1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu thị trường mì ăn liền năm 2021

30 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Thị Trường Mì Ăn Liền Năm 2021
Tác giả Nhóm Sinh Viên Thực Hiện
Người hướng dẫn Giáo Viên Hướng Dẫn
Trường học Học Viện Ngoại Giao Khoa Kinh Tế Quốc Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,16 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MÌ ĂN LIỀN VIỆT NAM NĂM 2021 (6)
    • 1. Tổng quan về mì ăn liền (6)
      • 1.1. Lịch sử (6)
      • 1.2. Tình hình phát triển (7)
    • 2. Thực trạng thị trường mì ăn liền Việt Nam 2021 (7)
  • CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC (10)
    • 1. Cơ hội (10)
      • 1.1. Sức tiêu thụ mì của người Việt lớn (10)
      • 1.2. Tăng doanh thu bằng dòng sản phẩm cao cấp (11)
      • 1.3. Cơ hội từ các hiệp định (12)
    • 2. Thách thức (12)
      • 2.1. Khó khăn trong khâu sản xuất (12)
      • 2.2. Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu (13)
      • 2.3. Mì ăn liền Việt Nam bị thu hồi ở Châu Âu (16)
      • 2.4. Thị trường cạnh tranh gay gắt (18)
      • 2.5. Rào cản bảo hộ thương mại (18)
      • 2.6. Lựa chọn và phát triển thị trường (19)
  • CHƯƠNG III: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP (20)
    • 1. Dự báo về thị trường mì ăn liền tại Việt Nam (20)
    • 2. Giải pháp (21)
      • 2.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp (21)
      • 2.2. Giải pháp từ phía nhà nước (24)
  • KẾT LUẬN (28)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (29)

Nội dung

2021 cũng là một bước đánh dấu lớn cho việc xuất khẩu mì ăn liền của Việt Nam vào các thị trường quốc tế khác khi mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam xuất khẩu sang EU mới đây đã bị Ireland

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MÌ ĂN LIỀN VIỆT NAM NĂM 2021

Tổng quan về mì ăn liền

Mì sợi xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc từ triều nhà Hán (năm 206 trước công nguyên) Từ đây sản xuất mì sợi bắt đầu trải rộng ra các nước Châu Á Vào thế kỉ 13, Macro Polo du hành đến Trung Quốc và ông đã mang kỹ thuật sản xuất mì ở Trung Quốc trở về Châu Âu Tại đây, món mì sợi được biến đổi để trở thành món mì ống Từ cuối thế kỉ 18, người Châu Âu đã bắt đầu sản xuất và sử dụng sản phẩm mì sợi Sản phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở Ý và Pháp Sau đó, nó được du nhập vào Châu Á Sau đó để tiết kiệm thời chế biến, người Châu Á (đầu tiên là Nhật) đã đưa ra công nghệ sản xuất mì chuẩn bị bữa ăn nhanh gọi là mì ăn liền Từ đó đến nay, mì ăn liền đã không ngừng được cải tiến và phát triển về sản lượng và chất lượng Công nghệ sản xuất mì ăn liền luôn được nâng cao Ông Momofuku Ando (1918 – 2008), người Nhật, là người đã phát minh ra mì ăn liền Ông đã thành lập nên công ty Nissin trước khi giới thiệu ra thị trường sản phẩm mì ăn liền đầu tiên có tên gọi “Chicken Ramen" vào năm 1958 Ý tưởng sản xuất mì ăn liền đến với ông rất tình cờ khi chứng kiến cảnh những người dân đứng xếp hàng trong đêm giá lạnh để chờ mua những vắt mì tươi tại một cửa hàng không lâu sau thế chiến thứ II.

Vào năm 1971, Công ty Nissin đã đưa ra thị trường loại mì ăn liền tô và đưa vào sản xuất thương mại Sân phẩm này đã được làm chín trước, do đó khi sử dụng, chỉ cần nhúng nó trong nước sôi khoảng từ 3 – 5 phút Vì sự tiện dụng của mì ăn liền và cũng vì sự bận rộn của mình nên người Nhật trở nên ưa chuộng món mì ăn liền và do đó nó nhanh chóng trở nên phổ biến ở Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Từ đó đến nay, mì ăn liền đã không ngừng được cải tiến và phát triển về sản lượng và chất lượng Công nghệ sản xuất mì ăn liền luôn được năng cao. Hiện nay, mì ăn liền được tiêu thụ trên khắp các châu lục với số lượng khổng lồ.

Hiện nay, tại Việt Nam các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân vì tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng của chúng.

Có thể nói sản phẩm mì ăn liền ngày nay đã phần nào đi vào đời sống của người dân, trở thành một sản phẩm được ưa thích rộng rãi Trước nhu cầu to lớn của thị trường, ngành công nghệ mì ăn liền đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi nền kinh tế nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường

Các công ty quốc doanh như MILIKET, COLUSA, cũng như các công ty liên doanh như VIFON, A - ONE, VINA ACECOOK, đã không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Thực trạng thị trường mì ăn liền Việt Nam 2021

Người Việt ăn mì tôm nhiều thứ 3 thế giới, tăng 67% tỷ lệ tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh, giãn cách xã hội, dựa vào số liệu thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới Việt Nam đứng chỉ sau Trung Quốc/Hong Kong và Indonesia về tổng sản lượng tiêu thụ mì gói trong năm 2020 Dự kiến năm 2021-2026 tăng trưởng doanh thu trung bình của thị trường này sẽ đạt 6%

Có thể nói năm 2020- 2021 là năm bội thu của thị trường mì ăn liền ViệtNam vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thực phẩm khô trong thời gian dài Nhu cầu tiêu thụ tăng cao nhưng các doanh nghiệp lại không thể đáp ứng được do sự thiếu hụt về nguyên liệu cũng như lao động Thậm chí mì ăn liền còn thường xuyên được ghi nhận là thiếu hụt tạm thời, một số nơi chưa kịp nhận hàng bởi đây là mặt hàng được người dân mua với số lượng lớn trong khi giá cả thì ít thay đổi cùng với các yếu tố khác như sự tiện lợi, sự đa dạng về chủng loại, hương vị và giá cả phù hợp với tất cả các phân khúc người tiêu dùng Điều đó đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng này Thực tế cho thấy, từ quý 3 trở lại, người tiêu dùng tại TP.HCM cho biết phải mua một số loại mì gói, miến khô, nui, bột mì, trên chợ mạng với giá cả tăng cao Trong khi đó, tại một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tình trạng thiếu hàng, khó mua.

Bên cạnh đó, mì ly đang là xu hướng của thị trường mì ăn liền tại Việt Nam Do thị trường mì gói đang bão hòa nên đòi hỏi hướng đi mới Bắt đúng

“cơn khát” này, các sản phẩm mì ly liên tục gia nhập thị trường và đạt được mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, mức tiêu thụ các sản phẩm ăn liền này tại những cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/7 xuất hiện ngày càng nhiều Ưu điểm tiện dụng của mì ly và sự đón nhận của thị trường khiến các sản phẩm nhà sản xuất lớn trong ngành không thể chậm chân trong cuộc đua mới Đồng thời các nhãn mì các nhãn hiệu mì ly ngoại nhập từ Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật cũng nhanh chóng có mặt khiến cuộc đua thêm sôi động Mặc dù có mức giá cao gấp đôi, gấp ba mì gói thông thường nhưng mì ly vẫn là phân khúc được khách hàng trung bình và cao cấp ưa chuộng

2021 cũng là một bước đánh dấu lớn cho việc xuất khẩu mì ăn liền củaViệt Nam vào các thị trường quốc tế khác khi mì Hảo Hảo của Acecook ViệtNam xuất khẩu sang EU mới đây đã bị Ireland và Na-uy cảnh báo và thu hồi do chứa EO - chất có hại cho sức khỏe con người, không được phép sử dụng trong thực phẩm phân phối tại EU Sản phẩm có chứa EO không gây nguy hiểm ngay, nhưng sẽ có vấn đề về sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài Đây là một thách thức của các sản phẩm mì ăn liền sản xuất tại Việt Nam cần có hướng giải quyết, khắc phục để có thể vượt qua rào chắn kĩ thuật khi xuất khẩu thực phẩm.

Tóm lại, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng thị trường mì ăn liền tại Việt Nam đang rất thành công, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 vẫn đang còn tiếp diễn Thị trường mì ăn liền trong nước muốn đạt được lượng tiêu thụ lớn thì nên nhanh chóng cải thiện và nâng cao khâu sản xuất cũng như bắt kịp xu hướng.Đối với các sản phẩm mì ăn liền sản xuất tại Việt Nam muốn xuất khẩu ra nước ngoài vẫn cần đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy tắc an toàn thực phẩm của từng khu vực, quốc gia khác.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Cơ hội

1.1.Sức tiêu thụ mì của người Việt lớn

Dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam và thế giới không phải mới đây, đã hơn 1 năm trôi qua, nhiều nơi đã áp dụng giãn cách xã hội Chính phủ luôn yêu cầu người dân đề cao tinh thần cảnh giác, phòng chống dịch bệnh nhưng trên hết phải giữ được sự bình tĩnh, tránh lo âu, hoảng sợ Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, ngay sau khi có thông tin về bệnh nhân mắc Covid-19, nhiều người dân theo “tâm lí đám đông” đã đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ để tránh ra khỏi nhà trong những ngày tới, vì đa số đều cho rằng hạn chế đến chốn đông người là cách tốt nhất Vì thế, phần lớn người tiêu dùng chuyển sang dự trữ thực phẩm khô Trong đó, mì ăn liền là mặt hàng bán chạy nhất trong các loại thực phẩm khô được dự trữ.

Lí do mì ăn liền được người Việt tiêu thụ nhiều trong mùa dịch:

- Bảo quản lâu: Trung bình mì ăn liền được bảo quản được khoảng 6 tháng do có độ ẩm thấp.

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Mì ăn liền hiện nay được sản xuất theo quy trình vô cùng nghiêm ngặt, từng nguyên liệu đều được kiểm định chặt chẽ trước khi đưa vào khâu chế biến.

- Giá cả hợp lý: 30 gói trong 1 thùng có giá trong khoảng từ 70.000 đến200.000 đồng, giá cả hợp lý giúp người dùng tiết kiệm chi tiêu trong mùa dịch

- Dễ kết hợp với mọi nguyên liệu

- Tiết kiệm thời gian nấu nướng

Theo dữ liệu của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, Việt Nam lọt vào danh sách Top 10 quốc gia tiêu thụ mì gói lớn nhất khi trung bình mỗi năm người Việt Nam ăn khoảng 57 gói mì.

Theo một khảo sát mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỉ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67% Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp, thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (Vifon) tăng 300% để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Acecook được biết đến là một thương hiệu dẫn đầu ngành hàng mì ăn liền với độ phủ hơn 95% điểm bán lẻ cả nước, mức độ nhận diện của những sản phẩm của Acecook dao động từ 80 – 100% (đặc biệt, nhãn hiệu Hảo Hảo gần như là thương hiệu quốc dân, có độ phủ nhận diện gần như 100% đối với người tiêu dùng tại Việt Nam).

1.2.Tăng doanh thu bằng dòng sản phẩm cao cấp

Theo thống kê của Kantar Worldpanel, 4 trên 10 nhãn hiệu thực phẩm được người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất tại nông thôn là mì gói Trong đó từ vị trí thứ 2 đến vị trí thứ 4 lần lượt là “3 miền” của Uniben, “Hảo Hảo” của Acecook, và “Gấu Đỏ” của Asia Foods “Kokomi” nhãn hiệu mì giá rẻ của Masan xếp vị trí thứ 7 Tại khu vực thành thị, chỉ duy nhất “Hảo Hảo” là nhãn hiệu mì gói nằm trong top 10, nhưng lại được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất.

Theo Kantar Worldpanel, người tiêu dùng hiện nay đang hướng đến các sản phẩm mì ăn liền tiện lợi, tốt cho sức khỏe và đa dạng hương vị hơn Vì vậy, để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tiêu dùng, các nhà sản xuất hiện đang tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm Trong đó mì cao cấp và mì ly là hai trong những xu hướng chính của thị trường mì ăn liền hiện nay và ở thành thị là chủ yếu.

Vifon - một hãng sản xuất mì ăn liền nổi tiếng tại thị trường nước ta đã ghi nhận doanh thu lên đến hàng nghìn tỉ đồng dù cơ cấu doanh thu tương đối đa dạng Bên cạnh đó, công ty mẹ Micoem cũng đạt doanh thu hơn 1600 tỷ đồng. Ngoài ra còn có nhà sản xuất mì nui Safoco cũng đạt doanh thu hơn 1000 tỷ đồng, dòng mì Hàn Quốc cũng đem về cho Paldo Vina 734 tỷ đồng, Colusa- Miliket với thị trường ngách đạt được doanh thu hơn 600 tỷ đồng,

1.3.Cơ hội từ các hiệp định

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia 13 hiệp định thương mại tự do (FTA) Các FTA trở thành sân chơi, tạo điều kiện cho sản phẩm Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới Với các cam kết cắt giảm thuế quan mạnh mẽ mà các FTA thế hệ mới mang lại, các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội, lợi ích hơn khi xuất khẩu mì sang thị trường nước ngoài Đồng thời, mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhập khẩu, tiếp cận với các nguyên liệu giá rẻ và chất lượng Đó là yếu tố thuận lợi để giảm chi phí cho doanh nghiệp

Thách thức

2.1.Khó khăn trong khâu sản xuất

Ngày 12/08/2021, bộ Y Tế Việt Nam đã gửi công văn đến các tỉnh, thành phố, nhấn mạnh “chính quyền các cấp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và đảm bảo an toàn sản xuất”, tùy theo diễn biến thực tế mỗi nơi Mô hình

“ăn, ở và làm việc tại chỗ” được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất ở những nơi dịch bùng phát Tuy nhiên, thời gian áp dụng biện pháp này quá dài, gây quá tải về chi phí cho các doanh nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó vì không thể tuân thủ nguyên tắc "3 tại chỗ".

“Dịch COVID-19 đang tác động lên nhiều mặt của chuỗi cung ứng, không chỉ khiến sản lượng sản xuất tại các nhà máy giảm, mà còn gây khó khăn cho việc nhập nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa Đây là tình trạng khủng hoảng mà trước đây doanh nghiệp chưa từng trải qua, tuy nhiên chúng tôi đang nỗ lực hết sức trong khả năng có thể để cung cấp sản phẩm an toàn đến người dân Việt Nam”- ông Kajiwara Junichi nhấn mạnh Trước đó, trao đổi với báo Zingnews, ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam (doanh nghiệp có thị phần lớn trong ngành mì ăn liền) - cho biết thời gian gần đây tổng sản lượng sản xuất của công ty bị giảm so với bình thường do tình hình dịch bệnh phức tạp, cộng với việc thực hiện phương án “3 tại chỗ”: "Số lao động đăng ký '3 tại chỗ' chỉ chiếm khoảng một nửa tổng số lao động, do đó sản lượng sản xuất giảm rất nhiều so với bình thường Điều này dẫn đến một vấn đề lớn là nguồn cung của chúng tôi đang không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường".

2.2.Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu Để sản xuất mì ăn liền, các nhà cung cấp của các doanh nghiệp sản xuất mì đều phải mua nguyên liệu tươi từ các đơn vị trung gian, các thương lái thu mua lại của nông dân, sau đó sơ chế, làm sạch hoặc làm sạch, sấy khô rồi mới được vận chuyển đến các nhà cung cấp, các nhà cung cấp sẽ gia công thành các gói gia vị hoàn chỉnh và giao đến các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền để bổ sung vào quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm mì ăn liền hoàn chỉnh.

Sơ đồ chuỗi cung cấp nguyên phụ liệu mì ăn liền:

Thu mua từ các đơn vị trung gian

Có thể thấy yếu tố vận chuyển đ vai trò quan trọng trong việc sản xuất mì Tuy nhiên ại đang gặp khó khăn bởi hiện nay chi phí phát sinh ch ệc test Covid khá cao, bên cạnh đó còn có nhiều chốt kiểm soát dịch và thủ tụ ua các chốt khó khăn, cộng với tâm lý tránh dịch vì c n các tình trạng như thiếu nhân công thu hoạch nguyên liệu hay các thương lái ngưng hoặc hạn chế thu mua cục bộ tại một số nơi đã dẫn đến vấn đề khan hiếm nguồn cung, đẩy giá thành nguyên phụ liệu lên cao.

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cho biết, Tiền Giang luôn là thị trường chính cung cấp nguyên liệu ớt tươi từ trước đến nay , số ít là Đồng Tháp, Củ Chi ( TP.Hồ Chí Minh) cung cấp Mỗi ngày, Tiền Giang đều cung cấp hơn 3000 kg ớt tươi nhưng giờ đây, do ảnh hưởng của giãn cách xã hội mà chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến thương lái gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua và vận chuyển ớt. Đối với các nguyên liệu như riềng, sả tươi hay gừng: đều được nhập từ Định Quán- Đồng Nai là chủ yếu nhưng do khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu, các nhà cung cấp buộc phải thu mua nguyên liệu từ Củ Chi nhằm đảm bảo nguyên liệu luôn tươi trước khi đưa vào chế biến, chấp nhận giá cao hơn mà chất lượng lại không tốt bằng nguồn hàng nhập từ Định Quán Trong khi đó, các công ty hiện nay đang gia công gia vị cho các doanh nghiệp Vifon, Acecook - các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền mỗi ngày thu mua khoảng hơn 1000kg các loại gia vị này. Đối với nguyên liệu hành lá: Nguyên liệu hành lá được các nhà cung cấp thu mua từ Ninh Bình là chủ yếu Hành lá sau khi trải qua các bước làm sạch, sấy khô được vận chuyển vào TP.Hồ Chí Minh, tuy nhiên, Chỉ thị 16 của chính

Giao đến các doanh nghiệp sản xuất Gia công thành các gói gia vị hoàn chỉnh

Vận chuyển đến các nhà cung cấpTrải qua quá trình sơ chế, làm sạch, sấy khô phủ đã khiến các nhà thu mua nguyên liệu gặp khó khăn nên số lượng hàng nhập về TP.Hồ Chí Minh còn bị hạn chế trong khi để sản xuất mì trung bình mỗi ngày cần khoảng hơn 6000kg cả hành sấy khô và hành tươi.

Công ty thực phẩm N.P (TP.HCM) - doanh nghiệp chuyên cung cấp các gói gia vị đi kèm trong mì gói - đã bị ngừng sản xuất 14 ngày do có lao động dương tính COVID-19 Bởi vậy mà doanh nghiệp này đã không thể cung cấp cho đối tác là một thương hiệu mì gói lớn gần 450 tấn gia vị trong suốt thời gian bị đóng cửa nhà máy, gây nên nhiều thiệt hại về kinh tế.

Các nhà cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền hiện nay đang phải đối diện với 3 nguy cơ chính:

● Phải thay đổi đơn vị cung cấp từ các nguồn, mối quen sang những nguồn khác với chất lượng không tốt bằng mà giá cả thì lại cao hơn.

● Nguy cơ thiếu nguồn phụ liệu sẽ ngày càng tăng nếu các tỉnh không có các chính sách hỗ trợ nông dân, những người thu hoạch và các thương lái kịp thời, có các cơ chế giúp họ được đảm bảo an toàn phòng dịch thông qua việc được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 và dễ dàng trong di chuyển qua lại giữa các địa phương trong tỉnh, cũng như tạo thuận lợi khi lưu thông qua các chốt kiểm soát trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

● Các nguyên liệu phụ như hành lá khô, tiêu… doanh nghiệp sản xuất có thể tùy theo nguồn cung hiện đang có mà chủ động gia giảm cho phù hợp trong trường hợp mặt hàng mà doanh nghiệp đang cung ứng bị ngưng sản xuất Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải làm lại thủ tục tự công bố và thay đổi bao bì sản phẩm Mà trong thời điểm đại dịch này thì chi phí phát sinh sẽ rất lớn và cũng tốn rất nhiều thời gian Bên cạnh đó, những bao bì cũ đã được sản xuất lại không được dùng đến sẽ rất lãng phí Những điều này sẽ đẩy doanh nghiệp sản xuất mì vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, có nguy cơ cao phải tạm dừng sản xuất.

Có thể thấy các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền chủ lực của TP HCM đang phải đối diện với khó khăn cực kỳ lớn và nếu không được hỗ trợ giải quyết kịp thời thì nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng mì ăn liền cho thị trường TP HCM nói riêng và cả nước nói chung sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

2.3.Mì ăn liền Việt Nam bị thu hồi ở Châu Âu

Ngày 20/8, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền có chứa chất Ethylene Oxide, trong đó có mỳ Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77g, lô hạn sử dụng đến 24/9/2022) và miến Good vị sườn heo (loại 56g, lô hạn sử dụng đến 10/11/2022) do Acecook Việt Nam sản xuất Đây là chất gây hại cho sức khỏe con người; bị cấm sử dụng trong các thực phẩm được phân phối tại thị trường châu Âu (EU) Cơ quan FSAI nêu rõ, việc tiêu thụ các sản phẩm có chất Ethylene Oxide tuy không gây nguy hiểm cho người sử dụng ngay nhưng về lâu dài có thể gây ung thư cho người dùng. Đến ngày 28/8, EU tiếp tục đưa cảnh báo sản phẩm mì khô vị bò gà có tên tiếng Anh “Dried noodles with chicken and beef spices” của Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương và thu hồi lại mặt hàng này ở thị trường Na Uy.

Ngay sau khi sản phẩm của Acecook bị thu hồi tại Ireland và cảnh báo ở HàLan, Đức tháng 8 vừa qua, Bộ Công thương đã tiến hành rà soát và kiểm tra lại toàn bộ danh mục sản phẩm cũng như quy trình sản xuất sản phẩm đang phân phối của doanh nghiệp Theo đó, kết quả cho thấy các sản phẩm được bán trong nước của Acecook Việt Nam đều không chứa EO.

Trước đó vào tháng 12/2020, Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) cũng thu hồi và xử lý sản phẩm phở bò ăn liền Peacook của Acecook Việt Nam do có chứa lượng Benzopyrene vượt quá tiêu chuẩn quy định trong dầu hương liệu Đây là chất được Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm chất gây ung thư nguy hiểm Ngày 1/12/2021, trang thông tin thu hồi của Pháp đã đăng thông tin về việc thu hồi các sản phẩm của Acecook Việt Nam Các sản phẩm gồm mì tôm chua cay Hảo Hảo, hủ tiếu và phở ăn liền Ricey, mì Đệ Nhất và mì lẩu thái Các lô hàng có hạn sử dụng tới tháng 3, tháng 5, tháng 8 và tháng 9/2022 Đây là lần thứ hai các sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam xuất sang châu Âu bị yêu cầu thu hồi do chứa 2-CE vượt ngưỡng cho phép theo quy định của EU. Đại diện Acecook Việt Nam cho biết đang cùng các đại lý phân phối tại Pháp thu hồi sản phẩm Các lô này đều được xuất sang Pháp trước tháng 7/2021. Acecook Việt Nam cũng khẳng định, đây là động thái thu hồi do họ tự chủ động đưa ra đề xuất với Pháp sau sự việc ở Ireland hồi tháng 8 "Ngoài việc chủ động thu hồi sản phẩm tại thị trường Pháp, các đại lý cũng thông tin rộng rãi đến người tiêu dùng và các cơ quan chức năng về các lô sản phẩm trên", đại diện Acecook chia sẻ.

Tuy vậy, sự kiện mì Hảo Hảo bị thu hồi ở Ireland vì có chứa chất Ethylene Oxide khiến người tiêu dùng trong nước lo ngại, nhất là trong bối cảnh hiện nay, mì gói là sản phẩm chính được lựa chọn để cứu trợ cho những người dân trong vùng dịch Sự việc này đã tạo nên hiệu ứng “domino” hoang mang trong tâm lý người tiêu dùng với các ý kiến trái chiều, kích động, đòi tẩy chay thương hiệu,cần các nhà sản xuất mì sớm đưa ra thông tin đính chính chính thức Không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà sự việc này còn tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị phân phối mặt hàng, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ hay các siêu thị mini đang kinh doanh mặt hàng này.

2.4.Thị trường cạnh tranh gay gắt

DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP

Dự báo về thị trường mì ăn liền tại Việt Nam

Theo Báo cáo thị trường của IndustryARC, quy mô thị trường mì ăn liền ước tính đạt 1,819 triệu USD vào năm 2026, và tăng trưởng với tốc độ trung bình là 4,9% trong giai đoạn dự báo 2021-2026.

Biểu đồ thống kê số liệu & dự báo doanh thu của thị trường mì ăn liền tại

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này được cho là do quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển và thu nhập khả dụng của cá nhân ngày càng tăng nên thói quen ăn uống của khách hàng và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cũng ngày càng thay đổi Theo đó, có thể thấy, xu hướng khẩu vị và nhu cầu về thực phẩm tiện lợi là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường mì ăn liền tại Việt Nam trong giai đoạn dự báo 2021-2026 Cụ thể, dựa vào loại hình, thị trường mì ăn liền được phân thành mì chiên và mì không chiên Trong đó, đáng chú ý là phân khúc mì không chiên được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng 5,86% - tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn dự báo 2021-2026 Điều này là do chất tạo vị có mặt cùng với mì ăn liền có chứa bột ngọt, đường, muối và các loại gia vị khác Mì ăn liền không chiên được người dân ở mọi lứa tuổi ưa chuộng nhờ quá trình chế biến dễ dàng Dựa vào kênh phân phối, thị trường mì ăn liền được phân thành các siêu thị hoặc đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng đặc sản, cửa hàng trực tuyến và các cửa hàng khác Theo đó, do đại dịch Covid-19 bùng phát, song các vấn đề sức khỏe ngày càng được chú trọng đã hạn chế việc người tiêu dùng đến cửa hàng tạp hóa và các cửa hàng khác, nên phân khúc cửa hàng trực tuyến được dự báo sẽ phát triển nhanh nhất Đặc biệt, các cửa hàng trực tuyến có mức độ vệ sinh cao và nghiêm ngặt được dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng phân khúc trong giai đoạn dự báo 2021-2026.

Ngoài ra, theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam về tiềm năng xuất khẩu, ngành sản xuất mì ăn liền đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp về phòng dịch Covid-19 toàn cầu Cá biệt, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp, Việt Nam dự kiến xuất khẩu mì tăng 300% Hiện nay, phở ăn liền và mì ăn liền của Việt Nam đã và đang xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.

Như vậy, nỗi lo sợ về đại dịch thực phẩm toàn cầu đã nổi lên như một yếu tố chính trong việc ngăn chặn nhu cầu tổng thể đối với thực phẩm chế biến và đóng gói trên khắp cả nước Mì ăn liền đang nhận được phản ứng đáng kể trong số người tiêu dùng do giá cả phải chăng và các hương vị khác nhau có sẵn trên một số siêu thị Dân số tầng lớp trung lưu ngày càng tăng là một trong những sự tăng trưởng chính khi giá cả và sự sẵn có của các gói tiêu dùng giảm xuống dưới mức giá cả phải chăng Có khoảng 3,2 tỷ người thuộc tầng lớp trung lưu và dự kiến sẽ tăng vào năm 2025 Do đó, thị trường mì ăn liền dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

Giải pháp

2.1.Giải pháp từ phía doanh nghiệp Đứng trước những thách thức và cơ hội trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp mì ăn liền cần có những chiến lược, kế hoạch dài hạn, chi tiết, cụ thể để có thể nắm bắt kịp thời nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, từ đó giữ vững vị trí, thị phần trên thị trường, đồng thời mở rộng quy mô phát triển sản xuất, kinh doanh Cụ thể:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo thị trường Để có thể nghiên cứu thị trường một cách rõ ràng, cụ thể, doanh nghiệp cần phải xác định được các vấn đề sau: Một là, làm rõ nhu cầu của khách hàng về loại sản phẩm, chất lượng, số lượng, giá cả Hai là, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xem xét thế mạnh của mình trên thị trường, từ đó, đề ra các chiến lược để nâng cao vị thế của mình Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường, sau đó phân tích và xử lý thông tin thu thập được để đưa ra các chiến lược cụ thể.

Thứ hai, để có thể cạnh tranh với những công ty nước ngoài, các doanh nghiệp phải luôn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình sang các khu vực và thị trường khác bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động, thương hiệu Khi đó, các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phủ sóng cao hơn, cơ hội tiếp cận với người tiêu dùng cao hơn; đồng thời, nắm bắt cơ hội để tiếp cận với nhiều thị trường hơn và có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.

Thứ ba, khi đối mặt với rào cản bảo hộ thương mại các doanh nghiệp cần không ngừng đầu tư và phát triển chất lượng sản phẩm Về việc bảo đảm an toàn thực phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu, để phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải nghiên cứu liều lượng, thời gian sử dụng kháng sinh hợp lý Đồng thời, các doanh nghiệp cần có kiến thức về bảo hộ thương mại và nắm rõ quy định pháp luật về thuế và xuất nhập khẩu Các kiến thức về bảo hộ thương mại sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược và phát triển thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng; đồng thời, việc nắm rõ các quy định pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro và đảm bảo được chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải quan sát và phân tích thị trường nhằm đưa ra những nhận định nhạy bén về tình hình xuất - nhập khẩu của thị trường muốn hướng đến và những rủi ro xuất khẩu do bảo hộ thương mại mang lại.

Thứ tư, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn khi phải đối mặt với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguồn lao động Bởi vậy, các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền cần phải áp dụng các giải pháp linh hoạt để đảm bảo hoạt động và đưa sản phẩm an toàn ra thị trường.Đầu tiên, các doanh nghiệp cần duy trì sản xuất liên tục bằng cách áp dụng mô hình sản xuất “3 tại chỗ” cũng như thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định để duy trì sản xuất và cung cấp các sản phẩm tiêu dùng cho người dân Do đó, các doanh nghiệp cần thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại tất cả chi nhánh và cơ sở trực thuộc do Bộ Y tế quy định Đồng thời, thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và giám sát chặt chẽ việc triển khai quy tắc 5K đối với nhân viên, khách hàng và các nhà cung cấp khi ra vào doanh nghiệp và nhà máy Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần trang bị hệ thống đo thân nhiệt tự động đặt ở lối vào để đảm bảo an toàn, thay thế cho phương pháp đo thân nhiệt thủ công Không những thế, các doanh nghiệp cần tổ chức xét nghiệm định kỳ để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh; đồng thời,thực hiện các công tác tuyên truyền cho người lao động nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm phòng chống dịch tại nơi sản xuất Mặt khác, trong thời gian đại dịch các doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp để duy trì sản xuất trong những tình huống "đứt gãy" nguồn nguyên liệu hay thời điểm gặp một số khó khăn trong vấn đề cung ứng hàng hóa ra thị trường Ngoài ra, do tâm lý người lao động còn nhiều lo lắng, sợ sệt vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên các doanh nghiệp cũng cần đưa ra một số giải pháp nhằm khích lệ người lao động, chăm lo cho sức khỏe cũng như tinh thần của họ…

Thứ năm, thị trường mì ăn liền của Việt Nam gần đây phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi một số lượng lớn các lô sản phẩm mì ăn liền có chứa chất Ethylene Oxide, trong đó có mỳ Hảo Hảo vị tôm chua cay và miến Good vị sườn heo do Acecook Việt Nam sản xuất Theo các chuyên gia, ở Việt Nam hiện nay, Ethylene oxide không nằm trong danh mục những chất bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc được phép sử dụng, bởi thực tế các danh mục quy định cũng chưa thể liệt kê hết Nhiều nước trên thế giới cũng chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng chất này và hàm lượng được phép sử dụng trong thực phẩm ở mỗi nước cũng rất khác nhau Do đó, khi xuất khẩu hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về tiêu chuẩn, quy định của các nước để đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép.

2.2.Giải pháp từ phía nhà nước

Trước những khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, chính phủ đã đề xuất các giải pháp và chính sách để tạo cơ hội cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đầu tiên, trong bối cảnh của đại dịch Covid-19, việc đưa ra mô hình “3 tại chỗ” đã giúp các doanh nghiệp có thể chủ động triển khai các giải pháp để duy trì sản xuất liên tục Tuy mô hình “3 tại chỗ" được xem là giải pháp tình thế giúp cho các doanh nghiệp duy trì sản xuất an toàn và đáp ứng yêu cầu về tiến độ các đơn hàng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để triển khai mô hình Do một số doanh nghiệp không có không gian để bố trí chỗ ngủ và nghỉ cho người lao động Bởi vậy mà Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã đưa ra một phương án thay thế “1 cung đường, 2 điểm đến" (1 cung đường vận chuyển công nhân từ nơi ở cố định đến nơi sản xuất, làm việc; 2 điểm đến là nơi ở của công nhân và nhà máy sản xuất của doanh nghiệp) Giải pháp này đã gỡ khó cho doanh nghiệp khi không thể triển khai mô hình “3 tại chỗ" Bên cạnh đó, chính phủ cũng khuyến khích, hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo nguyên tắc sản xuất phải an toàn, an toàn thì mới sản xuất Đồng thời, để giảm thiểu nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19, chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vận tải, lưu thông hàng hóa trên toàn quốc, bảo đảm thống nhất, thông suốt trong thực hiện và an toàn phòng, chống dịch Covid-19; xử lý kịp thời vướng mắc phát sinh, yêu cầu các cơ quan, địa phương bãi bỏ, dừng thực hiện các quy định không phù hợp, làm cản trở giao thông, lưu thông hàng hóa; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo xử lý và công bố công khai. Ngoài ra, nhiều công ty cũng gặp khó khăn khi công suất giảm nhưng chi phí vận hành nhà máy không giảm, thậm chí tăng cao Cụ thể, việc thu mua nguyên liệu giảm mạnh, chi phí cao, trong khi đó công suất sản xuất giảm, không đáp ứng được các hợp đồng đã ký khiến nhiều đối tác yêu cầu hủy hợp đồng Cùng với đó, các công ty cũng phát sinh thêm nhiều chi phí như: xét nghiệm sàng lọc, mua trang thiết bị, dụng cụ phòng, chống dịch, chi phí ăn, nghỉ của công nhân, chi phí hỗ trợ nhân viên, công nhân ở nhà máy và chi phí hỗ trợ lao động nghỉ việc So với điều kiện sản xuất bình thường, việc thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến” khiến mỗi ngày, công ty phát sinh thêm khoảng 500 triệu đồng Vì vậy, vào thời điểm này chính sách hỗ trợ giảm lãi suất vay ngân hàng và giảm giá điện cũng cần được nhà nước xem xét để áp dụng cho cả doanh nghiệp.

Tiếp đến, với sự hiện diện của một số lượng lớn của các doanh nghiệp nước ngoài, thị trường mì ăn liền nội địa tại Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt Bởi vậy, trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các chương trình, đề án đang được thực hiện hiệu quả trong khuôn khổ triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để hỗ trợ hàng Việt, doanh nghiệp Việt như: Các chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Chương trình xúc tiến thương mại trong nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài; Các hoạt động khuyến công, phát triển thương mại điện tử nhằm tăng cường cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Đối mặt với những rào cản về bảo hộ thương mại, chính phủ, cần tăng cường hợp tác, ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đề xuất cảnh báo kịp thời Hiện nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết một số hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần ký kết và thỏa thuận với các nước đối tác về nền kinh tế thị trường của Việt Nam để hạn chế những chính sách chống bán phá giá như hiện nay mà Mỹ và các quốc gia tiềm năng đang áp dụng lên Việt Nam.

Vừa qua, khi mì ăn liền của Việt Nam gặp phải một số vấn đề về an toàn thưc phẩm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế căn cứ quy định tại Điều

62 Luật An toàn thực phẩm, khẩn trương rà soát, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn chất Etylen oxit bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương rà soát, cập nhật và thông tin rộng rãi về yêu cầu, mức giới hạn các chất hạn chế sử dụng, chất cấm trong sản phẩm thực phẩm phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu Cùng với đó, từ vụ việc này, công tác tuyên truyền trong thời gian tới cũng cần chú ý một số nội dung sau:

Một là, thông tin, tuyên truyền chính xác, khách quan vấn đề nêu trên đến các tầng lớp nhân dân để người dân có nhận thức, lựa chọn đúng đắn và không hoang mang khi sử dụng các mặt hàng thực phẩm khô, trong đó có sản phẩm mì ăn liền Thông tin cần nhấn mạnh, hiện nay các cơ quan chức năng đang khẩn trương làm rõ vấn đề trên.

Hai là, đẩy mạnh việc tuyên truyền các giải pháp của cơ quan chức năng trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm tiêu dùng, trong đó có thực phẩm khô, nhằm đảm bảo quyền lợi, sức khỏe của người dân và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Ba là, thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sản xuất thực phẩm an toàn, đáp ứng đúng yêu cầu đặt ra đối với sức khỏe người tiêu dùng, đề cao văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu, rộng.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w