1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TẬP ĐOÀN APPLE

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Khoa Kinh tế và Phát triển

- -BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG

120K4280031 Hoàng Thái Quốc AnK54A Logistics

320K4280047 Phan Thùy DuyênK54A Logistics 420K4280002 Hồ Ngọc Quốc ĐạtK54A Logistics 520K4280058 Hoàng Xuân HồngK54A Logistics 620K4280113 Đặng Văn Thành Quân K54A Logistics 720K4280024 Bùi Thị Huyền TrangK54A Logistics 820K4280129 Bùi Hoàng Anh ThưK54A Logistics

TP Huế, tháng 12 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

2.2 Lí do chọn đề tài 1

2.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.4 Đối tượng nghiên cứu 2

2.5 Phạm vi nghiên cứu 2

2 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU/CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng 3

2.2 Mục tiêu của chuỗi cung ứng 5

2.3 Tổng quan về tình hình chuỗi cung ứng tại Việt Nam 5

2.4 Tổng quan về Apple 6

2.4.1 Giới thiệu chung về Apple: 6

2.4.1.1 Doanh nghiệp Apple là gì? 6

2.4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Apple: 6

2.4.1.3 Những sản phẩm làm nên thương hiệu của tập đoàn Apple: 7

2.4.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh: 7

3 PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG APPLE 8

3.1 Bản đồ chuỗi cung ứng Apple 8

3.1.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng của Apple 8

3.1.2 Các tác nhân tham gia trên chuỗi cung ứng của Apple 9

3.1.3 Phân tích kinh tế chuỗi cung ứng Apple 15

3.2 Đặc điểm sản phẩm và người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng của Apple 16

3.2.1 Đặc điểm sản phẩm 16

3.2.2 Đặc điểm người tiêu dùng 17

3.3 Phân tích mối quan hệ và cách thức giao dịch giữa các tác nhân chính 17

3.3.1 Mối quan hệ giữa các tác nhân 17

3.3.2 Các cách thức giao dịch 19

3.4 Phân tích chuỗi cung ứng Apple dựa trên mô hình SWOT 21

3.4.1 Strengths – Điểm mạnh của chuỗi cung ứng Apple 21

3.4.2 Weaknesses – Điểm yếu của chuỗi cung ứng Apple 22

3.4.3 Opportunities – Cơ hội của chuỗi cung ứng Apple 23

3.4.4 Threats – Thách thức của chuỗi cung ứng Apple 24

4 KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng mong muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và thu được lợi nhuận lớn nhất Điều này đồng nghĩa với việc mọi doanh nghiệp cần đặt ra cho mình hai mục tiêu cơ bản: nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và giảm tổng chi phí Các nhà quản trị doanh nghiệp cần tính toán: Làm thế nào để đạt được hiệu quả trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng của quá trình phân phối Một trong những lợi thế nhằm phát triển được doanh nghiệp, phát triển một sản phẩm chính là việc phân tích chuỗi cung ứng để tìm ra các giải pháp tối ưu hóa các khoản chi phí vừa tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp lại vừa tăng hiệu quả cho hoạt động của chuỗi cung ứng Những năm gần đây chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất đã chứng tỏ vị thế quan trọng của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế Sự xuất hiện nhiều công ty trong lĩnh vực dịch vụ đã khiến cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt Sự cạnh tranh này được ví như một cuộc cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng Điển hình trong hoạt động hiệu quả của chuỗi cung ứng phải kể đến chính là chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple.

2.2 Lí do chọn đề tài

Công ty Apple, được sáng lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne vào ngày 01.4.1976 Dù trải qua một giai đoạn kém thành công và có thời điểm gần như phá sản vào giữa thập niên 1990, Apple đã được tái thiết với sự quay trở lại của Steve Jobs vào năm 1997 Ngày nay, Apple được xem là một trong những công ty dẫn đầu về đổi mới, thiết kế và phát triển sản phẩm, thương hiệu, marketing và hệ sinh thái phần mềm Thành công của Apple là rõ ràng với doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong nhiều năm qua Tuy vậy, những nhân tố chủ yếu đưa đến thành công này cũng là một đề tài có nhiều tranh luận khác nhau: vị trí tài chính của Apple, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, trình độ xây dựng thương thiệu và marketing, chiến lược bán lẻ với các cửa hàng bán lẻ Apple Store, quyền nắm giữ và kiểm soát cả phần cứng và phần mềm, trình độ quản trị chuỗi cung ứng.Trong các nhân tố trên, nhiều chuyên gia tin rằng, năng lực vượt trội về quản trị chuỗi cung ứng là nhân tố quan trọng hàng đầu

Trang 5

giúp Apple vượt lên nhiều công ty trong ngành để trở thành công ty có giá trị nhất trên thế giới vào năm 2012 và là công ty đầu tiên trên thế giới đạt giá trị 700 tỷ USD (Kopytoff, 2015).

Để có được vị thế trong môi trường cạnh tranh như ngày hôm nay trong nhiều năm liền chắc hẳn Apple phải cố gắng và nỗ lực hết mình để không ngững nâng cao chuỗi cung ứng của họ Vậy Apple đã có chuỗi cung ứng như thế nào để luôn thành công trong thời gian dài

Xuất phát từ những ý tưởng trên, nhóm đã chọn đề tài “Phân tích chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple” làm bài tiểu luận học phần Phân tích chuỗi cung ứng ” nhằm phân tích các hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty Apple, từ đó tìm hiểu về các yếu tố tạo nên một chuỗi cung ứng hiệu quả.

2.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Phân tích chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple

Mục tiêu cụ thể:

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng.

 Phân tích, đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple.

 Đưa ra nhận xét và kết luận hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple

2.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài hướng đến là các nhà cung cấp dữ liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ, tiêu dùng tạo nên một chuỗi cung ứng của công ty Apple.

2.5 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động của các thành viên trong chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple.

Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động của các thành viên trong chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple từ năm 2005 đến 2021.

Trang 6

Về mặt nội dung:

 Nghiên cứu về hệ thống cơ sở lý luận chuỗi cung ứng.

 Nghiên cứu về hoạt động của các thành viên trong chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple.

2 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU/CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng

Hiện nay, để có thể thành công trong môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi, các doanh nghiệp không chỉ cần tập trung vào hoạt động của riêng mình mà còn phải quan tâm đến hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của mình Bởi vì, khi muốn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như thị hiếu thường xuyên thay đổi của khách hàng, doanh nghiệp buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm hoàn thành đến tay người tiêu dùng cuối cùng Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của họ Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải, đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng.

Nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đã đưa ra nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng:

“Chuỗi cung ứng bao gồm các liên kết giữa các tổ chức trong dòng chảy xuôi chiều và ngược chiều của sản phẩm, dịch vụ, tài chính, thông tin từ nguồn ban đầu đến khách hàng cuối cùng” (Robert M Monczka, Robert B Handfield, Lary C Giunipero, James L Patterson, 2009, trang 10).

“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng” (Ganesham, Ran & Terry P Harrison, 1995, trang 6).

Trang 7

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường” (Lambert, Douglas M., James R Stock & Lisa M Ellram, 1999, trang 14).

“Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng” (Nguyễn Kim Anh, 2006, trang 7).

Như vậy có thể thấy, theo các tác giả trên thì chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các vấn đề trực tiếp hay gián tiếp liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tất cả các vấn đề này lại có quan hệ qua lại tác động đến sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng Đồng thời, một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản: nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ, khách hàng Ví dụ, một khách hàng đi vào hệ thống siêu thị GO! để mua đường Chuỗi cung ứng bắt đầu với khách hàng và nhu cầu về đường Giai đoạn tiếp theo của chuỗi cung ứng này là siêu thị GO!, nơi mà khách hàng đến mua đường Để đảm bảo nhu cầu của khách hàng, siêu thị GO! đã lưu trữ tồn kho các sản phẩm hoặc được cung cấp từ một nhà phân phối Nhà phân phối nhận hàng từ các công ty sản xuất, chẳng hạn như QFV Nhà máy sản xuất của QFV nhận nguyên vật liệu từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau mà chính những nhà cung cấp này lại nhận hàng từ các nhà cung cấp khác nữa Ví dụ, nguyên liệu đóng gói bao bì đến từ công ty bao bì Nam Tiến trong khi chính công ty này nhận nguyên vật liệu để sản xuất bao bì từ các nhà cung cấp khác

Chuỗi cung ứng luôn hàm chứa tính năng động và nó liên quan đến dòng thông tin nhất định về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau Trong ví dụ ở trên, GO! cung cấp sản phẩm, cũng như giá cả và sự sẵn sàng về thông tin cho khách hàng Khách hàng sẽ trả tiền cho GO! GO! sẽ truyền tải dữ liệu bán hàng cũng như đơn đặt hàng đến nhà kho hoặc nhà phân phối, và họ sẽ chuyển hàng đến cửa hàng Đổi lại GO! sẽ chuyển tiền cho nhà phân phối sau khi nhận được hàng Nhà phân phối cũng cung cấp thông tin về giá cả và gửi lịch trình giao hàng cho GO!.

Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận chuyển và thông tin giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường

Trang 8

2.2 Mục tiêu của chuỗi cung ứng

Trước hết, chuỗi cung ứng cân nhắc đến tất cả các thành phần, đối tượng của chuỗi cung ứng, những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, từ nhà cung ứng tới các cơ sở sản xuất thông qua các trung tâm phân phối tới các nhà bán lẻ, các cửa hàng.

Thứ hai, mục tiêu của một chuỗi cung ứng là tối đa hóa tổng giá trị do chuỗi tạo ra Giá trị của một chuỗi tạo ra từ sự khác biệt giữa sản phẩm cuối cùng và chi phí mà chuỗi cung ứng phải chịu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đó là khả năng sinh lợi (được coi như giá trị thặng dư của chuỗi cung ứng), là chênh lệch giữa lợi nhuận thu được từ khách hàng và chi phí chung của toàn chuỗi cung ứng Khả năng sinh lợi hay giá trị thặng dư của một chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ trong tất cả các giai đoạn chuỗi cung ứng và cho cả những trung gian Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao thì chuỗi cung ứng càng hiệu quả Các dòng chảy thông tin, sản phẩm hay vốn tạo ra chi phí trong toàn chuỗi cung ứng

Cuối cùng, quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, nhà sản xuất, các nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động của công ty ở các cấp độ, từ cấp độ chiến lược tới tác nghiệp.

2.3 Tổng quan về tình hình chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Đại dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng Nền kinh tế thế giớinói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng không những đang chịu những hệ lụy chưa từng có từ đại dịch Covid-19, mà còn đứng trước nguy cơ chậm phục hồi khi các biến chủng mới đe dọa đến từng quốc gia và sinh mệnh doanh nghiệp Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, đã và đang chịu nhiều tác động của đại dịch Covid - 19 và tình hình bất ổn chính trị leo thang Tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ

Trong giai đoạn đầu, khi dịch COVID-19 căng thẳng và nguồn cung Vaccine còn hạn chế, nhiều quốc gia đã phải thực hiện các biện pháp giãn cách thậm chí là

Trang 9

Apple Inc.

đóng cửa nền kinh tế Điều này khiến cho hoạt động trao đổi hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

2.4 Tổng quan về Apple

2.4.1 Giới thiệu chung về Apple:

2.4.1.1 Doanh nghiệp Apple là gì?

Apple Inc là một doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ.

Họ đã đặt tên đầu tiên cho công ty là Apple Computer, Inc

Trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, tiểu bang California của nước Mỹ chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến

Trụ sở Apple ở Cupertino, California

Trong gần 50 năm tồn tại của mình, Apple đã có tổng cộng 7 vị CEO Nhưng trong số đó nổi bật nhất vẫn là Steve Jobs và Tim Cook Vì hai vị này đã giúp Apple gặt hái được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay.

Sản phẩm đầu tiên của công ty này là chiếc Apple I Bấy giờ nó có giá là 666.66 USD Nhưng nó chỉ có một bo mạch chủ cùng bộ xử lý và bộ nhớ Cho đến ngày nay công ty đã có thêm rất nhiều những sản phẩm công nghệ mới Tất cả đều rất hiện đại và đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng

2.4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Apple:

Ngày 01/04/1976: Apple đã được thành lập bởi 3 thành viên là Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne

Trang 10

Tháng 7/1976: Apple cho ra mắt sản phẩm đầu tiên Apple 1 được bán ra thị trường với giá 666.66 USD.

Ngày 09/01/2007: Ra mắt chiếc Iphone đầu tiên với màn hình cảm ứng 3.5 inch.

Năm 2014: Đưa ra thị trường Iphone 6 với thiết kế đột phá và độ mỏng đáng kinh ngạc lúc bấy giờ.

2.4.1.3 Những sản phẩm làm nên thương hiệu của tập đoàn Apple:

Từ khi thành lập cho đến nay, tổng số sản phẩm mà Apple đã sản xuất lên tới khoảng hơn 220 dòng sản phẩm Năm 2021 là một năm hoạt động khá thành công của Apple với hàng loạt những sản phẩm mới đc ra mắt thị trường Nó đã để lại nhiều ấn tượng cho người tiêu dùng thế giới Sau đây là các sản phẩm ấn tượng:

 Điện thoại thông minh: Iphone 13, Iphone 13 pro, Iphone 13 pro max,…  Máy tính bảng: Ipad air, Ipad pro, Ipad mini…

 Máy tính: Macbook (Air, Pro), Mac.

 Các dòng sản phẩm khác (thiết bị đeo tay, tai nghe, phụ kiện): Airpod, Apple Watch, sạc, dây sạc…

2.4.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh:

Apple kiếm tiền thông qua ba nguồn lực chính:

 Bán sản phẩm: Iphone, Ipad, Air pod, Apple Watch, phụ kiện,…

 Phí đăng kí các dịch vụ của Apple: iCloud, iTune Store, Apple Music,…  Phí bảo hành mở rộng cho các sản phẩm của Apple.

Trang 11

3 PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG APPLE3.1 Bản đồ chuỗi cung ứng Apple

3.1.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng của Apple

(Kế hoạch chuỗi cung ứng của Apple)

Hoạt động Planning trong chuỗi cung ứng của Apple là ví dụ điển hình về Quy trình phát triển sản phẩm mới (NPD – New Product Development Process) Đó là sự tích hợp của hoạt động các phòng ban, từ R & D (Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới), Marketing và các phòng ban khác trong quản lý chuỗi cung ứng Ngoài ra, Apple tăng tốc giới thiệu sản phẩm mới bằng cách mua lại giấy phép và hợp tác với các doanh nghiệp của bên thứ ba Toàn bộ quá trình về cơ bản giống với các ngành khác Điểm thú vị là Apple Inc đã thực hiện thanh toán trước cho một số nhà cung cấp để đảm bảo nguyên liệu chiến lược luôn sẵn sàng khi cần.

 Các nguyên vật liệu được thu mua từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, sau đó, chúng được tập trung sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc (hiện giờ đang có sự chuyển dịch dần sang một số quốc gia khác).

 Sau khi các sản phẩm được hoàn thành, chúng có thể được vận chuyển trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các hãng Forwarder/chuyển phát nhanh quốc tế như UPS hay FedEx, … hoặc được chuyển tại các kho lưu trữ tại Mỹ trước khi được phân phối đến các cửa hàng, nhà bán lẻ của Apple.

Trang 12

 Các sản phẩm của Apple sau khi hết vòng đời sản phẩm có thể được gửi trả lại để thực hiện tái chế an toàn.

Apple Inc mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó đưa chúng đến nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc Từ đó, người lắp ráp sẽ gửi sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng (thông qua UPS / Fedex) cho những người mua từ Cửa hàng trực tuyến của Apple.

Đối với các kênh phân phối khác như cửa hàng bán lẻ, bán hàng trực tiếp và các nhà phân phối khác, Apple Inc sẽ giữ sản phẩm tại trụ sở của hãng tại Elk Grove, California và cung cấp sản phẩm từ đó Khi kết thúc vòng đời của sản phẩm, khách hàng có thể gửi sản phẩm về các cửa hàng Apple gần nhất hoặc các cơ sở tái chế chuyên dụng.

3.1.2 Các tác nhân tham gia trên chuỗi cung ứng của Apple

a) Nhà cung ứng đầu vào

Các bộ phận khác nhau của các sản phẩm của apple đến từ 150 quốc gia từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới Phần lớn ăng-ten, kính, kim loại, bộ cảm biến và silicon được sản xuất ngoài Mỹ Apple tìm kiếm các bộ phận và sản xuất ra các sản phẩm, hầu hết ở nước ngoài, làmột cách thức chuẩn trong ngành công nghệ Các công

Trang 13

ty điện tử cho biết các nhà máy sản xuất châu Á có thể đáp ứng và linh hoạt hơn những công ty ở bất cứ đâukhác trên thế giới

Các nhà cung cấp vật liệu chính cho apple như:  TPK Holdings

TPK Holdings là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất thế giới tính về số lượng, với 30 đối tác tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc Công ty Đài Loan này cũng là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất cho sản phẩm iPad và iPhone của Apple.

Trong quý 2/2011, trên 70% trong số doanh thu 1,12 tỷ USD của TPK là đến từ Apple Doanh thu khổng lồ của các sản phẩm của Apple đã giúp TPK thu được mức lợi nhuận kỷ lục trong quý vừa rồi Giới phân tích có đánh giá hết sức khả quan về cổ phiếu của TPK.

 Intel

Quan hệ giữa Intel và Apple bắt đầu từ năm 2005, khi Jobs tuyên bố chuyển đổi sang sử dụng bộ xử lý của Intel trong máy tính Macintosh thay vì của IBM như trước đó Thế hệ máy tính Mac đầu tiên dùng bộ xử lý của Intel ra đời năm 2006 Một số báo cáo cho rằng Apple có thể một lần nữa chuyển sang sử dụng chip xử lý trong di động của Intel trong các sản phẩm của mình như iPhone và iPad.

Intel cũng đã phải nỗ lực rất nhiều nhằm chiếm thị phần trong mảng chip không dây từ trước đến nay do Qualcomm thống trị Năm ngoái, Intel đã mua bộ phận không dây của hãng sản xuất chip Infineon Technologies (Đức) với giá 1,4 tỷ USD Các khách hàng sử dụng sản phẩm không dây của Infineon gồm có Apple, Samsung và Nokia.

Tháng 7/2019, Apple thông báo đạt thỏa thuận với Intel để mua lại phần lớn bộ phận modem smartphone Với thương vụ này, Apple mở rộng quyền sở hữu bản quyền và thiết lập kế hoạch phát triển 5G mạnh mẽ Trong danh sách nhà cung ứng năm 2019, Intel có 9 nhà máy, 3 tại Mỹ, còn lại ở Israel, Việt Nam, Ireland và Malaysia.

 Samsung Electronics

Trang 14

Samsung hiện là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới Hãng công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc này hiện cung cấp chip và ổ đĩa flash cho Apple Mối quan hệ hợp tác của Samsung và Apple mới có từ vài năm trở lại đây, Samsung vừa là nhà cung cấp vừa là đối thủ của Apple trong mảng điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Năm ngoái, hai công ty này đã có nhiều tranh chấp khi Apple buộc tội Samsung nhái phần mềm và kiểu dáng của iPhone Đáp lại, Samsung cũng kiện Apple tội vi phạm bản quyền Trong phiên giao dịch hôm thứ 5, cổ phiếu của Samsung đã tăng giá sau phán quyết của tòa án Hà Lan và thông tin Steve Jobs từ chức.

Mặc dù có những tranh chấp, nhưng 2 công ty này vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và phân phối Nhiều báo cáo cho biết mối quan hệ hợp tác này đáng giá trên 5 tỷ USD.

 Toshiba

Toshiba chuyên cung cấp tấm LCD cho sản phẩm iPhone 3GS, ổ cứng flash cho iPhone 4 và được cho là cung cấp màn hình hiển thị Retina của iPhone 4.

Hồi tháng 12/2010, Toshiba công bố kế hoạch chi 1,2 tỷ USD xây dựng nhà máy tại quận Ishikawa của Nhật để sản xuất tấm LCD độ phân giải cao, chủ yếu để cung cấp cho iPhone của Apple Theo Nikkei Business Daily, Apple cũng có vốn trong vụ đầu tư xây dựng nhà máy này.

 Wintek

Wintek là hãng sản xuất linh kiện điện tử có trụ sở tại Đài Loan và hoạt động tại Trung Quốc và Ấn Độ Công ty này chuyên cung cấp màn hình cảm ứng cho iPhone của Apple.

Cuộc chiến giá cả đang đặt nhiều gánh nặng lên Winteck Theo một báo cáo của Digitimes hồi tuần trước, Winteck đã nhận được những đơn đặt hàng màn hình cảm ứng từ Apple với mức giá giảm gần 50% so với lô hàng trước, thậm chí số lượng đặt hàng cho quý 3 cũng tăng đáng kể Giới phân tích dự đoán Apple có thể đang chuẩn bị cho việc giảm giá trước khi cho ra mắt sản phẩm mới – iPhone 5.

 Qualcomm

Ngày đăng: 03/04/2024, 17:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w