Báo cáo bài tập nội dung và ý nghĩa thế giới quan, phương pháp luận của 6 cặp phạm trù

32 1 0
Báo cáo bài tập nội dung và ý nghĩa thế giới quan, phương pháp luận của 6 cặp phạm trù

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có những đặc điểm riêng như lịch sử hình thành, phát triển riêng, diện tích, có 63 tỉnh thành, có các dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, H’Mông… Những đặc điểm này không có ở những đất nước, q

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-*** -BÁO CÁO BÀI TẬP

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA 6 CẶP PHẠM TRÙ

Giảng viên phụ trách: Trần Thị HạnhTên học phần: Triết học Mác – LêninMã học phần: FC.001.03

Trang 2

MỤC LỤC

1 Định nghĩa của phạm trù triết học 1

2 Định nghĩa của phạm trù triết học 1

3 Tính chất cơ bản của phạm trù triết học 1

4 Sáu cặp phạm trù 1

4.1 Phạm trù cái riêng - cái chung 1

* Định nghĩa 1

* Mối quan hệ giữa cái chung - cái riêng 2

* Ý nghĩa phương pháp luận 5

* Vận dụng cặp phạm trù vào thực tiễn 5

4.2 Phạm trù nguyên nhân - kết quả 6

* Định nghĩa 6

* Phân biệt nguyên nhân - nguyên cớ - điều kiện 7

* Mối quan hệ giữa nguyên nhân - kết quả 7

* Ý nghĩa phương pháp luận 10

* Vận dụng cặp phạm trù vào thực tiễn 11

4.3 Phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên 12

* Định nghĩa phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên 12

* Mối quan hệ giữa tất nhiên – ngẫu nhiên 13

* Ý nghĩa phương pháp luận 14

* Vận dụng cặp phạm trù vào thực tiễn 15

4.4 Phạm trù nội dung - hình thức 15

Trang 3

* Định nghĩa 15

* Mối quan hệ giữa nội dung - hình thức 16

* Ý nghĩa phương pháp luận 18

* Vận dụng cặp phạm trù vào thực tiễn 18

4.5 Phạm trù bản chất - hiện tượng 19

* Định nghĩa 19

* Mối quan hệ giữa bản chất - hiện tượng 20

* Ý nghĩa của phương pháp luận 21

* Vận dụng cặp phạm trù vào thực tiễn 22

4.6 Phạm trù khả năng - hiện thực 22

* Định nghĩa 22

* Mối quan hệ giữa khả năng – hiện thực 23

* Ý nghĩa của phương pháp luận 24

* Vận dụng cặp phạm trù vào thực tiễn 24

5 Mini game 25

Trang 4

1 Định nghĩa của phạm trù triết học

Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.

2 Định nghĩa của phạm trù triết học

Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.

3 Tính chất cơ bản của phạm trù triết học

- Tính biện chứng: được thể hiện ở nội dung mà phạm trù phản ánh luôn phát

triển vận động nên phạm trù cũng vận động, thay đổi liên tục, không đứng im Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau.

- Tính khách quan: tính chất phản ánh những mối liên hệ phổ biến, cơ bản nhất của thế giới Những mối liên hệ này tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con

(1) Ở Việt Nam có nhiều dân tộc như dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Êđê… thì một dân tộc là một cái riêng.

(2) Trong chiều dài lịch sử Việt Nam, có nhiều sự kiện thì một sự kiện lịch sử là một cái riêng như cuộc kháng chiến quân xâm lược Mông-Nguyên, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc cách mạng tháng Tám, cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

1

Trang 5

- Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, yếu

tố giống nhau và được lặp lại trong các cái riêng khác nhau.

Ví dụ:

(1) Một quốc gia có chủ quyền, có lãnh thổ, có các dân tộc, Nhà nước, pháp luật… thì những điều này ở những quốc gia khác cũng có những điều tương tự.

(2) Hoa hồng có những bộ phận như lá, thân, rễ, cành, nhụy, nhị…hay cần có quá trình quang hợp để trao đổi năng lượng Thì những bộ phận và quá trình quang hợp đó được lặp lại ở những loài hoa khác như hoa hướng dương, hoa sữa,

- Cái đơn nhất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những đặc

điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.

Ví dụ :

(1) Cuộc cách mạng Tháng Tám 1945 là một đơn nhất Có những điểm riêng về mặt thời gian, địa điểm xảy ra, diễn biến, giai đoạn, mục tiêu…mà ở những cuộc chiến khác trong lịch sử Việt Nam không có.

(2) Đất nước Việt Nam là một đơn nhất Có những đặc điểm riêng như lịch sử hình thành, phát triển riêng, diện tích, có 63 tỉnh thành, có các dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, H’Mông… Những đặc điểm này không có ở những đất nước, quốc gia khác.

(3) Ở mỗi con người có những thuộc tính không lặp lại ở bất kì sự vật, hiện tượng khác như: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực,

* Mối quan hệ giữa cái chung - cái riêng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan và có mối quan hệ hữu cơ với nhau Mối quan hệ đó được thể hiện qua 4 khía cạnh sau đây:

- Cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại của mình Tức là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng

2

Trang 6

Ví dụ:

(1) Các quốc gia trên thế giới có những đặc điểm là cùng chung sống trên một hành tinh, cùng chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội, có nhu cầu hợp tác, cùng tồn tại hòa bình, phát triển,… Những đặc điểm trên thông qua các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,… là những cái riêng, sẽ biểu hiện những cái chung đó.

(2) Khảo sát nền kinh tế, ta có thể khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp, từ đó có thể rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế.

- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, tách rời không có liên hệ với cái chung

Ví dụ:

(1) Trong Liên Hợp Quốc, mỗi quốc gia thành viên là một cái riêng (lợi ích, nhu cầu khi tham gia vào tổ chức này khác nhau) Nhưng các quốc gia tham gia vào tổ chức Liên Hợp Quốc phải tôn trọng nguyên tắc hoạt động chung của tổ chức này (bình đẳng về chủ quyền quốc gia; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị; không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình) Với những mục tiêu chung về hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,

(2) Giáo dục là một lĩnh vực chung là phát triển toàn diện nhân cách người học (tri thức, kỹ năng, thái độ, giá trị…) Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại có nhu cầu học tập và phát triển khác nhau, vì vậy giáo dục cũng phải tôn trọng cá nhân và đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân.

- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung Cái chung là cái bộ phận (bởi vì nó chỉ là những thuộc tính của cái riêng) nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái

3

Trang 7

riêng (vì cái chung là những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại)

Ví dụ :

(1) Mỗi sinh viên Học viện Ngoại giao là một cái riêng, có sự đa dạng, phong phú các sắc thái khác nhau như thời trang, cá tính, tính cách, năng lực, Nhưng cái chung của các bạn sinh viên này là còn trẻ, năng động, có tri thức, thái độ chính trị rõ ràng và đặc biệt sinh viên Ngoại giao rất giỏi ngoại ngữ và có những hoạt động như lễ tân ngoại giao mà các sinh viên trường khác không có

(2) Chính phủ, Đảng và Nhà nước ra chính sách, đường lối, pháp luật để cải cách giáo dục trên cả nước Thì đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước là cái chung Nhưng về đến địa phương, những đường lối, chính sách ấy phải gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở địa phương đó.

(3) Trong lịch sử chống Mỹ cứu nước của Việt Nam ta, đã trải qua biết bao chiến dịch hiển hách Từng chiến dịch là cái riêng Nhưng cái chung của các chiến dịch đó chúng để lại dấu ấn sâu nặng đến muôn đời và góp phần đến chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Cái đơn nhất và cái chung có mối liên hệ lẫn nhau trong một thể thốngnhất Trong quá trình phát triển, vận động của sự vật có thể chuyển hoá lẫn nhau:

khi cái đơn nhất chuyển hoá thành cái chung thì nó thể hiện cái mới ra đời và phát triển, khi cái chung chuyển hoá thành cái đơn nhất thì nó thể hiện cái cũ, cái lỗi thời cần phải vứt bỏ

Ví dụ:

(1) Dịch COVID-19 khi vừa xuất hiện ở Vũ Hán Trung Quốc thì nó là cái đơn nhất Nhưng 1 năm sau, loại virus này lây truyền trên toàn cầu thì từ đơn nhất chuyển sang cái chung Và ngược lại sau khi các quốc gia điều chế ra vacxin phòng ngừa lại virus này kết hợp với ở mỗi quốc gia sẽ có biện pháp phòng chống dịch riêng Từ đó cái chung sẽ trở thành cái đơn nhất.

4

Trang 8

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Cái chung tồn tại trong cái riêng biểu thị thông qua cái riêng nên chỉ có thể tìm cái chung trong những sự vật, hiện tượng riêng lẻ không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người (Nhận thức)

Ví dụ:

(1) Trong lĩnh vực chính trị, Việt Nam là một quốc gia có chế độ chính trị là XHCN (cái riêng), thì để hiểu rõ bản chất của XHCN, các nhà nghiên cứu cần phải phân tích, đánh giá từng chính sách, từng hành động cụ thể mà nước ta sử dụng Từ những chính sách, hành động cụ thể, các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra những đặc điểm chung, những quy luật chung của chế độ XHCN ở nước ta > cái chung được tìm thấy không xuất phát từ ý nghĩ chủ quan của con người mà thông qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá từng chính sách, từng hành động của nước ta về các vấn đề trong và ngoài nước.

- Cái chung là cái sâu sắc, bản chất Phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lí chung, sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫn, mù quáng.

Ví dụ:

(1) Việt Nam chúng ta hiện nay, nếu giải quyết các vấn đề biển đảo quốc tế, thì nước ta phải dựa vào công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 (cái chung) để từ đó có căn cứ mà giải quyết vấn đề biển Đông trên tình hình cụ thể của nước ta (cái riêng).

- Trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể trở thành cái chung và ngược lại Nên trong hoạt động thực tiễn cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất tích cực trở thành cái chung và cái chung tiêu cực trở thành cái đơn nhất

* Vận dụng cặp phạm trù vào thực tiễn

Ví dụ: Trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta:

- Đặc trưng của nền kinh tế thị trường:

5

Trang 9

Kinh tế thị trường là sự phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa và mọi yếu tố của sản xuất đều được thị trường hóa cho nền kinh tế thị trường có những đặc trưng chủ yếu sau:

+ Một, tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao Họ tự bù đắp những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh của mình, tự do liên kết, tự do liên doanh theo luật định

+ Hai, hàng hóa thị trường rất phong phú phản ánh trình độ cao của năng suất lao động, trình độ phân công lao động xã hội, sự phát triển của sản xuất và thị trường.

+ Ba, giá cả được hình thành ngay trên thị trường, vừa chịu tác động của quan hệ cạnh tranh và quan hệ cung cầu hàng hóa và dịch vụ.

+ Bốn, cạnh tranh là một tất yếu của kinh tế thị trường, có nhiều hình thức phong phú vì mục tiêu lợi nhuận.

+ Năm, kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở.

→ Chính vì những đặc trưng này, để ứng dụng vào nền kinh tế thị trường, đưa nền kinh tế trở nên vững mạnh, phát triển thì phải hiểu sâu sắc các đặc trưng của nó (cái chung) và vận dụng mối quan hệ giữa cái chung - cái riêng cho hợp lý Cái chung của nền kinh tế thị trường và cái riêng của nền kinh tế nước nhà phải định hướng theo XHCN đối với nước Việt Nam ta.

4.2 Phạm trù nguyên nhân - kết quả

* Định nghĩa

- Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định.

- Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.

Ví dụ:

6

Trang 10

(1) Nguyên nhân Cách mạng Tháng 8 thành công là do có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân,

- Thông thường, ta hay hiểu có một hiện tượng A mà tác động của nó gây nên, làm biến đổi hay kéo theo sau nó hiện tượng khác (chẳng hạn hiện tượng B) thì A được gọi là nguyên nhân, còn B được gọi là kết quả Song trên thực tế, nguyên nhân thực sự của B không phải bản thân hiện tượng A mà chính là sự tác động của A lên các hiện tượng C, D, E… nào đó mới dẫn đến sự xuất hiện hiện tượng B.

Ví dụ:

(1) Bóng đèn phát sáng không phải dòng điện là nguyên nhân làm cho bóng đèn sáng mà chính là sự tương tác của dòng điện với dây dẫn (dây tóc của bóng đèn) mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng.

* Phân biệt nguyên nhân - nguyên cớ - điều kiện

- Nguyên cớ: là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả.

Ví dụ:

(1) Khi đi đường gặp tai nạn xe dẫn đến kết quả bản thân đi học muộn + Đứng lại hóng hớt: Nguyên cớ

+ Tai nạn chặn đường: Nguyên nhân

- Điều kiện: là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng bản thân điều kiện không sinh ra kết quả.

Ví dụ:

(1) Để có sự nảy mầm (kết quả) của một hạt cây nào đó, là do sự khác nhau giữa các yếu tố trong hạt cây đó (nguyên nhân), nhưng phải có những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… thích hợp mới xuất hiện kết quả được.)

* Mối quan hệ giữa nguyên nhân - kết quả- Nguyên nhân sinh ra kết quả:

7

Trang 11

+ Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động Quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là quan hệ sản sinh chứ không phải là quan hệ nối tiếp về thời gian.

Ví dụ:

(1) Ngày không phải là nguyên nhân của đêm, đêm không phải là nguyên nhân của ngày.

- Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ

vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng ngược trở lại đối với nguyên nhân.

+ Hướng tích cực: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân.+ Hướng tiêu cực: cản trở sự hoạt động của nguyên nhân.- Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả

Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.

Ví dụ:

(1) Nguyên nhân: cô Trần Thị Hạnh được mời tới dạy ở Học viện Ngoại giao

-> Kết quả: Cô giảng dạy bộ môn Triết học tại Học viện

-> Kết quả: Cô nhận thấy sinh viên của Học viện Ngoại giao đều là những

sinh viên tài giỏi, chăm chỉ, nhiệt tình,…

8

Trang 12

-> Kết quả: sáng T3 – 07/11 Cô đã phê bình lớp vì phong cách làm việc chậm

chạp khác xa với những gì cô nhận định về sinh viên Học viện Ngoại giao Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu:

_ Nguyên nhân chủ yếu: là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì kết quả sẽ không xảy ra

_ Nguyên nhân thứ yếu: là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng.

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:

_ Nguyên nhân bên trong: là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay

những yếu tố của cùng 1 kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định.

_ Nguyên nhân bên ngoài: là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác và gây ra những biến đổi thích hợp trong kết cấu vật chất ấy.

Ví dụ:

(1) Kết quả của một bạn Sinh viên Ngoại giao đỗ ngành Quan hệ quốc tế của trường là do:

+ Nguyên nhân chủ yếu: bạn học sinh đó nắm vững được các kiến thức cơ

bản và các kiến thức vận dụng của các môn học.

+ Nguyên nhân thứ yếu: có sự may mắn trong quá trình làm bài, do câu hỏi

nằm trong phạm vi hiểu biết của bạn đó.

+ Nguyên nhân bên trong: ý thức học tập, sự nỗ lực cố gắng của bản thân

bạn học sinh để đạt được kết quả mong muốn.

+ Nguyên nhân bên ngoài: sự động viên, quan tâm của gia đình và giáo viên.

9

Trang 13

Chính việc xác định được các nguyên nhân để đạt được kết quả cao như vậy sẽ giúp cho bạn học sinh đó biết mình đã làm tốt gì và chưa làm tốt gì , từ đó tiếp tục cố gắng để phát huy và đạt được thêm nhiều thành tích tốt.

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

_ Nguyên nhân khách quan: là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý thức con người, của các giai cấp, các chính đảng…

_ Nguyên nhân chủ quan: là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính đảng… nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển… các quá trình xã hội.

Ví dụ:

(1) Vấn nạn thất nghiệp tại Việt Nam trong những năm dịch bệnh:

+ Nguyên nhân chủ quan: do ảnh hưởng của dịch Covid 19.+ Nguyên nhân khách quan: thụ động vào các công ty nước ngoài.* Ý nghĩa phương pháp luận

- Nguyên nhân luôn có trước kết quả: Muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm những sự kiện xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện Và muốn loại bỏ một kết quả nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.

- Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra: Cần phân loại các nguyên nhân để có những giải pháp xử lí đúng đắn Kết hợp tạo ra nhiều nguyên nhân tích cực để thúc đẩy thành kết quả tích cực Triệt tiêu các nguyên nhân tiêu cực để hạn chế kết quả không mong muốn.

Việc phân loại nguyên nhân là để phân tích một cách khách quan sức tác động của từng nguyên nhân trong việc tạo ra kết quả, hiểu được nguyên nhân nào tham gia nhiều hơn và sâu hơn trong việc tạo ra kết quả cuối cùng, đồng thời, hiểu được nguyên nhân nào ít tham gia hơn, từ đó đưa ra được những nhận định đúng đắn về hiện tượng, về sự vật và bản chất của nó Từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều

10

Trang 14

kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

- Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả: Phải tìm ra kết quả nào là kết quả chính, kết quả phụ, cơ bản và không cơ bản.

Ví dụ: Vấn đề về nạn BLHĐ nước ta hiện nay* Vận dụng cặp phạm trù vào thực tiễn

Nhìn từ góc độ triết học, phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả giúp chúng ta nhận ra sự tương quan phức tạp giữa các yếu tố và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng -> giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về thế giới xung quanh -> có thể xây dựng được các kiến thức và lý thuyết chính xác hơn Phương pháp luận này cũng là cơ sở để phát triển nhận thức khoa học và ứng dụng trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động nhân loại Chúng ta có thể áp dụng phương pháp luận này vào nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm đưa ra các giải pháp và quyết định hợp lý để giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ:

(1) Biến đổi khí hậu: - Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan: do sự biến đổi của tự nhiên, ví dụ: sự thay đổi quỹ đạo của trái đất, sự thay đổi vị trí các châu lục, hoạt động núi lửa,

+ Nguyên nhân chủ quan: do sự tác động của con người, ví dụ: khai thác tài nguyên quá mức, tăng lượng khí thải CO2,

- Kết quả: Gây biến đổi khí hậu và những tác động không mong muốn như: mất đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái, tạo ra dịch bệnh, gây ra các thiên tai,

=> Từ nguyên nhân trên, con người đề ra được các giải giải pháp để hạn chế sự biến đổi khí hậu: tiết kiệm năng lượng, đi bộ hoặc sử dụng phương tiện công cộng, ngăn nạn chặt phá rừng, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch,

11

Trang 15

(2) Tai nạn giao thông - Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan: do thời tiết, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, + Nguyên nhân chủ quan: do người điều khiển phương tiện vi phạm luật an toàn giao thông.

- Kết quả: Gây ra tai nạn giao thông và những hậu quả không mong muốn => Từ các nguyên nhân trên, con người đề ra và thực hiện các giải pháp để hạn chế các tai nạn giao thông.

(3) Sóng thần

Nguyên nhân: Tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân như động đất, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn.

=> Có thể căn cứ vào nguyên nhân để đưa ra dự đoán về sóng thần sẽ hạn chế được việc gây ra hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng.

4.3 Phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên

* Định nghĩa phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên

- Tất nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thế khác.

Ví dụ:

(1) Học viện Ngoại Giao là trường thuộc bộ Ngoại Giao nhưng vẫn dưới sự quản lý của Sở GD&ĐT.

- Ngẫu nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện cái khác.

Ví dụ:

12

Trang 16

(1) Chẳng hạn như hôm nay đi học nhưng ngẫu nhiên trời hôm nay lạnh khiến em dậy muộn hơn bình thường.

* Mối quan hệ giữa tất nhiên – ngẫu nhiên

- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật Trong quá

trình phát triển của sự vật, nếu cái tất nhiên có vai trò chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển đó, có thể làm cho sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm, tốt hay xấu.

Ví dụ:

(1) Em cố gắng học hành với mong muốn được vào trường Ngoại Giao nhưng ngẫu nhiên may mắn điểm chuẩn năm 2023 giảm nên em đỗ (ngẫu nhiên tích cực) -> đóng góp thành công ước mơ của em.

(2) Vì những cuộc vui cuối năm với bạn bè, chuyến du lịch hè với gia đình (ngẫu nhiên tiêu cực) -> ảnh hưởng tới việc học của em để thi vào Ngoại Giao

- Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ Sự thống nhất được thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể

hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, bổ sung cho cái tất nhiên.

Ví dụ:

(1) Dịch Covid tràn lan về Việt Nam -> điều ngẫu nhiên nhưng cơn dịch vẫn còn tiếp tục và diễn ra dù có vaccin -> tồn tại tất nhiên.

Có thể do môi trường sinh thái và tác động, ý thức con người, -> là cái tất nhiên bộc lộ thông qua nhiều trường hợp ngẫu nhiên.

13

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan