1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp khai thác cá ngừ phụ vụ xuất khảu theo hướng phát triển bền vững về môi trường tại việt nam

105 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khái niệm xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững về môi trường Từ quan điểm trên, có thể nêu khái niệm khai thác thuỷ sản xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững môi trường như sau: “

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁ NGỪ PHỤC VỤ XUẤT KHẨU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Diệp – K55B1LD – 19D251011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cám ơn các thầy cô Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế và bạn học lớp học phần 231_FECO1521_01 đã đồng hành cùng chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học Chúng em đã có khoảng thời gian quý báu khi là sinh viên trường Đại học Thương mại, tham gia các hoạt động ngoài giờ học chính để củng cố kiến thức Cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, kinh nghiệm của những người đi trước đã truyền tải cảm hứng đến quý sinh viên, giúp chúng em định hướng tương lai,

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cám ơn đến giảng viên hướng dẫn bài nghiên cứu khoa học, ThS Lê Quốc Cường – Giảng viên bộ môn Kinh tế Môi trường Thầy đã hướng dẫn chúng em trong thời gian làm nghiên cứu khoa học với đề tài “Giải pháp khai thác cá ngừ phục vụ xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững về môi trường tại Việt Nam” Qua khoảng thời gian học trên lớp, chúng em trân trọng sự tận tâm của thầy đến quý sinh viên, giúp chúng em hoàn thiện bài nghiên cứu này

Cuối cùng, chúng em trân trọng cảm ơn những nghiên cứu trước đó Những người đã dày công nghiên cứu, để lại cho thế hệ sau này kho tàng kiến thức phong phú về xuất khẩu cá ngừ

Với sự hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm của một nhóm sinh viên, mặc dù đã cố gắng nhưng bài nghiên cứu của em không tránh khỏi những sai sót Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn

Sau cùng, chúng em em xin kính chúc Quý thầy cô mạnh khoẻ, đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp giáo dục

Trang 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản 17

1.1.1 Khái niệm về khai thác thuỷ sản 17

1.1.2 Khái niệm về khai thác thuỷ sản xuất khẩu 18

1.1.3 Khái niệm phát triển bền vững về môi trường 19

1.1.4 Khái niệm xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững về môi trường 20

1.2 Nội dung xuất khẩu thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững về môi trường 21

1.2.1 Phù hợp yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia trong xuất khẩu thủy sản 21

1.2.2 Phù hợp với cam kết quốc tế về môi trường trong xuất khẩu thủy sản 21

1.2.3 Đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu trong xuất khẩu thủy sản 23

1.2.4 Khai thác hiệu quả đi đôi với bảo vệ nguồn lợi trong xuất khẩu thủy sản 24

1.2.5 Quản lý hiệu quả và giảm phát trong hoạt động khai thác thủy sản xuất khẩu 25

1.3 Một số tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững về môi trường 28

1.3.1 Các tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu thuỷ sản bền vững phù hợp với yêu cầu của quốc gia 28

1.3.2 Tiêu chí đánh giá xuất khẩu thuỷ sản bền vững trong cam kết quốc tế 28

1.3.3 Tiêu chí đánh giá những yêu cầu, quy định của thị trường quốc tế 31

1.3.4 Tiêu chí đánh giá khai thác hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 38

1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá sự giảm thiểu phát thải trong hoạt động khai thác thủy sản xuất khẩu 40

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản bền vững theo hướng bền vững về môi trường 42

1.4.1 Các nhân tố quốc tế 42

1.4.2 Các nhân tố trong nước 45

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ XUẤT KHẨU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 47

2.1 Tổng quan hoạt động khai thác và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 47

Trang 4

2.1.1 Đối với hoạt động khai thác thủy sản 48

2.1.2 Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản 50

2.1.3 Đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản 51

2.2 Thực trạng tính bền vững về môi trường trong hoạt động khai thác cá ngừ xuất khẩu tại Việt Nam 53

2.2.1 Khái quát về hoạt động khai thác cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam 53

2.2.2 Đánh giá tính bền vững về môi trường trong hoạt động khai thác cá ngừ xuất khẩu tại Việt Nam 67

2.2.3 Thực trạng khai thác nguồn lợi cá ngừ bền vững 80

2.2.4 Đánh giá giá trị so với sản lượng cá ngừ được khai thác 82

2.2.5 Đánh giá giá trị gia tăng thông qua chế biến cá ngừ xuất khẩu 85

2.2.6 Tính bền vững trong quản lý và giảm thiểu phát thải trong hoạt động khai thác cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam 87

2.4 Đánh giá tính bền vững về môi trường trong hoạt động khai thác cá ngừ xuất khẩu tại Việt Nam 88

2.4.1 Thành công 88

2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 91

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHỤC VỤ XUẤT KHẨU CÁ NGỪ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 95

3.1 Mục tiêu và phương hướng nhằm phục vụ xuất khẩu cá ngừ theo hướng bền vững về môi trường tại Việt Nam 95

3.1.1 Mục tiêu xuất khẩu bền cá ngừ theo hướng bền vững về môi trường tại Việt Nam 95

3.1.2 Phương hướng xuất khẩu bền cá ngừ theo hướng bền vững về môi trường tại Việt Nam 96

3.2 Giải pháp nhằm phục vụ xuất khẩu cá ngừ theo hướng bền vững về môi trường tại Việt Nam 97

3.2.1 Cải thiện quản lý sản lượng đánh bắt cá ngừ 97

3.2.2 Áp dụng phương tiện đánh bắt cá ngừ bền vững 97

3.2.3 Tăng cường quản lý và phân loại rác thải tại ngư trường 98

3.2.4 Tăng cường bảo tồn và phục hồi cá ngừ 98

3.3 Kiến nghị nhằm phục vụ xuất khẩu cá ngừ theo hướng bền vững về môi trường tại Việt Nam 99

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 99

3.3.2 Kiến nghị với cơ sở khai thác cá ngừ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Nội dung

1 Bảng 2.1 Số liệu xuất khẩu cá ngừ Việt Nam giai

5 Bảng 2.5 Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017

6 Bảng 2.6 Sản lượng cá ngừ đại dương của Việt Nam giai đoạn 2020-2023

7 Bảng 2.7 Tỷ lệ cá ngừ được chế biến sâu của Việt Nam 2020-2022

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

STT

1 Hình 2.1.1 Sản lượng thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1995 - 2020

2 Hình 2.1.2 Sản lượng khai thác thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1995 - 2020

3 Hình 2.1.3 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam 1995 - 2020

4 Hình 2.1.4 Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022

5 Hình 2.1.5 Sản lượng xuất khẩu cá ngừ Việt Nam từ tháng 1 - tháng 9 năm 2023

6 Hình 2.1.6 Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam giai đoạn 2016-2022

7 Hình 2.1.7 Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá ngừ

Trang 8

8 Hình 2.1.8 Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mexico từ 2017 -2019

9 Hình 2.1.9 Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mexico từ 2022 - 2023

10 Hình 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mỹ 2016 - 2022

11 Hình 2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU từ 2019 - 2022

12 Hình 2.2.3 Top 10 Doanh nghiệp Xuất khẩu Cá

16 Hình 2.2.7 Kim ngạch Xuất khẩu Cá ngừ của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022

Trang 9

17 Hình 2.2.8 Sản phẩm Cá ngừ Xuất khẩu của Việt Năm năm 2022

18 Hình 2.2.9 Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm cá ngừ năm 2022

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á

APFIC Ủy ban nghề cá Châu Á – Thái Bình Dương

ASC Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thuỷ sản

BAP Các quy trình nuôi trồng thủy sản tốt nhất

BSCI Sáng kiến Tuân thủ Xã hội của Doanh nghiệp

CITES Hiệp định về Thương Mại Quốc Tế các Loài Động và Thực Vật Hoang Dã Nguy Cấp

Trang 11

DOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ

DPCIA Luật Thông tin cho người tiêu dùng về bảo vệ cá heo của Mỹ

EPLC Công ước về thực thi và tuân thủ pháp luật môi trường

ETS Hệ thống trao đổi tín chỉ các-bon

EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam

Trang 12

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GlobalGAP Bộ các tiêu tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

GSSI Sáng kiến Thuỷ sản Bền vững Toàn cầu

HACCP Hệ thống nhận diện và đánh giá các mối nguy về sinh học, hóa học, và vật lý có thể ảnh hưởng đến sản phẩm

Hiệp định CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

IATTC Ủy ban cá ngừ nhiệt đới liên châu Mỹ

ICCAT Ủy Ban Quốc Tế về Bảo Vệ Cá Ngừ ở Đại Tây Dương

ISCC Hệ thống Chứng nhận Quốc tế Bền vững

Trang 13

ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế

IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên

Trang 14

NGO Tổ chức phi chính phủ

NMFS Cục Nghề cá biển quốc gia Mỹ

NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

bắt IUU

Trang 15

RTN Rác thải nhựa

SAI Tổ chức phi chính phủ toàn cầu thúc đẩy quyền con người tại nơi làm việc

SEAPDEC Trung tâm Phát triển nghề cá Đông nam Á

nhũng

xuyên quốc gia

VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

VMS Hệ thống giám sát hành trình

Trang 16

WCPFC Ủy ban Nghề cá Trung – Tây Thái Bình Dương

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHAI THÁC THỦY SẢN KHẨU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về khai thác thuỷ sản

Theo quy định tại khoản 18 và khoản 19 Điều 3 Luật thuỷ sản 2017: “Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản Hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản là hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển nguồn lợi thủy sản đánh bắt trong vùng nước tự nhiên.”

Theo Ths Nguyễn Văn Tư: “Đánh bắt thủy sản hay khai thác thủy sản là một hành động của con người (ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên”

Theo Ths Dương Tri Thảo: “Khai thác thủy sản là hoạt động của con người sử dụng các công cụ và nhiều phương pháp khác nhau để tác động đến đối tượng là các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên khác nhau và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội về các sản phẩm hàng hóa thủy sản”

Như vậy, khai thác thuỷ sản là quá trình khai thác, nuôi trồng hoặc thu hoạch các nguồn tài nguyên sống từ môi trường nước như cá, tôm, cua, hàu và các loại động vật, thực vật khác sống dưới nước Thông thường có hai hình thức chính trong khai thác thuỷ

sản: khai thác thuỷ sản tự nhiên và nuôi trồng thuỷ sản Khai thác thuỷ sản tự nhiên là

hoạt động thu hoạch các loài cá hoặc các nguồn tài nguyên thuỷ sản tự nhiên từ môi trường tự nhiên như sông, hồ, biển và ao Bên cạnh đó, nuôi trồng thuỷ sản là quá trình nuôi trồng và chăm sóc các loài cá, tôm và các sinh vật thủy sản khác trong môi trường nhân tạo như ao, hồ, bể nuôi hoặc các hệ thống nuôi trồng khác Nuôi trồng thuỷ sản thường bao gồm việc cung cấp thức ăn, quản lý môi trường nước, kiểm soát bệnh tật và thu hoạch sản phẩm khi chúng đạt đến kích thước hoặc tuổi cần thiết Vì mục đích kinh tế, khai thác thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn thực phẩm, tạo ra thu nhập tại các khu vực ven biển và nông thôn

Trang 18

1.1.2 Khái niệm về khai thác thuỷ sản xuất khẩu

Theo Ths NCS Trương Quang Minh (2021): “Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ một quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia đó nơi được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Đây là loại hình thức kinh doanh quốc tế cơ bản được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ ra bên ngoài thị trường nội địa, giúp tăng doanh số bán hàng, đồng thời khai thác được tính kinh tế theo quy mô khi thị trường được mở rộng.”

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu: “ Xuất khẩu là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” Còn theo từ điển tiếng Việt thì xuất khẩu (hay còn gọi là xuất cảng): “là việc bán hàng hóa hay dịch vụ của một quốc gia sang quốc gia khác Đây không phải là hoạt động bán hàng đơn lẻ mà là một hệ thống bán hàng có tổ chức có sự giảm sát quản lý của nhà nước cả bên trong lẫn bên ngoài với mục đích thu lợi nhuận, tăng ngoại tệ, phát triển kinh tế quốc gia, ”

Ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau thì ta lại có những định nghĩa khác nhau về xuất khẩu Qua ba định nghĩa trên, có thể nói xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho người nước ngoài trên cơ sở dùng làm phương tiện thanh toán Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là mua bán trao đổi hàng hóa Khi sản xuất hàng hóa phát triển và việc trao đổi giữa các quốc gia mở rộng thì mở rộng được phạm vi ra ngoài biên giới của quốc gia và từ đó khai thác được lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế Thực chất của xuất khẩu là sự trao đổi lao động kết tinh giữa các quốc gia thông qua trao đổi hàng hóa Trong đó các nước đang phát triển xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của mình sang các nước phát triển nhằm phát huy tối ưu lợi thế tuyệt đối và tương đối của mình trong trao đổi buôn bán quốc tế

Theo từ điển tiếng Việt: “Thủy sản là nguồn lợi sinh vật sống trong nước Theo vùng nước và độ muối, nguồn lợi thủy sản được chia thành hải sản, thủy sản nước lợ, thủy sản nước ngọt Theo phân loại sinh vật, nguồn lợi thủy sản được phân chia thành nguồn lợi động vật (cá, thân mềm, giáp xác, bò sát, lưỡng cư ) và nguồn lợi thực vật

Trang 19

thuỷ sinh (rong, tảo) Thủy sản là một ngành sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa hẹp, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Các sản phẩm hàng hóa đa dạng do ngành thủy sản sản xuất ra bao gồm: các loại cá, các loại tôm, nhuyễn thể các loại và các thủy hải sản đặc biệt.”

Từ cách tiếp cận trên ta có thể hiểu khai thác thuỷ sản xuất khẩu là quá trình khai thác và thu hoạch các loài sinh vật sống trong môi trường nước nhằm cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu Quá trình này bao gồm việc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và quy chuẩn xuất khẩu của các quốc gia nhập khẩu Đây là một hoạt động quan trọng trong ngành thủy sản, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thu nhập ngoại tệ và tạo ra cơ hội kinh doanh quốc tế cho các doanh nghiệp thủy sản

1.1.3 Khái niệm phát triển bền vững về môi trường

Theo quy định tại khoản 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.”

Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai"

Phát triển bền vững là phát triển mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn đảm bảo tiếp tục phát triển trong tương lai xa Nói cách khác phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường

Vậy qua các khái niệm trên, có thể kết luận phát triển bền vững về môi trường là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh

Trang 20

khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh, duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác Ngoài ra còn là việc hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai Phát triển bền vững về môi trường là sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa và hợp lý giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình phát triển

1.1.4 Khái niệm xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững về môi trường

Từ quan điểm trên, có thể nêu khái niệm khai thác thuỷ sản xuất khẩu theo hướng

phát triển bền vững môi trường như sau: “Khai thác thủy sản xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững môi trường là hoạt các hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản đảm bảo tính bền vững về môi trường tự nhiên dựa trên cơ sở khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đồng thời quản lý hiệu quả và giảm thiểu phát thải, đáp ứng yêu cầu của quốc gia, cam kết môi trường quốc tế trong xuất khẩu.”

Xuất khẩu bền vững là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường Ngoài ra, xuất khẩu gắn với việc cải thiện môi trường, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, nâng cao nhận thức về môi trường, đóng góp kinh phí cải thiện môi trường Việc tập trung vào việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ có tác động tích cực đến môi trường và duy trì được sự cân bằng với tài nguyên và tự nhiên

Mục tiêu chính là đảm bảo rằng quá trình xuất khẩu không gây hại hoặc gây ít tác động xấu đến môi trường, và thúc đẩy cải thiện môi trường và bảo vệ tài nguyên Việc tăng cường hiệu suất sử dụng tài nguyên và giảm lượng chất thải cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu theo hướng bền vững về môi trường Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn và chứng nhận liên quan đến quản lý tài nguyên, chất lượng sản phẩm, biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, như chứng nhận ISO và các chứng nhận môi trường khác đảm bảo chất lượng và tính bền vững của sản phẩm xuất khẩu

Trang 21

1.2 Nội dung xuất khẩu thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững về môi trường

1.2.1 Phù hợp yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia trong xuất khẩu thủy sản

Khai thác thủy sản có vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu xuất khẩu theo mục tiêu phát triển bền vững Việc khai thác thủy sản bền vững không chỉ đảm bảo nguồn cung ổn định cho xuất khẩu, mà còn đảm bảo sự bền vững của nguồn lợi từ biển và đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế về môi trường và an toàn thực phẩm

Xuất khẩu thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững của ngành thủy sản Việc xuất khẩu thủy sản không chỉ tạo nguồn thu nhập quan trọng cho quốc gia mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành thủy sản thông qua các yếu tố sau: Tăng cường năng suất và chất lượng, Khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, Quản lý tài nguyên bền vững, Bảo vệ môi trường, Tạo ra cơ hội kinh doanh và thu nhập, Thúc đẩy hợp tác quốc tế

1.2.2 Phù hợp với cam kết quốc tế về môi trường trong xuất khẩu thủy sản

Cam kết về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường là được xem là công cụ góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, là một tuyên bố hoặc hợp đồng mà cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đưa ra nhằm xác nhận sự cam kết và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ và duy trì một môi trường lành mạnh và bền vững Cam kết quốc tế bao gồm: Cam kết về môi trường trong các Hiệp định môi trường đa biên MEAs (Khu vực, toàn cầu, giữa các nước), cam kết môi trường trong các hiệp định thương mại, đầu tư (thế hệ mới, cam kết sâu )

Tại Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học

Cam kết về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên liên quan tới hạn chế khai thác thủy sản nhằm đảm bảo đa dạng sinh học Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong việc

Trang 22

duy trì cân bằng sinh học Tuy nhiên trong những năm gần đây do sự biến đổi khí hậu và khai thác quá mức dẫn đến việc suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng đa dạng sinh vật đó là việc hạn chế khai thác quá mức thủy sản ở một số vùng

Tiếp đến là việc đẩy mạnh phong trào chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không quy định Khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không quy định (được viết tắt là IUU) là mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái biển và sự bền vững nghề cá ở nhiều quốc gia Nó tác động nặng nề đến khu vực Đông Nam Á vì nghề cá và các ngành liên quan đến thủy sản là nguồn thu nhập chính của nhiều người và nhiều quốc gia Hàng năm, ngành khai thác thủy sản phải chịu tổn thất nặng nề và một số ngư trường bị khai thác quá mức hay cạn kiệt do IUU Một trong những biện pháp phòng chống IUU là ban hành các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác và tùy vào hành vi vi phạm cũng như mức độ vi phạm, chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc vi phạm hình sự

Các cam kết quốc tế về môi trường trong xuất khẩu thuỷ sản nhằm đảm bảo rằng các hoạt động này được thực hiện theo các tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên và duy trì sự phát triển bền vững của ngành này Dưới đây là một số cam kết có ảnh hưởng đến thủy sản:

Thứ nhất, Công ước về thực thi và tuân thủ pháp luật môi trường (EPLC) Công ước EPLC, được ban hành bởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), nêu rõ các nguyên tắc và quy định để đảm bảo việc thực thi và tuân thủ pháp luật môi trường trong ngành hàng hải Điều này bao gồm việc kiểm soát khí thải và ô nhiễm từ tàu cá và các hoạt động liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản Công ước này khuyến khích các quốc gia thành viên đảm bảo rằng các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân đều tuân thủ các quy định môi trường nhằm xác định và thực hiện các biện pháp thực thi môi trường hiệu quả, bao gồm cả các cơ quan giám sát, phương pháp kiểm tra và hệ thống xử lý vi phạm từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế giữa các quốc gia về việc thực thi và tuân thủ pháp luật môi trường Công ước này đặt ra một nền tảng quan trọng cho việc hợp tác quốc tế trong việc đảm bảo rằng các quốc gia đều thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định liên quan

Trang 23

Thứ hai, hội đồng Quản lý Hệ thống Chứng nhận Sản phẩm Thuỷ sản Bền vững (MSC - Marine Stewardship Council) thiết lập các tiêu chuẩn và chứng nhận nhằm khuyến khích việc khai thác cá và các sản phẩm thuỷ sản một cách bền vững và có trách nhiệm đối với môi trường Do yêu cầu từ nhà nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng cần có các chứng nhận bền vững (tiêu chuẩn quốc tế về môi trường/ có đề cập đến mục đích môi trường) nên hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung, khai thác thủy sản xuât khẩu phải hướng đến đáp ứng MSC đánh giá việc quản lý cái cảnh, bao gồm cả các phương pháp khai thác và bảo quản các loài cá, để đảm bảo rằng việc khai thác không gây tổn thương nghiêm trọng đối với số lượng cá và môi trường sinh thái Tiêu chuẩn MSC yêu cầu có một hệ thống quản lý chặt chẽ để theo dõi, đánh giá và điều chỉnh quá trình khai thác cá nhằm bảo đảm sự bền vững và tránh việc khai thác quá mức

Thứ ba, Tiêu chuẩn và chứng nhận của Hệ thống Chứng nhận Quốc tế Bền vững (ISCC) ISCC là một hệ thống chứng nhận quốc tế cho nhiều loại sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm thuỷ sản Hệ thống này đảm bảo rằng các hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững về môi trường và xã hội ISCC đảm bảo rằng các sản phẩm nông nghiệp và sinh học được sản xuất theo cách bảo vệ và bảo tồn tài nguyên tự nhiên, không gây ra sự suy thoái môi trường hay ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Ngoài ra, ISCC có các tiêu chuẩn chứng nhận về quản lý khí nhà kính, đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách hiệu quả từ mặt đến động, giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu

1.2.3 Đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu trong xuất khẩu thủy sản

Việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường quốc tế cần trải qua quá trình nghiên cứu và hiểu rõ các yêu cầu về sản phẩm thủy sản mà nước nhập khẩu đang áp dụng Các yêu cầu này có thể là yêu cầu bắt buộc từ Chính phủ và các yêu cầu tự nguyện từ phía thị trường là nhà nhập khẩu và người tiêu dùng

Đối với yêu cầu bắt buộc từ Chính phủ, cần tuân thủ các quy định và thủ tục hải quan của quốc gia nhập khẩu, bao gồm việc đáp ứng các yêu cầu về giấy tờ, kiểm tra và thông quan Ngoài ra, các yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, quy định về bảo vệ

Trang 24

môi trường, và các quy định pháp lý khác được đề cập khi doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu sang thị trường quốc tế

Đối với yêu cầu tự nguyện từ phía thị trường, tức là nhà nhập khẩu và người tiêu dùng, họ quan tâm nhất chính là đảm bảo chất lượng cao và độ tươi sống của sản phẩm xuất khẩu, bao gồm việc sử dụng phương pháp nuôi trồng và chế biến an toàn, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất Tổ chức hoặc cá nhân xuất khẩu thủy sản cần thực hiện các biện pháp về vệ sinh và an toàn thực phẩm, quản lý nguồn gốc và sử dụng hóa chất trong quá trình chế biến Trước khi xuất khẩu, kiểm soát các yếu tố ô nhiễm có thể có trong sản phẩm, và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP để đảm bảo rủi ro về an toàn thực phẩm được kiểm soát

Trên thực tế, các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm khi xuất khẩu thủy sản có thể khác nhau tùy theo từng quốc gia và khu vực Do đó, tổ chức hoặc cá nhân xuất khẩu thủy sản cần nắm vững các quy định của nước nhập khẩu và liên tục cập nhật thông tin để đảm bảo tuân thủ đầy đủ và hiệu quả

1.2.4 Khai thác hiệu quả đi đôi với bảo vệ nguồn lợi trong xuất khẩu thủy sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Thủy sản 2017: “Đối tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm các loài thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản.”

Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi về nguồn lợi thủy sản, tuy nhiên tình trạng khai thác quá mức đã và đang khiến nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển ngành thủy sản và nguồn sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển Vì vậy việc khai thác hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi trong xuất khẩu thủy sản là hai yếu tố cần thiết và phải được xem xét cùng nhau Chúng không nên xem như là mâu thuẫn, mà thực tế là phải tương thích và hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo sự bền vững của ngành này

Khai thác hiệu quả là việc sử dụng tài nguyên thủy sản một cách có hiệu quả và tiết kiệm Điều này đòi hỏi áp dụng các phương pháp nuôi trồng và khai thác tiên tiến, tăng cường hiệu suất sản xuất và sử dụng các công nghệ tiên tiến để giảm lãng phí và

Trang 25

tối ưu hóa sử dụng tài nguyên Khai thác hiệu quả giúp tăng cường năng suất và lợi nhuận từ nguồn lợi thuỷ sản, đồng thời giảm áp lực lên nguồn tài nguyên tự nhiên

Tuy nhiên, khai thác hiệu quả không thể chỉ tập trung vào mục tiêu kinh tế mà còn phải xem xét các yếu tố môi trường và xã hội Bảo vệ nguồn lợi trong xuất khẩu thủy sản là việc đảm bảo sự bền vững của tài nguyên thủy sản và môi trường sống liên quan Điều này đòi hỏi áp dụng các biện pháp quản lý bền vững, bảo vệ khu vực sinh sản, giảm ô nhiễm và tác động tiêu cực lên môi trường, và duy trì sự đa dạng sinh học

Kết hợp khai thác hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi trong xuất khẩu thủy sản là cần thiết để đảm bảo sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và áp dụng các biện pháp quản lý bền vững sẽ giúp ngành thủy sản tồn tại và phát triển lâu dài, đồng thời bảo vệ các hệ sinh thái biển và đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai

Để thực hiện việc khai thác hiệu quả đi đôi với bảo vệ nguồn lợi trong xuất khẩu thủy sản, cần sự hợp tác và cam kết từ các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp, nhà quản lý, cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương Đồng thời, cần có các chính sách và quy định hỗ trợ, đảm bảo tuân thủ và thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và quản lý bền vững trong ngành thủy sản

1.2.5 Quản lý hiệu quả và giảm phát trong hoạt động khai thác thủy sản xuất khẩu

Khi ngành thủy sản dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, việc mở rộng ngành công nghiệp thủy sản đã góp phần làm môi trường xuống cấp, và trở thành mối đe dọa tiềm ẩn trong việc phát triển ngành một cách bền vững Tại một số vùng nuôi trồng thuỷ hải sản, việc sử dụng đất đai để nuôi tôm lâu, môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong vùng nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường, năng suất sinh học ngày càng giảm Diện tích rừng ngập mặn ven biển suy giảm do chuyển đổi sang nuôi tôm từ những năm đầu và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn

Bên cạnh đó, nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản bị biến đổi, gây ô nhiễm Chất lượng nước trong các ao nuôi

Trang 26

thủy sản đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp và nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ Có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3+,… và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn nước thải này chưa được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch Đáng chú ý là ý thức chấp hành của nhiều người dân chưa cao, chưa thu gom, phân loại, xử lý chất thải trong hoạt động nuôi trồng thủy sản

Đặc biệt là vấn đề rác thải nhựa trong khai thác thủy sản Trong quá trình đánh bắt, ngành thuỷ sản sử dụng các vật liệu bằng nhựa như: tấm lưới, dây thừng, dây cước, phao, lưới kéo và mồi nhử; Các thiết bị an toàn: trong áo phao, vòng cứu sinh, bè cứu sinh… Hoạt động chế biến và bảo quản sản phẩm trên tàu: trong hộp và hộp đựng cá bằng nhựa, khay, màng bọc, túi, chai nước, túi xách, hộp, bao bì thực phẩm… Theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF, 2020), các loại nhựa phổ biến nhất được sử dụng trong đánh bắt thủy sản là polypropylen (PP), polyetylen (PE), polyamit (PA), polyvinyl clorua (PVC), polyethylene mật độ thấp (LDPE) và polystyrene giãn nở (EPS) hoặc Styrofoam

Tuy nhiên tại nhiều địa phương, các tiêu chuẩn có thông số kỹ thuật về nhựa sử dụng trong thiết kế và sản xuất ngư cụ vẫn mang tính tùy chọn và không bắt buộc đối với ngư dân Chính vì vậy, việc sử dụng nhựa trong khai thác thủy sản, chưa được kiểm soát tại các ngư trường nên việc xuất hiện RTN đại dương tại vùng biển, đang có xu hướng tăng dần theo các năm

Quản lý hiệu quả và giảm phát thải trong hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng việc xuất khẩu không gây tác động tiêu cực lên môi trường và đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững Khi áp dụng các biện pháp quản lý thông minh, chúng ta có thể giảm thiểu việc khai thác quá mức và bảo vệ các loài cá và sinh vật biển khác khỏi sự suy giảm quá nhanh Điều này đảm bảo rằng nguồn lợi thuỷ sản có thể được tái tạo và sử dụng bền vững trong tương lai, đóng góp vào nền kinh tế quốc gia

Một trong những biện pháp quan trọng đó chính là ngăn chặn việc phát sinh chất thải và giảm thiểu nó khi nó xảy ra Việc đầu tiên chính là thu thập chất thải ngay tại nguồn, như trên các tàu cá và tại các cơ sở chế biến, để dễ dàng phân loại và xử lý sau

Trang 27

này Sau đó, chuyển chất thải đến các cơ sở xử lý chất thải có trách nhiệm và đủ điều kiện để tái chế hoặc xử lý an toàn Đồng thời với các bước này là việc khuyến khích ngư dân tái sử dụng và tái chế chất thải như nhựa và kim loại từ hoạt động khai thác và chế biến thủy sản

Về phía Nhà nước cần thúc đẩy nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Phát triển các mô hình nuôi trồng thân thiện với môi trường, nuôi tuần hoàn khép kín (RAS), quy trình nuôi biofloc, mô hình nuôi xử lý môi trường bằng đối tượng sinh học (rong, tảo, nhuyễn thể, các loài cá ăn lọc,…) Mô hình nuôi tuần hoàn khép kín (RAS) là một hệ thống nuôi trồng thủy sản đóng và tái sử dụng nước, giúp giảm thiểu lượng nước tiêu thụ, giảm ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây nhiễm các bệnh tật cho cá Mô hình này cũng giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn nước và giảm thiểu chi phí vận hành Mô hình nuôi biofloc là một phương pháp nuôi trồng thủy sản trong một môi trường có chứa các hệ thống vi sinh vật có lợi, giúp tạo ra các điều kiện sống tốt cho cá và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Hệ thống biofloc cũng giúp tăng cường khả năng chống lại các bệnh tật cho cá Mô hình nuôi xử lý môi trường bằng đối tượng sinh học, như rong, tảo, nhuyễn thể và các loài cá ăn lọc, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý chất thải hữu cơ từ nuôi trồng thủy sản Các loại sinh vật này có khả năng hấp thụ chất thải hữu cơ và các chất dinh dưỡng dư thừa trong môi trường nước, giúp cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu ô nhiễm Các mô hình này đều đem lại lợi ích lớn về môi trường và kinh tế, đồng thời giúp ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững và hiệu quả hơn

Bên cạnh đó, cần hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng đảm bảo việc xử lý, thu gom, xử lý chất thải trong hoạt động nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; đồng thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; công tác kiểm tra, giám sát trách nhiệm quản lý địa phương đối với việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản Xây dựng cơ chế phòng ngừa, chủ động giám sát chất lượng môi trường nước để dự báo diễn biến môi trường cũng như dịch bệnh có thể phát sinh

Trang 28

1.3 Một số tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững về môi trường

Tiêu chí là các chuẩn mực, dấu hiệu, hay tính chất được sử dụng để đánh giá,

phân biệt hoặc kiểm định một sự việc, sự vật, hoặc một khái niệm Trong việc thiết lập một số tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững về môi trường, bao gồm việc đánh giá tác động của quá trình sản xuất, chế biến và vận chuyển thuỷ sản đến môi trường, cũng như xem xét các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm Các tiêu chí này có thể bao gồm việc đánh giá lượng nước tiêu thụ, lượng chất thải sinh ra, sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu, cũng như tình trạng của nguồn lực sinh vật biển Đồng thời, cũng cần xem xét các yếu tố về công bằng xã hội, quản lý bền vững và đảm bảo quyền lợi cho ngư dân và cộng đồng địa phương Việc áp dụng các tiêu chí và chỉ tiêu này sẽ giúp đảm bảo rằng ngành xuất khẩu thuỷ sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo rằng hoạt động này không gây hại đến môi trường và nguồn lực sinh vật biển, từ đó góp phần vào sự phát

triển bền vững của ngành và cộng đồng

1.3.1 Các tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu thuỷ sản bền vững phù hợp với yêu cầu của quốc gia

Các quốc gia cần áp dụng các chỉ tiêu về mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ngành Đặc biệt trong việc quản lý tài nguyên và nguồn lực một cách bền vững Chính phủ cần phải đánh giá về việc tái chế và tái sử dụng nguồn lực trong quá trình sản xuất, chế biến và đóng gói thuỷ sản, liệu các khu vực khai thác thuỷ sản có đang tuân thủ định hay không Đồng thời, áp dụng các chỉ tiêu sử dụng các vật liệu tái chế để sản xuất bao bì, giảm lượng chất thải và tiết kiệm tài nguyên

1.3.2 Tiêu chí đánh giá xuất khẩu thuỷ sản bền vững trong cam kết quốc tế

1.3.2.1 Những yêu cầu trong cam kết về bảo vệ môi trường

Các Hiệp định Môi Trường Đa Biên (Multilateral Environmental Agreements - MEAs) là những thỏa thuận quốc tế nhằm giải quyết các thách thức môi trường cấp bách mang tính toàn cầu hoặc khu vực Những cam kết này là những công cụ cốt yếu của

Trang 29

quản lý môi trường quốc tế và luật môi trường quốc tế Nội dung cam kết của các hiệp định MEA thường bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau Ví dụ, Hiệp định CPTPP, một trong những MEA có sự tham gia của Việt Nam, Chương 20 về Môi trường của CPTPP với 81 khoản, 02 phụ lục bao gồm các tiêu chí nhằm đảm bảo các bên tham gia có nghĩa vụ thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, các thiết chế thực thi và giải quyết tranh chấp phát sinh

Trong Hiệp định CPTPP có nêu ra tiêu chí bảo vệ tầng ôzôn, cần dựa trên các chỉ số như việc giảm phát thải các chất gây suy giảm tầng ôzôn (CFCs, HCFCs, v.v.) Đặc biệt với việc chuyển đổi sang nền kinh tế cacbon thấp, các chỉ tiêu được đề cập đến là mức độ áp dụng năng lượng tái tạo, hiệu quả và cải thiện quy định về năng lượng, phát triển công nghệ sạch và các cơ chế phát thải, rủi ro các-bon như hệ thống trao đổi tín chỉ các-bon (ETS)

Ngoài ra, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) cũng là một MEA khác mà Việt Nam tham gia Hiệp định nêu ra các tiêu chí Chương 13 dành riêng quy định về Thương mại và Phát triển bền vững Theo đó, các quy định yêu cầu các bên tham gia có nghĩa vụ thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, các thiết chế thực thi và giải quyết tranh chấp phát sinh

Trong đó, điểm chung của các tiêu chí trong các cam kết bảo vệ môi trường là việc thực hiện cách tiếp cận bắt buộc” thay vì “tự nguyện” trong ứng phó biến đổi khí hậu Cần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đồng thời sửa đổi và bổ sung một số chính sách thuế, như thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường nhằm khuyến khích tái sử dụng, tái chế xử lý chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải, áp dụng công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

Để đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu thuỷ sản bền vững trong cam kết bảo vệ môi trường, cần triển khai nghiên cứu và luật hoá các quy định về quyền tiếp cận nguồn gen thuộc chủ quyền quốc gia; trách nhiệm tạo điều kiện cho việc sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với pháp luật trong nước Đặc biệt là thẩm quyền quản lý và chế tài xử phạt, chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

Trang 30

ngăn chặn sự biến mất và giảm áp lực về đa dạng sinh học trong bối cảnh hoạt động thương mại; quy định về bản chất, loại hình, cấp độ, trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường

1.3.2.2 Những yêu cầu trong cam kết về bảo vệ thuỷ sản

Các yêu cầu bảo vệ thuỷ sản thường liên quan đến việc kiểm soát khai thác, quản lý nguồn lợi và bảo vệ môi trường biển Điều này có thể bao gồm việc thiết lập các quy định về kích cỡ tối thiểu của cá thể được đánh bắt, hạn chế số lượng và phương thức đánh bắt, quản lý vùng biển và khu vực cấm đánh bắt, đảm bảo tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động và bảo vệ ngư dân, cũng như thúc đẩy các phương pháp nuôi trồng, chăn nuôi và khai thác thuỷ sản bền vững

Đặc biệt, các tiêu chí kích thước lưới được sử dụng quy định đối với từng loại cá khi đánh bắt cá ở biển sẽ đảm bảo khai thác đúng kích thước, độ tuổi ở mỗi loài cá; tránh việc khai thác tận diệt Nhờ đó, sự sinh trưởng và phát triển của các quần thể cá không bị ảnh hưởng quá mức (các quần thể cá vẫn có khả năng phục hồi kích thước sau đánh bắt), đảm bảo đa dạng sinh học và khai thác bền vững

Trong báo cáo năm 2018 của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, FAO ước tính rằng một phần ba trữ lượng cá thế giới đã bị đánh bắt quá mức vào năm 2015 Vậy nên đã có những tiêu chí sau đây để đánh giá rằng việc đánh bắt quá mức nằm trong “mức độ chấp nhận được" của hoạt động đánh bắt Các thuật ngữ kinh tế sinh học và sinh học chính xác hơn xác định mức chấp nhận được như sau: Đánh bắt quá mức sinh học xảy ra khi tỷ lệ chết của cá đạt đến mức mà sinh khối trong đàn có tăng trưởng cận biên âm, như được biểu thị bằng vùng màu đỏ trong hình Điều này xảy ra khi cá được đưa lên khỏi mặt nước quá nhanh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bổ sung đàn bằng cách sinh sản Nếu sự bổ sung tiếp tục giảm trong thời gian đủ lâu, dân số cá sẽ giảm đi ngược lại Ngoài việc xem xét mặt sinh học, đánh bắt quá mức cũng liên quan đến khía cạnh kinh tế Khi xác định sản lượng đánh bắt được, cần xét đến chi phí đánh bắt Một nghề đánh bắt được coi là bị đánh bắt quá mức kinh tế khi sản lượng đánh bắt vượt quá sản lượng kinh tế tối đa trong trường hợp giá thuế tài nguyên ở mức tối đa Điều này có nghĩa là cá bị loại bỏ khỏi nghề đánh bắt nhanh chóng, đến mức lợi nhuận của nghề đánh bắt dưới mức tối ưu Một cách tiếp cận linh hoạt hơn về đánh bắt quá mức kinh tế cũng xem

Trang 31

xét giá trị hiện tại của nghề cá, sử dụng tỷ lệ chiết khấu liên quan để tối đa hóa dòng tiền thuế tài nguyên từ tất cả các sản phẩm đánh bắt trong tương lai Điều này giúp đảm bảo rằng lợi ích kinh tế từ việc đánh bắt không chỉ tập trung vào hiện tại mà còn bao gồm cả sự bền vững và tương lai của ngành công nghiệp thuỷ sản

Hình 1.1 Quy tắc Kiểm soát Thu hoạch (HCR) về đánh bắt quá mức

Nguồn: Ủy ban cá ngừ nhiệt đới liên châu Mỹ (IATTC)

1.3.3 Tiêu chí đánh giá những yêu cầu, quy định của thị trường quốc tế

1.3.3.1 Tiêu chí đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm

Đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm là một phần quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý (IUU)

Các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia như GMP, HACCP, BRC, ISO 22000 và Globalgap được xem là cơ sở để đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và phân phối Các tiêu chuẩn này dựa trên các nguyên tắc cơ bản về kiểm soát an toàn và vệ sinh trong quá trình khai thác thuỷ sản

Trang 32

Việc đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo cho sản phẩm không bị ô nhiễm tại các giai đoạn chế biến khác nhau, qua đó bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng Điều này cũng góp phần vào việc củng cố uy tín và trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thuỷ sản

Các tiêu chí cụ thể là GMP (Good Manufacturing Practices) và HACCP (Hazard Analysis Critical Control Points)

GMP (Good Manufacturing Practices) là thực hành sản xuất tốt, bao gồm các tiêu chuẩn bắt buộc liên quan đến việc tuân thủ các hướng dẫn kiểm soát sản xuất an toàn, nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe như thực phẩm Nhà máy và thiết bị sản xuất phải được thiết kế, bảo dưỡng và bố trí phù hợp để tránh nhiễm khuẩn chéo và đảm bảo quy trình sản xuất mạch lạc Quy trình sản xuất phải định rõ ràng và được kiểm soát chặt chẽ Tất cả các quy trình quan trọng trong sản xuất phải được xác minh để đảm bảo sự nhất quán và tuân thủ các tiêu chuẩn Nhân viên phải được đào tạo để thực hiện và ghi chép các quy trình một cách đúng đắn Cần phải lập hồ sơ trong quá trình sản xuất một cách minh bạch để chứng minh rằng các quy trình đã được thực hiện đúng như hướng dẫn mỗi khi sản xuất một sản phẩm Việc tuân thủ GMP không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cam kết về chất lượng và an toàn từ phía doanh nghiệp đối với người tiêu dùng Qua đó, GMP giúp tăng cường niềm tin của người tiêu dùng và cơ hội xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản

Một trong những biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm trong bối cảnh IUU là áp dụng các nguyên tắc HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point), một tiêu chuẩn quốc tế được công nhận giúp đánh giá, kiểm soát và đảm bảo an toàn thực phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng Hệ thống HACCP nhận diện và đánh giá các mối nguy về sinh học, hóa học, và vật lý có thể ảnh hưởng đến sản phẩm Quy trình của HACCP bao gồm: Lập đội HACCP, mô tả sản phẩm, xác định mục đích sử dụng sản phẩm, thiết lập lưu đồ chế biến, thẩm định lưu đồ chế biến, phân tích mối nguy, xác định các CCP, thiết lập các giới hạn tới hạn, giám sát các giới hạn tới hạn, thiết lập các hành động khắc phục, thiết lập các quy trình thẩm tra, thiết lập tài liệu và lưu hồ sơ Tại bước mô tả sản phẩm, doanh nghiệp cần mô tả chi tiết sản phẩm bao gồm đặc tính của nguyên liệu, thành phần, vật liệu đóng gói và đặc tính của sản phẩm cuối cùng, mục đích của sản phẩm đến tay người tiêu dùng Thông

Trang 33

tin này giúp đánh giá các mối nguy liên quan đến an toàn thực phẩm Tiếp đó nhóm HACCP sẽ thẩm định lưu đồ sản xuất để đảm bảo nó phản ánh đúng quy trình công nghệ thực tế Việc phân tích các mối nguy hại và xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP), giới hạn nào là chấp nhận được và không chấp nhận được đối với mỗi CCP Cuối cùng là kiểm tra hệ thống HACCP định kỳ để đảm bảo nó vẫn hiệu quả và phù hợp với việc kiểm soát các mối nguy về an toàn vệ sinh thực phẩm Tất cả thông tin và tài liệu liên quan đến HACCP cần được ghi chép cẩn thận và lưu trữ, nhằm mục đích kiểm tra và thẩm tra về sau Bằng việc áp dụng một cách bài bản và chi tiết hệ thống HACCP, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản có thể nâng cao khả năng đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đảm bảo yêu cầu khắt khe đối với sản phẩm xuất khẩu

1.3.3.2 Tiêu chí đánh giá ghi nhãn

MSC, tức Hội đồng Quản lý biển (Marine Stewardship Council), là một hệ thống đã được thiết kế cụ thể để đánh giá mức độ bền vững và trách nhiệm của các ngư trường khai thác thủy sản Nhãn dán của MSC bao gồm cụm từ ‘Certified sustainable seafood’ biểu thị sản phẩm hải sản được chứng nhận bền vững, các chữ cái TM cho thấy nhãn hiệu này được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thương mại Sản phẩm thủy sản có nhãn hiệu MSC bảo đảm rằng chúng được khai thác từ ngư trường bền vững và có trách nhiệm Để đạt được chứng nhận MSC, nghề cá phải đảm bảo các tiêu chí khoa học quan trọng: Không gây suy giảm nguồn lợi thủy sản do khai thác bừa bãi, Duy trì cấu trúc, sức sản xuất, chức năng và đa dạng hóa của hệ sinh thái, Phải có hệ thống quản lý hiệu quả, tuân thủ pháp luật và tiêu chuẩn địa phương, quốc gia và quốc tế Nhãn MSC giúp khẳng định rằng sản phẩm đến từ nguồn gốc có quản lý bền vững và không phá hủy môi trường, thông qua việc duy trì nguồn lợi thủy sản và hệ thống quản lý chặt chẽ, giúp tăng giá trị của sản phẩm trên thị trường quốc tế Khi doanh nghiệp sử dụng nhãn MSC, người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng sản phẩm họ mua không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho ngành công nghiệp thủy sản

Ngoài ra, khi xuất khẩu thủy sản vào các thị trường quốc tế, có một số tiêu chí đánh giá về ghi nhãn chung mà các doanh nghiệp cần lưu ý để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và tiêu chuẩn của thị trường mục tiêu Các tiêu chí chung cần tuân thủ: thông

Trang 34

tin cơ bản, đóng gói và bảo quản, yêu cầu về sức khỏe Về thông tin cơ bản, sản phẩm thuỷ sản được xuất khẩu được dán nhãn về xuất xứ (nước sản xuất) của sản phẩm thủy sản, số lượng sản phẩm, danh sách nguyên liệu hoặc thành phần có trong sản phẩm, trọng lượng tịnh hoặc khối lượng tịnh của sản phẩm Về cách đóng gói và bảo quản, thông tin về tiêu chuẩn đóng gói, như việc đóng gói cá khô và muối trong hộp có lót giấy có bôi trơn hoặc thiếc và không quá trọng lượng tối đa 50 kg Bên cạnh đó, các sản phẩm thủy sản nhất định, tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia, cần phải có giấy chứng nhận sức khỏe đặc thù theo sản phẩm và lô hàng xuất khẩu, cũng như các thông tin kiểm định trong quá trình sản xuất tại cơ sở đã được chứng nhận

Đối với thị trường EU, việc đáp ứng yêu cầu về ghi nhãn dán sản phẩm là rất quan trọng Cụ thể, nhãn dán sản phẩm cần bao gồm các thông tin như: tên sản phẩm (bao gồm cả tên thương mại và tên khoa học), danh sách các thành phần kèm theo số nhận dạng được cấp cho các chất mà EU cho phép thêm vào thực phẩm, phương pháp sản xuất, xuất xứ, khối lượng tịnh, ngày có độ bền tối thiểu, thông tin về người bán ở EU, số phê duyệt của EU, số lô, dinh dưỡng, và thông tin bổ sung cho người tiêu dùng Đặc biệt, nhãn thủy sản nhập khẩu vào Bắc Âu cần được ghi bằng tiếng Thụy Điển, Đan Mạch hoặc Na Uy Việc tuân thủ các yêu cầu về ghi nhãn dán sản phẩm này không chỉ giúp sản phẩm tiếp cận được với thị trường EU mà còn tạo niềm tin và an tâm cho người tiêu dùng về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm

Bên cạnh thị trường EU, một số tiêu chuẩn và quy định về ghi nhãn được thiết lập nhằm đảm bảo sự ổn định thị trường, tạo niềm tin cho người tiêu dùng vào sản phẩm thủy sản nhập khẩu và đồng thời hỗ trợ bảo vệ và củng cố thị trường thủy sản qua thương mại toàn cầu

Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ, tính khai thác bền vững của sản phẩm cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động của ngư dân Do vậy, rất khó khăn cho cả người khai thác và các nhà chế biến đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt này Chẳng hạn như đối với thị trường Mỹ: Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ nhận được văn bản của Cơ quan Dịch vụ thủy sản quốc gia (thuộc Cơ quan

Trang 35

về Khí quyển và Đại dương quốc gia, Bộ Thương mại Mỹ), thông báo quy định mới liên quan tới việc xuất khẩu sản phẩm cá ngừ vào thị trường này

Theo quy định mới của Cục Nghề cá biển quốc gia Mỹ (NMFS) nhằm thực thi Luật Thông tin cho người tiêu dùng về bảo vệ cá heo của Mỹ (the Dolphin Protection Consumer Information Act - DPCIA), kể từ ngày 21/5/2016 trở đi, để tất cả các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu vào Mỹ có đủ điều kiện dán nhãn “An toàn Cá heo” (Dolphin Safe) thì các nhà máy chế biến xuất khẩu phải cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ thủy sản, Giấy chứng nhận của thuyền trưởng tàu khai thác xác nhận rằng không có lưới vây hay thiết bị khai thác nào khác cố ý được sử dụng để bao vây cá heo trong suốt chuyến đi đánh bắt cá ngừ, và không có con cá heo nào bị giết hoặc bị thương nghiêm trọng trong các lần đánh bắt hay sử dụng các thiết bị để đánh bắt cá ngừ

VASEP cho rằng, đây là quy định mới và bắt buộc của Chính phủ Mỹ Quy định này sẽ ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến tất cả các lô hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ từ ngày 21/5/2016

1.3.3.3 Tiêu chí đánh giá nguồn gốc hợp pháp

Quy định IUU, viết đầy đủ là "Illegal, Unreported and Unregulated", tức là "Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định", là hệ thống quy định nhằm ngăn chặn các hoạt động đánh bắt hải sản IUU Các tiêu chí đánh giá nguồn gốc hợp pháp IUU nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm thuỷ sản đều tuân theo luật lệ và được khai thác một cách bền vững, không gây hại cho môi trường và nguồn lợi thuỷ sản Các tiêu chí đánh giá nguồn gốc hợp pháp IUU thường liên quan đến giấy chứng nhận bắt (catch certificates) đã được cơ quan quốc gia có thẩm quyền xác nhận để chứng minh tính hợp pháp của việc khai thác thuỷ sản Bằng việc ứng dụng các công nghệ mới, CATCH là công cụ IT đầu tiên giúp chuẩn hóa việc kiểm tra và xác minh giấy chứng nhận bắt cho sản phẩm hải sản nhập vào các thị trường (đặc biệt là thị trường EU) và sẽ trở thành bắt buộc từ ngày 10 tháng 1 năm 2026

Trong công văn mới đây gửi tới Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nêu lên khó khăn trong việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp hải sản, đặc biệt là doanh nghiệp xuất

Trang 36

khẩu cá ngừ Khó khăn này khiến doanh nghiệp không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các quốc gia xuất khẩu khác

Hình 1.2 Quy trình chế biến cá ngừ tại doanh nghiệp xuất khẩu

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP)

Cụ thể, công văn của VASEP nêu, hiện nay quy tắc xuất xứ trong các FTA yêu cầu nguyên liệu sử dụng cho chế biến, xuất khẩu phải có xuất xứ thuần túy (tức là nguyên liệu có xuất xứ trong nước) hoặc có xuất xứ nội khối (nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia thành viên FTA) Nhưng với nguyên liệu hải sản đánh bắt, đặc biệt là cá ngừ thì hơn 80% phải nhập từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có FTA với Việt Nam Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các nước đối thủ khác

VASEP cho rằng, để giúp các doanh nghiệp cá ngừ có thể tận dụng tối đa những lợi thế do các FTA mang lại thì cần mở rộng thỏa thuận về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí chuyển đổi mã số HS (CC, CTH) Trong đó cho phép các nước thành viên

Trang 37

FTA được sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu bên ngoài khối để sản xuất, xuất khẩu vào các quốc gia trong các khối FTA theo thuế suất ưu đãi như những sản phẩm có xuất xứ thuần túy hoặc xuất xứ nội khối Theo đó, VASEP đề nghị Cục Xuất nhập khẩu xem xét đưa vào nội dung dự kiến thảo luận tại các FTA trong thời gian tới về quy tắc xuất xứ trong quá trình thực hiện, áp dụng quy tắc xuất xứ như sau:

Về cơ chế chứng nhận xuất xứ, cần tiến tới cơ chế cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ để giảm bớt các thủ tục hành chính và đề cao tính trách nhiệm cho các doanh nghiệp Về hình thức chứng nhận xuất xứ, sớm triển khai các chứng nhận xuất xứ điện tử, kể cả chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp tự chứng nhận trên hệ thống điện tử chung thông qua chữ ký số của doanh nghiệp

Đối với quy định về xuất xứ hàng hoá, mở rộng thêm tiêu chí xuất xứ hàng hóa để doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài khối FTAs để sản xuất và xuất khẩu vào các quốc gia trong khối FTA Với tiêu chí xuất xứ tại danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR), cần thiết mở rộng thêm tiêu chí chuyển đổi mã HS (CC, CTH)

1.3.3.4 Tiêu chí đánh giá, kiểm tra tại cửa khẩu

Khi tiến hành kiểm tra sản phẩm thuỷ sản tại cửa khẩu, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện các quy trình đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, Kiểm tra giấy tờ liên quan về nguồn gốc xuất xứ, Tuân thủ quy định pháp luật của thị trường nhập khẩu

Hàng thủy sản đến cửa khẩu đầu tiên thị trường quốc tế phải được kiểm tra tại trạm kiểm tra biên giới đã được phê duyệt Thông thường, không phải tất cả các lô hàng sẽ được kiểm tra thực tế; tuy nhiên, kiểm tra tài liệu có hệ thống và kiểm tra danh tính là phổ biến Tần suất kiểm tra thực tế phụ thuộc vào hồ sơ rủi ro của sản phẩm và vào kết quả của các lần kiểm tra trước đó Các lô hàng bị phát hiện không tuân thủ quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ của IUU, HACCP sẽ bị tiêu hủy hoặc, trong những điều kiện nhất định, được gửi lại trong vòng 60 ngày Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu có thể bị phong tỏa và cơ quan có thẩm quyền có thể phải đối mặt với hình thức trừng phạt Để quá trình kiểm tra được diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần

Trang 38

chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cả nước xuất khẩu lẫn nước nhập khẩu cũng như các tiêu chí an toàn thực phẩm quốc tế

Quy trình kiểm tra lô hàng xuất khẩu tại cửa khẩu thường diễn ra theo các bước sau: Lấy mẫu và phân tích, Kiểm tra bằng máy soi, Cộng tác với cơ quan kiểm dịch Tức là đơn vị lấy mẫu phân tích sẽ tiến hành lấy mẫu và chuyển cho đơn vị kiểm định để kiểm tra an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm thuỷ sản Một số loại hàng hóa có thể được kiểm tra bằng máy soi tại địa điểm soi chiếu tập trung Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu bằng máy soi, việc kiểm tra diễn ra tại các khu vực trong cửa khẩu Trong quá trình làm thủ tục hải quan và kiểm dịch, việc phối hợp giữa cơ quan kiểm dịch cửa khẩu với cơ quan hải quan là rất quan trọng để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng

Các điểm kiểm tra biên giới của châu Âu có thể ngẫu nhiên tiến hành phân tích cụ thể các lô hàng trước khi thông quan Các phép phân tích có thể nhắm vào các chất cặn bã, kim loại nặng hoặc các chất gây ô nhiễm khác Trong quá trình kiểm tra ngẫu nhiên, các lô hàng có thể được thông quan và giao cho khách hàng EU Tuy nhiên, nếu các cuộc kiểm tra phát hiện ra bất kỳ sự nhiễm bẩn nào, doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng sẽ được đặt ở “trạng thái tăng cường kiểm soát” Trạng thái này sau đó được thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên EU cũng như Ủy ban châu Âu thông qua Hệ thống Cảnh báo nhanh (RASFF) Khi một cơ sở ở trạng thái bị tăng cường kiểm soát, 10 chuyến hàng tiếp theo của cơ sở này đến bất kỳ quốc gia EU nào sẽ tự động bị kiểm tra Các sản phẩm sẽ bị tạm giữ tại các trạm kiểm tra biên giới cho đến khi nhận được kết quả Sau 10 lô hàng mà kết quả kiểm tra khả quan, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được loại ra khỏi danh sách bị tăng cường kiểm soát Nếu lô hàng bị từ chối do không tuân thủ luật pháp EU, bên chịu trách nhiệm của lô hàng có ba lựa chọn: Tiêu hủy các sản phẩm vi phạm; Gửi lại các sản phẩm này đến một quốc gia không thuộc EU; Hoặc trả lại các sản phẩm về nước xuất xứ

1.3.4 Tiêu chí đánh giá khai thác hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Các quy định về hạn ngạch sản lượng thủy sản thường đi kèm với các biện pháp quản lý và giám sát để đảm bảo tuân thủ Phạt tiền khi có vi phạm về hạn ngạch sản lượng là một cách để thúc đẩy tuân thủ và trừng phạt các hành vi vi phạm Điều này có

Trang 39

thể tạo ra động lực kinh tế để các doanh nghiệp và cá nhân tuân thủ quy định và thực hiện khai thác thủy sản một cách bền vững

Bên cạnh đó, các quốc gia xây dựng bộ chỉ tiêu và chỉ số cụ thể cho từng giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch Các chỉ tiêu và chỉ số này có thể bao gồm các yếu tố như quy mô khai thác, phương pháp khai thác, tình trạng tài nguyên, tác động môi trường và sự đóng góp vào nền kinh tế

Đồng thời phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kết quả điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản; hiện trạng quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Hiện trạng kết quả điều tra, khảo sát; trữ lượng, phân bố và khả năng khai thác nguồn lợi thủy sản; hiện trạng các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các loài thủy sản đã được lưu trữ giống, gen và đã sản xuất được giống thương phẩm; hiện trạng sản xuất, khai thác thủy sản, gồm phương tiện, sản lượng khai thác thủy sản, tốc độ tăng trưởng giá trị khai thác thủy sản, cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản xa bờ; hệ thống tổ chức quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Sau hơn hai thập kỷ đàm phán, các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đạt được bước đột phá tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 ở Geneva đảm bảo một thỏa thuận nhằm hạn chế trợ cấp đánh bắt cá và giảm đánh bắt quá mức toàn cầu

Thỏa thuận Thủy sản lịch sử đưa ra các quy tắc mới để giúp bảo tồn các đại dương trên thế giới, tăng trữ lượng cá giảm và bảo vệ vô số cộng đồng trên khắp thế giới có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên biển Thỏa thuận này sẽ chứng kiến các quốc gia làm việc cùng nhau để cấm trợ cấp cho đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và hạn chế trợ cấp cho các trữ lượng đã bị đánh bắt quá mức Ngoài ra, văn bản cho phép trợ cấp miễn là chúng được thực hiện để xây dựng lại nguồn cá đến "mức bền vững về mặt sinh học" và nó bao gồm các biện pháp để tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các chính phủ về cách họ trợ cấp cho ngành

Thỏa thuận chưa từng có tiền lệ - thỏa thuận đa phương thứ hai thiết lập các quy tắc thương mại toàn cầu mới trong lịch sử 27 năm của WTO - đánh dấu bước tiến quan trọng đầu tiên hướng tới giải quyết tình trạng đánh bắt quá mức, một trong những thách thức phát triển bền vững lớn nhất hiện nay Khoảng 24% trữ lượng cá biển đã bị khai thác quá mức vượt quá mức bền vững và trong 40 năm qua, các loài sinh vật biển đã

Trang 40

giảm gần 40% Đánh bắt cá bất hợp pháp và không được kiểm soát chiếm 12-28% sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới - chiếm khoảng 11 đến 26 triệu tấn cá

Hiệp định về Các Biện Pháp Quản Lý và Bảo Vệ Các Loài Thủy Sản Được CITES Quản Lý (CITES): CITES là viết tắt của "Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora" - Hiệp định về Thương Mại Quốc Tế các Loài Động và Thực Vật Hoang Dã Nguy Cấp Hiệp định này được thiết lập nhằm kiểm soát và giám sát việc buôn bán quốc tế của các loài động và thực vật hoang dã nguy cấp, bao gồm cả một số loài thủy sản Mục tiêu chính của CITES là bảo vệ các loài nguy cấp khỏi việc buôn bán trái phép và đảm bảo rằng việc thương mại các loài này không ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng Hiệp định về Các Biện Pháp Quản Lý Cá Ngừ Ở Đại Tây Dương (ICCAT): ICCAT là viết tắt của "International Commission for the Conservation of Atlantic Tunas" - Ủy Ban Quốc Tế về Bảo Vệ Cá Ngừ ở Đại Tây Dương Hiệp định này tập trung vào việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi cá ngừ ở Đại Tây Dương, đặc biệt là các loài cá ngừ bị đe dọa do khai thác quá mức ICCAT thiết lập các biện pháp quản lý như giới hạn số lượng cá được đánh bắt, kích thước tối thiểu của cá được chấp nhận, và các biện pháp khác để duy trì nguồn lợi cá ngừ một cách bền vững Hiệp định về Bảo Vệ và Phát Triển Các Loài Cá Di Cư Ở Sông Mekong (MRC): MRC là viết tắt của "Mekong River Commission" - Ủy Ban Sông Mekong Hiệp định này tập trung vào việc bảo vệ và phát triển các loài cá di cư quan trọng trong hệ sinh thái sông Mekong, một trong những con sông lớn nhất châu Á MRC hợp tác với các quốc gia sông Mekong để thúc đẩy quản lý bền vững của nguồn lợi cá di cư, bao gồm việc xây dựng các trạm cá, giám sát số lượng cá di cư, và thúc đẩy hợp tác quốc tế để bảo vệ nguồn lợi này

1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá sự giảm thiểu phát thải trong hoạt động khai thác thủy sản xuất khẩu

Theo Ths Nguyễn Trường Nam: “Chất thải nguy hại chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.”

Hiện nay, việc tiến hành xả các chất độc hại từ việc chế biến và nuôi trồng thuỷ sản đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường Hệ thống xử lý chất thải, bao gồm cả nước thải và chất thải sản xuất cùng sinh hoạt, đang được sử dụng trong các doanh nghiệp, tuy nhiên, vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt và tính toán cẩn thận

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w