1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê việt nam sang thị trường trung quốc

94 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN “NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG LOGISTICS PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNGXUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

TRUNG QUỐC”

Sinh viên thực hiện:Đỗ Thị Huyền - 21D300168 - K57LQ3Trương Thị Hương - 21D300170 - K57LQ3Nguyễn Thảo Ly - 21D300173 - K57LQ3Hoàng Thu Vân - 21D300506 - K57LQ3Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Huyền

Hà Nội, 2/2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu hệ thốnglogistics phục vụ hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trườngTrung Quốc”, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như sự quan tâm

và động viên từ rất nhiều người Tại đây, nhóm nghiên cứu xin được phép bày tỏ lòng biết ơn tới những cá nhân, cơ quan và tổ chức đã giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này.

Trước hết, nhóm nghiên cứu xin bày tỏ sự cảm ơn và kính trọng tới ban giám hiệu cùng các thầy cô của chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng nói riêng và của Trường Đại học Thương mại nói chung đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS Phạm Thị Huyền, là người đã trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này Những buổi hướng dẫn, trao đổi, thảo luận cùng thầy/cô đã giúp nhóm nghiên cứu có định hướng rõ ràng cũng như vượt qua được những khó khăn, thách thức trong quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành nhất tới các cá nhân, tổ chức, gia đình và bạn bè đã quan tâm và tạo điều kiện cho nhóm nghiên cứu.

Dù đã cố gắng nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế, đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi sai sót nhóm nghiên cứu rất mong nhận được các ý kiến đóng góp bổ sung, sửa đổi từ các thầy cô trong hội đồng để bài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 10

1 Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu 10

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11

3 Mục tiêu nghiên cứu 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

5 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Kết cấu đề tài 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG LOGISTICS PHỤC VỤHOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 16

1.1 Một số lý luận cơ bản về logistics và hoạt động xuất khẩu 17

1.1.1 Khái quát về logistics 17

1.1.2 Logistics và hoạt động xuất khẩu 19

1.2 Nội dung hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu 21

1.2.1 Khái quát về hệ thống logistics 21

1.2.2 Các yếu tố tác động đến hệ thống logistics 29

1.2.3 Hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu 32

1.3 Bài học kinh nghiệm quốc tế về hệ thống Logistics phục vụ xuất khẩu 34

1.3.1 Kinh nghiệm từ Singapore 34

1.3.2 Kinh nghiệm từ Nhật Bản 36

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG LOGISTICS PHỤC VỤ XUẤTKHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2019 - 2023 40

2.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc.40 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê qua tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc 40

2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc 42

2.2 Thực trạng về hệ thống logistics phục vụ xuất khẩu cà phê của Việt Namsang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2019 - 2023 45

2.2.1 Thực trạng cơ chế chính sách logistics phục vụ xuất khẩu cà phê 45

2.2.2 Thực trạng về hạ tầng logistics phục vụ xuất khẩu cà phê 53

2.2.3 Thực trạng về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LOGISTICSPHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊTRƯỜNG TRUNG QUỐC 78

Trang 4

3.1 Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam trong những năm tới 78

3.1.1 Mục tiêu chung 78 3.1.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 79

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống logistics phục vụ xuất khẩu cà phê củaViệt Nam sang thị trường Trung Quốc 82

3.2.1 Đối với các cơ chế chính sách logistics phục vụ xuất khẩu cà phê 82 3.2.2 Đối với hạ tầng logistics phục vụ xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc 85 3.2.3 Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu cà

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Hệ thống tiêu chí ảnh hưởng đến năng lực hệ thống hậu cần quốc gia 30Bảng 1.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hệ thống logistics quốcgia… 31Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu trực tiếp qua biên giới đất liền Việt Nam -Trung Quốc giai đoạn 2019 - 2022 (đơn vị: triệu USD) 40Bảng 2.2 Kim ngạch XK cà phê sang thị trường Trung Quốc (2019 - 2022) 42Bảng 2.3 Doanh nghiệp lĩnh vực vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới 61

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 0.1 Quy trình nghiên cứu đề tài 14

Hình 1.1 Dòng logistics thương mại trong xuất nhập khẩu 20

Hình 1.2 Hệ thống logistics quốc gia 22

Hình 1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống logistics quốc gia 22

Hình 1.4 Rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu 24

Hình 1.5 Các loại hình doanh nghiệp logistics 27

Hình 2.1 Khối lượng và giá trị cà phê xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giaiđoạn 2021 – 2022 43

Hình 2.2 Giá cà phê xuất khẩu bình quân sang thị trường Trung Quốc giai đoạn2021 – 2022 44

Hình 2.3 Chủng loại cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc theo kim ngạch 44

Hình 2.4 Số lượng dự án logistics nước ngoài đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1991– 2022 46

Hình 2.5 Hệ thống kho bãi quy hoạch đến năm 2030 55

Hình 2.6 Đánh giá chất lượng dịch vụ logistics qua các tiêu chí 65

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

4C Tổ chức Hiệp hội 4C (Common Code for the Coffee Community) ACFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ASEAN-China Free

Trade Area)

AHKFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc AIIB Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure

Investment Bank)

ASRS Hệ thống kệ tự động AS/RS (Automated storage and retrieval system)

BCA Hiệp Hội cà phê Buôn Ma Thuột BRICS Nhóm các nền kinh tế mới nổi CHLB Cộng hòa Liên bang

CNG Khí thiên nhiên nén (Compressed Natural Gas) CNTT Công nghệ Thông tin

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)

EDI Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange)

ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning)

EVFTA Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (European-Vietnam Free Trade Agreement)

FDI Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (Foreign Direct Investment)

Trang 8

FTA Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Area)

GFPTT Tổ chức hỗ trợ thương mại và vận tải toàn cầu (Global Facilitation Partnership for Transport and Trade)

GPS Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System) IoT Internet vạn vật (Internet of Things)

ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization)

LAC Hội đồng Quản trị logistics Hoa Kỳ (The US Logistics Administration Council)

LPG Khí dầu mỏ hóa lỏng (Liquefied Petroleum Gas)

LPI Chỉ số năng lực quốc gia về logistics (Logistics Performance Index) LSP Logistics Service Provider

MAS Cơ quan tiền tệ Singapore

MFN Tối huệ quốc (Most Favoured Nation)

MITI Bộ công nghiệp và Thương mại quốc tế (Ministry of International Trade and Industry)

MLIT Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải (Ministry of Land, Infrastructure and Transportation)

OCOP Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (One Commune, One Product) RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional

Comprehensive Economic Partnership)

RFA Chứng nhận tiêu chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững (Rainforest Alliance Certification)

Trang 9

RFID Nhận dạng qua tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification) SAP Phần mềm hoạch định doanh nghiệp (System Application

SCA Hiệp Hội Cà Phê Đặc Sản Quốc Tế (Specialty Coffee Association) SCM Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)

SPS Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary)

TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TEU Đơn vị đo lường sức chứa hàng hóa theo container TMĐT Thương mại điện tử

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UNCTAD Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (United Nation Conference on Trade and Development)

UTZ UTZ certified

VICOFA Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vietnam Coffee - Cocoa

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu

Theo báo cáo logistics Việt Nam 2022, hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam nhìn chung tăng trưởng ổn định, dù chịu nhiều tác động như chính sách Zero – Covid và cuộc chiến căng thẳng giữa Nga – Ukraine Chính sách Zero – Covid của Trung Quốc trong những năm 2021 – 2022 đã gây ra gián đoạn nghiêm trọng đối với các hoạt động khai thác dịch vụ logistics tại khu vực Đông Á, trở thành rào cản đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới tới quốc gia Trung Quốc Tình trạng phong tỏa cảng Thượng Hải năm 2022 khiến cho hoạt động luân chuyển container rỗng diễn ra khó khăn và đẩy chi phí vận tải tăng cao Trong khi nền kinh tế toàn cầu đang bước vào quá trình phục hồi, thì vào tháng 2/2022, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã diễn ra hết sức căng thẳng Tại Việt Nam, ảnh hưởng từ cuộc chiến này là cuộc khủng hoảng xăng dầu và chi phí vận tải tăng đột biến khiến hoạt động cung ứng hàng hóa gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, hoạt động logistics Việt Nam vẫn đạt được tính ổn định, năm 2023, Việt Nam xếp thứ 10/50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu (AEMLI, 2023) Điều này là do sự nỗ lực kết nối chặt chẽ của chính phủ Việt Nam với các hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Trong thời gian qua, Việt Nam tích cực tham gia ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA) như ACFTA, AHKFTA, EVFTA, RCEP, CPTPP tạo ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển kinh tế Các FTA góp phần mở rộng cánh cửa thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường quốc tế, tận dụng hiệu quả lộ trình cắt giảm thuế quan để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa Năm 2022, các chính sách về logistics như việc thay đổi một số quy định về vận tải đường bộ quốc tế; sửa đổi các quy định về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, hàng không dân dụng của Chính phủ đã hỗ trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nhanh chóng khôi phục và ổn định, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics ngày càng nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả tích cực Theo báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2021 Đặc biệt, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2022 đạt 1,78 triệu tấn, kim ngạch đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 32% về trị giá Như vậy, xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng đạt được những kết quả tích cực nhờ có hệ thống logistics phục vụ cho hoạt động xuất khẩu nông sản Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, hệ thống logistics phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều điểm hạn chế Cơ sở hạ tầng tại một số cửa khẩu phụ ở

Trang 11

nước ta đang trong quá trình đầu tư xây dựng, hạ tầng kho bãi tập kết, kiểm tra giám sát hàng hóa tại các cửa khẩu như Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, Bắc Luân II, Tân Thanh chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quản mặt hàng nông sản Chuỗi cung ứng dịch vụ logistics chưa đủ lớn trong khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics còn nhỏ, lẻ dẫn đến hoạt động xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn, giảm hiệu quả về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc đang tăng với tốc độ trung bình 15%/năm, mở ra cơ hội lớn tới hoạt động xuất khẩu cà phê tại thị trường này Như vậy, nhu cầu cung ứng logistics phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc ở mức ổn định và đang trong quá trình phục hồi sau thời gian chịu tác động của đại dịch Covid-19 Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói chung và hệ thống logistics phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng tại Việt Nam trong thời gian tới để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường quốc tế Các chính sách logistics của Chính phủ và sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics tại Việt Nam nhằm tối ưu hóa chi phí xuất khẩu đang được ngày càng quan tâm Do đó, việc nghiên cứu khung lý thuyết về hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu vô cùng cấp thiết.

Với những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu hệ thống logistics phục vụ hoạtđộng xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” là

thực sự cần thiết nhằm tối ưu hóa hệ thống logistics, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động và Trung Quốc đang kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như hiện nay.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về logistics và hoạt động xuất nhập khẩu Dưới đây là một số công trình tiêu biểu trong nước liên quan đến đề tài nghiên cứu:

Sau khi được luật hóa khái niệm dịch vụ logistics, đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện để xây dựng một hệ thống lý luận cơ bản về lĩnh vực mới mẻ này.

Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sách “Logistics: Những vấn đề cơ bản”

của tác giả GS TS Đoàn Thị Hồng Vân do Nhà xuất bản Lao động – Xã hội ấn hành

năm 2010, “Quản trị logistics kinh doanh” của PGS TS An Thị Thanh Nhàn, do Nhà

xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2018…

Trang 12

Đánh giá về tầm quan trọng của logistics với hoạt động xuất khẩu, tác giả

Huỳnh Thị Diệu Linh trong nghiên cứu “Tầm quan trọng của logistics đối với xuấtkhẩu Việt Nam” khẳng định logistics có tầm quan trọng rất lớn đến xuất khẩu của Việt

Nam Cụ thể, hiệu suất hoạt động logistics của cả Việt Nam và các nước đối tác đều có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác thương mại chính, và mức độ tác động của logistics là lớn hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.

Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận chung và đưa ra bức tranh chung nhất về dịch vụ logistics của cả nước, chưa có nghiên cứu cụ thể hoạt động logistics gắn với hoạt động Tác giả Phạm Văn Kiệm trong nghiên

cứu “Nghiên cứu logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sangthị trường Trung Quốc” dựa vào nguồn số liệu cụ thể phân tích thực trạng hoạt động

logistics phục vụ xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới Trung Quốc – Việt Nam Nghiên cứu này vẫn nghiên cứu trọng tâm đến các yếu tố cấu thành nên hệ thống logistics quốc gia và sự hỗ trợ của hệ thống logistics quốc gia trọng hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Những công trình nghiên cứu trên còn mang tính độc lập, chưa có nhiều nghiên cứu riêng biệt về hệ thống logistics, đặc biệt là hệ thống logistics hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu.

2.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu chuyên sâu về logistics, hệ thống logistics, hoạt động xuất nhập khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống logistics cho một quốc gia Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu:

Các công trình nghiên cứu “kinh điển” đã được sử dụng như một giáo trình

tham khảo chính tại hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo về lĩnh vực logistics như: “Fundamentals of Logistics Management” (Cơ sở về quản lý Logistics) của Douglas M Lambert, James R Stock và Lisa M Ellram NXB Irwin McGraw-hill Mỹ, 1998; “Strategic Logistics Management” (Quản lý chiến lược Logistics) của James R Stock và Douglas M Lambert Mc Graw-hill Mỹ, 2001 Các khái niệm và quy tắc quản lý logistics trong 2 công trình này chính là nền tảng cho các nhà nghiên cứu trong nước phát triển theo điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu tại một quốc gia, một khu

vực nước ngoài Nghiên cứu “Assessing the national logistics system of Vietnam TheAsian Journal of Shipping and Logistics” của tác giả R Banomyong, V.V Thai, K.F.

Yuen (2015) đề xuất một khuôn mẫu để đánh giá hệ thống logistics quốc gia gồm 4

Trang 13

yếu tố: cơ sở hạ tầng, khung thể chế chính sách, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.

Bên cạnh việc nghiên cứu các cơ sở lý luận logistics và vai trò của hệ thống

logistics quốc tế trong quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, nghiên cứu “The importanceof the Logistics Performance Index in international trade” của tác giả Luisa Martí,

Rosa Puertas & Leandro García (2014) khẳng định ảnh hưởng của hệ thống logistics quốc gia đến hiệu quả hoạt động thương mại quốc gia thông qua chỉ số LPI giữa các quốc gia vể thủ tục hải quan, chi phí hậu cầu và chất lượng cơ sở hạ tầng cho vận tải đường bộ và đường biển ở 5 khu vực: Châu Phi, Nam Mỹ, Viễn Đông, Trung Đông và Đông Âu.

Bài bảo “The impact of logistics performance on Argentina, Brazil, and the USsoybean exports from 2012 to 2018: a gravity model approach” của tác giả Mendes

dos Reis, J G., Sanches Amorim, P., Sarsfield Pereira Cabral, J A., & Toloi, R C (2020) nghiên cứu ảnh hưởng của logistics đến xuất khẩu đậu nành của Argentina, Brazil và Hoa Kỳ giai đoạn 2012 – 2018 Điểm mới của bài báo này là cung cấp một phân tích về tác động của các khía cạnh logistics khác nhau đối với thương mại hàng hóa, cụ thể hơn là trường hợp đậu nành Kết quả của mô hình khẳng định cơ sở hạ tầng logistics có mối tương quan tích cực và có ý nghĩa với thương mại đậu nành.

Mặc dù vậy, chưa hề có nghiên cứu nước ngoài nào đi trực tiếp vào việc xác định các cơ chế, chính sách cũng như các biện pháp cần thiết nhằm phát triển các dịch vụ logistics cho Việt Nam hay các nước đang phát triển như nước ta nói chung Các nghiên cứu nước ngoài chưa nghiên cứu về hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới Do đó, với đề tài nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu hệ thống logistics tại phục vụ hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê tại Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu

quả hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tổng hợp và đưa ra khung lý thuyết về hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu;

+ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hệ thống logistics để đưa ra được một số bài học có thể áp dụng và bài học cần tránh đối với Việt Nam liên quan đến hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa;

Trang 14

+ Phân tích thực trạng hệ thống logistics phục vụ xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc từ năm 2019 đến nay; + Kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống logistics phục vụ xuất

khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu mặt

hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống logistics hỗ trợ hoạt

động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung.

+ Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hệ thống logistics

phục vụ cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc từ năm 2019 đến nay.

+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu hệ thống logistics phục vụ cho hoạt động

xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc gồm các nội dung sau: cơ sở hạ tầng logistics, khuôn khổ thể chế pháp lý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê.

5 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Quy trình và nội dung nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu đề tài của nhóm được thực hiện qua các bước sau:

Hình 0.1 Quy trình nghiên cứu đề tài

(Nguồn: Minh họa của nhóm tác giả)

Trang 15

Bước 1: Tổng quan và nhận diện vấn đề nghiên cứu: Sau quá trình tổng hợp các

công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, nhóm đã lựa chọn và phân tích các nghiên cứu có mức độ phù hợp cao, trình bày khái quát tình hình nghiên cứu về hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu Từ đây, nhận diện các cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp và khoảng trống nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn cần kế thừa để đặt ra câu hỏi, mục tiêu và xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp áp dụng vào công trình nghiên cứu.

Bước 2: Xác định cơ sở lý luận về hệ thống logistics của phục vụ cho hoạt độngxuất khẩu mặt hàng cà phê: Trên cơ sở tổng quan và nhận diện vấn đề nghiên cứu, đề

tài tổng hợp hệ thống các lý thuyết cơ bản về logistics, hệ thống logistics và hệ thống logistics phục vụ xuất khẩu Đồng thời, đề tài xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống logistics phục vụ cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành tìm kiếm, lựa chọn và nghiên cứu các mô hình hệ thống logistics phục vụ xuất khẩu điển hình trên thế giới để đưa ra những đánh giá về ưu điểm và hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam.

Bước 3: Nghiên cứu thực trạng hệ thống logistics phục vụ cho hoạt động xuấtkhẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: Nghiên cứu về tổng quan

tình hình hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam Từ đây, nhóm tiến hành nghiên cứu sâu về thực trạng hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2020 - 2022 Đồng thời, nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống logistics phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc.

Bước 4: Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệthống logistics Việt Nam phục vụ hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thịtrường Trung Quốc Thông qua quá trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống

logistics tại Việt Nam, kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó và kết hợp với nghiên cứu xu hướng biến động của thị trường, chính sách của Nhà nước, đề tài đề xuất một số giải phải phù hợp với nội dung nghiên cứu đã thực hiện.

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài chủ yếu sử dụng thông tin được

tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp Dựa trên các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại được truy xuất từ website tổ chức về xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc Dựa trên các công trình nghiên cứu về hệ

Trang 16

thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong và ngoài nước như sách, báo Nghiên cứu tiến hành thu thập các dữ liệu có liên quan đến đề tài để tiến hành phương pháp xử lý dữ liệu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá nội dung nghiên cứu.

Thứ hai, phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi tổng hợp các tài liệu có liên quan

đến đề tài, tiến hành rà soát các nguồn dữ liệu theo mức độ liên quan đến đề tài, kiểm tra và phân loại các dữ liệu theo các tiêu thức lần lượt là tính phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài; tính chính xác của dữ liệu và tính thời sự; từ đó lựa chọn được các dữ liệu hữu ích và có độ tin cậy cao phục vụ nghiên cứu Sau khi đã tập hợp và sàng lọc, dữ liệu được sử dụng dùng để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống logistics phục vụ cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, hình vẽ và danh mục các từ viết tắt, đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu;Chương 2: Thực trạng hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu mặt hàng

cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc;

Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống logistics phục vụ hoạt động

xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG LOGISTICS PHỤC VỤHOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1.1 Một số lý luận cơ bản về logistics và hoạt động xuất khẩu

1.1.1 Khái quát về logistics

1.1.1.1 Khái niệm logistics

Logistics không phải là một lĩnh vực mới mẻ, nó đã xuất hiện từ xa xưa và gắn liền với sự vận động phát triển của xã hội loài người Trên thực tế, thuật ngữ logistics có rất nhiều định nghĩa và những định nghĩa, nhận định này về logistics thay đổi theo thời gian.

Bắt nguồn từ thuật ngữ “logistikos” có nguồn gốc từ Hy Lạp, thuật ngữ này đã

phản ánh logistics là một môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật để cho quá trình chính yếu được tiến hành theo đúng mục tiêu Chính vì vậy, ban đầu, thuật ngữ logistics được hiểu là hậu cần – bao gồm những công việc hỗ trợ phía sau cho các hoạt động chính yếu (PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2018).

Năm 1988, Hội đồng Quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC – The US Logistics Administration Council) đưa ra khái niệm logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan, từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.

Trong giáo trình Logistics and Supply Chain Management (1999) của Trường Đại học Hàng hải Thế giới (World Maritime University) định nghĩa rằng logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế Hoạt động logistics không bị giới hạn trong nước mà còn là sự liên kết giữa các doanh nghiệp quốc tế, logistics mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển nền kinh tế.

Năm 2004, theo Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển, còn được biết đến với tên gọi Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD – United Nations Conference on Trade and Development) cho biết logistics là có được thứ cần thiết tại địa điểm và thời gian đúng nhất Mặc dù được dùng tương đối phổ biến, tuy nhiên, đây không phải là một định nghĩa chuẩn, bởi nó chưa trình bày được nội hàm, nội dung các hoạt động, nghiệp vụ của khái niệm logistics.

Năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, khóa XI, ngày 14/6/2005, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Thương mại 2005, trong đó có quy định

Trang 18

cụ thể khái niệm dịch vụ logistics Tại điều 233 – Mục 4 – Chương VI của Luật

Thương mại quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thươngnhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển,lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng,đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tớihàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

Như vậy, có thể thấy rằng, có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ logistics và không có một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ này Trên thực tế, hiện nay, người ta vẫn giữ nguyên thuật ngữ logistics trong các nghiên cứu và tài liệu chuyên môn mà không thể tìm ra một từ tiếng Việt nào có thể thay thế cho cụm từ logistics trong tiếng Anh Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã quyết định tìm hiểu logistics với cách tiếp cận là quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2018).

1.1.1.2 Đặc điểm của logistics

Logistics là một hoạt động xuyên suốt, bắt đầu từ khi hàng hóa được sản xuất cho đến khi hàng hóa được tiêu thụ Chính vì vậy, logistics được coi là một quá trình chứ không phải là một hoạt động riêng lẻ, là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện Do đó, logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược Logistics cũng đồng thời là quá trình bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các yếu tố đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng (GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân & cộng sự, 2010).

Theo Martin Christopher & Helen Peck (2003), phần giá trị gia tăng của sản phẩm được tính bằng tỷ số giữa tổng lợi ích do logistics đóng góp và tổng chi phí logistics doanh nghiệp bỏ ra Điều này chỉ ra rằng, mục tiêu chính mà nhà quản trị logistics đặt ra là đưa hàng hóa và dịch vụ từ điểm xuất phát tới người tiêu dùng một cách hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với chi phí tiết kiệm, hợp lý Một hệ thống logistics được thiết kế và điều hành tốt phải giúp công ty tạo ra lợi nhuận Tổng chi phí logistics được tính từ chi phí của các hoạt động cấu thành, bao gồm các chi phí như: chi phí dịch vụ khách hàng, chi phí vận tải, chi phí kho bãi, chi phí xử lý đơn hàng và quản lý thông tin, chi phí mua, chi phí dự trữ Trên thực tế, để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí logistics thì không thể giảm cục bộ các loại chi phí mà cần xem xét chúng trong mối tương quan đánh đổi (PGS.TS An Thị Thanh

Trang 19

Nhàn & cộng sự, 2010) Một hệ thống logistics lý tưởng cần cung ứng cho khách hàng bảy lợi ích (7R) sau: đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí.

Các hoạt động logistics chức năng bao gồm: dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản lý dự trữ, quản trị vận chuyển,quản trị cung ứng và mua hàng và quản trị kho và bao bì đóng gói Theo quan điểm của M.E.Porter, logistics được coi như một bộ phận thống nhất trong chuỗi các hoạt động cơ bản tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Phần giá trị gia tăng do hoạt động logistics tạo ra là lợi ích về thời gian và địa điểm cho sản phẩm Thứ nhất, lợi ích về địa điểm, là phần giá trị cộng thêm vào sản phẩm, giúp sản phẩm có khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí Việc tối ưu hóa về địa điểm tức là các doanh nghiệp sẽ chọn và bố trí vị trí của mạng lưới cơ sở hạ tầng,

trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” như: “Tìm nguyên liệu cần thiết ở đâu?”, “Đặt các cơ sởsản xuất, các trạm trung chuyển, các trung tâm phân phối, như thế nào, ở đâu?”,“Xác lập chi nhánh của công ty ở đâu?”, “Thiết lập mạng lưới ra sao thì hiệuquả?” Thứ hai, lợi ích về thời gian, là phần giá trị được sáng tạo ra để sản phẩm có

mặt đúng thời điểm và đáp ứng khoảng thời gian cung ứng mà khách hàng mong đợi (PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2010).

Thông qua những giá trị và hoạt động cơ bản đó, hoạt động logistics đóng góp những vai trò to lớn như: Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp; Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng; Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp… (PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2010).

1.1.2 Logistics và hoạt động xuất khẩu

Trong hoạt động thương mại quốc tế, logistics đóng vai trò là nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia (Martí & cộng sự, 2014) Thật vậy, tính hiệu quả của hoạt động logistics sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương khi đảm bảo được sự an toàn và tốc độ vận chuyển của hàng hóa và giảm chi phí vận tải (Behar & cộng sự, 2008) Điều này tác động đến sức cạnh tranh cho hàng hóa của một quốc gia trên thị trường quốc tế.

Theo nghiên cứu của Celebi (2019) kết luận rằng đối với các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp thì hiệu quả của hoạt động logistics làm tăng xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, trong khi nhập khẩu của các nền kinh tế có thu nhập trung bình và cao có xu hướng hưởng lợi nhiều hơn từ hiệu quả hoạt động logistics so với xuất khẩu của các quốc gia này Trên thực tiễn, hoạt động logistics đóng vai trò phục vụ hoạt động xuất khẩu thông qua việc thực hiện các quy trình giao nhận, kho bãi, thủ tục

Trang 20

với chi phí thấp, giúp cung ứng hàng hóa đến khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm Hai hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau, luôn đồng hành và phát triển cùng nhau và được gọi là logistics phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hay logistics thương mại.

Logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu hay logistic thương mại đều tập trung vào mục tiêu tối ưu hóa các dòng hàng hóa trong các chuỗi cung ứng nội địa và quốc tế Điều này đòi hỏi cách tiếp cận quản lý trên các luồng vận động hàng hóa trong và giữa các khu vực và do đó cần tới vai trò của nhà nước trong các nỗ lực điều tiết hỗ trợ nhằm tạo ra những cân đối tổng thể và các điều kiện thuận lợi thương mại cho các dòng hàng di chuyển (PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2018) Dựa trên định nghĩa của các tổ chức, các nhà khoa học trên thế giới, logistics thương mại được hiểu là là sự quản lý dòng hàng hóa quốc tế, các chứng từ và thủ tục thành toán liên quan với mục đích cắt giảm chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến logistics thông quan hàng hóa hóa các thủ tục và chứng từ (GFPTT – Global Facilitation Partnership for Transport and Trade – Tổ chức hỗ trợ thương mại và vận tải toàn cầu).

Hình 1.1 Dòng logistics thương mại trong xuất nhập khẩu

(Nguồn: Jan Tomczyk, Lê Triệu Dũng, Nguyễn Hồng Thanh, 2011)

Mô hình trên cho thấy quy trình trong logistics thương mại và trọng tâm của logistics thương mại chính là dòng dịch chuyển hàng hóa giữa các địa điểm, khu vực, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa là giữa các quốc gia được thực hiện một cách hiệu

Trang 21

quả và tối ưu nhất thông qua các việc thực hiện và phối hợp các hoạt động tác nghiệp như là vận chuyển, trao đổi thông tin hay các thủ tục tài chính, chứng từ liên quan đến thủ tục hải quan (TS Phạm Văn Kiệm & cộng sự, 2021).

Theo PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự (2018) nghiên cứu chức năng của logistics thương mại là hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics có chi phí thấp và khả năng đáp ứng cao yêu cầu của khách hàng nhằm thúc đẩy thương mại trong, ngoài nước và kinh tế quốc gia phát triển Đã có rất nhiều nghiên cứu nói về mối tương quan giữa hoạt động logistics và hoạt động thương mại Cụ thể, Behar & cộng sự (2008) đánh giá tác động của hiệu suất logistics (LPI) đến xuất khẩu của hơn 100 quốc gia và kết luận rằng LPI có tác động tích cực đến thương mại quốc tế của các quốc gia này Trong đó, xuất khẩu của các quốc gia không giáp biển phụ thuộc vào logistics của các nước láng giềng và việc nâng cao chất lượng hoạt động logistics có thể làm giảm tác động của khoảng cách đến thương mại quốc tế mà không loại bỏ chúng Đặc biệt, Mendes do Reis & cộng sự (2020) cũng kết luận rằng logistics có mối tương quan tích cực và có ý nghĩa với hoạt động xuất khẩu đậu tương tại Argentina, Brazil và Mỹ Như vậy, các nghiên cứu đều chỉ ra hiệu quả tích cực của logistics đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, hoạt động logistics diễn ra hiệu quả sẽ thúc đẩy một nền kinh tế quốc gia bền vững.

1.2 Nội dung hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu

1.2.1 Khái quát về hệ thống logistics

Năm 1991, Dimitrov đã định nghĩa rằng hệ thống logistics với quy mô quốc gia bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến dòng hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc lưu trữ, xử lý, vận chuyển và các quy trình quản lý thông tin liên quan Những hoạt động này được thực hiện bởi các lĩnh vực chuyên biệt chẳng hạn như các lĩnh vực liên quan đến hậu cần, cả lĩnh vực như sản xuất và phi sản xuất.

Theo Jacyna năm 2013, hệ thống logistics được định nghĩa là các hệ thống được tổ chức một cách cụ thể nhằm cung cấp sự tích hợp trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định, hệ thống logistics này bao gồm các mạng lưới tổ chức để quản lý hiệu quả dòng hàng hóa và thông tin.

Theo GS.TS Đặng Đình Đào & cộng sự (2013) trong nghiên cứu: “Xây dựng vàphát triển hệ thống logistics ở nước ta theo hướng bền vững” đã định nghĩa hệ thống

logistics là một tập hợp bao gồm các cấu tử tham gia thực hiện quá trình logistics một cách tổng thể, gồm tất cả các mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành tố, thành viên của quá trình logistics Quá trình logistics bao gồm từ đầu vào cho đến đầu ra Hệ thống logistics (quá trình logistics) là sự kết hợp quản lý 2 mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả.

Trang 22

Trong khi đó, theo quan điểm của Viện Nghiên cứu Kinh tế Vận tải và Logistics

CHLB Đức, hệ thống logistics bao gồm cấu trúc cơ bản (cơ sở hạ tầng), thiết chế công,

các dịch vụ logistics, kiến thức logistics.

Hình 1.2 Hệ thống logistics quốc gia

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế Vận tải và Logistics CHLB Đức)

Theo một nghiên cứu Banomyong (2008), một hệ thống logistics quốc gia được cấu thành từ các thành phần cơ bản: cơ sở hạ tầng, khuôn khổ thể chế pháp lý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics (Hình 1.4) Điều này cũng được kế thừa sử dụng trong các nghiên cứu sử dụng để so sánh năng lực hệ thống logistics tại Đài Loan, Việt Nam và Malaysia (Lu & Lin, 2012) và phân tích hệ thống logistics quốc gia tại Việt Nam (Banomyong & cộng sự, 2015).

Hình 1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống logistics quốc gia

(Nguồn: Banomyong, 2008)

Như vậy, trên cơ sở tập trung vào bốn khía cạnh là cơ sở hạ tầng, khuôn khổ thể chế pháp lý, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ

Trang 23

logistics, các quốc gia có thể đánh giá năng lực của hệ thống logistics quốc gia thông qua các yếu tố này.

1.2.1.1 Cơ sở hạ tầng

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống logistics và hoạt động xuất nhập khẩu đều nghiên cứu về yếu tố cơ sở hạ tầng quốc gia, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa thực sự tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào yếu tố này Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất trên toàn thế giới về cơ sở hạ tầng logistics.

Theo nghiên cứu của Cf Almold & cộng sự (2008), cơ sở hạ tầng logistics được hiểu là các nguồn vật chất cấu trúc không gian và kỹ thuật trong hệ thống logistics, bao gồm kho bãi, phương tiện vận chuyển, băng chuyền, kho lưu trữ, công nghệ và các cơ sở vật chất khác như hệ thống thông tin liên lạc tương ứng.

Trong một nghiên cứu của Fechner (2010) khẳng định rằng, cơ sở hạ tầng chính là một hệ thống đường bộ, đường thủy, sân bay, cảng biển và mạng viễn thông nằm trên một khu vực nhất định; có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển logistics của một quốc gia và một khu vực trên thế giới Cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng tuyến tính và các nút (các thành phần của dịch vụ hậu cần) Ở các nút này, các doanh nghiệp có thể thực hiện chức năng là điểm đầu vào hoặc đầu ra của hàng hóa, đồng thời cũng có thể cung cấp các hoạt động nghiệp vụ logistics như xử lý, trung chuyển, lưu kho và giao hàng Từ đó, các hạ tầng tuyến tính là các liên kết nhằm thực hiện chức năng kết nối các nút trong hệ thống logistics của một quốc gia Các hạ tầng tuyến tính thường bao gồm đường ống, đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

Nghiên cứu của GS.TS Đặng Đình Đào & cộng sự khẳng định cơ sở hạ tầng

logistics hình thành bởi hai yếu tố là cơ sở hạ tầng “phần cứng” và cơ sở hạ tầng“phần mềm” Theo đó, cơ sở hạ tầng phần cứng là những yếu tố hữu hình bao gồm cơ

sở vật chất kỹ thuật mang tính nền móng cho việc xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống logistics quốc gia Trong khi đó, cơ sở hạ tầng phần mềm chính là yếu tố công nghệ thông tin như hệ thống phần mềm, cơ sở hệ thống dữ liệu điều khiển và vận hành hệ thống logistics để đảm bảo hài hòa giữa các quá trình từ quá trình phân phối đến tay người tiêu dùng Nghiên cứu khẳng định, cơ sở hạ tầng logistics là sự tích hợp các hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin và các ngành dịch vụ khác, cùng với hệ thống kho bãi, khu công nghiệp logistics, trung tâm logistics (dành cho doanh nghiệp logistics) trong nền kinh tế Đó chính là tổng thể các yếu tố vật chất, kỹ thuật và kiến trúc, có vai trò đóng góp cho sự hoạt động của logistics và các dịch vụ logistics diễn ra một cách bình thường và theo trình tự (Nguyễn Thị Hải Hà, 2012).

Năm 2013, A Zuraimi & cộng sự đã đề cập đến cơ sở hạ tầng logistics, nhóm tác giả khẳng định cơ sở hạ tầng logistics chính là những yếu tố cơ bản trong hoạt

Trang 24

động của mạng lưới logistics thông qua việc tích hợp các phương thức vận tải đường bộ, hàng hải và hàng không Cơ sở hạ tầng đóng vai trò xuyên suốt trong toàn bộ một chuỗi cung ứng, bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào đến chặng cuối là phân phối đến đại lý và người tiêu dùng Sự hiện đại hay lạc hậu của cơ sở hạ tầng đều phản ánh được năng lực logistics thông qua hiệu quả của một chuỗi cung ứng Nghiên cứu của nhóm tác giả trong phạm vi hệ thống logistics quốc gia chia cơ sở hạ tầng logistics thành hai nhóm chính: nhóm hạ tầng giao thông vận tải và nhóm hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông Đối với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải bao gồm những công trình kiến trúc hữu hình, sử dụng kỹ thuật công nghệ để thiết kế, lắp đặt, đặt nền móng cho sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải như hệ thống đường bộ, cảng biển, nhà ga và sân bay, các cảng cạn, hệ thống bãi container và hệ thống kho hàng được trang bị những trang thiết bị phụ trợ như hệ thống đèn chiếu sáng và đèn báo hiệu, hệ thống băng chuyền tự động hóa Những trang thiết bị tại các cơ sở hạ tầng này có tác động rất lớn đến hoạt động logistics và xuất nhập khẩu, bao gồm hiệu quả của hoạt động xếp dỡ, bảo quản, lưu trữ hàng hóa và thời gian tiếp nhận và xử lý hàng hóa Còn với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm toàn bộ công nghệ sử dụng, hệ thống phần mềm logistics và cơ chế vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ chế, chính sách và con người quản lý sử dụng, hệ thống thông tin được sử dụng để quản lý quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa dịch vụ trên thị trường (GS.TS Đặng Đình Đào, 2022).

Theo Gattorna & Waters (1996), Stevens (1989) & Fisher (1997), mức độ hiện đại và sự thông suốt của một hệ thống công nghệ thông tin trong cơ sở hạ tầng của hệ thống logistics sẽ tác động rất mạnh mẽ đến sự nhanh hay chậm của hoạt động vận chuyển hàng hóa nói chung và dịch vụ logistics nói riêng Trong nhiều trường hợp, các hoạt động trong hệ thống được thực hiện cùng nhau và hỗ trợ cho nhau nhằm đảm bảo hoạt động nhịp nhàng của hệ thống logistics và xuất khẩu Một hạ tầng công nghệ thông tin yếu kém có thể dẫn đến hậu quả gián đoạn chuỗi cung ứng như sau:

Hình 1.4 Rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu

(Nguồn: World Economic Forum, 2012)

Trang 25

Từ những đặc điểm cấu thành nên rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu, 4 yếu tố môi trường, địa lý – chính trị, kinh tế và công nghệ thông tin là những yếu tố chính tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng hệ thống logistics Đặc biệt, ảnh hưởng của hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông như sự gián đoạn công nghệ thông tin có thể gây ra nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu khoảng 33%.

Theo Grunt & cộng sự (2008), một cơ sở hạ tầng đảm bảo chất lượng có thể tối ưu hóa được chi phí cho doanh nghiệp, tác động đáng kể đến hoạt động kinh tế của quốc gia Goh & Ang (2000) cũng khẳng định rằng việc thiếu cơ sở hạ tầng phẩm như mạng lưới kho bãi, phương tiện vận tải và viễn thông trong hoạt động logistics có thể dẫn đến khó khăn trong các hoạt động như phân phối hàng hóa hay thành phẩm Do đó, với hoạt động xuất khẩu, cơ sở hạ tầng có vai trò mật thiết đối với việc làm chậm hay thúc đẩy quá trình logistics của doanh nghiệp.

1.2.1.2 Khuôn khổ thể chế pháp lý

Theo nghiên cứu của Martí & cộng sự (2014), logistics và vận tải ngày càng đóng vai trò then chốt trong quan hệ thương mại và hiệu quả hoạt động của nó ảnh hưởng đáng kể đến khối thương mại song phương Năm 2017, Chang & cộng sự cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của logistics đối với nền kinh tế của một quốc gia trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước Như vậy, logistics đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, từ quy mô quốc gia đến quy mô quốc tế, quy mô toàn cầu hóa Do đó, phạm vi quản lý logistics đã được mở rộng từ quốc gia đến phạm vi toàn cầu (Chang, 2017).

Theo Banomyong & cộng sự (2015), khuôn khổ thể chế pháp lý là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống logistics quốc gia, nó bao gồm các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu, quy định về tài chính, đăng ký và cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ cũng như thủ tục của khách hàng.

Năm 2021, nghiên cứu của TS Phạm Văn Kiệm & cộng sự cũng chỉ ra rằng khuôn khổ thể chế pháp lý được phản ánh thông qua sự quản lý của nhà nước với hoạt động xuất nhập khẩu như các quy định rào cản thuế quan đối với từng mặt hàng, thủ tục khai báo và thông quan hàng hóa tại các cảng biển và cửa khẩu biên giới, những quy định về kiểm dịch, kiểm hóa hàng hóa

Năm 1998, Richardson cũng khẳng định rằng yếu tố then chốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng quản lý chuỗi cung ứng của họ Do đó, việc quản lý logistics đã trở thành chìa khóa thành công trong cạnh tranh toàn cầu.

Năm 2019, Janjevic & cộng sự đã khẳng định rằng hoạt động logistics phải tuân theo các chính sách địa phương, khu vực và quốc gia, các quốc gia có vai trò then chốt trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách logistics Khi đó, khuôn khổ thể chế

Trang 26

pháp lý là rào cản mà quốc gia đó tạo ra để ngăn cản các rủi ro trong thương mại quốc tế, đảm bảo tính ổn định và ích lợi cho nền kinh tế quốc gia Không chỉ ảnh hưởng bởi khuôn khổ thể chế pháp lý quốc gia, mà hoạt động logistics còn chịu sự ảnh hưởng của các bộ luật thương mại quốc tế, các điều khoản và quy ước chung của các khu vực Các bộ luật và quy ước quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động logistics như Incoterm, Hiệp định Vận chuyển Quốc tế, các bộ luật vận tải,

Doanh nghiệp kinh doanh và sử dụng dịch vụ logistics cần thực hiện quy định về hợp đồng bao gồm các điều khoản về việc vận chuyển, bảo quản và phân phối hàng hóa, các cam kết về chất lượng dịch vụ, bồi thường, và giải quyết tranh chấp; quy định về thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa; quy định về công bằng trong cạnh tranh; quy định về bảo hiểm

Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và sửa chữa các tuyến đường giao thông, hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải, xây dựng các quy tắc để kiểm soát hoạt động vận tải nhằm giúp hoạt động vận tải được thông suốt và an toàn Ngoài ra, những hành động của Chính phủ bao gồm thuế, hỗ trợ tài chính, các quy định và tự do hóa nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh đảm bảo tính công bằng thông qua các quy định về công bằng cạnh tranh, tránh hành vi không cạnh tranh như độc quyền thương mại hay thỏa thuận giá, gian lận thương mại, và lạm dụng địa vị thị trường.

Như vậy, khuôn khổ thể chế pháp lý là một yếu tố quan trọng đối với hệ thống logistics quốc gia Sức hấp dẫn về thị trường logistics phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này, do đó, để nâng cao hệ thống logistics quốc gia, các quốc gia cần tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hoạt động logistics nhiều hơn nữa.

1.2.1.3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics

Logistics hiện nay trở thành một thị trường tiềm năng, chính vì vậy ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này Doanh nghiệp logistics hay các nhà cung cấp dịch vụ logistics (Vendor) là các tổ chức kinh doanh dịch vụ logistics, có khả năng cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng, họ trực tiếp quản lý và kiểm soát hoạt động logistics do khách hàng (client) thuê họ thực hiện (outsourcing).

Theo luật Thương mại Việt Nam (1997) về thể chế hóa dịch vụ giao nhận hàng

hóa (Điều 163 đến 171) cho thấy người giao nhận là “Người gửi, tổ chức vận chuyển,lưu kho bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng chongười nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hay người dịch vụ giaonhận khác” Theo luật Thương mại (2005) thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là

doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật (PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2018).

Trang 27

Thông thường, các nhà cung cấp dịch vụ logistics nằm ngoài các doanh nghiệp sản xuất và thương mại trong chuỗi cung ứng, nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt họ cũng có thể là công ty con trong các tập đoàn kinh doanh lớn Các dịch vụ logistics chủ yếu mà các doanh nghiệp cung ứng kho khách hàng là những dịch vụ giao nhận hàng hóa, bốc xếp, kho bãi, vận tải hàng hóa, đóng gói bao bì, lưu kho còn đối với các dịch vụ khác trong chuỗi dịch vụ logistics cũng được các doanh nghiệp cung ứng nhưng với số lượng tương đối ít và chưa thực sự được qua tâm phát triển.

Trong quá trình cung ứng dịch vụ, các doanh nghiệp logistics có vai trò kết nối lại với nhau tạo thành mạng lưới chuỗi cung ứng trên từng khu vực hoặc phạm vi địa lý lớn hơn Chỉ những doanh nghiệp logistics chủ đạo mới đủ năng lực cung cấp trực tiếp các dịch vụ trong chuỗi cung ứng, còn lại các lớp bên ngoài sẽ do các doanh nghiệp 2PL tham gia Nhờ có sự liên kết này mà mạng lưới dịch vụ logistics ngày càng lớn mạnh, hỗ trợ tốt nhất cho các chuỗi cung trong và ngoài nước trong hoạt động cung ứng của mình Hiện nay các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics được phân loại theo mức độ cung ứng dịch vụ, bao gồm:

Hình 1.5 Các loại hình doanh nghiệp logistics

(Nguồn: Coyle và cộng sự, 2016)

Các doanh nghiệp logistics có thể phân theo loại hình dịch vụ cơ bản mà họ đảm nhận, bao gồm:

Trang 28

Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải: cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương

thức, đa phương thức; đa phương thức; cung cấp dịch vụ khai thác cảng và công ty môi giới vận tải.

Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa: Bao gồm các dịch vụ liên quan đến các

tác nghiệp xử lý dòng hàng hóa cung ứng như công ty môi giới khai thuế khải quan; công ty giao nhận, gom hàng lẻ; công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm; công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển,

Các công ty cung cấp các dịch vụ logistics chuyên ngành: Bao gồm công ty

cung cấp dịch vụ logistics có tài sản và không có tài sản.

Các doanh nghiệp logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuỗi cung ứng, tăng cường hiệu quả và năng suất, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh và bảo vệ môi trường Như vậy, sự phát triển và hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp logistics sẽ tác động tích cực và quyết định đến sự thành công và thu hút vốn đầu tư cho nhiều ngành công nghiệp và quốc gia.

1.2.1.4 Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics

Logistics là một hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thương mại Hoạt động này góp phần đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, đúng thời gian, đúng địa điểm và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của hoạt động logistics đối với sự thành công của doanh nghiệp và năng lực hay trình độ quản trị logistics mà doanh nghiệp sẽ quyết định có nên đầu tư và tổ chức hoạt động logistics trong doanh nghiệp của mình hay không Tuy nhiên, do xu hướng chuyên môn hóa và thuê ngoài đã giúp cho các doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi, giảm thiểu chi phí, vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả dịch vụ khách hàng nên xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại đã gia tăng việc thuê/sử dụng dịch vụ logistics từ các đối tác chuyên trách bởi việc chia sẻ và hợp tác logistics có thể thu được nhiều lợi ích trước mắt cũng như lợi thế

cạnh tranh trong dài hạn Những doanh nghiệp như vậy thường được gọi là "Doanhnghiệp sử dụng dịch vụ logistics".

Về bản chất, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics là những doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ logistics từ các nhà cung cấp dịch vụ logistics để thực hiện các hoạt động vận chuyển, lưu kho, bảo quản, dự trữ, phân phối hàng hóa của mình để cung cấp hàng hóa đến tay của khách hàng Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics có thể là các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ ở mọi quy mô, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn, đa quốc gia.

Trang 29

Xu hướng sử dụng dịch vụ logistics ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Điều này là do các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào hiệu quả và tiết kiệm chi phí Ngoài ra, sự phát triển của thương mại điện tử cũng là một yếu tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics Một trong những hình thức thuê ngoài được sử

dụng phổ biến là “vận chuyển thả/dropshipping” Khi khả năng và nguồn lực để phát

triển năng lực cốt lõi logistics thiếu nhưng logistics không phải là yếu tố quyết định thành công, thì thuê ngoài hoàn toàn chức năng logistics cho một LSP – Logistics Service Provider có năng lực là lựa chọn tốt nhất Trong chiến lược này, người bán chỉ chịu trách nhiệm về giao dịch và sau đó chuyển đơn đặt hàng của người tiêu dùng cho nhà cung cấp, người chịu trách nhiệm thực hiện đơn hàng Người bán không sở hữu sản phẩm nên không chịu bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc lưu trữ hoặc mua sản phẩm.

Tùy vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà họ sẽ quyết định sử dụng dịch vụ logistics trọn gói hoặc từng dịch vụ riêng lẻ Doanh nghiệp có thể mua các dịch vụ lẻ từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 2PL hoặc 3PL Thông thường quan hệ với 2PL là các quan hệ ngắn hạn, có tính chất giao dịch nhỏ lẻ, không thường xuyên Còn với các 3PL, doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng logistics dài hạn, bao gồm các điều khoản chặt chẽ giữa hai bên, nhờ đó doanh nghiệp chuỗi cung ứng sẽ kiểm soát tốt hơn các kết quả logistics của mình (PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2018).

1.2.2 Các yếu tố tác động đến hệ thống logistics

Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những yếu tố tác động đến hệ thống logistics của một quốc gia Theo TS Phan Văn Hòa, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics bao gồm các nhân tố chung và các nhân tố đặc thù Với các nhân tố chung, môi trường chính trị pháp luật là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển không chỉ riêng đối với logistics Bên cạnh đó, đóng vai trò là cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất là các nhân tố bao gồm môi trường văn hóa – xã hội, môi trường kinh tế, môi trường khoa học công nghệ và môi trường lao động Với từng đặc thù khác nhau của từng yếu tố sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của hệ thống logistics Không chỉ vậy, các nhân tố đặc thù bao gồm hệ thống công nghệ thông tin, sức ép cạnh tranh, quy mô thương mại quốc tế phát triển, chính sách mở cửa và quá trình toàn cầu hóa Trong đó, hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của hệ thống logistics Công nghệ thông tin ảnh hưởng tới chất lượng của dịch vụ logistics bằng cách đẩy nhanh hoặc làm chậm quá trình logistics của doanh nghiệp.

Dimitrov (1991) nghiên cứu các tiêu chí ảnh hưởng đến năng lực của hệ thống hậu cần quốc gia Trong nghiên cứu này đã tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống cơ

Trang 30

sở hạ tầng logistics và cơ cấu chiến lược quản lý (bao gồm các dự án nghiên cứu, hệ thống công nghệ thông tin – truyền thông, nguồn nhân lực, quy định và chính sách quản lý của nhà nước, cơ cấu thể chế luật pháp) của 12 quốc gia từ Tây và Đông Âu nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể nhất về mức độ ảnh hưởng.

Bảng 1.1 Hệ thống tiêu chí ảnh hưởng đến năng lực hệ thống hậu cần quốc gia

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hạ tầng giao thông vận tải; Quy mô hệ thống logistics;

Kho bãi và khả năng lưu trữ hàng hóa; Mức độ rộng rãi của kênh phân phối; Hệ thống công nghệ thông tin;

Chính sách đào tạo và phát triển nhân lực;

Quy định của luật pháp quốc gia và quốc tế về đảm bảo an ninh logistics;

Độ linh hoạt và tính liên kết.

(Nguồn: Dimitrov (1991))

Không chỉ vậy, hệ thống logistics của một quốc gia hay một khu vực kinh tế trên toàn cầu có phát triển bền vững hay không phụ thuộc rất lớn vào sự đáp ứng của cơ sở hạ tầng Fechner (2010) cũng đã khẳng định rằng, sự phát triển của hệ thống logistics quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng của quốc gia đó, bao gồm hệ thống tuyến đường, sân bay, cảng biển, cửa khẩu và mạng lưới công nghệ thông tin – truyền thông Ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng, Banomyong (2008) còn đề xuất ba yếu tố kết hợp để đánh giá hệ thống logistics quốc gia, bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ logistics với hệ thống khuôn khổ thể chế luật pháp Ba khía cạnh trên nhấn mạnh giá trị của các bên liên quan và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động vận chuyển hàng hóa thông qua hệ thống logistics quốc gia.

Trong các tiêu chí của Kauppinen & Lindqvist (2006) cũng đã chỉ ra những tiêu chí cụ thể để cải thiện hệ thống logistics, bao gồm các quy định pháp lý, hoạt động hội nhập, cơ sở hạ tầng logistics và phát triển trình độ nhân lực.

Trang 31

Bảng 1.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hệ thống logistics quốc gia

1 Chi phí logistics

Bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí quản lý và xử lý đóng gói, chi phí dịch vụ khách hàng, chi phí kho và dự trữ, chi phí xếp dỡ và các chi phí khác

2 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt và các trang thiết bị khác);

Trung tâm logistics và cảng nội địa 6 Công nghệ Thủ tục hải quan;

Định vị toàn cầu thông qua vệ tinh (GPS) 7 Nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực;

Kinh nghiệm của quản lý và giám giám đốc cấp cao;

Trang 32

Tiêu chuẩn, thang đo về chất lượng đào tạo nhân lực;

Đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển nhân lực logistics

8 Mạng lưới hợp tác

Nâng cao nhận thức cũng như sự quan tâm của các cơ quan doanh nghiệp về logistics thông qua các hội nghị, hội thảo; Thu hút đầu tư nước ngoài;

Mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế

9 Dịch vụ tài chính

Khả năng tiếp cận ngân hàng và bảo hiểm; Chính sách tiền tệ;

Mối quan hệ hợp tác tài chính song phương và đa phương với các tổ chức tài chính khu vực và trên thế giới như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới BRICS.

(Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam (2017), Dimitrov (1991), Kauppine & Lindqvist(2006), Banomyong & cộng sự (2015), Yean & Das (2016))

1.2.3 Hệ thống logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu

Trên thực tế, logistics là ngành trung gian chịu tác động của nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau, điều này ảnh hưởng đến mức chênh lệch chi phí logistics giữa các ngành hàng xuất nhập khẩu của một quốc gia Do đó, bất kỳ một thủ tục nào không được tối ưu hóa, hay không triển khai một cách hiệu quả, sẽ làm giảm năng suất cả chuỗi cung ứng, gây lãng phí thời gian và chi phí cho nhà sản xuất và thương mại, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách phát triển kinh tế của quốc gia (PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2018).

Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Diệu Linh (2021) về tầm quan trọng của logistics đối với xuất khẩu Việt Nam, tác giả này khẳng định hiệu suất hoạt động logistics của cả Việt Nam và đối tác đều có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam Cụ thể, nếu logistics của Việt Nam cải thiện được 1 phần trăm hiệu suất thì sẽ làm tăng xuất khẩu của Việt Nam 1,17 phần trăm Tương tự, nếu hoạt động logistics của một quốc gia đối tác cải thiện 1 phần trăm thì sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam vào quốc gia này tăng 1,47% Điều này là do cải thiện chất lượng hoạt động logistics tại Việt Nam và quốc gia đối tác được xem như là thuận lợi hóa thương mại.

Trước sự cạnh tranh ngày càng tăng trong môi trường kinh doanh toàn cầu, logistics trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả cạnh

Trang 33

tranh của một quốc gia (Martí & cộng sự, 2014) Việc cải thiện logistics thương mại sẽ cải thiện được tình hình xuất khẩu và quyết định kết quả xuất khẩu Thật vậy, sự hiệu quả của hoạt động logistics sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại thương khi đảm bảo sự an toàn và tốc độ vận chuyển của hàng hóa cũng như góp phần giảm chi phí vận tải (Behar & Manners, 2008), từ đó, giúp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Theo PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự (2018), công việc cải thiện hệ thống logistics đòi hỏi tập trung vào các vấn đề chính:

Phát triển hạ tầng: Đầu tư xây dựng hạ tầng logistics quốc gia và hình thành

những thiết chế thượng tầng để quản lý tổ chức và điều hành hoạt động logistics thương mại phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi đất nước là nền tảng để phát triển logistics thương mại và tạo môi trường thuận lợi cho dịch vụ logistics phát huy vai trò của nó.

Cải thiện thể chế chính sách: Trong hệ thống logistics thương mại, vai trò của

Chính phủ là giải quyết vấn đề minh bạch hóa luật lệ, đảm bảo tính hiệu quả của chứng từ và thủ tục thông quan, đảm bảo các cơ quan quản lý áp dụng luật lệ một cách đồng bộ và minh bạch nhằm thúc đẩy khơi thông các luồng thương mại hàng hóa trong và ngoài nước.

Tăng cường quản lý logistics thương mại tại khu vực biên giới: Đây là một

trong những khâu trọng yếu ảnh hưởng tích cực đến xuất nhập khẩu, trong đó ảnh hưởng đến nhập khẩu nhiều hơn Các yếu tố như thủ tục hải quan, dịch vụ theo dõi và truy tìm, cơ sở hạ tầng và năng lực logistics thường tác động đến thương mại lớn hơn so với các yếu tố ít phụ thuộc vào chính sách như khoảng cách và chi phí vận tải Khu vực biên giới tại các quốc gia là nơi diễn ra hoạt động thương mại như trao đổi hàng hóa, vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới Điều này nếu Chính phủ quản lý tốt sẽ mang lại hiệu quả tích cực, gia tăng hoạt động thương mại tại khu vực biên giới.

Thời gian xuất nhập khẩu: Kết quả nghiên cứu của Korinek & Sourdin về thời

gian hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đã chỉ ra rằng cứ thêm một ngày hàng hóa phải chờ xuất khẩu, nhập khẩu thì thương mại sẽ giảm khoảng 4% Do đó, việc rút bớt thời gian xuất nhập khẩu sẽ làm tổng thời gian cung ứng hàng hóa giảm đi, tăng khả năng cạnh tranh cho một doanh nghiệp, một quốc gia và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp logistics: Đưa ra các chính sách, quy định pháp

lý để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics Các giải pháp khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp logistics trong phát triển và cung ứng dịch vụ Nếu hàng hóa xuất khẩu từ một quốc gia có thể đạt được mức cước vận tải cạnh

Trang 34

tranh hơn thì hàng hóa tại quốc gia đó sẽ dễ cạnh tranh hơn tại quốc gia đối tác và do đó sẽ thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn.

Hệ thống logistics quốc gia bao gồm một mạng lưới các cơ sở hạ tầng, dịch vụ và các hỗ trợ của Chính phủ Mạng lưới này có tính liên kết, kết nối với nhau và điều này phục vụ cho hoạt động xuất khẩu được diễn ra hiệu quả và tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Phát triển hệ thống logistics là một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay, được Chính phủ đặt ra như một điều kiện tiên quyết để phát triển và tăng trưởng kinh tế Logistics luôn gắn chặt với các dòng vận động của hàng hóa, dòng thương mại Điều này quyết định việc lưu thông hàng hóa trong phạm vi nội địa, cũng như thương mại quốc tế.

1.3 Bài học kinh nghiệm quốc tế về hệ thống Logistics phục vụ xuất khẩu

1.3.1 Kinh nghiệm từ Singapore

Singapore là một trong những nước có mô hình phát triển dịch vụ logistics thành công trong khu vực và trên thế giới Singapore có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm trong eo biển Malacca, một tuyến giao thông hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Nhờ vị trí địa lý thuận lợi và lợi thế phát triển dịch vụ

cảng biển này, Singapore đã vươn lên trở thành “Con rồng châu Á” về kinh tế với hệ

thống logistics được đánh giá là hàng đầu thế giới (Bảo Hân, 2023) Theo Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh (LPI) do World Bank thực hiện năm 2023, năng lực và chất lượng dịch vụ của Singapore đạt số điểm cao nhất thế giới, đó là 4.3/5 điểm - là quốc gia có chỉ số LPI đứng đầu toàn thế giới (The World Bank, 2023).

Singapore được coi là đầu mối giao thông vận tải toàn cầu ở cả hàng hải và hàng không và là cảng trung chuyển hàng đầu thế giới Để có được thành công như trên, một trong những yếu tố cơ bản là Chính phủ Singapore đã đề ra và ưu tiên thực thi chiến lược phát triển hệ thống hạ tầng logistics Dưới đây là một số bài học kinh nghiệm thành công về logistics của Singapore:

Thứ nhất, phát triển cơ sở hạ tầng: Singapore là một trong các quốc gia đi đầu

trên thế giới về phát triển cảng biển thông minh Chính quyền cảng biển làm việc chặt chẽ với các hãng tàu để xây dựng một trong những mạng lưới giao thông hàng hải dày đặc với các chuyến đi hàng ngày đến hầu hết các cảng lớn trên toàn thế giới Quốc gia này cũng đang nghiên cứu các phương tiện dẫn đường tự động không người lái, tận dụng các cảm biến thông minh để phát hiện các bất thường trong vận chuyển như dự đoán các điểm tắc nghẽn giao thông Trong lĩnh vực hàng không, Singapore có Airport Logistics Park cho hàng hóa nhạy cảm với thời gian, hàng lạnh, hàng dễ hư hỏng Nhân viên cũng được đào tạo thường xuyên để đảm bảo có thể cập nhật công nghệ mới và có kỹ năng phù hợp để xử lý các loại hàng hóa khác nhau (Báo cáo

Trang 35

Logistics, 2022) Ngoài ra, trong lĩnh vực này, Singapore cũng đưa ra kế hoạch tăng gấp đôi hệ thống sân bay, hàng hóa hàng không được khuyến khích vận chuyển ở Singapore qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và các tiện ích đi kèm (Bảo Hân, 2023).

Thứ hai, logistics “xanh”: Singapore chính thức đưa ra Kế hoạch Singaporexanh từ tháng 2/2021 với 5 trụ cột: “Thành phố trong thiên nhiên” – tập trung vàokhông gian xanh và gần gũi với thiên nhiên; “Tái quy hoạch năng lượng” – chuyển

đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn để tăng hiệu quả và đối phó với biến

đổi khí hậu; “Sống bền vững” – tập trung vào việc giảm lượng khí thải các-bon, duytrì môi trường trong sạch và tiết kiệm tài nguyên; “Kinh tế xanh” – tìm kiếm các

khoản đầu tư mới cho việc giảm khí thải các-bon và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng

và “Tương lai bền vững” – xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của

Singapore và tăng cường an ninh lương thực Để giảm lượng phát thải, Singapore đã chuẩn bị cho việc từ bỏ vị thế là trung tâm dầu khí và cung ứng nhiên liệu hàng hải của thế giới với lộ trình cắt giảm sản lượng các nhà máy lọc dầu Vì vậy, Singapore đang rất nỗ lực chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để vươn lên trở thành trung tâm năng lượng sạch của khu vực, trở thành nơi cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng và hydrogen của khu vực Đông Nam Á Singapore đã đầu tư rất lớn cho hạ tầng cảng và lưu trữ các nhiên liệu không phát thải các-bon này Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã lập nhiều chương trình tài trợ cho các dự án kinh tế xanh và các khoản vay phát triển bền vững Ngoài ra, MAS cũng lập quỹ quản lý 2 tỷ USD để tài trợ các hoạt động tài chính xanh ngoài Singapore… (Báo cáo Logistics Việt Nam, 2022).

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: Singapore đang đi đầu

trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một quốc gia thông minh (smart nation) với việc liên tục có những hướng đi mang tính theo kịp những cải tiến công nghệ và nắm bắt thay đổi Singapore còn là một quốc gia đầu tiên áp dụng dịch vụ thông quan một cửa với sự ra đời TradeNet một nền tảng điện tử thuận lợi hóa thương mại đầu tiên trên thế giới (hệ thống này cho phép đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả kiểm tra hàng hoá (Bảo Hân, 2023) Singapore còn sử dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa quy trình logistics và nâng cao hiệu quả hoạt động Họ đã áp dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, blockchain và IoT để quản lý và giám sát hàng hóa và quản lý hệ thống kho hàng Điều này giúp tăng cường tính chính xác và độ tin cậy của quy trình logistics và giảm thiểu các sai sót và chi phí logistics (Báo cáo Logistics, 2023) Hiện chính phủ Singapore đưa ra quy hoạch và chiến lược phát triển ngành

công nghiệp cảng và công nghệ cảng “xanh” và “thông minh”, đây là chiến lược để

Singapore giữ vai trò trung tâm trong vận tải biển quốc tế Cụ thể, Singapore đang nghiên cứu các công nghệ điều khiển tự động không người lái, tận dụng các cảm biến

Trang 36

thông minh để phát hiện các dị thường vận chuyển như vi phạm bản quyền và phân tích dữ liệu để dự đoán các điểm tắc nghẽn giao thông Quốc đảo sư tử cũng đang tập trung vào phát triển tiềm lực về công nghệ và cải tiến trong logistics Nổi bật nhất là khu phức hợp trình diễn công nghệ Supply Chain City trị giá hơn 200 triệu Đô la

Singapore Được mệnh danh là “Thung lũng Silicon mini”, Supply Chain City là tổ

hợp của hệ thống kho hàng 5 tầng với thiết kế Ramp-up tiên tiến, trung tâm phân phối cao 45 mét ứng dụng công nghệ Fusionaris – Hệ thống lưu kho và truy hồi tự động (ASRS) đầu tiên trên thế giới, cùng hệ thống văn phòng, trung tâm nghiên cứu và giảng dạy Singapore kỳ vọng sự ra đời của Supply Chain City sẽ đặt nền móng cho việc tối ưu hoá Chuỗi cung ứng end – to – end thông qua các dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động logistics và các giải pháp về quản trị chuỗi cung ứng (Báo cáo Logistics Việt Nam, 2023)

Thứ tư, kết nối toàn cầu: So với các Logistics Hub khác, thị trường địa phương

của Singapore tương đối nhỏ, tuy nhiên các cảng biển đã làm việc chặt chẽ với các hãng tàu để xây dựng một trong những mạng lưới giao thông hàng hải dày đặc nhất thế giới Singapore có một mạng lưới các hiệp định thương mại tự do rộng lớn với hơn 30 đối tác thương mại để tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường lớn của mình Điều này khuyến khích các công ty trong chuỗi Logistics hoạt động tại Singapore, vì họ biết họ có thể tin tưởng vào các kết nối thường xuyên và đáng tin cậy để tiếp cận thị trường toàn cầu một cách nhanh chóng Trên thực tế, việc trung chuyển hàng hóa qua Singapore có thể nhanh hơn so với các chuyến hàng trực tiếp.

Thứ năm, doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics: Trong những

năm gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Singapore hướng tới các giải pháp xanh và bền vững Các nhà cung cấp dịch vụ logistics của Singapore cũng đang có ý thức hơn về môi trường Một số doanh nghiệp đã quyết định sử dụng xe điện và tìm kiếm giải pháp thông minh để giao hàng chặng cuối cho khách hàng (Báo cáo Logistics Việt Nam, 2022).

1.3.2 Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên đề xuất và phát triển khái niệm dịch vụ logistics và Nhật Bản cũng là quốc gia có lĩnh vực logistics phát triển nhanh nhất thế giới Ngay từ những năm 1960 Nhật Bản đã xây dựng và phát triển hệ thống kho vận logistics xung quanh các thành phố lớn và gần các điểm kết nối giao thông vận tải Các bãi kho vận logistics Nhật Bản đều tập trung vào việc hợp lý hóa các dịch vụ logistics thành phố Đây là điểm khác biệt so với logistics của quốc gia này so với các nước khác Logistics Nhật Bản đóng góp rất lớn vào hoạt động phân phối sản phẩm cho các ngành công nghiệp phát triển tại các thành phố lớn Bãi kho vận Hanshin được xây dựng từ năm 1991 là tổ hợp của 64 doanh nghiệp lớn Bốn trung

Trang 37

tâm kho vận logistics của Nhật Bản tại Tokyo, bao gồm trung tâm kho vận Logistics Kasai (Đông Tokyo), Hoping Island (Nam Tokyo), Oshima (Tây Tokyo) và Adachi (Bắc Tokyo) đã tạo thành một mạng lưới giao thông vận tải bao quanh thành phố và liên kết tới các điểm dịch vụ khác tạo thành mạng cung cấp dịch vụ logistics rộng khắp (Phan Văn Hòa, 2016).

Nhật Bản rất chú trọng đến hiệu quả và hoạt động kiểm soát vĩ mô ngành dịch vụ logistics Những lĩnh vực sau được chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú ý:

Một là, bố trí kế hoạch phát triển các bãi kho vận và các thiết bị, chính phủ

Nhật Bản chọn lựa những vị trí thích hợp ở gần các khu liền kề thành phố, bên cạnh các tuyến giao thông nội bộ và các đường giao thông huyết mạch chính nối liền các thành phố lớn để xây dựng các kho vận Kho chứa hàng được xây dựng ở gần các cảng biển lớn, có hệ thống giao thông vận tải thông suốt trên khắp nước Nhật Hệ thống kho bãi cung cấp đa dạng các chức năng dịch vụ như: kho làm lạnh, kho giữ ấm… và hàng loạt các dịch vụ bảo quản thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm nhạy cảm khác.

Hai là, hoàn thiện hệ thống đường xá, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải

đường sông, biển, giảm tắc nghẽn giao thông đường bộ thành phố và phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết, Chính phủ Nhật Bản ban hành hàng loạt chính sách khuyến khích thích hợp như giảm một số sự điều chỉnh, thành lập những tổ chức liên kết và cung cấp sự trợ giúp chính thức.

Ba là, chính phủ Nhật đã soạn thảo đề cương kế hoạch hoàn chỉnh đối với

ngành dịch vụ logistics vào năm 1997, chính phủ đã giành khoản kinh phí lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ logistics bao gồm đường sắt, đường bộ, đường hàng không và cơ sở cầu cảng Ví dụ, trung tâm dịch vụ logistics lớn và phát triển nhất của Nhật Bản là trung tâm giao nhận hàng hóa Hoping Island (Nam Tokyo) với chi phí xây dựng là 57,2 tỷ yên Nhật, trong đó, 70% là chi phí của các tổ chức tài chính trung tâm, 20% chi phí của các ngân hàng địa phương và 10% chi phí là của các doanh nghiệp.

Bốn là, Nhật Bản sở hữu và quản lý một hệ thống dịch vụ logistics được quy

hoạch trên toàn bộ lãnh thổ Hệ thống đường cao tốc đã bao trùm lên tất cả 4 đảo lớn của đất nước Các đường cao tốc này đã xuyên suốt tới tận đảo Honshu, Kyushu ở phía Nam và đảo Hokkaido ở phía Bắc Tất cả các đảo đều được nối liền bởi các cầu xuyên đại tây dương và các đường hầm xuyên biển Mạng lưới thông tin bao trùm khắp nơi trên đất nước Nhật Bản.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trên cơ sở những hoạt động logistics hiệu quả từ các quốc gia đã tìm hiểu, có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm đáng giá cho Việt Nam để từng bước phát triển ngành dịch vụ này như sau:

Trang 38

Thứ nhất, logistics là một lĩnh vực dịch vụ liên quan đến nhiều ngành, từ sản

xuất, thương mại đến giao thông nên cần có sự quản lý thống nhất từ Chính phủ Từ bài học về chính sách quản lý Nhà nước đối với ngành logistics của Singapore và Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam cần tăng cường vai trò quản lý Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng các quy hoạch, chiến lược phát triển đến kiểm tra, kiểm soát và hỗ trợ các hoạt động logistics ở nước ta.

Theo các chuyên gia về kinh doanh dịch vụ logistics, thành công của ngành dịch vụ logistics dựa trên nền tảng của việc phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ, xây dựng và hiện đại hoá hệ thống sân bay Ngoài ra, đầu tư và nâng cao chất lượng các công trình giao thông vận tải từ sân bay, bến cảng, hệ thống đường bộ đến các trung tâm logistics ở nước ta cần được đặc biệt quan tâm, sự bứt phá nhanh ngành logistics của quốc gia chính là chất lượng, hiệu quả đầu tư và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng logistics, làm giảm chi phí logistics nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Do đó, từ bài học các nước, chính sách Nhà nước ta phải tạo điều kiện cụ thể và hấp dẫn các nhà đầu tư Các chính sách ưu đãi của Chính phủ tập trung vào việc tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan và hoạt động đầu tư, thương mại Thu hút các công ty logistics lớn trên thế giới đặt chi nhánh hoặc trụ sở bằng các chính sách ưu đãi về thuế, về hoạt động vận chuyển hàng hóa làm gia tăng số lượng vốn đầu tư nước ngoài và quan trọng hơn là kinh nghiệm và sự tham gia môi trường quốc tế của các nhà điều hành dịch vụ logistics Chính phủ có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh liên doanh với các công ty nước ngoài nâng cao năng lực, mở rộng phạm vi hoạt động Những doanh nghiệp này không chỉ bù đắp nguồn vốn còn thiếu hụt, mà còn có thể đóng góp quan trọng những kỹ năng quản lý, công nghệ và kinh nghiệm nhằm xây dựng vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả (Phan Văn Hòa, 2016).

Thứ hai, các giải pháp để phát triển dịch vụ logistics của các quốc gia nhìn

chung tập trung vào 3 nội dung chính: Phát triển cơ sở hạ tầng đối với phát triển dịch vụ logistics gồm hạ tầng giao thông và hạ tầng thông tin; các chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và phát triển nguồn nhân lực Áp dụng CNTT cũng là nhân tố quan trọng và không thể thiếu để có thể phát triển một hệ thống logistics hiện đại Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics có thể giúp các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nhanh chóng và cung cấp các dịch vụ gia tăng Ngoài ra còn giúp tiết kiệm được thời gian, đảm bảo thông tin thông suốt không chỉ giữa các hãng tàu mà còn giữa các cơ quan quản lý, giảm thiểu tổn thất trong quá trình lưu kho và thời gian lưu kho nhằm đơn giản hóa trong việc tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan, trung chuyển và giao nhận hàng hóa Ngoài ra, ngành logistics đòi hỏi nguồn lực lao

Trang 39

động có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và tối ưu hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Ở các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, nguồn nhân lực về logistics được đào tạo rất bài bản với các khóa học đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu Trong khi đó, ở Việt Nam những năm gần đây, sự phát triển của ngành logistics và sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp logistics đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường này Bên cạnh việc thiếu hụt về số lượng thì chất lượng của nguồn nhân lực này cũng là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay Ngành logistics là một ngành mang tính liên ngành và có tính chuyên nghiệp cao nên nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này cần được đào tạo một cách hệ thống, bài bản và được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế và quản trị logistics Từ đó cho thấy tính cấp thiết của việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực logistics ở nước ta.

Thứ ba, phát triển các doanh nghiệp logistics: Thiết lập mạng lưới vận tải và

logistics, kết nối chính quyền với các hiệp hội thương mại, công đoàn ngành công nghiệp vận tải và logistics Các doanh nghiệp cần tăng độ bao phủ trên phạm vi toàn cầu và đa dạng hóa các dịch vụ logistics, đặc biệt là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cần nâng cao năng lực cạnh tranh, để có thể tham gia vào các hợp đồng xuất khẩu Ngoài ra, sự hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp logistics là điều tất yếu Đây là bài học rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay Vì thực tế các doanh nghiệp logistics của Việt Nam hoạt động còn riêng lẻ, thiếu sự liên kết, hợp tác cần thiết Trong xu hướng phát triển dịch vụ thuê ngoài, mỗi doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài các dịch vụ không phải là thế mạnh Vì thế, tính liên kết và hợp tác trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Do đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần liên kết phối hợp để có thể cung ứng ra thị trường một chuỗi các dịch vụ logistics cho khách hàng.

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG LOGISTICS PHỤC VỤ XUẤTKHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2019 - 20232.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê qua tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Theo số liệu của Bộ Công Thương trong báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam, tình hình xuất nhập khẩu nông sản nói chung và cà phê nói riêng giai đoạn 2019 – nay qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc có sự biến động thất thường và rõ rệt do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 và chính sách Zero – Covid gây đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu và tắc nghẽn tại các cửa khẩu biên giới Tuy nhiên, đến đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua biên giới đã tăng trưởng trở lại nhờ những chính sách khôi phục kinh tế sau đại dịch Hệ thống cửa khẩu đã mở cửa trở lại và có những bước tiến rõ rệt so với giai đoạn trước Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc trong năm 2023 ước tính đạt 173,2 tỷ USD Tuy nhiên, hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam với Trung Quốc chưa xứng với tiềm năng của hai bên, xuất – nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc Trong năm 2023, Việt Nam đã tích cực tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống để đẩy mạnh xuất khẩu Cán cân thương mại xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu, để thấy khó khăn trong sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu Nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chưa tăng mạnh cho thấy đơn hàng xuất khẩu dù đã phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn.

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu trực tiếp qua biên giới đất liền Việt Nam

-Trung Quốc giai đoạn 2019 - 2022 (đơn vị: triệu USD)

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w