Thị trường có biểu hiện dưới hình thái cụ thể là chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, văn phòng giao dịch hay siêu thị… Theo nghĩa rộng: Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ liên quan đế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
1 Phạm Ngọc Gia Khánh - 21128307
2 Lê Thanh Huy – 21128304
3 Nguyễn Khánh Duy - 21128298
4 Hoàng Di Tuấn Huy – 21128303
5 Huỳnh Lâm Thanh Tùng - 21128094
Mã lớp học: LLCT120205_21_2_07CLC
Trang 3Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 28 Tháng 05 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm: ………
KÝ TÊN
Trang 4MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 1
B NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG 2
1.1 Lý thuyết về thị trường 2
1.2 Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế 3
1.3 Vai trò của các chủ thể trong thị trường 4
1.3.1 Người tiêu dùng 4
1.3.2 Người sản xuất 6
1.3.3 Các chủ thể trung gian 7
1.3.4 Nhà nước 8
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 10
2.1 Vai trò của người sản xuất 10
2.2 Vai trò của người tiêu dùng 11
2.3 Vai trò của các chủ thể trung gian 13
2.4 Vai trò của nhà nước trong bối cảnh kinh tế quốc tế Việt Nam 18
C KẾT LUẬN 21
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế là một xu thế mang tính khách quan trong quá trình toàn cầu hóa Đây cũng là một bước đi tất yếu, Việt Nam ta cũng không phải là một trường hợp ngoại
lệ Và theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động
để hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đây là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thế giới sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn thì nước đó sẽ bị loại bỏ bài trừ trên đấu trường thế giới
Và hơn nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua một cuộc chiến tranh ác liệt, tàn khóc… thì việc chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới lại càng cần thiết hơn bao giờ hết Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi nhưng cũng đem không ít khó khăn thử thách Nhưng theo chủ trương của Đảng: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh, đặc biệt là những chủ thể tham gia vào thị trường vào bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam cần được quan tâm
3 Phương pháp nghiên cứu
Hội nhập kinh tế là tính tất yếu khách quan đối với Việt Nam ở thời đại hiện tại
Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc nền kinh tế của các nước nói riêng và của thế giới nói chung Trong quá trình hội nhập vào nền kinh
tế thế giới, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với những ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, và tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Vậy cho nên trước hết, ta cần phải nghiên cứu vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam để làm rõ những vẫn đề ở trên
Trang 6Theo nghĩa hẹp: Thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau Tại đó, người có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được một số tiền tương ứng Thị trường có biểu hiện dưới hình thái cụ thể là chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, văn phòng giao dịch hay siêu thị…
Theo nghĩa rộng: Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định Theo nghĩa này thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước… Cùng với đó là các yếu tố kinh tế như nhu cầu (người mua hàng); người bán; tiền – hàng; dịch vụ mua bán… tất các quan hệ và yếu tố kinh tế này được vận động theo quy luật của thị trường
“Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu cho ai đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cả.” Nguồn: David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992, trang 11)
Hiện nay, các nền kinh tế phát triển ngày càng nhanh và phức tạp hơn, do đó hệ thống thị trường cũng biến đổi phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của nền kinh
tế Vì vậy, để tổ chức có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải hiểu rõ
Trang 7về bản chất hệ thống thị trường, những quy luật kinh tế cơ bản của thị trường và các vấn
đề liên quan khác
Tóm lại, trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng; thị trường là đầu ra của sản xuất, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Không có thị trường thì sản xuất và trao đổi hàng hóa không thể tiến hành trôi chảy được Trên thị trường, các quy luật kinh tế hoạt động, tác động lẫn nhau và điều tiết toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Một nền kinh tế dựa vào hoạt động của thị trường, chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế trên thị trường được gọi là nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa; ở đó, mọi quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, dưới hình thức quan hệ hàng hóa – tiền tệ
Các chủ thể kinh tế cùng tham gia sản xuất và trao đổi hàng hóa trên thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng, các thương nhân, nhà nước, khu vực nước ngoài… Mỗi chủ thể có vai trò, vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa và là một tác nhân của nền kinh tế thị trường Hoạt động của mỗi chủ thể đều chịu
sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường đồng thời tuân thủ sự điều tiết, định hướng của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế
1.2 Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế
Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó
thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
Hội nhập là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể trong quan hệ kinh tế quốc tế Hội nhập vừa là đòi hỏi khách quan vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước
Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế,
phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam
Trang 8Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề chủ yếu: Đàm phán cắt giảm thuế quan; Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan; Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ; Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế; Điều chỉnh các chính sách thương mại khác; Triển khai các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế…có tính chất toàn cầu
1.3 Vai trò của các chủ thể trong thị trường
Như đã được đề cập, thị trường chính là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi giữa các hàng hoá , dịch vụ lẫn sức lao động và các nguồn lực khác trong một nền kinh tế Điều này đồng nghĩa với việc để cấu thành cơ bản một nền thị trường hoàn chỉnh thì cần có yếu tố người mua, kẻ bán cũng quản lý trong quá trình mua bán, giao dịch Tất cả những yếu tố trên chính là những chủ thể tham gia thị trường Bao gồm:
1.3.1 Người tiêu dùng
Người tiêu dùng hay còn gọi là người tiêu thụ, là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức Người tiêu dùng ở đây có thể là một cá nhân hay cũng là một tập thể, là người đóng vai quan trọng
ở phần “Cầu” của mỗi thị trường Họ là người có nhu cầu và có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường nhằm phục vụ cho cuộc sống
Người tiêu dùng trong nền kinh tế phải đưa ra nhiều loại quyết định, cân nhắc rất nhiều yếu tố để thực hiện một cuộc mua bán nào đấy Và trong thực tế, các nền kinh tế thị trường đôi khi được miêu tả như một hệ thống thuộc “chủ quyền của người tiêu dùng” vì mọi quyết định chi tiêu hằng ngày, trong công việc, cuộc sống của người tiêu dùng sẽ gây ảnh hưởng tới quyết định sản xuất, vận chuyển, các chiến dịch của các doanh nghiệp, cũng như đưa ra suy xét về giá cho phù hợp với người tiêu dùng nhưng cũng có lợi nhuận cho doanh nghiệp
Người tiêu dùng khi tham gia vào quá trình mua hàng mang một tầm quan trọng
to lớn
Trang 9Thứ nhất, với tư cách là người sử dụng, người tiêu dùng sẽ là một phép thử hiệu
quả để các doanh nghiệp khảo sát sự quan tâm, tâm lý của khách hàng khi sử dụng sản phẩm Nhờ vậy, mà các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến dịch quảng cáo nhằm kích thích sự tò mò của người tiêu dùng, mang sự gần gũi, an toàn cho họ cũng như phát hiện những tín hiệu nhu cầu mới trong thị trường nhờ vào việc tìm hiểu tâm lý của mỗi cá nhân tiêu dùng Một ví dụ điển hình, đó là quảng cáo của Mirinda với chiến dịch
“Chuyện cũ bỏ qua” năm 2018 Nhờ vào việc nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, và xác định được lợi thế của bản thân – chính là mỗi dịp tết đến xuân về, Mirinda đã biết
kể những câu chuyện xoay quanh về những cãi vả rất đời, rất chân phương mà ai cũng
có thể thấy mình bên trong mỗi câu chuyện Mirinda tự tạo cho mình một bước đạp rất thành công, tâm đắc và độc đáo mang được nhiều dấu ấn cho mọi người đến tận thời điểm hiện tại đồng thời mang được nhiều lợi nhuận cho thương hiệu Đó chính là minh chứng cho vai trò của người tiêu dùng với tư cách là một người sử dụng
Thứ hai, với tư cách là người trả tiền để mua sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm
tới giá cả của các loại hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa khác nhau Những mục quảng cáo liên quan tới giảm giá hay khuyến mãi thường có sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả
Nói tới đây không thể quên nhắc tới sự thành công của Shopee Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện nay, chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam vào tháng 8/2016 - thời điểm thị trường đã bị chiếm lĩnh bởi các sàn thương mại điện tử khác như Lazada, Tiki, Sendo Tuy nhiên, tên tuổi và doanh thu của Shopee những năm gần đây lại vượt qua các đối thủ lớn trong cuộc đua thương mại điện tử Lý do tại sao Shopee có thể thành công trong thành công ngắn như vậy? Câu trả lời nằm ở việc ngoài sự thông minh trong các chiến dịch quảng cáo, slogan thì việc quan sát tới tâm lý người tiêu dùng về giá cả cũng là một trong những yếu tố dẫn đến thành công Khi mua hàng online, khách hàng thường quan tâm rất nhiều đến vấn
đề freeship Nắm rõ được điều này, ngay từ giai đoạn 2015, Shopee tung ra chiến lược freeship và đưa ra những chương trình Flash Sale, giảm giá hằng tháng như 1/1, 2/2, 3/3 nhằm khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn và hiểu được tâm lý khách hàng trong việc chi tiêu Vì khoảng thời gian đó, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm sau
Trang 10khi nhận lương Đây là điểm cộng rất lớn để sàn thương mai điện tử này xây dụng hình ảnh thương hiệu của mình và cũng là gây dựng một lượng khách hàng đông đảo
Thứ 3, với tư cách là người mua hàng, họ quan tâm nhiều đến phương thức mua
hàng và thanh toán Đó là việc quyết định xem nên đặt mua hàng qua mạng Internet hay đến trực tiếp các showroom cũng như thanh toán như thế nào trong thời đại công nghệ thông tin tân tiến như ngày nay Theo như nghiên cứu thì người tiêu dùng đang có xu hướng thanh toán không tiền mặt bởi tính tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn của
nó Từ đó thúc đẩy sự phát triển các ứng dụng thanh toán ra đời như Momo hay Zalopay
Cuối cùng, với tư cách là người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới
các đặc trưng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóa tối ưu Qua đó nhằm thay đổi mẫu mã sản phẩm bắt mắt hơn, tiện lợi hơn, cách thức sử dụng dễ dàng hơn, giúp khách hàng tiếp cận
Trong tầm vi mô, doanh nghiệp chính là người nắm giữ chìa khoá và là người biết cách sử dụng yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hoá, kinh doanh và tạo lợi nhuận Vai trò của họ trong thị trường là thoả mãn nhu cầu của xã hội mà là còn là những người dẫn dắt và dự đoán nhu cầu của khách hàng trong tương lai, với mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa từ những nguyên liệu đầu vào vốn đã ngày càng khan hiếm Doanh nghiệp sẽ khảo sát sự quan tâm nhu cầu thị yếu trên thị trường từ đó đưa ra một chuỗi các quyết định quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm, sản xuất như thế nào với số lượng bao nhiêu, phù hợp với tầng lớp xã hội nào nhằm hướng tới một cái đích đó là tối đa hoá lợi nhuận Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất còn mang một trách nhiệm đối với con người cùng với môi trường xung quanh Đảm bảo người tiêu dùng có một sức khoẻ tốt, không gây tổn hại tới lợi ích của người tiêu dùng cũng như hạn chế sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sinh thái trong suốt quy trình sản xuất
Trang 11Trong tầm vĩ mô, những hoạt động của các doanh nghiệp sẽ tạo ra sự chuyển dịch trong thị trường, phát huy tiềm năng sản xuất, phát triển kinh tế xã hội đồng thời phục hồi kinh tế sau những lần khủng hoảng, hạn chế lạm phát cũng nhưng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả như thiếu hụt việc làm, xoá đói, giảm nghèo hay gần đây chính là đợt đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid hiện đang vẫn là một vấn đề lo lắng đối với thị thường kinh tế khi
nó đã trở thành một cú sốc lớn với toàn bộ doanh nghiệp, không chỉ gây ảnh hưởng tới nguồn cầu (tiêu dùng) và còn tác động tới cả nguồn cung (sản xuất hàng hoá) đặc biệt
là mảng dịch vụ du lịch Điều này đã đưa các doanh nghiệp bất kể quy mô nào phải đối mặt với những thử thách nghiêm trọng trong đó có việc giảm hụt nguồn tiêu dùng dịch
vụ như hàng không, du lịch và khách sạn, gây tổn thất doanh thu và trì hoãn nền kinh tế dài hạn Các doanh nghiệp đã phải thực hiện các biện pháp một cách chủ động với quy
mô lớn trên tất cả lĩnh vực để vực dậy nền kinh tế như hỗ trợ người lao động về việc làm, và thu nhập Chính các doanh nghiệp đã góp một phần chung tay bảo vệ thị trường kinh tế nói chung và đối với bản thân họ nói riêng
1.3.3 Các chủ thể trung gian
Trong quá trình mua bán, trao đổi, giao dịch hiện nay, để đạt được hiệu quả khi mua bán, hai đầu cung - cầu cần tới những người trung gian nhằm giúp việc giao dịch, mua bán trở nên dễ dàng hơn Thị trường truyền thống được biết đến là nơi người mua
và người bán tiếp xúc nhau trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi mua hàng hoá Trong thị trường ấy, luôn tồn tại các công ty, tổ chức trung gian nhằm “kết nối” hai bên cung - cầu Và các trung gian này, đúng như chính tên gọi thì người sẽ phối hợp cung – cầu của thị trường theo nhiều cách khác nhau, là cầu nối cho các bên, tạo điều kiện cho các bên, tức bên cung ứng và bên có nhu cầu tìm đến nhau và thiết lập các giao dịch, đáp ứng nhu cầu cho cả hai bên, tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các bên Qua mỗi cuộc giao dịch, người trung gian sẽ kiếm được một khoản phí hoặc hoa hồng để đổi lại các dịch vụ được cung cấp cho người mua và người bán Tuy nhiên, một số nhà phê bình nói rằng doanh nghiệp và khách hàng nên cố gắng “cắt đứt người trung gian” bằng cách giao dịch trực tiếp với nhau, tránh mọi chi phí tăng lên Các trung gian thường xuất
Trang 12hiện trong mọi lĩnh vực nhưng thường tập trung ở lĩnh vực đất đai, bảo hiểm đó có thể
là các môi giới nhà đất, “cò”, các đại lý vân vân
Với chức năng kinh tế, nhà nước không chỉ đóng vai trò là người quản lý, ban hành các quy định hay luật chơi trên thị trường mà nhiều khi còn trực tiếp tham gia mua bán các hàng hoá và dịch vụ trên thị trường hoặc thậm chí là tham gia sản xuất Nhà nước
bỏ vốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô cũng có thể xem như là hàng hoá công cộng nhằm tạo điểm tựa, môi trường cho các doanh nghiệp phát triển Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là sự bất ổn định do các cuộc khủng hoảng chu kỳ Sự ổn định kinh tế rõ ràng là điều mà mọi Nhà nước đều mong muốn và nó có lợi cho tất cả mọi người Do vậy, chính Nhà nước phải chịu trách nhiệm duy trì sự ổn định đó trên tầm vĩ
mô Và một nền kinh tế không thể "cất cánh" được trừ phi nó có được một cơ sở hạ tầng vững chắc
Nhà nước trong các nền kinh tế thường đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo ra các điều kiện kinh tế để thị trường tư nhân có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình Một trong những vai trò đó là tạo ra một thị trường tiền tệ ổn định, được sử dụng rộng rãi
Khi tăng chi tiêu vào thời điểm thất nghiệp cao và lạm phát thấp, Nhà nước đã tăng cung ứng tiền, dẫn tới giảm lãi suất (tức giám giá đồng tiền), nhờ đó ngân hàng mới có nhiều điều kiện cho vay và chi tiêu cho tiêu dùng được tăng lên Trong khi vào thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp thì ngược lại, Nhà nước “làm nguội" nền kinh tế bằng
Trang 13cách tăng lãi suất, giảm cung ứng tiền Cùng với việc giảm tiền và tăng lãi suất, cả chỉ tiêu lẫn giá cả đều có xu hướng giảm hoặc ít nhất, nếu có tăng thì cũng rất chậm, và kết quả là thu hẹp lại sản lượng và việc làm
Tuy nhiên không phải lúc nào Nhà nước cũng có thể cứu thị trường đó là khi cả thất nghiệp và lạm phát đồng xảy ra, và rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan Bởi, các chính sách chỉ có tác dụng tăng giảm, điều chỉnh mức chi tiêu của cả một nền kinh tế chứ không thể ứng phó được tình trạng khi cả lạm phát lẫn thất nghiệp cùng xảy ra Để đối phó với tỉnh trạng tồi tệ, Nhà nước chỉ có thể khuyến khích sản xuất, tiết kiệm và đầu tư và vân vân
Như vậy, có thể nói, dẫu Nhà nước không thể cung cấp phương thuốc bách bệnh trong cuộc đấu tranh muôn thuở với lạm phát và thất nghiệp trong các nền kinh tế thị trường thì nó vẫn được coi là nhân tố tích cực trong việc điều hoà các ảnh hưởng của chúng Hầu hết các nhà kinh tế hiện nay đều thừa nhận tầm quan trọng của Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống lạm phát và thất nghiệp thông qua các chính sách ồn định dài hạn