Tiểu luận này tập trung vào việc phân tích bẫy thu nhập trung bình ở các nước đang phát triển như Thái Lan, Philippines và Brazil, và tìm hiểu những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có th
Mục tiêu nghiên cứu
- Cung cấp kiến thức tổng quan về bẫy thu nhập trung bình, nguyên nhân tác động và các biện pháp để thoát khỏi tình trạng trên.
- Nghiên cứu bẫy thu nhập trung bình ở các quốc gia đang phát triển: Thái Lan, Philippines, Brazil
- Khái quát kinh tế Việt Nam, những thách thức mà Việt Nam gặp phải khi đối mặt với bẫy thu nhập trung bình và giải pháp mà Việt Nam có thể thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê,thu thập thông tin
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài của đề tài
Từ những cơ sở lý thuyết, phân tích và đánh giá vấn đề về bẫy thu nhập trung bình ở các nước đang phát triển Thái Lan, Philippines, Brazil giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những rào cản và thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Điều này cho phép chúng ta xác định các yếu tố quan trọng cần được giải quyết để vượt qua bẫy này Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ta có thể đưa ra các giải pháp cụ thể và điều chỉnh chính sách cho Việt Nam tránh “bẫy thu nhập trung bình”.
Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
- Chương 2: Phân tích bẫy thu nhập trung bình ở một số nước đang phát triển
- Chương 3: Thực trạng bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm Bẫy thu nhập trung bình
Khái niệm Bẫy thu nhập trung bình (Middle Income Trap) được Ngân hàng Thế giới (WorldBank) lần đầu đưa ra trong báo cáo “Đông Á phục hưng - ý tưởng phát triển kinh tế”, năm 2007 là tình trạng một quốc gia đã vượt qua mức thu nhập thấp để tiến tới một mức thu nhập nhất định nhưng mắc kẹt tại đó và không thể tiến tới mức thu nhập cao hơn, mất nhiều thập kỷ vẫn không trở thành quốc gia phát triển do các vấn đề nguồn lực và điều kiện phát triển Nhiều quốc gia đã trải qua cái bẫy này, đặc trưng bởi tăng trưởng kinh tế chậm lại, tiền lương trì trệ, tiến bộ công nghệ hạn chế và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế suy giảm hoặc đình trệ.
Thu nhập quốc dân của nền kinh tế, được Ngân hàng Thế giới phân loại dựa trên mức bình quân đầu người theo dữ liệu từ ngày 1/7/2015 cụ thể như sau:
- Thu nhập thấp: GNI bình quân đầu người là 1.045 USD hoặc ít hơn.
- Thu nhập trung bình thấp: GNI bình quân đầu người dao động từ 1.046 USD đến 4.125 USD.
- Thu nhập trung bình cao: GNI bình quân đầu người rơi vào khoảng từ 4.126 USD đến 12.735 USD.
- Thu nhập cao: GNI bình quân đầu người lớn hơn hoặc bằng khoảng 12.736 USD
Dựa vào những tiêu chí trên thì đối tượng của “bẫy thu nhập trung bình” là những nước có GNI bình quân đầu người ở mức từ 1.046 USD đến 12.735 USD Thế nhưng đây là những phạm vi chỉ có tính chất tương đối, hoàn toàn có thể điều chỉnh dựa trên việc hàng năm, WB sẽ dựa trên thu nhập bình quân đầu người để thay đổi lại cách phân loại các nền kinh tế.
Một quốc gia đang phát triển, được Liên Hợp Quốc (UN) và các tổ chức quốc tế khác sử dụng các tiêu chí khác nhau để phân loại là một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế và công nghiệp hóa tương đối thấp so với các quốc gia tiên tiến hơn, có bình quân mức sống còn khiêm tốn và có chỉ số phát triển con người cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao Các nước đang phát triển thường phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế xã hội khác nhau và cố gắng cải thiện mức sống, cơ sở hạ tầng và phúc lợi tổng thể của họ.
Nguyên nhân mắc Bẫy thu nhập trung bình
Nguyên nhân của bẫy thu nhập trung bình ở các nước đang phát triển rất đa dạng và tùy theo từng quốc gia Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu:
- Thiếu đổi mới và nâng cấp công nghệ: Các nước đang phát triển thường phải vật lộn để theo kịp những tiến bộ và đổi mới công nghệ Khi tiếp thu và áp dụng các công nghệ mới, có thể phải đối mặt với những thách thức cản trở khả năng tăng năng suất và tiến lên trong chuỗi giá trị của đất nước.
- Thiếu sự đầu tư vào vốn con người: Giáo dục và phát triển kỹ năng là cần thiết cho sự phát triển kinh tế Các nước đang phát triển thiếu đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào tạo có chất lượng có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt kỹ năng có thể hạn chế năng suất và cản trở tăng trưởng kinh tế.
- Khung thể chế yếu kém: Quản trị yếu kém, tham nhũng, thiếu pháp quyền và sự kém hiệu quả của bộ máy hành chính có thể tạo ra một môi trường kinh doanh không thuận lợi và cản trở sự phát triển của khu vực tư nhân Các khuôn khổ thể chế yếu kém làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư, kìm hãm tinh thần kinh doanh và hạn chế đa dạng hóa kinh tế.
- Thách thức kinh tế vĩ mô: Các nước đang phát triển thường phải đối mặt với các lỗ hổng kinh tế vĩ mô như lạm phát cao, thâm hụt ngân sách và tỷ giá hối đoái biến động Những thách thức này có thể tạo ra sự không chắc chắn, làm giảm dòng vốn đầu tư gây cản trở sự ổn định và tăng trưởng kinh tế.
- Cơ sở hạ tầng chưa phát triển:Cơ sở hạ tầng yếu kém như mạng lưới giao thông, năng lượng và truyền thông có thể cản trở hoạt động kinh tế và thương mại Thiếu đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng làm hạn chế khả năng kết nối, tăng chi phí giao dịch và cản trở khả năng cạnh tranh của ngành.
- Thiếu đa dạng hóa kinh tế: Các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào một số ít ngành công nghiệp và hàng hóa, khiến họ dễ gặp phải những tác động bên
- Brazil cũng chú trọng vào thúc đẩy xuất khẩu để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường và thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển như ký kết các thỏa thuận thương mại tự do (FTA), tham gia các tổ chức kinh tế,
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẪY THU NHẬP Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1.Khái quát kinh tế Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định và mạnh mẽ Trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng GDP hàng năm trung bình đạt khoảng 6,8% Dù tác động của đại dịch COVID-19 đã gây ra một số khó khăn, nhưng chính phủ Việt Nam đã triển khai các biện pháp kích thích kinh tế để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng.
Hình 5: Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm
Trong năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi ấn tượng với mức tăng trưởng đạt 8,0%, vượt mức trung bình 7,1% trong giai đoạn 2016-2019 Điều này một phần đến từ hiệu ứng cơ sở thấp, được thúc đẩy nhờ phục hồi của tiêu dùng cá nhân trong nước sau đại dịch COVID-19 và hoạt động từ sản xuất định hướng xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ Thế nhưng, đóng góp của khu vực công vào tăng trưởng còn bị hạn chế bởi vấn đề triển khai các chương trình đầu tư công còn chưa được phát triển Thêm vào đó các hoạt động phục hồi về mức trước đại dịch vào năm 2022, nhu cầu toàn cầu yếu hơn đã gây ra tình trạng các đơn đặt hàng và xuất khẩu chững lại trong Quý 4-2022, đồng thời gây ra áp lực mới lên thị trường lao động Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình là 3,1% Lĩnh vực tài chính của nước ta chịu nhiều khó khăn hơn trong năm 2022, trong khi cán cân tài khóa ước tính thặng dư.
Trong giai đoạn 2021-2022, sản xuất công nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển Ngành công nghiệp chế biến và chế tạo gia công xuất khẩu đạt mức tăng trưởng 12,9% trong năm 2021 Ngành công nghiệp điện tử, ô tô và dệt may cũng ghi nhận sự phát triển tích cực.
Tính đến tháng 5/2023, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 130,8 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản và thủy sản Đồng thời, giá trị nhập khẩu cũng tăng lên mức khoảng 134,4 tỷ USD.
Việt Nam vẫn thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo số liệu thống kê đến tháng 5/2023, số vốn FDI đăng ký mới đạt khoảng 14,1 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước Các lĩnh vực thu hút FDI chủ yếu là công nghiệp chế biến, bất động sản và xây dựng, khoa học và công nghệ.
Từ đầu năm 2023 đến tháng 5/2023, lạm phát tại Việt Nam tăng nhẹ Tuy nhiên, Chính phủ đã và đang áp dụng các biện pháp để kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả. Ở cơ cấu của nền kinh giai đoạn tế quý I năm 2023, các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giữ tỷ trọng 11,66%; các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%; khu vực dịch vụ chiếm 43,65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,22% (Cơ cấu tương ứng ở cùng kỳ năm 2022 là 11,57%; 37,08%; 42,06%; 9,29%).
Về sử dụng GDP giai đoạn quý I năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng lên 3,01% so với cùng kỳ năm trước, góp vào 46,11% tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 0,02%, đóng góp 0,14%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,52%, sự chênh lệch trong xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm 53,75%.
3.2.Thực trạng bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam
PHÂN TÍCH BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
THỰC TRẠNG BẪY THU NHẬP Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Khái quát kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định và mạnh mẽ Trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng GDP hàng năm trung bình đạt khoảng 6,8% Dù tác động của đại dịch COVID-19 đã gây ra một số khó khăn, nhưng chính phủ Việt Nam đã triển khai các biện pháp kích thích kinh tế để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng.
Hình 5: Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm
Trong năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi ấn tượng với mức tăng trưởng đạt 8,0%, vượt mức trung bình 7,1% trong giai đoạn 2016-2019 Điều này một phần đến từ hiệu ứng cơ sở thấp, được thúc đẩy nhờ phục hồi của tiêu dùng cá nhân trong nước sau đại dịch COVID-19 và hoạt động từ sản xuất định hướng xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ Thế nhưng, đóng góp của khu vực công vào tăng trưởng còn bị hạn chế bởi vấn đề triển khai các chương trình đầu tư công còn chưa được phát triển Thêm vào đó các hoạt động phục hồi về mức trước đại dịch vào năm 2022, nhu cầu toàn cầu yếu hơn đã gây ra tình trạng các đơn đặt hàng và xuất khẩu chững lại trong Quý 4-2022, đồng thời gây ra áp lực mới lên thị trường lao động Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình là 3,1% Lĩnh vực tài chính của nước ta chịu nhiều khó khăn hơn trong năm 2022, trong khi cán cân tài khóa ước tính thặng dư.
Trong giai đoạn 2021-2022, sản xuất công nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển Ngành công nghiệp chế biến và chế tạo gia công xuất khẩu đạt mức tăng trưởng 12,9% trong năm 2021 Ngành công nghiệp điện tử, ô tô và dệt may cũng ghi nhận sự phát triển tích cực.
Tính đến tháng 5/2023, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 130,8 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản và thủy sản Đồng thời, giá trị nhập khẩu cũng tăng lên mức khoảng 134,4 tỷ USD.
Việt Nam vẫn thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo số liệu thống kê đến tháng 5/2023, số vốn FDI đăng ký mới đạt khoảng 14,1 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước Các lĩnh vực thu hút FDI chủ yếu là công nghiệp chế biến, bất động sản và xây dựng, khoa học và công nghệ.
Từ đầu năm 2023 đến tháng 5/2023, lạm phát tại Việt Nam tăng nhẹ Tuy nhiên, Chính phủ đã và đang áp dụng các biện pháp để kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả. Ở cơ cấu của nền kinh giai đoạn tế quý I năm 2023, các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giữ tỷ trọng 11,66%; các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%; khu vực dịch vụ chiếm 43,65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,22% (Cơ cấu tương ứng ở cùng kỳ năm 2022 là 11,57%; 37,08%; 42,06%; 9,29%).
Về sử dụng GDP giai đoạn quý I năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng lên 3,01% so với cùng kỳ năm trước, góp vào 46,11% tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 0,02%, đóng góp 0,14%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,52%, sự chênh lệch trong xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm 53,75%.
Thực trạng bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam
Theo mức phân loại nhóm nền kinh tế của WB, Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia với nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp Vào
2009, nước ta chính thức thoát ngưỡng thu nhập thấp khi mức GDP bình quân đầu người đã đạt 1.160 USD Từ đó đến nay, chỉ số này vẫn đang duy trì ở mức tăng hàng năm nhưng luôn nằm trong phạm vi thu nhập trung bình Ở những năm
2010 - 2019, Việt Nam liên tục đạt mức thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước Giai đoạn này, thu nhập bình quân của Việt Nam tăng từ 1.273 USD (năm 2010) lên 2.109 USD (năm 2015) và tăng lên 2.714 USD năm 2019. Đại dịch COVID-19 đã tác động toàn diện và sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới trong năm 2020, nhưng tình hình vẫn còn phức tạp Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới và có nhiều tác động nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội Tăng trưởng kinh tế của chúng ta còn có những khiếm khuyết làm cho tốc độ tăng trưởng biến động, không ổn định Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quy mô tăng trưởng kinh tế Việt Nam Kể từ khiViệt Nam thực hiện chính sách mở cửa đã thu hút một lượng lớn quỹ đầu tư Vốn đầu tư tuy tăng nhưng hiệu quả đầu tư còn thấp thể hiện qua chỉ số ICOR khá cao trong giai đoạn phát triển.
Hình 6: Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2010-2021
Từ 2011 đến 2015 là 6,25 năm 2016 là 6,42 Giảm xuống 6.11 vào năm
2017 5,97 vào năm 2018 Năm 2019 đạt 6,08 Hệ số ICOR bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,14, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015 Nếu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 là 2,5% thì mục tiêu tối thiểu của giai đoạn 2021- 2025-2025 là 6,5% và bình quân chung hàng năm trong 4 năm còn lại tối thiểu là 7,5%
Theo phân tích diễn biến tăng trưởng kinh tế trong hơn 30 năm qua, trong đó có 3 kỳ khủng hoảng, cho thấy: Mức giảm sâu nhất của kỳ khủng hoảng lần thứ nhất (1977-1991) là 4,47%; sau đó, tăng trưởng phục hồi 6,79%.
Mức giảm lớn nhất trong giai đoạn khủng hoảng thứ hai (2008-2011) là 5,4%, phục hồi mức 6,42% vào năm sau Cuộc khủng hoảng 2008-2010 bắt nguồn từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Kết hợp với những yếu kém về cấu trúc bên trong Cầu bên ngoài giảm, nhưng cầu trong nước không giảm nhiều như khủng hoảng do đại dịch gây ra Ngoài ra, trong khi nhu cầu bên ngoài giảm, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu vẫn ở mức rất cao ở mức cao hai con số trong những năm đó.Mô hình tăng trưởng kéo dài cho đến hiện tại khiến kinh tế nước ta “loay hoay trong bẫy thu nhập trung bình”.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam bao gồm:
- Kết cấu kinh tế: Sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra khoảng cách thu nhập giữa các khu vực đô thị và nông thôn, giữa các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác.
- Kỹ năng và trình độ giáo dục: Trình độ của người lao động hiện nay vẫn còn chưa cao, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo Tỷ lê – đầu tư cho giáo dục sau phổ thông, nhất là bâ –c đại học còn quá thấp so với các nước, năm 2019 tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục sau phổ thông ở nước ta ở mức 0,6% GDP so với Hàn Quốc là 0,9% GDP, Malaysia là 0,82% GDP.
- Cơ hội việc làm: Mặc dù có sự phát triển kinh tế, nhưng cơ hội việc làm vẫn chưa đáp ứng đủ cho toàn bộ lực lượng lao động, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có thu nhập cao.
- Tiếp cận tài chính: Sự khó khăn trong việc tiếp cận tài chính và vay vốn cũng có thể gây hạn chế trong việc phát triển doanh nghiệp và tạo thu nhập
Nếu tốc độ tăng trưởng là 6%/năm, Việt Nam sẽ tiến gần hơn đến nước có thu nhập trung bình vào năm 2030 Mục tiêu này có thể phải lùi lại một năm (so với Nghị quyết Đại hội 13) Với tốc độ tăng trưởng hàng năm 7%, Việt Nam có thể trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, nhưng vẫn có thể chậm hơn một hoặc hai năm so với mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.Mức tăng 8% hàng năm giúp Việt Nam đi trước mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2030 từ 3 - 4 năm và trước mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 từ 2 - 3 năm Bẫy thu nhập trung bình vẫn còn tồn tại và đang là một thách thức Mặc dù kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây, việc giảm bớt bất bình đẳng thu nhập và vượt qua bẫy thu nhập trung bình vẫn đòi hỏi nỗ lực và biện pháp tương ứng.
Tác động của bẫy thu nhập trung bình tới nền kinh tế Việt Nam
- Giới hạn tăng trưởng kinh tế: dấu hiệu rõ ràng nhất ở nước ta trong việc rơi vào bẫy thu nhập trung bình chính là tăng trưởng chậm Sau khi khắc phục các ảnh hưởng xấu từ khủng hoảng tài chính Châu Á trong giai đoạn 1997 - 1998, kinh tế Việt Nam đánh dấu mốc mạnh mẽ trong tăng trưởng từ khoảng năm 2000 Tốc độ tăng trưởng dần dần cao lên từ năm 2001 và đạt mức cao nhất 7,55% trong năm 2005 Tuy nhiên, khi đạt đến ngưỡng thu nhập trung bình, xu hướng tăng trưởng bắt đầu chậm lại Trước khi rơi vào bẫy này, Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhờ vào việc tận dụng lợi thế lao động giá rẻ và xuất khẩu lao động Tuy nhiên, khi mô hình này không còn bền vững và nguồn lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh, quốc gia gặp khó khăn trong việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
- Thiếu sự đa dạng hóa kinh tế: Bẫy thu nhập trung bình khiến nền kinh tế mắc kẹt trong các ngành công nghiệp truyền thống và khó khăn trong việc đa dạng hóa cơ cấu kinh tế Việc phụ thuộc vào một số lĩnh vực kinh tế chủ chốt, như lao động tăng cường, chế biến nông sản và sản xuất dựa trên lao động giá rẻ, có thể làm tăng rủi ro và làm suy yếu khả năng chống chịu với biến động kinh tế và cạnh tranh quốc tế Đồng thời, sự thiếu đa dạng hóa cũng có thể làm giảm sự cạnh tranh và khả năng thích ứng của nền kinh tế Việt Nam trước các thay đổi kinh tế toàn cầu.
- Thiếu năng lực cạnh tranh:Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, bao gồm hạn chế về đổi mới công nghệ, hạn chế về chất lượng sản phẩm, và thiếu sự phát triển toàn diện của nguồn nhân lực Đây là một yếu tố quan trọng để vượt qua bẫy thu nhập trung bình nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Điều này bao gồm việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực
- Cơ sở hạ tầng và nhân lực: Bẫy thu nhập trung bình cũng đặt ra cho Việt
Nam những thách thức về cơ sở hạ tầng và nhân lực Để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam cần đầu tư vào việc xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông và năng lượng Đồng thời, cần tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp hiện đại.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2045 là mức thu nhập bình quân đầu người đạt 12000 USD, thuộc nhóm nước có thu nhập cao; 60% thuộc tầng lớp trung lưu và khu vực tư nhân đóng góp 80% GDP Để thực hiện được mục tiêu đó là một quá trình đầy khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, sự nỗ lực từ nhiều phía Dưới đây là một số bài học và kinh nghiệm được rút ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập trung bình cho Việt Nam:
- Đầu tư vào giáo dục và đào tạo: Các nước như Thái Lan, Philippines và
Brazil đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao năng lực lao động và tăng cường khả năng cạnh tranh Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào hệ thống giáo dục và đào tạo chất lượng cao, tập trung vào việc phát triển các kỹ năng cần thiết cho kinh tế hiện đại như công nghệ thông tin, kỹ thuật, và quản lý.Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam đòi hỏi một loạt kỹ năng và quy trình sản xuất mới và phức tạp hơn so với trước đây Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao trình độ và chất lượng giáo dục, nhưng chỉ có 2/3 trẻ em hoàn thành chương trình trung học phổ thông và chưa đến 1/10 người lao động hiện nay có bằng đại học hoặc đào tạo nghề Hiện nay, hơn một nửa số doanh nghiệp ở Việt Nam cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có kỹ năng phù hợp Chỉ phát triển kinh tế tri thức mới có thể chuyển đổi triệt để mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu và đây là con đường nhanh nhất, có hiệu quả nhất để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vượt qua bẫy thu nhập trung bình
- Tăng cường đổi mới, đầu tư vào khoa học công nghệ: So với các nước trên thế giới, trình độ công nghệ của Việt Nam còn khá lạc hậu, thô sơ, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp Khoa học – công nghệ và chưa trở thành động lực nâng cao năng suất, sức cạnh tranh và phát triển kinh tế - xã hội Đầu tư cho lĩnh vực này còn quá ít, trong đó chi cho khoa học – công nghệ của khu vực nhà nước và tư nhân mới chiếm 0,44% GDP Trong khi đó, mức trung bình của thế giới là 2,23% GDP Ta thấy rằng, Brazil cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong nỗ lực vượt qua bẫy thu nhập trung bình bằng việc tăng đầu tư vào khoa học kĩ thuật để phát triển các ngành công nghiệp khác như công nghệ thông tin, sản xuất xe hơi, máy móc và sử dụng khoa học để cải thiện sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh Hay ở Thái Lan, trong năm 2018, nước này đã thực hiện 13200 dự án nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, Thái Lan còn phát triển nhiều mặt hàng kỹ thuật cao, tập trung vào công nghệ thông tin, năng lượng để cải thiện năng suất lao động và tạo thêm nhiều việc làm mới.
- Xây dựng thể chế vững chắc, tăng cường vai trò nhà nước: Nhà nước vẫn nắm giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế Nhà nước cần đưa ra những chính sách, chiến lược phát triển kịp thời có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, phù hợp với lợi thế của đất nước nhằm giảm các vấn đề như lạm phát, thất nghiệp, Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế, duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ công cộng quan trọng như y tế, giáo dục, an ninh, để tạo ra môi trường sống ổn định cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh Và nhà nước cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ tài chính và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư
- Tiếp tục thực hiện hội nhập quốc tế toàn diện: tham gia vào thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Thái Lan, Philippines và Brazil đã khẳng định sự quan trọng của việc ký kết các hiệp định thương mại tự do và tích cực tham gia vào các cộng đồng kinh tế vùng lân cận Việt Nam có thể học hỏi bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với các quốc gia khác, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do và phát triển các khu vực kinh tế đặc biệt Điều này sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam và tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Tiếp tục tích cực tham gia và hoạt động ở các tổ chức liên kết trên thế giới để phát triển kinh tế và giáo dục, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài Ở Brazil đã từng vì tập trung vào việc phát triển phát triển trong nước mà thiếu liên kết với nước ngoài mà mất đi khả năng cạnh tranh và thiếu hụt vốn đầu tư Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường liên kết quốc tế là một biện pháp vô cùng quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và giúp đất nước từng bước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình
Việc áp dụng những bài học này đòi hỏi sự quyết tâm và cam kết từ các nhà lãnh đạo và xã hội Sự đồng lòng và hợp tác của tất cả các bên liên quan là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu của Việt Nam trong việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình và xây dựng một nền kinh tế phát triển, mang lại lợi ích bền vững cho toàn bộ quốc gia và người dân.