Nghiên cứu cũng đã chỉ ra được thực trạng mức độ stress của giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các tác nhân gây stress, biểu hiện stress, ảnh hưởng của stress đến giáo vi
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -
DƯƠNG THỊ THU THANH
NGHIÊN CỨU STRESS Ở GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Đà Nẵng – Năm 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -
DƯƠNG THỊ THU THANH
NGHIÊN CỨU STRESS Ở GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN vi
LỜI CAM ĐOAN vii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN viii
INFORMATION RESEARCH RESULTS OF THE THESIS x
DANH MỤC VIẾT TẮT xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU xiii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xv
DANH MỤC HÌNH VẼ71 xvi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Giả thuyết khoa học 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS VÀ 5
STRESS Ở GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 5
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về stress 5
1.1.1 Nghiên cứu về stress ở nước ngoài 5
1.1.1.1 Hướng nghiên cứu về biểu hiện của stress 6
1.1.1.2 Hướng nghiên cứu về tác nhân gây stress 7
1.1.1.3 Hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của stress 8
1.1.1.4 Hướng nghiên cứu về thang đo đánh giá stress 9
1.1.1.5 Hướng nghiên cứu về can thiệp giảm thiểu stress 10
1.1.2 Nghiên cứu về stress ở giáo viên và giáo viên tiểu học ở nước ngoài 11
1.1.2.1 Nghiên cứu về biểu hiện stress ở giáo viên tiểu học 12
1.1.2.2 Nghiên cứu về tác nhân gây stress ở giáo viên tiểu học 13
1.1.2.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của stress đến giáo viên tiểu học 16
Trang 41.1.2.4 Nghiên cứu về thang đo stress ở giáo viên tiểu học: 16
1.1.2.5 Nghiên cứu về can thiệp giảm thiểu stress ở giáo viên tiểu học : 16
1.1.3 Nghiên cứu về stress ở Việt Nam 18
1.1.3.1 Nghiên cứu về biểu hiện stress ở giáo viên tiểu học 22
1.1.3.2 Nghiên cứu về tác nhân gây stress 23
1.1.3.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của stress đến giáo viên tiểu học 25
1.1.3.4 Nghiên cứu về thang đo stress ở giáo viên tiểu học 26
1.1.3.5 Nghiên cứu về can thiệp giảm thiểu stress 26
1.2 Cơ sở lý luận 28
1.2.1 Khái niệm giáo viên, stress, stress ở giáo viên tiểu học 28
1.2.1.1 Khái niệm giáo viên 28
1.2.1.2 Khái niệm stress 29
1.2.1.3 Khái niệm stress ở giáo viên tiểu học 30
1.2.2 Biểu hiện stress ở giáo viên tiểu học 31
1.2.2.1 Biểu hiện của stress về mặt sinh lí 31
1.2.2.2 Biểu hiện của stress về mặt nhận thức 32
1.2.2.3 Biểu hiện của stress về cảm xúc 32
1.2.2.4 Biểu hiện của stress về mặt hành vi của giáo viên tiểu học 33
1.2.3 Tác nhân gây stress ở giáo viên tiểu học 34
1.2.4 Ảnh hưởng của stress đến giáo viên tiểu học 38
1.2.5 Các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress ở giáo viên tiểu học 39
1.2.5.1 Nhóm biện pháp liên quan đến thay đổi tư duy/nhận thức 39
1.2.5.2 Nhóm biện pháp liên quan đến thay đổi hành vi cá nhân (thể dục/thiền, yoga…) 40
1.2.5.3 Nhóm biện pháp liên quan đến các mối quan hệ 41
1.2.5.4 Nhóm biện pháp liên quan đến các tương tác xã hội/ sinh hoạt tập thể 41
Tiểu kết chương 1 43
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU STRESS Ở 45
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 45
2.1 Tổ chức nghiên cứu 45
Trang 52.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 45
2.1.2 Tiến trình nghiên cứu 46
2.1.3 Khách thể nghiên cứu 48
2.2 Phương pháp nghiên cứu 51
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 51
2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 52
2.2.3 Phương pháp trắc nghiệm 53
2.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 55
2.2.5 Phương pháp thực nghiệm 55
2.2.6 Phương pháp xử lí số liệu 60
Tiểu kết chương 2 60
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG STRESS Ở GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 62
3.1 Thực trạng stress ở giáo viên tiểu học tại địa bàn thành phố Đà Nẵng 62
3.1.1 Kết quả stress của giáo viên tiểu học theo thang đo PSS 62
3.1.2 Mức độ stress của giáo viên và các yếu tố liên quan 63
3.1.2.1 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo giới tính 63
3.1.2.2 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo tình trạng hôn nhân 65
3.1.2.3 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo tình trạng con cái 65
3.1.2.4 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo độ tuổi 66
3.1.2.5 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo thời gian công tác 67
3.1.2.6 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo mức thu nhập 68
3.1.2.7 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo học vấn 69
3.1.2.8 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo vị trí công tác 69
3.1.2.9 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo khối lớp đang phụ trách 70 3.1.2.10 Mối tương quan giữa stress và các biến đặc điểm cá nhân của giáo viên tiểu học 70
3.1.3 Biểu hiện stress của giáo viên tiểu học: 74
3.1.4 Tác nhân gây stress ở giáo viên tiểu học: 78
3.1.5 Biện pháp can thiệp giảm thiểu stress cho giáo viên tiểu học 80
Trang 63.1.5.1 Các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress cần được các trường triển
khai 80
3.1.5.2 Biện pháp can thiệp giảm thiểu stress đề xuất giáo viên tiểu học tự triển khai cho bản thân 81
3.2 Đề xuất biện pháp can thiệp giảm thiểu stress cho giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 83
3.2.1 Cơ sở khoa học 83
3.2.1.1 Cơ sở lý luận 83
3.2.1.2 Cơ sở thực tiễn 84
3.2.2 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress 84
3.2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 84
3.2.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 85
3.2.2.3 Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu 85
3.2.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 85
3.2.2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 86
3.3 Nội dung thực nghiệm biện pháp can thiệp giảm thiểu stress 86
3.3.1 Khảo sát thực trạng và nhu cầu về các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress của giáo viên tiểu học 86
3.3.2 Biện pháp can thiệp giảm thiểu stress đề xuất cho giáo viên tiểu học 86
3.3.3 Triển khai chương trình thực nghiệm can thiệp giảm thiểu stress 87
3.3.4 Đánh giá sau chương trình thực nghiệm 87
3.4 Các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress đề xuất triển khai cho giáo viên tiểu học 88
3.4.1 Biện pháp 1: Suy nghĩ tích cực để thay đổi số phận trên cơ sở nguyên tắc: 88
3.4.2 Biện pháp 2: Kiểm soát tâm trí để giảm thiểu stress 92
3.4.3 Điều kiện thực hiện biện pháp can thiệp giảm thiểu stress 95
3.4.4 Kết quả thực nghiệm 96
3.4.4.1 Test mức độ stress của giáo viên trường tiểu học Hùng Vương trước khi triển khai chương trình thực nghiệm 96
Trang 73.4.4.2 Chương trình thực nghiệm can thiệp giảm thiểu stress cho giáo viên
trường tiểu học Hùng Vương 96
3.4.4.3 Nhận xét của giáo viên về nội dung chương trình thực nghiệm " Can thiệp giảm thiểu stress ở GVTH" đã triển khai 97
3.4.4.4 Test lại mức độ stress của giáo viên trường tiểu học Hùng Vương sau khi thực nghiệm 98
3.4.5 Kết luận 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
1 Kết luận 100
2 Kiến nghị 100
2.1 Về phía giáo viên tiểu học 100
2.2 Về phía các trường tiểu học và phòng giáo dục quận/ huyện 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 109
PHỤ LỤC 1
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Tâm lý- Giáo dục thuộc Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, tôi đã hoàn thành xong luận luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu stress ở giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” Bằng tình cảm trân quý và lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Hằng Phương, người giảng viên đã rất tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học cũng như quá trình thực hiện luân văn này Sự nhiệt tình, chân thành
và chuyên nghiệp của Cô đã giúp tôi lĩnh hội được ý nghĩa vai trò của kiến thức tâm lý đối với cuộc sống, trưởng thành hơn trong nhận thức cũng như chuyên môn, và biết cách ứng dụng kiến thức tâm lý vào cuộc sống để bản thân, gia đình, cộng đồng của mình sống vui vẻ hạnh phúc hơn mỗi ngày
Tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô thuộc khoa Tâm lý- Giáo dục của trường Đại học
Sư phạm Đà Nẵng đã rất nhiệt tình và tâm huyết, quan tâm gần gũi hỗ trợ để tôi hoàn thành tốt các môn học của chương trình Hội đồng khoa học của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình hướng dẫn tôi từ khi làm đề cương khoa học đến khi hoàn thành luận văn này Những góp ý, nhận xét của Quý Thầy Cô đã giúp tôi nhận thức rõ phương hướng nghiên cứu và triển khai thuận lợi luận văn của mình
Giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng Ban giám hiệu nhà trường đã nhiệt tình tham gia thực hiện khảo sát về nội dung stress của đề tài này để tôi có được số liệu phục vụ cho nghiên cứu của mình
Ban Giám hiệu và giáo viên trường tiểu học Hùng Vương- Tp Đà Nẵng đã tạo điều kiện tham gia chương trình thực nghiệm của luận văn này
Gia đình, người thân và bạn bè đã luôn tin tưởng, động viên, ủng hộ và quan tâm tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Một lần nữa, tôi xin gửi lời tri ân và kính chúc quý vị luôn khỏe mạnh, bình an
và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống
Thành phố Đà Nẵng, ngày 20 tháng 06 năm 2022
TÁC GIẢ
Dương Thi Thu Thanh
Trang 9LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực
TÁC GIẢ Dương Thi Thu Thanh
Trang 10THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU STRESS Ở GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Tâm lý học
Họ tên học viên: Dương Thị Thu Thanh
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hằng Phương
Cơ sở đào tạo: Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Tóm tắt
1 Kết quả chính của luận văn
Quá trình khảo sát thu thập và phân tích dữ liệu thu thập được đã giúp nhóm nghiên cứu xác định được thực trạng stress của giáo viên tiểu học đang công tác tại các quận huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Nghiên cứu cũng triển khai hoạt động khảo sát thực trạng stress với đối tượng giáo viên tiểu học và khảo sát các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress Qua đó đề xuất được một số biện pháp được chính giáo viên tiểu học đánh giá là phù hợp nhất nhằm áp dụng vào thực tế tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để can thiệp giảm thiểu stress cho giáo viên tiểu học
Đồng thời, nghiên cứu cũng đã tìm hiểu và xác định được các tác nhân gây stress cao nhất với giáo viên tiểu học, và căn cứ vào kết quả này để đề xuất các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress cho giáo viên tiểu học
Hoạt động thực nghiệm can thiệp giảm thiểu stress triển khai cho giáo viên tiểu học đang công tác tại trường tiểu học Hùng Vương- Quận Hải Châu- Thành phố Đà Nẵng đã cho thấy hiệu quả của các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress được đề xuất
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu này đã giúp tổng quan cơ sở lý luận về stress và stress của giáo viên tiểu học từ các nghiên cứu đã được triển khai trong nước và trên thế giới
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra được thực trạng mức độ stress của giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các tác nhân gây stress, biểu hiện stress, ảnh hưởng của stress đến giáo viên tiểu học Các kết quả này có thể áp dụng vào các trường học để giúp nhận diện giáo viên đang bị stress và kịp thời hỗ trợ can thiệp giảm thiểu stress cũng như chủ động triển khai các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu stress cho giáo viên
Trang 11Nghiên cứu cũng đề xuất một số biện pháp nhằm can thiệp giảm thiểu stress cho giáo viên tiểu học Việc giảm tỉ lệ giáo viên bị stress sẽ giúp cải thiện chất lượng công tác giảng dạy, đem lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn cho con trẻ
3 Tính mới của đề tài
Cho đến thời điểm hiện tại, tại Đà Nẵng đã có một số nghiên cứu về stress được triển khai trên các đối tượng như học sinh trung học, sinh viên, giảng viên đại học, diều dưỡng và hộ sinh bệnh viện Phụ sản nhi, nhưng chưa có nghiên cứu nào được triển khai chuyên biệt với đối tượng là giáo viên tiểu học đang công tác tại tất cả các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đây là đề tài đầu tiên thực hiện nghiên cứu trên đối tượng này
4 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Với kết quả nghiên cứu đã đạt được, tôi sẽ thực hiện đề xuất đến sở giáo dục thành phố Đà Nẵng về việc có chương trình tập huấn một số kỹ năng cho giáo viên tiểu học, như: kỹ năng can thiệp giảm thiểu stress, kỹ năng xử lí tình huống trong công tác giảng dạy, kỹ năng sống, … để góp phần giúp giáo viên tiểu học nâng cao nhận thức về stress, cách ứng phó với stress và có thêm kỹ năng sống để xử lí tốt hơn những vấn đề phát sinh trong cuộc sống, công tác giảng dạy và can thiệp giảm thiểu nguy cơ bị stress
Người thực hiện đề tài
Dương Thị Thu Thanh
Trang 12INFORMATION RESEARCH RESULTS OF THE THESIS
SUBJECT'S NAME: STRESS RESEARCH IN ELEMENTARY
TEACHERS IN DA NANG CITY
Psychology
Student's name: Duong Thi Thu Thanh
Scientific instructor: Dr Nguyen Thi Hang Phuong
Training institution: Da Nang Pedagogical University
Summary
1 The main results of the thesis
During collecting and analyzing the data, the research team identifies the stress status of primary school teachers who work in all districts in Da Nang city
The study also conducted a survey of the current state of primary school teachers' stress and investigated interventions to reduce stress Thereby proposing a number of measures that are judged by primary school teachers as the most appropriate to apply in practice in primary schools in Da Nang city to intervene to reduce stress for primary school teachers
At the same time, the study also explored and identified the highest stressors for primary school teachers, and based on these results to propose interventions to reduce stress for primary school teachers
Experimental activities of stress reduction interventions implemented for primary school teachers working at Hung Vuong Primary School - Hai Chau District - Da Nang City have shown the effectiveness of the proposed stress reduction interventions
2 The scientific and practical significance of the thesis
This study has helped to synthesize the theoretical basis of primary school teachers' stress and stressors from researches that have been developed in the country and around the world
The study also pointed out the stress state of primary school teachers in Da Nang city, stressors, stress manifestations, and effects of stress on primary school teachers These results can be applied to schools to help identify teachers who are under stress and provide timely support that can reduce stress as well as proactively develop preventive and stress-reducing activities for teachers
Trang 13The study also suggests a number of incentives that can reduce stress for primary school teachers Reducing the percentage of teachers who are stressed will help improve the quality of teaching, regaining better teaching effectiveness for primary school student
3 The novelty of the topic
Up to now, in Da Nang, there have been some of studies on stress conducted on subjects such as high school students, students, university lecturers, nurses and midwives of DaNang Hospital for women and children, but haven’t got any research which was conducted specifically for primary school teachers working at all primary schools in the city This is the first topic to conduct research on this subject
4 The next research direction
With the research results achieved, I will make a proposal to the Department of Education and Training of Da Nang city about having a training program on some skills for primary school teachers, such as: skills of intervention to reduce stress, situation-handling skills in teaching, life skills, etc to help primary school teachers improve their awareness of stress, how to deal with stress and gain more life skills to better handle problems problems arise in life, teaching and interventions to reduce the risk of stress
Trang 15DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 1.2.2.4 Biểu hiện của giáo viên tiểu học 34
4 Bảng 2.2.2 Bảng hỏi và cách xử lý bảng hỏi 53
5 Bảng 2.2.3 Trắc nghiệm stress - Perceived stress
6 Bảng 3.1.1 Thực trạng stress của giáo viên tiểu học 63
7 Bảng 3.1.2.1 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo
11 Bảng 3.1.2.5 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo
12 Bảng 3.1.2.6 Mức độ stress của giáo viên tiểu học theo
Mối tương quan stress của giáo viên tiểu học
Trang 1617 Bảng
3.1.2.10c
Mối tương quan stress của giáo viên tiểu học
Mối tương quan stress của giáo viên tiểu học
Mối tương quan stress của giáo viên tiểu học
24 Bảng 3.1.3a Biểu hiện stress của giáo viên tiểu học 76
25 Bảng 3.1.3b Những biểu hiện thường gặp nhất ở giáo viên
26 Bảng 3.1.4 Mười tác nhân gây stress nhiều nhất cho
27 Bảng 3.1.5.2 Biện pháp can thiệp giảm thiểu stress đề xuất
28 Bảng 3.3.1 Nội dung khảo sát thực trạng stress trong
29 Bảng 3.4.4.1 Stress của giáo viên tiểu học Hùng Vương
30 Bảng 3.4.4.4 Stress của giáo viên trường tiểu học Hùng
Vương sau chương trình thực nghiệm can thiệp giảm thiểu stress
98
Trang 17DANH MỤC BIỂU ĐỒ
trang
1 Biểu đồ 3.1.1 Mức độ stress của GVTH trên địa bàn Đà Nẵng 62
2 Biểu đồ 3.1.2.9 Tỉ lệ Stress mức độ cao của GVTH theo khối lớp
3 Biểu đồ 3.1.3 Mức độ thể hiện stress theo nhóm biểu hiện ở
4 Biểu đồ 3.1.4 Tác nhân gây stress ở giáo viên tiểu học 78
5 Biểu đồ 3.1.5.1 Các stress cần được các trường triển khai 80
6 Biểu đồ 3.1.5.2 Biện pháp can thiệp giảm thiểu stress dành cho giáo
viên tiểu học tự triển khai được yêu thích nhất 82
Trang 18DANH MỤC HÌNH VẼ71 STT Tên biểu đồ Nội dung thể hiện trên biểu đồ Số trang
Hình minh
họa 3.4.1
Vòng tròn quan tâm và ảnh hưởng
90
Trang 19MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đang tạo nên rất nhiều
sự thay đổi trong đời sống của con người Bên cạnh những mặt tích cực, có một số tiêu cực nảy sinh, trong đó có một vấn đề rất phổ biến, đó là stress
Theo tác giả McEwen (2019), stress là phản ứng của cơ thể để cố gắng vượt qua
áp lực và thích nghi với thay đổi của môi trường sống Stress ở mức thấp có thể tác động tích cực đến hiệu suất học tập- lao động và là động lực giúp con người vượt qua thử thách Tuy nhiên, stress ở mức cao lại có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống Các nhà khoa học cho rằng 10% lo âu, stress là cần thiết cho một người bình thường, nhưng những người bị stress ở mức cao sẽ khó có thể tập trung vào công việc, học tập, bị suy giảm trí nhớ, luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản (McEwen, 2019) [74]
Theo báo cáo của Valentina Forastieri -ILO, tại Chile (dữ liệu năm 2011) có đến 27,9% người lao động và 13,8% người sử dụng lao động báo cáo rằng stress và trầm cảm có trong doanh nghiệp của họ Cũng theo Valentina Forastieri -ILO (2015): một nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy 32,4% người lao động cho biết họ bị stress vì công việc, Trên thực tế, các số liệu tương tự cũng được tìm thấy ở mọi quốc gia mà ILO xem xét cho báo cáo này (Valentina Forastieri, 2016) [88]
Theo tác giả Elizabeth Brondolo (2017) ngày càng có nhiều người gặp những triệu chứng về sức khoẻ tâm thần như stress, lo âu, không có hứng thú làm việc, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, ám ảnh, hoang tưởng Trong đó, stress (căng thẳng) là các hiện tượng rối nhiễu tâm lý tự nhiên và hết sức bình thường của con người trong khi họ gặp phải những vấn đề nảy sinh quá sức chịu đựng của bản thân trong cuộc sống Elizabeth Brondolo - Giáo sư tâm lý học lâm sàng, Đại học St John’s, Hoa Kỳ cho biết: Từ việc
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress sẽ dẫn đến những hệ quả về sức khỏe và khả năng hoạt hóa của não bộ, cơ thể đối với stress (Elizabeth Brondolo, 2017) [49]
Tác giả Lê Văn Chín (2011) khẳng định Ở cấp tiểu học, vị trí, vai trò của GV hết sức quan trọng GVTH là người trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản và cần thiết, góp phần hình thành nhân cách đầu đời của trẻ Chính vì thế, cần làm cho xã hội không
Trang 20ngừng chăm lo, phát triển đội ngũ GVTH, góp phần vào sự phát triển chung của đội ngũ nhà giáo (Lê Văn Chín, 2011) [8]
Tác giả Alison Brunier- WHO (2022) cho biết từ năm 2020, dịch bệnh Covid-19 hoành hành khắp thế giới, trong đó có Việt Nam Đại dịch COVID-19 làm gia tăng 25%
tỉ lệ lo âu và trầm cảm trên toàn cầu (Alison Brunier-WHO, 2022) [34]
Theo tác giả Đặng Trung Kiên (2022), Trong thời gian Covid, việc chuyển đổi
từ dạy học trực tiếp sang hình thức trực tuyến cũng đã gây không ít xáo trộn cho cả giáo viên và học sinh Bên cạnh tính hữu ích của việc học trực tuyến như chương trình học tập được triển khai đến học sinh ngay trong dịch bệnh và việc học không bị gián đoạn quá lâu Tuy nhiên cả giáo viên và học sinh đều gặp những khó khăn Trong đó, có thể nhận thấy người chịu nhiều áp lực nhất vẫn là GVTH, vì một phần là do giáo viên phải đáp ứng việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trong thời gian ngắn; không được chuẩn bị trước; thứ hai là do đối tượng học sinh là những trẻ em mới bắt đầu tiếp xúc với con chữ, lại mới chuyển đổi từ môi trường nhà trẻ sang môi trường trường học cần phải vừa thích ứng môi trường, cách học, vừa cập nhật kiến thức để đảm bảo đạt yêu cầu của chương trình đào tạo Nên áp lực trong dạy học và tổ chức lớp học trực tuyến lại càng làm gia tăng tình trạng stress của giáo viên cấp bậc tiểu học (Đặng Trung Kiên (2022), 2022) [1]
Từ trước đến nay tại địa bàn Đà Nẵng chưa có nghiên cứu nào chuyên biệt về Stress ở đối tượng GVTH Các tỉnh khác cũng đã có một vài nghiên cứu được triển khai
ở góc độ luận án thạc sỹ, tiến sĩ với đối tượng GVTH như các nghiên cứu của Nghiên cứu sinh Lê Thị Thủy (Hà Nội) và nhà nghiên cứu Phùng Thị Thu Trang của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2020), (Lê Thị Thủy, 2019) (Phùng Thị Thu Trang, 2020) [6], [22]
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe tinh thần của lực lượng GVTH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Chúng tôi cho rằng cần đánh giá mức độ stress của GVTH, qua đó đề xuất và triển khai các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress phù hợp cho GVTH Đó là lý do chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu stress ở giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2 Đối tượng nghiên cứu
Stress ở giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Trang 213 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm các mục đích sau:
- Tìm hiểu thực trạng stress của GVTH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (bao gồm biểu hiện, mức độ, tác nhân gây stress, ảnh hưởng của stress đến GVTH),
- Đề xuất biện pháp nhằm can thiệp giảm thiểu stress cho GVTH
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về stress và stress của GVTH
- Nghiên cứu thực trạng stress của GVTH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất biện pháp nhằm can thiệp giảm thiểu stress cho GVTH
5 Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: 518 giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Địa bàn nghiên cứu: các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
6 Giả thuyết khoa học
Giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang stress ở mức độ trung bình Tác nhân gây stress chủ yếu là vì áp lực công việc Sau khi tập huấn kiến thức về stress cho giáo viên (về biểu hiện, tác nhân, ảnh hưởng) và các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress, giáo viên tham dự đã nâng cao nhận thức về stress và phương pháp can thiệp giảm thiểu stress
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp trắc nghiệm (test PSS 10)
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp xử lí dữ liệu
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về stress và stress ở giáo viên tiểu học
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Trang 22- Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng stress ở giáo viên tiểu học và đề xuất các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress cho giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng
Trang 23CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS VÀ
STRESS Ở GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về stress
1.1.1 Nghiên cứu về stress ở nước ngoài
Theo lịch sử các nghiên cứu về stress đã thu thập được trong quá trình triển khai
đề tài, chúng tôi nhận thấy:
Tác giả David Fontana (1989), Thuật ngữ stress xuất hiện từ thế kỉ 15 với ý nghĩa ban đầu được dùng trong vật lý học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu Đến thế kỷ 17 stress được dùng chỉ sức ép trên tâm lý con người khi trải qua thử thách gay go, tai họa hoặc nỗi đau buồn (David Fontana, 1989)[46]
Tác giả Walter Cannon (1932) đưa ra thuật ngữ stress trong sinh lý học là phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, còn được gọi là phản ứng kích thích quá mức hoặc phản ứng stress cấp tính Lý thuyết của ông cho rằng động vật phản ứng với các mối đe dọa bằng sự phóng điện chung của hệ thống thần kinh giao cảm, khiến động vật chuẩn bị chiến đấu hoặc chạy trốn (Cannon, 1932) [41]
Tác giả Selye (1956) đã sử dụng thuật ngữ “stress” để biểu thị tác động của bất
cứ điều gì đe dọa nghiêm trọng cân bằng nội môi Mối đe dọa thực sự được nhận thức đối với một sinh vật được gọi là “tác nhân gây stress” và phản ứng đối với tác nhân gây stress được gọi là “phản ứng stress” (Selye H., 1956) [82]
Hergenhahn B.R.(1992) cho rằng stress là động lực phát triển của con người trong tiến trình phát triển loài người (Hergenhahn B.R., 1992) [61]
Tác giả Diamond DM (2004) định nghĩa stress là sự phản ứng của tinh thần trong những sự kiện khó khăn (Diamond DM, 2004)[47]
Tác giả Isha Jalnapurkar (2018) nghiên cứu về sự khác biệt về giới tính của người stress đã cho biết nữ giới thường lo lắng hơn nam giới trong những yếu tố về gia đình (Isha Jalnapurkar, 2018) [65]
Và gần đây nhất, theo định nghĩa về stress được WHO- tổ chức y tế thế giới công
bố, stress được định nghĩa:
Tác giả Alison Brunier- WHO (2022) định nghĩa Stress là bất kỳ loại thay đổi nào gây ra căng thẳng về thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý Stress là phản ứng của cơ thể người đối với bất cứ điều gì đòi hỏi sự chú ý hoặc hành động Mọi người đều trải qua
Trang 24stress ở một mức độ nào đó Tuy nhiên, cách con người phản ứng với stress sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe của họ (Alison Brunier-WHO, 2022) [34]
Nghiên cứu về stress được triển khai trên nhiều nhóm khách thể khác nhau: trên động vật, trên con người là nhân viên văn phòng, công nhân, y tá, giáo viên…
Qua các nghiên cứu trên Nhóm nghiên cứu đề tài này đồng ý với các nhận định này về stress và đưa ra một định nghĩa chung về stress: stress là phản ứng thích nghi của
cơ thể với những đổi thay gây ra căng thẳng về thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý, là sự tương tác đặc biệt giữa kích thích- phản ứng mà trong đó cá nhân cảm thấy bị đe dọa Mọi người đều trải qua stress ở một mức độ nào đó Trong tiến trình phát triển của mỗi con người, cần có stress để làm động lực cho sự phát triển
1.1.1.1 Hướng nghiên cứu về biểu hiện của stress
Biểu hiện về mặt sinh lí:
Một nghiên cứu của American Psychological Association (APA) (2018) cho thấy căng thẳng ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống của cơ thể bao gồm hệ thống cơ xương,
hô hấp, tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh và sinh sản Ngoài ra, stress cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của con người, dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe khác (American Psychological Association (APA) , 2018) [35]
Biểu hiện về mặt nhận thức:
Theo Archibong (2010) biểu hiện ở mặt nhận thức của stress là làm cho người bị stress giảm sút trí nhớ, khó tập trung, suy nghĩ chậm, không có khả năng đưa ra quyết định (Archibong, 2010)[36]
Theo Abiola Keller (2012) có đến 33,7% người trưởng thành ở Hoa Kỳ nhận thấy rằng căng thẳng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của họ và tăng 43% nguy
cơ tử vong sớm (Abiola Keller, 2012) [31]
Biểu hiện của stress về cảm xúc:
Smith C A (2001) trong một nghiên cứu đã phát hiện ra: người bị stress thường
có biểu hiện về mặt cảm xúc, đồng thời, khi stress xuất hiện sẽ có những cảm xúc khó chịu Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cách người ta suy nghĩ về tác nhân gây stress sẽ tạo
ra những cảm xúc khác nhau (Smith C.A., 2001) [83]
Trang 25Biểu hiện của stress về mặt hành vi
Tác giả Robinson J P (1989) cho rằng hành vi tiêu cực biểu hiện của stress bao gồm những hành vi vượt quá ngưỡng bình thường và có ảnh hưởng đến cá nhân người stress và những người xung quanh họ Biểu hiện ở khía cạnh hành vi gồm 2 loại hành vi tiêu cực và hành vi tích cực (Robinson, 1989) [77]
Theo nghiên cứu của American Psychological Association (APA) (2018), các biểu hiện của stress bao gồm: khó ngủ, lo âu, sự lo lắng, khó tập trung và mệt mỏi (American Psychological Association (APA), 2018) [35]
Như vậy, theo quan điểm của các tác giả trong các nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy các biểu hiện stress gồm biểu hiện về mặt sinh lí, nhận thức, cảm xúc và hành vi
1.1.1.2 Hướng nghiên cứu về tác nhân gây stress
Theo Hinkle L.E (1987) hiện tượng căng thẳng đã có từ thuở ban sơ trong lịch
sử phát triển nhân loại Tác giả Kobasa S.C (1979) cho rằng stress có nguồn gốc từ các
sự kiện trong đời sống, liên quan đến tính cá nhân và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người (Hinkle L E., 1987) (Kobasa S., 1979) [62] , [68]
Tác giả Lazarus (1993) đã khẳng định, stress có tác nhân từ các biến số môi trường sống và cảm xúc bên trong của chúng ta (Lazarus, 1993) [71]
Tác giả Kamaldeep Bhui (2016) cho rằng stress có thể là kết quả của việc tiếp xúc với một loạt các yếu tố gây stress trong công việc và dường như phát sinh khi mọi người cố gắng quản lý trách nhiệm, nhiệm vụ hoặc các hình thức áp lực khác liên quan đến công việc của họ và gặp khó khăn, căng thẳng, lo lắng (Bhui, 2016) [39]
Tác giả Akinmayowa (2016) nghiên cứu theo hướng nguồn gốc của stress đã cho rằng stress có thể đến từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống, nhưng cũng có thể được tạo ra từ sự nhìn nhận của chính bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu cực khác như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự kiện áp lực (Akinmayowa, 2016) [32]
Tác giả Deckers, Lambert (2018) cho rằng, các sự kiện hoặc đối tượng có thể kích hoạt phản ứng stress có thể bao gồm:
• Các yếu tố gây căng thẳng môi trường
• Các sự kiện "căng thẳng" hàng ngày
Trang 26• Sự thay đổi xảy ra trong cuộc sống
• Các yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc
• Các hóa chất gây căng thẳng
• Các tác nhân xã hội gây căng thẳng (Lambert Deckers, 2018) [70]
Như vậy, theo quan điểm của các tác giả trong các nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy các tác nhân gây stress gồm yếu tố xã hội (môi trường sống, làm việc, gia đình) và yếu tố cá nhân (thể chất, tinh thần, quan hệ cá nhân, cảm xúc, trạng thái tinh thần, …)
1.1.1.3 Hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của stress
Từ hàng loạt các thử nghiệm kích thích cấp tính tiến hành trên súc vật, Hans Selye (1956) đã nhận thấy các đáp ứng không đặc hiệu mà ông gọi là hội chứng thích nghi với ba giai đoạn (giai đoạn báo động, giai đoạn chống đỡ và giai đoạn suy kiệt) có liên quan đến tăng bài tiết Glucococticoit ở vỏ thượng thận Stress tâm lý trong tâm thần học chỉ sang chấn tâm thần trong những sự việc, những hoàn cảnh, trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối quan hệ giữa người với người Stress tác động vào tâm thần, gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực: sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, tức giận, ghen tuông, thất vọng (Selye H., 1956) [82]
Tác giả House, J S (1974) đã chỉ ra rằng stress là tác nhân của một số bệnh về thể chất và tâm thần (House J S O., 1974) [64]
Tác giả Akinmayowa (2016) cho rằng, stress là một cảm giác căng thẳng và dồn
ép có tính tiêu cực hoặc tích cực, có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của con người; nếu stress ở mức độ vừa phải (stress tích cực) sẽ là điều tốt, sẽ thúc đẩy con người làm việc Cụ thể là, stress tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao, tăng cường sức khoẻ; giúp con người thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh, nhanh nhẹn, hoạt bát Ngược lại, stress ở mức độ cao (stress tiêu cực) có thể dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khoẻ tinh thần và thể chất cho con người (Akinmayowa, 2016) [32]
Theo tác giả Roster (2019), các tác nhân gây stress có thể gây ra các phản ứng vật lý, hóa học và tinh thần bên trong gồm:
Các yếu tố gây căng thẳng vật lý tạo ra các tác động cơ học lên da, xương, dây chằng, gân, cơ và dây thần kinh gây biến dạng mô hoặc thậm chí làm hỏng mô
Trang 27Căng thẳng hóa học cũng tạo ra các phản ứng cơ sinh học liên quan đến quá trình trao đổi chất và sửa chữa mô
Các tác nhân gây stress về thể chất có thể gây ra đau đớn và làm giảm hiệu quả công việc (Roster, 2019) [78]
Như vậy, tổng hợp theo ý kiến của các nhà nghiên cứu trên, nghiên cứu này thống nhất stress ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, cụ thể về sức khỏe tâm thần, stress gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực như: sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, tức giận, ghen tuông, thất vọng, Về sức khỏe thể chất, stress có thể gây đau đớn và làm giảm hiệu quả công việc
1.1.1.4 Hướng nghiên cứu về thang đo đánh giá stress
Trên thế giới, có rất nhiều bộ công cụ được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các vấn đề sức khoẻ tâm thần trong đó có stress, lo âu, trầm cảm
Tác giả Holmes T.H (1974) đã xây dựng “Thang đo các sự kiện trong cuộc sống” (Life Events Scale) gồm 43 biến cố của đời sống về các lĩnh vực như gia đình, cá nhân, việc làm, tài chính… Mỗi sự kiện đều được gán một số điểm cố định, tiêu biểu cho số lượng đơn vị biến số ảnh hưởng đến đời sống Điểm cao nhất là 100 điểm cho biến số qua đời của người thân trong gia đình, trung bình 50 điểm là cho hôn nhân, thấp nhất là
11 điểm cho lỗi vi phạm nhắc nhở về pháp luật Sau khi nghiên cứu và thực nghiệm bằng nhiều cách khác nhau, Holmes đã đi đến kết luận: các biến cố cuộc sống có liên quan đến tác nhân gây ra bệnh tật, thời điểm xuất hiện và mức độ trầm trọng của nó [63]
Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu đã cho ra đời nhiều các bộ công cụ khác:
Trắc nghiệm stress - Perceived stress scale-10 (PSS 10) của Cohen, Kamarck, Mermelstein (1983): Thang đo PSS là công cụ tâm lý được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường mức độ tác động của các yếu tố căng thẳng đến cảm xúc của đối tượng Các câu hỏi được thiết kế để sử dụng trong cộng đồng Bộ test đã được sử dụng ở nhiều nước Ở các nước châu Á Các câu hỏi được trình bày dễ hiểu rõ ràng và khái quát cho bất kỳ nhóm người nào trong cộng đồng Các câu hỏi trong PSS hỏi về cảm xúc và suy nghĩ trong tháng vừa qua Trong mỗi trường hợp, người được hỏi tần suất họ cảm thấy theo một cách nhất định (Cohen S., 1983) [39]
Trang 28Ngoài ra, có Thang tự đánh giá lo âu của Zung (1971- SAS): thường được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu, do William W K Zung, Giáo sư Tâm thần học thuộc Duke University thiết kế SAS là thang tự đánh giá, gồm 20 mục, đánh giá mức độ lo âu dựa trên 4 nhóm triệu chứng: nhận thức, thần kinh tự trị, vận động và hệ thần kinh trung ương (Zung, 1971) [95]
1.1.1.5 Hướng nghiên cứu về can thiệp giảm thiểu stress
Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về can thiệp giảm thiểu stress ở các nhóm khách thể khác nhau với các hoạt động cụ thể:
Theo tác giả Selye H (1956), khi các tác nhân gây ra stress tác động vào cơ thể thì cơ thể chúng ta đều có những phản ứng đáp trả, do vậy để can thiệp giảm thiểu stress, chúng ta cần quản lý suy nghĩ để có cách ứng phó Nếu người đó có cách ứng phó tích cực, họ có thể vượt qua và thích nghi dễ dàng Nhưng ngược lại cá nhân có thể rơi vào tình trạng stress bệnh lý Không phải tất cả các loại stress đều có hại, nhưng khi nói về stress người ta nghĩ ngay đến stress tiêu cực, điều đó vô tình đã làm cho suy nghĩ của con người rơi vào tiêu cực (Selye H., 1956) [82]
Tác giả Hinkle L E (1987) cũng khẳng định, stress là cần thiết và can thiệp giảm thiểu stress cũng là cần thiết Chúng ta có thể kiểm soát cảm xúc, thực hiện các bài tập thể chất và bài tập tinh thần để phòng ngừa,can thiệp giảm thiểu stress Stress không tự nhiên đến, mà luôn có một quá trình, do vậy, chúng ta cần tĩnh lặng để không bị bất ngờ trước stress (1987) [62]
Tác giả Fredrickson (1998) cho rằng khi stress xảy ra với con người, sẽ tự động
có sự phản ứng từ bên trong cơ thể, do đó, can thiệp giảm thiểu stress là phản ứng tự động của con người và động vật trong những tình huống nguy hiểm Cho nên, khi stress đến, con người sẽ tự động tìm lối thoát Có nghĩa là khi cơ thể bị đe dọa bởi sự thay đổi, ngay lập tức cơ thể phát tín hiệu và hành động nhằm ngăn chặn các mối đe dọa hoặc khôi phục lại trạng thái bình thường Ngoài ra, với tất cả các độ tuổi, biện pháp để can thiệp giảm thiểu stress chính là thay đổi cảm xúc Muốn vậy, các cá nhân cần rèn luyện quản lý cảm xúc (Fredrickson, 1998) [54]
Tác giả Harvey (2003) đã nhận định, có thể can thiệp giảm thiểu stress bằng việc thay đổi thói quen liên quan đến giấc ngủ Khi ngủ đủ giấc, con người tự động có các
Trang 29chất dẫn truyền thần kinh, giúp cho cơ thể đáp ứng được các tác nhân từ bên ngoài.) (Harvey A G., 2003) [60]
Tác giả (Sofianopoulou, 2021) trong một nghiên cứu đã thực nghiệm các kỹ thuật quản lý stress với trẻ em tiểu học Sau một chương trình can thiệp kéo dài 12 tuần, bao gồm đào tạo cách tập thở bụng và thư giãn cơ tuần tiến Kết quả cho thấy ở trẻ em tham gia nhóm can thiệp có mức độ stress thấp hơn (ở cả ba mức độ thiếu thốn, đau khổ
và thiếu hỗ trợ xã hội) và có sự cải thiện các khía cạnh của chất lượng cuộc sống (thể chất, cảm xúc và hoạt động của trường học), (Sofianopoulou , 2021) [84]
Qua kết quả các nghiên cứu trên, nghiên cứu này thống nhất cách can thiệp giảm thiểu stress cần áp dụng là: suy nghĩ tích cực hơn, thực hiện các bài tập thể chất và bài tập tinh thần, tập thở bụng và thư giãn cơ tuần tiến, quản lý cảm xúc, ngủ đủ giấc
1.1.2 Nghiên cứu về stress ở giáo viên và giáo viên tiểu học ở nước ngoài
Nghiên cứu của tác giả Darmody M (2008) cho thấy mức độ stress cao đang ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của giáo viên, khiến giáo viên kiệt sức, thiếu tương tác, không hài lòng với công việc (Darmody M., 2008)[45]
Báo cáo của trường Đại học Pennsylvania State- Mĩ (2017) trích nghiên cứu của Greenberg M T (2016) cho thấy có đến 46% giáo viên cho biết họ bị stress hàng ngày trong suốt cả năm học; tỉ lệ này là tương đồng với nghề y tá - nghề có tỉ lệ stress cao nhất trong tất cả các nhóm nghề (Greenberg M T., 2016) [56]
Theo tác giả Ferguson (2019), thực trạng stress ở giáo viên theo nghiên cứu tại Anh năm 2019 cho thấy: Gần 3/4 giáo viên và 84% lãnh đạo trường học tham gia khảo sát tự nhận mình là stress, và hơn 1/3 chuyên gia giáo dục đã gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần trong năm học vừa qua Gần một nửa (49%) tin rằng nơi làm việc của họ đang
có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe của họ (Ferguson Donna, 2019) [52]
Berlinda Setyo Yunarti1 (2020) đã khẳng định: giáo viên là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của bất kỳ xã hội nào cũng như của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.Tuy nhiên, giáo viên lại cũng đang là một trong những nghề áp lực nhiều nhất: áp lực từ nhà trường, phụ huynh, học sinh, từ trách nhiệm nghề nghiệp của người làm nghề giáo sổ sách, bài vở, giáo án, đặc biệt là thời gian làm việc quá nhiều so với các ngành nghề khác (Yunarti1, 2020) [93]
Trang 30Các nghiên cứu đã nêu trên cho thấy stress ngày càng gia tăng ở người lao động nói chung và ở giáo viên nói riêng tại nhiều nước, stress cản trở công việc và có ảnh hưởng làm giảm năng suất lao động thấp của giáo viên
Tác giả Merike Darmody (2008) đã chỉ ra: 45% GVTH cảm thấy áp lực với công việc 70% hiệu trưởng trường tiểu học cũng cảm thấy áp lực với công việc Điều này cho thấy hiệu trưởng trường tiểu học có nhiều khả năng trải nghiệm stress nghề nghiệp hơn giáo viên đứng lớp (Merike Darmody, 2008) [45]
Nghiên cứu của Jeffrey Sprenger (2011) cho thấy: 100% giáo viên được phỏng vấn đã báo cáo rằng việc giảng dạy và nghề GVTH là stress, với 72% mô tả nghề này là cực kỳ stress Nghiên cứu đã nhận ra và điều tra các yếu tố gây stress ảnh hưởng đến GVTH, và xác định cách ứng phó stress để đối phó với những yếu tố gây stress của GVTH tại một trường cụ thể ở vùng nông thôn Bắc Carolina (Jeffrey Sprenger, 2011) [66]
Tại Israel, nghiên cứu của Zedan (2012) ở GVTH cho thấy có đến 91,3% giáo viên tiểu học trải qua các cấp độ stress nghề nghiệp khác nhau, trong đó 55,1% giáo viên
có tình trạng stress nghề nghiệp ở mức thấp, 36,2% giáo viên có tình trạng stress nghề nghiệp ở mức cao (Zedan.R, 2012) [94]
Tác giả Yang Wang (2015) và cộng sự trong một nghiên cứu ở GVTH ở Liêu Ninh, Trung Quốc đã chỉ ra rằng stress nghề nghiệp là tác nhân gây nên nhiều bất lợi về sức khỏe ở GVTH (Yang Wang, 2015) [92]
Qua các nghiên cứu ở các nước nêu trên, nghiên cứu này xác định: tỉ lệ stress ở GVTH là khá cao, và điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất giảng dạy của họ Stress ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của giáo viên, khiến giáo viên kiệt sức, thiếu tương tác, không hài lòng với công việc, hiệu suất làm việc kém
1.1.2.1 Nghiên cứu về biểu hiện stress ở giáo viên tiểu học
Theo tác giả Robert L Woolfolk (1984) các sự kiện gây stress thường làm xuất hiện những cảm xúc tiêu cực Những cảm xúc tiêu cực của stress bao gồm các cảm xúc như khó chịu, tức giận, và giận dữ, thất vọng, buồn chán, và đau khổ Và cũng còn có những cảm xúc tiêu cực khác như tội lỗi, xấu hổ, ghen tức, đố kỵ, phẫn nộ Stress sẽ dẫn tới những thay đổi về mặt sinh lí như tim đập nhanh, tăng huyết áp, khó thở, đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường (Robert L Woolfolk, 1984) [76]
Trang 31Tác giả Robinson J P (1989) đã chỉ ra rằng stress của giáo viên rất đa dạng, và hầu hết stress được biểu hiện ở một trong những cách sau: thái độ, sức khỏe thể chất, hoặc hiệu suất Ông cũng cho rằng, ngày nay giáo viên thường xuyên bị dồn ép với nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm bên trong hoặc bên ngoài lớp học Những nhiệm vụ và trách nhiệm này kéo dài sẽ có thể dẫn đến stress mãn tính Khi nhu cầu cao của cộng đồng và stress được kết hợp, hiệu quả giảng dạy của giáo viên sẽ giảm đi (Robinson, 1989) [77]
Qua các nghiên cứu đã nêu trên, có thể tổng quan biểu hiện stress ở GVTH là ở thái độ, sức khỏe thể chất, hoặc hiệu suất làm việc Stresss thường gây nên các biểu hiện tiêu cực như khó chịu, tức giận, và giận dữ, thất vọng, buồn chán, đau khổ, tội lỗi, xấu
hổ, ghen tức, đố kỵ hay phẫn nộ GVTH đang bị stress sẽ có những thay đổi về mặt sinh
lí như tim đập nhanh, tăng huyết áp, khó thở, đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, …
1.1.2.2 Nghiên cứu về tác nhân gây stress ở giáo viên tiểu học
Tác giả Blasé, J (1986) cho biết stress của giáo viên có thể do nhiều tình huống khác nhau gây ra Stress thường xuất hiện khi giáo viên gặp khó khăn trong việc đàm phán và tương tác với học sinh (Hepburn & Brown, 2001) hoặc từ bất kỳ hoàn cảnh nào được coi là quá khắt khe, thiếu thời gian và cản trở việc giảng dạy (Blasé, 1986) [40]
Tác giả Blasé cũng khẳng định, stress của GVTH chủ yếu là từ học sinh, các tình huống xảy ra trong quá trình tương tác với học trò khiến giáo viên cảm thấy stress đến bất lực Ngoài vấn đề về tổ chức dạy học cho học sinh, còn có vấn đề với cấp quản lý và đồng nghiệp và các mối quan hệ công việc khác Cụ thể như: sự thờ ơ và vô kỷ luật của học sinh, lớp quá đông học sinh; thủ tục giấy tờ quá nhiều; công việc chuẩn bị cho dạy học mất nhiều thời gian; đồng nghiệp vô trách nhiệm, ban giám hiệu lãnh đạo công việc thiếu hiệu quả; phụ huynh không ủng hộ giáo viên trong hoạt động của lớp Tác nhân gây stress bậc hai có thể bao gồm các vấn đề như: lương thấp, cảm xúc mệt mỏi, thất vọng, bất lực, trì trệ, buồn chán và mất động lực hoặc sự nhiệt tình (Blasé, 1986)[40]
Stress của giáo viên cũng có thể được phân thành ba loại: stress do nhu cầu về vai trò, stress do vấn đề trong giảng dạy và stress do mối quan hệ cá nhân Trong cách nhìn nhận này, có ba tác nhân gây nên stress ở giáo viên, đó là:
Theo tác giả Sutton (1984), có sự khác biệt giữa kỳ vọng về vai trò của giáo viên
và kinh nghiệm thực tế của họ trong vai trò đó Các tác nhân gây stress liên quan đến
Trang 32vai trò bao gồm sự mơ hồ, quá tải và xung đột Stress là do công tác giảng dạy hoặc sự quá tải về nhiệm vụ mà GVTH phải thực hiện Các vấn đề về giảng dạy có thể bao gồm khó khăn với kỷ luật học sinh, khó để sắp xếp học sinh theo năng lực và việc thực hiện các quy trình Ngoài ra, stress còn do vấn đề trong mối quan của giáo viên với cấp quản
lý, đồng nghiệp hoặc các thành viên cộng đồng trong môi trường giáo dục (Sutton, 1984) [85]
Theo tác giả Kavita K (2018) hầu hết các yếu tố gây stress có thể được tìm thấy trong môi trường làm việc và bao gồm điều kiện làm việc không thuận lợi, khối lượng công việc nặng nề, các vấn đề về tổ chức, nguồn lực khan hiếm, thiếu sự hỗ trợ và hoặc thiếu quyền tự chủ trong việc ra quyết định Môi trường làm việc không tốt sẽ dẫn đến yếu tố stress và gây ra tình trạng không đạt yêu cầu công việc do quá tải Môi trường làm việc có thể bao gồm: tiếng ồn, lớp quá đông học sinh, bạo lực học đường, cũng như các áp lực hành chính, sự hỗ trợ kém của các nhà quản lý và sự mơ hồ về vai trò của giáo viên trong hệ thống giáo dục Giáo viên thường coi học sinh là người chịu trách nhiệm cho hầu hết các hiện tượng stress của họ Hầu hết các giáo viên coi hành vi thiếu tôn trọng, sự mấy tập trung và sự thiếu hòa đồng của học sinh là những hành vi sai trái gây stress nhất Ngoài ra, chương trình giảng dạy cải cách đang gây ra thêm khối lượng công việc cho giáo viên, đặc biệt là trong việc chuẩn bị đồ dùng, công cụ dạy học và phương pháp tương tác với học sinh (Kavita K., 2018) [67]
Theo tác giả Bachkirova (2005), Stress cá nhân cũng có thể liên quan đến sự tương thích giữa các giá trị cá nhân và giáo dục, tham vọng thành công và khả năng cạnh tranh; sự phải đảm nhận nhiều vai trò của giáo viên nữ (như phụ huynh, người chăm sóc, nội trợ và giáo viên) và sự hoàn hảo Các giá trị riêng của cá nhân bao gồm các thuộc tính riêng của giáo viên như tính cách, độ tuổi, giới tính, đặc trưng nhân khẩu học, khả năng thiết lập và duy trì đội ngũ hỗ trợ, khả năng nhận diện và đánh giá các tác nhân gây stress, khả năng đối phó với stress và sự không hài lòng trong công việc (Bachkirova, 2005) [37]
Nghiên cứu của Constantinos M Kokkinos (2007) trên 523 GVTH ở Na Uy cho thấy GVTH bị stress nhiều hơn giáo viên trung học Điều này được lí giải bởi việc GVTH chịu trách nhiệm về một lớp trong suốt năm học Bên cạnh đó, GVTH không chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động giáo dục mà còn chịu trách nhiệm cả về sự phát
Trang 33triển đạo đức và kỹ năng xã hội của học sinh tiểu học Có một số tác nhân gây stress tiềm ẩn cho giáo viên, đó là: dự đoán về hiệu quả làm việc của bản thân; căng thẳng và kệt quệ về cảm xúc; mất động lực để tham gia giảng dạy và có động lực rời bỏ nghề dạy học; thiếu sự hỗ trợ và tin tưởng của cấp quản lí; động lực học tập của học sinh thấp (Constantinos M Kokkinos, 2007) [44]
Tác giả Yusuf (2015) đã báo cáo: phần lớn GVTH bị stress trong công việc và điều này có tiêu cực ảnh hưởng đến năng suất của họ Thiếu sự hài lòng trong công việc, chậm trả lương, trường học không đầy đủ cơ sở vật chất là các tác nhân chính gây stress cho GVTH (Florence Adeoti Yusuf, 2015) [53]
Tác giả Aydin (2016) trong một nghiên cứu cũng cho thấy các vấn đề khiến giáo viên tiểu học bị stress là: sự thiếu nguồn lực, sự giám sát khắt khe liên tục, sự chán nản
và kiệt sức do nghề nghiệp, áp lực cạnh tranh và tham vọng thăng tiến, hành vi vô trách nhiệm/ có vấn đề của học sinh, yêu cầu và kỳ vọng cao của phụ huynh và xã hội, và việc giáo viên không thể có thời gian dành cho bản thân, v.v (Bahri Aydin, 2016) [38]
Nói về mặt tâm lý, tác giả Deckers (2018) cho biết tác nhân gây stress có thể là những sự kiện hoặc môi trường mà các cá nhân có thể coi là đòi hỏi, thách thức và/ hoặc
đe dọa sự an toàn của cá nhân (Lambert Deckers, 2018) [70]
Từ kết quả của các nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đi đến kết luận: tác nhân gây stress ở GVTH là:
Yếu tố môi trường: môi trường làm việc không đầy đủ cơ sở vật chất, quá tải về công việc, công việc không hứng thú, lãnh đạo không nhìn nhận đúng vai trò của giáo viên, yêu cầu của phụ huynh ngày càng cao, …
Yếu tố xã hội: chương trình giáo dục cải cách liên tục không kịp thích ứng; việc nhiều mà thu nhập ít không đảm bảo được cuộc sống, ít được tập huấn nâng cao kỹ năng
để thích ứng với sự đổi mới phương pháp dạy học; mối quan hệ với học sinh, phụ huynh
và đồng nghiệp kém, …
Yếu tố gia đình: áp lực chi tiêu, áp lực chăm lo gia đình trong khi công việc quá tải, sự quan tâm chia sẻ của vợ chồng/ con cái, vấn đề tài chính và sức khỏe của người thân trong gia đình, …)
Yếu tố cá nhân: sức khỏe, tinh thần, quan hệ cá nhân, cảm xúc, trạng thái tinh thần, sự hài lòng với công việc và tổ chức, không có thời gian chăm lo cho bản thân…)
Trang 341.1.2.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của stress đến giáo viên tiểu học
Tác giả Neil Schneiderman (2005) trong một báo cáo đã cho biết các yếu tố stress
có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng, cảm giác hạnh phúc, hành vi và sức khỏe của con người chúng ta (Schneiderman Neii, 2005) [81]
Tác giả Florence Adeoti Yusuf (2015) trong nghiên cứu về stress ở GVTH ở Nigeria cho biết có đến 92% số người được hỏi đồng ý rằng sự thiếu mong muốn gắn bó với công việc là một trong những hậu quả chính mà stress gây ra và ảnh hưởng đến năng suất làm việc của Giáo viên 89% số người được hỏi đồng ý rằng mất tập trung trong công việc cũng là một trong những tác động chính của stress dẫn đến sự sụt giảm năng suất làm việc của giáo viên Các ảnh hưởng chính của stress đến năng suất của giáo viên là: thiếu mong muốn gắn bó với công việc; trở nên hung hăng hơn với học sinh; và mất tập trung trong công việc Không có sự khác biệt đáng kể trong biểu hiện của nam và nữ GVTH về ảnh hưởng của stress đến năng suất của giáo viên (Florence Adeoti Yusuf, 2015) [53]
Dựa trên những kết luận của nghiên cứu trước đây, có thể thấy các ảnh hưởng chính của stress đến giáo viên là: thiếu mong muốn gắn bó với công việc; dễ trút cơn nóng giận lên học sinh; và mất tập trung trong công việc Không có sự khác biệt đáng
kể giữa nam và nữ GVTH về tác nhân và tác động của stress đến năng suất dạy học của giáo viên
1.1.2.4 Nghiên cứu về thang đo stress ở giáo viên tiểu học:
Các nghiên cứu sưu tầm được trong quá trình triển khai đề tài này cho thấy không
có các nghiên cứu về thang đo chuyên biệt để đo stress ở GVTH Các nghiên cứu về stress ở GVTH của các nước đều dùng theo các thang đo quốc tế như:
• Trắc nghiệm stress - Perceived stress scale-10 (PSS 10)
• Thang tự đánh giá lo âu của Zung (SAS) [89]
1.1.2.5 Nghiên cứu về can thiệp giảm thiểu stress ở giáo viên tiểu học :
Eluned Gold (2009) cho biết “Giảm stress dựa trên chánh niệm Based Stress Reduction-MBSR)” là một biện pháp can thiệp đặc biệt hữu ích đối với stress Khóa học MBSR được dạy cho một nhóm GVTH và được đánh giá để xác định tác động của nó đối với mức độ lo lắng, trầm cảm và stress, cũng như sự vận động hướng tới một mục tiêu đã nêu và những thay đổi trong nhận thức Kết quả cho thấy sự cải
Trang 35(Mindfulness-thiện đối với hầu hết những người tham gia đang có chứng lo âu, trầm cảm và stress, những kết quả này cho thấy rằng cách tiếp cận này có thể là một phương pháp hiệu quả
và chi phí thấp để chống lại sự stress và sự kiệt sức của giáo viên (Eluned Gold, 2009)[50]
Tác giả Liza Varvogli (2011), trong nghiên cứu triển khai ở Hy Lạp về Kỹ thuật quản lý stress giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe đã đề xuất áp dụng phương pháp Thư giãn cơ tuần tiến Thư giãn cơ tuần tiến (PMR) là một kỹ thuật để giảm stress
và lo lắng bằng cách căng và thư giãn luân phiên các được phát triển bởi bác sĩ người
Mỹ Edmund Jacobson vào đầu những năm 1920 Bác sĩ người Mỹ về nội khoa và tâm thần học Jacobson cho rằng vì căng cơ đi kèm với lo lắng, người ta có thể giảm lo lắng bằng cách học cách thư giãn căng cơ (Liza Varvogli, 2011) [72]
Tác giả Mohammad M (2013) sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp giảm thiểu stress cho GVTH, cho rằng chương trình can thiệp giảm thiểu stress cho giáo viên đem lại hiệu quả giảm mức độ stress và tỷ lệ stress của những người tham gia Các nghiên cứu khác có cũng cho thấy rằng việc cung cấp biện pháp can thiệp giảm thiểu stress trong môi trường trường học có thể giảm mức độ stress và nâng cao chất lượng cuộc sống (Mohammad M., 2013) [75]
Fatma A Meky (2015) trong nghiên cứu về can thiệp giảm thiểu stress GVTH ở thành phố Ismailia – Ai Cập đã cho biết: Sau khi áp dụng chương trình can thiệp giảm thiểu stress, tỷ lệ giáo viên không stress tăng từ 12,9% lên 32,9% và tỷ lệ giáo viên bị stress nghiêm trọng giảm từ 22,4% xuống 5,9% (Fatma A Meky, 2015) [51]
Sandra Ingried Asaloei (2020) trong một nghiên cứu về stress ở giáo viên đã cho biết: giáo viên càng thích thú với cuộc sống và công việc giảng dạy của họ thì càng ít căng thẳng Giáo viên càng ít căng thẳng thì càng tạo ra chất lượng công việc giảng dạy tốt hơn (Sandra Ingried Asaloei, 2020) [80]
Như vậy, việc giảm các nguồn gây stress trong công việc cùng với việc cung cấp cho giáo viên một số kỹ năng can thiệp giảm thiểu stress cũng như các kỹ thuật thư giãn
và phương pháp giảm stress dựa trên chánh niệm (MBSR) sẽ giúp ích cho việc can thiệp giảm thiểu stress ở GVTH
Trang 361.1.3 Nghiên cứu về stress ở Việt Nam
Tác giả Phạm Ngọc Rao (1986) đã nghiên cứu stress trong đời sống xã hội và cho xuất bản tác phẩn “Stress trong thời đại văn minh” Theo tác giả, stress là một hiện tượng tâm-sinh lý hết sức phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc và cuộc sống của con người (Phạm Ngọc Rao, 1986) [21]
Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1996), stress tiếng anh có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là một mối kích động đánh mạnh vào con người, nghĩa thứ hai chỉ phản ứng sinh
lý – tâm lý của con người ấy Mối kích động có thể là tác nhân vật lý, hóa học, một vi khuẩn hoặc một tác nhân tâm lý xã hội, nói chung là một tình huống căng thẳng đột xuất đòi hỏi con người huy động tiềm năng thích ứng và phản ứng lại Phản ứng gồm hai mặt: Phản ứng đặc thù riêng cho từng loại kích động và phản ứng chung cho một loại nhưng kích động khác nhau (Nguyễn Khắc Viện, 1996) [13]
Theo tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2019), stress được hiểu là trạng thái căng thẳng tâm lí nảy sinh ở con người trong quá trình hoạt động học tập, làm việc; giao tiếp với gia đình, bạn bè; thầy cô giáo, khiến con người có những tác động tiêu cực đến quá trình học tập, làm việc, tương tác, phát triển bản thân (Nguyễn Thị Hằng Phương, 2019) [16]
Tác giả Tô Như Khuê (1990) là người đầu tiên nghiên cứu stress ở Việt Nam với những công trình nghiên cứu trong thời chiến tranh (1967- 1975) phục vụ cho tuyển dụng, huấn luyện và nâng cao sức chiến đấu cho bộ đội và các binh chủng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam Sau năm 1975 đến 1990, những nghiên cứu của ông về stress và cách chống stress đã được công bố trong một đề tài cấp nhà nước “Tìm hiểu tác dụng dưỡng sinh của võ thuật” (Tô Như Khuê , 1990) [24]
Tác giả Nguyễn Khắc Viện (1996) là những người nghiên cứu stress theo hướng tiếp cận Tâm lý lâm sàng Các nghiên cứu được thực hiện trên trẻ em vào những năm
1990 Kết quả các công trình nghiên cứu được tập hợp và xuất bản thành các bài giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em và trong tác phẩm “Tâm lý học và đời sống (Nguyễn Khắc Viện, 1996) [13]
Tác giả Trịnh Hồng Lân (2010) trong nghiên cứu về stress nghề nghiệp đã công
bố tỉ lệ công nhân có biểu hiện Stress nghề nghiệp ở nhiều mức độ khác nhau là 71% Nhóm công nhân trẻ dưới 31 tuổi có tỉ lệ bị stress cao hơn hẳn nhóm công nhân có tuổi
Trang 37đời ≥31 tuổi, công nhân có tuổi nghề thấp bị stress nhiều hơn công nhân có tuối nghề cao Công nhân làm việc ở công ty nước ngài bị stress nhiều hơn công nhân làm việc ở công ty trong nước (Trịnh Hồng Lân, 2010) [27]
Tác giả Đồng Thị Yến (2013) trong nghiên cứu về stress ở học sinh trung học phổ thông đã cho kết quả: số học sinh THPT có mức độ stress nhẹ là 55.0% chiếm vị trí cao nhất, tuy nhiên trạng thái này không ảnh hưởng đến hoạt động học tập của các em
mà ngược lại stress còn tạo ra trạng thái tích cực cho người học trong học tập; số học sinh có stress ở mức độ vừa 38%, số học sinh không bị stress là 4%, số học sinh có mức
độ stress nặng là 3.0% (Đồng Thị Yến, 2013)[2]
Tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2019) trong nghiên cứu về mức độ căng thẳng trong học tập của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy: tỉ lệ học sinh rất căng thẳng chiếm 23,9% và học sinh căng thẳng chiếm 12,6% (Nguyễn Thị Hằng Phương, 2019) [16]
Tác giả Vũ Ngọc Duy (2020), trong nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ tâm lý đã đưa ra tỷ lệ học sinh gặp vấn đề stress ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ 2.7%, 9.5% có nguy
cơ stress và 17.7% bị stress ở mức độ trung bình do nghiện Internet (Vũ Ngọc Duy, 2020)[30]
Theo tác giả Hoàng Thị Thanh Huyền (2021) trong nghiên cứu về Stress ở nhân viên điều dưỡng làm việc tại Bệnh viện K cơ sở 2 trong năm 2021: mức độ stres của điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện K cơ sở 2 về cơ bản là ở mức thấp (79,7% điều dưỡng viên có mức stress thấp, 20,3% điều dưỡng còn lại có mức stress trung bình) (Hoàng Thị Thanh Huyền, 2021).[5]
Qua các nghiên cứu đã được đưa ra, có thể thấy tại Việt Nam từ thời chiến tranh chống Mĩ đến nay đã có nhiều nghiên cứu về stress ở các đối tượng khác nhau để ứng dụng vào việc chữa bệnh cũng như cải thiện sức khỏe, cải thiện năng suất lao động và kết quả học tập, làm việc Như vậy, nghiên cứu về stress, các tác giả trong nước tập trung vào quan niệm stress là hiện tượng phản ứng tâm sinh lý của con người trước một vấn đề kích động nào đó trong cuộc sống
Tác giả Nguyễn Sinh Phúc (2017) đã khẳng định: các yếu tố gây nguy cơ stress
ở người bệnh là các tâm trạng như: giận bản thân, dễ cáu kỉnh, bối rối, lo lắng, lo tác dụng phụ của thuốc, sợ chết.[14]
Trang 38Tác giả Lưu Thị Liên (2020) cũng đã nhận định: cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được tác nhân chính xác gây ra stress Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố liên quan đến rối loạn stress Bao gồm các yếu tố sau:
Các đặc điểm cá nhân: tuổi, giới tính, cân nặng, tình trạng bệnh tật, tính cách, suy nghĩ, trình độ học vấn, lối sống…
Gia đình: di truyền, số người trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tình trạng về kinh tế, vật chất…
Môi trường xã hội: an ninh trật tự, tình hình chính trị, văn hoá, kinh tế…
Nơi làm việc: các mối quan hệ trong công việc, văn hoá tổ chức, môi trường làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, khối lượng công việc, các nguy cơ gặp phải trong công việc, vị trí, chức danh…
Môi trường tự nhiên: thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, nhiệt độ, giao thông, bụi, sự ô nhiễm… (Lưu Thị Liên, 2020) [11]
Theo tác giả Hoàng Thị Thanh Huyền (2021) trong nghiên cứu về Stress ở nhân viên điều dưỡng làm việc tại Bệnh viện K cơ sở 2 (2021) cho biết các yếu tố: môi trường làm việc, nội công việc và yếu tố cá nhân là tác nhân có liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng Yếu tố gây stress cao nhất là chưa có sự chuẩn bị về cảm xúc, tiếp đến
là người bệnh và người nhà người bệnh, thứ ba là khối lượng công việc của điều dưỡng Các yếu tố khác như môi trường làm việc, nội dung công việc , yếu tố cá nhân, làm thêm bên ngoài khi hết giờ làm việc, số người bệnh trung bình cần chăm sóc trong một buổi trực, thu nhập chính trong gia đình cũng là các yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng (Hoàng Thị Thanh Huyền, 2021) [5]
Qua các nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu này tổng quan các nguyên gây ra stress
là quan hệ giữa người với người, những mâu thuẫn trong gia đình, đồng nghiệp, căng thẳng trong học hành, thi cử, quá tải công việc, v.v… Một thay đổi nào bất kì cũng có thể dẫn đến tình trạng stress: thay đổi về khí hậu, sự khác biệt về văn hóa, những thay đổi trong nghề nghiệp, công việc như nhận công việc mới, thay đổi nơi ở, nơi làm việc,
bị đuổi việc Những yếu tố liên quan đến tình cảm như cưới hỏi, ly thân, ly dị, sinh con, người thân qua đời, bệnh tật, hay những thay đổi về mặt cơ thể như đến tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh, tuổi già, … toàn bộ mọi hoạt động và ứng xử của con người trong cuộc sống đều có thể là tác nhân gây stress
Trang 39Nghiên cứu stress ở giáo viên và giáo viên tiểu học
Nghiên cứu của tác giả Trịnh Viết Then (2016) trên đối tượng giáo viên mầm non cho thấy tỷ lệ stress ở nhóm giáo viên mầm non là 54,5%, trong đó có 38,0% có tình trạng stress nhẹ, 13,1% có tình trạng stress trung bình, 2,8% có tình trạng stress cao
và 0,6% có tình trạng stress rất cao (Trịnh Viết Then, 2016)[28]
Tác giả Hoàng Thế Hải và Hồ Thị Thúy Hằng (2018) cho biết: giáo viên mầm non tại thành phố Đà Nẵng bị stress ở những mức độ khác nhau, trong đó đa số giáo viên ở mức độ stress cấp tính, có thể kiểm soát được trong hoạt động nghề nghiệp (65%),
và có 4,6% stress ở mức độ nặng, cần được khám và điều trị (Hoàng Thế Hải và Hồ Thị Thúy Hằng, 2018) [4]
Nguyễn Thị Bích Tuyền (2021), trong nghiên cứu về mối liên hệ giữa chiến lược ứng phó và mức độ stress của giáo viên can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Biên Hòa Đồng Nai thông qua trắc nghiệm DASS42, thang đo ứng phó BriefCOPE với 93 giáo viên can thiệp đã cho thấy, có 36,6% giáo viên biểu hiện stress từ mức độ nhẹ (17,2%), vừa (16,2%) đến nặng (3,2%), (Nguyễn Thị Bích Tuyền, 2021) [15]
Tác giả Trần Hồng Ngọc (2021) trong một nghiên cứu về stress ở giáo viên cho thấy có mối liên quan giữa stress với các yếu tố cá nhân và công việc Theo đó, ở những giáo viên càng lớn tuổi thì tỉ lệ mắc stress càng giảm (giáo viên độ tuổi từ 30 - 39 có tỷ
lệ mắc stress thấp hơn 41% so với nhóm dưới 30 tuổi; nhóm giáo viên có độ tuổi 40 trở lên cũng có tỷ lệ mắc stress thấp hơn 65% so với nhóm dưới 30 tuổi), Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy càng lâu năm thì tỷ lệ stress càng giảm do có kinh nghiệm và có khả năng chịu đựng áp lực trước những tình huống gây stress, nên họ có thể xử lý tình huống
để giảm bớt căng thẳng Giáo viên đã kết hôn có tỷ lệ mắc stress giảm 59% so với những giáo viên sống một mình Nghiên cứu cũng tìm thấy những giáo viên dạy từ 2 khối trở lên, giáo viên có số tiết lớn hơn quy định hay những giáo viên có đảm nhiệm thêm chức
vụ đều cho thấy khả năng mắc stress tăng do không có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm
vụ dẫn đến quá tải, gây mệt mỏi kéo theo căng thẳng cao (Trần Hồng Ngọc, 2021) [24]
Tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2021) trong một nghiên cứu ở đối tượng là giảng viên Đại học Đà Nẵng đã cho biết có 176 giảng viên (39,9%) có dấu hiệu stress, trong đó có 63 giảng viên (15,1%) stress cao độ Các giảng viên nữ chịu nhiều áp lực hơn các đồng nghiệp nam (Nguyễn Thị Hằng Phương , 2021) [17]
Trang 40Tác giả Phùng Thị Thu Trang (2020) trong nghiên cứu về thực trạng stress do áp lực lao động nghề nghiệp của GVTH đã chỉ ra 03 loại hình áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên, gồm: Áp lực chuyên môn nghề nghiệp; Áp lực từ công tác quản lí, chính sách giáo dục; Áp lực từ các yêu cầu của xã hội (Phùng Thị Thu Trang, 2020) [22]
Tác giả Trần Thị Minh Đức (2021) nghiên cứu trên đối tượng giáo viên mầm non
và GVTH đã cho thấy: Theo tiêu chuẩn đánh giá của trắc nghiệm DASS-21, điểm trung bình chung tự báo cáo của nhóm giáo viên về trầm cảm là 8,04; SD = 6,24 (chiếm 41,9%); lo âu là 10,53; SD = 6,48 (chiếm 66,8%) và stress là 14,9; SD = 6,66 (chiếm 46,1%), Mức tự báo cáo về các triệu chứng trầm cảm, lo âu và stress nằm ở điếm khá cao, gần tới các điểm ranh giới của 3 dạng rối loạn này (Trần Thị Minh Đức, 2021)[25]
Tác giả Nguyễn Thu Hằng (2021) trong một nghiên cứu về tạo động lực cho GVTH đã chỉ ra một thực tế đáng lo ngại, là tâm trạng chán nghề của không ít giáo viên Theo một điều tra xã hội học mới đây, có tới 60% số giáo viên không an tâm với nghề
và chán nghề Đây là một vấn đề xã hội lớn và đầy bức xúc, rất đáng quan tâm, lo ngại cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo Ngoài đồng lương thấp, giáo viên còn ngập trong các
kỳ thi giáo viên dạy giỏi, những buổi dự giờ, đánh giá chéo, sức ép từ phụ huynh, từ cấp trên, từ chính học sinh … Ngoài áp lực về công việc giảng dạy, giáo viên còn bị áp lực
về công tác thi đua, công tác chủ nhiệm và áp lực về tiền lương (Nguyễn Thu Hằng, 2021) [18]
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy stress đang tồn tại ở giáo viên các cấp với mức độ khác nhau Tỉ lệ Stress mức độ cao dao động từ 3.2% đến 15.1% Và tỷ lệ mắc stress ở giáo viên nữ cao hơn ở giáo viên nam Stress của GVTH đến từ áp lực chuyên môn nghề nghiệp; áp lực công tác quản lí, chính sách giáo dục và áp lực từ các yêu cầu của xã hội
1.1.3.1 Nghiên cứu về biểu hiện stress ở giáo viên tiểu học
Về biểu hiện ở người bị stress, tác giả Tô Như Khuê (1976) quan niệm “stress chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi
ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do các tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó” (Tô Như Khuê, 1976) [23]