Văn phòng đại diện Motives Việt Nam đã tạo ra cơ hội trải nghiệm thực tế, rèn luyện sự tỉ mỉ chỉnh chu trong từng giai đoạn khi đưa ra thị trường những sản phẩm cao cấp, đề cao giá trị tinh thần và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qua 2 tháng được đồng hành tại công ty, sinh viên thực tập đã trau dồi được những kĩ năng chuyên ngành vốn có, cải thiện những kỹ năng còn yếu của bản thân và đồng thời bổ sung kiến thức về quy trình thiết kế rập mẫu và sản xuất .Từ đó có thể hoàn thiện bản thân và phát triển hơn trong ngành nghề ở tương lai. Trong báo cáo này sinh viên thực tập đã xác định cho mình bốn mục tiêu. Mục tiêu 1: Tìm hiểu và thích nghi môi trường làm việc chuyên nghiệp, nghiên cứu về văn hoá công ty, phát triển kĩ năng mềm và xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, lãnh đạo tại Văn phòng đại diện Motives International (Hong Kong) Limited. Mục tiêu 2: Hoàn thành công việc của anh Nguyễn Văn Hợp (Joy) – quản lý bộ phận rập giao, làm đúng yêu cầu, tiến độ và chất lượng đã được đề ra. Mục tiêu 3: Nâng cao kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc, rèn luyện sự nhạy bén, tính toán. Đồng thời hiểu rõ và nắm bắt được quy trình sản xuất hàng. Mục tiêu 4: Định hướng phát triển nghề nghiệp và xác định sở trường và sở tích của Sinh viên thực tập thông qua trải nghiệm công việc thực tế tại Văn phòng đại diện Motives International (Hong Kong) Limited. CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỘNG LỰC VIỆT NAM 1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Động Lực Việt Nam. 1.1.1 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Động Lực Việt Nam. Hình 5.1 Logo Công Ty Cổ Phần Động Lực Việt Nam. Tên quốc tế: Motives Viet Nam Corporation Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Động Lực Việt Nam Tên viết tắt: Motives Việt Nam (Motives) Địa chỉ trụ sở chính: Lầu 7 – 8 – 9, Toà nhà M – Building, Số 9 Đường số 8, Khu A, Đô Thị Mới Nam Thành Phố, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028) 5413 5137 Fax: (8428) 54 135 141 Mã số thuế: 0312876219 Website: https:motivesinternational.io1 Email: hr_recruitmentmotivesvn.com
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
-
VIỆN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN CHƯƠNG 3 & 4
SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMP TÍNH TỈ SUẤT SINH LỜI
CHO DANH MỤC ĐẦU TƯ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Thảo
Lớp: DHTMDT18B
Nhóm: 10 – Mã: 12
1 Nguyễn Nhật Anh Thư 22663651
2 Phạm Thị Cẩm Vy 22653881
3 Nguyễn Bích Tiên 22660261
4 Lê Quỳnh Trang 22671871
5 Huỳnh Thị Cẩm Tú 22677501
TP HỒ CHÍ MINH, 31 THÁNG 3 NĂM 2024
Trang 2Mục lục
1 Mô hình định giá tài sản vốn CAPM 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Ý nghĩa 3
2 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận 3
2.1 Công thức và mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro 3
3 Ứng dụng bài tập 4
POSTER 6
Trang 31 Mô hình định giá tài sản vốn CAPM
1.1 Khái niệm
Mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model – CAPM) là mô hình
mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán bằng lợi nhuận không rủi ro (risk – free) cộng với một khoản
bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó
1.2 Ý nghĩa
Ý nghĩa của mô hình định giá tài sản vốn CAPM là đánh giá xem một cổ phiếu
có được định giá tương đối hay không, khi rủi ro và giá trị thời gian của vốn được đem
so sánh với lợi nhuận kỳ vọng của chính nó Mô hình CAPM được sử dụng để ước tính
sơ bộ về lợi tức mà họ có thể mong đợi từ một khoản đầu tư so với rủi ro của việc bỏ vốn
Mối quan hệ tuyến tính: vì hệ số Beta là thước đo rủi ro nên khi một chứng khoán
có Beta càng cao thì rủi ro càng cao, thì nó phải có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn những chứng khoán có hệ số Beta thấp Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể xem những chứng khoán
có hệ số Beta<0 là một cách phòng ngừa rủi ro hay bảo hiểm Những chứng khoán này được kỳ vọng có tỉ suất sinh lời khi thị trường sụt giảm và ngược lại Do đó, việc thêm một chứng khoán có hệ số Beta <0 vào danh mục đa dạng hóa tốt thực sự làm giảm rủi
ro của danh mục
2 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
2.1 Công thức và mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
Công thức:
Trong đó:
• E(Ri): tỷ suất sinh lời kỳ vọng từ một chứng khoán i
• Rm: tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường
• Rf: tỉ suất sinh lời của tài sản phi rủi ro (chẳng hạn: trái phiếu chính phủ)
• βi (Hệ số Beta): hệ số đo lường mức độ rủi ro của một chứng khoán cụ thể với mức độ rủi ro chung của thị trường chứng khoán
• Rm -Rf: phần bù đắp rủi ro của thị trường
E(Ri)= Rf + βi (Rm - Rf)
Trang 4Rf nhà nước có thể điều hành tăng hoặc giảm để hút vốn đầu tư Tăng lãi suất để tạo tính hấp dẫn của trái phiếu, tiền gửi ngân hàng (rủi ro phi hệ thống) → người ta hạn chế đầu tư vào kênh có rủi ro như cổ phiếu, chuyển qua kênh an toàn khi tăng lãi suất
Rf lên
Thông qua hệ số Beta, ta đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu riêng biệt so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục đầu tư thị trường
- β = 0: Có nghĩa là mức độ biến động giá của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với mức độ biến động của thị trường
- β > 0: Nếu cổ phiếu có hệ số Beta > 0 sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
• β = 1: Mức biến động giá của chứng khoán bằng mức độ biến động của thị trường
• β < 1: Mức độ biến động giá của chứng khoán thấp hơn mức độ biến động của thị trường
• β > 1: Mức độ biến động giá của chứng khoán cao hơn mức độ biến động của thị trường Trường hợp này đồng nghĩa với việc cổ phiếu có khả năng sinh lời cao, nhưng đồng thời tiềm năng rủi ro cũng khá lớn
- β < 0: Có nghĩa cổ phiếu có xu hướng biến động ngược chiều với biến động của thị trường
→ Hệ số Beta là một hệ số quan trọng của mô hình CAPM, giúp nhà đầu tư phân tích
và định giá cổ phiếu Việc tính toán giá trị hệ số Beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu riêng lẻ so với mức độ biến động chung của thị trường Qua đó, có thể đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý danh mục đầu tư phù hợp
3 Ứng dụng bài tập
Cả 3 hệ số β của 3 mã chứng khoán đều lớn hơn 0 và:
- Hệ số β của chứng khoán PNJ = 0.9074 < 1
- Hệ số β của chứng khoán POW = 1.1591 > 1
- Hệ số β của chứng khoán SAB = 0.6267 < 1
→Mức độ biến động giá của chứng khoán PNJ, SAB thấp hơn mức biến động của thị trường Có nghĩa 2 chứng khoán trên sẽ có biến động ít hơn mức thay đổi của thị trường
→Mức độ biến động giá của chứng khoán SAB cao hơn mức biến động của thị trường
Trang 5So sánh với mô hình lý thuyết , nhóm tác giả có giả định như sau:
- Nếu ta muốn chịu rủi ro nhiều và chấp nhận tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư thấp thì ta sẽ loại bỏ hết những cổ phiếu này, chỉ tập trung vào tài sản rủi ro phi hệ thống như mua trái phiếu, trái phiếu kho bạc của Chính Phủ
- Nếu ta không chấp nhận lợi nhuận thấp từ đầu tư vào tài sản rủi ro phi hệ thống, và cũng không muốn đầu tư với rủi ro quá cao thì ta chọn cách đầu tư kết hợp tài sản rủi ro phi hệ thống và tài sản rủi ro hệ thống
- Nếu ta muốn lợi nhuận cao hơn và sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao, ta có thể tập trung đầu tư vào tài sản rủi ro hệ thống Có thể có hoặc không đầu tư vào tài sản rủi
ro phi hệ thống Vì rủi ro phi hệ thống có thể bị triệt tiêu trong một danh mục đầu
tư đa dạng hóa tốt nhưng rủi ro hệ thống thì không
Dựa vào tình trạng nền kinh tế và tính toán hệ số β để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn Dựa theo chỉ số đo lường rủi ro hệ thống (Beta), nhà đầu tư quyết định đầu tư: 50% vào cổ phiếu SAB, 25% vào cổ phiếu PNJ, 25% vào cổ phiếu POW
Với danh mục đầu tư trên ta có: β(p) = 0.20326806 <1 chứng tỏ khả năng sinh lời của danh mục biến động thấp hơn thị trường khoảng 0,203 lần
Qua các giả định của mô hình CAMP, có một số là giả định và không thực tế Tuy nhiên, so sánh ta thấy mô hình này thực sự hiệu quả Dựa trên những lý thuyết của
nó ta có thể giải thích tỷ suất sinh lời trên một danh mục đầu tư hay trên một loạt các tài sản rủi ro
Trang 6POSTER