Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận thanh khê thành phố đà nẵng

124 0 0
Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận thanh khê thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn cũng đã đề xuất 07 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng bao gồm: Nâng cao nhận thức của đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ DIỆU LINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ DIỆU LINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐÌNH SƠN

Đà Nẵng – Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Đình Sơn Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả luận văn

Đinh Thị Diệu Linh

Trang 4

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Ngành đào tạo: Quản lý giáo dục - Họ và tên học viên: Đinh Thị Diệu Linh

- Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đình Sơn

- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt những kết quả chính

Luận văn đã tiến hành khái quát hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổiở trường mầm non Trên cơ sở đó, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổiở các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổiở trường mầm non tại địa bàn nghiên cứu mặc dù đã được quan tâm đúng mức, với việc thực hiện khá hiệu quả, song vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định Luận văn cũng đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế, những điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế trong trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổiở các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Luận văn cũng đã đề xuất 07 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng bao gồm: Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; Triển khai tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV, về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đồng bộ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong nhà trường; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, phát huy sáng kiến của đội ngũ trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; Nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong nhà trường Nghiên cứu cũng tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp thông qua phương pháp chuyên gia, kết quả cho thấy, các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết và khả thi cao

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong tương lai, có thể mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục cho mẫu giáo trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đồng thời, có thể nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tình cảm, trí tuệ, xã hội cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Từ khóa: giáo dục, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục, trẻ mẫu giáo, thành phố Đà Nẵng

Xác nhận của người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Lê Đình Sơn

Người thực hiện đề tài

Đinh Thị Diệu Linh

Trang 5

MANAGEMENT OF EDUCATIONAL ACTIVITIES FOR KINDERGARTEN 5 - 6 YEARS OLD AT PUBLIC KINDERS IN THANH KHE DISTRICT, DA NANG

- Training industry: Educational management - Student's full name: Dinh Thi Dieu Linh

- Science instructor: Assoc Prof Dr Le Dinh Son

- Training facility: The University of Danang, University of Education and Science

Abstract of key results

The thesis has generalized the theoretical basis of the management of educational activities for preschool children 5-6 years old in preschool On that basis, the topic analyzes and evaluates the current situation of managing educational activities for preschool children 5-6 years old in public preschools in Thanh Khe district, Da Nang city Research results show that, although the management of educational activities for preschool children 5-6 years old in preschools in the study area has been given due attention, with quite effective implementation, but There are still certain limitations and shortcomings The thesis has also assessed the advantages, limitations, strengths and weaknesses, and pointed out the causes of limitations in the management of educational activities for preschool children 5-6 years old in preschools of Thanh Khe district, Da Nang city

The thesis also proposed 07 measures to manage the educational activities of preschool children 5-6 years old in public preschools in Thanh Khe district, Da Nang city, including: Raising awareness of management staff, teachers , and parents about the importance of preschool children 5-6 years old; Implement training and fostering of managers and teachers on contents, methods and forms of organizing educational activities for preschool children aged 5-6 years; Identify goals, develop a plan to organize and implement synchronously educational activities for preschool children 5-6 years old in schools; Renovating professional activities in the direction of studying lessons, promoting the initiative of the team in organizing activities to educate preschool children 5-6 years old; Strengthening the coordination between schools, families and society in education activities for preschool children aged 5-6 years; Improve the efficiency of management of teaching facilities and equipment, create a favorable environment for effective implementation of educational activities for preschool children 5-6 years old; Strictly implement the inspection and evaluation process of preschool children 5-6 years old in the school The study also tested the urgency and feasibility of the measures through the expert method, the results showed that the proposed measures are urgent and highly feasible

Further research directions

In the future, it is possible to expand the research direction of the topic related to the management of educational activities for preschool children 5-6 years old at preschools in Da Nang city At the same time, it is possible to study the management of educational activities of emotional, intellectual and social skills for preschool children at preschools in Da Nang city

Keywords: education, educational management, educational activity management, preschool children,

Da Nang city

Confirmation of scientific instructors

Assoc Prof Dr Le Dinh Son

Student

Dinh Thi Dieu Linh

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

9 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 5

MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 5

1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 6

1.2 Các khái niệm chính 9

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường mầm non 9

1.2.2 Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non 11

1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non 11

1.3 Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non 12

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 12

1.3.2 Mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non 13

1.3.3 Nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non 14

1.3.4 Phương pháp, hình thức giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non 19

1.3.5 Điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 21 1.4 Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non 24

1.4.1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 24

1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 25

1.4.3 Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 26

1.4.4 Quản lý phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 27

1.4.5 Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 28

Trang 7

1.4.6 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 29

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non 30

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 34

5 -6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP 34

QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 34

2.1 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng 34

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 34

2.1.2 Nội dung khảo sát 34

2.1.3 Phương pháp khảo sát 35

2.1.4 Đối tượng, địa bàn, thời gian khảo sát 35

2.2 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 36

2.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội quận Thanh Khê 36

2.2.2 Tình hình phát triển GD&ĐT quận Thanh Khê 37

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 39

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và phụ huynh về hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê 39

2.3.2 Thực trạng xác định mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê 40

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê 41

2.3.4 Thực trạng điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê 49

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 51

2.4.1 Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê 51

2.4.2 Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê 52

2.4.3 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê 53

Trang 8

2.4.4 Thực trạng quản lý công tác phối hợp với gia đình, xã hội trong giáo dục trẻ mẫu

giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê 54

2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê 55

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5 -6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 60

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 60

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 60

3.1.2 Nguyên tắc đảm tính hệ thống 60

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 60

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 61

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 61

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 75

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 75

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 75

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 75

3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 76

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 76

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Quy ước thang khoảng tính điểm trung bình 35

Bảng 2.2 Tổng hợp các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn quận

Bảng 2.3 Kết quả đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động giáo dục

Bảng 2.4

Kết quả đánh giá của CBQL, GV về mức độ phù hợp trong việc xác định mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê

41

Bảng 2.5

Kết quả đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phát triển thể chất trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập

42

Bảng 2.6

Kết quả đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện hoạt động giáo dục phát triển nhận thức trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MNCL

43

Bảng 2.7

Kết quả đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện nội dung hoạt động GD phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MNCL

44

Bảng 2.8

Kết quả đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện nội dung hoạt động giáo dục phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MNCL

45

Bảng 2.9

Kết quả đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện nội dung hoạt động giáo dục phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MNCL

46

Bảng 2.10 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện hình thức giáo dục trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MNCL 47 Bảng 2.11 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện phương pháp giáo dục trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MNCL 48

Bảng 2.12

Kết quả đánh giá của CBQL, GV về các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MNCL

48

Bảng 2.13

Kết quả đánh giá của phụ huynh về mức độ phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MNCL

50

Bảng 2.14

Kết quả đánh giá của phụ huynh về các điều kiện phục vụ hoạt đông động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MNCL

50

Trang 11

Bảng 2.15 Kết quả quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập 51 Bảng 2.16 Kết quả đánh giá thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo

dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập 52

Bảng 2.17

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập

53

Bảng 2.18

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý công tác phối hợp với gai đình, xã hội trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập

54

Bảng 2.19

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các

trường mầm non công lập

55

Bảng 2.20 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường MNCL 56 Bảng 3.1 Quy ước thang khoảng điểm trung bình đo lường mức độ cấp

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp 77

Bảng 3.3 Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp 78

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Lứa tuổi mầm non có vị trí quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của con người Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định đây là giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất, tình cảm, nhân cách, năng lực của mỗi người Luật Giáo dục năm 2019 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Điều 23

nêu rõ: “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi” Theo đó, “mục tiêu của giáo

dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình

thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang

tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [15]

Những kết quả giáo dục đạt được ở lứa tuổi mầm non có ý nghĩa quyết định sự hình thành và phát triển toàn diện, hài hòa, lâu dài trong những năm sau này của trẻ Tuy nhiên, mức độ đạt được lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của từng nhà trường cụ thể cùng với sự quan tâm của gia đình và xã hội

Tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tạo tâm thế, chuẩn bị tốt hành trang cho trẻ vào lớp một là rất quan trọng Việc tổ chức các hoạt động giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ là tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Trong xã hội hiện đại, sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là kết quả của quá trình giáo dục có chủ đích, có hệ thống, có kế hoạch của nhà trường mầm non với sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục Để phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo, trường mầm non cần có những biện pháp quản lý thích hợp

Những năm qua, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng luôn được chính quyền và các cơ quan ban, ngành quan tâm và đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần vào sự nghiệp phát triển của GDMN nói riêng và cả ngành giáo dục nói chung

Song công tác giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non nói chung, trường mầm non công lập nói riêng trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cũng còn những hạn chế, bất cập: Chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo tại các trường tuy

Trang 13

đã đảm bảo nhưng hiệu quả chưa cao; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tuy đã được đầu tư nhưng còn hạn chế; đội ngũ giáo viên đa số còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phù hợp với trẻ; công tác quản lý trường mầm non đôi lúc chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại các nhà trường chưa đạt hiệu quả cao

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động này ở các trường mầm non công lập trên địa bàn quận Thanh Khê,

thành phố Đà Nẵng, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt động giáo

dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt

động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non công lập quận Thanh

Khê, thành phố Đà Nẵng, từ đó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo ở các trường trên địa bàn nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

4 Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và quản lý hoạt động này tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng còn có phần hạn chế

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động này

ở các nhà trường, luận văn có thể đề xuất được các biện pháp quản lý có tính cấp thiết và khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và quản lý hoạt động này ở các trường mầm non;

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và thực trạng quản lý hoạt động này;

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập trên địa bàn nghiên cứu

Trang 14

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và quản lý hoạt động này tại 8/10 trường mầm non công lập trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2019 - 2021 và đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường đối với công tác này giai đoạn 2022 - 2025

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết từ

các nguồn tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: quan sát thái độ, sự chú ý của trẻ trong các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: thu thập ý kiến của các đối tượng liên quan, bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh nhằm đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ

- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện, phỏng vấn một số đối tượng để có thông tin nhằm đánh giá định tính các hoạt động giáo dục trẻ

7.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý các kết quả điều tra, khảo sát

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1 Ý nghĩa khoa học

Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non, làm rõ thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, từ đó nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý, đề xuất sáng kiến khoa học liên quan đến lĩnh vực này

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu cho những ai quan tâm đến đề tài quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đề xuất trong luận văn có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động này nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở địa phương nghiên cứu, hướng đến thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Trang 15

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo và quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non là một trong những công tác hết sức quan trọng trong việc góp phần giúp trẻ em phát triển cả về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ Vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây về vấn đề này

Doggru và Seker (20212) đã xác định ảnh hưởng của các hoạt động khoa học đối với sự phát triển tư duy của các nhóm trẻ 5–6 tuổi trong giai đoạn mẫu giáo Nhóm nghiên cứu bao gồm 48 trẻ em từ 5–6 tuổi đang theo học tại một cơ sở giáo dục tư thục ở thành phố Antalya Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng, các hoạt động khoa học là một kỹ thuật hiệu quả trong việc tiếp thu các khái niệm cơ bản liên quan đến “Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng” vì chúng ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển các khái niệm đã có ở trẻ em [21]

Yildirim và cộng sự (2017) nhấn mạnh rằng, việc học phải được hỗ trợ bởi cả các hoạt động trong lớp và các hoạt động ngoài trời góp phần cấu trúc kiến thức Các hoạt động ngoài trời cho phép trẻ tham gia tích cực và học bằng cách làm Học tập đòi hỏi rất nhiều công việc và hoạt động Các hoạt động này cung cấp những trải nghiệm cơ bản, giúp trẻ vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, ghi vào trí nhớ dài hạn và đưa ra giải pháp cho các vấn đề gặp phải trong cuộc sống hàng ngày dựa trên những gì đã học Trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo, có thể ghi lại mọi thứ vào bộ nhớ dài hạn trong môi trường học tập kích thích tất cả các giác quan Dựa trên những ý tưởng này, nghiên cứu này hướng tới việc khám phá tác động của các hoạt động ngoài trời đối với sự phát triển nhận thức, vận động, ngôn ngữ và tình cảm xã hội của trẻ mẫu giáo Kết quả cho thấy hoạt động ngoài trời đã cải thiện các kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và vận động của trẻ mầm non [24]

Nghiên cứu của Olcer S (2017) được thực hiện để xác định kiến thức của trẻ em từ 5 đến 6 tuổi về nội dung khoa học, nhóm nghiên cứu bao gồm 360 trẻ em đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non ở trung tâm thành phố Burdur và cha mẹ và giáo viên của trẻ [22]

Trong nghiên cứu của mình, Anne và các cộng sự (2021) đã phân tích vai trò của chuyển động cơ thể đến kỹ năng đọc và nhận dạng ở trẻ 5-6 tuổi Các tác giả cũng đề xuất các biện pháp để giáo viên có thể vận dụng trong công tác giảng dạy [19]

Nghiên cứu của Viet Nhi Tran và các cộng sự (2021) xác định thực trạng tổ chức

Trang 17

hoạt động khoa học cho trẻ mẫu giáo 5–6 tuổi và quan điểm của giáo viên về nâng cao chất lượng giáo dục khoa học cho trẻ 5–6 tuổi ở Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện trên 150 giáo viên mầm non đang công tác với các lớp 5–6 tuổi tại 24 trường mầm non công lập ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế Các phương pháp kết hợp bao gồm khảo sát, phỏng vấn giáo viên và quan sát các hoạt động khám phá khoa học đã được sử dụng Theo kết quả nghiên cứu, hoạt động giáo dục khoa học được tổ chức thường xuyên trong trường mầm non, có kế hoạch cụ thể, bám sát chương trình năm học và khung GDMN quốc gia của Việt Nam Giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động khoa học nhưng môi trường lớp học chiếm ưu thế Sự tham gia của gia đình và xã hội vào hoạt động khoa học ở trường mầm non còn hạn chế Nghiên cứu cũng đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục khoa học trong trường mầm non, đó là cung cấp cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi cần thiết cho trường mầm non và tăng cường đổi mới phương pháp dạy học hiện đại Kết quả nghiên cứu cung cấp những bằng chứng cần thiết về giáo dục khoa học cho trẻ mầm non về mặt thực tiễn, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục khoa học cho trẻ mầm non ở Việt Nam [23]

Nghiên cứu của Damsgaard (2022) đã điều tra những tác động của việc học tập thể hiện đối với các kỹ năng đọc trước và đọc từ của trẻ em 5-6 tuổi Kết quả từ nghiên cứu cho thấy rằng, có những tác dụng có lợi khi sử dụng các chuyển động toàn thân cho trẻ em Các chuyển động của bàn tay thực sự cũng có tác dụng hiệu quả đối với kiến thức về âm thanh của chữ cái; tuy nhiên, các chuyển động toàn thân có tác dụng lâu dài hơn Chúng tôi không thấy ảnh hưởng đến việc đọc toàn bộ từ [20]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh đến vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục khác nhau của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non nói riêng Tuy nhiên, ít có công trình nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt tại một địa phương cụ thể, đặc biệt là tại các trường mầm non công lập của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu về hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể kể đến các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà quản lý như sau:

Đào Việt Cường (2008) qua đề tài “Tìm hiểu tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5– 6 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường trong TP.HCM” đã xây dựng và thử nghiệm các biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức trong trò chơi học tập của trẻ [6]

Việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố Tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT về “Chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non” đã hướng dẫn cụ thể việc giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho

Trang 18

trẻ, rèn luyện thói quen vệ sinh, giúp trẻ chống đỡ bệnh tật, thích nghi điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản giúp trẻ có nền nếp tốt [4]

Luận văn của Đỗ Thị Kim Thu (2015) đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Ánh Dương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp để tăng cường quản lý hoạt động này bao gồm: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn; Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ cho giáo viên trong nhà trường; Tổ chức, chỉ đạo xây dựng môi trường học tập theo hướng mở, khuyến khích sự sáng tạo trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; Chỉ đạo nghiêm túc thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động giáo dục trẻ; Tăng cường công tác quản lý có hiệu quả đối với việc phối kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ [17]

Bàn về quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong trường mẫu giáo quận Long Biên, thành phố Hà Nội, tác giả Nguyễn Bích Ngọc (2017) khẳng định: Hiệu trưởng trường MN thực hiện các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường MN, biện pháp quản lý giáo dục thể chất khác nhau và mức độ thực hiện được đánh giá ở mức độ khá tốt Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo của hiệu trưởng trường MN rất đa dạng và mức độ ảnh hưởng rất nhiều Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, tác giả cho rằng muốn nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường MN, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp giáo dục thể chất: Tổ chức nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, GV về tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất trong trường MN phù hợp với yêu cầu đổi mới GDMN và thực tiễn nhà trường; Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trong trường MN; Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho GVMN; Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục thể chất trong trường MN; Tổ chức tốt sự phối hợp với CMHS trong việc rèn luyện phát triển thể chất cho trẻ MN; Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất ở trường MN Việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ phụ thuộc nhiều yếu tố [13]

Trong nghiên cứu của mình, trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực trạng mức độ KNSDSĐ của trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi, nghiên cứu của Trần Viết Nhi (2018) trình bày một số biện pháp rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ ở trường mầm non, bao gồm: Cung cấp, chính xác hóa các biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ; Sử dụng sơ đồ trong quá trình cung cấp, hệ thống hóa kiến thức; Tăng cường cho trẻ chơi với sơ đồ [14]

Nghiên cứu của Trương Tuyết Hạnh (2020) đã tiến hành đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ5 -6 tuổi ở trường mầm non công lập quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời, tác giả cũng đề xuất các giải pháp

Trang 19

quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ5 -6 tuổi ở trường mầm non công lập tại địa phương này, bao gồm: Chỉ đạo giáo viên biên soạn giáo án giáo dục kỹ năng hợp tác theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; tổ chức giáo viên làm đồ dùng dạy học để đáp ứng yêu cầu kỹ năng hợp tác cho trẻ; cải tiến chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng hợp tác với hình thức chia sẻ chuyên môn từ đồng nghiệp; Chỉ đạo giáo viên tăng cường phối hợp với cha mẹ trẻ trong công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác [9]

Nguyễn Khánh Linh (2020) đã phân tích thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi dân gian ở Trường mầm non Thanh Xuân Bắc, Hà Nội Tác giả nhấn mạnh rằng, việc ý thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi là điều kiện thúc đẩy các giáo viên hiện thực, cụ thể hóa hoạt động thiết kế trò chơi, cũng như các biện pháp giáo dục trẻ ở trường mầm non [11]

Nghiên cứu của Trần Thị Đào (2020) khẳng định, Lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ ở trường lmầm non là một trong năm lĩnh vực chủ yếu, đóng vai trò quan trọng cho bước đầu hình thành và phát triển toàn diện ở trẻ Vì thế mà quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ trong trường mầm non là một nhiệm vụ rất quan trọng Để thực hiện được nhiệm vụ này giáo viên phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, cán bộ quản lí phải am hiểu chuyên môn và có năng lực quản lí; có môi trường giáo dục phù hợp, đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội Qua khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu đã đề xuất ra các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ sáng tạo, phù hợp, giúp nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ và góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non [7]

Nghiên cứu của Bùi Nguyễn Ngọc Trâm (2020) đã chỉ ra rằng, trong thực tế hiện nay, việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp chưa được quan tâm một cách đầy đủ Mức độ quan tâm cũng khác nhau đối với mỗi nhóm đối tượng riêng biệt - trẻ em ở thành phố và nông thôn, miền núi và vùng khó khăn Nghiên cứu đã trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại các trường mầm non này [18]

Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Kim Nga (2021) cũng đã chỉ ra rằng, mục tiêu giáo dục không chỉ giúp con người học để biết, học để làm, học để làm người mà còn học để cùng chung sống Vì thế, việc giáo dục kỹ năng sống, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu Nghiên cứu đã tiến hành thực trạng và một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh [12]

Trang 20

Nghiên cứu của Lê Thị Kim Anh (2021) bàn đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo Tác giả cho rằng, giáo dục bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách của tất cả các ngành, các cấp học nhằm mục tiêu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người, sinh vật trước những biến đổi ngày càng phức tạp của môi trường Nghiên cứu đã đề cập tới mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo và chia sẻ một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo ở Trường Thực hành sư phạm Mầm non Hoa Hồng (trực thuộc Trường Đại học Đồng Tháp), nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục môi trường trong Trường Thực hành sư phạm Mầm non Hoa Hồng hiện nay [1]

Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước phần lớn tập trung nhấn mạnh vai trò hoạt động giáo dục đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non Mặt khác, một số công trình cũng tiến hành tìm hiểu, phân tích đánh giá thực trạng các phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo cũng như nghiên cứu một cách đơn lẻ công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non ở một địa phương cụ thể vẫn còn những khoảng trống

1.2 Các khái niệm chính

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường mầm non

1.2.1.1 Quản lý

QL là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người xét trên nhiều phạm vi, cá nhân, tập đoàn, quốc gia, nhóm quốc gia QL là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người QL chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển Vì vậy, khi nhận thức về QL, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau:

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, thuật ngữ “Quản lý” lột tả được bản chất hoạt động này trong thực tiễn Nó gồm 2 quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì, duy trì ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào thế “phát triển” Nếu người đứng đầu chỉ việc “quản”, tức là chỉ coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ [3]

Trần Kiểm cho rằng: "Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất" [10]

Tác giả Trần Quốc Thành lại cho rằng: "Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan" [16]

Quản lý là một hoạt động có tính chuyên biệt, thông qua đo chủ thể quản lý tác

Trang 21

động vào khách thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu xác định Ngày nay có thể có những tác giả trình bày chức năng quản lý theo những quan điểm phân loại khác nhau nhưng nền tảng thì quản lý có 4 chức năng cơ bản: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

Từ nhiều cách diễn đạt khái nhiệm về quản lý khác nhau, quản lý được hiểu là: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong quá trình hoạt động của một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Theo nghĩa rộng của từ điển giáo dục học: “QLGD là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục” Ngày nay, lĩnh vực giáo dục được mở rộng từ giáo dục thế hệ trẻ sang người lớn và toàn xã hội nhưng giáo dục thế hệ trẻ vẫn là một bộ phận nòng cốt của lĩnh vực giáo dục cho toàn xã hội Theo nghĩa hẹp thì QLGD chủ yếu là QLGD thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [2]

Theo Phạm Minh Hạc: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo

đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng HS" [8]

Nhìn theo khía cạnh khác, QLGD được hiểu là QL quá trình GD&ĐT Tùy theo các cấp độ mà sự QLGD sẽ khác nhau Trong đó có hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô Có đơn vị chuyên QL các cơ sở giáo dục như Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, có đơn vị chuyên QL quá trình dạy học và các điều kiện có liên quan như trường học Ở góc độ cụ thể, QLGD còn được hiểu là quản lý, là sự điều hành hệ thống giáo dục, một trường học, một cơ sở giáo dục, một tập hợp các cơ sở giáo dục trên địa bàn dân cư nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Trong QLGD, chủ thể chính là bộ máy QL các cấp; đối tượng QL chính là nguồn nhân lực, CSVC, kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của GD&ĐT Muốn QLGD được tốt thì người QL phải năng động, linh hoạt, tuân theo các qui luật khách quan đang chi phối sự vận hành của đối tượng QL, có như vậy thì hiệu quả QL mới đạt được yêu cầu mong muốn

Từ những khái niệm quản lý trên ta có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống được quản lý vận hành theo đường lối giáo dục và nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên

Trang 22

trạng thái mới về chất

1.2.1.3 Quản lý trường mầm non

Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trường được liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1 Trường

mầm non có các nhóm trẻ và các lớp mẫu giáo

Theo đó, quản lý trường mầm non là hoạt động có mục đích, kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý của nhà trường mầm non nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục của trường mầm non cũng như đạt được các mục tiêu khác của nhà trường mầm non

1.2.2 Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non

Hoạt động giáo dục có thể hiểu theo hai cấp độ:

- Theo nghĩa rộng: Hoạt động giáo dục là loại hình hoạt động đặc thù của xã hội loài người nhằm tái sản xuất những nhu cầu của và năng lực của con người để duy trì phát triển xã hội, để hoàn thiện các mối quan hệ xã hội thông qua các hình thức, nội dung, biện pháp tác động có hệ thống, có phương pháp, có chủ định đến đối tượng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ

- Theo nghĩa hẹp: Hoạt động giáo dục là hoạt động sư phạm được tổ chức trong nhà trường một cách có kế hoạch, có mục đích Trong đó dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tích cực, chủ động tự giáo dục, tự rèn luyện nhằm hình thành cơ sở của thế giới quan nhân sinh quan khoa học, những phẩm chất, nét tính cách của người công dân người lao động

Theo đó, hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là những hoạt động được giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện, qua đó giúp trẻ phát triển đồng đều cả về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ theo mục tiêu yêu cầu của độ tuổi 5-6 tuổi, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách cho trẻ

1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non

Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là những tác động có hệ thống, có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến các đối tượng, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động tối ưu các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra

Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non là những tác động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý về việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp - hình thức, kiểm tra – đánh giá, sự phối hợp các lực lượng cũng như các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non bao gồm công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục, quản lý nội

Trang 23

dung hoạt động giáo dục, quản lý các phương pháp – hình thức giáo dục, quản lý việc kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục, quản lý sự phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục và quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục trẻ

1.3 Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trẻ em bước sang giai đoạn tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ có nhiều thay đổi trong sự phát triển tâm sinh lý Đặc điểm nổi bật của trẻ trong giai đoạn này chính là bắt đầu hình thành cái tôi cá nhân và tính tự lập

- Thể hiện tính tự tin, tự lập: Trẻ thích được thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thích tự mình làm những việc như mặc quần áo, đánh răng, rửa tay, tự ăn, sắp xếp đồ chơi, đi vệ sinh…) Người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tự lập, hướng dẫn trẻ tự làm việc theo khả năng của trẻ như: tự cài nút áo, tự dọn đồ chơi, tự rửa tay trước khi ăn… Cô giáo và cha mẹ cần động viên trẻ tại gia đình và lớp học phù hợp với sức khỏe và khả năng của trẻ

- Thể hiện ý thức về bản thân: Trẻ thường xuyên nói những việc mình có thể làm và những việc trẻ không làm được, trẻ có thể tự đưa ra nhận xét khi xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc hay, trẻ có thể thích cái này không thích cái kia Trẻ muốn được chơi với bạn bè và thể hiện mình trong môi trường trong lớp học Vì vậy, giáo viên và phụ huynh phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý và tìm ra những phương pháp phù hợp để hướng dẫn cho trẻ biết mức độ của mình, phân tích những điều trẻ nên làm và không nên làm, tránh cổ xúy cho những hành động sai hoặc chưa đúng của trẻ, tránh khen, chê, trách phạt trẻ trước mặt người khác để tránh làm trẻ thấy tự ti hoặc tự mãn về bản thân

- Thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh: Trẻ sẽ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, bực tức, sợ hãi…và trẻ luôn chú ý đến thái độ, những lời nhận xét của người khác dành cho mình và biết được cái sai của mình Nhưng trẻ vẫn hiểu ở mức khá đơn giản Cho nên giáo viên và phụ huynh hãy động viên, ai ủi trẻ, khi trẻ mắc sai lầm thì cũng nên nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, tự nhận ra vấn đề của mình

- Thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dành cho việc chơi là chính: trẻ học thông

qua chơi, trò chơi càng mới lạ trẻ càng thích và càng thu hút trẻ Tuy nhiên thời gian chơi của trẻ rất ngắn và sẽ chán ngay trò chơi vì thế cô giáo và cha mẹ trẻ cần phải luôn thay đổi và xen kẽ nhiều hình thức trò chơi và các bài học phù hợp, đảm bảo những trải nghiệm luôn mới mẻ đối với trẻ để giúp trẻ có hứng thú và tiếp thu bài học tốt hơn

- Trẻ ở độ tuổi này có tính hiếu kỳ cao và luôn tò mò, thích khám phá và tìm tòi những điều mới mẻ Trẻ luôn có hành động thao tác như sờ cái này, sờ cái kia Vì thế, cô giáo và cha mẹ trẻ có thể giúp trẻ nâng cao trí tưởng tượng bằng cách cho trẻ học về các đồ vật xung quanh, các động vật qua sách, tranh ảnh minh họa, các buổi đi tham

Trang 24

quan dã ngoại Trẻ đôi khi có thể đặt ra các câu hỏi rất khó, đòi hỏi lúc này giáo viên và phụ huynh không nên phớt lờ hoặc trả lời qua loa mà phải giải thích rõ ràng cho trẻ trong khả năng của mình

Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý riêng biệt Mọi tác động giáo dục lên hoạt động nhận thức của trẻ chỉ có hiệu quả khi nhà giáo dục nắm vững những đặc điểm tâm lý nói chung và khả năng nhận thức nói riêng của trẻ theo từng lứa tuổi Việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cũng vậy, chỉ đạt hiệu quả khi nhà giáo dục nắm được đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức của trẻ ở độ tuổi này

1.3.2 Mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non

Hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi trong các trường Mầm non là hoạt động quan trọng, hiệu quả của hoạt động này góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non Các hoạt động giáo dục có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng tiền đề phát triển nhân cách cho trẻ em, là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để trẻ giao lưu với những người xung quanh, để tư duy, tiếp thu khoa học và hình thành phát triển nhân cách trẻ

Mục tiêu hoạt động giáo dục của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là phải đạt được các chỉ số phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ theo kết quả mong đợi của Chương trình giáo dục mầm non đã đề ra được quy định tại Văn bản số: 01/VBHN-BGDĐT Cảu Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mục tiêu cụ thể của hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi như sau:

- Phát triển thể chất

+ Trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp + Thực hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động

+ Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt

+ Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

+ Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

+ Có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe + Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh

- Phát triển nhân thức

+ Trẻ có khả năng xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng + Trẻ có thể nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản

+ Trẻ thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau + Trẻ có thể nhận biết số đếm, số lượng trong phạm vi 10 + Trẻ có khả năng sắp xếp theo quy tắc

Trang 25

+ Trẻ có thể nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng + Trẻ nhận biết được một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương + Trẻ nhận biết được một số lễ hội và danh lam, thắng cảnh

- Phát triển ngôn ngữ

+ Trẻ có thể nghe hiểu lời nói

+ Trẻ có thể sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày + Trẻ thích làm quen với việc đọc, viết

- Phát triển tình cảm kỹ năng – xã hội

+ Trẻ có thể thể hiện ý thức về bản thân + Trẻ có thể thể hiện sự tự tin, tự lực

+ Trẻ có khả năng nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh

+ Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình [5]

+ Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)

1.3.3 Nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non

Điều quan trọng đối với một giáo viên mầm non là nắm vững nội dung và kết quả mong đợi về các lĩnh vực giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non Nếu nhà quản lý muốn trẻ em được chuẩn bị tốt các điều kiện khi vào học bậc tiểu học, thì cần đảm bảo rằng các giáo viên mầm non nắm vững các nội dung cốt lõi về hoạt động giáo dục của từng lĩnh vực cho trẻ mầm non

Theo quy định của Chương trình giáo dục mầm non hiện hành, kết quả mong đợi theo từng nội dung hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi được thể cụ thể như sau:

a Hoạt động giáo dục phát triển thể chất

- Trẻ có thể thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài tập theo

Đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối Đi trên dây (dây đặt trên sàn)

Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh Tung, đập bắt bóng tại chỗ

Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân

Trang 26

- Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động bật, nhảy khéo léo, nhanh nhẹn theo sự hướng dẫn

Bật liên tục vào vòng Bật xa 40-50cm

Bật – nhảy từ trên cao xuống (40 – 45 cm)

- Trẻ có khả năng phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động

Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số Căt được theo đường viền của hình vẽ Xếp chồng 12- 15 khối theo mẫu

- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm

Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm Nhận biết các bữa ăn trong ngày

Biết ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất

- Trẻ có thể tự thực hiện được một số việc đơn giản

Tự rửa tay bằng xà phòng ;

Tự lau mặt đánh răng ; Tự thay quần aó khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định ; Đi vệ sinh đúng nơi quy định

Trẻ biết cách sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo

- Có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe

Trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người

Biết lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết - Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết

- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh

- Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh

Trẻ có khả năng nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng: Ổ cắm điện, bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng, không nghịch các vật sắc nhọn như dao kéo…

Nhận biết và phòng tránh những nơi không an toàn: nước sôi, ao, hồ, bể, chứa nước, giếng, bụi rậm…

Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm đến tính mạng:

Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ: cháy, có bạn/người rơi xuống nước, ngã chảy máu

b Hoạt động giáo dục phát triển nhận thức

- Trẻ thích tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh,hay đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng

Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi

Trang 27

Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông Đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật, cây, hoa, quả

Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa Trẻ có thể phân loại các đối tượng theo 2 - 3 dấu hiệu khác nhau

- Trẻ thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau

So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng

So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng

Trẻ biết thể hiện vai chơi trong trò chơi đóng vai, âm nhạc và tạo hình

- Trẻ có thể nhận biết số đếm, số lượng trong phạm vi 10

Trẻ có khả năng đếm trên đối tượng trong phạm vi 10, đếm theo khả năng

Trẻ biết tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau

Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe….)

- Trẻ có khả năng sắp xếp theo quy tắc

Trẻ biết so sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc

Biết đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau, biết so sánh và diễn đạt kết quả đo

- Nhận biết các hình học và định hướng trong không gian

Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thưc tế

Xác định vị trí của đồ vật (phía trước- phía sau; phía trên phía dưới; phía phải; phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn

Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai

Gọi tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm

- Trẻ có thể nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng

Trẻ có thể nói đúng họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình; Các thành viên trong gia đình; quy mô gia đình (gia đình nhỏ, gia đình lớn) và nhu cầu của gia đình

Nói được địa chỉ nhà mình đang ở: số nhà, tên đường, tên phường, tên quận, Thành phố; Số điện thoại của bố mẹ khi được hỏi và trò chuyện

Những đặc điểm nổi bật của trường, lớp mầm non Địa chỉ của trường, lớp

- Trẻ nhận biết được một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương

Trẻ nói được đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề Ví dụ: nói “Nghề nông làm ra lúa gạo, nghề xây dựng xây nên những ngôi nhà mới…”

- Trẻ nhận biết được một số lễ hội và danh lam, thắng cảnh

Trang 28

Nhận biết đặc điểm nổi bật của các ngày lễ hội trong năm: Lễ 2-9,ngày hội trung thu, lễ hội cô giáo như mẹ hiền, lễ hội mùa xuân, tết nguyên đán, ngày hội của cô và mẹ, ngày giải phóng Đà Nẵng

Trẻ nêu được hoạt động nổi bật của các ngày hội đó: múa lân, treo cờ, hóa trang, băng rôn, trang trí mâm quả

Nêu được đặc điểm nổi bật của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, sự kiện văn hoá của quê hương, đất nước

c Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ

+ Trẻ có thể nghe hiểu lời nói

Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp

Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa về: phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng (đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập, )

Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, các bài hát, bài thơ, ca dao phù hợp với độ tuổi

+ Trẻ có thể sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày

Trẻ có thể kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu

Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: “Tại sao?”; “Có gì khác nhau?”; “Có gì khác nhau?”; “Do đâu mà có?”

Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mắt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp

+ Trẻ thích làm quen với việc đọc, viết

Trẻ biết xem và nghe đọc các loại sách khác nhau “Đọc” truyện qua các tranh vẽ

Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách Biết nhận dạng các chữ cái

Biết sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình

d Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng – xã hội

+ Trẻ có thể thể hiện ý thức về bản thân

Trẻ có thể nói đúng họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại

Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến

+ Trẻ có thể thể hiện sự tự tin, tự lực

Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi ) Biết chủ động và độc lập trong một số hoạt động ở lớp

+ Trẻ có khả năng nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh

Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu

Trang 29

hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc

Biết quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương đất nước

+ Trẻ có hành vi và quy tắc ứng xử xã hội

Nhận biết một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường)

Sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự Biết lắng nghe ý kiến của người khác Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn

Biết nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”- “sai”, “tốt”-“xấu”

+ Quan tâm đến môi trường

Trẻ biết bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối Bỏ rác đúng nơi quy định

Biết tiết kiệm điện, nước

đ Hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ

+ Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật

Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển)

Biết nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc, thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; câu chuyện

Biết sử dụng các từ nói lên cảm xúc của mình về màu sắc, bố cục, hình dáng của các sản phẩm tạo hình

+ Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình

Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát

Trẻ biết lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm

Phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục

Biết nhận xét sản phẩm tạo hình của mình và của bạn về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục

+ Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)

Trẻ có khả năng tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích

Biết đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn)

Nói lên ý tưởng tạo hình của mình

Biết tìm kiếm, lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩmtheo ý thích

Biết đặt tên cho sản phẩm của mình

Trang 30

Các nội dung trên đây là những nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chính yếu được thiết kế và tổ chức tại các trường mầm non [5]

1.3.4 Phương pháp, hình thức giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non

1.3.4.1 Phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non

Để tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần sử dụng các phương pháp đặc thù Bao gồm các phương pháp chủ yếu sau:

1 Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm

- Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau, ) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy

- Phương pháp trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra

- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm ðể giải quyết vấn ðề ðặt ra

- Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận

2 Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh họa)

Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ

VD:

- Sử dụng tranh ảnh có kích thước lớn, nội dung đơn giản bằng các vật liệu khác nhau và phản ánh các sự vật hiện tượng

- Cho trẻ quan sát tranh ảnh, mô hình giáo viên yêu cầu trẻ mô tả, kể tên hoặc sắp sếp các đối tượng theo nhóm sau khi quan sát

- Tổ chức các phần mềm trò chơi trên máy tính để tạo cho trẻ tinh thần hứng thú

3 Nhóm phương pháp dùng lời nói: Là những cuộc nói chuyện có xu hướng, được chuẩn bị trước giữa giáo viên và trẻ theo một đề tài nhất định

Phương pháp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ

Trang 31

VD: Lĩnh vực phát triển nhận thức – Chủ đề Giao thông

Thực tiễn trong trường mẫu giáo, khi đàm thoại về các phương tiện giao thông, giáo viên thường tiến hành các hoạt động sau:

- Cho trẻ cơ hội nhìn, nghe, tiếp xúc, cảm nhận, nếm, ngửi các sự vật

- Xây dựng hệ thống câu hỏi kích thích sự hứng thú, trí tò mò, hoạt động tư duy của trẻ

- Câu hỏi ngắn gọn rõ ý và phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ

- Chuẩn bị các đồ dùng trực quan hoặc các bài thơ, câu chuyện để minh họa - Dự kiến câu trả lời đúng và lường trước các tình huống

4 Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ

Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động

Trong các hoạt động giáo dục, tùy vào đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của mối trẻ để giáo viên đưa ra những lời nói, những sự khích lệ khác nhau nhằm khuyến khích trẻ hoàn thành các nhiệm vụ

5 Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá

- Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng

- Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ

1.3.4.2 Hình thức giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non

Hình thức tổ chức giáo dục là loại hình hoạt động giáo viên sử dụng để tổ chức giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, đạt được mục tiêu giáo dục Chương trình GDMN hướng dẫn GVMN tổ chức chức hoạt động giáo dục theo các hình thức sau:

1 Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:

- Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ

VD: Làm quen chữ viết; làm quen với tác phẩm văn học; tạo hình; thể dục; âm nhạc; khám phá khoa học về môi trường xung quanh; Hoạt động góc; Hoạt động ngòai trời

- Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, Ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8.3), Tết thiếu nhi (ngày 01/6), Ngày ra trường )

2 Theo vị trí không gian, có các hình thức:

- Tổ chức hoạt động trong phòng lớp - Tổ chức hoạt động ngoài trời

Trang 32

3 Theo số lượng trẻ, có các hình thức:

- Tổ chức hoạt động cá nhân - Tổ chức hoạt động theo nhóm - Tổ chức hoạt động cả lớp

Nhìn chung, hình thức dạy học ở trường mầm non rất phong phú, bao gồm dạy học trên tiết học, học thông qua chơi, tham quan, học thông qua hình thức lao động, học trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học ở mọi lúc mọi nơi Các hình thức này có mỗi quan hệ tương trợ lẫn nhau, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học Giáo viên có thể lựa chọn hình thức dạy học phù hợp với mục địch và nội dung dạy học, phù hợp với từng đặc điểm nhận thức của trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi

1.3.5 Điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Môi trường vật chất, môi trường giáo dục, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên là những điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

a Môi trường vật chất

* Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp

- Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ đề giáo dục

- Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ - Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lý, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục Phòng học cho trẻ phải đảm bảo diện tích trung bình 1,69m2 cho 1 trẻ, nền được lát gạch men đảm bảo an toàn cho trẻ không bị trơn trượt, bàn ghế đúng quy cách phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, mỗi bàn là 2 trẻ ngồi học, mỗi phòng học có 05 bóng điện, các lớp học khang trang sạch sẽ, đủ ánh sáng, có ảnh Bác Hồ, có bàn ghế dành cho giáo viên, máy vi tính phục vụ hoạt động giáo dục trẻ, phòng học được trang trí tranh ảnh phù hợp với các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu quy định

- Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định hoặc có thể di chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên Hoạt động của trẻ được sắp xếp phù hợp và linh hoạt để khích lệ sự lựa chọn của trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng đồ dùng và các vật liệu, khuyến khích trẻ tham gia và tương tác với các trẻ khác

- Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai; tạo hình; thư viện (sách, tranh truyện); khu vực ghép hình, lắp ráp/xây dựng; khu vực dành cho hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào Tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết

Trang 33

Có thể thấy, các nguyên liệu mở luôn cung cấp những vơ hội tuyệt vời cho trẻ khám phá và tích lũy kiến thức xung quanh mình Vì vậy, giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú về mẫu mã, nguyên liệu, có tính an toàn cao để giúp trẻ có nhiều lựa chọn và phát huy hết khả năng lĩnh hội nhận thức của mỗi trẻ

* Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có:

- Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời - Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước

- Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực nuôi các con vật

b Môi trường xã hội

- Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ

- Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh

- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo

Trong trường mầm non, để xây dựng môi trường cho trẻ khám phá xã hội cần đặc biệt lưu ý đến các góc chơi đóng vai Thông qua trò chơi giúp trẻ thể hiện, trải nghiệm các cảm xúc, thái độ của con người Vì vậy, trong các hoạt động giáo viên cần chuẩn bị nhiều đồ chơi, khuyến khích trẻ chơi và có thể đóng một vai để cùng chơi với trẻ Khuyến khích trẻ trò chuyện giao tiếp giữa các vai khi chơi, nêu ra các tình huống giả bộ, chia sẻ ý tưởng, trao đổi thỏa thuận với bạn

Việc có một môi trường xã hội đảm bảo an toàn cho trẻ, tổ chức các hoạt động khám phá xã hội thông qua các hình thức giao tiếp giữa người với người, tham quan, dã ngoại giúp trẻ mở rộng vốn sống và mạnh dạn, tự tin hơn

c Đội ngũ giáo viên

Giáo viên mầm non nhất là giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi trong trường mầm non phải có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có tư tưởng tốt, có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, sẵn sàng khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công việc CSGD trẻ

Phải có kiến thức cơ bản về GDMN, kiến thức khi tổ chức hoạt động giáo dục cho trê mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non, kiến thức chuyên ngành, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi

Phải biết lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non, kỹ năng quản lý trẻ, quản lý lớp học Biết sử dụng bộ công cụ đánh giá chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại trường mầm non

1.3.6 Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Theo Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục mầm non (2021), quy định việc đánh giá các hoạt động giáo dục cũng như sự phát triển của trẻ

Trang 34

mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi như sau:

Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, nhận định mức độ phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ

- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ - Kiến thức, kỹ năng của trẻ

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ - Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ

Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho phù hợp

b Đánh giá trẻ theo giai đoạn

* Mục đích đánh giá

Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn (cuối chủ đề/tháng, cuối mỗi độ tuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo

* Nội dung đánh giá

Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

- Sử dụng tình huống hoặc bài tập/trắc nghiệm - Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ

Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của trẻ

* Thời điểm và căn cứ đánh giá

Trang 35

- Đánh giá cuối giai đoạn dựa vào mục tiêu giáo dục chủ đề/tháng, kết quả mong đợi cuối độ tuổi

- Đánh giá mức độ phát triển thể chất cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi

Tuỳ vào điều kiện thực tiễn của các nhà trường, GV chủ động thiết kế, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đặc biệt cần chú ý đến sự phối hợp với các lực lượng khác, nhất là gia đình trong khi kiểm tra, đánh giá

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non

1.4.1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần, tâm lý cho trẻ, tạo dựng niềm tin trong xã hội, phụ huynh về hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi là chỉ đạo, điều hành, duy trì hoạt động chăm sóc giáo dục đúng mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động giáo dục của trẻ 5-6 tuổi nhằm đảm bảo hài hòa giữa nuôi dưỡng, CSGD và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, hướng đến đạt được mục tiêu chung của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một

Để thực hiện tốt việc quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục trong các trường mầm non, nhà QLGD cần phải xác định rõ mục tiêu và kế hoạch hoạt động giáo dục của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó chỉ đạo mọi lực lượng trong nhà trường làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình NDCSGD trẻ, đảm bảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được học tập trong môi trường đầy đủ cơ sở vật chất, an toàn về thể chất lẫn tinh thần

- Xác định mục tiêu

Hiệu trưởng cần căn cứ vào Chương trình giáo dục mầm non để lựa chọn, xác định các mục tiêu hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Đồng thời, Hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, khẳ năng nhu cầu hứng thú của mỗi cá nhân trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao

- Xây dựng kế hoạch quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mấu giáo 5-6 tuổi

Trên cơ sở hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp, căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, của địa phương, BGH các trường MN xây dựng kế hoạch năm học nói chung và kế hoạch quản lý nội dung của hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi trong trường MN nói riêng theo chương trình GDMN và thực tế của nhà trường

Lựa chọn các biện pháp phù hợp để triển khai các mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trang 36

Nội dung kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường MN cần cụ thể hóa theo tháng, tuần và điều chỉnh bổ sung kịp thời phù hợp với từng thời điểm Các mục tiêu, chỉ tiêu cần được xác định cụ thể, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, có sự thống nhất cao trong hội đồng sư phạm, được công khai để các thành viên đều nắm rõ và thực hiện theo

- Tổ chức thực hiện quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Thành lập bộ máy quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi, bố trí các bộ phận và các cá nhân cho đúng người đúng việc, quy định rõ các chức năng, quyền hạn cho từng nguời, từng bộ phận

Thông báo kế hoạch, chương trình quản lý tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi đến từng GVMN phụ trách khối lớn làm sao cho mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự hành động theo kế hoạch đã đưa ra

Dựa theo chương trình GDMN, nhà trường sẽ xây dựng chương trình, hình thức bồi dưỡng về các phương pháp đạt hiệu qủa và chất lượng cho giáo viên

Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ( nhân lực, tài lực, vật lực) phục vụ cho hoạt động giáo dục

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt đông giáo dục trẻ 5-6 tuổi (BGH, tổ trưởng, tổ phó…), thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, tạo ra sự phối hợp đồng bộ thống nhất trong hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

- Kiểm tra, đánh giá quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Kiểm tra việc thực hiện xây dựng các mục tiêu giáo dục, kế hoạch hoạt động giáo dục của các bộ phận trong nhà trường để nhà quản lý có những giải pháp chỉ đạo điều chỉnh bổ sung phù hợp với các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Việc theo dõi và đánh giá quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm để điều chỉnh các phương pháp, điều kiện giáo dục, kế hoạch giáo dục, trên cơ sở đó giúp trẻ đạt được các chỉ số giáo dục – kết quả mong đợi trong giáo dục

Để theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ, cần sử dụng bộ công cụ kiểm tra Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ bao gồm: Các phương pháp theo dõi sự phát triển của trẻ; các phương tiện sử dụng trong các phương pháp theo dõi ( bao gồm đồ dùng, đồ chơi, ); bảng theo dõi sự phát triển của lớp/nhóm/cá nhân

1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non là những tác động của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung của hoạt động giáo dục trẻ mẫu gió 5-6 tuổi Cụ thể:

Trang 37

- Đối với Ban giám hiệu

Kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ tư vấn cho giáo viên về việc thực hiện kế hoạch nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Dự giờ, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động giáo dục có chủ đích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Đề xuất, tham mưu với Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Đối với Tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch khối lớp thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Dự giờ, kiểm tra việc thực hiện giảng dạy các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của tổ viên tại lớp

Tham mưu với BGH nhà trường để có các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giảng dạy các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Đối với giáo viên

Xây dựng kế hoạch nhóm lớp, thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Tổ chức đánh giá theo dõi sự phát triển của trẻ theo ngày, theo giai đoạn và cuối độ tuổi

Đề xuất tham mưu với Tổ chuyên môn, với BGH nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong nhà trường

Ngoài ra, Hiệu trưởng nhà trường cần triển khai, thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tích hợp các nội dung hoạt động giáo dục theo chủ điểm trên cơ sở các nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

1.4.3 Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức riêng đòi hỏi nhà quản lý phải có những kế hoạch giáo dục khác nhau Chính vì vậy, công tác tổ chức thực hiện quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các trường mầm non được xác định là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng

Để quản lý đạt hiệu quả, trước hết cần xác định rõ các phương pháp – hình thức phù hợp với nội dung đề ra Phương pháp – hình thức nào thì nội dung đó, khi xác định rõ các phương pháp – hình thức thì nhà quản lý cần thực hiện các nội dung sau:

- Triển khai tập huấn bồi dưỡng để giáo viên lĩnh hội được các phương pháp – hình thức phù hợp, có thể triển khai một cách linh hoạt trong quá trình giáo dục phát triển các lĩnh vực cho trẻ 5-6 tuổi

Trang 38

- Tổ chức kế hoạch dự giờ, thao giảng theo tháng/chủ đề/học kỳ; giáo viên đăng ký tiết thao giảng ít nhất 1 hoạt động trong 5 lĩnh vực/ học kỳ, tôn trọng sự tự do trong ý tưởng, trong cách làm của mỗi giáo viên; động viên, khuyến khích, khen thưởng giáo viên kịp thời

- Tổ chức chuyên đề, hội thảo báo cáo kinh nghiệm hoặc thông qua đồng nghiệp Tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân và các lớp tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng những kiến thức mới

- Tổ chức giao lưu với các trường mầm non điển hình trong và ngoài địa phương, các giáo viên dạy giỏi xuất sắc để giáo viên được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp

- Ngoài ra, hiệu trưởng nhà trường cử các giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Việc cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn này cần đảm bảo về thời lượng, cũng như chế độ báo cáo, kiểm tra, đánh giá kết quả tham gia các khoá bồi dưỡng, tập huấn này

1.4.4 Quản lý phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Việc thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như: nhà trường, gia đình, xã hội, nhằm góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc giáo dục trẻ

Công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bao gồm các phương diện sau đây:

- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ Kế hoạch này bao gồm các yếu tố như: Mục tiêu phối hợp, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp, các lực lượng phối hợp, các điều kiều phối hợp,… và các “mốc thời gian” tương ứng với những hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trên cơ sở kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được xây dựng, nhà trường ban hành kế hoạch cũng như triển khai từng nội dung của kế hoạch đến từng lực lượng (nhà trường – ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên; gia đình – phụ huynh, cha mẹ trẻ; xã hội - các tổ chức, đoàn thể) tham gia tham gia thực hiện hoạt động giáo dục trẻ

Để quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Ban giám hiệu nhà trường cần đảm bảo xây dựng và triển khai được cơ chế phối hợp giữa các lực lượng cũng như đảm bảo huy

Trang 39

động tối đa các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Nhà trường chỉ đạo cho các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường thực hiện các phối hợp trong các hoạt động giáo dục trẻ Sự chỉ đạo này được thực hiện thông qua các văn bản hoặc những cuộc họp giữa các bên liên quan (các lực lượng giáo dục) để tìm ra các phương án, hình thức thực hiện tốt các hoạt động đã được đề xuất trong kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ

Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cần đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác và hiệu quả Đặc biệt sự chỉ đạo cần đảm bảo thực hiện phối hợp một cách nhịp nhàng, mềm

dẻo, linh hoạt và sáng tạo

- Kiểm tra, giám sát sự phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Kiểm tra, giám sát là một trong những khâu quan trọng trong quản lý sự phối hợp giứa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Để công tác kiểm tra, giám sát sự phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, nhà trường cần xây dựng công cụ, tiêu chí kiểm tra, giám sát Trên cơ sở đó, nhà trường tiến hành các hoạt động kiểm tra và giám sát sự phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ thông qua các nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra, giám sát

Đồng thời, nhà trường cần tổng kết và chỉ ra được những điểm mạnh, điểm hạn chế cần khắc phục trong công tác phối hợp giữa các lực lượng, từ đó xây dựng kế hoạch điều chỉnh sự phối sự phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi một cách kịp thời

1.4.5 Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Một trong những yếu tố của công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là việc quản lý các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động này Theo đó, quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bao gồm:

- Về môi trường vật chất

Nhà trường chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định của Điều lệ trường mầm non và các quy định về thiết bị, đồ dùng đồ chơi tối thiểu theo Thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT do Bộ GD&ĐT Đặc biệt, trong quản lý hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi cần chú ý đến việc khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo quản, sửa chữa cơ sở vậy chất nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động giáo dục trẻ

Mặt khác, nhà trường cần chỉ đạo thiết kế các phòng học chức năng, bao gồm: phòng học, phòng ăn, phòng thư viện, phòng thể chất, sân chơi trong nhà, sân chơi ngoài trời với đầy đủ dụng cụ và đồ dùng đồ chơi, ánh sáng đảm bảo sẽ giúp trẻ có

Trang 40

cơ hội phát huy các năng lực bản thân, biết thể hiện mình trong nhóm lớp, đồng thời rèn luyện tính tự lập tự tin và tôn trọng quy tắc quy định xung quanh

Ngoài ra, nhà trường cần lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá, giám sát việc đầu tư, mua sắm cũng như tu bổ, sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm đảm bảo tốt nhất cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ Do đó, bên cạnh việc sử dụng nguồn ngân sách hợp lý, nhà trường cũng cần có các biện pháp huy động các nguồn lực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất, tài chính nhằm phục vụ hoạt động giáo dục trẻ

- Môi trường xã hội

Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên cần chuẩn bị nhiều đồ chơi, khuyến khích trẻ chơi và có thể đóng một vai để cùng chơi với trẻ Khuyến khích trẻ trò chuyện giao tiếp giữa các vai khi chơi, nêu ra các tình huống giả bộ, chia sẻ ý tưởng, trao đổi thỏa thuận với bạn

Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho các tổ chuyên môn, giáo viên tạo một môi trường chăm sóc giáo dục thuận lợi, đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được giao tiếp; thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ; tổ chức các hoạt động khám phá xã hội thông qua các hình thức giao tiếp giữa người với người, tham quan, dã ngoại giúp trẻ mở rộng vốn sống và mạnh dạn, tự tin hơn.và giữa trẻ với những người xung quanh sẽ giúp trẻ hình thành những kĩ năng mềm trong xã hội

Yếu tố quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo dục và hiệu quả của hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chính là đội ngũ giáo viên Vì vậy, Hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động như:

- Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi;

- Tổ chức bồi dưỡng công tác lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non, kỹ năng quản lý trẻ, quản lý lớp học; cách thức sử dụng bộ công cụ đánh giá chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại trường mầm non

- Mời các chuyên gia báo cáo các chuyên đề về hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để giáo viên lĩnh hội và biết cách vận dụng nội dung, hình thức, phương pháp,… hoạt động giáo dục trẻ

1.4.6 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu hết sức quan trọng trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Công tác này đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường cần:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ Kế

Ngày đăng: 02/04/2024, 13:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan