1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giao lưu giữa văn hóa việt nam với văn hóa phương tây giai đoạn từ cuối xix đến đầu xx

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Phương Tây giai đoạn từ cuối XIX đến đầu XX
Tác giả Tác Giả Chưa Được Xác Định
Thể loại Bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 659,1 KB

Nội dung

Trong quá trình giao thoa văn hóa, có thể xảy ra hiện tượng các yếu tố của nền văn hoá này thâm nhập vào nền văn hoá kia hoặc nền văn hóa này vay mượn các yếu tố của nền văn hoá kia rồi

Trang 1

B KẾT QUẢ GIAO LƯU GIỮA VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN TỪ ĐẦU XVI ĐẾN CUỐI XIX: 7

II Kết quả, tác động của việc giao lưu văn hóa: 7

C KẾT QUẢ GIAO LƯU GIỮA VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI VĂN

II Kết quả, tác động của việc giao lưu văn hóa: 9

Trang 2

D KẾT QUẢ GIAO LƯU GIỮA VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI VĂN

E NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG VỚI VẤN ĐỀ THÚC ĐẨY GIAO LƯU VÀ KHẮC PHỤC CÁC ĐIỂM BẤT LỢI CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU:

Sự tiếp xúc, giao thoa giữa các nền văn hoá luôn luôn diễn ra trong quá trình phát triển của nhân loại Đó là một nhu cầu tất yếu, một quy luật của phát triển Trong quá trình giao thoa văn hóa, có thể xảy ra hiện tượng các yếu tố của nền văn hoá này thâm nhập vào nền văn hoá kia hoặc nền văn hóa này vay mượn các yếu tố của nền văn hoá kia rồi cải biến điều chỉnh cho phù hợp dẫn đến sự tiếp biến văn hóa Việt Nam cũng không ngoại lệ Sự tiếp xúc giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa nhân loại, đặc biệt là với văn hóa phương Tây Khó có thể nêu một cách đầy đủ những chuyển biến mạnh mẽ của nền văn hóa Việt Nam với nền văn hóa này Nhưng có một điều chắc chắn là nền văn hóa ấy vẫn còn đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục với một cường độ ngày càng mãnh liệt về cả chiều sâu; và với tần suất ngày một cao trong một thế giới đang bị toàn cầu hóa như hiện nay Dựa trên cái nhìn khái lược về bình diện lịch sử, ở bài tiểu luận này, tôi sẽ phân tách quá trình lan tỏa văn hóa phương Tây vào Việt Nam thành 3 đợt chính: từ đầu thế kỷ XVI - cuối thế kỷ XIX (năm 1858), nửa cuối thế kỷ XIX - giữa thế kỷ XX (năm 1954) và từ 1954 - đến nay.

Bài luận này chỉ ra những kết quả của sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây, những nét văn hóa mà đôi khi chính chúng ta cũng không còn phân định được nguồn gốc của chúng nữa Cũng mong là qua bài luận này, người đọc có cái nhìn khái quát hơn về quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây, những bài học cần được noi theo từ lịch sử và những thách thức chúng ta phải đối mặt trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày nay.

Trang 4

A CƠ SỞ LÝ LUẬN:

I Giao lưu văn hóa và tiếp biến văn hóa 1 Khái niệm:

Theo PGS TS Phạm Thái Việt, Đại cương văn hóa Việt Nam, giao lưu - tiếp biến văn hóa (acculturation) được hiểu hiện tượng xảy ra khi những nhóm

người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa của các bên.1

Sự thật là tất cả các nền văn hóa còn tồn tại cho đến giờ thì đều là hiện thân của quá trình giao lưu – tiếp biến Vậy nên, giao lưu – tiếp biến văn hóa không chỉ được dung như một phương pháp văn hóa mà còn là một phương pháp để phân xuất kết cấu của một nền văn hóa cụ thể.

2 Các phương thức:

Giao lưu và tiếp biến văn hóa chỉ mới xuất hiện và phổ biến trên thế giới từ cuối thế kỷ XX, nhưng các hiện tượng và biểu hiện của nó đã tồn tại liên tục từ thời kỳ cổ đại đến nay Có 4 con đường, hay chính là 4 phương thức làm biến đổi văn hóa của các cộng đồng/tộc người trong lịch sử nhân loại, cụ thể như sau:

- Con đường di dân - Con đường thương mại - Con đường chiến tranh - Con đường viễn thông - điện tử

Trong lịch sử, sự giao lưu này diễn ra chủ yếu thông qua các kênh: buôn bán đường biển, sự đô hộ của thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ (miền Nam Việt Nam) Ngày nay, giao lưu văn hóa với phương Tây đã có thêm nhiều hình thức mới như: ngoại giao, du học, di cư, hội nhập quốc tế, tham dự vào các mạng truyền thông - liên lạc toàn cầu, ứng dụng các chuẩn mực kinh tế, xã hội, công nghệ mang tính quốc tế.

Ngày nay, viễn thông điện tử chính là điều kiện “cần” để tạo ra sự tiếp xúc và toàn cầu hóa dường như là điều kiện “đủ” để các quốc gia/dân tộc biến đổi một cách mạnh mẽ, vừa tiến bộ, văn minh nhưng cũng có nguy cơ hòa tan và đánh mất bản sắc.

1Mô thức văn hóa là những hành vi, những hoạt động ứng xử mà một nhóm người, cộng đồng người thực thi.[…] Mô thức mang tính ổn định để văn hóa người thực thi, mỗi nền văn hóa có rất nhiều mô thức, thông qua mô thức để nhận diện được cái riêng của mỗi cộng đồng.” – theo TS Nguyễn Văn Hiệu

Trang 5

II Văn hóa Việt Nam và phương Tây

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử".

1 Văn hóa Việt Nam

Việt Nam là một nước mang khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm Điều này đã quy định nên loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước với các đặc điểm: sống định cư và hòa hợp với thiên nhiên đề cao vai trò của người phụ nữ, sùng bái mùa màng và sinh nở (phồn thực).

Nước ta cũng nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, tiếp giáp với nền văn hóa Trung Hoa, và gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, khu vực cư trú của người Indonesien lục địa Do nằm trong vùng địa lý này nên văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong tính đa dạng với 54 tộc người đang sinh sống, trong đó người Kinh (Việt) đóng vai trò chủ thể (chiếm 90% tổng dân số) Sự hòa huyết về chủng của dân tộc ta cùng với vị trí địa lý đã tạo nên tính dung chấp cao của nền văn hóa: luôn sẵn sàng tiếp thu các yếu tố ngoại sinh, miễn là có lợi 2

Trong 10 thế kỷ đầu công nguyên, đất nước ta cũng đã có cuộc tiếp xúc và giao lưu văn hóa với 2 nền văn hóa lớn của phương Đông cụ thể đó là nền văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ Từ đó mà cũng đã dẫn đến sự thay đổi cấu trúc văn hóa bản địa thời sơ sử để nhằm mục đích có thể hình thành cấu trúc văn hóa Việt Nam thời phong kiến Sự tiếp xúc văn hóa với Trung Hoa và từ đó dẫn đến sự du nhập của Nho giáo Đất nước ta giao lưu văn hóa với Ấn Độ và từ đó dẫn đến sự du nhập của Phật giáo Sự xâm lược của thực dân Pháp gần 100 năm đã tạo nên cuộc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây.

2 Văn hóa phương Tây:

Văn hóa phương Tây là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi để chỉ di

sản của chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, truyền thống, phong tục, hệ thống niềm tin, chế độ chính trị và công nghệ có nguồn gốc hoặc liên kết với châu Âu Thuật ngữ này cũng được áp dụng ngoài châu Âu cho các quốc gia và nền văn hóa có lịch sử được kết nối mạnh mẽ với châu Âu bằng cách nhập cư, thuộc địa hoặc ảnh hưởng.

2 Theo: PGS.TS Phạm Thái Việt, Định vị và kết cấu văn hóa Việt Nam, Đại cương văn hóa Việt Nam,

Trang 6

Văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hi Lạp và La Mã đã hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của những cư dân gốc du mục Những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè… không chỉ tạo điều kiện phát triển trong mối quốc gia mà còn thúc đẩy sự giao lưu, buôn bán giữa các nước, mang những thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp nơi trên thế giới Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp, trong quá trình đế chế La Mã hình thành, triết học Hy Lạp đã làm nảy mầm ba trường phái sẽ chi phối triết học La Mã (chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa hưởng lạc và chủ nghĩa hoài nghi) Ba khuynh hướng này sẽ trở đi trở lại trong tư tưởng phương Tây B KẾT QUẢ GIAO LƯU GIỮA VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN TỪ ĐẦU XVI ĐẾN CUỐI XIX:

I Đôi nét về bối cảnh lịch sử:

Nền văn hoá phương Tây thâm nhập và trụ vững tại Việt Nam thông qua hai con đường cơ bản là truyền giáo và thương mại Tuy nhiên vào giai đoạn này, sự thâm nhập của văn hoá phương Tây mới chỉ dừng lại ở mức độ gây sức ép và can thiệp gián tiếp vào chính sách của nhà nước phong kiến Việt Nam Giai đoạn này kết thúc bằng sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, năm 1858, với lý do triều đình Huế ngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt quốc thư của Pháp đòi tự do buôn bán.

II Kết quả, tác động của việc giao lưu văn hóa: 1 Về tôn giáo:

a Sự xuất hiện của Kitô giáo (XVI):

Kitô giáo (Catholicism) là một nhánh chủ đạo của Thiên chúa giáo (Christianity) với trung tâm đầu não là Giáo Hội La Mã (Roma) Sở dĩ Kitô giáo lan rộng khắp thế giới vì nó gắn với thần quyền của đế chế La Mã - một thứ quyền lực đứng trên quyền lực của các vương quốc phương Tây; thần quyền đã kéo dài suốt thời kỳ trung cổ cho đến tận giai đoạn cận đại (Hòa ước Westphalia năm 1648) Việc các các nước phương Tây, như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan mở rộng thuộc địa của chúng, một cách tất yếu, đã dẫn đến làn sóng truyền bá và phát tán Kitô giáo ra khắp thế giới…

b Ảnh hưởng của Công giáo:

Thời điểm: Từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI ở Việt Nam đã có các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền Công giáo vào Việt Nam

Trước đây, đạo Công Giáo trước cộng đồng Vatican II loại bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - một tín ngưỡng truyền thống ăn sâu trong tâm thức người Việt.

Trang 7

Điều đã tạo ra mối lưu tâm cho những tín hữu theo đạo Thế nhưng, để phù hợp với văn hóa nội sinh của Việt Nam, tín hữu Công giáo đã thực hiện được những nghi lễ tưởng niệm tổ tiên Bàn thờ tổ tiên được đặt ngay cạnh (thấp hơn một chút) bàn thờ Chúa, với bát hương và hai chân nến hai bên tại các gia đình Công giáo Vào những ngày giỗ trong gia đình, người Công giáo cũng tổ chức theo phong tục địa phương như thắp hương kính nhớ tổ tiên, dâng hoa quả để tỏ lòng thành…

Hình tượng đức Mẹ Maria trở thành nhân vật được nhắc đến rất nhiều trong đạo Công giáo Việt Nam do mối tương đồng với truyền thống thờ Mẫu của nước ta Vào tháng hoa kính Đức Mẹ, người Công giáo Việt Nam còn đặc biệt tổ chức dâng hoa để tỏ lòng sùng kính Điều này đã cho thấy sự kết hợp và cải biên hài hòa của Công giáo với một tập tục, một truyền thống tốt đẹp và thiêng liêng của dân tộc

2 Về chữ viết:

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ (XVII): Cùng với sự du nhập của Kitô giáo, đến thế kỷ XVII, các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã dùng tiếng La tinh để phiên âm tiếng Việt Đây là nền móng sơ khởi của chữ Quốc ngữ Mặc dù việc xây dựng nên hệ chữ Quốc ngữ hoàn chỉnh là công việc đòi hỏi sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ giáo sĩ cũng như các trí thức Việt Nam Song công lao đầu phải kể đến các nhân vật như: hai cố đạo Gaspar de Amaral và Antonio de Barbosa - những người đã xuất bản các cuốn từ điển Bồ - Việt và Việt - Bộ vào năm 1632; Alexandre de Rhodes - người đã biên soạn nên cuốn từ điển Việt - Bồ Latinh đầu tiên, và cuốn sách “Phép giảng tám ngày” được trình bày bằng song ngữ La tinh - Việt (1649 - 1651).

Sự kiện chữ Quốc ngữ ra đời và được sử dụng thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm là một bước ngoặt trong tiến trình văn hoá Việt Nam Nó đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc hội nhập văn hoá của Việt Nam vào nền văn minh chung của toàn nhân loại.

III Nhận xét:

Giao lưu giữa Văn hóa Việt Nam và phương Tây đã bắt bắt đầu xuất hiện từ những năm của thế kỉ XVI Ban đầu thông qua con đường giao thương là chủ yếu, sau khi có sự xuất của các giáo sĩ truyền đạo thì còn đường giao lưu bằng tôn giáo là chủ yếu Giai đoạn từ đầu thế kỉ XVI tới cuối thế kỉ XIX là giai đoạn giao lưu văn hóa Việt Nam với phương Tây bắt đầu phát triển, giai đoạn này nền văn hóa Việt Nam đã có những ảnh hưởng nhất định từ văn hóa phương Tây Giai đoạn này cũng chính là tiền đề để phát triển giao lưu văn hóa Việt Nam với phương Tây trong các giai đoạn sau.

Trang 8

C KẾT QUẢ GIAO LƯU GIỮA VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN TỪ CUỐI XIX ĐẾN ĐẦU XX:

I Đôi nét về bối cảnh lịch sử:

Các chủ thể của nền văn hóa Việt Nam trước khi gặp gỡ văn hóa phương Tây hợp thành cấu trúc "tứ dân": sĩ, nông, công, cổ Trong đó xã hội nông nghiệp ấy, người ta đều mang theo tư tưởng: “trọng nông ức thương”, do vậy, mặc dù nắm trong tay tài chính nhưng thành tố “cổ” thường không có tiếng nói trong xã hội Đặc biệt là trong cư dân thành thị Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XX tồn tại một bộ phận ngoại kiều Họ không phải là chủ thể văn hóa Việt Nam Song sự hiện diện của họ giữa lòng cộng đồng người Việt tạo ra sự giao thoa trực tiếp của chủ thể các nền văn hóa khác nhau

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đã xác lập nền cai trị của chúng trên đất nước ta Xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội tư bản thuộc địa cùng Chủ nghĩa tư bản cũng cùng lúc này được du nhập vào nước ta với các phương thức sản xuất mới: đồn điền, mỏ, công xưởng Sau hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), nhân dân ta vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp quyết liệt tuy nhiên đều thất bại Nguyên nhân chủ yếu do hệ tư tưởng phong kiến lúc bấy giờ đã lạc hậu, không thể lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong tình hình mới Yêu cầu lịch sử đặt ra là mau chóng tìm ra một tư tưởng mới chỉ đạo con đường cứu nước Việt Nam.

II Kết quả, tác động của việc giao lưu văn hóa: 1 Về giai cấp, tầng lớp:

Sự du nhập của chủ nghĩa tư bản cùng phương thức sản xuất mới đã làm nảy sinh các giai cấp tầng lớp mới trong xã hội nước ta lúc bấy giờ Đó là giai cấp công nhân, những người nông dân, thợ thủ công bị bần cùng hóa đến bán sức tại các đồn điền, xí nghiệp, hầm mỏ Trong xã hội ấy cũng nảy sinh giai cấp tư sản là các nhà thầu khoán, những nhà đại lý môi giới cho tư sản Pháp Những học sinh, sinh viên, giáo viên của xã hội thời này cấu thành nên giai cấp tiểu tư sản; họ là bộ phận nhạy cảm và năng động nhất trong quá trình hội nhập văn hóa đầu thế kỉ XX Họ nhanh chóng nhận ra những yếu tố mới và tiến bộ trong văn hóa nhân loại để học tập và ứng dụng có chọn lọc vào thực tiễn Việt Nam

Sự ra đời của các giai cấp mới cũng tạo nên sự hình thành của 2 tầng lớp mới ở nước ta: lớp dân cư đô thị và lớp trí thức Tây học.

Trang 9

2 Về khuynh hướng cứu nước: a Khuynh hướng dân chủ tư sản:

Quá trình tiếp xúc giao thoa tự nhiên đưa phái tân học đến với những giá trị tốt đẹp, tiến bộ của văn hóa Phương Tây mà chính quyền thuộc địa ngăn cấm Điển hình là lớp sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX, họ quyết tâm tự phủ định mình để tư sản hóa duy tân đất nước, quyết phá lũy xưa để xây đài mới, hướng dân tộc phát triển theo con đường văn minh tư bản Tuy các phong trào của các thời kỳ này đều bị thực dân Pháp đàn áp, song là tiền đề cho công cuộc giải phóng dân tộc sau này.

b Khuynh hướng vô sản:

Tiếp đến là lớp trí thức tiểu tư sản tiếp cận được với tinh hoa của văn hóa nhân loại: học thuyết Mác - Lênin, đã tiếp nhận và quyết tâm thay đổi chính mình trở thành người cộng sản, để đánh đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

3 Về văn học và ngôn ngữ:

Sự tiếp xúc với phương Tây đã làm nảy sinh trong lĩnh vực văn học thể loại tiểu thuyết hiện đại vốn là cái mà truyền thống Việt Nam không có, khởi đầu là tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Quản viết bằng chữ Quốc ngữ in ở Sài Gòn năm 1887 với nhan đề Truyện thầy Lazaro Phiền, tiếp đó là hàng loạt tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh… Chất văn xuôi, tính cách cá nhân phương Tây còn ảnh hưởng vào cả một lĩnh vực có truyền thống lâu đời như thể dẫn đến sự bùng nổ của dòng thơ mới với những tên tuổi như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận… vào những năm 30.

Sự tiếp xúc với phương Tây cũng khiến cho tiếng Việt có biến động mạnh: hàng loạt từ ngữ được vay mượn để diễn tả những khái niệm mới đã đi vào đời sống thường ngày như xà phòng / xà bông (savon), kem (crème), ga (gare, gaz), bang (band, banque, ruban)… Có những hiện tượng ngữ pháp vốn đặc thù cho các ngôn ngữ phương Tây (như thể bị động, kiến trúc danh từ…) ở những mức độ nhất định cũng đã được du nhập vào tiếng Việt.

3 Về nghệ thuật:

Trong nghệ thuật hội họa thì xuất hiện những thể loại vay mượn từ phương Tây như tranh sơn dầu, tranh bột màu với bút pháp tả thực Bút pháp tả thực của nghệ thuật phương Tây còn xuất hiện cả trên sân khấu với thể loại kịch nói và tác động tới sự ra đời của nghệ thuật cải lương

Nghệ thuật thanh sắc tổng hợp cổ truyền bắt đầu phân hóa thành hàng loạt bộ môn như ca, múa… Đồng thời, các loại hình nghệ thuật phương Tây cũng

Trang 10

được du nhập vào nước ta, điển hình như: hợp xướng, điện ảnh Sự pha trộn giữa các loại hình nghệ thuật dân tộc với phương Tây cũng tạo ra các loại hình nghệ thuật mới ở nước ta như là cải lương.

4 Về hệ thống cơ sở vật chất:

Hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng và hoàn thành, ứng dụng những tiến bộ về khoa học kĩ thuật của phương Tây.

Nhiều công trình thuỷ lợi lớn được xây dựng để phục vụ tưới tiêu đồng ruộng, các công nghệ hiện đại để xây dựng và khai khoáng được du nhập nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, hệ thống đường giao thông hiện đại bao gồm đường sắt, đường bộ, đường hàng không nối liền các trung tâm khai thác với đô thị tỏa ra khắp nông thôn phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ

Sự thiết lập chính quyền thuộc địa theo cách tổ chức đơn vị hành chính Phương Tây dẫn đến sự ra đời của nhiều đô thị mới Sự xâm nhập kinh tế tư bản đã làm thay đổi chức năng của đô thị Việt Nam, từ mô hình đô thị Trung đại với chức năng là trung tâm chính trị chuyển sang mô hình đô thị cận đại với chức năng trung tâm kinh tế công thương nghiệp là chính Những thành phố cận đại đầu tiên ra đời vào cuối thế kỉ XIX: Sài Gòn (1877), Hà Nội (1888), Hải Phòng (1888) Bộ mặt đô thị được xây dựng hiện đại theo kiến trúc Phương Tây điển hình là thành phố Sài Gòn, Hà Nội

5 Về kiến trúc:

Kiến trúc phương Tây theo vào theo đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam, song phần lớn các công trình này đã biến đổi linh hoạt để phù hợp với môi trường khí hậu và thời tiết Việt Nam Thay vì các tòa nhà cao với phòng ốc thấp như ở phương Tây thì các công trình này khi hòa vào văn hóa Việt lại mang nét đặc trưng của đất nước ta: chiều cao tối đa hai tầng với mái hiên, mái che cửa sổ để che mưa nắng kết hợp cùng bố cục tam quan, lầu bát giác với hệ thống mái ngói,… Ví dụ điển hình là nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình) - một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam và đồng thời cũng là một trong những nhà thờ Công giáo vào loại cổ nhất ở Đông Nam Á được xây dựng với với tháp thấp trải rộng có mái cong

Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam Chẳng hạn, các tòa nhà của Trường Đại học Đông Dương (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), Bộ Ngoại giao, Viện Viễn Đông Bác cổ (nay là Bảo tàng lịch sử Hà Nội)… đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác… làm nổi bật tính dân tộc; đưa các mái hiên, mái che cửa sổ ra xa để tránh nắng chiếu và mưa hắt…

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w