Một trong những sáng tác thuộc đỉnh cao của Kim Lân là truyện ngắn “Vợ nhặt", tác phẩm vừa là bức tranh hiện thực về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu, vừa là bài ca ca ngợi sức sống và niề
Trang 1VỢ NHẶT
A MỞ BÀI
Đến với mảnh đất văn chương, nếu Nguyễn Công Hoan coi “đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh”; Thạch Lam ví “đời là miếng vải có nhiều lỗ thủng, nhiều vết ố nhưng vẫn nguyên vẹn”; và Nam Cao thì coi “cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận”, thì Kim Lân lại không nhìn đời bằng con mắt “đau thương” như thế! Kim Lân là cây bút xuất sắc chuyên viết truyện ngắn về đề tài nông thôn Những sáng tác của ông phản ánh một cách chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ cũng như tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng Một trong những sáng tác thuộc đỉnh cao của Kim Lân là truyện ngắn “Vợ nhặt”, tác phẩm vừa là bức tranh hiện thực về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu vừa là bài ca ca ngợi sức sống và niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lai, vào Cách mạng, vào tình người Và (yêu cầu của đề)
B THÂN BÀI
- Nhắc đến Kim Lân, ta yêu sao một nhà văn được xem như “con đẻ của đồng ruộng” Kim Lân được đánh giá là một trong những gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại Kim Lân sáng tác cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng, sở trường của ông làviết truyện ngắn Ông là nhà văn chuyên viết về nông thôn và đồng bằng Bắc Bộ Những trang viết về làng quê của ông đâu đau cũng là đất, là hương vị, là nếp sống làng quê Việt
Nam phả vào dung dị và chân chất Nhà văn Nguyên Hồng từng nhận xét: “Kim Lân là
nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy” Ông là mẫu nhà
văn “Quý hồ tinh, bất quý hổ đa”, “viết kỹ lưỡng, viết từ gan ruột không chấp nhận sự
nhạt nhẽo, giả tạo” (Đỗ Kim Hồi) Những sáng tác của ông phản ánh một cách chân thật,
xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ cũng như tâm
lí của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng Một trong những sáng tác thuộc đỉnh cao của Kim Lân là truyện ngắn “Vợ nhặt", tác phẩm vừa là bức tranh hiện thực về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu, vừa là bài ca ca ngợi sức sống
và niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lai, vào Cách mạng, vào tình người,
- Truyện ngắn “Vợ nhặt" ra đời là dựa vào cốt truyện cũ với nhan đề “Xóm ngụ cư” mà Kim Lần viết còn dang dở trước Cách mạng, nhưng bị mất bản thảo Sau khi hòa bình lậplại, nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ để hoàn thành Truyện in trong tập “Con chó xấu xí"(1962)
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” được xây dựng trên bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu - cái năm mà người ta vẫn nhắc đến như một tai nạn thảm khốc, khiến hơn “hai triệu đồng bào ta bị chết đói từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ" Đến với “mảnh đất hiện thực” đã được cày xới kỹ càng dưới những trang văn của Nam Cao, Ngô Tất Tố, thì cái tên Kim Lân - nhà văn được xem là con đẻ của đồng ruộng, vẫn có một mùa bội thu với “Vợ nhặt" “Vợ nhặt” lúc bấy giờ như một tia chớp lóe lên giữa màn đêm tối của đói nghèo, khổ đau KimLân đã không chỉ tái hiện bức tranh hiện thực đời sống khách quan mà qua lăng kính chủ quan của mình, bức tranh ấy có những nét khám phá, cái nhìn mới lạ đầy hấp dẫn Viết về
Trang 2cái đói nhà văn muốn gửi đến một thông điệp khác ý nghĩa hơn, nhân văn hơn chứ không chú trọng việc phản ánh hiện thực: Khi đói người ta thường không nghĩ ngay đến cái chết
mà chỉ nghĩ đến con đường sống Dù trong tình huống bị thâm đến đâu, dù kề bên là cái chết vẫnn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và hy vọng ởtương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người
II PHÂN TÍCH
1 TÌNH HUỐNG TRUYỆN
Ở xứ sở văn học, nếu thơ ca níu giữ tâm hồn người đọc bởi từng câu chữ nồng nàn và ấm áp hơi thở của người nghệ sĩ thì trong truyện ngắn, tình huống truyện là cây cầu dẫn ta đi vào thế giới của cái đẹp, là cầu nối cho những tâm hồn tri ân Như một bông hoa ngoài sắc thì cần hương, một bài hát hay không chỉ cần giai điệu mà còn cần lời ca ý nghĩa, một truyện ngắn chỉ thực sự
có sức sống khi xây dựng được một tình huống truyện độc đáo
- Khái niệm: Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc
lộ bản lĩnh, tính cách của mình
- Ý nghĩa: Trong tác phẩm tự sự, tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng Tình huống truyện như một “thứ nước rửa ảnh” để làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, vấn đề tư tưởng của tác phẩm, sáng tạo tình huống trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn, tình huống chính là điểm cực xoáy trên dòng sông “Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người” (Nguyễn Minh Châu)
Tình huống của Vợ nhặt
Nhà văn Kim Lân đã thể hiện tài năng khi trong “Vợ nhặt”, ông đã đặt bút viết lên một tình huống truyện đầy độc đáo mà qua đó, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa, tư tưởng tác phẩm
- Gọi tên: là một cuộc hôn nhân kỳ lạ
- Mô tả: Tràng - một anh nông dân nghèo, khổ, xấu xí, thô kệch, ngờ nghệch, có phần trẻ con lại là dân ngụ cư, bình thường khó lấy được vợ mà nay nhặt được vợ một cách dễ dàng, chỉ bằng vài câu nói đùa Tràng lấy vợ trong lúc cái đói diễn ra khủng khiếp nhất
- Phân tích: Chính tình huống bất ngờ và độc đáo ấy đã tạo nên một chuỗi sự ngạc nhiên vànhững xáo trộn trong tâm trạng mỗi người
Độc đáo bất ngờ: Tràng lấy thị một cách chóng vánh, tầm phơ tầm phào, tỏ tình bằng một câu nói đùa: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, quyết định lấy vợ bằng một cái tặc lưỡi Sính lễ là bốn bát bánh đúc, quà cưới là một cái thúng nhỏ, ở trong đựng vài đồ lặt vặt Sáng hôm sau cỗ cưới
là cháo cám mà bà cụ Tứ gọi sang là “chè khoán” Chuyện trăm năm hạnh phúc của một đời người lại như một trò đùa, không ăn hỏi, không cưới xin, không một mâm cơm cúng gia tiên Vì bất ngờ nên gây ra một chuỗi sự ngạc nhiên và những xáo trộn trong tâm trạng mỗi người
o Với dân xóm ngụ cư: Mấy đứa trẻ con vội vàng chạy ra xem Người lớn không hiểu tò mò bàn tán ái ngại: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời
về Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”
Trang 3Với bà cụ Tứ: bà ngạc nhiên, không tin vào mắt mình: “bà hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải” Bà không tin vào tai mình, không tin vào mắt mình Cuối cùng bà hiểu ra, bà thấy tủi cho con, tủi cho mình và thương xót cả người đàn bà xa lạ kia Vì người ta dựng vợ gả chồng cho con khi trong nhà ăn nên làm nổi, còn mình thì không lo nổi cho con dù chỉ là nghi thức tối thiểu Nhưng lớn hơn
cả vẫn là tình thương con của một người mẹ Bà chấp nhận và mừng cho
vợ chồng Tràng
o Với Tràng: người trong cuộc nhưng có lẽ Tràng là người ngạc nhiên nhất
Từ đùa thành thật, Tràng sợ rồi liều, thậm chí sáng hôm sau khi có vợ rồi
mà Tràng vẫn ngỡ như không phải Tràng không tin rằng mình đã có vợ
o Với thị: Ban đầu cong cớn, chỏng lỏn, trơ trẽn nhưng sau đó đó, thị e thẹn,xấu hổ, lo âu và sáng hôm sau là hạnh phúc, trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực, vun vén gia đình
Tình huống éo le: Tràng lấy vợ đúng lúc nạn đói diễn ra khủng khiếp nhất, khi mà
sự sống đang rơi vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”; khi mà cái đói có thể vùi dập con người ta bất cứ lúc nào Đám cưới nhỏ được đặt trong một đám tang khổng lồ của cả dân tộc Đám cưới bị bao vây tứ bề bởi tử khí:
o Màu chết chóc: màu xanh xám
o Mùi của sự chết chóc: mùi gây của xác chết, mùi ẩm thối của rác rưởi mùi khét lẹt của rấm cháy trong gia đình có người chết
o Âm thanh của sự chết chóc: tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết, âm thanh của tiếng khóc hờ của những gia đình có người chết
Ý nghĩa tình huống truyện
Đối với nhân vật: làm nổi hình, nổi sắc nhân vật Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống kịch tính, éo le để nhân vật có điều kiện bộc lộ hết hoàn cảnh, tình cảm, tâm lý một cách
rõ ràng
Đối với tác phẩm: tình huống truyện góp phần thể hiện giá trị tác phẩm
Là nhà văn từng trải với đời, ý thức sâu sắc trong nghề cầm bút, Kim Lân cũng đã dấn thân vào cuộc đời, chụp lại những khoảnh khắc hiện thực cuộc sống rồi đưa vào trang văn như một cuốn nhật ký “Vợ nhặt” là hiện thực cuộc sống nông thôn Việt Nam được nhìn qua lăng kính của KimLân không hề bị bôi đen, tô hồng, nó vẫn nguyên vẹn như vốn có, nhà văn như một người đang quay lại thước phim về tình cảnh buồn của đất nước
- Giá trị hiện thực:
Thấy được bức tranh nông thôn Việt Nam trong nạn đói, hiện lên rõ nét ở cả màu, mùi, âm thanh
Thấy được thân phận con người trong nạn đói: con người rẻ rúng như cọng rơm
Vợ có thể dễ dàng nhặt được, hôn nhân đại sự diễn ra như trò đùa Tất cả nghi thức cưới hỏi đều bị bỏ qua, nếu có cũng rất sơ sài và thảm hại Cô dâu - thị đội một cái nón rách, cắp một cái thúng con trong bộ quần áo rách tả tơi như tổ đỉa trên đường về nhà chồng Ngày đón dâu chỉ có hai bóng người lủi thủi trên con
Trang 4đường khẳng khiu với gió thổi từ cánh đồng thổi vào ngăn ngắt Cỗ cưới là cháo cám
Thấy được nhân cách con người trong nạn đói: cái đói xô đẩy, nhào nặn làm biến dạng cả hình hài và nhân cách con người, đặc biệt là người vợ nhặt Vì đói, thị đã vứt bỏ mọi phép tắc xã giao, lòng tự trọng để bấu víu vào một câu nói đùa của Tràng và theo không một người đàn ông xa lạ Vì đói, thị đã gạt phăng cả miếng trầu lễ nghĩa “miếng trầu là đầu câu chuyện” sang một bên để chọn bốn bát bánh đúc mong lấp đầy cái dạ dày trống rỗng của mình Chưa bao giờ “miếng ăn là miếng nhục” lại đúng nghĩa như vậy
- Giá trị nhân đạo
Chủ nghĩa nhân đạo trước hết bắt đầu từ sự thương yêu con người, mà hạt nhân của nó chính là trái tim giàu lòng yêu thương của nhà văn Balzac đã từng nói: “Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại”, Nam Cao thì nói: “Sống đã, rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống của quần chúng nhân dân”, Enxa Triole khẳng định: “Nhà văn là người cho máu” Quá trình sáng tạo là một quá trình gian khổ và lao lực, đòi hỏi mỗi nhà văn phải dốc toàn bộ mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu của mình, dốc hết bầu huyết quản để giao cảm với đời, mở rộng tâm hồn để đón nhận những vang vọng tha thiết của cuộc đời Hơn ai hết họ đã khóc với những nỗi đau của thời đại,
đã mỉm cười cùng nỗi hân hoan của thời đại, và hơn ai hết họ hiểu thấu những ước mơ tha thiết, những khát khao cháy bỏng của con người thời cuộc Mỗi nhà văn, trong quá trình sáng tác, trước hết phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sêkhốp) Bởi nếu không phải nhà nhân đạo, nếu không có tấm lòng yêu thương con người và sẵn sàng hy sinh cho con người, thì làm sao anh
ta có thể viết, làm sao anh ta có thể như loài phượng hoàng lửa trong truyền thuyết, trầm mình vào lừa đủ để làm nên sự hồi sinh của cuộc sống - chính là những tác phẩm thấm đẫm tình nhân đạo, thấm đẫm tình yêu thương con người, những tác phẩm như phập phồng hơi thở của thời đại,như đang chảy trong từng vần chữ những giọt máu nóng
Phải chăng vì thế mà khi đọc “Vợ nhặt", điều đầu tiên ta cảm nhận được là tình yêu thương tác giả dành cho con người chất chứa trong từng câu, từng chữ Ta như nghe được tiếng khóc nghẹn ngào mà qua đó ta thấy được niềm cảm thông, thương xót của nhà văn với cuộc sống bi thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói Nhà văn viết về cái đói và sự tàn phá của nó cả về nhân hình và nhân tính Ngòi bút của nhà văn không hề miệt thị mà ông nhìn người vợ nhặt bằng conmắt của tình thương, để thấy thị là sản phẩm của cái nghèo, cái đói, của con người
bị đẩy vào được cùng chứ không phải bản chất của thị
Có những vẻ đẹp cao quý, không thổ lộ mà khuất lấp, ẩn tàng thậm chí nhiều lúc còn nương náu dưới một cái vỏ xấu xí, thô ráp như hạt ngọc ẩn sâu trong lòng đại dương Người nghệ sĩ trước hết phải là những con người biết dấn thân, biết đạp lên những định kiến cố hữu của con người và xã hội để nhìn con người một cách người nhất bởi, "Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờtới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn
và thưởng thức" Kim Lân hoàn thành thiên chức ấy một cách trọn vẹn khi ngòi bút nhân đạo của nhà văn Kim Lân không đơn thuần chỉ vẽ ra khung cảnh ngày đói để tố cáo tội ác, mà nhà văn cũng không quên phát hiện nâng niu, trân trọng
Trang 5và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp ẩn sâu bên trong mỗi người nông dân lương thiện Truyện ngắn “Vợ nhặt” được xem là bài ca ca ngợi vẻ đẹp tình người, lòng nhân hậu và khát vọng hạnh phúc của các nhân vật Vẻ đẹp tình người được biểu hiện:
o Qua sự hào hiệp của Tràng: Tuy xấu xí, nghèo khổ, thô kệch nhưng ở Tràng là cả một tấm lòng đáng quý: nhân hậu, tốt bụng và rất thương người, “thương người như thể thương thân Khi gặp người đàn bà đói khát,anh sẵn sàng mời thị ăn rồi không ngại cưu mang người đàn bà tội nghiệp đang cần kề cái chết, dù bản thân anh cũng chẳng khá khẩm hơn là bao
Dù nhặt được vợ một cách dễ dàng, nhưng Tràng không hề khinh rẻ hay miệt thị vợ mà vẫn bảo vệ vợ trên con đường về nhà, quan tâm đến cảm xúc của vợ, đặc biệt có thái độ trân trọng khi giới thiệu vợ với mẹ: “Nhà tôi nói chào u” Từ đó ta thấy đám cưới của Tràng tuy thiếu tất cả, cả vật chất lẫn nghi lễ nhưng lại đầy đủ một thứ - tình người, tình thương của người chồng với vợ Đó là vẻ đẹp của lòng nhân hậu Bên cạnh đó, khát vọng hạnh phúc của Tràng cũng được bộc lộ qua quyết định lấy vợ trong những ngày đói kém
o Qua hành động chấp nhận con dâu của bà cụ Tứ đúng thời điểm cái đói diễn ra thê thảm nhất Bà lo lắng, vun vén, động viên hai con và khiến trong người vợ nhặt có cảm giác dù không tìm được sự lo đủ về vật chất, nhưng thị tìm được sự ấm áp, đầm ấm của một gia đình Như vậy Tràng nhặt được vợ, bà cụ Tứ nhặt được con dâu, và người đọc nhặt được tình người trong nạn đói
Niềm tin vững chắc vào bản chất tốt đẹp và tương lai tươi sáng: Kim Lân tin tưởng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người cũng vươn lên trên hoàn cảnh để sống tốt hơn Ông cũng luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của các nhân vật, của cả dân tộc qua chi tiết lá cờ đỏ sao vàng Ngoài ra, niềm tin ấy còn được thể hiện qua kết cấu tác phẩm Mở đầu truyện ngắn là một buổi chiều chập choạng tốivới không khí ảm đạm của ngày đói Kết thúc truyện bằng buổi sáng hôm sau chan chứa ánh sáng và hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới Cách mở đầu vàkết thúc chuyện như vậy thể hiện sự lạc quan, tin tưởng và dự cảm tốt đẹp cho conngười và cho cả dân tộc Nhà văn đã hé mở con đường đổi đời tươi sáng, tích cực cho người dân khốn cùng là: hình ảnh đoàn người Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật để chia cho người nghèo Nhà văn tin tưởng rằng: Những người dân nghèo khổ như Tràng sẽ đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng, đó là con đường duy nhất giúp họ đổi đời
2 BỨC TRANH XÓM NGỤ CƯ NGÀY ĐÓI
Thời gian
- 1945 (Ất Dậu): đó là năm diễn ra nạn đói khủng khiếp, nạn đói mà mãi sau này người ta vẫn kể lại để rùng mình Đó là quãng thời gian rất nhiều nghệ sĩ nói tới trong tác phẩm của mình, như Tô Hoài trong tiểu thuyết “Mười năm”, Nguyễn Đình Thi trong tiểu thuyết
Trang 6“Vỡ bờ”, Nguyên Hồng với “Địa ngục và lò lửa” Đó cũng là quãng thời gian được tái hiện trong bộ ảnh của Võ An Ninh “Những con người trơ xương” và “Những đống đầu lâu” Kim Lân viết “Vợ Nhặt” cũng để tái hiện lại khung cảnh ấy.
Không gian: Xóm ngụ cư trong nạn đói
- Chỉ bằng vài nét phác thảo nhà văn đã dựng lên bức tranh ngày đói thật hãi hùng: “Cái
đói đã tràn đến xóm này từ lúc nào” Động từ “tràn” cho thấy tốc độ nhanh, cường độ
mạnh như thác lũ càn quét tàn phá những nơi nào nó đi qua Sức mạnh ấy khiến người dân không thể chống cự lại được, mà chỉ còn cách chấp nhận Không gian ngày đói được
cụ thể hóa bằng những địa danh Nam Định, Thái Bình gợi những vùng quê xa xôi làm tăng hậu quả nặng nề của nạn đói Cái đói diễn ra trong một không gian rộng trải từ Bắc vào Trung được cụ thể quá hóa qua hình ảnh:
- Người sống: dật dờ, xanh xám như những bóng ma nằm ngổn ngang khắp lều chợ Hình ảnh ấn tượng, ám ảnh khi Kim Lân hai lần so sánh người với ma Với nhà văn, sự sống vàcái chết, trần gian và địa phủ có ranh giới rất mong manh, mong manh như sợi tóc, cõi
âm hòa vào cõi dương Trong khi trước đó không lâu, mỗi chiều Tràng đi làm về, cái xómngụ cư xôn xao lên được một lúc thì giờ đây, cái đói đã đè nặng lên vai mỗi người, khiến Tràng mỏi mệt, đăm chiêu, khiến lũ trẻ ủ rũ và không buồn ra đón Tràng nữa Cái đói diễn ra khủng khiếp ác liệt
- Người chết: như ngả rạ, nhiều người chết trong tư thế khốn khổ vì đói, vì rét “nằm còng
queo bên vệ đường”, không có người thân thích, không có ai chôn cất
- Gốc đa, gốc gạo ngoài bãi chợ xù xì, xóm chợ xơ xác, heo hút Hai bên dãy phố úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn ánh lửa
- Âm thanh: tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết, tiếng khóc hờ lúc to lúc nhỏ của những nhà cóngười chết
- Mùi: ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người, mùi đốt đống rấm của những gia đình
có người chết
- Viết về cái đói, Kim Lân không phải người đầu tiên.Ta từng thấy cái đói trong tác phẩm của Nam Cao, của Ngô Tất Tố Có lẽ đến Kim Lân, cái đói được tái hiện một cách ấn tượng và khủng khiếp nhất Nó không chỉ là nỗi lo mà còn là nỗi sợ Nó đe dọa tới sự sống của con người Nó xóa nhòa đừng biên giữa sống và chết Kim Lân Không né tránh hiện thực mà tác giả phơi bày hiện thực một cách ám ảnh ở cả hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi để rồi khẳng định: trong bóng tối của cái đói, bóng tối của cuộc đời nhà văn vẫn phát hiện ra ánh sáng của tình người, niềm tin, khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc Đó mới là giá trị cốt lõi của tác phẩm
3 VẺ ĐẸP TÌNH NGƯỜI TRONG NẠN ĐÓI
a) NHÂN VẬT TRÀNG
Giới thiệu nhân vật
Nhà văn Hemingway từng tâm sự rằng:“Tôi quý hơn cả là những bản thảo vứt đi của mình bởi có chúng, tôi mới nhận ra đâu là những ngôn từ thực sự dành cho tác phẩm của mình”
Với ý nghĩa đó, ta thấm thía câu nói ấy đến từng miligam quặng chữ khi soi vào cuộc sống
Có cái ác, cái xấu ta mới nhận ra và trân trọng cái đẹp, cái thanh cao Có những thứ mất đi rồi ta mới cảm thấy nuối tiếc Từ đó, ta biết yêu hơn những gì mình đang có Văn chương
Trang 7cũng thế, bởi văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện Và điều đó làm ta thêm yêu những trang văn thơm thảo của nhà văn Kim Lân viết về nhân vật anh cu Tràng.
- Tên gọi: Tràng - tên dụng cụ nghề mộc Đó là tên gọi dân dã mộc mạc
- Lai lịch: Tràng là dân ngụ cư - dân từ nơi khác trôi dạt tới, hay còn gọi là tứ cố vô thân
Do nghèo khổ không sống được ở quê, Tràng phải bỏ quê mà đi Tràng là dân sống nhờ không có quyền lợi không được chia đất Tràng rất nghèo, hoàn cảnh gia đình là mẹ góa con côi Câu ca xưa từng nói:
Trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư
thô kệch, được hóa công gọt đẽo sơ sài “thân hình to lớn, hai con mắt nhỏ tí, gà gà, đắm
vào bóng chiều Cái đầu trọc nhẵn, hai bên quai hàm bạnh ra, lưng to bè như con gấu, đi chúi đầu về phía trước, miệng lảm nhảm những điều mình nghĩ Khi cười thì ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch” Tràng giữ cho mình những nét thô kệch của người nông dân
Vẻ đẹp về phẩm chất
Vẻ đẹp 1: Tràng tuy nghèo vật chất nhưng giàu tình thương người, giàu lòng nhân hậu
- Tràng sẵn sàng đãi người đàn bà xa lạ một bữa ăn trong những ngày đói diễn ra khủng khiếp nhất, khi cái chết đang mùa vây tứ bề Nó hiện hữu trong cả màu, mùi, âm thanh Trong hoàn cảnh ấy, con người ta sẽ vứt bỏ cả phẩm chất và nhân cách vì đói, sẵn sàng tranh giành để có miếng ăn, thậm chí tha hóa để được sống trong những sáng tác của Nam Cao Vậy mà Tràng cho thị ăn bốn bát bánh đúc chỉ sau một lần gặp gỡ Đó là một hành động hào hiệp, hào phóng, hơn thế nữa là sự đồng cảm, tình thương của những người cùng cảnh ngộ Vì “hôm nay nhìn thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”
- Tràng đồng ý cho thị theo mình về sau những câu nói đùa mà thị cố tình cho là thật: “Nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” Dù lúc đầu Tràng cũng sợ vì trong thời buổi đói kém, nuôi thân còn không nổi thì lấy vợ như rước cái nợ đời về Lấy
vợ là phải san sẻ miếng ăn vốn ít ỏi với người khác, cũng đồng nghĩa đẩy mình và gia đình mình gần hơn bờ vực của sự chết đói Con thuyền sinh mạng của Tràng, gia đình Tràng rách nát, sắp đắm chìm nhưng Tràng vẫn cưu mang một người sắp chết là thị Điều
đó càng khẳng định tình người, tấm lòng nhân hậu cao cả của Tràng Không phải ngẫu
Trang 8nhiên người ta nhận xét: Người vợ nhặt đến với gia đình Tràng tuy không tìm được sự no
ấm về vật chất nhưng lại tìm được sự ấm áp của tình người Tràng nhặt được vợ, người đọc nhặt được tình người trong nạn đói
Vẻ đẹp 2: khao khát hạnh phúc mãnh liệt
- Trong con người đàn ông khốn khổ, xấu xí vẫn có những khao khát hạnh phúc mãnh liệt Niềm khao khát ấy bộc lộ xuyên suốt tác phẩm mà bản thân anh ta không nhận thức được Niềm khao khát hạnh phúc trong lời hò xua đi nỗi mệt nhọc trong nỗi mưu sinh Lời hò bông đùa nhưng vẫn thể hiện khao khát có một gia đình, có người đồng cam cộng khổ Bởi vậy khi thấy người đàn bà đùa: “Này nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?” Thì Tràng khẳng định: “Thật đấy” và khi thị liếc mắt cười tít, Tràng thích lắm, vì “từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế”
- Khi thị cùng nắm chặt lấy câu nói đùa của Tràng và theo không Tràng về làm vợ, ngay
lập tức Tràng sợ và nghĩ: “Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi
không lại còn đèo bòng” Tràng vốn là người suy nghĩ đơn giản, vậy mà trước hành động
của thị, Tràng cũng biết sợ, biết lo lắng Điều đó chứng tỏ cái đói khủng khiếp như thế nào trong giai đoạn ấy Tuy nhiên, nỗi sợ ấy không kéo dài lâu Tràng tặc lưỡi một cái:
“Chậc, kệ” “Kệ” ở đây không phải kệ đời hay mặc xác đời mà là cái kệ trong niềm tin mãnh liệt vào tương lai, cái kệ trong hành động của con người luôn khao khát đến hạnh phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi ngay cả khi cái chết đang cận kề Cái tặc lưỡi cho thấy
sự liều lĩnh, bốc đồng, phó mặc cho số phận Mặt khác, nó minh chứng cho niềm khao khát hạnh phúc mãnh liệt Nó khiến Tràng đưa ra quyết định nhanh chóng, liều lĩnh, quả quyết giữa lúc cả xã hội đang tối sầm lại vì đói Quyết định khi chưa hỏi ý kiến gia đình thể hiện niềm khao khát hạnh phúc còn lớn hơn nỗi ám ảnh về cái đói, cái chết Niềm khao khát hạnh phúc đem đến cho Tràng một sức mạnh tinh thần, giúp anh đương đầu vớinhững khó khăn, thử thách để có mái ấm gia đình Người ta cho rằng đó là hành động liều lĩnh, nông nổi nhưng ẩn sâu bên trong lại chứa đựng tình thương giữa con người với
con người “Tất cả khiến Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày,
quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mắt trong lòng hắn ăn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi bên.”
- Kim Lân muốn gieo vào lòng người đọc một thông điệp: “Sự đói khát không làm giảm giá trị của tình người Bao giờ cái hạnh phúc được yêu thương cũng quý hơn tất cả, ngay
cả khi người ta tưởng như không còn cần gì hơn là một miếng cơm ăn.” Câu nói của
Tràng làm ta nhớ đến khát vọng hoàn lương, khát vọng về một mái ấm gia đình trong conquỷ dữ của làng Vũ Đại nói với Thị Nở: “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” Sau bao năm trượt dài trên con đường lưu manh hóa, trở thành nỗi ám ảnh về một thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, đâm thuê, chém mướn, Chí Phèo cũng thèm khát một mái
ấm gia đình mình khi nhận ra mình đã sang cái dốc bên kia của cuộc đời Viết về Tràng
và Chí Phèo, điểm chung của hai ngòi bút nhân đạo lớn của nền văn xuôi Việt Nam đều tập trung viết về những cái xấu, nhưng lại thăng hoa cho cái đẹp Phải chăng nếu văn học chỉ toàn ngợi ca cái đẹp, cái tốt thì văn chương rất có thể khiến người đọc mỉm cười hạnhphúc, tin tưởng ở cuộc sống Nhưng khi mang cái xấu ra phơi bày sẽ tạo cho người đọc
ấn tượng mạnh mẽ, cảm xúc của họ dâng trào hơn bởi chính vẻ đẹp khuất lấp cái xấu mới
làm cho người đọc thôi thờ ơ, thôi hời hợt như Đặng Thai Mai nhận định: “Con người
Trang 9đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú, nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”
Vẻ đẹp 3: Tràng có sự trưởng thành trong nhận thức và hành động từ khi có vợ
- Nhà văn Tô Hoài cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” và ở Tràng, Kim Lân đã miêu tả diễn biến hành động để tô đậm
cho vẻ đẹp tâm hồn trong anh Nhặt được vợ là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tràng Ban đầu chỉ là đùa cợt, nhưng từ giây phút chuyện đùa thành thật, Tràng rất nghiêm túc Tràng trân trọng hạnh phúc, trân trọng người vợ mình vừa có được dễ dàng
- Tràng dẫn vợ đi ăn một bữa cơm no nê để kỷ niệm “ngày cưới”, mua một cái thúng con
và vài thứ lặt vặt coi như của hồi môn để người vợ không mang tiếng tay không về nhà chồng
- Bảo vệ thị trên đường về: khi lũ trẻ thấy Tràng đi về cùng người đàn bà xa lạ, chúng chạy
ra xem Nếu là ngày thường Tràng sẽ vui vẻ đùa cợt với chúng Hôm nay, Tràng nghiêm mặt, lắc đầu thể hiện sự không bằng lòng Đó là cử chỉ muốn che chắn, bảo vệ người vợ trong cảnh ngộ theo không mình về Cũng chính lúc đó cảm xúc trong Tràng nảy nở Anh
ta luôn mỉm cười, ánh mắt lấp lánh, có vẻ phớn phở khác ngày thường Hạnh phúc như liều thần dược biến đổi Tràng, khiến Tràng trưởng thành, chín chắn, dù người vợ có theo không Tràng về, dù không có mai mối, cưới xin, không mâm cao, cỗ đầy, song Tràng tự nguyện làm chỗ dựa vững chắc bảo vệ người phụ nữ của mình
- Quan tâm đến thái độ cảm xúc của thị: khi về đến nhà Tràng, Tràng băn khoăn, xót xa khithấy thị ngồi im ở mép giường, gương mặt đầy lo lắng Có tới hai lần Tràng tự hỏi:
“Quái, sao nó lại buồn thế nhỉ?” Câu hỏi ấy cho thấy tình thương, sự quan tâm một chút
áy náy của Tràng đối với thị Chẳng biết tự bao giờ, anh Tràng vô tâm đã biết quan tâm
và nhận ra cảm xúc của người khác
- Văn học chân chính là những lời ca thể hiện đời sống con người từ cái nhìn sâu sắc mới
lạ của nhà văn về thực tại ấy Văn học chân chính là chuyện đời, chuyện người hay chính xác hơn là tình đời, tình người Có thể nói câu chuyện anh cu Tràng thưa với mẹ trong
lịch sử văn học là câu chuyện tình người cao đẹp nhất Bởi như nhà văn Kim Lân chia sẻ:
“Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong hoàn cảnh cùng đường
ấy, nơi cuộc sống dường như không còn lối thoát Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự yêu thương nhau không phải sự giành giật nhau”
- Với ý nghĩa đó, vẻ đẹp của Tràng ở phân đoạn này cũng không nằm ngoài cái nhìn hướng
về sự yêu thương, sự sống và khao khát mẹ đồng ý Trong lòng chàng lúc này ngổn ngangtrăm thứ cảm xúc: vừa vui, vừa lo âu Tràng vui vì hạnh phúc quá lớn, người đàn bà ngồi ngay giữa nhà mà anh còn ngờ ngợ như không phải thế “Hắn đã có vợ rồi đấy ư?”.
Nhưng rồi hắn cũng lo sợ ý của mẹ vậy nên hắn thấy sợ “Chính hắn không hiểu sao hắn
sợ” rồi lại loanh quanh, bồn chồn, hết chạy ra đầu ngõ lại chạy vào sân Một anh Tràng
vô tư, trẻ con, chẳng mấy khi bận tâm điều gì mà giờ đây lại lo lắng, bồn chồn Khi thấy
mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ Anh cẩn thận mời mẹ vào, “ngồi lên giường cho chĩnhchện” rồi giới thiệu
- Sự trân trọng trong lời giới thiệu vợ với mẹ: “Nhà tôi nó chào u”. Lời giới thiệu tuy đơn giản nhưng đầy yêu thương, trân trọng và có phần che chở khi thị theo không Tràng về Bởi định kiến về người vợ theo không, vợ nhặt trong xã hội cũ rất nặng nề Tràng hiểu
Trang 10điều đó nên đã giới thiệu vợ một cách trân trọng và khẳng định rõ “nhà tôi” và “chúng tôiphải duyên phải kiếp với nhau” Đón người đàn bà về làm vợ, không cưới xin, không rước dâu, không mâm cao cỗ đầy Con đường đón dâu không thảm đỏ và trải hoa hồng,
cô dâu trong bộ áo rách bươm như tổ đỉa Nhưng cách gọi “nhà tôi”, cách thưa rành rọt của Tràng nghe sao gần gũi thân thương Tràng gọi chuyện lấy vợ tầm phơ tầm phào giữađường giữa chợ là do duyên số trời định, đồng thời đem đến cho người vợ một danh phận, một vị thế đàng hoàng “nhà tôi” Nó có sự chín chắn, nghiêm túc về việc hệ trọng của một đời người Với lời giới thiệu tinh tế ấy, Tràng đã gột rửa thân phận vợ theo, vợ nhặt của thị và coi thị là một người vợ chính thức thực sự Đó là cách ứng xử đầy văn hóa, tinh tế của Tràng Chỉ bằng vài câu văn mộc mạc, nhà văn Kim Lân hoàn thành những nghi thức cho một cuộc đại lễ chỉ trọng của những con người khốn khổ đến với nhau trong ngày đói
- Song song với niềm khao khát về hạnh phúc vừa chớm nở, nhà văn đem đến cho Tràng một hơi thở mới sau đêm tân hôn Sự trưởng thành của Tràng được bộc lộ rõ nét Dường như chỉ qua một đêm, Tràng đã trở thành một người khác hẳn
Hạnh phúc đến đột ngột khiến Tràng cảm thấy trong người “êm ái, lửng lơ như
người vừa từ trong giấc mơ đi ra” Có lẽ tình yêu đã trở thành liều thuốc tinh thần
cho tâm hồn những người nông dân nghèo khổ, thôi thúc các nhà văn chắp bút viết lên những áng văn tuyệt diệu Nếu Nam Cao miêu tả sức sống của Chí Phèo sau cái đêm tình ấy với Thị Nở bằng sự tỉnh rượu, từ tỉnh rượu hắn mới tỉnh ngộ, mới nhận ra nhiều điều Chí cảm nhận ánh mặt trời phát quang rực rỡ, Chí nhận thấy những âm thanh vui vẻ, ríu rít xung quanh mình là tiếng chim, tiếng của những người đi chợ về… Thì đến với trang văn của Kim Lân, ta đã thấy hơi thở mới của Tràng sau đêm tân hôn là ngập tràn hạnh phúc và sự ngỡ ngàng Tràng hôm nay như bị cuốn vào các giấc mơ “có vợ” mà chìm đắm trong giấc mộng,
mãi đến khi “mặt trời lên bằng cây sào, Tràng mới trở dậy” Việc có vợ giống
như một giấc mơ đẹp của cuộc đời Tràng vậy
Nó bất ngờ, nó đột ngột và nhanh chóng đến mức đến hôm nay, “Tràng vẫn còn
ngờ ngợ như không phải” Sự bối rối ấy cứ dấy lên trong lòng Tràng làm cho anh
cứ ngẩn cả người ra, thẩn thờ trong khúc nhạc “thật mơ, mơ thật” Bởi một ngườidưới đáy cùng của xã hội như Tràng làm sao dám nghĩ đến việc có vợ, đặc biệt là trong cái hoàn cảnh, người ta chỉ nghĩ đến miếng ăn để sống, để tồn tại, để víu vào mà lết qua cái “tao đoạn” này
Ngòi bút tinh tế của Kim Lân đã không đi sâu vào khắc họa cho kì được những nét trạng thái tâm lí diễn ra trong Tràng, mà ông chỉ khắc họa Tràng qua vào nét
vẽ thể hiện qua hành động bên ngoài “lững thững bước ra sân” hít thở bầu khôngkhí của một ngày mới và sự ngạc nhiên trước quang cảnh nhà cửa thay đổi Sau
cảm giác ngờ ngợ của “việc có vợ” Tràng “chắp hai tay lững thững bước ra sân”
như thể muốn kiểm chứng giấc mơ xem có đúng hay không? Nhưng vừa thoát ra khỏi “giấc mơ” này Tràng lại tiếp tục đến với “giấc mơ” khác, nó làm cho anh đi
từ ngạc nhiền này đến ngạc nhiên khác Làm Tràng phải “chớp chớp liên hồi mấy
cái” xem có đúng hay không? Trong cuộc đời, đôi khi có những hạnh phúc quá
lớn, lại đến một cách nhanh chóng làm cho người ta không thể và không dám tin
Trang 11vào mắt mình, và sự ngỡ ngàng của Tràng tại giây phút này cũng diễn ra đúng theo tuần tự như thế!
Từ một người vô tư, đơn giản Tràng nhận thấy xung quanh mình có cái gì vừa
thay đổi, mới lạ Nhà cửa, sân vườn được quét tước sạch sẽ “Mấy chiếc quần áo
rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc sân nhà đã thấy đem ra sân hong Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch” Chưa bao giờ Tràng thấy
cảnh tượng xung quanh mình đáng sống đến thế, mọi thứ đâu vào đấy, ngăn nắp gọn gàng Mới chiều tối hôm trước, khi dẫn thị về với lời nói vừa thanh minh, vừa
gửi tất thảy niềm tin về tương lại vào tay thị: “Không có người đàn bà, nhà cửa
nó thế đấy” Ấy vậy mà, chỉ ngay sáng hôm sau, cái mong ước “thị xếp lại cuộc
đời” trong Tràng đã thành hiện thực Nên Tràng hạnh phúc lắm! Trong Tràng như được thắp lên một ngọn lửa tương lai phía trước được rõ hơn
- Nối tiếp sự ngạc nhiên trước khung cảnh, Tràng lại thấy thấm thía và cảm động với mẹ mình, khi chăm chăm nhìn mẹ “đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở” Cả cuộcđời dài dằng dặc của mẹ, Tràng chưa bao giờ gửi được một niềm vui nào vào nguồn sống của mẹ Nên, trong cái giây phút ngưng lại này, Tràng như cảm thấy có lỗi Rồi cái người
đàn bà chao chát kia, mới hôm qua vẫn còn sưng sỉa, cong cớn nay lại đang “quét lại cái
sân, tiếng chổi tùng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất” rồi đi thẳng vào cõi lòng Tràng Nó
nảy sinh ở đó một sự trân trọng! Hai người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời Tràng cũng
thay đổi khác thường Và “Cảnh vật thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất
thấm thía cảm động” Cuộc đời này, vốn thời vô lý lắm, người ta cứ mải miết đi tìm
những “hạnh phúc cuối chân trời” mà quên đi những thứ xung quanh Âu cũng làm sao trách được, là bởi người ta còn phải lo miếng sinh nhai giữa thời buổi đói khát Nói như vậy, chỉ là lời thanh minh, nhưng cũng là có nguyên cơ Bởi người ta chỉ có thể thay đổi nhanh chóng như thế, trân trọng mọi thứ xung quanh trong khi vốn dĩ thường ngày “phớt lờ” là bởi trong họ đang có một sự thay đổi lớn Và Tràng ở đây cũng đang có một sự thay đổi lớn như thế!
- Tràng trưởng thành hơn trong nhận thức, về tình cảm, bổn phận và trách nhiệm Đó là
những tình cảm, cảm xúc mà từ trước đến nay Tràng chưa có được: “bỗng nhiên hắn
thấy hắn thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”, “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người” Nếu ở trên
hạnh phúc vẫn còn mơ hồ thì đến đây, ta cảm nhận rõ nét được liều thuốc tinh thần của tình yêu đã cứu vớt tâm hồn Tràng Từ chỗ xem ngôi nhà chỉ là chốn đi về thì giờ đây, hắn cảm thấy có một sợi dây thiêng liêng gắn bó hắn với nhà Khi con người ta biết yêu thương, yêu mình, yêu người cũng là lúc họ yêu trân trọng những gì là gắn bó với họ Căn nhà ấy bình thường chỉ là nơi trú ngụ, giờ đây nó còn có bóng hình người những người thân yêu, làm sao không mến không yêu cho được Chính cảm xúc ấy đã khiến
Tràng đột ngột trưởng thành: “cái nhà như cái tổ ấm che mưa, che nắng Hắn sẽ cùng vợ
sinh con đẻ cái ở đấy” Giữa cái ngày “đói chưa qua, cái chết đã cận kề”, việc Tràng nghĩ
đến một sinh linh, nghĩ đến việc “sinh con đẻ cái” là một ước mơ rất con người, nó vượt lên trên tất cả “bờ cõi và giới hạn” Cái ước mở nhở bé con con ấy trong Tràng làm ta nhớđến ước mơ thời trai trẻ của Chí Phèo làm sao! Cái con quỷ dữ của làng Vũ Đại năm ấy,
Trang 12cũng từng có ước mơ về một “gia đình nho nhỏ Chồng cuốc mướn làm thuê, vợ dệt vải”.Con người sinh ra và chết đi trong cõi đời này là cát bụi, nhưng đó e là thứ “bụi vàng”
nếu được cấu thành từ những giấc mơ giản đơn như thế! “Trên trang sách cuộc sống
tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời” cũng chỉ cần như thế!
- Tràng không chỉ có những thay đổi về tình cảm mà còn có những thay đổi về nhận thức, bổn phận và trách nhiệm
Tràng đã có suy nghĩ, ý thức của người đàn ông trưởng thành, nghiêm túc hơn trong hôn nhân Hắn thực sự đã coi rằng lấy vợ là một chuyện hệ trọng của đời người Hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này Đó là ý thức
của một người đàn ông làm trụ cột gia đình, biết lo lắng cho vợ con “Nghệ thuật
bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà), những xúc cảm, tâm trạng của Tràng đã được Kim Lân trải dài trước
những câu văn đầy thân tình như thế! Ta thấy được trên phông màu u ám, xám xịt của nạn nói năm ấy vẫn có một thứ hương đủ làm ta say mê, đó là hương vị được chưng cất từ thanh điệu của niềm tin và hi vọng về tương lai
Từ suy nghĩ, nhận thức dẫn tới hành động: vun vén “hắn xăm xăm chạy ra giữa
sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” Bước chân
“xăm xăm” ấy mang một sự háo hức lạ thường, không có những lo lắng vẩn vơ, tâm hồn Tràng giờ đây là sự đong đầy của tình yêu và hạnh phúc Nghĩ suy nghĩ lúc này là lo cho vợ có một mái ấm và “dự phần tu sửa căn nhà” Anh hiểu rằng mái nhà chính là món quà tinh thần quý giá mà anh có thể dành cho những người thân yêu của mình Đó sẽ là mái ấm của tình thương, nơi vun trồng nên hạnh phúccũng là nơi anh sẽ đón những đứa con chào đời Có lẽ nghĩ đến đây, niềm hạnh phúc đã dâng ngập bến bờ trong lòng người con trai ngờ nghệch, xấu xí ấy Cuộc sống đói khổ, nỗi lo thường trực về miếng cơm, manh áo đã tan biến dành không gian cho trang văn lắng đọng Văn học suy cho cùng, đều viết vì con người, cho
con người như Nguyễn Minh Châu từng đánh giá: “Văn học và cuộc đời là hai
vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”
Vẻ đẹp 4: Tràng có niềm tin mãnh liệt vào tương lai, Cách mạng
- Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt nghĩ ngợi Đây là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay Trong bữa ăn, khi nghe người vợ kể về những người đói rách trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, họ theo Việt Minh và đi phá kho thóc của Nhật, trong Tràng bỗng có cảm giác “ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu”.
Phải chăng đó là cảm giác của người đã bỏ lỡ cơ hội tốt, bỏ lỡ cách mạng và cơ hội đổi đời, cơ hội kiếm miếng cơm manh áo cho gia đình mình Chuyện khép lại bằng hình ảnh
lá cờ đỏ bay phấp phới trong tâm trí Tràng và đoàn người khi đi phá kho thóc của Nhật Hình ảnh đó đem lại niềm tin sâu sắc cho người đọc Rất có thể vào một ngày không xa, Tràng sẽ hiểu rõ cách mạng, có mặt trong đám người đói ấy giương cao lá cờ đỏ Đó là bước ngoặt lớn với cuộc đời Tràng và cả dân tộc Việt Nam
Như vậy, sự kiện nhặt được vợ làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống và con người Tràng
Từ một người cô độc, Tràng đã có cả gia đình để chăm lo Từ một người thanh niên