TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM Hà
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong hai thập kỷ qua, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain
- GVC) đã trở thành một làn sóng tất yếu trong thương mại quốc tế và đây cũng là chủ đề thu hút sự chú ý rộng rãi của cả giới học thuật và các nhà quản lý trên thế giới (Cattaneo và cộng sự, 2013; UNIDO, 2019) Làn sóng này đƣợc thúc đẩy bởi chính nhu cầu của các công ty đa quốc gia về hiệu quả sản xuất, tăng cường tiếp thị và quan hệ quốc tế Ngày nay, chuỗi giá trị toàn cầu còn thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nước đang phát triển nhờ xu thế tự do hóa thương mại đang diễn ra ngày càng tích cực trong nền kinh tế thế giới
Là một trong số những quốc gia đang phát triển, đối với Việt Nam, việc tham gia vào GVC đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên nền kinh tế thế giới Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào các tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ KHCN trong sản xuất công nghiệp, việc khuyến khích các doanh nghiệp CNHT tham gia vào GVC sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp quốc gia và tăng mức độ đóng góp của chính các doanh nghiệp này vào GDP Tuy nhiên, số lƣợng các doanh nghiệp CNHT Việt Nam đƣợc lựa chọn để làm nhà cung cấp cho các doanh nghiệp trong GVC còn hạn chế Theo số liệu Bộ Công Thương mới cập nhật, hiện cả nước có khoảng 5.000 doanh nghiệp chế biến tham gia cung cấp linh kiện phụ tùng cho nhóm ngành hàng ô tô, cơ khí, trong đó, 70% doanh nghiệp tham gia cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước và 8% cung cấp cho nhà xuất khẩu và 17% là tham gia cung cấp cho cả hai Nhƣ vậy, mới có khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia đƣợc vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu Vì vậy, Việt Nam sẽ cần thúc đẩy hơn nữa các ngành CNHT và chủ động hơn nữa trong việc tham gia các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trong khu vực và trên toàn thế giới
Trên thực tế, việc tham gia vào GVC của các doanh nghiệp CNHT tại Việt Nam không hề đơn giản vì phải phụ thuộc vào những yếu tố đến từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Nhận thấy các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong việc xác định những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tham gia vào GVC, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” để nghiên cứu, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp CNHT Việt Nam gia nhập vào GVC.
Tổng quan nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu quốc tế
Nghiên cứu của Nham Phong Tuan và Takahashi Yoshi (2010) về “Năng lực tổ chức, cạnh tranh; lợi ích và hiệu quả trong hỗ trợ các ngành công nghiệp tại Việt Nam” Với mục tiêu chỉ ra sự tác động giữa các yếu tố năng lực tổ chức, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả doanh nghiệp, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng khi gửi đi 250 phiếu khảo sát từ các công ty trên địa bàn Hà Nội thông qua VIDC và VCCI Trong đó, nhóm tác giả thu lại đƣợc 118 phiếu và có 102 phiếu hợp lệ Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng năng lực tổ chức và lợi thế cạnh tranh có tác động tích cực trực tiếp đến hiệu quả của doanh nghiệp; trong khi đó, lợi thế cạnh tranh không ảnh hưởng lớn đến mối tương quan giữa 2 yếu tố còn lại
Nghiên cứu của Przemyslaw Kowalskii, Javier Lopez Gonzalez, Alexandros Ragoussisi and Cristian Ugarte (2015) về “Sự tham gia của các nước đang phát triển vào chuỗi giá trị toàn cầu: Ý nghĩa đối với thương mại và các chính sách liên quan đến thương mại” Bài nghiên cứu nhằm giải đáp những câu hỏi sau một cách thực nghiệm: Điều gì thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu?; Những lợi ích gắn liền với việc tăng cường tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là gì? ; hoặc cách các nước đang phát triển tham gia và hưởng lợi từ chuỗi giá trị toàn cầu như thế nào? Kết luận cho thấy tầm quan trọng về lợi ích tích cực từ mặt nâng cao năng suất, sự tỉ mỉ và đa dạng hóa xuất khẩu Các yếu tố như địa lý, quy mô thị trường và mức độ phát triển được coi là những yếu tố chính quyết định sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Tuy nhiên, cải cách chính sách thương mại và đầu tư cũng như cải thiện dịch vụ hậu cần và hải quan, bảo vệ sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng và thể chế cũng có thể đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự tham gia hơn nữa
Nghiên cứu của Lin Jones, Meryem Demirkaya, and Erika Bethmann (2019) về
“Phân tích chuỗi giá trị toàn cầu: Các khái niệm và phương pháp tiếp cận” Bài viết nghiên cứu đã đánh giá và nêu bật một số chủ đề chính đƣợc đề cập trong tài liệu GVC, nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan toàn diện về tài liệu liên quan nhằm nâng cao hiểu biết của họ về nghiên cứu GVC Bài nghiên cứu có ba phần: phần đầu tiên giải thích các khái niệm chính, mô tả các đặc điểm của GVC và thảo luận ngắn gọn về các yếu tố đằng sau sự phát triển GVC gần đây Phần thứ hai tóm tắt các phương pháp phân tích GVC chính thường được sử dụng trong tài liệu kinh doanh và kinh tế Phần cuối cùng nêu bật tác động kinh tế của GVC trong bốn lĩnh vực quan trọng: khả năng cạnh tranh, phát triển kinh tế, thị trường lao động và chi phí thương mại
Nghiên cứu của Stein Masunda, Norman Mupaso (2019) về “Phân tích kinh tế vi mô về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở Zimbabwe”
Bài nghiên cứu đã khám phá các yếu tố kinh tế vi mô ảnh hưởng đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu bằng dữ liệu cấp doanh nghiệp Các tác giả đã sử dụng mô hình lý thuyết về các yếu tố quyết định xuất khẩu Với dữ liệu của 549 doanh nghiệp, nhóm tác giả cho rằng nếu muốn tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu thì khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp cần thuận lợi và môi trường cũng như chính sách hỗ trợ tăng trưởng doanh nghiệp phải được thiết lập
Nghiên cứu của Shujiro Urata, Youngmin Baek (2020) về “Các yếu tố quyết định tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích dưới góc độ doanh nghiệp và quốc gia Bài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp và quốc gia trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu từ Khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới, bao gồm 111 quốc gia và 38.966 công ty giai đoạn 2009-2018 tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Các tác giả đã phân tích các yếu tố về doanh nghiệp là năng suất, dung lƣợng thị trường, tuổi đời của doanh nghiệp, chủ sở hữu nước ngoài, chủ sở hữu nhà nước, trình độ công nghệ và trình độ nhân sự, khả năng tài chính; các yếu tố về quốc gia là sự cởi mở giao thương và FDI, giáo dục, cơ sở hạ tầng, logistics, chính trị Nhóm tác giả kết luận rằng xét về các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp, năng suất lao động cao, quy mô doanh nghiệp lớn, sở hữu nước ngoài và năng lực công nghệ cao là quan trọng đối với một công ty và công nghệ năng lực đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho phép họ tham gia vào GVC và tăng mức độ tham gia của họ vào mạng lưới GVC Đối với các yếu tố liên quan đến quốc gia, độ mở thương mại và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao, nền kinh tế phát triển tốt cơ sở hạ tầng, hậu cần hiệu quả và quản trị tốt đƣợc cho là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào GVC và tăng mức độ tham gia đó Từ đó, các tác giả đưa ra một số khuyến nghị trong tương lai
Nghiên cứu của Ana Fernandes, Hiau Looi Kee, Deborah Winkler (2020) về
“Các yếu tố quyết định sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Bằng chứng xuyên quốc gia” Bài viết nghiên cứu các yếu tố quyết định sự tham gia vào các hoạt động toàn cầu chuỗi giá trị, dựa trên bằng chứng thực nghiệm từ tập dữ liệu bao gồm hơn 100 quốc gia trong quá khứ ba thập kỷ Nhóm tác giả đã xem xét bảy loại yếu tố quyết định chính: các yếu tố nguồn lực, địa lý, năng lực công nghiệp nội địa, chính sách thương mại và FDI, chính sách nhà nước, khả năng kết nối và các yếu tố kinh tế vĩ mô Từ đó cho thấy rằng nguồn lực yếu tố, địa lý, ổn định chính trị, chính sách thương mại tự do, đối ngoại dòng vốn đầu tƣ trực tiếp và năng lực công nghiệp nội địa là rất quan trọng trong việc xác định sự tham gia vào toàn cầu chuỗi giá trị Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự tham gia vào toàn cầu chuỗi giá trị hơn xuất khẩu truyền thống
Nghiên cứu của Liudmila Chikhun, Igor Romanov (2023) về “Các yếu tố quyết định sự tham gia của các nước đang phát triển vào chuỗi giá trị toàn cầu” Bài nghiên cứu đã xem xét và nhìn nhận các yếu tố kinh tế và thể chế quan trọng quyết định sự tham gia của các nước đang phát triển vào chuỗi giá trị toàn cầu Để đánh giá tác động của một số yếu tố đến giá trị gia tăng nước ngoài trong xuất khẩu của các nước đang phát triển, nhóm tác giả đã sử dụng số liệu của mô hình kinh tế lƣợng của 84 quốc gia giai đoạn 1999-2018 Kết quả thu được chỉ ra rằng các nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao hơn, ngành sản xuất phát triển hơn, nền kinh tế cởi mở hơn, gánh nặng hành chính đối với doanh nghiệp ít hơn và những nước tích cực tham gia vào các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thể hiện mức độ tham gia ngày càng cao hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu Nó cũng cho thấy rằng tự do hóa thương mại và đầu tư vào sản xuất nước ngoài sẽ củng cố vị thế của các nước đang phát triển trong chuỗi giá trị toàn cầu về lâu dài Dựa trên những phát hiện này, các khuyến nghị được đưa ra cho chính sách nhà nước của các quốc gia này nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập của họ vào các giai đoạn phức tạp hơn của chuỗi giá trị toàn cầu Các tác giả cho rằng bài nghiên cứu này không xem xét tác động của nhiều yếu tố thể chế đến sự tham gia của các quốc gia vào GVC và đây là hướng đi có thể nghiên cứu trong tương lai
1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Nguyen Thi Xuan Thuy (2007) đã nghiên cứu về tổng quan bối cảnh và sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn thông tin từ các tổ chức tài chính trên thế giới và của từng quốc gia Nghiên cứu tập trung giải thích khái niệm, bản chất của ngành công nghiệp hỗ trợ, thực trạng bối cảnh ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và đƣa ra sự cấp thiết cũng nhƣ các kinh nghiệm đổi mới trong công nghiệp hỗ trợ của các nước khác so với Việt Nam Từ đó, bài nghiên cứu kết luận các bài học trong thực tiễn Việt Nam có thể học hỏi để phát triển hơn ngành công nghiệp hỗ trợ
Nghiên cứu của Lưu Tiến Dũng và Nguyễn Thị Kim Hiệp (2016) về “Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp dệt may”
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính dựa vào các nghiên cứu của chuyên gia để xây dựng chỉ tiêu đo lường, mô hình, giả thuyết Nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát, lấy 181 phiếu từ các SMEs tại Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai Thông qua mô hình SEM kết quả nghiên cứu làm rõ 05 yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam dưới góc nhìn của các doanh nghiệp CNHT gồm (i) môi trường thể chế-chính sách thu hút đầu tư, (ii) lợi thế cạnh tranh ngành, (iii) hợp tác giữa các doanh nghiệp CNHT và các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng, (iv) dung lượng thị trường và (v) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Nghiên cứu của Nham Tuan, Nguyen Nhan, Pham Giang, Nguyen Ngoc (2016) về “Tác động của đổi mới đến hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội – Việt Nam” Nghiên cứu này tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí, điện tử, xe máy và ô tô Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phiếu khảo sát được thực hiện đối với các giám đốc, giám đốc điều hành của các công ty này trong thời gian từ tháng 4 đến tháng
5 năm 2014 Trong số 150 phiếu gửi đi, có 118 phiếu hợp trả lời Bài nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và hiệu quả hoạt động đổi mới; mối quan hệ giữa hiệu quả đổi mới và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Từ đó, kết quả cho thấy cấp độ hoạt động đổi mới càng cao thì hiệu quả đổi mới càng lớn, mức độ thực hiện đổi mới về quy trình, tổ chức và tiếp thị càng cao thì mức độ hoạt động của công ty càng tốt Tuy nhiên, bài viết chƣa nghiên cứu các yếu tố bên ngoài và bên trong của tổ chức tác động đến hoạt động đổi mới hoặc tác động của hoạt động đổi mới đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và quy mô nghiên cứu đang còn nhỏ
Nghiên cứu của Hồ Quế Hậu (2017) về “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bằng chứng từ thành phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu kết hợp phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước và chuyên gia trong nghiên cứu sơ bộ để kiểm tra và hoàn thiện mô hình nghiên cứu với khảo sát doanh nghiệp bằng bảng hỏi trong nghiên cứu chính thức tại thời điểm tháng 10-12 năm 2016 Dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước và các bài báo cũng được sử dụng để làm rõ thực trạng công nghiệp hỗ trợ Kết quả thu đƣợc tầm quan trọng của các biến xếp theo thứ tự (1) Trình độ công nghệ; (2) Chất lƣợng sản phẩm; (3) Quan hệ với đối tác; (4) Khả năng vay vốn ngân hàng; (5) Năng lực quản lý và (6) Chất lƣợng lao động
Nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Thủy (2017) đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng các doanh nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI với trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc Nghiên cứu đƣợc thực hiện phỏng vấn sâu đối với cán bộ cấp quản lý khối doanh nghiệp hỗ trợ và FDI cùng với các cán bộ quản lý và các cán bộ thuộc một số đơn vị thường xuyên tư vấn cho các doanh nghiệp FDI và công nghiệp hỗ trợ nhƣ Tác giả đã khảo sát các doanh nghiệp bằng các câu hỏi đƣợc thực hiện thông qua điều tra phát phiếu Nghiên cứu này còn khảo sát và phân tích từ cả hai phía: doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp FDI sản xuất, thay vì chỉ xem xét nội lực của các doanh nghiệp hỗ trợ Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của luận án cho thấy cả 6 yếu tố: chất lƣợng, giá cả, thời gian giao hàng, công nghệ, trách nhiệm và hợp tác lâu dài, lao động đều có ý nghĩa giải thích cho sự hài lòng của doanh nghiệp FDI khi đánh giá doanh nghiệp hỗ trợ Trong đó, yếu tố lao động đƣợc cho là có tác động lớn nhất đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI
Mục tiêu nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này, từ đó đề ra các định hưởng và giải pháp thúc đẩy sự tham gia vào chuỗi của các doanh nghiệp
Mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn, xác định các yếu tố tác động đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Thứ ba, đề xuất chính sách, giải pháp nhằm tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.”
- Phạm vi không gian: Số liệu thu thập đƣợc từ những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên lãnh thổ Việt Nam
- Phạm vi thời gian: 10 năm từ 1/1/2014 đến hết 31/12/2023
- Phạm vi nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, mức độ tác động của các yếu tố đó và giải pháp nâng cao khả năng tham gia vào chuỗi của các doanh nghiệp.
Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục hình, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài báo cáo đề tài nghiên cứu đƣợc kết cấu nhƣ sau:
- Chương 1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
- Chương 2 Cơ sở lý thuyết
- Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4 Kết quả nghiên cứu
- Chương 5 Định hướng và giải pháp.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG VỀ SỰ THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đƣợc sử dụng rộng rãi ở Đông Á Theo Mori
(2005) ngành công nghiệp hỗ trợ gồm các nhà sản xuất các đầu vào là hàng hóa trung gian cho sản xuất sản phẩm cuối cùng Tuy nhiên thuật ngữ đó chính thức đƣợc sử dụng ở Việt Nam tương đối muộn, từ năm 2003 Chính phủ Việt Nam đã không quan tâm nhiều đến thuật ngữ này cho tới khi Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1 (2003-2005) đề xuất việc soạn thảo quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp hỗ trợ như một biện pháp cấp bách để xúc tiến đầu tư nước ngoài Đủ để thấy tầm quan trọng của CNHT trong tăng trưởng nền kinh tế Cho đến nay, thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đã đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới , nhƣng phạm vi của CNHT vẫn còn khá mở và chƣa có một định nghĩa thống nhất Khái niệm về CNHT đang đƣợc tiếp cận theo nhiều cách khác nhau
Năm 2012 tại Mục 1 điều 2, Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNHT đã chuẩn hóa lại khái niệm về CNHT nhƣ sau: “CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tƣ liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”
Theo Vũ Thị Thanh Huyền (2018) công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất các nguyên vật liệu cơ bản, các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp lắp ráp nhƣ ngành ô tô, xe máy, điện, điện tử, Trong đó, sản phẩm CNHT các ngành lắp ráp bao gồm các nguyên vật liệu cơ bản nhƣ nhựa, cao su, kim loại; các linh kiện phụ tùng bao gồm: linh kiện nhựa – cao su, linh kiện kim loại, linh kiện điện (nhƣ pin, ắc quy, dây dẫn), linh kiện điện tử;
Theo Tô Trung Thành và Nguyễn Quỳnh Trang (2023), khái niệm công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất các nguyên vật liệu cơ bản, các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp theo 7 tiểu ngành là (1) công nghiệp hỗ trợ dệt may-da giày; (2) linh kiện nhựa-cao su, (3) linh kiện cơ khí kim loại; trình độ công nghệ cao có (4) linh kiện điện tử; (5) linh kiện điện; (6) linh kiện ô tô, xe máy; (7) công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao
Nhƣ vậy, có nhiều cách tiếp cận định nghĩa CNHT khác nhau, tùy vào phạm vi, mục đích nghiên cứu của từng đề tài Trong phạm vi của luận án này, nhóm tác giả xin đƣa ra định nghĩa về CNHT nhƣ sau: CNHT là ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh
Dù có khá nhiều khái niệm khác nhau, tuy nhiên nội hàm CNHT đều có các điểm chung nhƣ sau: Thứ nhất, cung ứng các bán sản phẩm cho mục đích sản xuất sản phẩm cuối cùng; Thứ hai, việc cung ứng này chủ yếu đƣợc đáp ứng bởi hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên, đó là các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ đòi hỏi trình độ sản xuất với mức độ chính xác của sản phẩm rất cao, thực hiện các cam kết hợp đồng với khách hàng một cách chuẩn mực; Thứ ba, CNHT đƣợc xác định trên cơ sở các ngành công nghiệp hạ nguồn (nhƣ ngành lắp ráp ô tô, xe máy, dệt may, da giày, điện tử) chứ không xác định trên đặc thù sản phẩm CNHT (nhƣ ngành cơ khí chế tạo, cao su, nhựa, điện và điện tử) Thứ tƣ, sản phẩm của ngành CNHT chỉ dành cho một số khách hàng nhất định là các nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng, do vậy, thị trường của CNHT không rộng Đây chính là khó khăn và thách thức lớn nhất của phát triển CNHT, tuy nhiên CNHT lại trở nên hấp dẫn và tương đối ổn định bởi khách hàng lại chính là nhà sản xuất và nếu doanh nghiệp CNHT tìm đƣợc khách hàng ổn định, hoặc tìm được thị trường ngách thì thị trường phát triển sẽ còn rất nhiều tiềm năng
2.1.2 Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp của Bộ Công Thương xác định năm 2017 định nghĩa rằng: “Doanh nghiệp CNHT Việt Nam là các doanh nghiệp cung cấp các linh kiện (linh kiện kim loại, linh kiện điện - điện tử, linh kiện nhựa - cao su), thiết bị, nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng theo quy định tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”
Theo công ty cổ phần thiết bị Anttek Việt Nam (2022) định nghĩa rằng: “Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp chuyên sản xuất phụ tùng, nguyên vật liệu, linh kiện cho sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh” Theo Nguyễn Thu Hương(2019) doanh nghiệp CNHT được hiểu là doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các sản phẩm CNHT Theo Ratana (1999) doanh nghiệp CNHT là các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng và linh kiện cung cấp cho việc sử dụng trong các quy trình lắp ráp cuối cùng của ô tô, máy móc và các ngành sản xuất điện tử
Từ nhiều nhận định khác nhau, định nghĩa doanh nghiệp CNHT sau đây đƣợc nhóm tác giả khái quát và phát triển lên từ định nghĩa trên nhƣ sau: “ Doanh nghiệp CNHT là các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện (linh kiện kim loại, linh kiện điện - điện tử, linh kiện nhựa - cao su) và phụ tùng cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp khác tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh”.Nhƣ vậy, doanh nghiệp CNHT sẽ có những đặc điểm chung của doanh nghiệp và một số đặc điểm riêng của lĩnh vực sản xuất CNHT, cụ thể:
Doanh nghiệp CNHT sản xuất và cung cấp những sản phẩm CNHT là linh kiện, thiết bị, nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng
Sản phẩm CNHT thường gắn liền với các CCU của một ngành hoặc một số ngành cụ thể nên khách hàng của các doanh nghiệp CNHT thường là các doanh nghiệp (mắt xích) ở hạ nguồn của chuỗi Tùy thuộc vào vị trí của doanh nghiệp CNHT trong chuỗi mà khách hàng của doanh nghiệp sẽ là các nhà thầu phụ hoặc là chủ thể của chuỗi
Tiêu chuẩn về hàng hóa CNHT là do chủ thể chuỗi quyết định Những tiêu chuẩn này sẽ là căn cứ để đánh giá chất lƣợng hàng hóa mà doanh nghiệp CNHT cung ứng.
Sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp CNHT
2.2.1 Chuỗi giá trị toàn cầu a Chuỗi giá trị
Trong nền công nghiệp hiện đại, chuỗi giá trị toàn cầu đang đóng vai trò cốt lõi trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là thương mại quốc tế (Halit và Abdullah, 2020) Theo Porter (1985) định nghĩa chuỗi giá trị khi xem xét dưới góc độ chi phí và giá trị của chuỗi các hoạt động ở cấp độ doanh nghiệp là một hệ thống các hoạt động cần thiết để đƣa một sản phẩm hoặc dịch vụ từ lúc hình thành cho đến khi nằm trong tay người tiêu dùng cuối cùng như thiết kế, sản xuất, tiếp thị, giao hàng và hỗ trợ sau bán hàng Những hoạt động này có thể đƣợc thực hiện bởi một công ty duy nhất hoặc đƣợc phân chia cho các công ty khác nhau Do đó, chuỗi giá trị có thể đƣợc coi là một hệ tham chiếu cho việc phân tích tổ chức thương mại và công nghiệp
Theo Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2016), trong chuỗi giá trị, các sản phẩm đƣợc đi theo một thứ tự và tại mỗi mắt xích đều tạo ra giá trị Giá trị của chuỗi đƣợc tính bằng tổng giá trị gia tăng của các hoạt động trong chuỗi cộng lại
Hình 2.1 Sơ đồ thể hiện các bước trong chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị bao gồm 3 thành phần:
Hoạt động chính: Bao gồm các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm, diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau Các hoạt động trong nhóm này gồm:
● Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics): Nhận hàng, vận chuyển, lưu trữ nguyên liệu đầu vào
● Chế tạo (Operations): Tạo ra sản phẩm
● Vận chuyển đầu ra (Outbound Logistics): Vận chuyển thành phẩm, lưu giữ trong các kho bãi
● Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sales): Giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm
● Dịch vụ (Service): Bảo hành, sửa chữa, hỗ trợ khách hàng
Hoạt động hỗ trợ: Bao gồm các hoạt động song song với hoạt động chính nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm Đây là các hoạt động gián tiếp góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm Các hoạt động trong nhóm này gồm:
● Mua hàng (Procurement): Mua máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào
● Phát triển công nghệ (Technology development): Cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất
● Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management): Tuyển dụng, đào tạo, phát triển, và đãi ngộ
● Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm infrastructure): Quản lý, tài chính, kế toán, pháp lý
Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí Doanh nghiệp sẽ đƣợc coi nhƣ là có lợi nhuận nếu nhƣ doanh thu bán hàng lớn hơn chi phí bỏ ra Trong mô hình chuỗi giá trị thì doanh thu chính là giá trị bán ra của các hàng hóa và các giá trị này đƣợc tạo ra thông qua các hoạt động đƣợc thể hiện trên mô hình về chuỗi giá trị Chi phí chính là các khoản tiêu hao để thực hiện các hoạt động trên
Theo mô hình chuỗi giá trị, ta thấy mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp và cách tạo ra giá trị sản phẩm trong từng mắt xích Thông qua mô hình, có thể thấy rằng các hoạt động hỗ trợ cũng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động chính Mô hình là cơ sở để nhà quản trị đánh giá, phân tích, đƣa ra các quyết định về xây dựng mối quan hệ với các đơn vị bên ngoài thực hiện các hoạt động trong chuỗi giá trị” b Chuỗi giá trị toàn cầu
Coe và Hass (2007) đƣa ra định nghĩa chuỗi giá trị toàn cầu trong mối liên hệ giữa công ty, ngành sản xuất, quốc gia, là kết quả của quá trình phân tán sản xuất
Nó chính là trình tự của hoạt động sản xuất, tạo ra sản phẩm cuối cùng cho người sử dụng cuối cùng, trong đó hoạt động sản xuất gắn chặt với mối quan hệ giữa các công ty Khái niệm này tập trung vào mối quan hệ giữa nhà cung ứng trong nước – nước ngoài, công ty mẹ – chi nhánh nước ngoài, hoạt động thuê ngoài (outsourcing) Koopman và cộng sự (2010) phân tích chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm hàm lƣợng nhập khẩu có trong xuất khẩu (giá trị quá khứ), đồng thời bổ sung thêm phần giá trị gia tăng nội địa, chính là phần đầu vào trung gian đƣợc sử dụng ở quốc gia thứ ba để xuất khẩu tiếp (giá trị tương lai)
Quan điểm của Koopman hoàn toàn thống nhất với định nghĩa về chuỗi giá trị toàn cầu của OECD (2012): “Chuỗi giá trị toàn cầu là toàn bộ quá trình sản xuất hàng hóa, từ nguyên liệu thô cho tới thành phẩm, đƣợc thực hiện ở bất cứ nơi nào mà kỹ năng và nguyên liệu cần thiết để sản xuất đều có sẵn tại mức giá cả cạnh tranh cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng thành phẩm” Định nghĩa của OECD còn chú trọng tới thương mại dịch vụ, được coi là nhân tố cốt yếu để đảm bảo chức năng hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu Thương mại dịch vụ không những liên quan giữa các quốc gia, mà còn giúp các công ty gia tăng giá trị sản phẩm Đặc điểm cơ bản của chuỗi giá trị toàn cầu là các doanh nghiệp lớn mở rộng phạm vi kinh doanh sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn nguyên liệu và giá nhân công rẻ Các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế trong phạm vi toàn cầu, từ đó tăng khả năng chuyên môn hoá trong chuỗi giá trị Không một doanh nghiệp nào thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị và mỗi doanh nghiệp đều có thể khai thác những lợi thế của mình trong chuỗi (Nguyễn Thị Quỳnh Nga, 2016)
Thực tế, chuỗi giá trị toàn cầu là một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn về phân công lao động quốc tế, nghĩa là bất kì doanh nghiệp nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Nhƣng tiếp cận phân công lao động quốc tế theo chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vị trí của mình trên thị trường thế giới, để có thể chủ động lựa chọn công đoạn tham gia phù hợp nhằm đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn
Một chuỗi giá trị toàn cầu đƣợc phân chia giữa nhiều doanh nghiệp và không gian địa lý khác nhau Chẳng hạn, một chiếc máy tính sử dụng lao động và vật liệu từ nhiều nhà cung cấp ở nhiều nước khác nhau, được lắp ráp ở một nước khác, được thiết kế và cuối cùng đƣợc bán ở nhiều nơi khác nữa Chuỗi giá trị toàn cầu là chuỗi giá trị đặc biệt mà lợi ích đƣợc phân chia giữa nhiều doanh nghiệp và trải rộng qua một số khu vực, quốc gia
Chuỗi giá trị toàn cầu có hai dạng liên kết kinh tế quốc tế (Th.sĩ Nguyễn Ngọc Sơn, 2020) Đó là chuỗi hệ thống giá trị toàn cầu do nhà sản xuất chi phối (global value chain by producer) và hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường hay người mua chi phối (global value chain driven by marketer)
Trong chuỗi giá trị toàn cầu do nhà sản xuất chi phối, các doanh nghiệp lớn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất (bao gồm cả các liên kết ngƣợc chiều và xuôi chiều) Đây chính là các ngành thâm dụng vốn và công nghệ cao nhƣ ô tô, máy bay, máy vi tính, chất bán dẫn và chế tạo máy Vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị này thuộc về các công ty đa quốc gia và lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào quy mô, số lƣợng và sự vƣợt trội về công nghệ
Chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường hoặc người mua chi phối bao gồm các nhà bán lẻ lớn, các nhà marketing, các nhà sản xuất có thương hiệu mạnh, có vai trò then chốt trong việc hình thành mạng lưới sản xuất tập trung ở các nước xuất khẩu khác nhau trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Mô hình này là đặc trƣng chung của các ngành thâm dụng lao động, sản xuất hàng tiêu dùng nhƣ dệt may, da giày, đồ chơi và điện dân dụng Trong hệ thống này, các nhà thầy của thế giới thứ ba chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng nước ngoài Các nhà bán lẻ lớn hay các nhà buôn bán đặt hàng cung cấp sản phẩm với đặc tính rõ ràng
Chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chi phối trái ngược với chuỗi giá trị toàn cầu do nhà sản xuất chi phối là do chuỗi giá trị này đƣợc đặc trƣng bởi cạnh tranh mạnh và hệ thống các nhà máy sản xuất tập trung toàn cầu với rào cản ngành thấp Các công ty có thương hiệu nổi tiếng kiểm soát hệ thống sản xuất trên phạm vi toàn cầu, hơn nữa họ còn tác động đến lợi nhuận là bao nhiêu trong mỗi giai đoạn trong chuỗi giá trị Trong chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chi phối lợi nhuận lại phụ thuộc vào giá trị gia tăng cao trong nghiên cứu và phát triển, thiết kế, marketing và chiến lƣợc kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và bán các sản phẩm ở các thị trường tiêu dùng chính
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Nhân tố hỗ trợ của chính phủ là những chính sách, chương trình, hoạt động của chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Nhân tố này có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của chuỗi giá trị toàn cầu và tìm kiếm đối tác, khách hàng
Nghiên cứu của Songling và cộng sự (2018) cho thấy chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chia ra hai loại: (1) Tài chính, và (2) phi tài chính Theo “Sổ tay hướng dẫn Oslo (2018)” (Organisation for Economic Co-operation and Development, & Statistical Office of the European Communities, 2018) thì có 7 loại hỗ trợ của chính phủ, bao gồm: Thuế, trợ cấp, hỗ trợ tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ, chứng nhận, và mua sắm Các hỗ trợ tài chính bao gồm: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, viện trợ thực hiện nghiên cứu, miễn thuế trong thời gian thực hiện nghiên cứu Các hỗ trợ phi tài chính bao gồm: Hỗ trợ kỹ thuật nhƣ: Tập huấn, bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại; hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bằng phát minh sáng chế Các chương trình hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc coi là nhiệm vụ chiến lƣợc lớn ở nhiều quốc gia phát triển, vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa có một vị trí đặc biệt quan trọng đóng góp vào sự phát triển của quốc gia bằng cách tạo ra việc làm mới, thị trường, ngành công nghiệp, công nghệ và tăng năng suất (Jahanshahi và cộng sự,
Hỗ trợ của chính phủ là các chương trình được phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi và kích thích sự thành công trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Shamsuddoha & Ali, 2006; Awojide, 2015) Điều quan trọng cần lưu ý là các chương trình và sáng kiến hỗ trợ mạo hiểm của nhiều chính phủ khác nhau mang lại mức độ thành công khác nhau ở các quốc gia khác nhau trên thế giới
R&D (Research and Development) là hoạt động nghiên cứu và phát triển, bao gồm các hoạt động nhằm tạo ra các sản phẩm, quy trình, dịch vụ mới hoặc cải tiến các sản phẩm, quy trình, dịch vụ hiện có Theo UNESCO, thuật ngữ "nghiên cứu và phát triển" đƣợc sử dụng để chỉ hoạt động sáng tạo đƣợc thực hiện trên một cơ sở có tính hệ thống nhằm tạo ra những kiến thức mới về con người, văn hóa và xã hội, và việc sử dụng những kiến thức mới đó để tạo ra những ứng dụng mới Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các ngành công nghiệp đƣợc doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích chống đỡ, hỗ trợ và mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại; phát triển hoạt động kinh doanh mới; mở rộng hoặc phát triển theo chiều sâu năng lực công nghệ của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh (Tiếng anh: Competitiveness) là một thuật ngữ đang ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến Trên thế giới, thuật ngữ này đã đƣợc rất nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách… quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến hiện tại, khái niệm năng lực cạnh tranh vẫn chƣa đƣợc định nghĩa một cách thống nhất Có thể nói, năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ có tính đa chiều, nếu nghiên cứu theo những góc độ tiếp cận khác nhau sẽ dẫn đến những quan niệm khác nhau
Khái niệm năng lực cạnh tranh đƣợc đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm
1980 Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lƣợng vƣợt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp” Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: Năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “Không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế” Quan niệm về năng lực cạnh tranh nhƣ vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lƣợng
Theo quan điểm của Michael E Porter (2010), Chiến lƣợc cạnh tranh, thì năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo, tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm nâng cao lợi nhuận
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế
Quan điểm tổng hợp của Van duren, Martin và Westgren cũng nhận định năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước Họ cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trên các chỉ số đánh giá năng lực bao gồm: năng suất lao động, chi phí đầu vào, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, công nghệ, chi phí nghiên cứu và phát triển, chất lƣợng và tính khác biệt của sản phẩm
Theo GS.TS Nguyễn Bách Khoa trình bày trong bài viết: “Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp” thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nói riêng đƣợc hiểu là: “Tích hợp các khả năng và nguồn lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ƣu thế cạnh tranh của sản phẩm đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên thị trường mục tiêu xác định”
Từ những quan điểm trên, ta có thể rút ra kết luận về khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực giới hạn nhƣ nhân lực, vật lực, tài lực để tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh; đồng thời lợi dụng các điều kiện khách quan để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh trước các đối thủ và mở rộng mạng lưới tiêu thụ Từ đó chiếm lĩnh thị phần lớn trên thị trường, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao đảm bảo cho sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp kể cả trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi
Hiểu theo nghĩa hẹp, tuổi thọ doanh nghiệp hay tuổi đời của doanh nghiệp là thời gian doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường, tính từ ngày thành lập đến ngày giải thể hoặc ngừng hoạt động Các giai đoạn tồn tại của doanh nghiệp có thể chia ra như sau: khởi nghiệp, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái Mỗi giai đoạn trong tuổi đời doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp
Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa rộng hơn, tuổi đời của một doanh nghiệp không chỉ là thời gian mà doanh nghiệp tồn tại trên thị trường, mà còn là một chỉ số quan trọng thể hiện sự trưởng thành, ổn định và sức mạnh của doanh nghiệp Trong các tài liệu về quản lý doanh nghiệp, tuổi đời doanh nghiệp là một trong những đặc điểm có ý nghĩa tới khả năng cạnh tranh trong thực tế và ảnh hưởng lớn đến cách thức tiến hành kinh doanh của doanh nghiệp Việc đánh giá tuổi đời của một doanh nghiệp đòi hỏi sự xem xét cẩn thận về nhiều yếu tố khác nhau, từ lịch sử hoạt động cho đến sức mạnh thương hiệu và khả năng thích ứng với thị trường Ở các nghiên cứu trước, khi nói về khả năng thích ứng của doanh nghiệp đã chia ra hai luồng nhận định nhƣ sau Nhận định thứ nhất cho rằng doanh nghiệp có tuổi đời lớn sẽ dễ dàng thích ứng với những biến đổi của thị trường nhờ có kiến thức, kinh nghiệm và mạng lưới khách hàng ổn định Trong khi đó, doanh nghiệp trẻ không có nhiều những tiềm lực này và gặp khó khăn hơn khi thích ứng với thị trường mới Ngƣợc lại, nhận định thứ hai cho rằng doanh nghiệp còn non trẻ mới là thành phần nhạy bén với tình thế và nhanh chóng thay đổi nếu cần, điều mà doanh nghiệp lâu đời không có vì họ có nền tảng vững chắc và sẽ khó cho họ trong việc tái cấu trúc khi đương đầu với biến động thị trường
Tuổi đời của doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng đạt đƣợc kết quả vƣợt trội của tổ chức (Argote, 1999), phát triển sản phẩm mới (Hansen,
1999, Sivadas và Dwyer, 2000), đầu tƣ vào R&D (García-Quevedo và cộng sự, 2014), kết quả đổi mới (Tripsas và Gavetti, 2000), và các lĩnh vực khác của chiến lƣợc công ty (BarNir và cộng sự, 2003) Có thể nói, tuổi đời của một doanh nghiệp cũng có thể phản ánh sự độc đáo và sự khác biệt của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, cũng như khả năng của nó trong việc tạo ra giá trị và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường
Thực trạng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
2.4.1 Thực trạng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay nước ta có khoảng 30 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến CNHT Trong đó, nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch hàng chục tỷ USD mỗi năm nhƣng đang phải nhập khẩu tới
80 - 85% nguyên liệu, tỷ lệ giá trị gia tăng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu sản phẩm, nhƣ: sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, dệt may, da giày. Đối với ngành chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy, cả nước có khoảng trên 300 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nhƣng phần lớn các linh kiện, phụ tùng đó là các sản phẩm đơn giản, hàm lƣợng công nghệ thấp, các chi tiết, linh phụ kiện quan trọng nhƣ động cơ, hộp số, cụm chuyển động phải nhập khẩu 100% Ngành CNPT lệ thuộc gần 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Rất nhiều lĩnh vực công nghiệp đặt ra mục tiêu, kế hoạch nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cùng với đó là các chính sách ƣu đãi đƣợc triển khai mạnh mẽ nhƣng hầu nhƣ chƣa có lĩnh vực nào đạt kết quả nhƣ mong muốn.
Hiện tại, phần lớn các nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các công ty nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Khoảng cách về tiêu chuẩn chất lượng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn khá lớn Khả năng đáp ứng về yêu cầu chất lượng của phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước còn kém Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước trong ngành CNPT vẫn duy trì phong cách làm ăn tự cung tự cấp; thiếu liên kết để tham gia thầu phụ công nghiệp.
Theo số liệu của Viện Chiến lược công nghiệp (Bộ Công thương), Việt Nam có khoảng 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thì chỉ 200 doanh nghiệp đủ trình độ tham gia sản xuất cho nước ngoài, tập trung vào lĩnh vực xe máy và điện tử Công nghiệp ôtô, dệt may, cơ khí đặt mục tiêu nội địa hóa 60 - 70%, song đến nay vẫn chủ yếu phải nhập linh kiện, nguyên phụ liệu từ nước ngoài, giá trị gia tăng thấp. Đối chiếu 5 giai đoạn phát triển của ngành CNPT (Sơ đồ 1), sự phát triển của CNPT của Việt Nam nằm ở giai đoạn thứ hai (sản phẩm CNPT ít, phải nhập khẩu) Do đó, sự phát triển công nghiệp của nước ta còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng đầu vào từ bên ngoài.
Thực trạng phát triển CNPT đƣợc đánh giá thông qua khả năng cung cấp linh phụ kiện và tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp của Việt Nam nhƣ sau: Ngành ô tô, xe máy Việt Nam có khoảng 70 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô trong nước, quy mô, năng lực còn rất hạn chế, trong khi đó Malaysia có 385 doanh nghiệp, Thái Lan có 2.500 doanh nghiệp Công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam còn khá mới mẻ, Nhà nước đã có chủ trương bảo hộ cho các liên doanh sản xuất ô tô, các hãng đƣa ra cam kết ban đầu là sẽ nội địa hóa 40% sau khi đầu tƣ vào Việt Nam Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 30%.Điều này khiến chi phí sản xuất ô tô tăng cao gần 20% so với các nước như Indonesia, Thái Lan.
Phần lớn các nhà sản xuất trong nước nhập linh kiện rồi tiến hành lắp ráp, khiến chi phí sản xuất tăng cao Sự yếu kém của CNPT trong ngành sản xuất ô tô đang là trở lực lớn cho sự phát triển của ngành này Ngay cả những liên doanh ôtô tên tuổi nhƣ
Toyota, Ford có hệ thống các nhà cung cấp linh kiện lớn cũng chƣa thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp đầu tƣ vào Việt Nam.
Việt Nam hiện có trên 230 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nước ngoài Ngành xe máy hiện đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, khoảng 70 - 75% Tuy nhiên, đạt được tỷ lệ trên là do các doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi Trước thực trạng trên, Chính phủ đã nâng mức thuế nhập khẩu linh kiện từ 30 - 50% buộc các doanh nghiệp phải tập trung đầu tƣ chiều sâu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm Các doanh nghiệp CNPT cho xe máy chủ yếu sản xuất các linh kiện đơn giản nhƣ: giảm xóc, đồng hồ báo xăng, bộ dây điện, yên xe; chƣa sản xuất đƣợc những bộ phận chính, nhƣ động cơ, hộp số
Ngành công nghiệp dệt may chiếm 15 - 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp, bình quân mỗi năm tăng 20% (năm 2011 đạt 13,8 tỷ USD, năm 2012 đạt 17,2 tỷ USD, năm 2013 đạt gần 19 tỷ USD) Thực tế, giá trị ngành công nghiệp dệt may chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của cả nước, nhưng giá trị gia tăng thấp Tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu ngành dệt may chỉ đạt 3 - 8%, còn chủ yếu là nhập nguyên liệu, thậm chí nhập sản phẩm bán thành phẩm về gia công sau đó xuất khẩu để tận dụng nhân công giá rẻ và các ưu đãi chính sách thuế, đất đai của Nhà nước.
Nguyên nhân là năng lực các nhà máy cơ khí chuyên ngành dệt may chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành Ngay cả Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), mặc dù có tiềm lực lớn trong sản xuất và xuất khẩu, nhƣng việc phát triển các doanh nghiệp phụ trợ trong Tổng Công ty còn gặp nhiều khó khăn và đây cũng là khó khăn chung của ngành dệt may Việt Nam.
Ngành điện tử, điện máy đã có hàng loạt hãng điện tử lớn đầu tƣ vào Việt Nam nhằm tận dụng giá nhân công rẻ, lao động dồi dào, nhiều ƣu đãi về chính sách tài chính, thuế, đất đai.Nhiều nhà đầu tư vào nước ta thường kéo theo các doanh nghiệp phụ trợ từ nước ngoài, tỷ lệ doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi rất ít Đến nay, cả nước đã có trên 250 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất trong ngành điện tử, trong đó có 1/4 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, nhƣng đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu (đến nay vẫn chƣa có doanh nghiệp nào đầu tƣ vào sản xuất vật liệu điện tử).
Các doanh nghiệp điện tử trong nước chủ yếu khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp Các doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, điện máy đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh - phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm, nhƣng do số doanh nghiệp phụ trợ rất ít, chất lƣợng linh - phụ kiện chƣa đảm bảo nên phần lớn các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu linh - phụ kiện.
2.4.2 Sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Những năm qua, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã và đang cải thiện năng lực sản xuất và tham gia đƣợc vào chuỗi sản xuất toàn cầu Hiện nay, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, Cụ thể theo từng ngành hàng, trong ngành dệt may da giầy: 64% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho thị trường trong nước (trong đó 3% cung cấp cho doanh nghiệp FDI), 9% xuất khẩu và 27% cung cấp cho cả hai thị trường; trong ngành cao su, nhựa, hóa chất, số doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước chiếm 52 toàn cho xuất khẩu là 4%, 44% còn lại cung cấp cho cả hai thị trường; điện tử có 44% doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước (trong đó 22% cung cấp hoàn toàn cho FDI), 16% cung cấp cho thị trường xuất khẩu và 40% số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của ngành cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu Với ngành cơ khí, ô tô: 83% doanh nghiệp hoàn toàn cung cấp cho thị trường nội địa, chỉ có 3% doanh nghiệp có doanh thu hoàn toàn từ xuất khẩu và 14% doanh nghiệp có doanh thu từ cả hai thị trường.
Theo số liệu Bộ Công Thương mới cập nhật, hiện cả nước có khoảng 5.000 doanh nghiệp chế biến tham gia cung cấp linh kiện phụ tùng cho nhóm ngành hàng ô tô, cơ khí, trong đó, 70% doanh nghiệp tham gia cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước và 8% cung cấp cho nhà xuất khẩu và 17% là tham gia cung cấp cho cả hai Như vậy, mới có khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia đƣợc vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
Tính đến nay số lƣợng doanh nghiệp tham gia làm nhà cung ứng cấp một cho các tập đoàn đa quốc gia là khoảng 100 doanh nghiệp, cung ứng cấp hai, cấp ba là khoảng 700 doanh nghiệp Trong đó, ở lĩnh vực điện tử, Samsung hiện có khoảng 50 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp một và khoảng 170 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp hai Ở lĩnh vực cơ khí - ô tô, hiện chúng ta có khoảng 12 doanh nghiệp tham gia cung ứng cấp một cho Toyota.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Trước hết, nhóm nghiên cứu đã sử dụng đan xen phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng trong bài nghiên cứu này Cụ thể hơn, về phương pháp định tính, nhóm nghiên cứu đã thu thập, phân tích và sử dụng các nghiên cứu liên quan trước đó như các bài báo trên tạp chí khoa học, những nghiên cứu trước để rút ra những lý luận về nghiên cứu của mình Còn về định lƣợng, nhóm nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát sẽ đưa ra thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình: xác định mô hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu và những phát hiện trong nghiên cứu được trình bày theo ngôn ngữ thống kê Người nghiên cứu sẽ đứng bên ngoài hiện tượng nghiên cứu nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan
Không những vậy, bài nghiên cứu còn tiếp cận đề tài bằng phương pháp quy nạp Trong quy nạp không có mối quan hệ chặt chẽ giữa các lý do và kết quả Một kết luận đƣợc rút ra từ một hoặc nhiều hơn minh chứng cụ thể Các kết luận này giải thích thực tế, và thực tế ủng hộ các kết luận này Khi quan sát một số trường hợp cụ thể, ta có thể đưa ra một nhận định tổng quát về toàn bộ các trường hợp đó Cách thức đi từ trường hợp cụ thể đến lý thuyết tổng quát chính là chiều hướng của logic quy nạp Nhiều lý thuyết đƣợc phát triển thông qua phép quy nạp Các sự kiện đƣợc quan sát nhiều lần có thể đƣợc ghi nhận nhƣ một mô hình, lý thuyết sẽ mô tả và cố gắng giải thích những mô hình như thế Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhƣ quan sát, điều tra nhằm có đƣợc kết quả khách quan và sát với thực tế.
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh là khả năng của một doanh nghiệp để sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả và có chất lƣợng, từ đó tạo ra lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh Trong GVC, các doanh nghiệp thường tham gia vào các bước cụ thể của quy trình sản xuất và phân phối quốc tế, và năng lực cạnh tranh của họ quyết định sự thành công của việc tham gia này
Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của yếu tố năng lực cạnh tranh đối với sự tham gia vào Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu của các doanh nghiệp Ví dụ nhƣ nghiên cứu của Gary Gereffi và các đồng nghiệp (2005) về "Global Value Chains và
Phát triển" đã tập trung vào vai trò của các yếu tố năng lực cạnh tranh trong việc kết nối các doanh nghiệp từ các quốc gia phát triển và đang phát triển vào chuỗi cung ứng toàn cầu Nghiên cứu này chỉ ra rằng các doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao và khả năng quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn thường có khả năng tham gia vào GVC một cách hiệu quả hơn Hay trong nghiên cứu của Stefano Ponte và các đồng nghiệp (2019) về "Global Value Chains và Chính sách Phát triển" đã tìm thấy mối liên kết giữa năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và sự tham gia của họ trong các chuỗi cung ứng toàn cầu Các tác giả lưu ý rằng các doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, và có mối quan hệ hợp tác với các đối tác cung ứng thường có khả năng tham gia vào GVC một cách hiệu quả hơn
Tóm lại, yếu tố năng lực cạnh tranh không chỉ làm cho doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu mà còn đóng vai trò quyết định trong sự thành công của việc tham gia vào GVC Từ đó đƣa ra giả thuyết sau:
H1: Năng lực cạnh tranh có ý nghĩa tích cực đến sự tham gia vào GVC của doanh nghiệp CNHT tại Việt Nam
Theo OECD (2006), chính phủ các quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế hoàn toàn có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia GVC thành công thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ Kowalski và cộng sự (2015) nhận thấy rằng chất lƣợng thể chế và bảo vệ sở hữu trí tuệ là những yếu tố quan trọng đối với sự tham gia vào GVC, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Ignatanko, Raei và Mircheva (2019) nhận thấy rằng pháp quyền và thực thi hợp đồng có tác động tích cực đến sự tham gia vào GVC Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, sự minh bạch và công bằng của luật pháp, chi phí hành chính thấp, những hỗ trợ thông tin và tƣ vấn cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng sản xuất là những điều cần thiết để đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi giá trị toàn cầu Do đó nghiên cứu này kỳ vọng cơ hở hạ tầng, sự phối hợp của các cơ quan quản lý giúp doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ, tiềm năng và lợi thế phát triển ngành CNHT ở Việt Nam, mức độ thu hút đầu tư FDI có ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu Giả thuyết H2 đƣợc xây dựng nhƣ sau:
H2: Hỗ trợ chính phủ có ý nghĩa tích cực đến sự tham gia vào GVC của doanh nghiệp CNHT
Chuyên gia kinh tế - tiến sĩ Trần Du Lịch khẳng định: “Muốn thoát khỏi kinh tế gia công, chúng ta phải đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển (R&D)” Khi đầu tƣ vào R&D, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sẽ có thể cải thiện khả năng đổi mới và phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoặc quy trình mới Điều này giúp nâng cao giá trị thêm cho sản phẩm và tạo ra lợi thế cạnh tranh Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu này còn giúp doanh nghiệp nắm bắt và áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó cải thiện chất lƣợng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường hiệu suất, giảm chi phí và tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu thị trường toàn cầu “Nếu không đầu tư cho R&D, doanh nghiệp Việt Nam không thể tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm toàn cầu” (Phạm Chi Lan, 2017) Trong nghiên cứu này, hoạt động R&D đƣợc coi là yếu tố quan trọng cần đƣợc các doanh nghiệp quan tâm và đầu tƣ phát triển gắn với thực tiễn Việt Nam
Vì thế giả thuyết H3 đƣợc xây dựng nhƣ sau:
H3: Chất lượng hoạt động R&D có ý nghĩa tích cực đến sư tham gia vào GVC của doanh nghiệp CNHT
Các nghiên cứu trước đây tồn tại hai giả thuyết trái ngược nhau về sự ảnh hưởng của tuổi đời doanh nghiệp tác động đến sự tham gia GVC Theo Wignaraja
(2013) và Lu và cộng sự (2018), tuổi đời doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực đến sự tham gia GVC Bởi các công ty lâu năm có khả năng cạnh tranh tốt hơn nhờ đã tồn tại được trong sự cạnh tranh gay gắt trước đó, hơn nữa còn tích lũy kinh nghiệm như thu thập thông tin hữu ích về các nguồn cung cấp linh kiện, bộ phận cũng nhƣ điểm đến bán sản phẩm của họ, điều này sẽ giúp họ tham gia vào mạng lưới GVC Hay theo Tạp chí doanh nghiệp hội nhập (2020), tuổi thọ doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng giúp đánh giá uy tín cũng nhƣ năng lực của doanh nghiệp, là bàn đạp giúp doanh nghiệp phát triển trong nước cũng như quốc tế Song song với đó, Harvie, Narjoko và Oum (2013) nghiên cứu và kết luận rằng không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa tuổi đời doanh nghiệp và sự tham gia GVC Điều này là do các công ty trẻ có xu hướng linh hoạt hơn các công ty cũ trong việc áp dụng các hệ thống sản xuất mới như GVC để tồn tại và phát triển trên thị trường Và các nhóm tác giả của Tạp chí Tài chính (2019) cũng có chung quan điểm Cụ thể, tuổi trung bình của các doanh nghiệp đã tham gia vào chuỗi với các hoạt động nhƣ xuất khẩu và bán hàng cho doanh nghiệp FDI là 13,44 năm trong khi con số này của nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa tham gia chuỗi là 16,75 năm Điều này phần nào chứng minh luận điểm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, doanh nghiệp càng trẻ thì càng năng động, dễ bắt nhịp với xu hướng mới và do đó càng dễ dàng gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu Trong nghiên cứu này kinh nghiệm có đƣợc trong hoạt động sản xuất, cung ứng, khả năng tiếp cận nguồn vốn và nguyên vật liệu dựa vào tuổi đời của doanh nghiệp đƣợc cho là có ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu Giả thuyết H4 được xây dựng như sau:
H4: Tuổi đời của doanh nghiệp có ý nghĩa tích cực đến sự tham gia vào GVC của doanh nghiệp CNHT
Dung lượng thị trường được hiểu là khả năng của một doanh nghiệp để tiếp cận và phục vụ một lượng lớn khách hàng trên cả nước và quốc tế Trong GVC, dung lượng thị trường quyết định khả năng của một doanh nghiệp để tham gia vào các bước cụ thể của quy trình sản xuất và phân phối toàn cầu Theo Nghiên cứu của Baldwin và Robert-Nicoud (2007) về "Trade-in-Tasks: A Simple Theory of Offshoring" đã tập trung vào vai trò của dung lượng thị trường trong việc quyết định quyết định của các doanh nghiệp về việc chọn lựa các quốc gia và vị trí sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu Nghiên cứu này chỉ ra rằng dung lượng thị trường của một quốc gia có ảnh hưởng lớn đến quyết định về việc định vị sản xuất và tham gia vào GVC Hoặc trong bài nghiên cứu của Lall và Albaladejo (2004) về "China's Competitive Performance: A Threat to East Asian Manufactured Exports?" đã phân tích vai trò của dung lƣợng thị trường trong việc xác định sức cạnh tranh của các quốc gia trong GVC, đặc biệt là ở khu vực châu Á Nghiên cứu này chỉ ra rằng dung lượng thị trường lớn của Trung Quốc đã làm thay đổi cảnh tranh trong khu vực và ảnh hưởng đến việc định vị sản xuất của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Có thể thấy rằng các doanh nghiệp với dung lượng thị trường lớn thường có khả năng sản xuất số lượng lớn hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu, dễ dàng tiếp cận và phát triển mối quan hệ với các khách hàng và đối tác cung ứng trên toàn cầu, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trong GVC, đồng thời tìm kiếm và khai thác các thị trường mới, đồng thời tận dụng lợi ích từ quy mô lớn để đàm phán và thương lƣợng với các đối tác cung ứng và khách hàng trên phạm vi toàn cầu Điều này làm cho họ trở thành đối tác hấp dẫn cho các đối tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu Vì thế giả thuyết đƣợc xây dựng nhƣ sau:
H5: Dung lượng thị trường có ý nghĩa tích cực đến sự tham gia vào GVC của doanh nghiệp CNHT tại Việt Nam
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Danh mục các biến số (độc lập và phụ thuộc), nội dung biến số đƣợc sử dụng được thể hiện trong bảng dưới đây:
STT Biến số Nội dung Ghi chú
1 GVC Khả năng tham gia vào
2 NLCT Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
3 CHINHPHU Mức độ hỗ trợ của chính phủ
4 R&D Đánh giá chất lƣợng đầu tƣ nghiên cứu và phát triển
5 TUOIDOI Số năm hoạt động của doanh nghiệp
6 DUNGLUONG Quy mô đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp
Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài này đƣợc thu thập từ một số nguồn sau:
- Trong các thư viện: sách, luận án, thư viện số, công trình nghiên cứu được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Thương mại, tạp chí khoa học, tạp chí điện tử, tạp chí tài chính, tạp chính kinh tế và dự báo, tạp chí điện tử của hiệp hội doanh nghiệp, tạp chí cộng sản, tạp chí nghiên cứu kinh tế và kinh doanh Châu á
- Trong các cơ quan/tổ chức lưu trữ: các báo cáo của Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê, cổng thông tin điện tử quốc gia
- Trung tâm WTO – Hội nhập, ngân hàng thế giới ( World bank)
- Và một số nguồn dữ liệu thứ cấp có giá trị tham khảo khác
3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Hai phương pháp được sử dụng để thu thập các dữ liệu sơ cấp này bao gồm phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Dữ liệu thu thập được từ phương pháp này dùng để khám phá và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, hiệu chỉnh phiếu hỏi, hoàn thiện phiếu hỏi sau khi khảo sát thử và đánh giá kết quả của phân tích định lƣợng
Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn các nguồn nhân lực chủ chốt của công ty công nghiệp hỗ trợ như chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Đối tƣợng điều tra: Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
- Nội dung điều tra: Các thông tin chung về doanh nghiệp ( Tên, địa chỉ, thời gian thành lập bao lâu, ngành công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp theo đuổi, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp), các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
- Xây dựng phiếu hỏi: Phiếu hỏi đƣợc xây dựng dựa trên tổng quan các nghiên cứu đã được công bố trước đây liên quan đến vấn đề nghiên cứu và ý kiến đóng góp của các chuyên gia đƣợc nhóm tác giả phỏng vấn
- Chọn mẫu: Bài nghiên cứu xác định kích thước mẫu theo EFA Theo Hair và cộng sự
(2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là n = 5m (n là cỡ mẫu, m là số quan sát của các biến độc lập, m%, n5) Danh sách mẫu đƣợc thu thập từ danh sách
“Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ uy tín” điển hình nhƣ Toyota, Haco, cao su 75,
- Tiến hành điều tra: Phiếu điều tra đƣợc gửi trực tiếp tới các doanh nghiệp CNHT tại Việt Nam thông qua gmail, gọi điện thoại và gặp mặt trực tiếp Tổng số phiếu phát ra là 180 phiếu, số phiếu thu hồi là 155 Sau khi kiểm tra và chọn lọc thì có 12 phiếu bị loại do điền thiếu thông tin hoặc 143 Nhƣ vậy, điều tra bằng phiếu hỏi thu về phiếu hợp lệ (đảm bảo điều kiện cỡ mẫu tối thiểu là 125).
Phương pháp xử lý
Dữ liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS 26 theo các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu
Mã hoá dữ liệu: Các câu trả lời thu thập đƣợc từ phiếu khảo sát bằng phiếu khảo sát được mã hoá thành các con số và được lưu tại bảng Excel
Tải dữ liệu lên: Bảng dữ liệu Excel sau khi đƣợc mã hoá sẽ đƣa lên phần mềm SPSS 26 để tiến hành các bước xử lý tiếp theo
Làm sạch dữ liệu: Dữ liệu trong quá trình thu thập có thể xảy ra các sai sót nhƣ xuất hiện ô trống (thiếu câu trả lời), các giá trị bị nhập sai hoặc câu trả lời không hợp lý Nếu dữ liệu không đƣợc làm sạch sẽ dẫn tới không chính xác trong kết quả thống kê, phân tích thậm chí khiến toàn bộ dữ liệu khảo sát bị huỷ bỏ Việc phát hiện sai sót và làm sạch dữ liệu đƣợc thực hiện bằng phần mềm SPSS 20
- Bước 2: Phân tích thống kê mô tả
Phân tích này đƣợc thực hiện nhằm thống kê về đặc điểm của đối tƣợng điều tra Đối với dữ liệu định lƣợng, thống kê mô tả đƣợc thực hiện là thống kê theo tần suất xuất hiện và tỷ lệ phần trăm
- Bước 3: Phân tích mô hình binary logistics
Mô hình hồi quy binary logistic là sử dụng biến dạng nhị phân để ƣớc lƣợng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra đối với những thông tin từ các biến độc lập nhƣ: năng lực doanh nghiệp, hỗ trợ chính phủ, đầu tƣ R&D, năng lực cạnh tranh Mô hình hồi quy binary logistic đƣợc dựa theo phân phối nhị phân (0;1) và ƣớc lƣợng đƣợc sử dụng trong mô hình là ƣớc lƣợng khoảng
Theo Huỳnh Văn Hiền (2020), mô hình hồi quy binary logistic cho biến phụ thuộc dạng nhị phân để ƣớc lƣợng xác suất một sự kiện xảy ra với những thông tin có được trong trường hợp biến nhị phân Y nhận 2 giá trị là 0 và 1, với 0 = không tham gia, 1= có tham gia Mô hình liên kết có giá trị 1 khi các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và nhận giá trị 0 khi không tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Còn các yếu tố nguy cơ có thể đƣợc thể hiện qua các biến số liên tục hoặc các biến nhị phân hay các biến thứ bậc và có sự nghịch đảo của hàm phân phối xác suất chuẩn hóa là sự kết hợp tuyến tính của các biến giải thích đƣợc nghiên cứu bởi nhà thống kê David R Cox (Trần Thanh Dũng, 2018).Mô hình hồi quy để xác định sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có dạng:
● Yi là biến phụ thuộc tình hình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thứ i Biến nhận giá trị bằng 0 nếu hộ nuôi không tham gia vào chuỗi giá trị và nhận giá trị 1 nếu hộ nuôi có tham gia liên kết;
● bi là các hệ số chỉ độ dốc hồi quy
● Xi là các biến độc lập có tác động để giải thích về xác suất tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
● ui là sai số ngẫu nhiên của mô hình
Các tiêu chuẩn cần xem xét để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình:
• Omnibus Test of Model Coefficients (OB): dùng để kiểm định sự phù hợp tổng quát của mô hình với giả thiết H0: β1 = β2 = … = βk = 0, nếu Sig < α thì giả thiết H0 bị bác bỏ hay ta có thể kết luận mô hình phù hợp một cách tổng quát (Vũ Xuân Tùng và Trần Thanh Phong, 2020)
• Classification Table: bảng này cho ta kiểm tra độ chính xác trong việc dự báo của mô hình (Vũ Xuân Tùng và Trần Thanh Phong, 2020)
• Chỉ số – 2 Log likelihood (- 2 LL): chỉ số này cho biết mức độ giải thích của mô hình tổng thể thông qua chỉ số này càng nhỏ thể hiện độ phù hợp càng cao (Vũ Xuân Tùng và Trần Thanh Phong, 2020)
• Chỉ số Nagelkeeke R Square: cho thấy biến độc lập giải thích đƣợc % cho biến phụ thuộc, mô hình phù hợp khi chỉ số này Nagelkeeke > 50% (Vũ Xuân Tùng và Trần Thanh Phong, 2020)
Mức độ phù hợp của mô hình đƣợc xác định dựa vào giá trị Sig chung toàn mô hình Nghĩa là khi Sig nhỏ hơn 0.1 thể hiện mô hình phù hợp để ƣớc lƣợng Đồng thời, hệ số tương quan Cox & Snell R 2 Thể hiện phần trăm sự biến thiên của biến phụ thuộc đƣợc giải thích từ mô hình.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thống kê mô tả
Theo kích thước mẫu đã được xác định ở mục trước là 125 Do đó, để đảm bảo độ tin cậy và tính đại diện của mẫu nghiên cứu 180 phiếu khảo sát đƣợc phát ra và thu hồi đƣợc 155 phiếu
Theo thực tế, kết quả thu về có 12 phiếu không hợp lệ (7,7%) do trả lời sai yêu cầu, thiếu hoặc bỏ sót thông tin và 143 phiếu hợp lệ (92,3%) đƣợc sử dụng làm dữ liệu phân tích a Chức vụ người tham gia khảo sát
Hình 3.2 Thống kê tỷ lệ số doanh nghiệp tham gia khảo sát theo chức vụ
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp
Tỷ lệ tham gia khảo sát của quản lý (53,4%) và nhân viên (46,6%) có sự cách biệt không đáng kể Từ đó ta có thể thấy rõ quan điểm về sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ dưới góc nhìn của quản lý hoặc nhân viên để rút ra những nhận định khách quan về thực trạng của ngành hiện tại b Tuổi đời của doanh nghiệp
Hình 3.3 Thống kê tỷ lệ số doanh nghiệp tham gia khảo sát theo số năm hoạt động
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp
Phần lớn các doanh nghiệp đều có thâm niên hoạt động trong ngành trên 10 năm (63,6%) Tiếp đến là từ 5 đến 10 năm (21,6%), cuối cùng là dưới 5 năm (14,8%)
Dễ dàng thấy đƣợc sự chênh lệch về số năm kinh nghiệm của mẫu khảo sát này là khá lớn nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu c Ngành chủ lực của doanh nghiệp
Hình 3.4 Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát theo ngành
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp
Với tổng số 143 phiếu trả lời hợp lệ Những doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí chế tạo tham gia vào khảo sát chiếm tỷ lệ lớn nhất (68,2%) Tiếp theo là ngành điện tử - tin học (11,4%), cuối cùng là ngành công nghiệp công nghệ cao và sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy (10,2%) Sự khác biệt về ngành chủ lực cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp đến sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cũng nhƣ cung cấp cho bài nghiên cứu những quan điểm khác nhau về việc tham gia chuỗi của từng ngành d Số lao động của doanh nghiệp
Hình 3.5 Thống kê số doanh nghiệp tham gia khảo sát theo số lƣợng lao động
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp
Trong 143 mẫu phiếu khảo sát hợp lệ, những doanh nghiệp có từ 101 - 200 lao động và 11-50 lao động chiếm tỷ lệ nhiều nhất (26,1%), tiếp theo là các doanh nghiệp có từ 51-100 lao động (23,9%), các doanh nghiệp số lao động lớn hơn 500 (12,5%), còn lại là những doanh nghiệp có từ 201-500 (11,4%) Dễ dàng thấy đƣợc sự chênh lệch về số lượng lao động khá lớn nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu e Loại hình doanh nghiệp
Hình 3.6 Thống kế số doanh nghiệp tham gia khảo sát theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp
Phần lớn các doanh nghiệp tham gia khảo sát là doanh nghiệp nội địa (51,1%) Tiếp đến là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (34,1%), doanh nghiệp liên doanh ( 10,2%), cuối cùng là các doanh nghiệp thuộc loại hình khác Sự đa dạng trong thành phần các doanh nghiệp có tác động khá lớn đến kết quả của bài nghiên cứu f Thị trường cung cấp mục tiêu
Hình 3.7 Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát theo thị trường cung cấp mục tiêu
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp
Trong tổng số 143 mẫu hợp lệ, hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn cung ứng cho cả hai thị trường (68,2%) Tiếp theo là tập trung cung cấp trong nước (22,7%), cuối cùng là các doanh nghiệp tập trung xuất khẩu (9,1%) Dễ thấy các doanh nghiệp hiện tại tập trung cung cấp cả hai thị trường giúp cho bài nghiên cứu thu thập được thêm quan điểm, khó khăn của các doanh nghiệp khi tham gia cung ứng.
Kết quả chạy mô hình Binary Logistics
Trên cơ sở thu thập ý kiến 143 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia khảo sát đƣợc phân ra làm 2 nhóm: Nhóm doanh nghiệp có tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (đƣợc mã hóa là 1 trong mô hình), và nhóm doanh nghiệp không tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (đƣợc mã hóa là 0 trong mô hình) Kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary Logistics đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 4.1 Bảng mức độ phù hợp của mô hình
(Nguồn: Kết quả chạy mô hình của tác giả)
` Theo bảng 4.1, kiểm định Omnibus về hệ số mô hình sig = 0.001 0 khi doanh nghiệp có tuổi đời càng lâu thì tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tăng là biến Namthanhlap sẽ nhận giá trị 1 Có thể đây là dấu hiệu nhận thấy khi doanh nghiệp hoạt động càng lâu đó là điều kiện đảm bảo doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Ngoài ra, chỉ số EXP = 2,133 cho thấy, doanh nghiệp thành lập sớm thì khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cao hơn doanh nghiệp thành lập muộn 2,133 lần (nếu các yếu tố khác không đổi)
Nhƣ vậy, kết quả mà nhóm nghiên cứu thu đƣợc có chung kết luận với nhận định đầu tiên về tuổi đời của doanh nghiệp: Những doanh nghiệp lâu năm sẽ dễ dàng hơn trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Những nghiên cứu trước đó đồng quan điểm với chúng tôi là của Wignaraja (2013), Lu và cộng sự (2018) và Tạp chí doanh nghiệp hội nhập (2020) Nhƣ trong nghiên cứu của Wignaraja (2013), công ty càng lâu đời thì kinh nghiệm sản xuất và kiến thức đƣợc tích lũy càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi chơ mạng lưới sản xuất Lu và cộng sự (2018) cũng khẳng định tuổi doanh nghiệp ảnh hửng tích cực đến xác xuất tham gia GVC Ngƣợc lại, nghiên cứu Van Djik (2002); Harvie, Narjoko và Oum (2013) và Tạp chí Tài chính (2019) lại có quan điểm đối lập với kết quả trên Thứ nhất, Van Djik (2002) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp càng trẻ càng có thể sử dụng công nghệ tương đối hiện đại, từ đó tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm Sau khi điều tra các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm tác giả của Tạp chí Tài chính (2019) cho rằng DN càng trẻ thì càng năng động, dễ bắt nhịp với xu hướng mới và do đó càng dễ dàng gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo Tạp chí Nhà đầu tƣ (2021), từ thực tiễn 40 năm lăn lộn trong ngành xuất khẩu, Phó Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho biết, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường xuất khẩu rất chăm chỉ, chịu khó, kiên nhẫn, hết mình chiều lòng khách hàng Tuy nhiên, 30 năm qua doanh nghiệp vẫn chƣa có đƣợc sự tự tin, nếu không muốn nói là còn tự ti Chữ tín của doanh nghiệp Việt chƣa đƣợc đề cao khi so với Thái Lan, Ấn Độ hay Trung Quốc; việc quảng bá văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân còn giới hạn
Theo báo cáo của Bộ Công Thương năm 2021, hơn 60% doanh nghiệp CNHT có tuổi đời dưới 10 năm, tính đến năm 2022, có hơn 2.500 doanh nghiệp CNHT đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó: doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 90%, 10% còn lại là doanh nghiệp có tuổi đời trên 10 năm Theo báo cáo của Bộ Công Thương năm
2023, tuổi đời trung bình của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Việt Nam chỉ khoảng 5 năm Đây là một con số khá thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Rất nhiều doanh nghiệp thường xây dựng sản phẩm được một thời gian là chuyển ngang sang bất động sản, vì vậy tuổi thọ doanh nghiệp Việt Nam rất thấp, không thể so sánh với những doanh nghiệp có tuổi thọ, thương hiệu hàng trăm năm của Hàn Quốc, Nhật Bản Ông Việt Anh đề xuất, xây dựng hệ data về doanh nghiệp, xem doanh nghiệp bao nhiêu tuổi, lấy đó làm thước đo uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung.
Theo nhƣ kết quả của mô hình, mức hỗ trợ của chính phủ ở: β = 0,654 cho thấy, β>0 khi doanh nghiệp có mức hỗ trợ càng nhiều thì tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tăng là biến Muchotro sẽ nhận giá trị 1 Có thể đây là dấu hiệu nhận thấy khi doanh nghiệp hoạt động nhận càng nhiều hỗ trợ từ chính phủ đó là điều kiện đảm bảo doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Ngoài ra, chỉ số EXP = 1,924 cho thấy, doanh nghiệp nhận đƣợc hỗ trợ thì khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cao hơn doanh nghiệp chƣa nhận đƣợc 1,924 lần (nếu các yếu tố khác không đổi)
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cũng phù hợp với những nghiên cứu trước nhƣ Ana, Hiau và Deborah Winkler (2020), Dũng và Hiệp (2016), Liumida và Igor
(2023) Theo Dũng và Hiệp (2016), sự ổn định của môi trường thể chế, luật pháp, môi trường kinh doanh minh bạch cùng với hệ thống chính sách thu hút đầu tư rõ ràng, hấp dẫn là những điều kiện tiền đề giúp tạo hành lang chính sách cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tăng cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22-3-2018, của Bộ Chính trị đƣa ra định hướng: Xây dựng tiêu chí ưu tiên trong lựa chọn phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các khâu còn yếu của chuỗi giá trị sản phẩm hoặc công đoạn quyết định đến chất lƣợng, giá trị sản phẩm của ngành Hỗ trợ phát triển các nhà cung ứng trong các ngành công nghiệp ƣu tiên, coi đây là cốt lõi của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
Ngày 6-8-2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP, “Về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ” Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, nhƣ ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức 10% trong thời gian
15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo Đặc biệt, Nghị định số 57/2021/NĐ-CP, ngày 4-6-2021, của Chính phủ “Bổ sung điểm g, khoản 2, Điều 20, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ” quy định các doanh nghiệp có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trước năm
2015 và đã đƣợc cấp giấy xác nhận ƣu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ đƣợc áp dụng mức ƣu đãi thuế cao nhất, đối với thu nhập phát sinh từ dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho thời gian còn lại, kể từ kỳ tính thuế đƣợc cấp giấy xác nhận ƣu đãi công nghiệp hỗ trợ
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ đã thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có sự phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu Năm
2018, có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu cho ngành dệt - may, da - giày (chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo), tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, chiếm 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo), doanh thu sản xuất, kinh doanh xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng (đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo)
GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN VỀ KHẢ NĂNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Định hướng
5.1.1 Định hướng của doanh nghiệp
Theo số liệu từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), chỉ khoảng 30% doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu Tác động của dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua tới các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy rõ điểm yếu lớn nhất là phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài Nguyên nhân chính là nội lực của ngành công nghiệp còn hạn chế Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những định hướng để nâng tầm vị thế của ngành công nghiệp hỗ trợ trên bản đồ cung ứng của thế giới
Theo bà Trần Thị Thu Trang, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel cho biết, xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp công nghiệp là chúng ta phải tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu để nâng cao đƣợc giá trị gia tăng trong sản xuất
Có 3 vấn đề cần được giải quyết triệt để doanh nghiệp trong nước không mất cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Thứ nhất chúng ta phải hiểu là các doanh nghiệp tập đoàn nước ngoài tham gia là các doanh nghiệp đầu chuỗi, theo đó họ sẽ có sự ưu tiên cho các doanh nghiệp của nước họ và đây là điều tất nhiên chúng ta không thể chen chân vào Tuy nhiên họ vẫn thích các doanh nghiệp tại địa phương mà họ đến đầu tƣ vì có nhiều lợi thế, ít rủi ro, nhân công rẻ, do đó vẫn có cơ hội nào đó cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Và câu hỏi đặt ra là làm sao để các doanh nghiệp trong nước chen chân được với các doanh nghiệp nước ngoài”
Tiếp theo, cạnh tranh về giá vẫn là thách thức, đây là cạnh tranh sòng phẳng toàn cầu Cạnh tranh về giá có vấn đề, sau đó là tài chính, như các nước vay ưu đãi Chính phủ 0,5-1%, vay âm, còn Việt Nam vay đến hơn 6% Cuối cùng là vấn đề nguyên vật liệu quy mô do Việt Nam sản xuất lại không có, do đó việc nhập khẩu làm cho giá trị gia tăng cao cùng với vấn đề tài chính cũng có cạnh tranh rất khủng khiếp Để giải quyết những vấn đề trên, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phải học tập liên tục, có chiến lược tầm nhìn đi trước với sự mong đợi của khách hàng để nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
5.2.1 Định hướng của chính phủ
Các quan chức trong ngành đều nhận định rằng, công nghiệp hỗ trợ là một mắt xích quan trọng Theo ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) khẳng định rằng, những nước có công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển mới có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, gia tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, Thứ trưởng Bộ Công
Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã nhấn mạnh rằng, Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 25% và đặt ra nhiệm vụ "Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu"
Theo lãnh đạo Cục Công nghiệp, để công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, giải quyết những điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực cho phát triển công nghiệp
Bên cạnh đó, sử dụng hợp lý nguồn lực để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trên nguyên tắc dựa trên lợi thế của đất nước, hình thành chuỗi cung ứng trong nước; nâng cao năng lực và tính chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết giữa các địa phương, các vùng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
Giải pháp
5.2.1 Tận dụng thế mạnh của tuổi đời doanh nghiệp
Hai luồng nhận định song song về doanh nghiệp lâu đời và doanh nghiệp non trẻ về khả năng thích ứng với thị trường đã phần nào chỉ ra những khó khăn của doanh nghiệp khi cố gắng nắm lấy cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Đặc biệt, mỗi đối tượng sẽ phải đối mặt với thách thức khác nhau dựa trên thời gian gia nhập thị trường kinh doanh, vì vậy sẽ có sự khác biệt về giải pháp đƣa ra đối với mỗi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp trẻ, những giải pháp sau có thể giúp họ tiến tới trở thành một mắt xích trong chuỗi GVC:
Trước hết, đặc trưng của những doanh nghiệp trẻ tuổi là thường không bị ràng buộc bởi các quy trình cứng nhắc cũng nhƣ cấu trúc tổ chức phức tạp, điều này giúp họ linh hoạt trong việc thích nghi và thay đổi trước sự biến động của thị trường Tận dụng những ƣu thế đó, các doanh nghiệp trẻ nên tập trung nghiên cứu và đầu tƣ vào những công nghệ, kỹ thuật mới và sử dụng những công nghệ tiên tiến đó làm bàn đạp để bước chân vào môi trường cạnh tranh với các doanh nghiệp có tuổi đời lâu dài nhưng hệ thống điều hành có phần đi chậm so với xu thế của hiện tại để trở thành đối tác của các doanh nghiệp đầu chuỗi
Hơn thế nữa, doanh nghiệp trẻ nên đặt mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững thông qua việc xây dựng chiến lƣợc phát triển toàn diện So với doanh nghiệp đã thành lập lâu năm, những doanh nghiệp này đang không có nền tảng cốt lõi vững chắc từ kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức thông qua bao năm chinh chiến trong môi trường kinh doanh Những khuyết điểm này không thể cải thiện chỉ trong một thời gian ngắn mà họ cần có lộ trình phù hợp với từng giai đoạn trưởng thành của doanh nghiệp Muốn xây dựng một chiến lƣợc tối ƣu, doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng quốc; từ đó xác định rõ cơ hội, mục tiêu và chiến lƣợc tiếp thị phù hợp nhằm gia tăng sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước
Với mạng lưới quan hệ còn mỏng, chú trọng đến liên kết và chủ động mở rộng mạng lưới quan hệ đối tác cũng là một trong những giải pháp hiệu quả tăng cường khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Việc hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm và sẵn lòng chia sẻ kiến thức và nguồn lực có thể giúp doanh nghiệp trẻ tận dụng các cơ hội mới Đối với các doanh nghiệp đầu chuỗi, một trong những tiêu chí lựa chọn đối tác của họ khi mở rộng chuỗi giá trị toàn cầu chính là sự uy tín - điều mà các doanh nghiệp non trẻ còn lép vế so với các doanh nghiệp lâu đời hơn vì thâm niên trong nghề chưa nhiều Chính vì vậy, việc tập trung xây dựng thương hiệu và uy tín từ những thời gian đầu sẽ là bài toán lớn cho các doanh nghiệp trẻ cân nhắc giải quyết và có bước đi thận trọng
Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp đã thành lập lâu hơn, muốn tham gia chuỗi GVC có thể áp dụng những giải pháp sau:
Cùng thâm niên dày dặn, các doanh nghiệp lâu đời có đƣợc một nền tảng cốt lõi vững chắc cho mọi bước tiến trong tương lai Họ có kinh nghiệm và những bài học đƣợc đúc rút trong một thời gian dài tham gia kinh doanh và sản xuất, không chỉ vậy còn có quan hệ, thương hiệu và nguồn lực tài chính giúp đơn giản hóa con đường tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Nhờ đó, khi kế hoạch tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đƣợc triển khai, những sự tham vấn đầy kinh nghiệm của nhân lực chất lƣợng cao cùng với mạng lưới quan hệ rộng rãi sẽ giúp họ hiểu rõ hơn những tiêu chí cần phải đạt được của các doanh nghiệp đầu chuỗi, đồng thời dễ dàng tiếp cận với quản lý cấp cao của những doanh nghiệp này Ngoài ra, tuổi đời lâu năm phản ánh phần nào sự ổn định và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp đầu chuỗi ra quyết định hợp tác với các doanh nghiệp địa phương.
Nhìn từ góc nhìn khác, các doanh nghiệp thành lập lâu năm cũng tồn tại nhiều hạn chế cần cải thiện Đầu tiên, những doanh nghiệp này do đã tham gia thị trường nhiều năm nên dễ hình thành thói quen đi theo lối mòn kinh doanh mà không nhạy bén với các biến động Họ không dễ bắt kịp những xu hướng thị trường trong thời gian ngắn và tái cấu trúc bộ máy khi thị trường có thay đổi lớn - điều mà với doanh nghiệp trẻ là tương đối đơn giản và tốn ít thời gian hơn Rõ ràng cơ hội không chờ đợi bất cứ đối tượng nào, hạn chế này giống như một “quả bom nổ chậm” tước đi những cơ hội kinh doanh về lâu về dài của các doanh nghiệp lớn tuổi Vì vậy họ không nên quá cứng nhắc trong bộ máy làm việc; đặc biệt là với cơ cấu nhân sự, tăng cường sự giao thoa giữa nhân sự trẻ và nhân sự giàu kinh nghiệm là điều cần thiết để duy trì tính chuyên nghiệp nghiệp vụ cũng nhƣ thổi một làn gió trẻ cho văn hóa của doanh nghiệp.
Không những vậy, công nghệ kỹ thuật mới cũng là yếu tố quan trọng gia tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp Những sản phẩm có sẵn kết hợp với sự cải thiện trong năng suất sản xuất bằng khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế nhờ tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành hiện có, từ đó đƣa các doanh nghiệp lâu đời lên một vị trí cao hơn trong mắt các chủ doanh nghiệp đầu chuỗi Tựu chung lại, giải pháp ứng với từng hạn chế, từng đối tƣợng doanh nghiệp sẽ khác nhau và cần có sự linh hoạt khi áp dụng thực tế Dù là doanh nghiệp lâu đời hay doanh nghiệp non trẻ cũng cần có chung các mối quan tâm sau:
Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu không thể phủ nhận có thể mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp, nhưng cũng đi kèm với đó là nhiều rủi ro khôn lường Rủi ro trong kinh doanh thì muôn hình vạn trạng, nếu không có những phương án đề phòng tương ứng, doanh nghiệp chẳng khác nào tự mình chặn mất đường lui của bản thân Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả để đảm bảo rằng họ có khả năng đối phó với các yếu tố rủi ro khác nhau trong quá trình mở rộng quốc tế.
5.2.2 Cải thiện chính sách hỗ trợ của chính phủ
Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã đƣợc Chính phủ quan tâm với nhiều chính sách phát triển từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành Đến nay, trước tầm quan trọng của ngành CNHT trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính phủ Việt Nam cũng tích cực ban hành và áp dụng các chính sách hỗ trợ nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp CNHT tích lũy được nguồn lực bên trong đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh thuận lợi và minh bạch Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, những kết quả không mấy suôn sẻ trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại những rủi ro, vì vậy giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm giải quyết những mặt hạn chế của chính sách nhƣ sau:
Không thể phủ nhận, ngành công nghiệp Việt Nam nhờ các chính sách phù hợp với giai đoạn trưởng thành đã phát triển đến một mức độ nhất định Trong giai đoạn hiện tại, Chính phủ nên tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và tự do nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Chính phủ có thể thúc đẩy việc cải thiện môi trường kinh doanh bằng cách giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường tính minh bạch và trọng tài pháp lý, và cải thiện hạ tầng vận tải và giao thông để giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả Chính phủ còn có thể khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng cách cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính và kích thích thuế cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu.
Thông qua các chính sách hỗ trợ, Chính phủ còn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa bằng cách tạo ra các cơ hội hợp tác và liên kết quốc tế Chính phủ có thể tạo ra các cơ hội hợp tác và liên kết quốc tế thông qua việc tổ chức các sự kiện thương mại, triển lãm và diễn đàn quốc tế để giúp doanh nghiệp kết nối với các đối tác và khách hàng quốc tế Chính phủ có thể tạo ra các khu công nghiệp và khu công nghệ đặc biệt nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa Các khu công nghiệp này có thể đƣợc thiết kế với cơ sở hạ tầng hiện đại và các chế độ ƣu đãi thuế để thu hút các nhà đầu tư quốc tế Chính phủ có thể thúc đẩy hợp tác quốc tế và thương mại thông qua việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do và tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia khác Các thỏa thuận thương mại tự do giúp loại bỏ rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, từ đó tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
5.2.3.Tăng cường đầu tư và hỗ trợ cho R&D
Nghiên cứu và phát triển (R&D) ngày nay đƣợc đánh giá là một nhân tố quan trọng để tăng cường khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Mặc dù đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, nhƣng thực tế cho thấy hoạt động triển khai R&D, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung cũng nhƣ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng còn nhiều hạn chế Ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn có đủ nguồn lực thì hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn chƣa sẵn sàng để tham gia vào cuộc chiến này khi chi phí đầu vào là quá lớn so với khả năng tài chính của bản thân doanh nghiệp Để cải thiện tình trạng trên, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về tầm quan trọng của R&D trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện đại; xác định mục tiêu dài hạn bao gồm việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, cải tiến sản phẩm hiện có, tiên đoán và phản ứng với các xu hướng công nghệ mới; từ đó xác định và xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp
Ngoài ra, trong việc đầu tƣ R&D ở Việt Nam hiện nay có một thách thức lớn là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao bởi theo nhƣ chia sẻ của một số nhà lãnh đạo, một trong những trở ngại mà các công ty này phải đối mặt khi mở các trung tâm R&D là khó khăn trong việc tuyển dụng kỹ sƣ công nghệ, đặc biệt là lao động có trình độ công nghệ thông tin và am hiểu về Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ chuỗi khối (blockchain) Vì vậy, việc nâng cao chất và lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam để tham gia vào các trung tâm R&D là một nhiệm vụ quan trọng, cần có sự chung tay nỗ lực của cả Chính phủ, DN và người dân Bằng cách tập trung vào đẩy mạnh phát triển giáo dục, cơ sở hạ tầng và hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới cũng như các nước phát triển đi trước, Việt Nam có thể vươn tầm ra khỏi vị trí đơn thuần là một công xưởng gia công hiện nay để trở thành một trung tâm sôi động về R&D và đổi mới sáng tạo trong khu vực và toàn cầu
Cuối cùng, doanh nghiệp Việt cũng cần tƣ duy và mạnh mẽ hơn nữa trong đầu tƣ cho hoạt động R&D cả về nhân lực và vật lực Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm,giải mã và cải tiến các công nghệ của riêng mình, có thể nghiên cứu trong nước, kết hợp với các nhà khoa học để làm sao hấp thụ công nghệ tốt, phù hợp với hoạt động của mình.
5.2.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh
Mặc dù hiện nay, Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam - có nhiều ƣu điểm hơn trong ngành công nghiệp hỗ trợ thế nhƣng đang có một xu thế chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu sang các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam Vậy tại sao các doanh nghiệp đầu chuỗi lại có quyết định nhƣ vậy? Theo nhƣ tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, chính vì khả năng cung cấp quá vƣợt trội đến mức thâu tóm thị trường khiến các chủ doanh nghiệp đầu chuỗi e ngại sẽ bị phụ thuộc vào các đối tác và thị trường cung cấp của Trung Quốc Nhờ đó mà cơ hội rộng mở với Việt Nam hơn trong quá trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Nắm bắt đƣợc thời cơ đó, Việt Nam càng cần phải nâng cao những giá trị sẵn có cũng nhƣ khắc phục những hạn chế còn tồn tại để có vị thế cao hơn trong ngành công nghiệp hỗ trợ quốc tế.
Kiến nghị
5.3.1 Về phía doanh nghiệp Để công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, chúng tôi đề xuất những khuyến nghị cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ nhƣ sau:
Doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch cung ứng sản phẩm CNHT của mình vào chuỗi cung ứng Đây là yếu tiên quyết vì nếu doanh nghiệp không xác định rõ con đường đi của mình thì việc gia nhập chuỗi cung ứng một cách tự phát cũng không có nhiều tác dụng tới việc nâng cao năng lực cung ứng của doanh nghiệp Chỉ khi xác định rõ con đường mình đi thì doanh nghiệp mới có những hành động cụ thể để thúc đẩy năng lực cung ứng của mình nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng Hơn nữa, doanh nghiệp cần quan tâm vào phát triển R&D để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, sáng tạo và đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu Bên cạnh đó cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh nền công nghiệp trong nước
Doanh nghiệp cần tăng cường liên kết với khu vực FDI và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại, từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ, chủ động học hỏi các FDI về quy trình quản lý sản xuất và kiểm soát chất lƣợng sản phẩm để dần nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm Trong đó, cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế bao gồm cả các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, an toàn và môi trường Doanh nghiệp còn phải đảm bảo tất cả những yêu cầu bắt buộc về tiêu chuẩn nhà xưởng và sản xuất phải đƣợc đáp ứng nhƣ các tiêu chuẩn về hàm lƣợng hóa chất; về tiêu chuẩn kỹ thuật; về an toàn sản phẩm
Doanh nghiệp nên tiếp cận những sự hỗ trợ từ phía các khách hàng hay chính những nhà cung cấp đầu vào để học hỏi công nghệ và kinh nghiệm thông qua việc: đào tạo chuyển giao công nghệ sản xuất, tƣ vấn quản lý sản xuất và quản trị nhà máy, tƣ vấn cải tiến nâng cao chất lƣợng và năng suất sản phẩm
Cuối cùng, doanh nghiệp cần phải chủ động đầu tƣ thêm cho năng lực marketing và bán hàng, mà nhất là năng lực ngoại ngữ (Tiếng Anh) để tăng cường hợp tác với các FDI hoặc các doanh nghiệp quốc tế ở trong chuỗi cung ứng Không chỉ cho đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ bán hàng mà ngay cả đội ngũ cán bộ kỹ thuật tay nghề cao cũng cần phải có ngoại ngữ để tăng cường khả năng học hỏi, tiếp nhận công nghệ mới đồng thời thực hiện các công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay bán hàng đƣợc hiệu quả hơn Tìm cách kết nối đƣợc với đúng các khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp hoặc phải nghiên cứu nhu cầu khách hàng để sản phẩm của mình phù hợp cho cung ứng
5.3.2 Về phía chính phủ Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, chúng tôi đƣa ra một số khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam nhƣ sau:
Về mặt cơ chế, chính sách, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển CNHT, xây dựng khung chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành CNHT, tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững Phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn các địa phương triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại địa phương
Cần thiết hình thành những trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) và hỗ trợ cho CNHT, trước mắt là tại 3 trung tâm kinh tế lớn khu vực miền Bắc, Trung, Nam Những trung tâm này không chỉ tập trung vào giới thiệu công nghệ, hỗ trợ điều kiện tiếp cận công nghệ cho doanh nghiệp thông qua hợp tác quốc tế và các chính sách của Chính phủ nói chung, mà còn hỗ trợ cho R&D nói riêng, từ đó những trung tâm này sẽ đóng góp cả vào sự phát triển về giá trị gia tăng Để phát triển bền vững và có sức tăng trưởng, tạo giá trị gia tăng ngày càng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, vị thế doanh nghiệp Việt Nam đƣợc nâng lên, Chính phủ cần tiếp tục chính sách thu hút FDI có chọn lọc Đồng thời, có điều kiện cơ bản để các FDI có sự lan toả, tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng ở vị trí công nghệ cao hơn, ở những mắt xích then chốt hơn
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp CNHT Việt Nam và cụm liên kết nhằm thúc đẩy kết nối giữa nhà cung cấp Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia có nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam Xúc tiến kết nối đầu tư tại thị trường các nước mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm tạo cơ hội thị trường cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Tăng cường hợp tác, trao đổi với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất lớn để hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp CNHT Việt Nam từng bước tiếp nhận, ứng dụng các công nghệ cao
Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành CNHT Để thực hiện đƣợc điều này, cần mở rộng sự liên kết trong đào tạo giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học có uy tín trên thế giới Đồng thời, cần có sự đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo từ các trường đại học cho đến các trường dạy nghề để nâng cao dần chất lượng của những người lao động trong tương lai Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách phát triển CNHT để thu hút đầu tƣ nguồn lực xã hội vào phát triển CNHT Để giảm thiểu tác động từ bên ngoài, kiềm chế lạm phát, Chính phủ cần nghiên cứu trình Quốc hội một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp phát triển Bộ Tài chính cần tiếp tục triển khai quyết liệt một số nhóm giải pháp như: Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về chính sách tài khóa nhằm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; nghiên cứu, rà soát và sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế theo Chiến lƣợc Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; đồng thời, tiếp tục thực hiện một số giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp CNHT, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý giá; điều hành linh hoạt giá cả trên cơ sở dự báo cung - cầu thị trường Đặc biệt, Bộ Tài chính cần thực hiện các biện pháp cần thiết để ổn định và phát triển thị trường vốn công khai, minh bạch, an toàn, bền vững, tập trung hoàn thiện khung pháp lý và thể chế, bịt các lỗ hổng; đẩy mạnh công tác giám sát, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; tăng cường công tác truyền thông, tạo dựng niềm tin của nhà đầu tƣ.
Kết luận
Như đã trình bày, công nghiệp hỗ trợ là một trong những mục tiêu hướng tới mà Chính phủ Việt Nam chú trọng trong Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đặt mục tiêu đến năm 2030 Giải thích cho điều này, các doanh nghiệp và quốc gia ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để tận dụng lợi ích từ sự liên kết và tương tác giữa các phần của chuỗi này Chính vì vậy, nhằm nâng cao thức cho các doanh nghiệp nội địa giúp họ giải quyết những khó khăn trong quá trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần thúc đẩy quá trình gia nhập những chuỗi liên kết kinh doanh quốc tế của Việt Nam, nhóm chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp khi kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng Trước tiên, chúng tôi đã tổng hợp kiến thức của các nghiên cứu trước cho chung hướng đề tài để dựa vào những cơ sở đó tiến hành nghiên cứu khách quan hơn Tiếp đó, chúng tôi làm rõ các khái niệm và thực trạng về chuỗi giá trị toàn cầu cũng nhƣ ngành công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam, đồng thời đƣa ra cơ sở lý thuyết về các yếu tố mà chúng tôi tập trung nghiên cứu là: (1) Tuổi đời doanh nghiệp, (2) Hỗ trợ của chính phủ, (3) Đầu tƣ R&D, (4) Năng lực cạnh tranh, (5) Dung lượng thị trường
Sau khi hoàn thành bức tranh tổng quan về khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài bằng phương pháp hồi quy nhị phân - Binary Logistics bằng việc khảo sát các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong 6 yếu tố đƣợc đề xuất của tác giả thì yếu tố “Dung lượng thị trường” 100% thành viên thống nhất loại bỏ Do vậy, mô hình còn lại 5 yếu tố tác động đến biến phụ thuộc Kết quả của nghiên cứu định lƣợng bằng hồi quy Binary Logistic, kết quả cho thấy, 5 yếu tố có tác động tới khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của DN CNHT Việt Nam gồm: (1) Tuổi đời doanh nghiệp, (2) Hỗ trợ chính phủ, (3) Chất lƣợng sản phẩm, (4) Thời gian giao hàng và (5) R&D trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là Thời gian giao hàng, yếu tố tác động yếu nhất là R&D Không chỉ trình bày kết quả cuối cùng, chúng tôi còn kết hợp thảo luận về thực trạng và những nhận định trong các nghiên cứu trước của từng nhân tố
Cuối cùng, dựa vào những kết quả trên, chúng tôi đưa ra định hướng cho doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam, đề xuất giải pháp, kiến nghị về việc gia tăng cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu từ những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh các kết quả đã đạt đƣợc, nghiên cứu này tồn tại các hạn chế nhƣ sau: Thứ nhất, số lƣợng là 143 phiếu khảo sát chƣa phản ảnh bao quát kết quả nghiên cứu của thực trạng doanh nghiệp CNHT tại Việt Nam Thứ hai, mặc dù nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề tồn đọng của các nghiên cứu trước đó nhưng do đặc trưng của phương pháp nghiên cứu mà nhóm sử dụng - phương pháp binary logistics - nên bài nghiên cứu của chúng tôi cũng mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khách quan thực tế và dự đoán xu hướng của các doanh nghiệp CNHT tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị chung cho doanh nghiệp và Chính phủ Ngoài ra, thay vì làm rõ đƣợc tất cả các yếu tố đã đƣa vào phiếu khảo sát thì nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ tập trung phân tích 5 yếu tố chính và chƣa thể đánh giá đƣợc đƣợc mức độ tác động của các yếu tố còn lại
Dựa vào những hạn chế đã nêu trên trong bài nghiên cứu, hướng nghiên cứu tiếp theo mà chúng tôi đề xuất là tiếp tục nghiên cứu đề tài này với số lƣợng đối tƣợng khảo sát lớn hơn kết hợp với phỏng vấn các nhà quản lý cấp cao của các doanh nghiệp CNHT Thêm vào đó chúng tôi mong rằng có thể nghiên cứu thêm mức độ tác động của các yếu tố còn lại nhằm tăng độ chính xác và khách quan cho kết quả nghiên cứu của nhóm chúng tôi.