1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khan hiếm xăng dầu tại việt nam trước biến động thế giới

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khan hiếm xăng dầu tại Việt Nam trước biến động thế giới
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Tại Việt Nam, xăng sản xuất trong nước mới đáp ứng được 30% nhu cầu, còn 70% phải nhập khẩu từ 38 doanh nghiệp đầu mối, trong đó riêng Petrolimex chiếm trên 60% thị phần.. 1.1.3.5 Quy mô

Trang 2

MỤC LỤC

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 2 5 Khái quát thị trường xăng dầu ở Việt Nam 3

Chương 2: Cơ chế hoạt động thị trường xăng dầu ở Việt Nam9

2.1 Định chế về hoạt động thị trường xăng dầu ở Việt Nam 9 2.2 Tác động của chính phủ trong việc điều tiết thị trường 11

Chương 3: Khan hiếm xăng dầu tại Việt Nam trước biến động thế giới13

3.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm xăng dầu tại Việt Nam 13 3.2 Động thái nhà nước trước sự biến động của giá xăng dầu năm 2022 tại Việt

3.3 Giải pháp bình ổn giá xăng và bảo đảm nguồn cung 22

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Ngành xăng, dầu có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Mỗi biến động của xăng, dầu đều có thể có tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối và phân phối trong nước

Trong bối cảnh giá xăng dầu biến động mạnh do các sự kiện địa - chính trị lớn, điển hình là Chiến tranh Nga - Ukraine, hay hoạt động cắt giảm sản lượng của OPEC, các doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tối thiểu

Việt Nam là một đất nước cần nhập khẩu gần như 100% sản phẩm xăng dầu để phục vụ nhu cầu trong nước Vì vậy, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào giá dầu thế giới Việc giá xăng dầu biến động mạnh và đứt gãy trong nguồn cung, gián đoạn hoạt động kinh doanh xăng dầu đặt ra vấn đề với cơ chế quản lý giá xăng dầu hiện nay

Tiểu luận “Thị trường xăng dầu năm 2022 tại Việt Nam” sẽ đưa ra những phân tích tổng quan về thị trường xăng dầu Việt Nam, qua đó đưa ra giải pháp kiến nghị cho tình trạng khan hiếm xăng dầu năm 2022.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là phản ứng của Nhà nước trước biến động giá xăng dầu năm 2022 và ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam

Bài nghiên cứu đề cập đến biến động giá xăng dầu trên thế giới, định chế hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam, qua đó đánh giá hiệu quả việc Trích lập quỹ dự phòng và các chính sách thuế trong năm 2022

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận vận dụng phép duy vật biện chứng, các phương pháp suy luận, phương pháp thống kế, tổng hợp, phân tích, đánh giá

Nguồn dữ liệu được lấy từ các công bố chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo cáo của bộ Công thương, tài chính, các tạp chí chuyên ngành

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Về mặt chuyên ngành, tiểu luận trình bày tổng quát định chế hoạt động xăng dầu tại Việt Nam

Trang 4

Về mặt thực tiễn, tiểu luận khái quát biến động giá xăng dầu tại Việt Nam thời gian qua, qua đó đánh giá hiệu quả chính sách quản lý giá của Việt Nam.

Tiểu luận sẽ đưa ra những kiến nghị với Chính phủ nhằm đề xuất phương pháp quản lý giá, góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong nước

5 Khái quát thị trường xăng dầu ở Việt Nam

Xăng, dầu là một loại hàng hóa thiết yếu, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế và bình ổn chính trị - xã hội của mỗi quốc gia Cách thức vận hành của thị trường xăng dầu cũng rất khác so với các ngành khác trong nước, song lại có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành Chỉ một biến động nhỏ trong giá dầu cũng có thể gây ra những tác động lâu dài Trước khi đi sâu vào vấn đề chính, chúng ta cần nắm bắt được những thông tin cơ bản dưới đây.

5.1 Tổng quan thị trường xăng dầu tại Việt Nam và định hướng phát triển

Thị trường xăng dầu được hình thành khi các loại sản phẩm được sản xuất từ dầu mỏ được trao đổi và mua bán Từ đó đến nay, các sản phẩm xăng dầu đã và đang trở thành mặt hàng hóa được giao dịch toàn cầu và mang lại giá trị lợi nhuận vô cùng lớn Tổng quan, tại thị trường xăng dầu Việt Nam đã có: 38 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, 320 doanh nghiệp phân phối với gần 17000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 2/1/2022, giá xăng được điều chỉnh theo trung bình cộng thế giới mỗi 10 ngày Các doanh nghiệp phân phối hoạt động phải tuân theo luật phân phối độc quyền (là loại phân phối mà nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp chỉ ủy quyền cho một nhà phân phối duy nhất trong một khu vực cụ thể Khi có thỏa thuận phân phối độc quyền giữa nhà sản xuất và một nhà phân phối, nhà sản xuất không được phép bán sản phẩm cho nhà phân phối khác) Điều này đang dẫn đến nhiều vấn đề nan giải như càng bán càng lỗ, vừa nhập về đã lỗ, khiến nguồn cung cho người dân không ổn định.

5.2 Bản chất của thị trường xăng dầu tại Việt Nam

Để xác định được một thị trường là thị trường độc quyền hay cạnh tranh thì phải căn cứ vào mức độ chiếm lĩnh thị trường Theo Luật Cạnh tranh, một doanh nghiệp được gọi là độc quyền nếu có mức độ thống lĩnh thị trường trên 30% Tại Việt Nam, xăng sản xuất trong nước mới đáp ứng được 30% nhu cầu, còn 70% phải nhập khẩu từ 38 doanh nghiệp đầu mối, trong đó riêng Petrolimex chiếm trên 60% thị phần Như vậy, bản chất thị trường xăng dầu Việt Nam mang tính độc quyền

Trang 5

Tuy nhiên, với việc hiện nay nước ta đã có tới 38 doanh nghiệp đầu mối Với việc bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng được điều kiện kinh doanh do Bộ Công thương đưa ra đều có thể tham gia nhập khẩu xăng dầu, cũng như phân phối xăng dầu trong nước, tình trạng độc quyền đang từng bước bị phá vỡ Thay vào đó là một thị trường mang tính cạnh tranh cao hơn Bên cạnh đó, theo điều 24-chương IV Luật cạnh tranh 2018, các doanh nghiệp vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền sẽ bị xử phạt theo điều 113 Luật cạnh tranh 2018

5.3 Diễn biến tình hình kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam năm 2022

Năm 2022, ngành xăng dầu Việt Nam chịu nhiều tác động từ các biến động trên thế giới Hệ quả từ xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine cũng như quyết định giảm sản lượng khai thác dầu của OPEC+ là những nguyên nhân chính khiến giá dầu diễn biến phức tạp Nhìn chung, giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đã tăng 57- 85% so với cùng kỳ năm 2021 Trong giai đoạn từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9, giá xăng có xu hướng giảm liên tục với biên độ lớn Do lo ngại thiếu hụt nguồn cung, nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã quyết định nhập khẩu khối lượng xăng dầu với số lượng lớn Trong giai đoạn từ tháng 10 trở đi, giá xăng dầu lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định của OPEC, khiến các doanh nghiệp bị thua lỗ Từ đó gây ra các vấn đề như đứt gãy nguồn cung, khan hiếm xăng dầu cục bộ tại nhiều địa bàn trên cả nước.

Theo thống kê từ Bộ Tài chính, Bộ Công thương, trong năm 2022, giá xăng đã tăng 16 lần, giảm 14 lần, có thời điểm vượt mốc 30.000 đồng/lít Đặc biệt, giá xăng lập đỉnh cao nhất lịch sử vào ngày 21/6/2022, với giá của xăng RON95 là 32.870 đồng/lít và 31.300 đồng/lít với xăng E5RON92.

Diễn biến giá xăng 2022

Trang 6

Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1.1 Cầu

1.1.1 Khái niệm

Cầu là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định Số lượng của một loại hàng hóa nào đó mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định được gọi là lượng cầu của hàng hóa đó tại mức giá đó.

Tóm lại, cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu tại các mức giá nhất định Cầu có thể được biểu diễn qua đồ thị sau:

Hình 1: Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu

1.1.2 Tác động của giá tới lượng cầu

Theo luật cầu, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn nếu giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Luật cầu giải thích hệ số góc âm của đường cầu trên hình 1, khi giá thị trường tăng từ P1 lên P2, lượng cầu Q1 giảm xuống Q2.

1.1.3 Tác động của các yếu tố ngoại cảnh tới cầu

Giá thị trường và lượng cầu sẽ di chuyển dọc đường cầu khi giá hàng hóa giảm Tuy nhiên, các yếu tố khác với giá thay đổi có thể làm dịch chuyển đường cầu Sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lực được mô tả như sau.

Trang 7

1.1.3.1 Thu nhập của người tiêu dùng

Khi thu nhập tăng, cầu đối với các hàng hóa đều gia tăng, bởi người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn khi có thu nhập cao hơn.

Lượng cầu với hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng Tuy nhiên, lượng cầu với hàng hóa thứ cấp sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng.

1.1.3.2 Giá cả của hàng hóa liên quan

Lượng cầu của một loại hàng hóa phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa liên quan: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.

1.1.3.3 Kì vọng thị trường

Lượng cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào sự dự đoán của người tiêu dùng về giá của sản phẩm đó trong tương lai Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn khi có dự đoán giá của mặt hàng tăng trong tương lai và ngược lại.

1.1.3.4 Thị hiếu của người tiêu dùng

Sở thích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa - xã hội (tâm lý, tập quán, phong tục, ) vốn luôn biến động Sự thay đổi của yếu tố này dẫn tới sự biến động của lượng cầu.

1.1.3.5 Quy mô thị trường

Số lượng người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng đến lượng cầu của hàng hóa, dịch vụ đó.

1.2 Cung

1.2.1 Khái niệm

Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng

bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi.

Trang 8

Lượng cung là số lượng hàng hóa mà số lượng hàng hóa mà các nhà sản xuất muốn bán tại các mức giá mà các yếu tố khác không đổi Lượng cung tại các mức giá có thể được biểu diễn qua đồ thị sau:

Hình 2: Mối quan hệ giữa giá và lượng cung

1.2.2 Tác động của giá tới lượng cung

Theo luật cung, khi mức giá tăng, nhà sản xuất sẵn sàng bán với một sản lượng lớn hơn.

Luật cung giải thích mối quan hệ đồng biến giữa P (mức giá) và Q (sản lượng) tại hình 2.

1.2.3 Tác động của các yếu tố ngoại cảnh tới cung

Ngoài phụ thuộc vào giá của hàng hóa đang xét tới, cung còn phụ thuộc vào một số yếu

tố ngoại lực khác, dẫn tới sự dịch chuyển của đường cung.

1.2.3.1 Công nghệ

Khi công nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mở rộng hơn: cùng với một lượng đầu vào, nhà sản xuất sẽ cung ứng được lượng hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn tại mỗi mức giá Điều này dẫn tới sự dịch chuyển của đường cung sang phải.

1.2.3.2 Giá các yếu tố đầu vào.

Trang 9

Các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào để phục vụ sản xuất Giá của các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến sản lượng của nhà sản xuất Từ đó ảnh hưởng đến giá công bố tới thị trường của nhà sản xuất.

1.2.3.3 Kì vọng thị trường

Các nhà sản xuất dựa vào sự dự báo giá trong tương lai để ra các quyết định về cung ứng hàng hóa Nhà sản xuất sẽ có xu hướng cung ứng nhiều hàng hóa trong tương lai nếu giá giảm và ngược lại để tối ưu hóa lợi nhuận.

1.3 Thị trường độc quyền tập đoàn

1.3.1 Định nghĩa

Độc quyền tập đoàn là cấu trúc thị trường có một số hãng sản xuất và cung cấp phần lớn

hoặc toàn bộ một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể

Thị trường độc quyền tập đoàn là thị trường trong đó chỉ có một số ít hãng hoạt động; tuy không phải là hãng duy nhất độc chiếm thị trường, các hãng độc quyền tập đoàn thường có quy mô tương đối lớn so với quy mô chung của thị trường (thường là lớn hơn 60%) Điều này cho phép hãng có khả năng chi phối giá cả tương đối lớn Sản phẩm của các hãng trên thị trường độc quyền tập đoàn có thể giống hệt hoặc gần như giống hệt nhau.

1.3.2 Đặc điểm của độc quyền tập đoàn

Thứ nhất, trên thị trường chỉ có vài nhóm nhà cung cấp với nhiều người mua và thường

hoạt động với quy mô lớn, trong đó ít nhất một số nhà cung cấp có sức mạnh chi phối để tác động giá trên thị trường.

Thứ hai, hàng rào gia nhập thị trường tương đối cao.

Thứ ba, các hãng trên thị trường này phụ thuộc chặt chẽ vào quyết định của nhau Điều này xuất phát từ quy mô tương đối lớn của mỗi hãng trong điều kiện số lượng hãng hạn chế Trong bối cảnh này, mỗi hành vi của mỗi hãng sẽ tác động lớn tới lợi ích kinh doanh của đối thủ trên thị trường.

Trang 10

Chương 2: Cơ chế hoạt động thị trường xăng dầu ở Việt Nam 2.1 Định chế về hoạt động thị trường xăng dầu ở Việt Nam

2.1.1 Quy định độc quyền đầu mối xăng dầu

Theo quy định, đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được mua nguồn hàng từ một đầu mối hoặc từ một thương nhân phân phối Điều này không chỉ gây cản trở cho các cửa hàng bán lẻ khi nguồn cung giảm mà còn làm phai mờ sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng nếu bỏ quy định này sẽ tạo nên những khó khăn nhất định trong việc kiểm soát thị trường xăng dầu

Theo Nghị định 83/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Nghị định 95/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83, đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được phép ký hợp đồng làm đại lý cho duy nhất một tổng đại lý hoặc một thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một thương nhân đầu mối Nghị định cũng không cho phép thương nhân đã ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý khác mà chỉ được quyền mua xăng dầu với các thương nhân trong hệ thống phân phối và bán lẻ tại cửa hàng của mình Ngoài ra, thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được cho phép lấy hàng từ các đầu mối khác nhau Do đó, khi đầu mối cung ứng không còn hàng, cây xăng không thể mua hàng từ nguồn khác để kịp phục vụ thị trường.

Xăng dầu là mặt hàng quan trọng và thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội Vì vậy, quy định đã được đưa ra nhằm quản lý hệ thống phân phối xăng dầu theo chuỗi từ thương nhân đầu mối tới đại lý/tổng đại lý và cửa hàng bán lẻ xăng dầu, chỉ cho phép lấy xăng dầu từ một nguồn cung cấp Trường hợp đại lý/tổng đại lý lấy hàng từ nhiều nguồn khác nhau thì không xác định được trách nhiệm của các bên khi xảy ra sự cố về chất lượng xăng dầu 2.1.2 Chính sách chiết khấu

Nhà nước không có chính sách chiết khấu trong hệ thống kinh doanh xăng dầu Vì vậy, yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào cung và cầu của thị trường, diễn biến giá xăng dầu trên thế giới, sản lượng tồn kho của các thương nhân đầu mối và phương thức bán hàng của hai bên

Các đơn vị bán lẻ cho rằng việc không quy định rõ ràng phần được hưởng trong chi phí kinh doanh định mức của doanh nghiệp bán lẻ là bao nhiêu chính là nguyên nhân của việc phía đầu mối tự do điều chỉnh mức chiết khấu và dẫn đến việc các doanh nghiệp bán lẻ luôn chịu thua thiệt, âm vốn.

Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ kiến nghị rằng khi kinh doanh xăng dầu chưa áp dụng theo công thức mới nên có mức chiết khấu cố định theo định mức đối với doanh nghiệp bán lẻ, với tỷ lệ đề xuất không nhỏ hơn 6-7% trên giá mỗi lít xăng dầu bán ra Trường hợp không quy định được mức chiết khấu đại lý thì cần quy định giá bán buôn, trong đó bao gồm vận chuyển, nhỏ hơn hoặc bằng 94% so với giá bán lẻ đã được quy định.

Trang 11

2.1.3 Điều hành giá xăng dầu

Nghị định số 95/2021/NĐ-CP quy định tần suất điều chỉnh giá là 10 ngày/lần nhằm tăng cường tính cạnh tranh giá giữa các thương nhân và đảm bảo giá bán lẻ trong nước bám sát giá thế giới Giá cơ sở được tính toán dựa trên bình quân giá thế giới 10 ngày sát với ngày tính giá Biên độ điều chỉnh cụ thể như sau: Với giá bán lẻ là từ 3% trở xuống, trên 3% đến 7% và trên 7% Thương nhân thực hiện giảm giá bán lẻ ngay khi giá cơ sở giảm, trong đó không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa các lần giảm và số lần giảm.

2.1.4 Cơ chế trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Chính phủ về kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam đã thiết lập quy định cho quỹ bình ổn giá xăng dầu tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP Cụ thể, thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối có nghĩa vụ trích lập quỹ bình ổn giá, là quỹ được lập để tại các doanh nghiệp và được hạch toán riêng, để tham gia bình ổn giá.

Theo Thông tư quy định, quỹ bình ổn giá xăng dầu được trích lập bằng một khoản cụ thể là 300 đồng/lít đối với các loại xăng và dầu diesel, dầu hỏa, và 300 đồng/kg đối với các loại dầu mazut ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa, được xác định là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và giá bán của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu Mức trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu này được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tế tại thời điểm điều hành giá xăng dầu Trong đó, điều chỉnh giảm hoặc tạm dừng trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu dưới mức trên khi các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu kỳ hiện tại tăng trên 5% so với kỳ trước hoặc sự gia tăng giá xăng dầu tác động lên sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Thông tư cũng quy định rõ nguyên tắc hoạt động của quỹ bình ổn giá xăng dầu Theo đó, vì quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước, chỉ được sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước theo sự điều hành của Bộ Công Thương Việc trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ thực hiện một lần đối với một thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra đầu tiên tính trên một lít, kg xăng dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian trích lập.

2.1.5 Dự trữ xăng dầu

Theo Nghị định 95 sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp đầu mối và phân phối phải đảm bảo lượng dự trữ lưu thông đủ 20 ngày tiêu thụ bình quân của năm kế tiếp Với mức bình quân của các quốc gia trên thế giới khoảng 20-30 ngày, Việt Nam có mức dự trữ xăng dầu chỉ bằng ⅓ đến ⅛ của họ Hiện nay, hàng dự trữ xăng dầu của Việt Nam vẫn được tồn trữ tại 24 kho của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trên cả nước.

Trang 12

2.2 Tác động của chính phủ trong việc điều tiết thị trường

2.2.1 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn ra còn phức tạp, giá xăng dầu trên thị trường thế giới có biến động mạnh do những cấm vận của Châu Âu đối với Nga nên nguồn cung dầu thô không ổn định, giá cả biến động lớn và thường xuyên Do đó, Chính phủ đã có những giải pháp tạm thời để đảm bảo nguồn cung được ổn định, đáp ứng nhu cầu về xăng dầu tại thị trường trong nước cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp chống đỡ qua thời gian dịch bệnh khó khăn

Thêm vào đó, Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện những chính sách đã nêu tại công văn số 1509/NHNN-TD ngày 15/03/2022 về việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp đầu mối tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu theo quy định tín dụng hiện hành và pháp luật Chính phủ cam kết sẽ cân đối và đảm bảo đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đối với hoạt động mua bán xăng dầu trong nước và nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức đã quy định.

2.2.2 Hình thức áp dụng thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Các doanh nghiệp khi kinh doanh hoặc nhập khẩu xăng dầu đều phải chịu những loại thuế như sau:

- Thuế nhập khẩu (10% trên giá bán)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng khi doanh nghiệp có lợi nhuận) - Thuế bảo vệ môi trường (1000đ/lít xăng trừ ethanol)

- Thuế giá trị gia tăng (10% trên giá bán)

- Thuế tiêu thụ đặc biệt (không áp dụng với mặt hàng dầu, còn đối với xăng là 10%, xăng E5 là 8% và xăng E10 là 7%)

Đặc biệt, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có lợi nhuận dưới 20 tỷ đồng 1 năm phải chịu thuế suất 20%, còn đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng sẽ phải chịu thuế suất là 22% Mức thuế này đã được nêu rõ trong Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

2.2.3 Hạn mức nhập khẩu xăng dầu

Thông thường, hạn mức nhập khẩu chính ngạch sẽ do Bộ Công Thương quyết định và phân giao cho các tiểu thương hay doanh nghiệp đầu mối giới hạn về sản lượng nhập xăng dầu nhất định Trong trường hợp thị trường thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, các Bộ

Trang 13

ngành sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan để điều chỉnh hạn mức nhập và gửi văn bản đến các doanh nghiệp kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường

Trong một quyết định đã được giao của Bộ Công Thương cho 33 doanh nghiệp đầu mối để phân chia sản lượng cho phép được nhập, tập đoàn dầu khí Việt Nam Petrolimex đã được phân giao sản lượng lớn nhất với 2.145.000 triệu m3/tấn xăng dầu các loại chiếm tỉ trọng 62% tổng sản lượng nhập cho cả nước, mặc dù tập đoàn có báo lỗ nặng trong 9 tháng đầu năm 2022 (khoảng 780 tỷ đồng).

Tập đoàn dầu khí Việt Nam Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, dù lượng cung xăng dầu chiếm xấp xỉ 60% thị phần cung cấp xăng cho doanh nghiệp bán lẻ, vẫn được giao chỉ tiêu nhập khẩu sản lượng lớn nhất Điều này càng củng cố vị thế độc quyền của doanh nghiệp này, và duy trì tình trạng độc quyền nhà cung cấp.

Trang 14

Chương 3: Khan hiếm xăng dầu tại Việt Nam trước biến động thế giới 3.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm xăng dầu tại Việt Nam

3.1.1 Xung đột vũ trang Nga - Ukraine

Xung đột Nga - Ukraine không phải là nguồn cơn dẫn đến khủng hoảng xăng dầu thế giới nhưng là tác nhân chính khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn Xung đột diễn ra căng thẳng, Mỹ và các nước phương Tây áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt Nga, trong khi Nga cũng có các “đòn” đáp trả cứng rắn, đã làm đổ vỡ các mối quan hệ cung cấp dầu khí đã tồn tại trong nhiều thập niên, tạo áp lực đè nặng lên nguồn cung dầu khí toàn cầu.

Chiến sự đã khiến các công ty năng lượng hàng đầu thế giới như Shell, BP và Equinor nhanh chóng rút khỏi Nga, bất chấp phải từ bỏ hàng chục tỷ USD đã đầu tư ở đây Nga đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách giảm dần nguồn cung dầu khí tới “các quốc gia không thân thiện”, yêu cầu thanh toán hợp đồng năng lượng bằng đồng rúp và cuối cùng là cắt nguồn cung dầu khí tới Châu Âu

Hậu quả là giá khí đốt tự nhiên tăng lên mức kỷ lục trong nhiều năm Có thời điểm giá dầu lên tới gần 140 USD/thùng, gần bằng mức kỷ lục mọi thời đại (147,5 USD/thùng vào tháng 7.2008), đẩy châu Âu nói riêng và thế giới nói chung vào vòng xoáy lạm phát, dẫn đến cuộc khủng hoảng chi phí ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam

Bên cạnh đó, theo như báo cáo cả Tổng cục Thống kê, trong các nguồn nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam năm 2022, Hàn Quốc nổi lên là thị trường quan trọng nhất (Việt Nam đã nhập từ Hàn Quốc gần 3,1 triệu tấn xăng dầu, chiếm 40% tổng nguồn cung nhập khẩu của Việt Nam năm 2022) Tuy nhiên, do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu giảm nhập khẩu hầu hết các sản phẩm năng lượng của Nga Nhập khẩu LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) đã giảm 36,1% về lượng trong tháng 11/2022, trong khi nhập khẩu dầu thô giảm 55% về lượng và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 70,1% Đây là một dấu hiệu không mấy khả quan với nguồn cung xăng dầu trong nước, có thể tạo ra sự ảnh hưởng lớn đối với trạng thái xăng dầu trong nước.

3.1.2 Động thái của OPEC trước căng thẳng Nga - Ukraine

Trong cuộc họp chính sách ngày 5/10 tại Vienna (Áo), Bộ trưởng Năng lượng các nước thuộc OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11/2022 Đây là lần cắt giảm sản lượng mạnh nhất của OPEC+ kể từ năm 2020, bất chấp mối lo ngại lạm phát tăng vọt và các ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w