Soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền tuyển dụng ông nguyễn văn k vào làm việc tại vụ công nghệ cao, bộ khoa học và công nghệ

13 6 0
Soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền tuyển dụng ông nguyễn văn k vào làm việc tại vụ công nghệ cao, bộ khoa học và công nghệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Và dưới góc độ thực tiễn, thẩm định là một thủ tục trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, do chủ thể có thẩm quyền thựchiện với mục đích nghiên cứu, xem xét, đánh

lOMoARcPSD|38544120 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐỀ BÀI:  Câu 1 Phân tích hoạt động thẩm định dự thảo Luật  Câu 2 Soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền tuyển dụng ông Nguyễn Văn K vào làm việc tại Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, 2022 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 MỤC LỤC PHẦN A Phân tích hoạt động thẩm định dự thảo luật 1 I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH 1 1 Khái niệm hoạt động thẩm định 1 2 Ý nghĩa và vai trò của hoạt động thẩm định 1 II, PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ THẢO LUẬT 2 1.Chủ thể tiến hành hoạt động thẩm định dự thảo Luật .2 2 Nội dung của hoạt động thẩm định dự thảo Luật .2 3 Trình tự và thủ tục của hoạt động thẩm định 7 PHẦN B Soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền tuyển dụng ông Nguyễn Văn K vào làm việc tại vụ Công Nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ .9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 PHẦN A Phân tích hoạt động thẩm định dự thảo luật I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH 1 Khái niệm hoạt động thẩm định Tìm hiểu về thuật ngữ “thẩm định”, ta thấy dưới góc độ pháp lý thì theo Từ điển Luật “thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó” Và dưới góc độ thực tiễn, thẩm định là một thủ tục trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, do chủ thể có thẩm quyền thực hiện với mục đích nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách toàn diện về các vấn đề của dự thảo VBQPPL (nội dung, hình thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản) nhằm bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản với hệ thống pháp luật và các yêu cầu khác về chất lượng của dự thảo VBQPPL theo quy định 2 Ý nghĩa và vai trò của hoạt động thẩm định Thẩm định mang một vai trò và ý nghĩa to lớn trong quy trình ban hành VBQPPL Đây là một thủ tục bắt buộc và không thể thiếu trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPP, là khâu cuối cùng trước khi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền chính thức xem xét, ban hành văn bản hoặc xem xét để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản Thông qua hoạt động thẩm định của cơ quan, người có thẩm quyền giúp đánh giá những mặt được, mặt chưa được của dự án, dự thảo Từ đó cơ quan thẩm định sẽ cung cấp những thông tin, đưa ra những kiến nghị giúp cơ quan, người có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định ban hành văn bản hoặc quyết định trình cơ quan, người có thẩm quyền ban nhằm nâng cao chất lượng của dự án, dự thảo văn bản Ngoài ra hoạt động thẩm định giúp đánh giá toàn diện, đầy đủ các nội dung của dự thảo VBQPPL, góp phần bảo đảm tính khả thi của VBQPPL trước khi đưa VBQPPL vào sử dụng trong đời sống Không những vậy, đối với cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định là một trong những cơ chế phản biện hiệu quả, khách quan, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan này trong công tác soạn thảo văn bản Hoạt động thẩm định giúp tăng cường sự phối hợp giữa chủ thể soạn thảo hoặc ban hành VBQPPL với cơ quan, tổ chức hữu quan; đồng thời, là cơ chế hữu hiệu nhằm kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL 1 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 II, PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ THẢO LUẬT 1.Chủ thể tiến hành hoạt động thẩm định dự thảo Luật Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm định dự thảo Luật thuộc về Bộ Tư Pháp, tuy nhiên với những dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học 2 Nội dung của hoạt động thẩm định dự thảo Luật Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, nội dung mà cơ quan thẩm định sẽ phải tập trung làm rõ là 06 vấn đề sau: Thứ nhất, sự phù hợp của nội dung dự án Luật với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản đã được thông qua; a) Sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản đã được thông qua Để phát biểu ý kiến về nội dung này, cơ quan thẩm định cần phải căn cứ vào nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng văn bản để so sánh, đối chiếu giữa quy định của dự thảo Luật với các chính sách đã được thông qua Trên cơ sở đó, người thẩm định cần đánh giá một số nội dung sau: - Sự phù hợp giữa các quy định trong dự án Luật với mục đích, yêu cầu ban hành văn bản; - Sự phù hợp giữa các quy định trong dự án Luật với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; - Mức độ chuyển hóa các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản đã được thông qua vào dự án, dự thảo văn bản; - Sự phù hợp giữa các quy định trong dự án, dự thảo văn bản với các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản đã được thông qua b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo với văn bản được quy định chi tiết Chủ thể tiến hành thẩm định cần tập trung làm rõ một số vấn đề sau: Một là, sự phù hợp của dự thảo Luật với nội dung (điều, khoản, điểm) được giao quy định chi tiết; 2 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Hai là, mức độ cụ thể hóa quy định của văn bản được quy định chi tiết vào dự thảo Luật (quy định của dự thảo có vượt ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết, có vượt quá thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản không? ) Thứ hai, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự án Luật với hệ thống pháp luật; tính tương thích của dự án, dự thảo văn bản với điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên a) Về tính hợp hiến: Bảo đảm cho các quy định của dự án Luật tuân thủ các quy định và phù hợp với tinh thần của Hiến pháp là một trong những nội dung vô cùng quan trọng của hoạt động thẩm định Do vậy, để phát biểu về tính hợp hiến của dự thảo Luật, người thẩm định cần đưa ra ý kiến về một số vấn đề sau đây: - Sự phù hợp của các quy định trong dự án Luật với các quy định cụ thể của Hiến pháp hoặc phù hợp với tinh thần, nguyên tắc của Hiến pháp về bản chất nhà nước, nội dung cơ bản của chế độ kinh tế, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước Trong nội dung này cần trả lời câu hỏi: Những quy định trong dự thảo Luật có phù hợp với các quy định, nguyên tắc Hiến định về tổ chức hoạt động của từng loại cơ quan/cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước hay không? - Sự phù hợp giữa các quy định của dự án Luật với quy định cụ thể của Hiến Pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Đối với nội dung này thì khi nghiên cứu dự thảo, người thẩm định cần đánh giá quy định của dự thảo có hạn chế quyền cơ bản nào của con người, của công dân không? Có bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân không? Những phạm trù nào thuộc về quyền tự do được bảo vệ? Những phạm trù nào bị can thiệp? Chủ thể nào có thẩm quyền can thiệp? Có xâm phạm quyền bình đẳng không? … - Nếu phát hiện dự thảo có quy định chưa phù hợp với Hiến pháp thì cần phân tích và nêu rõ: Quy định nào chưa phù hợp với tinh thần, nguyên tắc của Hiến pháp (cụ thể tại điều, khoản)? Có quy định nào vượt khỏi phạm vi quy định, tinh thần của Hiến pháp không? Trong trường hợp phát hiện nội dung của dự án Luật chưa phù hợp với quy định cụ thể, nguyên tắc hoặc tinh thần của Hiến pháp, nhưng phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm quyền và nghĩa 3 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 vụ của công dân thì báo cáo thẩm định phải nêu rõ vấn đề này và đề xuất việc xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền b) Về tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật: Để thẩm định tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật, người thẩm định cần xem xét, đánh giá một số nội dung sau đây: * Về tính hợp pháp: - Sự phù hợp về hình thức và nội dung văn bản với thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản; - Sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với quy định của VBQPPL hiện hành có giá trị pháp lý cao hơn; - Việc tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản theo quy định của Luật ban hành VBQPPL * Về tính thống nhất với hệ thống pháp luật: - Sự thống nhất của các quy định trong các dự án Luật với các quy định tại VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn; - Sự thống nhất của các quy định trong dự án Luật với các quy định của VBQPPL hiện hành khác do cơ quan cùng cấp có thẩm quyền ban hành về cùng một vấn đề, bảo đảm không có chồng chéo, mâu thuẫn giữa nội dung dự án, dự thảo với các quy định hiện hành -Trong trường hợp phát hiện quy định của dự án Luật không thống nhất với quy định của các văn bản hiện hành khác do cùng cấp có thẩm quyền ban hành về cùng một vấn đề thì báo cáo thẩm định phải phân tích lý do, ưu điểm, nhược điểm của quy định của dự án và đề xuất phương án xử lý c) Tính tương thích của dự án Luật với điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Để đánh giá về tính tương thích với điều ước quốc tế thì người thẩm định cần xem xét trên một số khía cạnh sau đây: - Mức độ chuyển hóa các quy định của Điều ước quốc tế vào các quy định của dự án; - Sự phù hợp giữa quy định của dự án với các quy định của điều ước quốc tế có liên quan Trường hợp phát hiện quy định của dự án trái hoặc không thống nhất với quy định 4 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 của điều ước quốc tế thì báo cáo thẩm định phải nêu rõ lý do và đề xuất hướng xử lý; - Những cản trở, khó khăn mà quy định của dự án có thể gây ra đối với việc thực hiện điều ước quốc tế và đề xuất hướng giải quyết Thứ ba, sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự án Luật; a) Sự cần thiết Thẩm định về sự cần thiết là việc xem xét, đánh giá về nhu cầu, mức độ cần thiết phải ban hành ra VBQPPL mới để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn quản lí của Nhà nước hay không Việc đánh giá này tập trung vào cơ sở pháp lí (có văn bản pháp lí nào có hiệu lực cao hơn quy định về vấn đề này chưa) và cơ sở thực tiễn (sự cần thiết của việc ban hành văn bản mới với tình hình hiện tại) Để đảm bảo vấn đề này, ý kiến đánh giá của cơ quan thẩm định phải được thể hiện ở các vấn đề sau đây: -Việc ban hành văn bản là nhằm thể chế hóa chủ trường, đường lối chính sánh của Đảng, quy định chi tiết thi hành văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn -Việc ban hành văn bản là nhằm đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước, giải quyết các vấn đề đặt ra của xã hội -Việc ban hành văn bản là nhằm giải quyết tình trạng pháp luật hiện hành chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng biện pháp đó chưa có hiệu quả do chưa đủ mạnh để giải quyết các vấn đề hoặc những quy định cũ không còn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại -Khả năng các quy định của dự án Luật bảo đảm giải quyết các vấn đề mà văn bản phải giải quyết nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, vị thế đối ngoại của đất nước -Sự cần thiết của các chính sách, quy định mới trong dự án Luật b) Sự hợp lí Về nội dung tính hợp lí của dự thảo, dự án Luật, cơ quan thẩm định cần tập trung đánh giá trong những khía cạnh sau: -Sự phù hợp giữa các quy định của dự ánh Luật với điều kiện kinh tế xã hội -Sự toàn diện của các biện pháp, sự tương xứng, hợp lí của các chế tài trong dự án, dự thảo Luật do với yêu cầu giải quyết vấn đề Trong trường hợp các biện pháp nhằm giải 5 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 quyết vấn đề của dự án,dự thảo gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội,đến các đối tượng khác trong xã hội thì báo cáo thẩm định phải nêu rõ vấn đề này và đề nghị biện pháp khắc phục -Có cơ chế bảo đảm thực thi theo hướng xác định rõ nhiệm vụ,quyền hạn,trình tự, thủ tục thực hiện -Sự phù hợp giữa quy định của dự án,dự thảo với chủ trương cải cách hành chính -Sự rõ ràng,cụ thể của các quy định trong dự án để có thể hiểu đúng,hiểu thống nhất, thuận tiện khi thực hiện và áp dụng được ngay khi văn bản có hiệu lực thi hành mà không phải ban hành văn bản quy định chi tiết,hướng dẫn thi hành,trừ trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 c) Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính được đánh giá trên cơ sở xem xét tổng chi phí thấp nhất của thủ tục hành chính đó trong một năm, gồm một số vấn đề sau: - Sự phù hợp giữa các quy định của dự án với điều kiện thực tế về nguồn tài chính,nguồn nhân lực để thi hành văn bản;trình độ quản lí,trình độ dân trí - Bảo đảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là thấp nhất; - Số lần cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục hành chính trong một năm; - Số lượng đối tượng tuân thủ được hưởng lợi nhiều nhất Thứ tư, điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính đế bảo đảm thi hành văn bản; Để đảm bảo điều kiện về nguồn nhân lực và tài chính, người thẩm định cần xem xét một số khía cạnh sau đây: - Điều kiện bảo đảm nguồn nhân lực: có phải thay đổi, sắp xếp tổ chức, bộ máy để thực hiện văn bản QPPL mới không hay phải thành lập một cơ quan mới để thực hiện VBQPPL… - Điều kiện bảo đảm nguồn tài chính: chi phí tuân thủ văn bản, chi phí xây dựng cơ sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ tổ chức thực hiện văn bản, chi phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật… Thứ năm, việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật; 6 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Về nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật ý kiến về nội dung này, người thẩm định cần xem xét một số khía cạnh sau đây: - Việc xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết vấn đề giới trong dự thảo văn bản; - Việc bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới trong dự án Luật (có hay không trong dự án có nội dung quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề bình đẳng giới và nếu có thì liệu những quy định đó đã bảo đảm sự phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới hay chưa? ); - Việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án văn bản nhằm loại bỏ giải pháp gây bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; - Tính khả thi những quy định về biện pháp giải quyết các vấn đề về bình đẳng giới trong dự án Thứ sáu, ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo dự án Luật Trong nội dung thẩm định về ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo phải nêu rõ sự đánh giá về các vấn đề sau đây của dự án Luật - Tính hợp lý, khoa học trong bố cục của dự án Trường hợp bố cục dự thảo chưa hợp lý, trích dẫn căn cứ ban hành văn bản không chính xác thì báo cáo thẩm định cần phải nêu rõ nội dung này; - Việc sử dụng nhất quán các thuật ngữ chuyên môn trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành Trường hợp trong dự án sử dụng thuật ngữ chuyên ngành, thuật ngữ giới hạn trong phạm vi điều chỉnh của dự án thì các thuật ngữ này phải được giải thích rõ ràng; - Ngôn ngữ sử dụng trong dự án phải đơn nghĩa, rõ ràng, trong sáng; dễ hiểu; - Tuân thủ các quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày và trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản theo quy định của pháp luật 3 Trình tự và thủ tục của hoạt động thẩm định Bước 1: Gửi, tiếp nhận hồ sơ thẩm định a) Gửi hồ sơ thẩm định: Trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện hồ sơ dự án, dự thảo gửi Bộ Tư pháp thẩm định 7 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Về hồ sơ gửi thẩm định gồm các tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 58 Ngoài các tài liệu trên, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể gửi thêm các tài liệu khác (nếu có) để cung cấp thêm cho các cơ quan thẩm định các thông tin liên quan đến dự án Luật Đối với Tờ trình Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ và dự thảo Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm in và gửi bằng bản giấy; các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử b) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Trường hợp hồ sơ dự án gửi thẩm định không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp Thời điểm thẩm định được tính từ ngày Bộ Tư pháp nhận đủ hồ sơ Bước 2: Tổ chức thẩm định - Thành lập Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu vấn đề chuyên môn thuộc nội dung của dự án Luật Chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp của Hội đồng thẩm định, Bộ Tư pháp phải gửi tài liệu họp đến các thành viên Hội đồng - Tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định Bước 3: Xây dựng báo cáo thẩm định - Trường hợp tổ chức Hội đồng thẩm định: trên cơ sở biên bản cuộc họp của Hội đồng, ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng, kết quả nghiên cứu về dự án, dự thảo văn bản và căn cứ vào nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật, đơn vị được giao chủ trì thẩm định có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định trình Lãnh đạo Bộ Tư pháp xem xét, ký báo cáo thẩm định - Trường hợp tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định: trên cơ sở biên bản cuộc họp tư vấn thẩm định, kết luận của chủ tọa cuộc họp tư vấn thẩm định, kết quả nghiên cứu về hồ sơ 8 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 dự án, dự thảo văn bản, ý kiến tham gia bằng văn bản của đại diện Lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, các chuyên gia, nhà khoa học tham dự cuộc họp tư vấn thẩm định (nếu có) và căn cứ vào nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật, đơn vị được giao chủ trì thẩm định có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định trình Lãnh đạo Bộ Tư pháp xem xét, ký báo cáo thẩm định Bước 4: Gửi báo cáo thẩm định Ngay sau khi Báo cáo thẩm định được Lãnh đạo Bộ Tư pháp ký, chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày Bộ Tư pháp nhận đủ hồ sơ đối với dự án luật Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi báo cáo đến cơ quan chủ trì soạn thảo PHẦN B Soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền tuyển dụng ông Nguyễn Văn K vào làm việc tại vụ Công Nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:…/ QĐ-BKHCN Hà Nội, ngày … tháng… năm 2022 QUYẾT ĐỊNH V/v Tuyển dụng công chức BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật Tổ chức Chính Phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định 95/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Nghị định 138/2020/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công 9 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 chức; Căn cứ Quyết định số:…/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2022; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Tuyển dụng ông Nguyễn Văn K, sinh ngày … tháng … năm … vào làm việc tại Vụ Công nghệ cao, kể từ ngày … tháng … năm 2022 Điều 2 Ông Nguyễn Văn K được hưởng mức lương bậc … (hệ số ….) và các khoản phụ cấp khác theo quy định của pháp luật hiện hành Điều 3 Chánh văn phòng Bộ KHCN, vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, vụ trưởng các vụ có liên quan và Ông Nguyễn Văn K chịu trách nhiệm thi hành quyết định này Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí./ Nơi nhận: BỘ TRƯỞNG - Như Điều 3; ( Đã ký) - Lưu: VT, VPTCCB 10 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 TÀI LIỆU THAM KHẢO Câu 1: 1 Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Đoàn Thị Tố Uyên chủ biên ; Hoàng Minh Hà, Trần Thị Vượng, Cao Kim Oanh 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Câu 2: 1 Luật Tổ chức Chính Phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; 2 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; 3 Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019; 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; 6 Nghị định 95/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; 7 Nghị định 138/2020/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; 11 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan