1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tập giáo trình 1 đề tài nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm ocop trà hoa cúc tại các hộ, xã tân quang, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

45 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 1 ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP TRÀ HOA CÚC TẠI CÁC HỘ, XÃ TÂN Q

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH - -

Nhóm: 62

THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 1

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP TRÀ HOA CÚC TẠI CÁC

HỘ, XÃ TÂN QUANG, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 1

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP TRÀ HOA CÚC TẠI CÁC HỘ, XÃ TÂN QUANG, HUYỆN VĂN

LÂM, TỈNH HƯNG YÊN Thành viên nhóm

5 Nguyễn Ngọc Tuyến 645430 Quản trị tài chính 8.5

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Phương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập giáo trình 1, em đã nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô và các bạn trong nhóm cùng với gia đình

Hoàn thành bài báo cáo này, cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban giám đốc Học viện, các thầy cô giáo khoa Kế Toán và Quản Trị Kinh Doanh, những người đã giúp cho em có môi trường học tập tốt

Em xin gửi lời cảm chân thành nhất tới thầy TS Nguyễn Văn Phương Khoa kế toán và Quản trị kinh doanh, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành báo cáo thực tập giáo trình 1

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị, người dân ở xã Tân quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong việc thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho đề tài báo cáo giáo trình thực tập 1

Cuối cùng, em xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ to lớn về mặt vật chất lẫn tinh thần của gia đình và bạn bè trong thời gian qua

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Phạm Ngọc Tú Lò Văn Mạnh

Trang 4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.4.4 Phương pháp phân tích số liệu 5

Phần II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

2.1 Đặc điểm địa bàn xã Tân Quang 6

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 9

2.2.1 Thực trạng tình hình sản xuất trà hoa cúc tại xã Tân Quang 9

2.2.2 Thực trạng tình hình tiêu thụ trà hoa cúc trên địa bàn xã Tân Quang .102.2.3 Hiệu quả kinh tế của trà hoa cúc trên địa bàn xã Tân Quang huyện

Trang 5

2.2.3.2 Thu nhập của hộ nông trồng hoa cúc 12

2.3 Đánh giá tiềm năng phát triển OCOP cho sản phẩm trà hoa cúc tại xã

2.4.1 Giải pháp nâng cao sản phẩm và sức mạnh cộng đồng 27

2.4.2 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp thị 29

2.4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 30

Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31

3.1 Kết luận 31

3.2 Kiến nghị 32

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Hình 2.1: Vị trí địa lý xã Tân Quang 6

Hình 2.2 Sơ đồ tiêu thụ hoa cúc tại xã Tân Quang……… ……….11

Biểu đồ 2.1: Kinh tế của các hộ dân xã Tân Quang 8

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế tại xã Tân Quang 8

Biểu đồ 2.3: Hình thức liên kết tại xã Tân Quang 10

Biểu đồ 2.4 Tình hình sử dụng nguồn gốc vật tư 13

Biểu đồ 2.5 Tình hình năng lực sản xuất của hộ 14

Biểu đồ 2.6 Mức độ quân tâm vệ sinh xã Tân Quang 15

Biểu đồ 2.7 Sử dụng công nghệ thân thiện với sản xuất 16

Biểu đồ 2.8 Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 16

Biểu đồ 2.9 Loại hình tổ chức - sản xuất kinh doanh 17

Biểu đồ 2.10 Tình hình lao động của hộ trong sản xuất 18

Biểu đồ 2.11 Tình hình tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2020 so với năm 2019 19

Biểu đồ 2.12 Khu vực phân phối chính 20

Biểu đồ 2.13 Sản phẩm được giới thiệu trên thông tin đại chúng 21

Biểu đồ 2.14 Đánh giá màu sắc, độ chín 22

Biểu đồ 2.15 Đánh giá mùi vị của trà hoa cúc 22

Biểu đồ 2.16 Đánh giá tính đầy đủ sạch 23

Biểu đồ 2.17 Tính độc đáo của trà hoa cúc xã Tân Quang 26

Biểu đồ 2.18 Kiểm tra an toàn thực phẩm 27

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 8

PHẦN I

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

- Nước ta có hệ thiên nhiên sinh thái phong phú và đa dạng về các cây dược liệu khi cả nước có hơn 4000 loài cho công dụng làm thuốc, và cây dược liệu chiếm vai trò rất quan trọng trong đời sống của mọi người, và trải qua hàng ngàn năm lịch sử nghề trồng cây dược liệu đã trở thành một bộ phân quan trọng không thể thiếu với nền nông nghiệp nước ta Nhờ đó mà nghề trồng Hoa Cúc Chi được ra đời

- Xã Tân Quang, huyên Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, là xã có truyền thống lâu đời trồng các loại trà hoa, nổi tiếng nhất vẫn là Hoa Cúc Chi Với đặc điểm thổ nhưỡng chuyên biệt tạo ra các loại trà hoa, thảo dược có tính năng cao Làng nghĩa Trai là một trong số các làng thuộc xã Tân Quang trồng dược liệu là nơi tạo ra các sản phẩm nức tiếng Đến nay, tại làng dược liệu vẫn trồng nhiều loại trà hoa và thảo dược tiến vua, cũng như chế biến các loại dược liệu quý theo đúng quy trình tạo ra các sản vật chất lượng nhất cung tiến cung đình thời xưa

- Tuy nhiện hiện nay cùng các sản phẩm trà hoa ở nơi khác cũng và đang cạnh tranh với trà Hoa Cúc và nhiều lúc vẫn còn gặp rất nhiều khó khan trong canh tác và tiêu thụ trà Hoa Cúc, đề khắc phục lãnh đạo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và UBND tỉnh Hưng Yên đã xây dựng đề án “ Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm, chương trình OCOP’’ Trọng tâm của của Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các phần kinh tế tư nhân, hộ sản xuất thực hiện

- Cùng với sự thực tiễn trên việc nâng cao giá trị sản phẩm tạo ra chuỗi liên kết trong phát triển sản xuất “Trà Hoa Cúc’’ nâng cao thu nhập và kinh tế cho người trồng cũng nằm trong mục tiêu của Đề án chương trình mỗi xã 1 sản phẩm,

Trang 9

dân, Xã Tân Quang, Huyện Văn Lâm gặp phải, nên em quyết định thực hiện đề tài “ Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP trà hoa cúc tại các hộ , xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên’’

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung

Dựa trên cơ sở phân tích và khảo sát các hộ dân trồng hoa cúc xung quanh và đánh giá thực trạng, nghiên cứu tiềm năng phát triển OCOP cho trà hoa cúc cho các hộ, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên từ đó đề xuất và đưa ra một số giải pháp để đáp ứng chương trình mỗi xã một sản phẩm

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa một số cơ sở lí luận thực tiễn về đánh giá sản phẩm OCOP

- Đánh giá tiềm năng phát triển OCOP trà hoa cúc tại xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao để nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chí của chương trình

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP trà hoa cúc ở Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu

Đi tìm hiểu và khảo sát địa bàn, các hộ dân xung quanh bằng cách lấy phiếu ý kiến và thu thập sơ cấp, để nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển OCOP cho trà hoa cúc tại, Nghĩa Trai, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

Về nội dung

- Đánh giá mức độ xếp hạng kinh tế của người dân, ngành sản xuất kinh doanh chính của hộ, các thông tin khi tìm kiếm sản phẩm dịch vụ KH&CN, thực trạng canh tác và tiêu thụ sản phẩm

Trang 10

- Đánh giá hiệu quả kinh tế các khó khăn về sản xuất, về cơ chế chính sách địa phương

- Đánh giá tiềm năng phát triển OCOP cho trà hoa cúc tại Nghĩa Trai, Văn Lâm, Hưng Yên

- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các khó khan vướng mắc và các giải pháp để nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chí của “Chương trình mỗi xã một sản

- Thời gian nghiên cứu từ 23/11/2021 đến 12/11/2021 - Số liệu thu thập trong 3 tuần

1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Khung phân tích

Khung phân tích là hình thức sơ đồ hóa tất cả các quan hệ tương quan, nhân quả giữa các biến số, các chỉ tiêu theo bản chất và trình tự của chúng Khung phân tích giúp ta hình dung được bản chất của dữ liệu, nguồn dữ liệu, tiến trình thu thập, phương thức xử lý để trả lời các câu hỏi nghiên cứu

Trang 11

Thực trạng tình hình sản xuất hoa Đánh giá tiềm năng phát triển OCOP

1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp:

Sử dụng các số liệu đã thống kê, các báo cáo tổng kết của xã để có được các số liệu theo yêu cầu của đề tài Thu thập các thông tin qua các văn bản, sách báo, trang web, báo cáo nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về tinh thần sản xuất nông

nghiệp, kinh tế hộ nông dân

Phân tích các tài liệu có liên quan: Xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu của xã để thu thập thông tin ban đầu, làm nền tảng cho việc nghiên cứu đánh giá

Thu thập số liệu sơ cấp:

Phỏng vấn trực tiếp qua giấy khảo sát các hộ dân tại xã Tân Quang về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa của các hộ

Thông tin và số liệu điều tra về hiệu quả kinh tế của việc canh tác hoa đến quá trình hợp tác, tiêu thụ sản phẩm để đánh giá tiềm năng phát triển OCOP cho trà hoa cúc nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ dành cho người dân và cán bộ cấp

Trang 12

Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đối với hộ dân canh tác hoa cúc và làm trà hoa cúc

1.4.3 Phương pháp xử lí số liệu

Đối với tài liệu và số liệu thứ cấp, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, dữ liệu được tính toán và tổng hợp bằng phần mềm Micosoft Excel để tạo bảng các số liệu phù hợp với hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Các phiếu hỏi sau khi được thu thập sẽ được kiểm tra và nhập dự liệu bằng phần mềm Micosoft Excel Từ đó dữ liệu được làm sạch trước khi đưa vào phân tích Các phép thống kê mô tả đơn giản sẽ được xử lí bằng phần mềm Micosoft Excel 2020

1.4.4 Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp được vận dụng trong phân tích kết quả nghiên cứu được thực hiện như sau:

Thu thập thông tin thơi gian đề tài nghiên cứu Từ các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất hoa cúc

Phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ảnh các đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh sản xuất của các hộ trồng hoa trong xã

Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để mô tả số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu Được áp dụng để rút ra nhận xét, đánh giá và so sánh một cách tổng thể nhất các kết quả nghiên cứu của đề tài

Trang 13

Phần II

2.1 Đặc điểm địa bàn xã Tân Quang

Vị trí địa lý

Xã Tân Quang, nằm ở phía tây của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, phía đông giáp, xã Đình dù và xã Trưng Trắc, Phía tây giáp thành phố Hà Nội và huyện Văn Giang, phía bắc giáp thành phố Hà Nội và thị trấn Như Quỳnh

Xã Tân Quang có vị trí địa lý thuận lợi giáp tuyến Quốc lộ 5 và đường Tỉnh lộ 385, xã Tân Quang nằm giữa vành đai 3,5 và xã có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua, là điều kiện rất tốt để phát triển kinh tế giao lưu hang hóa, trao đổi với thị trường ở bên ngoài

Xã có diện tích 6,02 km², địa giới phần lớn nằm về phía bờ bắc của sông Bắc Hưng Hải

Hình 2.1: Vị trí địa lý xã Tân Quang

Trang 14

Địa hình

- Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, không có đồi núi

- Xã có diện tích 6,02 km², địa giới phần lớn nằm về phía bờ bắc của sông Bắc Hưng Hải

- Đặc điểm thổ nhưỡng:

- Được hình thành từ phù sa của sông Hồng bồi đắp nên, rất màu mỡ và thích hợp cho phát triển nông nghiệp

- Đất phù sa không được bồi nằm trong đê sông Hồng, sông Luộc Đặc điểm chính là đât màu nâu tươi, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nhẹ Loại này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua

Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt Tuy nhiên nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 27 28 độ C )

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ 250-280 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150-210

- Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450 giờ

- Lượng mưa trung bình 1.575 mm, độ bốc hơi bình quân 886 mm Độ ẩm không khí từ 80-90%

• Kinh tế

- Với địa hình, có đường sắt, quốc lộ 5 chạy qua, giáp với các huyện Văn Giang và Thuận Thành (Bắc Ninh), Gia Lâm (Hà Nội) nơi giao lưu kinh tế, là một điểm mạnh của Tân Quang Song lợi thế lớn nhất của Tân Quang là nguồn tài

nguyên đất nằm cạnh với quốc lộ 5, tiện lợi cho việc thu hút các DN

Trang 15

Biểu đồ 2.1: Kinh tế của các hộ dân xã Tân Quang

(Nguồn: số liệu khảo sát)

- Từ nghiên cứu mức xếp hạng kinh tế xã Tân Quang không có hộ nghèo nào, cận nghèo rất thấp chỉ 1%, đa số các hộ đều nằm trong mức trung bình 49% và khá 44%, hộ giàu chiếm 6% Đánh giá kinh tế xã Tân Quang khá ổn mức độ kinh tế gần như đạt từ trung bình trở lên

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế tại xã Tân Quang

(Nguồn: số liệu khảo sát)

- Tổng quát kinh tế xã Tân Quang chủ yếu ở nông nghiệp chiếm 89%, còn lại là dịch vụ thương mại 10% và công ngiệp 1% Tân Quang đặc biệt coi trọng phát triển nông nghiệp Tân Quang đã đi sâu vào trồng và chế biến thuốc Nam Như

Trang 16

trồng cây hoa cúc, cây mã đề, cây địa liền Những loại cây thuốc trên đều cho thu nhập hơn 10 triệu đồng/ha/vụ Ngoài ra người dân còn trồng hoa đào, hoa cúc, hoa hồng cũng cho thu nhập cao

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Thực trạng tình hình sản xuất trà hoa cúc tại xã Tân Quang

Với ưu thế về địa lý, tiềm năng đất đai, khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của xã, đặc biệt là các giống cây ăn quả và cây công nghiệp Hoa cúc được người dân địa phương trồng để làm thuốc từ hằng trăm năm trước, hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt giải độc Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của hoa cúc thấy được hoa cúc rất phù hợp với đất đai và khi hậu nơi đây nên người dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng hoa cúc và hiện tại trà hoa cúc là một trong các chủ lực kinh tế của xã

Tỉ lệ trồng trọt của hoa cúc là 15,7%, khối lượng sản xuất trung bình của một hộ năm 2020 là 6,5 tấn/năm

Qua kết quả điều tra cho thấy hoa cúc ngày càng thể hiện vị trí quan trọng trong chuyện dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hoa cúc có giá trị kinh tế cao, giúp cải thiện được cuộc sống, nên tỉnh và huyện đã có nhiều chủ trương khuyến khích người dân mạnh dạn, phát triển diện tích trồng hoa, có quy mô và khoa học hơn

Hình thức liên kết

Trang 17

Biểu đồ 2.3: Hình thức liên kết tại xã Tân Quang

(Nguồn: số liệu khảo sát)

Theo như sơ đồ và dữ liệu ở trên thì đa số các hộ dân sản xuất hoa cúc đều ở nhóm trồng trọt độc lập (98%), và một số ít các hộ còn lại là tham gia vào nhóm trồng trọt còn lại là mục liên kết với doanh nghiệp thì dường như không có

2.2.2 Thực trạng tình hình tiêu thụ trà hoa cúc trên địa bàn xã Tân Quang

Mùa gieo hạt bắt đầu từ khoảng tháng 10, tháng 11 đến tháng 12 là bắt đầu thu hoạch, mỗi dịp thu hoạch chia làm hai đợt cách nhau khoảng một tháng Trà hoa cúc được các tư thương mua và chở đi tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong tỉnh chiếm khoảng 80% và 20% còn lại được tiêu thụ trên thị trường cả nước Đầu mùa hoa cúc có giáo từ 40.000-50.000 đồng trên một cân hoa tươi, khoảng 200.000-250.000 đồng trên một cân hoa khô

98%2%

Trồng trọt độc lậpTham gia nhóm trồng trọtLiên kết với doanh nghiệp

Trang 18

Hình 2.2 Sơ đồ tiêu thụ hoa cúc tại xã Tân Quang

+ Kênh tiêu thụ trực tiếp (Kênh 1): Các hộ nông dân nhà gần mặt đường có quán bán hàng và có quy mô san xuất nhỏ lẻ thì bán hoa cho khác hàng đi trên tuyến dọc theo đường hoặc mang ra chợ bán lẻ

Nếu bán hàng bằng con đường trực tiếp này thì giá bán sẽ cao hơn so với bán cho thương lái tới tận nhà mua, tuy nhiên rất mất thời gian và lượng bán nhỏ lẻ vì khách hàng thường mua về làm quà biếu hoặc sử dụng trực tiếp, theo kênh trực tiếp ( kênh 1) này lượng sản phẩm có sức tiêu thụ ít

+ Kênh tiêu thụ gián tiếp ( kênh 2, kênh 3, kênh 4): Phần lớn sản lượng hoa còn lại tiêu thụ qua một khâu trung gian

+ Kênh 2: Các thương lái tới tận vườn đặt mua hoa của hộ gia đình, sau đó mang đi bán cho người tiêu dùng Hình thức này là phổ biến nhất tại địa phương bởi lẽ với các vườn hoa có số lượng lớn thì các quán buôn bán nhỏ không thể mua hết được, và hộ gia đình cũng không thể ngồi bán lẻ vì nếu bán lẻ tẻ thì sẽ bị hao hụt lớn rất tốn nhiều thơi gian Khi thương lái tới thăm vườn và mặc cả giá cả hợp lý họ sẽ mua cả vườn như vậy chủ vườn sẽ không mất nhiều thời gian, thu hoạch 1 lần tránh hao hụt đồng thời tiền họ thu được sẽ được tập trung

+ Kênh 3: Người trồng hoa bán cho những quán bán hoa tạp hoá, hoặc những hộ gia đình bán hoa ven đường để họ bán cho khách hàng qua đường tiêu dùng trực tiếp Với kênh 3 này thì giá cả sẽ giảm đi một chút so với bán trực tiếp, nhưng

Trang 19

người tiêu dùng

2.2.3 Hiệu quả kinh tế của trà hoa cúc trên địa bàn xã Tân Quang huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

2.2.3.1 Chi phí sản xuất

Để có một vườn hoa cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định

Đã được trồng từ hằng trăm năm trước nên giống hoa rất phổ biến đều có nguồn gốc từ địa phương nên chi phi cho giống hoa không đáng kể lắm Chi phi sản xuất chủ từ phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật sủ dụng cho hoa cúc phát triển Trung bình mỗi năm các hộ trồng hoa cúc sủ dụng 20 bao phân bón, mỗi bao giá là 350.000 đồng(bao 10kg), sử dụng khoảng 50 lộ thuốc bảo vệ thực vật giá khoảng 50.000 đồng

2.2.3.2 Thu nhập của hộ nông trồng hoa cúc

Để có được thu nhập từ trồng hoa, người nông dân phải đổ rất nhiều công sức, mức đầu tư, kỹ thuật chăm sóc sẽ được phản ánh lên năng suất và chất lượng sản phẩm Thu nhập của mỗi hộ thông qua việc bán hoa bán trà cũng tương đối ổn, trung bình 150 triệu động trên một hộ gia đình

2.3 Đánh giá tiềm năng phát triển OCOP cho sản phẩm trà hoa cúc tại xã Tân Quang

2.3.1 Đánh giá sản phẩm và sức mạnh cộng đồng

Nguồn gốc nguyên liệu:

Trang 20

Biểu đồ 2.4 Tình hình sử dụng nguồn gốc vật tư

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

Cây giống là một trong các nhân tố quan trọng nhất trong quá trình canh tác, việc lựa chọn được cây giống khỏe mạnh sẽ giúp quá trình sinh trưởng của cây không gặp nhiều khó khăn, cây sinh trưởng tốt và ít gặp sâu bệnh Kết quả điều tra 100% cây giống được người dân mua có nguồn gốc trong Tỉnh Nghề trồng hoa cúc ở Tân Quang đã được lưu truyền từ hàng đời trước, trà hoa cúc được coi là hàng phẩm dâng lên cho vua, nên chất lượng cây giống được đảm bảo người dân có kinh nghiệm chọn lọc nuôi cấy giống tốt từ đó chất lượng cũng được tăng cao có uy tín

Đối với nguồn gốc phân bón, qua khảo sát thấy được tình hình sử dụng phân bón cũng được người dân quan tâm, kết quả có đến 85% các hộ sử dụng nguồn gốc phân bón trong tỉnh, chủ yếu hộ mua phân bón tại các đại lý trong xã, có một số hộ mua trực tiếp tại công ty và một phần nữa phân bón đến từ quá trình chăn nuôi của gia đình Qua đây có thể thấy nguồn gốc phân bón được đảm bảo hơn

Còn về thuốc BVTV, khảo sát ta thấy chủ yếu các hộ sử dụng thuốc không có nguồn gốc rõ ràng chiếm 79%, chỉ có 11% là sử thuốc có nguồn

Không rõ nguồn gốcCó nguồn góc trong TỉnhCó nguồn góc ngoại Tỉnh

Trang 21

thuốc không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng chất lượng không được tốt có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hoa cúc sau này

Năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu phân phối

Biểu đồ 2.5 Tình hình năng lực sản xuất của hộ

(Nguồn: số liệu khảo sát)

Do chủ yếu các hộ trồng trọt độc lập nên năng lực sản xuất còn thấp, qua biều đồ trên kết quả cho rằng có tới 57.1% năng lực sản xuất nhu cầu thị trường của hộ đạt mức nhỏ và 42.9% ở mức trung bình Có thể thấy được tiềm năng phát triển OCOP với hình thức hộ gia đình là rất khó, để đáp ứng được nhu cầu thị trường các hộ cần hợp tác, liên kết với nhau để xây dựng tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, lúc đó năng lực sản xuất sẽ đáp ứng được như cầu thị trường về cả mặt số lượng lẫn chất lượng sản phẩm Năng lực sản xuất của hộ cần được phát triển về cả mặt quy mô lẫn hình thức, kỹ thuật canh tác để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường tiêu thụ

Phương thức hợp đồng với người mua và người bán

Đối với người thu mua hoa trà, hộ áp dụng hoàn toàn hình thực hợp đồng miệng, hình thức hợp đồng miệng không liên kết rõ ràng, bấp bênh Khi bắt đầu vào mỗi vụ thu hoạch, hầu như người dân không đi tìm đầu ra cho hoa cúc mà chỉ chờ thương lái đến thu mua Trong quá trình trao đổi hai bên thỏa thuận về giá cả,

Trang 22

số lượng và ngày lấy tất cả là thảo thuận miệng Do liên kết không chặt chẽ dẫn tới một số tình trạng đến ngày thu mua mà không liên lạc được với người mua, người dân lại phải tìm đầu ra cho hoa Qua đây có thể thấy người dân không xây dựng hợp đồng rõ ràng với bên thu mua nên khiến mình không thể chắc chắn đầu ra cho hoa cúc

Từ đó thấy quá trình mua bán với bên cung cấp đầu vào và đầu ra đánh giá chung là không liên kết rõ ràng, hộ cần xây dựng hình thức liên kết chặt chẽ hơn để đảm bảo quá trình liên kết diễn ra suôn sẻ

Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất

Biểu đồ 2.6 Mức độ quân tâm vệ sinh xã Tân Quang

(Nguồn: số liệu khảo sát)

Qua biểu đồ trên ta thấy có đến 48.7% người dân không quan tâm đến môi trường vệ sinh của xã, 7% có đánh giá tác động đến môi trường, 28.6% công tác vệ sinh vườn và chỉ 15.7% có quy trình xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn quy định Do việc ít sử dụng các loại phân hoá học, thuốc BVTV nên người dân còn thờ ơ tới vệ sinh môi trường cây vườn Không xử lý rác thoải và vệ

28.6%7.0%

Không quan tâm

Quan tâm công tác vệ sinh vườn thường xuyênCó đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMTCó quy trình xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn theo quy định

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w