1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung Quốc

274 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung QuốcVăn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung Quốc

Trang 1

HÀ NỘI, 2024

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

HÀ NỘI, 2024

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Nguyễn Thị Yên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận ánZhu Si (Chu Tư)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án “Văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung Quốc”, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã tham gia giảng dạy và gợi ý trong quá trình thực hiện luận án tại khoa Văn hóa học, Học viện Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà khoa học đã nhiệt tình đóng góp nhiều ý tưởng cho bản thảo của luận án như PGS.TS Nguyễn Thị Yên, GS.TS Lê Hồng Lý, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, PGS.TS Phạm Quỳnh Phương, PGS.TS Đỗ Lan Phương, TS Hoàng Cầm, TS Phan Thị Hoa Lý, PGS.TS Trần Thị Hồng Hạnh, Đỗ Lan Phương Đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thị Yên đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn tôi thực hiện luận án, cô không những mượn cuốn sách nghiên cứu của mình cho em, mà còn nhờ TS Phan Thị Hoa Lý sao chép những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu của em Suốt 5 năm, sự nghiêm khắc và giúp đỡ của cô với tôi là điều không thể quên Cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm tận tâm giúp đỡ tôi trong 5 năm, không có sự quan tâm đó, khó mà tưởng tượng được “cuộc đời học thuật” mong manh của tôi lại kiên cường như vậy GS.TS Lê Hồng Lý, người rất được kính trọng cũng luôn bày tỏ sự quan tâm đến khả năng tôi hoàn thành luận án này TS Hoàng Cầm, người hiểu biết nhiều lý thuyết về Nhân học, luôn gợi ý về lý thuyết nghiên cứu và cung cấp cho tôi một số thông tin học thuật vô cùng quan trọng.

Sự yêu mến của các vị tiền bối này là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tôi theo đuổi việc học Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến họ qua đây.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các chị học trước như TS Nguyễn Thị Phương, và các chị học sau như Nguyễn Bích Ngọc, cùng các bạn học khác

Trang 5

Nguyễn Phước Tài, ThS Đoạn Ngọc Chung, Đại học Hà Môn; ThS Nguyễn Thị Hiền và Lê Thị Phương Hạnh, Đại học Quảng Tây đã giúp đỡ tìm kiếm tài liệu, quét hình ảnh và đưa ra góp ý, đóng góp công sức lớn cho việc hoàn thành luận án này.

Cảm ơn TS Nguyễn Ngọc Toàn và em Nguyễn Thị Mai Tuyết từ Phòng Hợp tác và Giao lưu Quốc tế của trường đã hỗ trợ tôi trong việc làm thủ tục sang Việt Nam học tập Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn thư ký Nguyễn Thị Mai Hương của học viện đã khích lệ và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập.

Xin cảm ơn Ban giám đốc Học viện Khoa học xã hội và lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hải Nam, Trung Quốc đã tạo điều kiện cho tôi học tập.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ và các em đã luôn mong đợi và khuyến khích, giúp tôi có thêm động lực hoàn thành luận án.

Tác giả luận ánZhu Si (Chu Tư)

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝLUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG MA TỔ Ở TRUNG QUỐC .71.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.1.1 Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam ở các nước Đông Nam Á 7

1.1.2 Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ ở Trung Quốc trong xã hội đương đại 14

1.1.3 Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam 18

1.1.4 Nhận xét, đánh giá 26

1.2 Khái niệm và cơ sở lý luận 29

1.2.1 Các khái niệm cơ bản 29

1.2.2 Cơ sở lý luận 38

1.3 Khái quát về tín ngưỡng Ma Tổ ở Trung Quốc 45

1.3.1 Bối cảnh lịch sử và sự hình thành tín ngưỡng Ma Tổ ở Phúc Kiến Trung Quốc 49

1.3.2 Sự lan tỏa của tín ngưỡng Ma Tổ ở Trung Quốc và trên thế giới 51

Tiểu kết chương 1 56

Chương 2: BỐI CẢNH ĐỊA LÝ, DÂN CƯ, KINH TẾ, VĂN HÓA XÃHỘI ĐẢO HẢI NAM VÀ TÍN NGƯỠNG MA TỔ Ở ĐẢO HẢI NAM 59

2.1 Bối cảnh địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa xã hội đảo Hải Nam 59

2.1.1 Bối cảnh địa lý, dân cư đảo Hải Nam 59

2.1.2 Bối cảnh kinh tế, xã hội gắn với các vùng văn hóa đảo Hải Nam 62

2.2 Tổng quan về tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam 71

2.2.1.Tín ngưỡng Ma Tổ trong tổng thể tín ngưỡng dân gian đảo Hải Nam 71

2.2.2 Tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam theo diễn trình lịch sử 73

Trang 7

2.2.3 Sự thịnh vượng của tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam thời kỳ

Chương 3: VĂN HOÁ TÍN NGƯỠNG MA TỔ CỦA ĐẢO HẢI NAMTRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 96

3.1 Văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ trong gia đình 96

3.2 Văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ của dòng họ Lâm 104

3.2.1 Về cơ sở thờ tự 104

3.2.2 Thực hành nghi lễ 111

3.3 Văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ trong cộng đồng 117

3.3.1 Đền thờ Ma Tổ 118

3.3.2 Đặc điểm kiến trúc, mỹ thuật và bài trí điện thần 137

3.3.3 Việc trông coi và quản lý 140

3.3.4 Thực hành nghi lễ thờ cúng Ma Tổ trong cộng đồng 142

Tiểu kết chương 3 153

Chương 4: CHỨC NĂNG, VỊ THẾ CỦA VĂN HOÁ TÍN NGƯỠNGMA TỔ ĐẢO HẢI NAM TRONG BỐI CẢNH ĐƯƠNG ĐẠI VÀVIỆC BẢO TỒN PHÁT HUY 154

4.1 Chức năng của văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ trong bối cảnh kinh tế,chính trị và văn hóa - xã hội đảo Hải Nam hiện nay 154

4.1.1 Chức năng đáp ứng nhu cầu bình an 154

4.1.2 Chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế 160

4.1.3 Chức năng cố kết gia đình, dòng tộc, cộng đồng 164

Trang 8

4.2 Văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ trong chính sách phát triển văn hóa

xã hội, kinh tế, chính trị của đảo Hải Nam hiện nay 170

4.2.1 Văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ với chính sách bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc 170

4.2.2 Văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ với chính sách phát triển kinh tế du lịch 172 4.2.3 Văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ với chính sách đối ngoại 176

4.3 Một số vấn đề liên quan đến bảo tồn, phát huy văn hóa tínngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam hiện nay 178

Tiểu kết chương 4 183

KẾT LUẬN 184

DANH MỤC BÀI BÁO LIÊN QUAN LUẬN ÁN 189

TÀI LIỆU THAM KHẢO 190

PHỤ LỤC 227

Trang 9

UNESCO: Tổ chức Văn hóa, Giáo dục, Khoa học Liên hợp quốc VHLKHXH: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảo Hải Nam còn được gọi là Quỳnh Châu, Quỳnh Nhai, gọi tắt là “Quỳnh”, nằm ở phía Nam Trung Quốc, có diện tích lục địa là 35.4 nghìn km², trong đó diện tích biển chiếm khoảng 2 triệu Km2, đường ven biển dài 3,743.56 km, tài nguyên ngư nghiệp đa dạng, phong phú Dân cư trên đảo khoảng 10.081.232 người, chủ yếu sinh sống vào các nghề chính như ngư nghiệp, nông nghiệp và du lịch Đây là hòn đảo với vị trí địa lý có nhiều nét đặc biệt và xã hội mang tính chất mở, thoáng hơn so với các vùng khác trong cả nước.

Đảo Hải Nam, với vị thế đặc biệt cả về địa lý lẫn văn hóa, đã trở thành nơi gặp gỡ và giao lưu trong đó tín ngưỡng Ma Tổ nổi bật như một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người dân nơi đây Sự kết hợp của các yếu tố từ người di cư và người địa phương đã tạo nên một văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ đặc sắc, phản ánh sự hoà quyện giữa truyền thống và sự thích nghi với môi trường sống mới Điều này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu để hiểu rõ cách thức văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ được cấu thành và duy trì trong cộng đồng Hải Nam hiện đại, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội đang biến đổi mạnh mẽ.

Tính cấp thiết của đề tài còn nằm ở việc tín ngưỡng Ma Tổ không chỉ là phản ánh đời sống tâm linh, mà còn thể hiện sự đoàn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống và là nguồn cảm hứng cho sự phát triển du lịch tâm linh, mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương Đồng thời, việc nghiên cứu và hiểu biết sâu sắc về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ giúp định hình bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, đảm bảo sự gìn giữ và phát triển bền vững của di sản văn hóa phi vật thể này.

Nghiên cứu này sẽ giải đáp hai câu hỏi chính: Thứ nhất, văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam được cấu thành từ những yếu tố cơ bản nào và

Trang 11

cách thức thực hành của người dân đương đại ra sao; Thứ hai, chức năng và vị thế của văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ dưới sự ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương hiện nay như thế nào Sự hiểu biết sâu sắc về những yếu tố này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ tại Hải Nam, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tâm linh này trong xã hội hiện đại.

Với những lý do khoa học và thực tiễn như vậy, tôi chọn đề tài nghiên

cứu về “Văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, Trung Quốc” làm đề tài

luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hoá học.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một cách hệ thống về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam để từ đó tìm hiểu về chức năng và vị thế của văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam dưới sự tác động của bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của địa phương hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây:

- Nghiên cứu, tìm hiểu sự hình thành, lan tỏa văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam trong sự mối liên hệ với bối cảnh địa lý, dân cư, văn hóa biển ở Hải Nam và với các nước có biển trong khu vực Đông Nam Á.

- Nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam trong diễn trình lịch sử, những thăng trầm và sự hồi sinh trong giai đoạn từ sau cải cách mở cửa (1978) cho đến hiện nay.

- Khảo sát, nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó chỉ ra sự đa dạng, phong phú của thực hành văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ gắn với nhu cầu của người dân cũng như sự tác động từ các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương.

Trang 12

- Phân tích, bàn luận về chức năng đáp ứng các nhu cầu của người dân hiện nay cùng những yếu tố đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ cũng như tính cách của người dân trên đảo Hải Nam.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam Trung Quốc ở ba cấp độ gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua thiết chế thờ tự (như bàn thờ, đền, miếu thờ) cùng các thực hành nghi lễ và phong tục tập quán liên quan.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi thời gian nghiên cứu tư liệu thứ cấp: Nghiên cứu tín ngưỡng Ma Tổ gắn với các di tích đền thờ Ma Tổ tại đảo Hải Nam từ thời Tống đến nay.

+ Phạm vi địa bàn khảo sát, nghiên cứu: Khu vực ven biển phía đông và phía tây đảo Hải Nam nơi có truyền thống tôn thờ Ma Tổ gắn với các ngôi đền thờ nổi tiếng hiện vẫn tồn tại.

+ Phạm vi thời gian đi điền dã, khảo sát tư liệu: từ năm 2019 đến nay là thời gian Nghiên cứu sinh bắt đầu thực hiện luận án.

+ Về nội dung: Luận án nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó chỉ ra sự đa dạng, phong phú của thực hành văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ gắn với nhu cầu của người dân cũng như sự tác động từ các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án tiếp cận phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn hoá học và phương pháp nghiên cứu liên ngành Khoa học xã hội Trong luận án này, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, gồm các phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu liên ngành Khoa học xã hội:

Đây được coi là phương pháp kết hợp nghiên cứu của nhiều ngành liên

Trang 13

thuật học… Tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu, phân tích, lý giải một cách khoa học về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ với tư cách là một loại hình văn hóa tín ngưỡng dân gian mang đậm tính nguyên hợp gắn với lịch sử lâu dài vùng đất, trong quá trình hình thành, phát triển đã có sự giao lưu tiếp biến tích hợp các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm sắc thái địa phương, khu vực, đồng thời trong bối cảnh đương đại lại chủ động tiếp nhận các yếu tố mới mang tính thời đại.

- Phương pháp phân tích tài liệu

Đọc và xử lý tài liệu từ các sách, báo, tạp chí, tập san và các báo cáo kết quả của các chương trình, dự án nghiên tại Trung Quốc và các nước khác Đặc biệt là những tài liệu liên quan đến Ma Tổ của đảo Hải Nam và các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Singapore

- Phương pháp khảo sát điền dã dân tộc học

Phương pháp này bao gồm các thao tác: ghi chép, ghi hình, ghi âm, phỏng vấn hồi cố, quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu v.v…Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu văn hoá học.

Trước hết bằng phương pháp định tính tác giả đến thực địa trải nghiệm cuộc sống của cư dân địa phương và quan sát tham dự các hoạt động thờ cúng trong cuộc sống hàng ngày của họ Trong quá trình đó, tôi kết hợp thao tác quan sát tham dự, mô tả: cùng tham dự, quay phim, chụp ảnh, qua đó có thể quan sát và mô tả một cách tỉ mỉ, chi tiết tất cả các hành vi, hành động thực hành các nghi lễ và bối cảnh mà các hiện tượng văn hoá đó diễn ra.

Đồng thời, chúng tôi vận dụng phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, nhất là những người am hiểu về văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ như Trưởng ban quản lý di tích, thủ nhang trông coi đền để tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử các ngôi đền Tác giả cũng đã đến khảo sát Tổ miếu thờ Ma Tổ và tham dự các nghi lễ tế cúng Đồng thời gặp gỡ trao đổi với một số nhân viên phụ trách và những chuyên gia nghiên cứu để tìm hiểu thêm quá trình truyền

Trang 14

bá của tín ngưỡng Ma Tổ từ Phúc Kiến sang đảo Hải Nam Việc tác giả tiến hành điền dã các đền Ma Tổ tại đảo Hải Nam, vừa là để xác nhận số lượng ghi trong cổ tích, đồng thời cũng là để điền dã thực tế, tìm hiểu về quan hệ người Hoa và sự truyền bá văn hoá từ đảo Hải Nam sang Đông Nam Á.

Thời gian qua đã tiến hành được 23 lần đợt khảo sát, đến những nơi có đền Ma Tổ như thành phố Hải Khẩu, Tam Á, Quỳnh Hải, Vạn Ninh, Lăng Thủy v.v , khảo sát được 15 ngôi đền, dự được 8 buổi lễ hội, gặp gỡ phỏng vấn được 46 người tương quan.

Việc tiến hành khảo sát đúng vào thời điểm dịch Covid bùng phát (từ năm 2020 đến năm 2023) nên một số ngôi đền hoãn không tổ chức lễ hội (như đền Ma Tổ ở làng La Mã thị trấn Cửu Sở huyện Lạc Đông) nên không tham dự được lễ hội, một số lễ hội phải thực hiện bằng phương pháp hồi cố hoặc sử dụng các tài liệu thứ cấp.

- Phương pháp so sánh

Trong khi thực hiện đề tài, luận án sẽ kết hợp so sánh để tìm hiểu về sự biến đổi của văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ sau khi truyền bá từ Phúc Kiến sang đảo Hải Nam và các nước Đông Nam Á, đặc biệt là so sánh tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam với người Hoa đảo Hải Nam ở Việt Nam.

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam từ góc nhìn văn hóa học, đặc biệt tập trung vào giai đoạn hiện nay Qua đó đóng góp một nghiên cứu về sự phục hồi phát triển văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ trong đời sống người dân ở đảo Hải Nam trong mối liên hệ với bối cảnh chính trị kinh tế xã hội và văn hóa đảo Hải Nam hiện nay.

6.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

6.1.Về mặt lý luận

Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn về hướng tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu tín ngưỡng thờ Ma Tổ ở đảo Hải Nam; Chỉ ra các chiều cạnh văn

Trang 15

hóa của thực hành tín ngưỡng thờ Ma Tổ ở đảo Hải Nam; Khẳng định giao lưu, tiếp biến văn hóa như một đặc trưng quan trọng trong tín ngưỡng thờ Ma Tổ của người Hải Nam; Qua đó, bàn luận về chức năng, vị thế và tính đa dạng của thực hành tín ngưỡng thờ Ma Tổ trong cuộc sống đương đại.

6.2 Về mặt thực tiễn

Luận án đóng góp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ giữa Trung Quốc và Việt Nam, qua đó góp phần làm phong phú thêm sự hiểu biết về văn hóa tín ngưỡng dân gian của hai nước Bên cạnh đó cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong việc tìm hiểu chức năng, vị thế của văn hóa tín ngưỡng nói chung, văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ nói riêng trong bối cảnh xã hội đương đại.

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bài báo và phụ lục, luận án được cấu trúc trong 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát tín ngưỡng Ma Tổ ở Trung Quốc

Chương 2: Bối cảnh địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa xã hội đảo Hải Nam và tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam

Chương 3: Văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam trong giai đoạn hiện nay

Chương 4: Chức năng, vị thế văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ đảo Hải Nam trong bối cảnh đương đại và việc bảo tồn phát huy

Trang 16

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀKHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG MA TỔ Ở TRUNG QUỐC

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam ở các nước Đông Nam Á

Trên thế giới, sáu trên bảy lục địa có sự tồn tại của đền Ma Tổ và kho lưu trữ di sản văn hoá phi vật thể của Ma Tổ được phân bố rõ ràng ở nhiều quốc gia khác nhau như ở châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines ; châu Âu: Anh, Pháp, Đan Mạch ; Bắc Mỹ: Canada, Hoa Kỳ, Mexico ; Nam Mỹ: Brazil, Argentina ; châu Phi: Nam Phi, Mauritius ; châu Đại Dương: Úc, New Zealand

Việc nghiên cứu về văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ liên quan đến nhiều ngành học như Tôn giáo học, Xã hội học, Lịch sử học, Chính trị học, Văn học, Nghệ thuật học, Địa Lý học, Kiến trúc học, Truyền bá học, Quản lý học, Thể dục học, Y học Trên thế giới có các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia, Mỹ, Úc, Pháp, Ý nghiên cứu về văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ.

Chúng ta biết rằng, “Đảo Hải Nam là quê hương Hoa kiều nổi tiếng tại Trung Quốc, Hoa kiều Hải Nam xuất hiện sớm nhất từ thời nhà Tống Đời nhà Minh, nhiều thuyền triều cúng của các nước Nam Dương qua Quỳnh Châu đến Quảng Châu và nơi khác Khi cư dân nội địa Trung Quốc di cư vào đảo Hải Nam, có một số người Trung Quốc từ Hải Nam chuyển sang Nam Dương, tức là lịch sử di dân của vùng Đông Nam Á đương đại”[153] Trong nội dung này tôi tập trung giới thiệu về việc nghiên cứu văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam ở các nước Đông Nam Á có cùng khu vực địa lý với hòn đảo này như Việt Nam, Malaysia, Singapore, Thái Lan v.v

Trang 17

- Các nghiên cứu về Ma Tổ của đảo Hải Nam ở Việt Nam

Tín ngưỡng Ma Tổ truyền bá sang Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII theo bước chân di dân của người Hoa, vì vậy khi nhắc đến nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ của Việt Nam thì không thể không đề cập đến người Hoa Có nhiều học giả như Phan An, Ngô Hưng Đan, Chế Thị Hồng Hoa, Trần Kinh Hòa, Trần Hồng Liên, Lê Hồng Lý, Phan Thị Hoa Lý, Nguyễn Xuân Hương, Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Thanh Xuyên đã có nhiều nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ (ở Việt Nam gọi Ma Tổ là bà Thiên Hậu), tuy nhiên những nghiên cứu liên quan đến nhóm người Hoa gốc Hải Nam thì rất ít, xin tóm lược như sau:

Nguyễn Thị Thanh Xuyên trong bài “Tín ngưỡng Thiên Hậu ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh” có nhắc đến Người Mân Nam (nam Phúc Kiến) và

Hải Nam thích gọi bà là Đại Mẫu hoặc Ma Tổ (Mazu) [21, tr.21].

Nguyễn Ngọc Thơ có nhiều bài viết về tín ngưỡng này, ví dụ như bài

“Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong quan hệ với văn hóa truyền thống ởViệt Nam” [16], “Tìm hiểu lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu ở cộng đồng ngư dân

sông đốc” [19], “Tín ngưỡng Thiên Hậu vùng Tây Nam Bộ” [ 17] Đặc biệt,

tác giả Nguyễn Ngọc Thơ đã xuất bản cuốn sách Tín ngưỡng Thiên Hậu vùngTây Nam Bộ, trong đó có đề cập đến tín ngưỡng Thiên Hậu ở vùng đất HảiNam Tác giả cho rằng: “Tín ngưỡng Thiên Hậu xuất phát từ Hoa Nam (baogồm Hải Nam), Trung Quốc , được truyền bá đến Tây Nam Bộ trong quátrình di dân, tín ngưỡng Thiên Hậu của người Hoa đã không ngừng giải kiếntạo một phần nội hàm và ý nghĩa biểu trưng của mình để trở nên tương thíchhơn với các cộng đồng tín ngưỡng mới (Việt, Khmer v.v.), đồng thời cũng trảiqua quá trình tăng quyền văn hoá và chuyển dịch trọng tâm nhu cầu văn hoáđể gia tăng tính thiêng của tín ngưỡng - yếu tố bảo đảm tính bền vững củatruyền thống tín ngưỡng dân gian và khẳng nhận bản sắc tộc người”[17tr.7].

Trang 18

Tác giả Phan Thị Hoa Lý trong sách Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu ở ViệtNam dựa vào lý thuyết tiếp biến văn hoá và phương pháp điền dã, kết hợp với

dữ liệu lịch sử đã giới thiệu về tín ngưỡng Thiên Hậu của người Hoa gốc Hải Nam ở ở Tp.Hồ Chí Minh, Huế và Hội An về mặt kiến trúc (đền thờ), lịch sử truyền bá của tín ngưỡng Ma Tổ, lễ hội thờ cúng và đặc điểm sùng bái của họ Theo nhận định của tác giả này thì nhìn chung, nghi lễ thờ cúng Thiên Hậu của người gốc Hoa Hải Nam ở Việt Nam đa phần là giống nhau, đều thờ cúng ở Hội quán với tổ tiên, cái khác ở đây là về kiến trúc, càng đi xuống phía Nam thì các kiến trúc và nghi lễ cùng lễ vật thờ cúng càng hoàn chỉnh hơn (giống với kiến trúc, nghi lễ đền thờ Ma Tổ của Trung Quốc hơn) Cụ thể là ở miền Bắc kiến trúc đền thờ với màu xám, màu trắng làm chủ đạo trong khi kiến trúc ở miền Nam nhiều màu sắc đa dạng hơn như cam, đỏ giống với vùng Hoa Nam Trung Quốc Ngoài ra, lễ vật thờ cúng của mỗi vùng cũng có chút khác biệt, ví dụ như ở phố Hiến, những đồ thờ cúng tương tự như thờ Tứ Phủ như xôi, trầu, oản, mâm ngũ quả còn ở miền Nam thì có bánh bao chay, bí đao, đậu phụ, cà chua, cà rốt và cả hải sản, rất giống với vùng Hoa Nam Trung Quốc, nghĩa là bảo tồn bản sắc Ma Tổ Trung Quốc rõ nét hơn so với ở miền Bắc[8].

Lý Thiên Tích (Trung Quốc) trong bài viết “Một nghiên cứu sơ bộ về niềm tin Ma Tổ của người Hoa tại Việt Nam lấy Đền Thiên Hậu Hội quán Tuệ Thành của Thành phố Hồ Chí Minh là ví dụ”, vừa phân tích hai bia ký trong hội quán, vừa miêu tả tình hình truyền bá của tín ngưỡng Ma Tổ của người Hoa tại Việt Nam Sau đó, trần thuật về việc xây dựng, biến đổi và chức năng của đền Thiên Hậu tại Hội Quán Tuệ Thành Cuối cùng, tác giả cho rằng đền Thiên Hậu đó đã trở thành một di tích văn hoá và lịch sử của Việt Nam, điều này tiết lộ rằng niềm tin Ma Tổ của người Hoa ở Việt Nam đã được dung hòa vào văn hoá địa phương [108].

Trang 19

- Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam ở Malaysia

Cũng Lý Thiên Tích trong bài viết “Nhìn nhận về tín ngưỡng Ma Tổ của người Hoa và Hoa kiều tại Malaysia” có giới thiệu qua tình hình truyền bá của tín ngưỡng Ma Tổ tại Malaysia, sau đó phân tích ra ba đặc điểm, là: (1) Đền Ma Tổ được liên kết chặt chẽ với hội quán; (2) Tín ngưỡng Ma Tổ thờ cúng tổ tiên tương tác với nhau; (3) Người Hoa gốc Hải Nam luôn luôn thờ cúng Ma Tổ với Thủy Vĩ Thánh Nương và 108 Huynh Đệ Công [104].

Thạch Thương Kim (Trung Quốc) trong bài “Điều tra về tín ngưỡng dân gian của người Hoa gốc Hải Nam tại Malaysia” có nhắc đến, các vị thần chính trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa gốc Hải Nam tại Malaysia bao gồm Thiên Hậu, Thủy Vĩ Thánh Nương, Huynh Đệ Công, Tiển Phu Nhân Ở Malaysia, việc thờ thần biển dần dần mất tục xưa, trở thành một tiêu chí để phân biệt nhóm phương ngôn Hải Nam, nên tín ngưỡng dân gian của người Hoa gốc Hải Nam tại Malaysia có tính hỗn hợp, bao dung và thậm chí là tùy tiện [157].

Lưu Xuân Yến (Trung Quốc) trong bài “Đặc điểm của tín ngưỡng Ma Tổ của người Hoa tại Penang Malaysia - lấy ngôi đền Thiên hậu Hội quán Hải Nam tại Penang làm ví dụ”, tác giả dùng phương pháp điều tra điền dã và phân tích trường hợp cá biệt, vừa miêu tả kỹ về lịch sử, nhân khẩu của người hoa tại Penang, vừa giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa người Hoa tại Penang và tín ngưỡng Ma Tổ Bên cạnh đó, tác giả đã tóm tắt được đặc điểm tín ngưỡng Ma Tổ của người Hoa tại Malaysia như luôn luôn liên quan đến tộc người, người dự đa phần theo tông tộc mà tế cúng, khác với đặc điểm của Ma Tổ Mi Châu, Phủ Điền, Phúc Kiến [137].

Lâm Hi (Trung Quốc) trong bài “Bàn về đền Ma Tổ và giáo dục tiếng Hoa của Malaysia” đề cập giáo dục tiếng Hoa tại Malaysia quá phát triển, vì sao có thể phát triển như vậy? Một là do sự cố gắng và ủng hộ của những

Trang 20

người Hoa đã có thành tựu và địa vị trong xã hội Malaysia; hai là sự hỗ trợ mạnh mẽ của đền Ma Tổ [130].

Lý Hùng Chi (Trung Quốc) trong cuốn “Tổng quan đền Thiên Hậu tại Malaysia” có nhắc đến người thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu nhiều nhất là người Phúc Kiến, sau đó là người Hải Nam Ở Malaysia có nhiều đền Thiên Hậu Cung, trong đó Thiên Hậu Cung Lạc Thánh Lĩnh của hội quán Hải Nam tại Tuyết Long là đền nổi tiếng nhất Đền này xây dựng vào năm 1889 và trùng tu vào năm 1960 và năm 1989, vì lịch sử lâu dài và kiến trúc tinh tế mà ngôi đền này trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Kuala Lumpur Hình như tín ngưỡng Thiên Hậu (cũng gọi là Ma Tổ) được phổ biến trong người Hoa tại Malaysia [115].

- Các nghiên cứu về Ma Tổ của đảo Hải Nam ở Singapore

Yen Ching-hwang (Úc) trong cuốn A Social History of the Chinesein Singapore and Malay (Lịch sử xã hội của người Hoa tại Singapore và

Malay) cho rằng tín ngưỡng Ma Tổ là một trong những tín ngưỡng được Hoa kiều tin tưởng trong xã hội lịch sử Malaysia và Singapore [38].

Tăng Linh (Trung Quốc) trong bài “Thần Minh” trong ranh giới của cộng đồng: Một nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ của Singapore vào thời đại di dân” cho biết tín ngưỡng Ma Tổ là một phần quan trọng của cuộc sống tôn giáo người Hoa tại Singapore Sau khi dựa trên sự phân tích về tài liệu lịch sử và so sánh hình thái Ma Tổ địa phương và Ma Tổ của Mẫn Việt (bao gồm Hải Nam) phát hiện ra, tín ngưỡng Ma Tổ Singapore chủ yếu có ý nghĩa đoàn kết tộc người, nên mang đậm sắc thái cộng đồng hóa [167].

Tăng Vĩ (Trung Quốc) trong bài viết “Nghiên cứu về sự truyền bá và bản địa hoá văn hoá Ma Tổ tại Singapore” có viết, sau khi tín ngưỡng Ma Tổ không ngừng phân linh (bao gồm trường hợp phân linh từ đảo Hải Nam) sang nước ngoài, trong đó có Singapore Vì vậy, tác giả tập trung trình bày về quá trình truyền bá và bản địa hoá của tín ngưỡng Ma Tổ tại Singapore, qua đó

Trang 21

cung cấp một trường hợp về sự tích hợp hữu cơ của quốc tế hoá và bản địa hoá về văn hoá Ma Tổ [171]

Tiêu Văn Soái (Trung Quốc) trong bài “Đặc sắc và ý nghĩa lịch sử của tín ngưỡng Thiên Hậu trong xã hội người Hoa tại Singapore vào thế kỷ XIX -XX- lấy Thiên Phúc Cung, Việt Hải Thanh Miếu và Thiên Hậu Cung Quỳnh Châu làm ví dụ” cho rằng tín ngưỡng Ma Tổ truyền bá sang Singapore vì thương mại dịch vụ trên biển vào thế kỷ XV-XVIII Sau khi giới thiệu tỉ mỉ về phong cách kiến trúc đền, văn bia và lễ hội của ba đền liệt kê trên, tác giả cho rằng Thiên Hậu Cung là trung tâm tín ngưỡng của di dân người Hoa, có tác dụng liên lạc đồng hương, tăng cường sức đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau khi tha hương, trở thành cơ sở hình thành cộng đồng di dân người Hoa tại Singapore [155].

Lý Thiên Tích (Trung Quốc) trong bài viết “Sự ảnh hưởng và truyền bá của tín ngưỡng Ma Tổ của người Hoa tại Singapore”, có giới thiệu qua lịch sử truyền bá của tín ngưỡng Ma Tổ tại Singapore, sau đó cho rằng, tín ngưỡng Ma Tổ có những chức năng như “kích thích người Hoa đoàn kết phấn đấu, tham gia vào sự nghiệp từ thiện và ghim vào ký ức của quê hương ”[102].

- Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam ở Thái Lan

Lý Thiên Tích trong bài viết “Tín ngưỡng Ma Tổ của người Hoa tại Thái Lan và người Hoa Triều Sán” cho rằng, những năm đầu nhà Thanh và sau chiến tranh thế giới thứ II, là hai đỉnh điểm của sự di cư của người Phúc Kiến và người Quảng Đông (lúc ấy bao gồm người Hải Nam) sang Thái Lan Với người Hoa ra nước ngoài, đặc biệt là người Triều Sán, tín ngưỡng Ma Tổ được truyền bá sang Thái Lan và sự lan truyền của nó muộn nhất vào thời Càn Long của nhà Thanh Triều Sán gọi Ma Tổ là “Thê Thánh Ma” và niềm tin của Ma Tổ phản ánh rằng nó vẫn giữ được cả truyền thống tôn giáo của Trung Quốc và một phần của tôn giáo đặc điểm của hội nhập văn hoá địa phương [103].

Trang 22

Vu Thu Ngọc (Trung Quốc) trong bài “Bàn về tín ngưỡng Ma Tổ trong xã hội người Hoa tại Thái Lan” cho rằng người Hoa tại Thái Lan phổ biến thờ phụng Thiên Hậu Ma Tổ, đặc biệt là người Phúc Kiến, người Triều Châu và người Hải Nam Đền Ma Tổ rải rác ở tất cả các phủ huyện, tín ngưỡng Ma Tổ có ảnh hưởng lớn trong xã hội người Hoa tại Thái Lan, đối với họ, tín ngưỡng Ma Tổ có vai trò quan trọng, có thể giúp được họ dung hòa vào xã hội Thái Lan, kinh doanh thương mại liên quan đến biển khơi và thúc đẩy sự giao lưu văn hoá giữa Thái Lan và Trung Quốc [221].

Mã Lệ Na (Trung Quốc) trong bài “Tín ngưỡng của người hoa Thái Lan - giao tiếp xuyên dân tộc” cho rằng tín ngưỡng Ma Tổ có ý nghĩa đoàn kết người Hoa trong xã hội người Hoa tại Thái Lan, là một phương tiện truyền thông đa văn hoá đặc biệt để giữ gìn quan hệ xã hội của họ Thông qua sự nghiên cứu về quá trình truyền bá của tín ngưỡng Ma Tổ tại xã hội Thái Lan sẽ phát hiện ra tín ngưỡng Ma Tổ có ý nghĩa xã hội lớn dưới góc độ môi giới giao lưu xuyên văn hóa [210].

Nhìn chung, việc nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ đảo Hải Nam lan truyền sang vùng Đông Nam Á còn rải rác, tính hệ thống chưa cao Những tác giả nghiên cứu vấn đền này là người chuyên cứu về văn hoá tôn giáo và tín ngưỡng của người Hoa tại Trung Quốc, hoặc là người gốc Hoa đang sống ở nước ngoài Do đó, họ chủ yếu tập trung nghiên cứu quá trình truyền bá tín ngưỡng Ma Tổ như miêu tả và tóm lược lại tín ngưỡng Ma Tổ như dạng văn hoá địa phương nói chung chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống.

Trong các tác giả nói trên thì Lý Thiên Tích (Trung Quốc) đã có một loạt bài viết về sự truyền bá tín ngưỡng Ma Tổ ở Đông Nam Á, không chỉ viết về tín ngưỡng Ma Tổ lan truyền sang Việt Nam, Malaysia, Singapore, Thái Lan mà còn viết về Ma Tổ của Philippines, Indonesia Tuy nhiên, khi viết về tín ngưỡng Ma Tổ đảo Hải Nam thì thường gắn với tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông chứ không phân tích cụ thể về tín ngưỡng Ma Tổ của Hải Nam.

Trang 23

1.1.2 Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ ở Trung Quốc trong xã hộiđương đại

Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ trong xã hội đương đại thường là những nghiên cứu trường hợp từ một ngôi đền hoặc một địa phương cụ thể hay một lễ hội… đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của tín ngưỡng Ma Tổ trong bối cảnh đương đại Dưới đây là điểm luận một số công trình, bài viết tiêu biểu:

- Về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ với phát triển kinh tế ở các địa phương

Học giả Giang Kim Ba trong bài “ Đường lối mới để phát triển văn hóa du lịch Trung Quốc dưới góc độ toàn cầu” đã nhấn mạnh tính toàn cầu của văn hóa Ma Tổ, truyền đạt giá trị tinh thần của dân tộc Trung Hoa trong việc mở rộng và tiến bộ, đạo đức khoan dung và lối sống nhân ái và hòa bình, làm cho du lịch văn hóa Ma Tổ có ý nghĩa lịch sử và thực tiễn hết sức quan trọng Trong quá trình phát triển văn hóa Ma Tổ của Trung Quốc, đã xuất hiện tình trạng sản phẩm du lịch phát triển thấp kém và dị biệt, hoạt động du lịch đơn điệu và thiếu tính tham gia, ít hàng hóa du lịch, thiếu kế hoạch chuyên môn hóa hệ thống, cần một lượt phát triển mới với tầm nhìn toàn cầu, nâng cao văn hóa, lên kế hoạch cho các dự án du lịch triển vọng, phát triển hàng hóa du lịch có nội dung và đặc điểm, có thể nói là hướng dẫn lớn cho việc phát triển du lịch văn hóa Ma Tổ [92].

Phạm Chính Nghĩa trong bài "Giá trị thế tục và Tín ngưỡng bản chất: Sự chuyển đổi mới của Đền thờ dân gian - Nghiên cứu trường hợp Đền Hà Lâm tại Huệ An": Hiện nay, Đền Hà Lâm tại Huệ An, Phúc Kiến đang theo hướng phát triển "tài nguyên hóa" Thông qua việc phát triển giao lưu văn hóa tín ngưỡng xuyên khu vực, tôn vinh văn hóa truyền thống đặc sắc địa phương, tham gia vào các hoạt động từ thiện công ích địa phương, đền Hà Lâm đã xây dựng được vốn xã hội, văn hóa và biểu tượng mới Nhờ vào ba loại vốn này, Đền Hà Lâm có thể thu hút những người không phải là tín đồ Ma Tổ và nguồn lực từ ngoài thị trấn Hà Lâm vào đền, từ đó mở rộng ảnh hưởng của

Trang 24

mình Đáng chú ý là sự chuyển đổi phát triển của Đền Hà Lâm do chính những người tin tưởng địa phương, tức "bản thân", dẫn dắt "Bản thân" thông qua việc nhấn mạnh giá trị thế tục của đền để nâng cao ảnh hưởng mà không làm mất đi bản chất tín ngưỡng Sự khai thác giá trị thế tục của Đền Hà Lâm mà vẫn duy trì được bản chất phát triển tín ngưỡng, cung cấp cho chúng ta một ví dụ có thể tham khảo về cách thức truyền thống tín ngưỡng dân gian có thể hòa nhập tốt hơn vào xã hội hiện đại [224].

Từ Thanh Thanh trong bài "Sự biến đổi lịch sử và giá trị hiện đại của 'Tín ngưỡng thờ Ma Tổ Bang hội (thương hội) bán trà tại đền Thiên Hậu Phúc Châu" cho thấy sự phục hưng của văn hóa tín ngưỡng "Tín ngưỡng thờ Ma Tổ Thương hội bán trà" có lợi ích trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành trà Phúc Kiến Sự thành công trong việc đăng ký di sản "Tín ngưỡng thờ Ma Tổ của bang trà" giúp tái hiện lịch sử phát triển của trà Phúc Kiến vào thời kỳ gần đây Dựa trên nền tảng này, hoạt động "Hành trình trà Phúc Kiến trên Con đường Tơ lụa trên biển" đã được tổ chức, quảng bá mạnh mẽ ngành trà Phúc Kiến, tổ chức các diễn đàn giao lưu kinh tế thương mại đa dạng với các doanh nghiệp trà Phúc Kiến và doanh nghiệp địa phương, ký kết hợp đồng kinh tế thương mại về trà, tạo nền tảng tốt cho trà Phúc Kiến tiến ra thị trường rộng lớn hơn [225].

- Về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ với chủ trương, chính sách nhà nước

Kha Lực trong bài "Sự biến đổi niềm tin Ma Tổ dưới góc độ quan hệ giữa nhà nước và xã hội - Một trường hợp nghiên cứu về niềm tin Ma Tổ ở đảo Mi Châu" viết chính sách quốc gia lỏng lẻo, sự thay đổi của tình hình quốc tế, sự phát triển của các tổ chức dân gian là những nguyên nhân tạo nên sự phục hưng của niềm tin vào Ma Tổ; cũng chính vì lý do đó, những tổ chức tín ngưỡng dân gian mới có được không gian phát triển, cho phép chính phủ gạt bỏ xiềng xích ý thức hệ để tập trung vào thúc đẩy hòa bình thống nhất, phát triển kinh tế Qua trường hợp nghiên cứu về niềm tin Ma Tổ ở Mi Châu,

Trang 25

chúng ta phát hiện rằng, dưới tác động của sự chuyển mình lịch sử lớn lao ở cấp độ quốc gia, niềm tin vào Ma Tổ ở Trung Quốc đã trải qua một quá trình biến đổi phức tạp Trong quá trình phục hưng niềm tin Ma Tổ, sự lỏng lẻo trong chính sách tôn giáo của chính phủ đã tạo điều kiện tiên quyết cho sự phục hưng của nó, các tổ chức tín ngưỡng dân gian và tầng lớp tinh anh là lực lượng chủ chốt thúc đẩy sự phục hưng, trong khi nhu cầu của đại đa số tín đồ mới là nguyên nhân cơ bản của sự phục hưng Sự phục hưng của niềm tin Ma Tổ không phải là quá trình phục hồi đơn giản mà là một quá trình tái tạo; không phải là sự chấp nhận bị động mà là một quá trình nỗ lực chủ động Trong quá trình này, giữa quốc gia và xã hội ở cấp độ vĩ mô, cũng như giữa nhân viên chính phủ với tổ chức hội Ma Tổ và đại đa số tín đồ ở cấp độ vi mô, đã xuất hiện mối quan hệ phức tạp giữa căng thẳng và nới lỏng, xung đột và hợp tác [95].

Trong bài viết "Sự xây dựng đương đại của tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng thực tế, nghiên cứu so sánh về tín ngưỡng Ma Tổ ở ba vùng Thiên Tân, Phúc Kiến, Quảng Đông” của Trương Tiểu Nghệ và Lý Hướng Bình, dựa trên các trường hợp khác nhau về kiểu xây dựng tín ngưỡng Ma Tổ ở ba vùng Thiên Tân, Phúc Kiến, Quảng Đông, thuộc loại nghiên cứu so sánh trường hợp có liên kết lý thuyết nội tại và đặc điểm thực tế Ba trường hợp này phân bố ở vùng Hoa Bắc Trung Quốc, Đông Nam và Hoa Nam Trung Quốc, tương ứng thể hiện ba mô hình xây dựng tín ngưỡng là "do chính phủ dẫn dắt", "từ giới tinh hoa dân gian chuyển sang xây dựng chung giữa chính phủ và dân gian", "quản lý tự trị của làng xã" [179].

Trong luận văn thạc sĩ "Góc nhìn dân gian kinh tế về Cung Thiên Phi Nam Kinh" của Trần Phán tại Đại học Sư phạm Nam Kinh tháng 6 năm 2016, cho biết việc tái xây dựng Cung Thiên Phi Nam Kinh là kết quả của nhiều yếu tố, là quyết định của chính phủ dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa và các yếu tố khác vào thời điểm đó Sau khi Cung Thiên Phi Nam Kinh được

Trang 26

tái xây dựng, nó đã tạo ra ảnh hưởng trong quá trình đổi mới đô thị ở Hạ Quan và đã đóng vai trò như một sợi dây liên kết giữa nhóm thương nhân Phúc Kiến tín ngưỡng Ma Tổ và kinh tế Hạ Quan, thông qua hoạt động kinh tế của thương nhân Phúc Kiến ở Hạ Quan, cũng là một cách để ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và thay đổi cấu trúc kinh tế của Hạ Quan [187].

Tiền Kim Hàng trong luận án "Di sản văn hóa phi vật thể dưới góc độ truyền thừa và biến đổi tín ngưỡng dân gian Phúc Kiến" nói đến lễ hội "Ma Tổ về nhà mẹ" tại cảng Hiền Lương và lễ hội "Tế biển Ma Tổ" ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ chủ yếu là do: 1 Đền tổ Ma Tổ (tổ miếu) nỗ lực khai thác lịch sử, kiên trì đổi mới dựa trên nền tảng truyền thống theo yêu cầu của thời đại; 2 Nhà nước đã thiết lập một loạt cơ chế bảo vệ và truyền thừa di sản văn hóa phi vật thể để khuyến khích và hỗ trợ việc truyền thừa và phổ biến di sản văn hóa phi vật thể [185].

Trần Xuân Dương, Lâm Quốc Bình trong bài "Lễ hội văn hóa và tín ngưỡng dân gian Phúc - Đài - Tập trung vào lễ hội văn hóa Quan Đế Đông Sơn và lễ hội văn hóa Ma Tổ Mi Châu" cho rằng lễ hội văn hóa mang tên thần linh là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử cụ thể, dưới điều kiện lịch sử cụ thể, sự kết hợp này cung cấp một phương tiện linh hoạt cho việc hợp pháp hóa tín ngưỡng dân gian, cũng như thúc đẩy sự phục hưng của tín ngưỡng dân gian Tuy nhiên, do sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền, lễ hội văn hóa mang tên thần linh có màu sắc chính thức rõ rệt, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của tín ngưỡng dân gian, cụ thể là hợp pháp hóa tín ngưỡng dân gian, chức năng chính trị của thần linh, quy chuẩn hóa các hoạt động tế lễ, giải trí hóa các sự kiện lễ hội, và quy mô hóa hoạt động đi lễ Đồng thời, "lễ hội văn hóa" cũng khai thác và củng cố ý nghĩa văn hóa của tín ngưỡng dân gian, một cách khách quan làm giảm bớt tính thiêng liêng và bí ẩn của tín ngưỡng dân gian, từ đó trao cho tín ngưỡng dân gian những đặc điểm thời đại [186].

Trang 27

"Ma Tổ: Từ tín ngưỡng dân gian đến di sản văn hóa phi vật thể" của Vương Tiêu Băng và Lâm Hải Thông nhìn lại và suy ngẫm về quá trình lịch sử của tín ngưỡng Ma Tổ từ một niềm tin dân gian địa phương phát triển thành "di sản phi vật thể" của nhân loại, chúng ta có thể nhận ra mối tương tác, cấu trúc lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chính trị quốc gia và các xu hướng văn hóa xã hội với tín ngưỡng dân gian Đối với chủ thể mang tín ngưỡng dân gian, "di sản phi vật thể" không chỉ là phương tiện để niềm tin này đạt được tính hợp pháp trong xã hội hiện đại, mà còn nên trở thành cơ hội cho tự suy ngẫm, tự cải tạo và tái cấu trúc bản thân [229].

Tóm lại, qua các nghiên cứu về Ma Tổ, có thể thấy đa số nghiên cứu bắt đầu từ văn hóa Ma Tổ của một khu vực cụ thể, khảo sát nguồn gốc từ tài liệu, và chú ý đến tình hình phát triển hiện tại, chức năng xã hội được thực hiện, cũng như việc bảo tồn và phát triển văn hóa Ma Tổ Số lượng nghiên cứu liên quan đến văn hóa Ma Tổ khá nhiều và phạm vi nghiên cứu cũng khá rộng lớn.

1.1.3 Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam

Ở Trung Quốc, nhiều tỉnh hoặc vùng có thờ Ma Tổ, và tài liệu lưu trữ về di sản văn hoá phi vật thể của Ma Tổ cũng nằm rải rác ở các địa phương này Chủ yếu có: Liêu Ninh (Đông Bắc Trung Quốc), Sơn Đông, Giang Tô, Giang Tây, Chiết Giang, An Huy, Phúc Kiến, Thượng Hải và Đài Loan (vùng Hoa Đông Trung Quốc), Hà Bắc, Sơn Tây, Bắc Kinh, Thiên Tân ; Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam ; Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồng Kông, Macao (vùng Hoa Nam Trung Quốc), Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu, Vân Nam, Tây Tạng (vùng Tây Nam Trung Quốc) Hiện không có tư liệu đáng tin cậy cho thấy có tín ngưỡng Ma Tổ ở vùng Tây Bắc Đối với cùng một khu vực, việc phân bố văn hoá phi vật thể của Ma Tổ cũng bị phân tán.

Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ ở Trung Quốc khá phong phú, tuy nhiên nội dung chủ yếu tập trung về sự hình thành và truyền bá của văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ, cơ sở (kiến trúc) thờ cúng Ma Tổ, nghi lễ cúng bái, mối

Trang 28

quan hệ giữa văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ với địa lý Việc nghiên cứu về văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở các tỉnh rất ít, việc khảo sát sơ bộ cũng không nhiều Văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam đã có lịch sử lâu đời Ngay từ triều đại Tống và Nguyên, văn hoá Ma Tổ đã lan rộng ra đảo Hải Nam cùng với những người Phúc Kiến Hiện nay ngôi đền lâu đời nhất tại đảo Hải Nam là đền Thiên Hậu nằm ở Bạch Sa Môn tại thành phố Hải Khẩu với lịch sử hơn 800 năm Văn hoá tín ngưỡng này được kế thừa và phát triển không những vì ngư dân tin cậy mà còn là kết quả của việc giao lưu văn hoá giữa đảo Hải Nam với bên ngoài, cũng là văn hoá độc đáo của đảo Hải Nam Cho đến nay chưa có công trình nào trình bày một cách hệ thống về văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ của cộng đồng người Hải Nam Các công trình, bài viết về Ma Tổ ở đảo Hải Nam tập trung vào các chủ đề như sau:

- Nhóm công trình, bài viết về lịch sử tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải NamTrong cuốn Quỳnh Đài Chí (năm Chính Đức 1506-1521) ghi rằng muộn

nhất vào thời nhà Nguyên, ở Quỳnh Sơn (nay là Hải Khẩu), Vạn Châu (nay là Vạn Ninh), Nhai Châu (nay là Tam Á) và Cảm Ân (nay là Đông Phương), đã có “Đền Thiên Hậu” Tiếc là hiện nay chỉ còn đền Thiên Hậu [70].

Tiến sĩ Vương Nguyên Lâm, Phó giáo sư của Khoa lịch sử tại Đại học Ký Nam trong bài “Tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh” đã nghiên cứu về hiện tượng tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam vào hai triều đại Minh - Thanh Tác giả cho rằng theo thống kê số lượng những người xây dựng đền có tên là khoảng 70 người, trong đó có 58 quan chức triều đình (hầu hết là quan huyện, tri huyện địa phương) và gần 10 thương nhân tham gia xây dựng đền thờ Quê quán của họ đa phần là Quảng Đông Từ đó ông cho rằng: quan viên triều đình là chủ thể thúc đẩy sự phát triển của văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ tại đảo Hải Nam Sở dĩ văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ tại đảo Hải Nam có thể phát triển là vì đền Ma Tổ luôn luôn xuất hiện với hình thức hội quán dưới sự phát triển của khu vực và sự thịnh

Trang 29

vượng của công nghiệp và thương mại Đồng thời, chính phủ và các doanh nhân cũng đã tham gia vào việc thúc đẩy sự phát triển của tín ngưỡng Ma Tổ Ngoài ra, sự di dân của người Phúc Kiến và việc chống lại cướp biển quân sự cũng là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội Hải Nam trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh [227].

Nhà nghiên cứu người Nhật Kobayashi (小叶田淳) trong sách Hải Namđảo sử cũng có nhắc đến: “đền Thiên Hậu sớm nhất của đảo Hải Nam ở Bạch Sa

Luật tại Hải Khẩu được xây dựng vào triều Nguyên” Thực ra thì ở Bạch Sa Luật trong lịch sử có ba đền, nhưng đến nay hai đền chỉ còn phần nền móng [ 156 ].

Theo Tổng quan địa chí của địa chí đảo Hải Nam thì triều Nguyên có 5

ngôi đền Thiên Hậu, đến triều Minh và triều Thanh thì tăng thêm đến 42 ngôi đền, nằm khắp 13 châu huyện tại đảo Hải Nam, trong đó số lượng nhiều nhất là huyện Văn Xương có hơn 11 ngôi đền, sau đó là Vạn Ninh với 7 ngôi Qua đó cho thấy từ thời đó phong tục cúng bái đã rất phổ biến tại đảo Hải Nam [157].

Trong thời cận đại số lượng đền tại đảo Hải Nam ngày càng nhiều Ví dụ như riêng tại cảng Tân Phụ ở Hải Khẩu đã có 6 ngôi đền, còn một số thôn xã của Lâm Cao cũng có nhưng số lượng ít hơn, mỗi thôn khoảng 2 ngôi đền Riêng những đền tại cảng khẩu, bến đò và chỗ thông thương với nước ngoài ở ven biển đã có hơn 100 ngôi [79].

Lý Quyên và Vương Nguyên Lâm trong bài “Sự so sánh của sự sùng bái của Tiển Phu Nhân và tín ngưỡng Ma Tổ của Đảo Hải Nam”, thông qua phương pháp phân tích địa phương chí cho rằng, tuy số lượng đền thờ Ma Tổ nhiều nhưng không bằng địa vị chính trị của Tiển Phu Nhân - 冼 夫 人 (sinh ngày 24 tháng 11 năm 512 – mất ngày 18 tháng 1 năm 602, dân tộc Lý, là nữ thủ lĩnh vùng Lĩnh Nam cuối đời Nam Bắc triều, đầu đời Tùy trong lịch sử Trung Quốc) Theo ông, tín ngưỡng Ma Tổ mang đậm sắc thái giao thông, quân sự và thương mại [ 109].

Trang 30

- Nhóm công trình, bài viết về sự truyền bá Tín ngưỡng Ma Tổ từ các địaphương đến đảo Hải Nam

Hồ Đông Chí trong bài “Nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ và văn hoá biển Hải Nam” cho rằng, tín ngưỡng Ma Tổ đã truyền bá đến Hải Nam đã có hơn 700 năm Sở dĩ tín ngưỡng Ma Tổ có thể được truyền bá thịnh vượng và phát triển mạnh mẽ, thậm chí lại từ đảo Hải Nam truyền bá đến nơi khác đều liên quan chặt chẽ đến môi trường biển Tìm hiểu về tín ngưỡng Ma Tổ, không những có thể hiểu được lịch sử phát triển và hiện trạng của tín ngưỡng Ma Tổ tại Hải Nam mà còn có thể hiểu được thuộc tính biển trong xã hội Hải Nam [91].

Tiết Thế Trung trong bài “Sự truyền bá và ảnh hưởng của tín ngưỡng Ma Tổ tại vùng Việt Quỳnh”, bằng cách tham khảo hơn 60 địa chí của tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hải Nam, thu thập dữ liệu được ghi lại về đền Ma Tổ mà khám phá ra đặc điểm, ảnh hưởng và ý nghĩa của sự truyền bá và ảnh hưởng của tín ngưỡng Ma Tổ tại vùng Việt Quỳnh [152].

Lý Hiến Chương trong cuốn Nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ vừa miêu

tả kỹ đền Ma Tổ bằng tài liệu lịch sử, vừa miêu tả sự truyền bá của tín ngưỡng Ma Tổ từ Phúc Kiến chuyển sang phía bắc như Giang Chiết, Sơn Đông và Hà Bắc, chuyển vào phía nam như Quảng Đông, Hải Nam, Đài Loan và Nhật Bản Có thể coi đây là nghiên cứu sâu rộng và chi tiết nhất về việc truyền bá tín ngưỡng Ma Tổ [118].

Lý Lộ Lộ trong bài “Tín ngưỡng Ma Tổ” cũng có nhắc đến sự truyền bá của tín ngưỡng Ma Tổ, sự phân phố tín ngưỡng ở phía bắc, nam và hải ngoại, nhưng không đề cập đến các yếu tố thúc đẩy sự lan truyền của nó [96].

Tăng Đình trong bài “Nghiên cứu tín ngưỡng hải thần của Hải Nam”có nhắc đến đảo Hải Nam có hơn 100 ngôi đền Ma Tổ và đền sớm nhất được xây dựng vào nhà Nguyên, đền Thiên Hậu cung đầu tiên này nằm ở phố Trung Sơn thành phố Hải Khẩu, đến nay đã hơn 700 năm Trong đó, có giới thiệu về lễ hội Ma Tổ vào các ngày 23 tháng Ba và ngày 9 tháng Chín âm lịch, ngư

Trang 31

dân Hải Nam, đặc biệt là ngư dân của thị trấn Đông Doanh, thị trấn Phô Tiền, thị trấn Thanh Lan Lễ hội này gồm năm bước lễ là lễ rượu lớn, lễ rượu sạch, lễ dạo chơi, “về nhà mẹ đẻ” và lễ "lấy tro hương" của Lễ Phân thần Tín ngưỡng hải thần như Ma Tổ, Thủy Vĩ Thánh Nương, 108 Huyên Đệ Công đều mang ước nguyện của ngư dân cầu ngư kiếm sống, đồng thời cũng có nhiều chức năng khác nhau như cầu con, cầu quan, cầu mưa, hướng dẫn hướng đi cho tàu bè, giúp đỡ trong chiến đấu [168].

Giáo sư Châu Vĩ Dân của đại học Hải Nam cho rằng, sở dĩ tín ngưỡng này được phát triển và phổ biến là vì đảo Hải Nam là đảo ven biển, cũng là đảo di dân mà đa phần đến từ Quảng Đông và Phúc Kiến vốn có phong tục cúng bái Ma Tổ Ngoài ra, còn có những tiền đề thuận lợi như những truyền thuyết thể hiện sự mầu nhiệm của Ma Tổ và sự sắc phong của triều đình cho nên được phổ biến khắp đảo [57].

Lý Nhất Minh trong bài “Quan hệ con đường tơ lụa trên biển cổ đại và tín ngưỡng Ma Tổ” cho rằng, sự phát triển của con đường tơ lụa trên biển cổ đại vừa có thể thúc đẩy sự phát triển của đảo Hải Nam và sự phát triển kinh tế xã hội, vừa thúc đẩy sự truyền bá tín ngưỡng Ma Tổ đến Hải Nam Mối quan

hệ chủ yếu được phản ánh như sau: Thứ nhất, dọc theo con đường tơ lụa trên

biển kể từ triều đại nhà Tống và nhà Nguyên, kinh tế ven biển phía đông nam Trung Quốc và sự bùng nổ thương mại hàng hải của Hải Nam, trong khi đó, một số lượng lớn người nhập cư vào các khu vực của đảo Hải Nam.Sự kiện Trịnh Hòa xuống vùng Tây Dương vào triều đại nhà Minh đã thúc đẩy sự

lan truyền và phổ biến của tín ngưỡng Ma Tổ ở Hải Nam; Thứ hai, người

nhập cư và doanh nhân gốc Phúc Kiến, Quảng Đông và nơi khác, tích cực ủng hộ việc xây dựng và tham gia vào việc khôi phục và xây dựng lại các

ngôi đền Ma Tổ Thứ ba, tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam chủ yếu tập

trung ở hải cảng, bến đò Đồng thời, tín ngưỡng Ma Tổ được lan rộng ra nước ngoài dọc theo con đường tơ lụa trên biển [116].

Trang 32

Giáo sư Lý Khánh Tân trong bài “Nghiên cứu sơ bộ về Tín ngưỡng Ma Tổ Quảng Đông và sự biến đổi của tín ngưỡng này” cho rằng, vùng Quảng Đông là một trong những vùng được truyền bá tín ngưỡng Ma Tổ Tác giả đã tóm tắt sự phân bố các đền của các vùng khác nhau của Quảng Đông (bao gồm Hải Nam) và xem xét mối quan hệ giữa người Phúc Kiến di cư vào Quảng Đông và sự truyền bá của tín ngưỡng Ma Tổ, để phân tích ra sự dung hòa của tín ngưỡng Ma Tổ và văn hoá Nam Việt, đồng thời khám phá quá

trình “sáng tạo” về mặt thay đổi [98].

- Các nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam hiện nay

Các nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ hiện nay không nhiều, tập trung vào một số vấn đề chính sau đây:

+ Về tình hình khôi phục và phát triển văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ hiện nay:

Lưu Phúc Chú trong trong báo cáo “Tình trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng của sự truyền bá văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam” không những xác định và bổ sung số lượng đền Ma Tổ của đảo Hải Nam theo phương chí ngày xưa, mà còn điều tra tình hình khôi phục và phát triển của văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam vào đương đại Tín ngưỡng Ma Tổ là một tín ngưỡng dân gian, và nhiều đền thờ Ma Tổ trên đảo Hải Nam không được ghi chép trong các tài liệu lịch sử, do đó, số lượng thực tế các đền thờ Ma Tổ trên toàn đảo xa vượt qua số lượng được ghi chép trong các sách sử, với ước lượng "hơn 100 ngôi" (Trần Cảnh, 2007), và cũng có báo cáo nói rằng có tới hơn 200 ngôi (Hứa Xuân Mai, 2014) Mặc dù từ thời kỳ Dân Quốc trở đi, cùng với sự phát triển của xã hội, tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, các phong trào như "dẹp bỏ mê tín" và "phá cũ xây mới" trong thời kỳ Văn hóa Cách mạng đã gây ra hàng loạt vụ phá hủy các đền thờ Ma Tổ, văn hóa Ma Tổ ở Hải Nam cũng thể hiện sự suy tàn và gián đoạn Nhưng sau thời kỳ cải cách và mở cửa, đặc biệt là sau khi "Tín ngưỡng Ma Tổ" được

Trang 33

UNESCO công nhận vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của Nhân loại vào tháng 9 năm 2009, văn hóa Ma Tổ ở Hải Nam đã được phục hưng Hiện nay, theo thông tin được tiết lộ, đã có hàng chục đền thờ Ma Tổ được phục hồi trên đảo Một số được xếp vào danh sách di tích bảo vệ, nhưng phần lớn vẫn là đền thờ do người dân tự quản Ngày 5 tháng 1 năm 2011, "Hiệp hội Trao đổi Văn hóa Ma Tổ tỉnh Hải Nam" đã được thành lập tại Hải Khẩu, với sự tham dự của hơn 500 người đại diện cho tín đồ Ma Tổ, đại biểu doanh nhân Đài Loan tại Hải Nam từ Hải Nam, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và các khu vực khác, bao gồm cả Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chính phủ Trung ương Trung Quốc, Châu Tiết Nông Một số địa phương ở tỉnh Hải Nam cũng đã thành lập các hiệp hội trao đổi văn hóa Ma Tổ, một số thậm chí do chính phủ hoặc doanh nghiệp dẫn dắt, thành lập các khu vực văn hóa Ma Tổ, kết hợp văn hóa truyền thống với xây dựng kinh tế, hợp tác hòa nhập và phát triển chung Qua đó tìm hiểu nguyên nhân về sự thịnh vượng của văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam và ảnh hưởng chính của nó [138].

Lý Nhất Minh, Tống Khả Ngọc trong bài “Sự truyền bá và phổ biến của tín ngưỡng Ma Tổ tại đảo Hải Nam và giá trị đương đại của nó” giới thiệu tình hình phân bố của đền Ma Tổ vào nhà Nguyên, Minh Thanh và hiện trạng sự truyền bá tín ngưỡng của Hải Nam đến các đảo Biển Đông và hải ngoại để tìm hiểu giá trị đương đại của tín ngưỡng này Theo các tác giả, đền Ma Tổ ở đảo Hải Nam thường phân bố ở các cảng, bến đò, làng chài ven biển, v.v Điều này không chỉ liên quan đến sự phát triển của Con đường Tơ lụa trên biển cổ đại thúc đẩy sự lan truyền tín ngưỡng Ma Tổ ở Hải Nam, mà còn bởi vì ngư dân Hải Nam sùng bái Ma Tổ, thường xây dựng đền thờ để cúng bái bên bờ biển Sau khi tín ngưỡng Ma Tổ đặt rễ ở đảo Hải Nam, nó nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn đảo Đồng thời, người dân Hải Nam cũng đã truyền bá tín ngưỡng Ma Tổ đến các đảo ở Biển Đông và khu vực Đông Nam

Trang 34

Á, nhờ vào ngư dân Hải Nam và người Hải Nam ở hải ngoại Tín ngưỡng Ma Tổ ở Hải Nam có lịch sử lâu dài và ảnh hưởng rộng lớn, lan tới các quốc gia nước ngoài như Singapore, Malaysia, v.v Đến nay, tín ngưỡng Ma Tổ vẫn có cơ sở quần chúng rộng lớn ở đảo Hải Nam và vẫn giữ vững giá trị văn hóa và xã hội tích cực trong thời đại ngày nay Tín ngưỡng Ma Tổ trong xã hội đương đại vẫn còn giá trị văn hoá tích cực như sau: (1) có ích cho xã hội hài hòa; (2) có ích cho việc thúc đẩy đổi mới di sản văn hoá và phát triển kinh tế du lịch; (3) có thể thúc đẩy sự giao lưu văn hoá quốc tế [117].

Trần Cảnh trong bài "Một niềm tin dân gian giản dị, trải qua hàng nghìn năm vẫn tiếp nối không ngừng - Văn hóa Ma Tổ phổ biến ở Hải Nam 700 năm" trên “Nhật báo Hải Nam” vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, nhắc đến đến thời kỳ gần đây, số lượng đền thờ Ma Tổ ở Hải Nam không hề giảm mà còn tăng lên Theo điều tra của tác giả này: riêng ở Đảo Tân Bộ Hải Khẩu có tới 6 đền "Thiên Hậu Cung", và ở các thị trấn như Điều Lâu và Tân Doanh ở Lâm Cao, một số làng thậm chí có hai đến ba đền thờ Ma Tổ Thực tế, ở Hải Nam, chỉ cần là khu vực ven biển có cảng, bến tàu và thương cảng đều có đền Ma Tổ, ước tính số lượng đã vượt qua 100 ngôi [194].

+ Các nghiên cứu phục hồi văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ gắn với phát triển du lịch:

Châu Thông trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu về chiến lược quy hoạch làng xã trong khu vực thí điểm đầu tiên của Đảo Du lịch Quốc tế Hải Nam dưới sự phục hưng của nông thôn” đề cập đến chiến lược phát triển dịch vụ du lịch trong kế hoạch tổng thể của khu vực thí điểm Đảo Du lịch Quốc tế Hải Nam bao gồm cả chiến lược phục hưng văn hóa Ma Tổ Nội dung chính của chiến lược phục hưng văn hóa Ma Tổ chủ yếu tập trung vào các làng Lê Phong, Lê An, Lê Minh (khu vực ba Lê) Các làng này chủ yếu phân bố ở phía đông và phía tây hồ Lê An, xung quanh làng có biển và núi, ban đầu đều là làng chài với nền văn hóa Ma Tổ đậm đà, đồng thời nằm ở khu vực bảo vệ

Trang 35

cỏ biển cảng Lê An Làng nên phát triển du lịch văn hóa Ma Tổ dựa trên nét đặc trưng văn hóa Ma Tổ Khu vực ba Lê thiếu nguồn lực đất đai, mô hình sản xuất truyền thống của làng bị ảnh hưởng, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, tương lai nên tích hợp nguồn lực đất đai, dựa vào đền Ma Tổ và các công trình kiến trúc lịch sử, kết hợp với phong tục văn hóa Ma Tổ, lên kế hoạch cho các dự án như đền Ma Tổ, trải nghiệm lễ Ma Tổ, công viên văn hóa Ma Tổ, bảo tàng văn hóa Ma Tổ, không chỉ có thể phục hưng văn hóa Ma Tổ mà còn có thể thúc đẩy việc làm cho người dân làng, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi và nâng cấp ngành công nghiệp của làng Tuy nhiên, nội dung chiến lược quy hoạch làng mà nội dung đề cập chỉ là suy nghĩ về chiến lược quy hoạch cho các làng thí điểm trên Đảo Du lịch Quốc tế Hải Nam và chưa thực hiện được [56].

Trong bài viết “Nghiên cứu về bảo tồn và phát triển du lịch văn hóa Ma Tổ ở Hải Nam” của Kim Vinh, việc bảo tồn và phát triển du lịch văn hóa Ma Tổ ở Hải Nam đang ở giai đoạn sơ khai, phổ biến tồn tại các vấn đề như quy mô miếu Ma Tổ nhỏ, giao thông không thuận tiện, phương pháp quản lý lạc hậu, tính tham gia của người dân thấp [89].

1.1.4 Nhận xét, đánh giá

- Về kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước

Thông qua tổng quan về các công trình nghiên cứu về văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam ở nước ngoài như Việt Nam, Malaysia, Singapore, Thái Lan và các nghiên cứu về văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam ở Trung Quốc cho thấy văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ có phạm trù rộng lớn, liên quan đến cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân Theo đó, các công trình nghiên cứu về đề tài này rất phong phú, đề cập đến các khía cạnh khác nhau của văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ nói chung.

Các nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam và các địa phương khác tại Trung Quốc đã cung cấp một cái nhìn sâu rộng về sự phát

Trang 36

triển, phổ biến và ảnh hưởng của tín ngưỡng này trong xã hội Từ việc tập trung vào lịch sử hình thành, sự truyền bá của tín ngưỡng, cơ sở kiến trúc thờ cúng, đến các nghi lễ cúng bái và mối quan hệ giữa văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ với địa lý, những nghiên cứu này không chỉ phản ánh độ sâu văn hóa mà còn cho thấy sự linh hoạt và thích ứng của tín ngưỡng trong bối cảnh đương đại Từ những nghiên cứu đã thực hiện, có thể rút ra một số gợi ý cho tác giả muốn tiếp tục nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ như khám phá sự đa dạng địa phương, nghiên cứu về tác động xã hội và kinh tế, phân tích quan hệ giữa tín ngưỡng và môi trường biển, bảo tồn và kế thừa, v.v

Các nghiên cứu về tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam khá nhiều, chủ yếu giới thiệu sơ lược về tín ngưỡng, hoặc thông qua phân tích tài liệu lịch sử để nghiên cứu về sự truyền bá văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ từ Phúc Kiến và Quảng Đông truyền bá đến đảo Hải Nam, hoặc từ đảo Hải Nam đến một quốc gia nào đó thuộc vùng Đông Nam Á, hoặc một số công trình nghiên cứu dựa trên chính sách tuyên truyền của chính phủ Đây là những tài liệu cần thiết giúp tác giả luận án có được cái nhìn tổng quan về diện mạo văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam ở Đông Nam Á nói chung và ở đảo Hải Nam nói riêng.

Mặc dù có nhiều tài liệu nghiên cứu về văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam, nhưng thông qua công tác khảo sát điền dã, tác giả cần phải tiến hành phân tích và sàng lọc những loại tài liệu (chủ yếu là các loại tài liệu cổ tích) để phục vụ công việc nghiên cứu của đề tài.

Các nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam hiện nay thì chủ yếu tập trung vào 4 mặt dưới đây:

Phục hồi và bảo tồn: Sự phục hồi mạnh mẽ của tín ngưỡng Ma Tổ ở Hải Nam sau thời kỳ suy giảm do các chính sách từ thời kỳ Dân Quốc và các phong trào văn hóa sau này cho thấy nỗ lực lớn trong việc bảo tồn và khôi phục văn hóa tín ngưỡng truyền thống Sự tham gia của cả cộng đồng và

Trang 37

chính phủ trong việc tái thiết các đền thờ và tổ chức các hiệp hội văn hóa là bằng chứng cho sự quan tâm cao độ tới việc giữ gìn di sản văn hóa.

Sự phổ biến và lan truyền: Tín ngưỡng Ma Tổ không chỉ giới hạn ở đảo Hải Nam mà còn được truyền bá rộng rãi tới các đảo Biển Đông và các khu vực Đông Nam Á thông qua cộng đồng ngư dân Hải Nam và người Hải Nam ở hải ngoại Điều này cho thấy tín ngưỡng Ma Tổ không chỉ là một phần của văn hóa dân gian mà còn là một yếu tố quan trọng trong giao lưu văn hóa và kết nối cộng đồng

Du lịch và kinh tế: Các nghiên cứu cho thấy việc phục hồi và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ đã và đang được tích hợp vào chiến lược phát triển du lịch của đảo Hải Nam Các đền Ma Tổ không chỉ là địa điểm thờ tự tâm linh mà còn trở thành điểm thu hút du lịch, giúp thúc đẩy kinh tế địa phương và tạo việc làm cho cộng đồng Tuy nhiên, các thách thức như quy mô miếu Ma Tổ nhỏ, giao thông không thuận tiện, và phương pháp quản lý cần được giải quyết để tối ưu hóa giá trị du lịch.

Giao lưu văn hóa quốc tế: Tín ngưỡng Ma Tổ có khả năng thúc đẩy giao lưu văn hóa quốc tế, nhất là giữa cộng đồng người Hải Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác, cũng như với các khu vực có cộng đồng người Hoa Điều này mở ra cơ hội cho sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường mối quan hệ thông qua văn hóa và tín ngưỡng chung.

- Những vấn đề đặt ra cho việc tiếp tục nghiên cứu của đề tài này

Từ kết quả tổng quan cho thấy văn hoá tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam nhìn chung còn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện, và đây chính là vấn đề chính đặt ra cho đề tài luận án này.

Trước hết, trong luận án của mình, tôi tiến hành khảo sát một cách hệ thống về đền thờ, nghi lễ thờ phụng và vai trò của nữ thần trong các cấp độ gia đình, dòng họ, cộng đồng cư dân địa phương, tập trung vào giai đoạn hiện nay Qua đó, góp phần làm rõ thực trạng và những xu hướng giao lưu tiếp

Trang 38

biến trong văn hoá tín ngưỡng nữ thần biển ở đảo Hải Nam, từ vị thần có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đã dung hợp vào cuộc sống cư dân địa phương, đã và đang được hồi sinh, phát triển trong đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội đảo Hải Nam hiện nay như thế nào.

Hi vọng đây sẽ là một trường hợp nghiên cứu có thể cung cấp thêm một phần nào đó tư liệu cho các nghiên cứu khác về Ma Tổ ở đảo Hải Nam nói riêng, ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á nói chung.

1.2 Khái niệm và cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO): “Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cần có tự hào về quá khứ của mình để bảo vệ và phát triển văn hoá của mình vào kho tàng văn hoá nhân loại Sự đa dạng trong tín ngưỡng, tức niềm tin tín ngưỡng, biểu hiện rất khác nhau, xuyên qua không gian và thời gian, phụ thuộc hoàn cảnh địa lý - lịch sử của từng quốc gia, từng dân tộc” Thực tế cho thấy, vấn đề tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng không chỉ thu hút sự quan tâm của các học giả trong nước mà còn trên khắp thế giới Ở nội dung này, tác giả sẽ đề cập đến những khái niệm liên quan như: Tín ngưỡng, văn hoá tín ngưỡng, tín ngưỡng Ma Tổ và văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ.

- Quan niệm tín ngưỡng

Cũng như nhiều khái niệm khác, tùy từng bối cảnh và mục đích nghiên cứu mà mỗi tác giả lại đưa ra cách hiểu khác nhau về khái niệm này.

Ở Việt Nam, khái niệm “tín ngưỡng” có thể hiểu theo hai nghĩa: khi nói đến tự do tín ngưỡng thì có thể hiểu đó chính là sự tự do về ý thức hay tự do về tín ngưỡng tôn giáo Nếu hiểu tín ngưỡng là ý thức thì tín ngưỡng bao trùm cả tôn giáo, là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành tôn giáo Không có tín ngưỡng sẽ không có tôn giáo Trong Chỉ thị của Bộ chính trị về công tác tôn

Trang 39

giáo ở Việt Nam, cụm từ tín ngưỡng tôn giáo không phân biệt hai phạm trù tín ngưỡng và tôn giáo” [22, tr.68].

Trong khi đó, Từ điển tiếng Việt định nghĩa tín ngưỡng là: “Lòng tin và

sự tôn thờ một tôn giáo” [24, tr.1446], điều đó có nghĩa là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn giáo.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở tại http://vi.wikipedia/org/wiki/Tín_ngưỡng thì cho rằng, tùy vào hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà niềm tin vào “cái thiêng” thể hiện qua các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể khác nhau Chẳng hạn như niềm tin vào Đức Chúa, Đức Mẹ Đồng Trinh của Kito giáo, niềm tin vào các vị thần Brahma, Shiva, Vishnu của Hindu giáo, niềm tin và Đức Phật của Phật giáo, niềm tin vào thánh, thần (thánh, thần trong tín ngưỡng người Việt bao gồm cả thánh, thần trong tự nhiên) của tín ngưỡng Thành hoàng, tín ngưỡng Tứ phủ…Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo này dù rộng hay hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay riêng biệt cho một dân tộc…thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người mà thôi.

Theo Nguyễn Quốc Tuấn trong bài viết “Nhận thức lại về các khái niệm‘tín ngưỡng’ và‘tôn giáo’ từ góc độ nghiên cứu tôn giáo” có đề cập đến định

nghĩa tín ngưỡng mang tính phổ biến: “Niềm tin tôn giáo được quy định vào cho đức tin hay tín điều liên quan đến cái siêu nhiên, cái thiêng, hay thần tính Nó liên quan với sự tồn hữu, thuộc về bản chất và thờ phụng Thượng Đế hay các vị thần và thần tính gồm trong vũ trụ và cuộc sống nhân loại Nó cũng còn liên quan đến các giá trị trên cơ sở các lời giáo huấn của vị lãnh tụ tâm linh Không giống với các hệ thống tín ngưỡng khác, niềm tin tôn giáo có khuynh hướng được luật hóa Trong nhiều trường hợp, khi được sử dụng đồng nghĩa với tôn giáo, điều khoản niềm tin tôn giáo sẽ được thừa nhận để quy vào các ý niệm hơn là thực hành” [10, tr 4].

Trang 40

Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng” Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm…” [12, tr.16].

Trong sách Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam của tác giả Trần Ngọc

Thêm đã bàn đến vấn đề cấu trúc của hệ thống văn hóa, xem tín ngưỡng (với Việt Nam là tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người) như hình thức tổ chức đời sống cá nhân Mặc dù không đưa ra định nghĩa về tín ngưỡng một cách cụ thể nhưng tác giả đã rất nhấn mạnh đặc tính của tín ngưỡng là một nhu cầu tinh thần của con người hướng tới cái thiêng liêng cao cả và mầu nhiệm [14] Đây là một luận điểm khá rõ để chúng ta làm cơ sở vận dụng trong thực tiễn.

Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “Lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1, tr.283].

Còn ở phương Tây, phổ biến thuật ngữ tôn giáo bình dân (Popular Religion) Thuật ngữ đó có thể hiểu tôn giáo theo lối bình dân, nghĩa là theo tập quán, theo dư luận hoặc bị cuốn hút vào các lễ nghi, chứ không theo lối chính thống chủ yếu xuất phát từ việc nghiên cứu giáo lý, suy tư rồi giác ngộ mà theo Một số người hiểu tôn giáo bình dân là các hình thức tôn giáo dân tộc được lưu truyền xa xưa, gần gũi với cộng đồng như các lễ hội, các cuộc hành hương, các ngày lễ với những rước xách, nhảy múa, thậm chị các hình thức bói toán, xem tướng số…Ở đó các tầng lớp tri thức, mặc dù ít tin theo nhưng vẫn phải tham gia Trong những lễ hội, đám rước…đó vẫn đa phần lớp bình dân, ở nông thôn hưởng ứng, theo một truyền thống đã có từ lâu trong

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:44

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w