Đặc điểm chính:- Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế đối ngoại- Mọi hoạt động kinh tế đối ngoại được phát triển và tiến hành dựa trên quy luật cạnh tranh và do thị t
Trang 11 Nêu các chủ thể của thế giới
Chủ thể của nền kinh tế thế giới là những đại diện cho nền kinh tế thế giới Cơ sở để hình thành các
chủ thể này là sự tách biệt về sở hữu và địa vị pháp lý của chúng trong các quan hệ kinh tế quốc tế.Thứ nhất, các nền kinh tế của quốc gia độc lập và vùng lãnh thổ (xét về tốc độ kinh tế chủ thể củanền kinh tế thế giới là sự độc lập về kinh tế): Là loại chủ thể đầy đủ nhất về mọi phương diện: pháp lý, lịch
sử, địa lý Theo trình độ phát triển kinh tế các chủ thể này được chia ra thành các nước phát triển, các nướcđang phát triển và các nước chậm phát triển Quan hệ giữa các chủ thể: Thông qua việc kí kết các hiệp địnhkinh tế, văn hóa và khoa học - công nghệ giữa hai quốc gia hay từng nhóm quốc gia
Thứ hai, Các chủ thể ở cấp độ thấp hơn các quốc gia tức là công ty, doanh nghiệp hoạt động trênphạm vi quốc tế Mức độ tham gia vào nền kinh tế của loại chú thế này thường bị hạn chế về cả phạm vi vàkhối lượng các giao dịch, Vì địa lý pháp lý và chính trị của nó không đầy đủ Các công ty đa quốc gia, xuyênquốc gia ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, đáng chú ý
là các công ty xuyên quốc gia (TNC) hay công ty đa quốc gia (MNC) Quan hệ giữa các chủ thể: Thông quaviệc kí kết các hợp đồng thương mại, đầu tư trong khuôn khổ của những hiệp định được kí kết giữa các quốcgia
Thứ ba, Các chủ thể ở cấp độ cao hơn quốc gia: các chủ thể kinh tế ở cấp độ quốc tế Chủ thể nàybao gồm các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết kinh tế quốc tế như ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệquốc tế (IMF), liên minh châu Âu (EU), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Vai trò lớn trong điềutiết nền kinh tế thế giới tuy phạm vi và cấp độ cao hơn quốc gia, khả năng cũng giới hạn
Các chủ thể chính trên còn nhiều tổ chức và cá nhân cũng đóng vai trò là chủ thể của nền kinh tế thếgiới Tổ chức phi chính phủ như chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), quỹ nhi đồng Liên HợpQuốc (UNICEF), tổ chức nông lương thế giới (FAO), Các cá nhân khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩusức lao động cũng trở thành những chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế
2 Nêu các loại chiến lược kinh tế đối ngoại
Mỗi nước, trong từng giai đoạn nhất định đều có những lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý, vốn, côngnghệ, lao động, yếu tố văn hóa, xã hội truyền thống khác nhau Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh
tế trong nước cũng như tình hình kinh tế thế giới mà chính phủ sẽ hoạch định các chính sách kinh tế đốingoại khác nhau Kết hợp chặt chẽ giữa vai trò điều tiết của Nhà nước và hoạt động của khu vực tư nhânnhằm bảo đảm vừa triển khai mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại trên cơ sở song phương vừa tận dụng triệt để
sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế quốc tế (đa phương) nhằm phát triển tốt nền kinh tế của mình
Cho đến nay người ta thấy tồn tại ba loại chiến lược kinh tế đối ngoại:
a Chiến lược “đóng cửa” nền kinh tế
Khái niệm: Khi áp dụng chiến lược đóng cửa nền kinh tế, các quốc gia hạn chế mở rộng cácmối quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài, phát triển kinh tế bằng nội lực là chính, thực hiện tựcung tự cấp bằng những nguồn lực trong nước
Mục đích: Xây dựng một nền kinh tế tự chủ hoàn toàn dựa trên khả năng của mình, Giảm sựphụ thuộc kinh tế vào bên ngoài
Đây là kiểu chiến lược đã tồn tại lâu đời trong lịch sử quan hệ kinh tế quốc tế mà còn được
biết tới với tên gọi là chiến lược bảo hộ mậu dịch Đặc điểm chính:
- Nền kinh tế chủ yếu phát triển theo hướng tự cung cấp tự sản tự tiêu tự đáp ứng nhucầu trong nước
- Chỉ xuất khẩu những gì còn lại sau khi đã xuất thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trongnước
- Không khuyến khích đầu tư nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp
Với chiến lược này hoạt Hoạt động kinh tế đối ngoại bị giảm thiểu vì chính phủ hạn chế nhập
và xuất khẩu hàng hóa cấm và hạn chế đầu tư nước ngoài hạn chế vay vốn nước ngoài Ngày naykhông một quốc gia nào còn áp dụng chiến lược đóng cửa nền kinh tế theo đúng nghĩa của nó
Trang 2Ưu điểm:
- Tự chủ về kinh tế và chính trị
- ít Chịu ảnh hưởng của những cú sút kinh tế bên ngoài
- Nền Kinh tế phát triển theo chiều rộng nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu của nền kinhtế
- Tốc độ tăng trưởng túi thấp Nhưng thường khá ổn định
- tránh Được sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên thế giới
Nhược điểm:
- Hạn chế khả năng đổi mới công nghệ
- hạn chế khả năng phát triển sản xuất và sử dụng tối đa công suất thiết kế (Không cólợi thế về quy mô)
- Xuất hiện hành vi độc quyền
- xuất hiện hành vi trục lợi
- Năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng chậm
- Xuất hiện tình trạng khan hiếm và phải phân phối hàng hóa
- Nền kinh tế thiếu hụt nhiều ngoại tệ
b Chiến lược “mở cửa” nền kinh tế
Khái niệm: Các nước thực hiện việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài,trọng tâm là hoạt động ngoại thương
Mục đích: Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút và sử dụng vốn, công nghệ bên ngoài đểkhai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước
Chiến lược mở Nền kinh tế đôi khi còn được gọi là chiến lược tự do mậu dịch Đặc điểmchính:
- Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế đối ngoại
- Mọi hoạt động kinh tế đối ngoại được phát triển và tiến hành dựa trên quy luật cạnhtranh và do thị trường quyết định
Ưu điểm:
- Giúp khai thác các lợi thế so sánh của nền kinh tế do đó thúc đẩy tình cạnh tranh củahàng hóa và doanh nghiệp trong nước thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăngtrưởng kinh tế
- Thay đổi cơ cấu kinh tế cho tham gia sâu rộng quá trình phân công lao động quốc tế
- Tiếp thu được khoa học công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại
- Giải quyết được tình trạng tăng điểm ngoại tệ nửa mặt xuất khẩu và tăng cường thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nhược điểm:
- Một số ngành , Nhất là những ngày non trẻ không có lợi thế sẽ phải đối mặt với cạnhtranh với các từ bên ngoài
- Nền kinh tế phát triển mất cân đối
- Nền kinh tế phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập giữa các ngành,giữa các vùng trong đất nước
- Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào những biến động của nền kinh tế thế giới
c Chiến lược “hỗn hợp”
Ngày mai có rất ít nước áp dụng hoàn toàn chỉ được đóng cửa hay mở cửa nền kinh tế Trả lạicác nước này thường theo đuổi chiến lược kết hợp giữa hai thái cực này Mỗi quốc gia khác nhau chohoàn cảnh đặc điểm khác nhau sắc thái và vai trò của kinh tế đối ngoại cũng khác nhau Vì thế để cóthể phát huy hết những ưu điểm của kinh tế đối ngoại
Trang 3Mỗi quốc gia phải có những chiến lược xứng đáng những biện pháp phù hợp, không thể họchỏi cách máy móc áp dụng các mô hình của nước khác thì có thành công một cách cứng nhắc, cầnphải lựa chọn nền nhỏ linh hoạt trong việc phát triển kinh tế đối ngoại.
Những quốc gia sử dụng chiến lược tổng hợp này có Viêt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Anh, NhậtBản, và cả Triều Tiên,
3 Nêu những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam
Phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam chủ thuộc vào yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài,Những yếu tố bên trong (khả năng của nền kinh tế, chính sách ,cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại, ) có
ý nghĩa quyết định Trên thực tế chia các yếu tố trên thành yếu tố thuận lợi hoặc khó khăn, xem xét ởgóc độ năng tiềm tàng của mình kinh tế thể hiện những nguồn lực trong nước ở những lợi thế sosánh, là phổ biến hơn cả
Nguồn nhân lực và con người Việt Nam
Dân số Việt Nam là khoảng hơn 95 triệu người trong đó 50% là trong độ tuổi lao động Giánhân công của Việt Nam tương đối rẻ so với các nước khác Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạngcông nghiệp lần thứ tư, cần đòi hỏi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt kịp các yêu cầu củathời đại
Người Việt Nam có mặt mạnh là thông minh sáng tạo có khả năng nắm bắt nhanh khoa họccông nghệ có khả năng thích ứng được với những tình huống phức tạp thêm vào đó là truyền thốngcần cù, nền tảng văn hóa đa dạng Phải phát huy mặt nạ này thì nguồn nhân lực phải có khung ngườimới trưởng thành Thế mạnh trong kinh tế đối ngoại đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và hướng dẫngia công hàng xuất khẩu phát triển sản phẩm và dịch đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao hợp tác kinh tế vàkhoa học - công nghệ với nước ngoài
Tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam có những thuận lợi lớn về tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú (đất, rừng,biển, khoáng sản, thắng cảnh, ), tạo cho đoạn nước ta một lợi thế khách quan quan trọng trong quan
hệ kinh tế quốc tế
Về vị trí địa kinh tế: Ưu thế điện kinh tế là một lợi thế để nước ta mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại thu hút đầu tư nước ngoài phát triển ngoại thương phát triển du lịch và các hoạt động thu
về ngoại tệ khác
Việt Nam ở trung Trung tâm Đông Nam Á, trong khu Châu Thái Bình Dương, nhìn
ra biển Đông với 3.200 km bờ biển trải dài trên 15 vĩ tuyến, với những cảng quốc tế trênnhững tuyến hàng hải quan trọng từ Đông sang Tây, tạo ưu thế trong lĩnh vực hàng hải vàgiao thương quốc tế Với hàng vạn hecta đầm và hàng trăm nghìn hecta rừng ngập mặn, cửasông, ven biển, bờ biển Việt Nam có tiềm năng rất thuận lợi cho việc nuôi trồng khai thácphục vụ xuất khẩu Ngoài cả, tôm, mực, rong, tảo, còn những đặc sản biển của giá trị kinh
tế cao
Cao Nguyên miền Trung gắn với Cao Nguyên năm nào và miền Đông Campuchia cónhiều đường thông ra biển cho phép Việt Nam và hai nước Lào Campuchia giao lưu, phát
Trang 4triển kinh tế đối ngoại Nằm chắn ngang đường hàng không từ Tây sang Đông, tiềm lực hàngkhông và hàng hải cảng thuận lợi cho nước ta tham gia sâu rộng vào phân công lao độngquốc tế, phát triển các dịch vụ hàng không thành những dịch vụ thu ngoại tệ quan trọng.Nhiều danh lam thắng cảnh đặc sắc độc đáo như Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng,bãi biển Nha Trang, Đà Lạt, rừng quốc gia Cúc Phương, nhiều di tích lịch sử nổi tiếng nhưsông Bạch Đằng, địa đạo Củ Chi, Nền văn hóa lâu đời đáp ứng yêu cầu của khách du lịchnước ngoài có ý nghĩa quan trọng Không những về kinh tế mà cả về văn hóa chính trị manglại một nguồn ngoại tệ đáng kể góp phần củng cố quan hệ hữu nghị giữa ta và các nước.
Về khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới ẩm, có nhiều vùng tiểu khí hậu thuận lợi cho việc đa dạng hóa câytrồng, Độ ẩm tương đối cao, lượng mưa lớn khắp nước, nguồn nước dồi dào tài nguyên khíhậu-thủy văn cho phép khai thác có hiệu quả, nguồn tài nguyên đất đai có hạn và nhân lênnhiều quỹ đất canh tác
Về rừng:
Rừng là tài nguyên có khả năng tái tạo Với 8 triệu hecta rừng đang được quản lýcùng với 10 triệu hecta đất trống và đồi trọc đang được phủ xanh trong tương lai, tài nguyênrừng có điều kiện trở thành một lợi thế nhất định trong quan hệ kinh tế đối ngoại
Về khoáng sản:
Việt Nam có nguồn khoáng sản rất đa dạng đã phát hiện được hơn 90 loại khoáng sảnrắn, 10 nhóm nước khoáng Dầu mỏ và khí đốt ( Thềm lục địa có dấu khoảng 200.000 km²),than đá (ước tính 4-5 tỷ tấn), than nâu (trữ lượng hàng chục tỷ tấn), đất hiếm, Apatit, bôxit,thiếc, sắt,
Hiện nay nguồn tài nguyên mang lại thu thập nhiều nhất là dầu khí Việt Nam đứngthứ 31 trong tổng số các nước sản xuất nhiều dầu khí nhất thế giới là ngày mang lại doanh thulớn nhất cho Việt Nam
b Khó khăn
Đất đai:Diện tích đất bình quân theo đầu người thấp Chất lượng đất đai ngày càng giảm
Khí hậu:Thiên tai, sâu bệnh, hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu
Tài nguyên: Tài nguyên ngày càng cạn kiệt Nhiều loại tài nguyên khó khai thác
Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật:Chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế
Cơ sở hạ tầng pháp lý: Chưa đầy đủ, đồng bộ, tính ổn định chưa cao gây trở ngại cho tiến trình mởcửa nền kinh tế
Trình độ nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thể lực và ý thức tổ chức kỷ luật còn hạnchế
4 Vai trò của Kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại có vai trò rất quan trọng, là yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phát triển, ổn định, củanền kinh tế quốc dân Vai trò của kinh tế đối ngoại được thể hiện qua những điểm:
Thứ nhất, kinh tế đối thứ nhất kinh tế đối ngoại là 1 đòn bẩy quan trọng cho sự
phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia, là 1 công cụ quan trọng đối với mỗi quốc gia
khi tham gia vào phân công lao động quốc tế Thông qua phát triển kinh tế đối ngoại,
các quốc gia sẽ xây dựng được những ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm và hạ giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nước cũng như
trên thế giới Quá trình này cũng giúp cho các quốc gia thực hiện tái sản xuất mở rộng
theo chiều sâu, ứng dụng nhanh chóng thành tựu, tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy nhanh
Trang 5tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, kinh tế đối ngoại là 1 động lực cho sự cất cánh có nhiều lý thuyết khác
nhau về tăng trưởng phát triển kinh tế và các lý thuyết này ít nhiều đều liên quan đến
kinh tế đối ngoại Đáng chú ý nhất là lý thuyết "cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên
ngoài" Theo lý thuyết này, các nước đang phát triển rất cần 1 cú huých từ bên ngoài là
nguồn vốn đầu tư quốc tế để vượt ra khỏi cái vòng khó khăn, cứ trói buộc họ không thể
vươn lên, thoát ra được Tức là, các quốc gia phải tăng cường các hoạt động kinh tế đối
ngoại để tận dụng những sức mạnh ngoại lực của phát triển kinh tế, xã hội trong nước
Thứ ba, kinh tế đối ngoại giúp các nước khai thác được lợi thế Thông qua hoạt
động kinh tế đối ngoại, các nước thu được nguồn vốn như lý thuyết trên, sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống
nhân dân Quan trọng hơn, kinh tế đối ngoại giúp các quốc gia có thể đảm bảo được sự
cân đối trong nền kinh tế quốc dân Thông qua hợp tác hóa, chuyên môn hóa, các quốc
gia có thể vừa phát triển nhanh chóng, vừa tránh được những thiếu hụt, trục trặc trong
hoạt động kinh tế
Thứ tư, kinh tế đối ngoại là cầu nối nền kinh tế trong nước với thế giới Kinh tế
đối ngoại giúp các quốc gia liên hệ, gắn kết, ràng buộc với nhau Những cơ hội tốt sẽ
được chia sẻ cho nhau những khó khăn sẽ được giảm thiểu Việc tham gia tích cực và
chủ động vào phân công lao động quốc tế sẽ làm cho nền kinh tế mỗi quốc gia trở thành
một hệ thống mở, một bộ phận của nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới trở
thành thị trường cho nền kinh tế của mình
5 Nêu những tính chất cơ bản của kinh tế đối ngoại
Thứ nhất, quan hệ nguyện kinh tế đối ngoại là những quan hệ thỏa thuận, tự nguyện giữa các chủ thểvới nhau Điều này có nghĩa là không thể dùng các áp lực chính trị hay bất cứ yếu tố nào khác để hình thànhquan hệ kinh tế Lợi ích kinh tế dù quan trọng nhưng cũng chỉ là một phần trong lợi ích quốc gia Từ tínhchất này có thể rút ra một nhận xét: các quốc gia có thể khác nhau về hệ tư tưởng, cấu trúc xã hội, kết cấukinh tế nhưng nếu thỏa mãn được yêu cầu tự nguyện thì vẫn có thể xây dựng được những quan hệ kinh tếđối ngoại với nhau
Thứ hai, trao đổi thương mại phải dựa trên giá cả quốc tế, tuân theo quy luật giá trị và các quy luậtkhác của nền kinh tế thị trường Sở dĩ như vậy là mỗi quốc gia sẽ có các điều kiện khác nhau về sản xuất vàcung cấp các dịch vụ, nên giá cả cũng khác nhau Thêm vào đó, trong môi trường cạnh tranh của thế giới làhết sức gay gắt, nếu không vào giá cả quốc tế, sẽ không tính được toán được hiệu quả sản xuất kinh doanh.Thứ ba, các quan hệ kinh tế đối ngoại chịu sự tác động của các quốc gia khác nhau Đó là sự khácnhau về hệ thống quản lý, luật pháp, chính sách Trong một số trường hợp thậm chí sự khác nhau về phongtục, tập quán cũng cản trở quan hệ kinh tế Không chỉ giữa các quốc gia mà ngay cả trong một quốc gia, giữacác vùng, các bang khác nhau, luật cũng có thể khác nhau Điều này cho thấy rằng trong thực tế xây dựngcác mối quan hệ với một đối tác nào đó đòi hỏi phải thông hiểu mọi mặt về đối tác, từ luật pháp, quy địnhcho tới văn hóa
Thứ tư, trong quan hệ kinh tế đối ngoại, có sự gặp gỡ giữa các hệ thống khác nhau Tiền tệ là kết quảcủa sản xuất và lưu thông Nó là phương tiện lưu thông và thanh toán tiện lợi trong trao đổi hàng hóa Tuynhiên, mỗi quốc gia lại sử dụng một hệ thống tiền tệ khác nhau cho nên có sự khác nhau Vì thế, cần có sựphối hợp, liên hệ giữa các loại tiền tệ khác nhau, có các hình thức chuyển đổi cho nhau để việc trao đổi hànghóa được thuận tiện nhất
Thứ năm, yêu cầu khách quan trong quan hệ kinh tế đối ngoại là phải đảm bảo sự cân bằng của cáncân thanh toán Trên thực tế, đây là một yêu cầu rất khó thực hiện, nhất là đối với các nước đang phát triển.Khi vay cần chú ý đến 2 vấn đề:
Trang 6- Khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn Thực tế, nhiều khi không phải vốn, nhiều khi khôngphải không có vốn, song do bên đi vay không đảm bảo khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốnquá thấp, nên bên bên có vốn không dám cho vay và chính nước thiếu hụt không dám đi vay
- Khi vay nợ cần chú ý, ngoài nội dung kinh tế còn những điều kiện ràng buộc gì nữa không Phảiđảm bảo tính tự chủ, độc lập về kinh tế- chính trị của quốc gia
Thứ sáu, khoảng cách không gian, địa lý đóng vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại củamỗi quốc gia Yếu tố này sẽ làm tăng chi phí, do vậy làm tăng giá cả của hàng hóa Nó cũng tác động đếnthời gian vận chuyển, thời gian giao nhận hàng hóa, qua đó cũng ảnh hưởng đến thực hiện các hợp đồngthương mại quốc tế Đồng thời, khoảng cách không gian cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phân công lao động quốctế
Thứ bảy, quan hệ kinh tế đối ngoại luôn luôn gắn liền với quan hệ chính trị đối ngoại Giữa chính trị
và kinh tế luôn có sự tác động qua lại, ràng buộc lẫn nhau, yếu tố này tạo điều kiện và cũng có thể kìm hãm
sự phát triển Cần phải khai thác tính thống nhất này, tận dụng những quan hệ chính trị đối ngoại để pháttriển kinh tế và ngược lại, các quan hệ kinh tế đối ngoại có thể mở đường đi trước tạo điều kiện thiết lậpquan hệ chính trị đối ngoại
Câu 6: Nêu tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia này vào nềnkinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những
xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới
Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa kinh tế trên cơ sở cácnước tự nguyện tham gia và chấp nhận thực hiện những điều khoản, nguyên tắc đã được thỏa thuận thốngnhất trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi
Việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều tác động tích cực cho các quốcgia tham gia, tuy nhiên nó cũng đưa lại không ít tác động tiêu cực
Tác động tích cực: Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học
kĩ thuật, văn hóa, xã hội được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có
cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từngbước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn_đồng thời tác độngtích vào quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy tái cấutrúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợpvới chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chếbiến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn; tạo điều kiện và tăng cường pháttriển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài; mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu dồngthời giúp Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện hệthống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cựcđến hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để thamgia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu
- Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển cácquan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việcthiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương
- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việclàm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế,
cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến
- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới, giúp tăng uytín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thếgiới
Trang 7- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật pháp, thông lệquốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa nước ngoài
- Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm nước khác nhau trong
xã hội Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa các quốc gia hay tầng lớp dân cưtrong xã hội
- HNKTQT mang lại thách thức lớn cho các nước đang phát triển khi phần lớn hàng rào thuế quanđược gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, các nước đang phát triển hoặc kém pháttriển hơn có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sứckhỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước
- Đối với sản xuất trong nước: Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóngnguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước TPP, EU vào các nước đang phát triển dogiá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuấttrong nước
- Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, song việc có tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để mở rộngthị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như cácyêu cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ ) Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyênphụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức vàmối lo ngại cho các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển
-> Như vậy, do sự chênh lệch lớn về trình độ và công nghệ, quy mô hội nhập kinh tế quốc tế đem đếnnhiều thách thức đặc biệt đối với các nước đang phát triển về chênh lệch khả năng cạnh tranh trong thịtrường và cách thức tiếp cận nguồn tri thức, công nghệ chung của thế giới
Câu 7: Nêu các đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế ( có 4 đặc điểm chính tr 139)
Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế là sự hình thành các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực để tạo
ra sân chơi chung cho các nước (Giáo trình KTDN tr 139)
1 Hội nhập KTQT là sự phát triển cao của phân công lao động quốc tế do sự phát triển của CM khoahọc và công nghệ, do quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đã làm cho phân công lao độngquốc tế phát triển mạnh cả về bề rộng và bề sâu; phân công lao động quốc tế giúp hình thành mộtkhuôn khổ mới cho sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế đó chính là quá trình hội nhập kinh tếquốc tế của các quốc gia=> nhờ khuôn khổ này các QHKTQT sẽ có tính chất thường xuyên hơn, ổnđịnh hơn, đc chú ý củng cố hơn để QHKTQT có thể phát triển lâu dài
2 Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa hai hay nhiều nhà nướcđộc lập, có chủ quyền trong một hay nhiều hiệp định kinh tế- thương mại-> bởi vậy nó thường chịu
sự tác động và điều tiết các chính sách của các chính phủ thành viên Nói chung nền kinh tế các nướcthành viên thường ko giống nhau về cả thể chế lẫn cơ cấu kinh tế- xã hội
=> Vì vậy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bổ sung và tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế quốc
tế phát triển một cách thuận lợi hơn
Trang 83 Hội nhập kinh tế quốc tế được xem như một giải pháp trung hòa giữa hai xu hướng đối lập nhau trênthị trường thế giới: Trường phái Tân cổ điển ( bắt nguồn từ các quan điểm của các nhà kinh tế nhưAdam Smith ) và Trường phái Chủ nghĩa dân tộc mới ( bắt nguồn từ các quan điểm của chủ nghĩadân tộc cổ điển )
4 Hội nhập kinh tế quốc tế luôn là một hành động tự giác, tích cực của các thành viên nhằm phối hợp
và điều chỉnh các chương trình phát triển kinh tế với những thỏa thuận có đi có lại của các nướcthành viên ; nó là bước quá độ trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới theo xu hướng tòancầu hóa
Câu 8: Vai trò của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế ở VN là gì ? giáo trình tr281 + công với kiến thứcthực tiễn các số liệu
1 FDI đầu tư nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, thông qua FDI VN thu hút được công nghệ caocủa nước ngoài , góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triểnmới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2 FDI tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, thúc đẩy và nâng cao nănglực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của VN, góp phần cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thanhtoán quốc tế ;( kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn FDI tăng nhanh )
3 FDI góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tức là tỷ trọng côngnghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống => Thông qua FDI đã thúcđẩy hình thành hệ thống các khu công nghiệp trong cả nước và nâng cao hiệu quả đầu tư
4 FDI giúp phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm công ăn việc làm; các dự án FDI đã giúp đã giúp đào tạo độingũ cán bộ nòng cốt và lực lượng lao động lành nghề ( về cả chuyên môn và ngoại ngữ) trong nhiều ngành
và lĩnh vực kinh tế nhất là trong lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hóa chất, điện tử, tin học FDI giúp học hỏicách thức quản lý kinh tế hiện đại, giúp tăng năng suất lao động, tăng tiềm lực kinh tế và nhanh chóng đưaViệt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới FDI còn góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và xóa đói giảm nghèotại Việt Nam; đội ngũ công nhân lành nghề với thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức kinh doanh
và quản lý tiên tiến
5 FDI giúp tăng thu -> góp phần làm giảm bội chi ngân sách nhà nước
Câu 9: Vai trò của ODA đối với Việt Nam
Từ khi tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đốingoại Từ đầu những năm 1990, Vi đầu những năm 1990, Việt Nam bắt đầu tiếp nhận ODA của cộng đồngquốc tế Trong hơn 10 năm qua , chúng ta đã có quan hệ về ODA với 25 đối tác song phương và 15 đối tác
đa phương Đến nay, tổng số vốn mà các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam là 28,8 tỷ USD, giải ngân được13,7 tỷ USD Nguồn vốn này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và từnglĩnh vực cụ thể nói riêng Có thể chỉ ra vai trò của ODA ở Việt Nam trên từng góc độ như sau:
- Là nguồn vốn quan trọng giúp Việt Nam giảm tỷ lệ nghèo khổ, tăng phúc lợi xã hội ODA, kết hợpvới việc quản lý, kinh tế và cải cách các chính sách có hiệu quả, là một trong những yếu tố quan trọng giúpViệt Nam giảm dần tỷ lệ nghèo khổ: Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới được công bố tại Hội nghị Tư vấncác nhà tài trợ cho Việt Nam, từ năm 1993 đến 2002, nhờ có ODA, tỷ lệ nghèo khổ ở nông thôn Việt Nam
đã giảm từ 66,4% (1993) xuống 35,6% (2002), ở thành thị từ 25,1% xuống 6,6 % Đồng thời, thông quanguồn vốn ODA, nhiều công trình công cộng như trường học, bệnh xá, hệ thống cung cấp nước sạch đãđược xây dựng, nâng cao phúc lợi cho đời sống nhân dân
- Nguồn vốn ODA đã tạo ra một lực hút đối với FDI Theo tính toán của các chuyên gia, thì 1 USDODA sẽ làm tăng thêm 2 USD FDI Ở Việt Nam hiện nay chưa có số liệu và đánh giá chính thức về hiệu quảcủa ODA đối với FDI, nhưng rõ ràng là nhờ có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn, nguồn nhân lực có
Trang 9trình độ cao hơn-những kết quả của sự trợ giúp ODA- nên nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã ngày càng nhiều
và chất lượng hơn, phát huy tác dụng hết sức tích cực đối với nền kinh tế
- ODA đã giúp Việt Nam cải thiện, củng cố và tăng cường các thể chế ngành và địa phương Mộttrong những điểm yếu trong hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường của Việt Nam là bộ máy quản lý cònquá yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Sự yếu kém này là tình trạng chung của tất cả các ngành,các cấp Nhờ có nguồn vốn ODA, năng lực của bộ máy quản lý đã được nâng lên, cơ chế làm việc bước đầuđược thay đổi, do đó hiệu quả cũng được nâng lên đáng kể Như vậy, sự đóng góp quan trọng của ODAkhông chỉ là tăng kinh phí cho một lĩnh vực cụ thể nào đó, mà còn ở chỗ nó hướng các nỗ lực của địaphương, các ngành đến cải cách thể chế, tạo ra cơ chế làm việc mới, đạt tới sự tăng trưởng lâu dài và ổnđịnh
- ODA đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công cuộc cải cách ở Việt Nam, đặc biệt là cảicách các doanh nghiệp quốc doanh, thực hiện tự do hoá thương mại và cải cách hệ thống tài chính quốc gia,nhất là trong lĩnh vực ngân hàng Đối với các doanh nghiệp, để cải cách cần phải có một lượng vốn khôngnhỏ, những công nghệ hiện đại, và trên hết là một cơ chế mới trong tổ chức hoạt động Nhờ ODA chúng ta
đã có vốn, có nguồn nhân lực mới, phương pháp tổ chức mới Cũng nhờ có ODA, quá trình tự do hoáthương mại sẽ được thúc đẩy nhanh chóng thông qua sự trợ giúp của các tổ chức tài chính-kinh tế quốc tế
- Cuối cùng, ODA giúp cho Việt Nam có được một lượng ngoại tệ cần thiết phục vụ cho nhu cầunhập khẩu Thông thường, những nền kinh tế yếu kém luôn thiếu hụt ngoại tệ, do vậy khả năng nhập khẩu bịhạn chế Nhờ có ODA hàng năm chúng ta thu được một lượng lớn ngoại tệ, qua đó giảm bớt sự thâm hụtthương mại, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tăng cường xuất khẩu, tạo ra khả năng để
trả nợ
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, nguồn vốn ODA đã và sẽ giữ vai trò quan trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế- xã hội, chính vì thế, cần phải xem xét một cách nghiêm túc quá trình thực hiện, để đưa ra biệnpháp hiệu quả nhằm thu hút nguồn vốn này
10 6 câu debate
Chủ đề 1: Định hướng toàn cầu hóa được Đảng và chính phủ Việt Nam định hình từ đại hội IV đến nay Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam không nên mở cửa ồ ạt và tham dự vào các hiệp định toàn cầu như vậy? Theo bạn Việt Nam có nên tiếp tục đi theo định hướng trên hay không? Ủng hộ
- Tham dự các hiệp định toàn cầu giúp Việt Nam tăng cường tương tác, quan hệ với kinh tế thế giới
Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 15 FTA
đã ký kết, có hiệu lực và 02 FTA đang đàm phán (Việt Nam - EFTA và Việt Nam - Israel) Việc tham giacác Hiệp định thương mại này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn,giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tiếp cận và thiết lập quan hệ thương mại với trên 230 thịtrường
Việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thựcchất, hiệu quả là hết sức cần thiết và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam
Việt Nam có đang mở cửa ồ ạt? Các Hiệp định toàn cầu mà Việt Nam tham gia là hoàn toàn hợp lý và
Trang 10Mở rộng thị trường xuất khẩu đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải cạnh tranh để
có thể giữ vững được thị trường nội địa và thị phần của mình Việc cạnh tranh này không khiến Việt Nammất đi lợi thế của mình, mà làm gia tăng năng suất, sản lượng hàng hóa và dịch vụ cũng như thúc đẩysáng tạo trong công nghệ và phương pháp sản xuất, tiếp thị, phân phối sản phẩm
Do vậy, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Namtham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh qua đó sẽgiúp việc tồn tại và đứng vững tại thị trường nội địa
Ví dụ thực tế: Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và đã có tác động tiêu cực đến hoạt động thương
mại trên phạm vi toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường truyền thống gặpnhiều khó khăn, nhưng nhìn vào tổng thể, xuất khẩu của cả nước vẫn có tăng trưởng dương do các doanhnghiệp đã tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường thay thế, đặc biệt là các thịtrường có quan hệ FTA với Việt Nam Điều này cho thấy, việc đẩy mạnh các hoạt động đàm phán, ký kếtcác FTA đã giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường
- Phát triển FTA thế hệ mới giúp Việt Nam nâng cao kỹ thuật công nghệ -> mở ra thị trường tiềm năng mới ở Việt Nam
Việc mở cửa kinh tế, tham gia hiệp định thương mại toàn cầu sẽ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), thúc đẩy chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ laođộng Các máy móc, thiết bị, công nghệ được nhập khẩu phục vụ sản xuất; các quy trình kỹ thuật, bíquyết công nghệ và lý thuyết, kinh nghiệm quản lý được chuyển giao cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán
bộ quản lý Việt Nam, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực năng suất lao động và từ đó mở ra cơ hộimới về thị trường và lĩnh vực cho Việt Nam
Phản đối
- Tiêu cực của việc mở cửa ồ ạt
+ Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn, ảnh hưởng đến hàng trong nước Nếu như Việt Nam không tận
dụng, phát huy được những lợi thế của mình sẽ khiến cho bản thân bị tụt hậu rất xa so với các nước trênthế giới, đây là thách thức lớn nhất khi thực hiện mở cửa hội nhập
+ Rủi ro làm suy giảm năng lực điều hành của nhà nước
Với những định chế như WTO, việc tham gia vào các tổ chức quốc tế vô hình chung sẽ khiến hạn chếnăng lực điều hành của nhà nước, không chỉ trong quan hệ với bên ngoài mà còn ở các chính sách trongnước Hầu hết các đạo luật được thông qua trong những năm gần đây là sửa đổi cách vận hành đất nướccho phù hợp với thông lệ quốc tế - nghĩa là theo khuôn mẫu, không có ngoại lệ, mang tính ràng buộc cao
Ví dụ như sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, VN yêu cầu doanh nghiệp phải bán doanh thubằng ngoại tệ cho nhà nước từ năm 1998, nhưng phải hạ dần tỉ lệ này xuống, từ 50% năm 1999 đến 0%
năm 2003 + Các doanh nghiệp nội địa phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài
Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, khả năng quản lý còn yếu, thể chế kinh tế
và thực thi pháp luật còn bất cập, khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng nguồn nhân lực thấp… đồngnghĩa với khả năng các doanh nghiệp trong nước mất đi thị phần trong thị trường, phải chia sẻ lợi ích vớicác doanh nghiệp nước ngoài Nếu không sắp xếp tổ chức lại, các doanh nghiệp kém hiệu quả có thể bịphá sản
+ Nhiều mặt hàng đổ vào VN, khó trong việc kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, trong năm 2023, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giảtiếp tục có diễn biến phức tạp, tinh vi hơn do tác động của các cơ chế, chính sách về lưu thông hàng hóatrong hội nhập kinh tế quốc tế: một số doanh nghiệp thực hiện các hành vi khai sai về tên hàng, số lượng,chủng loại, mã số hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu
+ Đánh mất bản sắc dân tộc
Trang 11Nhiều dân tộc đã không còn chữ viết, tiếng nói, trang phục…, tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợidụng tín ngưỡng để trục lợi có chiều hướng gia tăng, giới trẻ quay lưng và không còn mặn mà với vănhóa dân tộc Do mục đích kinh tế, vì lợi nhuận mà làm biến dạng những di sản truyền thống: khai thácnhững chi tiết, khía cạnh giật gân, trần tục của văn hóa truyền thống khiến nhiều giá trị văn hóa truyềnthống bị hiểu sai lệch và dẫn đến những thực hành thiếu văn hóa, gây ra những phản cảm trong xã hộihiện đại.
Tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra như vũ bão, không gian của đình, đến, chùa, miêu và những di sảnkhác bị lấn chiếm
+ Chủ quyền quốc gia bị ảnh hưởng
Nguy cơ về chủ quyền quốc gia bị xâm phạm do các hoạt động kinh tế, thiết lập kinh tế đối ngoại: những
vụ việc như "đường lưỡi bò" của các doanh nghiệp có người Trung Quốc nắm giữ (Hải Dương) , đườnglưỡi bò thể hiện qua nhiều công cụ, hay những dự án bất động sản ven biển
Báo cáo Bộ Quốc phòng được tất cả nhân dân và cử tri quan tâm vì tình hình người nước ngoài "núpbóng" mua đất khu vực trọng yếu về quốc phòngg, cử tri phản ánh người nước ngoài lập xóm lập phố(Bình Dương, Hải Phòng)
- Hạn chế của việc tham gia ồ ạt vào các hiệp định toàn cầu
+ Hệ thống pháp luật và năng lực quản lý còn nhiều bất cập
Hệ thống pháp luật và năng lực quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực liên quan đến hội nhập quốc tế nóichung và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nói riêng hiện còn nhiều bất cập, gây khó khănkhi tham gia các hiệp định, có thể chịu tổn thất lớn
Khi tham gia vào các FTA, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản phi thuế quan
Có thể lấy ví dụ như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp sẽ đối mặt vớinhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu về xuất xứ nghiêm ngặt; Hiệp định với Liên minh châu Âu (EU) ViệtNam gặp khó khăn theo hướng liên hoàn, nếu một vài sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về an toànthực phẩm sẽ ảnh hưởng dây chuyền tới hàng loạt sản phẩm khác, EU đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, vệsinh và chất lượng sản phẩm rất cao, không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được;…
+ Lợi ích nhận được còn hạn chế, đối mặt với nhiều thách thức
Ví dụ, với ngành thép, ngay cả khi có hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu(EVFTA), việc xuất khẩu thép vào EU vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hàng rào phi thuế quan hơn là thuếquan Hơn nữa, thực thi các hiệp định thương mại khác ở các thị trường thuận lợi hơn như Hiệp định Đốitác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hoặc Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực(RCEP) sẽ làm cho xuất khẩu nhóm hàng này sang EU tăng không đáng kể Dự đoán tăng trưởng xuấtkhẩu của mặt hàng này vào EU sẽ giảm khoảng 23% tới năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định,tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép cũng giảm ở mức 1,4-2,3% Hiệp định cũng có tác động tiêucực tới sản lượng của ngành, cụ thể giảm từ 1,4-2,4%/ năm
+ Năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp còn yếu nguy cơ mất thị trường nội địa.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến những thương vụ mua bán, sát nhập của các doanh nghiệp bán
lẻ trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trườngtruyền thống, đánh mất thương hiệu Việt Ví dụ các thương hiệu bán lẻ lớn đã xâm nhập vào Việt Namnhư Metro (Đức), BigC (Pháp), Lotte (Hàn Quốc), Aeon (Nhật),… việc Việt Nam mở cửa hội nhập cùngvới các hiệp định thương mại đã được ký kết, thị trường nội địa đã và đang lo ngại sẽ mất thị phần, gâykhó khăn cho các nhà sản xuất trong nước bởi tính cạnh tranh của doanh nghiệp ta còn yếu
Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA chưa có chuyểnbiến mạnh, vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng nông sản, các mặt hàng công nghiệp sử dụng nhiềulao động và các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu… Đặc biệt, có một số mặt hàng như cao su, dừa, rau quả,