những dự án thuộc diện được Nhà nước khuyến khích đầu tư thông qua các biện pháp ưuđãi và hỗ trợ đầu tư như ưu đãi về thuế, ưu đãi về quyền sử dụng đất và nhiều biện pháp bảođảm đầu tư n
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
HOP DONG BOT TRONG PHÁP LUẬT MỘT SO QUOC GIA
VA NHUNG KINH NGHIEM CHO VIET NAM
Ha Noi, Ngay 26 thang 10 nam 2021
Trang 2MỤC LỤC
Luật dau tư theo phương thức đôi tác công
tư và hợp đồng BOT từ quy định đến thực
tiễn thực hiện
Luật sư Nguyễn Tiến LậpVăn phòng luật sư NHQuang &
Cộng sựThực trạng pháp luật về hợp đông BOT
trong lĩnh vực đầu tư công trình đường bộ
ở Việt Nam -Nhìn từ thực tiễn áp dụng tại
dự án đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang
Ông Dinh Việt HungCTCP đâu tư BOT Hà Nội — BắcGiang
Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
về cơ chế tài chính trong dự án BOT thuộc
lĩnh vực công trình giao thông ở Việt Nam
Luật sư Hà Huy Phong
Pháp luật vê hợp đông BOT trong lĩnh vực
đầu tư công trình điện ở Việt Nam và
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn
ThS Phan Thị Minh Loan Tập đoàn Điện lực Việt Nam 39
Pháp luật về hợp đông BOT trong lĩnh vực
y tế, giáo dục ở Việt Nam và những vấn đề
đặt ra trong thực tiễn
PGS.TS Nguyễn Hiền PhươngTrường Đại học Luật Hà Nội 53
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp
đồng BOT ở Việt Nam — Thực tiễn và một
sô kiên nghị
ThS Đặng Thị Hồng TuyếnThS Vũ Thi Hoà Như Trường Đại học Luật Hà Nội
71
Hợp đồng BOT trong pháp luật một số
quốc gia trên thé giới
GS.TS Lê Hồng HạnhTạp chí Pháp luật và Phát triển 86Phap luat vé dau tu xây dung co so ha
tang giao thông đường bộ theo hợp đồng
BOT - Kinh nghiệm quốc tế và bài học
cho Việt Nam
đồng BOT trong lĩnh vực đầu tư công
trình đường sắt ở một số quốc gia và
kinh nghiệm cho Việt Nam
ThS Lê Hoàng
Bộ Giao thông ván tải
119
Trang 3Pháp luật về hợp đông BOT trong lĩnh vực
đầu tư công trình nước sạch ở một số quốc
gia và kinh nghiệm cho Việt Nam
ThS Nguyễn Thị HằngThS Hà Thị Út
Trường Đại học Luật Hà Nội
139
II.
Pháp luật về hợp đông BOT trong lĩnh vực
y tế của một số quốc gia và kinh nghiệm
cho Việt Nam
ThS Phạm Minh Trang Trường Đại học Luật Hà Nội 150
12.
Khung pháp lý vê hợp đông BOT trong
lĩnh vực giáo dục tại An Độ và gợi mở cho
Việt Nam
ThS Nguyễn Thị Hoài
Khoa Luật, Công đoàn
Trường Đại học 169
13.
Giải quyết tranh châp hợp đông BOT
trong hệ thống pháp luật một số quốc gia
và kinh nghiệm cho Việt Nam
TS Nguyễn Thị Thu HiềnKhoa Luật,
Kinh tế TP HCM
Truong Đại học 180
14.
Vai trò của nhà nước trong quản lý, thực
hiện hợp đồng BOT ở một số quốc gia trên
thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
Bà Trần Phương NgọcKhoa Luật,
Ngoại Thương
Trường Đại học 195
15.
Mỗi liên hệ giữa cơ quan chuyên trách
quốc gia về hợp tác công — tư với hợp
đồng BOT tại một số quốc gia Trung
Đông, Đông Á và bài học tham khảo cho
Việt Nam
Ông Nguyễn Đức TàiThS Đào Bá Minh ThS Lê Xuân Tùng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp
205
Trang 4LUẬT ĐÀU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐÓI TÁC CÔNG TƯ
VÀ HỢP DONG BOT TỪ QUY ĐỊNH DEN THỰC TIEN THỰC HIỆN
LS Nguyễn Tiến Lập"Tóm tắt: Luật Dau tư theo phương thức doi tác công tư năm 2020 ra đời có nhiều quyđịnh mới liên quan đến các khía cạnh như Nhà đẩu tư, doanh nghiệp dự án, hợp đồng dự
án, tài chính dự án, quy trình thực hiện dự án hay các vấn dé liên quan đến giám sát thựchiện dự án Bài viết đưa ra cái nhìn đa chiều về những quy định liên quan đến các khíacạnh đó của Luật PPP 2020, từ do, tác giả có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợpđồng PPP nói chung và hợp đồng BOT nỏi riêng
Từ khoá: dự án PPP, hop đông BOT, nhà dau tư, doanh nghiệp dự án, quy trình thực
hiện dự an.
1 Đặt van đề
Về cơ bản, Luật Dau tư theo phương thức đối tác công tư (“Luật PPP”)! là một dao
luật về chính sách và quy trình, thủ tục hành chính, hơn là chứa đựng các nội dung mới vềchế định pháp luật Boi chang hạn, nhiều van đề pháp lý liên quan đã được điều chỉnh bằngcác luật hiện hành như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật dân sự, Luật Đất đai, Luật
Xây dung
Nhu vay, nếu chỉ là sự tiếp nối sự thực thi các chính sách về PPP từ nhiều năm quacủa Chính phủ hay tăng cường theo hướng xiết chặt về quy trình và thủ tục bằng giải phápnâng cấp các Nghị định hiện hành trước đó lên thành Luật thì có lẽ không cần phải bàn thảonhiều Tuy nhiên, vừa qua, ít nhất cho tới thời điểm ban hành Luật PPP, từ khâu thực hiệnchính sách này, đặc biệt thông qua các dự án BOT được triển khai 6 ạt trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và các dự án BT cũng nở rộ trong xây dựng công viên, trụ sở, công trình
văn hoá, trường hoc , đã từng có nhiều van đề và bat cập đặt ra Tựu trung, xin đơn cử như
sau:
- Mot là, các dự án PPP mới chỉ xoay quanh lợi ích của Nhà nước, chu đầu tư và ngânhàng cho vay mà không chú ý đến lợi ích của cộng đồng với tư cách là người dân và ngườitiêu dùng Điều này đã dẫn đến, thậm chí làm bùng né sự bức xúc và phản đối trong dư luận
và xã hội.
- Hai là, nhiều vẫn đề quan trọng và nhạy cảm về tài chính của dự án như lựa chọn
chủ đầu tư, xác định vốn đầu tư va phân bổ nguồn vốn, chi phí và giá thành, mức thu phi,
thời gian hoàn vốn, kiểm soát tiền phí thu được không được làm minh bạch, tiềm ấn nhiều
tiêu cực, thậm chí tham nhũng.
- Ba là, mặc dù thời gian triển khai dự án nhanh, chi phí lớn nhưng chất lượng sảnphẩm, công trình không cao, cái gọi là ưu thé của khu vực tư nhân về quan ly dự án và côngnghệ để bảo đảm chất lượng không đạt được
* Thành viên Văn phòng luật NHQuang & Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam — VIAC
! Luật số 64/2020/QH14 ngày 18 tháng 06 năm 2020
1
Trang 5- Bon là, đầu tư phát triển hạ tầng thông qua PPP là chủ trương lớn nhưng không thuhút được đầu tư nước ngoài (mặc dù có sự quan tâm cũng như các lợi thé so với trong nước);tuyệt đại đa số các dự án do nhà đầu tư trong nước thực hiện.
- Năm là, lĩnh vực được lựa chọn đầu tư PPP khá hẹp và phiến diện, trong số 336 dự
án PPP, đa số là dự án về giao thông đường bộ (66%) và xây trụ sở cơ quan nhà nước, vàđặc biệt là hình thức BT (57%), vốn là những lĩnh vực dễ làm, vừa dễ vừa nhanh thu hồivốn, trong khi còn nhiều mảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội khác lại không được quantâm và đầu tư
- Sáu là, vẫn có sự đánh giá và quan điểm coi đầu tư PPP là đơn giản và có lợi, chỉchú ý đến khâu hình thành, phê duyệt dự án, huy động vốn đầu tư và xây dựng công trình
mà không quan tâm đúng mức đến khâu vận hành trong thời gian dài sau đó, dẫn đến không
lường trước các rủi ro và khi có tranh chấp thì thiếu các biện pháp và cách thức giải quyết
phù hợp, gây hiểu sai, thất vọng và mất niềm tin trong xã hội nói chung và giới đầu tư nóiriêng về chủ trương, chính sách này
- Bay là, đó là ở tầm vĩ mô, trong bối cảnh mức đầu tư xã hội nói chung vao lĩnh vực
cơ sở hạ tầng ở Việt Nam khá cao so với khu vực, việc cho triển khai quá nhiều và quá dễcác dự án BOT va BT trong một thời gian ngắn đã gây quá tải cho nền kinh tế, làm tănggánh nặng chi phí và giá thành các sản phẩm, dich vụ có liên quan, dẫn tới làm giảm nănglực cạnh tranh quốc gia
- Tám và cuối cùng, PPP là một chính sách lớn và hệ trọng, theo đó việc triển khai nókhông chỉ thu hút một khối lượng lớn nguồn lực vật chất của đất nước mà còn tạo ra các tácđộng, hệ luy về kinh tế - xã hội sâu rộng mà trong hàng chục năm qua, chưa nói đến cáchiện tượng tiêu cực, tham nhũng, mà Quốc hội dường như không can dự trực tiếp cho tớikhi có các phản ứng và bức xúc từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp được phản ánhqua truyền thông
Từ nhận định ở trên, câu hỏi đặt ra là liệu rằng khi các Nghị định được nâng cấp lênthành Luật PPP rồi thi các vẫn đề bat cập về chính sách và thực hiện dự án nói trên có đượcgiải quyết hay không ? Ý kiến của tôi cho rằng mặc dù Luật PPP có nhiều quy định mới,đặc biệt ở khía cạnh chính sách rất đáng chú ý và hoan nghênh, đó là đầu tư theo hình thứchợp đồng BT (xây dựng — chuyền giao) đối với các trụ sở cơ quan, đơn vị nhà nước đã bịloại bỏ, tuy nhiên rất tiếc nhiều vấn đề quan trọng vẫn chưa được xử lý một cách rõ ràng vàthoả đáng.
2 Bình luận một số vấn đề cụ thể
2.1 Nhà dau tư PPP là ai và vị thé Doanh nghiệp Dự án
Điều 3.18 của Luật có định nghĩa về Nha đầu tư PPP '/à 6 chức có tu cách phápnhân được thành lập theo quy định của pháp luật, tham gia dau tư theo phương thức PPP”.Tinh thần xuyên suốt của Luật cũng thé hiện sự nhẫn mạnh vai trò, trách nhiệm của Nhàđầu tư đối với Dự án PPP Tuy nhiên, về bản chat và trên thực tế, cái gọi là "Nha đầu tư
2
Trang 6PPP” chi là người phát triển dự án (developer) và họ chỉ bỏ ra khoản vốn ban dau tối thiểu
ở mức 10 đến 20% của tổng vôn đầu tư Đối với nhiều dự án thực hiện dài hạn, Nhà đầu tưthậm chí sẽ rút lui ngay sau khi công trình hoàn thành bằng cách chuyển nhượng vốn cho
bên khác, hay chí ít cũng không tham gia gì vào vận hành Dự án Tại Việt Nam còn có tình
trạng sau khi Dự án được phê duyệt, Nhà đầu tư vay von, thé chap bang tai sản du án dé tựxây dựng công trình, thu hồi ngay cả gốc và lời cho phan vốn ban dau đã bỏ ra Cho nên,
dù có rút lui hay không thì họ cũng không còn quan tâm đến số phận của Dự án nữa, nếu córủi ro thi Công ty Dự án (là bên vận hành) và ngân hàng cho vay sẽ gánh chịu Như thé thìviệc tập trung sự quan tâm vào Nhà đầu tư liệu có hợp lý không? Do đó, theo tôi cần thayđổi cách tiếp cận và coi ”Nhà đầu tư PPP” hiện nay là ”Bên phát triển Dự án” (thông lệquốc tế gọi là ”đeveloper” hay ”sponsor”), từ đó đồn sự chú ý vào các chủ thé khác quantrọng hơn là Doanh nghiệp Dự án (chính là bên sắn bó trọn đời với Dự án) và Bên tài trợnói chung (bao gồm ngân hàng, chế định tài chính và/hoặc các nhà đầu tư đơn lẻ khác) lànhững chủ thể đầu tư đích thực vào Dự án
Tuy nhiên, Điều 44 của Luật quy định sau khi Dự án được phê duyệt và Nhà đầu tưđược lựa chọn, Doanh nghiệp dự án mới được thành lập dé triển khai thực hiện Tôi chorằng điều này không hợp lý ở chỗ như trên đã phân tích, khái niệm “Nhà đầu tư” trong Luậtthực chất chỉ là Bên phát triển dự án Thực tế vừa qua cho thấy nhiều trường hợp có Nhàđầu tư dự án BOT là doanh nghiệp lớn, sử dụng uy tín và quan hệ sẵn có của mình cốt để
có được dự án, sau đó chuyển toàn bộ trách nhiệm thực hiện cho doanh nghiệp mới đượcthành lập và rút lui dan Do vậy, chính Doanh nghiệp dự án mới là pháp nhân thực hiện vàchịu trách nhiệm toàn bộ về số phận dự án trong suốt thời gian vận hành, bao gồm từ côngđoạn xây dựng, bảo đảm tài chính đến quản lý vận hành, hoàn von và trả nợ Do đó, mặc
dù có các quy định của Luật PPP, ngay ở giai đoạn đàm phán thực tế để Dự án được phêduyệt, Cơ quan nhà nước cần yêu cầu phải có hồ sơ thành lập Doanh nghiệp dự án với người
đại diện pháp luật được dự kiến, người đại diện theo pháp luật đó được cùng tham gia đàm
phán với đại diện chủ đầu tư và các bên khác như bên cho vay vốn, bên cung cấp công nghệ,nhà tư vấn v.v
Doanh nghiệp dự án sẽ đăng ký thành lập và có tư cách pháp nhân cùng thời điểm Dự
án được phê duyệt Theo đó, Doanh nghiệp Dự án sẽ là bên ký các Hợp đồng dự án PPP,bao gồm cả hợp đồng nhượng quyền (concession agreement) với Cơ quan nhà nước Doanhnghiệp dự án có thể có hình thức là công ty TNHH hay Công ty cổ phần tuỳ theo lựa chọncủa các cô đông, phù hợp với phương án huy động vốn sau đó và theo quy định của LuậtDoanh nghiệp Xin lưu ý rang trong mọi trường hợp cần đặt trọng tâm việc xem xét, thâmđịnh tính khả thi của dự án PPP vào chính năng lực và phương án triển khai của Doanhnghiệp dự án mà không phải uy tín và năng lực hiện hữu của Nhà đầu tư
Trang 72.2 Về Hợp đồng Dự án PPP
Điều 3.16 của Luật có định nghĩa về Hợp đồng Dự án PPP là ”/hỏa thuận bằng vănbản giữa cơ quan ký kết hợp dong với nhà dau tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc nhượngquyên để thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này” Định nghĩa này quá hẹp vàđơn giản Theo thông lệ chung, các hợp đồng dự án PPP là một bộ tài liệu gồm nhiều thoảthuận, hợp đồng khác nhau, tất cả đều quan trọng và có tính liên kết mật thiết với nhau như:Hợp đồng nhượng quyên, Thoa thuận cô đông, Hợp đồng vay vốn, Hợp đồng xây dựng,Hợp đồng thé chap, bảo lãnh, Hợp đồng tư van, Hợp đồng vận hành, Hop đồng chuyền giaocông nghệ (nếu có) v.v Tất cả các hợp đồng này (ở dạng dự thảo hoặc ký tắt) đều phảiđược xem xét và thầm định ở các khâu dé bảo đảm tính khả thi của dự án Doc quy địnhcủa Luật vẫn thấy toát lên tư duy và hành xử cũ, đó là Cơ quan thâm định, phê duyệt rấtquan tâm tính khả thi của dự án nhưng chỉ tập trung vào tư cách, năng lực chủ đầu tư, báocáo nghiên cứu khả thi và vấn đề vốn hay kinh nghiệm Đó chủ yếu là những thông tin vàtài liệu một chiều do chủ đầu tư tự lập ra Trong khi đó, tính khả thi dự án phải được xemxét toàn diện, ở tầm dài hơn và đặc biệt phải thê hiện cam kết có tính ràng buộc pháp lý củatất cả các bên tham gia Do đó, tôi đề xuất trong văn bản dưới luật đề triển khai thực hiệncần mở rộng khái niệm Hợp đồng Dự án, b6 sung thêm các thoả thuận, hợp đồng khác décùng được xem xét và thấm định
Ngoài ra, cũng cần làm rõ và phân biệt giữa Hợp đồng dự án PPP và các hình thứcPPP (tir Điều 45 đến Diéu 47 của Luật)
Đọc Điều 45 (Phân loại Hop đồng dv án PPP) tôi thay mục tiêu của nhà soạn thảo LuậtPPP không phải chỉ nhằm vào các dự án hạ tầng có đầu tư tư nhân mà rộng hơn, bao gồm cáchình thức khác nhau của hợp tác hay đối tác công tư, ví dụ hợp đồng O&M (Operation &Mantainence — Vận hành và Bảo trì), theo đó Nhà nước bỏ tiền xây dựng một công trình (ví
dụ bệnh viện hay nhà máy điện), sau đó ban giao cho tư nhân toàn bộ quyền điều hành và bảotrì trong một thời gian nhất định Trong trường hợp này, ý định của bên nhà nước là khai tháccác ưu thế về trình độ, kỹ năng quản lý chuyên ngành vượt trội của tư nhân hơn là vốn của
họ Dé bình luận thì điều này cũng là thông lệ trên thé giới Tuy nhiên nếu như vậy thì tên củaLuật này không phù hợp, và có lẽ nên đổi thành “Luật về hợp tác hay đối tác Công — Tư”, sátnghĩa với Privat — Public Partnership — PPP, mà không phải “Luật đầu tư theo phương thứcđối tác Công — Tư”
Cũng tại Điều 45 này, có liệt kê các loại hợp đồng theo cách định nghĩa đơn thuầnnhư sau: BOT (Tư nhân bỏ vốn xây dựng, không sở hữu nhưng vận hành khai thác sau đóchuyên giao cho nhà nước), BTO (Tư nhân bỏ vốn xây dựng, chuyên giao cho Nhà nước
nhưng nhận lại quyền vận hành, khai thác dé thu hồi vốn), BOO (Tư nhân bỏ vốn đầu tư,
toàn quyền sở hữu, vận hành và khai thác sau đó chuyển giao cho Nhà nước), O&M (như
đã nói ở trên), BTL (Tư nhân bỏ vốn xây dựng, chuyền giao sở hữu sau hoàn thành cho Nhànước với điêu kiện gift quyên vận hành, khai thác, rôi cho Nhà nước sử dụng hưởng lợi dưới
4
Trang 8hình thức thuê và thu hồi vốn quan tiền thuê), BLT (Tư nhân bỏ vốn xây dựng, khi hoànthành cho Nhà nước thuê lại dé hưởng tiền thuê, sau thời hạn thuê thì sở hữu sẽ chuyển chonhà nước với mức giá nhất định).
Về thực chất, các quy định nói trên không phải nói về hợp đồng mà chính là các hình
thức hợp tác công — tư khác nhau; mỗi hình thức lại gắn VỚI Các quyên, trách nhiệm, nội
dung hợp tác và đặc biệt là cơ chế tài chính hoàn toàn không giống nhau Tuy nhiên, tất cảcùng có một đặc điểm chung, đó chính là sự hợp tác dài hạn, nhiều mặt với các trách nhiệm
và lợi ích đan xen phức tạp giữa các bên.
Như vậy, với các phân tích ở trên, vì tương ứng với các hình thức hợp tác công — tư
khác nhau thì cần có các hồ sơ dự án và các hợp đồng khác nhau và không thé có quy địnhchung về hợp đồng cho tất cả các loại hình PPP được Nên chăng trong các văn bản dướiluật dé triển khai thi hành, cần có các quy định chi tiết hơn về từng hình thức PPP, bao gồm:
Nội dung cơ bản, điều kiện áp dụng, các loại hồ sơ và hợp đồng cần có của dự án, trong khi
đó riêng về nội dung hợp đồng của từng loại hình thì nên cung cấp các mẫu hợp đồng (hayhợp đồng mẫu) dé khuyến nghị các bên tham khảo và áp dụng
2.3 Quy trình thực hiện Dự an
Theo Điều 11 của Luật, quy trình chung này bao gồm 5 bước (thâm định báo cáo tiềnkhả thi và quyết định chủ trương, phê duyệt báo cáo khả thi và dự án, lựa chọn nhà đầu tư,thành lập doanh nghiệp dự án và ký hợp đồng, triển khai dự án) Tôi có hai bình luận: Thtnhất, đôi với từng Dự án, Cơ quan nhà nước chỉ nên bỏ tiền ban đầu lập báo cáo tiền khảthi để quyết định chủ trương (mà không lập báo cáo khả thi), còn sau khi có Nhà đầu tưquan tâm thì ho sẽ sẽ bỏ chi phí dé lập báo cáo khả thi dé tiết kiệm và tránh lãng phí ngânsách Bởi không có ai bỏ tiền đầu tư dựa vào báo cáo khả thi do người khác lập cả 7»ứ hai,
về thực chất và theo thông lệ chung, trong quy trình dự án, bước quan trọng nhất và cũng làkhó khăn, gay go nhất chính là đàm phán dự án và các hợp đồng PPP, tức là sự tương tác
đa bên giữa Cơ quan nhà nước và các bên tham gia Dự án, thay vì một bên giải trình và bên
kia quyết định theo cơ chế xin-cho Bản chất của PPP vốn là hợp tác bình đăng là vậy vàđiều này mới bảo đảm cho tính khả thi của dự án theo nghĩa xác lập cam kết pháp lý và tínhchịu trách nhiệm của các bên Quá trình đàm phán này có thể phức tạp và kéo dài vì mangtính chuyên môn cao nhưng hoàn toàn cần thiết Tôi đề nghị trong văn bản dưới luật dé triểnkhai thi hành, cần b6 sung công đoạn này như một bước độc lập vào quy trình nói trên,
không nên chỉ được nhắc đến một cách sơ sài như tại Điều 49 (Ký kết hợp dong Dự án
PPP).
2.4 Về quyết dinh chủ trương dau tw PPP
Theo Điều 7 và 13 của Luật (Nguyên tắc quan lý dau tw PPP), căn cứ dé Co quan Nhanước quyết định chủ trương dau tư theo hình thức PPP chỉ là sự “Phi hop với chiến lược,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quy hoạch có liên quan theo quy địnhcủa pháp luật về quy hoạch” Xin được lưu ý rằng PPP gắn với phát triển cơ sở hạ tầng vốn
5
Trang 9thuộc trách nhiệm của Nha nước Thế giới đã tổng kết rang có tới trên 60% các dự án PPPkhông đạt được các mục tiêu mong muốn so với đầu tư công (bao gồm hiệu quả về tài chính,chất lượng công trình, công nghệ và năng lực quản trị và an toàn hay rủi ro trong vận hành
dự án Do đó, theo xu hướng hiện nay, các nước không còn mặn mà với hình thức này.
Ngoài ra, thực chất cái gọi là PPP vừa qua không phải là huy động vốn tư nhân mà chính làvốn xã hội thông qua ngân hàng, theo đó rủi ro tài chính của dự án hoàn toàn không đượcchuyên sang tư nhân mà Nhà nước vẫn gánh tron trong trường hợp ngân hang mat kha năngthanh toán Bởi thế, cũng theo kinh nghiệm các nước, tôi đề xuất b6 sung trong văn bandưới luật dé triển khai thi hành một căn cứ khác khi quyết định chủ trương dau tư PPP làcần song song lập một dự án dau tư công (ở giai đoạn đánh giá tiền kha thi) dé làm đốichứng Chỉ khi đó, nếu UBND hay Bộ ngành trình trên, Hội đồng nhân dân, Chính phủ vàQuốc hội mới có khả năng đánh giá thiệt hơn và lợi hại để phê chuẩn
2.5 Tài chính hay von thực hiện Dự án PPP (Điều 76, 77 và 78 của Luật)
Theo tôi, đây là vẫn đề nổi com lớn và chưa được xử lý thành công trong tất cả các dự
án PPP (đặc biệt BOT đường giao thông) vừa qua Về nguyên tắc, vốn huy động cho các
dự án PPP khác nhau sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng, tính chất của dự án, năng lực
của Nhà phát triển dự án cũng như đặc điểm cụ thé của thị trường tài chính ở từng thời điểm
có liên quan Tuy nhiên, xin lưu ý một điểm chung, đó là tăng tối đa nguồn vốn tư nhân trựctiếp, nhất là trong điều kiện của nước ta khi Nha nước còn duy trì kiếm soát va bao cấp cácngân hàng thương mại, gánh thay rủi ro đồng thời bảo đảm không bao giờ phát sản Ngoài
ra, cũng theo nguyên lý chung, cần lưu ý rằng nguồn von cho dự án PPP (đặc biệt là dự ánBOT đường giao thông hay hạ tầng cảng, sân bay, công trình điện, viễn thông) phải thực
hiện dưới hình thức tài trợ dự án (Project finance) mà không phải tai trợ doanh nghiệp
(Corporate finance) Lý do bởi một khi Nhà phát triển dự án chi bỏ 10 — 20% vốn ban dau,
còn lại là huy động từ thị trường thì tính khả thi hay khả năng trả nợ phải được bảo đảm
băng chính luồng tiền (cash flow) từ ban thân dự án chứ không phải bang sức khoẻ tài chínhchung của doanh nghiệp với tư cách là Nhà phát triển hay Nhà dau tư dự án Ngoài ra, cần
tạo điều kiện và khuyến khích để huy động von từ các nguồn khác, bao gồm cả các Quy tai
chính và Nhà dau tư cô phan hay chứng khoán, thay vì “đặt cọc” vào các ngân hàng thươngmại Do đó, tôi đề xuất trong văn bản dưới luật dé triển khai thi hành có các quy định phùhợp hơn, theo đó một mặt quy định các tỷ lệ và hạn mức của từng loại nguồn vốn (có thểtương thích với từng loại dự án), mặt khác quy định hình thức phát hành “Trái phiếu côngtrình” (thay hay bổ sung cho “Trái phiếu doanh nghiệp”) của Doanh nghiệp thực hiện Dự
án như quy định của Luật.
2.6 Cơ chế giám sát chung và vai trò tham gia, giám sát của cộng dong (Điều 86,
87 va 88 cua Luật)
Đây là điểm mới đáng hoan nghênh trong quan điểm chính sách về vai trò giám sátnói chung và sự tham gia của cộng đồng trong các dự án PPP được thé hiện trong Luật Tuy
6
Trang 10nhiên, cơ chế giám sát chung, như đã được đề cập, cần bao gồm những biện pháp cụ thẻ,thiết thực và hiệu quả được áp dụng ngay từ ban đầu khi chuẩn bị dự án chứ không phải hậukiểm bang kiểm tra, thanh tra và xử lý các hệ luy tiêu cực khi đã xảy ra Chang hạn, đó làviệc xem xét đồng thời hai phương án đầu tư PPP và đầu tư công như một đối chứng dé sosánh khi quyết định; hay trong Doanh nghiệp dự án, nếu coi Nhà nước là một bên đối tác(với sự đóng góp bằng tài chính hay việc nhượng các thương quyền vào dự án) thì tại saokhông nên có một thành viên trong cơ cau lãnh dao, quan tri cua doanh nghiép dé thực hiệnvai trò giám sát? Cơ chế giám sát trực tiếp này không nhất thiết chỉ áp dụng trong trườnghợp Nhà nước tham gia von vào du án PPP như quy định của Luật.
Về sự tham gia của cộng đồng, về bản chất và theo thông lệ quốc tế, điều cần làm là
sự hài hoà lợi ích với cộng đồng khi triển khai các Dự án PPP hơn là yêu cầu giám sát cụ
thé từ người dan Do đó, do quy định của Luật quá chung và không rõ rang bang cách dẫnchiếu đến luật khác cũng không có quy định cụ thé và tương thích, theo tôi trong văn ban
dưới luật triển khai thi hành vẫn cần làm rõ và nhẫn mạnh các nội dung như sau: 7 nhát,quyên tham gia phản biện và được tham khảo ý kiến của cộng đồng phải được thực hiệnngay từ ban đầu khi quyết định chủ trương và phê duyệt dự án trong trường hợp dự án cótác động đến các quyền và lợi ích của họ 7# hai, theo nguyên lý chung về phát triển baotrùm, các dự án PPP có tác động đến đời sống của cộng đồng sở tại phải gắn với chính sáchmang lại lợi ích mới cho cộng đồng, thay vì chỉ hạn chế hay bù đắp các thất thiệt phát sinh.Tim ba, ý kiến của cộng đồng phải được tham khảo trên cơ sở giải trình rõ ràng về dự ánđịnh triển khai và trực tiếp thông qua Hội nghị cộng đồng với đại diện của các hộ dân cóliên quan (theo nguyên tắc dân chủ trực tiếp ở cơ sở) mà không thể thay thế bằng ý kiến củaMặt trận Tổ quốc và các đoàn thê chính trị -xã hội tại địa phương
2.7 Dé xuất mới về thành lập Trung tâm PPP theo mô hình các nước và khuyếnnghị của Ngân hàng Thể giới
Xin lưu ý rằng cơ chế đầu tư PPP mới được hình thành trên thế giới từ đầu những năm
90 của thế kỷ trước Theo đó, ý thức được tính mới, tính phức tạp của phương thức đầu tưnày xét từ các góc độ pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, hầu như ở tất cả các quốc gia lựachọn PPP (khoảng 67 nước) đều chủ động thành lập các cơ quan chuyên trách được gọi làTrung tâm PPP hoặc dưới tên khác với cùng chức năng hỗ trợ Chính phủ trong việc lập vàthực thi chính sách về PPP Các Trung tâm này không phải là cơ quan hành chính có thâmquyền quyết định mà thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu và tư vấn về chính sách vàpháp luật liên quan đến PPP, cũng như lưu trữ và công bố thông tin về các dự án PPP, hỗtrợ thâm định các dự án, hỗ trợ đàm phán và xử lý các tranh chấp về PPP Tóm lại, đó là cơquan chuyên môn, nơi tập trung trí tuệ, kiến thức và kinh nghiệm có liên quan Trong điềukiện của Việt Nam, một khi nhu cầu triển khai các dự án PPP còn khá lớn trong tương lai,
? Thế giới ngày nay gọi mô hình mới này là Công — Tư — Cộng đồng PPCP (Private-Public-Community
Partnership)
7
Trang 11dé nâng cao va bảo đảm chất lượng đồng đều và thống nhất cho các dự án PPP trong canước, đồng thời dé triển khai thi hành Luật PPP có hiệu quả, tôi đề xuất thành lập thí điểm
cơ quan/tổ chức này, đặt dưới quyền của Chính phủ theo mô hình của nhiều nước
Cuối cùng, tôi xin được lưu ý răng thực chất dé triển khai thành công cơ chế PPP nóichung và các dự án PPP nói riêng, vấn đề không nằm ở khung pháp luật về PPP, bởi linhhồn của PPP chính là các thoả thuận và hợp đồng giữa các bên liên quan Xin lưu ý rằngchính các Hợp đồng dự án mới là luật thực chất của PPP, đặc biệt là Hợp đồng nhượngquyền được ký giữa đối tác tư nhân với chính quyên trên vị thế bình đăng như nhau, bởi khi
có tranh chấp xảy ra thì cơ quan tài phán trước hết căn cứ vào các hợp đồng ấy và cơ quannhà nước không được hưởng quyền miễn trừ t6 tụng Nhận thức nay, theo tôi rất có ý nghĩatrong bối cảnh Việt Nam đang bị ràng buộc bởi rất nhiều các điều ước quốc tế và khi dự ánPPP có nhà đầu tư nước ngoài tham gia Việc ban hành luật về PPP như vừa qua vẫn cầnthiết, tuy nhiên chỉ có ý nghĩa thiết thực ở ba khía cạnh Đó là thir nhất, các định hướngchính sách về việc Quốc hội cho phép các cơ quan hành pháp mời tư nhân tham gia các dự
án đầu tư công; / hai, ràng buộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi hợp tác với tưnhân, đặc biệt là việc từ bỏ các quyền miễn trừ kiện tụng, trong khi đề bảo vệ lợi ích của tưnhân (vốn là bên không có vị thế bình đăng với nhà nước) thì các thoả thuận trong hợp đồngmới là công cụ chính yếu có hiệu lực như luật; và thir ba, quy định co chế giám sát củaQuốc hội và người dân đối với các hoạt động PPP Vừa qua, trong nhiều dự án BOT đườnggiao thông, các hợp đồng dự án đã ký có nội dung khá sơ sài, không đủ dé bảo vệ quyền vàlợi ich cũng như ràng buộc trách nhiệm của các bên, tiềm ân nhiều rủi ro và gây khó chokhâu giải quyết tranh chap Dé khắc phục hiện trạng này, việc tăng cường bồi dưỡng kiếnthức và kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực PPP nói chung và từng loại hình của nó nói riêngcho nhân sự của tất cả các bên tham gia rất cần thiết Mẫu chốt của vấn đề, do đó, chính là
đề xuất của tôi về việc thành lập một cơ quan chuyên trách hay Trung tâm PPP trong khâutriển khai thực hiện chính sách nói chung và Luật PPP nói riêng./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật số 64/2020/QH14 ngày 18 tháng 06 năm 2020 — Luật Dau tư theo phươngthức đối tác công tư 2020
2 Thế giới ngày nay gọi mô hình mới này là Công — Tư — Cộng đồng PPCP Public-Community Partnership).
Trang 12(Private-THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VE HỢP DONG BOT
TRONG LĨNH VUC ĐẦU TƯ CÔNG TRINH DUONG BỘ Ở VIỆT NAM
NHIN TỪ THUC TIEN ÁP DỤNG TẠI DỰ ÁN DUONG CAO TÓC
HÀ NỘI - BAC GIANG
Đỉnh Việt Hưng"Tóm tắt: Hợp dong BOT trong nhiều năm gan đây đã được sử dụng va đóng vai tròquan trọng trong việc xây dung phát triển cơ sở hạ tang quốc gia đặc biệt trong lĩnh vựcdau tư xây dựng công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam trong thời gian qua Do đặcthù và diéu kiện kinh tế nguồn lực đất nước còn hạn hẹp, chính phủ phải dành dé dau tưphát triển một số ngành nghề, lĩnh vực khác của xã hội nên việc dành nguồn vốn nhất địnhhàng năm (dau tư công) mà thường rất lon để đầu tư phát triển hạ tang giao thông đường
bộ còn nhiễu hạn chế, chưa dap ung được nhu cẩu phái triển kinh tế của xã hội Việt Nam
đang trong giai đoạn xây dựng phát triển đất nước trở thành nước công nghiệp từng bướchiện đại hóa do vậy việc phát triển các ngành nghé, lĩnh vực kinh tế, các trung tâm côngnghiệp trọng điểm, các vùng kinh tế đặc thù, các đô thi nhất thiết đòi hỏi phải có sự phát
triển của hệ thong cơ sở hạ tang giao thông nhất là giao thông đường bộ chiếm tỷ trọng lớntrong vận chuyển hàng hóa và lưu thông Ra đời với mục tiêu để giải quyết những khó khăn
về nguồn von dau tư, dau tư theo hình thức hợp đông BOT, BTO, BT đã nhanh chóng đượcchấp nhận và áp dung rộng rãi và được biết đến như một phương thức đầu tư hiệu quả nhấttrong lĩnh vực cơ sở hạ tang BOT, BTO, BT là những hình thức dau tư thông qua hợp dongđược ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyên và nhà dau tư nhằm huy động nguồn vốn từkhu vực tư nhân để dau tu phát triển hệ thong cơ sở hạ tang giao thông Theo đó hình thứcdau tw BOT dang duoc cac nha dau tu lực chọn nhiễu nhất trong lĩnh vực đâu tư công trình
đường bộ ở Việt Nam.
Từ khoá: Hợp đồng BOT, công trình đường bộ, dự án đường cao tóc,
1 BOT là gì?
Hợp đồng BOT là hợp đồng xây dựng — kinh doanh — chuyền giao (sau đây gọi tắt làhợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhàđầu tư dé xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định, hếtthời hạn, nhà đầu tư chuyền giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước
Chủ thé ký kết hợp đồng: Chủ thé tham gia đàm phán va ký kết hợp đồng bao gồmmột bên là cơ quan nhà nước có thâm quyền và một bên là Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án.Đối tượng của hợp đồng: Công trình kết cau hạ tầng, có thé là xây dựng, vận hànhcông trình kết cau hạ tầng mới hoặc mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa và vận hành, quản lý cáccông trình hiện có được Chính phủ khuyến khích thực hiện
Mỗi hình thức hợp đồng đều có ưu điểm và lợi thế nhất định, giúp các doanh nghiệplinh động trong việc lựa chọn hình thức đầu tư Các dự án đầu tư theo hợp đồng này là
* CTCP dau tư BOT Hà Nội - Bắc Giang
Trang 13những dự án thuộc diện được Nhà nước khuyến khích đầu tư thông qua các biện pháp ưuđãi và hỗ trợ đầu tư như ưu đãi về thuế, ưu đãi về quyền sử dụng đất và nhiều biện pháp bảođảm đầu tư nhăm tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
BOT là hợp đồng được nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất trong quá trình đầu tư côngtrình đường bộ:
Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong khâu kinh doanh, khaithác công trình để thu hồi vốn và lợi nhuận vì công trình theo hợp đồng nay sau khi xâydựng sẽ được Chủ đầu tư khai thác luôn nhăm thu hồi vốn và tìm kiếm thêm lợi nhuận trongmột khoảng thời gian xác định trước khi chuyền giao cho Nhà nước Nhà đầu tư được khaithác lợi nhuận bang cách thu phí từ các phương tiện vận chuyền đi qua Việc thu phí này
được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định tùy theo thỏa thuận của Nhà nước với
Nhà đầu tư theo hợp đồng/phụ lục hợp đồng dự án được ký kết
2 Thực trạng pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực đầu tư công trìnhđường bộ ở Việt Nam - Nhìn từ thực tiễn áp dụng tại dự án đường cao tốc Hà Nội -Bắc Giang
Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo QL1 đoàn Hà Nội-Bắc Giang theo hình thứchợp đồng BOT được Bộ GTVT và Liên danh NDT, Doanh nghiệp Dự án Công ty Cổ phầnĐầu tư BOT Hà Nội-Bắc Giang triển khai thực hiện đưa vào khai thác từ 25/5/2016 đã gópphần đem lại lợi ích kinh tế xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thôngtheo quyết định phê duyệt của Thủ tướng chính phủ (Quyết định 356/QĐ-TTg Phê duyệtđiều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 vàđịnh hướng đến năm 2030) và tạo điều kiện là động lực dé phát triển kinh tế các tỉnh phíabắc trong đó trọng tâm là tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Nhìn từ khía cạnh đầu tư dự án, từkhi có chủ trương chuyên đôi hình thức đầu tư, việc lựa chọn nhà đầu tư và thi công thựchiện dự án theo hình thức hợp đồng BOT đã đạt hiệu qua đề ra, nhà đầu tư và doanh nghiệp
dự án đã tiến hành đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác dự án sớm hơn so với
kế hoạch, hợp đồng với Bộ GTVT là 06 tháng, tiết giảm chi phí lãi vay và chi phí thi côngtạo điều kiện bổ sung các hạng mục công trình (cầu vượt, hầm chui, đường gom đoạn quadia phận tỉnh Bắc Ninh ) dan từng bước hoàn thiện tuyến cao tốc theo nôi dung định hướngphân kỳ đầu tư của thủ tướng chính phủ
Trong giai đoạn từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đặc biệt là
đường cao tốc đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, việc phân kỳ đầu tư, châm trước các yếu tố
hình học dé dan từng bước hoàn thiện là tất yếu, tuy nhiên cũng nảy sinh những khó khăn,thách thức và nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện
Trong quá trình thực hiện, Dự án BOT Hà Nội — Bắc Giang gặp những vướng mắc về
mặt pháp lý như:
- _ Về van đề khai thác tuyến trong thời gian qua :
10
Trang 14Dự án đã được NDT, Doanh nghiệp dự án dau tư xây dựng, nghiệm thu đưa vào sử
dụng tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, tuy nhiên việc khai thác cũng như gọi
tên tuyến trên phương diện thông tin báo chí của cơ quan quản lý nhà nước chưa được nhấtquán Tuyến là cao tốc được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QD-TTg Ngày 25/12/2013 Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường
bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Theo đó, tại điểm a, mục 2 khoản
II Quy hoạch phát triển đến năm 2020, Điều 1 của Quyết định trên đã quy hoạch tuyến HàNội-Lạng Sơn là Đường cao tốc với chiều dài 120km; Ngày 06/4/2013 Bộ GTVT đã banhành quyết định số 888/QD-BGTVT cho phép lập dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc
Hà Nội-Lạng Sơn; Ngày 18/12/2013 Thủ tướng chính phủ đã có văn bản số 2238/TTg-KTNV/v Dau tư xây dựng dự án cải tạo nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang theo hình thức
BOT Theo đó Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu tính toán phân kỳ đầu tư và giải pháp thiết
kế kỹ thuật; lưu ý các ý kiến của ADB để đảm bảo đồng bộ về chính sách và phù hợp với
kế hoạch đầu tư hoàn chỉnh Dự án đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn theo quy hoạch; Ngày23/12/2013 Bộ GTVT đã ban hành quyết định số 4286/QD-BGTVT tách đoạn Hà Nội-BắcGiang thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn thành dự án độc lập
và triển khai đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT; Ngày 10/01/2014 Bộ GTVT đã ban hànhquyết định số 113/QD-BGTVT phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cải, tao nângcấp QL1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang theo hình thức BOT Theo đó, quy mô và tiêu chuẩn thiết
kế của tuyến theo tiêu chuan thiết kế đường ô tô cao tốc TCVN 5729-2012 trong đó có châmtrước một số yếu tố về hình học cho đoạn tăng cường mặt đường cũ các yếu tố mặt cắtngang, cắt đọc
Nhu vậy, có thê thay rõ ràng tại thời diém Bộ GTVT phê duyệt Dự án đầu tư xây dựngcông trình cải, tạo nâng cấp QLI đoạn Hà Nội-Bắc Giang theo hình thức BOT được sự chấpthuận của Thủ tướng chính phủ và phù hợp với quyết định phê duyệt phát triển giao thông
đường bộ giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030, đoạn tuyến Hà Nội-Bắc Giang đã được định hướng
là đường cao tốc là hợp phan của tuyến cao tốc Hà Nội — Lạng Sơn Ngày 01/3/2016 Thủtướng chính phủ ban hành Quyết định số 326/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Quy hoạch pháttriển mạng đường bộ cao tốc việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo đótại điểm b khoản 3 Điều 1 của Quyết định lần nữa khang định việc đầu tư xây dựng pháttriển hệ thông đường cao tốc khu vức phía Bắc Tuyến cao tốc Hà Nội — Bắc Giang - LangSơn xây dựng với tổng chiều đài 143km Dự án đầu tư xây dựng công trình cải, tạo nângcấp QL1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang theo hình thức BOT là tuyến cao tốc Hà Nội — Bắc Giang-Lạng Sơn; Ngày 24/5/2016 Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1605/QD-BGTVT Phêduyệt Phương án tô chức giao thông tạm Dự án đầu tư xây dựng công trình cải, tao nâng cấp
QLI đoạn Hà Nội-Bắc Giang theo hình thức BOT Theo đó, tại Điều 2 của Quyết định Công
ty BOT tổng hợp đánh giá quá trình khai thác, báo cáo Bộ GTVT xem xét duyệt chính thứcsau khi tách được các loại xe không được lưu thông trên đường cao tốc theo quy định hoặc
II
Trang 15điều chỉnh phương án tô chức giao thông dé dam bảo ATGT trên tuyến; Ngày 25/5/2016 BộGTVT đã ban hành quyết định số 1621a/QD-BGTVT Công bé đưa công trình đường ô tô caotốc Hà Nội — Bắc Giang Dự án đầu tư xây dựng công trình cải, tạo nâng cấp QLI đoạn HàNội-Bắc Giang theo hình thức BOT vào khai thác.
Hệ thống biến báo trên tuyến chính và tuyến đường gom đã được các cơ quan chuyênmôn của Bộ GTVT, TCDBVN kiểm tra, thẩm tra và thâm định dé phê duyệt tô chức giaothông trên tuyến Tuyến chính hệ thống biển báo tổ chức an toàn giao thông áp dụng theoQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc QCVN 83:2015/BGTVT do
Bộ Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng
6 năm 2015 Tuyến đường gom hệ thống biển báo tô chức an toàn giao thông theo quy chuanquốc gia QCVN 41:2016/BGTVT Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số06/2016/TT-BGTVT ngày 8 tháng 4 năm 2016.
Như vậy, việc triển khai đầu tư xây dựng cũng như đưa công trình vào vận hành khaithác đã được thực hiện đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, Quy hoạch và
Quyết định của Thủ tướng chính phủ và được ký hiệu là CT.03; Tuy nhiên, hiện nay ký hiệu
CT.03 trên tuyến đoạn Hà Nội-Bắc Ninh đã bí xóa tên trên hệ thống biển báo hiệu theo yêucầu của Bộ GTVT, việc yêu cầu bỏ ký hiệu CT.03 của Bộ GTVT đã gây khó khăn cho côngtác quản lý, điều hành của NĐT và Doanh nghiệp dự án cũng như ảnh hưởng của dư luậntrong công tác thu phí hoàn vốn cho NDT/DNDA trong thời gian qua do sự không nhất
quán trong thực hiện.
- _ Về vận hành thu phí theo hình thức điện tử không dừng ETC:
Thực hiện chủ trương của Chính Phủ tại văn bản số 675/TTg-KTN ngày 14/5/2015
về việc áp dụng công nghệ mới thu phí không dừng Liên danh các nhà đầu tư được sựđồng thuận của Ngân hàng tài trợ vốn về mặt chủ trương thực hiện đã ký kết Phụ lục hợpđồng dự án BOT số 01/PLHĐ.BOT-BGTVT ngày 30/12/2016 về việc thỏa thuận thốngnhất ký kết Phụ lục Sửa đổi Hợp đồng nhằm thực hiện Văn bản số 675/TTg-KTN ngày14/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư Dự án thu phí tự động không dừng vàkiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc
Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện có nhiều bất cập chưa đảm bảo sự đúng đắn,phù hợp, công bằng và đảm bảo hài hòa, lợi ích của tất cả các bên có liên quan Nhà nước,Người dân, Nhà đầu tư BOT và đơn vị cung cấp dịch vụ VETC, Cụ thể như sau :
(1) Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017 Thủ tướng Chính Phủ :
Ngày 27/3/2017 Thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định số 07/2017/QĐ-TTg Về
việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng Việc
ban hành Quyết định số 07/QD — TTg ngày 27/03/2017 được xem là văn bản quy phạmpháp luật, nguồn luật duy nhất điều chỉnh việc triển khai thực hiện dự án thu phí tự độngkhông dừng trong thời điểm đó
12
Trang 16Tuy nhiên, Quyết định này còn một số bất cập chưa đảm bảo quyền, lợi ích hợp phápcủa các doanh nghiệp, một số điều khoản của Quyết định còn gây hiện tượng xung đột phápluật, chưa đảm bảo tinh thần của Hiến pháp, nguyên tắc của Giao dịch dân sự và các quy
định của pháp luật có liên quan.
Cụ thể :
+ Khoản 3 điều 5 quyết dinh:“Viéc thiết ké, lap dat, quan ly, van hanh hé thong thugiá dịch vụ su dung đường bộ điện tử tự động không dừng được thực hiện bởi nha cung cấpdịch vụ thu giá do co quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lựa chọn theo quy định củapháp luật về dau thầu” Quyết định đã trao quyền cho don vị cung cấp dich vụ thu phí theohình thức điện tử tự động không dừng được quyên quản ly, vận hành hệ thống tram thu phí
mà đây là quyền của Nhà đầu tư/DNDA đã bị quyết định tước đi quyền đương nhiên củamình đã được cụ thể trong Điều 44 Quyén,nghia vụ của NDT/DNDA đối với công tác thuphí của hợp đồng BOT số 52/HD.BOT-BGTVT ngày 03/10/2014
+ Khoản 3 điều 20 quyết định: “Ký hợp đồng dịch vụ thu giá dịch vụ sử dụng đường
bộ với nhà cung cấp dịch vụ thu giá theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chap
thuận” Quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp là bình đăng và CQNNCTQ đóng vai trògiám sát, quản lý nhà nước Việc ký kết Hợp đồng dịch vụ là thỏa thuận dân sự đảm bảobình đăng, hài hòa lợi ích các bên lại chịu sự can thiệp sâu của CQNNCTQ vào quyền quyết
định của các doanh nghiệp
+ Khoản 6 điều 20 quyết định: “Bàn giao trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho
nhà cung cấp dịch vụ thu giá theo lộ trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 của Quyếtđịnh này” Trạm thu phí là tài sản của doanh nghiệp và đã được doanh nghiệp thế chấp chongân hàng tài trợ vốn dé đảm bảo cho khoản vay đầu tư thực hiện dự án Hiện tại dự ánđang trong giai đoạn khai thác vận hành để hoàn vốn chưa đến giai đoạn bàn giao cho nhànước quản lý Trạm thu phí thu phí thuộc quyền quản lý, sử dụng của Nhà đầu tư được nhànước và pháp luật công nhận và bảo hộ theo Quy định tại Khoản 3 điều 5 Luật đầu tư 2014:
“Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền,
lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư” và Điều 9 “Bảo đảm quyền sở hữu tai sản : Tài sảnhợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vìlợi ích quốc gia, tình trạng khan cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán,
bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định kháccủa pháp luật có liên quan”.
Do đó, việc bàn giao trạm thu phí đối chiếu theo Luật là trái với Luật vi vậy Bộ GTVT
đã phải xem xét báo cáo chính phủ dé điều chỉnh, sửa đổi và Ban hành Quyết định số19/2020/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2020 về việc thu phí sử dụng đường bộ theo hìnhthức điện tử không dừng dé thay thế Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017 déphù hợp và đảm bảo hài hòa lợi ích của bên.
13
Trang 17(2) Hop đồng BOO số 09/HD.BOO-GTVT :
Ngày 13/07/2016, Bộ GTVT đã ký hợp đồng BOO số 09/HD.BOO -GTVT với Công
ty VETC về việc triển khai thực hiện dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 áp dụngcho Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên mà không có sự đồng ý, thongnhất của các Nha đầu tư BOT một bên chủ thé của Hợp đồng BOT, chịu ảnh hưởng trựctiếp bởi hợp đồng BOO là không phù hợp, vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 3 Bộ luật
dân sự 2015: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của ngườikhác”.
Theo hợp đồng BOO đã ký, Công ty VETC có quyền nhận bàn giao các Trạm thu phíBOT và tô chức thu phí tại các Trạm thu phí (các Trạm thu phí nay là các tài sản do cácNhà dau tư BOT đầu tư xây dựng và quan lý, vận hành), điều này đã xâm phạm đến quyền,lợi ích hợp pháp của các Nhà đầu tư BOT Do đó, Hợp đồng BOO cần phải được tiến hành,
rà soát điều chỉnh lai dé dam bảo quyên, lợi ích hợp pháp của các NDT BOT, đảm bảo tínhcông bang-binh đăng Việc ký kết và thực hiện hợp đồng giữa Bộ GTVT va Công ty VETCphải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quyên, lợi ích chính đáng của bên thứ ba là
NDT/DNDA BOT.
Trong giai doan van hanh khai thac, Nha dau tu BOT phải có trách nhiệm dam baothực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong việc: Kiểm soát trực tiếp việc tổ chức thu theo đúngquy định (thu đúng — thu đủ, đảm bảo ATGT, ANTT ), dam bảo không bị thất thoát doanhthu, đảm bảo PATC của hợp đồng dự án; Trả nợ với ngân hàng cho vay theo đúng cam kếttrong Hợp dong tín dụng đã ký với tô chức tin dụng tài trợ vay von cho Dự án và các nghĩa
vụ có liên quan khác với người lao động, nghĩa vụ bảo trì dự án
Do đó, việc các Nhà đầu tư BOT bàn giao lại hết toàn bộ quyền tô chức thu cho VETCnhưng bản thân vẫn phải tiếp tục chịu các trách nhiệm có liên quan khác, đặc biệt là nghĩa
vụ trả nợ với Ngân hang là bat hợp lý Quyền phải gan liền với nghĩa vụ, vì vậy, hình thứcNhà đầu tư BOT tiếp tục tham gia trực tiếp công tác tổ chức thu tại Trạm (không phải toàn
bộ, mà chỉ liên quan đến các khâu tổ chức tại Trạm còn lại doanh thu, trung tâm đối soát doVETC thực hiện, Tổng cục đường bộ Việt Nam giám sát, kiểm tra) là hoàn toàn phù hợpđảm bảo quyền và nghĩa vụ của NDT/DNDA theo điều khoản của hợp đồng BOT đã ký kết.Nhà đầu tư vẫn có quyền kiểm soát trực tiếp công tác tổ chức thu dé đảm bảo tiếp tục thựchiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng của mình, đồng thời đảm bảo được công tác quản lý,giám sát của Nhà nước nói chung phù hợp với lộ trình Tổng cục đường bộ việt nam xâydựng hệ thông kết nối kiểm soát dit liệu các trạm thu phí dé kiểm tra và giám sat
(3) Hợp đồng BOT số 52/HĐ.BOT-BGTVT ngày 03/10/2014 và các phụ lục :
Tại thời điểm đàm phán các Hợp đồng BOT đã ký, ban đầu cũng như khi xây dựngtrạm thu phí chưa có chủ trương giao lại cho một bên thứ ba khác thực hiện quyền thu phíthay các Nha đầu tư BOT Vi vậy, khi Bộ GTVT ky hợp đồng BOO dé VETC triển khai
14
Trang 18thực hiện thu phí thay các NDT BOT sẽ có nguy cơ gây ra sự lãng phí từ phan hạ tang Trạmthu phí mà NDT BOT đã đầu tư theo phương án trong hợp đồng BOT ban đầu, gây ra hiệntượng đầu tư trùng lặp, lãng phí phần mềm và các trang thiết bị máy móc đã được đầu tưtrước đó (hệ thống vòng từ, hệ thống máy thu phí một dừng, camera, đường truyén, cápquang mang ), chưa ké đến van đề bồi thường về nhân sự, bồi thường các HDLD của cácNhà đầu tư BOT đã ký với những người lao động.
Một trong những mục tiêu quan trọng khi triển khai hệ thống thu phí tự động khôngdừng của Chính phủ, Bộ GTVT là dé giảm chi phí cho xã hội, thế nhưng khi Bộ GTVT giaocho 02 doanh nghiệp (một doanh nghiệp tô chức thực hiện thu phí; một doanh nghiệp giámsát, quản lý) thì rõ ràng bị chồng chéo và mục tiêu này đã không đạt được, thậm chí là làmtăng số lượng người làm việc, tăng chi phí nhân công, thuê văn phòng ở Trạm thu phíhay nói cách khác là sẽ phải trả thêm một khoản chi phí không cần thiết, không hợp lý đóchính là chi phí giám sat, quản ly của doanh nghiệp Trong khi việc theo dõi, giám sát quan
lý các doanh nghiệp trong lĩnh vực này là trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thâm quyền(Bộ GTVT) mà trực tiếp là Tổng cục đường bộ Việt Nam Điều này cũng đã được Bộ tàichính báo cáo Văn phòng chính phủ dé Bộ GTVT lưu tâm trong quá trình tô chức thực hiện,quản lý nhà nước đối với dự án thu phí tự động không dừng
(4) Chi phí quan lý, tổ chức thu và ưu tiên hoàn vốn :
Việc xác định Chi phí quản lý t6 chức thu phi ETC trên cơ sở Tỷ lệ phần trăm doanhthu thu phí trước thuế GTGT chỉ nên áp dụng trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư dự án BOO.Trong giai đoạn vận hành khai thác dự án BOO, việc ấn định tỷ lệ như trên là không phùhợp với điều kiện thực tế vì các lý do sau:
+ Trên thực tế, Thời gian hoàn vốn của các dự án BOT chắc chắn có thay đôi, điềuchỉnh (tăng/giảm) Do đó, vòng đời của hệ thống ETC đối với mỗi dự án BOT phải có sựđồng nhất tương ứng với mỗi dự án BOT dé dam bảo công bằng giữa các dự án BOT, BOO
và đảm bảo việc vận hành hệ thống ETC không bị đình trệ trong suốt vòng đời của dự ánBOT Vì vậy, việc ấn định Chi phí tổ chức thu ETC sẽ làm mất đi tính đồng nhất này vàhoàn toàn không phù hợp với thực tế trién khai dự án BOT;
+ Dự án BOO đang trong giai đoạn triển khai, chưa quyết toán von dau tư hoàn thành.Trong khi đó, Thời gian hoàn vốn, Doanh thu lý thuyết của các dự án BOT trên thực tế cũngbiến động Vì vậy, khi Chi phí tổ chức thu ETC được ấn định trên cơ sở Tỷ lệ phan trăm xDoanh thu lý thuyết trước thuế GTGT của các dự án BOT đã vô tình day toàn bộ rủi ro vềphía các NĐT/DNDA BOT cũng như các tô chức tín dụng tài trợ vốn cho dự án BOT
+ Chi phí tổ chức thu ETC gồm 2 phan chi phí rõ rệt (Chi phí thường xuyên phục
vụ vận hành hệ thống ETC và Chi phí để hoàn vốn cho dự án BOO) Vì vậy, để phù hợpvới quy định của Hợp đồng BOT cũng như điều kiện thực tế, DNDA BOO cần thực hiệnlập dự toán, thỏa thuận dự toán với cơ quan quản lý Nhà nước có thâm quyền đối với riêngphan Chi phí vận hành hệ thống ETC theo từng giai đoạn vận hành (theo quy định của Hợp
15
Trang 19đồng BOO) Phan chi phí tổ chức ETC sử dung dé hoàn vốn cho dự án BOO cũng khôngthé ấn định theo tỷ lệ %.
+ Việc tăng mức thu phí (3 năm/lần với mức tăng 15%) có thể không thực hiệnđúng theo lộ trình, vì vậy PATC, TGHV của các dự án BOT có thể bị ảnh hưởng Trongkhi đó Chi phí tổ chức thu ETC lại được ấn định theo Tỷ lệ phan trăm x Doanh thu lý thuyếttrước thuế GTGT (doanh thu lý thuyết được tính tăng phí 3 năm/lần với mức tăng 15%) như
đã nêu ở trên là không phù hợp.
Vấn dé then chốt chưa được đề cập là việc triển khai thực hiện và việc chỉ trả các chỉphí phải được Ngân hàng tài trợ vốn chấp thuận như quy định tại mục 5 Điều 40 của Phụlục 01/PLHD.BOT-BGTVT ngày 30/12/2016 “ 40.5 Chi phí quản lý, t6 chức thu phi: (e)Giá dịch vụ thu phí tự động không dừng cho Đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí được xác địnhtại Hợp đồng dịch vụ thu phí trên cơ sở Hợp đồng dự án thu phí tự động không dừng, đảmbảo không lớn hon chi phí t6 chức quản lý thu phí trong hợp đồng BOT, nếu giá dich vụthu phí lớn hơn thì Doanh nghiệp BOT được hoạch toán phan chênh lệch là chi phí hợp lý,hợp lệ để điều chỉnh phương án tài chính tại phụ lục của Hợp đồng BOT và được sự chấpthuận của Ngân hàng tài trợ vốn” Và quan trọng chủ thé được ưu tiên hoàn vốn trước làDoanh nghiệp BOO được điều chỉnh tại phụ lục hợp đồng: Chi phí Nhà đầu tu/DNDA chitrả cho Đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí để hoàn vốn đầu tư Dự án thu phí tự động khôngdừng giai đoạn 1 và chi phí vận hành thu phí tại trạm thu phí trong suốt vòng đời dự án ”.Trước đây, Bộ GTVT nhiều lần khang định Chi phí tổ chức thu ETC không làm tăngChi phí tổ chức thu Trạm thu phí theo PATC của Hợp đồng BOT (thông tin trên đều đượcthông báo cho các ngân hàng tài trợ, cơ quan báo chí, truyền thông và các bên có liên quan).Trên cơ sở nguyên tắc này, sau rất nhiều buổi làm việc, đàm phán (Giữa Bộ GTVT vàDNDA BOT, DNDA BOO), Công ty BOT và Công ty VETC đã ký kết Hợp đồng dịch vụETC Theo đó phí dịch vu ETC tối đa là 50% x Chi phí tổ chức thu được duyệt theo Hợpđồng BOT Đến nay, Chi phí tô chức thu ETC có sự điều chỉnh tăng đột biến với cách xácđịnh hoàn toàn khác so với quy định của Hợp đồng dịch vụ đã ký giữa hai bên Điều nàythê hiện rõ ràng sự thiếu nhất quán, phương pháp tính toán thiếu căn cứ, không chính xác,không minh bach của DNDA BOO khi ký kết Hợp đồng dịch vụ, vô hình chung tao ra mỗiquan ngại, làm ảnh hưởng trực tiếp tới các Nhà đầu tu/DNDA BOT, ngân hàng tai trợ vốnnói riêng và toàn bộ các dự án BOT nói chung.
(5) Tiến độ thực hiện dự án của VETC:
Trong năm các năm 2018-2019, Bộ GTVT và Tổng cục đường bộ Việt Nam chỉ đạoNDT/DNDA BOT bàn giao toàn bộ trạm thu phí dé triển khai thu phí theo hình thức TĐKD
là vô cùng mạo hiểm và tiềm ân nhiều rủi ro Lộ trình của VETC sẽ tiến hành thu phí khôngdừng ở tất cả các làn thu phí năm 2018 và phải điều chỉnh trong năm 2019 và thực tế chứngminh đến nay năm 2021 cũng chưa hoàn thành, phần lớn người Việt Nam có thói quen dùngtiên mặt, hiện nay lại chưa có chê tài bat buộc vê việc cam trả phí dịch vụ sử dụng đường
16
Trang 20bộ bằng tiền mặt và đặc biệt các đối tượng tham gia giao thông thường sẽ có nhu cầu sửdụng khác nhau.
Thực tế hiện nay số lượng xe sử dụng hình thức thu phí điện tử tự động không dừngkhi qua Trạm thu phí còn rất ít, theo số liệu thống kê tại Trạm BOT HN-BG số xe qua trạmtheo hình thức thu ETC chưa đạt 10% doanh thu và doanh thu ETC chỉ đạt khoảng 15% đốivoi các cửa đã lắp đặt và vận hành ETC trong năm 2019 và hiện nay đạt khoảng 20% tạitrạm thu phí HN-BG Việc mở rộng quá nhiều làn thu phí tự động trong khi nhu cầu sử dụngcủa người dân quá ít, dẫn đến tình trạng ùn tắc tại các làn thu phí một dừng, Nhà đầu tư phải
xả tram gây thất thoát doanh thu chưa kê đến ảnh hưởng của công nghệ trong trường hợp
hệ thống vận hành gặp rủi ro khi đó NDT/DNDA BOT sẽ là đơn vị bị ảnh hưởng và thiệthại đầu tiên
(6) Quyền lợi cho người dân, Nhà đầu tư BOT:
Theo cách thức thực hiện như hiện nay, dé sử dụng dịch vụ các chủ phương tiện phải
có một tài khoản giao thông trả trước dé duy trì, sử dụng dich vụ của VETC và toàn bộ SỐtiền này được nạp vào tài khoản ngân hàng do VETC là đơn vị thụ hưởng Tuy nhiên, sốtiền nộp trước này của các chủ phương tiện lại không được tính lãi Tính trung bình mỗi xe
có khoảng 500.000đ nạp vào tài khoản của VETC nhân với khoảng 3 triệu xe (theo số liệuthống kê ô tô ở Việt Nam) thì rõ ràng VETC đã huy động được khoảng tiền 1.500 tỷ từ các
chủ phương tiện Ngoài ra, theo cách thực hiện như hiện nay, doanh thu của các NDT BOT
sẽ được VETC chuyền trả sau 01 ngày (24 giờ), theo đó đối với tổng doanh thu của tất cảcác Tram thu phí trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên thì con số nàykhông hề nhỏ và VETC có khả năng được hưởng lợi từ tiền lãi suất qua đêm đối với phầndoanh thu của các Nhà đầu tư BOT Do đó, dé đảm bao lợi ích của các NDT BOT, VETCphải tính lãi suất qua đêm cho phần doanh thu thu được hoặc sau các giao dịch thành côngdoanh thu được chuyên trực tiếp vào tài khoản của NDT BOT
(7) Vai trò của công ty VETC trong công tác tô chức thực hiện thu phí tự động không
dừng:
Trong mối quan hệ này, phải hiểu thật xác đáng rằng Công ty VETC là một đơn vịcung cấp dịch vụ, mang giải pháp và công nghệ thu phí tự động không dừng cho các Nhà
đầu tư BOT dé các Nhà đầu tư thực hiện tô chức thu phí chứ không phải là đơn vị thay thé
các Nhà dau tư BOT Do đó, việc trao quyền cho VETC dé VETC có quyền thực hiện tổchức thu phí thay cho các Nhà đầu tư BOT là bat hợp lý Do vậy, cần xác định đúng vai trò
của công ty VETC trong công tác thực hiện dự án thu phí tự động không dừng Công ty
VETC chỉ là một đơn vị cung cấp, lắp đặt và chuyên giao công nghệ cho các Nhà đầu tưBOT Nhà đầu tư BOT nhận chuyên giao công nghệ dé áp dụng hình thức thu phí tự độngtrong công tác quan lý, tổ chức thu phí và thanh toán chi phí cung cấp, lắp đặt thiết bị côngnghệ cho Công ty VETC theo quy định.
17
Trang 21Kết luận
Đề thực hiện dự án BOT, đòi hỏi có nhiều hợp đồng được ký kết, song hợp đồng BOT
là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, là tiền đề cho việc hình thành doanh nghiệp BOT và việc
ký kết các hợp đồng liên quan dé thực hiện dự án Hợp đồng BOT được hiểu là một thỏathuận pháp ly dé thực hiện một phương thức đầu tư nhằm huy động nguồn vốn từ khu vực
tư nhân để tài trợ và kinh doanh dự án cơ sở hạ tầng vốn thuộc về trách nhiệm của nhà nước,làm giảm gánh nặng bội chi trong ngân sách nhà nước đồng thời tạo ra một cơ chế hữu hiệutrong việc đầu tư của tư nhân phục vụ lợi ích công cộng Hợp đồng BOT là “luật riêng” củamỗi dự án và là tập hợp các thỏa thuận cho phép nhà đầu tư quyền được thực hiện dự án vớinhững cam kết đối với nhà nước trong việc phát triển công trình cơ sở hạ tầng.Việc canthiệp sâu của các mệnh lệnh hành chính trong quá trình thực hiện không tuân thủ các quyếtđịnh đã ban hành và hợp đồng dự án phần nào gây khó khăn và ảnh hưởng nhất định đếnhoạt động vận hành dự án của doanh nghiệp Dự án BOT thường liên quan đến một số giấy
phép do các cơ quan của chính phủ cấp nhằm quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản củanhà đầu tư quy định trong hợp đồng BOT Hợp đồng BOT cũng là phương tiện pháp lý mà
các nhà đầu tư tư nhân và nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ tương ứng liên quanđến dự án Trong một dự án BOT dién hình, hợp đồng BOT và các quyền mà nhà đầu tưđược hưởng từ hợp đồng BOT là một yêu tố quan trọng dé bên vay xem xét việc liệu có tàitrợ cho dự án hay không Vi vậy, việc bình đăng và tôn trọng các quyền của Nhà đầutư/Doanh nghiệp dự án theo điều khoản hợp đồng BOT là cực kỳ quan trọng Ở một sốnước, pháp luật quy định nha nước có trách nhiệm bảo lãnh ngay từ ban dau việc cấp toàn
bộ giấy phép cần thiết dé thực hiện dự án và các quyền của Nha đầu tư/Doanh nghiệp dự án
là một nội dung bắt buộc của hợp đồng BOT./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
2 Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017 Thủ tướng Chính Phủ
3 Hợp đồng BOO số 09/HD.BOO-GTVT
4 Hợp đồng BOT số 52/HD.BOT-BGTVT ngày 03/10/2014 và các phụ lục
5 FBLaw, Một số nội dung chính của hợp đồng BOT, dung-chinh-cua-hop-dong-
AI9C%201%C3%AN,cho%20nh%C3%A0%20n%C6%BO%E1%BB%9IBc%20Vi%E1%BB
%87t%20Nam.
6 Nghiên cứu mối quan hệ đối tac công tu (PPP) trong xây dung - Xu hướng tat yéu
của ngành Xây dựng Việt Nam, he-doi-tac-cong-tu-ppp-trong-xay-dung -xu-huong-tat-yeu-cua-nganh-xay-dung-viet-
https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/52288/nghien-cuu-moi-quan-nam.aspx.
18
Trang 227 Vì sao hợp đồng đầu tư BOT được nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất trong quá trìnhđầu tư?, _ luatvietphong.vn/vi-sao-bot-la-hop-dong-duoc-nha-dau-tu-lua-chon-nhieu-nhat.html.
L8
Trang 23QUY ĐỊNH PHAP LUAT VÀ THUC TIEN ÁP DỤNG VE
CƠ CHE TÀI CHÍNH TRONG DỰ AN BOT THUỘC LĨNH VỰC
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM
LS.TS Hà Huy Phong"Tóm tắt: Hop dong BOT lan đâu tiên được quy định tại Việt Nam vào năm 1997, vàhiện tại là một trong số 07 hình thức Hop dong PPP theo Luật PPP 2020 Theo thong ké, du
án BOT chiếm đến 95% trong tổng số các dự án PPP Khác với thực tiễn ở nhiều Quốc Giakhác, vốn VGF tại Việt Nam được hiểu là vốn Nhà nước và có ty trọng lớn nhất (40%-50%),sau đó là vốn vay (35% - 45%) và vốn chủ sở hữu (15%) Nhìn từ cơ cấu nguồn vốn, vai tròcủa nhà dau tư tư nhân không hoàn toàn là bên cung ứng vốn mà nên coi là người điều phốihuy động các nguồn von và sử dụng vốn Pháp luật Việt Nam chưa đây du và hiệu quả để huyđộng vốn từ nguồn khác ngoài 03 nguôn nêu trên Cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án BOT
hiện hành mới chỉ có quy định về chia sẻ phan giảm doanh thu nên còn hạn chế và thiếu sứchấp dẫn, đặc biệt là trong bối cảnh quy định pháp luật còn thiếu công bằng và thiếu độ tintưởng đối với nhà dau tư tư nhân Hoàn thiện cơ sở pháp lý dé huy động các nguon vốn khác
và mạnh dạn bồ sung các phương thức chia sẻ rủi ro là cách thức dé có thể huy động hiệu quảhơn nữa nguôn vốn tu nhân dau tư vào ha tang giao thông theo hình thức BOT trong thời giantới.
Từ khóa: Dự án BOT: chia sẻ rủi ro; vốn đầu tư hạ tang; luật PPP
1 Khái luận về đầu tư theo hình thức BOT
1.1 Một số nét về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)
Giao thông đóng vai trò là mạch máu lưu thông của nền kinh tế, đảm nhận vai trò kếtnối không chỉ các khu vực địa lý mà còn đảm nhận khả năng kết nối giữa thị trường cung và
thị trường cầu, thúc đây các hoạt động sản xuất, phân phối, và tiêu dùng, cũng như tạo thuận
lợi trong việc di chuyển của con người dé đảm bảo sự phát triển tự nhiên và bình thường củathị trường lao động Tuy nhiên, hạ tầng giao thông lại là lĩnh vực xây dựng đòi hỏi nguồn vốnđầu tư lớn, năm ngoài khả năng của ngân sách Nhà nước
Nghị quyết số 13-NQ/TW đã đưa ra quan điểm “Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lựccủa xã hội, bao dam lợi ích hợp ly dé thu hút các nhà đấu tư, ké cả các nhà đâu tu nước ngoàivào phát triển kết cấu hạ tang kinh tế, xã hội; dong thời tiếp tục dành vốn nhà nước tập trungdau tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội”, và cóthê nói răng, một trong sô biêu hiện cụ thê của quan điêm này là việc Nhà nước huy động các
* Công ty Luật TNHH Inteco
3 Nghị quyêt sô 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012, Hội nghị lân thứ 4 Ban Chap hành Trung ương Đảng (khóa XI) Ve
xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020
20
Trang 24nguồn vốn của nhà dau tư (sử dụng ngân sách Nhà nước?) tham gia đầu tư vào ha tang giaothông trong thời gian qua.
Các dịch vụ về vận tải là dịch vụ công mà Nhà nước là chủ thể chính có đầy đủ nănglực, điều kiện và nghĩa vụ cung cấp ra thị trường Thị trường dịch vụ vận tải hoàn hảo baonhiêu thì nền kinh tế hàng hóa được đây mạnh bấy nhiêu và cơ hội cho mọi chủ thể khác trongnên kinh tế là rõ ràng và day đủ dé có thé tiến hành các hoạt động sản xuất, lưu thông, phânphối và kinh doanh một cách tối ưu nhất Tuy nhiên, dé có thé cung cấp dịch vụ vận tai thì yếu
tố đầu tiên phải tính tới là hạ tầng giao thông, bao gồm hệ thống đường, cầu, cảng, bến bãi, màtrong đó hệ thống đường là đắt đỏ và tốn kém nhất, nằm ngoài năng lực tài chính của chính cảNhà nước Do đó, dé có thể khuyến khích ha tang giao thông phát triển, thì Nhà nước biến lĩnhvực đầu tư phát triển ha tầng thành một thị trường dé huy động sự tham gia của các nhà đầu tưtrong và ngoài nước nhằm tận dụng nguồn vốn và năng lực quản trị của họ trong mục tiêu cung
cấp các dịch vụ công một cách đầy đủ và hiệu quả nhất Tuy nhiên, do tính chất dài hạn, đòi
hỏi vốn lớn và tiềm ấn nhiều rủi ro nên thị trường ha tầng không phải là một thị trường donthuần như một thị trường khác, mà là một thị trường đặc biệt và cần những cơ chế đặc biệt.Tính đặc biệt ở chỗ, Nhà nước vừa là một nhà đầu tư tham gia vào thị trường, vừa là một nhàbảo trợ dé giúp các nhà đầu tư khác trong việc hạn chế bớt các rủi ro tiềm ấn trong quá trìnhđầu tư và vận hành công trình giao thông
Khi nhà đầu tư tham gia đầu tư thì điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo khả năng thuhồi vốn đầu tư cùng với một khoản lợi nhuận hợp lý; và mức độ rủi ro trong thu hồi vốn vàđảm bảo lợi nhuận thấp bao nhiêu thì khả năng thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư sẽ thuận lợibấy nhiêu Nhà đầu tư tham gia của các nhà đầu tư vào đầu tư và phát triển hạ tầng bởi vì nhìn
nhận đây là một cơ hội kinh doanh sinh lời; khác biệt căn bản với sự tham gia của Nhà nước
(sử dụng vốn ngân sách) là thực hiện nhiệm vụ và vai trò của Nhà nước trong việc kiến tạo cácđiều kiện hạ tầng cho nền kinh tế Vì Nhà nước có sự hạn chế nhất định về nguồn lực vốn đầu
tư, khả năng quản trị nên sự tham gia của nhà đầu tư sẽ là nhân tố bù đắp cho sự thiếu hụt đó;nhưng nhà đầu tư cần sự đảm bảo từ phía Nhà nước dé đảm bảo cho hiệu quả hoạt động kinhdoanh của mình là khả năng thu hồi vốn và sản sinh lợi nhuận; tránh hoặc hạn chế tối đa cácrủi ro tài chính có thé gặp phải
Trên nền tảng như vậy, cơ chế dau tư theo phương thức đối tác công tư ra đời và đang
được sử dụng khá phổ biến ở nhiều Quốc Gia, trong đó có Việt Nam Mặc dù hoạt động đầu
tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được đề cập nhiều ở khía cạnh chủ thê tham gia là
4 Tác giả sử dụng cụm từ “nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước” bởi thực tiễn ở Việt Nam, có khá nhiều đơn vị tham gia đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, mà không hoàn toàn
là khối doanh nghiệp tư nhân như nhiều nước khác trên thế giới Vi dụ: Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (là một doanh nghiệp Nhà nước) trực thuộc Ủy ban quản lý vốn Nhà nước.
21
Trang 25Nhà nước va Nhà đầu tu, nhưng nội dung bên trong mối quan hệ này phải là cơ chế tài chính,bao gồm trách nhiệm bồ trí nguồn von dau tư, sự hỗ trợ từ Nhà nước, chia sẻ rủi ro Góc tiếpcận này sẽ cho thấy rõ hơn bức tranh và các vấn đề bên trong của mối quan hệ giữa Nhà nước
và doanh nghiệp, cũng như các vẫn đề pháp lý cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện để nângcao hiệu quả của phương thức đối tác công ty mà bài viết này sẽ đưa ra ở những phần sau
Theo Luật PPP, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) bao gồm các hình thức
cụ thê gồm: BOT (Xây dựng Kinh doanh Chuyển giao), BTO (Xây dựng Chuyên giao
-Kinh doanh), BOO (Xây dựng - Sở hữu - -Kinh doanh), O&M (-Kinh doanh - Quản lý), BTL
(Xây dựng - Chuyén giao - Thuê dịch vụ), BLT (Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyén giao) TạiViệt Nam, trong số 07 hình thức đầu tư nêu trên, thì hình thức BOT được thống kê là phổ biếnnhất, chiếm ưu thế, chiếm tới hơn 95% dự án PPP*
Do dung lượng cho phép có hạn, nên bài viết này chỉ giới hạn phạm vi trong khuôn khổ
cơ chế tài chính trong các hợp đồng BOT thuộc lĩnh vực công trình giao thông ở Việt Nam
1.2 Khái niệm Hợp dong BOT
1.2.2 Lịch sử phát triển
Khái niệm Hợp đồng BOT lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam trong ND 77-CP năm
1997 về Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyền giao (B.O.T)
áp dung cho đầu tư trong nước, theo đó “Hop đồng B.O.T là văn bản thoả thuận và được kỷ kếtvới nội dung như qui định tại Điều 19 Qui chế này giữa doanh nghiệp B.O.T và cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyên ky kết hợp dong B.O.T, làm cơ sở pháp lý dé thực hiện dự án B.O.T".Trong định nghĩa này, không đề cập đến lĩnh vực mà Nhà nước Việt nam áp dụng phương thứcđầu tư theo Hợp đồng BOT, nhưng tại Điều 02 của ND có liệt kê 11 lĩnh vực trong “dau xâydựng và kinh doanh các công trình kết cầu hạ tang kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh dich vụcông cộng ”, và có thé nói là khá rộng và bao trùm hau hết các yếu tô ha tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội của nền kinh tế
Năm 1998, Chính phủ ban hành ND số 62/1998/NĐ-CP về Quy chế đầu tư theo Hợpđồng xây dựng - kinh doanh- chuyền giao, Hợp đồng xây dựng - chuyền giao - kinh doanh vahợp đồng xây dựng - chuyền giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó Hợpđồng BOT được định nghĩa là "Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao" (viết tắt theo
Š Một khía cạnh khác cần lưu ý, theo định nghĩa tại khoản 10, Điều 3, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
2020 , “Đầu tư theo phương thức đối tác công tu (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP”, nhưng thực tiễn hiện nay tại Việt Nam, không hoàn toàn phản ánh đúng điều này, bởi một trong những Doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực đầu tư PPP là Tong Công ty dau tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và trực thuộc sự quản lý của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
6 Báo cáo “Một số quan điểm của khu vực tư nhân về quan hệ đối tác công tư tại Việt nam”, tháng 4/2020, do VCCI phối hợp với USAID thực hiện.
ae
Trang 26tiếng Anh là BOT) là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyên của Việt Nam vàNhà đâu tư nước ngoài dé xây dựng công trình kết cấu hạ tang (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiệnđại hóa công trình) và kinh doanh trong một thời hạn nhất định dé thu hôi vốn dau tư và cólợi nhuận hợp lý; hết thời hạn kinh doanh Nhà dau tư nước ngoài chuyển giao không bôi hoàncông trình đó cho Nhà nước Việt Nam” Định nghĩa mới này đã khái quát hóa các van đề cốtlõi của phương thức đầu tư BOT, trong đó đề cập một cách trực tiếp tới nội dung về việc nhàđầu tư được kinh doanh trong một thời hạn nhất định dé thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuậnhợp lý, sau đó mới chuyền giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam.
Nam 2007, Chính phủ ban hành ND 78/2007/NĐ-CP thay thé 02 ND trên đây, xóa bỏ sựphân biệt cơ bản giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Năm 2009, ND 108/2009/NĐ-CP được ban hành thay thế ND 78/2007/NĐ-CP và sau
đó bị thay thé bởi ND 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư ND15/2015/NĐ-CP được ban hành trên cơ sở đúc rút các kinh nghiệm từ quá trình thực hiện
Quyết định 71/2010/QĐTTg ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công
-tư do Thủ -tướng Chính phủ ban hành và đây là những văn bản đầu tiên tại Việt Nam để cậpmột cách toàn diện tới các hình thức hợp đồng trong lĩnh vực PPP, bao gồm BOT ND63/2018/NĐ-CP được ban hành năm 2018 thay thế ND 108/2009/NĐ-CP sau đó bị thay thébởi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14
ND 108/2009/NĐ-CP va ND 15/2015/NĐ-CP có định nghĩa giống nhau về Hợp đồngBOT Theo đó, Hợp đồng BOT là “ hop dong được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩmquyên và Nhà Đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tang trong một thời hạnnhất định; hết thời hạn, Nhà dau tư chuyển giao không bôi hoàn công trình do cho Nhà nướcViệt Nam Tuy nhiên, đến NÐ 63/2018/NĐ-CP thì định nghĩa có sự điều chỉnh, theo đó Hợpđồng BOT là “hop dong được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyên và nhà dau tư, doanhnghiệp dự án dé xây dựng công trình hạ tang; sau khi hoàn thành công trình, nhà dau tu,doanh nghiệp dự án được quyên kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thờihan, nhà dau tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước cóthẩm quyên”
Luật PPP năm 2020 định nghĩa “Hợp đồng BOT là hop dong mà nhà đâu tư, doanhnghiệp dự án PPP được nhượng quyên dé xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thong
cơ sở hạ tang trong thoi han nhất định; hết thời han, nhà dau tư, doanh nghiệp dự an PPPchuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước”
1.2.2 Nhận xét
Qua việc phân tích câu chữ và ngữ nghĩa của các quy định trong văn bản nêu trên, có
thê thấy rằng, định nghĩa quy định tại 62/1998/NĐ-CP có sự phản ánh rõ nét nhất về cơ chếtài chính của Hợp đồng BOT giữa Nha nước va nhà đầu tư, mà cụ thé là Nhà nước Việt namcho phép, nhượng quyền cho nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và kinh doanhtrong một thời hạn nhất định dé thu héi vốn dau tư và có lợi nhuận hợp lý và sau khi hết thời
23
Trang 27hạn kinh doanh Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước ViệtNam Rõ ràng rằng, điều cốt yếu với nhà đầu tư, là Nhà phải phải đảm bảo cho Nhà đầu tư cóquyền kinh doanh trong một thời hạn nhất định dé đủ thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý Cácbên sẽ phải tính toán tất cả các khía cạnh tài chính của dự án và xây dựng một khung thời gianhợp lý và Nhà nước có cơ chế đảm bảo cho nhà đầu tư được quyền chủ động trong khoảngthời gian đó, cũng như xây dựng các kịch bản điều chỉnh trong trường hợp kéo dài thời gian
để đạt mục tiêu cuối cùng của Nhà đầu tư là thu hồi vốn và đạt mức lợi nhuận hợp lý
Ké từ ND 63/2018/NĐ-CP, cơ quan ban hành bổ sung cum chữ “Doanh nghiệp dự án”bên cạnh nhà đầu tư vào định nghĩa, và do đó, xác định địa vị pháp lý của các chủ thé trongHợp đồng BOT bao gồm nha đầu tư (là doanh nghiệp dau tư vốn thành lập Doanh nghiệp dựán), Doanh nghiệp dự án và cơ quan Nhà nước có thâm quyền Việc bổ sung tư cách chủ thểcủa doanh nghiệp dự án khang định địa vị pháp lý và đảm bảo cơ sở pháp lý dé xác định cácquyền và nghĩa vụ của thực thé này trong suốt quá trình vận hành công trình BOT
Trong định nghĩa đưa ra tại Luật PPP, lần đầu tiên cụm từ “nhượng quyền” được đưavào, giúp định nghĩa này tiệm cận hơn với cách định nghĩa và giải thích theo thông lệ quốc tế”
Về mặt bản chất, quyền xây dựng, khai thác và vận hành, kinh doanh công trình BOT thuộc
về Nhà nước, và được nhượng quyền cho nhà đầu tư thực hiện mà không làm mất quyền sởhữu của Nhà nước đối với công trình đó Điều này tạo ra sự khác biệt với hình thức Hợp đồng
BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh).
2 Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về cơ chế tài chính trong Hợp đồng
BOT thuộc lĩnh vực giao thông
Cơ sở pháp lý cao nhất hiện nay điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư theo phương thứcđối tác công tư nói chung và BOT nói riêng là Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
2020 (Luật PPP) Bên cạnh đó, một loạt các đạo luật khác có tham gia điều chỉnh ở các khía
cạnh khác nhau, như Luật Ngân sách Nhà nước 2015, Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017
Luật dau thầu 2013, Luật đất đai 2013, Luật xây dựng 2014, Luật đầu tư công ngày 18 tháng
6 năm 2014, Luật đầu tư 2014 Cùng với các đạo luật, nhiều Nghị định (Sau đây viết tắt là
“ND”) và Thông tư hướng dẫn thi hành các đạo luật nói trên cùng tham gia điều chỉnh các khíacạnh cụ thé trong Hợp đồng BOT
2.1 Nguồn vẫn
2.1.1 Vốn Nhà nước
- Trong các tài liệu trên thé giới về PPP, nguồn vốn có sự tham gia của Nhà nước đượcgọi là vốn VGF (Viability Gap Fund) Vốn VGF được hiểu là khoản bù đắp thiếu hut tài chínhŠnhằm tránh cho dự án PPP không bị rơi vào tình huống bị thua lỗ hoặc kém hấp dẫn về mặt tàichính dé có thé hap dẫn nhà đầu tư tư nhân tham gia dau tư phát triển hạ tang Vốn VGF không
7 https://ppp.worldbank.org/public-private-partnership/agreements/concessions-bots-dbos
8 Tham khảo Báo cáo cuối cùng “Khảo sát VGF cho các dự án PPP tại Việt Nam” do Jica kết hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư thực hiện tháng 9/2017
24
Trang 28hoàn toàn đồng nhất với vốn ngân sách Nhà nước, mà cần hiểu rộng hơn là von có sự tham giacủa Nhà nước đề có thể bố trí vào dự án Ở nghĩa rộng của nó, von vay có bao lãnh của Chínhphủ cũng có thể coi là một khoản von VGE Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệpthực hiện dự án BOT không thể tiếp cận được nguồn vốn vay do Chính phủ bảo lãnh bởi cácđiều kiện chặt chẽ, khó khăn mà ND 91/2018/NĐ-CP đưa ra.
Tại Việt Nam, có cách hiểu khác về vốn VGF “Về muc dich sử dụng thì Von dau tưcủa Nhà nước chính là VGF Đoàn khảo sát cũng xác nhận với các cán bộ cua Bộ Kế hoạch
và Dau tư rằng họ cũng thừa nhận diéu này và đây là cơ sở pháp lý của hệ thong VGF ở ViệtNam ”9, Quan điểm nay cũng được tác giả trực tiếp lắng nghe quan điểm từ phía Vụ đối táccông tư — Bộ Giao thông vận tải trong suốt quá trình tham gia dam phán Hợp đồng BOT (tháng
2/2021-04/2021) Mặc dù đây không phải là một quy định cứng của pháp luật, nhưng là cách
hiểu và nhận thức phô biến nhất tại các co quan đầu mối về dau tư hạ tang giao thông, dẫn tới
sự thu hẹp đáng kê phạm vi vốn VGF và từ đó, thiếu sự nghiên cứu và học hỏi về nguồn vốnnày từ các Quốc Gia trên thế giới để có thê ứng dụng vào thực tiễn trong nước
Định nghĩa tại khoản 19, Điều 3, Luật PPP, “Von nhà nước bao gom von ngán sáchnhà nước, vốn từ nguôn thu hợp pháp dành dé chi dau tư, chỉ thường xuyên thuộc nhiệm vuchi của ngân sách nhà nước” Điều này có thé khang định rằng, Nhà nước Việt Nam chỉ thamgia đóng góp tài chính cho dự án BOT bằng nguồn vốn như quy định tại khoản 19, Điều 3,Luật PPP Và do đó, cũng có thé cho rang, vén VGF thực chất không tồn tại tại Việt nam nếuhiểu theo nghĩa như nêu ở phần đầu của mục này, và do vậy, bài viết này chỉ tập trung vàonghiên cứu các quy định pháp luật về vốn do Nhà nước tham gia trực tiếp
- Theo quy định tại Luật PPP, Nhà nước tham gia hỗ trợ dự án BOT một phần vốn bằngnguồn ngân sách và được sử dụng cho các mục dich gdm": (i) Hỗ trợ xây dựng công trình, hệ
thong co so ha tang thuộc dự an; (1) Chi trả kinh phi bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái
định cư; hỗ trợ xây dựng công hình tam; (iii) Chi trả phần giảm doanh thu; (iv) Chi phí của cơquan có thâm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án, bên mời thầu đề thực hiệncác hoạt động thuộc nhiệm vụ của mình quy định tại Điều 11 của Luật PPP; (v) Chi phí của Hộiđồng thâm định dự án, đơn vị được giao nhiệm vụ thâm định dự án PPP
- Theo quy định tại khoản 2, Điều 1, ND 28/2021/NĐ-CP, vốn Nhà nước đầu tư vào dự
án BOT bao gồm: (i) Phan vốn đầu tư công chi cho công tác chuẩn bị dự án của cơ quan có thâm
quyền, đơn vị chuẩn bị dự án, bên mời thầu, Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao
nhiệm vụ thâm định dự án theo quy định tại Điều 73 Luật PPP; (11) von hé tro xay dung congtrình, hệ thông cơ sở hạ tang theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 Luật PPP; (ii) tiền bồi
thường, giải phóng mặt băng, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm theo quy định
9 Tham khảo Báo cáo cuối cùng “Khảo sát VGF cho các dự án PPP tại Việt Nam” do Jica kết hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư thực hiện tháng 9/2017
10 Quy định tại khoản 1, Điều 69, Luật PPP.
25
Trang 29tại Điều 72 Luật PPP được quản lý, sử dụng, thanh toán theo quy định về quản lý, sử dụng, thanhtoán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
- Theo quy định tại khoản 2, Điều 69, Luật PPP thì tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự ánBOT tài trợ cho các hạng mục gồm “hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thong co so ha tang thudc
du an PPP”, va “chi tra kinh phi bồi thường, giải phóng mặt băng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ
xây dựng công hình tạm” không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án Đối với dự án có nhiều
dự án thành phần, trong đó có dự án thành phần đầu tư theo phương thức BOT thì tỷ lệ vốnnhà nước được xác định trên tổng mức đầu tư của dự án thành phần đó
Trên thực tế tại dự án đường cao tốc Diễn Châu — Nghi Sơn, phan vốn góp của Nhanước là khoảng 4.160 tỷ đồng, chiếm 37,2% tổng vốn đầu tư Nhưng nếu tính toán cả phầnvon hỗ trợ của Nhà nước thực hiện một số công việc thuộc trách nhiệm của Cơ quan Nhà nước
có thâm quyền khoảng 1.908,14 tỷ đồng, thì tổng phần tài chính đóng góp từ phía Nhà nước
vào tông mức đầu tư của dự án chiếm tới 54,37% Với dự án cao tốc Cam Lâm — Vĩnh Hảo ký
kết ngày 30/7/2021, phần vốn góp của Nhà nước là 4,199 tỷ đồng!!, chiếm 47,5% trên tổng
vốn đầu tư của Dự án BOT
- Phan vốn tham gia của Nha nước nêu trên đây được “quản lý, sử dụng, thanh toántheo quy định về quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán dự án sử dung vốn đâu tư công'?, vàphải được tính toán và được trình bày cụ thẻ, chỉ tiết trong phương án tài chính khi cơ quanNhà nước (hoặc doanh nghiệp đề xuất dự án) lập báo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáonghiên cứu khả thi dự án Tuy nhiên, trên thực tế mà tác giả đã tham gia tư vấn và hỗ trợ nhàđầu tư dự án đường cao tốc, thì có một số van dé bất cập xuất hiện như:
+ Báo cáo tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được lập trước khi dự án khởicông nhiều năm nên có sự khác biệt rất lớn giữa số liệu số sách và số liệu thực tế tại ngày kíHợp đồng BOT Mặc dù các bên nỗ lực tìm các giải pháp để khắc phục nhưng không thể thựchiện bởi nếu muốn thay đôi, thì phải làm lại thủ tục từ đầu, tức là xin phê duyệt lại Chủ trươngcủa dự án đầu tư, với một quy trình vô cùng kéo dài và phức tạp, tốn kém
+ Phương án tài chính được phê duyệt là một phần hồ sơ mời thầu và do đó, nhà thầukhông được quyền yêu cầu chỉnh sửa, điều chỉnh Trong quá trình đàm phán Hợp đồng BOT,với phương châm là chi dam phán những gi chưa quy định hoặc quy định nhưng chưa chỉ tiếttrong hồ sơ mời thầu, nên nhà đầu tư gần như phải chấp nhận tat cả những chỉ tiết và tính toán
về tài chính do cơ quan nhà nước đã ân định sẵn Nhà đầu tư không có được địa vi bình đăng,
công bằng trong quá trình đàm phán Hợp đồng BOT nên buộc phải chấp nhận sự áp đặt mọiquyết định từ phía cơ quan Nhà nước, bao gồm cả quyết định về phương án tài chính, mặc dùnhìn nhận thấy rất nhiều điểm bat cập
11 http://baochinhphu vn/Kinh-te/Chinh-thuc-ky-hop-dong-BOT-du-an-cao-toc-Cam-LamVinh-Hao/440564.vgp
12 Khoản 2, Điều 1, ND 28/2021/NĐ-CP
26
Trang 30+ Như dẫn chiếu ở trên, nguồn vốn đầu tư từ phía Nhà nước được quản lý, sử dụng,thanh toán theo quy định về quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu
tư công, nên về mặt nguyên tắc, việc hạch toán phải được thực hiện một cách độc lập và táchbiệt với vốn của nhà đầu tư Tuy nhiên, trên thực tế tại các dự án BOT, có rất nhiều hạng mục
và khoản thanh toán không tách bạch, xác định ranh giới theo tiêu chí nguồn vốn nên dẫn tới
VIỆC cơ quan kiểm toán, thanh tra nhà nước xác định toàn bộ gói thầu, hạng mục có sử dụng
(kế cả chỉ một phần nhỏ) theo quy định về vốn dau tư công
Bên cạnh đó, khoản 13, Điều 4, Luật Đầu tư công 2019 quy định Dự án đầu tư công là
dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần von đầu tư công dẫn đến việc cơ quan Nhà nước có thấmquyền mặc nhiên coi dự án BOT là dự án đầu tư công và áp đặt quyền quản lý, giám sát như một
dự án đầu tư công, tước đoạt quyền chủ động của nhà đầu tư Tác giả bài viết đã có một số dịp
trao đôi với các doanh nghiệp đang thực hiện dự án BOT tại Việt nam và nhận thấy rằng, nhàđầu tư rất muốn có quyền chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thi công chỉ tiết, phân bổ vốn
và chi phí một cách linh hoạt, thậm chí thay đổi phương án công nghệ dé tiết kiệm chi phí hoặcnâng cao chất lượng công trình nhưng không thé làm được mà buộc phải rap khuôn tuân theonhững gi đã quy định trong hồ sơ mời thầu Mặc dù Nha dau tư có quyền đề xuất điều chỉnh,nhưng khả năng được chấp nhận hay không và hệ quả từ việc điều chỉnh tạo nên những trợngại vô cùng lớn vì sự phụ thuộc vào cơ quan Nhà nước có thâm quyên; cũng như chịu chiphối bởi nguyên tắc không chính thức “chỉ có điều chỉnh giảm quyền lợi của Nhà đầu tư chứkhông làm tăng lên”.
- Vốn Nhà nước được giải ngân được lập trong phương án tài chính phù hợp căn cứ khốilượng hoàn thành của hạng mục có sử dụng vốn đầu tư công (đã được cơ quan ký kết hợp đồng
dự án PPP xác nhận hoàn thành), tỷ lệ các nguồn von, gia tri, tiễn độ, điều kiện được quy định tại
hợp đồng dự án PPP, phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, hằng năm được cấp cótham quyền phê duyệt
Trên thực tiễn thực hiện các hợp đồng BOT hiện nay, Nhà nước thường xuyên vi phạmquy định hợp đồng, chậm giải ngân phần vốn Nhà nước làm phá vỡ các phương án tài chínhcủa dự án “Đơn cử, tại dự án ham đường bộ qua Đèo Cả, ông Phan Văn Thắng, Phó Chủtịch Hội đồng quan trị Tap đoàn Đèo Cả - đại điện nha đâu tu dự án cho biết, phần vốn ngánsách Nhà nước tham gia vào dự án gan 5.050 tỷ dong, tuy nhiên, đến nay mới giải ngân 3.868
ty dong, còn 1.180 tỷ đồng chưa được bố trí như cam kết, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đếnhiệu quả sử dụng vốn, phát sinh lãi vay tín dụng, ảnh hưởng đến phương án tài chỉnh tổng thểcủa dự án”Š,
- Đối với những hạng mục công trình có sự tham gia của vôn Nha nước Tach mà đượctách thành tiêu dự án trong dự án BOT, thì cơ quan ký kết hợp đồng và doanh nghiệp dự án thực
'3 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/tao-co-che-go-vuong-cho-cac-du-an-ppp-giao-thong-616045/ (Hội thảo diễn ra
ngày 08/09/2021)
27
Trang 31hiện quyết toán vốn dau tư công trong dự án theo quy định của pháp luật như đối với dự án đầu
tư công'* Đối với dự án BOT có phần vốn Nhà nước được bố trí vào hạng mục cụ thể theo ty lệ
và giá trị, tiễn độ và điều kiện quy định tại hợp đồng, thì cơ quan ký kết hợp đồng tổng hợp giátrị đã giải ngân cho doanh nghiệp dự án được kiểm toán độc lập kiểm toán, làm cơ sở để quyếttoán vốn đầu tư công trong dự án; và vốn đầu tư công trong dự án được quyết toán không vượtquá mức vốn nha nước được xác định tại hợp đồng 'Š
Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi với các doanh nghiệp, tac giả cũng nhận thay một
số van đề bat cập liên quan đến việc kiểm toán, quyết toán:
+ Phần vốn Nhà nước được cơ quan lập đề xuất dự án tính toán, đưa vào báo cáo nghiêncứu tiền khả thi và báo cáo khả thi của dự án BOT va được co quan có thẩm quyên thông qua.Ban thân nhà đầu tư khi tham gia dau thầu, cũng tin tưởng vào phương án tài chính và thựchiện các phép tính của mình trên giả định răng, vốn nhà đầu tư đầu tư vào dự án là không thayđổi Do đó, trong quá trình kiểm toán, quyết toán, cơ quan Nhà nước thay đổi phần vốn Nhanước theo hướng giảm xuống, khiến phương án tài chính của dự án không còn đúng với banđầu nên nhà đầu tư bị thiệt hại nặng
Có thé lay dẫn chứng thực tế, theo công bố từ Kiểm toán nha nước “Năm 2017, KTNNkiểm toán 40 dự án BOT và kiến nghị giảm thời gian thu phí tới 120 năm, giảm chỉ phí tàichính thực hiện hơn 1.460 tỷ dong so với phương án tài chính ban đâu ”19
Van đề đặt ra, là phương án tài chính do cơ quan nhà nước có thâm quyền tính toán vàđặt ra trong hồ sơ mời thầu, nên doanh nghiệp mặc nhiên căn cứ vào đó dé lên kế hoạch dựthầu, do đó, nêu phương án tài chính có sai sót thì cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm tự xử
lý mà không nên áp đặt lên vai doanh nghiệp Rõ ràng, đây là sự không minh bạch, không phảnánh đúng quan điểm của nền kinh tế thị trường, làm mắt sự hấp dẫn của dự án đối với các nhàđầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài
+ Tác giả cho răng, khi xây dựng phương án tài chính, Nhà nước cần xác định mộtnguyên tac, là phần vốn tham gia của Nhà nước có tính trọn gói và khoán cho nhà dau tư,doanh nghiệp dự án tham gia dau thầu Điều này có khả năng kích thích và khuyến khích nhàđầu tư tìm các giải pháp công nghệ và biện pháp thi công hợp ly dé tiết kiệm chi phí, nâng caohiệu quả đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng công trình Tuy nhiên, với cơ chế hiện nay, nhàđầu tư luôn cố gắng tim cách “điều chỉnh cơ thé cho vừa áo Nhà nước” nên mat quyền chủđộng và lãng phí rất lớn
2.1.2 Vốn góp của nhà dau tư
Nhà đầu tư là nhân vật trung tâm cua Dự an BOT, chịu trách nhiệm xây dựng, kinhdoanh, vận hành và khai thác công trình BƠT và góp vốn thực hiện dự án BOT Tuy nhiên,
!4 Điểm a, khoản 1, Điều 60, Luật PPP
!5 Điểm b, khoản 1, Điều 60, Luật PPP
16
http://www.baokiemtoannhanuoc.vn/chuyen-dong-kiem-toan/ket-qua-kiem-toan-cac-du-an-bot-ban-linh-va-hieu-qua-hoat-dong-cua-ktnn-138991
28
Trang 32thực chat thì nhà đầu tư không phải là đơn vị có đóng góp lớn nhất về nguồn vốn dé xây dựngcông trình BOT mà là Nhà nước.
Vốn góp của nhà đầu tư bao gồm vốn chu sở hữu và vốn vay từ các tổ chức tín dụnghoặc vốn huy động từ các nguồn khác
a) Vốn chủ sở hữu
- Theo quy định tại Điều 77, Luật PPP thì “Nhà dau tư phải góp vốn chủ sở hữu tốithiểu là 15% tong mức dau tư dự án không bao gom vốn nhà nước ”, và “Nha dau tư phải gópvốn chủ sở hữu theo tiễn độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án PPP”
- Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án BOT là von chủ sở hữu củapháp nhân độc lập hoặc liên danh các pháp nhân độc lập thực tế góp vốn theo điều lệ của doanhnghiệp dự án BOT và phù hợp với quy định tại hợp đồng BOT'” Theo quy định tại khoản 2,Điều 41, Luật PPP, thì trong trường hợp Liên danh “nha dau tur đứng dau liên danh phải có tỷ
lệ góp vốn chủ sở hữu tôi thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ
sở hitu toi thiểu là 15%”
Một bat cập phát sinh trên thực tiễn, là trong trường hợp một trong số các thành viênLiên danh gặp khó khăn và không thể bố trí đủ nguồn vốn thì các bên bị rơi vào tình trạng bếtắc Các bên Liên danh mong muốn tiếp nhận một nhà đầu tư khác thay thế cho thành viênkhông đủ năng lực nhưng bị vướng quy định tại Điều 54, Luật PPP, theo đó “J Trường hợpdoanh nghiệp dự án PPP do nhà dau tư liên danh thành lập, các thành viên có quyền chuyểnnhượng cô phan, phan von góp cho nhau nhưng phải bảo đảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu toi thiểucủa từng thành viên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điêu 41 của Luật này
2 Nhà dau tư có quyên chuyển nhượng cô phan, phan vốn góp cho nhà dau tư khácsau khi hoàn thành xây dựng công trình đối với dự án có cấu phan xây dựng hoặc sau khichuyển sang giai đoạn vận hành đối với dự án không có cấu phan xây dung”
Qua trao đổi giữa tác giả với các doanh nghiệp thực hiện dự án BOT, thì quy định nàykhông cần thiết và vô tình cản trở các nhà đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình BOTbởi việc một trong số các thành viên gặp khó khăn nên không thể tiếp tục thực hiện góp vốn
là rất phổ biến trên thực tế Trao đổi với tác giả, một cán bộ cao cấp trong Cơ quan nhà nước
có thâm quyền cho rằng, quy định này là cần thiết dé tránh trường hợp các nhà dau tư lách luậtbán dự án, bán gói thầu Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, Nhà nước nên tập trung vàoquan lý tiến độ và chất lượng công trình BOT bằng các biện pháp giám sát, thay thé nhà thầu,nhà đầu tư theo thực tế hơn là các điều kiện ràng buộc nhà đầu tư theo một cách thức khôngkiêm chứng được
Cần xem xét van đề này trong bối cảnh thực tiễn là các dự án BOT tại Việt Nam thườngxuyên bị kéo đài, với thời gian kê từ khi tô chức dau thầu đến khi đưa công trình vào sử dụng
1 Khoản 1, Điều 5, ND 28/2021/NĐ-CP
29
Trang 33bị kéo dai trong nhiều năm; và với thời gian đó, khó có khả năng dé yêu cầu tat cả các thànhviên Liên danh duy trì được năng lực và điều kiện kinh tế như tại thời điểm tham gia đấu thầu.
Theo quy định và thực tiễn hiện hành, phần vốn góp và tiễn độ giải ngân vốn được quyđịnh tại Phuong án tài chính kèm theo Hợp đồng BOT Điều 4, ND 28/2021/NĐ-CP quy địnhphương án tài chính phải quy định rõ tông số vốn và tiến độ giải ngân đối với cả phần vốn Nhanước, vốn chủ sở hữu và vốn huy động
b) Vốn huy động
- Vốn huy động được coi là một thành phan cau thành vốn góp của nhà dau tư Tuynhiên, khi xem xét trên thực tế, tác giả nhận thấy điều này không thực sự chính xác một cáchhoản toản.
+ Về mặt chủ thê, bên ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại là Doanh nghiệp
dự án và các nhà dau tư, nên phần vốn vay đó không hoàn toàn là do nhà dau tư vay và chịutrách nhiệm.
+ Với quy định rằng, chủ đầu tư dự án BOT là doanh nghiệp dự án, thì đơn vị chịutrách nhiệm chính về món nợ sẽ là doanh nghiệp dự án và khi doanh nghiệp dự án không thểthực hiện việc hoàn trả khoản vay thì ngân hàng có quyên tiếp nhận lại quyền kinh doanh côngtrình BOT chứ không phải là buộc các nhà đầu tư trả nợ thay
+ Thực tiễn tham gia tư van, tác giả nhận thay mỗi ngân hàng thương mai sẽ có nhữngyêu cầu và quy định riêng dé đưa vào hợp đồng tin dụng Tuy nhiên, điểm chung nhất là tàisản bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn trả vốn vay là quyền kinh doanh và khai thác công trình BOT
Lưu ý rằng, trước Luật PPP, ND 63/2018/NĐ-CP có quy định về “Quyên tiếp nhận củabên cho vay”, tạo cơ sở pháp lý khá vững chắc cho các tổ chức tín dụng xem xét, cấp vốn cho
dự án BOT; trong đó có quy định về việc ký thỏa thuận ba bên giữa nhà đầu tư, cơ quan Nhànước có thâm quyên và tô chức tín dụng Tuy nhiên, Luật PPP hiện hành đã bỏ quy định này
mà chỉ còn quy định chung là “Trong quá trình thực hiện hợp dong dự án PPP, quyên của bêncho vay thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hop đông cấp tín dụng, hop dong dự ánPPP và quy định của pháp luật có liên quan”'Š, dan đến sự quan ngại của một số tô chức tíndụng, bởi họ không có sự đảm bảo từ và ràng buộc với cơ quan Nhà nước có thầm quyền déđảm bao tổ chức tin dụng là don vị có quyền cao nhất (thậm chi là duy nhất) trong việc tiếpnhận quyền kinh doanh, khai thác công trình BOT khi doanh nghiệp dự án và nhà đầu tu viphạm nghĩa vụ hoàn trả khoản vay theo hợp đồng tín dụng
- Mặc dù mỗi dự án sẽ có mỗi tỷ lệ nguồn vốn khác nhau, nhưng căn cứ vào quy địnhpháp luật hiện hành và thực tiến, thì cơ cầu nguồn vốn trong dự án BOT sẽ là:
Trang 34Với các phân tích tại mục b) này và từ cơ cấu nguồn vốn vừa nêu, có thé thấy nhà đầu
tư chỉ phải góp vốn và giới hạn trách nhiệm nhiệm về các khoản nợ và tài sản trong giới hạn
=>15% Điều này có thé thay, là vai trò của Nha nước và tổ chức tín dụng trong việc bồ tri
nguồn von là rất lớn, và vai trò thực sự của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án là đơn vi điều phối
quá trình đầu tư và kinh doanh, vận hành dự án BOT
- Theo quy định tại Khoản 2, Điều 76, Luật PPP thì “Trong thời hạn 12 tháng kể từngày ký kết hợp đông, nha dau tư, doanh nghiệp dự án PPP phải hoàn thành thu xếp tài chính;đối với dự án thuộc thẩm quyên quyết định chủ trương dau tư của Quốc hội hoặc Thủ tướngChính phủ thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 18 thang”, nhưng phat sinh batcập trên thực tế bởi một số ly do như sau:
+ Quy định không mô tả rõ thế nào là hoàn thành thu xếp tài chính, tức là đã có hợpđồng ký kết với tín dụng về việc cấp vốn hay đã thực tế giải ngân Trong trường hợp hiểu
“hoàn thành thành xép tài chính” với ý nghĩa là đã giải ngân trên thực tế thi Nhà dau tư, doanhnghiệp dự án không thé đảm bảo tuân thủ, bởi tổ chức tín dụng chỉ giải ngân theo tiến độ phù
hợp với tiến độ giải ngân của vốn chủ sở hữu, vốn nhà nước, và thời gian hoàn thành giải ngân
tong vốn vay sẽ kéo dài gần bang thời gian thi công, xây dung công trình BOT
+ Đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có ý định thực hiện quyền phát hành tráiphiếu dé huy động vốn, thì thời gian 12 tháng kế ngày ký kết hợp đồng là không thé khả thibởi đơn vị phát hành không đủ thời gian cần thiết dé chuẩn bị
c) Nguôn vốn hợp pháp khác
- Trong số các “nguôn vốn hợp pháp khác” được quy định tại Điều 76, Luật PPP, thìchỉ có nguồn vốn từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp PPP là được đề cập cụ thể, vànhững nguồn khác không thực sự rõ Việc không quy định rõ khả năng huy động nguồn vốnhợp pháp khác (bên cạnh vốn từ phát hành trái phiếu) sẽ dẫn đến 2 cách hiểu bao gồm:
+ Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không được huy động nguồn vốn hợp tác khác (ngoàivốn huy động từ phát hành trái phiếu) vì không có cơ sở pháp lý; hoặc
+ Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền huy động nguồn vốn từ bat kỳ nguồn
nào theo quy định của pháp luật dân sự và quy định pháp luật khác.
Trên thực tiễn đàm phán hợp đồng, tác giả đã phải tranh luận rất nhiều với đại diện cơquan Nhà nước có thâm quyền và thành viên tô đàm phán về quyền huy động vốn của doanhnghiệp Trong kết luận tại các cuộc đàm phán hợp đồng BOT, các bên không thống nhất được
quy định về huy động vốn từ nguồn khác, bởi cơ quan Nhà nước căn cứ vào phương án tài
chính đã ấn định trước đó dé từ chối Trong phương án tài chính của các dự án BOT mà tácgiả đã tiếp cận trong 05 năm lại đây, không có dự án nào đưa ra phương án thu xếp tài chínhnguồn vốn khác ngoài nguồn vốn Nhà nước, vốn chủ sở hữu và vốn vay
- Điều 78, Luật PPP quy định “Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành, mua lại tráiphiếu riêng lẻ do mình đã phát hành theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp,chứng khoán để huy động vốn thực hiện dự án PPP; không được phát hành trải phiếu chuyển
3l
Trang 35đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm chứng quyên riêng lẻ”, và đây được coi là sự tiễn bộ rất lớn sovới các văn bản trước đó, bởi mở ra cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cơ hội rat lớn dé tiếpcận và thu hút nguồn vốn khác ngoài vốn chủ sở hữu và vốn vay từ tổ chức tín dụng Quanghiên cứu các nội dung liên quan đến quyền phát hành trái phiếu, tác giả nhận thấy có một
số nội dung cần lưu ý sau:
+ Theo quy định về điều kiện về phát hành trái phiếu quy định tại ND
163/2018/ND-CP (sửa đôi bởi ND 81/2020/N D-163/2018/ND-CP), thì đơn vi phát hành phải đã thành lập và hoạt động itnhất 01 năm trước thời điểm phát hành Tuy nhiên, như dẫn chiếu trên đây, việc yêu cầu thờihạn 12 tháng (hoặc 18 tháng) dé hoàn thành thu xếp tài chính là vượt quá khả năng đáp ứngcủa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án Tác giả cho rằng, quy định về điều kiện 12 tháng như đãdẫn chiếu là không thực sự cần thiết và quá khó khăn dẫn đến bất khả thi
+ Việc quy định doanh nghiệp dự án phát hành trái phiếu cũng tồn tại những khó khăntrên thực tế liên quan đến khả năng phát hành Doanh nghiệp dự án mới thành lập nên rất khó
để thuyết phục thị trường và nhà đầu tư trái phiếu về độ tín nhiệm, sự tin cậy và năng lực kinh
doanh sinh lời Trong khi đó, quyền kinh doanh, vận hành công trình BOT đã bị thế chấp cho
tổ chức tín dụng nên không có tài sản bảo đảm cho trái phiếu Việc phát hành trái phiếu không
có tài sản bảo đảm rất khó khả thi đối với một doanh nghiệp mới thành lập
+ Thực tiễn tác giả chứng kiến trong 05 qua tại Việt Nam, không có doanh nghiệp dự
án nào thành công trong việc huy động vốn từ nguồn phát hành trái phiếu
- Qua trao đôi với nhiều nhà đầu tư dự án BOT, các doanh nghiệp đều đặt ra khả năngdoanh nghiệp dự án BOT có thé huy động vốn từ nguồn vay từ doanh nghiệp, cá nhân khác,thậm chi vay từ chính nhà đầu tư hoặc phát hành cô phan riêng lẻ, tăng vốn điều lệ của doanhnghiệp dự án dé bó trí nguồn vốn thực hiện dự án BOT Tuy nhiên, cả về mặt pháp ly và thựctiễn hiện tay, nhu cầu như vậy đều chưa thể triển khai được
- Tham khảo kinh nghiệm một SỐ Quốc Gia như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ cho thấy, các doanh nghiệp dự án còn có thể thực hiện hoạt động chứng khoán hóa quyền
kinh doanh, khai thác công trình BOT dé phát hành chứng khoán nhằm thu hút nguồn von từthị trường chứng khoán để đầu tư, xây dựng công trình BOT Tuy nhiên, chứng khoán hóa lànghiệp vụ phức tạp và chưa có cơ chế pháp ly, chưa có tiền lệ triển khai tại Việt Nam nóichung nên trong lĩnh vực dau tư theo phương thức đối tác công tư, cũng chưa xuất hiện
2.2 Lợi nhuận trên vẫn chủ sở hữu của nhà dau tw
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là khoản lợi ích mà nhà đầu tư kỳ vọng thu về từ quátrình đầu tư xây dựng, vận hành công trình đường giao thông khi tham gia các dự án BOT tạiViệt Nam Khác với cơ chế kinh doanh theo cơ chế thị trường bình thường của doanh nghiệp
là “lời ăn lỗ chịu”, thì trong dự án BOT, Nhà nước cho phép ấn định một mức lợi nhuận trênvon chủ sở hữu mà nhà đầu tư có khả năng đạt được
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định cụ thê trong phương ántài chính do cơ quan Nhà nước có thâm quyền lập khi thiết kế báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
32
Trang 36Hiện tại, không có một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào ấn định mực lợi nhuận trên vốnchủ sở hữu của nhà đầu tư Với giả định răng, tất cả những tính toán về chi phí, doanh thu củaphương án tài chính là đúng dan và chính xác, nhà đầu tư sẽ nhìn nhận và tự đánh giá mức lợinhuận trên vốn chủ sở hữu có đủ hấp dẫn dé tham gia hay không khi tham gia dự thầu.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các doanh nghiệp thực hiện dự án BOT mà tác giả đã có dipthảo luận, thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đưa ra trong phương án tài chínhchưa thực sự đảm bảo độ tin cậy, bởi chi phí thi công xây dựng dự án có thể tính toán và xácđịnh được một cách tương đối chính xác, thì nguồn vốn Nhà nước (chiếm tỷ trọng tới gần50%) lại không đảm bảo tính chắc chắn, vì có thé bị kiêm toán cắt bớt Rõ ràng đây là một rủi
ro rất lớn khiến nhiều nhà đầu tư tư nhân chùn bước Ý kiến này cần đặt trong bối cảnh hệthống pháp luật Việt Nam về đầu tư công và đầu tư theo đối tác công tư không có sự tách bạchvới nhau dẫn đến việc kiểm toán, quyết toán dự án chủ yếu thực hiện theo quy định về quyếttoán đối với dự án đầu tư công
2.3 Cơ chế bảo đảm rủi ro
2.3.1 Rui ro với nhà dau tư tư nhân
- Dự án đầu tư hạ tầng có chu kỳ kinh doanh rất dai, lại đòi hỏi nguồn von đầu tư lớn,nên những rủi ro xảy ra trong quá trình đầu tư, xây dựng va vận hành là hoàn toàn dễ hiểu.Mặc dù, băng kinh nghiệm có thể liệt kê ra được một số dạng rủi ro nhất định có khả năng xảy
ra đôi với nhà đầu tư, nhưng lại không thể xác định tính chắc chắn xảy ra và mức độ của nó dé
dua ra cac giai phap khắc phục và hạn chế thiệt hại Đối mặt với các rủi ro, nhà đầu tư có thể
trở nên ngần ngại và thiếu mạn dạn khi tham gia vào thị trường hạ tầng giao thông nếu thiếucác biện pháp hỗ trợ cần thiết từ phía Chính phủ
- Các rủi ro đối với nhà đầu tư trong một dự án BOT có thể nhận thấy và thường gặp,
là rủi ro về mặt ngoại tỆ (thiếu ngoại tỆ dé mua thiết bị hoặc biến động quá lớn về tỉ giá hốiđoái); rủi ro về nhu cầu tiêu dung và 6n định của doanh thu (nhu cầu của thị trường thay đôi
dẫn tới doanh thu vận hành công trình BOT không đạt như tính toán ban đầu); rủi ro về mặt
pháp luật và chính sách; rủi ro về cham dứt hợp đồng BOT trước thời hạn; rủi ro về bàn giaomặt băng chậm; rủi ro về thay đôi kế hoach Tương ứng với mỗi loại rủi ro như vậy, cần cónhững giải pháp khác nhau từ phía Nhà đầu tư và đặc biệt là từ phía Chính phủ để đảm bảocông trình BOT không bị ảnh hưởng, đảm bảo dịch vụ công vẫn tiếp tục được cung cấp chodân chúng trong mọi trường hop.
Sự tích cực và mạnh dạn của nhà đầu tư, số lượng các nhà đầu tư tư nhân, cũng như chất
lượng của nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường đầu tư hạ tầng phụ thuộc rất nhiều vào khảnăng cung cấp sự bảo đảm từ Chính phủ “Các Chính phủ có thể khuyến khích sự tham gia củakhối tu nhân vào các Dự án PPP bằng cách giảm bớt các rủi ro thông qua biện pháp hỗ trợChính phủ như bảo đảm Bảo đảm Chính phủ là nghĩa vụ bảo đảm có giá trị cao nhất theo thỏa
thuận băng văn bản ràng buộc hoặc tiêm ân sự ràng buộc nhăm đáp ứng những nghĩa vụ nhát
33
Trang 37định trong bản hợp dong, hoặc dé bảo vệ bên thu hưởng bảo đảm trước những rủi ro xác địnhnếu một số điều kiện cụ thể xảy ra ”1°.
- Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay tại Việt Namkhông cho thấy được răng, các Nhà dau tư có thé được Chính phủ hỗ trợ và cung cấp các baodam cần thiết dé đương đầu với các rủi ro như liệt kê ở trên đây; ngoại trừ giải pháp về chia séphan tăng, giảm doanh thu như nêu tại điểm b) dưới đây Thiếu sót rất lớn của Luật PPP hiệnhành là không cung cấp được một hệ thống các giải pháp chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhàđầu tư tư nhân thực sự có hiệu quả, đa dạng; cũng như không tạo ra được cơ chế cần thiết dé cóthê huy động được nhà đầu tư nước ngoài tham gia
Theo quan điểm của tác giả, chính vì thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết từ Chính phủ mà thịtrường đầu tư hạ tầng giao thông ở Việt Nam còn rất thiếu nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư
nước ngoài, nhiều dự án đầu tư đường cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc - Nam được hạch định
là đầu tư theo phương thức đối tác công tư nhưng quá trình đấu thầu không chọn được nhà đầutư? nên phải chuyên sang dau tư công
2.3.2 Chia sẻ phan tăng, giảm doanh thu
Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu được quy định tại Điều 82, Luật PPP là một
cơ chế tài chính nhằm đảm bảo tính chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 82, Luật PPP thì “Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà dau tư, doanhnghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phân chênh lệch giữa doanh thu thực té và mức125% doanh thu trong phương án tài chính”; và quy định tại khoản 2, Điều 82, Luật PPP thì
“Khi doanh thu thực tế đạt thấp hon 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tai hợpdong dự án PPP, Nhà nước chia sẻ với nhà dau tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phan chênhlệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực té”
Lưu ý rằng, cũng theo quy định tại Điều 82, thì việc chia sẻ phần giảm doanh thu đốivới dự án BOT chỉ được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện gồm: (i) Quy hoạch, chính sách,pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu; (ii) Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp
điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo
quy định tại các điều 50, 51 và 65 của Luật PPP nhưng chưa bảo đảm mức doanh thu tối thiểu
là 75%; (iii) Đã được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu Theođánh giá của các nhà đầu tư thì những quy định này “rất bất công” và làm nản lỏng các nhàđầu tư, bởi điều kiện quá khó khăn và loại trừ nhiều rủi ro kinh doanh trên thực tế, như số lưulượng xe tham gia trên đường cao tốc không đạt như mức tính toán tại phương án tài chínhhoặc các trường hợp bất khả kháng dẫn tới việc công trình BOT phải tạm dừng hoạt động
'9 Báo cáo “Bảo đảm Chính phủ cho việc huy động vốn dau tư tư nhân trong hạ tang” do Ngân hàng thế giới phat
hành năm 2019
20 https://baodauthau.vn/huy-4-goi-thau-tu-van-giam-sat-xay-dung-cao-toc-bac-nam-post98222.html
34
Trang 38Nhà đầu tư chưa được đặt đúng vị trị bình đắng và công bằng với cơ quan Nhà nước cóthâm quyên trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng BOT nên cơ chế tài chínhvan còn mang nặng các yêu t6 bị áp đặt theo quyết định đơn phương từ phía Nhà nước vốn tồntại nhiều bất cập như đã nêu trên đây Điều này sẽ dẫn tới hệ lụy lớn, làm thay đổi bản chấtcủa phương thức đối tác công tư, giảm sự hấp dẫn của dự án đối với các nhà đầu tư, mâu thuẫnvới nhu cầu của Nhà nước trong việc kêu gọi và mong muốn sự tham gia của các nhà đầu tưvào đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế Lẽ dĩ nhiên là nhà đầu tư quyền lựachọn tham gia dau thầu hoặc không tham gia dau thầu thực hiện dự án, và đây là nguyên nhân
lý giải tại sao rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư có năng lực khác không thê tham gia
vào thị trường dự án BOT ở Việt Nam trong thời gian qua Vi dụ: Sáng 6-10, tin từ Bộ Giao
thông vận tải cho biết trong ngày 2 và 5-10, đã mở thầu 5 dự án thành phần đường cao tốc Bắc
- Nam theo phương thức PPP nhưng 2 dự án không có nhà đầu tư dự thầu”!
Tác giả cho rang, Chính phủ nên có những cơ chế thông thoáng va cởi mở hơn dé nhà
đầu tư được đối xử bình đẳng và có cơ hội kinh doanh tốt khi tham gia vào đầu tư và kết cấu
hạ tầng của nền kinh tế Suy cho cùng, một đồng vốn của Nhà nước bỏ ra có thé kích thíchđược nhiều hơn một đồng vốn của nhà đầu tư mà kết quả cuối cùng là cả nền kinh tế và xã hộihưởng lợi nên nhiệm vụ của Nhà nước cũng từ đó mà thực hiện một cách tốt nhất
- Bản chất của cơ chế chia sẻ giảm doanh thu là một biện pháp đảm bảo doanh thu tốithiểu từ phía Nhà nước nhằm xây dựng độ tin cậy cho dự án BOT, nhằm hấp dẫn nhà đầu tư
tư nhân Tác giả cho răng, dự án PPP nói chung và dự án BOT nói riêng là để tạo lập côngtrình hạ tầng công cộng, phục vụ xã hội và việc xây dựng này thuộc về chức năng và nhiệm
vụ của Nhà nước và sau khi hết thời hạn dự án, sẽ trả quyền sở hữu về cho Nhà nước; nên khithiết kế cơ chế pháp lý đề thu hút nguồn vốn tư nhân, Nhà nước cần có trách nhiệm, nghĩa vụ
đảm bảo tính kha thi tài chính của dự án thông qua các biện pháp chia sẻ rủi ro, thậm chí gánh
đỡ rủi ro cho nhà đầu tư Cần có thái độ dứt khoát và rõ ràng về lý do và thật sự đẳng sau việcNhà nước tham gia đầu vốn vào các dự án BOT, đó là dé dẫn dụ Nha đầu tư tư nhân tham giavào hoạt động kiến tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, giảm bớt gánh nặng đè lên ngân sáchNhà nước Rõ ràng là một đồng von của Nhà nước bỏ ra hiện tại sẽ có giá trị lớn hơn cùng mộtđồng vốn đó nếu chỉ ra trong tương lai và đây sẽ là khoản lợi lớn nhất mà Nhà nước hướngtới, và nhà đầu tư tư nhân đang là lực lượng hỗ trợ Nhà nước đạt được lợi ích đó Nhà nướccần nhìn nhận vào bản chất tài chính này có hoạt động tài trợ cho dự án BOT dé có một cáchnhìn khác hơn về sự tham dự của nhà đầu tư tư nhân và mạnh dạn đưa ra những quy định và
cơ chế rộng rãi nhằm kêu gọi và khuyến khích nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng
hạ tang giao thông nói riêng và cơ sở hạ tang cho nền kinh tế nói chung Tài sản bao đảm chonguồn vốn của Nhà nước chính là công trình BOT mà nhà đầu tư đã hoàn thành xây dựng và
2 1https://tuoitre.vn/hai-du-an-ppp-duong-cao-toc-bac-nam-khong-co-nha-dau-tu-du-thau-20201006084645426.htm
35
Trang 39đưa vào sử dung, và công trình đó sẽ không có khả năng bị tước đoạt hoặc chiếm hữu bởi nhađầu tư, cũng như có khả năng đưa vào vận hành, sử dụng dé mang lai lợi ich cho nén kinh té.
- Trong thời gian tác giả tham gia tư van cho các nhà đầu tư (trước tháng 5/2021), ND28/2021/NĐ-CP chưa ra đời, nên mặc dù đã có quy định về chia sẻ rủi ro và chỉ trả phần giảmdoanh thu tại Luật PPP nhưng cơ quan Nhà nước có thâm quyền không chấp nhận đưa quyđịnh về chi trả phần giảm doanh thu vào hợp đồng BOT do không có van bản hướng dẫn cụthé Theo quy định tại Điều khoản chuyền tiếp của ND 28/2021/NĐ-CP thì “Đối với các hợpdong dự an PPP đã ký trước ngày ND này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theohợp dong dự án PPP”, nên những hợp đồng BOT đã ký kết trước thời điểm ND nay có hiệulực không được áp dụng quy định mới này mà phải áp dụng theo quy định của Hợp đồng BOT
đã ký kết, dẫn tới rất nhiều thiệt thòi và bất lợi cho nhà đầu tư và dự án BOT
3 Kết luận và khuyến nghị
Với những dẫn chiếu và phân tích trên đây, tác giả cho răng:
- Phần vốn của Nhà nước trong cấu trúc tài chính của một dự án BOT còn cao, dẫn đến
vốn Nhà nước bị tập trung quá nhiều vào một số dự án, làm mắt cơ hội tài trợ cho các dự án
khác Do đó, cần có những quy định và điều chỉnh cần thiết để làm giảm tỷ lệ vốn Nhà nước
trong các dự án BOT trong tương lai.
- Với các quy định hiện hành, cấu trúc nguồn vốn tài trợ cho các dự án BOT trong lĩnhvực giao thông phụ thuộc quá nhiều vào vốn Nhà nước, vốn chủ sở hữu (vốn góp của Nhà đầutư) và vốn vay từ tổ chức tin dụng: chưa thực sự cởi mở và thông thoáng dé có thé thu hút cácnguồn vốn khác, như vốn từ phát hành trái phiếu, vốn hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư dự
án và nhà đầu tư nhỏ lẻ khác
Do đó, Chính phủ cần thiết kế một hệ thống quy định đầy đủ và rõ ràng, chỉ tiết hơnnữa để đảm bảo khả năng huy động vốn của Nhà đầu tư nhăm phục vụ cho dự án BOT Đềthực hiện điều này, cần có sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường vốn nói chung, tạomỗi liên kết rõ ràng và chắc chan hơn giữa thị trường đầu tư cơ sở hạ tang và thị trường chứngkhoán dé có thé đảm bảo tính linh hoạt, thanh khoản cao trong việc huy động vốn, sử dụngvốn
- Thông qua phân tích cau trúc vốn, có thể nhận thay Nha dau tu, doanh nghiệp BOTđóng vai trò như là một đầu mối, người chịu trách nhiệm thay nha nước điều phối quá trìnhthu xếp vốn, sử dụng vốn, xây dựng và vận hành công trình BOT, hơn là một nhà đầu tư Tácgiả cho răng, đây là một xu thế đúng và Chính phủ Việt nam cần có sự định hướng xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật dé đặt nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT vào đúng vị thế
của nó như vậy.
Tuy nhiên, để có thực hiện được điều này, nhất thiết phải tạo được mối liên kết chặtchẽ, liên thông giữa thị trường đầu tư cơ sở hạ tầng và thị trường vốn như đề cập trên đây
- Pháp luật hiện hành đang đưa ra các biện pháp chia sẻ rủi ro khá nghèo nàn và thiếu
cụ thé, làm mất tinh hấp dan của thị trường dau tư ha tang giao thông đối với các nhà đầu tư
36
Trang 40Với lập luận rằng, nếu Chính phủ trực tiếp đầu tư, thì vẫn có thể đương đầu với các rủi ro vàNhà nước phải tự bỏ vốn ngân sách dé khắc phục; thì nếu nhà dau tư tư nhân làm mà chịu rủi
ro, Nhà nước hoàn toàn có thể sử dụng một phần vốn ngân sách hoặc vị thế đặc biệt của Nhànước dé hỗ trợ; tác giả cho rằng, Chính phủ cần mạnh dan hơn nữa trong việc đưa ra các giảipháp cụ thé và mạnh mẽ nhằm chia sẻ và giúp nha đầu tư tư nhân tránh các rủi ro trong quátrình đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác, kinh doanh công trình BOT
- Hệ thống pháp luật hiện hành đang hướng tới mục tiêu chống tiêu cực từ nhà đầu tư,doanh nghiệp dự án một cách quá mức nên dẫn tới việc đánh mat sự hấp dẫn của các dự ánBOT, từ đó làm mat động lực tham gia của khối nhà đầu tư tư nhân Việt Nam và nước ngoàitrong việc đầu tư xây dựng và vận hành đường giao thông tại Việt Nam
Do vậy, để có thé tạo ra sự hấp dẫn và chắc chắn hơn cho thị trường đầu tư cơ sở hạtầng theo hình thức đối tác công tư, Nhà nước Việt Nam cần thiết kế hệ thống pháp luật vềgiám sát, phòng chống tiêu cực một cách khoa học hơn, minh bạch hơn; thay vì đưa ra các quyđịnh bóp nghẹt môi trường đầu tư như hiện nay
- Như phân tích trên đây, phương án tài chính là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ dự
án BOT, va do cơ quan Nhà nước có thâm quyên lập Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại dayrủi ro và trách nhiệm về phía nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi phát sinh các biến cỗ từphương án tài chính Rõ ràng rằng, điều này là một sự bắt cập, thiếu hợp lý và thiếu công bằngcần thiết Do vậy Chính phủ cần có những nghiên cứu và thiết kế lại, theo hướng nhà đầu tưđược loại trừ khỏi những rủi ro từ phương án tài chính và cơ sở sở pháp lý để mặc định về sựđúng đắn và chính xác của số liệu đưa ra trong phương án tài chính /
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012, Hội nghị lan thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XI) Vé xây dựng hệ thong kết cấu hạ tang đông bộ nhằm dua nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
2, Báo cáo “Một số quan điểm của khu vực tư nhân về quan hệ đối tác công tư tại Việt
nam”, tháng 4/2020, do VCCI phối hợp với USAID thực hiện
3 Báo cáo cuối cùng “Khảo sát VGF cho các dự an PPP tại Việt Nam” do Jica kết hợp
với Bộ Kế hoạch dau tư thực hiện tháng 9/2017