1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lí hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán tại các trường tiểu học quận thanh khê thành phố đà nẵng

151 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lí Hoạt Động Đánh Giá Trong Dạy Học Môn Toán Tại Các Trường Tiểu Học Quận Thanh Khê Thành Phố Đà Nẵng
Tác giả Đinh Thị Vinh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thúy Hà
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 7,03 MB

Nội dung

Các biện pháp đề xuất: Nâng cao nhận thức về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh; Nâng cao năng lực của BGH và giáo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ VINH

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRONG

DẠY HỌC MÔN TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ VINH

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRONG

DẠY HỌC MÔN TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ THÚY HÀ

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “ Quản lí hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán tại các trường Tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên

cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Đinh Thị Vinh

Trang 8

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Quản lý giáo dục

Họ và tên học viên: Đinh Thị Vinh

Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thị Thúy Hà

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt:

1 Những kết quả chính của luận văn

Qua việc nghiên cứu lý luận, phân tích những khái niệm cơ bản liên quan đến đề, tài tác giả đã khái quát một cách tương đối đầy đủ và sát thực tế điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu đã trình bày rõ nét thực trạng công tác quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán tại các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng và đánh giá những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân những hạn chế, tác giả đề xuất các biện pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, có tính cấp thiết và khả thi cao, vận dụng vào việc nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Toán tại các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng

Các biện pháp đề xuất: Nâng cao nhận thức về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh; Nâng cao năng lực của BGH và giáo viên về thực hiện hoạt động đánh giá trong dạy học; Quản lý đồng bộ việc thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập học sinh ở trường Tiểu học; Khắc phục những bất cập trong quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư 27/2020/BGDĐT; Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán ở các trường Tiểu học quận Thanh Khê; Tăng cường cơ sở vật chất nói chung và các thiết bị đồ dùng dạy học nói riêng phục vụ - đánh giá trong dạy học môn Toán ở các trường Tiểu học quận Thanh Khê

2 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn

Khái quát hóa hệ thống lý luận về quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán trên cơ

sở vận dụng đa dạng các phương pháp tiếp cận, đặc biệt là lý luận về quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán tại các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay Phát hiện những khó khăn, hạn chế trong công quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán tại các trường tiểu học quận Thanh Khê; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng

3 Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn

Ngoài ra, khi đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho Hiệu trưởng các trường tiểu học và cán quản lý giáo dục đang công tác trên địa bàn quận, có giá trị tham khảo cho cán bộ quản

lý giáo dục các quận khác trên đại bàn thành phố Đà Nẵng

4 Từ khóa: Quản lý giáo dục, hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán, học sinh tiểu học,

trường tiểu học, giáo dục tiểu học

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài

TS Trần Thị Thúy Hà Đinh Thị Vinh

Trang 9

MANAGEMENT OF ASSESSMENT ACTIVITIES IN TEACHING MATH IN

THANH KHE DISTRICT PRIMARY SCHOOLS, DA NANG CITY

Industry: Educational Administration

Student's full name: Dinh Thi Vinh

Instructor: Dr Tran Thi Thuy Ha

Training institution: The University of Danang- University of Eduction and Science

Summary:

1 The main results of the thesis

Through theoretical research and analysis of basic concepts related to the topic, the author has

summarized in a relatively complete and realistic way the natural conditions, socio-economic situation

and education Thanh Khe district, Da Nang city The study clearly presented the current situation of

assessment management in teaching Mathematics at primary schools in Thanh Khe district, Da Nang

city

On the basis of survey, analysis of the current situation and assessment of advantages,

disadvantages, advantages, limitations, causes and limitations, the author proposes measures of

important theoretical and practical significance, has high urgency and feasibility, applied to improve the

quality of assessment management in teaching Mathematics, contributing to improving the efficiency

of teaching Mathematics at primary schools in Thanh Khe district Da Nang city

Proposed measures: Raise awareness of student learning outcomes assessment for

administrators, teachers, students and parents; Improve the capacity of the teaching staff and teachers to

conduct assessment activities in teaching; Synchronously manage the implementation of the process of

assessing student learning outcomes in primary schools; Overcoming inadequacies in the management

of student learning outcomes assessment according to Circular 27/2020/BGDĐT; Directing the

application of information technology to the management of assessment activities in teaching

mathematics in primary schools in Thanh Khe district; Strengthening facilities in general and teaching

aids in particular to serve - evaluate in teaching Mathematics in primary schools in Thanh Khe district

2 Scientific and practical significance of the thesis

Generalizing the theoretical system of assessment management in teaching Mathematics on the

basis of applying a variety of approaches, especially the theory of assessment management in teaching

Mathematics at primary schools in the current period Detecting difficulties and limitations in the

management of assessment activities in teaching Mathematics at primary schools in Thanh Khe district

On the basis of theory and practice, the topic proposes measures to manage assessment activities

in teaching Mathematics at primary schools in Thanh Khe district; contribute to improving the quality

and efficiency of primary education in Thanh Khe district, Da Nang city

3 Further research direction of the thesis

In addition, when the project is completed, it will be an important reference for principals of

primary schools and education administrators working in the district, valuable for educational

administrators of other schools other districts in the city of Da Nang

4 Keywords: Educational management, assessment activities in teaching Mathematics, primary school

students, primary school, primary education

Confirmation of the instructor The person who made the topic

Tran Thi Thuy Ha, PhD Dinh Thi Vinh

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Qua hai năm học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường đại học Sư phạm Đà Nẵng tôi đã nhận được sự tận tình, tâm huyết giảng dạy, sự quản lí, hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt của các thầy cô, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để phục

vụ cho công tác của mình Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, các thầy giáo, cô giáo phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý - Giáo dục, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh - Cán bộ hướng dẫn, người luôn cảm thông, chia sẻ những khó khăn của học viên, khích lệ, động viên, nhiệt tình hướng dẫn học viên trong quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô lãnh đạo phòng Giáo dục - Đào tạo, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên trường Tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê đã tạo những điều kiện, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp, đã tận tình giúp đỡ và cung cấp

số liệu, đóng góp ý kiến để việc điều tra nghiên cứu và hoàn thành luận văn được thuận lợi

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình hoàn thiện luận văn tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các thầy cô

và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Đinh Thị Vinh

Trang 11

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 6

1.2 Những khái niệm chính của đề tài 8

1.2.1 Quản lý, Quản lý giáo dục 8

1.2.2 Kiểm tra- đánh giá 9

1.2.3 Đánh giá trong dạy học của học sinh tiểu học 12

1.2.4 Quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học 13

1.2.5 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 13

1.3 Lý luận về đánh giá trong dạy học 14

1.3.1 Vị trí, vai trò của đánh giá trong dạy học 14

1.3.2 Chức năng của đánh giá trong dạy học 16

1.3.3 Đặc trưng của đánh giá trong dạy học 17

1.3.4 Các hình thức đánh giá trong dạy học 17

1.3.5 Những yêu cầu đối với đánh giá trong dạy học 18

1.3.6 Mối quan hệ giữa kiểm tra – đánh giá 21

1.3.7 Môn Toán cấp Tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 21

1.3.8 Mục đích, vai trò, chức năng của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học môn Toán cấp Tiểu học 22

1.3.9 Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học môn Toán cấp Tiểu học 24

1.3.10 Xu thế đổi mới hoạt động đánh giá hiện nay 25

1.3.11 Định hướng đánh giá trong dạy học môn Toán theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 30

1.4 Hoạt động đánh giá trong dạy học của học sinh 32

Trang 12

1.4.1 Mục tiêu hoạt động đánh giá trong dạy học 33

1.4.2 Nội dung hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh 34

1.4.3 Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động đánh giá kết quả hoạt động của học sinh 34

1.4.4 Quy trình đánh giá 34

1.4.5 Chủ thể hoạt động đánh giá trong dạy học 36

1.4.6 Đối tượng hoạt động đánh giá trong dạy học của học sinh 36

1.5 Quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán 37

1.5.1 Tổ chức để người dạy xác định được mục tiêu môn học 37

1.5.2 Xây dựng và thể chế hóa, công khai hóa kế hoạch đánh giá trong suốt năm học cho môn toán 38

1.5.3 Tập huấn kĩ năng thiết kế, cách sử dụng các bài đánh giá môn toán cho các mục đích khác nhau trong suốt năm học 38

1.5.4 Tập huấn kĩ năng chấm bài, cho điểm, viết lời phê cho tùng bài, cách trả bài, nhận xét cho từng người học, công bố điểm, cách sử dụng điểm cho từng loại hình đánh giá 39

1.5.5 Tập huấn các kĩ thuật sử dụng công nghệ thông tin trong đánh giá và tự đánh giá 40

Tiểu kết chương 1 41

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 42

2.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 42

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và dân cư 42

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 42

2.2 Khái quát tình hình giáo dục quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 43

2.2.1 Tình hình giáo dục phổ thông quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 43

2.2.2 Tình hình phát triển giáo dục tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 44

2.2.3 Những hạn chế và bất cập 46

2.3 Khái quát về quá trình khảo sát 46

2.3.1 Mục tiêu khảo sát 46

2.3.2 Phương pháp thực hiện khảo sát 46

2.3.3 Cách thức xử lý số liệu, viết báo cáo kết quả khảo sát 47

2.4 Thực trạng hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán tại các trường Tiểu học Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 48

2.4.1 Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về hoạt động đánh giá học sinh tiểu học 48

2.4.2 Thực trạng năng lực đánh giá của giáo viên 49

Trang 13

2.4.3 Thực trạng về tính đồng bộ trong đánh giá kết quả cuối năm và khảo sát đầu

năm học mới trên cùng một đối tượng học sinh 53

2.5 Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 53

2.5.1 Thực trạng thực hiện việc tổ chức cho người dạy xác định mục tiêu 53

2.5.2 Thực trạng xây dựng và thể chế hóa, công khai hóa kế hoạch đánh giá môn toán trong suốt năm học 55

2.5.3 Thực trạng tập huấn kĩ năng thiết kế, cách sử dụng các bài đánh giá của môn toán cho các mục đích khác nhau trong suốt năm học 58

2.5.4 Thực trạng tập huấn kĩ năng chấm bài, cho điểm, viết lời phê cho từng bài, cách trả bài, nhận xét cho từng người học, cách công bố điểm, cách sử dụng điểm cho từng loại hình đánh giá 60

2.5.5 Thực trạng tập huấn các kĩ thuật sử dụng công nghệ thông tin trong đánh giá và tự đánh giá 62

2.5.6 Thực trạng về thông tin phản hồi và phân tích kết quả của kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy học 63

2.5.7 Những khó khăn, bất cập khi thực hiện kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư 27/2020/TTBGDĐT 64

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay 68

2.6.1 Mặt mạnh 68

2.6.2 Mặt yếu 69

2.6.3 Thời cơ 71

2.6.4 Thách thức 72

2.6.5 Nguyên nhân 72

Tiểu kết chương 2 72

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÁ NẴNG 74

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán ở tiểu học 74

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 74

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 74

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 74

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 75

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 75

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt đánh giá trong dạy học môn toán ở Tiểu học 75

Trang 14

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học

sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh 75

3.2.2 Nâng cao năng lực của CBQL và giáo viên về thực hiện hoạt động đánh giá trong dạy học 79

3.2.3 Quản lý đồng bộ việc thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập học sinh ở trường Tiểu học 82

3.2.4 Khắc phục những bất cập trong quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư 27/2020/BGDĐT 84

3.2.5 Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán ở các trường Tiểu học quận Thanh Khê 86

3.2.6 Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 88

3.2.7 Tăng cường cơ sở vật chất nói chung và các thiết bị đồ dùng dạy học nói riêng phục vụ - đánh giá trong dạy học môn Toán ở các trường Tiểu học quận Thanh Khê 89

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá 90

3.4 Khảo nghiệm kết quả các biện pháp 91

3.4.1 Mục đích của khảo nghiệm 91

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 91

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 91

3.4.4 Tiến trình khảo nghiệm 91

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm 91

Tiều kết chương 3 95

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC PL1

Trang 15

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGH : Ban giám hiệu CBQL : Cán bộ quản lý GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GV : Giáo viên KQHT : Kết quả học tập KTĐG : Kiểm tra đánh giá

NL : Năng lực NXB : Nhà xuất bản PTNL : Phát triển năng lực TCM : Tổ chuyên môn

Trang 16

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiểu

2.3 Kết quả đánh giá Chất lượng môn Tiếng Việt năm học 2021-2022 452.4 Kết quả đánh giá Chất lượng môn Toán năm học 2021-2022 452.5 Kết quả đánh giá phẩm chất học sinh cuối năm học 2021-2022 46

2.10 Đánh giá của CBQL, GV trường Tiểu học về thực trạng thực hiện

các nội dung đánh giá trong dạy học môn Toán 502.11 Đánh giá của CBQL, GV các trường TH về thực trạng thực hiện

các nguyên tắc đánh giá trong dạy học môn Toán 512.12 Đánh giá của CBQL, GV trường TH về thực trạng thực hiện các

hình thức đánh giá trong dạy học môn Toán 512.13 Đánh giá của CBQL, GV các trường TH về thực trạng thực hiện

các phương pháp đánh giá trong dạy học môn Toán 522.14 Mức độ đạt được mục tiêu đánh giá môn Toán của GV 542.15 Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng xây dựng kế hoạch

2.16 Đánh giá của CBQL, GV trường TH về thực trạng thực hiện kế

2.17 Đánh giá của CBQL, GV trường TH về thực trạng mức độ thiết

kế và cách sử dụng các bài đánh giá trong dạy học môn Toán 582.18

Đánh giá của CBQL, GV trường TH về thực trạng tập huấn kĩ

năng thiết kế và cách sử dụng các bài đánh giá cho các mục đích

khác nhau trong dạy học môn Toán

59

2.19 Đánh giá của GV trường TH về thực trạng trả bài và công bố

2.20 Đánh giá của GV trường TH về thực trạng viết lời phê trong dạy

Trang 17

Số hiểu

2.21

Đánh giá của GV trường TH về thực trạng thực hiện việc chấm

bài, cho điểm, viết lời phê, cách trả bài, nhận xét trong dạy học

môn Toán

61

2.22 Đánh giá của CBQL, GV trường TH về thực trạng tập huấn và sử

dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán 622.23 Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng kiểm tra hoạt động

2.24

Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng các yếu tố thuộc về

giáo viên ảnh hưởng đến quản lý đánh giá trong dạy học môn

Toán

65

2.25 Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng các yếu tố thuộc về

HS ảnh hưởng đến quản lý đánh giá trong dạy học môn Toán 662.26

Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng các yếu tố thuộc về

môi trường quản lý ảnh hưởng đến quản lý đánh giá trong dạy

học môn Toán

67

3.1 Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp quản

lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán ở các trường TH 923.2

Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý

hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán ở các trường TH

quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng

93

Trang 18

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

2.1 Trình độ đạt chuẩn của giáo viên đang giảng dạy 452.2 Mức độ hiệu quả của kế hoạch đánh giá trong dạy học môn

2.3 Mức độ giáo viên thực hiện đánh giá theo kế hoạch Nhà

3.1

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán ở các trường TH quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng

92

3.2

Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán ở các trường TH quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng

94

Trang 19

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là “một là điều kiện thúc đẩy

và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng

và bảo vệ đất nước” Đáp ứng nhu cầu của xã hội và xu thế của thế giới ngành giáo dục

nước ta không ngừng đổi mới, cải cách

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là một xu thế tất yếu của thời đại Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển năng lực cho người học Trong Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 trong Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là “Đổi

mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn….đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” cùng với nhiệm vụ “Đổi mới căn bản hình thức

và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan: Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ.” [18]

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, quản lý dạy học và hoạt động đánh giá

ở nhà trường ngày càng được quan tâm, chú trọng, đặc biệt là chất lượng giáo dục phổ thông Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, ngoài việc hoàn thiện và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì phải không ngừng đổi mới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh Đổi mới phương pháp dạy học không thể tách rời đổi mới đánh giá Khi nói đến quản lý hoạt động đánh giá, trước hết người ta nhận thấy đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học Kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy học sinh chăm lo tự học cũng như vì sự tiến bộ của học sinh Đánh giá một quá trình học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học Không chỉ giáo viên biết cách thức, các

kỹ thuật đánh giá học sinh mà điều quan trọng không kém là học sinh phải học được cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình Có như vậy thì học sinh mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình thành năng lực của học sinh, cái

Trang 20

mà chúng ta đang rất mong muốn Sau khi học sinh kết thúc một giai đoạn học thì tổ chức đánh giá, để giáo viên biết được những kiến thức mình dạy, học sinh đã làm chủ được kiến thức, kỹ năng ở phần nào và phần nào còn hổng…

Đổi mới quản lý hoạt động đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý… Nếu thực hiện được việc quản lý hoạt động đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực

hơn rất nhiều Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học

đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”…

Mục đích của việc quản lý hoạt động đánh giá là giúp giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện những cố gắng tiến bộ của học sinh để động viên khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của học sinh để hướng dẫn giúp đỡ, đưa ra nhận định đúng những ưu điểm và hạn chế của học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động rèn luyện, học tập của học sinh Tiếp đến giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập để rèn luyện và tiến bộ

Ở bậc tiểu học nói chung và các trường tiểu học quận Thanh khê nói riêng, hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh bước đầu đã được quan tâm thực hiện đổi mới theo Thông tư 22/ BGD&ĐT và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên trong

xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh, việc tổ chức hoạt động đánh giá kết quả học tập cũng cần hướng đến phát triển năng lực cho học sinh, thì còn tồn tại những bất cập Qua thực tiễn việc đánh giá các môn học nói chung và môn Toán nói riêng ở cấp tiểu học quận Thanh Khê cho thấy: quan niệm về đánh giá trong dạy học môn Toán của một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh còn theo tiếp cận nội dung Khi đánh giá học sinh, giáo viên còn nhận xét một cách chung chung như: có tiến bộ, cần cố gắng phát huy, tương đối tốt, tạm được hoặc bài làm quá kém, quá tệ hại, lạc đề, không chịu học bài,… Việc đánh giá còn nặng về hình thức, độ chính xác chưa cao, chưa chỉ rõ được những mảng kiến thức/kỹ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kỹ năng nào còn yếu để điều chỉnh Giáo viên ra đề kiểm tra hầu hết chưa

đủ ba mức độ của TT 27 theo quy định Chính vì vậy chưa phát huy được đúng vai trò của kiểm tra, đánh giá, chưa tạo động lực cho học sinh, chưa hướng vào phát triển được năng lực cho học sinh Điều này đặt ra cho ngành giáo dục, các cấp quản lí phải xem xét lại vấn đề quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh là động lực thúc đẩy học sinh phát triển, đánh giá là căn cứ giúp giáo viên nhìn vào đó để điều chỉnh hoạt động dạy, học sinh điều chỉnh hoạt động học cho tốt hơn cũng như cán bộ quản lý có những chỉ đạo phù hợp với thực tiễn của nhà trường

Trang 21

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán tại các trường Tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán tại các

trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán

tại các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Phạm vi kiến thức: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá môn toán tiểu học 4.2 Phạm vi không gian: Các trường tiểu học của quận Thanh Khê thành phố Đà

Nẵng

4.3 Thời gian: Học kì II năm học 2022- 2023

5 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của bộ, sở, phòng và cơ sở lí luận về quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán ở trường tiểu học

6.2 Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

6.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

6.4 Sử dụng công cụ toán thống kê để phân tích số liệu điều tra

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phương pháp so sánh; tổng hợp hóa và khái quát hóa các tài liệu lý thuyết Sử dụng các phương pháp trên để nghiên cứu các văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; các văn bản pháp luật của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo; nghiên cứu các quy định của ngành về quản lý hoạt động chuyên môn; nghiên cứu các tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học có

Trang 22

liên quan đến hoạt động quản lý, hoạt động dạy học môn toán, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, để xây dựng khung lý luận của đề tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Khảo sát điều tra về thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thiết kế các phiếu hỏi dành cho cán

bộ phụ trách chuyên môn cấp tiểu học Phòng Giáo dục và Đào tạo, Cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng về thực trạng hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán và quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán tại các trường tiểu quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

7.2.2 Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, tham vấn các ý kiến của các chuyên gia

trong lĩnh vực Quản lý giáo dục về vấn đề nghiên cứu

7.3 Phương pháp nghiên cứu toán thống kê và xử lí số liệu

Để xử lý các số liệu, các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhận định, đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, phần Phụ lục, luận văn còn có 3 chương:

* Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng, khách thể nghiên cứu, phạm

vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, các nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

* Phần nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán ở các trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Các Biện pháp đổi mới quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

* Kết luận và khuyến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 23

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trên toàn thế giới, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và các yếu tố khác đang thúc đẩy ngành giáo dục có những thay đổi trong cách thức đánh giá kết quả học tập của người học, để đảm bảo rằng, người học sau khi tốt nghiệp có được các kỹ năng và năng lực cần có trong thế kỷ 21 Như vậy, hoạt động đánh giá đang được quan tâm và có những nghiên cứu nhằm thúc đẩy lĩnh vực đánh giá Sau đây, tác giả luận văn trình bày những nghiên cứu liên quan hiện đã và đang được nghiên cứu trong và ngoài nước

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Tại Mỹ, dẫn theo nghiên cứu của Shani (D Carter (2015), Năm 1988, chính phủ liên bang Hoa Kỳ, thông qua Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (DOED), bắt đầu ủng hộ đánh giá kết quả học tập sau trung học của học sinh bằng cách yêu cầu các tổ chức kiểm định khu vực thu thập thông tin về mục tiêu học tập và kết quả đánh giá từ các trường đại học (Carter, 2009; Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, 2007) Luật liên bang cũng bắt đầu yêu cầu đánh giá ở cấp tiểu học và trung học (tức là Đạo luật Không trẻ em bị bỏ lại phía sau), điều này cũng khiến các tổ chức sau trung học tăng cường thực hành đánh giá kết quả của

họ, (Hickok, 2009; Smith, Szelest & Downey, 2004)

Vương quốc Anh: Ở Wales, đánh giá thường được thực hiện trên các bài tập viết của học sinh và đã được sử dụng để kết thúc bằng cách phân phối các tiêu chí và kết quả chấm điểm cho học sinh và cho các em sử dụng kết quả để cải thiện việc học (Case, 2007) Nhiều người đánh giá công việc của học sinh, chia sẻ kết quả học tập và tiêu chí chấm điểm với học sinh nhờ đó tác động tích cực đến hiệu suất của họ

Ở Nhật Bản, các phương pháp được sử dụng để tiến hành đánh giá kết quả là trực tiếp và gián tiếp Bởi vì, trong lịch sử, tự kiểm tra tập trung vào các nhiệm vụ thay vì cải tiến chương trình giảng dạy, hầu hết các phương pháp đánh giá được sử dụng là gián tiếp và kết quả đánh giá không được sử dụng thường xuyên để cải thiện các chương trình

Đánh giá là một khoa học luôn luôn gắn liền với hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục, nhiều nước trên thế giới đều rất quan tâm đến khoa học đánh giá trong giáo dục, dạy học Có nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá

Nhà giáo dục Anthony J Nitko trong tác phẩm "Đánh giá học sinh", nhà nghiên

cứu cho biết: “ý nghĩa, vai trò của kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của HS,

ông nhấn mạnh kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu học tập và hướng dẫn HS

tự kiểm tra, đánh giá kiến thức của bản thân” [1]

Tác giả McMillanJ.H quan niệm “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình GD” [44]

Trang 24

P.E.Griffin cho biết “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó

bao hàm cả việc thu thập thông tin sử dụng trong việc đánh giá một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra nhằm mục đích nhất định” [46]

Các tác giả như W.J Popham [47], T Kubiszyn và G Borich [42]; P.W Airasian [40] trong các công trình nghiên cứu của mình đều tập trung đề cập đến hình thức của đánh giá theo định hướng phát triển năng lực (đánh giá sự thực hiện), trong đó, các tác giả

lí giải rõ thế nào là bài kiểm tra sự thực hiện, vai trò của loại đánh giá này cũng như phân tích các bước cơ bản để tiến hành đánh giá sự thực hiện Cũng nghiên cứu về hình thức đánh giá sự thực hiện nhưng các tác giả J.H McMillan [44], A.J Nitko [45] và R.J Marzano cùng các cộng sự [43] lại tập trung phân tích mối quan hệ gắn kết giữa đánh giá sự thực hiện với các mục tiêu dạy học, sử dụng hình thức này để đánh giá sự thực hiện với các mục tiêu dạy học, sử dụng hình thức này để đánh giá các mục tiêu dạy học cụ thể Còn R.J Marzano và A.J Nitko cho rằng đánh giá sự thực hiện rất thích hợp để đánh giá các loại tư duy Tác giả G.P Wiggins [48] thì giới thiệu về hình thức đánh giá xác thực - một dạng khác của hình thức đánh giá sự thực hiện để đánh giá NL của người học

Đặc trưng của đánh giá thực là:

- Yêu cầu HS phải kiến tạo 1 sản phẩm chứ không phải chọn hay viết ra 1 câu trả lời đúng,

- Đo lường cả quá trình và cả sản phẩm của quá trình đó

- Trình bày 1 vấn đề thực – trong thế giới thực cho phép HS bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế

- Cho phép HS bộc lộ quá trình học tập và tư duy của họ thông qua việc thực hiện bài thi

Đây chính là sự ưu việt của đánh giá thực, một hình thức đánh giá được cả mức độ nhận thức nội dung kiến thức cả về quá trình vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống Như vậy, vấn đề ĐG nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả trên thế giới Kết quả của những nghiên cứu này giúp chúng ta thấy được ý nghĩa, vai trò của ĐG trong GD; quan niệm, xu hướng ĐG hiện nay; quy trình, phương pháp, kĩ thuật, công cụ ĐG

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, vào những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vấn đề đánh giá KQHT theo định hướng PTNL đã bắt đầu được một số tác giả nghiên cứu và thể hiện qua các công trình nghiên cứu của mình, đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá và đánh giá kết quả học tập của học sinh Có thể kể đến, Bùi

Hạnh Lâm (2010) với nghiên cứu “Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập môn

toán của học sinh trung học phổ thông”, trong nghiên cứu này, tác giả hệ thống hóa các

khái niệm liên quan về đánh giá, trong đó, chú trọng đến tự đánh giá, kĩ năng tự đánh

Trang 25

giá Kết quả nghiên cứu đưa ra nhóm các kĩ năng cơ bản liên quan đến tự đánh giá kết quả học tập môn Toán và đưa ra một số biện pháp để phát triển kĩ năng tự đánh giá;

Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2011), trong cuốn “Giáo trình Kiểm tra - đánh giá trong

giáo dục” [36] cũng như tác giả Nguyễn Công Khanh và Đào Thị Tuyết Oanh (2015),

trong cuốn “Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” [25] các tác giả đã trình bày

một số loại hình đánh giá, trong đó có thiết kế một số mẫu Rubric đánh giá với các mục đích khác nhau

Công trình “Đo lường - đánh giá kết quả học tập của học sinh” của tác giả Nguyễn

Đức Chính [8] đã giới thiệu khá chi tiết về hình thức đánh giá thực và coi đánh giá thực

là một loại hình, một quan điểm đánh giá để so sánh, phân biệt với đánh giá truyền

thống Công trình “ Đánh giá và quản lí hoạt động đánh giá trong giáo dục” của nhóm

tác giả Nguyễn Đức Chính, Đào Thị Mai Hoa, Phạm Thị Nga, Trần Xuân Bách (2017) [11] đã phân tích rõ mục tiêu, đối tượng, nội dung, phương pháp, các hình thức đánh giá

cũng như nhiệm vụ quản lí hoạt động đánh giá trong dạy học Công trình “Giáo trình

kiểm tra đánh giá trong giáo dục” của tác giả Nguyễn Công Khanh và cộng sự [25] đề

cập đến kiểm tra, đánh giá NL, lí do phải đánh giá NL và đưa ra hệ thống những NL cơ bản cần hình thành, phát triển ở học sinh Việt Nam hiện nay…

Tác giả Nguyễn Thị Tính quan niệm “Đánh giá trong GD là một quá trình hoạt

động được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của đối tượng QL về mục tiêu đã định; nó bao gồm sự mô tả định tính, định lượng, kết quả đạt được thông qua những nhận xét, so sánh với những mục tiêu đã đặt ra” [38]

Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam, Trịnh Quốc Lập (2008): “ĐG KQHT

có nhiều ý nghĩa với người học, người dạy cũng như với người QL và các nhà khoa học Khi kết quả học tập được đánh giá một cách khoa học, chất lượng dạy học và đào tạo được nâng cao Trong bài viết trình bày một số vấn đề lý thuyết về ĐG KQHT của sinh viên và những cải tiến phương pháp kiểm tra ĐG KQHT của sinh viên tại khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ, đồng thời tác giả cũng đưa ra những đề xuất khắc phục những tồn tại trong việc kiểm tra và đánh giá hiện nay” [30]

Đánh giá trong GD “có mục đích chung là cung cấp thông tin để ra các quyết định

về dạy học và GD”, “GV thực hiện kiểm tra, đánh giá HS vì các mục tiêu khác nhau…: phân loại HS, lên KH và điều chỉnh hoạt động giảng dạy; phản hồi và khích lệ; phán đoán giá trị, xếp loại học tập và phân định mức độ tiến bộ” [33]

Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy: Đánh giá trong giáo dục nói chung, trong hoạt động dạy học nói riêng là một vấn đề quan trọng, được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các giáo viên quan tâm Xu thế đánh gia hiện nay là đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Các công trình nghiên cứu đều chỉ ra vai trò, ý nghĩa của hoạt động này trong quá trình dạy học và xem đó là một công việc quan trọng của giáo viên Có nhiều cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu về đánh giá song chưa có công trình nào tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ quản lý hoạt động

Trang 26

đánh giá trong dạy học môn Toán Vì vậy, chúng tôi mong muốn nghiên cứu đề tài

“Quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán tại các trường Tiểu học quận

Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” để đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất

lượng hoạt động đánh giá học sinh tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

1.2 Những khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Quản lý, Quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Bàn về khái niệm quản lý, các nhà khoa học trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau Trong luận văn này tác giả chỉ nêu ra một số khái niệm của các nhà khoa học tiêu biểu, nhằm tìm ra cái chung, sự thống nhất của các nhà khoa học về quản lý Khái niệm chung nhất về quản lý là “tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế -xã hội theo pháp luật”

Tác giả Frederick W.Taylor (1856-1915) quan niệm: “Quản lý là nghệ thuật biết

rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái gì đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất

và rẻ tiền nhất Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo vệ sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác” [35]

Tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” Harold Koontz : “QL là một dạng

thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của nhóm Ngoài

ra ông còn cho rằng: Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, và

sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [19]

Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều tác nhà nghiên cứu và đưa ra khái niệm về quản lý

Nhà nghiên cứu Đặng Bá Lãm “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người

nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [28]

Trần Kiểm cho biết: “Quản lý là những tác hoạch định của chủ thể QL trong việc

huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của

tổ chức với hiệu quả cao nhất” [26]

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, Đào Thị Mai Hoa, Phạm Thị Nga, Trần Xuân

Bách: “Quản lí là hoạt động có chủ đích của nhà quản lí, tác động một cách có ý thức

vào khách thể quản lí nhằm đạt tới mục tiêu quản lí” [11]

Từ các khái niệm trên, tác giả luận văn quan niệm: Quản lý là hoạt động có chủ

đích, có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch và hệ thống của nhà quản lý đến khách thể quản lý nhằm được mục tiêu đã đề ra

1.2.1.2 Quản lí giáo dục

Tùy theo cách tiếp cận, QL giáo dục cũng được định nghĩa bằng nhiều khái niệm khác nhau:

Trang 27

Theo tác giả Trần Kiểm: “QL giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể QL nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế xã hội” [27, tr.36] Theo nhóm tác giả Đặng Quốc Bảo thì QL giáo dục được hiểu theo hai ý là nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng: “QL giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động, điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu hiện nay” Theo nghĩa hẹp thì “QL giáo dục, QL trường học có thể là một chuỗi tác động hợp lí (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể QL đến tập thể GV và HS, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường, nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến” [2, tr.16,17]

Như vậy, có thể khẳng định rằng bản chất của QL giáo dục là tác động có ý thức của chủ thể QL tới khách thể QL và các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục Nói cách khác, Quản lý giáo dục là

hệ thống những tác động có tổ chức, có chủ đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên học sinh cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục

1.2.2 Kiểm tra- đánh giá

1.2.2.1 Kiểm tra

Kiểm tra là một thuật ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực, có nội hàm rộng, được

sử dụng tuỳ theo mục đích và cấp bậc của chủ thể hoạt động kiểm tra

Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá

Trong lĩnh vực giáo dục, theo Trần Thị Tuyết Oanh: "Kiểm tra là bộ phận hợp thành của quá trình dạy học nhằm nắm được thông tin về KQHT của HS, củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học Nội dung kiểm tra phải bám sát từng giai đoạn học tập" [32]

Theo Đặng Bá Lãm (2003) “Kiểm tra là quá trình xác định mục đích, nội dung, lựa chọn phương pháp, tập hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển Kiểm tra bao gồm việc xác định điều cần kiểm tra, công cụ kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra, tức đánh giá” [20] Theo Nguyễn Đức Chính (2005): “Đo lường là quá trình thu thập thông tin một cách có định hướng về các đại lượng đặc trưng như nhận thức, tư duy, kĩ năng và các phẩm chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục” [10]

Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với nghĩa là

Trang 28

nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét

Trong QL giáo dục, kiểm tra là phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung, về tổ chức, của các hoạt động trong cơ sở giáo dục Kiểm tra là hoạt động QL nhằm đo lường kết quả hoạt động, phát hiện những sai lệch so sánh với yêu cầu mục tiêu hay quyết định QL để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đạt đến mục tiêu QL đề ra

1.2.2.2 Đánh giá

Đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được mục tiêu hay không, hai là việc giảng dạy có thành công hay không, người học có tiến bộ hay không

Có nhiều quan niệm trong đánh giá, tùy thuộc vào mục đích, vai trò, mức độ và đối tượng đánh giá mà tác giả đưa ra các quan niệm sâu hơn về khía cạnh đánh giá Theo Nguyễn Đức Chính đánh giá ở nghĩa chung nhất có thể được định nghĩa như

sau “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí thông tin một cách có hệ thống nhằm xác

định mục tiêu đã và đang đạt được ở mức độ nào hoặc đánh giá là quá trình thu thập

và xử lí thông tin một cách có hệ thống để đưa ra các quyết định.”[8]

Nguyễn Công Khanh (2015): “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin và dữ liệu một cách có hệ thống nhằm mục đích giúp người học hoạch định chính sách lựa chọn một phương pháp khả thi để tiến hành công việc giáo dục của mình” [17]

Những quan điểm về đánh giá trong giáo dục:

Tác giả P.E.Griffin (1996): “đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự

kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá của một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt mục đích nhất định” [46]

Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2007) “Đánh giá là quá trình tiến hành có hệ thống

để xác định mức độ mà đối tượng đạt được các mục tiêu GD nhất định” [32, tr.9]

Theo Nguyễn Bảo Hoàng Thanh: “Kiểm tra đánh giá là một yếu tố quan trọng đối

với hoạt động dạy học Vì vậy, nếu dạy học là nhằm phát triển năng lực cho HS thì các hình thức kiểm tra đánh giá cũng cần phải thay đổi cho phù hợp” [36]

Tác giả Trần Bá Hoành: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán

đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu thập được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định phù hợp

để cải thiện thực trạng, điều chỉnh và nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” [23]

Tác giả Đặng Bá Lãm: “Đánh giá là quá trình làm rõ mức độ thích hợp của đối

tượng được đánh giá so với mục tiêu đề ra” [28]

Như vậy, đánh giá là đưa ra những nhận định, những phán xét về giá trị của người học trên cơ sở xử lí những thông tin, những chứng cứ thu thập được đối chiếu với mục tiêu đề

ra nhằm đưa ra những quyết định về người học và việc tổ chức quá trình dạy học”

Trang 29

1.2.2.3 Kết quả học tập

Có một số quan niệm về kết quả học tập Tác giả Hoàng Đức Nhuận trong “Cơ sở

lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của HS phổ thông” đã đưa ra cách hiểu về KQHT như sau: “KQHT là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong khoa học Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định Theo quan niệm này, KQHT là mức thực hiện tiêu chí [22] Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một người học so với các bạn học khác Theo quan niện này, KQHT là mức thực hiện chuẩn (norm) Theo Nguyễn Đức Chính và Đinh Thị Kim Thoa thì: “KQHT là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (môn học).[12]

Những quan niệm này tuy cách nói khác nhau nhưng tất cả đều cho rằng kết quả học tập là gồm các kiến thức (kiến thức lý thuyết, kiến thức thực tế), kỹ năng (kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng ngoại ngữ, tin học,…) và thái độ (phẩm chất đạo đức, ý thức và tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ, trách nhiệm công dân; thiên hướng phát triển nghề nghiệp) mà người học đạt được trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Nội dung phải đảm bảo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối

với trình độ trung cấp theo từng ngành, nghề đào tạo

1.2.2.4 Đánh giá kết quả học tập

KQHT hay thành tích học tập được hiểu theo nghĩa giống nhau mặc dù những khái niệm này chưa thực sự thống nhất KQHT thể hiện chất lượng của quá trình dạy học KQHT chỉ đích thực xuất hiện khi có nhiều biến đổi tích cực trong nhận thức, hành vi của người học Trong khoa học cũng như trong thực tế, KQHT được hiểu theo hai nghĩa:

- Mức độ mà người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định (theo tiêu chí)

- Mức độ mà người học đạt được so với các người cùng học khác (theo tiêu chuẩn)

Dù được hiểu theo nghĩa nào thì KQHT đều thể hiện ở mức độ đạt được của các mục tiêu dạy học Theo Nguyễn Đức Chính (2005): “KQHT là mức độ kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người học trong môn lĩnh vực (môn học) nào đó Chỉ có bài kiểm tra (trắc nghiệm) KQHT là có thể đo lường một cách trực tiếp những gì người

ta thiết kế để đo” KQHT của HS là thước đo của quá trình đào tạo Do vậy đánh giá được chính xác KQHT của HS là điều vô cùng cần thiết”.[9]

Như vậy, có thể hiểu, đánh giá kết quả học tập của HS là đưa ra những nhận định, những phán xét về mức độ thực hiện mục tiêu giảng dạy đã đề ra Từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò, đưa ra các khuyến nghị góp phần thay đổi các chính sách giáo dục

1.2.2.5 Đánh giá trong dạy học

Theo quan điểm của Nguyễn Đức Chính thì đánh giá trong dạy học có thể được

Trang 30

định nghĩa như sau: “Đánh giá trong dạy học là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông

tin về thành tích học tập của người học một cách toàn diện, hệ thống, khoa học ở các giai đoạn của quá trình học tập, đối chiếu với mục tiêu học tập ở từng giai đoạn nhằm giúp người học tiến bộ trong suốt quá trình học tập, và cuối cùng đối chiếu với mục tiêu của cả môn học hay khóa học nhằm đánh giá chất lượng của quá trình dạy học (với cách hiểu chất lượng là sự trùng khớp với mục tiêu)” [10]

1.2.3 Đánh giá trong dạy học của học sinh tiểu học

Ở nước ta, có rất nhiều nhà nghiên cứu về đánh giá KQHT:

Trong cuốn “Đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập học sinh tiểu học

theo định hướng phát triển năng lực thông qua môn Toán và Tiếng Việt ”, cho rằng:

“Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học, Hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra” [21]

Trần Kiểm quan niệm: “Dù hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập cũng đều thể

hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là: nhận thức, hành động, xúc cảm Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ” [27]

Trần Thị Tuyết Oanh cho biết:“Đánh giá kết quả học tập là ĐG mức độ hoàn

thành các mục tiêu đề ra cho người học sau một giai đoạn học tập” [32]

Tác giả Lê Đức Phúc, Hoàng Đức Nhuận cho biết: “Kết quả học tập là một khái

niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong hoa học: 1/ Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể hoc tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định 2/ Đó là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học khác” [34]

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông quy định: “Mục tiêu đánh giá kết quả GD là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng GD” [5]

Qua các nghiên cứu trên, chúng tôi thấy: ĐG được hiểu là hoạt diễn ra trong suốt quá trình dạy học nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu học tập thông qua việc thu thập thông tin minh chứng về kết quả học tập của HS trong quá trình học tập, qua đó đưa ra những nhận định, phán đoán và quyết định về thành quả học tập của HS

Chúng tôi cho rằng: Đánh giá kết quả học tập là quá trình tập hợp và phân tích

thông tin nhằm đưa ra nhận định về mức độ đạt được các kết quả học tập của người học sau một quá trình học tập so với mục tiêu đã đề ra và sử dụng chúng để đưa ra các quyết định phù hợp

Trang 31

1.2.4 Quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học

Quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đạt được mục tiêu đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá đề ra

Quản lý hoạt động đánh giá KQHT là lĩnh vực quản lý, điều phối, thực hiện nhiệm

vụ dạy học của GV và nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh trên cơ sở chấp hành quy định, quy chế thi và kiểm tra, các điều lệ, các nội quy, các chế độ của GV và học sinh Quản lý hoạt động đánh giá KQHT là lĩnh vực quản lý con người, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đảm bảo tính pháp lí của nhà quản lý giáo dục (Hiệu trưởng) và GV, học sinh trong quá trình dạy học nhằm xác định mức độ năng lực học sinh đạt được so với yêu cầu của chương trình, với yêu cầu của giáo dục, đào tạo, thực hiện mục tiêu giáo dục, đánh giá đề ra, vừa là điều kiện để thực hiện tốt quá trình dạy học, vừa

là tiền đề, điều kiện để thực hiện quá trình quản lý tiếp theo Vì vậy, quản lý hoạt động đánh giá KQHT là khâu không thể tách rời trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng Căn cứ vào chức năng quản lý, quản lý hoạt động đánh giá KQHT cũng bao gồm các bước cơ bản: Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo hoạt động đánh giá KQHT, đánh giá hoạt động đánh giá KQHT của học sinh

Theo Nguyễn Đức Chính thì “Quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học là sự tác

động của chủ thể quản lý với các biện pháp phù hợp với đặc trưng của quá trình dạy học và đánh giá theo hướng năng lực, phù hợp với đặc thù của đối tượng và môi trường dạy học, tạo mọi điều kiện để các hoạt động đánh giá diễn ra theo đúng quy luật khách quan để tiến tới mục tiêu giáo dục một cách tốt nhất.”[10]

1.2.5 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.2.5.1 Khái quát về Chương trình GDPT 2018

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (sau đây gọi tắt là chương trình GDPT 2018)

đã đề cập: Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông trước đây của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến

và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của HS; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.[5] Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng

Trang 32

lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục

tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó [4]

Trong đó, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 đã đề cập: Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động [4]

1.2.5.2 Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương trình GDPT 2018 đặt ra mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế Cùng với kết quả các môn học

và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của HS trong từng năm học và trong cả quá trình học tập

Việc đánh giá thường xuyên do GV phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của GV, của cha mẹ HS, của bản thân HS được đánh giá và của các HS khác

Việc đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ phát triển chương trình

1.3 Lý luận về đánh giá trong dạy học

1.3.1 Vị trí, vai trò của đánh giá trong dạy học

1.3.1.1 Vị trí của đánh giá trong dạy học

Trong quá trình dạy học với định hướng là hệ mục tiêu môn học, đánh giá được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau, với nhiều hình thức khác nhau Đánh giá quá trình

Trang 33

được tích hợp vào mọi hoạt động dạy và học, vừa có mục đích kích thích tạo động lực

để người học chủ động chiếm lĩnh mục tiêu học tập (mục tiêu trung gian) vừa giúp người học biết mình đang ở đâu, cần đi đến đâu, còn thiếu gì để có thể đi đến đó Qua đó, người dạy biết từng người học của mình thiếu những gì và cần làm gì để giúp người học đó đạt mục tiêu của từng giai đoạn học tập để cuối cùng đạt mục tiêu của cả môn học, bậc học Đánh giá tổng kết (đối chiếu kết quả học tập ở cuối môn học với mục tiêu của cả môn học) ngoài việc xác định người đỗ, người trượt, chỉ có một mục đích giúp nhà quản

lí đánh giá chất lượng của quá trình dạy học và điều chỉnh các biện pháp quản lý cho năm sau, khoá sau Việc xác định vị trí của đánh giá trong dạy học giúp nhận thức đúng

về vai trò của đánh giá, sử dụng đúng các hình thức đánh giá trong các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học, giúp người học tiến bộ không ngừng và cuối cùng tất cả người học đều đạt mục tiêu môn học

1.3.1.2 Vai trò của đánh giá trong dạy học

Việc đánh giá quá trình là rất quan trọng đối với không chỉ người học mà còn đối với cả người dạy và nhà quản lí

a Đối với người học

Thông qua việc đánh giá quá trình người học biết được mình đang ở đâu, cần bổ sung những gì, cần điều chỉnh quá trình học tập ra sao và từ đó thúc đẩy việc học tập của họ Đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình đó một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn Mặt khác, một trong những nội dung quan trọng trong dạy học là những kì vọng giao tiếp giữa người học và người dạy Do vậy, qua việc người dạy thường xuyên đánh giá trong dạy học, người học biết những gì người dạy đang mong đợi ở họ Người học giỏi

là người thành công trong loại hình giao tiếp này với nguời dạy Những đánh giá tin cậy dựa trên hoạt động học tập của người học mang tính dài hạn và tạo nhiều cơ hội học tập, tạo ra môi trường kích thích tích cực học tập, liên kết thông tin mới với kiến thức, kinh nghiệm đã có, đồng thời giúp cho người học nhận thức rõ hơn động cơ, mục đích của việc học và tự điều chỉnh mình

b Đối với người dạy

Việc đánh giá trong dạy học sẽ giúp người dạy xác định được hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học của bản thân Thông qua đánh giá, người dạy thu thập các thông tin nhanh và trực tiếp về sự tiến bộ cũng như những khó khǎn trong học tập của từng người học Để từ đó có những điểu chỉnh, sửa đổi cho phù hợp

c Đối với các nhà quản lí

Thông qua kết quả đánh giá, các nhà quản lí sẽ ra những quyết định phù hợp để điểu chỉnh chương trình đào tạo và tổ chức giảng dạy và học tập cũng như ra các quyết định về đánh giá kết quả học tập của người học

Đánh giá trong dạy học có một tầm quan trọng đặc biệt nó là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học Đây là khởi đầu cho một chu trình giáo dục đồng thời cũng là kết thúc của chu trình giáo dục này để mở ra một chu trình giáo dục khác cao

Trang 34

hơn Làm tốt khâu đánh giá sẽ là một biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy

học bộ môn, nó “có thể trở thành một phương tiện quan trọng để điều khiển sự học tập

của HS, đẩy mạnh sự phát triển và công tác giáo dục các em” [12] Đánh giá không chỉ

là công việc của GV mà còn là công việc của HS GV đánh giá HS còn HS tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau

1.3.2 Chức năng của đánh giá trong dạy học

Đánh giá trong dạy học có nhiều chức năng Sau đây là một số chức năng chính:

1.3.2.1 Chức năng định hướng

Đánh giá trong dạy học được tiến hành trên cơ sở mục tiêu của cả khoá học, bậc học, của từng môn học, bài học Đánh giá cho phép xác định độ sai lệch giữa mức độ hiện tại với mục tiêu học tập đã đề ra trước đó, để trò và thầy có biện pháp làm cho khoảng cách này ngày một ngắn hơn

Chính vì vậy, đánh giá trong dạy học có khả năng chỉ ra phương hướng phấn đấu cho người dạy và người học, cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung

Chức năng định hướng của đánh giá tồn tại khách quan, trên cơ sở một hệ mục tiêu (về những kiến thức, kĩ năng, năng lực mà người học phải chiếm līnh sau mỗi bài học, môn học và cả bậc học hay khoá học) đã được xác lập từ trước nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, không bị ý chí cá nhân của con người chi phối Ngoài ra, đánh giá theo định hướng như vậy còn có khả năng tác động và bảo đảm tính thông suốt cho quá trình thực hiện một nền giáo dục mở

1.3.2.2 Chức năng đốc thúc, kích thích, tạo động lực

Thông qua đánh giá, cách sử dụng kết quả đánh giá ở những hình thức khác nhau

có thể kích thích tinh thần học hỏi và tiến bộ không ngừng của người học, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh chính thức hoặc phi chính thức Trong quá trình dạy học, căn

cứ vào từng giai đoạn, vào mục tiêu, nội dung của từng môn học có thể sử dụng các hình thức, kĩ thuật đánh giá khác nhau để đôn đốc, tạo động lực cho người học trong học tập, chủ động tìm cách chiếm lĩnh các mục tiêu học tập để được đánh giá cao

Lorrie A Shepard (2000), nhà nghiên cứu đánh giá trong giáo dục, trong tác phẩm

kinh điển Vai trò của đánh giá trong văn hoá học tập với hơn 2000 lượt trích dẫn khẳng định: Đánh giá trong giáo dục là công cụ giúp cải thiện chất lượng dạy và học

1.3.2.3 Chức năng sàng lọc, lựa chọn

Trong quá trình dạy học chúng ta phải thường xuyên tiến hành lựa chọn, sàng lọc, phân loại người học Kết quả của quá trình đánh giá sẽ giúp phân loại, sàng lọc người học và từ đó sẽ có những chiến lược phù hợp với từng loại người học, giúp họ tiến bộ không ngừng

1.3.2.4 Chúc nǎng dự báo, cải tiến

Đánh giá trong suốt quá trình dạy học giúp phát hiện, dự báo được những vấn đề tồn tại trong dạy và học, từ đó tiến hành sử dụng các biện pháp thích hợp để bù đắp những chỗ thiếu hụt hoặc loại bỏ những sai sót không đáng có Đó chính là chức năng

Trang 35

dự báo và cải tiến trong dạy học của đánh giá Ví dụ, nhờ có phân tích kết quả đánh giá thành tích học tập của người học ở một giai đoạn có thể dự báo những thuận lợi hoặc khó khăn của những nhóm người học khác nhau ở giai đoạn sau và từ đó có kế hoạch khắc phục Với cách đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá như vậy, người dạy có thể giúp từng người học chiếm lĩnh từng mục tiêu học tập ở từng giai đoạn để cuối cùng đạt mục tiêu học tập của cả môn học, bậc học hay khoá học

1.3.3 Đặc trưng của đánh giá trong dạy học

1.3.3.1 Đánh giá trong dạy học nhằm mục đích cao nhất là vì sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình học tập

Đánh giá cung cấp cho người học những thông tin hướng dẫn, điều chỉnh phương pháp học, phát triển các thao tác tư duy, năng lực nhận thức Nhờ đó người học sẽ tự tin,

tự chịu trách nhiệm về việc học tập của họ và đó cūng là những phẩm chất cần có để học tập suốt đời

1.3.3.2 Đánh giá trong lớp sẽ định hướng cho hoạt động của người dạy

Kế hoạch dạy học có đan xen các đợt kiểm tra đánh giá liên tục trong suốt quá trình, định hướng cho người dạy giúp người học vượt qua từng chặng đường một cách vững chắc Chính những thông tin thu được sau mỗi đợt đánh giá kết quả học tập của tập thể lớp học cụ thể, người dạy sẽ có cơ sở để quyết định dạy cái gì, dạy như thế nào, đánh giá cái gì và như thế nào, xử lí các thông tin thu được ra sao

1.3.4 Các hình thức đánh giá trong dạy học

1.3.4.1 Đánh giá sơ khởi

Đánh giá sơ khởi diễn ra vào đẩu năm học ở mỗi môn học, nhằm mục đích khảo sát trình độ kiến thức chung của người học để có nhận định sơ bộ vể chất lượng đẩu vào

của năm học và dự kiến vể kế hoạch dạy học và quản lí

a Đánh giá thường xuyên

Đánh giá thường xuyên diễn ra trong suốt quá trình dạy học, nhằm mục đích động viên, khích lệ người học tham gia vào quá trình học tập, phát hiện kịp thời những thiếu sót mà họ gặp phải trong quá trình chiếm lĩnh mục tiêu học tập, từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ, điểu chỉnh giúp người học tiến bộ không ngừng trong suốt quá trình học tập Các kĩ thuật đánh giá thường xuyên có thể được dùng như một phương pháp dạy học, giúp người học dùng như một công cụ để học

Trang 36

b Đánh giá định kì

Đánh giá định kì diễn ra định kì trong quá trình dạy học nhằm đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu vể kiến thức, kĩ năng, các mức độ năng lực ở từng giai đoạn, giúp người học tự điểu chỉnh việc học để cuối cùng đạt mục tiêu của cả môn học Kết quả đánh giá định kì cũng cung cấp thông tin người dạy, nhà quản lí có các điều chỉnh phù hợp

1.3.4.4 Đánh giá tổng kết

Đánh giá tổng kết diễn ra cuối khoá học, môn học, nhằm xác định người học đạt hay không đạt một năng lực nào đó

1.3.5 Những yêu cầu đối với đánh giá trong dạy học

Để đánh giá thực hiện được các chức năng quan trọng của mình thì việc đánh giá phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

1.3.5.1 Tính quy chuẩn

Đánh giá, dù dưới bất kì hình thức nào cũng đểu nhằm mục đích vì sự tiến bộ của người học, giúp người dạy điều chỉnh quá trình dạy học, giúp nhà quản lí có các biện pháp phù hợp để tạo điểu kiện thuận lợi nhất, hỗ trợ quá trình dạy học Vì vậy đánh giá cần tuân theo những chuẩn mực nhất định Những chuẩn này được ghi rõ trong văn bản pháp quy và được công bố công khai đối với người học, người dạy và các đối tượng khác Những nội dung cần quy chuẩn bao gồm:

+ Mục tiêu của môn học chi tiết tới từng bài học Đây là nội dung quan trọng nhất trong dạy học nói chung và trong đánh giá nói riêng Các mục tiêu phải được hành vi hoá trên cơ sở các thang bậc nhận thức và lượng hoá để có thể quản lí được

+ Các hình thức đánh giá trong quá trình dạy học Mỗi hình thức đánh giá đều được ghi rõ: thời điểm, mục đích, hình thức, nội dung, cấu trúc bài đánh giá, hệ số điểm Toàn

bộ các hình thức đánh giá đuợc thể hiện trong kế hoạch kiểm tra, đánh giá mà mỗi người dạy phải xây dựng cho môn học của mình và được phê duyệt

+ Quy chế kiểm tra, đánh giá trong dạy học, trong đó quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của từng thành viên trong trường, chế tài xử lí các vi phạm

+ Quy trình tổ chức một kì đánh giá trong dạy học

1.3.5.2 Tính khách quan

Tính khách quan là yêu cầu đương nhiên của mọi hình thức đánh giá Đánh giá khách quan mới có thể kích thích, tạo động lực cho người được đánh giá và cho những kết quả đáng tin cậy làm cơ sở cho các quyết định quản lí khác

Tính khách quan được đảm bảo bởi các chuẩn đánh giá đã được văn bản hoá, thể chế hoá và công khai hoá

- Tính xác nhận và phát triển

Đánh giá phải chỉ ra những kết quả đáng tin cậy khẳng định hiện trạng của đối tượng so với mục tiêu, tìm ra nguyên nhân của các sai lệch và có biện pháp khắc phục Ngoài ra, đánh giá trong dạy học phải mang tính phát triển, nghĩa là không chỉ giúp người học nhận ra hiện trạng cái mình đạt mà còn có niềm tin, động lực và hướng phấn

Trang 37

đấu khắc phục những điểm chưa phù hợp để đạt mục tiêu học tập Để đáp ứng yêu cầu này, mỗi bài kiểm tra hoặc thi phải được cho điểm Điểm số này phải phù hợp với biểu điểm đã được phê duyệt trước khi tổ chức kiểm tra hoặc thi (đảm bảo tính xác nhận) Tiếp đó là lời phê của thầy/cô

Lời phê phải thể hiện được các nội dung sau: Sự tiến bộ của người học so với lần kiểm tra trước; những thiếu sót mà người học mắc phải trong lần kiểm tra này so với mục tiêu; hướng khắc phục (đảm bảo tính phát triển)

1.3.5.3 Tính toàn diện

Tính toàn diện là một yêu cầu của giáo dục, nhằm phát triển một cách toàn diện các đối tượng giáo dục, do vậy đánh giá trong dạy học cũng phải quán triệt nguyên tắc này Tính toàn diện được hiểu là nội dung của việc kiểm tra, đánh giá phải đáp ứng toàn

bộ mục đích của đánh giá, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá trong các lĩnh vực nhận thức, tình cảm cũng như thái độ, các kĩ năng mềm Tính toàn diện trong đánh giá nhằm phản ánh tính toàn diện của giáo dục, đồng thời định hướng để mọi hoạt động giáo dục phải được tiến hành một cách toàn diện

1.3.5.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đổi đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học

a, Các yếu tố thuộc về nhà quản lý

Các yếu tố này bao gồm:

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh

- Năng lực quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý trong nhà trường (Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn )

- Tính tích cực của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh

- Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh

- Mức độ thực hiện kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh

Đây là nhân tố quyết định đến quá trình quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường Tiểu học Bởi CBQL nhà trường

là những người trực tiếp làm công tác quản lý Trong trường Tiểu học học thì CBQL nhà trường bao gồm có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng tổ chuyên môn Ở mỗi cấp quản lý thì sẽ có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng nhìn chung trong quá trình quản lý hoạt động đánh giá đều cần tới những năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của nhà quản lý

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm hoạch định tầm nhìn chiến lược cũng như

ra quyết định về sự phát triển của nhà trường trong thời gian lâu dài Phó Hiệu trưởng

Trang 38

là người hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong quá trình triển khai các vấn đề quản lý Các Tổ trưởng tổ chuyên môn là những người tiếp nhận quyết định quản lý và trực tiếp triển khai tới từng đơn vị mà mình phụ trách Ngoài ra khi đề cập đến quản lý hoạt động đánh giá trong nhà trường phải rất chú trọng đến chuẩn đạo đức của cán bộ quản lý Bởi người quản lý phải là người tiên phong, chịu trách nhiệm với hoạt động đánh giá

b, Các yếu tố thuộc về giáo viên

Các yếu tố này bao gồm:

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nói chung và năng lực tổ chức, thực hiện đánh giá trong dạy học theo định hướng PTNL học sinh

- Ý thức trách nhiệm của GV trong hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh

GV giảng dạy môn Toán là chủ thể giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học môn học này cho học sinh trong nhà trường Đội ngũ GV môn Toán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học môn học nói chung và chất lượng đánh giá trong dạy học môn học theo định hướng PTNL người học

GV còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng người học Vì vậy có thể xem

họ là cầu nối quan trọng để truyền đạt kế hoạch dạy học và đánh giá môn học đến người học Ngoài ra khi chất lượng GV trong nhà trường cao thì chất lượng của người học sẽ được đảm bảo

Chính vì thế, khi chất lượng giáo viên cao thì quá trình quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán sẽ đạt được hiệu quả cao và ngược lại

c, Các yếu tố thuộc về học sinh

Các yếu tố này bao gồm:

- Nhận thức và ý thức học tập của học sinh

- Khả năng tự đánh giá của học sinh

- Ý thức tham gia vào hoạt động đánh giá

Học sinh là vừa là đối tượng của quá trình dạy học, vừa là chủ thể của quá trình tự học KQHT nằm ở nhân tố học sinh và do chính học sinh quyết định

Do đó, nhận thức, ý thức học tập của học sinh cùng với khả năng tự đánh giá và ý thức tham gia vào hoạt động đánh giá ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán học sinh

d, Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán

Các yếu tố này bao gồm:

- Các văn bản pháp quy về đánh giá trong dạy học nói chung và đánh giá trong dạy học môn Toán nói riêng ở trường Tiểu học

- Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia đánh giá trong dạy học nói chung

và trong dạy học môn Toán nói riêng ở trường Tiểu học

- Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đánh giá trong dạy học nói chung và đánh

Trang 39

giá trong dạy học môn Toán nói riêng ở trường Tiểu học

- Công nghệ thông tin phục vụ đánh giá trong dạy học nói chung và đánh giá trong dạy học môn Toán nói riêng ở trường Tiểu học

- Việc thực hiện chế độ khen thưởng, tạo động lực cho các lực lượng tham gia đánh giá nói chung và đánh giá trong dạy học môn Toán nói riêng ở trường Tiểu học

1.3.6 Mối quan hệ giữa kiểm tra – đánh giá

Từ các khái niệm về KT- ĐG KQHT của HS ta nhận thấy rằng, đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ HS Muốn đánh giá KQHT của

HS thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của HS, sau

đó tiến hành đo lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng đưa ra một quyết định Do vậy kiểm tra và đánh giá KQHT của HS là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là KT- ĐG

KT - ĐG trong quá trình dạy học là hết sức phức tạp luôn luôn chứa đựng những nguy cơ sai lầm, không chính xác Do đó người ta thường nói " KT-ĐG" hoặc " Đánh giá thông qua kiểm tra" để chứng tỏ mối quan hệ tương hỗ và thúc đẩy lẫn nhau giữa hai công việc

1.3.7 Môn Toán cấp Tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Môn Toán cấp Tiểu học trong chương trình GDPT 2018 giúp HS đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

a) Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

b) Góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể

c) Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như: Địa lí, Lịch sử, Tin học, Công nghệ, ; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn

Môn Toán cấp Tiểu học nhằm giúp HS đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề, thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề, sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp

b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về:

- Số và Đại số: Hệ thống số (từ số tự nhiên đến số thực); tính toán và sử dụng công cụ tính toán; ngôn ngữ và kí hiệu đại số

Trang 40

- Hình học và Đo lường: Nội dung Hình học và Đo lường ở cấp học này bao gồm

Hình học trực quan và Hình học phẳng

- Hình học trực quan tiếp tục cung cấp ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả (ở mức độ trực quan) những đối tượng của thực tiễn (hình phẳng, hình khối); tạo lập một số mô hình hình học thông dụng; tính toán một số yếu tố hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một

số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường Hình học phẳng cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng thông dụng (điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, góc, hai đường thẳng song song, tam giác,

tứ giác, đường tròn)

- Thống kê và Xác suất: Thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; phân tích dữ liệu thống kê thông qua tần số, tần số tương đối; nhận biết một

số quy luật thống kê đơn giản trong thực tiễn

1.3.8 Mục đích, vai trò, chức năng của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học môn Toán cấp Tiểu học

a) Mục đích kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học môn Toán cấp Tiểu học

- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Toán là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của HS trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học, cấp học; điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung (Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, 2018)

- Nhằm xác nhận thông tin về thực trạng dạy học đặc biệt là năng lực học tập của

HS đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS, trên

cơ sở đó có những giải pháp kịp thời nhằm cải thiện nâng cao thành tích học tập cho HS

và thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu của hoạt động dạy học đề ra

- Giúp GV điều chỉnh quá trình dạy, điều khiển quá trình học, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ

và phát hiện những khó khăn mà HS chưa thể tự vượt qua để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm tạo ra sự tiến bộ ở mỗi HS trong quá trình học tập

- Hình thành, phát triển năng lực tự đánh giá cho HS, phát triển các kỹ năng tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác, trên cơ sở đó giúp HS

có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ

- Giúp cha mẹ HS hoặc người giám hộ tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình, từ đó khuyến khích cha mẹ trẻ tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS

- Giúp cán bộ quản lí giáo dục cấp phòng, cấp trường kịp thời chỉ đạo các hoạt động dạy học theo Chương trình GDPT 2018, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm tạo động lực cho quá trình dạy học phát triển

Ngày đăng: 02/04/2024, 13:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN