1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo ca tâm lý lâm sàng về rối loạn ám ảnh cưỡng chế

31 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo ca tâm lý lâm sàng về rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Tác giả Đỗ Bảo Anh, Lê Thu Hương, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Như Lan, Mai Lan Chi
Người hướng dẫn Cô Đỗ Thị An
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023-2024
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 219,94 KB

Cấu trúc

  • Phần I. Tình huống (3)
  • Phần II. Tiến trình thực hiện một ca lâm sàng (5)
    • 1.1. Giới thiệu làm quen (5)
    • 1.2. Lắng nghe phàn nàn của thân chủ (5)
    • 1.3. Nhận diện ban đầu về vấn đề của thân chủ (5)
    • 1.4. Tiếp nhận yêu cầu và thiết lập khuôn khổ lâm sàng (5)
    • 2.1. Thu thập thông tin (6)
    • 2.2. Lựa chọn và thực hiện các trắc nghiệm (6)
    • 2.3. Kết luận đánh giá tâm lý (6)
    • 3.1. Tóm tắt thông tin về trường hợp minh hoạ (10)
    • 3.2. Phát triển danh sách các vấn đề của thân chủ… (13)
    • 3.3. Chẩn đoán tâm lý ban đầu (13)
    • 3.4. Cá nhân hoá định hình trường hợp (0)
    • 4.1. Xác định mục tiêu đầu ra (14)
    • 4.2. Xác định mục tiêu quá trình (14)
  • Phần III. Phụ lục (18)

Nội dung

Thời gian cậu Trang mất là vào kỳ nghỉ hè năm lớp 9, Trang sau đó cũng có những biểu hiện đầu tiên của những hành vi lạ thường như lo lắng và suy nghĩ liên tục về chuyện các người thân x

Tình huống

Trang năm nay 18 tuổi, một học sinh trung học phổ thông cuối cấp Theo lời khuyên của mẹ mình, Trang và mẹ tìm đến trung tâm tham vấn tâm lý vì muốn thoát ra khỏi những hành vi không mong muốn của bản thân Ngoài mối quan hệ liên lạc với bạn thân từ thời cấp 2 là Hằng, Trang không có bất cứ giao tiếp nào với xã hội bên ngoài Trang mong muốn nhà tâm lý có thể khiến cho Trang thay đổi những hành vi cưỡng chế để em có thể hòa nhập được với mọi người.

Theo lời kể của Trang, bố mẹ Trang vốn thường dành nhiều thời gian cho công việc nên khá bận bịu, vì nhà cậu em khá gần, nên cậu là người hay qua nhà Trang và chăm sóc cho em, bảo ban em học bài Vào khoảng thời gian trước khi vào cấp 3, ở trường em vốn là một học sinh trầm tính và không có quá nhiều những mối quan hệ bên ngoài, em chỉ chơi thân với người bạn cùng lớp duy nhất duy nhất là Hằng Tuy nhiên, Khoảng thời gian đó của Trang cũng chính là khoảng thời gian em cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc nhất với những người mà Trang cho là thân thiết và luôn bên cạnh đồng hành.

Khi Trang học lớp 8, khi đó em mới 14 tuổi, chú của Trang bất ngờ báo tin bị nhiễm HIV, cậu của em vốn là người đồng tính nam và không may bị lây bệnh từ người yêu của mình Sau khoảng một năm chạy chữa, sự thất vọng và lo sợ đã ám ảnh lên cậu của Trang khiến cho cậu không có đủ ý chí để vươn lên trong bệnh tật, cuối cùng, sau 2 năm chung sống với HIV, cậu em đã qua đời Thời gian cậuTrang mất là vào kỳ nghỉ hè năm lớp 9, Trang sau đó cũng có những biểu hiện đầu tiên của những hành vi lạ thường như lo lắng và suy nghĩ liên tục về chuyện các người thân xung quanh và bản thân mình cũng sẽ bị nhiễm HIV, mất tập trung trong những công việc thường ngày.

Sau khi kì nghỉ hè kết thúc, Trang trúng tuyển vào một trường cấp 3 công lập ở gần nhà Vào một môi trường với những người xa lạ khiến Trang cảm thấy lo âu hơn bao giờ hết, Trang cố hòa nhập với các bạn cùng lớp nhưng những hành vi như ngồi tránh xa, không dám động chạm thân mật với bạn khiến Trang dần bị cô lập trong lớp Các hành vi nghi thức bắt đầu tiến triển trầm trọng hơn khi bạn cùng bàn của em bị cảm và hắt hơi liên tục, em vô cùng bồn chồn, khó chịu chỉ muốn về nhà thật nhanh để có thể tắm rửa, làm trôi đi những “giọt mang virus” đó Bước vào phòng tắm, em tắm trong sự hoảng sợ, các động tác của em vô cùng thô bạo và lặp lại rất nhiều lần, em gội sạch từng lớp từng lớp trên da đầu cho đến khi em thấy bản thân mình đã được gột sạch và thỏa mãn.

Trong những năm tiếp theo đó, tần suất và mức độ của các triệu chứng, dấu hiệu ngày càng gia tăng như chỉ cần có chút nước văng vào người là khi về em phải đi tắm ngay Em cũng hay mặc áo dài tay hoặc co tay vào thành nắm đấm để tránh chạm vào những vật dụng công cộng như tay vịn cầu thang, các nút bấm thang máy, Suy nghĩ lo sợ bị bệnh còn ám ảnh đến cả giấc ngủ thường ngày của em, khiến cho em luôn luôn mất ngủ và khó vào giấc Trang cảm thấy e ngại trước mặt mọi người xung quanh, Việc học ở trên trường cũng trở nên khó khăn khi em không thể tập trung nghe giảng hay học bài như trước đây Trang cũng tự ý thức được rằng những hành động đó khiến cho mình lập dị, khác người, khiến cho cuộc sống của em bị cản trở bởi thời gian tiêu tốn vào các hành vi phi lý Nhiều lần em cũng tự mình thoát ra như cố điều khiển suy nghĩ, tắm nước lạnh để tránh tắm quá lâu, … nhưng đều vô hiệu Trang cảm thấy lo sợ nếu tình trạng các biểu hiện và dấu hiệu này kéo dài sẽ càng tiến triển theo chiều hướng nặng nên em quyết định nói với mẹ Mẹ em đưa em đến gặp bác sĩ sản khoa để xét nghiệm Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính với HIV, em vẫn không cảm thấy an tâm hơn và càng lúc càng không thể tập trung học được.

Tiến trình thực hiện một ca lâm sàng

Giới thiệu làm quen

Nhà tâm lý giới thiệu những thông tin sau:

 Chức danh, nghề nghiệp, kinh nghiệm tâm lý lâm sàng và số năm công tác

 Đưa ra thông điệp sẵn sàng làm việc

Lắng nghe phàn nàn của thân chủ

 Nhà tâm lý tập trung lắng nghe lời phàn nàn của thân chủ, lắng nghe những dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng thân chủ đang phải chịu đựng, cách thức hoặc nỗ lực họ đã thử để vượt qua hoặc giải quyết vấn đề nhưng thất bại.

 Nhà tâm lý cần làm rõ yêu cầu cụ thể của thân chủ là gì và mong đợi của thân chủ đối với trị liệu và đối với nhà tâm lý

 Khi lắng nghe, nhà tâm lý cần quan sát trạng thái cảm xúc, biểu hiện nét mặt của thân chủ

Nhận diện ban đầu về vấn đề của thân chủ

Lắng nghe, ghi chép và phân tích, diễn giải các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng trong lời phàn nàn của thân chủ, từ đó, nhà tâm lý nhận diện vấn đề và đưa ra các chẩn đoán ban đầu

Tiếp nhận yêu cầu và thiết lập khuôn khổ lâm sàng

 Thiết lập khuôn khổ lâm sàng:

 Giới thiệu và giải thích cho Trang và bố mẹ của Trang về quy trình, các phương pháp đánh giá, can thiệp được sử dụng để giải quyết vấn đề của Trang, các nguyên tắc đạo đức trong thực hành tâm lý lâm sàng, quyền lợi và trách nhiệm của Trang cũng như nhà tâm lý.

 Cung cấp các thông tin khác như thời gian, số lần gặp gỡ, địa điểm làm việc, kết quả đánh giá, tính hiệu quả của phương pháp can thiệp.

 Khuyến khích Trang hỏi thêm những vấn đề mà em quan tâm.

 Trao đổi hợp đồng/cam kết trị liệu

Bước 2: Đánh giá lâm sàng

Thu thập thông tin

 Các thông tin về vấn đề/rối loạn

 Các thông tin về thân chủ

 Các thông tin về mối quan hệ xã hội

 Các thông tin từ những người liên quan

Lựa chọn và thực hiện các trắc nghiệm

Lựa chọn ra hai công cụ sau đây để đánh giá tâm lý: a)Thang đo Ám ảnh cưỡng chế Yale Brown (Y-BOCS); b)Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS

Kết quả cho thấy, Trang mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) mức độ nặng, có trầm cảm nhẹ, stress mức độ vừa, và rối loạn lo âu mức độ vừa.

Kết luận đánh giá tâm lý

 Kết luận đánh giá tâm lý ban đầu:

 Thân chủ là nhân cách có cơ chế phòng vệ quá mạnh

 Thân chủ chưa hợp tác và chủ động chia sẻ về bệnh tình của mình

 Tuy đã có sự ý thức về các vấn đề thật sự của bản thân nhưng thân chủ vẫn chưa biết cách ứng phó và kiểm soát nó

 Các công cụ lâm sàng được sử dụng chưa đủ độ nhạy để đo lường các vấn đề vô thức bên trong thân chủ

-> Nhà tâm lý cần tăng sự liên kết, sự tin tưởng để những vấn đề sâu bên trong của thân chủ dần dần được hé lộ.

 Kết luận đánh giá tâm lý chính thức:

 Trong quá trình tham vấn, nhà tham vấn nhận thấy rằng, thân chủ có các dấu hiệu thể hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở mức độ nặng.

 Khi phỏng vấn, thân chủ thường tỏ ra lo âu khi nói về những vấn đề mà mình đang gặp phải, đang phải đối diện Về hành vi, thân chủ có hành động lặp đi lặp lại Cụ thể, thân chủ khi bước vào cửa, phải bước qua bước lại nhiều lần Mỗi khi đến và rời phòng tham vấn, thân chủ thường rửa tay liên tục Khi đang phỏng vấn, thân chủ thường kéo tay áo trùm lên tay để tránh chạm vào đồ vật xung quanh, mặt có xu hướng quay sang một bên, người ngả dần ra đằng sau nhằm tránh tiếp xúc gần.

 Thông qua quan sát của gia đình trong thời gian đầu nhà tham vấn được tiếp nhận ca bệnh, cha mẹ thấy Trang luôn tự nhốt mình trong phòng, không hay tiếp xúc với người ngoài thậm chí là đối với em trai mình Các thành viên trong gia đình nhận thấy thời gian tắm của Trang thường kéo dài hàng tiếng đồng hồ, cha mẹ Trang cảm thấy ngạc nhiên khi nhận thấy rất nhiều tóc vương vãi trên sàn nhà vệ sinh sau khi Trang tắm xong, quần áoTrang mặc thì luôn là quần áo dài tay dù trời nóng và phần tay áo bị dão dần do Trang kéo trong thời gian dài Với em trai của Trang, người tiếp xúc với Trang nhiều nhất trong thời gian sinh hoạt ở nhà, cậu kể rằng chị gái thường rửa tay rất lâu, khoảng 2

- 3 phút và rất nhiều lần trong ngày Em trai của Trang cũng bày tỏ sự buồn bã khi người chị luôn đề phòng và xa lánh mình, luôn giữ khoảng cách, khi đi học về thì chị cũng nhanh chóng trở về phòng chứ không giao tiếp với mình.

 Trong quá trình tham vấn, thân chủ cũng có dấu hiệu của trầm cảm và lo âu ở mức độ vừa

 Khi trao đổi với thân chủ, nhà tham vấn nhận thấy rằng, thân chủ có những biểu hiện thể hiện sự âu lo quá mức như: bấm móng tay vào các đầu ngón tay, liên tục đặt những câu hỏi như

“liệu bệnh này có khiến mình chết không?” Thân chủ có chia sẻ với nhà tham vấn về những lo âu trong học tập, những suy nghĩ, vấn đề tiêu cực có thể xảy đến với em và gia đình Có thể kể đến, thân chủ lo lắng việc mình sa sút trong học tập, không bắt kịp được với tiến độ bài giảng trên lớp, không thể thi đỗ trường đại học mà mình muốn vào học Thân chủ có những suy nghĩ tiêu cực về những điều có thể xảy đến với mình và gia đình Thân chủ luôn nghĩ về việc mình bị nhiễm HIV, rồi từ đó lây cho các thành viên trong gia đình Thân chủ có suy nghĩ người thân trong gia đình có thể qua đời bất cứ khi nào Thân chủ lo lắng rằng vì vấn đề của mình mà khiến cho mọi người bị liên lụy, gặp phải những điều tiêu cực mà em luôn suy nghĩ trong đầu

 Thông qua quan sát từ gia đình, trong thời gian đầu trị liệu, cha mẹ thấy các đầu ngón tay của em luôn trong tình trạng chai cứng và ửng đỏ Em luôn có những suy nghĩ lo âu quá mức dẫn đến việc gia đình rất khó khăn trong việc tiếp cận và làm dịu cơn lo âu của em xuống Khi tiếp xúc trực tiếp với bạn bè và thầy cô ở trường, em có biểu hiện như đổ mồ hôi, hai tay vò vào nhau, nói lí nhí khó nghe, thường xuyên phải xuống phòng y tế vì đau bụng do quá lo âu và căng thẳng Các biểu hiện này của em cũng được tái hiện và lặp lại trong quá trình nói chuyện trực tiếp với nhà tham vấn.

 Đối với trầm cảm, em luôn có suy nghĩ hoảng loạn, sợ bị các bạn xa lánh vì những hành vi bất thường, em cảm thấy mình không giống người bình thường, điều này cản trở em trong việc giao tiếp, chia sẻ với xã hội Cảm giác một mình gánh chịu những hành vi không mong muốn, không thể chia sẻ cho những người thân lâu dần làm nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực về vị trí của bản thân đối với gia đình và xã hội Đồng thời sự buồn tủi vì những mất mát quý giá trong cuộc sống khiến Trang mất cân bằng, tự tạo ra sự căng thẳng quá mức cho bản thân trong suy nghĩ muốn bảo vệ mọi người Việc suy nghĩ và căng thẳng quá nhiều cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của trang Em cũng thường có suy nghĩ tiêu cực rằng bản thân không thể đi tiếp con đường học vấn, hay mình có thể sẽ chết vì mắc căn bệnh tương tự như chú mình trong tương lai,những suy nghĩ này đã tồn tại kể từ khi em học lớp 11, tức là một năm trở lại đây Về khí sắc gương mặt thì Trang luôn trong tình trạng lờ đờ, mệt mỏi, ánh mắt hướng xuống dưới buồn bã,gia đình, người thân cũng hiếm khi thấy em trong trạng thái cân bằng bình thường hay vui vẻ tích cực

Bước 3: Định hình trường hợp

Tóm tắt thông tin về trường hợp minh hoạ

a Các thông tin về vấn đề/rối loạn

 Các triệu chứng về nhận thức, cảm xúc, hành vi và các khó khăn sinh hoạt đã khởi phát sau khi sự kiện gây chấn thương, đó là sau khi nghe tin cậu ruột của em chết vì nhiễm HIV

 Sau khi sự kiện trên xảy ra Trang bắt đầu có những biểu hiện như suy nghĩ tập trung vào nỗi lo sợ mất người thân, sợ bản thân sẽ chết, không thể tập trung thực hiện một cách nhanh chóng, dứt khoát các hoạt động cơ bản trong sinh hoạt hằng ngày một cách bình thường

 Các triệu chứng của Trang ngày càng nặng hơn, có thể kể đến: rửa tay nhiều lần, gãi đi gãi lại từng lớp tóc, lo lắng mình hoặc bố mẹ sẽ bị nhiễm HIV từ cậu mình, nước văng vào người là Trang phải đi tắm ngay.

 Mức độ ảnh hưởng: cảm thấy hành động của mình rất mất thời gian, làm cho bản thân cảm thấy khó chịu, e ngại vì sợ người khác nhận ra bản thân có biểu hiện khác lạ.

 Tiền sử thăm khám và chẩn đoán:

 Thân chủ đã thăm khám và xét nghiệm HIV: Âm tính.

 Thân chủ chưa từng thăm khám hay trị liệu tâm lý. b Các thông tin về thân chủ

 Thân chủ tỉnh táo và có nhận thức; thân chủ hiểu vấn đề của mình; có động cơ trị liệu, ngôn ngữ và giao tiếp hơi rụt rè và hợp tác tốt với nhà tâm lý.

 Sau khi sự kiện gây sang chấn xảy ra, kết quả học tập của Trang bị giảm sút nhiều, em không thể tập trung vào việc học.

 Cách thức phản ứng trong tình huống stress: Rửa tay nhiều lần, gãi \đi gãi lại các lớp tóc.

 Một số đặc điểm nhân cách thông qua hỏi chuyện lâm sàng mà thân chủ bộc lộ: cầu toàn, kỹ tính, lo nghĩ cho gia đình, dễ căng thẳng và lo lắng.

 Các vấn đề của thân chủ ngày càng tăng nặng Trong vòng 2 năm, các triệu chứng này của thân chủ diễn ra ngày một nhiều, liên tục, và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến đời sống của thân chủ cũng như người thân bên cạnh.

 Thân chủ mong muốn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần, giảm đi những nghi thức cưỡng chế diễn ra thường xuyên trong cuộc sống.

 Thân chủ đã có nhận thức về vấn đề của mình nhưng không thể ngừng thực hiện những hành vi cưỡng chế. c Các thông tin về mối quan hệ xã hội

 Gia đình Trang ở một vùng ngoại thành Hà Nội, có mức tài chính khá giả.

Bố Trang là một chủ doanh nghiệp, mẹ Trang kinh doanh buôn bán nhỏ. Trang có một em trai kém Trang 5 tuổi, đang học lớp 8 Nhìn chung, gia đình Trang sống hòa thuận, hạnh phúc, yêu thương nhau, sống cuộc sống đủ đầy Tuy nhiên, do công việc của bố mẹ Trang bận rộn cộng thêm việc bố mẹ Trang không có nhiều kiến thức về các bệnh tâm lý nên chưa quan tâm nhiều đến các biểu hiện của Trang.

 Mối quan hệ giữa Trang và bạn bè đều hòa thuận Tuy nhiên khi thấy Trang có những biểu hiện kỳ dị, khác thường, thì các bạn bắt đầu xa lánh Trang, chỉ tiếp xúc với Trang khi cần thiết Nhưng Trang vẫn có một người bạn thân là Hằng vẫn luôn đồng hành cùng Trang từ khi Trang còn nhỏ đến hiện tại Hằng là chỗ dựa vững chắc cho Trang, là người giúp Trang ứng phó được với những vấn đề về tâm lý d Các thông tin từ những người liên quan

 Thông tin từ gia đình Trang: Gia đình chúng tôi thấy Trang có những biểu hiện như là sạch sẽ hơn, ngăn nắp hơn, hay lo lắng Tính nết của Trang trở nên cầu toàn, kỹ tính Trang hay thực hiện những hành động lặp đi lặp lại, chúng tôi không ngăn cản Trang ngừng thực hiện những hành động ấy Dần dần chúng tôi trở nên xa cách với Trang, con ít chia sẻ, nói chuyện với gia đình hơn Chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng đó là một phần trong quá trình phát triển của tuổi dậy thì

 Thông tin từ Hằng, bạn thân của Trang: Vì chúng cháu không học cùng trường với nhau nên ít có cơ hội nói chuyện trực tiếp với Trang, hầu hết chúng cháu chỉ nhắn tin với nhau qua mạng xã hội Khi có cơ hội được gặp nhau, cháu nhận thấy Trang có một vài biểu hiện bất thường về hành vi và tâm lý Khi cháu rủ Trang đi chơi, cháu thấy Trang thường không chạm trực tiếp vào thanh tay vịn cầu thang hay bấm nút thang máy, Trang cũng không muốn cháu chạm vào người bạn Ban đầu cháu chỉ nghĩ Trang sạch sẽ quá mức, cho đến một hôm cháu vô tình chạm tay vào người Trang, bạn đã hét toáng lên và đòi về nhà ngay lập tức Sau sự việc ngày hôm ấy, cháu có hỏi Trang nhiều lần và biết được rằng gia đình bạn có một người cậu chết vì nhiễm HIV và Trang rất sợ việc mình có thể bị nhiễm bệnh Biết được sự việc trên, cháu đã có tìm hiểu thông tin về những hành vi bất thường này và khuyên nhủ bạn nên đi thăm khám tâm lý đồng thời trợ giúp bạn mỗi khi bạn gặp vấn đề với căn bệnh của mình. Điểm số trắc nghiệm về thang đo ám ảnh cưỡng chế Yale Brown (Yale BrownObsessive-Compulsive Scale/Y-BOCS) cho thấy Trang đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng và điểm số về lo âu - trầm cảm (Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress/DASS 21) cho thấy Trang đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán lo âu - trầm cảm vừa. Điểm mạnh của Trang là có động cơ và sẵn sàng để thay đổi Qua quá trình trao đổi với nhà tâm lý, Trang tự xác định được một số mong muốn ban đầu cho mình là (a) quay trở về với cuộc sống bình thường; (b) có thể hòa nhập được với bạn bè và thiết lập những mối quan hệ đối với người khác; (c) muốn tập trung trong công việc học tập ở trên trường.

Phát triển danh sách các vấn đề của thân chủ…

i) Sức khỏe tâm thần (1) Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng bức (gồm các hành vi lặp đi lặp lại ngoài ý muốn của thân chủ và các suy nghĩ ám ảnh) Các triệu chứng đáp ứng tiêu chuẩn rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) ở mức độ nặng (2) Triệu chứng của trầm cảm nhẹ bao gồm căng thẳng, buồn bã, mất ngủ. ii) Hoạt động chức năng (1) Hoạt động học tập giảm sút, thiếu tập trung do các suy nghĩ ám ảnh (2) Hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại khiến thân chủ cảm thấy rất mất thời gian và không thể kiểm soát hoạt động sinh hoạt hằng ngày

Chẩn đoán tâm lý ban đầu

Căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán của bảng phân loại quốc tế về các bệnh tâm thần ICD-10, Trang có thể đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD) (mã F42.1 theo ICD-10)

3.4 Cá nhân hóa định hình trường hợp

Theo tiếp cận hành vi, sự sợ hãi trước những kích thích đặc biệt được hình thành thông qua điều kiện hóa cổ điển và được duy trì bởi quá trình điều kiện hóa tạo tác.Thân chủ lặp đi lặp lại một thao tác một cách cưỡng chế do thân chủ có cơ chế phòng vệ đối với các kích thích mà thân chủ cho rằng chúng là tác nhân gây hại cho thân chủ Thân chủ thực hiện các hành vi nhằm mục đích giảm bớt hoặc ngăn chặn những nỗi lo lắng do suy nghĩ ám ảnh gây ra Những hành vi lặp đi lặp lại này tạo nên sự giải thoát tạm thời trong thời gian ngắn nhưng chúng lại duy trì và củng sự lo lắng và hành vi tránh né kéo dài của thân chủ

Sự kiện cậu ruột mất do nhiễm HIV đã khiến Trang hình thành những ám ảnh sợ bị mất người thân, sợ bố mẹ và bản thân cũng bị nhiễm bệnh và chết Em thực hiện những hành vi lặp lại như rửa tay nhiều lần để giảm bớt lo âu Những hành vi nghi thức, cưỡng chế này được thực hiện thường xuyên và ngày càng được củng cố, làm gia tăng những suy nghĩ ám ảnh, lo âu của em

Trang thuộc kiểu người cầu toàn, trầm tính, không có nhiều mối quan hệ bạn bè.

Bố mẹ của Trang thường xuyên bận bịu, ít quan tâm đến em, kèm theo việc em mất đi một trong hai người mà em thân thiết nhất khiến Trang càng thu mình lại Tình trạng dồn nén những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng vào bên trong làm cho các triệu chứng của Trang ngày càng trầm trọng Việc Trang không có nhiều hoạt động lành mạnh, tích cực trong cuộc sống hằng ngày nên em càng tập trung vào những suy nghĩ ám ảnh, tiêu cực và các hành vi cưỡng chế.

Bước 4: Lập kế hoạch can thiệp

4.1 Xác định mục tiêu đầu ra

Trên cơ sở phân tích các vấn đề gặp phải, Trang và nhà trị liệu cùng bàn bạc và xác định được ba mục tiêu đầu ra: (a) Giảm hành vi nghi thức; (b) Giảm cảm xúc tiêu cực; (c) Tăng khả năng tập trung

4.2 Xác định mục tiêu quá trình a Giảm hành vi nghi thức

 Hướng dẫn Trang ghi chép những suy nghĩ và hành động ám ảnh

 Tái cấu trúc nhận thức của Trang

 Tiến hành kỹ thuật phơi nhiễm trong phòng trị liệu

 Điều chỉnh lịch sinh hoạt b Giảm cảm xúc tiêu cực

 Giúp Trang cảm thấy được tôn trọng, sẵn sàng chia sẻ

 Hướng dẫn Trang thực hiện các hoạt động thư giãn

 Cải thiện vệ sinh giấc ngủ của Trang c Tăng khả năng chú tâm

 Giúp Trang thấy được ý nghĩa của chú tâm

 Vận dụng kỹ năng thư giãn kết hợp hít thở sâu, thở khí công và hình thành thói quen chú tâm trong các tình huống thực tế

 Luyện tập thư giãn khi về nhà

 Hướng dẫn cho Trang các kỹ thuật thư giãn, các bài tập chú tâm

Giảm hành vi nghi thức: Hành vi nghi thức được tạo ra để giảm cảm giác lo âu, sợ hãi trong một thời gian ngắn Chính vì vậy, để làm giảm các hành vi này, trước tiên cần phải hướng dẫn Trang ghi chép các suy nghĩ ám ảnh và hành vi nghi thức để em có nhận thức rõ ràng hơn về những triệu chứng của mình Thêm vào đó, làm cho Trang hiểu rằng việc em không thực hiện các hành vi nghi thức sẽ không biến các suy nghĩ ám ảnh của em thành sự thật Vì vậy, bước tiếp theo cần phải thực hiện là tái cấu trúc nhận thức, hướng dẫn Trang thay đổi kiểu tư duy gây ra thôi thúc thực hiện hành vi bằng cách chỉ ra điểm không hợp lý trong tư duy của em. Sau đó, nhà trị liệu và Trang sẽ lên kế hoạch trị liệu phơi nhiễm Nhà trị liệu hướng dẫn Trang tiếp cận dần từ các tình huống gây ám sợ từ mức độ thấp nhất đến mức độ cao nhất để Trang làm quen dần với những kích thích sợ hãi mà không vô hiệu hóa chúng bằng hành vi cưỡng chế Bằng cách đối mặt với các kích thích, tình huống gây sợ hãi mà không có điều tồi tệ nào thực sự xảy ra, Trang sẽ dần hiểu rằng những lo âu, ám ảnh sợ của em chỉ là những suy nghĩ mà không phải là hiện thực Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến các hành vi nghi thức là do Trang không ngắt quãng được các suy nghĩ tiêu cực, ám ảnh và có ít những hoạt động vận động, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trong lịch sinh hoạt hàng ngày Điều này cũng khiến cho em gặp khó khăn trong việc tìm được những giải pháp giảm thiểu các hành vi nghi thức, cảm giác khó chịu vì bất lực, không chủ động được hành động không cần thiết của chính bản thân Vì vậy, việc điều chỉnh lại lịch sinh hoạt hàng ngày, cân đối giữa hoạt động học tập cần sự tập trung cao độ và những hoạt động thư giãn, giải trí cũng như tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe và các hoạt động tương tác khác trong các mối quan hệ là điều rất cần thiết

Giảm cảm xúc tiêu cực: Nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế kéo dài là việc dồn nén các cảm xúc tiêu cực, căng thẳng Do đó, việc đầu tiên nhà trị liệu cần phải làm là giúp Trang cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ thay vì giấu kín cảm xúc vào bên trong Trong mối quan hệ trị liệu, Trang cần được lắng nghe, thấu cảm và chia sẻ những cảm xúc của em khi nói ra những khó khăn, những vấn đề em đang gặp phải Nhà trị liệu cần phải hướng dẫn Trang tập các hoạt động thư giãn như tập yoga, thiền, tập hít thở sâu để giảm thiểu sự căng thẳng. Kèm theo đó, nhà trị liệu hỗ trợ Trang cải thiện chất lượng chất ngủ bằng cách vệ sinh giấc ngủ như thư giãn trước khi ngủ, tạo môi trường ngủ thoải mái, dễ chịu, tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử Như vậy, Trang sẽ có những cảm nhận vui tươi, tích cực hơn, tăng độ tập trung tâm trí.

Tăng khả năng chú tâm: Việc Trang không tập trung vào hiện tại, quá sợ hãi và lo lắng cho tương lai, cho những điều chưa đến là do khả năng chủ tâm của em chưa tốt Vì vậy, tâm trí em rất dễ bị tác động, dễ rơi vào căng thẳng vì đánh giá không đúng mức độ nghiêm trọng của sự việc Vì vậy, mục tiêu cải thiện khả năng chú tâm, tăng sự tập trung, chú ý đến hiện tại của bản thân em là điều quan trọng và rất cần thiết Bởi vì, nếu có được sự tập trung vào những công việc hiện tại, Trang sẽ cảm nhận niềm vui, hạnh phúc với hiện tại và có nhiều trải nghiệm tích cực thay vì tập trung quá nhiều đến những lo sợ thiếu căn cứ thực tế, mệt mỏi và căng thẳng vì cảm giác bế tắc, bất lực trước những nỗi lo sợ của bản thân Muốn như vậy, nhà trị liệu phải giúp cho Trang hiểu được ý nghĩa của chú tâm thông qua quá trình trò chuyện, chia sẻ và giáo dục tâm lý, tham vấn cho em Dựa trên cơ sở đó, em hợp tác thực hiện các bài luyện tập trong phòng trị liệu cũng như cam kết thực hiện trong các bài tập về nhà Tiếp đó, cần hướng dẫn cho Trang các bài tập kết hợp thở khí công và các bài tập tăng sự tập trung, thư giãn Trong quá trình trị liệu, khi phải phân tích, tìm hiểu sâu đến các vấn đề khó khăn tâm lý cũng như nhắc lại những kỷ niệm không vui, những việc không như ý muốn, không ít các thân chủ cảm thấy có những lúc căng thẳng và có các phản ứng, biểu hiện về mặt cơ thể. Đây là thời điểm thích hợp để nhà trị liệu giúp thân chủ biết các kỹ thuật thư giãn và hít thở nhằm lấy lại tâm trạng thoải mái, dễ chịu cũng như có thể tiếp tục mạch hỏi chuyện lâm sàng, đảm bảo tiến trình trị liệu Ở trường hợp của Trang, em cần được hướng dẫn các bài tập thư giãn kết hợp thở khí công, chú tâm, hỗ trợ cho em như giải pháp hữu hiệu mỗi khi em cảm thấy căng thẳng, lo lắng với các triệu chứng về mặt cơ thể mà em có thể dễ dàng nhận biết Đồng thời, việc giao bài tập về nhà để thân chủ luyện tập các bài tập đã được hướng dẫn trong phòng trị liệu cũng đóng góp vào việc hình thành thói quen chú tâm cho thân chủ trong các hoạt động sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày.

Xác định mục tiêu đầu ra

Trên cơ sở phân tích các vấn đề gặp phải, Trang và nhà trị liệu cùng bàn bạc và xác định được ba mục tiêu đầu ra: (a) Giảm hành vi nghi thức; (b) Giảm cảm xúc tiêu cực; (c) Tăng khả năng tập trung

Xác định mục tiêu quá trình

a Giảm hành vi nghi thức

 Hướng dẫn Trang ghi chép những suy nghĩ và hành động ám ảnh

 Tái cấu trúc nhận thức của Trang

 Tiến hành kỹ thuật phơi nhiễm trong phòng trị liệu

 Điều chỉnh lịch sinh hoạt b Giảm cảm xúc tiêu cực

 Giúp Trang cảm thấy được tôn trọng, sẵn sàng chia sẻ

 Hướng dẫn Trang thực hiện các hoạt động thư giãn

 Cải thiện vệ sinh giấc ngủ của Trang c Tăng khả năng chú tâm

 Giúp Trang thấy được ý nghĩa của chú tâm

 Vận dụng kỹ năng thư giãn kết hợp hít thở sâu, thở khí công và hình thành thói quen chú tâm trong các tình huống thực tế

 Luyện tập thư giãn khi về nhà

 Hướng dẫn cho Trang các kỹ thuật thư giãn, các bài tập chú tâm

Giảm hành vi nghi thức: Hành vi nghi thức được tạo ra để giảm cảm giác lo âu, sợ hãi trong một thời gian ngắn Chính vì vậy, để làm giảm các hành vi này, trước tiên cần phải hướng dẫn Trang ghi chép các suy nghĩ ám ảnh và hành vi nghi thức để em có nhận thức rõ ràng hơn về những triệu chứng của mình Thêm vào đó, làm cho Trang hiểu rằng việc em không thực hiện các hành vi nghi thức sẽ không biến các suy nghĩ ám ảnh của em thành sự thật Vì vậy, bước tiếp theo cần phải thực hiện là tái cấu trúc nhận thức, hướng dẫn Trang thay đổi kiểu tư duy gây ra thôi thúc thực hiện hành vi bằng cách chỉ ra điểm không hợp lý trong tư duy của em. Sau đó, nhà trị liệu và Trang sẽ lên kế hoạch trị liệu phơi nhiễm Nhà trị liệu hướng dẫn Trang tiếp cận dần từ các tình huống gây ám sợ từ mức độ thấp nhất đến mức độ cao nhất để Trang làm quen dần với những kích thích sợ hãi mà không vô hiệu hóa chúng bằng hành vi cưỡng chế Bằng cách đối mặt với các kích thích, tình huống gây sợ hãi mà không có điều tồi tệ nào thực sự xảy ra, Trang sẽ dần hiểu rằng những lo âu, ám ảnh sợ của em chỉ là những suy nghĩ mà không phải là hiện thực Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến các hành vi nghi thức là do Trang không ngắt quãng được các suy nghĩ tiêu cực, ám ảnh và có ít những hoạt động vận động, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trong lịch sinh hoạt hàng ngày Điều này cũng khiến cho em gặp khó khăn trong việc tìm được những giải pháp giảm thiểu các hành vi nghi thức, cảm giác khó chịu vì bất lực, không chủ động được hành động không cần thiết của chính bản thân Vì vậy, việc điều chỉnh lại lịch sinh hoạt hàng ngày, cân đối giữa hoạt động học tập cần sự tập trung cao độ và những hoạt động thư giãn, giải trí cũng như tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe và các hoạt động tương tác khác trong các mối quan hệ là điều rất cần thiết

Giảm cảm xúc tiêu cực: Nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế kéo dài là việc dồn nén các cảm xúc tiêu cực, căng thẳng Do đó, việc đầu tiên nhà trị liệu cần phải làm là giúp Trang cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ thay vì giấu kín cảm xúc vào bên trong Trong mối quan hệ trị liệu, Trang cần được lắng nghe, thấu cảm và chia sẻ những cảm xúc của em khi nói ra những khó khăn, những vấn đề em đang gặp phải Nhà trị liệu cần phải hướng dẫn Trang tập các hoạt động thư giãn như tập yoga, thiền, tập hít thở sâu để giảm thiểu sự căng thẳng. Kèm theo đó, nhà trị liệu hỗ trợ Trang cải thiện chất lượng chất ngủ bằng cách vệ sinh giấc ngủ như thư giãn trước khi ngủ, tạo môi trường ngủ thoải mái, dễ chịu, tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử Như vậy, Trang sẽ có những cảm nhận vui tươi, tích cực hơn, tăng độ tập trung tâm trí.

Tăng khả năng chú tâm: Việc Trang không tập trung vào hiện tại, quá sợ hãi và lo lắng cho tương lai, cho những điều chưa đến là do khả năng chủ tâm của em chưa tốt Vì vậy, tâm trí em rất dễ bị tác động, dễ rơi vào căng thẳng vì đánh giá không đúng mức độ nghiêm trọng của sự việc Vì vậy, mục tiêu cải thiện khả năng chú tâm, tăng sự tập trung, chú ý đến hiện tại của bản thân em là điều quan trọng và rất cần thiết Bởi vì, nếu có được sự tập trung vào những công việc hiện tại, Trang sẽ cảm nhận niềm vui, hạnh phúc với hiện tại và có nhiều trải nghiệm tích cực thay vì tập trung quá nhiều đến những lo sợ thiếu căn cứ thực tế, mệt mỏi và căng thẳng vì cảm giác bế tắc, bất lực trước những nỗi lo sợ của bản thân Muốn như vậy, nhà trị liệu phải giúp cho Trang hiểu được ý nghĩa của chú tâm thông qua quá trình trò chuyện, chia sẻ và giáo dục tâm lý, tham vấn cho em Dựa trên cơ sở đó, em hợp tác thực hiện các bài luyện tập trong phòng trị liệu cũng như cam kết thực hiện trong các bài tập về nhà Tiếp đó, cần hướng dẫn cho Trang các bài tập kết hợp thở khí công và các bài tập tăng sự tập trung, thư giãn Trong quá trình trị liệu, khi phải phân tích, tìm hiểu sâu đến các vấn đề khó khăn tâm lý cũng như nhắc lại những kỷ niệm không vui, những việc không như ý muốn, không ít các thân chủ cảm thấy có những lúc căng thẳng và có các phản ứng, biểu hiện về mặt cơ thể. Đây là thời điểm thích hợp để nhà trị liệu giúp thân chủ biết các kỹ thuật thư giãn và hít thở nhằm lấy lại tâm trạng thoải mái, dễ chịu cũng như có thể tiếp tục mạch hỏi chuyện lâm sàng, đảm bảo tiến trình trị liệu Ở trường hợp của Trang, em cần được hướng dẫn các bài tập thư giãn kết hợp thở khí công, chú tâm, hỗ trợ cho em như giải pháp hữu hiệu mỗi khi em cảm thấy căng thẳng, lo lắng với các triệu chứng về mặt cơ thể mà em có thể dễ dàng nhận biết Đồng thời, việc giao bài tập về nhà để thân chủ luyện tập các bài tập đã được hướng dẫn trong phòng trị liệu cũng đóng góp vào việc hình thành thói quen chú tâm cho thân chủ trong các hoạt động sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w