Kỹ Năng Giao Tiếp Sư Phạm

27 5 0
Kỹ Năng Giao Tiếp Sư Phạm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

KỸ NĂNG

GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Trang 2

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

I Khái quát về giao tiếp sư phạm

II Nguyên tắc và phong cách giao tiếp sư phạm

III Kỹ năng giao tiếp sư phạm

Trang 3

I KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP SP

1 Khái niệm GTSP:

Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh (Ngô Công Hoàn)

Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục, có các chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lí, xây dựng bầu không khi thuận lợi cùng các quá trình

tâm lí khác (chú ý, tư duy…), có thể tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học. (Hoàng Anh)

Trang 4

I KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP SP

2 Những đặc trưng của giao tiếp sư phạm

- Giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung

bài giảng, tri thức khoa học, mà còn dùng chính tấm

gương về nhân cách của mình như một công cụ tác

động đến học sinh

- Nhà giáo dục dùng làm biện pháp giáo dục bằng thuyết phục, vận động đối với học sinh, dùng tình cảm để cảm

hóa học sinh Không được dùng biện pháp đánh đập,

hành hạ, trù dập xúc phạm đến thân thể và nhân cách học sinh.

- Có sự quan tâm của nhà nước và sự tôn trọng xã hội đối

với giáo viên đã tạo điều kiện thuận lợi để người thầy giáo thực hiện được nhiệm vụ dạy học và giáo dục của mình.

Trang 5

A GIỐNG NHAU:

- Đều là sự tiếp xúc tâm lí giữa những con người và con người, sự xác lập và vận hành các mối quan hệ

xã hội giữa những con người với nhau.

- Đều là quá trình con người ý thức được mục đích, nội dung, phương tiện khi giao tiếp.

- Đều diễn ra sự trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin.

- Đều do cá nhân thực hiện.

- Đều mang bản chất xã hội, lịch sử.

So sánh giao tiếp và giao tiếp sư phạm

Trang 6

- Các thành viên của xã hội

- Đa dạng, phong phú, nhiều loại thông tin khác nhau và các ND đó không cần có sự gia công, chế biến nhiều, không bị quy gia công chế bến và bị quy định bởi MĐ giáo dục, mang tính GD cao

- Ưu thế thuộc về ngôn ngữ nói và viết.

- Chủ yếu dùng biện pháp thuyết phục, cảm hóa đối tượng

- Chủ yếu diễn ra trong nhà trường

Giao tiếp Giao tiếp sư phạm

Trang 7

I KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP SP

3 Mục đích của giao tiếp sư phạm

- Giao tiếp sư phạm là điều kiện để thực hiện mục

đích của hoạt động giáo dục và suy cho cùng thì

giao tiếp sư phạm cũng hướng đến mục đích chung của hoạt động giáo dục đó là hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

🡪 Mục đích của giao tiếp sư phạm là nhằm truyền

đạt những chuẩn mực đạo đức, những tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sống,

hướng tới xây dựng và phát triển nhân cách đúng đắn cho học sinh.

Trang 8

I KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP SP

4 Vai trò của giao tiếp sư phạm

a/ Giao tiếp sư phạm có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động giáo dục.

⮚ Nhờ có giao tiếp sư phạm nhà giáo dục mới tổ chức

được hoạt động của mình Giao tiếp sư phạm là công

cụ, là phương tiện để tổ chức hoạt động giáo dục.

⮚ Giao tiếp sư phạm không chỉ là điều kiện của hoạt

động giáo dục mà còn là nội dung, mục đích của

hoạt động giáo dục Thông qua giao tiếp giáo viên hình thành ở học sinh cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa

Trang 9

I KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP SP

4 Vai trò của giao tiếp sư phạm

b/ Giao tiếp sư phạm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của học sinh.

⮚ Nhờ có giao tiếp sư phạm mà nhà giáo dục truyền đạt những tri thức khoa học, kinh nghiệm …, người được giáo dục tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, kĩ xảo … để hình thành và phát triển nhân cách của chính mình Qua giao tiếp sư phạm nhiều phẩm chất, nhân cách của học sinh được hình thành như ý thức trách nhiệm, tinh thần tự trọng, tính tích cực trong hoạt động …

⮚ Nhờ có giao tiếp sư phạm, giáo viên đi sâu vào thế giới tinh thần của học sinh, thiết lập được mối quan hệ gắn bó đối với học sinh, kích thích học sinh tính tích cực, mong muốn tự tu dưỡng mình để trở thành những nhân cách tốt, có ích cho xã hội.

Trang 10

I KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP SP

5 Các giai đoạn của giao tiếp sư phạm

Trang 11

I KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP SP

5 Các giai đoạn của giao tiếp sư phạm

a/ Giai đoạn mở đầu : Diễn ra khi lần đầu tiên tiếp xúc với học sinh hoặc khi giáo viên bắt đầu thực hiện một chương trình mới, ở một tiết mới.

+ Ăn mặc nghiêm túc, lịch sự, trang nhã, sạch sẽ, gọn gàng; + Dành ít phút (3-5 phút) giới thiệu về mình, sau đó nói ngắn

gọn một số thông tin cần thiết như giới thiệu môn học, số tiết, kiểm tra…

+ Có thái độ thiện cảm và tin yêu học sinh thông qua biểu hiện ở ánh mắt, nét mặt vui tươi, cởi mở (cười), hiền hậu; trang phục gọn gàng; phong cách phải đàng hoàng, đĩnh đạc, tự tin để tạo cảm giác tin tưởng, an toàn nơi học sinh;

giọng nói phải ôn tồn, gợi cảm, có nhiều thông tin hữu ích để các em gần gũi nhưng kính trọng thầy cô

Trang 12

I KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP SP

5 Các giai đoạn của giao tiếp sư phạm

b/ Giai đoạn diễn biến: là giai đoạn trọng tâm, hạt nhân của quá trình giao tiếp; thành công hay thất bại của quá trình giao tiếp là do giai đoạn này quyết định.

Yêu cầu

+ Xác định được nội dung giao tiếp phù hợp với mục đích, yêu

cầu của bài, của cuộc giao tiếp; biết định hướng, định vị và biết sử dụng hợp lý các phương tiện giao tiếp để điều khiển,

điều chỉnh quá trình giao tiếp

+ Dùng ngôn ngữ và các động tác cần thiết để thực hiện giao

+ Biết thu hút sự chú ý của học sinh, biết kích thích tính tích

cực suy nghĩ của các em trong quá trình học tập

Trang 13

Biện pháp

+ Bài giảng phải sinh động, xúc tích, chứa đựng nhiều thông tin hấp dẫn, gây được hứng thú học tập

+ Ngôn ngữ phải rõ ràng, chính xác, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ

+ Giọng nói cần được thay đổi

+ Biết sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười, tư thế phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp

+ Biết sử dụng các phương tiện nghe, nhìn, các giáo cụ trực

Trang 14

I KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP SP

5 Các giai đoạn của giao tiếp sư phạm

c/ Giai đoạn kết thúc: Giai đoạn này thường thể hiện sau khi chủ thể giao tiếp hoàn thành xong nội dung giao tiếp.

+ Phân tích kết quả giao tiếp đã thực hiện và rút ra được bài học:

mục đích, nội dung giao tiếp đạt đến mức độ nào? Những ưu điểm đạt được là gì, những hạn chế cần khắc phục là gì?

+ Kết thúc quá trình giao tiếp diễn ra một cách tự nhiên, chủ động Không nên kết thúc giao tiếp một cách miễn cưỡng, đột ngột, tạo ra tâm thế hẫng hụt ở người giao tiếp

+ Để lại một ấn tượng tốt đẹp cho cả đối tượng và chủ thể giao tiếp

Học sinh thấy hứng thú học tập bộ môn và mong muốn được gặp lại thầy cô, muốn học tập nhiều nữa ở thầy cô về sự hiểu biết, năng lực chuyên môn và cả về sự mẫu mực của nhân cách người thầy giáo Giáo viên thì cảm thấy thoải mái, hài lòng và rút ra được bài học bổ ích cho lần lên lớp tiếp theo.

Trang 15

II NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP SP

Trong giao tiếp phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Trang 16

II NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP SP

1 Tính mô phạm trong giao tiếp (Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm)

Nhân cách mẫu mực là nhân

cách có đủ những phẩm chất tốt đẹp để làm mẫu, làm

gương cho học sinh noi theo.

* Tại sao trong giao tiếp sư phạm giáo viên phải đảm

bảo tính mô phạm?

Trang 17

II NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP SP

Biểu hiện tính mô phạm:

- Ngôn ngữ: Lời nói của thầy giáo phải rõ ràng, chính xác,

mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ, thể hiện tính có văn hóa, trình độ được giáo dục và trình độ trí tuệ.

- Hành vi cử chỉ, việc làm của người thầy giáo phải phù

hợp với chuẩn mực xã hội: Điệu bộ, tư thế, tác phong phải mẫu mực, có văn hóa và thể hiện sự đàng hoàng, đĩnh đạc, tự tin

- Thái độ đúng đắn: biểu hiện ở sự thiện chí, chân tình và

độ lượng, khoan dung với HS

- Trang phục: mang tính mô phạm (nghiêm túc, đúng đắn,

lịch sự, phù hợp với nghề nghiệp, lứa tuổi, dáng vóc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và với truyền thống của dân tộc)

Trang 18

II NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP SP

2 Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp:

Tôn trọng nhân cách học sinh khi giao tiếp được hiểu là khi giao tiếp với các em, giáo viên phải coi họ là một

con người, một cá nhân, một chủ thể có đầy đủ các

quyền được vui chơi, học tập, lao động với những đặc

trưng tâm lý riêng biệt Họ có quyền bình đẳng với

với mọi người trong các quan hệ xã hội

Trong quá trình giao tiếp tạo điều kiện thuận lợi để

các em được bộc lộ những nét tính cách, thái độ, nhu cầu, nguyện vọng

Trang 19

II NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP SP

Biểu hiện của tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp:

- Biết đối xử một cách dân chủ, bình đẳng:

- Biết lắng nghe ý kiến của học sinh và sẵn sàng tiếp thu nếu thấy đó là ý kiến đúng, là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng - Ngôn ngữ phải mang tính giáo dục

- Hành vi, cử chỉ, điệu bộ phải luôn giữ trạng thái cân bằng với nhịp điệu khoan hòa Cần tránh những hành vi, cử chỉ bột phát, xúc phạm đến thân thể và nhân phẩm học sinh như: đánh đập, nghiến răng, trợn mắt, đập bàn, quát tháo, nhổ nước bọt

- Thái độ trân trọng, nâng niu, ưu điểm, cố gắng, kể cả những thành tích nhỏ bé Trước những sai lầm, khuyết điểm không nên có thái độ coi thường, ghét bỏ.

- Trang phục có văn hóa: giản dị, lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, đúng kiểu cách.

Trang 20

II NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP SP

3 Nguyên tắc có thiện ý trong giao tiếp:

Có thiện ý trong giao tiếp là luôn nghĩ tốt, luôn tạo

điều kiện thuận lợi cho

người mình giao tiếp Trong ý thức và hành vi

của thầy cô luôn tin

tưởng vào sự tiến bộ của các em, luôn dành tình

cảm và thái độ nhân hậu

cho các em.

Trang 21

* Tại sao phải đảm bảo nguyên tắc thiện ý trong GTSP?

Nền tảng đạo đức là lòng thân thiện, tính thiện cảm Đảm bảo tính thiện ý trong giao tiếp sẽ tạo ra được quan hệ tình cảm tốt đẹp để đối tượng giao tiếp dễ thông cảm, hiểu biết lẫn nhau Có như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp

Niềm tin tạo ra sức mạnh to lớn, nó cổ vũ con người phấn

đấu vươn lên mạnh mẽ Thầy cô biết đặt niềm tin ở học

sinh sẽ có tác dụng giáo dục to lớn: niềm tin tạo ra sức

mạnh cổ vũ các em vươn lên tự hoàn thiện mình để khỏi phụ lòng tin của thầy cô, do đó các em sẽ dần dần gạt bỏ được những thói xấu để trở thành người tốt.

* Bản chất của thiện ý trong giao tiếp sư phạm là thầy cô

dành những điều kiện thuận lợi, những tình cảm tốt đẹp cho học sinh, khuyến khích các em cố gắng rèn luyện và học tập tốt, lao động tốt, đem lại niềm vui cho các em.

Trang 22

Biểu hiện của thiện ý trong GTSP

- Thiện chí của giáo viên được thể hiện trong công tác giảng dạy: Khi soạn bài, lúc lên lớp

- Thiện ý của giáo viên được thể hiện rõ nhất trong việc đánh giá, nhận xét học sinh

- Thiện ý biểu hiện khi giao công việc cho từng em phải phù hợp với sức khỏe và khả năng của từng học sinh để các em đều phải cố gắng và đều có thể hoàn thành được.

- Thiện ý được biểu hiện khi xử lý các tình huống sư phạm: thầy phải giải quyết như thế nào để thể hiện được thiện tâm của mình.

Trang 23

II NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP SP

4 Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp:

Trong quá trình giao tiếp

giáo viên phải đặt mình vào vị trí, điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp để

cùng suy nghĩ, cùng rung động với các em, kịp thời nắm bắt được tâm tư,

Trang 24

Tại sao phải đồng cảm trong GTSP? dung trước những sai lầm, khuyết điểm mà các em thường mắc phải - Nhờ có sự đồng cảm mà thầy cô mới thấu hiểu và chia sẻ được với học sinh những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, học tập Do đó dễ dàng cảm hóa được các em

Trang 25

Biểu hiện của đồng cảm trong GTSP

- Giáo viên biết đặt mình vào vị trí của

học sinh để hiểu được các em đang nghĩ gi`?, muốn gì? Nguyên tắc này nhắc nhở các thầy cô hãy nhớ lại tuổi thơ của mình để hiểu được các em mong ước gì mà đồng cảm với các em, thông cảm cho những nghịch ngợm, sai sót của tuổi học trò do vô tình hay thiếu hiểu biết mà mắc phải.

- Giáo viên luôn quan tâm, tìm hiểu

nắm vững hoàn cảnh của từng em, nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt (mất cha mẹ, cha mẹ ly dị nhau, cha mẹ ốm đau, gia đình quá khó khăn về kinh tế…, nắm được trình độ nhận thức của từng em, những đặc điểm cá tính, thói quen của từng em và cả những đặc điểm tâm lý lứa tuổi.

Trang 26

III PHONG CÁCH GIAO TIẾP SP ổn định của giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp xúc nhằm

truyền đạt, lĩnh hội được tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển

nhân cách toàn diện ở học sinh.

Trang 27

Các loại phong cách giao tiếp SP

• Phong cách dân chủ • Phong cách độc đoán • Phong cách tự do

Phong cách giao tiếp được tạo nên bởi đặc điểm nhân cách người giao tiếp

(SV xem thêm trong giáo trình, trang 84-89)

Ngày đăng: 04/04/2024, 02:27