1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cách thức đưa tin của truyền thông quốc tế mỹ về sự kiện brexit năm 2019 (khảo sát trên 3 tờ báo cnn, the washington post, new york time

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Như vậy, trong bối cảnh vai trò của truyền thông quốc tế đối với xã hội ngày càng lớn, ảnh hưởng ngày càng lan rộng thì cần phải có một cái nhìn đúng đắn và khách quan về cách thức đưa t

Trang 1

H C VI N NGO I GIAO Ọ Ệ Ạ

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

- -

MÔN: TRUY N THÔNG QU C TỀ Ố

Đề tài: Nghiên c u cách thức đưa tin của truyền thông qu c t ố ế

Mỹ v sề ự kiện Brexit năm 2019 (Kh o sát trên 3 t báo CNN, ả ờ

The Washington Post, New York Times)

Giảng viên : Triệu Nguyễn Huy n Trang

Thành viên : Đinh Chí Hào : TTQT48A51348

Thân Ng c Hà ọ : TTQT48A11339 Hà Châu Anh : TTQT48A11260 Nguyễn Thu Huy n ề : TTQT48A41377

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Triệu Nguyễn Huyền Trang, người trực tiếp hướng dẫn nhóm thực hiện bài nghiên cứu này Trong quá trình tìm hi u và h c t p b môn Truy n thông Qu c t , nhóm ể ọ ậ ộ ề ố ế đã nhận được s gi ng ự ả dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô là người đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho nhóm các bước nghiên cứu cũng như truyền đạt các kiến thức chuyên môn v b môn truy n thông, giúp nhóm tícề ộ ề h lũy thêm được nhi u ki n th c hay và ề ế ứ bổ ích T nh ng ki n th c ừ ữ ế ứ đã được cô truyền đạt, nhóm chúng em xin trình bày l i ạ

những gì mình đã tìm hiểu về đề tài: “Nghiên c u cách thứ ức đưa tin của truy n

thông qu c t Mố ế ỹ v s kiề ự ện Brexit năm 2019 (Khảo sát trên 3 t báo CNN, The

Washington Post, New York Times)”

Nhóm đã cố ắ g ng v n d ng nh ng ki n thậ ụ ữ ế ức đã học được trong học kỳ qua để hoàn thành bài nghiên c u m t cách t t nhứ ộ ố ất Nhưng do kiến th c còn h n ch và ứ ạ ế không có nhi u kinh nghi m th c ti n nên khó tránh kh i nh ng thi u sót trong quá ề ệ ự ễ ỏ ữ ế trình nghiên cứu và trình bày R t mong nh n ấ ậ được s ự đóng góp ý kiến của cô để đề tài có th ể được hoàn chỉnh hơn nữa

Một lần nữa, nhóm 4 chúng em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ ủa c cô dành cho nhóm trong quá trình th c hi n bài nghiên cự ệ ứu này

Chúng em xin trân tr ng cọ ảm ơn!

Trang 3

MỤC L C

A MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7

7 Kết cấu 8

B NỘI DUNG 9

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 9

1.1 Các khái niệm cơ bản 9

1.2 Khái quát diễn biến Anh rời Liên minh Châu Âu 16

Tiểu kết chương 1: 24

Chương 2: Phân tích cách thức đưa tin của truyền thông Mỹ về sự kiện Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) 25

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức đưa tin của truyền thông quốc tế Mỹ về sự kiện Brexit năm 2019 25

2.2 Giới thiệu chủ thể truyền thông và công chúng mục tiêu 36

2.3 Khảo sát cách thức đưa tin của 3 tờ báo CNN, The Washington Post và New York Times về sự kiện Brexit năm 2019 44

Tiểu kết chương 2: 63

Chương 3: Đánh giá và bài học rút ra dành cho Việt Nam 64

3.1 Nhận định của nhóm tác giả về cách thức truyền thông của Mỹ 64

3.2 Đề xuất bài học kinh nghiệm 65

C KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 4

DANH M C HÌNH NH Ụ Ả

Hình 1 Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại

Washington DC 26

Hình 2 30

Hình 3 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell tại thủ đô Brussels 34

Hình 4 Tổng thống Donald Trump chỉ tay vào phóng viên CNN và gọi tờ CNN là “hãng tin giả” 38

Hình 5 Jeff Bezos - người đã mua lại The Washington Post 39

Hình 6 Số lượng người đăng ký trả tiền trên nền tảng kỹ thuật số của New York Times từ quý 1 năm 2014 đến quý 1 năm 2023 40

Hình 7 Hình ảnh cuộc đàm phán Brexit 42

Hình 8 Hình ảnh bài viết “What’s the Plan for Brexit? There Is No Plan” 43

Hình 9 Từ “nightmare” được xuất hiện với tần suất liên tục trên tiêu đề 46

Hình 10 Ông Boris Johnson đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử thủ tướng Anh năm 2019 nhờ tuyên bố "Đã hoàn thành Brexit" 47

Hình 11 Hình ảnh Boris John đang điều trần trước quốc hội Anh 50

Hình 12 Bài báo liên quan 51

Hình 13 Ảnh minh họa cho bài báo 52

Hình 14 Các tiêu đề bài báo của New York Times ngắn gọn, xúc tích 55

Hình 15 Phần bình luận của tờ New York Times 56

Hình 16 Thủ tướng Theresa May tại Brussels hôm thứ Năm Quốc hội đã từ chối kế hoạch Brexit của cô ấy hai lần 59

Trang 5

NHẬN XÉT GVHD

Trang 6

1

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, có một thực tế đang diễn ra không ngừng, đó chính là toàn cầu hóa mang đến những "cuộc xâm lược chính trị" qua báo chí truyền thông Có thể thấy, sức lan tỏa của truyền thông quốc tế càng trở nên mạnh mẽ hơn khi thế giới bước vào giai đoạn số hóa, khi mà thế giới có cùng những mối quan tâm chung về kinh tế, chính trị, xã hội… Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thông tin đã góp phần giúp cho các hoạt động truyền thông càng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn Và một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của truyền thông quốc tế hiện nay là về những tin tức mang tính quốc tế, ở đây có thể hiểu đó chính là việc các trang báo lớn trong nước đưa tin về một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn xảy ra ở nước ngoài Cùng với sự phát triển của xã hội, truyền thông ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò cốt yếu của mình trong đời sống, gia tăng sức ảnh hưởng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong chính trị xã hội Thực tế này có thể thấy rất rõ - trong những năm gần đây với sự xuất hiện của khái niệm “quyền lực truyền thông” Trong đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, bên cạnh quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế, quyền lực xã hội, quyền lực truyền thông cũng có những tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội Có thể thấy, ở nhiều nơi trên thế giới báo chí được coi là một loại “quyền lực mềm”, một công cụ có sức ảnh hưởng quan trọng đến mọi lĩnh vực trong đời sống

Giữa truyền thông và chính trị luôn có mối liên hệ tương trợ lẫn nhau, truyền thông đóng một vai trò rất lớn trong chính trị thế giới nói chung và nền chính trị của mỗi quốc gia nói riêng Nó có khả năng hỗ trợ, thúc đẩy các vấn đề chính trị trở nên nổi bật và có sức hút lớn đối với công chúng, định hướng quan điểm và cái nhìn của độc giả trong từng bài viết Như vậy, trong bối cảnh vai trò của truyền thông quốc tế đối với xã hội ngày càng lớn, ảnh hưởng ngày càng lan rộng thì cần phải có một cái nhìn đúng đắn và khách quan về cách thức đưa tin của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là cách mà những trang báo lớn đưa tin về các sự kiện chính trị trên thế giới Cùng một nội dung thông tin nhưng những đơn vị truyền thông khác nhau sẽ có những cách tiếp cận và đưa tới độc giả những góc nhìn khác nhau, nó đều phụ thuộc

Trang 7

2 vào quan điểm chính trị của từng nơi Do đó, khi xảy ra các sự kiện mang tính chính trị, trên truyền thông thường có rất nhiều luồng thông tin, quan điểm đa chiều với các mục đích truyền thông khác nhau

Sự kiện Anh rời Liên minh Châu Âu (hay còn gọi là “Brexit”) diễn ra vào năm 2016 đã trở thành một “cú nổ lớn” cho giới chính trị của nhiều nước trên thế giới Vụ việc này đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới truyền thông, không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới Brexit xảy ra đã làm cho các tờ báo phải tốn rất nhiều giấy mực, có thể nói từ lúc sự kiện nổ ra cho đến khi kết thúc vào năm 2019, nó vẫn luôn nhận được sự quan tâm lớn từ phía truyền thông trong nước và quốc tế Sự kiện này không chỉ trở thành tâm điểm của các tờ báo chính thống mà còn thu hút sự chú ý của rất nhiều tờ báo mạng, trong đó phải kể đến các tờ báo mạng lớn ở Mỹ đó là CNN, The Washington Post, New York Times Ba tờ báo đều đã mang đến cho công chúng rất nhiều tin tức xoay quanh vụ việc này, tuy nhiên, mỗi tờ báo lại có một cái nhìn khác nhau về sự kiện và đã có tác động không nhỏ đến nhận thức của công chúng trong thời điểm bấy giờ

Vì vậy, có thể khẳng định một điều rằng, tác động của báo chí đến nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng là điều không nhỏ, đề tài nghiên cứu này vẫn luôn thu hút sự quan tâm của các học giả trên thế giới Đặc biệt, trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin cũng như sự phát triển của Internet, ảnh hưởng của báo chí, đặc biệt là báo mạng đến công chúng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm Nhận thấy sức ảnh hưởng của báo mạng trong sự kiện Brexit là một vấn đề thời sự, nhóm

4 chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên c u cách thứ ức đưa tin của truy n

thông qu c t Mố ế ỹ v s kiề ự ện Brexit năm 2019 (Khảo sát trên 3 t báo CNN, The

Washington Post, New York Times)” 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Báo chí và chính trị luôn có mối quan hệ qua lại khăng khít và rất biện chứng, vừa độc lập lại vừa hỗ trợ cho nhau Vì vậy, mối quan hệ giữa báo chí truyền thông và chính trị trên thế giới luôn là đề tài thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu Những nhà nghiên cứu đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để tìm hiểu những vấn đề lý luận về chính trị, truyền thông, về vai trò của truyền thông trong các sự kiện quan trọng của quốc gia và thế giới Đối với đề tài này đã có rất nhiều khía

Trang 8

3 cạnh được nghiên cứu và xuất hiện trên các bài nghiên cứu khoa học, tờ báo quốc tế,

hay tạp chí thế giới…Trong đó có thể kể đến như: Ảnh hưởng của báo mạng Anh đối

với sự kiện Brexit, Vai trò của kênh truyền hình CNN trong các cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà, Góc nhìn của hai trang tin

CNN và Al Jazeera về sự kiện bình thường hóa quan hệ giữa Israel và UAE 2020,…

Về hướng nghiên cứu, phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung vào phân tích, bàn luận về những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa tin của truyền thông quốc tế Mỹ về sự kiện Anh rời Liên minh Châu Âu vào năm 2019 Từ đó, họ đưa ra những đánh giá mang tính khách quan với một góc nhìn đa chiều

Về phương pháp nghiên cứu, các công trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng những phương pháp như phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp, phương pháp quan sát, phương pháp logic làm phương pháp chủ đạo Ngoài ra, họ còn sử dụng phương pháp giả thuyết làm phương pháp bổ trợ giúp cho bài nghiên cứu chuyên nghiệp và sâu sắc hơn

Về kết quả nghiên cứu chính, với việc vừa phân tích song song và sử dụng các phương pháp nghiên cứu, những công trình nghiên cứu tiêu biểu được kể ở trên hầu hết đều giống nhau là đã chỉ ra được vai trò của truyền thông trong vấn đề định hướng chính trị, đặc biệt là việc thông qua các trang báo lớn để điều hướng thông tin dư luận trong các sự kiện chính trị nổi bật của thế giới Tuy mỗi một bài nghiên cứu đều tập trung khai thác vào các khía cạnh khác nhau, song nó đều chứng minh được sức ảnh hưởng rất lớn của truyền thông đại chúng trong vấn đề tuyên truyền thông tin ngày nay

Về hạn chế, những công trình nghiên cứu này tuy đã đạt được những thành công và mục tiêu đề ra song vẫn còn những “khoảng trống kiến thức” nhất định hoặc có những thiếu sót nho nhỏ Vài bài nghiên cứu chưa nêu được tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, từ đó đã không nêu bật được những điều còn khuyết rỗng hoặc những điều mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để trong lý thuyết hay thực hành

Như vậy, khi đối chiếu một cách tổng quan với những công trình có liên quan đến đề tài trước đây, nhóm sẽ phải tích cực học hỏi những điểm mạnh, trên cơ sở đó phát triển và đưa ra những sáng tạo mới và chất riêng trong bài “Nghiên c u cách ứ

Trang 9

4 thức đưa tin của truyền thông quốc tế Mỹ về sự kiện Brexit năm 2019 (Khảo sát trên 3 t báo CNN, The Washington Post, New York Times)ờ ” Đồng thời, nhóm

cũng sẽ đưa ra những đánh giá hai chiều, những bài học dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn truyền thông

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài:“Nghiên cứu cách thức đưa tin của truyền thông

quốc tế Mỹ về sự kiện Brexit năm 2019 (Khảo sát trên 3 tờ báo CNN, The Washington Post, New York Times)” là để làm rõ, phân tích một cách chuyên sâu những yếu tố

ảnh hưởng đến cách thức đưa tin, cũng như giải mã thông điệp truyền thông thông qua các cách thức đưa tin của ba trang báo lớn tại Mỹ Từ đó, nhóm sẽ đưa ra những đánh giá bằng góc nhìn đa chiều và khách quan nhất, cuối cùng là đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác thông tin đối ngoại của đất nước.

Nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài“Nghiên cứu cách thức đưa tin của truyền

thông quốc tế Mỹ về sự kiện Brexit năm 2019 (Khảo sát trên 3 tờ báo CNN, The Washington Post, New York Times)” là:

Phân tích các yếu tố đã ảnh hưởng như thế nào đến cách thức đưa tin của truyền thông quốc tế Mỹ về vấn đề Anh rời liên minh Châu Âu trong năm 2019, đưa ra những dẫn chứng chỉ ra mối liên hệ giữa Mỹ và Anh để cho thấy việc Anh quyết định rời EU sẽ ảnh hưởng như thế nào đến với nước Mỹ

Đưa ra dẫn chứng là các bài báo trên ba trang báo lớn của Mỹ để chỉ rõ thông điệp truyền thông mà Mỹ muốn hướng dư luận quan tâm đến thông qua các cách thức đưa tin của mình bao gồm các kênh truyền thông, công chúng mục tiêu…

Thông qua các phân tích được đề cập đến ở trên, đưa ra được những đánh giá bằng góc nhìn đa chiều và khách quan Xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, những điều đã và chưa làm được về cách thức đưa tin của truyền thông Mỹ trong sự kiện trên Mỗi sự việc, hoạt động truyền thông diễn ra đều có tính hai mặt, do đó khi đánh giá các mặt của vấn đề thì việc nghiên cứu đề tài sẽ toàn diện và khách quan hơn

Đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác thông tin đối ngoại của đất nước Rút ra các bài học có tính mới và tính thực tiễn sau khi phân tích, bàn luận, đánh giá và phản biện vấn đề Từ cách truyền tải thông tin của Mỹ cho đến

Trang 10

5 việc họ tạo cơ hội cho công chúng có thể nói lên ý kiến và sẵn sàng lắng nghe cũng như phản hồi lại quan điểm ấy mang đến cho Việt Nam nhiều bài học trong việc quản lý thông tin liên quan đến các vấn đề chính trị thế giới Không chỉ dừng ở đó, những kết luận được đúc rút từ vấn đề nghiên cứu này còn làm cơ sở cho các lĩnh vực khác như kinh tế, thương mại, giáo dục… có thể áp dụng vào thực tế để phát triển lâu dài và bền vững

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thiện một bài nghiên cứu với thông tin đầy đủ, chính xác và cụ thể, người làm nghiên cứu cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để phục vụ quá trình nghiên cứu của mình Vì vậy, với đề tài “Nghiên c u cách thứ ức đưa tin của truy n thông qu c tề ố ế M v s kiỹ ề ự ện Brexit năm 2019 (Khảo sát trên 3 t báo ờ CNN, The Washington Post, New York Times)”, nhóm đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau:

Phương pháp thu thập số liệu:

Đây là một trong 5 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến với cách thức là tìm kiếm và tổng hợp thông tin, kiến thức, lý thuyết từ các nguồn có sẵn như sách, Internet, báo mạng điện tử…từ đó xây dựng và tổng hợp chúng thành các luận điểm, dẫn chứng

Bài nghiên cứu của nhóm có những khái niệm về truyền thông cũng như những thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu cần được giải thích, trích dẫn từ những tài liệu truyền thông như sách, báo, thư viện số, Internet…Một phần quan trọng khác, các minh chứng được đưa ra để phân tích được lấy từ các tài liệu nghiên cứu như những bài báo tiêu biểu về “Brexit” trên ba tờ báo lớn (The Washington Post, CNN, New York Times) của Mỹ trong năm 2019

Phương pháp quan sát:

Phương pháp quan sát là một trong những phương pháp nghiên cứu thực tiễn, là phương pháp khoa học sử dụng tri giác để thu thập thông tin từ đối tượng Người nghiên cứu sử dụng các giác quan khác nhau để xác định các thông tin cụ thể về đối tượng mà mình nghiên cứu

Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp quan sát để nhìn nhận, lắng nghe những thông tin và cách thức truyền tin của truyền thông Mỹ đối với sự việc Brexit,

Trang 11

6 từ đó làm cơ sở để nhóm đưa ra các phân tích, đánh giá một cách khách quan nhất đối với các vấn đề xoay quanh đề tài Phương pháp quan sát còn giúp nắm bắt được sự tiếp cận và thái độ của các độc giả dành cho các bài báo, tương tác của công chúng trên 3 trang báo điện tử với chủ đề đề cập đến các vấn đề liên quan

Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp:

Bài nghiên cứu được thực hiện theo quy trình là phân tích vấn đề trước, sau đó sẽ tổng hợp lại những điểm chung và đưa ra kết luận chung nhất Theo đó, bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu cụ thể và chi tiết những khía cạnh xoay quanh cách thức đưa tin của truyền thông của Mỹ qua sự kiện Anh rời EU cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa tin thông qua 3 tờ báo

Từ những phân tích trên, nhóm sẽ tổng hợp, khái quát lại những ý chung nhất về phản ứng, cách thức truyền thông của Mỹ thông qua các bài báo được đăng tải trong vụ việc Brexit Từ đó, có thể có những nhận thức chính xác và đầy đủ về bản chất của sự kiện để đưa ra các đánh giá và rút ra bài học có tính thuyết phục và hiệu quả cao

Phương pháp phân loại và hệ thống

Là một trong 7 phương pháp nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu sẽ tiến hành phân loại các thông tin có được nhờ những phương pháp kể trên để phân chia ra theo từng luận điểm cụ thể dựa trên những tiêu chí nhất định và sau cùng là đưa ra kết luận của nghiên cứu

Bài nghiên cứu được tạo thành bởi những luận điểm logic và rõ ràng bởi mỗi luận điểm chứa những thông tin và vai trò minh chứng nhất định Các luận điểm tương ứng được tổ chức sắp xếp song song, trong đó, các luận cứ cũng có vai trò bổ sung cho nhau và cho luận điểm Cuối mỗi phần phân tích nhóm đều có tiểu kết riêng nhằm tổng hợp lại vấn đề một cách khái quát nhất

Phương pháp liệt kê so sánh

Bài nghiên cứu trích dẫn nhiều nội dung của các bài báo liên quan đến sự kiện Brexit của 3 trang báo lớn ở Mỹ (CNN, The Washington Post, New York Times) Phương pháp này được sử dụng để có thể cho mọi người thấy những thông tin mang tính tương đồng, mang lại sự đa dạng trong các dẫn chứng Từ đó, nhằm chứng minh

Trang 12

7 và xây dựng nên một cơ sở lý thuyết khoa học vững chắc cho các luận cứ mà nhóm đang đề cập đến trong bài

Từ việc đưa ra các bài báo liên quan đến sự kiện, nhóm sẽ so sánh cách thức đưa tin của 3 trang báo dựa trên các tiêu chí mà nhóm đã đề ra như độ tin cậy, sự đa dạng nguồn tin…Thông qua việc so sánh này sẽ giúp cho bài nghiên cứu của nhóm thêm hấp dẫn và có sức hút hơn vì có tính đối chiếu thực tế một cách chân thực nhất

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài là cách thức đưa tin của 3 trang báo lớn của Mỹ bao gồm: CNN, The Washington Post và New York Times về sự kiện Anh rời Liên minh Châu Âu năm 2019 Có thể thấy, một trong những vai trò quan trọng của truyền thông và báo chí đó là vai trò giám sát và phản biện xã hội, thông tin được đưa tới công chúng, bao gồm cả thông tin về các sự kiện chính trị trên các phương tiện truyền thông đều được thể hiện qua lăng kính này Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu rõ đối tượng theo nhiều khía cạnh khác nhau, cũng như lý giải cho mọi người hiểu rõ hơn được tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đến việc định hướng thông tin dư luận

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bài báo liên quan đến vấn đề Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) trong năm 2019 trên ba trang báo lớn của Mỹ là CNN, The Washing Post, New York Times

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Dù ở trong bất kỳ lĩnh vực nào thì truyền thông cũng đóng một vai trò rất quan trọng, nó chính là một công cụ, là “sức mạnh mềm” để các quốc gia có thể dùng nó làm bàn đạp để chinh chiến trên đấu trường thế giới Vì vậy tùy theo từng tính chất của mỗi vấn đề, sự kiện mà truyền thông sẽ phản ánh, truyền tải tới công chúng theo những quan điểm và góc nhìn riêng Do đó, khi thực hiện bài nghiên cứu, nhóm đã cố gắng tiếp cận, suy xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, với vị trí là những người làm truyền thông trong tương lai

Ý nghĩa thực tiễn: Trong bối cảnh vai trò của truyền thông quốc tế đối với xã hội ngày càng lớn, ảnh hưởng ngày càng lan rộng thì cần phải có một cách nhìn nhận và đánh giá khách quan về cách thức đưa tin của các phương tiện truyền thông, đặc

Trang 13

8 biệt là cách đưa tin về các sự kiện chính trị của thế giới Cùng một nội dung thông tin nhưng những đơn vị truyền thông khác nhau sẽ có những cách tiếp cận và đưa tới độc giả những góc nhìn khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm chính trị của từng nơi Do đó, khi xảy ra các sự kiện mang tính chính trị, trên truyền thông thường có rất nhiều luồng thông tin, quan điểm đa chiều với các mục đích truyền thông khác nhau Nhận thức được điều đó, nhóm đã quyết định nghiên cứu về những lý do, yếu tố đã tác động đến cách thức đưa tin của những trang báo lớn, có ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng Cuối cùng và cũng rất quan trọng, sau khi phân tích, đánh giá, nhóm sẽ rút ra những bài học mang tính mới và tính thực tiễn cao có thể áp dụng được với các hoạt động truyền thông trong tương lai, đặc biệt là trong cách truyền tải thông tin như thế nào đến với công chúng

7 Kết cấu

Bài nghiên cứu gồm 70 trang Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Ở chương đầu, nhóm sẽ giải thích các khái niệm cơ bản liên quan đến truyền thông, thuyết đóng khung, agenda setting, Brexit, cũng như khái quát diễn biến Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu Từ đó giúp cho mọi người hiểu hơn về sự kiện này và làm rõ mối liên hệ về sự ảnh hưởng của vụ “Brexit” đối với nước Mỹ

Chương 2: Phân tích cách thức đưa tin của truyền thông quốc tế Mỹ về sự

kiện Anh rời Liên minh Châu Âu (EU)

Trong chương này nhóm sẽ chia làm ba phần để có thể đi sâu phân tích cách thức đưa tin của truyền thông quốc tế Mỹ về sự kiện Brexit: Phần một đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức đưa tin của truyền thông Mỹ về vấn đề Anh rời Liên minh Châu Âu Phần hai giới thiệu về chủ thể truyền thông cũng như công chúng mục tiêu mà nhóm sẽ hướng đến để phân tích Phần còn lại, nhóm sẽ đưa ra những kết quả cũng như so sánh dựa trên việc khảo sát cách thức đưa tin trên 3 tờ báo lớn của Mỹ bao gồm: The Washington Post, CNN, New York Times

Chương 3: Đánh giá và bài học cho Việt Nam

Sau khi phân tích cách thức đưa tin của truyền thông Mỹ về vấn đề Brexit trong năm 2019, nhóm sẽ đưa ra những đánh giá và rút ra bài học cho Việt Nam Những

Trang 14

9 đánh giá mà nhóm đưa ra đều mang tính khách quan và đa chiều, phản ánh các góc nhìn khác nhau Các bài học được rút ra đều dựa trên tính sáng tạo, mới mẻ và tính thực tiễn có thể áp dụng vào các hoạt động truyền thông trong tương lai Đồng thời, từ đó nhóm cũng sẽ đóng góp những quan điểm, ý tưởng mới để phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Trên đây là toàn bộ những kiến thức khái quát về đề tài: “Nghiên c u cách ứ thức đưa tin của truyền thông quốc tế Mỹ về sự kiện Brexit năm 2019 (Khảo sát trên 3 t báo CNN, The Washington Post, New York Times)ờ ”

B NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về truyền thông:

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể xã hội Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “communicare” nghĩa là truyền thông, chia sẻ, truyền tải Truyền thông thường được mô tả là quá trình truyền tải thông tin, ý kiến, tư duy và ý nghĩa từ một nguồn thông tin đến một đối tượng hoặc một tập hợp đối tượng thông qua các phương tiện giao tiếp Nó là một hoạt động quan trọng trong xã hội và văn hóa, giúp giao tiếp, chia sẻ thông tin và tạo hiểu biết giữa mọi người

Hiện nay có tới hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về truyền thông Mỗi định nghĩa, quan niệm đều có những khía cạnh hợp lý riêng Tuy nhiên các định nghĩa luôn giữ được những giá trị cốt lõi của truyền thông để không làm sai lệch quan niệm ấy

Theo John R Hober (1954) truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời

Còn khái niệm của Dean C Barnlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằm giảm độ không rõ ràng để có hành vi hiệu quả hơn

Teho Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người và trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người

Trang 15

10 Theo quan niệm này, quá trình truyền thông có thể làm gia tăng tính độc quyền, hoặc phá vỡ tính độc quyền

Theo S.Schaehter, truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực được thể hiện và tinh tính độc quyền tăng lên Điều này phụ thuộc vào mục đích và môi trường, cũng như phương thức truyền thông

Theo Gerald Miler (1966), về cơ bản truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ

Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá trình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo một thiết kế có chủ địch 1

Tóm lại, truyền thông có thể được định nghĩa là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng…chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng giữa hai hoặc một nhóm người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng đến ý kiến công chúng, hành vi của mọi người và tạo ra tác động đến các vấn đề xã hội, văn hóa và chính trị Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, giáo dục và truyền tải kiến thức đến mọi người

1.1.2 Các yếu tố cơ bản trong khái niệm về truyền thông:

Các yếu tố cơ bản trong khái niệm về truyền thông bao gồm:

Người gửi thông điệp: Đây là người hoặc tổ chức tạo ra và gửi thông điệp Người gửi thông điệp có ý định truyền tải thông tin hoặc ý kiến cụ thể và sử dụng các phương tiện truyền thông để làm điều này

Người nhận thông điệp: Đây là người hoặc nhóm người nhận thông điệp từ người gửi Người nhận có thể là công chúng, đối tượng tiềm năng, khách hàng, đối tác, hoặc bất kỳ đối tượng nào mà người gửi muốn giao tiếp với

Phương tiện truyền thông: Đây là các công cụ, phương pháp hoặc kênh được sử dụng để truyền tải thông điệp Các phương tiện truyền thông bao gồm các phương

1 Theo cuốn Truyền thông Lý thuyết và kỹ năng cơ bản; Chương 1 Quan niệm chung về truyền thông , trang 13

Trang 16

11 tiện truyền thống như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, cũng như các phương tiện truyền thông mới như mạng xã hội, trang web, email và ứng dụng di động

Nội dung thông điệp: Đây là thông tin, ý kiến, tin tức, quảng cáo, giải trí hoặc bất kỳ thông điệp nào được truyền tải từ người gửi đến người nhận Nội dung thông điệp có thể được biểu đạt bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video hoặc sự kết hợp của chúng

Hiệu quả truyền thông: Đây là mức độ thành công của quá trình truyền thông trong việc đạt được mục tiêu của người gửi Hiệu quả có thể được đánh giá bằng cách xem xét sự tiếp cận, nhận thức, hiểu biết và phản ứng của người nhận đối với thông điệp

Nhiễu: Là yếu tố gây sai lệch thông tin không được dự tính trước trong quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố kỹ thuật…) dẫn đến tình trạng thông tin bị sai lệch

Quá trình truyền thông còn bao gồm hai yếu tố đó là hiệu lực và hiệu quả truyền thông Hiệu lực là khả năng thu hút sự chú ý đối với đám đông và cụ thể hơn là đối tượng mà mình truyền thông Hiệu quả truyền thông là những hiệu ứng xã hội tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng – nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra, phù hợp với mong muốn của truyền thông

Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau

1.1.3 Mô hình truyền thông:

Mô hình truyền thông là một khung lý thuyết hoặc mô hình trừu tượng được sử dụng để mô tả và giải thích quá trình truyền tải thông điệp từ người gửi đến người nhận trong truyền thông Nó cung cấp một cách tiếp cận tổ chức hóa và hệ thống hóa các yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông, giúp hiểu rõ hơn về cách thông điệp được tạo ra, truyền tải, nhận thức và tác động

Mô hình truyền thông thường được trình bày dưới dạng những bản vẽ, các bảng, các biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, các hình tượng,… nhằm miêu tả những kiến thức trừu tượng, phức tạp qua nét biểu đạt mang tính chất đồ họa, từ đó dễ dàng trong việc nhận biết và nhận thức sâu hơn, ở nhiều góc độ khác nhau với một khái niệm phức tạp như truyền thông

Trang 17

12 Mô hình truyền thông nổi 琀椀ếng của Lasswell

Bên trên là mô hình truyền thông được ứng dụng nhiều nhất được Lasswell đưa ra vào năm 1948 Bên cạnh mô hình truyền thông của Lasswell đã có rất nhiều các mô hình truyền thông tương tự ra đời là phương tiện cho truyền thông sau này

Các mô hình truyền thông tuy khác nhau nhưng đều có những thành phần cơ bản chung như: người gửi, nguồn thông tin, bộ mã hóa, kênh truyền thông, bộ giải mã, người nhận, tác động và phản hồi Các yếu tố này liên kết với nhau cho ra mô hình truyền thông Mô hình truyền thông giúp tạo ra một cấu trúc hệ thống để nghiên cứu, phân tích và hiểu quá trình truyền thông Các mô hình khác nhau có thể tập trung vào các yếu tố khác nhau và có các khía cạnh và ứng dụng riêng

1.1.4 Truyền thông quốc tế, thuyết đóng khung và agenda setting:

1.1.4.1 Khái niệm truyền thông quốc tế

Truyền thông quốc tế là quá trình truyền tải thông tin, ý kiến và nền văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc và cộng đồng trên toàn thế giới Nó bao gồm các hoạt động giao tiếp và truyền thông qua các phương tiện truyền thông đa dạng như truyền hình, phim ảnh, báo chí, radio, internet và các công nghệ truyền thông khác Bên cạnh đó truyền thông quốc tế có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy sự hiểu biết, giao lưu và tương tác giữa các quốc gia và dân tộc khác nhau Nó giúp mọi người hiểu và tiếp cận với các nền văn hóa, thông tin và quan điểm khác nhau trên thế giới Đồng thời, truyền thông quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức toàn cầu về các vấn đề quốc tế như môi trường, phát triển bền vững, nhân quyền và hòa bình

Các phương tiện truyền thông quốc tế cung cấp một cầu nối thông tin giữa các quốc gia và dân tộc, giúp mọi người tiếp cận các tài liệu, tin tức, chương trình giải trí và tư duy từ khắp nơi trên thế giới Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, truyền thông quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận Điều này tạo ra cơ hội lớn cho trao đổi văn hóa, hợp tác kinh tế, hòa nhập xã hội và

Trang 18

13 giao lưu quốc tế Tuy nhiên, truyền thông quốc tế cũng đặt ra một số thách thức, như sự chênh lệch thông tin, sự mất cân bằng về quyền lực truyền thông và mất tính cân nhắc trong việc truyền tải thông tin Điều này đòi hỏi các quốc gia, tổ chức và cá nhân tham gia vào truyền thông quốc tế phải có sự nhạy bén, ý thức và trách nhiệm để đảm bảo rằng thông tin được truyền tải một cách công bằng, chính xác và tôn trọng đa dạng văn hóa

Trên thế giới hiện nay các nước đang rất nỗ lực đẩy mạnh việc truyền thông quốc tế Các quốc gia đang phát triển mạnh như Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc,… đều có cho mình những kênh truyền thông nổi tiếng

BBC (British Broadcasting Corporation) là một tổ chức truyền thông quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh Với mạng lưới phát sóng rộng khắp thế giới, BBC cung cấp dịch vụ truyền thông đa dạng bao gồm radio, truyền hình và trang web BBC World Service là dịch vụ đài phát thanh toàn cầu của họ Kênh CNN (Cable News Network) của Hoa Kỳ là một trong những kênh tin tức quốc tế hàng đầu, với mạng lưới phát sóng trên toàn thế giới CNN cung cấp tin tức và thông tin về các sự kiện quan trọng, chính trị, kinh tế, văn hóa và thể thao Bên cạnh CNN Hoa Kỳ cũng sở hữu riêng cho mình những đầu báo nổi tiếng, thu hút lượng người đọc khổng lồ không chỉ ở trong lãnh thổ Hoa Kỳ mà ở hầu hết các quốc gia như New York Times, The Washington Post,…Tại Trung Quốc, đất nước tỉ dân sở hữu những kênh truyền thông khổng lồ như China Central Television (CCTV), Xinhua News Agency hay China Radio International (CRI) tất cả đều góp phần tạo nên một đất nước Trung Quốc hùng mạnh như ngày hôm nay

Có thể nói truyền thông quốc tế đã và đang góp phần quan trọng trong việc xây dựng một thế giới liên kết và thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác và hiểu biết giữa các quốc gia và dân tộc trên khắp thế giới

1.1.4.2 Thuyết đóng khung:

Thuyết đóng khung (Framing theory) là một lý thuyết trong truyền thông và khoa học xã hội, nghiên cứu về cách thức mô phỏng và xây dựng thông điệp để tạo ra hiểu biết, ý nghĩa và quan điểm về một vấn đề cụ thể trong tâm trí của công chúng Thuyết này cho rằng cách thông tin được trình bày và "đóng khung" sẽ ảnh hưởng đến cách mọi người hiểu và đánh giá vấn đề đó

Trang 19

14 Theo thuyết đóng khung, thông điệp được truyền tải không chỉ là việc truyền đạt thông tin một cách khách quan, mà còn là việc xác định và nêu bật những khía cạnh, góc nhìn, giá trị và quan điểm nổi bật trong thông điệp đó Các yếu tố như từ ngữ, hình ảnh, nguồn tin, cấu trúc câu chuyện và ngữ cảnh sẽ tạo nên khung cảnh, tạo ra một hệ thống ý nghĩa và giúp người nhận thông điệp hiểu và xử lý thông tin theo một cách nhất định

Thuyết đóng khung cho rằng việc "đóng khung" thông điệp có thể thay đổi suy nghĩ, quan điểm và hành vi của công chúng Cách đóng khung thông điệp có thể tạo ra hiệu ứng tác động, tạo sự chú ý, thay đổi ý thức và hướng dẫn hành động Do đó, các nhà quảng cáo, chính trị gia, nhà báo và nhà nghiên cứu truyền thông thường sử dụng thuyết đóng khung để ảnh hưởng đến ý kiến công chúng và tạo ra sự chấp nhận và ủng hộ cho quan điểm của họ

Có thể lấy ví dụ liên quan đến Donal Trump: “Khung nhìn về "nhân vật gây tranh cãi" hoặc "người lãnh đạo kiêu ngạo" Truyền thông quốc tế đã đóng khung Donald Trump dưới góc nhìn là một nhân vật gây tranh cãi và một người lãnh đạo kiêu ngạo Khung nhìn này được tạo ra thông qua việc tập trung vào những lời phát biểu, hành động và quyết định của ông Trump mà gây tranh cãi và tạo ra sự chia rẽ trong xã hội Truyền thông thường tập trung vào các vấn đề nhạy cảm như chính sách nhập cư, quan hệ quốc tế và quản lý đại dịch COVID-19, và từ đó tạo ra một hình ảnh về ông Trump như một người lãnh đạo gây tranh cãi và có tính kiêu ngạo

Thuyết đóng khung cho thấy rằng truyền thông có thể ảnh hưởng đến cách công chúng hiểu và đánh giá về một nhân vật hay một sự kiện Trong trường hợp này, khung nhìn về Donald Trump là một nhân vật gây tranh cãi đã tạo ra sự phân cách quan điểm của công chúng Một số người có thể đồng tình và ủng hộ ông Trump, trong khi những người khác có thể phản đối và chê trách ông Truyền thông thông qua việc đóng khung như vậy đã góp phần tạo ra sự chia rẽ và cuộc tranh cãi trong xã hội, khiến công chúng có quan điểm khác nhau về cựu Tổng thống này 1.1.4.3 Agenda setting:

Agenda setting hay còn được biết tới là lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự là lý thuyết truyền thông có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các nhân tố của truyền thông từ các cơ quan truyền thông đến công chúng và cả những nhà hoạch định chính

Trang 20

15 sách Đặc biệt, trong bối cảnh ngày nay khi Internet có mặt ở khắp mọi nơi, mạng xã hội trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của cả những người trẻ và người già, lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự lại càng được vận dụng dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết

Agenda setting là một lý thuyết truyền thông mà người ta tin rằng truyền thông có thể ảnh hưởng đến quan điểm và chủ đề mà công chúng quan tâm Theo lý thuyết này, truyền thông có thể định hình tầm quan trọng và ưu tiên của các vấn đề trong tâm trí công chúng thông qua việc tập trung báo cáo và nhấn mạnh một số vấn đề, trong khi giảm thiểu hoặc bỏ qua các vấn đề khác Bằng cách làm như vậy, truyền thông có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết, quan điểm và ưu tiên của công chúng về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa Agenda setting cũng cho rằng các phương tiện truyền thông không chỉ ảnh hưởng đến quan điểm của công chúng mà còn ảnh hưởng đến quyết định chính sách công cộng Bằng cách tạo ra sự chú ý và tạo nên một không gian công cộng cho các vấn đề cụ thể, truyền thông có thể tác động đến quyết định của nhà hoạch định chính sách và tạo ra áp lực từ công chúng để xem xét và đáp ứng các vấn đề được đặt lên bàn thảo luận

Lý thuyết agenda setting đã có sự ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu truyền thông và được coi là một yếu tố quan trọng trong hiểu biết về quá trình truyền thông và quan hệ giữa truyền thông và xã hội Trong lịch sử không ít các trường hợp sử dụng agenda setting, nổi bật là trường hợp vụ xâm lược Iraq vào năm 2003 của Mỹ là một ví dụ tiêu biểu về việc áp dụng lý thuyết agenda setting trong truyền thông

Trước khi Mỹ tiến hành xâm lược Iraq, truyền thông tại Hoa Kỳ đã chú trọng vào việc đưa ra thông tin về việc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học Các phương tiện truyền thông chủ yếu tập trung vào những báo cáo về mối đe dọa tiềm tàng từ Iraq đối với an ninh quốc tế và quốc gia Mỹ Bằng cách tạo ra một khung nhìn đồng thuận về mức độ nguy hiểm từ vũ khí hủy diệt của Iraq, truyền thông đã tạo ra một sự chú ý lớn và tác động đến quan điểm của công chúng Việc tập trung vào việc đề cao mối đe dọa từ Iraq đã tạo ra sự ủng hộ và chấp thuận công khai cho chính sách xâm lược từ phía công chúng, cũng như từ các quan chức chính phủ Tuy nhiên, sau khi xâm lược Iraq diễn ra và không tìm thấy bằng chứng về vũ khí hủy diệt, quan điểm của công chúng và các phương tiện

Trang 21

16 truyền thông đã thay đổi Các báo cáo về việc xâm lược và hậu quả của nó đã làm dấy lên sự phản đối và tranh cãi về cách Mỹ đã tiếp cận với vấn đề Iraq

Vụ xâm lược Iraq là một ví dụ minh họa về cách truyền thông có thể tạo ra và thay đổi quan điểm công chúng thông qua việc đưa ra và tập trung vào một khung nhìn cụ thể về một vấn đề Khả năng tác động của truyền thông trong việc thiết lập chương trình nghị sự có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định chính trị và xã hội

1.2 Khái quát diễn biến Anh rời Liên minh Châu Âu

Brexit là một trong những sự kiện nổi bật của năm 2019 thu hút sự quan tâm của thế giới nói chung và truyền thông quốc tế nói riêng, đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Anh với Liên minh Châu Âu EU mà còn ảnh hưởng tới các nước trên thế giới đặc biệt là các nước lớn điển hình là nước Mỹ Vậy Brexit là gì và tại sao một nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới lại quan tâm đến sự thay đổi chính sách hợp tác của Anh với EU thông qua truyền thông quốc tế

Brexit là tên gọi xuất phát từ chữ “Britain” – nước Anh và “exit” – sự ra đi

Brexit được sử dụng để chỉ sự kiện Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu EU (đây là một khối liên minh kinh tế, chính trị và quân sự) vào ngày 13/11/2018, đồng thời sự kiện này đã thay đổi mối quan hệ giữa Anh với Liên minh Châu Âu về các lĩnh vực như an ninh, thương mại và di dân

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu vào năm 1973 Tới năm 1975, một cuộc trưng cầu dân ý đã được thực hiện với số phiếu đa số ủng hộ việc quốc gia này ở lại tổ chức Vào ngày 23 tháng 6 năm 2016 một cuộc trưng cầu ý dân lại được mở ra bởi Quốc hội sau khi Điều luật tổ chức trưng cầu dân ý về Liên minh hâu Âu năm 2015 được thông qua Kể từ khi đó C Brexit đã trở thành từ khóa được nhắc đến khi ám chỉ sự kiện Anh “ly khai” khỏi Liên minh Châu Âu cũng như ám chỉ về cuộc trưng cầu dân ý này

Ngày 13/11/2018, một sự kiện quan trọng đã đánh dấu một mốc lớn trong lịch sử nước Anh và Liên minh châu Âu, khi cả hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Anh rời khỏi EU sau hai năm tiến hành đàm phán căng thẳng Mặc dù thỏa thuận việc Anh rời khỏi Liên minh hâu Âu mới chỉ là bước đầu và vẫn còn những rào cản C cho tới thỏa thuận cuối cùng nhưng đây được xem là dấu hiệu tích cực cho những động thái tiếp theo của hai bên, để giải quyết việc căng thẳng leo thang

Trang 22

17

1.2.1 Nguyên nhân dẫn đến sự kiện Brexit

Anh đề xuất tách khỏi Liên minh hâu Âu (EU) sau 45 năm cùng hợp tác và C phát triển trong suốt khoảng thời gian từ 1973 đến 2018 Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của EU Trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 - 2017), EU chỉ kết nạp thành viên mới và chưa từng có tiền lệ Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu:

EU đe dọa chủ quyền của Anh

Đây là lập luận phổ biến nhất ở Anh, nổi bật nhất là 2 chính trị gia Đảng Bảo Thủ - Thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels (Bỉ) Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia thành viên

Những người phản đối EU cho rằng, cơ quan hành pháp của EU là Ủy ban Châu Âu (EC), không đại diện trực tiếp cho các cử tri ở Anh hay ở các nước thành viên khác Các nhà lãnh đạo Anh có một số ảnh hưởng trong việc lựa chọn các thành viên của EC 5 năm một lần Tuy nhiên, không ai trong số các thành viên của EC có trách nhiệm với Chính phủ Anh hoặc đại diện cho người Anh tại Nghị viện châu Âu

Anh bị ràng buộc nhiều quy định của EU

Những người phản đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi Ví dụ như, không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi “Những quy định của EU khiến nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần”, ông Gove lập luận

Bị ảnh hưởng bởi đồng tiền chung Euro

Người Anh có động thái muốn rời khỏi EU bởi từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm suy yếu nền kinh tế thế giới thì đã có một số nước dùng đồng tiền chung Euro bị ảnh hưởng nặng nề khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao như ở Hy Lạp và Tây Ban Nha Vậy nên người Anh quyết liệt ủng hộ Brexit cũng vì sợ nền kinh tế sẽ gặp khó khăn như một số nước từng gặp phải

Trang 23

18 Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khổng lồ và đã tác động đến nền kinh tế và đời sống của người dân Anh Hơn 7 năm sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, tỷ lệ thất nghiệp trên 20% Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng Euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên Một lý do xác đáng nữa là nước Anh không sử dụng đồng Euro, vì vậy, có rất ít nguy cơ đồng Euro ảnh hưởng được trực tiếp đến nền kinh tế Anh

Người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước Anh

EU có quy định cho phép công dân các nước di chuyển tự do giữa các nước thuộc EU Khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về kinh tế, công nhân từ các nước EU khác như: Ireland, Italia và Lithuania đã đổ về nước Anh tìm việc làm Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng định, những người nhập cư đến nước Anh đã làm giảm việc làm, tiền lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh nặng lên các dịch vụ công của nước này

EU yêu cầu đóng góp hàng năm

EU không được thu thuế trực tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU Hiện tại, Anh đóng góp khoảng 13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm, tương đương khoảng 300 USD/người/năm Mặc dù, phần lớn số tiền này được chi tiêu cho các dịch vụ ở Anh nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh giữ lại tiền ở nước mình và Quốc hội Anh là bên quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó, thay vì EU 2

1.2.2 Diễn biến của quá trình Brexit

Diễn biến của quá trình Brexit diễn ra trong suốt một thời gian dài, bao gồm các cuộc đàm phán, thỏa thuận, tranh cãi và phiên họp của Quốc hội Anh Dưới đây là những diễn biến chính trong sự kiện Brexit:

• Ngày 23 tháng 6 năm 2016: Cử tri Anh bỏ phiếu để quyết định liệu Anh có nên rời khỏi Liên minh hâu Âu hay không Kết quả của cuộc trưng cầu C ý dân này cho thấy 51,9% trong số những người bỏ phiếu đã chọn Brexit

2 Tại Sao Anh Rời Khỏi Eu - Vì Sao Anh Quốc Rời Liên Minh Châu Âu (2023), h琀琀ps://dhn.edu.vn/tai-sao-anh-roi-khoi-eu/

Trang 24

19 • Ngày 29 tháng 3 năm 2017: Thủ tướng Anh Theresa May chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, chính thức khởi động tiến trình đàm phán Anh ra khỏi Liên minh châu Âu

• Ngày 19 tháng 6 năm 2017: Đàm phán Brexit chính thức được bắt đầu giữa Anh và Liên minh Châu Âu

• Ngày 8 tháng 12 năm 2017: Anh và EU đạt được thỏa thuận về các điều khoản của tuyên bố chung về giai đoạn 1 của Brexit, bao gồm việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland

• Ngày 14 tháng 11 năm 2018: Thủ tướng Anh Theresa May công bố bản thỏa thuận Brexit của cô với EU, nhưng bản thỏa thuận này đã bị Quốc hội Anh từ chối • Ngày 29 tháng 3 năm 2019: Ngày mà Anh ban đầu dự định rời khỏi Liên minh Châu Âu, tuy nhiên Anh đã được thỏa thuận gia hạn thời gian Brexit đến ngày 31 tháng 10 năm 2019

• Ngày 17 tháng 10 năm 2019: Anh và EU đạt được thỏa thuận mới về Brexit, nhưng bản thỏa thuận này cũng đã bị từ chối bởi Quốc hội Anh

• Ngày 31 tháng 1 năm 2020: Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu và trở thành quốc gia độc lập

• Ngày 24 tháng 12 năm 2020: Anh và EU đạt được thỏa thuận cuối cùng về thỏa thuận thương mại và kinh tế sau Brexit, trước khi thời hạn chính thức kết thúc của quá trình chuyển tiếp vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 Thỏa thuận này đã đảm bảo cho Anh và EU tiếp tục thương mại một cách có lợi cho cả hai bên Tuy nhiên, thoả thuận cũng bao gồm nhiều giới hạn và rào cản đối với thương mại, cũng như đối với việc tự do di chuyển và lao động giữa Anh và EU

1.2.3 Tác động của sự kiện Brexit đến toàn thế giới

Sự kiện Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu là một sự kiện thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nước trên thế giới Không chỉ bởi vì Anh là một nước cốt cán trong EU mà còn bởi những hậu quả sau khi Brexit được hoàn thành Việc Anh rời đi đã tác động lớn đến tình hình kinh tế chính trị của thế giới, nó ảnh hưởng đến nhiều - lĩnh vực và khiến một số nước gặp nhiều khó khăn hơn vì quyết định này

Đối với các nền kinh tế lớn trên thế giới

Trang 25

20 Sau sự kiện Brexit, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Vương quốc Anh chịu nhiều thiệt hại Trước đó, Anh là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ ở Châu Âu Vì vậy, khi Anh bắt đầu tách khỏi EU thì Mỹ sẽ khó tiếp cận thị trường tiềm năng này làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ giảm, buộc họ phải di dời sang các nước khác trong EU Nhật Bản cũng là 1 nước phải chịu sự ảnh hưởng từ sự kiện trên Sau sự kiện Brexit, đồng Yên tăng giá mạnh ảnh hưởng đến nền kinh tế ủa c Nhật và các chính sách cải tổ nền kinh tế của nước này Vì mối quan hệ thương mại giữa EU và Trung Quốc trước đây rất lớn nên Trung Quốc cũng là một quốc gia ít nhiều cũng chịu những ảnh hưởng ngắn hạn sau sự kiện Brexit

Brexit đã tạo ra sự bất ổn trong thị trường tài chính và thương mại toàn cầu Đồng bảo hiểm Anh, bảo hiểm vàng của thế giới, đã giảm giá và làm giảm giá trị của nhiều loại tiền tệ trên thế giới Thương mại giữa Anh và các quốc gia EU đã gặp nhiều rào cản mới, bao gồm thuế quan và quy định xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và chuỗi cung ứng

Brexit còn gây ra một số biến động chính trị trong nội bộ Vương quốc Anh và EU Nó đã thúc đẩy sự phân cực và gây ra những tranh cãi gay gắt trong việc xác định quyền lực và chính sách trong cả hai phía Ngoài ra, việc Anh rời khỏi EU đã mở ra những vấn đề khó khăn trong việc giải quyết vấn đề biên giới giữa Ireland và Bắc Ireland Tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ Anh với các quốc gia khác trên thế giới Nước Anh phải đàm phán và tái đàm phán các thỏa thuận thương mại với nhiều quốc gia, khu vực và tổ chức quốc tế khác Điều này tốn thời gian và tài nguyên và gây ra sự không chắc chắn đối với các quan hệ kinh tế và địa chính trị của Anh với thế giới Việc Anh rời khỏi EU đã tạo ra một lỗ hổng tài chính và chính trị trong Liên minh hâu Âu EU cũng phải đối mặt với thách thức trong việc điều C chỉnh cơ cấu tài chính, quản lý ngân sách và xác định vai trò của mình trong cả chính sách ngoại giao và quân sự

Khái quát mối quan hệ của Anh và Mỹ năm 2019

Mỹ và Anh có một quá khứ chung trong việc phát triển các nguyên tắc dân chủ và giá trị tự do Mối quan hệ bắt đầu từ thời kỳ Cách mạng Mỹ và tiếp tục trong suốt lịch sử hai quốc gia Mỹ đã giúp đỡ Anh trong Thế chiến II và mối quan hệ quân sự mạnh mẽ giữa hai quốc gia đã được củng cố thông qua NATO và các liên minh khác

Trang 26

21 Với mối liên hệ thương mại sâu rộng hai quốc gia này đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất và đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực như tài chính, công nghệ thông tin, y tế, năng lượng và giáo dục Các công ty Mỹ và Anh thường có mối quan hệ đối tác, đầu tư chéo và hợp tác nghiên cứu Ngoài ra các quan điểm chung trong nhiều vấn đề chính trị và an ninh quốc tế Cả hai quốc gia thường hợp tác trong các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, NATO và G7 để thúc đẩy ổn định và phát triển toàn cầu Họ cũng thường xuyên thảo luận về các vấn đề như chống khủng bố, biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế và quyền con người

Năm 2019, Anh và Mỹ đã có những cuộc tiếp xúc cực kì quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác và tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương giữa hai nước siết lại quan hệ đồng minh Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngoài lịch trình làm việc với các quan chức Anh, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton còn có cuộc gặp với Thủ tướng Anh Boris Johnson Cuộc gặp này đã đánh dấu việc ông Bolton trở thành quan chức cấp cao nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp tân Thủ tướng Anh Boris Johnson kể từ khi ông Johnson lên thay bà Theresa May lãnh đạo nước Anh ngày 23/7/2019

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết Mỹ ủng hộ việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) không thỏa thuận, hay còn gọi là Brexit "cứng" và sẽ để đẩy nhanh các thỏa thuận thương mại ký với Anh Ông Bolton nhấn mạnh, Anh sẽ là ưu tiên đầu tiên để Mỹ ký thỏa thuận thương mại và cho biết các thỏa thuận này có

thể được ký theo từng lĩnh vực riêng rẽ, đó thỏa thuận trong ngành sản xuất sẽ được

ký đầu tiên Cả hai đảng chính trị lớn của Mỹ tại quốc hội đều ủng hộ việc nhanh chóng thông qua các thỏa thuận thương mại với Anh vì thời điểm Anh rời EU chỉ còn hơn 2 tháng nữa

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu trước báo giới đã bày tỏ hi vọng rằng tuy các đối tác Mỹ là những nhà đàm phán cứng rắn song Anh sẽ đạt thỏa thuận thương mại lớn với Mỹ, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành dịch vụ, tiến vào thị trường Mỹ Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng đã thảo luận với Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liz Truss về khả năng lãnh đạo của hai nước sẽ ký kết một tuyên bố liên quan đến lộ trình đàm phán thỏa thuận thương mại song phương Việc ký kết tuyên bố lộ trình đàm phán này có

Trang 27

22 thể sẽ diễn ra ngay tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7)

Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liz Truss cho biết hiện Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Anh và mỗi bên đã đầu tư cho nền kinh tế của nhau hơn 1.000 tỷ USD Vì vậy, tăng cường hợp tác thương mại đang được xem là mục tiêu mà lãnh đạo hai nước Anh và Mỹ đang hướng tới

Trên thực tế, kể từ sau khi ông Johnson giành chiến thắng và trở thành Thủ tướng Anh, chỉ hơn một tuần sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và tân Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có 2 cuộc điện đàm để bàn về mối quan hệ hợp tác song phương, thỏa thuận tự do thương mại giữa hai nước thời kỳ hậu Brexit và vấn đề an ninh toàn cầu

Dù lãnh đạo và quan chức cấp cao giữa Mỹ và Anh đến nay vẫn khẳng định sẽ nhanh chóng hướng tới một thỏa thuận thương mại song phương, song đánh giá về triển vọng của thỏa thuận thương mại này, giới quan sát nhận định việc đạt thỏa thuận thương mại diện rộng giữa hai nước sẽ không thể dễ dàng

Sự kỳ vọng của Chính phủ Anh vào mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ được thể hiện rõ nét qua việc bà May là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Mỹ sau khi ông Trump trở thành tổng thống hồi tháng 1 2017 Điều này là hoàn toàn dễ / hiểu khi đặt trong bối cảnh Anh đã quyết định rời khỏi EU Đặc biệt trong bối cảnh Anh phải lùi thời hạn Brexit sau khi cơ quan lập pháp nước này 3 lần bác bỏ thỏa thuận Brexit mà bà May đạt được với các nhà lãnh đạo EU hồi tháng 11 2018, hơn / bao giờ hết Anh cần Mỹ tạo cho một mối quan hệ hậu Brexit Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Anh vẫn luôn cần mối quan hệ đặc biệt với Mỹ để duy trì vị thế của một cường quốc thế giới

Ngay sau chuyến thăm Anh của Tổng thống Mỹ Trump, ngày 24/7, Anh và Mỹ chính thức bước vào vòng đàm phán đầu tiên, liên quan đến một thỏa thuận thương

mại song phương mới, nhằm đối phó với những kịch bản sau Brexit Dự báo Hiệp

định Thương mại tự do (FTA) với Mỹ có thể giúp Anh có thêm 40 tỷ bảng vào năm 2030 Đây cũng là mục tiêu lý tưởng với một nước Anh hậu Brexit khi vừa phải đối mặt với nhiều nguy cơ về kinh tế, vừa mong muốn tiếp tục giữ tiếng nói trong các

Trang 28

23 thể chế tài chính toàn cầu Quan hệ Anh Mỹ không chỉ dựa trên lĩnh vực chính trị - và kinh tế mà còn đan xen lợi ích trong tất cả các lĩnh vực

Trong một thế kỷ qua, hợp tác giữa Mỹ và Anh về an ninh, tình báo cũng như quốc phòng là một sự hợp tác hết sức bền chặt Mặc dù giữa Anh và Mỹ đã có những bất đồng quan điểm về việc Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, hay Anh “thất vọng” trước việc Mỹ áp mức thuế nhập khẩu mới đối với nhôm và thép, song “quan hệ đặc biệt” giữa hai bên luôn giúp hóa giải mọi vấn đề Vì thế, Mỹ - Anh luôn muốn nỗ lực cải thiện và củng cố mối quan hệ đặc biệt xuyên Đại Tây Dương

Mỹ đưa ra quan điểm như thế nào? Ủng hộ hay phản đối?-

Vào năm 2016 khi tổng thống của nước Mỹ vẫn là Barack Obama, ông đã nhiều lần công khai thể hiện sự quan ngại của mình về việc Anh rời EU, ông cũng cho rằng quyết định của nước Anh về Brexit là điều không thể thay đổi song việc tiến trình này diễn ra như thế nào là tùy thuộc vào đôi bên và điều quan trọng là không bên nào có quan điểm cứng nhắc có thể gây thiệt hại kinh tế cho bản thân và thế giới Nhưng sau này, đặc biệt là năm 2019, khi Donald Trump nhậm chức tổng thống thì ông lại tỏ ra ủng hộ việc Anh rời khỏi EU và hứa hẹn sẽ ký kết một thỏa thuận thương mại "lớn" và "nhanh" sau Brexit Trái hẳn với những ý kiến của vị tổng thống tiền nhiệm Tuy vậy, Mỹ và Anh vẫn duy trì một mối quan hệ chính trị mạnh mẽ Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã tiếp quản sau Donald Trump, đã bày tỏ sự ủng hộ cho quan hệ đặc biệt giữa hai nước và cam kết tiếp tục hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả an ninh và kinh tế Tuy nhiên, ông cũng đã bày tỏ quan ngại về tác động của Brexit đối với hòa bình ở Bắc Ireland Trong một cuộc đến thăm nước Anh khi Brexit đang diễn ra tổng thống Trump thẳng thừng bày tỏ nếu được đặt vào vị trí người kế nhiệm Thủ tướng May, ông sẽ không e ngại rời bàn đàm phán với EU nếu không có cơ hội đạt được một thỏa thuận công bằng như mong muốn và ủng hộ Brexit không thỏa thuận

Trong khi người dân Anh vẫn đang tranh luận về các phương án Brexit, thì có vẻ như nhận định của ông Trump càng làm phe ủng hộ Brexit quyết tâm rời bỏ EU bằng mọi giá

1.2.4 Khái quát bối cảnh truyền thông quốc tế năm 2019

Trang 29

24 Năm 2019 là một năm đầy biến động của tình hình thế giới và cũng ảnh hưởng lớn đến truyền thông quốc tế thể giới bởi năm 2019 đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng và ảnh hưởng đáng kể đến bối cảnh truyền thông quốc tế Tiêu biểu có thể kể đến như:

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Trung Quốc và Mỹ đã tiếp tục cuộc chiến

thương mại căng thẳng, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn cầu Các cuộc đàm phán và đối đầu thương mại giữa hai quốc gia này đã thu hút sự quan tâm rộng rãi từ truyền thông quốc tế và tạo ra những động thái tiếp tục được theo dõi chặt chẽ

Brexit: Quá trình Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit) tiếp tục tạo ra những

tiêu đề hàng đầu trên truyền thông quốc tế Thảo luận, bỏ phiếu và sự bất đồng quan điểm về việc Anh rời khỏi EU đã được theo dõi sát sao, và bối cảnh này đã tạo ra những tác động kinh tế và chính trị rộng rãi

Cuộc biểu tình toàn cầu: Năm 2019 chứng kiến một số cuộc biểu tình lớn trên toàn thế giới Ví dụ, cuộc biểu tình của người dân Hong Kong chống lại những sự can thiệp của Trung Quốc vào độc lập và tự do dân chủ đã thu hút sự chú ý quốc tế và được theo dõi một cách cẩn thận Các cuộc biểu tình khác như cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu cũng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ truyền thông quốc tế Bầu cử và sự biến động chính trị: Năm 2019 là một năm quan trọng với các cuộc bầu cử và sự biến động chính trị trên khắp thế giới Các cuộc bầu cử chủ quyền Brexit tại Anh, cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine và các cuộc bầu cử quốc hội tại nhiều quốc gia khác đã tạo ra những tiêu đề quan trọng trên truyền thông quốc tế và ảnh hưởng đến tương lai chính trị của các quốc gia đó

Sự phát triển công nghệ: Năm 2019 cũng chứng kiến sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông Các cuộc tranh cãi về quyền riêng tư dữ liệu, sự bảo vệ thông tin cá nhân và vấn đề an ninh mạng đã trở thành những chủ đề quan trọng được truyền thông quốc tế quan tâm và bàn luận

Tiểu kết chương 1:

Nhìn chung, sự kiện Anh rời EU không chỉ tác động đến tình hình nhiều nước nước trên thế giới mà còn tác động mạnh giữa Anh và Mỹ Đặc biệt trong chuyến thăm của tổng thống Trump đã thể hiện rõ hơn quan điểm của Mỹ đối với Anh khi Brexit đang diễn ra Trong giai đoạn đầu của tiến trình Brexit, chính quyền Mỹ dưới

Trang 30

25 sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đã thể hiện sự ủng hộ đối với việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu Trump đã thúc đẩy một thỏa thuận thương mại "đặc biệt" giữa Mỹ và Anh sau Brexit và tỏ rõ sự ủng hộ đối với quyết định của Anh Một trong những quan điểm chủ yếu của Mỹ trong quan hệ với Anh trong tiến trình Brexit là ưu tiên lợi ích thương mại của Mỹ Chính quyền Mỹ đã tỏ ra quan tâm đến việc thiết lập một thỏa thuận thương mại với Anh sau Brexit, với mục tiêu tạo ra một thỏa thuận thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ và mở rộng thị trường cho các sản phẩm Mỹ tại Anh Mỹ cũng quan tâm đến ổn định an ninh và quan hệ quốc phòng với Anh trong bối cảnh Brexit Cả hai quốc gia đã cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này, bao gồm việc tiếp tục hợp tác quân sự và tình báo, đảm bảo sự ổn định và an ninh trong khu vực hâu Âu và toàn cầu.C

Chương 2: Phân tích cách thức đưa tin của truyền thông Mỹ về sự kiện Anh rời

Liên minh Châu Âu (EU)

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức đưa tin của truyền thông quốc tế Mỹ về sự kiện Brexit năm 2019

2.1.1 Chính trị

Sự kiện Anh rời EU được coi là một trong những sự kiện chính trị quan trọng trong những năm qua Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới tình hình chính trị của nhiều quốc gia mà còn tác động đến các nước có sự hợp tác và gắn kết lâu dài với Vương quốc Anh Trong đó không thể không nhắc đến nước Mỹ được coi là một đồng minh thân thiết và có quan hệ đặc biệt với Anh Do đó, từ khi kịch bản về Anh rời EU được đưa ra đến khi cuộc bỏ phiếu chấm dứt và Anh quyết định rời khỏi EU thì giới báo chí truyền thông ở Mỹ cũng đã bắt đầu đưa tin về vấn đề này Có thể thấy trong các bài báo, tin tức phân tích liên quan tới sự việc Brexit cũng được truyền thông Mỹ đăng tải đều có nhắc đến các chính trị gia và các nhà lãnh đạo như Theresa May, Boris Johnson, Donald Trump, Barack Obama…Ngoài ra, vấn đề về quan điểm chính trị khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến cách phương tiện truyền thông đưa tin về sự việc, vì tình hình chính trị ở Anh khi quyết định lựa chọn ở lại hay rời khỏi EU cũng nhận được cả sự ủng hộ và phản đối đến từ đảng phái khác nhau, do đó, khi

Trang 31

26 phía Mỹ truyền thông về giai đoạn này thì hai chính đảng của Mỹ (Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ) cũng chịu ảnh hưởng

Trong giai đoạn người dân ở Anh bỏ phiếu bầu cho việc Anh nên hay không rời Liên minh Châu Âu và đa số phiếu bầu đều lựa chọn Anh nên rời khỏi EU Chính điều này đã ảnh hưởng đến cách mà các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin về sự kiện Brexit Về phía Mỹ, giới tự do thể hiện sự ủng hộ đối với những người phản đối việc Vương quốc Anh rời khỏi EU, đồng thời họ cũng đưa ra những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến quyết định này, đặc biệt là nhấn mạnh việc Anh sẽ giảm tầm ảnh hưởng trong vấn đề an ninh và tài chính quốc tế Còn đối với giới bảo thủ lại có các quan điểm đối lập Các phương tiện truyền thông phản đối sự kiện Brexit thì thường xuyên đưa ra những thông tin tiêu cực và cho rằng sự kiện này là kết quả của việc bỏ phiếu không có trách nhiệm, trong khi các phương tiện truyền thông ở phe ủng hộ lại khẳng định rằng Brexit là một ví dụ cụ thể cho sự tự chủ và quyền lựa chọn của người dân

(Nguồn: Internet)

Có thể nhận thấy, ba tờ báo chính thống ở Mỹ là New York Times, CNN, The Washington Post đều có tập trung vào những tin tức liên quan đến các động thái của

Trang 32

27 việc Anh rời EU và từ đó sẽ đưa ra quan điểm chính trị của Mỹ về sự kiện này cũng như thể hiện mối quan tâm về quan hệ giữa hai nước Mỹ và Anh Yếu tố chính trị có tầm ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều đối tượng công chúng và là mối quan tâm lớn của các quốc gia trên thế giới, vì chỉ khi chính trị ổn định thì thế giới mới có thể hòa bình hoàn toàn Do đó, trong suốt quá trình Brexit thì chính trị là lĩnh vực được các báo đài truyền thông đề cập đến với tần suất nhiều

Ngoài ra, tầm ảnh hưởng về chính trị cũng là một trong những yếu tố gây nhiễu trong quá trình truyền thông Mỹ đưa tin về Brexit Có thể nhận thấy, sự kiện Brexit có sức ảnh hưởng lớn đến nền chính trị thế giới, khi các phương tiện truyền thông Mỹ đồng thời đưa tin về những diễn biến mới nhất của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung Quốc hoặc những sự kiện chính trị khác cũng sẽ gây gián đoạn đến quá - trình truyền thông khiến cho những bài viết, tin tức về Brexit không nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm của công chúng Trong các bài đăng đưa tin về sự kiện này, nội dung của những trang báo đều có sự cập nhật liên tục về những biến động mới và thông tin chính trị quan trọng, nổi bật nhằm thu hút công chúng trong và ngoài nước cũng như thể hiện được quan điểm chính trị và góc nhìn của Mỹ trước diễn biến sự kiện này Có thể thấy, từ khi quá trình Brexit diễn ra thì Mỹ được chứng kiến sự kiện này dưới thời của hai tổng thống Mỹ: Barack Obama và Donald Trump Chính vì điều này mà quan điểm chính trị, ý thức hệ của hai nhà lãnh đạo này và giới cầm quyền đứng sau phần lớn sẽ quyết định phản ứng của Mỹ đối với việc Vương quốc Anh tách khỏi Liên minh hâu Âu Các đảng viên thuộc Đảng Dân chủ và Đảng C Cộng hòa sẽ đánh giá về những tình hình chung cũng như phản ánh lợi ích sâu xa của Mỹ trong Brexit vẫn còn nguyên vẹn Báo chí truyền thông Mỹ cũng đã đưa ra những các bài viết để nhận định về vấn đề này và tác động mạnh mẽ mà nó mang lại cho nước Mỹ

Yếu tố chính trị luôn là chủ đề mang tính nhạy cảm, do đó trong quá trình tìm kiếm thông tin và đăng tải nội dung trên các phương tiện truyền thông Mỹ luôn cần nắm được kiến thức sâu rộng về lĩnh vực, vấn đề Thêm vào đó, truyền thông Mỹ có sức ảnh hưởng rất lớn nên sẽ nhanh chóng tác động được đến nhiều đối tượng công chúng trên toàn thế giới, vậy nên mọi nguồn thông tin đăng tải đều có tính xác thực cao để tránh gây ra sai sót làm người đọc hiểu sai lệch vấn đề hoặc hiểu nhầm dụng

Trang 33

28 ý của người viết bài Trên các phương tiện truyền thông Mỹ cũng xuất hiện nhiều trang báo dắt mũi công chúng hoặc xuyên tạc tình hình chính trị với mục đích thu hút lượt xem, điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến những trang báo chính thống như CNN, New York Times và Washington Post Đây cũng là một phần gây cản trở trong việc truyền thông đưa tin của Mỹ về sự kiện Brexit

Có thể nói yếu tố chính trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách truyền thông đưa tin của Mỹ về vấn đề Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu, từ đó thấy được tầm quan trọng của chính trị trong mọi khía cạnh và qua đó cũng thể hiện được những quan điểm, góc nhìn chính trị của Mỹ đối với sự kiện Brexit cũng như hiểu sâu hơn về mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Anh

2.1.2 Kinh tế

Anh là một trong những quốc gia có nền kinh tế mạnh mẽ nhất trên thế giới

Do đó, việc Anh rời khỏi Liên minh hâu Âu có tác động không nhỏ đến nền kinh C tế toàn cầu Việc rời khỏi EU sẽ gây tổn hại đối với nền kinh tế Vương quốc Anh, nhưng bên cạnh đó nó cũng có thể ảnh hưởng đến Mỹ, nhất là khi có tác động tiêu cực trên thị trường và gây ra hậu quả đối với triển vọng kinh tế của Mỹ

Sức ảnh hưởng của Brexit được thể hiện qua phương tiện truyền thông của các quốc gia, đặc biệt là Mỹ có số lượng lớn bài viết về tác động của Brexit không chỉ đối với nền kinh tế Anh và EU mà còn liên quan đến lợi ích của chính quốc gia này Các nguồn tin kinh tế, thương mại và tài chính sẽ được đưa vào các bài báo và phân tích của truyền thông Mỹ để nhằm thể hiện được các tác động về mặt kinh tế mà sự kiện Brexit mang lại Hơn nữa, Mỹ là một đối tác thương mại lớn của Anh, chính vì điều đó nên truyền thông Mỹ luôn đẩy mạnh và chú trọng những bài viết, tin tức liên quan đến lĩnh vực thương mại, kinh tế trong suốt quá trình Brexit diễn ra Nếu Mỹ có được lợi ích kinh tế từ việc Anh rời Liên minh Châu Âu thì các phương tiện truyền thông sẽ có xu hướng đưa tin mang tính tích cực về vấn đề, từ đó cũng nhằm nhấn mạnh tiềm năng kinh doanh và hợp tác giữa Mỹ và Anh hậu Brexit Ngược lại, nếu việc Anh rời EU gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế trên toàn thế giới thì đồng nghĩa là Mỹ cũng chịu tổn hại về mặt kinh tế từ việc này, do đó cách truyền thông của Mỹ sẽ thay đổi xu hướng đưa tin, thể hiện đánh giá và nhận định tiêu cực về quyết định Brexit Ngoài ra, các công ty truyền thông Mỹ đang quan tâm và đầu tư

Trang 34

29 vào thị trường Châu Âu, đặc biệt là Anh, do đó, sự kiện Brexit có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty này Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Mỹ lại không muốn đưa ra quan điểm rõ ràng về việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu để tránh tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty truyền thông với các đơn vị quảng cáo và khách hàng của họ

Đối với vấn đề liên quan đến thương mại, tăng cường hợp tác thương mại đang là mục tiêu mà lãnh đạo hai Vương quốc Anh và Mỹ đang hướng tới Hai nước đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận trong lĩnh vực thương mại nhưng từ khi sự kiện Brexit diễn ra thì vì động thái của Anh trong việc áp thuế các công ty của Mỹ mà quốc gia này tỏ ra không hài lòng với quyết định đó nên đe dọa rằng sẽ sẵn sàng từ bỏ thỏa thuận tự do thương mại hậu Brexit nếu Anh không rút lại kế hoạch Mặc dù vậy, trong bối cảnh Anh rời khỏi EU các trang báo Mỹ vẫn cho rằng hai nước vẫn tiếp tục duy trì quan hệ vững chắc cho thấy được động lực thúc đẩy mối quan hệ này phát triển hơn trong nhiều lĩnh vực không chỉ dừng lại ở kinh tế Sự kiện Brexit diễn ra không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của “những người trong cuộc” mà nó còn tác động không nhỏ đến các nước liên quan Vậy nên trên các phương tiện truyền thông của Mỹ vẫn luôn cập nhật các tin tức về tình hình kinh tế của các quốc gia khác trước diễn biến Brexit

Có thể thấy, khi Anh chịu ảnh hưởng nặng nề về mặt kinh tế khi quyết định rời EU cũng tạo ra nhiều sự thay đổi, do vậy quá trình truyền thông Mỹ tìm hiểu và đăng tải tin tức sẽ cần phải quan tâm và theo dõi sát sao tình hình kinh tế với sự chuyển động liên tục Việc tạo ra nội dung thông tin để đăng báo cũng cần có tính xác thực và nguồn thông tin đáng tin cậy từ các chuyên gia kinh tế hoặc những cơ quan, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực kinh tế Vì chính họ đang phải trải qua quá trình suy thoái kinh tế nên sẽ trực tiếp nắm bắt được tình hình và tìm ra hướng giải quyết của vấn đề Sự biến động của dòng chảy kinh tế cũng sẽ khiến quá trình đưa tin gặp nhiều trở ngại khi luôn phải chọn lọc thông tin quan trọng và nổi bật, phù hợp với để nhằm đáp ứng được nhu cầu về lĩnh vực kinh tế cũng như thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng công chúng Chính vì yếu tố kinh tế được thể hiện rõ rệt nhất trong suốt quá trình Brexit diễn ra nên những người đưa tin trên các phương tiện truyền thông Mỹ rất chú trọng cách truyền đạt thông tin đến công chúng, bởi nếu thông tin

Trang 35

30 sai lệch đến từng chữ số thì cũng sẽ gây nên hậu quả tiêu cực, làm ảnh hưởng đến cả nền kinh tế toàn cầu

2.1.3 Văn hóa

Có thể thấy sự kiện Brexit diễn ra đã ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực kinh tế và chính trị nhưng thực chất nó cũng phần nào tác động đến yếu tố văn hóa Vì những người dân trong Vương quốc Anh hay cả người dân của các nước thuộc Liên minh Châu Âu cũng sẽ nhận thấy được tác động mà nó mang lại Văn hóa vốn là nền tảng để xây dựng con người và phát triển đất nước Vậy nên không thể không nhắc đến yếu tố văn hóa và sức ảnh hưởng đến cách đưa tin của truyền thông Mỹ Trước hết, nói về tình hình văn hóa của Anh trong cuộc “chia tay” với ngôi nhà chung châu Âu Việc Anh rời khỏi EU đã gây ra nhiều khó khăn trong sự giao lưu văn hóa của các nghệ sĩ cũng như những người làm nghệ thuật, văn hóa Vì sự kiện Brexit diễn ra còn trong bối cảnh phức tạp nên các lễ hội, buổi hòa nhạc, nhà hát, và một số hoạt động, tổ chức văn hóa khác đều bị ảnh hưởng và đối mặt với việc bị cắt giảm doanh thu tài chính Ngoài ra, các chương trình văn hóa, giao lưu nghệ thuật giữa các nước châu Âu, điển hình như chương trình “Creative Europe” đầu tư vào các hoạt động củng cố sự đa dạng văn hóa và phát triển di sản văn hóa, ngôn ngữ Châu Âu Sau sự kiện này thì Anh hoàn toàn không còn khả năng được tiếp nhận để tham gia những chương trình văn hóa tương tự

Hình 2

Vấn đề về văn hóa cũng ảnh hưởng đến quá trình truyền thông Mỹ đưa tin về sự kiện Brexit, có thể nói đến như việc sự cạnh tranh giữa các nền văn hóa, đa dạng

Trang 36

31 về tôn giáo hay sự khác biệt về mặt tư tưởng của người dân ở Anh và các quốc gia Châu Âu cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cách đưa tin của các phương tiện truyền thông Bên cạnh đó, việc Mỹ nhắc đến đến yếu tố văn hóa trong các bài báo, tin tức trên truyền thông thì nội dung bài viết sẽ phải phù hợp với thực tế, không sử dụng những từ ngữ mang tính xúc phạm đến dân tộc, phong tục tập quán hoặc tôn giáo Vì văn hóa ở các nước Châu Âu hay nước Mỹ và Anh đều rất đa dạng, do vậy khi viết bài hay đăng tin đều phải có sự tôn trọng dân tộc, văn hóa của từng đất nước, vùng miền, bởi không sẽ gây ra ảnh hưởng đến chính những người làm truyền thông đưa tin.

Nhìn chung, sự kiện Brexit gần như đã tác động đến mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa và điều này cũng đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với đời sống người dân ở các quốc gia Các yếu tố trên cũng chính là yếu tố liên quan đến cách thức mà truyền thông Mỹ đưa tin về sự kiện đặc biệt này, nó ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức truyền thông của Mỹ dưới góc độ là một quốc gia đồng minh thân thiết Yếu tố văn hóa cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống nghệ thuật của người dân mà nó còn khiến người đưa tin tức, truyền thông sẽ phải nhìn nhận lại vấn đề để nắm bắt thời cơ và cập nhật thông tin

2.1.4 Quan hệ Mỹ - Anh

Trong diễn biến phức tạp của sự kiện Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu, ngoài những yếu tố tác động bên ngoài thì quan hệ giữa hai nước Mỹ và Anh cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cách đưa tin của truyền thông Mỹ Mỹ và Anh được cho là hai nước có mối quan hệ đặc biệt trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong phương diện tình báo, an ninh quốc phòng Trong khoảng thời gian gần cuối năm 2019, căng thẳng Mỹ Anh có chiều hướng đi lên trong cuộc tranh cử Thủ tướng Anh diễn ra - khi hai ứng cử viên bàn luận về sự công kích của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ Sự việc này cũng đã khiến các cơ quan báo chí, truyền thông của hai nước đặc biệt quan tâm và cũng thể hiện quan điểm riêng trên các phương tiện truyền thông Thêm vào đó, Mỹ và Anh là hai nước có quan hệ chính trị mạnh mẽ và lâu đời Tình hình chính trị giữa hai nước cũng sẽ trở thành chủ đề mà những người đưa tin, làm truyền thông đặc biệt săn đón Có thể nói đến việc người viết bài sử dụng thông tin mang tính chủ quan hoặc công khai phê phán trên các trang phương tiện truyền thông sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước cũng như gây

Trang 37

32 ra hiểu lầm, kích động đến tâm lý công chúng Điều đó cũng có thể trở thành nguyên nhân bùng phát của các cuộc biểu tình, xung đột

Tầm quan trọng của Anh sẽ được thể hiện thông qua góc nhìn của truyền thông Mỹ khi đưa tin về sự kiện Brexit Hơn nữa, Mỹ có thể chịu ảnh hưởng bởi quyết định Anh rời EU, nhưng Mỹ cũng có được mục tiêu, lợi ích riêng trong việc đánh giá và truyền thông về sự kiện này Vì hai nước có quan hệ đồng minh thân thiết và trong suốt thời gian gắn bó hợp tác cũng đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác, hiệp định, do đó, tình hình diễn biến chính trị ở Anh và những động thái trong quá trình Brexit cũng là chủ đề mà Mỹ muốn hướng đến để truyền thông đưa tin Quan hệ hai nước không chỉ về lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn có những lợi ích đan xen lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực khác Mỹ và Anh luôn giúp đỡ lẫn nhau nên trong giai đoạn Brexit chuyển biến phức tạp, Anh vẫn rất cần dựa vào Mỹ để duy trì vị thế trên thế giới Ngoài ra, các quan điểm chính trị của Mỹ đối với Brexit cũng ảnh hưởng đến cách truyền thông Mỹ thực hiện các bài tin tức, bài báo trên các trang báo chí và mạng xã hội Phía Mỹ sẽ đưa ra ý kiến, đánh giá hai mặt tích cực và hạn chế của sự kiện này để cho thấy được góc nhìn và quan điểm của Mỹ đối với vấn đề này, từ đó cũng đề phòng những nguy cơ mà Brexit sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước Khi chính phủ Mỹ có được lợi ích chung hoặc có nhu cầu muốn hỗ trợ Anh trong quyết định Brexit thì phía báo chí, truyền thông đưa tin sẽ thể hiện sự đồng tình và ủng hộ Ngược lại, nếu chính phủ Mỹ có quan điểm phản đối Brexit vì bất kỳ yếu tố gây ảnh hưởng nào thì truyền thông Mỹ sẽ đưa ra những đánh giá tiêu cực nhằm thể hiện được chính kiến của quốc gia này khi phải chịu tổn hại

Về mặt kinh tế, Mỹ và Anh là hai nền kinh tế lớn và có mối liên kết mạnh trong lĩnh vực thương mại và đầu tư Những lợi ích kinh tế mà Mỹ có từ mối quan hệ với Anh sẽ tác động đến cách truyền thông Mỹ đưa tin về Brexit Nếu Mỹ có lợi ích kinh tế từ việc Anh rời EU, truyền thông Mỹ có xu hướng đưa tin tích cực về quyết định này, nhấn mạnh các tiềm năng kinh doanh và hợp tác giữa hai nước sau Brexit Thêm vào đó, Mỹ và Anh cũng đã đạt được thỏa thuận lớn trong lĩnh vực thương mại, đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Anh tiến vào thị trường Mỹ Các nghị viên thuộc phe ủng hộ Brexit ở Anh mong muốn Thủ tướng Boris Johnson sẽ đạt được thỏa

Trang 38

33 thuận thương mại rộng với Mỹ nhằm mục đích phục hồi những tổn hại đối với ngành kinh tế sau khi nước này quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu

Điều này đã phần nào thể hiện được mối quan hệ thân thiết trong các lĩnh vực của Anh và Mỹ Bên cạnh đó, giới truyền thông Mỹ cũng đề cập đến vấn đề thỏa thuận thương mại đã ký kết cùng Anh để nhằm nhấn mạnh cam kết về hiệp định thương mại song phương giữa hai nước, đồng thời cũng cho thấy được rằng sau khi rời EU thì Anh đang cố gắng duy trì và phát triển mối quan hệ với đồng minh Mỹ Mối quan hệ giữa Mỹ và Anh là quan hệ quốc tế sâu rộng Việc Anh rời EU cũng tác động đến quan hệ của Mỹ EU và các đối tác quốc tế khác Do đó, truyền thông Mỹ - cũng sẽ chú trọng việc đưa tin về tác động của Brexit đối với quan hệ quốc tế của Mỹ và những thay đổi trong quá trình định hình chính sách đối ngoại

Tóm lại, quan hệ Mỹ - Anh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cách truyền thông Mỹ đưa tin về việc Anh rời Liên minh Châu Âu thông qua các lĩnh vực như chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế giữa hai nước Chính vì từ khi sự kiện này diễn ra thì quan hệ hai bên đã có nhiều tiến triển tích cực và hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều phương diện, đồng thời càng nhấn mạnh thêm mối quan hệ thân thiết vốn có của Mỹ - Anh.

2.1.5 Quan hệ Mỹ - EU

Châu Âu và Mỹ là đồng minh lâu đời và có sự gắn kết đặc biệt không chỉ trong lịch sử mà còn ở các lĩnh vực như chính trị, kinh tế và quốc phòng Trong những năm trở lại đây, quan hệ Mỹ EU có nhiều mâu thuẫn, căng thẳng vì tồn tại những góc - nhìn và quan điểm khác biệt Từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ thì diễn biến mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm, vì một số phát ngôn của ông Trump mà rạn nứt trong quan hệ hai bên ngày một lớn Trước tình hình diễn biến phức tạp của Brexit, quan hệ giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu cũng có nhiều sự thay đổi Tuy Anh đã không còn gắn bó với Liên minh Châu Âu nhưng Mỹ vẫn duy trì quan hệ ổn định với EU và Anh Một bên là quan hệ đối tác chiến lược với EU, một bên là đồng minh thân thiết Mỹ, việc duy trì quan hệ giữa hai bên sẽ khiến Mỹ không phải chịu thiệt hại quá lớn từ sự kiện Brexit nhưng vẫn có thể cùng hợp tác và phát triển trong các lĩnh vực Thêm vào đó, việc duy trì phát triển quan hệ Mỹ EU là lợi ích quan - trọng của cả hai bên Bởi vậy, sau thời gian đàm phán căng thẳng, Mỹ và EU đã đồng

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w