Khái niệm cầu hàng hóaCầu D-Demand là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵnsàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu
Trang 1NGUYỄỄN VÂN ANH
Hà N i, ngày ộ 19 tháng 11 năm 2021
NHÓM 1 Gi ng viên b mônảộNhóm th c hi nựệ
Trang 216Hoàng Thị ThướngMỤC LỤC
Trang 3THÀNH VIÊN NHÓM 2
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 5
1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẦU HÀNG HÓA 6
1.1 Khái niệm cầu hàng hóa 6
1.2 Luật cầu 7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu và lượng cầu hàng hoá dịch vụ 7
1.3.1 Nhân tố nội sinh 7
1.3.2 Nhân tố ngoại sinh 8
1.3.2.1 Thu nhập của người tiêu dùng (I) 8
1.3.2.2 Giá cả của hàng hoá liên quan (Py) 8
1.3.2.3 Số lượng người tiêu dùng (n) 9
1.3.2.4 Thị hiếu (T) 9
1.3.2.5 Các kỳ vọng của người tiêu dùng (E) 10
1.3.2.6 Các nhân tố khác 10
1.4 Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường do cầu (cung không thay đổi) 10
1.5 Độ co giãn của cầu theo giá 11
2 THỰC TRẠNG CẦU XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM 2017-2020 14
2.1 Tình hình thị trường xăng dầu tại Việt Nam (2017-2020) 14
2.1.1 Khái quát tình hình thị trường xăng dầu Việt Nam (2017- 2020) 14
2.1.2 Thực trạng ngành xăng dầu thị trường Việt Nam (2017-2020) 14
2.1.2.1 Tình hình cầu thị trường xăng dầu 14
2.1.2.2 Tình hình biến động giá cả xăng dầu tại nước ta 15
2.1.2.3 Các nguồn cung xăng dầu 17
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 18
2.2.1 Thu nhập người tiêu dùng (I) 18
2.2.2 Số lượng người tiêu dùng 21
2.2.3 Thị hiếu 22
T r a n g | 3
Trang 42.2.4 Độ co giãn của cầu theo giá 23
2.3 Đánh giá thực trạng Cầu xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2017-2020 23
2.3.1 Ưu điểm 23
2.3.2 Nhược điểm 24
3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XĂNG DẦU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 25
3.1 Định hướng phát triển xăng dầu trong thời gian tới 25
3.2 Các vấn đề cần tập trung giải quyết 25
3.2.1 Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong thị trường 25
3.2.2 Cơ chế điều hành nguồn 25
3.2.3 Cơ chế điều hành giá bán xăng dầu 26
3.2.4 Cơ chế điều hành thuế khâu nhập khẩu 26
3.2.5 Cơ chế phòng ngừa rủi ro giá dầu 26
3.2.6 Các nhóm giải pháp khác 26
PHẦN KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Xăng dầu là một trong những trụ cột của năng lượng toàn cầu, là sản phẩm có vai trò quan trọng trong tất cả đời sống lĩnh vực Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi hàng hóa dịch vụ đều ít nhiều đều chứa giá trị của xăng dầu Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế không ngừng thì nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày càng tăng mạnh và vai trò của xăng dầu ngày càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong phát triển nền kinh tế quốc dân Vì vậy những biến động của xăng dầu luôn là vấn đề “nóng” được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm trong đó có cả Việt Nam Với mong muốn hiểu rõ hơn tình hình cầu xăng dầu và sự biến động giá cả của xăng dầu trong nước Nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Cầu thị trường hàng hóa xăng dầu tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2017-2020” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trong bài luận này, nhóm chúng tôi sẽ tập trung giải quyết về những vấn đề sau: 1 Cơ sở lý thuyết về cầu hàng hóa
2 Thực trạng về Cầu hàng hóa xăng dầu tại Việt Nam giai đoạn 2017-2020
3 Tìm ra giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động xăng dầu đến tình hình kinh tế, đồng thời đưa ra những định hướng phát triển thị trường
T r a n g | 5
Trang 61 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẦU HÀNG HÓA 1.1 Khái niệm cầu hàng hóa
Cầu (D-Demand) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn
sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Cầu cá nhân và cầu thị trường: (1) Cầu cá nhân (q ): Là cầu của một cá thể nào đód tham gia thị trường; (2) Cầu thị trường (Q ): Là tổng hợp của các cầu cá nhân theo các mứcD giá.
Lượng cầu (QD– Quantity demanded) là số lượng hàng hóa- dịch vụ mà người mua
sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở một mức giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Đường cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá Các điểm trên
đường cầu cho biết lượng cầu ở một mức giá nhất định.
Trang 71.2 Luật cầu
Lượng cầu của một hàng hóa - dịch vụ nào đó có xu hướng tăng lên khi giá cả của hàng hóa dịch vụ đó giảm xuống và ngược lại ( trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi).
Luật cầu được giải thích bởi hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập Hiệu ứng thay thế chỉ ra rằng, mỗi hàng hóa có thể được thay thế bằng hàng hóa khác Khi giá của hàng hóa nào đó tăng cao người ta sẽ tìm mua các hàng hóa thay thế khác để sử dụng Mặt khác, hiệu ứng thu nhập cho biết với một mức thu nhập không đổi, khi giá hàng hóa tăng lên người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng hóa hơn khiến cho lượng cầu giảm xuống Tuy nhiên, luật cầu không áp dụng với một số mặt hàng kém chất lượng, lỗi mốt, dù người bán hạ giá sản phẩm nhưng người mua lại không có nhu cầu.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu và lượng cầu hàng hoá dịch vụ
Trong các phần trước, khi nghiên cứu về của của một loại hàng hoá chúng ta giả định ngoài giá và lượng cầu thì các yếu tố khác không thay đổi Tuy nhiên, một số yếu tố có sự ảnh hưởng đến cầu với lượng hàng hoá,dịch vụ Nhận xét tổng quan: các yếu tố khác với giá thay đổi có thể làm dịch chuyển đường cầu Cụ thể:
1.3.1 Nhân tố nội sinh
Giá của bản thân hàng hoá (P ) được xem là biến nội sinh, khi giá của bản thân hàngX hóa tăng thì lượng cầu về hàng hoá đó giảm xuống và ngược lại (trong điều kiện các yếu tố
Trang 81.3.2.1 Thu nhập của người tiêu dùng (I)
Thu nhập tăng dẫn tới cầu về hàng hóa thông thường tăng lên, trong đó bao gồm hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ Hàng hóa thiết yếu là những hàng hóa được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng (hàng hóa thứ cấp) thì khi thu nhập tăng, cầu hàng hóa giảm tại mọi mức giá.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phân loại giữa hàng hóa xa xỉ, thông thường hay thứ cấp là tại các không gian và thời gian cụ thể.
1.3.2.2 Giá cả của hàng hoá liên quan (Py)
Cầu về hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hóa đó mà nó còn phụ thuộc vào giá cả của các mặt hàng có liên quan, có tác động trực tiếp đến cầu của hàng hóa đang xét Có 2 loại hàng hoá liên quan là:
Hàng hoá thay thế: là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác do chúng giống
nhau hoặc có cùng giá trị sử dụng, thỏa mãn cùng nhu cầu trong tiêu dùng Lúc này, khi giá của hàng hoá này tăng, người ta chuyển sang mua hàng hoá kia nhiều hơn, dẫn đến cầu về hàng hoá kia tăng lên và ngược lại.
Trang 9Hàng hoá bổ sung: là hàng hoá được sử dụng đồng thời với hàng hoá khác Như vậy.
khi giá của hàng hoá này tăng lên thì cầu về hàng hoá kia giảm và ngược lại.
1.3.2.3 Số lượng người tiêu dùng (n)
Số lượng người tiêu dùng phản ánh quy mô tiêu dùng trên thị trường.Thị trường có càng nhiều người tiêu dùng và quy mô càng lớn thì cầu càng cao và ngược lại Đối với các mặt hàng thiết yếu khi dân số tăng lên thì cầu về hàng hóa đó sẽ tăng lên ở mọi mức giá.
1.3.2.4 Thị hiếu (T)
Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với từng hàng hoá - dịch vụ Trong đó, các yếu tố sở thích, trào lưu, phong tục, tập quán lối sống tác động mạnh đến cầu về hàng hoá, theo hướng:
Nếu hàng hoá phù hợp với thị hiếu sở thích, hàng hoá hợp mốt hay đang là trào lưu tiêu dùng thì cầu về hàng hoá đó tăng.
Ngược lại, nếu hàng hoá đó lạc hậu về mốt, không còn phù hợp với thị hiếu nữa thì cầu giảm xuống.
T r a n g | 9
Trang 101.3.2.5 Các kỳ vọng của người tiêu dùng (E)
Kỳ vọng là sự mong đợi của người tiêu dùng trong tương lai Điều này, có thể tác động trực tiếp đến nhu cầu và hành vi tiêu dùng hiện tại của họ.
Kỳ vọng về sự thay đổi của giá cả: Nếu người tiêu dùng kỳ vọng về giá cả của hàng
hoá trong tương lai tăng, thì tại mỗi mức giá cho trước lượng cầu hiện tại có xu hướng tăng lên và ngược lại.
Kỳ vọng về sự thay đổi của thu nhập: Nếu thu nhập trong tương lai tăng lên thì cầu
hiện tại sẽ tăng và ngược lại, nếu người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu, chủ động tích lũy cho cuộc sống về già hay đề phòng thất nghiệp, thiên tai, bệnh dịch…thì cầu hiện tại giảm xuống.
1.3.2.6 Các nhân tố khác
Các chính sách, quy định của Chính phủ trong từng thời kì có ảnh hưởng đến mức thu nhập của người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ, từ đó ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa Chẳng hạn, những mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà nước đặt mức thuế cao, do đó giá bán sẽ cao, vì vậy cầu giảm và ngược lại Ngoài ra một số yếu tố khác cũng tác động làm thay đổi cầu về hàng hóa như: ảnh hưởng từ các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp, thời tiết khí hậu, văn hóa tín ngưỡng, …
1.4 Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường do cầu (cung không thay đổi)
Cân bằng thị trường là một trạng thái mà tại đó không có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng
Vì một lý do nào đó, các biến ngoại sinh làm cầu thay đổi Chẳng hạn, thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, người ta có thể mua được nhiều hàng hóa thông thường hơn Do vậy cầu về hàng hóa thông thường tăng lên Đường cầu hàng hóa thông thường dịch sang phải (Do dịch chuyển sang D1) Điểm cân bằng mới được thiết lập tại giao điểm của đường
Trang 11cung không đổi (S0) và đường cầu mới (D1) Điểm cân bằng thay đổi từ điểm E0 đến điểm E1 (Hình 1.4) Khi đó, giá cân bằng tăng và lượng cân bằng cũng tăng lên.
Trong trường hợp ngược lại, khi cầu giảm (cung không đổi) thì giá cân bằng giảm và lượng cân bằng cũng giảm.
1.5 Độ co giãn của cầu theo giá
Đô 7 co gi8n c9a cầu theo giá là đại lượng đo mức đô € phản ứng của lượng cầu với sự thay đổi về giá cả của hàng hóa đó.
Khi giá cả tăng 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm bao nhiêu phần trăm và ngược lại Đô € co giãn của cầu theo giá thường có giá trị âm, phản ánh mối quan hệ ngược chiều giữa giá và lượng cầu.
Công thức tính:
T r a n g | 11
Trang 12Trong đó: %ΔQ : Là phần trăm thay đổi của lượng cầuD
%ΔP: Là phần trăm thay đổi của giá.
Các giá trị của hệ số co giãn của cầu theo giá luôn không phải là số dương và không có đơn vị tính
Co gi8n đi:m
Khi thay đổi của giá là vô cùng nhỏ, ta có thể tính đô € co giãn của cầu theo giá tại mô €t điểm trên đường cầu Khi đó đô € co giãn của cầu theo giá được xác định bằng công thức:
Co gi8n kho<ng
Khi phần trăm thay đổi của giá là lớn, công thức tính tại điểm không còn thích hợp nữa, khi đó để tính đô € co giãn của cầu theo giá ta tính đô € co giãn trên mô €t khoảng hữu hạn của đường cầu
=
Trong đó: ΔQ : Là sự thay đổi của lượng cầuD
ΔP: Là sự thay đổi của giá
Trang 13: Giá trung bình : Lượng cầu trung bình Phân loại co gi8n cầu theo giá:
Với E= đô € co giãn của cầu theo giá có thể có năm giá trị tương ứng như sau:
E > 1: Cầu co giãn tương đốiE < 1: Cầu ít co giãn
E = 1: Cầu co giãn đơn vị E = ∞: Cầu hoàn toàn co giãn E = 0: Cầu hoàn toàn không co giãn
T r a n g | 13
Trang 142 THỰC TRẠNG CẦU XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM 2017-2020 2.1 Tình hình thị trường xăng dầu tại Việt Nam (2017-2020)
2.1.1 Khái quát tình hình thị trường xăng dầu tại Việt Nam (2017- 2020)
Xăng dầu luôn chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Chính vì vậy mà chúng ta có thể khẳng định thị trường của ngành xăng dầu tại Việt Nam là vô cùng rộng lớn: kinh tế- xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng xăng dầu ngày càng tăng Trong những năm 2017-2018, thị trường xăng dầu có nhiều chuyển biến tích cực, được thể hiện rõ nét qua: chủng loại phong phú, đa dạng; chất lượng ngày càng được cải thiện; thu hút nhiều vốn đầu tư, Nhưng khi dịch bệnh Covid 19 nổ ra vào cuối năm 2019, thị trường xăng dầu đã có nhiều chuyển biến tiêu cực do mọi hoạt động bị đình trệ, dẫn đến cầu của thị trường này giảm nhiệt Đặc biệt, năm 2020, thị trường này cũng gặp nhiều thách thức và khó khăn.
2.1.2 Thực trạng ngành xăng dầu tại thị trường Việt Nam (2017-2020)
2.1.2.1 Tình hình cầu thị trường xăng dầu
Theo báo cáo tài chính của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam : Sản lượng xuất bán xăng1
dầu năm 2017 là 9.704.520 m /tấn, tăng 5% so với cùng kỳ 2016 (9.247.202 m /tấn), trong33
đó sản lượng xuất bán xăng dầu nội địa của các Công ty trong nước là 8.778.835 m3/tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ 2016 (8.344.902 m3/tấn).
Theo thống kê của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam , sản lượng tiêu thụ xăng dầu tại Việt2
Nam đạt 18,3 triệu tấn năm 2018 Tổng sản lượng xăng dầu kinh doanh đạt gần 13 triệu tấn năm 2018, tốc độ tăng trưởng trung bình từ 4-6%/năm.
1 https://bitly.com.vn/5h1fb8
2 https://finance.vietstock.vn/downloadedoc/6840
Trang 15Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: Sản lượng xuất bán xăng dầu 6 tháng năm 2019 là 5.154.128 m /tấn, tăng 1% so với cùng kỳ 2018; Lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh3 xăng dầu là 1.628 tỷ đồng (chiếm 53% lợi nhuận hợp nhất).
Ông Bùi Ngọc Bảo, Quyền Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, cho biết trong các năm 2020 tổng lượng tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam là khoảng hơn 20 triệu tấn/năm, trong đó xăng dầu trong nước tự chủ 60 - 70%, xăng dầu nhập khẩu chiếm 30 - 40% thị phần tiêu thụ còn lại.4
2.1.2.2 Tình hình biến động giá cả xăng dầu tại nước ta
Giá nhập khẩu
Giá xăng dầu nhập khẩu ở nước ta trong thời gian qua phụ thuộc hoàn toàn vào giá xăng dầu của thị trường khu vực và quốc tế Giá nhập khẩu xăng dầu trong giai đoạn 2017-2020 liên tục biến động Từ giá cả luôn ở mức cao năm 2017-2018, từ năm 2019, nền xăng dầu đã có xu hướng giảm và đỉnh điểm vào năm 2020, thị trường xăng dầu đã chịu một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong tiền lệ lịch sử, giá dầu sụt giảm mạnh trong quý I năm 2020
Ví dụ cụ thể như dầu thô Brent đã giảm từ gần 70 USD/thùng vào đầu tháng 01/2020 xuống dưới 20 USD/thùng vào tháng 4/2020 do tác động kép của dịch Covid-19 và cuộc chiến về giá nhằm giành giâ €t thị phần giữa các “đại gia” dầu mỏ Saudi Arabia và Nga Đây là mức thấp nhất trong hơn 18 năm qua, trước khi phục hồi lên khoảng 50 USD/thùng trong tháng 12/2020.
Giá bán lẻ nội địa
Từ năm 2017-2020, giá bán lẻ của xăng dầu tại thị trường nội địa có nhiều biến động theo các năm Trong năm 2017-2018, khi chưa có tác động của dịch Covid 19, giá xăng luôn ở mức cao Cụ thể, vào năm 2018, giá xăng tăng liên tục theo từng tháng:5
3 https://bitly.com.vn/uh3dmb
4 https://bitly.com.vn/hri6oc
5 https://autodaily.vn/2018/10/gia-xang-tiep-tuc-tang-manh
T r a n g | 15
Trang 17Trong năm 2019-2020, mặc dù đầu năm 2019 giá xăng vẫn ở mức trung bình ổn, nhưng đến cuối năm dưới tác động của đại dịch Covid 19 giá xăng có dấu hiệu sụt giảm và đỉnh điểm là vào đầu năm 2020.
Diễn biến giá xăng dầu cuối 2019 - đầu 2020 6
Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các nước như: Hàn Quốc, Malaysia, Hongkong, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Nguồn cung này đã đáp ứng phần lớn cầu của người dân nước ta.
Năm Lượng xăng dầu nhập khẩu Lượng so với năm ngoái
2017 12,86 triệu tấn Tăng 9,4%
6 https://vinanet.vn/thi-truong1/tong-quan-thi-truong-xang-dau-trong-nuoc-thang-72020-733870.html T r a n g | 17
Trang 182018 11,43 triệu tấn Giảm 11% 2019 9,8 triệu tấn Giảm 14,3% 2020 8,27 triệu tấn Giảm 18%
Bảng 2.1 Sản lượng nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam (2017-2020)7
Qua bảng thống kê có thể thấy, dưới tác động của đại dịch Covid vào năm 2019 đã khiến cho lượng xăng dầu nhập khẩu giảm mạnh Điều này thể hiện cầu xăng dầu của Việt Nam giảm.
Nguồn cung nội địa
Nước ta có các nhà máy Condensate như PV Oil Phú Mỹ, Sài Gòn Petro, Nam Việt Oil, Đông Phương có công suất thiết kế khoảng 690.000 tấn xăng/năm (2018), hai nhà máy lọc dầu lớn như: Nhà máy lọc dầu số 1 (Dung Quất) và Nhà máy lọc dầu số 2 (Nghi Sơn) với sản lượng khai thác lớn đủ cung cấp cho Cầu ở thị trường Việt Nam Nhưng, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cung vượt cầu, các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để đẩy hàng, giảm tồn kho Trong bối cảnh đó thì việc nhập khẩu xăng dầu của nước ta luôn ở mức cao, là một nghịch lý, tạo thêm sức ép cho tiêu thụ xăng dầu trong nước, đẩy các nhà máy lọc dầu trong nước vào tình trạng khó khăn hơn khi đối mặt với khủng hoảng kép.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
2.2.1 Thu nhập người tiêu dùng (I)
Trong 4 năm (2017-2020), cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội ở nước ta, thu nhập của người tiêu dùng dần được cải thiện Do vậy nhu cầu về lượng hàng hóa thiết yếu trên thị trường ngày càng lớn, trong đó có xăng dầu.
7 Số liệu từ Tổng cục Hải quan