ty.
Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:
− Kế toán trưởng: Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát công việc của các kế toán viên Cân đối các luồng tiền, đảm bảo đủ nguồn tiền cho mọi hoạt động tài chính của công ty Trực tiếp báo cáo và chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc, hội đồng quản trị và các chủ đầu tư về mọi hoạt động tài chính, kế toán của Công ty.
− Kế toán tổng hợp: Thay mặt Kế Toán Trưởng hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc công việc của các kế toán viên Chủ trì phối hợp với các Kế toán viên hoàn thành các báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo yêu cầu của Kế Toán Trưởng Đề xuất với Kế Toán Trưởng các biện pháp nhằm nâng cáo hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán Ngoài ra Kế Toán Tổng hợp còn trực tiếp đảm nhận một số công việc như KT Tiền mặt, Giá Thành, Lương.
− Kế Toán tiền mặt: Lập phiếu Thu, Chi tiền mặt Theo dõi sổ quỹ tiền mặt Định kỳ đối chiếu với Thủ Quỹ để đảm bảo tính chính xác của quỹ tiền mặt Cân đối số dư quỹ tiền mặt để đề xuất việc thu chi tiền mặt.
− Kế toán Tiền gửi ngân hàng: Lập các chứng từ thanh toán qua ngân hàng, trực tiếp giao dịch với ngân hàng, hạch toán các khoản thu chi qua ngân hàng, theo dõi sổ tiền gửi ngân hàng − Kế toán mua hàng và công nợ: Hạch toán các nghiệp vụ mua hàng hoá, và nguyên vật liệu Theo dõi, đối chiếu các khoản công nợ phải trả phát sinh trong quá trình mua hàng.
− Kế toán Tài sản cố định: Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định Theo dõi, hạch toán khấu hao tài sản cố định Lập thủ tục thanh lý các TSCĐ không còn sử dụng Theo dõi việc điều chuyển TSCĐ giữa các bộ phận.
− Kế toán hàng hoá: Theo dõi, hạch toán việc nhập xuất nguyên vật liệu tại kho nguyên vật liệu và dây chuyền sản xuất Theo dõi, hạch toán việc nhập xuất thành phẩm tại dây chuyền sản xuất, kho thành phẩm, kho thuê và trên đường vận chuyển.
− Kế Toán giá thành: Kiểm tra, đối chiếu các bút toán xuất nguyên vật liệu vào chi phí nguyên vật liệu Tính toán, phân bổ các loại chi phí vào giá thành Tính toán giá thành phẩm sản xuất trong kỳ Phân tích các nguyên nhân làm biến động giá thành giữa các kỳ kế toán.
− Kế toán bán hàng và công nợ: Theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ bán hang hoá Theo dõi, đối chiếu các công nợ phát sinh trong quá trình bán hàng Lập bảng tổng hợp doanh thu hàng tháng Đối chiếu với kế toán thuế về thuế VAT đầu ra.
− Kế Toán thuế: Theo dõi các khoản thuế phải nộp ngân sách Lập các báo cáo về thuế GTGT, Thuế TNCN, TNDN.
Kế toán viên tại công ty Mitsuba M-tech VN sẽ được luân chuyển định kỳ 6 tháng một lần nhằm đảm bảo tính minh bạch và thống nhất trong toàn bộ hệ thống kế toán.
CHƯƠNG II: THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN LIÊN QUAN1 Các điều kiện và phương tiện thanh toán quốc tế
1.1 Các điều kiện thanh toán quốc tế.
Trang 10 Điều kiện tiền tệ thanh toán: Điều kiện tiền tệ là những điều kiện mà hai bên thoả thuận đưa ra bao gồm việc lựa chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán cũng như quy định cách xử lý như thế nào khi có sự biến động sức mua của các đồng tiền đó.
− Đồng tiền tính toán: Là đồng tiền dùng để biểu hiện giá cả và xác định trị giá hợp đồng mua bán, thường dùng đồng tiền nào tương đối ổn định nhất để làm đồng tiền tính toán, nhằm đảm bảo vững chắc giá trị hợp đồng.
− Đồng tiền thanh toán: Là đồng tiền dùng để chi trả hợp đồng hay thanh toán nợ nần giữa hai bên Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba, thường là ngoại tệ mạnh.
− Điều kiện đảm bảo hối đoái: Theo điều kiện này, giá trị đồng tiền thanh toán được đảm bảo bởi một đồng tiền khác tương đối ổn định hơn thông qua tỷ giá của hai đồng tiền này Ngày nay, người ta thường sử dụng điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ, tức là không dựa vào bất kỳ một ngoại tệ nào mà dựa vào nhiều ngoại tệ để làm căn cứ đảm bảo hối đoái.
Điều kiện địa điểm thanh toán: Trong thanh toán quốc tế, giữa hai bên cần thoả thuận và xác định rõ địa điểm thanh toán của hợp đồng để tránh những tranh chấp có thể xảy ra cũng như những khó khăn có thể gặp phải trong thanh toán.
Điều kiện thời gian thanh toán: Trong giao dịch ngoại thương, giữa hai bên mua bán phải thoả thuận với nhau để lựa chọn ra thời điểm thanh toán hợp lý, đảm bảo cho lợi ích cả hai bên Có thể thoả thuận một trong ba điều kiện sau :
− Trả trước: Người mua trả tiền một phần hay toàn bộ cho người bán trước khi giao nhận hàng hóa.
− Trả ngay: Người mua trả tiền cho người bán ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
− Trả sau: Người mua trả tiền cho người bán sau một thời hạn nhất định Điều kiện phương thức thanh toán:
Phương thức thanh toán là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.
Một số phương thức thanh toán thông dụng: Phương thức chuyển tiền TTR, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ,…
1.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế.
Trong thanh toán quốc tế, các nhà XNK thường không sử dụng tiền mặt mà sử dụng các phương tiện thanh toán thay cho tiền mặt Có nhiều phương tiện thanh toán khác nhau nhưng nhìn chung có ba loại phương tiện thanh toán thường được sử dụng:
Hối phiếu: Là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người kí phát cho một người khác với điều kiện người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên hối phiếu, hoặc theo mệnh lệnh của người này trả cho người khác.
Lệnh phiếu: Là một chứng khoán trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng.
Séc: là một mệnh lệnh vô điều kiện do người chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân hàng nơi mình mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác Phân loại séc: séc ký danh, séc vô danh, séc trả theo lệnh, séc gạch chéo,…
2 Các phương thức thanh toán quốc tế 2.1 Phương thức thanh toán TTR