1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ 6 đề thi học kì 2 môn ngữ văn lớp 12 năm 2022 2023 có đáp án

50 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bộ 6 đề thi học kì 2 môn ngữ văn lớp 12 năm 2022 2023 có đáp án
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Đề thi
Năm xuất bản 2022-2023
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu

Trang 1

6 ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

NĂM 2022-2023

CÓ ĐÁP ÁN

Trang 3

Thời gian làm bài: 90 phút

Họ và tên học sinh: ; Số báo danh:

Chính vì như vậy mà khi gặp giếng nước, lòng tôi vui mừng như gặp được núi vàng Những tưởng nước bằng mà cạn, hóa ra nước rất sâu, rất sâu, trên có thiên văn, dưới có địa lí, không gì là không biết, không có điều gì biết mà không nói Bạn múc hoài

mà giếng không cạn Mỗi lời nói múc ra từ giếng ấy đều lấp lánh trí tuệ, từ đó bạn sẽ có được những gợi mở quý báu, bạn có thêm niềm tin kiên định ở đời

Cái giếng ấy không khoe công, chỉ lẳng lặng lập đức, nhìn bạn đổi thay, xem bạn khôn lớn Nếu bạn có thành tựu, nó vui bên trong mà không lộ ra ngoài”

(Theo Vưu Kim, dịch trong “Tản văn đẹp”, tr 181)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0.75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2 (0.75 điểm): Theo đoạn trích, người có thói quen hay khoe khoang thành tích là người như thế nào?

Câu 3 (1.0 điểm): Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong câu văn: “Những tưởng nước bằng mà cạn, hóa ra nước rất sâu, rất sâu, trên có thiên văn, dưới có địa lí, không gì

là không biết, không có điều gì biết mà không nói”

Câu 4 (0.5 điểm): Anh (chị) có đồng ý với quan điểm: “Cái tài, cái đẹp không lộ ra ngoài đã là điều đáng quý” không? Vì sao?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150

chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của sự khiêm tốn trong cuộc sống

Câu 2 (5,0 điểm)

“Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà

áo đã rách bợt Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình Mà con mình mới có được vợ Thôi thì bổn phận bà là mẹ,

bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chết chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Trang 4

2

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài

ra sân Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn Rồi ra may mà ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài Bóng tối trùm lấy hai con mắt Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?

- Con ngồi xuống đây Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:

- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi Năm nay thì đói

to đấy Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá

Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt?

-Hết - Học sinh không được sử dụng tài liệu

Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm

Trang 5

- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm

0,75

2 Theo đoạn trích, người hay khoe khoang là người:

+ Nóng vội đem những điều mình có phô ra cho thiên hạ

+ Trong bụng có một phân nói ra thành hai ba phân

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời 1 ý: 0, 5 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm

0,75

3 - Biện pháp tu từ:

+ Điệp ngữ: “sâu”, điệp cấu trúc: “trên có…” - “dưới có…”,

“không gì là…không…” - “không có điều gì… không…”.(0,25)

+ Tác dụng:

Tạo âm hưởng, nhịp điệu trùng điệp, dứt khoát, cho câu văn

(0,25) Nhấn mạnh nội dung của câu văn: Sự đối lập giữa bề mặt tưởng như nông cạn và chiều sâu của chiếc giếng Từ đó gợi suy nghĩ sâu sắc về vẻ đẹp của người khiếm tốn (0,5)

- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được một ý cho 0,5 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm

1,0

4 - Đồng tình với quan điểm: “Cái tài, cái đẹp không lộ ra

ngoài đã là điều đáng quý” Bởi lẽ:

+ Khiêm tốn là điều vô cùng đáng quý

+ Cuộc sống vẫn còn những người khác tài giỏi hơn chứ không chỉ riêng mình

+ Người thông minh sẽ biết cách thỏa mãn với niềm vui của mình

mà không phải “vỗ ngực xưng tên”, hô hào, phô bày thành tích

0,5

1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một

đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của

sự khiêm tốn trong cuộc sống

2,0

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân-hợp, móc xích hoặc song hành

0,25

b Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của sự khiêm tốn

Trang 6

4

c Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau Có thể theo hướng sau:

-Giải thích: “khiêm tốn” là không khoe khoang thành tích,

không quá đề cao bản thân, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao cái mình

có, coi trọng người khác

- Bàn luận:

+ Khiêm tốn giúp cá nhân đánh giá đúng mực về bản thân, giúp ta

không ngừng học hỏi, cố gắng, bù đắp những thiếu hụt của bản thân, từ đó giúp ta trở nên tốt đẹp hơn, gặt hái được nhiều thành công hơn

+ Khiêm tốn là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ứng xử, giúp con người biết mình và hiểu người, tránh được những điều mâu thuẫn,

va chạm trong cuộc sống, tạo được sự gần gũi, giao tiếp ôn hòa, làm ta có được thiện cảm với mọi người và dễ hòa đồng

+ Khiêm tốn cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân, chiến thắng cái tôi tự cao, tự đại Khiêm tốn giúp ta hoàn thành mục

tiêu công việc, làm nên giá trị của bản thân mình, không vì sự thỏa mãn, vì sự thể hiện hay vì lợi ích cá nhân

+ Dẫn chứng: Nguyễn Thị Ánh Viên – Cô gái vàng của đường

đua xanh dù đã giành được rất nhiều huy chương vàng, nhiều lần phá kỉ lục Sea Game nhưng cô vẫn khiêm tốn để mỗi khi lao xuống đường bơi chị đều nỗ lực hết mình, nhờ vậy chị đã thành công

+ Phê phán những người thiếu khiêm tốn, luôn tự cao, tự đại, cho

mình là nhất mà coi thường người khác

+ Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu

tự tin mà phải đi liền với nhìn nhận, đánh giá bản thân để nhìn thấy những điểm mạnh, phát huy những điểm mạnh đó

- Rút ra bài học + Khiêm tốn có vai trò quan trọng trong c/s mỗi con người Cần trân trọng những người khiêm tốn

+ Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên đạt được thành công trong học tập và cuộc sống

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm)

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm)

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm)

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

0,75

Trang 7

5

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi

Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của

bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

“Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”

Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên Nhận xét về

tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt? Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm

0,5

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

Hướng dẫn chấm:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

- Giới thiệu tác giả: 0.25 điểm

- Giới thiệu tác phẩm, nhân vật,giới hạn đề bài: 0.25 điểm

- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn trích :

+ Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:

++Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa

xót thương cho số kiếp đứa con mình" Bà hờn tủi cho thân mình

đã không làm tròn bổn phận với con Giọt nước mắt của cụ vừa ai oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con

2,5

Trang 8

6

++Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm

con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng

mừng lòng" Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc

++Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn

+ Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:

++Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành

chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con Bà vui với triết lí dân

gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời"

+Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống

truyện độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế

và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm

- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm- 1,25 điểm

- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm

- Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt:

+ Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945

+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết

+ Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan

và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống

- Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm

- Đáp ứng được một yêu cầu: 0,25

0,5

-HẾT -

Trang 9

7

Trang 10

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em

Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng, Một người - đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

(Tố Hữu, Tiếng ru Dẫn theo Thơ Tố Hữu,

NXB Giáo dục Giải phóng, 1974, tr.140-141)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0.75 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích

Câu 2 (0.75 điểm) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ sau:

Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em

Câu 3 (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ

Câu 4 (0.5 điểm) Anh/Chị có đồng ý với quan điểm sống được tác giả đặt ra trong các

dòng thơ sau:

Một người - đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

II LÀM VĂN (7.0 điểm)

Bà lão lập cập bước vào Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:

– U đã về ạ!

Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường Tràng nhắc mẹ:

– Kìa nhà tôi nó chào u

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:

Trang 11

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

– Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

(Kim Lân, Vợ nhặt Dẫn theo Ngữ văn 12, Tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr 28 – 29)

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà lão trong đoạn trích trên Từ đó, nhận xét

về cái nhìn của nhà văn Kim Lân đối với người nông dân./

- Hết -

Trang 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH QUẢNG NAM

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)

KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

A HƯỚNG DẪN CHUNG

- Giám khảo cần chủ động nắm bắt được nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá một cách

tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lí Hướng dẫn chấm

- Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung

- Học sinh trả lời như đáp án: 0.75 điểm

- Học sinh trả lời khác đáp án: 0.0 điểm

0.75

Câu 2 Biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ, liệt kê, lặp cú pháp

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng như đáp án từ 02 biện pháp trở lên: 0.75 điểm

- Học sinh trả lời được 01 đáp án đúng: 0.5 điểm

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời hoàn toàn sai đáp án 0.0 điểm

0.75

Câu 3 Nội dung của đoạn thơ:

Đoạn thơ từ việc nhắc nhở mỗi người cần biết sống yêu thương, chia sẻ

lẫn nhau; tác giả đặt ra vấn đề về lẽ sống gắn bó giữa cá nhân với tập

thể/cộng đồng

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1.0

điểm

- Học sinh trả lời 01 ý của đáp án hoặc tỏ ra hiểu vấn đề nhưng trả lời

chưa đầy đủ: 0.5 điểm đến 0.75 điểm

- Học sinh trả lời còn chung chung, sơ sài: 0.25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0.0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trình bày, diễn đạt ý có nội dung tương đương,

giám khảo linh hoạt khi chấm

1.0

Câu 4 Học sinh có thể bày tỏ quan điểm khác nhau, miễn sao hiểu vấn đề, phù

hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật; cần đáp ứng yêu cầu

sau:

- Bày tỏ quan điểm (đồng ý/không đồng ý, …): 0.25 điểm

0.5

Trang 13

- Lý giải hợp lí, thuyết phục: 0.25 điểm

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh bày tỏ quan điểm và lí giải hợp lí, thuyết phục: 0,5 điểm

- Học sinh chỉ bày tỏ quan điểm hoặc chỉ lí giải hợp lí: 0.25 điểm

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đáp ứng các yêu cầu: 0.0

điểm

II LÀM VĂN: (7.0 điểm)

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát

được vấn đề

0 5

b Xác định được vấn đề nghị luận:

- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “bà lão” trong đoạn trích

- Nhận xét về cái nhìn của nhà văn Kim Lân đối với người nông dân

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0.25 điểm

0.5

c Triển khai vấn đề cần nghị luận

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, vận dụng hợp lí các thao tác

lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cần đảm bảo các yêu

cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận

Hướng dẫn chấm:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0.25 điểm

- Nêu vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm

0.5

* Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “bà lão”:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật, tình huống xuất hiện của nhân vật

- Diễn biến tâm trạng:

+ Trước sự đon đả của Tràng và lời chào của thị, bà lão ngạc nhiên,

băn khoăn

+ Khi hiểu ra cơ sự:

++ Bà lão buồn tủi, ai oán, xót thương cho Tràng và chính mình; lo

lắng cho các con

++ Thấu hiểu hoàn cảnh của mình, bà lão thấu hiểu và cảm thông cho

hoàn cảnh của người đàn bà

++ Từ chỗ thương con, bà lão thương người, mở lòng đón nhận nàng

dâu mới; mừng lòng trước hạnh phúc phải duyên phải kiếp của các con

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp

dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ giản dị…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.75 điểm – 3.5 điểm

- Học sinh phân tích chưa đầy đủ, chưa sâu: 1.75 điểm – 2.5 điểm

3.5

Trang 14

- Học sinh phân tích còn chung chung, sơ sài: 0.25 điểm – 1.5 điểm

* Nhận xét về cái nhìn của nhà văn Kim Lân đối với người nông dân:

Nhà văn xót thương, cảm thông cho tình cảnh nghèo đói; đồng thời trân trọng, tin tưởng vào lòng nhân ái, sự bao dung và sức sống kì diệu của người nông dân

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 02 ý: 0.5 điểm

- Trình bày được 01 ý: 0.25 điểm

0.5

* Đánh giá chung:

- Qua diễn biến tâm trạng, nhân vật “bà lão” là hiện thân của người mẹ

giàu lòng thương con; thấu hiểu lẽ đời, giàu lòng vị tha, nhân hậu

- Cùng với tài năng sở trường về truyện ngắn, cái nhìn của Kim Lân đối

với người nông dân trong đoạn trích đã góp phần làm nên giá trị tư

tưởng sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt

Hướng dẫn chấm:

- Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu: 0.5 điểm

- Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0.25 điểm

*Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra

hiểu vấn đề, giám khảo chấm linh hoạt

0.5

d Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không ghi điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả,

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá

trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm

nổi bật diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với

thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm

0.5

- Hết -

Trang 15

SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 12

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 12 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút

TT Kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao

Tỉ

lệ (%)

Thời gian (phút)

Tỉ lệ (%)

Thời gian (phút)

Tỉ lệ (%)

Thời gian (phút)

Tỉ lệ (%)

Thời gian (phút)

Số câu hỏi

Thời gian (phút)

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận

- Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án - Hướng dẫn chấm

Trang 16

biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

HIỂU

Thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế

kỉ XX (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

Nhận biết:

- Xác định được thể thơ (Câu 1), phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, của bài thơ/đoạn thơ

- Xác định được đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ

- Chỉ ra các chi tiết (Câu 2), hình ảnh, từ ngữ, trong bài thơ/đoạn thơ

Thông hiểu:

- Hiểu được đề tài, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu, tình cảm của nhân vật trữ tình (Câu 3), những sáng tạo về ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ/đoạn thơ

- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ

Vận dụng:

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ

- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.(Câu 4)

Nhận biết:

- Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận

- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn

Thông hiểu:

- Diễn giải về nội dung, ý

1*

Trang 17

biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Vận dụng cao:

- Huy động được kiến thức

và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục

- Vợ nhặt

của Kim Lân

(Câu 2 phần II)

Nhận biết:

- Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,

Thông hiểu:

- Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ

- Lí giải một số đặc điểm

cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam, truyện nước ngoài được thể hiện trong văn bản/đoạn trích

Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng

1 *

Trang 18

biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam, truyện hiện đại nước ngoài

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả

Vận dụng cao:

- So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn;

vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục

Trang 19

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!”

(Canh cá tràu - Chế Lan Viên – In “Hoa trên đá” – Nxb Văn học – 1984)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 Anh chỉ hãy tưởng tượng và chỉ ra những màu sắc có trong bát canh cá tràu của người

mẹ qua hai câu thơ sau:

“Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế Khế trong vườn, thêm một tí rau thơm”

Câu 3 Anh/Chị hãy nêu ý nghĩa những giọt “nước mắt xuống mâm cơm” của nhân vật trữ tình

Câu 4 Anh/chị hãy rút ra bài học từ văn bản trên?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng hiếu thảo của con người trong xã hội ngày nay

Câu 2 (5 điểm)

Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau:

“…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người êm ái lửng

lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải

Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng Hắn đã có một gia đình Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…”

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.30)

Đề chínhthức

Trang 20

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

1 Thể thơ tự do

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75.điểm

- Không chấp nhận câu trả lời khác

0,75

2 - Màu vàng của khế, màu xanh của rau thơm, màu trắng của lát

cá, màu đỏ của trái ớt chín

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời 3 ý trở lên như đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời chỉ 2 ý có trong đáp án: 0,5 điểm

0,75

nuối và day dứt của người con khi nghĩ về mẹ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được ½ yêu cầu trong đáp án: 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh trả lời đúng ý là được điểm

1,0

4 Đáp án mở Học sinh có thể rút ra bài học theo cách riêng của

mình, chỉ cần hợp lý.

khoảng thời gian bên gia đình, vì đó chính là những phút giây mà con người được sống chân thành, yêu thương và hạnh phúc nhất

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

- Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo được ý hoặc rút

ra bài học khác nhưng hợp lý

0,5

1 Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy

nghĩ về lòng hiếu thảo của con người trong xã hội ngày nay

2,0

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

0,25

Đề chínhthức

Trang 21

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về lòng hiếu thảo của con người trong xã hội ngày nay

0,25

c Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luận theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ…

Có thể triển khai theo hướng sau:

- Hiếu thảo là sự chăm sóc tốt cho ông bà, cha mẹ; yêu thương,

ân cần, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ,…

- Ý nghĩa của lòng hiếu thảo: Người có lòng hiếu thảo luôn cung kính, vâng lời, làm cho cha mẹ, ông bà được vui vẻ, tinh thần ổn định, và luôn tự hào về con cháu…Người có lòng hiếu thảo sống đúng truyền thống, đạo lý tốt đẹp của người Việt

- Trong xã hội ngày nay:

+ Lòng hiếu thảo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta vẫn được duy trì và phát huy mạnh mẽ trong xã hội hiện đại (dẫn chứng)

+ Bên cạnh những người có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, trong xã hội hiện nay, vẫn còn có một số người sống bất hiếu, vô đạo, đánh đập cha mẹ, bỏ rơi cha mẹ, ông bà, Họ thể hiện một lối sống vô ơn, kém cỏi về nhân cách cần chê trách lên án, nghiêm trị, răn đe,…

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng

không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm)

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có

dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm)

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luât

Trang 22

Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân

để bàn luận về về tư tưởng đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về

vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho

lời văn có giọng điệu, hình ảnh

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm

2 Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau: “…Sáng

hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy… Hắn

xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự

phần tu sửa lại căn nhà…”

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB

Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.30)

5,0

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai đươc vấn đề, Kết

bài khái quát được vấn đề

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật

Tràng trong đoạn trích sau: “…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng

con sào, Tràng mới trở dậy… Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân,

hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…”

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm

0,5

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng

tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;

đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm nhân vật Tràng

trong đoạn văn (0,25 điểm)

+ Tràng đã cảm thấy “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc

mơ đi ra”, “còn ngỡ ngàng” Hạnh phúc lớn quá, đến nhanh quá

khiến Tràng chưa thể tin được, như một giấc mơ

- Sự ngạc nhiên, xúc động của Tràng khi chứng kiến sự thay đổi

của cảnh sân vườn, sự thay đổi của vợ và mẹ:

+ Chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ,

khác lạ: Nhà cửa sân vườn đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ,

gọn gàng Vợ dậy sớm quét tước dọn dẹp, bà cụ Tứ phụ con dâu

2,5

Trang 23

nhổ cỏ…

- Khi chứng kiến cảnh tượng rất đơn giản, bình thường, Tràng đã

có sự hồi sinh trong tâm hồn, trưởng thành trong nhận thức và

suy nghĩ:

+ Tràng thấy hắn yêu thương gắn bó với cái nhà của mình lạ

lùng

+ Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng

+ Bây giờ Tràng thấy hắn nên người, thấy hắn có bổn phận phải

lo lắng cho vợ con sau này

+ Hành động: “Xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm

một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”

-> Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, những trang

viết thật chân thực và vô cùng xúc động, Kim Lân cho người đọc

cảm nhận Tràng đã thực sự thay đổi trong tâm hồn: một tâm hồn

rất nhạy cảm, biết rung động từ những điều giản dị, bình thường

Biết yêu thương, gắn bó với gia đình nhiều hơn Suy nghĩ chín

chắn, trưởng thành trong nhận thức về trách nhiệm của một

người con, người chồng, một trụ cột trong gia đình

-> Nguyên nhân làm thay đổi một anh Tràng vô tư, vô lo trở

thành một anh Tràng sâu sắc, chín chắn chính là tình yêu thương,

niềm hạnh phúc đã giúp con người ta nên người hơn => Tư

tưởng nhân văn rất sâu sắc

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm

- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm

- Nghệ thuật: Đoạn văn đặc sắc về nghệ thuật: cách kể chuyện

tự nhiên, hấp dẫn; ngôn ngữ bình dị, gần gũi; miêu tả diễn biến

tâm trạng của Tràng chân thực, tinh tế Từ đó, góp phần làm nổi

bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái chết cận kề

con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn

hướng tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia

đình => Tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm

0,5

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

Trang 24

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm

0,5

Trang 25

I ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Cuộc sống này cũng vậy… Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể giống ta Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể rất khác ta Có người ưa tụ tập với bạn bè Có người mải mê rong chơi Có người chỉ thích nằm nhà để đọc sách Có người say công nghệ cao Có người mê đồ cổ Có người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện Có người chỉ cần mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi [ ]

Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ

bê gia đình Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt

Đó không phải là điều tồi tệ nhất Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?”

(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân, NXB Trẻ, 2017)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 “Điều tồi tệ nhất” tác giả nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3 Vì sao trong cuộc sống chúng ta đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng?

Câu 4 Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến

của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều? Vì sao?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn

(khoảng 200 chữ) về những điều bản thân cần làm để thoát khỏi định kiến của người khác

SỞ GD& ĐT LÀO CAI

TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG

ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 02 trang)

Ngày đăng: 07/03/2024, 17:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w