Nhóm nghiên cứu sẽ xem xét mức độ nguy cơ mà Việt Nam đang đối mặt và những yếu tố tiềm tàng có thể gây ra rủi ro nợ công.Bài nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp để kiểm soát và quản lý
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Minh Trang
Sinh viên thực hiện: MSSV:
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Trang 2BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Minh Trang
Sinh viên thực hiện: MSSV:
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS NGUYỄN MINH TRANG đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.
Chúng em cũng xin cảm ơn các bạn cùng lớp tín chỉ học phần Thị trường tài chính quốc tế, Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao đã hết lòng ủng hộ và tạo động lực, giúp cho bài tiểu luận nhanh chóng được hoàn thành.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới chính các thành viên nhóm vì đã cùng nhau phối hợp ăn ý, thẳng thắn trao đổi và hoàn thiện bài tiểu luận.
Đây là bài tiểu luận mà chúng em đã dành nhiều nỗ lực song không tránh khỏi những thiếu sót Vì thế chúng em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá khách quan và chỉ bảo từ thầy cô cũng như các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 15 tháng 5 năm 2023
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu sau khi quan sát, giải thích và phân tích cùng sự hỗ trợ, tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan và không có sự sao chép y nguyên các tài liệu đó
Đồng thời, các kết quả, số liệu phục vụ cho tiểu luận được các thành viên trong nhóm thu thập là trung thực và khách quan, từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc.
Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình Hà Nội, 15 tháng 5 năm 2023
Trang 6Internation Monetary Fund viii
Quỹ Tiền tệ Quốc tế viii
United Nations Conference on Trade and Development viii
Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc viii
Debt Management and Financial Analysis System viii
Hệ thống Thông tin Quản lý nợ viii
Official Development Assistance viii
Hỗ trợ Phát triển Chính thức viii
Standard & Poor’s viii
Công ty xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s viii
European Central Bank viii
Ngân hàng Trung ương Châu Âu viii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
Trang 71 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Đóng góp của đề tài 3
6 Kết cầu của đề tài 3
PHẦN II: NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ CÔNG 4
1.1 Nợ công 4
1.1.1 Định nghĩa và phân loại nợ công 4
1.2 Các chỉ số đo lường nợ công 5
1.2.1 Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia 5
1.2.2 Mức trần nợ công và ngưỡng an toàn nợ công 6
1.3 Tác động của nợ công 7
1.3.1 Tác động tiêu cực của nợ công 7
1.3.2 Tác động tích cực của nợ công 8
1.4 Giải pháp kiểm soát nợ công 8
1.4.1 Nguyên nhân mất kiểm soát 8
1.4.2 Giải pháp kiểm soát nợ công 9
CHƯƠNG II: CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP & KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM 11
2.1 Diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp 11
2.1.1 Giai đoạn trước khủng hoảng bùng nổ 11
2.1.2 Giai đoạn khủng hoảng nợ công bùng nổ 13
2.3 Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng nợ công Hy Lạp 17
2.3.1 Nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp 17
2.3.2 Chính sác, đường lối của Chính phủ Hy Lạp và những ưu, nhược điểm 18
2.3.2 Hành động của Eurozone và những ưu, nhược điểm 20
2.4 Hậu quả cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp 21
2.4.1 Nền kinh tế Hy Lạp rơi vào khủng hoảng nặng nề 21
Trang 82.4.2 Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đã dẫn tới nhiều hệ lụy cho khu vực Eurozone 22 2.5 Ứng phó với khủng hoảng nợ công Hy Lạp: Hành động của các nước Eurozone và các định chế tài chính quốc tế 23
2.5.1 Trong cuộc khủng hoảng 23 2.5.2 Sau cuộc khủng hoảng 23 2.5.3 Đánh giá các hành động của Eurozone & các định chế tài chính quốc tế 24 2.6 Nợ công tại Việt Nam từ năm 2010 đến nửa đầu 6/2022 24 2.6.1 Khái quát tình hình nợ công 24 2.6.2 Những nguyên nhân của rủi ro nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam 27 2.6.3 Những hành động của Việt Nam nhằm quản lý nợ công 28 CHƯƠNG III: BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP 30
3.1 Nhận xét về cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp 30 3.1.2 Chính sách, đường lối của chính phủ Hy Lạp và những ưu, nhược điểm 30 3.2 Bài học thực tiễn và hành động 31 3.2.1 Bài học cho Việt Nam 31 3.2.2 Dự đoán tình hình nợ công và tác động của nợ công tới sự phát triển nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 – 2030 33 PHẦN III: KẾT LUẬN 35
Trang 9DANH MỤC VIẾT TẮT
IMF Internation Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc
DMFAS Financial Analysis SystemDebt Management and Hệ thống Thông tin Quản lýnợ
Hỗ trợ Phát triển Chính thức
S&P Standard & Poor’s Công ty xếp hạng tín dụngStandard & Poor’s
ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại nợ công 2Bảng 1.2 Phân loại các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia 3
Trang 11Hình 2.4 So sánh thâm hụt ngân sách và nợ của Hy Lạp với một số quốc gia Châu Âu trong năm 2009 15Hình 2.5 Lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp từ tháng 9/2009 đến
Trang 13PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Trong các nghiên cứu về kinh tế, nợ công không phải là một đề tài mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ Đây luôn luôn phải là một vấn đề mà các quốc gia cần đặc biệt lưu tâm nếu muốn đạt được sự tăng trưởng ổn định về dài hạn Bởi việc vay nợ và quản lí nợ công đúng cách sẽ tạo ra cú huých, nguồn lực đầu tư cho sự tăng trưởng và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế của các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp, bắt đầu từ khoảng cuối năm 2009 và kết thúc năm 2011, đã cho thấy một hiện thực đáng báo động về nguy cơ vỡ nợ của các quốc gia Hậu quả không chỉ tác động đến chính đất nước đó, kéo thụt lùi nền kinh tế Hy Lạp, mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực, khi Châu Âu phải gánh chịu áp lực nặng nề về tài chính dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng trong đó có nguy cơ đánh mất khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính ở nhiều quốc gia và suy giảm đời sống an sinh xã hội Có thể nói sai lầm từ Hy Lạp là một một sai lầm mà các quốc gia khác, như khẳng định với các quốc gia đang phát triển, cần đặc biệt ghi nhớ khi đặt chân vào thế kỉ XXI Tương tự đối với Việt Nam, một quốc gia đã từng đạt mức nợ công cao tới 61,4% vào năm 2017, thì bài học từ cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp lại càng cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc Do đó, với đề tài “Cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp và bài học cho Việt Nam”, nhóm thực hiện muốn nhìn nhận lại và tìm ra những yếu tố cốt lõi của cuộc khủng hoảng Từ đó, bằng việc đối chiếu với tình hình nợ công tại Việt Nam, nhóm sẽ đưa ra những đánh giá về nguy cơ mà Việt Nam đang phải đối mặt, giải pháp và dự báo trong tương lai gần.
Trang 142 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng
hoảng nợ công Hy Lạp; đánh gia tình trạng nợ công tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp, dự đoán.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xác định và cung cấp các khái niệm cơ bản, đặc trưng của nợ công Phân tích cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp: Xem xét các nguyên nhân, diễn biến, những quyết định về chính sách và hệ quả của cuộc khủng hoảng
Đối chiếu và so sánh với tình hình nợ công của Việt Nam với Hy Lạp Nhóm nghiên cứu sẽ xem xét mức độ nguy cơ mà Việt Nam đang đối mặt và những yếu tố tiềm tàng có thể gây ra rủi ro nợ công.
Bài nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp để kiểm soát và quản lý nợ công tại Việt Nam dựa trên bài học từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp và thực tiễn đất nước, bao gồm các biện pháp tài chính, chính sách kinh tế và cải cách hệ thống quản lý nợ công
Dự báo tương lai: Nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng dự báo tương lai gần của nợ công tại Việt Nam dựa trên những yếu tố và xu hướng hiện tại Điều này giúp cung cấp cái nhìn về triển vọng và những thách thức tiềm năng mà Việt Nam có thể đối mặt trong việc quản lý nợ công.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: (i) Nợ công tại Hy Lạp; (ii) các định chế tài
chính quốc tế; (iii) nợ công tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian và phạm vi:
Trang 15Về Hy Lạp và Châu Âu: năm 2009 – cuối năm 2018 Về Việt Nam: năm 2010 – 2022.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn chuyên gia, điều tra khảo sát, phương pháp lấy mẫu có mục đích.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp Phương pháp so sánh
5 Đóng góp của đề tài
Đề tài học hỏi từ sai lầm của Hy Lạp để tăng cường khả năng dự đoán, phòng ngừa, ứng phó với những vấn đề tài chính và nợ công trong tương lai Từ đó, đề tài đề xuất những giải pháp và chính sách hữu ích để kiểm soát nợ công tại Việt Nam, xây dựng một chiến lược quản lý nợ công hiệu quả
Đề tài này đóng góp vào việc tăng cường năng lực tự nghiên cứu về tài chính công và quản lý nợ công tại Việt Nam Nó khởi dậy quan tâm và khả năng nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến nợ công, hệ thống tài chính và chính sách kinh tế, đồng thời xây dựng một cộng đồng nghiên cứu vững mạnh trong lĩnh vực này
6 Kết cầu của đề tài
Ngoài các phần như lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và hình, phần mở đầu, phần kết luận chung, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận được kết cầu thành 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý thuyết về nợ công
Chương II: Cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp & khái quát tình hình nợ công Việt Nam
Trang 16Chương III: Đánh giá, đề xuất và dự báo về nợ công tại Hy Lạp và Việt Nam
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ CÔNG 1.1 Nợ công
1.1.1 Định nghĩa và phân loại nợ công
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm: (i) nợ của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trung ương; (ii) nợ của các cấp chính quyền địa phương; (iii) nợ của Ngân hàng trung ương; (iv) nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ Đây cũng là cách định nghĩa của Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) quy định
Còn theo pháp luật Việt Nam, bộ Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2017 do Quốc hội ban hành về quản lý nợ công, quy định: Nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
1 Nợ Chính phủ Khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trongnước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ
2 Nợ được Chính phủbảo lãnh
Khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh
Trang 173 Nợ Chính quyền địaphương Khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấptỉnh vay
Bảng 1.1 Phân loại nợ công
Về nợ Chính phủ bao gồm: a) Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;
b) Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;
c) Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính hà nước ngoài ngân sách.
Về nợ Chính phủ được bao lãnh bao gồm: a) Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ được bảo lãnh;
b) Nợ của ngân hàng chính sách Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh Về nợ chính quyền địa phương bao gồm:
a) Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; b) Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
c) Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhàn nước và vay theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước
1.2 Các chỉ số đo lường nợ công
1.2.1 Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia
1 Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) (%)
Giá trị càng cao thì nền kinh tế của quốc gia càng bị ảnh hưởng bởi nợ công.
Trang 182 Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) (%)
Giá trị càng cao thì nền kinh tế của quốc gia càng bị ảnh hưởng bởi nợ nước ngoài.
3 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (%)
Giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ của quốc gia
1.2.2 Mức trần nợ công và ngưỡng an toàn nợ công
Mức trần nợ công (hay còn gọi là mức giới hạn nợ công) là mức tối đa cho phép của nợ công mà một quốc gia có thể vay mà không vi phạm các quy định hoặc chính sách tài chính Đây là một giới hạn quan trọng để đảm bảo rằng quốc gia không sẽ mắc phải các vấn đề tài chính nghiêm trọng và không kiểm soát được trong việc quản lý nợ.
Mức trần nợ công có thể được thiết lập bởi chính phủ hoặc các cơ quan quản lý tài chính của một quốc gia (Quốc hội, Bộ Tài chính) Thông thường, mức trần nợ công được xác định dựa trên các yếu tố như khả năng trả nợ, sự ổn định tài chính, mức độ nợ so với GDP và các quy định pháp lý liên quan đến việc vay nợ và quản lý tài chính công.
Khi nợ công vượt quá mức trần, chính phủ có thể gặp khó khăn trong việc vay thêm tiền hoặc phải đối mặt với hạn chế và rủi ro tài chính nghiêm trọng Việc vượt quá mức trần nợ công có thể dẫn đến gia tăng chi phí vay,
Trang 19giảm đánh giá tín dụng của quốc gia và sự không ổn định tài chính trong kinh tế Tuy nhiên, các quốc gia có thể điều chỉnh tăng mức trần nợ công để tiếp tục vay nợ nhằm hạn chế chi tiêu chính phủ, tiết kiệm tiền thuế của người dân và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Ngưỡng an toàn nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của các chỉ tiêu an toàn nợ công (xem mục 1.2.1), sát dưới trần nợ công, đòi hỏi phải có giải pháp để bảo đảm kiểm soát các chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quy định.
Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, các biện pháp sau có thể được thực hiện: (i) Giảm mức vay về cho vay lại đối với Official Development Assistance (ODA) và vốn vay ưu đãi của Chính phủ; (ii) Giảm hạn mức bảo lãnh Chính phủ; (iii) Giảm mức vay của chính quyền địa phương; (iv) Giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm mức vay nợ của Chính phủ.
1.3 Tác động của nợ công
1.3.1 Tác động tiêu cực của nợ công
Nợ công cao có thể dẫn đến một số hệ quả tiềm tàng và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và ổn định của một quốc gia Dưới đây là một số hệ quả chính:
a) Tăng gánh nặng tài chính: Nợ công cao đòi hỏi quốc gia phải chi trả số tiền lớn cho lãi suất và tiền lãi hàng năm Điều này có thể làm tăng gánh nặng tài chính và góp phần làm suy yếu nguồn lực tài chính của quốc gia, tạo ra hiệu ứng lấn át dẫn tới giới hạn khả năng đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.
b) Giới hạn khả năng vay mượn, suy giảm niềm tin: Mức nợ công cao có thể làm tăng rủi ro tín dụng khiến các tổ chức tài chính và các cơ quan xếp hạng tín dụng đánh giá thấp Từ đó, quốc gia khó có thể tiếp cận với các
Trang 20khoản vay có lãi suất hợp lý dẫn đến bị hạn chế khả năng vay mượn, đồng thời trở nên kém hấp dẫn và mất niềm tin từ các nhà đầu tư Vì vậy mà quốc gia đó càng gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế để trả nợ công.
c) Rủi ro về bền vững tài chính: Nợ công cao có thể đe dọa sự bền vững tài chính của quốc gia, khi không còn khả năng trả nợ hoặc chi trả lãi suất gây áp lực lớn cho ngân sách quốc gia Điều này có thể dẫn đến khả năng mất điều kiện vay mới và tạo ra một vòng xoáy nợ nần không kiểm soát.
d) Sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài: Nếu quốc gia có nợ công cao và phụ thuộc nhiều vào vốn vay từ nước ngoài, quốc gia đó có thể trở nên yếu đuối và mất khả năng tự quyết định về chính sách kinh tế Các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài có thể áp đặt các điều kiện và hạn chế quyền tự chủ của quốc gia trong việc đưa ra những quyết định kinh tế.
Do đó, nợ công cao có thể gây ra nhiều hệ quả tiêu cực mang tính vòng lặp khó thoát ra nên cần được quản lý một cách cẩn thận để đảm bảo sự ổn định tài chính và phát triển bền vững.
1.3.2 Tác động tích cực của nợ công
Mặc dù nợ công cao có thể gây ra một số hệ quả tiêu cực, nhưng cũng có thể mang lại một số lợi ích trong một số tình huống:
a) Đầu tư và phát triển: Một mức nợ công cao có thể cung cấp nguồn tài trợ để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, nghiên cứu và phát triển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển kinh tế của một quốc gia Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nguồn lực mới và tăng cường khả năng cung cấp công cụ và cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển kinh tế.
Trang 21b) Phục hồi kinh tế: Trong một số trường hợp, việc tăng cường chi tiêu công và tạo ra nợ công để khắc phục khủng hoảng kinh tế có thể giúp kích thích sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việc sử dụng các biện pháp kích thích tài chính như chi tiêu công và chính sách tiền tệ có thể khôi phục niềm tin của thị trường và thúc đẩy hoạt động kinh tế.
c) Quản lý rủi ro tài chính: Một mức nợ công đáng chú ý có thể giúp quốc gia quản lý rủi ro tài chính, đặc biệt trong bối cảnh các biến động kinh tế và tài chính toàn cầu Khi quốc gia đưa ra các chính sách tài chính phù hợp và sử dụng mức nợ công một cách khôn ngoan, nó có thể tạo điều kiện cho sự ổn định tài chính và hỗ trợ hoạt động kinh tế trong thời gian khó khăn.
1.4 Giải pháp kiểm soát nợ công
1.4.1 Nguyên nhân mất kiểm soát
Có nhiều nguyên nhân gây mất kiểm soát về nợ công Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
a) Chi tiêu quá mức: Chính phủ có thể chi tiêu quá mức trên thu nhập hiện có, dẫn đến sự tăng nợ để đáp ứng các khoản chi không cần thiết hoặc không bền vững Việc chi tiêu quá mức có thể do các chính sách quá rộng lượng, chi tiêu không kiểm soát và cung cấp các dịch vụ công quá phạm vi và kém đem lại hiệu quả kinh tế.
b) Suy thoái kinh tế: Khi một quốc gia vừa trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế, nguồn thu ngân sách của chính phủ giảm, trong khi các yêu cầu chi tiêu như tiền lương công chức, trợ cấp xã hội, các gói kích thích và các dự án quốc gia để phục hồi nên kinh tế có thể tăng Điều này dẫn đến sự gia tăng của nợ công.
Trang 22c) Thất bại trong quản lý tài chính, thiếu minh bạch: Nếu chính phủ không thực hiện một quản lý tài chính chặt chẽ, việc thu thuế không hiệu quả, lạm phát không kiểm soát, và việc quản lý các khoản vay không chính xác có thể dẫn đến tình trạng mất kiểm soát về nợ công Mặt khác, điều này còn dẫn đến nguy cơ lạm dụng, tham nhũng và lãng phí nguồn vốn, gây thất thoát dẫn đến tăng nợ công không cần thiết.
d) Lãi suất cao và chi trả lãi không bền vững: Nếu quốc gia phải vay với mức lãi suất cao và không đủ khả năng chi trả lãi suất, nợ công có thể tăng lên nhanh chóng và trở nên không bền vững Điều này thường xảy ra khi quốc gia không có năng lực tài chính để đảm bảo rằng khoản vay sẽ được trả lại trong thời gian hợp lý.
1.4.2 Giải pháp kiểm soát nợ công
a) Quản lý chi tiêu công hiệu quả: Nâng cao hiệu quả, hiệu quả chi tiêu công có ý nghĩa quyết định trong kiểm soát nợ công Điều này bao gồm thực hiện các biện pháp giảm chi tiêu lãng phí, cải thiện quy trình phân bổ ngân sách, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính công.
b) Tái cơ cấu nợ và tái cấp vốn: Chính phủ có thể lựa chọn tái cơ cấu nợ và tái cấp vốn để giảm gánh nặng nợ lãi suất cao Điều này có thể liên quan đến việc đàm phán với các chủ nợ để gia tăng thời gian đáo hạn, giảm lãi suất hoặc hoán đổi khoản nợ có chi phí cao để lấy khoản nợ có chi phí thấp hơn.
c) Tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn thu: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể tạo thêm nguồn thu cho chính phủ và giúp giảm nợ công Chính phủ có thể tập trung vào việc thực hiện các chính sách kích thích hoạt động kinh
Trang 23tế, thu hút đầu tư và tạo việc làm, từ đó tăng thu nhập từ thuế và giảm nhu cầu vay nợ.
d) Cải cách thuế: Chính phủ có thể xem xét thực hiện cải cách thuế để mở rộng cơ sở thuế, giảm trốn thuế và tăng cường thu ngân sách Điều này có thể liên quan đến việc đơn giản hóa hệ thống thuế, khắc phục các lỗ hổng và đưa ra các biện pháp để đảm bảo việc đánh thuế công bằng và hợp lý.
e) Xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ dài hạn: Chính phủ nên xây dựng các kế hoạch kiểm soát một cách bền vững và dài hạn, vạch ra các chiến lược để quản lý nợ công Điều này bao gồm đặt mục tiêu về tỷ lệ nợ trên GDP, điều chỉnh mức trần nợ công, ngưỡng an toàn, thiết lập cơ chế giám sát, đánh giá mức độ nợ và thực hiện các chính sách để duy trì tính bền vững của nợ trong dài hạn.
f) Tăng cường năng lực thể chế: Nâng cao năng lực và hiệu quả của các thể chế chịu trách nhiệm quản lý nợ công là hết sức cần thiết Điều này liên quan đến việc đầu tư vào đào tạo nguồn lực, cơ quan chuyên trách, áp dụng các phương pháp, công cụ trong quản lý nợ và thiết lập các hệ thống mạnh mẽ để theo dõi và báo cáo nợ.
g) Hợp tác và hỗ trợ quốc tế: Chính phủ có thể tìm kiếm sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế trong việc quản lý nợ công Điều này có thể liên quan đến việc hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, chẳng hạn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính (DMFAS) để tiếp cận hỗ trợ tài chính, chuyên môn kỹ thuật và các sáng kiến xóa nợ.
Trang 24CHƯƠNG II: CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP& KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM 2.1 Diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp
2.1.1 Giai đoạn trước khủng hoảng bùng nổ
Hy lạp có nền kinh tế phát triển mạnh với khu vực kinh tế quốc doanh chiếm khoảng 40% GDP Cơ cấu kinh tế của Hy Lạp vào năm 2009 với ngành dịch vụ chiếm 76%, công nghiệp 20,6%, nông nghiệp 3,4% Trong đó, du lịch là một ngành mũi nhọn đóng góp đến 15% vào GDP đất nước này bên cạnh đó, các ngành nghề khác như tài chính, ngân hàng, viễn thông, sản xuất thiết bị, cũng phát triển mạnh
Những chính sách cải cách kinh tế hợp lý cùng với đó là việc gia nhập Liên Minh Châu Âu (EU) đã giúp nền kinh tế Hy Lạp phát triển mạnh mẽ đồng thời nâng cao mức sống cho người Hy Lạp Bình quân giai đoạn 2000 -2009, GDP của Hy Lạp tăng khoảng 3.1% GDP năm 2009 đạt khoảng 333 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 15360 USD/năm
Hình 2.1 Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hy Lạp (1999-2009).Nguồn: TradingEconomics.com; NSS
Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng hàng năm từ 2004 - 2007 khoảng 4% do một phần là chi tiêu cho Thế vận hội Athens 2004 và phần còn lại là sự gia
Trang 25tăng của tín dụng mà đóng góp đáng kể là sự gia tăng của tín dụng tiêu dùng Năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Hy Lạp chỉ còn 0.7% Năm 2009 GDP tăng trưởng âm đạt mức -2.5% là kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, các biện pháp tín dụng thất bại của Athens để giải quyết thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, gây ra do nguồn thu của Nhà nước không kịp với nhu cầu chi tiêu của chính phủ, thậm chí một số loại thuế còn phải chịu áp lực cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nợ công, lạm phát, thất nghiệp của Hy Lạp luôn ở mức cao so với khu vực Eurozone Năm 2009, tình trạng thất nghiệp tăng cao lên đến 9,4% là do những tác động của khủng hoảng tài chính.
Hình 2.2 Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp (2002-2010)
Đến tháng 2/2009 thủ tướng Hy Lạp thừa nhận rằng nền kinh tế Hy Lạp đang trong tình trạng cần đặc biệt quan tâm khi bộ trưởng tài chính Châu Âu nhấn mạnh mối lo ngại về quy mô khoản nợ công rất lớn của đất nước này
Trang 26Hình 2.3 Tổng nợ chính phủ so với GDP (%)
Có thể thấy trong suốt thập kỷ trước khi khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2008 chính phủ Hy Lạp đã vay mượn rất nhiều từ nước ngoài để bù đắp cho thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai Giữa năm 2001 và năm 2008 báo cáo thâm hụt ngân sách trung bình của nước này là 5% /năm so với mức 2% trung bình của khu vực châu Âu và thâm hụt tài khoản vãng lai vào khoảng trung bình 9%/năm so với trung bình chung 1% của khu vực theo như thống kê của IMF (World Economic Outlook, October 2009) Vào năm 2009, thâm hụt ngân sách ước đoán hơn 13% GDP Nguyên do chủ yếu cho tình trạng này là do chi tiêu quá nhiều chính phủ Cũng trong năm 2009 tình trạng thâm hụt gấp đôi của nước này tiếp tục được tài trợ khiến tỷ lệ nợ nước ngoài tăng lên khoảng 115% GDP Cả thâm hụt ngân sách lẫn nợ nước ngoài đều trên mức cho phép theo quy định của liên minh tiền tệ và kinh tế EU Niềm tin của Hy Lạp đối với các khoản tài trợ nước ngoài cho việc bù đắp thâm hụt ngân sách và cán cân vãng lai khiến cho nền kinh tế bị tổn thương nghiêm trọng và giảm niềm tin của các nhà đầu tư.
2.1.2 Giai đoạn khủng hoảng nợ công bùng nổ
Cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tướng mới của đảng xã hội Hy Lạp, ông George A Papandreou, thông báo rằng người
Trang 27tiền nhiệm của ông đã che giấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nước này đang mắc phải Thâm hụt ngân sách chính phủ của nước này là 12,7% GDP, chứ không phải 3,7% như chính phủ tiền nhiệm dự báo trước đó Nợ công của nhà nước đã tới ngưỡng gần 300 tỷ euro, tương đương 125% GDP, chiếm khoảng 4% tổng nợ của khu vực đồng tiền chung Theo quy định của Hiệp ước về ổn định tài chính của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu, thâm hụt ngân sách của các nước thành viên không được phép vượt quá 3% GDP Như vậy, mức thâm hụt ngân sách của Hy Lạp đã vượt quá khoảng 4 lần.
Hình 2.4 So sánh thâm hụt ngân sách và nợ của Hy Lạp với một số quốc gia ChâuÂu trong năm 2009 Nguồn: EC
Chúng ta có thể thấy thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ so với GDP của Hy Lạp rất lớn và đứng đầu so với các nước Các tỷ lệ này cho thấy các tiêu chí của thành viên EU ở ngay cả Đức cũng không được thực hiện đúng (nợ lớn hơn 60% GDP và thâm hụt ngân sách 3.5% GDP) Với mức vay nợ như trên, Hy Lạp phải đối mặt với khoản nợ đến hạn thanh toán 8,5 tỷ euro