1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ukvfta đến xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường vương quốc anh

61 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Hiệp Định Thương Mại Tự Do UKVFTA Đến Xuất Khẩu Thủy Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Vương Quốc Anh
Tác giả Chử Thị Ánh Dương, Phạm Thùy Dung, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Hương Giang, Đoàn Thị Hồng Kiều
Người hướng dẫn TS. Mai Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 670,4 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO UKVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG VƯƠNG QUỐC ANH Phạm Thùy

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ

DO UKVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG VƯƠNG QUỐC ANH

Phạm Thùy Dung – K58E2 Nguyễn Thùy Dương – K58E2 Nguyễn Hương Giang – K58E2 Đoàn Thị Hồng Kiều – K58E3

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng tôi Tất

cả các số liệu được thu thập trong bài nghiên cứu trên là khách quan; mọi trích dẫn đều

rõ nguồn gốc; không có sự sao chép y nguyên từ các tài liệu tham khảo trước đó; các kết quả nghiên cứu nêu trong bài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Nếu có sự gian dối trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Nhóm tác giả

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu tác động của Hiệp định Thương mại Tự do UKVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh" là một hành trình dài, đầy khó khăn và vất vả, tuy vậy, chúng tôi đã nhận được sự tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn vô cùng nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Thương mại để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này

Chúng tôi xin bày tỏ tình cảm chân thành, lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Thương mại

Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Mai Thanh Huyền, người

cô vô cùng tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

Dẫu đã nỗ lực hết mình nhưng vì điều kiện năng lực bản thân còn hạn chế, đề tài nghiên cứu khoa học sẽ còn nhiều thiếu sót Kính mong nhận được những sự góp ý, đánh giá của các thầy cô để bài nghiên cứu của nhóm có thể hoàn thiện hơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2024 Nhóm tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC HÌNH VẼ 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 9

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 9

1.2 TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 10

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 10

1.3.1 Mục tiêu tổng quát 10

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 11

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 11

1.4.2 Thời gian nghiên cứu: 11

1.4.3 Không gian nghiên cứu: 11

1.5 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 11

1.5.1 Các nghiên cứu liên quan đến Hiệp định Thương mại Tự do 11

1.5.2 Các bài nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam 14

1.5.3 Các nghiên cứu liên quan đến tác động của Hiệp định Thương mại Tự do UKVFTA đến các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam 16

1.5.4 Khoảng trống nghiên cứu 17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO UKVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 18

Trang 5

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO UKVFTA 18

2.1.1 Các khái niệm 18

2.1.1.1 Hiệp định thương mại tự do 18

2.1.1.2 Hiệp định thương mại UKVFTA 19

2.1.2 Nội dung Hiệp định thương mại UKVFTA 20

2.1.2.1 Về xóa bỏ thuế quan 20

2.1.2.2 Quy tắc xuất xứ 21

2.1.2.3 Hàng rào kỹ thuật TBT 21

2.1.2.4 An toàn thực phẩm & Kiểm dịch thực vật SPS 22

2.1.2.5 Phòng vệ thương mại 23

2.2 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU 24

2.2.1 Lý thuyết cân bằng từng phần 24

2.2.2 Lý thuyết về mô hình SMART 25

2.2.3 Mô hình Viner về tác động của Hiệp định thương mại tự do 25

2.2.4 Lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại 26

2.2.5 Lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras 26

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp 27

3.1.2 Mô hình SMART 27

3.1.2.1 Lý do chọn SMART 27

3.1.2.2 Khung lý thuyết SMART 28

3.1.2.3 Mô tả SMART 30

3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3.2.1 Thực trạng nhập khẩu thủy sản của thị trường Vương quốc Anh 31

Trang 6

3.2.1.1 Tổng nhu cầu nhập khẩu của thị trường Vương quốc Anh và thị phần

của Việt Nam 31

3.2.1.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu thủy sản của Vương quốc Anh 34

3.2.1.3 Xu hướng tiêu dùng thủy sản tại Vương quốc Anh 36

3.2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh 37

3.2.2 Kết quả mô phỏng tác động của hiệp định UKVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh 42

3.2.2.1 Tác động tạo lập thương mại 44

3.2.2.2 Tác động chuyển hướng thương mại 45

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 49

4.1 KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49

4.2 KIẾN NGHỊ 50

PHỤ LỤC 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Tổng mức tiêu thụ thủy sản ở Vương quốc Anh giai đoạn 2018 - 2020 37

Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam sang Anh (Giá trị: nghìn USD) 39

Bảng 3 Kim ngạch thủy sản Việt Nam sang Anh theo mã HS 4 chữ số giai đoạn 2018 - 2022 (đơn vị: USD) 40

Bảng 4 Kim ngạch mô phỏng xuất khẩu Việt Nam trước và sau UKVFTA 42

Bảng 5 Tác động tạo lập thương mại theo mã HS 44

Bảng 6 Tác động chuyển hướng thương mại theo mã HS 45

Bảng 7 Tổng tác động của hiệp định UKVFTA 46

Bảng 8 5 nước giảm mạnh nhất xuất khẩu mặt hàng HS 03 sau UKVFTA theo mô phỏng 46

Bảng 9 10 nước giảm mạnh nhất xuất khẩu mặt hàng HS 1605 sau UKVFTA theo mô phỏng 47

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1 Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Vương quốc Anh giai đoạn 2018 - 2022 (Đơn vị: Triệu USD) 32

Hình 2 Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam của Vương quốc Anh giai đoạn 2018 – 2022 (Đơn vị: USD) 33

Hình 3 Cơ cấu thị trường cung cấp thủy sản cho Anh năm 2020 35

Hình 4 Cơ cấu thị trường cung cấp thủy sản cho Anh trong 7 tháng năm 2022 36

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

WTO The World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

VCCI Vietnam Chamber of Commerce and

Industry

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do

UKVFTA The Vietnam – UK Free Trade

UK The United Kingdom of Great Britain

and Northern Ireland Vương quốc Anh và Bắc Ai-len

CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

TRQ Tariff Rate Quota Hạn ngạch thuế quan

TBT Technical Barriers to Trade Các biện pháp rào cản kỹ thuật

Trang 9

WITS World Integrated Trade Solution Giải pháp thương mại tích hợp

thế giới

IUU Illegal, Unreported and Unregulated

Fishing

Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định

PSMA The Agreement on Port State

Measures

VASEP Vietnam Association of Seafood

Exporters and Producers

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

USD United State dollar Đơn vị tiền tệ của Mỹ

HS Hamonized System Hệ thống mã hóa và mô tả hàng

hóa hài hòa

Trang 10

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội giúp ngành thủy sản có tiềm năng phát triển mạnh mẽ Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, đường bờ biển dài hơn 3.260 km, khu đặc quyền kinh tế với diện tích một triệu km vuông với nhiều ngư trường giàu có cùng hệ sinh thái đa dạng và khí hậu nhiệt đới thích hợp cho nuôi trồng, khai thác nhiều loại thủy sản khác nhau Tận dụng phát triển những lợi thế đó, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, đứng thứ nhất Đông Nam Á, thứ hai châu Á và thứ tư thế giới Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm đem đến nguồn cung ngoại tệ lớn giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển Vào năm 2022, kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản xuất xác lập kỷ lục 11 tỷ USD chiếm 3% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 (8,89 tỷ USD) Thành tích này giúp Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Na Uy), chiếm trên 7% thị phần thế giới với hơn 170 thị trường xuất khẩu, ghi nhận mức kỷ lục trong lịch sử So với tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước, ngành thủy sản đóng góp gần 12% giá trị Thuỷ sản là một trong những ngành có đóng góp lớn vào GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của quốc gia và cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân Là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước, thủy sản đóng góp đóng góp 3,8% vào GDP Việt Nam năm 2022, với tổng giá trị sản xuất đạt 714.000

tỷ đồng, tăng 4,43% so với năm 2021 Hiện nay, các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam có thể kể đến là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Năm thị trường này đã chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Ngoài năm thị trường trên, Việt Nam còn xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường khác như ASEAN, Nga, Úc, Canada và Anh

Trong đó, Vương quốc Anh là thị trường rất tiềm năng cho thủy sản Việt Nam Theo dữ liệu thống kê từ ITC, thời gian gần đây trung bình Anh chi khoảng 4,32 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu thủy sản, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân nơi đây luôn

ở mức cao Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Anh còn khá khiêm tốn Theo đó năm 2022, Việt Nam là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ tư cho Anh

Trang 11

nhưng chỉ chiếm khoảng 7% thị phần Những con số trên là đáng khích lệ nhưng vẫn khiêm tốn so với tiềm năng thể khai thác và “dư địa” xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Anh còn rất lớn Như vậy, Việt Nam cần tập trung khai thác tiềm năng to lớn này

để tăng kim ngạch xuất khẩu

Vương quốc Anh đã có mối quan hệ thương mại song phương bền vững với Việt Nam trong nhiều năm gần đây, đây là đối tác lớn thứ ba của Việt Nam ở châu Âu Khi hiệp định UKVFTA được ký kết đã đánh dấu bước ngoặt trong hợp tác thương mại giữa Anh và Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội và mang lại cho nước ta những lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường này Sau gần một năm hiệp định có hiệu lực, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt “kỳ tích” 5,24 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng

kỳ năm 2020 Trong đó, 7 tháng đầu năm 2021 kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang thị trường này đã tăng 1,89% so với cùng kỳ năm ngoái Qua đây, ta thấy được cơ hội lớn

từ UKVFTA trong việc giúp tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường tiềm năng này

Hiệp định UKVFTA với những ưu đãi thuế quan đã tạo ra ảnh hưởng tích cực trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam cụ thể là các mặt hàng thủy sản chủ lực cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ hiệp định Vì vậy, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu tác động của Hiệp định UKVFTA đến việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Vương quốc Anh Từ đó đưa ra giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn, nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường này

1.2 TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài “Nghiên cứu tác động của Hiệp định Thương mại Tự do UKVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh.”

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.3.1 Mục tiêu tổng quát

Bài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Vương quốc Anh trước, chuẩn bị và sau khi Hiệp định Thương mại Tự do UKVFTA có hiệu lực Đồng thời, nghiên cứu tác động của hiệp định UKVFTA đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam Từ đó đưa ra các kiến nghị cơ bản cho Chính phủ và các

Trang 12

doanh nghiệp để có thể tận dụng hiệu quả hơn các lợi ích cũng như vượt qua các thách thức mà UKVFTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Anh tăng trưởng nhiều hơn, với tốc độ nhanh hơn

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu tổng quát, nhóm chúng tôi đã xác định được những mục tiêu cụ thể như sau:

- Đưa ra cơ sở lý luận về Hiệp định Thương mại Tự do UKVFTA

- Tìm hiểu và tổng hợp nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến đánh giá tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu

- Nghiên cứu về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Anh

- Sử dụng mô hình SMART mô phỏng tác động của hiệp định UKVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Anh

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ, ban ngành và doanh nghiệp nhằm tận dụng tốt tiềm năng, cơ hội từ hiệp định UKVFTA và nâng cao khả năng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang Vương quốc Anh

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của Hiệp định Thương mại Tự do UKVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh

1.4.2 Thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 01/01/2018 đến 28/02/2024

1.4.3 Không gian nghiên cứu:

Không gian của đề tài nghiên cứu đó là thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và thị trường nhập khẩu thủy sản của Vương quốc Anh

1.5 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.5.1 Các nghiên cứu liên quan đến Hiệp định Thương mại Tự do

Trang 13

Aradhna Aggarwal (2004) với nghiên cứu “Impact of tariff reduction on exports:

A quantitative assessment of Indian exports to the US” đã đề cập về việc khi Chính phủ nước sở tại giảm thuế nhập khẩu hàng hóa thông qua hiệp định FTA, sức cạnh tranh giữa sản phẩm nhập khẩu và nội địa thay đổi, các sản phẩm ngoại nhập sẽ có nhiều cơ hội hơn ở thị trường trong nước nhờ chính sách thuế mới

Tác giả Nimonka Bayale và cộng sự (2022) với đề tài “Potential trade, welfare and revenue implications of the African Continental Free Trade Area (AfCFTA) for Ghana: An application of partial equilibrium model” đã sử dụng công cụ SMART như một phương pháp để ước tính những tác động tiềm tàng của việc thực hiện các chính sách của Châu Phi: Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do Lục địa (AfCFTA) dành cho Ghana về mặt thương mại, tác động phúc lợi và thu nhập Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng rằng tổng tác động thương mại ở Ghana có thể sẽ tăng thêm 148,3 triệu USD đồng thời thúc đẩy phúc lợi của người tiêu dùng bằng 8,597 triệu USD

Trong bài nghiên cứu "How do exports and imports affect the use of free trade agreements? Firm-level survey evidence from Southeast Asia" của nhóm tác giả Shujiro Urata và Yoshifumi Fukunaga (2016) dựa trên ước lượng lợi nhuận từ khảo sát cấp công

ty với 630 doanh nghiệp sản xuất khắp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tiến hành vào năm 2013 Khảo sát cho thấy rằng tỷ trọng xuất khẩu tăng 1% trong tổng số doanh số bán hàng sẽ tăng khả năng sử dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) lên 0,2% Đồng thời tỷ trọng nhập khẩu trong tổng đầu vào tăng 1% sẽ giảm xác suất sử dụng các FTA xuống 0,4% Kết quả từ kỹ thuật làm mịn phân tác có trọng số cục bộ (LOWESS) cho thấy việc sử dụng FTA có hình dấu ngã và có dạng âm là một hàm số của xuất nhập khẩu

Ram K Regmi, Satis C Devkota và Mukti P Upadhyay (2017) nghiên cứu

"Impact of SAFTA on South Asian trade" bằng cách đánh giá Hiệp định Thương mại

Tự do Nam Á (SAFTA) đến dòng chảy thương mại song phương Kết quả cho thấy khi hiệp định SAFTA đi vào hiệu lực, dòng chảy thương mại của các nước thành viên và các nước không phải thành viên đều tăng lên, từ đó các tác giả có niềm tin rằng SAFTA

sẽ phát triển hơn nữa, tạo thành một khối tạo lập thương mại, nhờ đó mà đánh tan nghi ngại của nhiều người rằng SAFTA sẽ có tác động chuyển hướng thương mại đáng kể

Trang 14

M Angeles Villareal và Ian F Fergusson (2017) với nghiên cứu “The North American Free Trade Agreement (NAFTA)” đã chỉ ra rằng thương mại của Mỹ với các đối tác NAFTA đã tăng hơn gấp ba lần kể từ khi hiệp định có hiệu lực Kể từ năm 1993, thương mại của Mỹ với Mexico tăng trưởng nhanh hơn thương mại với Canada hoặc với các nước không thuộc NAFTA Năm 2011, thương mại ba bên giữa các đối tác NAFTA đạt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD Năm 2016, Canada là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Mỹ, trong khi Mexico đứng thứ hai Hai nước này chiếm 34% tổng xuất khẩu của Hoa Kỳ trong năm 2016 Về nhập khẩu, Canada và Mexico lần lượt đứng thứ hai và thứ ba với tư cách là nhà cung cấp hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ vào năm 2016 Hai nước này chiếm 26% tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Nghiên cứu "Economic evaluation of the trilateral FTA among China, Japan, and South Korea with big data analytics" của nhóm tác giả Liang Biao Cui, Malin Song và Lei Zhu (2019) phân tích định lượng tác động của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu lớn Qua

lý thuyết trò chơi và cách tiếp cận cân bằng chung có thể tính toán được, các tác giả đề xuất một sự thỏa hiệp giữa hai nước trong vấn đề bảo hộ nông nghiệp, nhằm giảm bớt

sự khác biệt và xung đột có thể xảy ra Không chỉ vậy, so với việc miễn thuế hoàn toàn, một FTA với bảo hộ nông nghiệp không chỉ kích thích tăng trưởng kinh tế ở ba nước

mà còn giảm những lo ngại và tác động về nông nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc đối với việc làm Nhóm tác giả cũng đánh giá tác động của FTA ở các ngành sản xuất và dịch vụ của cả ba nước Kết quả nổi bật là Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu các sản phẩm

sử dụng nhiều năng lượng từ Nhật Bản và Hàn Quốc Tóm lại, nghiên cứu này nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế ở Đông Bắc Á và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý vòng đời của các ngành sử dụng nhiều năng lượng ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

Peter J Wylie (1995) với đề tài “Partial equilibrium estimates of manufacturing trade creation and diversion due to NAFTA” đã sử dụng mô hình cân bằng cục bộ để dự đoán tác động của NAFTA, từ đó tạo động lực cho Bắc Mỹ tăng cường xuất khẩu hàng hóa Trong khi hai tác giả Huỳnh Thị Diệu Linh và Hoàng Thanh Hiền (2019) cũng sử dụng mô hình cân bằng cục bộ với nghiên cứu "Tác động của Hiệp định Thương mại

Tự do với xuất nhập khẩu Việt Nam: Áp dụng mô hình lực hấp dẫn với các nhân tố cố

Trang 15

định" để chỉ ra tác động thuận chiều của các FTA đến hoạt động thương mại, cụ thể là

sẽ làm kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên khoảng 0,4% so với việc không ký kết FTA

ở giai đoạn 2005 - 2017 trong khi khoảng cách giữa các quốc gia và sự thiếu sót thương mại sẽ có ảnh hưởng ngược chiều

ThS Doãn Nguyên Minh và ThS Trần Thu Thủy (2020) thông qua nghiên cứu

"Tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến xuất khẩu rau củ của Việt Nam" đã đánh giá và ước lượng các tác động tiềm năng mà EVFTA đối với kim ngạch xuất khẩu rau củ của Việt Nam sang EU 27 (không bao gồm Anh) dựa trên lý thuyết về cân bằng bán phần (PE) và giả định SMART Kết quả cho thấy khi mức thuế quan giảm về 0%, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau củ (HS 07) của Việt Nam sang EU sẽ tăng 13,8% nhưng phân bổ không đồng đều mà tập trung chủ yếu vào nhóm rau củ đã qua chế biến (HS 0710 và HS 0714) Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn chỉ ra hạn chế của giả định SMART khi không giải quyết hay đề cập đến tác động tạo lập thương mại khi thuế quan được bãi bỏ

Vũ Thanh Hương và Phạm Minh Tuyết (2017) đã có nghiên cứu “An application

of the SMART model to assess impacts of the EVFTA on Vietnam's imports of automobiles from the EU” Kết quả mô phỏng cho thấy EVFTA sẽ khiến nhập khẩu ô

tô của Việt Nam từ EU tăng đáng kể Tuy nhiên, khi Việt Nam mở rộng phạm vi xóa bỏ thuế quan sang ASEAN+3, lượng ô tô nhập khẩu từ EU của Việt Nam sẽ giảm đáng kể Một phát hiện quan trọng khác là sự phân bổ không đồng đều trong lượng ô tô nhập khẩu bổ sung từ EU của Việt Nam theo quốc gia, nhóm ô tô và sản phẩm ô tô sẽ xảy ra khi EVFTA có hiệu lực Trong cả hai kịch bản, hiệu ứng tạo lập thương mại đều cao hơn hiệu ứng chuyển hướng thương mại

1.5.2 Các bài nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Bài nghiên cứu về “Thực trạng và triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam” được thực hiện bởi Nguyễn Thị Hải Yến, Mai Nguyên Ngọc và Vũ Hoàng Nam (2018)

đã tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2011

- 2016 Kết quả cho thấy thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra Bên cạnh đó thì Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU là ba thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam Từ

Trang 16

đó, tác giả đã đưa ra các dự báo cũng như các chính sách, giải pháp để thúc đẩy việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Nguyễn Tiến Hoàng và Phạm Văn Phúc Tân có bài viết "Tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU" được đăng trên tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế số 125 vào ngày 4/4/2020 Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình SMART với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản và kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi EVFTA có hiệu lực Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động chuyển hướng thương mại chỉ bằng khoảng 50% tác động tạo lập thương mại Điều này cho thấy EVFTA khi có hiệu lực sẽ làm tăng xuất khẩu chủ yếu do hàng hóa của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan và trở nên cạnh tranh hơn hàng hóa từ nội địa EU Tuy nhiên lợi thế này cần được xem xét khi các đối thủ này đang thúc đẩy quá trình đàm phán để ký kết các FTA nhằm cắt giảm áp lực thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu của họ sang EU Hiệp định EVFTA làm tăng xuất khẩu nhưng chưa thực sự tạo ra đột phá để có thể bứt phá và chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác

Tác giả Lê Thị Việt Nga và Trần Thị Phương Liễu (2022) với nghiên cứu về

“Chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA” đã nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn và đưa ra một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu thủy của Việt Nam sang EU trong những năm gần đây để

từ đó có thể đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tiếp tục thúc đẩy việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA

Ấn phẩm “Phát Triển Thị Trường UK” (2022) do Bộ Công Thương tổng hợp đã nêu ra những khái quát chung về nhu cầu, thực trạng và tiềm năng xuất khẩu thủy sản của nước ta vào thị trường Anh Nhóm tác giả đề cập đến triển vọng của những mặt hàng chủ lực khi có ưu đãi thuế quan từ UKVFTA nhằm mở rộng khai thác thị trường tiềm năng này trong giai đoạn 2022 - 2025 Dự báo trong thời gian tới thị trường thủy sản ở Anh có thể trở nên cạnh tranh hơn do lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp Tuy nhiên hiệp định UKVFTA đã đem đến nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam, giúp tăng lợi thế cạnh tranh của nước ta so với các quốc gia đối thủ chưa ký kết FTA với Anh như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… Theo đó, kịch bản dự báo xuất khẩu thủy sản sang thị trường

Trang 17

này sẽ là có sự sụt giảm trong ngắn hạn (2022 - 2023) và sẽ phục hồi, duy trì mức tăng trưởng dương trong tương lai

1.5.3 Các nghiên cứu liên quan đến tác động của Hiệp định Thương mại Tự do UKVFTA đến các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam

Tác giả Chu Tiến Minh và Nguyễn Ngọc Diệp (2023) thông qua bài nghiên cứu

về vấn đề “Vietnam’s Seafood Imports Under the Impact of the United Kingdom – Vietnam Free Trade Agreement” đã tập trung đánh giá tác động tiềm tàng của Hiệp định Thương mại tự do Vương quốc Anh – Việt Nam đối với nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ Anh bằng cách áp dụng mô hình SMART dựa trên hai kịch bản Kết quả mô phỏng cho thấy UKVFTA sẽ tác động đáng kể trong nhập khẩu thủy sản của Việt Nam

từ Anh Ngoài ra, trong cả hai kịch bản, tác động tạo dựng thương mại sẽ cao hơn tác động chuyển hướng thương mại, nghĩa là UKVFTA có thể nâng cao phúc lợi của Việt Nam

Nhóm tác giả thuộc Đại học Ngoại Thương (2023) với bài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của Hiệp định UKVFTA tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Vương quốc Anh” trên FTU Working Paper Series đã cho thấy kết quả rằng hiệp định UKVFTA đã trở thành đòn bẩy rất lớn cho hợp tác thương mại và đầu tư Việt – Anh, Sau 6 năm đầu thực hiện UKVFTA, Anh sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế quan hoặc 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Ngược lại với thuận lợi đó, cà phê Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức khi xuất khẩu sang thị trường đầy khắt khe và cạnh tranh như Vương quốc Anh Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng với dư địa lớn cần khai thác

vì vậy nhóm tác giả có đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những rào cản khó khăn về chất lượng, kỹ thuật… và tận dụng lợi thế về thuế quan từ UKVFTA để mở rộng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Bài viết của PGS.TS Hà Văn Hội và PGS.TS Phạm Xuân Hoan (2021) với đề tài nghiên cứu "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và những ảnh hưởng đến thương mại - đầu tư của Việt Nam" đã đưa ra kết quả rằng hiệp định UKVFTA sẽ góp phần gia tăng đáng kể lượng hàng hóa hai nước thâm nhập vào thị trường của nhau Đặc biệt mặt hàng gạo sẽ tăng thêm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam

từ những cam kết cắt giảm thuế quan trong hiệp định so với các đối thủ Trung Quốc, Ấn

Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bên cạnh đó, việc Chính phủ Anh cam kết sẽ rà

Trang 18

soát, nâng lượng hạn ngạch thuế quan sau 3 năm kể từ ngày UKVFTA có hiệu lực sẽ là

cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu gạo vào thị trường đầy tiềm năng này

Nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2023) với bài nghiên cứu

"Impact of the Vietnam – UK Free Trade Agreement (UKVFTA) on the export of Vietnam’s agricultural" trong quyển "17th NEU-KKU international conference socio-economic and environmental issues in development" thông qua việc sử dụng mô hình SMART trong kịch bản thuế nhập khẩu giảm về 0% khi hiệp định UKVFTA có hiệu lực cho thấy tác động tích cực của hiệp định này đối với xuất khẩu nông sản Kết quả nghiên cứu cho thấy, với chỉ số tác động tạo lập thương mại là 50,23%, nông sản Việt Nam sẽ

có cơ hội cạnh tranh cao về giá so với các sản phẩm nội địa của Anh, đồng thời với hiệu ứng chuyển hướng thương mại là 49,77%, Anh sẽ ưu tiên nhập từ Việt Nam thay vì các sản phẩm tương tự ở các nước khác Tuy nhiên, đối mặt với chiến lược "Global British", lợi thế này không còn và điều này đặt ra một bài toán cho nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường khó tính này

1.5.4 Khoảng trống nghiên cứu

Trong các bài nghiên cứu trước, các tác giả có nghiên cứu về tác động của hiệp định UKVFTA đến xuất khẩu các hàng hóa của Việt Nam như gỗ, hàng dệt may, cà phê, Đặc biệt liên quan đến mặt hàng thủy sản, các nhóm nghiên cứu đã dùng đa dạng các phương pháp để ước lượng tác động của hiệp định này Tuy nhiên số lượng bài phân tích sử dụng phương pháp SMART để nghiên cứu tác động của Hiệp định Thương mại

Tự do UKVFTA tới mặt hàng thủy sản còn hạn chế Vì vậy nhóm chúng tôi lựa chọn phương pháp SMART để làm rõ hơn ảnh hưởng của hiệp định UKVFTA đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh Bởi chúng tôi tin đây sẽ là nghiên cứu cần thiết để cung cấp những thông tin kịp thời cho các bộ ban ngành liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nhất là khi Việt Nam ngày càng

có nhiều tiềm năng xuất khẩu hàng hóa nói chung và thủy sản nói riêng sang thị trường Vương quốc Anh

Trang 19

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO UKVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU

HÀNG HÓA 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO UKVFTA

2.1.1 Các khái niệm

2.1.1.1 Hiệp định thương mại tự do

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, “một hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các thành viên với nhau”

Theo Cơ sở dữ liệu thương mại Việt Nam, hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các quốc gia thỏa thuận về các nghĩa

vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo

vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác Theo chính sách thương mại

tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại

Như vậy có thể hiểu hiệp định thương mại tự do là một một loại hiệp định thương mại được ký kết giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau liên quan đến việc loại bỏ hay hạn chế các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong thương mại hàng hóa và dịch

vụ giữa các bên ký kết hiệp định

Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) được chia thành 2 loại: FTA truyền thống

và FTA thế hệ mới

FTA truyền thống là một hiệp ước liên kết thương mại quốc tế giữa hai hay nhiều

quốc gia trong đó các quốc gia thỏa thuận nhằm mục đích tự do hóa thương mại

FTA thế hệ mới: Ngày nay, các quốc gia trên thế giới tăng cường đẩy mạnh tự do

thương mại, mở rộng phạm vi ký kết của FTA Đó được coi là “FTA thế hệ mới” với tiêu chuẩn cao, cơ chế thực thi chặt chẽ và mức độ tự do hóa mạnh, phạm vi toàn diện, sâu rộng hơn so với các FTA truyền thống Ngoài việc thỏa thuận về tự do hóa thương mại hàng hóa hữu hình, cắt giảm thuế quan và loại bỏ rào cản phi thuế quan, các FTA

Trang 20

thế hệ mới có phạm vi bao trùm lên nhiều lĩnh vực khác nhau với nội dung mới và sâu rộng hơn như: Mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp hay tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các nội dung phi thương mại: lao động, môi trường phát triển bền vững,

Tính đến tháng 8/2023, Việt Nam đã ký kết và thực thi 16 FTA trong đó nổi bật

có một số FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKVFTA

2.1.1.2 Hiệp định thương mại UKVFTA

Ngày 31/01/2020, Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu EU (sự kiện Brexit), kết thúc hơn bốn thập kỷ hợp nhất về kinh tế, chính trị và pháp luật với những nước trong khu vực Xét trên toàn cục, sự ra đi của Anh sẽ làm giảm đáng kể sức mạnh của khối EU khi mà Anh đứng thứ hai về kinh tế trong liên minh 28 quốc gia này

và tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với Anh Do đó, Việt Nam đã khẩn trương xúc tiến đàm phán để có thể có được một Hiệp định với riêng Vương quốc Anh đảm bảo thương mại song phương giữa hai quốc gia không bị gián đoạn sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp (31/12/2020) cũng như tạo thuận lợi để đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nền kinh tế

UKVFTA là hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len Đây là FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết sâu rộng bao trùm trên nhiều khía cạnh trong đó có cả tự do hóa thị trường đối với hàng hóa, dịch

vụ và đầu tư Hiệp định UKVFTA cũng bao gồm các cam kết về các khía cạnh phi thương mại có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững của nền kinh

tế và các chương về mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh thị trường Hiệp định này được đàm phán dựa trên nền tảng các thỏa thuận trong EVFTA nên về cơ bản gần như toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ đầu tư trong EVFTA vẫn được UKVFTA kế thừa với một số điều chỉnh cho phù hợp với mối quan

hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh (sau khi rời EU) Hiệp định đã chính thức hoàn tất đàm phán vào ngày 11/12/2020 và ký kết vào tối 29/12/2020 Chính phủ hai nước đã hoàn tất thủ tục và hiệp định có hiệu lực tạm thời kể từ 6h sáng ngày 01/01/2021 theo giờ Việt Nam Hiệp định được thực thi và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/05/2021

Trang 21

2.1.2 Nội dung Hiệp định thương mại UKVFTA

Hiệp định gồm 9 điều khoản; 01 Phụ lục sửa đổi một số điều của lời văn EVFTA;

01 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và Vương quốc Anh; 01 Nghị định thư về quy tắc xuất xứ và 02 Bản Chú giải

2.1.2.1 Về xóa bỏ thuế quan

Hiệp định đưa ra các cam kết về cắt, giảm thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu

từ Việt Nam sang Anh và ngược lại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ Anh Với những cam kết trên, hoạt động xuất, nhập khẩu giữa hai quốc gia đều có lợi hơn Anh cam kết sẽ xóa bỏ 85,6% số dòng thuế cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực (từ 01/01/2021) và 6 năm sau sẽ xóa bỏ đến 99,2% số dòng thuế (tính

từ 01/01/2027) Bên cạnh đó, 0,8% số dòng thuế còn lại sẽ được tự do hóa một phần qua hạn ngạch thuế quan (thuế quan ưu đãi đối với các sản phẩm trong hạn ngạch là 0%, hàng hóa nhập khẩu vượt quá hạn ngạch sẽ không được hưởng ưu đãi) Với các cam kết này, các hàng hóa là thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, hoa quả, cà phê, gạo, dệt may, đồ gỗ… sẽ nhận được nhiều ưu đãi và dễ dàng hơn khi tiếp cận thị trường Vương quốc Anh, đặc biệt khi dư địa của thị trường này vẫn còn rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam

Về cơ bản, Hiệp định UKVFTA tiếp tục kế thừa các cam kết, lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan của Việt Nam và Anh trong EVFTA Tuy nhiên, hiệp định UKVFTA cũng có một số những thay đổi Trong khuôn khổ của hiệp định, Anh cam kết dành lượng hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam cao hơn so với trong Hiệp định EVFTA Cụ thể với mặt hàng thủy sản một số mặt hàng áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan, lượng nhập khẩu trong hạn ngạch được hưởng mức thuế 0% bao gồm: cá ngừ (hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 1604.14.11, 1604.14.18, 1604.14.90, 1604.19.39 và 1604.20.70 trong biểu thuế của UK) sẽ được miễn thuế trong phạm vi 1566 tấn/năm và surimi (hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 1604.20.05 trong biểu thuế của UK) sẽ được miễn thuế trong phạm vi 68 tấn/năm Ngoài

ra, Anh còn cam kết xóa bỏ 50% thuế quan cho các mặt hàng thủy sản khác từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 Tiếp tục xóa bỏ 50% thuế quan còn lại sau 2, 4 hoặc 6 năm

Trang 22

2.1.2.2 Quy tắc xuất xứ

Về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA, tiêu chí xuất xứ đối với thủy sản tươi hoặc sơ chế thuộc chương 3 là có xuất xứ thuần túy, còn thủy sản chế biến thuộc chương 16 thì tiêu chí xuất xứ là nguyên liệu thuộc chương 2, 3, 16 phải có xuất xứ thuần túy Điều đó có nghĩa là để được hưởng mức thuế quan ưu đãi theo Hiệp định, mặt hàng thủy sản Việt Nam phải chứng minh được xuất xứ thuần túy, các nguyên liệu thuỷ sản dùng trong quá trình sản xuất có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng, đánh bắt và chế biến hoàn toàn tại Việt Nam), không được phép nhập khẩu

từ nước thứ ba ngoài Hiệp định

2.1.2.3 Hàng rào kỹ thuật TBT

Giống với điều 5.9 của hiệp định EVFTA, Hiệp định Thương mại Tự do UKVFTA đã đưa ra các yêu cầu về đánh dấu và ghi nhãn đối với các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh như:

Khi các quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu đánh dấu hoặc ghi nhãn bắt buộc thì phải tuân thủ các nguyên tắc của Điều 2.2 Hiệp định TBT, cụ thể các quy chuẩn kỹ thuật này không được xây dựng với mục đích tạo ra những trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế, và không nên hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để thực thi một mục tiêu hợp pháp

Khi yêu cầu đánh dấu hoặc ghi nhãn bắt buộc đối với sản phẩm:

- Yêu cầu các thông tin có liên quan đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng sản phẩm, hoặc để chỉ rõ sự phù hợp của sản phẩm đối với các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc

- Không được yêu cầu phê duyệt trước, đăng ký trước hoặc chứng nhận trước đối với nhãn hoặc dấu của sản phẩm làm điều kiện để lưu thông sản phẩm trên thị trường trong khi sản phẩm đó đã phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc, trừ khi cần thiết

để xem xét rủi ro của sản phẩm đối với sức khỏe hay cuộc sống của con người, động vật hoặc thực vật, môi trường hoặc an ninh quốc gia; điều này không ảnh hưởng đến quyền của mỗi Bên trong việc yêu cầu phê chuẩn trước các thông tin cụ thể sẽ được cung cấp trên nhãn hoặc dấu phù hợp với các quy định của luật pháp trong nước có liên quan;

Trang 23

- Khi một Bên yêu cầu sử dụng mã số nhận dạng duy nhất của chủ thể kinh tế, Bên đó phải cung cấp mã số đó cho chủ thể kinh tế của Bên kia không chậm trễ và trên

cơ sở không phân biệt đối xử;

- Việc cung cấp không được gây hiểu lầm, mâu thuẫn hoặc khó hiểu liên quan đến các thông tin theo yêu cầu của Bên nhập khẩu hàng hoá, phải cho phép như sau: thông tin bằng các ngôn ngữ bổ sung khác ngoài ngôn ngữ theo yêu cầu của Bên nhập khẩu hàng hóa; các thuật ngữ, chữ tượng hình, biểu tượng hoặc hình ảnh được chấp nhận quốc tế; hoặc thông tin bổ sung đối với yêu cầu được đưa ra bởi Bên nhập khẩu hàng hoá;

- Chấp nhận rằng việc dán nhãn, bao gồm dán nhãn bổ sung hoặc sửa nhãn, được thực hiện nếu được, tại các cơ sở được cho phép, ví dụ, cơ quan hải quan hoặc kho ngoại quan được cấp phép tại điểm nhập khẩu của Bên nhập khẩu trước khi phân phối và EU/VN/vn 39 bán các sản phẩm; một Bên có thể yêu cầu không được gỡ bỏ nhãn gốc;

- Khi một Bên nhận thấy các mục tiêu hợp pháp của Hiệp định TBT không bị ảnh hưởng, Bên đó phải nỗ lực chấp nhận dán nhãn không cố định hoặc nhãn rời, hoặc đánh dấu hoặc ghi nhãn nộp cùng hồ sơ đi kèm mà không phải gắn cơ học lên sản phẩm

Đối với nhóm hàng thủy sản, một số tài liệu bắt buộc cần có bao gồm:

- Xuất trình giấy giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm

- Chứng chỉ về đánh bắt hợp pháp

- Tờ khai hải quan

- Thông báo trước về lô hàng

2.1.2.4 An toàn thực phẩm & Kiểm dịch thực vật SPS

Giống với hiệp định thương mại tự do EVFTA, hiệp định UKVFTA ở chương này bao gồm các cam kết ràng buộc Việt Nam/UK trong việc ban hành và thực thi các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) (bao gồm các quy định, thủ tục nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, động thực vật) đối với hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp Bên cạnh việc nhấn mạnh trách nhiệm bảo đảm tuân thủ các nghĩa vụ về SPS theo WTO còn bổ sung thêm một số cam kết mới, trong đó đáng chú ý có cam kết về các biện pháp SPS khẩn cấp liên quan đến thủy sản:

Trang 24

bên nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp SPS khẩn cấp cần thiết để bảo vệ sức khỏe tính mạng con người, động thực vật mà không cần báo trước Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp này phải được tính toán để mức độ ảnh hưởng tới thương mại

là thấp nhất có thể và bên nhập khẩu trong vòng 24 giờ phải thông báo cho nước xuất khẩu về biện pháp này Nếu bên xuất khẩu có yêu cầu thì phải thực hiện tham vấn về tình trạng khẩn cấp liên quan trong vòng 10 ngày kể từ khi có thông báo

2.1.2.5 Phòng vệ thương mại

Các cam kết về mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

UKVFTA không có quy định khác về mức thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp nhưng nhấn mạnh hơn nghĩa vụ xem xét áp dụng “lesser duty”, đòi hỏi cả hai nước “nỗ lực bảo đảm” áp dụng quy tắc này Để áp dụng biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp thì nước nhập khẩu cần chứng minh sự tồn tại đồng thời của cả 4 điều kiện:

Điều kiện 1: Hàng nhập khẩu được bán phá giá/trợ cấp với biên độ trên mức tối thiểu

Điều kiện 2: Có thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đáng kể với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu

Điều kiện 3: Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá/trợ cấp của hàng nhập khẩu với thiệt hại của ngành sản xuất nội địa

Điều kiện 4: Đảm bảo yếu tố lợi ích công cộng

Cam kết về biện pháp “tự vệ song phương”

Biện pháp tự vệ song phương - biện pháp tự vệ chỉ áp dụng cho hàng hóa từ UK/Việt Nam (mà không áp dụng chung cho hàng hóa từ các nguồn xuất khẩu như WTO) Biện pháp tự vệ song phương này chỉ được áp dụng trong 10 năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực Ngoài khoảng này, việc áp dụng phải được sự đồng ý của Bên bị áp dụng

+ Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ song phương: sự gia tăng của hàng nhập khẩu từ bên kia là do việc cắt giảm thuế theo Hiệp định này và là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất nội địa của hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp

Trang 25

+ Hình thức tự vệ: Biện pháp tự vệ song phương chỉ có thể áp dụng dưới các hình thức là tạm ngừng cắt giảm thuế quan theo cam kết tại Hiệp định tăng thuế nhưng không vượt quá mức thuế thấp hơn trong số 02 mức thuế là MFN tại thời điểm áp dụng biện pháp tự vệ và mức thuế cơ sở đàm phán ban đầu

2.2 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU

và không thực tế quy tắc Vì vậy, một số kết quả của mô hình thường được coi là tài liệu tham khảo hoặc thước đo sự thay đổi của một hàng hóa cụ thể (không phải là một dự báo chính xác)

Khung cơ bản của PE theo lý thuyết cung cầu: Nước nhập khẩu J nhập khẩu hàng hóa i của nước xuất khẩu k Đường cầu sẽ như sau:

M = αMPMε

αM là một hằng số (αM > 0), và ε < 0 là độ co giãn của cầu nhập khẩu

Tương tự, đường cung sẽ có dạng như sau:

X = αXPXη

αM > 0 là hằng số và η > 0 là độ co giãn của cung đối với xuất khẩu

Khi nước xuất khẩu có nền kinh tế nhỏ, hoặc kim ngạch nhập khẩu của I nhỏ hơn tổng kim ngạch nhập khẩu quốc tế thì η bằng với dương vô cực Điều kiện bằng nhau của các yêu cầu mô hình:

Trang 26

M = X Chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá xuất khẩu là do thuế quan gây ra như đường cong dưới đây:

PM = PX(1 + T/100)

T là thuế nhập khẩu (%)

Sự thay đổi trong lợi ích của việc xuất nhập khẩu sẽ được thể hiện bởi phương trình

2.2.2 Lý thuyết về mô hình SMART

Theo World Bank, SMART là công cụ lập mô hình cân bằng từng phần được tích hợp trong phần mềm WITS được sử dụng để phân tích thị trường Mô hình dựa trên giả định của giả thuyết Armington, giả định rằng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau là những sản phẩm thay thế không hoàn hảo Nó tập trung vào một thị trường nhập khẩu và các đối tác xuất khẩu của nó và đánh giá tác động của kịch bản thay đổi thuế quan bằng cách ước tính các giá trị mới cho một tập hợp các biến số Đồng thời, nó cũng cung cấp thông tin về tất cả các khía cạnh của giai đoạn dự kiến thay đổi chính sách Bên cạnh đó, mô hình cũng giả định rằng nhu cầu của người tiêu dùng được quyết định qua quá trình tối ưu hai giai đoạn: bao gồm việc phân bổ chỉ tiêu của người tiêu dùng và

sự đa dạng hàng hóa nhập khẩu của quốc gia Nhược điểm chính của mô hình này là khi phân tích tác động của các chính sách thương mại nó đã bỏ qua sự tương tác kinh tế giữa các khu vực khác nhau trong một nền kinh tế, những hạn chế về nguồn lực như lao động, đất đai và vốn, sự di chuyển nguồn lực giữa các ngành trong nền kinh tế

2.2.3 Mô hình Viner về tác động của Hiệp định thương mại tự do

Mô hình Viner tập trung vào hai chỉ số: tạo dựng thương mại và chuyển hướng thương mại để đánh giá hiệu quả của các hiệp định thương mại tự do Trong đó, việc thiết lập thương mại là chuyển dịch sản xuất từ các nước đối tác có năng suất thấp sang các nước đối tác có năng suất cao So với các nước xuất khẩu hàng hóa tương tự sang một nước, việc xảy ra chuyển giao thương mại làm tăng xuất khẩu của (nước xuất khẩu)

Trang 27

và tương ứng làm giảm nhập khẩu Do các giả định của mô hình khác xa với thực tế nên việc sử dụng mô hình Viner cũng mang lại một số hạn chế Mô hình giả sử mỗi nguồn xuất khẩu có một mức giá duy nhất và mỗi quốc gia luôn nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia và một quốc gia, nhưng trên thực tế, một quốc gia có thể nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau, kể cả các quốc gia thành viên hiệp định thương mại tự do

2.2.4 Lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại

Mô hình trọng lực được sử dụng để đánh giá tác động sau khi các nước ký kết các hiệp định thương mại tự do Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) lần đầu tiên sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá thương mại song phương giữa các nước EU Mô hình lực hấp dẫn sử dụng các biến gồm quy mô nền kinh tế (được đo bằng tổng sản phẩm quốc dân hoặc GDP) và khoảng cách địa lý giữa các quốc gia đối tác thương mại Nhược điểm của mô hình này là cần có hệ cơ sở dữ liệu đầu vào để đưa ra ước tính chính xác bởi vậy nó đòi hỏi cơ sở dữ liệu rộng và vô cùng phức tạp Ngoài ra, Plummer, Cheong, Hamanaka (2010) còn cho rằng các yếu tố trong mô hình chưa thể hiện được chiều rộng và chiều sâu của một FTA, từ đó ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả gia tăng thương mại

2.2.5 Lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras

Lý thuyết cân bằng tổng thể được nhà kinh tế học người Pháp Leon Walras đưa

ra vào cuối thế kỷ XIX để giải thích cung, cầu và giá cả của một nền kinh tế có số lượng lớn thị trường và hàng hóa Lý thuyết này cho thấy có một mức giá cân bằng của hàng hóa Khi giá thị trường của tất cả hàng hóa đạt đến trạng thái cân bằng, nền kinh tế sẽ đạt đến trạng thái cân bằng tổng thể Mô hình cân bằng tổng thể được giải thích bởi các biến nội sinh trong mô hình như giá cả, sản lượng xuất khẩu, sản lượng nhập khẩu, thu nhập hộ gia đình Ưu điểm của mô hình cân bằng tổng thể là phản ánh sát nền kinh tế thực, cung cấp cơ sở thực nghiệm để đánh giá tác động của các chính sách thương mại trong dài hạn Tuy nhiên, mô hình cũng tồn tại một số hạn chế khí nó đòi hỏi lượng dữ liệu cơ sở lớn, phức tạp và tác động của các hàng rào phi thuế quan (SPS, TBT,…), các vấn đề hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn chưa thực sự được phản ánh đúng

Trang 28

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Các số liệu xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh của các mã HS mà nhóm nghiên cứu năm 2020 được hỗ trợ trích xuất từ các nguồn liên kết: Cơ sở thống kê dữ liệu thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc (UN’s COMTRADE), Trade Map, thuế MFN được thu thập từ UNCTAD, cơ sở liệu về hội nhập của WTO (WTO’s IDB) bởi phần mềm trực tuyến World Bank Đồng thời, các dữ liệu để phân tích định tính được thu thập từ các website của chính phủ (Vietnam National Trade Repository, Bộ Công thương Việt Nam,…), tạp chí khoa học trong và ngoài nước và các trang thông tin của các tổ chức uy tín Việc thu thập và xử lý dữ liệu là tất cả đều theo đúng nguyên tắc cơ bản và hoàn toàn chính xác

Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm tác giả tổng hợp và chọn lọc các số liệu cần thiết thành các bảng dữ liệu tách biệt Đồng thời sử dụng bảng tính Excel và các công cụ để tiến hành thống kê mô tả dữ liệu, tính toán các chỉ số (như tổng giá trị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tỷ lệ phần trăm, ) thành các chỉ tiêu cụ thể để phục vụ cho mục tiêu phân tích và nghiên cứu đề tài

3.1.2 Mô hình SMART

3.1.2.1 Lý do chọn SMART

Sau khi tìm hiểu những mô hình, lý thuyết có liên quan và các bài nghiên cứu uy tín, nhóm đã quyết định sử dụng mô hình SMART cho bài nghiên cứu để đánh giá tác động của hiệp định UKVFTA thông qua cắt giảm thuế quan mặt hàng thủy sản (HS 03

và HS 16) xuất khẩu của Việt Nam đến UK Một số những lý do giúp mô hình SMART phù hợp với đề tài nghiên cứu này của nhóm:

Đầu tiên, phương pháp này có thể tận dụng những số liệu đơn giản được cung cấp bởi bộ dữ liệu WITS bao gồm những dữ liệu về dòng chảy thương mại, những chính sách thương mại (thuế) và một vài thông số hành vi (độ co giãn)

Trang 29

Thứ hai, thông qua SMART số liệu được phân tích minh bạch và chi tiết đến các

mã hàng hóa HS 6 chữ số Nhờ đó việc lập mô hình đơn giản hơn, dễ thực hiện và kết quả có thể được giải thích dễ dàng

Mặc dù mô hình SMART không đề cập đến những yếu tố gián tiếp và sự di chuyển của chúng giữa các ngành nhưng nhược điểm này có thể được bỏ qua bởi vì nghiên cứu này đi sâu vào những tác động ban đầu vào mặt hàng thủy sản

3.1.2.2 Khung lý thuyết SMART

SMART là công cụ lập mô hình cân bằng từng phần có trong WITS được sử dụng

để phân tích thị trường Nó tập trung vào một thị trường nhập khẩu và các đối tác xuất khẩu của nó và đánh giá tác động của kịch bản thay đổi thuế quan bằng cách ước tính các giá trị mới cho một tập hợp các biến số

Bên cung xuất khẩu

Theo thiết lập SMART, đối với một mặt hàng nhất định, các quốc gia khác nhau cạnh tranh để cung cấp (xuất khẩu sang) một thị trường nội địa nhất định Trọng tâm của bài tập mô phỏng là thành phần và khối lượng nhập khẩu vào thị trường đó Nguồn cung xuất khẩu của một mặt hàng cụ thể của một nhà cung cấp ở một quốc gia nhất định được giả định là có liên quan đến mức giá mà mặt hàng đó bán được trên thị trường xuất khẩu Mức độ phản ứng của nguồn cung xuất khẩu trước những thay đổi của giá xuất khẩu được xác định bởi độ co giãn của cung xuất khẩu SMART giả định độ co giãn của cung xuất khẩu là vô hạn - nghĩa là đường cung xuất khẩu bằng phẳng và giá thế giới của từng loại được cho trước một cách ngoại sinh Điều này thường được gọi là giả định của người nhận giá SMART cũng có thể hoạt động với độ co giãn hữu hạn - hàm cung xuất khẩu dốc lên, gây ra hiệu ứng giá bên cạnh hiệu ứng số lượng

Bên cầu: Giả định Armington

SMART dựa vào giả định Armington để mô hình hóa hành vi của người tiêu dùng (bên thị trường nhập khẩu) Đặc biệt, phương pháp lập mô hình được áp dụng dựa trên giả định về sự thay thế không hoàn hảo giữa các nguồn nhập khẩu khác nhau Nghĩa

là, hàng hóa (được xác định ở cấp độ HS 6 chữ số) được nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau, mặc dù giống nhau, nhưng là hàng hóa thay thế không hoàn hảo của nhau Nhờ giả định Armington, một hiệp định thương mại ưu đãi không tạo ra một giải pháp mang

Trang 30

tính đột phá lớn, trong đó tất cả nhu cầu nhập khẩu sẽ chuyển sang quốc gia được hưởng

ưu đãi thuế quan

Trong giả định của Armington, người tiêu dùng tối đa hóa phúc lợi của mình thông qua quy trình tối ưu hóa hai giai đoạn:

- Đầu tiên, với chỉ số giá chung, lựa chọn mức tổng chi tiêu/tiêu dùng cho một hàng hóa tổng hợp Mối quan hệ giữa những thay đổi trong chỉ số giá và tác động lên tổng chi tiêu được xác định bởi độ co giãn của cầu nhập khẩu nhất định

- Sau đó, trong phạm vi hàng hóa tổng hợp này, cô ấy phân bổ mức chi tiêu đã chọn cho các loại của hàng hóa tổng hợp đó, tùy thuộc vào mức giá tương đối của từng loại Mức độ phản ứng phân bổ giữa các loại đối với sự thay đổi về giá tương đối được xác định bởi độ co giãn thay thế Armington

Hiệu ứng thương mại

Trong khuôn khổ mô hình SMART, sự thay đổi trong chính sách thương mại (chẳng hạn như tự do hóa thuế quan ưu đãi) không chỉ ảnh hưởng đến chỉ số/mức giá của hàng hóa tổng hợp mà còn ảnh hưởng đến mức giá tương đối của các loại hàng hóa khác nhau Mặc dù độ co giãn của cung xuất khẩu, độ co giãn của cầu nhập khẩu và độ

co giãn thay thế, nó sẽ dẫn đến những thay đổi trong mức chi tiêu tổng hợp đã chọn cho hàng hóa đó, cũng như những thay đổi trong thành phần nguồn cung cấp hàng hóa đó

Cả hai kênh đều ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại song phương

SMART báo cáo kết quả của bất kỳ cú sốc chính sách thương mại nào đối với một số biến số Đặc biệt, nó báo cáo những tác động lên dòng chảy thương mại (tức là nhập khẩu từ các nguồn khác nhau)

Tạo dựng thương mại được định nghĩa là sự gia tăng trực tiếp trong nhập khẩu sau khi giảm thuế đối với hàng hóa xác định từ một quốc gia Nếu việc giảm thuế đối với loại hàng hóa từ quốc gia được nói trên là giảm thuế ưu đãi (nghĩa là nó không áp dụng cho các quốc gia khác), thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác trở nên đắt hơn tương đối Từ đó nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia này sẽ tiếp tục tăng do đã thay thế được hàng hóa từ các quốc gia khác Đây là định nghĩa về chuyển hướng thương mại trong mô hình SMART

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w