1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của các rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu nông sản của việt nam sang thị trường trung quốc fixed

96 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Nguyễn Phương Linh K57E4 Phạm Thị Thu Hà K57E3

Hà Nội, 3/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Phương Linh K57E4, Nguyễn Phương Linh K57E4, Phạm Thị Thu Hà K57E3

Dân tộc: Kinh

Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học Kinh doanh quốc tế

Giảng viên hướng dẫn TS Lê Thị Việt Nga

Hà Nội, 3/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Thương Mại Đặc biệt là giảng viên hướng dẫn TS Lê Thị Việt Nga, đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần giúp chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu

Chúng tôi xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học là bài nghiên cứu của nhóm tác giả, được đúc kết qua quá trình học tập và nghiên cứu thời gian qua Các thông tin và số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực

Vì bài nghiên cứu được hoàn thành trong thời gian ngắn, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót Kính mong quý Thầy/Cô và những người quan tâm đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể làm tốt hơn trong những lần nghiên cứu tiếp theo

Chúng tôi xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 2 năm 2024

Nhóm tác giả

Phạm Phương Linh Nguyễn Phương Linh

Phạm Thị Thu Hà

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

2.1 Các nghiên cứu trong nước 3

2.1.1 Một số nghiên cứu về thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản và giải pháp vượt rào cản phi thuế đối với hàng nông sản 3

2.1.2 Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhằm đánh giá tác động của rào cản phi thuế quan lên xuất khẩu nông sản 4

2.2 Các nghiên cứu nước ngoài 5

2.2.1 Những nghiên cứu về xu hướng sử dụng các rào cản phi thuế trong thương mại quốc tế 5

2.2.2 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng đánh giá tác động của hàng rào phi thuế quan đến xuất khẩu nông sản 7

2.3 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu 9

3 Mục đích nghiên cứu 10

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 11

5.1 Cách tiếp cận 11

5.2 Phương pháp nghiên cứu 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 13

1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm của xuất khẩu nông sản 13

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu nông sản 13

1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu nông sản 15

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu nông sản 16

1.1.4 Các hình thức xuất khẩu nông sản 18

Trang 5

1.2 Khái niệm mục đích quy định của hàng rào phi thuế quan đối với hàng nông sản 19

1.2.1 Khái niệm của hàng rào phi thuế quan đối với hàng nông sản 19

1.2.2 Mục đích của hàng rào phi thuế quan đối với hàng nông sản 22

1.2.3 Quy định quốc tế về các rào cản phi thuế quan trong thương mại 22

1.3 Tác động của các rào cản phi thuế đối với xuất khẩu nông sản 29

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 30

2.1 Lý thuyết về mô hình trọng lực và phương pháp ước lượng đánh giá tác động của các rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu nông sản 30

2.1.1 Khái quát lý thuyết về mô hình trọng lực 30

2.1.2 Một số vấn đề phát sinh khi ước lượng mô hình trọng lực 37

2.2 Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu để đánh giá tác động của các rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông sản 41

2.2.1 Mô hình trọng lực và phương pháp ước lượng đề xuất 41

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 43

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 45

3.1 Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

3.2 Phân tích thực trạng các rào cản phi thuế đối với hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 57

3.2.1 Tình hình chung 57

3.2.2 Các biện pháp cụ thể 59

3.2.3 Các nhóm hàng cụ thể 60

3.3 Phân tích kết quả sử dụng mô hình trọng lực đánh giá tác động của rào cản phi thuế đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 65

3.3.1 Phân tích kết quả tác động của các rào cản phi thuế đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 65

Trang 6

3.3.2 Phân tích kết quả tác động của các rào cản phi thuế đối với xuất khẩu các mặt hàng nông sản cụ thể từ Việt Nam sang Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2013 -

2022 67

3.3.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu 72

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP & MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN 75

4.1 Một số quan điểm và định hướng đáp ứng hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 75

4.1.1 Một số quan điểm 75

4.1.2 Định hướng đáp ứng 76

4.2 Đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp đáp ứng hàng rào phi thuế nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 77

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các biến số được sử dụng trong mô hình 44

Bảng 3.1: Kết quả mô hình trọng lực ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế lên xuất khẩu nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc 66 Bảng 3.2: Kết quả mô hình trọng lực ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế lên xuất khẩu mặt hàng thủy sản (HS03) giữa Việt Nam và Trung Quốc 67 Bảng 3.3: Kết quả mô hình trọng lực ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế lên xuất khẩu mặt hàng rau củ (HS07) giữa Việt Nam và Trung Quốc 69 Bảng 3.4: Kết quả mô hình trọng lực ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế lên xuất khẩu mặt hàng quả và hạch ăn được (HS08) giữa Việt Nam và Trung Quốc 70 Bảng 3.5: Kết quả mô hình trọng lực ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế lên xuất khẩu mặt hàng chè, cà phê, gạo (HS09, HS10) giữa Việt Nam và Trung Quốc 71 Bảng 3.6: Kết quả mô hình trọng lực ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế lên xuất khẩu mặt hàng cacao (HS18) giữa Việt Nam và Trung Quốc 71

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Biểu đồ 3.1: Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc từ 2013 đến 2022 46 Biểu đồ 3.2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản chính của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn 2013 - 2022 47 Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản (HS 03) từ Việt Nam sang Trung Biểu đồ 3.7: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quả và hạch ăn được (HS 08) từ Việt Nam sang Trung Quốc từ 2013 đến 2022 52 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu xuất khẩu quả và hạch ăn được (HS 08) của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2022 53 Biểu đồ 3.9: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chè, cà phê và gạo (HS 09, HS 10) từ Việt Nam sang Trung Quốc từ 2013 đến 2022 54 Biểu đồ 3.10: Cơ cấu xuất khẩu chè, cà phê, và gạo (HS 09, HS 10) của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2022 55 Biểu đồ 3.11: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cacao (HS 18) từ Việt Nam sang Trung Quốc từ 2013 đến 2022 56 Biểu đồ 3.12: Cơ cấu xuất khẩu cacao (HS 18) của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2013 - 2022 57 Biểu đồ 3.13: Số lượng các biện pháp Phi thuế quan đối với hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 58 Biểu đồ 3.14: Số lượng các biện pháp TBT và SPS đối với hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 59 Biểu đồ 3.15: Cơ cấu bảo hộ bằng các biện pháp SPS và TBT đối với từng nhóm hàng trong Biểu đồ 3.18: Cơ cấu bảo hộ bằng các biện pháp SPS và TBT đối với nhóm hàng Quả và hạch ăn được (HS 08) giai đoạn 2013 - 2022 63 Biểu đồ 3.19: Cơ cấu bảo hộ bằng các biện pháp SPS và TBT đối với nhóm hàng Chè, cà phê và gạo (HS 09, HS 10) giai đoạn 2013 - 2022 64 Biểu đồ 3.20: Cơ cấu bảo hộ bằng các biện pháp SPS và TBT đối với nhóm hàng Ca cao (HS 18) giai đoạn 2013 - 2022 65

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Liên minh Châu Âu

hợp quốc

Rubinstein

Poisson

phát triển

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và lợi thế về sản xuất và xuất khẩu nông

sản Xuất khẩu nông sản không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội sâu sắc Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tại Việt Nam đang gặp phải những trở ngại nhất định do phải đối mặt với các rào cản phi thuế quan từ Trung Quốc, đặc biệt là biện pháp TBT và SPS Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, ngành nông nghiệp đạt tổng kim ngạch xuất khẩu là 53,22 tỷ USD Việt Nam đã có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD tôm 4,3 tỷ USD; cà phê 4 tỷ USD; gạo 3,5 tỷ USD; cao su 3,3 tỷ USD; rau quả 3,3 tỷ USD; hạt điều 3,1 tỷ USD) Kết quả này của ngành nông sản có được một phần là nhờ kết quả của nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong quá khứ Cho đến hết năm 2022, Việt Nam đã tham gia vào khoảng 16 hiệp định thương mại song phương và đa phương Đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CAFTA và CPTPP là hai hiệp định lớn và quan trọng đã giúp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam với mức đãi ngộ về thuế quan sâu cho hàng nông nghiệp Tuy vậy nhưng xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn khi các biện pháp TBT và SPS ngày càng gia tăng về mặt số lượng cũng như mức độ nghiêm ngặt và phức tạp Điều đó đòi hỏi các yêu cầu cao hơn để cải thiện chất lượng nông sản của Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu từ thị trường thế giới

Thứ hai, thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản

chủ lực của Việt Nam Tính đến hết năm 2022, Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn và đông dân số nhất trên thế giới Do đó, đây là một thị trường vô cùng rộng lớn và tiềm năng với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa lớn, đặc biệt là hàng hóa nông sản và lương thực Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2022, Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất về hàng nông sản của Việt Nam Trong khi đó, thị trường Trung Quốc là thị trường có đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng đối với hàng nông sản Hệ thống hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc khá đa dạng và có xu hướng thay đổi liên tục Ngoài ra trong năm 2022, Trung Quốc đặt ra các lệnh và quy định mới khắt khe hơn cho hàng nông sản nhập khẩu Đối với hàng nông sản Việt Nam, nhiều mặt hàng xuất khẩu vào Trung Quốc phải chịu sự ảnh hưởng bởi các biện pháp phi thuế quan, các quy định này tương đối khắt khe về chất lượng, quy trình và phương pháp trồng, thu hoạch, đóng gói Trung bình, một năm hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc chịu ảnh hưởng của khoảng 15 biện pháp phi thuế Trên thực tế, các

Trang 11

doanh nghiệp Việt Nam tương đối gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu của các rào cản này Cụ thể, năm 2020 có 55 lô hàng tôm sú của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu vào Trung Quốc

Với thị trường rộng và tiềm năng nhập khẩu cao, lại có thuận lợi về khoảng cách địa lý, Trung Quốc là một thị trường chủ lực đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam Do đó, việc nghiên cứu về thực trạng và tác động của hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết

Thứ ba, số lượng các hàng rào phi thuế quan được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên tác

động của các biện pháp này lên dòng thương mại hàng hóa vẫn chưa thực sự được hiểu rõ Theo số liệu công bố của WTO, trong vòng 3 năm từ 2020 - 2022, các biện pháp SPS được ban hành và sử dụng bởi các thành viên của WTO có sự giảm mạnh từ 1515 biện pháp xuống 300 biện pháp (giảm 80,2 %), trong khi các biện pháp TBT giảm từ 2133 biện pháp xuống 586 biện pháp (giảm 72,5%) Ngoài ra, số lượng áp dụng các biện pháp phi thuế quan còn lại cũng giảm mạnh Xu hướng này đối lập với giai đoạn trước đó là 2016 - 2018 là SPS tăng 71,8% và TBT tăng 41,4% Tuy vậy nhưng hiện nay các biện pháp phi thuế quan vẫn tạo ra nhiều khó khăn cho các quốc gia khi xuất khẩu sang những thị trường khó tính Tuy nhiên, các nghiên cứu định lượng cũng như định tính liên quan đến rào cản phi thuế quan đưa ra các kết quả không mấy đồng nhất liên quan đến tác động của những biện pháp này lên xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng Một số các nghiên cứu như Gruber, Ghodsi và Stehrer (2016) cho thấy, các biện pháp SPS và TBT có tác động tiêu cực lên xuất khẩu hàng hóa Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu như Jacob Wood, Jie Wu, Jiling Li, JungSuk Kim (2017) cho thấy, trong khi các biện pháp TBT đóng vai trò như rào cản dòng xuất khẩu, các biện pháp SPS có tác động thúc đẩy thương mại thông quan việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhập khẩu và mức độ tin cậy của người tiêu dùng Hơn nữa, Xiaohua và Larry (2012) cho thấy, các biện pháp TBT có ảnh hưởng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu thời kỳ trước năm 1988

Có thể thấy, các biện pháp như TBT và SPS sẽ có ảnh hưởng khác nhau lên dòng thương mại, tùy vào đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu Do đó, việc lượng hóa các tác động của rào cản phi thuế quan lên kim ngạch thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc dựa trên mô hình và phương pháp ước lượng đáng tin cậy là cần thiết

Tứ các lý do được nêu trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của các rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” là đề tài nghiên cứu khoa học nhằm ứng dụng mô hình trọng lực cấu trúc cùng với

phương pháp ước lượng PPML hướng tới việc lượng hóa các tác động của các biện pháp

Trang 12

phi thuế quan lên xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, từ đó đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp cũng như kiến nghị cho các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Các nghiên cứu trong nước

2.1.1 Một số nghiên cứu về thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản và giải pháp vượt rào cản phi thuế đối với hàng nông sản

Các quy định về hàng rào phi thuế quan là những quy định bắt buộc đối với hàng nông sản, thủy sản khi nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia nào Ở Việt Nam, cách hiểu về hàng nông sản vẫn bao gồm cả hàng thủy sản, mặc dù theo WTO, hàng nông sản không bao gồm những mặt hàng thủy sản Vì vậy, ở trong nước, một số nghiên cứu khi đề cập đến hàng nông sản bao gồm cả hàng thủy sản, hoặc có những nghiên cứu chỉ đề cập đến hàng thủy sản Đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản vào các thị trường như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc Bên cạnh đó, có những đề tài tập trung nghiên cứu tìm giải pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng nông sản, thủy sản khi xuất khẩu sang thị trường các nước Điển hình như nghiên cứu của tác giả Phạm Thế Hưng (2020) đề xuất triển khai đồng bộ các giải pháp về khoa học công nghệ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông, công nghiệp chủ lực giai đoạn 2011-2020 Đề tài xác định được 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (trong đó có thủy sản, gạo, cà phê, cao su, ) qua 6 chỉ tiêu là: khả năng đóng góp giá trị gia tăng GDP, khả năng chiếm lĩnh thị trường; sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước hợp lý; tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đạt giá trị gia tăng cao trên một đồng vốn tài sản lưu động; và một đồng vốn tài sản cố định Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Đường (2011) đã phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường này Năm 2016, tác giả Doãn Kế Bôn cũng đã công bố nghiên cứu về vận dụng những quy định trong Hiệp định SPS của WTO nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam, trong đó có hàng thủy sản, vào thị trường Hoa Kỳ

Ngoài ra, cũng xuất hiện những nghiên cứu thuần túy tập trung vào xuất khẩu nông sản Cụ thể, Phạm Thị Xuân Thọ (2010) nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển và thúc đẩy kim ngạch Vũ Thanh Hương, Vũ Phương Thảo (2011) sử dụng chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện và bộ chỉ số thương mại của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC) nhằm đánh giá lợi thế

Trang 13

so sánh và thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội và thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang các thị trường vùng vịnh (GCC) tiềm năng Ngô Thị Tuyết Mai (2014) nghiên cứu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Về cơ bản, những nghiên cứu trên đây chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm làm rõ thực trạng những quy định của một số thị trường xuất khẩu đối với hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam (trong đó có những quy định về hàng rào phi thuế quan) và đề xuất những giải pháp để vượt qua rào cản phi thuế quan, thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản Việt Nam Phương pháp nghiên cứu định tính chỉ dừng lại ở việc thống kê, mô tả và phân tích số liệu thống kê về thực trạng xuất khẩu của Việt Nam

2.1.2 Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhằm đánh giá tác động của rào cản phi thuế quan lên xuất khẩu nông sản

Về các nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc (2019) sử dụng mô hình trọng lực nhằm đánh giá và đo lường tác động của các biện pháp phi thuế lên kim ngạch nhập khẩu nông sản của Việt Nam Kết quả của bài viết cho thấy, các biện pháp phi thuế mà Việt Nam đang sử dụng có ảnh hưởng dương, hay nói cách khác, có tác động thúc đẩy kim ngạch nhập khẩu nông sản vào Việt Nam Cụ thể, kết quả cho thấy, khi số lượng các biện pháp phi thuế quan tăng lên 1, thì nhập khẩu nông sản vào Việt Nam sẽ tăng lên 0.2% Tác động tích cực này được tác giả lý giải là do các biện pháp phi thuế được đặt ra làm tăng độ tin cậy đối với chất lượng sản phẩm, từ đó kích thích nhu cầu cũng như kim ngạch nhập khẩu Tuy vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tuy rằng các biện pháp phi thuế có tác động thúc đẩy thương mại, nhưng tác động này tương đối nhỏ so với tác động tiêu cực của thuế quan, điều này cho thấy vai trò chủ đạo của thuế quan trong chính sách thương mại của các nước đang phát triển Cùng thuộc chuỗi bài viết, Ngô Thị Tuyết Mai và Nguyễn Bích Ngọc (2018), đánh giá tác động của các yếu tố thuận lợi hóa thương mại như đơn giản hóa thủ tục hải quan, hoặc cơ sở hạ tầng logistics, đến nhập khẩu nông sản, sử dụng mô hình trọng lực Tuy vậy, bài viết cho thấy rằng, thuận lợi hóa thương mại có ảnh hưởng tiêu cực đến nhập khẩu nông sản Kết quả này được nhóm tác giả lý giải là do nhóm hàng nông sản thường phải chịu các biện pháp bảo hộ cao, vì vậy các thuận lợi hóa thương mại thông qua đơn giản hóa thủ tục hải quan… không gây ra ảnh hưởng đến dòng hàng hóa nhập khẩu nông sản Ngoài ra các nghiên cứu kể trên, số lượng về các bài viết sử dụng mô hình đánh giá tác động của bảo hộ thương mại lên nhập khẩu nông sản Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt chưa có bài viết nào sử dụng mô hình trọng lực để đánh

Trang 14

giá tác động của các biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc lên xuất khẩu nông sản của

Việt Nam

2.2 Các nghiên cứu nước ngoài

2.2.1 Những nghiên cứu về xu hướng sử dụng các rào cản phi thuế trong thương mại quốc tế

Qua các nghiên cứu định tính, nhằm đặt ra nền tảng và cơ sở lý thuyết về định nghĩa của các biện pháp bảo hộ thương mại nói chung và các biện pháp phi thuế nói riêng, cũng như những tác động tiêu cực hoặc tích cực của các biện pháp phi thuế này lên thương mại của các nước phát triển và đang phát triển, là tương đối phổ biến trên thế giới Theo Kommers Kollegium (2016), bảo hộ thương mại sử dụng những biện pháp có tác động làm bóp méo, hạn chế thương mại và các biện pháp phân biệt đối xử trong thương mại Những biện pháp bảo hộ thương mại kiểu mới thường được sử dụng trong những năm đầu thế kỷ 21 bao gồm những biện pháp phân biệt đối xử và hạn chế tiếp cận thị trường trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ , đầu tư quốc tế, di chuyển thể nhân qua biên giới, Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, những công cụ được sử dụng để hạn chế thương mại gồm: trợ cấp, yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa, thủ tục hành chính công, các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại Những biện pháp này đều có tác động hạn chế xuất khẩu và thu hút đầu tư, thậm chí làm bóp méo thương mại

Theo Erdal Yalcin, Gabriel Felbermayr, Luisa Kinzius (2017), những rào cản phi thuế cũng được sử dụng như những công cụ bảo hộ thương mại, có tác động hạn chế thương mại, bao gồm trợ cấp, các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ thương mại; các biện pháp TBT (Technical Barriers to Trade), SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures) và các biện pháp kiểm soát nhập khẩu Các nước thu nhập cao thường có xu hướng sử dụng các rào cản phi thuế nhiều hơn so với các nước thu nhập thấp hoặc trung bình Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng rào cản phi thuế nhiều nhất, khoảng 800 biện pháp, gấp 2 lần số biện pháp phi thuế của Ấn Độ Tuy nhiên, những nền kinh tế lớn của EU như Đức, Anh và Pháp chỉ có khoảng 100 các rào cản phi thuế

Trong thương mại hàng hóa, thương mại hàng nông sản cũng là lĩnh vực được bảo hộ mạnh mẽ bởi những đặc trưng trong ngành nông nghiệp Bảo hộ trong thương mại nông sản là việc sử dụng những công cụ, biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước trước sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu Bảo hộ nông nghiệp vốn được thực hiện rất sớm ở các nước Tây Âu thông qua việc thực hiện chính sách nông nghiệp chung của EU (CAP - Common Agricultural Policy) từ sau Chiến tranh thế giới II Mục đích của

Trang 15

việc thực hiện chính sách này là nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nông sản nhập khẩu (Ivan Markovic, Milan Markovic)

Trong nghiên cứu “Agricultural protectionism of the EU in the conditions of international trade liberalization”, nhóm tác giả Ivan Markovic và Milan Markovic đã làm rõ những chính sách bảo hộ thương mại hàng nông sản của EU theo CAP và chiến lược bảo hộ kiểu mới của EU đối với hàng nông sản trong bối cảnh cắt giảm thuế quan và thực hiện tự do hóa thương mại hàng nông sản theo các vòng đàm phán của WTO Theo đó, CAP ban đầu đã mang lại tác động tích cực cho các nước EU trong việc phát triển nông nghiệp, tự đảm bảo an ninh lương thực và sự ổn định về nguồn cung nông sản cho thị trường khu vực Tuy nhiên, chính sách can thiệp giá và chính sách hỗ trợ nông nghiệp của CAP làm cho nền sản xuất nông nghiệp không phát triển hiệu quả, giá cả của hàng nông sản bị can thiệp và bóp méo làm cho hoạt động sản xuất hàng nông sản, làm giá cả hàng nông sản không theo cơ chế thị trường, sản lượng bị dư thừa do quá trình sản xuất được hỗ trợ trực tiếp và việc lạm dụng hóa chất làm tăng sản lượng quá mức cần thiết, từ đó làm tăng các chi phí liên quan để bảo quản sản phẩm dư thừa, Vì vậy, các nước EU tiếp tục điều chỉnh chính sách bảo hộ ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm dần sự can thiệp vào giá, tăng cường những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh của sản phẩm nông nghiệp nhằm bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định Sự thay đổi trong chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU vừa để khắc phục những bất cập trong chính sách cũ, vừa nhằm đảm bảo thực hiện cam kết tự do hóa thương mại hàng nông sản trong WTO Hay nói cách khác, EU hướng đến việc sử dụng những biện pháp kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ đối với nông sản nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng và an toàn cho sản phẩm nông nghiệp, cũng như để bảo vệ con người và đời sống động thực vật Nhìn chung, mặc dù các biện pháp TBT và SPS giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ con người, đời sống thực vật, song chính những biện pháp này cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại hàng nông sản

Các nước OECD dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi những biện pháp này trong việc xuất khẩu nông sản tới thị trường các nước OECD Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của các nước đang và chậm phát triển tới các nước OECD đang giảm đáng kể do ảnh hưởng của các biện pháp TBT và SPS Đặc biệt, xuất khẩu nông sản bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn bởi những biện pháp này khi xuất khẩu sang thị trường các nước EU Trong khi EU thông báo họ sử dụng các biện pháp TBT và SPS với số lượng ít hơn so với các nước OECD (trừ Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ) những chính những biện pháp đó của EU ảnh hưởng đến thương mại hàng nông sản với mức độ lớn hơn so với các biện pháp của các nước OECD

Trang 16

(Anne - Célia Disdiera Lionel Fontagné, Mondher Mimouni) Thực tế, các nước phát triển có xu hướng sử dụng các biện pháp kỹ thuật khắt khe hơn, với yêu cầu cao hơn so với các nước đang phát triển, vì vậy hàng nông sản được xuất khẩu từ nước đang phát triển tới nước phát triển gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc thâm nhập thị trường (Yinguo Dong & Yue Zhu 2015) Tính bình quân, giá trị nhập khẩu của hàng hóa có thể giảm khoảng 12% trong đó giá trị nhập khẩu hàng nông sản có thể giảm 8,42% nếu thực hiện ít nhất một rào cản phi thuế và giá trị thương mại song phương bình quân hàng năm giảm khoảng 11% nếu thực hiện ít nhất một rào cản phi thuế Biện pháp trợ cấp gây hạn chế thương mại ở mức ít nhất, trong khi các biện pháp TBT, SPS có thể làm giảm bình quân 10% giá trị thương mại (Erdal Yalcin, Gabriel Felbermayr, Luisa Kinzius, 2017)

Bài viết “Non‐tariff measures along global value chains: evidence from ASEAN countries” 2023 của Jihyun Eum đã phân tích tác động của các Biện pháp phi thuế quan

đối với xuất khẩu đồng thời xem xét mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Các biện pháp phi thuế quan giống như tiêu chuẩn, chẳng hạn như Tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch thực vật SPS và Rào cản kỹ thuật trong thương mại TBT, đã ảnh hưởng đến thương mại bằng cách tăng chi phí thương mại hoặc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng Về mặt lý thuyết, các biện pháp phi thuế có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến dòng chảy thương mại Trong nghiên cứu này, các đặc điểm của quá trình sản xuất được xem xét nhằm tháo gỡ các lập luận về “tiêu chuẩn là rào cản” và “tiêu chuẩn là chất xúc tác” Do sự mở rộng của chuỗi giá trị toàn cầu, các biện pháp phi thuế đã được tích lũy trong quá trình sản xuất Nó không chỉ ảnh hưởng đến khu vực thương mại trực tiếp và các đối tác của nó mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến các ngành và quốc gia liên quan khác thông qua chuỗi sản xuất Mặc dù các quy định SPS và TBT được cho là có tác dụng thúc đẩy thương mại nhưng tác động tích cực của chúng lại ít đáng kể hơn đối với các ngành tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu xuôi và ngược dòng Kết quả là, các nhà xuất khẩu ASEAN tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu xuôi và ngược dòng phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng lên để tuân thủ các yêu cầu của các rào cản phi thuế quan

2.2.2 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng đánh giá tác động của hàng rào phi thuế quan đến xuất khẩu nông sản

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu cụ thể về bảo hộ thương mại hàng nông sản và xác định mức ảnh hưởng của những biện pháp bảo hộ đó đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của một số quốc gia Trong đó có những bài viết nói về khác biệt giữa các rào cản phi thuế quan mà Trung Quốc áp dụng và các nước khác trên thế giới áp dụng cho hàng nông sản nhập khẩu từ nước ngoài Trong thời gian gần đây có rất nhiều các bài nghiên cứu như:

Trang 17

N Kubendran 2014, Impact of Tariff and Non-Tariff Barriers to Trade with reference to India, China and U.S.A Nghiên cứu này tìm cách phân tích tác động của các rào cản

thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại của Ấn Độ với các đối tác thương mại lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ Nghiên cứu này sử dụng các mặt hàng có thể xuất khẩu và nhập khẩu chính như dược phẩm, hóa chất, thiết bị điện tử… của Ấn Độ với Trung Quốc và Hoa Kỳ Nghiên cứu kết luận rằng hầu hết những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu là do tác động của những thay đổi về thuế suất và phi thuế quan Nhưng các yếu tố khác như GDP, nhu cầu trong nước và sản xuất trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng thương mại Do đó, có thể kết luận rằng thuế suất và thuế suất phi thuế quan là yếu tố chính quyết định khối lượng thương mại ở cả các nước phát triển và đang phát triển nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất

Yinguo Dong & Yue Zhu (2015), Impacts of SPS measures imposed by developed countries on China’s tea export - a perspective of difference in standards, Economics and

finance Bài viết nghiên cứu đến khác biệt của các biện pháp SPS của Trung Quốc và một số nước phát triển, tính toán ảnh hưởng của khác biệt về các biện pháp SPS tới xuất khẩu chè của Trung Quốc và đề xuất một số hàm ý chính sách cho Trung Quốc để phát triển bền vững xuất khẩu mặt hàng chè của nước này Theo nhóm tác giả, những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu chè của Trung Quốc sang thị trường các nước phát triển trong bối cảnh những nước này thực hiện chính sách bảo hộ mạnh mẽ bằng hàng rào kỹ thuật bao gồm: tăng cường kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu, thu hẹp khoảng cách khác biệt về tiêu chuẩn kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu giữa Trung Quốc và các nước phát triển, tiến tới hài hòa hóa với tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng chất lượng hàng chè xuất khẩu, bên cạnh đó cần tăng cường trao đổi, thỏa thuận với các nước phát triển để được các nước thừa nhận những tiêu chuẩn của Trung Quốc

W Rindayati, Oktavina Widya Kristriana, 2018, Impact Analysis of Non-Tariff Measures (NTM) on Indonesian Tuna Exports to Major Destination Countries Cá ngừ là

một trong những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Indonesia đối mặt với rào cản phi thuế Indonesia đã xuất khẩu cá ngừ sang một số điểm đến lớn bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích kết quả xuất khẩu và tác động của các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu cá ngừ Indonesia Các phương pháp được sử dụng bao gồm phân tích mô tả thông qua cách tiếp cận hàng tồn kho (tỷ lệ bao phủ và chỉ số tần suất) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng điều khiển trọng lực từ giai đoạn 2009-2013 với dữ liệu cắt ngang của sáu quốc gia đích chính Kết quả cho thấy Hoa Kỳ là một quốc gia áp đặt phi thuế quan và cá ngừ

Trang 18

đông lạnh cao nhất là nhóm hàng hóa bị ảnh hưởng nhiều nhất Kết quả ước tính mô hình trọng lực cho thấy SPS và TBT ảnh hưởng đến xuất khẩu cá ngừ với hệ số dương lần lượt là 0,011 và 0,015

R Handoyo, 2019, Non-Tariff Measures Impact on Indonesian Fishery Export,

Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích tác động của các biện pháp phi thuế quan sử dụng chính sách vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) và rào cản thương mại kỹ thuật (TBT) đối với xuất khẩu thủy sản của Indonesia và các nước đối tác thương mại như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Canada, Nga và Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2007-2016 SPS và TBT được đo lường bằng cách sử dụng phương pháp kiểm kê dưới dạng tỷ lệ bao phủ Ngoài ra, nghiên cứu này còn sử dụng mô hình trọng lực và phương pháp hồi quy dữ liệu bảng điều khiển Kết quả nghiên cứu này cho thấy các biến số GDP của nước xuất khẩu và GDP của nước nhập khẩu có tác động tích cực và đáng kể đến xuất khẩu thủy sản của Indonesia Khoảng cách và SPS có tác động tiêu cực và đáng kể đến xuất khẩu thủy sản của Indonesia, trong khi TBT không ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Indonesia

Ahsan Abbas, Abdul Rauf, Shaista Mumtaz 2023, Evaluating the Effect of Tariff and Non-tariff Barriers on Exports in the Pre and Post China-Pak Free Trade Agreement (FTA) Period Bài viết đánh giá một cách tổng quát tác động của các rào cản thuế quan và phi thuế

quan đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Pakistan trong giai đoạn trước và sau Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - Pakistan (CPFTA - 2007) Hơn nữa, nghiên cứu định lượng tác động của các rào cản phi thuế quan bằng cách sử dụng các kỹ thuật định lượng về chỉ số hạn chế, tỷ lệ hội tụ và chỉ số tần suất với dữ liệu cấp ngành mã HS gồm 4 chữ số Phân tích cho thấy Trung Quốc áp đặt mức thuế tương đối cao đối với 5 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Pakistan so với các nước đối tác FTA khác của Trung Quốc Kết quả về tác động của các rào cản phi thuế quan cho thấy các mặt hàng xuất khẩu liên quan đến ngũ cốc, trái cây ăn được và ngành dệt may phải chịu nhiều sức ép bởi các rào cản Vệ sinh và kiểm dịch Thực vật (SPS) và các rào cản Kỹ thuật (TBT) bất chấp sự hỗ trợ thuế quan từ hiệp định thương mại tự do

2.3 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan nghiên cứu có thể thấy, các nghiên cứu trong nước đã làm rõ các quy định hiện hành và các vấn đề liên quan khác của rào cản phi thuế quan đối với mặt hàng nông sản, cũng như đánh giá về thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các thị trường chính, trong đó có Trung Quốc, và từ đó đưa ra những đề xuất nhằm vượt rào cản phi thuế quan, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước chỉ sử dụng các các phương pháp định tính, các phương pháp định lượng chỉ dừng lại ở việc thống

Trang 19

kê, phân tích số liệu Các nghiên cứu sử dụng mô hình để đánh giá mối liên hệ giữa rào cản phi thuế quan và xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng nông sản nói riêng còn tương đối hạn chế tại Việt Nam

3 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa tác động của các rào cản

phi thuế quan đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và đề xuất giải pháp giúp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc dưới tác động của các rào cản phi thuế quan

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các rào cản phi thuế quan và tác động của rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu nông sản

- Phân tích thực trạng rào cản phi thuế quan đối với mặt hàng nông sản và thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc và từ đó sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của các rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

- Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp đáp ứng các rào cản phi thuế quan đề thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản, mô hình trọng lực cấu trúc để đánh giá tác động của các biện pháp phi thuế quan này đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Phạm vi nghiên cứu

*Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu các biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc, tác động của các biện pháp này đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam và các biện pháp đáp ứng hàng rào phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

*Về thời gian nghiên cứu

Để đánh giá tác động của các biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp về số lượng các biện pháp hàng rào phi thuế quan được công bố bởi Trademap, WTO trong giai đoạn từ 2013 đến

2022 Các giải pháp và kiến nghị đề xuất cho giai đoạn đến năm 2030

Trang 20

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận

Đề tài nghiên cứu về thực trạng áp dụng các biện pháp hàng rào phi thuế quan của thị trường Trung Quốc, để nhận thấy mức độ phổ biến của các biện pháp này được sử dụng đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam Từ đó, nhóm nghiên cứu áp dụng mô hình trọng lực cấu trúc và phương pháp ước lượng PPML cùng với số liệu liên quan đến GDP, kim ngạch thương mại và hàng rào thương mại thu thập từ các nguồn dữ liệu quốc tế nhằm đánh giá và lượng hóa chính xác tác động của các biện pháp TBT và SPS lên xuất khẩu nông sản của Việt Nam Dựa vào kết quả ước lượng, và thực trạng sử dụng các biện pháp TBT và SPS, đề tài đưa ra các đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như kiến nghị đối với nhà nước và Bộ ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu của hàng rào phi thuế quan và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

5.2 Phương pháp nghiên cứu

*Phương pháp luận: đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm về duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử

*Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Đề tài kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu về tác động của các hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

+/ Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp để nhận dạng các hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc, thực trạng xuất khẩu nông sản và thực trạng đáp ứng các hàng rào kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

+/ Phương pháp nghiên cứu định lượng:

- Sử dụng mô hình trọng lực cấu trúc nhằm đánh giá tác động của các hàng rào phi thuế quan lên xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc Nhằm mục tiêu đánh giá và lượng hóa tác động của các hàng rào phi thuế quan, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực cấu trúc cùng với dữ liệu thứ cấp liên quan đến kim ngạch thương mại, hàng rào phi thuế, cụ thể là số lượng các hàng rào phi thuế quan, cũng như dữ liệu liên quan đến các tính chất khác giữa hai quốc gia Mô hình trọng lực cấu trúc được sử dụng trong đề tài có thể được thể hiện qua phương trình sau:

+ 𝜀𝑉𝑁,𝑗;𝑡

Trang 21

Trong đó, 𝑋𝑉𝑁,𝑗;𝑡 là kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc (quốc gia j) trong khoảng thời gian t; 𝐺𝐷𝑃𝑉𝑁,𝑡 , 𝐺𝐷𝑃𝑗,𝑡 là tổng sản phẩm nội địa của 2 quốc gia Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thời gian t, 𝜋𝑉𝑁,𝑡 và 𝑃𝑗,𝑡 là chỉ số cản trở thương mại đa phương của Việt Nam và quốc gia nhập khẩu – Trung Quốc, , 𝑡𝑉𝑁,𝑗;𝑡 đại diện cho chi phí xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và chỉ số này được thể hiện qua phương trình cụ thể như sau:

(1 − 𝜎)𝑙𝑛𝜋𝑉𝑁,𝑡 = 𝛽1𝑇𝑉𝑁,𝑗;𝑡+ 𝛽2𝑁𝑇𝑀𝑉𝑁,𝑗;𝑡

Trong đó, 𝑇𝑉𝑁,𝑗;𝑡 là mức thuế quan nhập khẩu mà Trung Quốc áp dụng lên mặt hàng nông sản Việt Nam trong thời gian t; 𝑁𝑇𝑀𝑉𝑁,𝑗;𝑡 là vector bao gồm tất cả các biện pháp phi thuế quan mà Trung Quốc áp dụng đối với ngành hàng nông sản Việt Nam được biểu diễn cụ thể như sau:

+ 𝐴𝐷𝑉𝑁,𝑗;𝑡

Trong đó, SPS là các biện pháp vệ sinh dịch tễ, TBT là các hàng rào kỹ thuật SG là các biện pháp phòng vệ, CV là các biện pháp chống trợ cấp, QR là các biện pháp hạn chế định lượng, ES là các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và AD là các biện pháp chống bán phá giá

Ước lượng mô hình trọng lực nêu trên bằng phương pháp PPML cho phép nhóm nghiên cứu có được kết quả định lượng về mức độ tác động của các biện pháp TBT và SPS tới kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Trang 22

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm của xuất khẩu nông sản 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu nông sản

• Hàng nông sản

Theo WTO, nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp bao gồm một phạm vi rất rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp, đó là: (1) Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, chè, rau quả, , (2) các sản phẩm phái sinh như bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt, ; (3) các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, Điểm đặc biệt đáng lưu ý là, theo quan điểm của WTO thì nông sản sẽ không bao gồm sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp (Trung tam WTO, 2010)

Theo quan điểm của FAO, nông sản hay sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hoặc mặt hàng nào, ở dạng thô hoặc đã qua chế biến, được đem bán để phục vụ cho tiêu dùng của con người hoặc làm thức ăn cho gia súc Theo đó, hàng nông sản bao gồm các nhóm hàng cụ thể như sau: (1) các sản phẩm nhiệt đới như chè, cacao, cà phê, tiêu, .; (2) nhóm hàng ngũ cốc (mì, lúa gạo, kê, ngô, sắn, ); (3) nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, ); (4) nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu; (5) nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa; nhóm hàng nông sản nguyên liệu (bông, đay, sợi, cao su thiên nhiên, ); nhóm hàng rau quả (FAO, 2016)

Đối với liên minh Châu Âu, một danh sách các mặt hàng được coi là nông sản được liệt kê như: động vật sống; thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ; sản phẩm từ sữa; các sản phẩm có nguồn gốc động vật; cây sống và các loại cây trồng khác; rau, thân, củ và quả; cà phê, chè, phụ gia và các loại gia vị; ngũ cốc; các sản phẩm xay xát; hạt và quả có dầu; nhựa cánh kiến đỏ, gôm, nhựa cây và các chất nhựa; các loại rau khác; mỡ, dầu động vật hoặc thực vật; các chế phẩm từ thịt; đường và các loại kẹo đường; cacao và các chế phẩm từ cacao; các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột; các chế phẩm từ rau, hoa quả, thực vật; các phụ gia có thể ăn được hỗn tạp; đồ uống, rượu mạnh và giấm; thuốc lá và các sản phẩm tương tự Như vậy, danh sách các mặt hàng trên cho thấy quan điểm của EU về cơ bản tương đồng với quan điểm của WTO (EC, 2021)

Các khái niệm đã nêu trên có thể thấy mỗi quốc gia, tổ chức lại có cách hiểu khác

nhau về nông sản Tựu chung lại: Nông sản là sản phẩm thu hoạch từ lĩnh vực nông nghiệp,

Trang 23

bao gồm các loại cây trồng, động vật nuôi và thủy sản, cùng với các sản phẩm chế biến từ chúng Đây là những nguồn tài nguyên quý giá được sản xuất từ hoạt động nông nghiệp và có vai trò quan trọng trong cung ứng thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp, xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu của con người

• Xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế (Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hòe, 2008) Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia

Theo Luật Thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, hoạt động xuất

khẩu hàng hóa là hoạt động bán hàng của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hóa

Như vậy, xuất khẩu là một phạm trù kinh tế phản ánh hoạt động trao đổi, bán hàng

hóa của một quốc gia với phần còn lại của thế giới Có thể hiểu một cách giản đơn thì xuất khẩu là những hoạt động cụ thể trong trao đổi, bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế trong nước với các đối tác nước ngoài

• Xuất khẩu nông sản

Từ khái niệm chung về xuất khẩu có thế đưa ra khái niệm về XKNS như sau:

XKNS là một loại xuất khẩu hàng hóa, đó là việc bán hàng nông sản cho nước ngoài nhằm đạt được các lợi ích kinh tế, xã hội Xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi nông sản của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân công lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia

Theo đó, chủ thể của hoạt động XKNS là các doanh nghiệp XKNS Đây là những doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh hàng nông sản theo quy định của pháp luật, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, thực hiện hoạt động bán hàng nông sản ra nước ngoài Đối tượng của XKNS là hàng nông sản, có thể được sản xuất, chế biến trong nước hoặc mua để xuất khẩu (như tạm nhập, tái xuất)

Khác với hoạt động thương mại nội địa, hoạt động xuất khẩu và XKNS gắn với thị trường ngoài nước có phạm vi rộng lớn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như nhu cầu, văn hóa, thói quen, lối sống Trong thế giới hội nhập ngày nay, các quốc gia đều quan tâm đến chính sách khuyến khích xuất khẩu bởi nhiều mục đích, như: mở rộng thị trường ngoài nước trong

Trang 24

khi thị trường trong nước đang có xu hướng không tăng trưởng; xuất khẩu thu được ngoại tệ để bù đắp khoản ngoại tệ cho nhập khẩu; và các mục tiêu tiếp nhận các văn minh của nước nhập khẩu cho doanh nghiệp và người tiêu dùng…

1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu nông sản

Một là, đối tượng xuất khẩu là hàng nông sản Đó là những sản phẩm trực tiếp do sản

xuất nông nghiệp tạo ra có thể nằm dưới dạng thô hoặc ở dạng sơ chế NSXK là một loại hàng hóa xuất khẩu, được bán trên thị trường ngoài nước Vì vậy, nó cần phải đáp ứng được các nhu cầu của nước nhập khẩu và người tiêu dùng tại nước nhập khẩu về các chỉ số dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, an toàn kỹ thuật, môi trường

Nông sản chủ yếu là các hàng tiêu dùng thiết yếu, việc XKNS chịu sự kiểm soát ngặt nghèo về chất lượng, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm Đồng thời, hàng nông sản có đặc điểm là cầu nhìn chung ít co giãn, do đó, việc quản lý nhà nước đối với XKNS phải hướng tới việc ổn định cung

Hai là, chủ thế của XKNS (hay còn gọi là người bán) là doanh nghiệp kinh doanh

XKNS Các thương lái và người nông dân của nước sở tại là các trung gian trong quá trình XKNS Nếu tổ chức không tốt dễ dẫn đến tranh giành, cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá

Ba là, người bán và người mua hàng nông sản xuất khẩu là những người sống ở các

nước khác nhau, có phong tục, tập quán và những nhu cầu khác nhau đối với tiêu dùng hàng nông sản

Bốn là, xem xét hoạt động XKNS theo chuỗi giá trị Từ sản xuất đến xuất khẩu, hàng

nông sản phải trải qua ba khâu chính: sản xuất nông sản (thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp), thu mua, sơ chế/chế biến và bảo quản nông sản (thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp - dịch vụ), và cuối cùng là xuất khẩu nông sản (thuộc lĩnh vực thương mại) Các khâu này đều liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau Mỗi một khâu trong quá trình này đều có những đặc điểm riêng biệt Xuất khẩu (tiêu thụ) là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị của hàng nông sản Đây là khâu thu được nhiều lợi nhuận nhất trong chuỗi Hoạt động XKNS tuân theo sự điều tiết của thị trường và được tiến hành trên cơ sở tự do, bình đẳng theo giá cả thị trường Trong quản lý nhà nước, cần điều tiết lợi ích giữa các khâu, phối hợp giữa các bộ ngành để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản

Năm là, hoạt động XKNS có nhiều nước tham gia Mỗi nước có thể thực hiện tất cả

các khâu trong chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu, từ sản xuất, chế biến, đến XKNS, hoặc chỉ tham gia khâu chế biến và XKNS tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của từng nước Các nước có lợi thế trong hoạt động XKNS không phụ thuộc vào việc nước đó đã

Trang 25

XKNS nhiều năm hay không Điều quan trọng để giành được lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng, thương hiệu, thông tin thị trường hàng nông sản xuất khẩu

Sáu là, trong hội nhập quốc tế, hoạt động XKNS phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường

thế giới Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương về cơ bản mang lại những tác động tích cực cho hoạt động XKNS Ngoài ra, các thay đổi về cung cầu hàng nông sản, về chính sách của nước nhập khẩu, về đối thủ cạnh tranh đều có tác động lớn đến hoạt động XKNS Điều này đòi hỏi các nước nâng cao khả năng dự báo thị trường, cơ chế, chính sách điều hành quản lý hoạt động XKNS phải linh hoạt để theo kịp với những sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường thế giới

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu nông sản

Với một số quốc gia có lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên và lao động thì xuất khẩu nông sản sẽ đóng góp một phần rất quan trọng trong GDP và có vai trò to lớn với phát triển của một quốc gia, cụ thế:

Xuất khẩu nông sản góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của một quốc gia Xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng và sự

tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế và được thể hiện qua sự đóng góp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Khi kim ngạch xuất khẩu càng tăng thì tổng cầu về sản phẩm trong nước sẽ càng tăng và sản lượng tăng Với những quốc gia có lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên và lao động thì nguồn thu từ xuất khẩu nông sản chính là mục tiêu mà quốc gia đó hướng đến Bởi vậy, xuất khẩu nông sản càng nhiều sẽ làm cho KNXK nói riêng và GDP của cả nước nói chung càng lớn trong điều kiện các nhân tố khác được coi là không đổi Đây được xem là năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường thế giới (Ngô Thị Mỹ, 2016; Nguyễn Minh Sơn, 2010)

Xuất khẩu nông sản thúc đẩy sự mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp Khi XKNS

tăng, khối lượng nông sản được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp Mặt khác, XKNS còn tạo ra nguồn thu cho người sản xuất, từ đó, họ có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế của quốc gia Do tác động

mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá

Trang 26

trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là con đường tất yếu đối với từng quốc gia Để phục vụ cho xuất khẩu, việc tổ chức sản xuất ở mỗi quốc gia đều phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới Điều này tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Đồng thời, xuất khẩu nông sản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao động, kinh nghiệm sản xuất, Mỗi quốc gia đều có những cách thức khác nhau trong việc sử dụng nguồn lực của mình sao cho có hiệu quả nhất và tận dụng được hết các lợi thế của vùng Mỗi vùng địa phương khác nhau sẽ có lợi thế về một loại nông sản khác nhau, do đó, XKNS tăng lên, thị trường được mở rộng, sẽ tạo điều kiện cho vùng đó sử dụng nguồn lực của mình đạt hiệu quả cao nhất

Xuất khẩu nông sản có tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Sản xuất nông sản xuất

khấu có khả năng thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhân cao góp phần cải thiện đời sống Ở những nước có nguồn lao động dồi dào với tỷ lệ lao động nông thôn lớn, việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản không chỉ giải quyết được một lượng lớn lao động không có việc làm mà còn tạo nên sự ổn định về thu nhập cho những người dân sống ở nông thôn Từ việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu tăng cũng là một trong những biện pháp để tạo thêm việc làm cho người lao động, bao gồm cả lao động trong sản xuất nông nghiệp và phát triển lao động trong cách ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp

Xuất khẩu nông sản thúc đẩy quá trình phân công và chuyên môn hóa quốc tế, là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất

nhập khẩu của các nước chính là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập và phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia Mỗi quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng không chỉ đáp ứng thị trường khu vực mà còn cả thị trường toàn cầu Thông thường, một quốc gia sẽ lựa chọn một số mặt hàng có lợi thế để đầu tư sản xuất và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu trở lại các sản phẩm mà mình không có hoặc có ít lợi thế Từ đây sẽ hình thành nên sự phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế, từng bước đưa nền kinh tế của mỗi quốc gia gắn liền với nền kinh tế thế giới Sự phát triển của mỗi quốc gia sẽ được đo lường bằng kết quả hội nhập của quốc gia đó với thế giới

Trang 27

Xuất khẩu nông sản thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa thiết bị và công nghệ hiện đại vào các khâu của sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ sinh học, nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nông nghiệp trên thị trường Vì vậy, XKNS tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho nông sản, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn Mặt khác, XKNS còn có vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin cho người sản xuất, tạo ra sự phù hợp tốt hơn giữa người sản xuất và thị trường

1.1.4 Các hình thức xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu nông sản mà người mua và người bán

liên hệ trực tiếp với nhau thông qua các phương thức như gặp gỡ, thư tín… để đàm phán giá cả, phương thức giao dịch Đối với hình thức này có có ưu điểm là giảm được các chi phí trung gian từ đó tăng được lợi nhuận cho người bán và người mua Hơn nữa vì giao dịch trực tiếp nên người bán dễ dàng trao đổi từ đó đưa ra những phương án phù hợp để đáp ứng được được nhu cầu của khách hàng Đây cũng là cơ hội tốt để người bán nâng cao uy tín chất lượng hàng hóa giao dịch Tuy nhiên nhược điểm của hình thức giao dịch này là chi phí giao dịch có thể sẽ cao, rủi ro kinh doanh khá lớn nếu người bán không có điều kiện tìm hiểu rõ khách hàng của mình

Xuất khẩu trung gian: Hay còn gọi là hình thức xuất khẩu nông sản ủy thác, đây là

hình thức bán hàng nông sản thông qua nhân tố trung gian thứ ba, nhân tố trung gian thứ ba thường là các đại lý, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay các doanh nghiệp vận tải Xuất khẩu ủy thác thường xảy ra khi người sản xuất nông sản không đủ điều kiện hoặc năng lực để xuất khẩu nên trực tiếp ủy thác cho bên trung gian để tiến hành xuất khẩu Phía bên được ủy thác sẽ thu phí ủy thác từ hoạt động ủy thác này Hình thức này khá phổ biến tại các quốc gia đang phát triển

Xuất khẩu hàng nông sản tại chỗ: Hình thức xuất khẩu này xảy ra hàng hóa được bán

cho người nước ngoài trên lãnh thổ nước mình Đặc điểm của hình thức này là nhà xuất khẩu không cần phải đi tìm nhà nhập khẩu mà ngược lại nhà nhập khẩu sẽ đến đàm phát trực tiếp với nhà xuất khẩu Với hình thức này tất cả các hoạt động như hải quan, vận tải…thường sẽ do nhà xuất khẩu đảm nhiệm

Trang 28

1.2 Khái niệm mục đích quy định của hàng rào phi thuế quan đối với hàng nông sản 1.2.1 Khái niệm của hàng rào phi thuế quan đối với hàng nông sản

Theo phân loại và định nghĩa của UNCTAD (2019), các biện pháp phi thuế quan bao gồm:

Biện pháp kỹ thuật (TBT)

Trong Hiệp định về biện pháp kỹ thuật trong thương mại của WTO không đưa ra khái

niệm về hàng rào kỹ thuật Những biện pháp kỹ thuật được hiểu là: Các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp

Khi nghiên cứu đến biện pháp kỹ thuật, người ta thường nói đến khái niệm tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật Theo điều 2 phụ lục 1 của Hiệp định về biện pháp kỹ thuật trong

thương mại của WTO “Tiêu chuẩn là tài liệu được chấp nhận bởi một tổ chức được công nhận, đề ra, để sử dụng chung và nhiều lần, các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính của sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó mà việc thực hiện là không bắt buộc Nó cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trong các yếu tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hàng được áp dụng cho sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất”

Theo điều 1 phụ lục 1 của Hiệp định về biện pháp kỹ thuật trong thương mại của WTO

“Quy định kỹ thuật là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và phương pháp sản xuất có liên quan, gồm các quy định về hành chính được áp dụng một cách bắt buộc Chúng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hàng được áp dụng cho sản phẩm, quy trình hoặc Phương pháp sản xuất”

Như vậy theo hiệp định này, “tiêu chuẩn” chỉ các tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng, còn “quy định kỹ thuật” chỉ cho các tiêu chuẩn bắt buộc phải áp dụng

Để xác định thêm các yêu cầu có liên quan trong các quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật có được thực hiện hay không, cần các thủ tục đánh giá tính hợp chuẩn

Theo điều 3 phụ lục 1 của Hiệp định về biện pháp kỹ thuật trong thương mại của WTO

“Thủ tục đánh giá tính hợp chuẩn là bất cứ thủ tục nào, áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định xem các yêu cầu có liên quan trong các quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật có được thực hiện hay không Các thủ tục đánh giá tính hợp chuẩn bao gồm các thủ tục về chọn mẫu, thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và đảm bảo tính hợp chuẩn, đăng ký, công nhận và chấp nhận cũng như là sự kết hợp giữa chúng”

Trang 29

Biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)

Theo điều 1 phụ lục A của Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ của WTO thì:

Biện pháp vệ sinh dịch tễ là bất kỳ biện pháp nào áp dụng để:

+ Bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ nước mình khỏi nguy cơ xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu bệnh vật mang bệnh hay vật gây bệnh

+ Bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người hoặc động vật trong lãnh thổ nước mình khỏi nguy cơ từ các chất phụ gia thực phẩm, tạp chất, độc chất hoặc vật gây bệnh trong thực phẩm đồ uống hoặc thức ăn gia súc

+ Bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người trong lãnh thổ nước mình khỏi nguy cơ từ các bệnh do động vật, thực vật hay sản phẩm của chúng đem lại

Các biện pháp bao gồm tất cả các luật, quy định, nghị định, yêu cầu và thủ tục, kể cả các tiêu chí sản phẩm cuối cùng; các quá trình và phương pháp sản xuất; thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và thủ tục chấp thuận; xử lý kiểm dịch kể cả các yêu cầu gắn với việc vận chuyển động vật hay thực vật gắn với các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển; các điều khoản về phương pháp thống kê có liên quan, thủ tục lấy mẫu và phương pháp đánh giá nguy cơ, các yêu cầu đóng gói và dán nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm

Các biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với hàng thủy sản nhập khẩu là bao gồm các biện pháp được áp dụng đối với hàng thủy sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn cho con người, động thực vật và môi trường khi sử dụng tiếp xúc với hàng thủy sản đó

Tuy nhiên để đánh để tránh việc các nước đưa ra các biện pháp hơn mức cần thiết, hoặc có các biện pháp gây khó khăn cho nước xuất khẩu, hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ của WTO quy định các biện pháp đưa ra phải khoa học và hợp lý

Mặc dù vậy hầu hết các nước xuất khẩu hàng thủy sản hiện nay trên thế giới đều cho rằng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và các nước nhập khẩu áp đặt đối với hàng thủy sản, đặc biệt là các biện pháp của các nước phát triển như: Mỹ, EU, Nhật Bản… là các hàng rào thương mại hết sức khó khăn mà các nước xuất khẩu hàng thủy sản phải vượt qua

Biện pháp kỹ thuật (TBT)

Trong Hiệp định về biện pháp kỹ thuật trong thương mại của WTO không đưa ra khái

niệm về hàng rào kỹ thuật Những biện pháp kỹ thuật được hiểu là: Các quy định và tiêu

Trang 30

chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp

Các biện pháp hạn chế số lượng

Trong WTO, các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu là: “Các quy định do một nước đưa ra nhằm hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng nhập khẩu vào/xuất khẩu từ nước đó Trên thực tế, các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu ở các nước có thể được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như: Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Hạn ngạch (quota); Giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu ”

Biện pháp Tự vệ (SG): Nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp hạn chế số lượng

nhập khẩu với tính chất là một biện pháp tự vệ trước việc hàng hoá nước ngoài nhập khẩu ồ ạt, tăng đột biến về lượng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước Trong trường hợp này, việc áp dụng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện và thủ tục nêu tại Hiệp định về Biện pháp tự vệ của WTO

Biện pháp hạn chế số lượng (QR): Các biện pháp hạn chế số lượng bao gồm: Cấm

xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Hạn ngạch (quota); Giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu, Hạn chế xuất khẩu tình nguyện

Các biện pháp phi thuế khác:

Trợ cấp xuất khẩu: Là một hình thức khuyến khích xuất khẩu do các Chính phủ tiến

hành trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước Bên cạnh đó, Chính phủ còn thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với những bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện nhập khẩu các hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia

Quy định về xuất xứ: Trong thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp

các quy định nhằm xác định quốc gia nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa) Trong nhiều trường hợp, các nước nhập khẩu cần biết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó (ví dụ ưu đãi thuế quan, thuế chống bán phá giá, hạn ngạch )

Biện pháp tự vệ khẩn cấp (SG): Điều XIX của Hiệp định chung về Thuế quan và

Thương mại cho phép một thành viên GATT áp dụng biện pháp tự vệ để bảo vệ ngành công nghiệp nội địa khỏi sự gia tăng đột biến của bất kỳ sản phẩm nhập khẩu nào mà gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp đó

Biện pháp chống trợ cấp (CV): Là tập hợp các quy định về vấn đề trợ cấp được đưa

ra nhằm ngăn chặn hành vi trợ cấp không “lành mạnh” hỗ trợ người sản xuất kinh doanh trong nước, làm bóp méo thương mại và phòng ngừa, hạn chế và khắc phục những tổn hại (trực tiếp và gián tiếp) do các hành vi đó gây ra

Trang 31

1.2.2 Mục đích của hàng rào phi thuế quan đối với hàng nông sản

Mục đích cơ bản của các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản là nhằm bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá ở mức độ phù hợp

Ngày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu đã phát triển ở mức độ ngày càng cao người tiêu dùng ở các nước trên thế giới càng đòi hỏi các hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và chỉ tiêu an toàn, không có các tác động nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường Các đòi hỏi này có tính tất yếu và cũng đã được các hiệp định về rào cản phi thuế quan của WTO thừa nhận

Ngoài ra, các biện pháp phi thuế quan hiện nay còn được sử dụng với mục tiêu bảo hộ thương mại thay thế cho các biện pháp thuế quan Tiến trình toàn cầu hóa đã gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do Tuy nhiên, nhu cầu bảo hộ các ngành hàng nội địa, đặc biệt là hàng nông sản của các quốc gia vẫn ở mức cao Do đó, các quốc gia có xu hướng sử dụng hàng rào phi thuế nhằm bảo hộ các ngành hàng này thay cho các biện pháp thuế quan Các quốc gia có thể lạm dụng và đặt ra các yêu cầu tiêu chuẩn quá cao hoặc bất hợp lý về rào cản phi thuế với mục tiêu chính là ngăn cản nhập khẩu nông sản nước ngoài, từ đó bảo hộ các ngành nông sản trong nước Các hành vi như trên là trái với quy định của WTO về việc sử dụng hàng rào phi thuế quan Tuy nhiên, hiện nay nhiều quốc gia vẫn sử dụng các biện pháp phi thuế với mục tiêu này

1.2.3 Quy định quốc tế về các rào cản phi thuế quan trong thương mại 1.2.3.1 Quy định quốc tế về biện pháp kỹ thuật TBT trong thương mại

Một số quy định chung:

Những quy định về biện pháp kỹ thuật trong Thương mại có tính chất toàn cầu là hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO

- Hiệp định về biện pháp kỹ thuật trong thương mại thừa nhận các nước có quyền áp dụng những quy định kỹ thuật bao gồm:

+ Các quy định về đặc tính của sản phẩm

+ Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm

+ Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ sử dụng

+ Các quy định về bao gói nhãn hiệu hoặc nhãn hàng được áp dụng cho một sản phẩm Các quy định về phi thuế quan được đặt ra với mục đích hợp pháp là:

+ Do yêu cầu về an ninh quốc gia

Trang 32

+ Để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người, động thực vật hoặc môi trường + Để ngăn ngừa các hành động man trá

Như vậy, hiệp định cho phép các quốc gia được phép đặt ra các rào cản phi thuế quan đối với sản phẩm bao gồm cả việc bao gói và ghi nhãn, cũng như các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất… có ảnh hưởng đến chất lượng và đặc tính sản phẩm nhằm mục đích vì lý do an ninh, sức khỏe con người, động thực vật, môi trường hoặc để ngăn ngừa các hành động man trá Nhưng để tránh việc các quốc gia có thể lập nên các hàng rào trá hình hoặc có sự phân biệt đối xử, tạo nên sự cạnh tranh không công bằng trong hoạt động thương mại trái với mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của WTO, hiệp định đã yêu cầu các quy định kỹ thuật đặt ra phải đáp ứng được các điều kiện sau:

+ Các quy định về phi thuế quan phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử Có nghĩa là phải tuân thủ nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia Các nước phải đảm bảo rằng các biện pháp phi thuế quan được áp dụng không được phép phân biệt đối xử giữa các hàng hóa từ các nguồn nhập khẩu ở các nước khác nhau, và không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước

+ Các rào cản phi thuế không được phép gây ra các trở ngại không cần thiết đối với hoạt động thương mại Mục 2.2 điều II của hiệp định quy định: “Các nước cần đảm bảo rằng các quy định về phi thuế quan không được chuẩn bị, thông qua và áp dụng với mục đích tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế Với mục đích này các quy định về kỹ thuật không được phép gây hạn chế cho thương mại hơn mức cần thiết để hoàn tất một mục tiêu hợp pháp, có tính đến các rủi ro có thể nảy sinh từ sự không hoàn tất

Vì vậy các quy định kỹ thuật phải được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được quốc tế thừa nhận trong trường hợp áp dụng các quy định kỹ thuật mà chưa có tiêu chuẩn quốc tế hoặc vì lý do địa lý khí hậu và các lý do khác mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại thì phải gửi mẫu phác thảo đến người các người sản xuất ở các nước xin ý kiến và phải cân nhắc các ý kiến đóng góp trong quá trình hoàn thiện các quy định kỹ thuật này

+ Các biện pháp phi thuế quan phải được áp dụng trên cơ sở thông tin khoa học rõ ràng

- Hiệp định cũng yêu cầu các nước tham gia tích cực vào quá trình hài hòa và công nhận lẫn nhau các biện pháp phi thuế quan, cụ thể:

Trang 33

+ Các nước sẽ tham gia đầy đủ, trong khả năng của mình vào quá trình chuẩn bị các tiêu chuẩn quốc tế của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế với các sản phẩm mà các quy định về hàng rào phi thuế quan đã được các thành viên chấp nhận hoặc dự tính chấp nhận

+ Các nước sẽ tích cực xem xét để chấp nhận các quy định về phi thuế quan tương ứng của các nước thành viên khác để thuận lợi hóa thương mại quốc tế

Quy định về đánh giá tính hợp chuẩn:

Đối với một số sản phẩm nhất định, các cấp có thẩm quyền có thể sẽ yêu cầu hàng nhập khẩu chỉ được bán nếu người sản xuất hoặc người xuất xưởng có giấy chứng nhận đảm bảo hợp chuẩn của một tổ chức hoặc một phòng thí nghiệm đã được thừa nhận tại nước nhập khẩu, rằng sản phẩm đó đã phù hợp với các quy định kỹ thuật đã được đề ra Để đảm bảo cho người xuất khẩu không bị đặt vào tình thế bất lợi khi xin chứng nhận sự hợp chuẩn, Hiệp định quy định:

+ Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn không được phân biệt đối xử giữa những người cung cấp nước ngoài và giữa người cung cấp nước ngoài với người cung cấp trong nước

+ Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn không được tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế Điều này có nghĩa là các thủ tục về chọn mẫu thử nghiệm kiểm tra đánh giá thẩm định đăng ký công nhận và chấp nhận không được nghiêm ngặt hơn mức cần thiết gây ra những bất lợi cho người cung cấp nước ngoài

+ Các chi phí đánh vào người cung cấp nước ngoài khi xin chứng nhận hợp chuẩn đều phải công bằng so với chi phí đánh vào người sản xuất trong nước

Quy định về tính minh bạch:

Các nước phải có một địa điểm hỏi đắt có khả năng trả lời tất cả các thắc mắc hợp lý và cung cấp các tài liệu có liên quan về các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật về các thủ tục đánh giá tính hợp chuẩn của mình Điều này nhằm hạn chế việc các nước dựng lên các hàng rào thương mại và sự phân biệt đối xử tạo nên một sự cạnh tranh không công bằng trong hoạt động thương mại quốc tế

1.2.3.2 Quy định quốc tế về biện pháp vệ sinh dịch tễ SPS trong thương mại

Một số quy định chung:

Theo Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ:

- Các nước có quyền sử dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật và thực vật khỏi nguy cơ của việc thâm nhập và lan truyền của các loại côn trùng, bệnh tật, bệnh truyền nhiễm qua động vật, thực vật hoặc

Trang 34

những sản phẩm từ động vật và thực vật, từ các chất phụ gia, thực phẩm, tạp chất, độc chất hoặc vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn gia súc

- Cũng như đối với hàng rào kỹ thuật, để tránh việc các quốc gia có thể dựng nên các hàng rào trá hình, hiệp định quy định các biện pháp vệ sinh dịch tễ chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết và phải dựa trên các nguyên tắc khoa học cụ thể Đó là:

1 Các biện pháp vệ sinh Dịch tễ phải tuân thủ các tiêu chuẩn hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế có liên quan

Đối với an toàn thực phẩm, đó là các tiêu chuẩn hướng dẫn và khuyến nghị do Ủy ban An toàn thực phẩm xây dựng liên quan đến các chất phụ gia thực phẩm, thuốc thú y và dư lượng thuốc trừ sâu, tạp chất, phương pháp phân tích và lấy mẫu các hướng dẫn về thực hành vệ sinh

Đối với sức khỏe động vật, đó là các tiêu chuẩn hướng dẫn và khuyến nghị được xây dựng dưới sự bảo trợ của văn phòng kiểm dịch động vật quốc tế

2 Ngoài ra các nước có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh Dịch tễ ở mức cao hơn các biện pháp dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế có liên quan, nếu các nước có chứng minh khoa học hoặc dựa trên thực tế đánh giá các nguy cơ đối với cuộc sống hoặc sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật Khi đánh giá nguy cơ cần phải xem xét đến các vấn đề sau:

+ Đánh giá nguy cơ phải trên cơ sở các kỹ thuật đánh giá do các tổ chức quốc tế có liên quan xây dựng nên

+ Phải tính đến bằng chứng khoa học của việc xác định nguy cơ + Phương pháp sản xuất chế biến tại nước sản xuất ra hàng hóa

+ Các phương pháp thanh tra, lấy mẫu và thử nghiệm tại nước sản xuất ra hàng hóa + Lịch sử sâu, bệnh tại nước xuất khẩu

+ Các điều kiện sinh thái và môi trường có liên quan

- Khác với Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ cho phép áp dụng các biện pháp trên cơ sở phân biệt đối xử có điều kiện Vì các quốc gia có điều kiện tự nhiên khí hậu khác nhau cho nên các dịch bệnh có thể phát sinh ở nước này mà không phát sinh ở nước khác Trong trường hợp này, các biện pháp vệ sinh dịch tễ chỉ được áp dụng đối với khu vực có dịch bệnh mà không áp dụng đối với các khu vực khác, có nghĩa là được phép phân biệt đối xử Còn các khu vực có các điều kiện giống nhau hoặc tương tự nhau thì phải áp dụng các biện pháp như nhau, có nghĩa là không được phép phân biệt đối xử Tuy nhiên trong thực tế, do được phép phân

Trang 35

biệt đối xử và được phép áp dụng các biện pháp ở mức cao hơn các biện pháp dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế có liên quan, cho nên các biện pháp vệ sinh dịch tễ rất dễ tạo nên các hàng rào trá hình đối với thương mại quốc tế

Quy định về thanh tra, kiểm tra và thủ tục chấp thuận

- Theo hiệp định, các thành viên được phép kiểm tra, thanh tra hợp lý việc đáp ứng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trên phạm vi lãnh thổ của mình Trong trường hợp một biện pháp vệ sinh dịch tễ yêu cầu kiểm tra trong quá trình sản xuất, thành viên có cơ sở sản xuất đặt trên lãnh thổ của mình sẽ có sự giúp đỡ cần thiết cho việc kiểm tra và hoạt động của các cơ quan kiểm tra

Như vậy, các nước không những được phép đặt ra các biện pháp vệ sinh Dịch tễ mà còn được phép kiểm tra, thanh tra và chấp thuận mức độ đáp ứng các biện pháp vệ sinh dịch tễ đó trên phạm vi lãnh thổ của mình và trên cơ sở sản xuất của các nước xuất khẩu Nếu biện pháp vệ sinh dịch tễ áp dụng cho các quá trình và phương pháp sản xuất

- Mọi thủ tục kiểm tra, thanh tra và chấp thuận vật mẫu của một sản phẩm chỉ hạn chế ở mức hợp lý và cần thiết không được phép quay trở lại trong hoạt động thương mại quốc tế

- Mọi thủ tục, mọi khoản phí gắn với các thủ tục cũng như bí mật thông tin về sản phẩm nhập khẩu được cung cấp hoặc có được giao kiểm tra thanh tra và chấp thuận không được phép phân biệt đối xử giữa các nguồn nhập khẩu và giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm nội địa

Điều này có nghĩa là mọi thủ tục kiểm tra, thanh tra và chấp thuận, kể cả việc chấp thuận sử dụng chất phụ gia thực phẩm hoặc định ra dung sai cho tạp chất trong thực phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu không kém phần thuận lợi hơn đối với sản phẩm nội địa nhằm giảm tối thiểu sự bất tiện cho người bị kiểm tra, người nhập khẩu, người xuất khẩu và các đại lý của họ Đồng thời, bí mật thông tin về sản phẩm nhập khẩu cũng phải được tôn trọng không kém ưu đãi hơn trong các sản phẩm trong nước và bảo vệ được quyền lợi thương mại chính đáng Những quy định trên nhằm tạo nên một sự bình đẳng và cạnh tranh công bằng trong hoạt động thương mại quốc tế

Quy định về tính minh bạch

Hiệp định quy định các thành viên sẽ thông báo những thay đổi trong các biện pháp vệ sinh dịch tễ và cung cấp các thông tin về các biện pháp vệ sinh dịch tễ của mình, kịp thời cho các thành viên quan tâm và có một điểm hỏi đáp để cung cấp các tài liệu có liên quan và trả lời các câu hỏi hợp lý từ phía các thành viên có liên quan, tạo điều kiện cho các nước có thể giám sát các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hạn chế về các nước dựng nên các rào cản

Trang 36

thương mại và sự phân biệt đối xử tạo nên một sự cạnh tranh không công bằng trong hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời cũng tạo điều kiện để các nước xuất khẩu có thể thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh dịch tễ đã được đề ra

1.2.3.3 Quy định quốc tế về các biện pháp phi thuế khác

- Các biện pháp hạn chế số lượng:

Như vậy, về nguyên tắc các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu bị cấm hoàn toàn trong WTO Tuy nhiên, WTO cũng thừa nhận một số ít các trường hợp ngoại lệ cho phép áp dụng biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu nhưng phải là với các điều kiện và theo các thủ tục nhất định

Theo Điều XX - Hiệp định GATT của WTO, biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu được phép áp dụng nếu nhằm một trong các mục đích công cộng quan trọng sau:

+ Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội; + Bảo vệ sức khoẻ con người, động vật, thực vật;

+ Bảo vệ nguồn tài nhiên thiên quý hiếm, bảo vệ những tác phẩm nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ quốc gia;

+ Bảo vệ môi trường

Tuy nguyên tắc chung của WTO là cấm các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhưng các nước thành viên được phép áp dụng những ngoại lệ khi thấy cần thiết và không có nghĩa vụ chứng minh rằng việc áp dụng này tuân thủ Điều XX - Hiệp định GATT Nước thành viên nào phản đối việc áp dụng này thì phải chứng minh rằng ngoại lệ đó không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều XX - Hiệp định GATT

- Biện pháp quy định về xuất xứ:

Để hạn chế tình trạng lạm dụng quy tắc xuất xứ, đơn giản hóa hệ thống này bằng các quy định mang tính hài hòa hóa giữa các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, các nước thành viên WTO đã đi đến thống nhất về Hiệp định về quy tắc xuất xứ Cụ thể, các quy tắc xuất xứ của các nước thành viên WTO phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Minh bạch

+ Phải được định nghĩa rõ ràng + Phải được công bố kịp thời

+ Các quy tắc xuất xứ (kể cả quy tắc mới và quy tắc sửa đổi) không được có giá trị hồi tố

+ Không cản trở thương mại bất hợp lý

Trang 37

+ Không được sử dụng làm công cụ chính sách thương mại;

+ Không được tạo ra sự hạn chế hoặc làm gián đoạn thương mại quốc tế;

+ Không được đòi hỏi đầy đủ các điều kiện không liên quan đến việc chế tạo hay gia công sản phẩm;

+ Thống nhất, không phân biệt đối xử

+ Phải được áp dụng một cách nhất quán, thống nhất, không thiên vị và hợp lý + Quy tắc áp dụng cho nhập khẩu và xuất khẩu không được khó khăn hơn quy tắc áp dụng để xác định hàng hóa nào là hàng hóa nội địa;

+ Không phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước thành viên WTO

- Biện pháp tự vệ khẩn cấp (SG):

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại đặt ra các thời hạn cho tất cả các biện pháp tự vệ Nhìn chung, thời gian áp dụng biện pháp sẽ không vượt quá 4 năm mặc dù thời hạn này có thể được kéo dài tối đa đến 8 năm, tùy thuộc vào sự xác định mức độ cần thiết gia hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nếu có chứng cứ rõ ràng rằng ngành công nghiệp này đang được điều chỉnh Bất kỳ biện pháp nào được áp dụng trong khoảng thời gian trên 1 năm sẽ từng bước được nới lỏng trong suốt thời gian áp dụng Không một biện pháp tự vệ nào được áp dụng trở lại đối với một sản phẩm đã từng bị áp dụng biện pháp này trong thời hạn bằng thời hạn mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đây với điều kiện là thời hạn không áp dụng phải ít nhất là 2 năm Có thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu một sản phẩm trong thời hạn 180 ngày hoặc ít hơn nếu ít nhất 1 năm sau khi biện pháp tự vệ này được áp dụng đối với sản phẩm đó, và nếu biện pháp tự vệ này chưa được áp dụng hơn hai lần cho cùng một sản phẩm trong vòng 5 năm ngay trước ngày áp dụng biện pháp này

Các biện pháp tự vệ sẽ không được áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ các nước thành viên đang phát triển nếu thị phần sản phẩm liên quan không vượt quá 3%, và với điều kiện là tổng thị phần nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển có thị phần nhập khẩu riêng lẻ nhỏ hơn 3% không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm liên quan Một nước thành viên đang phát triển có quyền kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trong thời hạn không quá 2 năm sau khi hết thời hạn tối đa bình thường Một nước thành viên đang phát triển cũng có thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm đã từng bị áp dụng biện pháp này trước đó sau thời gian bằng một nửa thời gian mà biện pháp này được áp dụng trước đây, với điều kiện là thời gian không áp dụng ít nhất là 2 năm

Trang 38

1.3 Tác động của các rào cản phi thuế đối với xuất khẩu nông sản

- Các ảnh hưởng tích cực:

Với sự gia tăng rào cản phi thuế quan từ những thị trường nhập khẩu, kết quả đạt được của xuất khẩu nông sản Việt Nam thời gian vừa qua cho thấy tác động tích cực từ rào cản phi thuế quan như sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động, tích cực tìm kiếm thị trường mới

thay vì chỉ tập trung vào thị trường truyền thống là Trung Quốc Ðể dần thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào một thị trường, các doanh nghiệp đã cơ cấu, phân bổ lại thị trường, đồng thời thiết lập những vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát chất lượng từ nuôi trồng đến chế biến và tiêu thụ để tiếp cận các thị trường khác Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam chú trọng vào việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa ra các biện pháp dự phòng, chủ động tìm các nguồn nguyên liệu mới để thay thế các nguồn nhập khẩu từ một thị trường; có chiến lược tiếp cận bài bản như tổ chức lại hạ tầng vận chuyển, khai thác các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Ðông, Châu Phi,

Thứ hai, xu hướng rào cản phi thuế quan tăng góp phần tích cực gia tăng sự đoàn kết

giữa các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và chính quyền địa phương Các tổ chức xúc tiến thương mại tại địa phương, các hiệp hội ngành hàng thực hiện vai trò dẫn dắt, hỗ trợ trong việc nắm bắt nhu cầu về thông tin thị trường xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp, qua đó thường xuyên trao đổi thông tin với các đơn vị thuộc Bộ để kịp thời xử lý, giải quyết tốt những vấn đề đặt ra, nhất là các khó khăn vướng mắc nảy sinh của cộng đồng doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ năng động từ các cơ quan liên quan và hệ thống Thương vụ ở nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường, khai thông các kênh bán hàng mới cho nông sản

Bên cạnh đó, trước thách thức của bảo hộ thương mại trong đó có rào cản phi thuế quan cản trở xuất khẩu của Việt Nam, nhà nước đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, thu hút thêm nhiều dự án đầu tư nước ngoài Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA hay mới đây nhất là UKVFTA sẽ tiếp tục là “đòn bẩy” quan trọng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản trong thời gian tới

- Các ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh tác động mang tính tích cực nêu trên, việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật cũng sẽ đưa đến những tác động tiêu cực không nhỏ với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu Cụ thể:

Trang 39

Trong khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ dần thì các nước nhập khẩu lại gia tăng hàng rào phi thuế quan, điều này khiến cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị giảm sút hoặc không tăng như kỳ vọng Trên thực tế, rào cản phi thuế quan được xây dựng nhằm hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩu vào một quốc gia, do đó điều tất nhiên là nó sẽ làm hạn chế lượng xuất khẩu nông sản Việt Nam Vương Ngọc và Phương Nhung (2020) cho rằng ở thị trường nào thuế quan được dỡ bỏ thì tương ứng với rào cản phi thuế quan nâng lên và quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt nhưng nguy cơ đi kèm Việt Nam phải đối mặt với gần 200 vụ phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỉ USD Thống kê cho thấy, với hàng xuất khẩu bị trả lại mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD (Nguyễn Bích Thủy, 2020) Ngoài ra, nông sản Việt Nam luôn đứng trước nguy cơ bị trả lại, mất quyền kiểm soát hoặc gia tăng tần suất kiểm tra do chưa đáp ứng được các quy định SPS tại các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ và EU (Nguyễn Anh Thu và Nguyễn Thị Minh Phương, 2015) Trong năm 2019, 101 trường hợp bị từ chối nhập khẩu vào Nhật Bản và 65 trường hợp bị từ chối nhập khẩu vào EU, 226 trường hợp nông sản thực phẩm Việt Nam bị từ chối nhập khẩu vào Mỹ

Bên cạnh đó, rào cản phi thuế quan làm tăng chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp trong việc xử lý các vụ kiện thương mại Theo báo cáo về phòng vệ thương mại (PVTM) của Bộ công thương (2021), số lượng vụ việc điều tra PVTM đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam năm 2020 tăng cao với tổng số 39 vụ việc, cao gấp 2,5 lần so với 16 vụ của năm 2019 và bằng gần 20% tổng số vụ việc tính từ năm 1995 đến nay

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

2.1 Lý thuyết về mô hình trọng lực và phương pháp ước lượng đánh giá tác động của các rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu nông sản

2.1.1 Khái quát lý thuyết về mô hình trọng lực

Mô hình trọng lực (gravity model) được giới thiệu vào các năm 1960s, mô hình đã dần trở thành một công cụ hữu ích cho việc ước lượng, giải thích và đánh giá các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế Có các yếu tố tương tự với phương trình trọng lực của Newton, mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế hiện nay thường được sử dụng để ước lượng tác động của hiệp định thương mại tự do, biến động tỷ giá hối đoái, liên minh tiền tệ, khoảng cách địa lý, tôn giáo lên kim ngạch thương mại, hoặc rộng hơn nữa, mô hình trọng lực còn được sử dụng để đánh giá tác động của thương mại lên khả năng xảy ra chiến tranh (Baldwin, Taglioni, 2006) Sự thông dụng của mô hình này là kết quả của các

Trang 40

yếu tố sau đây Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng sâu rộng của thương mại lên mọi mặt của xã hội tạo ra một nhu cầu lớn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố và vấn đề liên quan Thứ hai, dữ liệu yêu cầu cho việc ước lượng mô hình trọng lực, theo thời gian và cùng với nỗ lực của các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế, đã được chuẩn hóa, có mức độ tin cậy cao, cũng như trở nên dễ dàng tiếp cận hơn Thứ ba, mô hình trọng lực đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu sử dụng, và từ đó, tạo lập nên một quy trình cũng như nguyên tắc quy chuẩn để ước lượng tác động của các yếu tố kinh tế lên thương mại quốc tế, nhằm vượt qua các rào cản cố hữu của mô hình, cũng như đảm bảo độ tin cậy của kết quả ước lượng (Baldwin, Taglioni, 2006)

Trong quá trình lịch sử nghiên cứu, mô hình trọng lực đã được phát triển cả về lý thuyết và thực tế áp dụng ước lượng Từ một mô hình được cho là thiếu nền tảng về lý thuyết, mô hình trọng lực đã được bồi đắp trở thành công cụ có nền móng vững chắc, cụ thể hơn là dựa trên hàm thỏa dụng có hệ số co giãn đồng nhất (Constant elasticity of substitution utility function) Do đó, để tạo một nền tảng vững chắc cho việc ước lượng tác động của các biện pháp phi thuế lên xuất khẩu nông sản Việt Nam, nhóm tác giả sẽ giới thiệu về hai hình thái khác nhau của mô hình trọng lực, tạo tiền đề cho việc sử dụng mô hình cũng như ước lượng kết quả của bài viết

2.1.1.1 Mô hình trọng lực truyền thống

Mô hình trọng lực truyền thống có dạng thức cũng như tính chất tương tự với lý thuyết về lực hấp dẫn của Newton Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế cho rằng, dòng

thương mại hoặc lao động giữa hai khu vực hoặc quốc gia i, j sẽ bị ảnh hưởng bởi, hay có

thể được giải thích bởi một phương trình của khối lượng tiêu dùng, sản xuất của hai quốc gia, khu vực, cùng với khoảng cách giữa hai quốc gia và khu vực này Từ đó, mô hình trọng lực truyền thống có thể được thể hiện bởi phương trình sau

𝑋𝑖,𝑗 = 𝑌𝑖 𝐸𝑗 𝑑𝑖𝑗2

Với 𝑋𝑖𝑗 thể hiện khối lượng thương mại hoặc dòng lao động giữa i và j, 𝑌𝑖 là tổng trị

giá hàng hóa sản xuất của i, 𝐸𝑗 là tổng nhu cầu của nước j cho hàng hóa hoặc lao động, và

𝑑𝑖𝑗 là khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia i và j Phương trình trọng lực cho rằng, kim ngạch thương mại, lao động giữa hai quốc gia i và j sẽ tỉ lệ thuận với khả năng sản xuất và

lượng nhu cầu của hai quốc gia, nhưng sẽ giảm bớt theo độ lớn của khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w