Chứng từ và tài khoản sử dụng- Chứng từ kế toán: Các chứng từ được sử dụng trong giao dịch mua hàng là: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng, Phiếu mua hàng, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nh
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -
TIỂU LUẬN
Kế toán mua hàng theo phương thức gửi hàng Môn học: Kế toán thương mại dịch vụ
Giảng viên hướng dẫn: ThS Phan Lê Trang
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2: NỘI DUNG 2
2.1 Khái quát chung về kế toán mua hàng theo phương thức gửi hàng 2
2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán mua hàng 2
2.2 Tìm hiểu về các nghiệp vụ mua hàng theo phương thức gửi hàng 3
2.2.1 Các trường hợp mua hàng theo phương thức gửi hàng 3
2.2.2 Các trường hợp phát sinh trong quá trình mua 10
PHẦN 3: KẾT LUẬN 13
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng gay gắt và mạnh mẽ, để khẳng định được vị thế, vai trò trên thị trường cũng như đẩy mạnh quá trình hội nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải tìm cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả Để khẳng định được vị thế, doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc mua bán, bảo quản và dự trữ hàng hóa bởi mỗi khâu đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong kinh doanh thương mại, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp Để đạt được điều đó tối ưu thì yêu cầu mọi hoạt động trong doanh nghiệp phải hiệu quả, nghiệp vụ mua bán hàng hóa không tốt sẽ không có lợi về chi phí đầu vào và nghiệp vụ bán hàng không hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp Vì thế công tác mua bán hàng hóa là rất quan trọng, quyết định đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác mua hàng hóa cùng với những kiến thức
đã học tập ở trường, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Kế toán mua hàng theo phương thức gửi hàng”.
Trang 4PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1 Khái quát chung về kế toán mua hàng theo phương thức gửi hàng.
2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán mua hàng
Khái niệm mua hàng
Mua hàng là việc nhận chuyển quyền sở hữu hàng hóa gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro đồng thời đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán Mua hàng là khâu đầu tiên của quy trình lưu chuyển hàng hóa Hàng mua vào cần đảm bảo
về số lượng, chất lượng và tiến độ thời gian
Kế toán mua hàng
Hàng mua của các doanh nghiệp có thể là vật tư, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, cũng có thể là hàng hóa mua vào để bán ra trong các doanh nghiệp thương mại
Chứng từ và tài khoản sử dụng
- Chứng từ kế toán: Các chứng từ được sử dụng trong giao dịch mua hàng là: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng, Phiếu mua hàng, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nhận hàng hóa, Phiếu chi, Giấy thanh toán tạm ứng
- Tài khoản sử dụng: Hàng mua về của các doanh nghiệp có thể là hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nên kế toán sử dụng các tài khoản phản ánh hàng tồn kho như: Tài khoản “Hàng hóa”, tài khoản “Nguyên vật liệu’, tài khoản “Công cụ dụng cụ” và tài khoản “Hàng mua đang đi trên đường” để phản ánh theo giá thực tế (giá gốc) của hàng mua.
[CITATION Loa13 \l 1066 ]
Mua hàng theo phương thức gửi hàng:
Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, bên bán chuyển hàng đến kho cho bên mua và giao hàng tại kho bên mua hoặc địa điểm đã quy định trên hợp đồng Thời điểm xác định hàng hóa là hàng mua khi bên mua đã nhận hàng do bên bán chuyển bán, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng.
Chiết khấu thương mại:
Là số tiền người bán giảm cho doanh nghiệp do doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn, giá trị lớn.
Chiết khấu thanh toán:
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng
[ CITATION 2212 \l 1066 ]
- Chi phí vận chuyển:
Trang 5Chi phí vận chuyển là số tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho bên dịch vụ vận chuyển để được vận chuyển hàng hàng hóa theo những điều kiện mà bên thuê và bên cho thuê thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển.
Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng phụ thuộc vào đặc thù hàng hóa và số lượng hàng hóa Khách hàng thuê dịch vụ có thể lấy hóa đơn vận chuyển hàng hóa từ bên dịch vụ cung cấp để tiến hành hạch toán chi phí mua hàng.
2.2 Tìm hiểu về các nghiệp vụ mua hàng theo phương thức gửi hàng
2.2.1 Các trường hợp mua hàng theo phương thức gửi hàng
TH1: Hàng về trước, chứng từ về sau
Đây là trường hợp hàng đã về nhưng doanh nghiệp chưa nhận được hóa đơn Trong trường hợp này, khi hàng về kế toán chưa cần hạch toán, doanh nghiệp chỉ làm thủ tục nhập kho và lưu vào sổ theo dõi Trong kỳ, nếu hóa đơn về kế toán ghi nhận như trường hợp mua hàng thông thường Trường hợp cuối kỳ mà hóa đơn vẫn chưa về kế toán phải ghi sổ theo giá tạm tính (không phản ánh thuế GTGT vì chưa có căn cứ chính thức), vì số hàng này đã là tài sản của doanh nghiệp nên cần ghi nhận vào sổ sách kế toán để khi lập BCTC phản ánh đúng tổng số tài sản của doanh nghiệp Khi nhận được hóa đơn sẽ điều chỉnh theo giá thực tế và lúc này mới phản ánh thuế GTGT được khấu trừ.
Khi hàng hóa về, thủ kho, kế toán cần đối chiếu hàng hóa với hợp đồng mua hàng Sau đó tiến hành kiểm kê và làm phiếu nhập kho Căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán hạch toán vào sổ theo giá tạm tính chưa có thuế
Nợ TK 152 (153, 156): Số lượng nhập x Đơn giá tạm tính Có TK 111 (112, 331…): Số lượng nhập x Đơn giá tạm tính
Ví dụ 1: Ngày 25/12 mua 1000 sản phẩm, hàng đã nhập kho đủ nhưng chưa nhận được
hóa đơn Doanh nghiệp tạm nhập căn cứ trên đơn hàng số 13, đơn giá 1 sản phẩm là 70.000 tiền hàng chưa thanh toán.
Bài giải:
Chứng từ chứng minh hàng hóa đã về nhập kho nhưng chưa nhận được hóa đơn:
Hợp đồng mua bán Phiếu nhập kho (của bên mua) Phiếu xuất kho (của bên bán) Chứng từ thanh toán
Trang 6Trong Hợp đồng phải ghi rõ: Thời điểm giao hàng, thời điểm nhận hóa đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ hàng hóa, thanh toán tiền mới xuất Hóa đơn).
Tại thời điểm nhận được hàng nhưng chưa có hóa đơn thì kế toán sẽ phải đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê Sau đó, lập phiếu nhập kho theo lượng hàng thực tế nhập và lưu phiếu nhập này vào trong tập hồ sơ “Hàng chưa có hóa đơn”.
Khi hàng về: Căn cứ vào giá hàng hóa tương đương của cùng nhà cung cấp hoặc các lần mua hàng trước đây để ước tính giá hàng hóa và ghi sổ hàng hóa theo giá ước
Đây là trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn, việc xử lý sẽ tùy thuộc vào điều khoản giao hàng quy định trong hợp đồng như: (1) Nếu số hàng đó chưa phải là tài sản của doanh nghiệp thì kế toán chưa cần phải quan tâm xử lý; (2) Nếu như số hàng đã là tài sản của doanh nghiệp như trường hợp hàng được giao nhận tại kho của bên bán thì về bản chất số hàng này đã là tài sản của doanh nghiệp vì doanh nghiệp đã mua (có thể đã thanh toán hoặc mới chấp nhận thanh toán), dó đó, kế toán cần phải theo dõi về số lượng hàng này.
Khi doanh nghiệp nhận được hóa đơn nhưng hàng chưa về nhập kho (điều khoản giao hàng là tại kho của bên bán) thì kế toán lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”
+ Nếu trong kỳ kế toán hàng về, kế toán tiến hành kiểm nhận, lập phiếu nhập kho và ghi vào sổ kế toán như các giao dịch mua hàng thông thường.
+ Nếu cuối kỳ, hàng vẫn chưa về, căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi: Nợ TK Hàng mua đang đi đường (151)
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ (133)
Có TK Tiền mặt TGNH, Tạm ứng, Phải trả người bán (111, 112, 141, 331) Đến kỳ kế toán sau, khi hàng về nhập kho, kế toán phản ánh
Nợ TK Hàng hóa (156)
Trang 7Nợ TK Nguyên vật liệu và vật liệu (152) Nợ TK Công cụ dụng cụ (153) Có TK Hàng mua đang đi đường (151)
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp Nợ TK 156 : (Tổng giá thanh toán)
Có TK 111, 112, 331, …
Khi hàng về nhập kho, căn cứ hoá đơn và phiếu nhập kho Nợ TK 156, 157, 632
Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường Lưu ý một vài trường hợp sau:
Khi hng v sau nhưng không nhâ p kho mà giao thẳng cho khách hàng theo hợp
đồng kinh tế tại phương tiện, tại kho người bán, tại bến cảng, bến bãi, hoặc gửi thẳng cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán; hoặc Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
Khi hng v sau nhưng b# hao hụt, mất mát, căn cứ vào biên bản, kế toán phản ánh
giá trị hàng tồn kho bị mất mát, hao hụt: Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
Ví dụ 2: Ngày 5/4 công ty TMDV An Phát nhận được lô hàng mua ngày 26/3
- Trị giá mua chưa có thuế: 360.000.000 đ - Thuế GTGT 10%: 36.000.000 đ - Tổng giá trị thanh toán: 396.000.000 đ
Doanh nghiệp gửi bán thẳng cho công ty TNHH Sao Mai với thặng số thương mại 20%, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển là 500.000 đ và thuế GTGT 10% đã chi bằng tiền mặt Cho biết theo hợp đồng bên bán phải chịu chi phí vận chuyển.
Trang 9Đơn vị: Doanh nghiệp X Mẫu số S03a - DN
Trang 11Đơn vị: doanh nghiệp X Mẫu số S03a4 - DN
Phải thu từ người
mua (ghi Nợ)Ghi Nợ các tài khoản doanh th
sang trang sau432.000.000432000000
Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang
Ngày mở sổ:
Ngy tháng năm
Trang 132.2.2 Các trường hợp phát sinh trong quá trình mua
TH1: Chiết khấu thương mại mua hàng:
Mua hàng có chiết khấu thương mại Có 2 trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại:
- Bên mua được hưởng ngay lần mua hàng đầu tiên, hóa đơn của bên bán sẽ ghi theo giá đã trừ chiết khấu và bên mua trả tiền theo giá mua đã trừ chiết khấu, như vậy, giá mua hàng chính là giá trị thuần theo nguyên tắc giá gốc, vì vậy bên mua không phản ánh khoản chiết khấu mua hàng.
- Bên mua phải mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua cần thiết để hưởng chiết khấu thương mại, có 2 trường hợp cần xem xét: + Trường hợp bên mua tiếp tục mua hàng và khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào hóa đơn bán hàng lần sau hoặc giá bán của lần mua cuối cùng, thì bên mua hàng không ghi nhận khoản tiền chiết khấu mua hàng nữa vì bên mua trả tiền theo giá mua đã trừ chiết khấu, như vậy giá mua hàng chính là giá trị thuần theo nguyên tắc giá gốc
+ Trường hợp bên mua không tiếp tục mua hàng hoặc khi số chiết khấu thương mại bên mua được hưởng lớn hơn số tiền mua hàng ghi trên hóa đơn bán hàng lần cuối cùng thì bên bán phải chi tiền chiết khấu thương mại hoặc trừ vào nợ phải thu cho bên mua Khoản CKTM trong trường hợp này được hạch toán trừ vào giá gốc của hàng mua đã nhập kho trước đó Nếu trường hợp số hàng mua này đã bán và kế toán đã báo cáo kết quả kinh doanh thì khoản CKTM được ghi vào thu nhập khác.
+ Phát sinh ngay lúc mua thì khoản triết khấu này đã được trừ trực tiếp vào giá mua của hàng hóa nên không được thể hiện trên sổ kế toán
+ Phát sinh sau lúc mua kế toán ghi giảm giá thực tế của hàng mua: Nợ TK 111, 112, 331: Giảm công nợ
Có TK 156,157, 632, 151, 1381: Giảm hàng (CKTM) Có TK 133: Giảm VAT
Ví dụ 3: Ngày 28/12 nhận được hóa đơn GTGT mua hàng (ví dụ 1) đơn giá thực tế có
điều chỉnh do doanh nghiệp được hưởng CKTM 2% ngay trên hóa đơn, thuế GTGT 10%.
Trang 14TH2: Chiết khấu thanh toán hàng mua:
Phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp thanh toán trước thời hạn cho bên bán Nợ TK 111, 112, 331: Chiết khấu thanh toán
Có TK 515
Ví dụ 4:
Ngày 15/12, doanh nghiệp X nhận được giấy báo nợ của ngân hàng thanh toán tiền mua hàng là 160.000, thuế GTGT 16.000 Biết rằng doanh nghiệp được hưởng khoản chiết khấu thanh toán 1%.
Bài giải:
Để được hưởng chiết khấu thanh toán 1%, doanh nghiệp X cần thanh toán tiền hàng trước thời hạn trên hợp đồng kinh tế.
Trên hợp đồng cần thể hiện rõ điều kiện thực hiện chiết khấu thanh toán và phương thức chiết khấu.
Khi phát sinh chiết khấu thanh toán, người bán sẽ lập chứng từ chi tiền, người mua sẽ lập chứng từ thu tiền để trả và nhận khoản chiếu khấu thanh toán Phần chiết khấu thanh toán thu được đưa vào TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
Căn cứ vào chứng từ thu tiền, kế toán hạch toán: Nợ 112: 176.000 x 1% = 1.760
Có 515: 1.760
Trang 15PHẦN 3: KẾT LUẬN
Đề tài “Kế toán mua hng theo phương thức gửi hng” là một đề tài có rất nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp cần chú trọng Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt và tiếp cận để có những chiến lược quản trị tốt trong công tác mua hàng.
Vì thời gian có hạn và kiến thức thực tế còn hạn hẹp, mặt khác chưa nắm rõ hết tình hình hoạt động kinh doanh thực tế tại các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế thị trường hiện nay cho bên bài tiểu luận của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của cô để bài tiểu luận của nhóm chúng em hoàn thiện tốt hơn.
Qua đây, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Phan Lê Trang đã tạo điều kiện cho
chúng em có cơ hội được tìm hiểu về đề tài “Kế toán bán hng theo phương thức gửihng” cũng như giúp chúng em có thể trau dồi thêm kiến thức về môn học hơn.
Trang 16Tài liệu tham khảo
(2022, 12 23) Retrieved from https://amis.misa.vn/26292/hach-toan-chiet-khau-thanh-toan/: https://amis.misa.vn/26292/hach-toan-chiet-khau-thanh-toan/
Giáo trình Kếế toán tài chính trong các doanh nghi p GS TS Đ ng Th Loan, G T (2013) ệ ặ ị Giáo trình Kếếtoán tài chính trong các doanh nghi p.ệ H c vi n Ngân hàng.ọ ệ