1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của công nghệ 4 0 đối với sự phát triển ngôn ngữ của nhóm trẻ 2 3 tuổi

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Công Nghệ 4.0 Đối Với Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Của Nhóm Trẻ 2 - 3 Tuổi
Tác giả Lê Thị Linh, Nguyễn Thị Linh, Trương Thúy Huyền, Nguyễn Thị Hà Linh
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Thắng
Trường học Trường Đại Học Hồng Đức
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 874,25 KB

Nội dung

Bất cứ một yếu tố ngoại cảnh nào cũng mang lại những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển đó, trong đó có việc cho trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ 4.0 mà cụ thể

Trang 1

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA NHÓM TRẺ 2 - 3 TUỔI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Mầm non

THANH HOÁ, 04/2023

Trang 2

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA NHÓM TRẺ 2 - 3 TUỔI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Mầm non

Sinh viên đại diện nhóm: Lê Thị Linh Nam/Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: K23B, Khoa Giáo dục Mầm non Năm thứ: 3/ số năm đào tạo 4

Ngành: Giáo dục Mầm non

Giáo viên hướng dẫn: TS Vũ Thị Thắng

THANH HOÁ, 04/2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép nhóm nghiên cứu được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Hồng Đức, Ban lãnh đạo khoa Giáo dục Mầm non và toàn thể thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới cô giáo TS Vũ Thị Thắng đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Nhờ có sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ của cô nên chúng em mới có thể hoàn thành đề tài khoa học này

Lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu khoa học, năng lực cá nhân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong đề tài Nhóm nghiên cứu rất mong được nhận những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1 Lê Thị Linh K23B Khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin và viết báo cáo tổng kết

2 Nguyễn Thị Linh K23B Khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin và viết các nội dung đề tài

3 Trương Thúy Huyền K23B Khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin và viết các nội dung đề tài

4 Nguyễn Thị Hà Linh K23B Khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin và viết các nội dung đề tài

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6 Bố cục đề tài 4

Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA NHÓM TRẺ 2 - 3 TUỔI 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước……… 5

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ……… ……….7

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đối với sự phát triển ngôn ngữ của nhóm trẻ 2 - 3 tuổi 8

1.2.1 Cơ sở lý luận 8

1.2.2 Cơ sở thực tiễn……… 21

Tiểu kết 28

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA NHÓM TRẺ 2 - 3 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HOÁ 30

2.1 Khảo sát thực trạng về sự ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đối với sự phát triển ngôn ngữ của nhóm trẻ 2 - 3 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn Thành

2.2 Giải pháp về sự ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đối với sự phát triển ngôn ngữ của nhóm trẻ 2 - 3 tuổi ở trường mầm non 42

2.2.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các thiết bị công nghệ đối với nhóm trẻ 2-3 tuổi 42

Trang 6

2.2.2 Nhóm giải pháp về nhận thức 44

2.2.3 Nhóm giải pháp về tác động 45

2.2.3.1 Nhóm giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ có sự hỗ trợ của công nghệ 4.0………46

2.2.3.2 Nhóm giải pháp khắc phục những hạn chế của các thiết bị điện tử đối với sự phát triển ngôn ngữ của nhóm trẻ 2 - 3 tuổi 47

a Giải pháp 1: Cần xác định được thời gian/thời lượng cho trẻ d ng thiết bị công nghệ mỗi ngày 47

b Giải pháp 2: Sử dụng đồ chơi, tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ 48

c Giải pháp 3: Tạo môi trường để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 49

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Thực trạng nhận thức của phụ huynh về lợi ích của việc cho trẻ 2 – 3 tuổi tiếp xúc thiết bị công nghệ tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa 32 Bảng 2 Thực trạng nhận thức của phụ huynh về việc nên hay không nên cho trẻ 2 – 3 tuổi tiếp xúc thiết bị công nghệ tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa 33 Bảng 3 Thang đo về thời lượng tiếp xúc với các thiết bị điện tử của nhóm trẻ 2 -3 tuổi -3-3 Bảng 5 Tổng hợp kết quả khảo sát đặc điểm phát âm của nhóm trẻ 2-3 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa 36 Bảng 6 tổng hợp kết quả khảo sát đặc điểm vốn từ của nhóm trẻ 2-3 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa 37 Bảng 7 Tổng hợp kết quả khảo sát đặc điểm sử dụng cấu trúc câu của nhóm trẻ 2-3 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa 2-38 Bảng 8 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ giao tiếp của nhóm trẻ 2-3 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa 40

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Tên đề tài: Ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đối với sự phát triển ngôn ngữ của

5 Thời gian thực hiện: 6 tháng (từ tháng 10/2023 đến tháng 04/2023) 6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức

Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Giáo dục Mầm non – Trường Đại học Hồng Đức

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

1 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghệ 4.0), mà cụ thể là sự hiện hữu của các thiết bị điện tử thông minh, đã mang lại những bước đột phá cùng những thay đổi to lớn trong đời sống xã hội loài người Những tác động tích cực của nó có thể thấy rõ qua sự biến đổi mạnh mẽ của toàn nhân loại trong những năm gần đây Nhưng tác động mang lại nhiều thay đổi nhất là tác động đối với con người, trong đó có trẻ mầm non

Đối với trẻ mầm non, tác động tích cực của các phương tiện kỹ thuật số có thể thấy ở nhiều phương diện Trẻ phát triển khoẻ mạnh hơn về thể chất, trẻ biết cách tư duy và có nhiều sáng tạo, khám phá thông qua mạng internet, có thể thụ đắc thêm các ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ, Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực cùng những hệ lụy do tiếp xúc sớm trong thời gian dài với các thiết bị công nghệ, các phương tiện kỹ thuật số mang lại cũng không phải là ít Trong đó, hậu quả dễ nhìn thấy nhất là những ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần, về khả năng phát triển tư duy và sự chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ em ở nhiều lứa tuổi

2 Nhóm tuổi từ 2 - 3 tuổi là độ tuổi có sự phát triển ngôn ngữ mạnh nhất, thuộc “thời điểm vàng” trong các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của con người Tuy nhiên, kết quả của việc phát triển ngôn ngữ không thể “tự nhiên có” Ngoại trừ các yếu tố bẩm sinh, môi trường sống (gia đình, nhà trường và xã hội) là những yếu tố tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển cũng như năng lực ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này Bất cứ một yếu tố ngoại cảnh nào cũng mang lại những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển đó, trong đó có việc cho trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ 4.0 mà cụ thể là các thiết bị điện tử ti vi, máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… Trong thực tế, hiện tượng chậm phát triển ngôn ngữ có liên quan đến tiếp xúc sớm với tivi, điện thoại thông minh hoặc các phương tiện truyền thông khác đang gia tăng tại một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Trang 11

Thực tế cuộc sống ở Việt Nam hiện nay cho thấy, có rất nhiều gia đình, vì nhiều lý do, bố mẹ để cho trẻ tự do tiếp xúc với các thiết bị điện tử Thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ Ngoài sự ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tư duy, còn có tự tác động rất lớn đến nhu cầu giao tiếp với thế giới bên ngoài, chậm nói thậm chí có thể dẫn đến tự kỉ ở một số trẻ Đặc biệt, nhiều trẻ không có nhu cầu tương tác hay giao tiếp với những người xung quanh Khi nhu cầu giao tiếp bị hạn chế sẽ kéo theo sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng bị hạn chế Tác động của công nghệ 4.0 đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 2 - 3 tuổi vẫn cần có những nghiên cứu cụ thể để đưa ra những giải pháp ph hợp cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong thời điểm hiện tại

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hướng đến mục tiêu làm rõ tác động của các thiết bị của công nghệ 4.0 đối với sự phát triển các phương diện ngôn ngữ của nhóm trẻ 2-3 tuổi trên địa bàn Thành phố Thanh Hoá Từ đó, đề xuất một số giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của các thiết bị công nghệ đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục Mầm non.Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi.Thông qua hoạt động dạy phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn Chính vì thế ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ Ngôn ngữ góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện

Chính tính chất rất quan trọng này mà môn học phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trở thành một môn học trọng tậm, bắt buộc trong giáo dục học Mầm non ở mọi bậc học Môn học cung cấp cho giáo viên mầm non một nền tảng kiến thức sâu rộng về phương pháp dạy ngôn ngữ cho trẻ, củng cố vững chắc cho giáo viên kiến thức về ngôn ngữ học, kỹ năng sử dụng, ứng dụng ngôn ngữ cũng như cách thức và các phương pháp tổ chức cho trẻ tiếp nhận, sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ một cách tích cực, hiệu quả

Trang 12

Chúng ta thấy rằng, nhu cầu chiếm lĩnh ngôn ngữ ở trẻ là rất cần thiết Ngay từ nhỏ, các bé cần được tập nói ngôn ngữ, tập nghe âm thanh ngôn ngữ như một thói quen thường trực góp phần thúc đẩy quá trình học nói ở trẻ nhanh chóng và hiệu quả Nhưng có đạt được kết quả tốt hay không là mục tiêu quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ Mầm non Môn học phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non góp phần định hướng giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ đó là bước đầu hình thành cho trẻ những năng lực ngôn ngữ như nghe lời nói và phát âm, khả năng sử dụng từ ngữ, các kiểu câu tiếng Việt và đặc biệt là nói năng mạch lạc trong giao tiếp và học tập, song song với đó trang bị cho các em một số kĩ năng tiền đọc, viết cần thiết để học tiếng Việt ở lớp một Nhưng quan trọng hơn hết là qua môn học, giáo viên mầm non được trang bị những kiến thức quan trọng về ngôn ngữ c ng với những cách thức và phương pháp để giải quyết các nhiệm vụ trong tậm của phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non, hoàn thành một mục tiêu quan trọng: “Hình thành và phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non.”

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- ác định cơ sở lí luận nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 2-3 tuổi,về công nghệ 4.0

- Nghiên cứu thực trạng mức độ ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 2-3 tuổi

- Đề xuất một số giải pháp nhận thức hoạt động nhằm phát triển khả năng ngôn ngữ và hạn chế sự ảnh hưởng của cômg nghệ 4.0 đối với sự phát triển ngôn ngữ trẻ 2-3 tuổi

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu các vấn

đề: cơ sở lý luận về phát triển ngôn ngữ như: Các khái niệm liên quan đến ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, các đặc điểm của nhóm trẻ 2-3 tuổi, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trang 13

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp quan sát: Thủ pháp này được sử dụng nhằm thu thập các

dữ liệu thực tế của vấn đề

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Được sử dụng khi cần thu thập

nhiều kết quả cho một vấn đề để đánh giá, so sánh, tổng hợp khách quan nhất

+ Phương pháp phỏng vấn: Thủ pháp này được sử dụng khi cần thu thập

những thông tin, dữ liệu với thời gian ngắn và độ chính xác cao

+ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Được sử dụng khi

thống kê, sắp xếp, phân loại và hệ thống hoá các ngữ liệu khảo sát được

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của các thiết bị công nghệ 4.0 đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non

- Phạm vi nghiên cứu: Tác động của công nghệ 4.0 mà cụ thể là tác động của các thiết bị điện tử: ti vi, điện thoại (smart phone), máy tính bảng,… đối với sự phát triển ngôn ngữ trên các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và giao tiếp của nhóm trẻ mầm non 2 – 3 tuổi ở 3 trường mầm non: Trường mầm non Đông Thọ B, Trường mầm non Đông hương và Trường mầm non Thực hành Đại học Hồng Đức

6 Bố cục đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về sự ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đối với sự

phát triển ngôn ngữ của nhóm trẻ 2-3 tuổi

Chương 2: Thực trạng và giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của công nghệ

4.0 đối với sự phát triển ngôn ngữ của nhóm trẻ 2-3 tuổi

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA NHÓM TRẺ 2 - 3 TUỔI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Công nghệ 4.0 mà trực tiếp là các thiết bị điện tử c ng các trò chơi (game) và các trang mạng xã hội, internet đã có những tác động mạnh mẽ về nhiều mặt đối với con người, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ Những lợi ích mà chúng mang lại cho con người nói chung và trẻ em nói riêng là vô c ng lớn Đồng thời, những hệ luỵ do chúng gây ra cũng không phải là nhỏ Điều này thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là những bác sĩ, các nhà tâm lý học, các nhà khoa học,… trên thế giới

Đối với trẻ em, những nghiên cứu về tác động của công nghệ đối với thể chất và tinh thần của trẻ thường là các nghiên cứu từ góc độ tâm lý học, y học và theo hai hướng: nghiên cứu sự tác động đối với thể chất và sự tác động đối với tâm lý, tinh thần và ngôn ngữ của trẻ Sử dụng công cụ Google có thể dễ dàng

tìm thấy hàng loạt các bài viết về vấn đề này:“Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể gây hại cho não bộ của trẻ?, “Trẻ em và những nỗi lo khi tiếp xúc sớm với màn hình của phương tiện điện tử”, “Smartphone khiến trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ”,…

Nghiên cứu sự tác động của thiết bị công nghệ đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trên thế giới cũng đã có rất nhiều Tác giả Nữ tu Nguyễn Bảo Uyên

với bài “Công nghệ 4.0 và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non” [13] đã

trình bày các kết quả nghiên cứu như sau:

Theo kết quả nghiên cứu của Vandewater, Bickham & Lee (2006), khi màn hình tivi đang được bật lên: màn hình tivi sẽ thu hút sự chú ý của trẻ sơ sinh từ 6 đến 18 tháng tuổi hơn sự tương tác của chúng đối với cha mẹ Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo, thời gian tiếp xúc với màn hình có tương quan tỉ lệ nghịch với thời gian tương tác với cha mẹ Nghĩa là trẻ càng tiếp xúc với màn hình

Trang 15

nhiều thì càng ít tương tác với cha mẹ qua các trò chơi để học các kỹ năng trong đó có kỹ năng ngôn ngữ

Kết quả nghiên cứu từ Zimmerman, Christakis, & Meltzoff (2007) về mối liên hệ giữa việc sử dụng các phương tiện truyền thông và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em dưới 2 tuổi đã chỉ rõ: Kết quả khảo sát hơn 1.000 cha mẹ của trẻ dưới 2 tuổi cho thấy rằng những trẻ mới biết đi chập chững xem nhiều video thì nói được ít từ hơn Đối với những trẻ từ 8 tháng tuổi đến 16 tháng tuổi với gia tăng mỗi giờ xem video trong một ngày trung bình sẽ làm giảm từ 6 đến 8 từ [13]

Chonchaiya & Pruksananonda (2008) nghiên cứu về mối tương quan giữa xem tivi và chậm ngôn ngữ đã xác định: Những trẻ em bắt đầu xem tivi trước 12 tháng tuổi với thời gian > 2 giờ mỗi ngày có khả năng chậm ngôn ngữ gấp 6 lần so với trẻ phát triển bình thường (nhóm đối chiếu)

Duch, Elisa, & Ensari (2013) khi nghiên cứu “liên hệ giữa sử dụng thời gian trên màn hình và phát triển ngôn ngữ ở trẻ mới biết đi ở Tây Ban Nha: Một nghiên cứu cắt ngang và dọc” cho biết: Những trẻ em xem tivi > 2 giờ mỗi ngày có tỷ lệ điểm giao tiếp thấp

American Academy of Pediatrics (2017) nghiên cứu về tương quan giữa thời gian tiếp xúc với màn hình và chậm ngôn ngữ ở trẻ em: Một nghiên cứu mới từ Bệnh viện dành cho Trẻ em bị bệnh ở Canada đã theo dõi gần 900 trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi Kết quả cho thấy những trẻ chập chững tiếp xúc với màn hình cầm tay nhiều dẫn đến chậm trễ các kỹ năng ngôn ngữ biểu cảm Kết quả cũng cho thấy rằng cứ sau 30 phút tăng cường thời gian tiếp xúc với màn hình cầm tay hằng ngày sẽ tăng 49% nguy cơ chậm trễ ngôn ngữ biểu cảm

Từ sự tổng hợp từ các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, tác giả đã nhận

định: “Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thời gian tiếp xúc với màn hình không thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của con trẻ (…) làm tăng khả năng chậm ngôn ngữ và chất lượng giao tiếp xã hội kém Cụ thể, về ngôn ngữ biểu đạt, hệ quả của việc tiếp xúc nhiều với màn hình làm giảm vốn từ gấp 6 lần hoặc giảm từ 6 đến 8 từ Tiếp xúc với màn hình với thời lượng không phù hợp làm giảm khả

Trang 16

năng hứng thú trong tương tác hai chiều với cha mẹ, người chăm sóc Chất lượng tương tác giữa cha mẹ với con cái thông qua các chương trình trên tivi giảm so với các phương tiện khác như đọc sách cho con nghe, chơi cùng con”

[13]

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, mặc d chưa có con số thống kê chính xác nhưng có thể thấy rằng có một sự gia tăng báo động về vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ \

Theo BS Phạm Ngọc Thanh, tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh, số trẻ bị chậm nói đến bệnh viện Nhi Đồng 1 để kiểm tra và điều trị ngày càng gia tăng, trong đó 100% trẻ chậm nói đều có gắn liền với việc xem truyền hình quá sớm Yếu tố tác động (môi trường xung quanh) dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em: Trẻ xem truyền hình quá nhiều, bố mẹ ít nói chuyện với con, khiến trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, không có sự phản hồi trong một thời gian dài sẽ làm trẻ chậm nói Thiếu tình thương của bố mẹ, trẻ bị ngược đãi Bố mẹ phó mặc con cho người giữ trẻ không có thời gian trò chuyện với trẻ, trẻ không có cơ hội được nói Trẻ bị tách ra khỏi môi trường xung quanh Trẻ suy dinh dưỡng, sinh đôi, sinh ba (hơn 50% các cặp sinh đôi, sinh ba bị chậm nói) [10]

Cũng vậy, tại Khoa Tâm Lý bệnh viện Nhi Đồng 2, BS.TS Ngô uân Điệp nhận định rằng: “Thời gian gần đây, khoa cũng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ chậm nói do xem truyền hình quá nhiều”

Tại Trung tâm giáo dục kỹ năng sống hoàn năng Huế, trong 6 tháng cuối năm 2018, có 130 trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi đến nhận dịch vụ tham vấn trị liệu Các trẻ đến trung tâm, đa số trong đó là do những biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ: hoàn toàn không có ngôn ngữ ở tuổi lên hai hoặc lên ba, khiếm khuyết ngôn ngữ theo độ tuổi, hoặc khả năng giao tiếp kém Những thông tin được báo cáo từ phụ huynh thường là “trẻ ở với bà ngoại, bà nội và đã bắt đầu xem tivi trước 12 tháng tuổi” “Vì công việc, cha mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc con, người giúp việc là người chăm sóc chính và hầu hết thời gian trẻ xem tivi hoặc máy tính bàn để thuận tiện cho người chăm sóc có thể làm các công việc khác Mỗi ngày trẻ có thể xem từ 5 đến 7 tiếng đồng hồ” “Ba mẹ

Trang 17

không nói chuyện nhiều với con vì ngoài thời gian làm việc, thời gian bên màn hình lấn chiếm thời gian của gia đình, thay thế sự tương tác giữa người lớn và trẻ em” “Người lớn trong nhà xem phim, chơi game online trước sự hiện diện của trẻ” “Đi khám bác sĩ y khoa thì bảo rằng cháu phát triển bình thường, nhưng tôi thấy lo vì thấy trẻ chậm nói hơn bạn bè c ng lứa”vv

Tất cả những vấn đề trên đây đều là mối quan tâm của những nhà khoa học về trẻ em Đặc biệt, sự chậm nói hay kém phát triển về khả năng ngôn ngữ một phần có nguyên nhân từ việc cho trẻ tiếp xúc sớm trong thời gian dài với các thiết bị công nghệ Vấn đề này hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tâm lý, các bác sĩ trị liệu và các nhà khoa học

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đối với sự phát triển ngôn ngữ của nhóm trẻ 2 - 3 tuổi

1.2.1 Cơ sở lý luận

a Đặc điểm về thể chất

Một trong những chỉ số quan trọng của sự phát triển thể chất của trẻ Nhà trẻ trong độ tuổi từ 2-3 tuổi là sự tăng cân bình thường và phát triển một cách toàn diện Trẻ từ 2-3 tuổi có chiều cao trung bình khoảng 82-98 cm và cân nặng trung bình khoảng 11-16 kg Số răng tiêu chuẩn của trẻ trong độ tuổi này có tổng 20 cái răng sữa Chu vi vòng đầu của trẻ trung bình từ 47,5 cm đến 48,6 cm

Trong giai đoạn này, trẻ đang phát triển các cơ bắp chủ chốt để có thể vận động nhanh nhạy hơn Sự phát triển các cơ bắp chủ chốt của trẻ 2-3 tuổi được diễn ra trên cơ sở của những vận động như đi bộ Đặc điểm của những bước đi đầu tiên của trẻ là khi đi 2 chân dang rộng, tay đưa sang hai bên, phía trước hoặc lên dơ lên cao, thân người luôn dao động về hai phía, đầu cúi về trước, bước

chân ngắn không đều và dễ bị ngã Trẻ 2-3 tuổi biết đi vững, bắt đầu chạy Khi

chạy trẻ thường đặt cả bàn chân xuống sàn, bước chạy xiên và chưa giữ được thăng bằng, nhịp điệu các bước chân chưa ổn định, hướng chạy chưa chính xác Cảm giác thăng bằng của trẻ được củng cố, trẻ đã có khả năng tự định hướng

Trang 18

trong không gian và ước lượng được khoảng cách Tuy nhiên khi đi trên ghế băng trẻ còn thiếu tự tin, thiếu bình tĩnh Vận động nhảy là vận động hoàn toàn mới đối với trẻ mới bước sang độ tuổi này Ban đầu trẻ nhảy chụm chân tại chỗ, nhưng bàn chân chưa rời khỏi mặt đất c ng một lúc, chưa biết phối hợp chân tay để đưa cơ thể lên cao hoặc bay về phía trước, khi hạ xuống đất chưa biết giữ thăng bằng, dễ bị ngã Vận động bò là khi trẻ tự tin vào khả năng của mình khi bò, biết phối hợp chân tay một cách tự nhiên và thuần thục, không bị luống cuống như ở giai đoan trước Ngoài ra, vận động ném cũng hoàn toàn mới mẻ đối với ở độ tuổi này Vận động ném khi trẻ từ 2-3 tuổi chưa xác định được hướng ném và khoảng cách cần ném, trẻ thường ném lệch bóng về bên trái khi cầm bóng ở tay phải hoặc ngược lại Trẻ chưa phối hợp các cơ quan vận động với thị giác, trẻ chưa biết sử dụng sức mạnh của thân trên khi ném

Trẻ từ 2-3 tuổi phát triển khả năng nhìn rõ hơn, có thể theo dõi một hay nhiều đối tượng khác nhau đang di chuyển Trẻ có thể nhận ra và phân biệt những màu sắc cơ bản, có thể tập trung quan sát vào đối tượng trong một khoảng thời gian ngắn hay nhìn thấy được chi tiết các đường viền hoặc hình dạng khác nhau hơn Thính giác cũng được phát triển hơn giúp trẻ có thể nghe hiểu và phân biệt các loại âm thanh khác nhau Trẻ có thể phẩm ứng lại khi nghe tiếng ồn hoặc những tiếng động có âm lượng lớn Trẻ đã có khả năng thông hiểu chung về ngôn ngữ, có thể suy luận và đưa ra một số ý kiến nhỏ Trẻ có thể phản ứng thích hợp với những từ và câu đơn giản

Trẻ có khả năng phối hợp cử động bàn tay, ngón tay một cách nhịp nhàng Tuy vẫn còn lúng túng và chưa thành thạo nhưng hai tay có thể hoạt động độc lập để thực hiện các hoạt động cụ thể

Ở độ tuổi này, khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ cũng phát triển rõ rệt Trẻ có mong muốn được tự chăm sóc bản thân mình như: tự mặc quần áo, tự đi giày dép, tự tắm, tự gội đầu, đánh răng, Các việc trẻ làm tuy không thành thạo nhưng nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ của người lớn trẻ có thể dần hình thành thói quen tốt để có khả năng tự chăm sóc cho bản thân mình

b Đặc điểm về nhận thức

Trang 19

Độ tuổi 2 -3 tuổi hay còn gọi là giai đoạn từ 25 - 36 tháng tuổi thuộc vào “giai đoạn vàng” trong sự phát triển của cuộc đời một con người Đây là giai đoạn các kỹ năng ngôn ngữ và tư duy và logic của trẻ đang được phát triển một cách đáng kể Dưới đây là những đặc điểm cụ thể và khả năng nhận thức và trí tuệ của trẻ 2 - 3 tuổi:

Trẻ 2-3 tuổi cũng bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng Đó là khả năng suy nghĩ về các khái niệm trừu tượng như thời gian, không gian, số lượng,… Đặc điểm chung của trẻ 2-3 tuổi bao gồm: tự ý tưởng và liên tưởng, quan sát và nhận biết, sự tò mò, không gian sáng tạo và khả năng giao tiếp cơ bản Về tự ý tưởng và liên tưởng: trẻ 2-3 tuổi bắt đầu có khả năng liên tưởng và suy luận một cách đơn giản Chúng có thể nghĩ ra các ý tưởng mới, hợp lý và ph hợp với một tình huống nào đó mà trẻ đang được tham gia Về khả năng quan sát và nhận biết của trẻ 2-3 tuổi có khả năng quan sát và nhận biết môi trường xung quanh một cách tốt hơn Chúng có thể nhận biết toàn diện các đối tượng và kết nối chung với các thuộc tính, tính chất, mô tả của đối tượng đó Từ sự nhận biết đó trẻ có thể nhận biết toàn diện về đối tượng và hiểu cụ thể về đối tượng thông qua các đặc điểm trẻ quan sát được Về sự tò mò của trẻ 2-3 tuổi rất tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng hơn Chúng thích khám phá và học hỏi qua việc tương tác với những vật thể, con vật và con người thông qua sự giao tiếp hàng ngày, các thiết bị thông minh điện tử Điều này là bình thường và rất cần thiết cho sự phát triển nhận thứ của trẻ Nhưng đồng thời, đối với những trẻ có sự tò mò cao, ý nghĩ và có tính khám phá ca thì cũng cần phải có sự giám sát của người lớn để đảm bảo an toàn cho các hoạt động thám hiểm,tìm hiểu về thế giới của trẻ Về không gian sáng tạo của trẻ 2-3 tuổi nổi bật là trẻ rất thích vẽ, cách dán, xây dựng các đồ vật nhỏ Trẻ giỏi khả năng sáng tạo và có trí tưởng tượng độc đáo Thông qua các khu vực chơi mà cô tạo ra cho trẻ, trẻ có thể tự do phát triển sự sáng tạo, khám phá tất cả các hoạt động có tính tương tác và có thể giúp trẻ học hỏi điều gì đó mới mẻ hơn cho bản thân Về khả năng giao tiếp cơ bản của trẻ 2-3 tuổi có khả năng giao tiếp cơ bản bằng cách sử dụng từ ngữ và ngôn ngữ cơ thể Trẻ có thể biểu đạt ý tưởng và ý

Trang 20

kiến của bản thân mình bằng những nói đơn giản, các từ đơn giản như: “có”, “không”, “đi”, “ở”, “đến”, “cho”, “vào”, “ra”,… Hoặc thông qua những ngôn ngữ phi ngôn từ như cử chỉ, cử động, biểu hiện trên mặt, nhún vai,… Trẻ cũng có thể thể hiện sự quan tâm đến người khác bằng những hành động như: cười, vỗ, ôm,… Khi trẻ được đưa vào môi trường giao tiếp thoải mái và có sự tương tác tích cực, trẻ sẽ phát triển khả năng giao tiếp ngày càng tốt hơn Tuy nhiên, các đặc điểm này phụ thuộc vào sự phát triển của từng cá nhân và có thể khác nhau giữa các trẻ có c ng độ tuổi

Về logic của trẻ 2-3 tuổi có thể hình thành được các khái niệm đơn giản về tương quan và mối liên hệ giữa các sự vật, sự việc tạo nên tảng cho các kỹ năng tư duy logic sau này Trẻ 2-3 tuổi đang phát triển khả năng logic của mình Trẻ bắt đầu hiểu được những quy luật đơn giản trong thế giới xung quanh Một số đặc điểm của khả năng logic của trẻ 2-3 tuổi bao gồm: tư duy đơn giản, tỉ lệ và phần trăm, đối sánh và tương đương Tư duy đơn giản đối với trẻ 2-3 tuổi có khả năng tư duy theo hướng đơn giản với những vấn đề cơ bản Ví dụ: trẻ có thể hiểu rằng nếu trẻ có 2 chiếc bánh quy và thêm 2 chiếc nữa thì trẻ có tổng cộng là 4 cái bánh quy Tỉ lệ và phần trăm của trẻ 2-3 tuổi cũng có thể trẻ hiểu được khái niệm về tỉ lệ phần trăm Ví dụ: trẻ có thể hiểu rằng 4 con vật trong tổng số 10 con vật bằng 50% Về phần đối sánh của trẻ có khả năng so sánh hai đối tượng c ng loại, giúp trẻ có khả năng tăng cường khả năng quan sát và nhận biết Ví dụ: trẻ có thể phân biệt độ cao của hai cái cây khác nhau vào hoặc phân biệt màu sắc của hai đối tượng Tương đương của trẻ có khả năng hiểu được khái niệm tương đương về số lượng Ví dụ: trẻ có thể nhận biết rằng có ba quả táo trong giỏ tương đương với 3 quả cam trên đĩa Tuy nhiên cần lưu ý điểm mạnh và điểm yếu của trẻ 2-3 tuổi trong khả năng logic sẽ khác nhau t y vào từng trẻ, vì vậy cần phải xem xét cụ thể trước khi đánh giá

Về khả năng ghi nhớ của trẻ 2-3 tuổi nhớ được vật dụng, người và các sự kiện cụ thể trong quá khứ và có thể tái hiện lại chúng Ở độ tuổi này, trẻ có thể nhớ được một số thứ đơn giản, ví dụ như: tên của người thân, đồ chơi yêu thích hoặc những hoạt động hằng ngày,… Trẻ được tiếp cận thường xuyên với những

Trang 21

điều đơn giản đó giúp trẻ có thể nhớ một cách dễ dàng mà không được lặp lại Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể thường xuyên quên nếu những điều mà trẻ đã học hoặc làm trước đó nếu không được lặp lại thường xuyên Khả năng tập trung của trẻ ở độ tuổi này còn rất hạn chế,chỉ cần có một yếu tố nhỏ tác động khi trẻ đang tập trung thì sẽ khiến trẻ bị phân tán tâm trí và dễ quên những thông tin mới mà trẻ đang tiếp nhận Vì trẻ từ 2-3 tuổi đang còn phát triển trí não nên trẻ chưa thể hiểu được rằng việc lưu trữ các thông tin cần được thực hiện để đảm bảo tính lặp đi lặp lại nhiều lần Một số trẻ trong độ tuổi này có khả năng nhớ tốt hơn bình thường, tuy nhiên đây là trường hợp đặc biệt mà không phải ở trẻ nào cũng có Tóm lại trẻ 2-3 tuổi đang được phát triển nhanh chóng và có khả năng phát ngôn ngữ tư duy và logic cơ bản việc tạo dựng môi trường gắn kết và thuận lợi sẽ giúp trẻ phát triển khả năng này một cách tốt nhất

* Khái niệm ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Ngôn ngữ được thể hiện qua hai hình thức nói và viết Trong mọi thời đại, nó là công cụ quan trọng để phục vụ cho sự giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các dân tộc và giữa những người trong c ng một dân tộc

Ngôn ngữ được cấu thành bởi các phương diện: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ dụng Ngôn ngữ trẻ em cũng biểu hiện tính tích hợp các thành tố ấy

* Đặc điểm ngôn ngữ của nhóm trẻ 2-3 tuổi

Trẻ 2-3 tuổi đã có thể sử dụng từ ngữ để diễn đạt suy nghĩ của mình Ngôn ngữ của trẻ phát triển lên đến 70% khả năng và số vốn từ vựng để dung trong cả đời Trẻ có thể hiểu được các câu phức nắm được ngôn ngữ sơ bộ và ngày càng tích cực phát âm Trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ rất nhanh Những đặc điểm chính của đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 2-3 tuổi bao gồm: từ vựng, câu, ngôn ngữ không hợp pháp, giao tiếp và khả năng lắng nghe Về phần từ vựng, trẻ có thể nói được khoảng 200 đến 300 từ và dần dần cải thiện phát triển thành những câu đơn giản Về phần câu để trẻ có thể hiểu được và bắt đầu học cách sắp xếp từ ngữ pháp và cấu trúc đơn giản để diễn đạt quan điểm trình bày suy

Trang 22

nghĩ của mình Ngôn ngữ không ngữ pháp có thể giúp trẻ hiểu và sử dụng những câu đơn giản mà không cần phải biết đến ngữ pháp Về cách giao tiếp, trẻ bắt đầu hiểu và sử dụng ngôn ngữ để tương tác với người thân, bạn bè và những người xung quanh trẻ Trẻ thường sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc, nhu cầu, mong muốn của mình Ngoài ra, khả năng lắng nghe của trẻ cũng phát triển rất tốt Trẻ bắt đầu phát triển khả năng lắng nghe và hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp Với sự trợ giúp và hướng dẫn của người lớn trẻ sẽ tiếp tục phát triển khả năng ngôn ngữ của mình trong thời gian tiếp theo

Về ngữ âm, so với trẻ độ tuổi từ 1-2 tuổi, trẻ thuộc nhóm 2 - 3 tuổi tuy đã

phát âm rõ hơn nhưng vẫn có thể có cách phát âm khác người lớn, nhất là với các phụ âm khó hoặc thanh điệu Khi trẻ lên 3, trẻ sẽ nói thành thạo và rõ ràng hơn, đến mức người lạ cũng có thể hiểu được khoảng 3/4 những gì trẻ nói Pavlov từng nói về mối quan hệ mật thiết giữa não bộ và vốn từ của con người: “Từ ngữ là vật kích thích vô c ng rộng với nội dung phong phú, nó mang đến nguyên tắc mới cho hoạt động của não người, tạo ra tư duy cấp cao mà chỉ con người mới có Từ đó, con người có khả năng làm chủ hiện thực và nắm bắt vận mệnh của bản thân” Tuy nhiên, do trẻ nằm trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi phần não suy nghĩ trong trẻ chưa thực sự hoàn thiện dẫn theo trẻ chưa hoàn thiện về

ngôn ngữ Trong Tìm hiểu những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 6 tuổi của Lưu Thị Lan, tác giả đã đúc kết lại một số đặc điểm cơ bản về ngôn

ngữ của trẻ từ 2 đến 3 tuổi như sau: Trẻ từ 2 đến 3 tuổi ở Việt Nam đã xuất hiện một số phụ âm đầu Các phụ âm xuất hiện nhiều là [b]; [m]; [d]; [t]; [n]; [c] Các phụ âm ít xuất hiện là [g]; [ph]; [r]; [s] Trẻ hay mắc các lỗi ngữ âm: phát âm nhầm phụ âm này thành phụ âm kia (chào -> tào) Trẻ nói đúng nhất là các âm [b]; [m] Trẻ từ 2 đến 3 tuổi khó phát âm âm đệm, các từ có âm đệm trẻ đều bỏ qua không phát âm âm đệm Ví dụ như “hoa” sẽ nói thành “ha”, “quả” sẽ nói thành “cả”

Có một số từ chứa nguyên âm trẻ dưới 3 tuổi nói chưa đúng Ví dụ như “ếch” đọc thành “ấc”, “cặp” đọc thành “cập”, Các nguyên âm trẻ nói đúng là [a]; [ư] Sáu phụ âm cuối đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ dưới 3 tuổi Trong đó

Trang 23

âm [n] xuất hiện nhiều nhất, âm [k] và âm [p] xuất hiện ít nhất Về thanh điệu, trẻ từ 2 đến 3 tuổi có thanh [~] và thanh [?] chưa ổn định và hay bị chuyển thành thanh sắc và thanh huyền

Từ những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trẻ từ 2 đến 3 tuổi, chúng ta sẽ hiểu được rõ về đặc điểm vốn từ của trẻ Trẻ sẽ dễ dàng thu nhận các từ không chứa âm đệm, các từ có các phụ âm là [b]; [m]; [d]; [t]; [n]; [c] và các từ có dấu huyền và sắc Để từ đó, trong quá trình phát triển vốn từ cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi, giáo viên cần lựa chọn các tác phẩm văn học ph hợp, lựa chọn các từ gợi mở

cho ph hợp với đặc điểm ngôn ngữ lứa tuổi

Về vốn từ, ở giai đoạn 2-3 tuổi, vốn từ vựng của trẻ tăng lên gần gấp đôi

Trẻ nói được những câu dài và rõ ràng hơn, có thể vừa chơi vừa trò chuyện thoải mái Trẻ 2-3 tuổi học thêm từ mới hằng ngày Vì thế, vốn từ vựng tăng lên nhanh chóng, do đó quá trình phát triển ngôn ngữ diễn ra nhanh hơn Ở giai

đoạn này, số từ mà trẻ hiểu được sẽ nhiều hơn số từ mà trẻ có thể sử dụng được

Tuy nhiên cũng có một số trẻ vốn từ chỉ đạt khoảng 200 đến 280 từ Đây là các từ vựng gắn với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ như: tên của các thành viên trong gia đình, bạn bè, tên các đồ d ng, tên trường mầm non, gắn liền với sự vật hiện tượng có trong môi trường tự nhiên: như các loại rau củ quả, các loại hoa, một số loại vật nuôi, các hiện tượng thời tiết gắn với sinh hoạt hằng ngày như: các ngày lễ tết, các thứ trong tuần, phương tiện giao thông, trong số vốn từ của trẻ các từ thuộc về cuộc sống hằng ngày chiếm phần lớn nhất sau đó đến tác từ gắn với sinh sự vật hiện tượng có trong môi trường tự nhiên

Về ngữ pháp, trẻ sẽ biết d ng và kết hợp nhiều loại từ hơn, như danh từ,

động từ, tính từ, đại từ, từ chỉ địa điểm, các từ so sánh tương đối và tuyệt đối, từ để hỏi Trẻ bắt đầu biết nói các câu gồm 2-3 từ (trước khi tròn 3 tuổi), như: “Ăn cơm”, “Mẹ lấy”, “Mẹ đi xe”,… Hoặc trẻ có thể nói những câu đúng ngữ pháp và đầy đủ hơn Chẳng hạn, trẻ có thể nói được những câu như: “Con đang

ăn”, Con yêu bà lắm”,…

Trang 24

Ngoài ra, trẻ cũng bắt đầu biết cách xưng hô: “con”, “bố”, “mẹ”, “bà”, … và hiểu được các khái niệm “của con”, “của bố mẹ”,… Trẻ cũng có thể nhận biết được giọng điệu của bố mẹ, ông bà, anh chị hoặc những người thân xung quanh trẻ lúc vui vẻ hoặc lúc tức giận Trẻ cũng có thể biết ghi nhớ các hoạt động sinh hoạt thường ngày và đoán được những việc làm của mình sẽ làm tiếp theo Ví dụ: Nếu mẹ bảo trẻ lấy áo dài tay, lấy mũ và ra đi giày thì trẻ sẽ biết rằng trẻ chuẩn bị được đi chơi

Về nghe – hiểu, ở độ tuổi này, trẻ có khả năng nhận thức và học hỏi rất

cao Chính vì vậy, điều mà trẻ học hỏi được từ người lớn trong khoảng thời gian này chính là những hiểu biết ban đầu của trẻ Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, trẻ sẽ hiểu ngày càng nhiều những gì người khác nói với mình, cũng như cách nói chuyện Ở giai đoạn 2-3 tuổi, trẻ sẽ hiểu những chỉ dẫn có từ 1-2 bước, nếu đó là chỉ dẫn liên quan đến những điều trẻ đã biết Ví dụ: “Con nhặt đồ chơi lên và đặt vào th ng nhé!” Bắt đầu biết trả lời các câu hỏi của người lớn, như ai, cái gì, ở đâu Tuy nhiên, với các câu hỏi tại sao và làm thế nào thì trẻ có thể chưa biết cách trả lời Cách đặc điểm nổi bật khác như: Trẻ vẫn nghĩ rằng người lớn sẽ biết và có thể đọc được suy nghĩ của mình; trẻ gặp một số khó khăn trong việc phân biệt thực tế và tưởng tượng, giấc mơ; trẻ thích đồ chơi những đồ chơi mà trẻ nhìn thấy ngoài hiện thực hoặc trẻ xem trên các thiết bị thông minh; trẻ viết nguệch ngoạc với rất nhiều dòng chỉ với dấu chấm và vòng tròn nhưng chưa hình thành một bức tranh cụ thể,…

Trang 25

Về giao tiếp, trẻ 2 - 3 tuổi bắt đầu biết đợi đến lượt mình khi trò chuyện, có

thể trò chuyện qua lại với bố mẹ nhưng cuộc hội thoại sẽ ngắn Trẻ biết kể về những gì xảy ra trong ngày Với sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người lớn, trẻ sẽ có thể kết nối các sự kiện với nhau để tạo thành một câu chuyện đơn giản Ví dụ khi trẻ nói: “Con đi cửa hàng”, mà bố mẹ hỏi: “Con làm gì ở cửa hàng?”, trẻ sẽ đáp: “Mua búp bê” Ngoài ra, trẻ cũng có thể kể câu chuyện đơn giản do mình tự sáng tạo ra dựa trên những trải nghiệm thực tế, mặc dù trẻ sẽ bỏ sót khá nhiều chi tiết Trẻ cũng có thể nói về người, sự vật không hiện hữu trước mặt, ví dụ như: “Bà đi chợ” hay “Quả bóng trên cây” Và có thể bắt chước cách nói chuyện

của người lớn

d Đặc điểm về tình cảm, kĩ năng xã hội

Về đặc điểm tình cảm của trẻ 2-3 tuổi đang ở giai đoạn phát triển nhanh chóng về tâm hồn và tình cảm Trẻ thường cảm thấy tự hào hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm và tình yêu thương người lớn Tuy nhiên trẻ cũng hay để ý đến cảm giác của người khác và có thể tỏ ra khó chịu lo lắng hoặc cảm thấy bị tổn thương nếu người khác bị đau hoặc buồn Trẻ 2-3 tuổi cũng có thể tỏ ra khó kiểm soát và hay ghen tuông khi cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không được quan tâm đến Trẻ cũng thường không biết cách giải quyết xung đột và hay hỏi ý kiến mọi người lớn Đây cũng chính là thời điểm để trẻ tìm hiểu về các mối quan hệ và có thể trẻ tưởng tượng về những cảm xúc của người khác Trẻ bắt đầu nhận biết những điều mà trẻ thực sự muốn và trẻ cũng thường xuyên nói “Không” trong giai đoạn này Ngoài ra, trẻ cũng có một số đặc điểm khác như: Trẻ thường hay giận dỗi hoặc trẻ có thể chơi với những đứa trẻ khác trong một thời gian ngắn, nhưng trẻ chưa có khả năng chia sẻ với các bạn Có thể trẻ sẽ gào khóc, giận dỗi thậm trí trẻ có thể đứng lên đánh bạn ngay lập tức nếu trẻ không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn Trẻ thường không thể hiểu được lí do của người khác hay kiểm soát được cơn nóng giận của bản thân mình hoặc là trẻ thường hay bắt chước vẻ ngoài và những hành động của người lớn Tuy nhiên trẻ 2-3 tuổi cũng có thể phản ánh tình cảm cảm xúc của mình bằng cách nói chuyện, hát những bài hát mình thích hoặc thể hiện bằng hành động cơ thể họ cũng có cách thể hiện sự

Trang 26

đồng cảm và tình bạn với những người bạn c ng trang lứa với mình

Về kĩ năng xã hội, nhờ sự hướng dẫn, dẫn dắt và giúp đỡ của người lớn, trẻ đến được với thế giới đồ vật xung quanh Qua các hoạt động phối hợp c ng với người lớn, trẻ nảy sinh khả năng bắt chước các hành động của người lớn Đây là điều kiện rất quan trọng để có thể giúp trẻ tiếp thu những điều mà người lớn dạy bảo, từ đó mở rộng vốn kiến thức và kinh nghiệm cho trẻ Đây chính là quá trình trẻ học tất cả các kiến thức, kĩ năng hoạt động đúng với các đối tượng, đồng thời trẻ cũng lĩnh hội các quy tắc hành vĩ xã hội Tuy nhiên việc trẻ bắt chước người lớn cũng khiến cho thái độ của trẻ dễ bị phụ thuộc vào thái độ của người lớn đó Chính vì vậy các chuẩn mực về hành vi lời nói, thái độ của người lớn có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục trẻ Với quá trình giao tiếp và sự phát triển ngôn ngữ trẻ có thể nghe và lĩnh hội được các thông tin do người lớn phát ra và đặc biệt là các sắc thái giọng nói hoặc biểu hiện nét mặt, đã giúp trẻ học được một số kĩ năng trong ứng xử và đặc biệt là các kĩ năng trong giao tiếp Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách chính là sự xuất hiện của sự tự ý thức ở trẻ Đến khoảng 2 tuổi, nhiều trẻ đã có khả năng gắn tên mình với bản thân mà không đồng nhất với người khác như trước nữa Tất cả các hoạt động sẽ mang tính độc lập nhiều hơn Cũng trong chính thời gian này, trẻ tiếp tục hiểu về cơ thể mình, quan tâm đến từng bộ phân cơ thể và đến giới tính Ở trẻ nhà trẻ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 2-3 tuổi, trẻ đã xuất hiện khả năng đánh giá Trẻ có thể đánh giá người khác và có khả năng tự đánh giá bản thân mình d sự đánh giá của trẻ vẫn chủ yếu dựa theo nhận xét của người lớn Những nhận xét của trẻ chủ yếu quy về sự “ngoan", “hư”, “xấu", “đẹp" và trẻ có thể dựa vào dựa vào thái độ của người lớn để phân biệt những điều đó Khả năng tự điều chỉnh hành vi của trẻ còn rất hạn chế Đến cuối tuổi nhà trẻ, chuẩn bị bước sang tuổi mẫu giáo, trẻ thường rơi vào giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên ba" Giai đoạn này trẻ phân biệt mình với người lớn Trẻ có thể tự cảm nhận về sự “trưởng thành" của chính bản thân mình, do đó chúng muốn làm những công việc như là người lớn Nhu cầu tự khẳng định trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy trẻ hoạt động Đây là dấu hiệu của sự trưởng thành đáng để khuyến khích, động viên và khích lệ

Trang 27

Đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ gây căng thẳng trong quan hệ giữa trẻ với tất cả mọi người xung quanh

đ Đặc điểm về thẩm mỹ

Trẻ từ 2-3 tuổi hể hiện bằng đường nét, hình dạng, song chưa thể tạo nên những hình ảnh rõ ràng, đầy đủ nhưng có khả năng liên tưởng, liên hệ giữa các dấu hiệu của đối tượng tri giác với hình vẽ được thể hiện trên giấy Trẻ có khả năng thể hiện tưởng tượng tái tạo; trẻ vẽ thường tập trung chú ý, nỗ lực hiểu hơn vao sự vận động để biến đổi các đường nét và tạo nên các hình th ; trẻ chưa có khả năng thể hiện bố cục trong tranh,…VD: Khi người lớn yêu cầu sắp xếp hình ảnh trực quan theo nhịp hình như vẽ mưa rơi, lá rụng trẻ có thể tập định hướng trên không gian Ngoài ra trẻ con phát triển và lĩnh hội âm nhạc Trẻ có những biểu hiện hưởng ứng âm nhạc bằng thái độ cụ thể, rõ ràng như cười, ngạc nhiên, khóc, chau mày,…Trẻ có khả năng chú ý nghe hơn và phân biệt độ cao thấp, to nhỏ của âm thanh Trẻ có thể hát theo người lớn những bài hát ngắn, đơn giản ph hợp với độ tuổi của trẻ Trẻ có thể hát theo những bài hát ngắn, dễ hát, âm vực ph hợp với từ Mi-La Trẻ bắt chước cô giáo những động tác đơn lẻ của một bài hát và trẻ nhún nhảy, lắc lư khi nghe giai điệu của bài hát

1.2.1.2 Các nhân tố môi trường tác động đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non

a Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là toàn bộ các yếu tố xung quanh trẻ Đó là thế giới động vật, thế giới thực vật và những hiện tượng tự nhiên tác động trực tiếp đến nhận thức, tình cảm và ngôn ngữ của trẻ Những yếu tố này như là những chất xúc tác tác động tích cực đến việc học nói của trẻ

b Môi trường xã hội

Môi trường xã hội được tạo thành từ những thành viên xung quanh cuộc sống, học tập, vui chơi của trẻ Đó là thầy cô, bạn bè trong lớp, trong trường hoặc những người hàng xóm Trẻ có cơ hội được tương tác (bằng các hình thức nói chuyện, kể chuyện, đọc thơ) với những người xung quanh càng nhiều thì càng có nhu cầu giao tiếp cao Còn nếu trẻ sống trong môi trường tách biệt với

Trang 28

xã hội liên quan tới ngôn ngữ thì quá trình phát triển ngôn ngữ cũng sẽ bị cản trở

- Môi trường giáo dục

Gia đình và nhà trường là hai nhân tố có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt những năm tháng đầu đời của trẻ Trong đó, gia đình là nhân tố có sự tác động mạnh mẽ nhất, trực tiếp nhất đến sự phát triển của trẻ trên mọi phương diện: nhân cách, trí tuệ, tình cảm,… Trẻ được sống trong một môi trường gia đình tốt sẽ như cái cây non được nuôi dưỡng từ một nguồn nước mát lành với đầy đủ các yếu tố ánh sáng, dinh dưỡng Ngược lại, một gia đình bất ổn sẽ mang lại cho những đứa trẻ sự bất ổn về tâm lý, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ và những hành vi xã hội

Những người trong gia đình như bố mẹ, ông bà, anh chị em là những người có ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đối với khả năng đọc được phân thành 2 loại Thứ nhất là ảnh hưởng tích cực khi trong gia đình thường xuyên có sự giao lưu, trao đổi giữa bố – mẹ, bố mẹ – con cái tạo nên sự kích thích phát triển ngôn ngữ của trẻ Từ đó hình thành trong tư duy trẻ thái độ coi trọng ngôn ngữ – “nguyên liệu” nuôi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ Thứ hai là kiểu gia đình ít có sự trao đổi, giao lưu bằng ngôn từ giữa trẻ nhỏ và người lớn Những người trong kiểu gia đình này thường trầm mặc, ít nói và d ng câu từ đơn giản Một cách tự nhiên, trẻ em sẽ không có được sự kích thích ngôn ngữ, vốn từ vựng không phong phú, sử dụng câu từ không linh hoạt Các khảo sát thực tế cho thấy ở những gia đình này trẻ thường “đầu tư” thời gian vào việc chơi game, lướt mạng, xem tivi nhiều hơn là đọc sách

Bên cạnh gia đình, đối với những trẻ được đi học, trường mầm non là môi trưòng giáo dục thứ hai có sự tác động trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Ở đây, sự tương tác giữa cô giáo và trẻ, giữa các bạn c ng nhóm tuổi với trẻ sẽ tạo cơ hội giao tiếp bằng ngôn ngữ rất lớn cho trẻ Từ đó, trẻ có thể được uốn nắn về phát âm, biết thêm nhiều từ mới và được nói những câu ph hợp với hoàn cảnh giao tiếp

1.2.1.3 Công nghệ 4.0 và giáo dục trẻ mầm non

Trang 29

a Khái niệm Công nghệ 4.0

Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là một khái niệm bắt nguồn từ nước Đức (nơi xuất hiện thuật ngữ đầu tiên được biết đến là “Industrie 4.0”) và thường được d ng để mô tả các “nhà máy thông minh” kết nối mạng, được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo và dựa trên phân tích dữ liệu, chúng được coi là những dấu hiệu của cuộc CMCN 4.0 Sự dịch chuyển các quy trình sản xuất và công nghệ đã được dự báo dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

Mạng lưới kết nối rộng khắp về con người, máy móc và “vạn vật” về mặt thực tế vật lý và mô phỏng (kết nối vạn vật)

 ử lý các dữ liệu thông qua các công cụ và hệ thống giúp tăng giá trị của thông tin nhằm nâng cao năng suất và tính linh hoạt (chuyển đổi số)

Tăng chất lượng và cải thiện tốc độ đưa ra thị trường của sản phẩm nhờ các thử nghiệm ảo trước khi tiến hành sản xuất thực tế

 Kế hoạch hóa, sản xuất, lắp ráp và bảo dưỡng dựa trên phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo

Từ cuộc cách mạng này, nhiều phát minh công nghệ mới trong các lĩnh vực như vật lý, kỹ thuật số, sinh học,… ra đời Những sản phẩm tiêu biểu như: trí tuệ nhân tạo robot tự động, internet vạn vật, công nghệ in, công nghệ nano,… làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, giáo dục, sản xuất, y tế, Và đặc biệt, con người chịu sự tác động lớn nhất của cuộc cách mạng này bởi những lợi ích và những hệ lụy mà nó mang lại

b Công nghệ 4.0 đối với giáo dục trẻ mầm non

Công nghệ 4.0 trong giáo dục mầm non là mô hình giáo dục thông minh có sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non Áp dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục mầm non một cách hữu ích và thiết thực qua tài liệu giảng dạy sinh động phong phú thông qua việc tìm kiếm trên Internet các bài học dành cho các bé sẽ gồm các phương tiện hình ảnh âm thanh góp phần cho trẻ tiếp thu một cách tốt nhất và nhanh nhất Như vào công nghệ 4.0 làm đa dạng thêm phương pháp giảng dạy thay đổi linh hoạt giúp trẻ hứng thú hơn Thông qua phần mềm sổ liên lạc điện tử giúp cho giáo viên dễ dàng

Trang 30

tương tác với phụ huynh việc trao đổi giữa nhà trường với cha mẹ trở nên nhanh chóng và tiện lợi

Đối với trẻ mầm non, việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh có nhiều lợi ích đối với sự phát triển các phương diện của trẻ Các thiết bị điện tử trẻ mầm

1.2.2.1 Ảnh hưởng tích cực của công nghệ 4.0 a, Đối với đời sống xã hội

Môi trường xã hội được tạo thành từ những thành viên xung quanh cuộc sống, học tập, vui chơi của trẻ Đó là thầy cô, bạn bè trong lớp, trong trường hoặc những người hàng xóm Trẻ có cơ hội được tương tác (bằng các hình thức nói chuyện, kể chuyện, đọc thơ) với những người xung quanh càng nhiều thì càng có nhu cầu giao tiếp cao Còn nếu trẻ sống trong môi trường tách biệt với xã hội liên quan tới ngôn ngữ thì quá trình phát triển ngôn ngữ cũng sẽ bị cản trở

Gia đình là nhân tố có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt những năm tháng đầu đời của trẻ Đây là nhân tố có sự tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của trẻ trên mọi phương diện: nhân cách, trí tuệ, tình cảm,… Trẻ được sống trong một môi trường gia đình tốt sẽ như cái cây non được nuôi dưỡng từ một nguồn nước mát lành với đầy đủ các yếu tố ánh sáng, dinh dưỡng Ngược lại, một gia đình bất ổn sẽ mang lại cho những đứa trẻ sự bất ổn về tâm lý, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ và những hành vi xã hội

Những người trong gia đình như bố mẹ, ông bà, anh chị em là những người có ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ Trẻ càng được tương tác với người thân thì năng

Trang 31

lực ngôn ngữ và tư duy cũng phát triển càng tốt Có ý kiến cho rằng, những trẻ là con một sẽ có khả năng tốt hơn vì bố mẹ luôn tập trung hơn đến trẻ Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, trong gia đình nếu có anh chị em thì trẻ sẽ có nhiều cơ hội sử dụng ngôn ngữ dẫn đến khả năng giao tiếp tốt hơn

b, Đối với sự phát triển của trẻ mầm non

* Ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển thể chất:

Internet cung cấp các nội dung tập luyện thể dục thể thoa nhằm giúp trẻ phát triển thể chất Ví dụ: sử dụng các bài hát kết hợp nội dung thể dục nhịp điệu giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động

Cho trẻ xem các chương trình thiếu nhi, lồng ghép nội dung giáo dục chăm sóc và vệ sinh giúp trẻ học tập theo và hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ

- Ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển nhận thức

Thông qua internet giúp trẻ hiểu biết thêm nhiều điều bổ ích về thế giới xung quanh Nhờ vào các kênh thông tin, các chương trình bổ ích trẻ được tiếp nhận nhiều điều mới mẻ Trong học tập tiếp thu những kiến thức mới, các thiết bị điện tử còn giúp trẻ hứng thú hơn khi học, khơi dậy niềm đam mê học tập ở trẻ Các phương tiện truyền thông giúp trẻ tiếp cận nhanh chóng, dễ tiếp thu hơn

và giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn Ví dụ: Sử dụng phần mềm Kids Painting và Cuốn sách màu cho trẻ em hướng dẫn trẻ vẽ tranh từ đó giúp trẻ phát triển trí tưởng

tượng, óc quan sát và tính thẩm mỹ ở trẻ em

- Ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển tâm lý

Trong môi trường ngày nay không phải trẻ nào cũng có không gian rộng lớn và đầy đủ điều kiện để vui chơi, giải trí Các chương trình giải trí trên thiết bị điện tử giúp trẻ có khoảng thời gian thư giãn thoải mái Qua các nội dung giáo dục lồng ghép trong chương trình giải trí trẻ nhận biết được điều đúng, điều sai điều tốt, điều xấu từ đó giúp trẻ phát triển tâm lý một cách bình thường

* Ảnh hưởng tích cực đối với giáo dục đạo đức

Trang 32

Nhiều chương trình giáo dục đạo đức trên các trang web có những biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ rất hiệu quả Thông qua các chương trình phim hoạt hình nhằm giáo dục trẻ biết lễ phép với người lớn, lễ phép khi đến trường, khi giao tiếp Trẻ học được những văn hóa nơi công cộng, biết xin lỗi khi làm sai Thông qua các chương trình giáo dục, trẻ học được các kỹ năng sống như lịch sự khi làm khách, biết ứng xử với mọi người xung quanh, biết giữ trật tự nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết yêu thương và chăm sóc động vật,…

* Ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển ngôn ngữ

Các chương trình ca nhạc,kể chuyện bé nghe, chương trình thiếu nhi trên tivi giúp trẻ phát triển vốn từ mới, học tập các câu chuẩn ngữ pháp tiếng Việt Các hoạt động lồng ghép âm thanh bài hát với nội dung dạy đếm số, chữ cái, màu sắc trong các chương trình thiếu nhi dành cho trẻ trên các kênh giáo dục giúp trẻ hình thành biểu tượng ngôn ngữ mới Bằng các ứng dụng công nghệ ví dụ như

easy speak giúp trẻ phát hiện nếu trẻ phát âm sai và đưa ra hướng dẫn để giúp trẻ

phát âm chuẩn từ đó cải thiện đáng kể khả năng phát âm của trẻ Ứng dụng công

nghệ allo talk với chương trình giáo dục chuẩn Mỹ tạo môi trường Thực hành

giao tiếp hàng ngày trẻ được tham gia cuộc trò chuyện với giáo viên nước ngoài và bạn c ng lớp thông qua cuộc gọi ảo từ đó trẻ sẽ được luyện phản xạ và phát triển kỹ năng trong giao tiếp

1.1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ 4.0

a, Đối với đời sống xã hội

* Ảnh hưởng đến cơ hội việc làm:

- Công nghệ tự động hóa thay thế cho nguồn nhân lực cần thiết trong lao động

- Sử dụng robot thay thế con người làm phá vỡ thị trường lao động

- Số lượng công việc cần con người cũng bị giới hạn chủ yếu là các công việc yêu cầu sự khắt khe, cần sự tư duy, sáng tạo và năng lực cao dẫn đến lao động trình độ thấp chưa được đào tạo kĩ lưỡng, không có cơ hội cạnh tranh

=> Dẫn đến, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, con người cũng dẫn đến phụ thuộc vào máy móc nhiều hơn trong tương lai

Trang 33

* Ảnh hưởng đến giao tiếp trong xã hội

- Phụ thuộc quá nhiều vào màn hình điện thoại, con người dần đắm chìm trong thế giới “ảo” Điều này khiến mọi người dân thu mình lại, trở nên ngại giao tiếp và cô đơn hơn, các mối quan hệ thực tế bị thu hẹp.-Việc tham gia các mối quan hệ xã hội, giao lưu kết bạn trên mạng xã hội quá nhiều cũng là nguyên nhân gây nhiễu loạn thông tin cho giới trẻ Sự nhiễu loạn này bắt nguồn từ các trang mạng xã hội Những thông tin ở đây không hoàn toàn được kiểm soát Nhiều thông tin chưa hẳn là thông tin thực Nếu người sử dụng không đủ tỉnh táo, hiểu biết và chọn lọc sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được

- Sử dụng các tài khoản xã hội có độ bảo mật thấp, tồn tại nhiều nguy cơ bị đánh cắp thông tin người d ng, người thực hiện giao dịch gây ảnh hưởng xấu đến bản thân người sử dụng

- Nhiều nội dung tuyên truyền không được kiểm duyệt, không ph hợp tràn lan gây ảnh hưởng xấu, lệch lạc đến tư duy, nhân cách và hành động của con người

* Ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường

- Công nghệ 4.0 là ngành công nghệ hóa sử dụng toàn bộ hệ thống máy móc Vì vậy nguồn tài nguyên cần khai thác nhầm phục vụ cho sản xuất là rất lớn Làm cho các nguồn tài nguyên khai thác quá mức và không thể phục hồi về nên cạn kiệt nguồn tài nguyên Chất thải công nghiệp xả ra môi trường ngày càng nhiều khiến môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm.-Sự tiến bộ của công nghệ số hóa đã đưa nhân loại về một tầm cao mới, nhưng cái giá mà chúng ta phải trả không hề nhỏ: c ng với việc máy móc, robot hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều là nguồn tài nguyên trên trái đất đang cạn kiệt ở mức độ đáng báo động Các sản phẩm của công nghiệp cũng khiến cho chất thải xả ra không khí, nước, đất tăng mặc d đã quen sử lý nhưng vẫn ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, đặc biệt là các bãi rác có chứa kim loại nặng

* Ảnh hưởng đến ngành công nghiệp khác

Trang 34

- Nhóm ngành công nghiệp dầu khí: Đây là nhóm ngành phải chịu áp lực rất lớn Công nghệ 4.0 cần quá nhiều nguồn năng lượng và nhiên vạt liệu ảnh hưởng lớn đến ngành dầu khí và khai thác tài nguyên Suy giảm khả năng khai thác do nguồn tài nguyên bị cạn kiệt

- Chịu tác động dài hạn về những lĩnh vực đột phá trong lĩnh vực năng lượng và vân tải như: nhu cầu đối với dầu thô khó có thể tăng cường

Bất ổn chính trị:

-Một hệ lụy rất lớn của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là những bất ổn chính trị mà nó mang lại

- Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, hàng triệu người không có công ăn việc làm khiến sự tăng trưởng sụt giảm, chất lượng cuộc sống con người bị đe dọa dẫn đến mất niềm tin Nếu Nhà nước không có các biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề này có thể dẫn đến những cuộc biểu tình, bạo loạn hoặc xung đột vũ lực xảy ra

- Ngoài ra, chính phủ các nước không nắm bắt được những tình hình, không có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hợp lí, giúp doanh nghiệp trong thời kì cách mạng công nghệ 4.0 có thể dẫn đến kìm hãm sự phát triển Các doanh nghiệp không thể phát triển, không thu được lợi nhuận dẫn đến phá sản Từ đó, đất nước mất đi nguồn cung cấp kinh tế, trở nên tụt hậu và nghèo nàn

b, Đối với sự phát triển của trẻ mầm non - Ảnh hưởng đến phát triển thể chất

Khả năng hấp thụ bức xạ từ điện thoại của trẻ sẽ lớn hơn của người trước lớn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư não cao hơn Sẽ dễ mắc các vấn đề về thị lực trẻ thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện thoại khiến cho mắt trẻ sẽ bị khô, mỏi mắt và mờ dần Trẻ dễ mắc các bệnh về đốt sống cột sống; ngồi yên không vận động trong thời gian dài dẫn đến duy cơ thoát vị đĩa đệm và thể lực giảm sút Trẻ ngồi lỳ trước tivi máy tínhLười vận động sức khỏe của trẻ bị giảm suốt một cách nhanh chóng có nguy cơ béo phì khó ngủ trầm cảm cao Giảm khả năng linh hoạt của tay bé sẽ chỉ tập trung vào ngón trỏ và ngón cái để lướt trên màn hình điện thoại sao vậy mà các ngón tay khác sẽ không hoạt động đều

Trang 35

- Ảnh hưởng đến phát triển nhận thức

Việc tiếp xúc với tivi, điện thoại quá nhiều chết trẻ chậm phát triển khả năng phản xạ kém và giao tiếp kém hơn những trẻ khác kỹ năng xã hội của trẻ Bức xạ của điện thoại ảnh hưởng tới não bộ khiến năng lực tư duy của trẻ Trẻ dành ít thời gian chơi đ a giao tiếp với mọi người xung quanh dẫn đến lỳ, trầm tính Internet giúp trẻ tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng lâu dần trẻ sẽ ỷ lại mà không nhớ động não để suy nghĩ dẫn đến kiến thức trẻ bị hạn hẹp trong không gian internet cung cấp không phân biệt được nguồn kiến thức đúng sai khi tiếp cận

- Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý của trẻ

Đối với những trẻ quá lạm dụng internet rất dễ sa vào những cám dỗ thậm chí với một số trẻ khi bố mẹ không cho sử dụng điện thoại thông minh trẻ sẽ lập tức có phản ứng chống đối như: gào thét, ăn vạ, thế nhưng việc mỗi lần các con đòi hỏi luôn được đáp ứng sẽ gây ảnh hưởng xấu cho bé Trẻ sẽ sinh ra tâm lý chống đối , thích đòi hỏi và nghĩ rằng chỉ cần gào thét , tỏ ra tức giận thì mọi yêu cầu đều được đáp ứng Bên cạnh đó, việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá thường xuyên sẽ xuất hiện phản ứng gây nghiện khó bỏ Rất nhiều nội dung thiếu lành mạnh không được kiểm tra trước khi cho trẻ tiếp xúc tác động xấu đến tâm hồn trẻ Sự lạm dụng các thiết bị điện từ thông minh dễ gây cho trẻ mắc chứng trầm cảm và mất khả năng kiểm soát đối với bản thân

- Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển đạo đức

Ngoài các thông tin bổ ích mang tính giáo dục cũng có nhiều thông tin xấu không được kiểm duyệt chặt chẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức tâm lý và hành vi của trẻ nhỏ Trẻ sẽ dễ học theo hành vi mang tính chất bạo lực, lối sống không lành mạnh hoặc sự bắt chước các cách nói thiếu văn hóa, từ đó hình thành nên tính cách xấu cho trẻ

- Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ

Ngoài những lợi ích của công nghệ 4.0 đối với sự phát triển của trẻ mầm non, nhiều nghiên cứu cho thấy, màn hình điện tử không phải là phương tiện tốt cho trẻ em học hỏi các kỹ năng, trong đó có kỹ năng về ngôn ngữ Trước

Trang 36

đây, nguyên nhân thường được biết đến của chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là do hậu quả của khiếm thính, khuyết tật trí tuệ, sang chấn sản khoa, động kinh, tổn thương não, giảm tập trung chú ý, hoặc do di truyền, rối loạn phổ tự kỷ điển hình/ bậc cao Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một nguyên nhân tác động khác, ảnh hưởng đáng kể đến chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, là do tiếp xúc sớm với màn hình ti vi, điện thoại

Trong thực tế, hiện tượng chậm phát triển ngôn ngữ có liên quan đến tiếp xúc sớm với tivi, điện thoại thông minh hoặc các phương tiện truyền thông khác đang gia tăng tại một số nước trên toàn thế giới Những trẻ xem tivi trước 12 tháng tuổi với thời gian từ 2h trở lên mỗi ngày có khả năng chậm ngôn ngữ gấp 6 lần so với trẻ phát triển bình thường [13] Các kết quả nghiên cứu nước ngoài cho thấy rằng thời gian tiếp xúc nhiều với thiết bị thông minh không thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mà ngược lại làm tăng khả năng gây ra chậm phát triển ngôn ngữ cho trẻ Cụ thể, về ngôn ngữ biểu đạt, hệ quả của việc tiếp xúc nhiều với màn hình làm giảm vốn từ gấp 6 lần hoặc giảm từ 6 đến 8 từ [13] Tiếp xúc với màn hình với thời lượng không ph hợp làm giảm khả năng hứng thú trong tương tác hai chiều với cha mẹ, người chăm sóc

Tại Việt Nam, d chưa có một con số thống kê chính xác nhưng có thể thấy rằng có một sự gia tăng báo động về vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ Theo BS Phạm Ngọc Thanh, tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Tp Hồ Chí Minh, số trẻ em bị chậm nói đến bệnh viện Nhi Đồng 1 để kiểm tra và điều trị ngày càng gia tăng, trong đó 100% trẻ chậm nói đều có gắn liền với việc xem truyền hình quá sớm Cũng vậy, tại Khoa Tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 2, BS.TS Ngô uân Điệp nhận định rằng: “Thời gian gần đây, khoa cũng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ chậm nói do xem truyền hình quá nhiều.” Tại Trung tâm giáo dục kỹ năng sống hoàn năng Huế, trong 6 tháng cuối năm 2018, có 130 trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi đến nhận dịch vụ tham vấn trị liệu Các trẻ đến trung tâm, đa số trong đó là do những biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ: hoàn toàn không có ngôn ngữ ở tuổi lên hai hoặc lên ba, khiếm khuyết ngôn ngữ theo độ tuổi, hoặc khả năng giao tiếp kém Những thông tin được báo cáo từ phụ huynh thường là “trẻ ở với

Trang 37

bà ngoại, bà nội và đã bắt đầu xem tivi trước 12 tháng tuổi” “Vì công việc, cha mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc con, người giúp việc là người chăm sóc chính và hầu hết thời gian trẻ xem tivi hoặc máy tính bàn để thuận tiện cho người chăm sóc có thể làm các công việc khác Mỗi ngày trẻ có thể xem từ 5 đến 7 tiếng đồng hồ.” “Ba mẹ không nói chuyện nhiều với con vì ngoài thời gian làm việc, thời gian bên màn hình lấn chiếm thời gian của gia đình, thay thế sự tương tác giữa người lớn và trẻ em.” “Người lớn trong nhà xem phim, chơi game online trước sự hiện diện của trẻ.” “Đi khám bác sĩ y khoa thì bảo rằng cháu phát triển bình thường, nhưng tôi thấy lo vì thấy trẻ chậm nói hơn bạn bè c ng lứa” v.v Chất lượng tương tác giữa cha mẹ đối với con cái trong khi c ng xem tivi với con kém hơn thời gian khi họ nói chuyện trực tiếp với con hay đọc sách hoặc chơi với con [13]

Theo một nghiên cứu độc lập của chuyên gia Trung tâm iSmartKids, kết quả trắc nghiệm với 135 trường hợp trẻ em 3 – 9 tuổi (thường xuyên tiếp xúc với ipad, điện thoại… trên 2 – 3 tiếng/ngày) cho thấy: 9 trường hợp từ 3 – 5 tuổi trẻ mắc chứng suy giảm tập trung, có 4 trường hợp trẻ bị rối loạn tâm lý, 5 trường hợp bị rối loạn ngôn ngữ, có 8 trẻ có dấu hiệu trầm cảm, ngại tiếp xúc với mọi người… đặc biệt hơn có 2 trường hợp trẻ “sống trong thế giới ảo” của phim hoạt hình đến mức trẻ vô cảm với tất cả mọi thứ xung quanh và chỉ luôn miệng nhắc các câu thoại và làm các động tác theo nhân vật hoạt hình [8]

Nếu bé d ng điện thoại nhiều, tình cảm gia đình cũng đi xuống Bé không còn quan tâm đến bố mẹ và mọi người nữa, không tập trung, chú ý vào lời bố mẹ nói Khi bị tịch thu điện thoại, trẻ dễ nổi giận, cáu gắt với bố mẹ

Tiểu kết

1 Nghiên cứu tác động của công nghệ 4.0 đối với trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng đã có những thành tựu đáng kể Đa số các nhà nghiên cứu đều đã chỉ ra cả mặt tích cực và tiêu cực của tác động này Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị điện tử thông minh đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non nói chung và trẻ 2-3 tuổi nói riêng luôn được quan tâm và trở thành mối lo ngại được cảnh báo từ các nhà khoa học

Trang 38

2 Từ 2-3 tuổi là độ tuổi vàng trong sự phát triển của trẻ Những tác động từ môi trường bên ngoài đều có sự chi phối mạnh mẽ đối với sự phát triển ngôn ngữ cũng như tư duy của trẻ Vì vậy, tạo môi trường cho trẻ phát triển lành mạnh là vô cùng cần thiết trong giai đoạn này

1 Công nghệ 4.0 với các thiết bị điện tử thông minh đã mang lại nhiều lợi ích cho đời sống xã hội cũng như giáo dục trẻ mầm non Tuy nhiên, những tác động tiêu cực do trẻ tiếp xúc sớm trong thời gian dài với các thiết bị này đã mang lại những hệ luỵ phức tạp về thể chất, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội

và đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ mầm non

Ngày đăng: 02/04/2024, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w