1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng

244 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Của Gia Đình Phật Tử Tại Đà Nẵng
Tác giả Hoàng Thị Mai Sa
Người hướng dẫn GS.TS. Lê Hồng Lý, TS. Đỗ Lan Phương
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Văn hóa học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

Văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà NẵngVăn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng

Trang 1

HÀ NỘI - 2024

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ MAI SA

VĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Trang 2

HÀ NỘI - 2024

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ MAI SA

VĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG

Ngành: Văn hóa họcMã số: 9 22 90 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TS Lê Hồng Lý2 TS Đỗ Lan Phương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới hướng dẫn của tập thể người hướng dẫn khoa học Các kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố Những luận điểm mà luận án kế thừa của những tác giả đi trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể.

Tác giả luận án

Hoàng Thị Mai Sa

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝLUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 12

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 12

1.1.1 Những nghiên cứu về tổ chức Phật giáo Việt Nam 12

1.1.2 Những nghiên cứu về gia đình Phật tử thế giới và Việt Nam 16

1.1.3 Những nghiên cứu về gia đình Phật tử tại Đà Nẵng 21

1.1.4 Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra 25 1.2 Cơ sở lý luận 26

1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án 26

1.2.2 Hướng tiếp cận lý thuyết của luận án 30

1.3 Địa bàn nghiên cứu 32

1.3.1 Khái quát về vùng đất Đà Nẵng 32

1.3.2 Khái quát về Phật giáo tại Đà Nẵng 37

1.3.3 Khái quát về lịch sử hình thành gia đình Phật tử tại Đà Nẵng 40

Tiểu kết chương 1 46

Chương 2: NHẬN DIỆN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG 47

2.1 Cơ cấu và quy mô gia đình Phật tử 47

2.1.1 Cơ cấu gia đình Phật tử 47

2.1.2 Quy mô gia đình Phật tử tại Đà Nẵng 52

2.2 Đặc điểm gia đình Phật tử 59

2.2.1 Kết nối gia đình Phật tử dựa trên niềm tin Phật giáo 59

2.2.2 Đa dạng thành phần và nhu cầu gia nhập gia đình Phật tử 61

2.2.3 Thống nhất tôn chỉ mục đích, châm ngôn của gia đình Phật tử 73

2.2.4 Linh hoạt trong điều hành đội ngũ Huynh trưởng 80

2.3 Các mối quan hệ trong gia đình Phật tử 84

2.3.1 Giáo hội Phật giáo Việt Nam và gia đình Phật tử 86

Trang 5

2.3.2 Thầy trụ trì, Sư Tăng ni và gia đình Phật tử 90

2.3.3 Người điều hành nội bộ gia đình Phật tử 93

2.3.4 Tình Lam trong gia đình Phật tử 98

Tiểu kết chương 2 103

Chương 3: THỰC HÀNH VĂN HÓA GIÁO DỤC CỦA GIA ĐÌNHPHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG 104

3.1 Tu học Phật pháp 104

3.1.1 Chương trình giáo lý Phật pháp theo các bậc học 105

3.1.2 Tu học qua văn nghệ và trò chơi 112

Chương 4: VĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG:LIÊN KẾT XÃ HỘI, CÁC GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.142 4.1 Liên kết xã hội 142

4.1.1 Sự bù đắp tình cảm, chia sẻ trong đời sống tinh thần 143

4.1.2 Sự gắn kết trong gia đình và cộng đồng xã hội 147

Trang 6

4.3.1 Tính nhập thế của Phật giáo trong xã hội đương đại 163

4.3.2.Các yếu tố tác động đến sự phát triển gia đình Phật tử hiện nay 167 4.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục gia đình Phật tử 169 Tiểu kết chương 4 170

KẾT LUẬN 171

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 175

TÀI LIỆU THAM KHẢO 176PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Hệ thống quản lý gia đình Phật tử cấp Trung ương 48

Sơ đồ 2.2 Hệ thống quản lý gia đình Phật tử cấp tỉnh/ thành phố 50

Sơ đồ 2.3 Hệ thống tổ chức Ban Huynh trưởng gia đình Phật tử 52

Sơ đồ 2.4 Mối quan hệ trong gia đình Phật tử 84

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội đương đại chứng kiến sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của các tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có Phật giáo Tâm lí con người bị lung lay, khủng hoảng trầm trọng trước áp lực học tập, kinh tế, hôn nhân gia đình, trước bạo lực và tệ nạn xã hội bủa vây Niềm tin xã hội dần mờ nhạt, con người hoài nghi lẫn nhau, đố kỵ nhau Con người trong xã hội đương đại không ngừng tìm kiếm điểm tựa để duy trì

niềm tin cá nhân, niềm tin xã hội Họ tìm đến tín ngưỡng hoặc tôn giáo, để được anủi, chữa lành và giải tỏa căng thẳng.

Hiện nay, đối tượng bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ thay đổi niềm tin xã hội là thanh thiếu niên; vì vậy cần sớm định hướng cho đội ngũ này về lý tưởng, kiến thức, kỹ năng sống dựa trên nền tảng tôn giáo, trong đó có nền tảng Phật học Nhiều hội đoàn Phật giáo dành cho thanh thiếu niên được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVH) chủ trương khuyến khích thành lập và lan tỏa trong cộng đồng Phật tử và những người cảm mến đạo Phật trên phạm vi toàn quốc Tại Đà Nẵng, Gia đình Phật tử (sau đây sẽ viết tắt là GĐPT hoặc Gia đình) là một hội đoàn Phật giáo xuất hiện từ giữa thế kỷ XX, trải qua nhiều thăng trầm đến đầu thế kỷ XXI đã trở lại một cách hưng thịnh đáp ứng được nhu cầu của con người trong xã hội có nhiều sự đổi thay hiện nay Sự phục hưng trở lại của các hoạt động giáo dục Phật tử đến từ nhiều góc độ Về góc độ chính sách, đó có thể là những nỗ lực nhằm mục tiêu xây dựng con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ chín (Khóa XI), xác định rằng:

“Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, khuyếnkhích các hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo, nhân văn,tiến bộ, “tốt đời đẹp đạo”; khuyến khích các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uốngnước nhớ nguồn”, từ thiện, nhân đạo.” [9] Về góc độ học thuật, giáo dục đạo đức

cá nhân, đạo đức xã hội cho giới trẻ ở phạm vi ngoài nhà trường là một chủ đề được nhiều học giả quan tâm GĐPT luôn xem trọng việc giáo dục đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội cho Phật tử trẻ, xem đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức từ những ngày đầu thập niên 50 của thế kỷ XX đến bây giờ.

Trang 11

Trước đây, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc mô tả lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động tôn giáo của GĐPT cùng với việc đánh giá những tác động tích cực từ GĐPT đến đời sống xã hội Tuy nhiên, sự chuyển dịch trong cơ cấu vận hành tổ chức, sự linh hoạt trong triển khai các sinh hoạt của GĐPT, mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân, đoàn thể có liên quan đến Gia đình lại chưa được chú ý Tác động giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên GĐPT cũng cần được nghiên cứu thêm, vì cộng đồng GĐPT ở Đà Nẵng hiện nay đã thu nhận thêm nhiều thành viên mới (những thành viên này trước đó chưa đi chùa, lễ Phật thường xuyên, không có người thân đã quy y Tam bảo) Chính vì những lí do khoa học và thực tiễn

như vậy, NCS chọn “Văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng” làm đề tài luận án

Tiến sĩ Văn hóa học của mình để tìm hiểu GĐPT tại Đà Nẵng được hình thành và kết nối như thế nào? Các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT đã mang đến “thành tựu” gì cho các thành viên từ chính góc nhìn của họ? GĐPT ở thế kỷ XXI cho ta góc nhìn như thế nào về đời sống văn hóa, xã hội đương đại?

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu trường hợp GĐPT tại Đà Nẵng, luận án muốn tìm hiểu về quá trình tham gia, thực hành văn hóa giáo dục của tôn giáo hiện nay, sự lan rộng mô hình hội đoàn Phật giáo nhắm đến giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử Trên cơ sở đó luận án đóng góp vào cuộc thảo luận về GĐPT với những cách thức liên kết xã hội, các hình thức giáo dục linh hoạt, thảo luận về đạo đức, phẩm chất của người Phật tử trong xu thế thế tục hóa, đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước phát triển và hội nhập Qua đó, luận án đưa đến góc nhìn đa chiều về bức tranh văn hóa xã hội đương đại thông qua hành vi tham gia hội đoàn Phật giáo trong cuộc sống của chúng ta hôm nay.

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chính: Thứ nhất: GĐPT tại Đà Nẵng được cơ cấu và vận hành như thế nào?

Thứ hai: GĐPT tại Đà Nẵng triển khai các thực hành văn hóa giáo dục ở khía cạnh tu học giáo lý Phật giáo, rèn luyện kỹ năng, phẩm chất cho Đoàn sinh và

Trang 12

Huynh trưởng như thế nào? Về phía mình, các Đoàn sinh, Huynh trưởng, họ vận dụng Phật pháp vào cuộc sống thường nhật ra sao?

Thứ ba: Qua tổ chức GĐPT tại Đà Nẵng, chúng ta hiểu gì về phương thức liên kết xã hội, giá trị nổi bật của tổ chức Phật giáo này là gì, và vai trò của GĐPT trong đời sống văn hóa, xã hội đương đại?

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về GĐPT, từ đó đánh giá những thành tựu và khoảng trống của các công trình nghiên cứu đi trước và xác định rõ vấn đề nghiên cứu của luận án.

- Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài văn hóa của GĐPT tại Đà Nẵng: minh định khái niệm, gia đình, GĐPT, văn hóa, văn hóa gia đình, văn hóa của GĐPT và đưa ra những quan điểm mang tính lý luận để làm nền tảng cho những phân tích và diễn giải của nội dung luận án, giới thiệu địa bàn nghiên cứu.

- Nhận diện GĐPT tại Đà Nẵng ở chiều cạnh cơ cấu, đặc điểm thành phần tham gia, tôn chỉ mục đích, châm ngôn và mối quan hệ trong GĐPT.

- Tìm hiểu các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT ở nội dung giáo dục kiến thức Phật pháp, kỹ năng, đạo đức, tác phong cho các thành viên Đồng thời, mô tả những trải nghiệm của các thành viên khi ứng dụng những điều mình đã học, ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống thường nhật.

- Bàn luận một số vấn đề đặt ra xung quanh GĐPT hiện nay – một hội đoàn Phật giáo củng cố liên kết xã hội dựa trên nền tảng gia đình, văn hóa gia đình, các giá trị giáo dục nổi bật của GĐPT và vai trò của GĐPT trong bối cảnh đất nước phát triển và hội nhập toàn cầu.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa của gia đình Phật tử với các thành tố như văn hóa tổ chức (cơ cấu, đặc điểm, các mối quan hệ bên trong) và thực hành văn hóa giáo dục (tu học Phật pháp, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện nhân cách đạo đức)

Trang 13

3.2 Phạm vi nghiên cứu- Về nội dung nghiên cứu:

Luận án tập trung nhận diện sự hình thành, cơ cấu, đặc điểm, thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT tại Đà Nẵng Trong đó, nội dung trọng tâm vào sự tham gia, các thực hành văn hóa giáo dục của thành viên GĐPT Qua đó nhìn nhận cách thức

tạo lập, củng cố liên kết xã hội của người trong cuộc1 trong việc giáo dục niềm tin

tôn giáo, đạo đức tôn giáo, nuôi dưỡng lý tưởng sống, chia sẻ tình Lam giữa các thành viên trong GĐPT, những thông điệp văn hóa xã hội từ quá trình tham gia GĐPT tại Đà Nẵng hiện nay.

- Về không gian nghiên cứu:

Tính đến năm 2023, Đà Nẵng có 57 GĐPT, thuộc địa bàn của 6 quận và 1 huyện2 NCS lựa chọn địa bàn nghiên cứu ở quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang để tập trung khảo sát một số GĐPT vì tại đây có số lượng GĐPT có các quy mô lớn nhỏ khác nhau và có lịch sử hình thành sớm, muộn, có cách thức duy trì sự tồn tại của Gia đình cũng khác nhau [Xem Phụ lục 2]

- Về thời gian nghiên cứu:

NCS tập trung khảo sát, nghiên cứu các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT trong 11 năm trở lại đây, cụ thể là từ năm 2012 đến 2023 Năm 2012, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Phật giáo (PG) toàn quốc lần thứ VII được tổ chức Sau đại hội, Phân ban thanh thiếu niên Phật tử thuộc Ban hướng dẫn (BHD) Phật tử được

thành lập Ngày 17/10/2013, BHD Phật tử Trung ương GHPGVN ban hành Thôngtư số 170/TT/BHDPT về việc thành lập Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử cấp huyện

và Câu lạc bộ Thanh thiếu nhi Phật tử cơ sở Giáo hội có chủ trương nhất quán và đôn đốc chỉ đạo các ban ngành, tự viện, quý thầy trụ trì thành lập GĐPT hoặc câu

1Người trong cuộc/ Quan điểm người trong cuộc: là cách nhìn từ bên trong hay những suy nghĩ, diễn giải vềý nghĩa của một thực hành văn hoá nào đó từ chính chủ nhân của các thực hành văn hoá đó Những suy nghĩ,diễn giải này thường rất khác, thậm chí ở nhiều trường hợp là đối lập, so với cách nhìn, cách nghĩ và sự diễngiải của người ngoài cuộc Quan điểm người trong cuộc thường được định hình bởi hệ giá trị, phong tục tậpquán, niềm tin, vũ trụ quan, vv của chính nền văn hoá mà họ đang sống Vì vậy, để hiểu đúng, đủ và sâu vềgiá trị một thực hành văn hoá của một tộc người, tìm hiểu cách thức người trong cuộc diễn giải về ý nghĩa vàchức năng của các thực hành văn hoá của họ là rất quan trọng.

2 Đó là, quận Hải Châu: 9 GĐPT; quận Thanh Khê: 12 GĐPT; quận Sơn Trà: 11 GĐPT; quận Liên Chiểu: 7GĐPT; quận Cẩm Lệ; 6 GĐPT; quận Ngũ Hành Sơn: 3 GĐPT; và huyện Hòa Vang: 9 GĐPT.

Trang 14

lạc bộ Thanh thiếu niên Phật tử tại chính ngôi chùa của mình Giáo hội cũng đôn đốc quý Phật tử quán triệt thực hiện chủ trương Phật hóa gia đình Các bậc ông bà, cha mẹ gieo duyên cho con em đến với đạo Phật, quy y cho các em ngay từ nhỏ, dẫn dắt các em đến chùa học hỏi giáo lý, tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ Thực hiện thông tư này tại Đà Nẵng, giai đoạn trước đó, từ 2001 đến 2013, nhiều GĐPT được BHD Phật tử thuộc GHPGVN thành phố Đà Nẵng trao quyết định thành lập Cơ cấu vận hành Gia đình ban đầu còn hạn chế, nhưng nhờ gắn kết tình Lam, sự hỗ trợ của BHD phân ban GĐPT từ cấp quận, huyện, thành phố, những Gia đình được cấp phép hoạt động trong thế kỷ XXI dần tăng về số lượng lẫn chất lượng sinh hoạt.

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận

Trong nghiên cứu này, tác giả luận án sử dụng quan điểm tiếp cận của ngành Nhân học - nghiên cứu văn hóa Theo đó, tác giả quan niệm việc khám phá, nhìn nhận các đặc điểm, chức năng của một tổ chức tôn giáo phải được đặt trong bối cảnh ra đời, đặt trong môi trường văn hóa - xã hội mà nó tồn tại Tác giả chú tâm đến các bối cảnh và cách thức mà tổ chức này được đặt tên, được gán nghĩa và được sử dụng Văn hóa của GĐPT ở luận án này sẽ không được tiếp cận như một thực thể bất biến, được định hình, đóng khung các giá trị khuôn mẫu, mà do chính các chủ thể bồi đắp mỗi ngày, vừa giữ gìn truyền thống vừa đổi mới, sáng tạo Văn hóa của GĐPT ở thế kỷ XXI, trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng số sẽ khác với văn hóa GĐPT định hình ở thế kỷ XX.

Trong luận án này, tác giả coi các hoạt động, hành vi của thành viên GĐPT không chỉ mang tính chất tôn giáo mà còn mang tính chất giáo dục, các thực hành văn hóa giáo dục Các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT tuy trọng tâm là giáo dục giáo lý Phật giáo nhưng linh hoạt các hình thức giáo dục: qua chương trình tu học, văn nghệ, hoạt động thanh niên và hoạt động xã hội, mang tính xã hội - nhân

văn, “rất đời”, “rất gần gũi, dễ hiểu” như cách nói của một số nhà sư tham gia phụ

trách sinh hoạt của GĐPT Họ cũng cho biết: sự tham gia của thanh thiếu niên Phật

tử không phải để lánh đời, học đạo mà để hiểu đời và hiểu đạo Vì vậy, các hành vi

Trang 15

của thành viên GĐPT, các hoạt động của GĐPT không đơn thuần định hình tổ chức tôn giáo này, mà còn ảnh hưởng tới định hình các tổ chức văn hóa - xã hội.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập thông tin khoa học tại thực địa phục vụ luận án, với các cứ liệu cập nhật và thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài Đồng thời, NCS cũng tiến hành thu thập các tài liệu văn bản khác có liên quan tới đề tài để phân tích, tổng hợp thành các cứ liệu thứ cấp, bổ trợ cho nội dung phân tích và bàn luận trong luận án Các thao tác nghiên cứu được thực hiện như sau:

- Khảo sát định tính (Quan sát tham dự và phỏng vấn, ghi âm - ghi chép,

chụp ảnh…) NCS thực các đợt điền dã vào các năm 2019, cuối năm 2021 - 2022 và

năm 2023 Việc bị ngắt quãng thời gian khảo sát thực địa là do xảy ra dịch bệnh covid kéo dài gần hai năm (2020 - 2021).

NCS là người Đà Nẵng, sinh sống và làm việc tại đây, khi thực hiện đề tài luận án, đã có sự thuận lợi nhất định về việc đi lại và thời gian điền dã, vì các GĐPT được lựa chọn khảo sát (như đã giới thiệu phía trên) hầu hết nằm ở nội thị (trừ huyện Hòa Vang) Do đó, NCS có thể thực hiện các buổi điền dã liên tục hoặc ngắt quãng, dễ dàng bố trí thời gian quan sát tham dự, có thể phỏng vấn ngắn, dài vào khoảng thời gian có được.

Quan sát tham dự: Để tiến hành thu thập thông tin hay các cứ liệu khoa học

phục vụ luận án, NCS thực hiện việc quan sát tham dự, nhiều nhất có thể, các sinh hoạt của GĐPT (được lựa chọn khảo sát chính) như: sinh hoạt định kỳ vào các ngày cuối tuần (tối thứ bảy hoặc chiều chủ nhật), lễ Hiệp kỵ3, lễ Chu niên, hội trại,

Trong thời gian dịch bệnh Covid diễn ra, vì không thể để tình trạng không sinh hoạt quá lâu, nên một số GĐPT triển khai phương án sinh hoạt online dựa trên các

nền tảng trực tuyến như zoom, google meet Các GĐPT “tìm lại” thành viên (Đoàn

sinh) của mình bằng cách sử dụng truyền thông trên mạng xã hội facebook, thường xuyên đăng tin bài lên các trang fanpage GĐPT Từ đây, NCS được kết nối, và

3 Hiệp kỵ là lễ giỗ chung của GĐPT Việt Nam để tưởng niệm chư tôn sáng lập, cố vấn, các mạnh thườngquân, ân nhân trong Ban Bảo trợ, các Gia Trưởng, các anh chị Huynh trưởng, Đoàn sinh một thời sinh hoạttrong Gia đình, đã qua đời.

Trang 16

“ngầm quan sát” họ qua mạng xã hội bằng việc xin gia nhập nhóm, tìm hiểu cách thức họ hoạt động, động viên nhau qua mùa dịch,

Vì GĐPT có quy định mặc đồng phục khi đi sinh hoạt, nên họ dễ nhận ra

người ngoài cuộc đang có mặt, đang quan sát họ, do vậy mà trở nên dè dặt khi được

làm quen và trả lời các câu hỏi NCS đặt ra Để khắc phục, NCS phải xin phép xin phép sư trụ trì ở ngôi chùa bảo trợ GĐPT, nhờ sư thầy kết nối NCS cũng dành thời gian làm quen và kết thân với Huynh trưởng, Đoàn sinh của GĐPT - các thông tín viên NCS có thể trao đổi trực tiếp ở chùa, hoặc đến nhà riêng, có khi gọi điện thoại để kiếm chứng thêm thông tin Để thu thập, kiếm chứng các thông tin hữu ích cho phân tích khoa học phục vụ luận án, NCS có kế hoạch về thời gian thực hiện khảo sát thực địa theo kế hoạch chương trình hoạt động của GĐPT, nhất là các hoạt động “trại” của Gia đình NCS đã thực hiện quan sát tham dự các hoạt động của 3 GĐPT từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019, tham dự nhiều buổi sinh hoạt định kỳ vào các chiều chủ nhật hàng tuần từ 14h đến 17h30 Từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2021, NCS bị ngắt quãng khảo sát thực địa do covid-19, nhưng NCS vẫn kết nối với các Gia đình, được cho phép tham gia một vài buổi sinh hoạt trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội, ứng dụng hội họp trực tuyến của zoom, google meet Từ đầu năm 2022 đến cuối năm 2023, NCS tiếp tục quan sát tham dự nhưng không liên tục một số Gia đình khác trên địa bàn cấp quận, huyện nhằm đối chiếu thông tin, tìm hiểu các linh hoạt trong triển khai thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT.

Phỏng vấn và phỏng vấn sâu: NCS thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu với

các đối tượng (được giới thiệu hoặc chủ động lựa chọn) khác nhau về vị trí trong GĐPT, độ tuổi, nghề nghiệp ngoài xã hội,… nhằm tìm hiểu sự hiểu biết của họ về GĐPT, tổng cộng khoảng 50 người [Xem Phụ lục 3] và sử dụng dạng câu hỏi bán cấu trúc và câu hỏi mở cho các đối tượng, gồm: Gia trưởng, Huynh trưởng, Liên Đoàn trưởng, Đoàn sinh, người thân của Đoàn sinh (ông bà, hoặc cha mẹ), thành viên Ban Trị sự GHPGVN Thành phố (TP) Đà Nẵng, thành viên Ban hướng dẫn (BHD) Phật tử GHPGVN TP Đà Nẵng một số sư tăng ni, cư sĩ, người đi chùa, người từng tham gia GĐPT…4

4 Để đảm bảo đạo đức nghiên cứu và đảm bảo danh tính, an toàn cho các thông tín viên, tên tất cả những người được phỏng vấn được viết tắt

Trang 17

Phỏng vấn hồi cố được sử dụng trong luận án để tìm hiểu quá trình/thời gian tham gia (đã lâu hay mới) của các thành viên GĐPT, đối tượng chủ yếu là các Gia trưởng, Liên đoàn trưởng, Huynh trưởng - những người đóng vai trò nòng cốt trong việc điều phối, quản lí, giám sát các hoạt động của Gia đình, cũng như quá trình tu học của họ Qua đó NCS cũng có thể biết được một phần về những đặc điểm của Gia đình, có hay không những xung đột - cách tân trong quá trình duy trì

Phỏng vấn hồi cố còn cho phép tác giả luận án có những tư liệu về bối cảnh và thời điểm của hành vi, suy nghĩ và trải nghiệm của chủ thể hành vi trong khoảng thời gian mà đề tài đặt ra Có Gia trưởng, Huynh trưởng tham gia GĐPT từ khi mới là Oanh Vũ (từ 8 đến 12 tuổi), rồi là Huynh trưởng trẻ (trên 25 tuổi), đến Huynh trưởng kỳ cựu (trên 40 tuổi) Câu chuyện họ kể là những tư liệu quý giúp NCS tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn của GĐPT gắn với bối cảnh kinh tế - xã hội.

+ Với các Gia trưởng, Liên đoàn trưởng, Huynh trưởng: NCS phỏng vấn sâu

17 người (trong đó là 03 Gia trưởng và 12 Huynh trưởng, 02 Liên đoàn trưởng) để tìm hiểu về các câu chuyện từ lúc bắt đầu tham gia GĐPT đến hiện nay, những thay đổi trong nhận thức, hành động của họ, những tình huống khó xử trong quan hệ Gia đình, sự nghi ngại về sự tồn vong của GĐPT Trong đó, 03 Gia trưởng ở độ tuổi trên 70; 07 Huynh trưởng ở độ tuổi từ 50 - 66; 01 Huynh trưởng ở tuổi 40 - 50; và 04 Huynh trưởng ở độ tuổi 25 - 35; 02 Liên Đoàn trưởng ở độ tuổi 45 - 50 Việc phỏng vấn những người có vị trí và độ tuổi khác nhau nhằm tìm hiểu cái nhìn của mỗi thế hệ “cốt cán” này đối với GĐPT, đồng thời thấy được sự tác động của bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội qua từng thời kỳ đối với tổ chức này.

+ Với Đoàn sinh: Đoàn sinh GĐPT phong phú từ độ tuổi 7 đến 22 tuổi, cấp

tiểu học đến cấp trung học phổ thông, sinh viên đại học Phỏng vấn Đoàn sinh từ cấp 1 đến cấp 2 là điều khó khăn nhất, phải dùng ngôn từ thật dễ hiểu, và phải tạo không khí nói chuyện hòa hợp, có lúc các em chưa thể diễn đạt hết ý mà các em muốn nói Phỏng vấn đối tượng này đôi khi nhận về những câu trả lời lạc chủ đề, nhưng cũng giúp tác giả luận án hiểu được quy trình, cách mà các em được giáo dục, được dạy những chuẩn mực chung, những quy định chung, hiểu được thực tế các em ứng xử như thế nào với các anh chị trong GĐPT NCS có trao đổi với nhiều Đoàn sinh, nhưng chỉ trích dẫn lời chia sẻ trực tiếp của 08 Đoàn sinh từ 12 đến 22 tuổi.

Trang 18

+ Với người thân của Đoàn sinh: NCS đã tiếp xúc với một số phụ huynh đến

chờ đón con sau buổi sinh hoạt, bao gồm ông bà, cha mẹ, anh chị…, trong đó chú trọng đến chia sẻ của 06 Phụ huynh [xem Phụ lục 2] NCS mong muốn các bậc phụ huynh chia sẻ những mong đợi họ dành cho con em mình; đồng thời xem xét liệu các Đoàn sinh có chia sẻ lại với gia đình mình về những trải nghiệm ở chùa, những mong muốn của bản thân các em khi tham gia tổ chức.

+ Với nhà sư trụ trì, sư tăng ni tại chùa có GĐPT sinh hoạt: NCS phỏng vấn sâu 04 sư, tăng, ni để tìm hiểu sự quan tâm, hỗ trợ, sự cho phép hay không cho phép triển khai các hoạt động của GĐPT, những ứng xử của thầy trụ trì đặc biệt ảnh hưởng đến sự nhiệt huyết của các Huynh trưởng khi huấn luyện, dẫn dắt các Đoàn sinh.

+ Với người đi chùa: Trên địa bàn Đà Nẵng hiện có 116 cơ sở thực hành Phật giáo (bao gồm cả chùa, tịnh xá, thiền viện), nhưng chỉ có 57 GĐPT sinh hoạt, vậy nên không phải ai đi lễ chùa cũng biết đến sự tồn tại của GĐPT NCS phỏng vấn sâu 05 người đi chùa tại Đà Nẵng để xác định họ có biết sự tồn tại của GĐPT hay không, họ có đánh giá gì về vai trò của GĐPT trong đời sống xã hội.

+ Với người từng tham gia GĐPT: Trong quá trình lắng nghe chia sẻ tâm tư của những bậc Huynh trưởng lớn tuổi về lớp Đoàn sinh trưởng thành không chịu tu học, rèn luyện để làm Huynh trưởng lớp kế cận, hoặc thậm chí rời khỏi GĐPT Tác giả luận án cũng liên hệ tìm đến những người đó, phỏng vấn sâu 06 người, tìm hiểu lí do vì sao họ không gắn kết với GĐPT nữa Những khó khăn, những rào cản khiến họ lựa chọn từ bỏ tổ chức.

+ Với người dân địa phương: Khi tìm đến một GĐPT, tại mỗi điểm dừng chân tác giả đều phỏng vấn 3 - 5 người dân sống ở khu vực quanh chùa Tìm hiểu xem, họ có biết, có thấy các sinh hoạt của GĐPT không, có cho con em đi sinh hoạt không, qua đó nhận xét, đánh giá niềm tin hiện nay của người dân đối với Phật giáo, cũng như niềm tin với GĐPT Với đối tượng này, NCS không thực hiện phỏng vấn sâu nên không có tên trong danh sách người cung cấp tin.

Các khảo sát định tính còn có thêm thao tác kiểm tra so sánh thông tin từ thông tín viên Tư liệu thu được từ quan sát tham dự và phỏng vấn sâu, NCS chuyển thành nhật kí thực địa; tư liệu điền dã thông qua việc gỡ băng, ghi chép lại Đó là những cứ liệu khoa học được dùng để trích dẫn trong luận án.

Trang 19

- Tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp và tư liệu thực địa

Phương pháp tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp được sử dụng để tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu về chủ đề tổ chức/hội đoàn Phật giáo, phong trào chấn hưng Phật giáo ở ba miền Bắc - Trung - Nam, Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, GĐPT thế giới và Việt Nam NCS đã tiến hành thu thập, khai thác các công trình nghiên cứu trước đó được công bố dưới dạng sách, báo cáo khoa học, luận án, tạp chí, báo, hình ảnh… có liên quan đến hoạt động GĐPT ở TP Đà Nẵng.

NCS cũng tìm cách tiếp cận những thông tin tổng hợp từ phía địa phương về hoạt động của GĐPT tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố NCS cũng đã tiếp cận báo cáo của BHD Phật tử Phân ban GĐPT, GHPGVN TP Đà Nẵng để có được con số thống kê và mức độ theo dõi, quản lý các GĐPT tại Đà Nẵng Nhiều tư liệu về hoạt động thiện nguyện, hoạt động văn nghệ, hoạt động thanh niên của GĐPT được tác giả sưu tầm, ghi chép, ghi âm lại để phục vụ cho việc viết luận án Tất cả nguồn tài liệu này được phân tích, tổng hợp với tư liệu thực địa để tập hợp thành các cứ liệu khoa học sử dụng trong các mô tả và bàn luận trong luận án.

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về gia đình Phật tử từ góc nhìn Văn hóa học, xem gia đình Phật tử như một trong những mô hình thực hành văn hóa giáo dục dành cho thanh, thiếu, đồng niên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và mô hình giáo dục cộng đồng Phật tử ở Đà Nẵng nói riêng.

Luận án bước đầu lý giải về hiện tượng hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của gia đình Phật tử, qua đó thấy được nhu cầu chia sẻ đời sống tinh thần của người dân ở các thành phố lớn của Việt Nam mà Đà Nẵng là một trường hợp, vai trò của gia đình Phật tử trong tổng thể đời sống văn hóa xã hội.

Luận án là một nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng hiện nay, góp phần làm rõ mối quan hệ giữa sự phát triển của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng với việc củng cố các liên kết xã hội của người tham gia, giúp họ nhận thức, suy nghĩ và điều chỉnh quan hệ trong gia đình thế tục Thực hành văn hóa giáo dục trong gia đình Phật tử giúp con người hướng đến sự phát triển toàn diện, hợp nhất của các giá trị Đức – Trí – Thể.

Trang 20

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm đa dạng các nghiên cứu về văn hóa của tổ chức Phật giáo, các nghiên cứu về thực hành văn hóa giáo dục Phật giáo hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp một sự hiểu biết sâu, có hệ thống về cách thức vận hành cũng như vai trò của GĐPT trong xã hội Việt Nam đương đại.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Ở khía cạnh thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách quản lý cũng như phát huy vai trò, giá trị của đoàn thể Phật giáo này một cách phù hợp trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng, phẩm chất cho thanh thiếu niên Phật tử hiện nay.

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Nhận diện gia đình Phật tử tại Đà Nẵng

Chương 3: Thực hành văn hóa giáo dục của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng Chương 4: Gia đình Phật tử tại Đà Nẵng: Liên kết xã hội, các giá trị và những vấn đề đặt ra.

Trang 21

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Luận án này nghiên cứu về văn hóa của GĐPT tại Đà Nẵng - một tổ chức/ hội đoàn PG đặc thù, vì vậy, NCS sẽ bắt đầu phần tổng quan với những phác thảo về tổ chức PG Việt Nam, GĐPT thế giới và Việt Nam, GĐPT tại Đà Nẵng.

1.1.1 Những nghiên cứu về tổ chức Phật giáo Việt Nam

Tổ chức PG là một thành tố rất quan trọng nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển PG trong đời sống xã hội Sự trường tồn lưu chảy của PG trong lòng đời sống của người Việt đều ẩn chứa các hoạt động hướng dẫn Phật tử dưới nhiều hình thức khác nhau… tạo thành một thiết chế với nội quy và các phương thức hoạt động đặc thù cho sự tất yếu ra đời một tổ chức có tên gọi và có chức năng nhiệm vụ xác định Về tổ chức PG thời Đức Phật, cơ sở để hình thành tổ chức PG sau này được

đề cập đến trong một số cuốn sách tiêu biểu như: Lịch sử đức Phật Thích Ca (1988)của Thích Minh Châu, Các tông phái đạo Phật (1995) của Đoàn Trung Còn, ĐứcPhật và Phật pháp (1998), Phạm Kim Khánh (dịch), Lịch sử Phật giáo Việt Nam(1999) của Lê Mạnh Thát; Tăng già thời Đức Phật (2000) của Thích Chơn Thiện…

[11] [16], [49], [81], [91] Những cuốn sách này đã đề cập đến hệ thống Tăng đoàn, cơ cấu tổ chức, cách sinh hoạt, tu tập của hệ thống Tăng đoàn Quan điểm của các tác giả này về hội đoàn PG có điểm tương đồng, như Thích Minh Châu có viết:

“Nhưng đạo Phật vẫn là một tôn giáo, ở chỗ, thứ nhất, nó có một Giáo chủ, mộtđức Bổn sư là Phật Thích Ca, mặc dù đã nhập diệt cách đây hơn 2500 năm, nhưngvẫn là đối tượng quy ngưỡng của hàng triệu triệu tín đồ Phật tử hiện nay trên khắpthế giới Thứ hai, nó có một hệ thống giáo lý được ghi lại trong ba tạng kinh điểncó nguyên tắc bằng hai cổ ngữ chính là Pali và Sanskrit, và hiện nay đã được dịchra hầu hết các ngôn ngữ chính trên thế giới Thứ ba, nó có một giáo đoàn tăng sĩ,chấp nhận và thực hành mọi quy tắc được Phật chế định ngay lúc khi Ngài còn tạithế.” [11, tr 44]

Trang 22

Đặc biệt, tác phẩm Tăng già Việt Nam của Thích Trí Quang (1952) đã hệ

thống hóa các tổ chức PG Việt Nam gồm: Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Tăng gia Trung Việt và Tăng già Nam Việt là ba tổ chức của các vị tăng già xuất gia Cụ thể, Hội Phật giáo Bắc kỳ, Hội Phật học Trung Việt và Hội Phật học Nam Việt là ba tổ

chức của cư sĩ tại gia [76] Tác phẩm Các tông phái đạo Phật (1995) của Đoàn

Trung Còn giới thiệu các tông phái PG, sự hình thành tông phái và hoạt động tông phái Đây là những hoạt động của tổ chức PG thời kỳ đầu [16]

Cuốn Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (2004) của Hòa Thượng

Thích Trí Hải đã đề cập cả một tiến trình hình thành hội đoàn, tổ chức PG trước khi GHPGVN thành lập Cuốn sách cũng dành một phần nội dung đề cập đến quá trình vận động thành lập Hội Phật giáo Việt Nam [32] Trích Lời hiệu triệu thống nhất PG Trung Việt, Tăng già Bắc –Trung - Nam, Hòa Thượng Thích Trí Hải có viết: Ở nước ta xưa nay tùy duyên, mỗi địa phương giáo pháp tổ chức riêng biệt nhưng với tình thế hiện tại, chúng ta không thể rời rạc nhau mà cần phải thống nhất lại thành một đoàn thể lớn mạnh để việc truyền bá chính pháp được nhiều bề thuận lợi Vì nhận xét như trên, chúng tôi ký tên sau đây: Đại diện cho Phật giáo toàn quốc phát nguyện đứng ra triệu tập các đoàn thể sơn môn Tăng già Trung Việt, Tăng già Bắc Việt, Hội Việt Nam Phật giáo, Hội Việt Nam Phật học Trung Việt, Hội Phật học Nam Việt, hầu cùng nhau hòa hợp lại thành một lực lượng to lớn thống nhất và để đi đến sự thống nhất thật sự cần phải có cuộc hội nghị đại biểu của các đoàn thể trên để định đoạt.

Tác phẩm Phật pháp khái luận của Thích Ân Thuận (2011), cũng đề cập đến

tổ chức Phật giáo, trình bày cụ thể mục đích hình thành hệ thống Tăng đoàn, bản chất của hệ thống Tăng đoàn Ý nghĩa của việc thành lập Tăng đoàn là để giữ vững Phật pháp Sự tồn tại của Tăng đoàn hòa hợp chính là sự tồn tại của Phật pháp Ngoài ra, các chương XV, XVI, XVII của cuốn sách còn trình bày những vấn đề cụ thể về tín đồ như phân loại tín đồ, cách thức tu hành của tín đồ Đây là cuốn sách quan trọng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tổ chức PG trong lịch sử, qua đó làm rõ các dạng mô hình tổ chức PG ngày nay [94]

Trang 23

Tác phẩm Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954) của Lê Tâm Đắc (2012) cũng bàn sâu về hội đoàn, tổ chức PG thời kỳ chấn

hưng PG Phong trào chấn hưng PG đánh dấu sự ra đời của các hội đoàn, tổ chức PG, đặc biệt là của các hội đoàn PG không thuộc sơn môn hệ phái Đây là một kiểu dạng tổ chức mới của PG chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng hội đoàn phương Tây, được hình thành tại Việt Nam, loại tổ chức này sau phát triển thành tổ chức GHPGVN hiện nay [19] Từ năm 1981 đến nay, tổ chức GHPGVN đã trải qua hơn bốn mươi năm trưởng thành và phát triển, đã và đang khẳng định được vị thế của mình trong xã hội, đại diện cho tăng ni, Phật tử ở trong nước và ở nước ngoài, đồng thời là thành viên tích cực của hệ thống các tổ chức Giáo hội PG trên thế giới, vì hòa bình và hướng tới an lạc, hạnh phúc mang tính toàn cầu Sự kiện năm 1981 cũng là dấu mốc đánh dấu sự ra đời bước đầu của BHD phật tử Trung ương Từ năm 1981 đến nay, dù có nhiều trở ngại và khó khăn nhưng việc hướng dẫn Phật tử vẫn không ngừng phát triển cả về chất và lượng Tại Đại hội đại biểu PG toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012 - 2017, BHD Phật tử phát triển mạnh và có hệ thống tổ chức hoàn thiện và đầy đủ hơn cả về hình thức hoạt động đến thành phần nhân sự BHD Phật tử được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước Với cơ cấu tổ chức và thành phần phân ban như BHD phật tử Trung ương Cũng ở Đại hội VII, BHD Phật tử có thêm 4 phân ban: Phân ban Cư sĩ Phật tử, Phân ban GĐPT, Phân ban Phật tử dân tộc, Phân ban Thanh thiếu niên Phật tử.

Lê Tâm Đắc, Nguyễn Đức Sự (2011), trong bài viết “Vài nét về các đoàn thểPhật giáo ở Việt Nam”, nhóm tác giả cũng đã giới thiệu về một số hội đoàn PG ởViệt Nam, nhắm đến đối tượng Phật tử trẻ “Nhận thức được vị trí và vai trò củatầng lớp thanh thiếu niên trong việc bảo vệ và hoằng dương Phật pháp, nên bêncạnh GĐPT, giới Phật giáo niềm Nam còn thành lập một số hội đoàn thanh thiếuniên Phật tử khác như: Thanh niên Phật tử, Sinh viên Phật tử, Học sinh Phật tử.”

[20, tr.26] Trong bài viết dài 10 trang, thì hết 8 trang đã dành để viết về GĐPT ở các nội dung lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, sinh hoạt của Gia đình, đặc biệt là chương trình huấn luyện Huynh trưởng công phu đã đem lại thành công trong hoạt động giáo dục Phật tử trẻ Qua nội dung 2 trang còn lại của bài viết là vài thông tin

Trang 24

hình thành và tan rã của đoàn Thanh niên Phật tử, Sinh viên Phật tử, Học sinh Phậttử, cho phép người đọc nhận diện so sánh của tác giả, trong các hội đoàn Phật giáo

nhắm đến thanh thiếu niên, thì tổ chức GĐPT là quy củ nhất, hoàn chỉnh nhất, và chưa bị chính quyền lúc bấy giờ tác động phá hoại đến mức tan rã Thực tế, GĐPT cũng có giai đoạn suy yếu, nhưng đã hồi sinh lại và được duy trì ở nhiều địa phương một cách ngoạn mục và bền bỉ.

Về cộng đồng tín đồ Phật tử, cũng đã có một số học giả Việt Nam thực hiện những công trình nghiên cứu về cộng đồng PG, trong đó có thể nhắc tới công trình

tiêu biểu như “Buddhist pilgrimage and Religiuos resurgence in contemporaryVietnam” (Hành hương Phật giáo và sự phục hồi tôn giáo ở Việt Nam đương đại)của Đào Thế Đức (2008) hay Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay mà

Nguyễn Thị Thanh Loan (2020) đã dày công nghiên cứu [104], [57] Trong nghiên cứu của Đào Thế Đức, qua quan sát tham gia một số hội vãi hành hương tại Yên tử (Quảng Ninh) trong mối quan hệ với người dân địa phương, cán bộ quản lý di tích và các nhà sư, tác giả cho rằng: những bà vãi này đã thành công trong việc khẳng định thẩm quyền tôn giáo của họ đối diện với chính quyền được dẫn dắt bởi tư tưởng Marxist, với các nhà sư đề cao đặc quyền kinh Phật so với sự cầu nguyện và nam giới thiên về định hướng thế tục Như vậy, từ nghiên cứu việc hành hương tại Yên Tử, Đào Thế Đức đã khám phá ra một số khía cạnh về giới và quyền lực giới (cụ thể là của người phụ nữ) có liên quan tới những ứng xử bất bình đẳng ngoài xã hội Còn với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Loan (2020), từ thực trạng hoạt động hành hương của đoàn An Lạc với đa dạng thành phần dân cư, tác giả đã đưa ra một số bàn luận về vai trò của hành hương - một thực hành PG kết hợp với tín ngưỡng dân gian, trong trạng thái di chuyển và mang tính tập thể cao, góp phần giáo dục tư tưởng và đạo đức đối với cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng, hướng tới lối sống tích cực Đồng thời, nó cũng tạo ra khả năng kết nối xã hội, có nhiều tương tác mới giữa văn hóa (tín ngưỡng) với xã hội - kinh tế Thêm vào đó, tác giả có đặt vấn đề về mối quan hệ giữa tâm lý “đám đông” và thực hành tôn giáo tập thể có xu hướng thiếu tích cực và khó kiểm soát về ý nghĩa văn hóa - xã hội của nó.

Trang 25

Qua các công trình nghiên cứu về cộng đồng PG Việt Nam, chúng ta thấy vai trò của từng cộng đồng trong việc lan tỏa giá trị của Phật pháp Mỗi tổ chức/ hội đoàn PG được cơ cấu, vận hành, kết nối theo phương thức khác nhau, nghiên cứu về lịch sử hình thành tổ chức/hội đoàn PG chính là nghiên cứu về lịch sử PG Việt Nam qua các thời kỳ.

1.1.2 Những nghiên cứu về gia đình Phật tử thế giới và Việt Nam

1.1.2.1 Trên thế giới

Những nghiên cứu về GĐPT trên thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của 7% dân số được cho là tín đồ của đạo Phật Các nhiên cứu về GĐPT tập trung nhiều ở Thái Lan (nơi 90% dân số theo đạo Phật), Nhật Bản (35% dân số theo Đạo Phật), ở Trung Quốc (18% dân số theo đạo Phật) và khu vực Đông Nam Á (như Myanma, Indonexia, Singapor, Việt Nam…)

GĐPT được xem xét đến trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau nhằm khắc họa mối quan hệ giữa các thành viên trong GĐPT Paul R.Katz (2019) đã cố gắng cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách các Phật tử Trung Quốc hiện đại làm việc để kết hợp giữa tu luyện bản thân và cuộc sống gia đình, với trọng tâm là lý tưởng về “gia đình được Phật hóa” được thể hiện trong các tác phẩm của Phật tử tại gia Chen Hailiang (1910-1983), đã đưa ra lời khuyên về tinh thần và vật chất cho những độc giả đang cố gắng đạt được trạng thái cân bằng giữa yêu cầu tôn giáo và chuẩn mực xã hội Do làm việc rộng rãi với những người đàn ông và phụ nữ Phật giáo trẻ tuổi đang tìm kiếm vợ/chồng, lập gia đình riêng, các tác phẩm của Chen chú ý nhiều đến các vấn đề giới tính và tình dục, bao gồm sinh con, kinh nguyệt, thủ dâm, v.v Tầm nhìn của Chen về đời sống GĐPT hiện đại làm sáng tỏ những quá trình thay đổi đáng kể diễn ra vào đầu thế kỷ XX, với việc giới tinh hoa thành thị của tôn giáo đó đang tìm cách xác định cách tiếp cận của họ đối với Phật giáo theo cách vừa duy trì cam kết của họ đối với hoạt động xã hội, vừa tạo cơ sở cho một thực hành tôn giáo phong phú Dữ liệu nêu bật sự phức tạp của tư tưởng Phật giáo trong thời kỳ hiện đại, sự tương tác giữa các bài thuyết giáo về tôn giáo và những bài giảng khác được lưu hành vào thời điểm đó, và sự liên quan tiếp tục của những vấn đề này trong các xã hội Trung Quốc ngày nay trên khắp thế giới [119]

Trang 26

Từ góc nhìn của sức khỏe tinh thần, với phương pháp nghiên cứu hiện tượng học và nghiên cứu trường hợp, Kongsuwan W Chaipetch O (2011), Nilmanat K Street AF (2007) Somanusorn S Hatthakit U, Nilmanat K (2011) thực hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của tôn giáo trong việc chăm sóc thành viên các GĐPT ở Thái Lan bị bệnh hay cận tử [121], [122], [123] Mục đích của các nghiên cứu này là khám phá kinh nghiệm từ những người chăm sóc người bị bệnh nặng để hiểu quan điểm của họ Kết quả được rút ra là: chăm sóc thuộc niềm tin Phật giáo, là biểu hiện của từ bi, quản lý, chấp nhận và đau khổ Với nhiều nan giải từ bệnh tâm thần, ung thư, bệnh AIDS tác động mạnh đến cuộc sống của họ, nhưng những người chăm sóc là Phật tử vẫn có thể tiếp tục chịu đựng để duy trì lòng từ bi, sự quản lý và chấp nhận trong việc chăm sóc những người thân bị bệnh nặng của họ Theo họ, được như vậy là do có niềm tin Phật giáo Tương tự, nghiên cứu của Waraporn Kongsuwan, Orapan Chaipetch, Yaowarat Matchim (2012): “Góc nhìn của cácGĐPT Thái Lan về một cái chết êm đềm trong ICU”5 [120], qua nghiên cứu những thành viên GĐPT chăm sóc người thân của họ khi hấp hối trong ICU, để tìm hiểu về

cái chết êm đềm trong khái niệm của họ Đó là, có 5 yếu tố cốt lõi của một cái chếtêm đềm được các thành viên GĐPT Thái Lan mô tả: biết cái chết đang đến gần;

chuẩn bị cho một trạng thái tâm trí bình yên; không đau khổ; ở bên gia đình và không cô đơn; và các thành viên trong gia đình không để tang Những nghiên cứu này đã khắc họa rõ nét ảnh hưởng của Phật pháp trong các GĐPT Sự khác biệt giữa gia đình theo đạo Phật và gia đình bình thường được tìm thấy ở những khoảnh khắc khó khăn, thử thách đối với các thành viên trong gia đình Cách họ đón nhận đau thương, ứng xử và cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống theo một cách tích cực là nhờ có Phật pháp Điều này thực sự khác biệt và góp phần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

1.1.2.1 Những nghiên cứu về gia đình Phật tử ở Việt Nam

Tại Việt Nam, tổ chức GĐPT được đề cập trong các công trình viết về lịch sử PG Việt Nam và phong trào chấn hưng PG tại Việt Nam của các tác giả Trần

5 ICU là phòng chăm sóc tích cực với công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm cứu sống bệnh nhân có bệnh lý cựckỳ nặng ảnh hưởng tính mạng

Trang 27

Thiều (2006), Lê Tâm Đắc (2012), Dương Thanh Mừng (2015), (2017) (2019) Bàn về sự hình thành của GĐPT, nhiều nhà nghiên cứu đều khẳng định sự ra đời của tổ chức này gắn liền với lịch sử PG Huế và phong trào chấn hưng PG tại Huế Trong

bài viết “Khái lược sự phát triển của Phật giáo Thừa Thiên Huế giai đoạn 1930 -1945” (2006), Trần Thiều đã khái lược giai đoạn 1930 - 1945, giai đoạn mà tình

hình nước ta diễn ra nhiều biến chuyển lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xuất hiện nhiều giai cấp cũng như tôn giáo với phong trào đấu tranh của quần chúng mang sắc thái mới Để duy trì sự tồn tại và phát triển của tôn giáo mình, các cao tăng PG có trách nhiệm phải chấn chỉnh, để phát triển theo tiến trình lịch sử của nước nhà, cứu vãn hiện trạng PG đang có sự phân hóa, tạo niềm tin cho Phật tử.

Cũng trong giai đoạn này, GĐPT ra đời “GĐPT là tổ chức từ nhi đồng, thiếu niên,thanh niên nam nữ Phật tử, tiền thân của GĐPT là Đoàn Phật học Đức dục, rồi Giađình Phật hóa phổ (GĐPHP) Năm 1950, Hội nghị GĐPT đầu tiên được khai mạctại tổ đình Từ Đàm, Huế và danh hiệu “GĐPT” chính thức xuất phát từ Hội nghịnày.” [83, tr 29]

Phong trào chấn hưng PG ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam trong những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX đã thổi bùng lên truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với dân tộc và đạo pháp của Tăng, Ni Phật tử Trong bối cảnh đất nước đang chịu chiến tranh, cần sức mạnh đoàn kết để bảo vệ đất nước Tinh thần đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do lan rộng ảnh hưởng mạnh mẽ đến PG Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám đã ý thức được rằng muốn có sức mạnh thực sự cần phải cùng nhau đoàn kết, tập hợp thanh, thiếu niên cùng đứng chung trong một tổ chức để chấn hưng đạo pháp, bảo vệ văn hóa truyền thống, góp phần đấu tranh giải phóng

dân tộc Đó là lý do để tiến hành Đoàn Phật học Đức dục Gia đình Phật hóa phổ -Ban đồng ấu ra đời để phục vụ xã hội, phục vụ trong hoạt động giáo dục thanh,

thiếu niên Phật tử Đoàn Phật học Đức dục, GĐPHP, Ban Đồng Ấu đều là các tổ chức tiền thân của GĐPT.

Bàn đến phong trào chấn hưng PG tại miền Trung và miền Nam, Dương Thanh Mừng trong hàng loạt những nghiên cứu của mình có đề cập đến sự ra đời của tổ chức GĐPT là một nội dung của phong trào chấn hưng PG lúc bấy giờ.

Trang 28

Những nghiên cứu về phong trào chấn hưng PG ở Việt Nam đã cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về bối cảnh hình thành, ra đời của tổ chức GĐPT, thành tựu của GĐPT cũng là thành tựu của Phật giáo nước nhà trong bối cảnh lịch sử đặc biệt Phát triển tổ chức GĐPT là một trong những nội dung quan trọng của phong trào chấn hưng Phật giáo tại miền Trung [59], [60], [61], [62], [63].

Bên cạnh việc nhấn mạnh bối cảnh, một số học giả về sau có nghiên cứu sâu về đóng góp của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969) - người sáng lập GĐPT - trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tôn chỉ, mục đích, nội quy GĐPT từ

những năm 1951 trở về sau Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cư sĩ Tâm Minh LêĐình Thám và những đóng góp với An Nam Phật học hội do Viện Nghiên cứu Tôn

giáo phối hợp với Viện Nghiên cứu Phật học VN, Học viện PG Việt Nam tại Huế, Ban trị sự GHPGVN TP Huế, Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Nam tổ chức tháng 4/2019 tại TP Huế đã tập hợp rất nhiều bài viết về ông Lê Đình Thám Từ năm 1934 - 1945 là những năm hoàn chỉnh các tổ chức của Phật giáo và hệ thống đào tạo Tăng tài, các lớp Phật học cho thanh niên Kết quả mà ông đã đóng góp được trong những năm tháng ấy là: một thế hệ tăng sĩ tài ba đã nở rộ, làm nền tảng tuyên truyền phát huy chánh pháp, đoàn kết Tăng Ni và Phật tử, bảo vệ Phật pháp trước những khó

khăn lúc bấy giờ Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thámvà những đóng góp với An Nam Phật học hội (2019), đáng chú ý là bài viết củaNguyễn Thị Minh Nguyệt Trong công trình nghiên cứu “Bác sĩ Tâm Minh - LêĐình Thám (1897-1969) - Người thầy lớn của Gia đình Phật tử Việt Nam, tác giảviết: “Ngài chính là vị đã sáng lập ra tổ chức GĐPT Việt Nam (GĐPTVN) Từnhững ý tưởng ban đầu của Tâm Minh Lê Đình Thám nay đã biến thành hiệnthực và GĐPTVN đã được hình thành và không ngừng phát triển Cho đến nay,đã trên 70 năm GĐPT là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên có bề dày truyềnthống, có uy tín lớn đối với cộng đồng xã hội.” [68, tr.293]

Ngoài ra, còn có những bài viết giải thích cách hiểu “gia đình” trong cụm từ GĐPT của các tác giả Thích Minh Châu (1952), Lê Tâm Đắc, Nguyễn Đức Sự

(2011) Trong bài viết có nhan đề: “Vì sao Gia đình Phật tử ra đời”, Thích MinhChâu đã khẳng định: “GĐPT không phải là cơ quan chuyên môn lo tuyên truyền

Trang 29

đạo Phật để lôi cuốn tín đồ Phật tử GĐPT chỉ là một tổ chức gia đình thanh thiếuniên dựa trên nền tảng giáo lí nhà Phật, tạo cho đời sống thanh thiếu niên một đờisống chơn chánh, lợi ích cho mình và cho mọi người Cho nên, GĐPT chỉ áp dụngnhững phương tiện trong sạch và chơn chánh để thực hiện mục đích của mình.GĐPT không lôi cuốn thanh thiếu niên cho đông để làm vây cánh đối lập với cácĐoàn thể khác GĐPT không dựa vào áp lực chính trị, không dựa vào sức mạnhkhủng bố để mở rộng thế lực.” [10, tr 85 - 86]

Theo Lê Tâm Đắc, Nguyễn Đức Sự, GĐPT “tuy mang danh là gia đìnhnhưng không giống với gia đình thực sự trong xã hội Vì nó không dựa vào hai vấnđề mang tính nền tảng của gia đình người Việt Nam truyền thống là hôn nhân(quan hệ vợ chồng) và huyết thống (quan hệ cha con).” [20, tr 20-21]

Lịch sử GĐPT giai đoạn trước năm 1951 được đề cập trong các bài viết đăng trên Liên hoa Nguyệt san, Nguyệt san Viên âm, tạp chí Nghiên cứu Phật học [34], [35], [47], [48] nhằm giải thích cơ cấu của các đơn vị tiền thân GĐPT, và xu hướng Phật hóa gia đình Cũng nghiên cứu về lịch sử hình thành và cơ cấu GĐPT nhà

nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Ngọc (2009) trong bài viết “Tổ chức Gia đình Phậttử Việt Nam” đã trình bày quá trình hình thành GĐPT Việt Nam, hệ thống cơ cấu tổ

chức GĐPT, sinh hoạt của GĐPT Những nội dung này đã được nghiên cứu từ nhiều học giả đi trước, và được quy định trong văn bản pháp lý của GHPGVN Điểm mới trong công trình này là đánh giá ảnh hưởng của GĐPT đến quá trình phát

triển nhân cách của thanh thiếu niên Phật tử [69] Tác giả đã dẫn số liệu Báo cáo“Hiện trạng gia đình Phật tử các tỉnh miền Trung và Nam bộ qua khảo sát” của

Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện năm 2003 và phân tích các số liệu trên Nội dung báo cáo đã làm rõ sự quan tâm, ủng hộ của các phụ huynh Đoàn sinh đối với

sinh hoạt của GĐPT được phản ánh trong kết quả điều tra “Kết quả cho biết97,47% số người được hỏi quan tâm đến hoạt động của GĐPT, 85,51% cho rằngsinh hoạt của GĐPT có tác động tốt đối với thanh, thiếu niên và xã hội 84.17%đã động viên con cháu tham gia sinh hoạt GĐPT, vì tham gia sinh hoạt GĐPT cónhiều tác dụng tốt như: Thanh, thiếu niên dự sinh hoạt lễ phép, ngoan ngoãn,chăm chỉ lao động, học tập; yêu thương, đoàn kết và tích cực giúp đỡ mọingười.

Trang 30

Hẳn là sinh hoạt GĐPT đã có tác động tích cực đối với thanh thiếu niên trongcuộc sống hằng ngày nên 72.73% số người được hỏi ủng hộ, 78,19% tạo điều kiệnvà 82,71% khuyến khích con em tham gia sinh hoạt GĐPT.” [69, tr 48-49]

Luận án Tiến sĩ chính trị học Gia đình phật tử và vấn đề đoàn kết, tập hợpthanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở nước ta hiện nay (qua khảo sát một số tỉnh miềnTrung) của Lê Văn Đính (2002) đã nhấn mạnh vấn đề đoàn kết, tập hợp thanh thiếu

niên tín đồ Phật giáo từ cấp chính quyền [23] Tác giả cho rằng: nhiều nơi, chính quyền còn thực sự lúng túng trong việc xác lập phương thức đoàn kết, tập hợp đối tượng thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo; thậm chí có nơi còn bỏ trống trận địa cho các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động thế hệ trẻ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị Vì vậy nghiên cứu về GĐPT là yêu cầu cấp bách nhằm xác định một thái độ ứng xử đúng đắn để tăng cường sự đồng thuận xã hội, động viên thanh thiếu niên tín đồ Phật tử tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Lê Văn Đính (2002) cũng có bài viết phân tích ảnh hưởng của GĐPT trong đời sống của thanh, thiếu niên Thừa Thiên - Huế [22] Cùng quan tâm đến nội dung nghiên cứu này Ngô Văn Trân (2011) cũng có nghiên cứu mới về GĐPT hiện nay

nhất là bối cảnh mới cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong nghiên

cứu của mình, tác giả đã mô tả khá kỹ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục mà GĐPT tại Thừa Thiên - Huế đã thực hiện nhằm giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử Dù được hình thành từ thế kỷ trước, GĐPT Thừa Thiên - Huế đến nay vẫn giữ nguyên vai trò, giá trị, có tác động to lớn đến quá trình giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo [98]

1.1.3 Những nghiên cứu về gia đình Phật tử tại Đà Nẵng

Để làm rõ hơn những nghiên cứu về GĐPT tại Đà Nẵng, NCS tổng quan thêm tình hình nghiên cứu về Phật giáo Đà Nẵng, để thấy Phật giáo xuất hiện ở vùng đất này từ sớm Phật giáo Đà Nẵng cũng chịu tác động từ bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giai đoạn sau 1945, và Đà Nẵng cùng với Huế là cái nôi hình thành rất nhiều GĐPT trong thời điểm thập niên 50, 60 của thế kỷ trước Các GĐPT được hình thành từ thời kỳ ấy đến nay vẫn còn hiện hữu như một minh chứng sống về sức sống và vị trí của GĐPT trong đời sống tinh thần của người dân Đà Nẵng.

Trang 31

Những nghiên cứu về PG Đà Nẵng cho đến hiện tại là những công trình viết về quá trình du nhập và phát triển của PG ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là xứ Quảng (bao gồm Đà Nẵng và Quảng Nam) Khi hai tỉnh thành này chưa được tách đơn vị hành chính như hiện nay thì tìm hiểu PG Đà Nẵng luôn nằm trong tổng thể

PG Quảng Nam Tài liệu sớm nhất trình bày về PG Quảng Nam là bài viết ChùaLong Thủ ở Tourane in trong tập Những người bạn cố đô Huế (B.A.V.H) của HenriCosserat (1920), Núi đá hoa cương (Ngũ Hành Sơn) của Albert Sallet (1924) [14],

[78] Sau này, Lê Xuân Thông (2014), (2016), (2018) trong các bài viết của mình đã tiếp tục nghiên cứu làm rõ Phật giáo Quảng Nam – Đà Nẵng thế kỷ XVII, XIX [84], [85], [86], [87] Các nhà nghiên cứu Việt Nam khẳng định: danh thắng Ngũ Hành Sơn (nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) lưu giữ những vết tích về các thiền tăng tu chứng, sinh hoạt nghi lễ và thờ tự trong thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX Nội dung bia ký là tư liệu quý về lai lịch một ngôi chùa dân gian ở Đà Nẵng có niên đại nửa sau thế kỷ XVII là minh chứng rõ ràng cho sự du nhập và hình thành PG ở mảnh đất này.

Gần 50 năm sau, mới có thêm công trình của Thích Chơn Phát (1970) và

Thích Hơn Sơn (1972) qua các bài viết lần lượt là: “Sử liệu danh tăng Tự viện -Thắng cảnh Phật giáo Quảng Nam” và “Lịch sử Ngũ Hành Sơn - chùa Non Nước”.

Các tác giả đã trình bày về các vị thiền sư, các ngôi chùa, kiến trúc PG trên địa bàn tỉnh Quảng Nam [74], [77]

Từ năm 2000 trở lại đây là giai đoạn mà PG Quảng Nam được nhiều người quan tâm, số lượng công trình và cùng với đó là phạm vi, khía cạnh nghiên cứu

cũng trở nên phong phú và mở rộng: Toàn tập Minh Châu Hương Hải (2000), Hànhtrạng chư thiền đức xứ Quảng (2008), Danh tăng núi Ngũ Hành (2017) Các công

trình này cho thấy nỗ lực rất lớn của các tác giả trong việc dựng nên chân dung chư tăng ni đất Quảng, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, cuộc đời và hành trạng các thiền tăng tiêu biểu ở Ngũ Hành Sơn, từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XXI [82], [95], [96]

Kể từ khi tách tỉnh vào năm 1997, danh xưng Phật giáo Đà Nẵng được nhận

diện và nghiên cứu dần: Lược sử Phật giáo thành phố Đà Nẵng (2008) củaNguyên Lam Chân Tuệ Định [21] và Lược khảo Phật giáo sử Đà Nẵng (2013) của

Trang 32

Thích Đức Trí [99] Các phẩm này dừng lại ở tính chất tập hợp các dữ liệu do các chùa cơ sở cung cấp, góc độ tiếp cận nghiên cứu có thiên về hướng ca ngợi, tuyên truyền cho các giá trị văn hóa PG của Đà Nẵng, chưa có sự phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cũng như chỉ ra các xu hướng phát triển của PG trên địa bàn thành phố Ngoài ra trên một số tạp chí có liên quan đến PG Đà Nẵng

có một số bài viết như: “Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn, những giá trị vănhóa cần giữ gìn và phát triển”; “Xu hướng thế tục hóa của Phật giáo hiện nay -Vấn đề và giải pháp”; “Phật giáo Đà Nẵng với công tác từ thiện, xã hội” đăng

trên tạp chí Công tác Tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ đề cập đến nguồn gốc và các hoạt động của lễ hội Quán Thế Âm, là lễ hội Phật giáo có quy mô lớn và nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng.

Một lí do nữa để NCS giới thiệu tổng quan về Phật giáo Đà Nẵng khi đề cập đến GĐPT tại Đà Nẵng, vì muốn nhấn mạnh đến vai trò của Phật giáo trong việc định hình văn hóa vùng đất và con người tại địa phương Thông qua nghiên cứu GĐPT tại Đà Nẵng cũng là nghiên cứu về Phật giáo nơi đây Từ lâu, những ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam đã được nhiều học giả nghiên cứu như: Trần Văn Giàu (1993), Nguyễn Tài Thư (1997), Nguyễn Đăng Duy (1999), Tạ Chí Hồng (2003), Đặng Thị Lan (2006), Đào Tấn Thành (2020) [28], [93], [18], [43], [55], [80] Qua những

nghiên cứu trên ta thấy, trong hơn hai ngàn năm hoằng pháp đạo sinh trên lãnh thổ Việt Nam, PG đã đồng hành cùng dân tộc trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử Xuyên suốt tiến trình đó, PG luôn khăng khít, keo sơn cùng vận mệnh quốc gia, dân tộc Thời kì nào đất nước hòa bình, phồn vinh thì PG phát triển; đất nước nô lệ, suy yếu thì Phật giáo cũng suy tàn Phật giáo hòa nhập, thích ứng với văn hóa Việt, gần gũi, thân thương với dân tộc Với tinh thần từ bi hỷ xả, khoan dung, độ lượng, hòa bình, hòa hợp, hướng thiện, giải thoát con người khỏi đau khổ, giáo lí đạo Phật đã thấm nhuần trong nếp sống, nếp nghĩ, tư tưởng của đại đa số người Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của dân tộc Việt.

Trang 33

Công trình đầu tiên nghiên cứu tại Đà Nẵng có liên quan đến GĐPT là báo cáo

khoa học đề tài cấp Thành phố: “Giải pháp nhằm tăng cường công tác đoàn kết,tập hợp thanh thiếu niên Phật giáo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh -Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam ở thành phố Đà Nẵng hiện nay”[25] Tác giả

của báo cáo khoa học này là người có nhiều nghiên cứu về GĐPT tại miền Trung, tuy nhiên khi nghiên cứu cụ thể tại Đà Nẵng, lại đặt GĐPT trong tổng thể cộng đồng Phật giáo trẻ tuổi, có độ tuổi tương ứng với độ đuổi của Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mà bỏ qua các chủ thể ở độ tuổi lớn hơn Các chủ thể trong GĐPT ngoài đội ngũ Đoàn sinh từ 7 đến 18 tuổi, còn có các chủ thể từ 18 - 25 tuổi (Huynh trưởng tập sự), từ 25 - 65 tuổi (Huynh trưởng được công nhận qua các khóa huấn luyện) thì lại chưa được đề cập đến.

Nhân dịp kỉ niệm 60 năm thành lập GĐPT tại Đà Nẵng, Thành hội Phật giáo

Đà Nẵng (2010) đã in “Kỷ yếu 60 năm Gia đình phật tử Đà Nẵng hình thành vàphát triển 1950 - 2010” [79] Nội dung kỷ yếu nhấn mạnh: GĐPT Đà Nẵng trong

chặng đường 60 năm đã có những thăng trầm, gian khó cùng vận mệnh đất nước nhưng đại bộ phận đã nêu tấm gương sáng giúp ích cho nước nhà và hoằng dương chánh pháp đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội Sở dĩ năm 2010, Đà Nẵng kỷ

niệm chu niên 60 năm GĐPT vì vào khoảng năm 1950, tại Đà Nẵng đã có 04 Giađình phật hóa phổ đầu tiên ra đời tại các chùa: Pháp Lâm (Thiện Ái), chùa Long

Thơ (Long Hoa), chùa Hải Lạc (Hải Hòa), chùa Tân Hòa (Tân Định) Đây là những đơn vị GĐPHP đầu tiên, tiền thân của GĐPT sau này Điều đó khẳng định, Đà Nẵng tuy là đô thị loại I, thành phố trực thuộc trung ương, đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng cũng trên chính mảnh đất này GĐPT đã đóng vai trò quan trọng, chứng kiến nhiều đổi thay to lớn của thành phố Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, xã hội đương đại đang có nhiều chuyển biến, nó đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải ưu tú hơn Nhiệm vụ xây dựng thế hệ trẻ tin Phật trở thành một Phật tử giàu lòng nhân ái, có nếp sống đạo đức tốt hướng thiện, lành mạnh trở nên quan trọng và cấp thiết Nghiên cứu về GĐPT trong xã hội đương đại cần chỉ rõ phương tiện, cách thức giúp đào luyện thế hệ trẻ vừa xây dựng cuộc sống tốt đẹp

Trang 34

cho chính bản thần mình và phục vụ xây dựng xã hội, cộng đồng, đất nước đáp ứng yêu cầu mới.

1.1.4 Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra

Qua các công trình nghiên cứu đi trước ở trong vào ngoài nước có liên quan tới đề tài, NCS vừa kế thừa được các thành tựu nghiên cứu về GĐPT nói chung, chủ yếu từ giữa đến cuối thế kỷ XX Trừ những nghiên cứu của học giả nước ngoài, những công trình trong nước nghiên cứu về GĐPT từ đầu thế kỷ XXI chủ yếu được tiếp cận ở khía cạnh tôn giáo học, lịch sử học và chính trị học, khía cạnh văn hóa học chưa thực sự được quan tâm Đây là khoảng trống mà kết quả nghiên cứu của luận án có thể lấp đầy.

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới cộng đồng PG nói chung và cộng đồng GĐPT nói riêng trên nhiều khía cạnh khác nhau, đã đem lại gợi ý cho ý tưởng nghiên cứu trong luận án Các nghiên cứu của một số học giả nước ngoài về PG

Thái Lan và GĐPT Thái Lan với cách nhìn nhận về cái chết êm đềm; hay nghiên

cứu của Đào Thế Đức về nhóm hành hương Yên Tử và sự trao quyền cho phụ nữ thông qua một thực hành tín ngưỡng [104]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Loan về nhóm hành hương chùa Hương với sức mạnh tập thể và khả năng cá nhân trong các hoạt động sinh kế mới, khi được kết nối mạng lưới xã hội nhờ “sợi dây” tâm linh, giúp các tín đồ có cuộc sống tốt hơn (trước hết là về mặt tinh thần) [57] Tất cả đều nhờ ở niềm tin tôn giáo/Phật giáo, khả năng tập hợp quần chúng, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên trong cộng đồng tôn giáo chung trong các hoạt động sống, khả năng chữa lành tổn thương tinh thần của nó,

Vận dụng các quan điểm trên vào xem xét, phân tích các biểu hiện văn hóa của những hoạt động của GĐPT tại Đà Nẵng hiện nay (khoảng 10 năm trở lại đây, trong phần phạm vi thời gian NCS đã trình bày phía trước), NCS có thể lý giải tại sao nhiều thanh thiếu niên không phải Phật tử ở Đà Nẵng tham gia vào GĐPT mà vốn ban đầu, tổ chức này chỉ dành cho các Phật tử thuần thành (hoặc con em của họ), cũng như lý giải tại sao GĐPT lại tiếp nhận những người không phải Phật tử vào các nhóm Đoàn sinh, điều gì thu hút họ và họ hy vọng sẽ nhận được gì trong

Trang 35

lựa chọn của mình, các tác động qua lại giữa xã hội và các thành viên xã hội cũng như với các tổ chức xã hội và thiết chế gia đình (thế tục),

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành quả của các tác giả đi trước, luận án sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, nhận diện văn hóa của GĐPT tại Đà Nẵng ở khía cạnh văn hóa tổ chức, trình bày cơ cấu, đặc điểm thành phần của GĐPT nhằm làm rõ khả năng thu hút tín đồ, tập hợp quần chúng trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại.

Thứ hai, nhận diện văn hóa của GĐPT tại Đà Nẵng ở khía cạnh thực hành văn hóa giáo dục nhằm làm rõ triết lí giáo dục, nội dung giáo dục, cách thức giáo dục của GĐPT áp dụng cho từng thành viên Và, thành viên GĐPT vận dụng những điều mình được học vào cuộc sống thường nhật như thế nào.

Thứ ba, bàn luận về vai trò của GĐPT trong xã hội Việt Nam đương đại, và những thách thức GĐPT gặp phải trong đời sống đương đại.

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án

Với đề tài: “Văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng”, NCS tiến hành thao

tác các khái niệm làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu, NCS đi từ khái niệm gia đình, văn hóa gia đình đến GĐPT, văn hóa của GĐPT.

Gia đình và văn hóa gia đình

Nhà xã hội học Jonh J Macionis (2004) nhấn mạnh: “Gia đình là một tập thểxã hội có từ hai người trở lên, trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hay nghĩa dưỡngcùng sống với nhau Đời sống gia đình mang tính hợp tác, gia đình thường là cáctập thể sơ cấp trong đó các thành viên có cùng tài nguyên kinh tế và trách nhiệmhàng ngày” [46, tr 453] Khái niệm gia đình trong một thời gian dài được cho là:

tập hợp người có quan hệ hôn nhân hay cùng huyết thống, cùng chung sống trong cùng không gian (hay dưới một mái nhà), cùng có trách nhiệm chia sẻ phương cách tạo ra và tích lũy của cải vật chất cũng như các giá trị tinh thần để bảo vệ và phát triển gia đình Các thành viên gia đình có quyền hưởng lợi từ công sức mình bỏ ra cho quá trình duy trì gia đình, có quyền thừa kế tài sản gia đình.

Trang 36

Gia đình dưới góc độ Xã hội học được cho là tế bào của xã hội, thuộc thiết

chế xã hội, trong đó các thành viên cùng sinh sống dựa trên mối quan hệ hôn nhân

hoặc huyết thống Từ góc độ văn hóa học, gia đình, ít nhất gồm hai người, được

hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, cùng chung sống; là môi trường văn hóa đầu tiên giúp hình thành nhân cách cá nhân, được trao truyền nếp sống (Gia quy, những quy định ứng xử chung được thỏa thuận, cách chung sống); là nơi hội tụ, chọn lọc và sáng tạo văn hóa của con người và cộng đồng xã hội Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề biến đổi về hôn nhân và gia đình, vấn đề giới và hôn nhân (sự công nhận giới tính thứ 3), vấn đề con nuôi, gia đình đơn thân, gia đình không kết hôn, đã được đưa vào nhiều nghiên cứu xã hội học, nhân học văn hóa hiện đại Do đó, định nghĩa gia đình đã được thay đổi phần đầu nội dung, có nghĩa là: gia đình là tập hợp những người chung sống cùng nhau (không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống hay hôn nhân), các thành viên chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi về những giá trị vật chất và tinh thần Khái niệm này khá phù hợp khi bàn đến GĐPT, hiện trạng GĐPT là tập hợp những người không có quan hệ huyết thống hay hôn nhân, các thành viên có chung niềm tin và chia sẻ niềm tin GĐPT đáp ứng đa dạng nhu cầu tinh thần của người tham gia.

Tác giả Lê Ngọc Văn (2011) cho rằng văn hóa gia đình là một nội dung quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu gia đình Từ sự phân tích đặc trưng, quy luật hình thành và phát triển, cấu trúc và chức năng của văn hóa gia đình, tác giả đã định

nghĩa: “Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực khu biệt đặc thùđiều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa giađình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho cáccộng đồng, các tộc người, các dân tộc và các khu vực khác nhau được hình thànhvà phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điềukiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội [102, tr 49]

Bàn về văn hóa gia đình, còn có tác giả như: Vũ Ngọc Khánh (2007), (2008), Đào Thị Mai Ngọc (2014), Từ Thị Loan (2017) Từ những bàn luận trên, tác giả nhận thấy nghiên cứu văn hóa GĐPT là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu GĐPT Văn hóa GĐPT có đặc trưng riêng, cần nhận diện thông qua nghiên cứu giá trị, chuẩn mực của GĐPT, cơ cấu, thành phần Gia đình, mối quan hệ bên trong giữa các

Trang 37

thành viên Văn hóa GĐPT cần được nhận diện bản chất, giá trị nổi bật thông qua các thực hành văn hóa đặc thù, gắn với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Gia đình Phật tử

Trong luận án Tiến sĩ Chính trị học “Gia đình phật tử và vấn đề đoàn kết,tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở nước ta hiện nay (qua khảo sát một sốtỉnh miền Trung)” của Lê Văn Đính (2002), tác giả luận án đã có phần tổng quan

khá kỹ về GĐPT Tác giả đã tổng hợp quan điểm của cá nhân, tổ chức Phật giáo, xem xét GĐPT như là danh hiệu của tổ chức ra đời từ phong trào chấn hưng PG

Việt Nam Trong Nội quy GĐPT đến nay, ghi rõ GĐPT là danh hiệu: “GĐPT là têngọi của tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh thiếu đồng niên tin Phật, được Hội ViệtNam Phật học khai sinh và đặt tên cho từ năm 1951” [xem Phụ lục 4] Đại hội lầnthứ nhất năm 1951, Nội Quy Trình GĐPT ghi rõ mục đích là: “Huấn luyện Thanh,Thiếu, Đồng niên Phật tử về ba phương diện Trí dục, Đức dục, Thể dục trên nềntảng PG để đào tạo thành Phật tử chân chính.”6

Trong luận án của mình, Lê Văn Đính cũng đưa ra những dẫn chứng cho

rằng: trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, hoạt động của GĐPT đã mang tính chất của một hội đoàn tôn giáo, một tổ chức thanh niên tôn giáo [22] Tác giả cũng bày tỏ quan điểm: một khi đã thừa nhận GĐPT là một tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội, nhà nghiên cứu khi xem xét khái niệm GĐPT thì cần dựa vào mục đích, tôn chỉ, nội quy, điều lệ, đường hướng hoạt động của tổ chức đó Thế nhưng khi bàn đến vấn đề GĐPT thì khó có thể đưa ra một khái niệm, vừa phản ánh đúng bản chất của nó và vừa đúng với mọi hoàn cảnh lịch sử Bởi vì, trong tiến trình phát triển từ trước đến nay, GĐPT đã rất nhiều lần thay đổi, tu chỉnh nội quy, mục đích, tôn chỉ (1951, 1954, 1976, 1970, 1973, 1999) và đường hướng hoạt động của GĐPT trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể lại chịu sự tác động của những xu thế khác nhau (xu thế dân tộc hóa, xu thế đa dạng hóa và hiện đại hóa, xu thế thế tục hóa ), với các hoạt động đan xen (tôn giáo - phi tôn giáo, Đạo - Đời và Đời - Đạo) đã làm cho không khí của đời sống tôn giáo nói chung và GĐPT nói riêng trở nên sôi động, phức tạp hơn Đồng tình với quan điểm trên, xét từ lịch sử hình thành, tôn chỉ mục

6 Dẫn theo gdpt.vn truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020

Trang 38

đích, bối cảnh thế tục hóa sâu rộng của GĐPT như hiện nay, NCS sử dụng khái niệm sau để nghiên cứu đề tài luận án:

Gia đình Phật tử là một tổ chức/ hội đoàn Phật giáo được cơ cấu chặt chẽ,sinh hoạt trong khuôn khổ pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và luật pháp hiệnhành nhằm giáo dục, đào luyện thanh thiếu đồng niên tin Phật thành Phật tử chânchính, góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội.

Văn hóa và văn hóa của gia đình Phật tử

Văn hoá là một khái niệm trừu tượng và vì vậy có nhiều cách tiếp cận,

nghiên cứu văn hoá khác nhau Khi thực hiện đề tài: “Văn hóa của gia đình Phật tửtại Đà Nẵng”, NCS chọn hướng tiếp cận Nhân học - nghiên cứu văn hoá nên khái

niệm văn hóa cũng được thao tác hóa khái niệm theo hướng này Đặc biệt là khái

niệm của nhà nhân học Gary Ferraro (1995) đã nêu: “Văn hóa là tất cả những gìcon người có, con người nghĩ và con người làm.” [105, tr 17]

Những gì con người có bao gồm các hiện vật vật chất như quần áo, trang phục, nhà cửa, công cụ sản xuất, các công trình kiến trúc, chùa chiền, đền, miếu, v.v Những gì con người nghĩ bao hàm các thành tố ẩn, nằm trong suy nghĩ của con người, như niềm tin tôn giáo, triết lý sống, thế giới quan, quan niệm thẩm mĩ, v.v ) Những gì con người làm là các khuôn mẫu hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được như vái lạy, bắt tay, gật đầu, v.v, Trong ba thành tố này, thành tố “nghĩ” đóng vai trò hết sức quan trọng, có tính chất chi phối hai thành tố còn lại là “có” và “làm” Chính vì vậy, trong một nền văn hoá, cả ba thành tố “có”, “nghĩ”, “làm” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và mỗi thành tố văn hoá đều có một giá trị, chức năng nào đó trong hệ thống tổng thể của nền văn hoá mà nó tồn tại.

Văn hóa của gia đình Phật tử

Như đã phân tích ở trên, GĐPT là một tổ chức đoàn thể đặc thù của Phật giáo, khi phân tích văn hóa của GĐPT, NCS tiếp cận đó là văn hóa của một tổ chức Theo quan niệm của E.H Shein, văn hóa tổ chức bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức, cùng thống nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thành viên Theo định nghĩa của M Amiel, F.

Trang 39

Bonnet, J Jacobs: Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian Xây dựng văn hóa tổ chức là hướng đến sự thống nhất về nhận thức/ ý thức giữa các thành viên và phát triển năng lực hành động, hành vi thống nhất cho họ khi hành động Do đó, xây dựng văn hóa tổ chức thực chất là xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một hệ thống các giá trị, triết lí hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho phong cách của tổ chức và cần được tuân thủ nghiêm túc Tổng hợp khái niệm gia đình, GĐPT, văn hóa, văn hóa gia đình, NCS xác định nghiên cứu văn hóa của GĐPT là nghiên cứu trên hai bình diện: văn hóa tổ chức/văn hóa cộng đồng và văn hóa giáo dục (cụ thể là các thực hành văn hóa giáo dục).

Bình diện thứ nhất, GĐPT là một tổ chức/ hội đoàn Phật giáo, nên NCS sẽ

có những mô tả cụ thể để nhận diện cơ cấu, quy mô, thành phần, đặc điểm, mối quan hệ trong cộng đồng GĐPT Theo đó, GĐPT tại Đà Nẵng vừa được cơ cấu theo quy định của GHPGVN nói chung, vừa có nét riêng mới, là sự bổ sung thêm quy mô GĐPT hiện đại (quy mô nhỏ, mới thành lập ở thế kỷ XXI) bên cạnh quy mô đã có là các GĐPT truyền thống (được thành lập ở thế kỷ trước, có đông thành viên) Nội dung này sẽ được phân tích ở chương sau của luận án.

Bình diện thứ hai, GĐPT được thành lập nhằm mục đích giáo dục thanh thiếu đồng niên tin Phật, nên văn hóa của GĐPT cần được nghiên cứu trên bình diện thực hành văn hóa giáo dục Trong chương 3, NCS sẽ mô tả các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT để đạt đến mục đích giáo dục giáo lý Phật pháp, kỹ năng, phẩm chất của Phật tử chân chính Thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT nhấn mạnh đến hành vi, cảm xúc, thái độ các chủ thể trong quá trình dạy và học Các chủ thể được cấp nghĩa cho các hành vi, hình thành khuôn mẫu hành vi của cá nhân và cộng đồng Từ đó, họ không dừng lại ở việc được giáo dục Phật pháp, mà thể hiện kết quả vận dụng Phật pháp trong cuộc sống hàng ngày.

1.2.2 Hướng tiếp cận lý thuyết của luận án

Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu GĐPT ở phạm vi toàn quốc hoặc ở cấp độ một tỉnh/ thành Trong đó, nghiên cứu tôn giáo học cơ bản chiếm ưu thế và ảnh

Trang 40

hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, đơn vị GĐPT không chỉ dừng lại ở khía cạnh niềm tin tôn giáo, đó là sự chuyển hóa từ niềm tin tôn giáo đến thực hành văn hóa - xã hội trong đời sống hằng ngày Giáo lý của nhà Phật không chỉ dừng lại ở cửa chùa mà đã lan tỏa vào ý thức cộng đồng dân cư với sự mềm dẻo vốn có của Phật pháp Trên cơ sở đó, nghiên cứu GĐPT ở

góc độ Văn hóa học, NCS đã tiếp cận lý thuyết Nhân học diễn giải của CliffordGeertz Trong cuốn Diễn giải văn hóa của Clifford Geertz (1973), ông đã viết: “Tintheo Weber rằng con người là một động vật bị treo lơ lửng trong các mạng lưới củaý nghĩa mà họ giăng ra, tôi coi văn hóa là các mạng lưới, và vì vậy phân tích nó[văn hóa] không phải là một khoa học thực nghiệm tìm kiếm các quy luật, mà làkhoa học diễn giải đi tìm kiếm ý nghĩa” [116, tr 5] Để tìm hiểu các hoạt động văn

hóa của con người, Geertz đã đề nghị lối tiếp cận diễn giải này cho khoa học xã hội nói chung, cho Nhân học nói riêng và đặc biệt cho những nghiên cứu về tôn giáo Geertz có thời gian dài nghiên cứu tôn giáo ở Java, Indonesia, sau đó chuyển qua nghiên cứu Islam giáo ở Morocco, một quốc gia ở Bắc Phi [107], [108], [109], [110], [111], [112]

Clifford Geertz được thừa nhận là một trong các nhà nghiên cứu lớn của khoa học xã hội và nhân văn nói chung và của các khoa học về tôn giáo nói riêng trong thời đương đại, trong một số nghiên cứu của ông Clifford Geertz có những tác phẩm lý thuyết và những tác phẩm dân tộc học mô tả Hai chuyên luận lý thuyết

nổi tiếng của ông: Mô tả sâu: Hướng đến một lý thuyết diễn giải về văn hóa (ThickDescription: Toward an Interpretive Theory of Culture) và Tôn giáo như một hệthống văn hóa [114] Chuyên luận đầu giải thích nhân học diễn giải bằng những

thuật ngữ tổng quát và chuyên luận thứ hai trực tiếp đi vào vấn đề tôn giáo Theo Clifford Geertz, Dân tộc học phải nhắm đến mô tả sâu Nhà dân tộc học không chỉ mô tả cấu trúc của một bộ lạc, những yếu tố của một nghi lễ hay đơn giản sự kiện người Islam giáo nhịn ăn, uống vào ban ngày trong tháng Ramadan Nhiệm vụ của nhà dân tộc học là xác định cho được ý nghĩa, khám phá những ý hướng phía sau hành vi, những ý nghĩa bên trong diễn ngôn, khám phá cái ý nghĩa bao quát của các nghi lễ, niềm tin và định chế của một nhóm người Mô tả sâu, như vậy, đòi hỏi

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w