Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập về các mục tiêu, nội dung, điều kiện phục
Trang 1
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2023
Trang 2Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc đề tài 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 6
1.2 Khái niệm chính của đề tài 8
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục 8
1.2.2 Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non 10
1.2.3 Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non 11
1.3 Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi tại các trường mầm non 11
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi 11
1.3.2 Nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non 11
1.3.3 Hình thức, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non 22
1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non 23
1.4.1 Quản lý kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 23
1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 23
1.4.3 Quản lý các hình thức, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 24
1.4.4 Quản lý các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 26
1.4.5 Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 27
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non 27
1.5.1 Những yếu tố khách quan 27
1.5.2 Những yếu tố chủ quan 28
Trang 7Tiểu kết Chương 1 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI 31
2.1 Khái quát quá trình khảo sát 31
2.1.1 Tổ chức nghiên cứu khảo sát 31
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 32
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi 32
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 32
2.2.2 Khái quát tình hình giáo dục mầm non huyện Nghĩa Hành 35
2.3 Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi 38
2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi 38
2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1-3 tuổi 41
2.3.3 Thực trạng các phương pháp sử dụng trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường Mầm non 42
2.3.4 Thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 43
2.3.5 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1-3 tuổi ở trường mầm non 44
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi 46
2.4.1 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 1 đến 3 tuổi tại trường mầm non 46
2.4.2 Thực trạng quản lý nội dung, hình thức, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi 47
2.4.3 Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi 49
2.4.4 Thực trạng quản lý công tác phối hợp trong quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi 49
2.5 Đánh giá chung thực trạng 50
2.5.1 Những điểm mạnh 50
2.5.2 Những hạn chế 51
2.5.3 Những nguyên nhân 52
Tiểu kết Chương 2 52
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN NGHĨA HÀNH TỈNH QUẢNG NGÃI 53
Trang 83.1 Nguyên tắc chung đề xuất các biện pháp 53
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý và tính khoa học 53
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 53
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, thiết thực 53
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi 54
3.2.1 Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trường mầm non 54
3.2.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ 57
3.2.3 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo cho đội ngũ giáo viên và nhân viên trong trường mầm non huyện Nghĩa Hành 60
3.2.4 Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình-nhà trường-xã hội trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non 64
3.2.5 Chỉ đạo rà soát, sửa cữa đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non 66
3.2.6 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi 72
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 75
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 75
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 75
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 75
3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 75
3.4.4 Địa bàn khảo nghiệm và khách thể khảo nghiệm 75
3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 76
Tiểu kết Chương 3 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC PL1
Trang 92.8
Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và mức độ cần thiết của
các phương pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của
nhà trường
43
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng đến bảy mươi hai tháng tuổi, nhằm “Giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”
Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người Sự phát triển của trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai Giáo dục mầm non cần nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách thích hợp, với từng độ tuổi, sự phát triển của cơ thể
và khả năng thích ứng của trẻ
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục mầm non có những nhiệm vụ cơ bản sau đây: Không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp chăm sóc, giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; thu hút ngày càng nhiều trẻ em trong độ tuổi vào các loại hình chăm sóc, giáo dục trẻ thích hợp, trong đó nòng cốt là các nhà trẻ, trường mầm non nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non Trẻ ở độ tuổi mầm non cơ thể còn non nớt, sức khỏe đề kháng kém, tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh, cấu tạo và các chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và chịu đựng kém Sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường Vì vậy, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em
Trong mục tiêu chính của kế hoạch công tác năm học 2020 – 2021 của bậc học mầm non Tỉnh Quảng Ngãi triển khai là phải phấn đấu “Nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục mầm non trong năm học” và nhiệm vụ trọng tâm “Duy trì việc đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và an toàn tuyệt đối cho trẻ” Xây dựng môi trường giáo dục được thân thiện, toàn diện về vật chất và tinh thần, có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh tạo sự đồng thuận, cùng hướng về mục tiêu “Tất cả vì trẻ em và vì sự phát triển của nhà trường”
Những năm gần đây, tình hình dân số Tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Nghĩa Hành nói riêng tăng nhanh, vì vậy số lượng trẻ nhà trẻ có nhu cầu đến trường ngày càng nhiều, trường, lớp không đủ để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, dẫn đến sĩ số lớp quá đông Bên cạnh áp lực về sĩ số, bậc giáo dục mầm non đòi hỏi giáo viên phải có nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, yêu nghề mến trẻ mới đảm bảo
Trang 11chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Thực tế công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của giáo viên trong trường mầm non trong thời gian qua vẫn còn lỏng lẻo, chưa thật sự quan tâm chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Giáo viên thường quan tâm đến công tác giáo dục trẻ hơn là việc thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Tất cả những điều đó đã làm cho những nhà quản lý trường mầm non luôn bận tâm, lo lắng và tự nhận thức cần phải tăng cường một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường, tập trung nâng cao nhận thức về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, đổi mới quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; tăng cường các điều kiện phục
vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi tại các
trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
3 Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi tại các trường mầm non
công lập
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi tại các trường mầm
non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập về các mục tiêu, nội dung, điều
kiện phục vụ và phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Về không gian: Các trường mầm non của huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (luận văn khảo sát 10 trường, cách chọn mẫu là ngẫu nhiên)
- Về thời gian: Các số liệu tổng hợp và điều tra khảo sát được thu thập trong khoảng thời gian từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2022 - 2023
- Về chủ thể thực hiện biện pháp quản lý: Hiệu trưởng các trường Mầm Non trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Trang 125 Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi đã được thực hiện tương đối tốt nhưng còn một số hạn chế: Một số CBGV nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi, việc thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn chưa bám sát mục tiêu giáo dục; chưa có phương thức phối hợp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hiệu quả với gia đình, xã hội, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chưa đạt yêu cầu Trên cơ sở đánh giá xác đáng các hạn chế,
đế tài đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng từ 1 đến 3 tuổi tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi có tính cấp thiết và tính khả thi từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
và giúp trẻ phát triển theo chuẩn lứa tuổi
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ từ 1 đến 3 tuổi tại trường mầm non
6.2 Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 1 đến 3 tuổi tại các trường Mầm non công huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trường Mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
7 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài người nghiên cứu lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: các văn bản, sách chuyên khảo, tham khảo, tài liệu, báo cáo của nhà trường, của Phòng giáo dục, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài Phân tích, tổng hợp và khái quát tài liệu
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của 10 trường mầm non huyện Nghĩa Hành để làm rõ thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của địa phương
- Phương pháp quan sát: Tham dự một số buổi, một số hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo của giáo viên, nhân viên và một số buổi họp của nhà trường về nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng tại một số trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên của các trường mầm non để trao đổi các nội dung có liên
Trang 13quan đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả điều tra
8 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến
3 tại trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3
tuổi tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3
tuổi tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Giáo dục mầm non đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng và vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân, được sự quan tâm của Đảng nhà nước trong việc đầu tư chăm lo cho giáo dục mầm non Nghiên cứu về giáo dục mầm non và quản lý giáo dục mầm non, tăng cường nghiệp vụ quản lý và tăng cường năng lực quản lý của các trường mầm non đã được quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và một số Luận văn Thạc sĩ, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về giáo dục mầm non và đặc biệt là về đề tài chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như:
Trong bài viết của Tiến sĩ Robert G Mayer đã nhấn mạnh “Tại sao phải đầu tư vào chương trình chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ những năm nhỏ tuổi, coi đây là một phần của chiến lược cơ bản, bởi vì cũng như trước khi xây dựng tòa nhà, ta cần xây dựng một cái nền bằng đá vững chắc trên cơ sở đó làm nền tảng xây nên toàn bộ công trình kiến trúc”
Trước khi một em bé vào trường tiểu học cũng cần cho nó một nền tảng tương tự Chính gia đình, cộng đồng và những giá trị văn hóa cộng đồng là những nhân tố tạo nên nền tảng đó Do đó ngay từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc sáu tuổi, trẻ em cần được sự đầu tư hỗ trợ phát triển thể chất, tinh thần và hiểu biết xã hội Việc giáo dục trẻ em trong những năm học ở nhà trường có thành công hay không một phần lớn là tùy thuộc vào những tảng đá làm nền tảng trong những năm phát triển trẻ thơ sau này”
Tác giả V.X.Mukhina với Tâm lý học mẫu giáo: Mukhina đã nghiên cứu về tâm
lý trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo nhằm giúp các nhà nghiên cứu đưa ra các biện pháp nhằm phát triển toàn diện cho trẻ dựa trên cơ sở tâm lý của trẻ Winhem Preyer với tác
phẩm Trí óc của trẻ em đã miêu tả chi tiết về sự phát triển của trẻ em trên phương diện
vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông qua cậu bé Alex Tác phẩm đã giúp chúng ta thấy rõ được quá trình phát triển của cậu bé Alex để từ đó đưa ra các hình thức nhằm phát triển toàn diện cho trẻ phù hợp với độ tuổi
Công trình nghiên cứu của A.V.Petrovski tập trung nghiên cứu điều kiện hình thành các kỹ năng hoạt động nói chung và kỹ năng hoạt động độc lập
Tác giả Erik Erikson với Trẻ em và xã hội nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em,
cách đối xử và giáo dục trẻ
Jonh.B.Watson với công trình Chăm sóc về tâm lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã
Trang 15nghiên cứu về tâm lý của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng Dựa vào
đó các nhà nghiên cứu về trẻ em có thể đưa ra các phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ ở các giai đoạn phát triển của trẻ
Các tác giả D.B.Encoonhin, V.V.Davudov nghiên cứu cụ thể về kỹ năng hành động với mô hình của trẻ đối với sự phát triển trí tuệ và các thao tác trí tuệ
A.B.Zaporojets với Cơ sở tâm lý học của giáo dục mẫu giáo tập trung nghiên
cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến khi sáu tuổi.[1]
Một số nhà tâm lý học Xô viết như: L.X.Vuwgotsxki, A.N.Lêônchiev đã nghiên cứu quá trình hình thành hành động trí tuệ ở trẻ em, nhờ đó đã phát hiện ra cơ chế chuyển từ hành động vật chất bên ngoài thành hành động trí tuệ bên trong và đặc điểm, các giai đoạn của sự hình thành các hành động trí tuệ ở trẻ em
Các công trình nghiên cứu của H.Valông đã dành mối quan tâm đến các vấn đề cảm xúc trong trí tuệ của trẻ và quá trình xã hội hoá các năng lực trí tuệ Qua đó ta có thể thấy được các giai đoạn phát triển nhân cách nói chung và trí tuệ nói riêng
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Đối với bậc học mầm non việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là điều kiện cần thiết để giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện Xác định được tầm quan trọng của việc chăm sóc và giáo dục trẻ em Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số văn bản pháp quy về chăm sóc, nuôi dưỡng như: Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng (CLQGDD) giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 22/02/2012 Bản Chiến lược
đã đề ra mục tiêu tổng quát là "Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về
số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.[17]
Nếu như nội dung chăm sóc nuôi dưỡng ở chương trình Chăm sóc giáo dục trước kia chỉ được coi như là một bộ phận, một nội dung để hỗ trợ cho các hoạt động học tập của trẻ ở trường mầm non thì trong Chương trình Giáo dục mầm non được ban hành theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe đã được quan tâm và coi đó như là một nhiệm vụ chính song song với nhiệm vụ giáo dục trẻ trong các trường mầm non và đây cũng là một trong những nội dung quyết định sự thành công của chương trình Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2021 ban hành Quy định về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non đã hướng dẫn cụ thể về công tác chăm sóc, giáo dục sức khỏe, đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.[9] Các vấn đề về quản lý giáo dục, quản lý giáo dục mầm non đã được nhiều nhà
Trang 16khoa học trong nước nghiên cứu:
Trần Kiểm (1997), Quản lí giáo dục nhà trường, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.[18]
Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh (2002), Một số vấn đề quản lý giáo dục Mầm non, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.[10]
Trần Đình Vang - Một số vấn để về quản lý trường mầm non, Đại học sư phạm
Có thể nhận thấy, qua sự khái lược về một số công trình nghiên cứu lý luận, thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước đã có những nghiên cứu về tâm, sinh lý trẻ em lứa tuổi mầm non và sự phát triển tâm, sinh lý thông qua hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Tuy nhiên trên thực tế, số công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non còn hạn chế Đặc biệt, cho đến nay chưa có công trình
Trang 17nghiên cứu nào đề cập đến biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi Vì vậy, đề xuất quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi là có tính cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của bậc học mầm non
1.2 Khái niệm chính của đề tài
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục
a Quản lý
Có nhiều cách định nghĩa khái niệm quản lý khác nhau tùy theo cách tiếp cận khác nhau Nhìn chung, quản lý là một khái niệm gắn với quyền lực ở một mức độ nhất định Trong Từ điển tiếng Việt có nêu: Quản lý là “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” Khái niệm này tương đồng với các khái niệm chỉ đạo, điều hành, điều khiển Khái niệm quản lý ở đây là muốn nói đến quản lý con người
Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công Hợp tác lao động trong một
tổ chức nhất định Sự phân công, hợp tác lao động đó nhằm đạt hiệu quả và năng suất lao động cao hơn, do vậy cần có người đứng đầu, chỉ huy, phối hợp điều hành, kiểm tra, điều chỉnh…Chính vì vậy, người ta quan niệm quản lý là một thuộc tính lịch sử
vì nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, thường xuyên biến đổi, nó là hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm
Có nhiều quan niệm về quản lý tùy thuộc vào các cách tiếp cận khác nhau Chính
từ sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về các khái niệm “Quản lý”
Theo Harold Koontz và cộng sự: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường, mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”
Theo F.W Taylor: “Quản lý là biết chính xác các điều bạn muốn người khác làm
và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”
Những tài liệu mới nhất của Trung tâm quản lý chất lượng quốc tế IQC quan niệm quản lý là: Những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu Muốn định hướng và kiểm soát được quá trình tiến tới mục tiêu thì nhà quản lý phải viết ra những điều sẽ làm; Làm theo những điều đã viết; Viết lại những điều đã làm Sau đó đem so sánh và tìm ra những sai lệch trong quá trình tiến tới mục tiêu, điều chỉnh các sai lệch nếu có để đạt được mục tiêu
Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình xây dựng
lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra, nó thường phụ
Trang 18thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người Chẳng hạn:
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa về quản lý là: Quá trình tác động có chủ hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) - trong một tố chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình [13]
Theo Giáo sư.Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [23]
Từ những quan niệm về quản lý nêu trên ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có
tổ chức, có hướng đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trên cơ sở biết sử dụng có hiệu quả các tiềm năng Các cơ hội của bộ máy để đạt được mục tiêu đặt
ra trong điều kiện biến động của môi trường
Như vậy, “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật” và “hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật của Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi; chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất”
* Các chức năng của quản lý:
- Chức năng lập kế hoạch:
Là đặt ra một chương trình hành động cho một bộ máy Bởi vì để đạt tới mục
tiêu, bộ máy nào cũng xác định cho mình các bước đi (công việc cụ thể) tiến tới mục
tiêu Trong từng bước đi có mục tiêu cụ thể, còn được gọi là mục tiêu thành phần Cùng với chức năng lập kế hoạch trong quản lý còn có các chức năng sau:
- Chức năng tổ chức:
Đây là chức năng sắp xếp bố trí bộ máy theo một trật tự nhất định Ở chức năng
này bao gồm hai công việc chính: sắp xếp mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy
và bố trí sắp xếp con người như bổ nhiệm, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng con người phù hợp với yêu cầu công việc và phù hợp với chức năng, năng lực sở trường công tác
- Chức năng chỉ đạo, điều hành thúc đẩy:
Trong quản lý để đạt được mục tiêu, nhà quản lý phải có tác động để chỉ đạo điều hành, điều chỉnh những hoạt động của bộ máy Đó chính là những mệnh lệnh, quyết định
- Chức năng kiểm tra điều chỉnh:
Đây là chức năng nhhằm giúp cho nhà quản lý nắm được các hoạt động của bộ máy Mặt khác thông qua việc kiểm tra - thanh tra, nhà quản lý kịp thời có những điều
chỉnh cho phù hợp
- Chức năng dự báo:
Trong chức năng này đòi hỏi nhà quản lý phải có khả năng lường trước sự phát triển của các sự vật (của bộ máy) Tuy nhiên trong thực chất, chức năng này nằm ngay
Trang 19trong chức năng lập kế hoạch
Trong những chức năng trên, mỗi chức năng đảm nhận vị trí, vai trò nhất định, song giữa các chức năng này luôn có những mối quan hệ qua lại, mật thiết Điều này
đòi hỏi nhà quản lý phải biết quan tâm coi trọng đều tới tất cả các chức năng Có như
vậy mới chỉ đạo thực hiện đạt mục tiêu đề ra
b Quản lý giáo dục
* Khái niệm quản lý giáo dục có nhiều cách giải thích khác nhau:
Theo tác giả M.I.Kondacov: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hóa, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng
Theo P.V Khuđôminxki: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch,
có ý thức và mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài hòa của họ
Trần Kiểm cho rằng: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo
sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em
Theo Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh.[14]
Ta có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống được quản lý vận hành theo đường lối giáo dục và nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất
1.2.2 Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Chăm sóc trẻ là hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục theo dõi quá trình phát triển của trẻ nhỏ
Nuôi dưỡng trẻ là nuôi nấng, chăm sóc để trẻ khoẻ mạnh về thể chất và phát triển toàn diện về trí não
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non là hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triền toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách cho trẻ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ
Trang 20vào học lớp một tiểu học
- Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng
1.2.3 Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
Quản lý về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, công tác phối hợp, điều kiện hỗ trợ, kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non
1.3 Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi tại các trường mầm non
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 1 đến 3 tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2019)
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực
và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời ( số 01/VBHN-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục mầm non)
Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non nhằm giúp trẻ khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thích nghi với chế
độ sinh hoạt, thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ, có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo an toàn của bản thân
1.3.2 Nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.(Điều 24, Luật giáo
Trang 21a Chăm sóc dinh dưỡng
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hằng ngày của mỗi con người Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực Trẻ em nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ phát triển về thể chất và trí tuệ Ngược lại, nếu nuôi dưỡng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển trí tuệ của trẻ Bên cạnh đó, dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ Khi thiếu dinh dưỡng tạm thời, cơ thể trẻ phát triển chậm lại và tình trạng đó có thể phục hồi khi lượng thức
ăn đưa vào đầy đủ và cân đối Nếu tình trạng dinh dưỡng không hợp lý kéo dài sẽ cản trở quá trình phục hồi của trẻ Do đó việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm cần thiết
Tầm quan trọng của dinh dưỡng hợp lý những năm đầu đời và sự liên quan giữa dinh dưỡng với khả năng nhận thức của trẻ em trước mắt cũng như lâu dài là rất rõ ràng Trẻ em thiếu dinh dưỡng trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng không tốt đến mức độ phát triển và kết quả học tập hiện tại cũng như sau này
Vì vậy, việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng cho trẻ tại trường mầm non sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực cũng như trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non
- Hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non được thể hiện qua các nội dung sau:
+ Xây dựng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ mầm non đảm bảo về:
Nhu cầu về năng lượng: Hằng ngày cơ thể của trẻ cần có đủ năng lượng cho chuyển hóa cơ bản như các hoạt động trao đổi chất của tế bào, tái tạo mô của cơ thể, duy trì thân nhiệt, tăng trưởng, tiêu hóa thức ăn và hoạt động thể lực
Nhu cầu về chất đạm (protein) là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể trẻ, protein đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành ruột
Trang 22vào máu và từ máu đến các mô của cơ thể và qua mạng tế bào
Nhu cầu chất béo: là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần ăn của trẻ
Nhu cầu về đường bột (glucid) có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ Nhu cầu về chất khoảng gồm cali, sắt kẽm Calci giúp cơ thế trẻ hình thành hệ xương và răng vững chắc Sắt cần cho sự tạo máu tham gia vào nhiều thành phần các men quan trọng trong cơ thể Kẽm là vi chất dinh dưỡng tham gia vào cấu trúc enzym, điều hòa các hoạt động của các phản ứng sinh học, nhất là sinh tổng hợp protein ảnh hưởng tới các quá trình tăng trưởng tiêu hóa và miễn dịch
Nhu cẩu về vitamin bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP
+ Xây dựng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ mầm non được thể hiện qua việc
xây dựng nhu cầu dinh dưỡng cụ thể:
Trường mầm non phân công nhiệm vụ cho một cán bộ quản lý phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, chịu trách nhiệm về xây dựng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ thông qua các nguồn thực phẩm để chế biến món ăn cho trẻ phải đảm bảo về nhu cầu năng lượng cho cơ thể trẻ nếu cung cấp không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ em, nếu cung cấp vượt quá nhu cầu sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì Vậy nhu cầu cần cho trẻ phải đảm bảo
Sắt đảm bảo nhu cầu
Tuổi Nhu cầu sắt (mg/ngày) theo giá trị
sinh học của khẩu phần
Nhu cầu kẽm theo lứa tuổi của trẻ
Nhu cầu kẽm (mg/ngày) Với mức hấp thu tốt Với mức hấp thu vừa Với mức hấp thu kém
Nhu cầu Vitamin B1 (mg/ngày)
Nhu cầu Vitamin B2 (mg/ngày)
Nhu cầu Vitamin PP (mg/ngày)
Trẻ 3-6 tuổi nhu cầu năng lượng (Kcal) cần là 1470;
Chất đạm protein đối với trẻ 1-5 tuổi 12-15% Chất béo (lipid) đối với trẻ
Trang 231-3 tuổi 35-40 năng lượng tổng số và đạt 20 – 25% ở nhóm 4-6 tuổi
Chọn những thực phẩm Gạo, bún, miến, phở, khoai để bố sung đường bột (glucid) cho trẻ
Định lượng dinh dưỡng về chất khoáng nhu cầu xác định về calci
Từ 1-3 tuổi nhu cầu Calci (mg/ngày) là 500, nhu cầu Phospho (mg/ngày) là 460;
Từ 4-6 tuổi nhu cầu Calci (mg/ngày) là 600, nhu cầu Phospho (mg/ngày) là 500 Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường cần phải có kế hoạch và ra quyết định thành lập tổ kiểm tra giám sát gồm Hiệu trưởng, các tổ trưởng, thanh tra nhân dân, chủ tịch công đoàn kiểm tra hằng tuần, hằng tháng về công tác xây dựng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ thông qua bảng tính định lượng khẩu phần ăn theo thực đơn món ăn, thực phẩm hằng tuần, hằng tháng tại các trường mầm non
+ Chăm sóc và chế độ ăn của trẻ mầm non
Chế độ ăn đảm bảo lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ trong 1 ngày: Gạo 300g, thịt (cá, tôm) 200g, sữa 400-500g, dầu mỡ 40g, rau xanh 120-150g, quả chín 200-300g/ngày
200-+ Thực hiện chăm sóc và chế độ ăn của trẻ mầm non
Thực hiện chăm sóc và chế độ ăn của trẻ mầm non bắt đầu từ khâu mua các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng đến khâu chế biến Đối với trẻ từ 3-5 tuổi nhà trường chế biến món ăn theo ý thích của trẻ, thường xuyên thay đối món ăn và cách chế biến
để bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng Chế biến từ mềm đến cứng để trẻ quen dần Cán bộ phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng chịu trách nhiệm xây dựng thực đơn ngày đảm bảo lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ Giao nhiệm vụ cho giáo viên tại các lớp thường xuyên cho trẻ uống nước trong ngày để giúp trẻ tiêu hóa tốt;
Kiểm tra thực đơn hằng ngày, hằng tuần về chế độ ăn của trẻ, kiểm tra cách chế biến món ăn của nhân viên nấu ăn, kiểm tra việc thay đổi món ăn thông qua thực đơn tuần
+ Xây dựng và tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ mầm non đảm bảo:
Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm gồm 8 nhóm:
Nhóm 1: Lương thực gạo, ngô, khoai, sắn
Nhóm 7: Nhóm rau, củ quả khác như su hào, củ cải
Nhóm 8: Nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp chất béo Cho trẻ uống đủ
Trang 24nước chín hằng ngày
Đảm bảo sự phân bố năng lượng hợp lý giữa các bữa ăn ở nhà và ở trường
+ Cán bộ phụ trách thực hiện xây dựng thực đơn cho trẻ hằng ngày đảm bảo tối thiểu 10 loại thực phẩm Giáo viên thực hiện cho trẻ uống đủ nước chín hằng ngày là 50ml – 100ml/cân nặng/ngày
+ Nhà trường tổ chức kiểm tra hằng ngày, tuần, tháng để xây dựng thực đơn bữa
ăn cho trẻ của cán bộ phụ trách và nước uống cho trẻ đối với giáo viên
Chăm sóc bữa ăn cho trẻ: Chuẩn bị và chăm sóc trước bữa ăn, chăm sóc trong bữa ăn, chăm sóc sau bữa ăn
Chuẩn bị và tiến hành chăm sóc trước bữa ăn: Giáo viên cần kê bàn ghế ngay ngắn, sao cho khoảng cách các bàn đủ rộng cho trẻ đi lại dễ dàng, ở vị trí sao cho giáo viên bao quát được cả lớp Chuẩn bị một bàn, một khăn lau bàn riêng để giáo viên chia thức ăn Chuẩn bị khăn lau miệng cho trẻ, giáo viên phải rửa tay sạch trước khi chia thức ăn cho trẻ và tổ chức cho trẻ đi vệ sinh rửa tay theo từng bàn Giáo viên chia thức
ăn cho trẻ tại bàn chia rồi mới được đưa ra bàn cho trẻ
Chăm sóc trong bữa ăn: Giáo viên giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng thông qua các món ăn đến trẻ, nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, hướng dẫn trẻ mời giáo viên và các bạn cùng ăn, hướng dẫn trẻ cầm thìa tay phải Giáo viên bao quát giờ ăn, quan sát, nhắc nhỡ, động viên trẻ ăn ngon, nếu trẻ đang ăn mà khóc, buồn ngủ, giáo viên phải tạm dừng cho trẻ ăn, để trẻ nín và tỉnh ngủ mới cho ăn tiếp
Chăm sóc sau bữa ăn: Sau khi trẻ ăn xong giáo viên hướng dẫn trẻ dùng khăn lau miệng và rửa tay sạch sẽ
Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra giờ ăn ở các lớp về tổ chức chăm sóc bữa ăn đối với trẻ để đánh giá công tác chuẩn bị của giáo viên, hình thức tổ chức của giáo viên,
nề nếp ăn của trẻ, kiểm tra thức ăn so sánh với thực đơn, kiểm tra nhiệt độ của thức ăn,
vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ phục vụ bữa ăn cho trẻ
Đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn ở nhà trường: Bếp ăn phải xây dựng theo quy chuẩn của bếp ăn một chiều, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh
an toàn thực phẩm Nhân viên nấu ăn phải được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phải có giấy chứng nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và được khám kiểm tra sức khỏe định kỳ Đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp cho học sinh phải là thực phẩm tươi, sạch, đạt hiệu quả tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo về chất lượng Phải đảm bảo quy trình sơ chế nấu nướng, chia thực phẩm đạt tiêu chuẩn
vệ sinh, thực phẩm không bị mất chất khi sơ chế Phải đảm bảo công tác lưu mẫu thức
ăn hằng ngày Ghi chép số sách bếp ăn đầy đủ
Thực hiện bếp ăn theo quy trình một chiều, hằng năm nhà trường gửi tờ trình đề nghị trung tâm y tế kiểm tra để cấp quyết định đạt chuẩn Đầu năm học nhà trường
Trang 25phối hợp với trung tâm y tế để tổ chức cho tất cả nhân viên nấu ăn được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khỏe 2 lần/năm Tổ chức hợp đồng với công ty cung cấp thực phẩm tươi, sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo tính pháp lý Tổ chức quy trình sơ chế, chế biến, phân phối theo một chiều, sau khi phân chia thức ăn xong thực hiện lưu mẫu thực phẩm theo ba bước, ghi chép vào sổ đánh giá thực phẩm, sổ lưu mẫu thức ăn
Ban giám hiệu cùng với y tế học đường tại các trường mầm non kiểm tra bếp ăn thường xuyên để đánh giá chất lượng thực phẩm, quy trình chế biến, lưu mẫu thực phẩm, cập nhật hồ sơ bếp ăn, kiểm tra các điều kiện của nhân viên nấu ăn kịp thời tập huấn cho nhân viên nhà bếp về vệ sinh an toàn thực phẩm
Hoạt động thể lực hợp lý: Ngoài việc có một chế độ ăn cân đối, đa dạng, trẻ
em cần có chế độ hoạt động thể lực hợp lý giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần
Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời hằng ngày tiếp xúc với ánh nắng
để giúp trẻ hấp thu vitamin D, giúp cho hệ xương phát triển khỏe mạnh Tham gia vào hoạt động vui chơi, hoạt động phát triển thế chất giúp trẻ có hệ xương, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn khỏe mạnh, phòng chống thừa cân, béo phì
Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch kiểm tra giáo viên về tổ chức các hoạt động thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày để đánh giá kết quả phòng chống trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng tại lớp
+ Theo dõi trẻ ngủ: Trong thời gian trẻ ngủ, cô phải thường xuyên có mặt để theo dõi trẻ, nhắc nhở trẻ không được nói chuyện, không để trẻ úp mặt vào gối hoặc trùm chăn kín, sửa lại tư thế để trẻ ngủ thoải mái
+ Khi trẻ ngủ: Về mùa hè nếu dùng quạt điện chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa,
từ phía chân trẻ Mùa đông chú ý đắp chăn ấm cho trẻ, không nên để trẻ mặc quá nhiều quần áo Cho phép trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu
+ Chăm sóc sau khi trẻ ngủ dậy: Giáo viên không nên đánh thức trẻ dậy đồng loạt, trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến trẻ khác và sinh hoạt của lớp Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi
Trang 26- Hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ tại các trường mầm non được thể hiện qua các hình thức sau:
+ Chuẩn bị trước khi trẻ ngủ: Khi đã ổn định chỗ ngủ, cô giáo hát hoặc cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ Với những trẻ khó ngủ,
cô gần gũi, vỗ về trẻ, giúp trẻ yên tâm, dễ ngủ hơn
+ Khi trẻ ngủ: Giáo viên thường xuyên quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ ngủ
+ Chăm sóc sau khi trẻ ngủ dậy: Sau khi trẻ dậy hết, cô hướng dẫn trẻ tự làm các công việc vừa sức với trẻ như cất gối, chiếu Có thể chuyển dần từ trạng thái ngủ sang hoạt động khác bằng cách cho trẻ hát một bài hát hoặc âu yếm nói chuyện với trẻ, hỏi trẻ mơ thấy gì Cô bật đèn, mở cửa sổ từ từ Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn bữa xế
+ Thời gian tổ chức hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ tại trường mầm non được tiến hành: Khoảng 150 phút
Kiểm tra hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ của giáo viên tại các trường mầm non để đánh giá kết quả tổ chức chăm sóc trẻ chuẩn bị ngủ, trẻ ngủ và sau khi ngủ dậy
có đảm bảo về nội dung, hình thức và thời gian quy định
c Chăm sóc vệ sinh
Vệ sinh cá nhân là tổng hợp các biện pháp nhằm bảo vệ và củng cố sức khoẻ cho trẻ Chăm sóc vệ sinh đúng cách có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển bình thường cơ thể trẻ em Thường xuyên dạy trẻ trong những hoạt động hằng ngày có thể tạo cho trẻ những thói quen tốt trong cuộc sống
Hoạt động chăm sóc vệ sinh trẻ tại các trường mầm non bao gồm các nội dung sau:
Vệ sinh cá nhân trẻ: Vệ sinh rửa tay, rửa mặt; Vệ sinh khi trẻ đi vệ sinh; Vệ sinh da
Tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh trẻ tại các trường mầm non
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh cá nhân
+ Khi trẻ rửa tay, rửa mặt: Chuẩn bị đủ dụng cụ cho trẻ rửa tay: Thùng có vòi hoặc vòi nước vừa tầm tay trẻ (nếu đựng nước vào xô hay chậu thì phải có gáo dội), xà phòng rửa tay, khăn khô, sạch để lau tay, xô hay chậu để hứng nước bẩn Chuẩn bị đầy
đủ khăn mặt đảm bảo vệ sinh (một khăn mặt/trẻ) Chuẩn bị đủ bô, xô, chậu Chuẩn bị đầy đủ quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi cần miết, nhất là về mùa đông
+ Khi trẻ đi vệ sinh: Chuẩn bị giấy vệ sinh cho trẻ dùng, giấy vệ sinh đảm bảo mềm, sạch sẽ phù hợp với trẻ Lau rửa sạch sẽ cho trẻ sau khi đi vệ sinh Chuẩn bị đầy đủ nước cho trẻ giội sau khi đi vệ sinh Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, không hôi khai, không trơn trượt, không ứ đọng nước bẩn sau khi trẻ đi tiểu tiện cũng như đại tiện
- Giám sát và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân
+ Vệ sinh da
Trang 27Vệ sinh mặt mũi
Giáo viên hướng dẫn và giám sát trẻ tự lau mặt sạch sẽ tại các thời điểm trước và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn Khi dạy trẻ lau mặt cần hướng dẫn trẻ chuyển dịch khăn sao cho da mặt của trẻ luôn luôn được tiếp xúc với phần khăn sạch Mùa rét phải chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau, phải dạy trẻ rửa mặt đúng cách theo quy trình bảy bước
Trường hợp trẻ mới chuyển lớp, trẻ mới vào lớp, cô hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác rửa tay cho trẻ và cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ dưới sự giúp đỡ của cô
Vệ sinh răng miệng
Thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước và súc miệng sau khi ăn
Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình để dạy trẻ tập đánh răng ở nhà Tuyên truyền cho phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt Khám răng định kỳ để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp thời Tập cho trẻ có thói quen ngậm miệng khi ngủ, thở bằng mũi để miệng và răng không bị khô, răng khó sâu
Vệ sinh quần áo, giày dép
Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt Khi trẻ bị nôn, đại, tiểu tiện ra quần áo hoặc khi mồ hôi ra nhiều, cô cần thay ngay cho trẻ Cởi bớt quần áo cho trẻ khi trời nóng, hoặc mặc thêm khi trời lạnh
Để chống nhiễm lạnh đôi chân của trẻ, ngoài đôi dép hay giày trẻ đi ngoài lớp, cần có thêm một đôi dép sạch cho trẻ đi trong lớp
Cô nhắc cha mẹ của trẻ đưa đầy đủ tất, quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết Nên cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ hôi Nên dùng loại giày dép hơi rộng hơn so với chân trẻ, dép mềm mỏng, nhẹ, dễ cởi, có quai sau cho trẻ
dễ đi
Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh
Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cho bản thân, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ Nhắc trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh
- Kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ của giáo viên tại các trường mầm non
d Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn
Hoạt động chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non là nhiệm vụ quan trọng đặt lên hàng đầu trong hệ thống các nhiệm vụ chăm sóc
Trang 28nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Đây là nội dung quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng trường mầm non
- Tổ chức cân đo cho trẻ ba lần trong một năm học và theo dõi sự phát triển của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng Phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì
- Vệ sinh môi trường lớp học tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, thân thiện, an toàn cho trẻ hoạt động
- Khám sức khoẻ, xổ giun định kỳ cho trẻ một năm hai lần
- Phòng tránh các bệnh thường gặp Theo dõi tiêm chủng
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp
- Kết hợp chặt chẽ với gia đình chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ Thực hiện hoạt động chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non
Xây dựng kế hoạch phối hợp với trung tâm y tế huyện khám sức khỏe tổng quát khi trẻ vào trường mầm non và phối hợp với trung tâm y tế xã khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm vào tháng 09 và tháng 3 của năm học, tổ chức xổ giun cho trẻ 2 lần/năm, nhân viên y tế tổ chức cân đo cho trẻ 3 lần/năm Sau khi khám sức khỏe, xổ giun, cân đo nhân viên y tế và giáo viên cập nhật hồ sơ theo dõi sức khỏe của trẻ Y tế học đường và giáo viên tại lớp có kế hoạch thực hiện phòng chống trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân béo phì
Vệ sinh môi trường lớp học tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, thân thiện, an toàn cho trẻ hoạt động: Thực hiện vệ sinh môi trường, lớp học thường xuyên hằng ngày, giáo viên thực hiện trang trí phong phú, phù hợp theo chủ đề tạo môi trường thân thiện với trẻ
Khám sức khoẻ, xổ giun định kỳ cho trẻ một năm hai lần: Phối hợp với trung tâm
y tế tổ chức khám sức khoẻ, xố giun cho trẻ vào tháng 9 và tháng 3 của mỗi năm học, mỗi lần khám tổng hợp phân loại kết quả để có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ tiếp theo cho trẻ
Phòng tránh các bệnh thường gặp Theo dõi tiêm chủng, phòng tránh các bệnh thường gặp cho trẻ như bệnh Tay-Chân-Miệng, sốt xuất huyết, dịch mắt đỏ, thuỷ đậu…cho trẻ tại trường, lập hồ sơ theo dõi bệnh và theo dõi tiêm chủng đối với trẻ + Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc, tai nạn Phòng chống các dịch bệnh: Chỉ đạo bộ phận y tế học đường thực hiện tốt việc theo dõi và báo cáo dịch bệnh, xử lý theo đúng quy định khi dịch bệnh xảy ra ở trường, thực hiện chế độ vệ sinh, khử trùng theo kế hoạch của y tế học đường Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh như Tay chân, miệng, cúm, sốt xuất huyết, thuỷ đậu… Hằng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ Kiểm tra hồ sơ giáo viên, hồ sơ trẻ, hồ sơ y tế, hồ sơ bán trú hàng tháng
Trang 29- Thực hiện bản vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích thường gặp cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non
+ Tạo môi trường an toàn cho trẻ:
An toàn về thể lực sức khoẻ: Nhà trường giao nhiệm vụ cho giáo viên thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đầy đủ, vệ sinh phòng chống bệnh tật cho trẻ trong thời gian
ở trường Nhân viên nấu ăn chế biến món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước sử dụng đảm bảo vệ sinh, trang bị đủ cho mỗi lớp một tủ thuốc y tế có đầy
đủ đồ dùng sơ cứu
An toàn về tâm lí: Tạo cảm giác an toàn cho trẻ khi đến trường, lớp mầm non Giáo viên thương yêu và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ, phải thật sự yêu mến trẻ như con của mình, giáo viên dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở lớp, trường, cô tin tưởng rằng cô yêu trẻ Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ Đặc biệt quan tâm chăm sóc trẻ mới đến lớp và các trẻ có nhu cầu đặc biệt
An toàn về tính mạng: Không để xảy ra tai nạn và thất lạc trẻ, đồ chơi trong nhà trường đảm bảo an toàn Phòng học đảm bảo đủ ánh sáng Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp Đảm bảo đồ dùng đồ chơi sạch sẽ Nhà vệ sinh phù hợp với lứa tuổi, tránh để sàn nhà bị trơn gây trượt, các bể chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín Không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ
Thường xuyên kiểm tra môi trường đối với các trường mầm non như: Kiểm tra
về môi trường vật chất và khu vui chơi đảm bảo an toàn Kiểm tra kiến thức hiểu biết của giáo viên về an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và trẻ được giáo dục
về an toàn để phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp Kiểm tra sự giám sát, trông trẻ của cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi
Nhà trường luôn phối kết hợp chặt chẽ với gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
+ Phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn: Phòng tránh trẻ thất lạc và tai nạn gồm đề phòng trẻ bị lạc, đề phòng dị vật đường thở Phòng tránh đuối nước, phòng tránh cháy bỏng, phòng tránh ngộ độc, phòng tránh điện giật, phòng tránh vết thương
do các vật sắc nhọn, phòng tránh tai nạn giao thông, phòng tránh động vật cắn
+ Thực hiện phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp:
Đề phòng trẻ lạc: Giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ người của gia đình trẻ Thường xuyên đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài lớp trong các hoạt động ngoài trời hoặc tham quan Bàn giao số trẻ khi giao ca Giáo viên phải ở tại lớp cho đến khi trả hết trẻ Chỉ trả trẻ cho cha mẹ trẻ, cho người lớn được ủy quyền, không trả trẻ cho người lạ
Đề phòng dị vật đường thở: Giáo viên không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có
Trang 30thể cho vào miệng mũi Khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn Giáo viên lồng ghép vào giờ ăn giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói chuyện Không ép cho trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc Bồi dưỡng cho giáo viên cách phòng tránh dị vật đường thở cho trẻ và có một số kỹ năng đơn giản giúp trẻ loại bỏ dị vật đường thở ra ngoài Khi xảy ra trường hợp bị dị vật đường thở, giáo viên, nhân viên y tế cần bình tĩnh sơ cứu cho trẻ, đồng thời báo cho gia đình và đưa trẻ tới nơi gần nhất để cấp cứu cho trẻ
Phòng tránh đuối nước: Nhà vệ sinh trong lớp học không sử dụng các dụng cụ chứa nước Giáo viên thường xuyên giám sát trẻ khi trẻ đi vệ sinh Phối hợp với cha
mẹ trẻ khi đưa trẻ đến trường và từ trường về nhà, nếu phải qua những nơi nguy hiểm như ao, hồ, sông, suối phải có người lớn dắt và luôn để mắt đến trẻ
Phòng tránh cháy bỏng: Giáo viên thực hiện kiểm tra thức ăn, nước uống trước khi cho trẻ ăn uống Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng Không để trẻ
đi theo cô đến bếp ăn, để những vật nóng xa tằm tay của trẻ, cô giáo giáo dục cho trẻ biết những đồ vật và nơi nguy hiểm Phối hợp tuyên truyền với cha mẹ trẻ không cho trẻ đến gần nơi đun bếp gas, bếp củi nồi canh hoặc phích nước còn nóng, không để trẻ nghịch diêm, bật lửa và các chất gây cháy, bỏng; để diêm, bật lửa, nến, đèn dầu, bàn là
xa tầm với của trẻ hoặc nơi an toàn đối với trẻ
Phòng tránh ngộ độc: Trong nhà trường không được dùng than tổ ong, bếp củi đang đun hoặc bếp than đang ủ gần nơi sinh hoạt của trẻ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, không dùng chất phụ gia trong chế biến món ăn cho trẻ Phối hợp tuyên truyền phụ huynh không cho trẻ chơi đồ chơi có hoá chất, không cho trẻ tiếp xúc với thuốc trừ sâu, không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hoả….trong
vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon bia, chai dầu ăn, cốc
Phòng tránh vết thương do vật sắt nhọn: Trong lớp học tuyệt đối không để những vật sắt nhọn, loại bỏ những vật sắt nhọn khỏi nơi vui chơi của trẻ, giáo viên giáo dục cho trẻ thông qua giờ chơi về sự nguy hiểm của những vật sắt nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt
Phòng tránh tai nạn giao thông: Thông qua các hoạt động học giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ về an toàn giao thông như đi bộ phải đi bên phải trên trên vỉa hè, ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm Phối hợp tuyên truyền với phụ huynh khi cho trẻ đi bộ dắc trẻ đi trên vỉa hè, đi phía bên tay phải để tạo thói quen cho trẻ, đưa đón trẻ bằng xe đạp, xe máy, không để cho trẻ dưới 15 tuổi chở em đi học bằng phương tiện giao thông, khi tham gia giao thông phải trong tình trạng thật tỉnh táo và không chở trẻ quá tải
Phòng tránh động vật cắn: Tuyên truyền cho phụ huynh không cho trẻ đến gần chó, hoặc mèo lạ, ở nhà có chó thì xích hoặc đeo rọ mõm cho chó, không để trẻ chơi
Trang 31gần các bụi rậm để phòng rắn cắn, ong đốt
+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về cách phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp Thường xuyên kiểm tra giáo viên, kiểm tra lớp học, giờ chơi, chơi ở ngoài trời, chơi ở trong lớp, giờ học, giờ ăn, giờ ngủ, giờ vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường học
1.3.3 Hình thức, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
- Hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
+ Tổ chức hoạt động trong phòng nhóm: cho trẻ ăn hoặc chơi theo nhóm để cô quan sát và chăm sóc phù hợp với từng nhóm trẻ khác nhau
+ Tổ chức hoạt động cá nhân: có những cá nhân đặc biệt khó về chăm sóc thì chúng
ta có tể đưa ra hoạt động riêng để giup trẻ có thể phát triển toàn diện về mọi mặt
+ Tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ: Tùy theo tình hình thực tế có thể chia ra nhiều nhóm nhỏ để cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng được đảm bảo và giúp trẻ phát triển tốt nhất
+ Tổ chức hoạt động theo nhóm lớn
- Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
+ Phương pháp chia nhóm: nhóm cá nhân hoặc nhóm nhỏ
+ Phương pháp phối hợp: Phối hợp với gia đình để cùng tim ra những biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất
+ Phương pháp tuyên truyền: viết nhiều bài viết tuyên truyền về cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non để phát trên loa của trường hàng ngày cũng như gửi về các ban thôn ở địa phương về cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại gia đình
Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên chú trọng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ từ những hình thức này chúng ta có thể quan sát trẻ được rõ hơn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sẽ đạt được kết quả tốt nhất Thường xuyên khen trẻ để khích lệ động viên trẻ trong mọi hoạt động trong ngày để trẻ được phát triển toàn diện nhất
Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm
cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm lý, sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ
- Kết hợp chặt chẽ với gia đình chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ: Phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi ở nhà phối kết hợp
Trang 32chặt chẽ trong việc chăm sóc trẻ sau mỗi lần cân đo, khám sức khoẻ, xổ giun Phối hợp trong chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì Phối hợp trong công tác phòng chống các bệnh thường gặp, đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ tại gia đình Tuyên truyền hướng dẫn kiến thức chăm sóc bảo
vệ sức khoẻ cho trẻ đến các bậc cha mẹ có gửi con tại trường
1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
1.4.1 Quản lý kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình quản lý, đưa mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế hoạch có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất định của hệ thống quản lý
Lập kế hoạch được xem như phương pháp chuẩn bị trước để thực hiện một công việc Bản kế hoạch này cho thấy công việc phải làm gì và làm như thế nào, thời gian
cụ thể và ai là người thực hiện, kết quả dự kiến đạt được là gì,…Phát triển nhà trường theo đúng mục tiêu là nhiệm vụ của người quản lý trong quá trình lập kế hoạch Cán
bộ quản lý có nhiệm vụ phải xác lập được mục tiêu chung phát triển của nhà trường trên cơ sở định hướng đến việc phát triển toàn diện cho trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách, thích ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới Như vậy nhiệm vụ của người quản lý trước hết phải đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo
Nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ phải là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý
Nhiệm vụ của người quản lý phải đảm bảo và duy trì số lượng trẻ đến trường Phải có kế hoạch thu nhận trẻ hằng năm dựa trên cơ sở khả năng thực tế của nhà trường và nhu cầu gửi trẻ của các phụ huynh Mỗi quyết định của quản lý phải dựa trên kế hoạch và mục tiêu toàn diện của nhà trường, hay có thể nói kế hoạch là cơ sở cho mọi quyết định Kế hoạch là công cụ theo suốt quá trình quản lý của quản lý từ khi phát triển nhiệm vụ đến khi tổng kết đánh giá thực hiện công tác
Để thực hiện kế hoạch nhà trường, người quản lý phải thường xuyên trao đổi về mục tiêu, chương trình, kế hoạch, tiến trình của kế hoạch, xin ý kiến phê duyệt của cấp trên, tập thể sư phạm, các bậc phụ huynh Người quản lý không đơn độc ra quyết định,
vì một trong số các kỹ năng quản lý của người quản lý là kỹ năng thu thập thông tin và lắng nghe ý kiến của người khác
1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Xây dựng nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non là để quản lý, triển khai thực hiện tốt hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
Quản lý về xây dựng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ mầm non đảm bảo về:
Trang 33Nhu cầu về chất đạm (protein), nhu cầu chất béo, nhu cầu về đường bột (glucid), nhu cầu về chất khoáng, nhu cầu về vitamin
Quản lý thực hiện chăm sóc và chế độ ăn của trẻ mầm non
Quản lý xây dựng và tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ mầm non
Quản lý tổ chức chăm sóc bữa ăn cho trẻ
- Quản lý hoạt động chăm sóc dinh dưỡng trẻ:
+ Thực hiện nghiêm túc quy trình chế biến thức ăn theo nguyên tắc một chiều; + Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ cô nuôi, giáo viên;
+ Lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn đảm bảo chất lượng tốt cho sự phát triển của trẻ;
+ Quản lý thực hiện tính khẩu phần ăn hàng ngày đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, hợp lý, cân đối trên phần mềm dinh dưỡng;
+ Quản lý thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Ký cam kết mua thực phẩm
an toàn với các nhà cung cấp có hợp đồng trách nhiệm rõ ràng và có xác nhận của địa phương, các khâu chế biến đúng quy trình, thường xuyên lưu mẫu thực phẩm theo quy định Dụng cụ chế biến, ăn uống, phân chia được vệ sinh hàng ngày, khử trùng sạch sẽ + Quản lý việc chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ và cho trẻ uống nước đầy đủ, đặc biệt
là trong mùa hè, mùa đông cho trẻ uống nước ấm
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho nhân viên nuôi dưỡng, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận giám sát công tác nuôi dưỡng trong nhà trường, kết hợp với y tế học đường thường xuyên kiểm tra chất lượng nuôi dưỡng, kịp thời uốn nắn khắc phục thiếu sót
+ Thường xuyên rút kinh nghiệm, cải tiến cách chế biến món ăn cho trẻ
- Các điều kiện hỗ trợ: Bếp ăn phải đảm bảo theo quy trình một chiều, có đủ trang thiết bị phục vụ sơ chế, chế biến, phân phối Đồ dùng phục vụ chăm sóc dinh dưỡng phải đầy đủ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Chế độ chính sách cho nhân viên nấu ăn phải đảm bảo chế độ lương và bảo hiểm
1.4.3 Quản lý các hình thức, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
a Chăm sóc giấc ngủ trẻ tại các trường mầm non
Các hình thức, phương pháp chăm sóc giấc ngủ của trẻ tại các trường mầm non được giáo viên xây dựng trong kế hoạch hoạt động một ngày theo từng độ tuổi của trẻ
Trang 34tại các lớp Trên cơ sở kế hoạch hoạt động một ngày giáo viên tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ đảm bảo theo quy định
Quản lý hình thức, phương pháp chăm sóc giấc ngủ cho trẻ tại trường mầm non thông qua:
Kế hoạch tổ chức chăm sóc giấc ngủ của trẻ, công tác chuẩn bị trước khi trẻ ngủ, khi trẻ ngủ, sau khi trẻ ngủ dậy phải được tổ chức đảm bảo theo nội dung hoạt động và thời gian tiến hành Chuẩn bị đầy đủ chỗ ngủ, đồ dùng phục vụ giờ ngủ cho trẻ Trong thời gian tiến hành chăm sóc giấc ngủ cho trẻ giáo viên là người tổ chức hoạt động từ đầu cho đến khi trẻ ngủ dậy, trong suốt thời gian tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ giáo viên thường xuyên theo dõi trẻ
Kiểm tra đánh giá kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc giấc ngủ của giáo viên,
dự hoạt động tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ của giáo viên để đánh giá kết quả truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho trẻ, kiểm tra các điều kiện hỗ trợ phục vụ hoạt động
b Chăm sóc vệ sinh trẻ tại các trường mầm non
Giáo viên xậy dựng kế hoạch hoạt động một ngày tại lớp để thực hiện hoạt động chăm sóc vệ sinh trẻ Thông qua kế hoạch để xây dựng cho trẻ thói quen trong sinh hoạt hằng ngày tức là đã thỏa mãn một phần nhu cầu sinh hoạt của trẻ đó là điều kiện cần thiết cho sự phát triển tâm lý của trẻ
Quản lý các hình thức, phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ tại các trường mầm non thông qua kế hoạch hoạt động một ngày, giáo viên tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân sau khi tham gia hoạt động chơi, trước và sau khi tổ chức hoạt động ăn, sau khi ngủ dậy, khi đi vệ sinh Mua sắm đồ dùng phục vụ vệ sinh cho cô và trẻ để tạo điều kiện cho cô và trẻ thực hiện thường xuyên những quy định về vệ sinh
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ, kiểm tra
về thời gian, hình thức, phương pháp, nội dung thực hiện
Chẳng hạn: Hoạt động vệ sinh trước khi ăn, tiến hành trong 30 phút, cho các việc từng nhóm cất dần đồ chơi, lần lượt đi rửa tay, từng trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch
c Chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ tại các trường mầm non
Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ cơ bản của quản lý bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các trường mầm non Triển khai thực hiện quản lý về sức khỏe và các vấn đề liên quan đến sức khỏe, quản lý sức khỏe của trẻ, về phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ, về nguồn lực (con người, cơ sở vật chất, thông tin, kinh phí) Quản lý chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ bằng nhiều phương pháp tích cực, phù hợp như: Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ; Quản lý chặt chẽ trong mọi hoạt động; Tổ chức cho giáo viên học tập, nắm vững quy chế bảo vệ an toàn
Trang 35tuyệt đối cho trẻ và cam kết thực hiện; Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo yêu cầu an toàn, bổ sung sửa chữa kịp thời khi hư hỏng; Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên ở từng lớp
Thực hiện kiểm tra, giám sát: Giám sát đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn cho trẻ trong các trường mầm non
Đối tượng của giám sát việc chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là con người gồm ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên, phụ huynh Việc giám sát sẽ giúp đánh giá được giáo viên mầm non và các cá nhân liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thực hiện công việc của họ trong việc bảo vệ, phòng tránh tai nạn cho trẻ như thế nào Từ đó có giải pháp cụ thể giúp họ làm việc tốt hơn Quản lý chăm sóc sức khỏe bảo vệ toàn cho trẻ sẽ không đem lại kết quả nếu không coi trọng công tác giám sát Giám sát nhà trường đảm bảo về an toàn cho trẻ, đào tạo chứng chỉ của giáo viên, bảo mẫu về giáo dục mầm non, cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đảm bảo an toàn trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Thông qua giám sát các trường mầm non sẽ đáp ứng được yêu cầu chăm sóc và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ Kiểm tra công tác sức khỏe thông qua hồ sơ theo dõi cân đo, khám sức khỏe, hồ sơ y tế, theo dõi sức khỏe
d Phối hợp với gia đình, xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non được chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình, các nhà giáo dục và cộng đồng Trường mầm non chia sẻ trách nhiệm với gia đình, cộng đồng để thúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non, nhà trường tạo điều kiện để gia đình phối hợp thực hiện một số nội dung sau: Theo dõi sức khoẻ của trẻ theo định kỳ, phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, đóng góp tiền ăn và các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường, tạo môi trường an toàn về tình cảm đối với trẻ, tham gia lao động vệ sinh trường lớp trồng cây xanh tạo bóng mát xung quanh sân trường,…
Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng, thực hiện phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em trong nhà trường
Ngoài ra cần phối hợp với trung tâm y tế để thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, phòng chống dịch bệnh
1.4.4 Quản lý các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Huy động mọi nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng
Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương nhằm tăng cường sự chỉ đạo, với các tổ chức, cá nhân góp phần tạo thêm nguồn lực để phát triển nhà trường Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm
Trang 36non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em
1.4.5 Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong cơ sở GDMN
là quá trình hình thành những nhận định, những phán đoán về kết quả của hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ: phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu
quả chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
Kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong cơ sở GDMN
là quá trình thu thập thông tin về hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ một cách có hệ thống, phân tích đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
Kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ giúp nhà trường kịp thời phát hiện những ưu điểm và những tồn tại để có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
Kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ giúp nhà trường điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non Ðánh giá trẻ thường xuyên giúp CBQL có được thông tin về hoạt động chăm sóc
và nuôi dưỡng trẻ trong một thời gian dài;
Xác định được những khó khăn và nguyên nhân cụ thể trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ làm cơ sở để CBQL đưa ra các biện pháp tác động phù hợp và khả thi Giúp CBQL biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo
dự kiến, làm sáng tỏ những vấn đề đòi hỏi phải có kế hoạch bổ sung;
Ðánh giá là cơ sở để xác định những nhu cầu chăm sóc và nuôi dưỡng của trẻ, căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch tiếp theo;
Làm cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ với cha mẹ trẻ, với giáo viên nhóm/lớp hoặc cơ sở giáo dục khác nơi sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo;
Làm cơ sở đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của nhóm/ lớp/ trường/ địa phương
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
1.5.1 Những yếu tố khách quan
- Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý và thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của cán bộ phòng giáo dục và đào tạo; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non
Trang 37- Sự biến động phức tạp của bệnh dịch, giá cả thực phẩm trên thị trường
- Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền: Có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác tham mưu của các cấp, các trường mầm non trong việc huy động số lượng trẻ ra lớp, tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, là những điều kiện thuận lợi để quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong hai yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Cơ sở vật chất xuống cấp, các trang thiết bị như bếp ga công nghiệp, tủ hấp cơm, tủ lạnh, nồi xoong, bát thìa, chăn ga, gối, giường, nguồn nước sạch, thiết bị vệ sinh, thiếu hoặc không hiện đại chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, thậm chí là không an toàn và đảm bảo vệ sinh cho trẻ Cơ
sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ, hiện đại và phù hợp giúp giáo viên, nhân viên và trẻ thao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh Đồng thời, khi có đủ đồ dùng trang thiết bị cá nhân cho trẻ, sẽ giúp trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân đúng cách, qua đó trẻ học được cách sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dẫn đến việc quản
lý chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thuận lợi hơn
Ngoài ra, những yếu tố như: Nhận thức của giáo viên về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên mầm non; Các điều kiện hỗ trợ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Phương pháp kiểm tra, đánh giá; Hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội cũng có ảnh hưởng và tác động đến việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non
Công tác xã hội hóa giáo dục là một trong những hoạt động cần thiết đối với các nhà trường nói chung đặc biệt đối với giáo dục mầm non do đặc thù của ngành học Việc huy động các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương và đến từng phụ huynh Theo tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu và học sinh như búp trên cành Trẻ lứa tuổi mầm non, trạng thái cơ thể của trẻ còn non nớt chưa ổn định, các cơ quan đang dần hoàn thiện, vì vậy cần phải có sự hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ một cách khoa học, hợp lý Nhưng thực tế hiện nay, nhìn chung cơ sở vật chất tại các trường mầm non còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí nhà nước cấp cho ngành học còn hạn chế Vì vậy muốn xây dựng tốt phong trào thi đua đạt hiệu quả, nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
1.5.2 Những yếu tố chủ quan
Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Việc cho trẻ ăn ngủ tại trường mầm non và mức đóng góp tiền ăn do điều kiện kinh tế và nhận thức của mỗi gia đình, của cộng đồng dân cư tại
Trang 38địa phương giữ vai trò quyết định đến chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non
Chế độ, chính sách ưu đãi của Tỉnh, của ngành đối với cán bộ quản lý các cấp cũng như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của các cấp
Sự am hiểu chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học giáo dục mầm non, nắm vững các vấn đề mới trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở từng giai đoạn phát triển của xã hội, tham mưu và chỉ đạo của các cơ quan ban ngành
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 của luận văn đã để cập những vấn để về lý luận quản lý, quản lý công tác chăm sóc trẻ, nuôi dưỡng, vai trò, nhiệm vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Đồng thời chỉ rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non Từ những nghiên cứu lý luận trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở vững chắc giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non nói
chung và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng
Có thể thấy, vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một vấn đề quan trọng trong nhiệm vụ của trường mầm non, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về vấn
đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non công lập huyện Nghĩa
Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Một trong những việc làm cần thiết hiện nay là đổi mới công tác quản lý nhà trường Muốn chấn chỉnh và đổi mới quản lý cần quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên Đặc biệt là bồi dưỡng cho đội ngũ nuôi dưỡng Những người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, họ không thể làm việc chỉ bằng kinh nghiệm mà cần phải bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức, kĩ năng thực hành
Quản lý trường mầm non có nhiều đặc trưng khác với quản lý các loại hình nhà trường khác ở chỗ: Một mặt bậc học mang tính tự nguyện, nhà trường mầm non có hai nhiệm vụ rất quan trọng, đó là: chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mầm non, một lứa tuổi còn rất nhỏ và gần như phụ thuộc vào sự quan tâm của người lớn Đối tượng trẻ trường mầm non là các em còn nhỏ, cơ thể đang còn non nớt, đang giai đoạn phát triển, nên cần
sự chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận
Mặc khác, đây là môi trường lao động gần như 100% giáo viên, nhân viên là nữ, nhưng họ không chỉ việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường, mà đằng sau họ là một gánh nặng gia đình Việc phân tích các nội dung công việc mà phải thực hiện cho thấy: không chỉ cần có trình độ chuyên môn giỏi mà phải còn có khả năng quản lý tốt mọi
Trang 39hoạt động trong nhà trường
Nội dung trọng tâm trong quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
ở trường mầm non là:
- Tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
- Tổ chức và lãnh đạo một tập thể giáo viên, nhân viên cùng thực hiện tốt nhiệm
vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
- Đảm bảo quản lý tài chính minh bạch, rõ ràng, công khai và dân chủ
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non, không thể sử dụng một biện pháp quản lý mà phải sử dụng tổ hợp nhiều biện pháp, và các biện pháp phải được sắp xếp theo một hệ thống đảm bảo tính logic,
có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Phần cơ sở lý luận sẽ làm nền tảng cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng công tác “quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 1- 3 tuổi tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi” Từ đó đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Trang 40CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1 Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1 Tổ chức nghiên cứu khảo sát
a Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non công lập huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi và nguyên nhân của thực trạng
b Nội dung khảo sát
Trên cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non đã được trình bày ở chương 1, để thấy được thực trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành tổ chức khảo sát thực trạng ở 10 trường mầm non công lập của huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi với các nội dung
c Đối tượng khảo sát
Đề tài tiến hành trên 130 đối tượng cụ thể sau:
- 20 cán bộ quản lý các trường gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng của 10 trường Mầm non; 90 giáo viên mầm non, 10 nhân viên cấp dưỡng, 10 nhân viên y tế học đường của 10 trường Mầm non
d Quá trình khảo sát
- Trước khi tiến hành bằng phiếu hỏi, chúng tôi đã trực tiếp quan sát, phỏng vấn,
dự giờ, thăm lớp nhiều người thuộc đối tượng khảo sát Từ đó thiết kế mẫu phiếu hỏi hướng vào các nội dung cần khảo sát;
- Phát phiếu hỏi đến các đối tượng khảo sát;