1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài luận cuối kì đề tài bảo vệ quyền con người thông qua hiến pháp kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho việt nam

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Đây không chỉ đơn thuần là sự bổ sung một cụm từ mang tính chất kỹ thuật lập hiến, mà còn phản ánh tư duy phát triển, phù hợp với xu hướng của dân tộc, thời đại và nhân loại và cũng xóa

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

-BÀI LUẬN CUỐI KÌ BỘ MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP

ĐỀ TÀI

Bảo vệ quyền con người thông qua Hiến pháp - kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Hà Thị Ánh Tuyết Lớp: LQT48A1

Trang 2

Mục lục Lời mở đầu

I Khái quát về quyền con người 1 Khái niệm về quyền con người

2 Các đặc trưng cơ bản của quyền con người

II Hiến pháp 2013 quy định về quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

III Bảo vệ quyền con người thông qua Hiến pháp

IV Kinh nghiệm trên thế giới về bảo vệ quyền con người thông qua Hiến pháp và bài học cho Việt Nam

Kết luận

Danh mục tham khảo

Trang 3

MỞ ĐẦU

Xã hội văn minh ngày càng đề cao con người, bao gồm cả quyền chính trị, quyền dân sự, quyền xã hội như là trung tâm, động lực và mục tiêu của phát triển Vì vậy, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là vấn đề quan trọng, là nội dung cơ bản của bất kỳ một bản hiến pháp nào trên thế giới Hiến pháp với tư cách là một đạo luật cơ bản của nhà nước, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất với các chức năng hạn chế quyền lực nhà nước, ràng buộc trách nhiệm của nhà nước bảo vệ quyền con người quyền công dân Hiến định quyền con người trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là sự tiếp nối logic và tạo nền tảng pháp lý cao nhất để bảo đảm quyền con người được hiện thực hóa đầy đủ trong thực tiễn, trở thành nội dung, mục tiêu và động lực mới cho phát triển ở Việt Nam Hiến pháp năm 2013 với cách tiếp cận mới về quyền đã đóng một dấu mốc ý nghĩa trong lịch sử lập hiến Việt Nam về việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, thể hiện đầy đủ tư tưởng về chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này và xuất phát từ những lý do trên em xin được chọn đề bài: “Bảo vệ quyền con người thông qua Hiến pháp – kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam.” làm bài tiểu luận

NỘI DUNG I Khái quát về quyền con người 1 Khái niệm về quyền con người

Nhân quyền (quyền con người; tiếng Anh: human rights) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ

Trang 4

bản của con người Trong Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân "hiển nhiên có" do sự tồn tại của mình

Như vậy, có thể khái quát, quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế

2 Các đặc trưng cơ bản của quyền con người

Quyền con người có các đặc trưng cơ bản là tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không thể phân chia và tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau:

- Tính phổ biến của quyền con người: Tính phổ biến thể hiện ở chỗ quyền con người là những quyền thiên bẩm, vốn có của con người và được thừa nhận cho tất cả mọi người trên trái đất, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã hội, giới tính

- Tính không thể chuyển nhượng: Các quyền con người được quan niệm là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc Các quyền này gắn liền với cá nhân mỗi một con người và không thể chuyển nhượng cho bất kì người nào khác - Tính không thể phân chia: Các quyền con người gắn kết chặt chẽ với nhau, tương hỗ lẫn nhau, việc tách biệt, tước bỏ hay hạn chế bất kì quyền nào đều tác động tiêu cực đến giá trị nhân phẩm và sự phát triển của con người - Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: Các quyền con người dù là các quyền

dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng đều có mối

Trang 5

liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau Chẳng hạn quyền tiếp cận thông tin, quyền học tập là tiền đề để con người có thể có điều kiện thực hiện các quyền khác, không có quyền sống thì sẽ không có quyền nào cả

II Hiến pháp 2013 quy định về quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Tiếp tục kế thừa và phát triển những quy định của các bản Hiến pháp trước đây về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 2013 đã có những đổi mới căn bản, quan trọng cả về cơ cấu, bố cục, cách viết và nội dung

Thứ nhất, về tên Chương, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con người” đã trở thành tên gọi của Chương, thay vì chỉ gọi là “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đó Sự bổ sung cụm từ “quyền con người” là điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế Đây không chỉ đơn thuần là sự bổ sung một cụm từ mang tính chất kỹ thuật lập hiến, mà còn phản ánh tư duy phát triển, phù hợp với xu hướng của dân tộc, thời đại và nhân loại và cũng xóa bỏ ranh giới còn chưa rõ ràng giữa khái niệm về quyền con người và quyền công dân (quyền con người là quyền tự nhiên, bất cứ ai cũng có quyền đó; quyền công dân là quyền của những người có quốc tịch Việt Nam), ghi nhận việc mở rộng các chủ thể của quyền, khẳng định chủ thể rộng nhất của quyền con người là mọi cá nhân, mọi người đều được hưởng Việc thay đổi từ “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Hiến pháp năm 2013 còn thể hiện sự nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên

Trang 6

Thứ hai, Chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đưa lên và đặt trang trọng tại Chương II, ngay sau Chương I quy định về chế độ chính trị Đây cũng không chỉ đơn thuần là sự thay đổi số học về vị trí các chương mang tính chất kỹ thuật lập hiến, mà còn thể hiện sự thay đổi về nhận thức lý luận, tư duy lập hiến, là sự khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đề cao nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, chủ quyền tối cao thuộc về Nhân dân, đồng thời cũng phản ánh thực tiễn đổi mới toàn diện, hội nhập sâu rộng, tiến bộ và phát triển của đất nước ta, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Thứ ba, với quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1 Điều 14), Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức lý luận và tư duy lập hiến trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân so với Hiến pháp năm 1992 (chỉ ghi nhận quyền con người về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện ở các quyền công dân) Điểm nhấn của nội dung này là việc bổ sung nguyên tắc “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2 Điều 14) Đây chính là điều kiện để bảo đảm tính hiện thực của quyền con người, quyền công dân, bảo đảm sự cân bằng, minh bạch và lành mạnh giữa các lợi ích trong mối quan hệ giữa Nhà nước với con người, công dân, cá nhân và phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là

Trang 7

thành viên; hạn chế tối đa bất cứ sự lạm dụng hay tùy tiện nào tước đi hay hạn chế các quyền và tự do vốn có của mọi người bởi các cơ quan nhà nước

Thứ tư, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 15 và Điều 16) Nguyên tắc hiến định này vừa khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền và nghĩa vụ, vừa đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện quyền này không thể là sự chối bỏ, phủ nhận hay xâm phạm đến quyền của người khác; nói khác đi, việc tôn trọng các quyền tự do của mỗi người phải đặt trong mối quan hệ với việc tôn trọng quyền và tự do của người khác

Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân, nhất là các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội, như: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” (khoản 2 Điều 24), “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội” (khoản 2 Điều 26), “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (khoản 2 Điều 28); “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em” (khoản 2 Điều 36); “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”, “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện

Trang 8

học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân…”, “Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 37) v.v… Cùng với việc nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền con người, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung các thiết chế độc lập nhằm tăng cường cơ chế thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, như hiến định Hội đồng Bầu cử quốc gia (Điều 117) và bổ sung quy định “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định” (đoạn 2, khoản 2 Điều 119)

III Bảo vệ quyền con người thông qua Hiến pháp

Hiến pháp là văn bản có vị trí cao nhất trong thang bậc hiệu lực pháp lý, đóng vai trò là đạo luật gốc, làm cơ sở cho các văn bản khác trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia Những nội dung không thể thiếu trong hầu hết các bản hiến pháp, đó là những quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và ghi nhận quyền con người, quyền công dân đã làm cho hiến pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhân quyền

Thông qua quy định của Hiến pháp về quyền con người có thể thấy Hiến pháp là công cụ pháp lý đảm bảo quyền con người và muốn bảo vệ quyền con người, quyền công dân thì trước hết nhà nước phải ghi nhận những quyền đó, nếu không có sự ghi nhận thì sẽ không có sự bảo vệ và thúc đẩy việc hiện thực hóa những quyền này Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp cũng là cách để một quốc gia tuyên bố với thế giới về tình trạng nhân quyền của nước mình Như vậy, bảo vệ quyền con người bắt buộc phải thông qua Hiến pháp xuất phát từ những lý do và lập luận sau đây:

1 Thứ nhất, Hiến pháp đóng vai trò là văn bản ghi nhận quyền con người, quyền công dân

Trang 9

Muốn đảm bảo quyền con người, quyền công dân thì trước hết nhà nước phải ghi nhận những quyền đó, nếu không có sự ghi nhận thì sẽ không có sự bảo vệ và thúc đẩy việc hiện thực hóa những quyền này Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp cũng là cách để một quốc gia tuyên bố với thế giới về tình trạng nhân quyền của nước mình

Lịch sử nhân loại đã cho thấy, ngay từ khi giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản làm thay đổi địa vị của người dân từ “thần dân” sang “công dân”, trở thành những người có quyền trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giai cấp tư sản đã chú ý đến việc bảo vệ thành quả này Theo đó, điều cần phải làm là ghi nhận những quyền này như một sự tuyên bố về nhân quyền và phải bảo vệ những quyền đó trước sự xâm phạm của mọi chủ thể trong xã hội, kể cả từ phía nhà nước Muốn đáp ứng được điều đó thì cần có một văn bản pháp lý có hiệu lực cao để ghi nhận các quyền con người với tư cách là thành quả của cuộc cách mạng tư sản Cũng từ đây, hiến pháp với tư cách là văn bản pháp lý ghi nhận các quyền tự do của con người ra đời Như vậy, ngay từ đầu, hiến pháp đã là văn bản quan trọng ghi nhận quyền con người, quyền công dân Nhờ sự ghi nhận này mà quyền con người, quyền công dân được thừa nhận, được tôn trọng và được bảo đảm Có thể nói rằng, hiến pháp sinh ra là để mang sứ mệnh bảo đảm quyền con người “Nếu như không có vấn đề phải bảo vệ nhân quyền thì có lẽ nhân loại cũng không cần có một bản hiến pháp cho mỗi một quốc gia.”

Ngày nay, các quốc gia đều ghi nhận quyền con người và quyền công dân trong hiến pháp của nước mình Chương về “quyền con người, quyền công dân” thường được đặt ở vị trí trang trọng trong hiến pháp của mỗi quốc gia Có thể nói rằng quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản của một quốc gia là một sự đảm bảo pháp lý để các quyền đó được tôn trọng và đảm bảo thực hiện Trên một phương diện nào đó, có thể nói rằng hiến pháp chính là văn bản đảm bảo nhân quyền ở một quốc gia và ghi nhận

Trang 10

những quyền đó Sở dĩ nói như vậy là vì việc ghi nhận là điều rất quan trọng, là bước khởi đầu cho việc thực hiện các bước tiếp theo đó là bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở một quốc gia đồng thời là sự khẳng định và đảm bảo về mặt số lượng cũng như phạm vi các quyền mà các công dân cũng như cá nhân nước ngoài sống tại nước đó được hưởng thụ

2 Hiến pháp đóng vai trò là công cụ hạn chế quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền con người

Trước hết cần phải khẳng định rằng việc hạn chế quyền lực nhà nước là một điều rất quan trọng để bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở một quốc gia bởi lẽ, những quyền này rất dễ bị xâm phạm từ phía nhà nước Nhà nước bảo đảm quyền con người nhưng “nhà nước cũng là một trong những nơi tiềm ẩn mối nguy hiểm nhất cho sự vi phạm nhân quyền vì so với các chủ thể khác trong xã hội, nhà nước có nhiều ưu thế hơn đó là nắm quyền lực trong tay, có nhân lực, có vũ khí, tiền bạc và được quyền bắt, giam, giữ con người khi cho họ là những nghi can, theo quy định mà chính bản thân nhà nước đặt ra Bảo vệ nhân quyền trước hết và hơn bao giờ hết phải có sự ngăn ngừa từ phía Nhà nước Ngăn ngừa bằng cách quy định một cách chặt chẽ các cách thức tổ chức và hoạt động của Nhà nước” Muốn hạn chế quyền lực nhà nước cần phải: có phân quyền để tránh tập trung quyền lực vào một cơ quan, tổ chức hay cá nhân; phải có cơ chế để các nhánh quyền lực chỉ được hoạt động trong phạm vi pháp luật cho phép

Hiến pháp với tư cách là văn bản quy định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước đã đáp ứng được hai yêu cầu nêu trên nên có thể nói rằng hiến pháp là văn bản hạn chế quyền lực nhà nước Việc quy định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước trong hiến pháp theo tam quyền phân lập có sự phân chia, kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực giúp tránh được kiểu quyền lực tập trung vào trong tay một người hay một nhóm người, dẫn đến quyền lực không có giới hạn giống quyền lực của các vị vua phong kiến chuyên quyền, độc đoán và hệ quả

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w