Dự án du lịch sinh thái kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược

96 0 0
Dự án du lịch sinh thái kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline: 0918755356 0936260633 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng Tư vấn lập dự án xin chủ trương Tư vấn dự án đầu tư Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư Tư vấn giấy phép môi trường Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1500 Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư Tư vấn các thủ tục môi trường Website: http:lapduandautu.com.vn

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 5

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 5

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 6

3.1 Chính sách kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của các ngành liên quan đến sản xuất dược liệu 6

3.2 Du lịch chăm sóc sức khỏe hứa hẹn phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam 8

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 10

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 11

5.1 Mục tiêu chung 11

5.2 Mục tiêu cụ thể 11

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 13

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 13

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 13

I.2 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng dự án 13

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 18

2.1 Tiềm năng tăng trưởng của du lịch chăm sóc sức khỏe 18

2.2 Nhu cầu thị trường dược liệu 20

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 25

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 25

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng) 27

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 31

4.1 Địa điểm xây dựng 31

4.2 Hình thức đầu tư 31 V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.31

Trang 4

5.1 Nhu cầu sử dụng đất 31

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 32

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 33

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 33

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 34

2.1 Khu du lịch nghỉ dưỡng 34

2.2 Khu trồng thảo dược dưới tán rừng 53

2.3 Sơ chế dược liệu 63

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 67

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 67

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 67

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 67

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 67

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 67

2.1 Các phương án xây dựng công trình 67

2.2 Các phương án kiến trúc 68

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 69

3.1 Phương án tổ chức thực hiện 69

3.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 70

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 71

I GIỚI THIỆU CHUNG 71

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 71

III NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 73

3.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 73

Trang 5

IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 78

V BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 78

5.1 Giai đoạn xây dựng dự án 78

5.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 84

VI KẾT LUẬN 86

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 87

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 87

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 89

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 89

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 89

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 90

2.4 Phương ánvay 90

2.5 Các thông số tài chính của dự án 91

KẾT LUẬN 94

I KẾT LUẬN 94

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 94

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 95

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 95

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 96

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 97

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 98

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 99

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 100

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 101

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 102

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 103

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH DU LỊCH

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng kýđầu tư, gồm:

Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án:

“Du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược”

Địa điểm thực hiện dự án: Tỉnh Hòa Bình

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 90.871,1 m2 (9,09 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác Tổng mức đầu tư của dự án: 65.000.000.000 đồng

(Sáu mươi lăm tỷ đồng)

Trong đó:

+ Vốn tự có (20%) : 13.000.000.000 đồng + Vốn vay - huy động (80%) : 52.000.000.000 đồng Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

I SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

I.1 Chính sách kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của các ngành liênquan đến sản xuất dược liệu

Theo các nhà nghiên cứu dược học, xu hướng của Việt Nam cũng như thế giới là tiến tới sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên vì nó có tác dụng trị liệu cao, không gây tác dụng phụ Gần đây, một số cây thuốc như Diệp hạ châu, Đinh lăng, Đương quy, Kim tiền thảo, Ích mẫu…được các công ty dược chế biến thành các loại thuốc phòng, trị bệnh đặc hiệu có hiệu quả tốt.

Hiện nay, một số cây thuốc của địa phương trong tỉnh được khai thác để bán nguyên liệu thô cho Trung Quốc với giá khá cao trong khi đó cả nước đang phải nhập đến 80% lượng nguyên liệu dược liệu Điều kiện đất đai thổ nhưỡng khí hậu ở địa phương phù hợp với việc phát triển loại dược liệu quý nhưng chưa

Trang 7

phát huy được các tiềm năng đó trở thành lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội.

Việc nghiên cứu thành phần hoạt chất, kỹ thuật nhân giống và công nghệ chế biến các loại thuốc đặc hữu cũng chưa đầy đủ, nhất là các mô hình trồng cây thuốc nào để tạo ra sản phẩm có giá trị làm cho người dân hiểu được để làm theo Cho nên việc nghiên cứu và phát triển dược liệu một cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu dược trong nước và có thể tham gia xuất khẩu tăng thu nhập cho người dân trên một đơn vị canh tác là rất cần thiết và quan trọng

Căn cứ vào Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc xây dựng dự án đưa cây dược liệu tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác trên đơn vị diện tích và xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân tại các vùng triển khai dự án

Hiện cả nước có hơn 300 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước, trong đó có 30 cơ sở sản xuất đông dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP - WHO) Hơn 1.000 số đăng ký thuốc từ dược liệu còn hiệu lực.

Bên cạnh thuốc cao đơn, hoàn, tán cổ truyền, thuốc đông dược sản xuất trong nước hiện khá phổ biến dưới các dạng bào chế như viên nang cứng, nang mềm, cao dán thấm qua da Trong nước cũng đã có một số cơ sở trồng trọt dược

Trang 8

liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhiều đơn vị đang triển khai áp dụng nguyên tắc "Thực hành tốt trồng trọt, thu hái cây thuốc".

Bên cạnh đó, cũng có những cơ sở chế biến thực hiện việc thu mua dược liệu, lo đầu ra cho các hộ trồng trọt, kết hợp các hoạt động tập huấn quy trình kỹ thuật, cung cấp giống cây trồng, phân bón cho nhà nông, hình thành các vùng dược liệu trọng điểm Giải pháp gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học là giải pháp cần thiết để lấy lại niềm tự hào cho thuốc Nam đất Việt

Nước ta có nguồn dược liệu vô cùng phong phú, nhưng bản thân ngành dược liệu chưa phát triển đúng với tiềm năng Trong những năm gần đây, Chính phủ cũng ngày càng quan tâm đến việc phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa Một trong những quan điểm trọng tâm của Nhà nước nhằm đẩy mạnh phát triển dược liệu đó là khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng dược liệu, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP).

I.1 Du lịch chăm sóc sức khỏe hứa hẹn phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam

Xã hội ngày càng phát triển thì khiến cho con người ngày càng bị bó hẹp vào trong guồng quay hối hả của công việc Với sứ mệnh là “chữa lành” và “nuôi dưỡng”, Du lịch chăm sóc sức khỏe (du lịch wellness) hiện nay đang là loại hình du lịch đã được toàn thế giới săn đón và bắt đầu nở rộ ở Việt Nam.

Wellness tourism là một mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe, định nghĩa wellness là được kết hợp giữa healthy – sức khỏe thể chất cùng spiritual – sức khỏe tinh thân Với mục đích giúp mang lại cho du khách được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe rất tối ưu và toàn diện nhất, cân bằng và giúp duy trì phục hồi cảm xúc ở trong tâm hồn, hình thành một lối sống lành mạnh, mang đến niềm vui, suy nghĩ tích cực sau một chuyến trải nghiệm thông qua những hoạt động thể chất, tâm lý hoặc tâm linh – bằng cách là thúc đẩy được sự tham gia tích cực giữa con người, văn hóa cùng thiên nhiên.

Khái niệm du lịch chăm sóc sức khỏe hiện nay không phải là mới Du lịch chăm sóc sức khỏe đã xuất hiện hàng nghìn năm về trước khi những người hành hương ở Hy Lạp đi từ vùng Địa Trung Hải rộng lớn cho đến vùng lãnh thổ nhỏ bé thuộc vịnh Saronic và có tên gọi Epidauria Vùng đất này vốn là một nơi thờ

Trang 9

vị thần chữa bệnh Asklepios Epidauria trở thành một điểm du lịch chăm sóc sức khỏe đầu tiên.

Ngành công nghiệp du lịch sức khỏe đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ, du lịch wellness không còn là xu hướng đầu tư ngắn hạn, mà nó đã trở thành định hướng đến tư duy phát triển dài hạn ở trong kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhằm tạo điều kiện để cho du khách biết tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sức khỏe, có thời gian để tận hưởng một cảm giác bình yên khi đi du lịch.

Du lịch kết hợp với trải nghiệm chăm sóc sức khỏe và cân bằng được cảm xúc trong tâm hồn đã trở thành một xu hướng phát triển từ rất là lâu tại các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển hơn với Việt Nam.

Các quốc gia đi đầu về loại mô hình này phải kể đến là Nhật Bản với hình thức tắm onsen tạo nên một thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng của xứ sở Phù Tang, tắm đá muối ở Hàn Quốc hay các tour du lịch kết hợp cùng thiền định và Yoga tại Ấn Độ Những suối nước khoáng cho các bệnh nhân đến nghỉ ngơi, tắm và giúp hồi phục cũng có thể coi là dạng đầu tiên của loại hình du lịch này.

Sau Covid 19 thì xu hướng này chắc chắn sẽ được lan rộng hơn và thu hút được sự quan tâm từ du khách trong và ngoài nước Trong bối cảnh đó đã có một số chủ đầu tư tìm ra hướng đi mới với loại hình là du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe (wellness resort) trước khi thị trường đã có quá nhiều cạnh tranh.

Nguyên nhân đầu tiên có thể giải thích cho sự bùng nổ của xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe chính là do nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng cao Vì là một đất nước đang phát triển nên Việt Nam không phải là người khởi xướng cho xu hướng này Tại những quốc gia như là Nhật hay Hàn ở Châu Á, đời sống của người dân đất nước này phát triển cực mạnh, đạt đến giai đoạn là có dư giả điều kiện kinh tế để có thể thưởng thức những thú vui du lịch.

Dần dần, xã hội chúng ta sẽ ngày càng phát triển nhanh chóng, đời sống nâng cao hơn thì ắt con người trong chúng ta sẽ có nhu cầu hưởng thụ cao hơn Con người sẽ không còn chấp nhận về việc khám và chữa bệnh tại các bệnh viện có cơ sở hạ tầng thấp, trang máy móc kỹ thuật bị lạc hậu, đặc biệt là môi trường ở bên ngoài toàn là các bệnh nhân, khiến cho họ sẽ càng khó khăn hơn ở trong việc điều trị bệnh tật đạt để giúp đạt kết quả tốt.

Trang 10

Nói rằng xu hướng du lịch chăm sóc đang phổ biến tại các quốc gia phát triển là thực tế Tuy nhiên, mô hình này xét ở trên diện rộng, trên toàn cầu thì nó vẫn còn loại hình du lịch, loại hình kinh doanh khá là mới mẻ Đối tượng khách hàng tìm tới loại mô hình du lịch này là những người muốn tìm kiếm sự cân bằng trong tinh thần.

Mô hình du lịch kết hợp cùng chăm sóc sức khỏe có thiết kế về các liệu trình chăm sóc chuyên biệt như như thiền, yoga, massage hàng ngày,… Du khách khi du lịch đến đây là những người muốn tìm kiếm các chu trình chăm sóc sức khỏe để giúp thải độc, thanh lọc cũng như là trẻ hóa cơ thể thông qua chế độ ăn uống được thiết kế dành riêng của các chuyên gia, bác sĩ đã có kinh nghiệm.

Du lịch theo mô hình này còn khá là sơ khai ở Việt Nam Đối tượng khách hàng chủ yếu hướng đến là những người đã vững vàng về thu nhập, có thời gian để dành riêng cho bản thân mình khám phá thiên nhiên Những liệu trình chăm sóc sức khỏe những điểm du lịch ở Việt Nam cũng còn chưa được khai thác nhiều Một mô hình kinh doanh du lịch còn khá là sơ khai nhưng được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, hứa hẹn ở trong tương lai sẽ phát triển một cách mạnh mẽ.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Du

lịch sinh thái kết hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược”tại ỉnh Hòa Bình.nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhdu lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏecủatỉnh Hòa Bình.

II CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc

Trang 11

nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022.

III MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNIII.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

bằng thảo dược” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch

vụ du lịch chất lượng, kết hợp với chăm sóc sức khỏe bằng dược liệu nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhdu lịch Bên cạnh đó, dự án cũng trồng và sản xuất dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn, nhằm cung cấp một phần cho trung tâm chăm sóc dược liệu của dự án phục vụ du khách trong và ngoài nước, phần còn lại cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị

Trang 12

trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước    Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Hòa Bình.

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Hòa Bình.

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

III.2 Mục tiêu cụ thể

 Phát triển mô hìnhdu lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, hiện đại,giúp con người rũ bỏ được những mệt mỏi, những phiền muộn cũng như là áp lực cuộc sống Đây là một mô hình giúp cho con người tái tạo lại năng lượng để làm việc được hiệu quả và sống cuộc đời có ý nghĩa hơn.

 Hình thànhkhudu lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏechất lượng cao, góp

 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

Cho thuê bungalow nghỉ dưỡng17.520,Trồng thảo dược dưới tán rừng47,2 tấn/năm

Sản xuất và chế biến thảo dược58,4 tấn/năm

 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

Trang 13

Bìnhnói chung.

Trang 14

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN

DỰ ÁN

I.2 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.Vị trí địa lý

Huyện Lương Sơn nằm ở phía đông của tỉnh Hòa Bình, thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ Đức thuộc thành phố Hà Nội

Phía tây giáp thành phố Hòa Bình và huyện Kim Bôi

Trang 15

Phía bắc giáp huyện Quốc Oai và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Địa hình

Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hòa Bình, có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực nước biển là 251m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuông đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc Bắc Bộ Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động Có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng.

Khí hậu

Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 – 23,3 °C Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 Lượng mưa bình quân từ 1.520,7 - 2.255,6 mm/năm, nhưng phân bố không đều trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường.Do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên có thể phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng theo hướng tập đoàn.

Sông ngòi

Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các xã Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu (bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dòng sông đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận huyện Sông Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước Ngoài sông Bùi trong huyện còn một số sông, suối nhỏ nội địa có khả năng tiêu thoát nước tốt Đặc điểm của hệ thống sông, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nước

Trang 16

Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện Tài nguyên nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân bố rải rác toàn huyện.

Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm 49,68% diện tích tự nhiên Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và thay thế chúng là rừng thứ sinh Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện Nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực.

Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản trữ lượng lớn đó là đá vôi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim.

Tài nguyên du lịch

Với vị trí thuận lợi gần thủ đô Hà Nội và địa hình xen kẽ nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng,… đã tạo cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf.

Giao thông

Quốc lộ 6, chạy theo hướng Đông-Tây ngang qua địa bàn huyện khoảng 15 km từ khu Năm Lu đến dốc Kẽm, đi từ thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), sang thành phố Hòa Bình.

Quốc lộ 21A, cắt qua một vài đoạn ở rìa phía Đông huyện.

Quốc lộ 6B mới dự kiến được xây dựng với mục đích đường tránh của thị trấn Lương Sơn (trong tương lai là thị xã Lương Sơn), cắt ngang qua xã Nhuận Trạch, xã Tân Vinh.

Đường Hồ Chí Minh mới sẽ chạy qua khu công nghiệp Lương Sơn, xã Nhuận Trạch, Cư Yên, Tiến Sơn

Trang 17

Một số tỉnh lộ như TSA từ Bãi Lạng (thị trấn Lương Sơn) đến Khăm (xã Vĩnh Tiến - Kim Bôi), đường Bãi Nai - Cầu Vai Réo (tỉnh lộ 446), hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thông rất dày đặc và thuận tiện.

Hiện nay trên địa bàn huyện Lương Sơn đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Vườn Đào, khu đô thị Vườn Mai, khu đô thị Việt Âu

I.2 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng dự án.Kinh tế

Đồng bào các dân tộc chủ yếu sống bằng nghề nông Quy mô sản xuất nhỏ, trồng lúa dọc theo các thung lũng hoặc trồng chè, cà phê, cây lương thực ở các triền đồi núi Ngành công nghiệp phát triển tập trung ở thành phố và các vùng thị trấn Hiện nay cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GDP của khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng GDP của khu vực sản xuất nông - lâm nghiệp.

Năm 2022, KT - XH tỉnh Hoà Bình đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng cao so với năm 2021, cụ thể như sau: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 32.680 tỷ đồng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 9,03% Trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,57%; công nghiệp - xây dựng (CN-XD) tăng 11,44% (công nghiệp tăng 13,69%); dịch vụ tăng 11,08%; thuế sản phẩm giảm 2,01% Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 22,71%; CN-XD 38,97%; dịch vụ 33,18%; thuế sản phẩm 5,14%.

Trang 18

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá so sánh ước đạt 12.483 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước Có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn của tỉnh lên 73 xã; bình quân đạt 16 tiêu chí/xã Xây dựng, phát triển được 23 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh lên 123 Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 42.036 tỷ đồng, tăng 15,04% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 53.485 tỷ đồng, tăng 20,27% so với cùng kỳ năm trước Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.437,2 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.097,7 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 6.410 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước; thu ngân sách địa phương ước đạt 17.378 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt 38.950 tỷ đồng, tăng 16,1% Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước thực hiện 18.410 tỷ đồng Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 so với tháng trước giảm 0,31% và tăng so với cùng kỳ năm trước 2,55% Có 75 dự án đầu tư trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư; cấp

Trang 19

giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 35.000 tỷ đồng Lũy kế đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có tổng số 729 dự án đang hoạt động Có 465 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 10.000 tỷ đồng.

Chính sách thu hút đầu tư

Trong những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều chính sách thông thoáng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đến đầu tư và sản xuất kinh doanh hiệu quả tại tỉnh, cụ thể: miễn tiền thuê đất 11- 15 năm; miễn, giảm từ 10% đến 50% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án thuộc các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm; miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; đơn giản hóa các thủ tục hành chính …

Dân số, xã hội

Hòa Bình hiện có 854.131 dân (tính đến ngày 1/4/2019) Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Kinh chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thủy Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác 15,7% dân số sống ở đô thị và 84,3% dân số sống ở nông thôn Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 28,69%..

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

II.1 Tiềm năng tăng trưởng của du lịch chăm sóc sức khỏe

Du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe được dự báo tăng trưởng hậu Covid-19 khi nhu cầu tái tạo thể chất, tâm hồn của người dân tăng cao.

Trang 20

Covid-19 hơn một năm qua tác động nhiều mặt lên nền kinh tế thế giới nói chung và ngành du lịch nói riêng Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhìn nhận thị trường du lịch nội địa dự kiến sẽ cải thiện lượt khách ngay sau khi đại dịch được khống chế, trong đó nổi bật là dòng sản phẩm nghỉ dưỡng trải nghiệm chăm sóc sức khỏe.

Khép lại năm 2019, Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm với thời gian lưu trú trung bình từ 5-7 ngày cho mỗi kỳ nghỉ Khách trong nước khoảng 85 triệu người có thời gian lưu trú từ 3 - 4 ngày.

"Trước khi đại dịch xảy ra, chúng ta đã có lượng khách du lịch quốc tế ổn định, năm sau cao hơn năm trước nên triển vọng trở lại của du khách quốc tế sau đại dịch Covid-19 khá cao", đại diện Hiệp hội du lịch Việt Nam chia sẻ.

Hiện nay, du lịch nghỉ dưỡng kèm với các khóa thể dục dưỡng sinh, thiền, yoga, spa, tắm khoáng nóng phục hồi sức khỏe được Hiệp hội Du lịch Thế giới xếp vào loại hình du lịch trải nghiệm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp (wellness) Theo ước tính của Global Wellness Institute (GWI), ngành du lịch wellness toàn cầu sẽ chạm mức 919 tỷ USD vào năm 2022 Trung bình, cứ 6 USD chi tiêu cho du lịch trên toàn cầu thì một USD thuộc về thị trường wellness Trong vòng 5 năm qua, châu Á dẫn đầu cả số lượng chuyến đi lẫn doanh thu du lịch wellness.

"Du lịch chăm sóc sức khỏe, quan tâm đến tinh thần và phát triển bản thân sẽ là trung tâm của sự tăng trưởng trong ngành du lịch toàn cầu", ông David Keen, nhà sáng lập và CEO của QUO nhận xét.

Nhiều tiềm năng để Việt Nam khai thác

Du lịch kết hợp trải nghiệm chăm sóc sức khỏe và cân bằng cảm xúc trong tâm hồn đã trở thành xu hướng phát triển từ rất lâu tại những nuốc có nền công nghiệp du lịch phát triển Một số quốc gia đi đầu trong mô hình này phải kể đến Nhật Bản với hình thức tắm onsen tạo nên thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng xứ Phù Tang, tắm đá muối tại Hàn Quốc hay du lịch kết hợp thiền định, yoga tại Ấn Độ

Sau Covid 19 xu hướng này được các chuyên gia dự báo sẽ lan rộng, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước Trong bối cảnh đó, một số chủ đầu tư đã tìm hướng đi mới với loại hình khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe trước khi thị trường trở nên quá nhiều cạnh tranh Ông Thân Thành Vũ

Trang 21

-lịch chăm sóc sức khỏe sẽ trở thành xu hướng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Còn ông Trần Văn Bình - Phó Chủ tịch Hiệp Hội Du lịch Bình Thuận nhận xét, cùng với châu Á, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để thu hút du khách ở phân khúc wellness nhờ sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng với nhiều bãi biển dài, nắng ấm có thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nguồn dược liệu phong phú, đa dạng, quý hiếm và hệ thống y học cổ truyền , nhiều tiềm năng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe và làm đẹp riêng biệt.

Hệ thống resort, spa tại các khách sạn nghỉ dưỡng ở Việt Nam hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu du lịch chăm sóc sức khỏe của giới thượng lưu Trước đây giới nhà giàu thường chọn tham gia các gói detox từ cơ bản đến chuyên sâu kết hợp trong các chuyến du lịch nước ngoài để thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng hồi phục sức khỏe Tuy nhiên trong giai đoạn hạn chế du lịch quốc tế vừa qua đã mở ra cơ hội cho một số thương hiệu du lịch lớn của thế giới đã bắt tay với các chủ đầu tư bất động sản trong nước phát triển mô hình này nhằm mang tới cho du khách những trải nghiệm khác biệt trong nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe.

I.3 Nhu cầu thị trường dược liệu

I.3.1 Thị trường thế giới

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các nước đang phát triển và 80% dân số ở các nước này sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như là một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh Với dân số khổng lồ, nhiều bệnh tật nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu quả ngày càng tăng Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới là rất lớn, cả về số lượng, chất lượng và chủng loại Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói riêng và nhân loại nói chung

Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các sản phẩm thuốc mới trên thế giới Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó 20 loại thuốc bán chạy nhất trên thế giới năm 1999 có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la.

Xu hướng sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh có nguồn gốc từ dược liệu đang trở thành nhu cầu ngày càng cao trên thế giới Với những lí do: thuốc tân

Trang 22

dược thường có hiệu ứng nhanh nhưng hay có tác dụng phụ không mong muốn; thuốc thảo dược có hiệu quả chữa bệnh cao, ít độc hại và tác dụng phụ Ước tính nhu cầu dược liệu trên thế giới: 15 tỷ USD/năm, riêng Mỹ là 4 tỷ USD/năm, châu Âu là 2,4 tỷ USD/năm, Nhật Bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước châu Á khác khoảng 3 tỷ USD/năm Hiện nay về những quốc gia có thể mạnh về xuất khẩu dược liệu có thể kể tới: Trung Quốc là 2 tỷ USD/năm, Thái Lan là 47 triệu USD/năm.

Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.

Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe, và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga

Trang 23

Năm 2019 xuất khẩu dược phẩm của nước ta đạt gần 200 triệu USD, chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ với 5,7 % so với giá trị nhập khẩu Các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu như: Panadol Extra; Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho lọc máu Parsabiv 5mg đựng trong lọ vial dung tích 3ml; Cao dán Salonpas và các loại thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu Dược phẩm sang Nhật bản đang rất ổn định và thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của cả nước Thị trường Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới, mặc dù năng lực sản xuất lớn, song quốc gia này vẫn đang nhập khẩu hơn 30% tổng thị trường để đáp ứng nhu cầu trong nước Tuy nhiên, hệ thống quản lý dược phẩm của Nhật Bản tương đối khắt khe Bất cứ loại thuốc nào muốn vào Nhật Bản đều phải vượt qua hàng rào kỹ thuật của Cục Dược phẩm và Thiết bị Y tế (PMDA) Bên cạnh đó, nước ta còn xuất khẩu dược phẩm sang một số thị trường khác đạt kim ngạch cao như: Singapore; Sip, Campuchia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc vv.

Trang 24

I.3.2 Thị trường trong nước

Việt Nam có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng trong phòng và chữa bệnh cho con người Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao Theo ước tính Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4 – 5% tổng số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đã biết ở Châu Á Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật và 400 loài động vật được dùng làm thuốc Thế nhưng, phần lớn thuốc này mới được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam.

Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản phẩm thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tức là dược liệu Đã có nhiều công ty đã thành công với các sản phẩm thuốc từ dược liệu như Công ty Cổ phần Traphaco, công ty TNHH Nam Dược, công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, công ty Dược liệu Trung Ương 3 (Hải Phòng), các công ty Cổ phần Dược phẩm Tuệ Linh, Phúc Vinh, Phúc Hưng… Sự phát triển này đã góp phần giúp chúng ta tự cung cấp được trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của cả nước, giúp giảm giá thành các loại thuốc sử dụng cho việc phòng và chữa bệnh, đồng thời tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân

Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với nội dung quy hoạch, sản xuất dược liệu và xây dựng các vùng sản xuất dược liệu chuyên canh nhằm các mục tiêu chính sau:

Quy hoạch các vùng rừng, các vùng có dược liệu tự nhiên ở 8 vùng dược liệu trọng điểm bao gồm Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ để lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu, đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu/năm

Phấn đấu cung cấp đủ giống dược liệu cho nhu cầu trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn Đến năm 2020 cung ứng đủ 60% và đến năm 2030 là 80% giống dược liệu sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao

Tăng dần tỷ lệ nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu…) trong nhà máy sản xuất thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP – WHO), phấn đấu đến

Trang 25

năm 2020, đáp ứng được 80% và đến năm 2030 đạt 100% nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa phục vụ cho các nhà máy sản xuất thuốc trong nước

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dược vẫn đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển, chính vì vậy triển vọng phát triển ngành dược liệu là rất khả quan dựa trên những đặc điểm sau:

Tăng trưởng ổn định: Sản phẩm dược là nhu yếu phẩm cần thiết đối với người dân, sự tăng trưởng của ngành nhìn chung ít chịu tác động của nền kinh tế Thêm vào đó, Việt Nam có quy mô dân số khá lớn, tăng nhanh và ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân thì ngày càng được nâng cao Nhờ đó, tổng chi tiêu tiền thuốc (chiếm gần 30% chi phí y tế) vẫn duy trì đà tăng qua các năm, với mức tăng ổn định khoảng 17 – 20%/năm, giai đoạn từ 2009 – 2014 Theo dự báo của BMI, tốc độ tăng trưởng tổng chỉ tiêu tiền thuốc cả nước cho năm 2014 là 18% đạt 3,9 tỷ USD Đáng chú ý, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang ngày càng gia tăng.

Cải thiện mức chi tiêu thuốc bình quân đầu người: Thu nhập được cải thiện cộng với ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng cao giúp mức chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người tăng gấp đôi, từ mức 20 USD/người/năm ở 2009 lên gần mức 40 USD cho năm 2013 Tuy thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng như hiện vẫn chỉ đang phù hợp với các loại thuốc nội với chất lượng tương đương thuốc ngoại nhập nhưng giá chỉ bằng 30 – 50% Đây là lợi thế giúp các công ty dược nội địa có thể cạnh tranh được trên chính sân nhà của mình.

Chính phủ chủ trương gia tăng thị phần thuốc nội địa: Giá trị thuốc sản xuất trong nước hiện nay chỉ chiếm khoảng 50% tổng chi tiêu toàn thị trường Có thể coi đây là cơ hội đối với các công ty dược trong nước khi chính phủ chủ trương gia tăng thị phần thuốc nội địa lên mức 70% trong năm 2015 và 80% đến năm 2020

Thị trường đông dược triển vọng, lạc quan bởi các lý do sau:

- Phân khúc thị trường tiềm năng Tỷ lệ doanh thu từ các sản phẩm dược liệu hiện chiếm dưới 10% tổng chi tiêu thuốc cả nước, trong khi xu hướng sử dụng các sản phẩm này của người tiêu dùng ngày càng cao So với tổng giá trị sản xuất thuốc trong nước, doanh thu sản phẩm đông dược chiếm khoảng 14% trong năm 2012 Theo ước tính của Bộ Y tế, tỷ lệ này sẽ tăng lên mức 30% trong năm 2030.

Trang 26

- Giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Khác với sản xuất tân dược (90% nhu cầu nguyên liệu phải nhập khẩu, chủ yếu là hóa dược, do ngành công nghiệp hóa dược trong nước còn kém phát triển) thì sản xuất đông dược có thể tận dụng được lợi thế nguồn nguyên liệu thảo dược trong nước khá dồi dào Với hơn 4.000 loài thảo dược, Việt Nam hiện xếp thứ ba thế giới về đa dạng sinh học.

- Không thuộc đối tượng kiểm soát giá theo quy định.

Mở rộng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng ở Châu Á có thói quen sử dụng các sản phẩm phẩm có nguồn gốc từ dược liệu như Hong Kong, Philippin, Indonesia, Malaysia…Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu dược liệu cả nước có khả năng sẽ được cải thiện như định hướng của Chính phủ.

Như vậy có thể thấy rằng với xu hướng phát triển và sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đang tăng lên như hiện nay thì nhu cầu hiện nay từ thị trường thế giới là rất lớn Việt Nam với thiên nhiên và hệ sinh thái phong phú có nhiều tiềm năng để phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

Trang 27

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022, Thông tưsố 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tưxây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Trang 28

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNGIV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng thảo

dược” được thực hiệntại, Tỉnh Hòa Bình.

Vị trí thực hiện dự án

IV.2 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀOV.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.

Vị trí thực hiện dự án

Trang 29

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆII.1 Khu du lịch nghỉ dưỡng

- Bảng/ màn hình niêm yết giá dịch vụ và phương thức thanh toán - Bảng/ màn hình niêm yết tỷ giá ngoại tệ

Trang 30

- Thiết bị phục vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng - Cửa ra vào được bố trí thuận tiện

- Có nơi giữ đồ và tài sản giá trị của khách - Xe đẩy cho người khuyết tật.

- Giá để báo, tạp chí hoặc hệ thống đọc báo trực tuyến (Press Reader) - Quầy thông tin, quan hệ khách hàng và hỗ trợ đón tiếp (trực cửa, chuyển hành lý, văn thư, xeđưa đón khách)

Khu vực sảnh đón tiếp khách sạn đầy đủ các trang thiết bị phục vụ khách

Khu khách sạn

Khách sạn hiện nay đang là địa điểm được nhiều người lựa chọn cho

chuyến nghỉ dưỡng dài ngày Xu hướng thiết kế nội thất khách sạn cũng thay

đổi rất nhiều để phù hợp với xu thế và thẩm mỹ của xã hội Đây cũng là điều khiến nhiều chủ đầu tư khách sạn băn khoăn để làm sao mang đến không gian độc đáo, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ mọi tầng lớp khách hàng từ thương gia cho đến những đối tượng du lịch bình dân, mang cảm giác mới lạ và thoải mái

Trang 31

Khách sạn sang trọng phải hoành tráng, thu hút mọi ánh nhìn từ du khách với phong cách thiết kế và bài trí nội ngoại thất lịch lãm, sang trọng, hài hòa, quý phái đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt, giải trí của du khách

Việc thiết kế cảnh quan Sân vườn xanh, thoáng mát sẽ giúp du khách có nơi thư giãn thoải mái, dễ chịu Vì vậy, tiêu chuẩn thiết kế khách sạn 4 sao sang trọng sẽ trở nên đẹp hơn khi được thiết kế đồng bộ, thống nhất với không gian

Tất cả các phòng và suite của khách sạn đều được trang trí sang trọng, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của một thời đã qua đầy giá trị Mỗi phòng được bày trí tinh tươm, sạch sẽ với đường cong hiện đại, trần nhà cao và những khoảng không

Trang 32

gian riêng tư rộng rãi Tông màu nâu trầm và gỗ tự nhiên mang đến cảm hứng tĩnh tại, êm dịu, bên cạnh nội thất gỗ trang nhã được dùng như điểm nhấn.

Phòng Deluxe ấm cúng được bày trí phong cách, với sự lựa chọn 2 giường đơn hoặc 1 giường đôi cỡ King.

Trang 33

Phòng Superior được trang bị nhiều trang thiết bị tiện nghi, có view đẹp

Trang 34

Phòng standard là phòng được xây dựng theo tiêu chuẩn đơn giản nhất trong khách sạn Phòng có diện tích nhỏ, đặt ở tầng thấp

Buồng ngủ

- Giường đơn 1m x 2m - Giường đôi 1,6m x 2m

- Giường cho người khuyết tật 1,8m x 2m

- Đệm dày 20cm - có ga bọc, chăn – gối có vỏ bọc

- Có tủ hoặc kệ đầu giường – bảng điều khiển thiết bị điện đặt ở tủ đầu giường

- Đèn đầu giường cho mỗi khách, chỉnh được độ sáng - Ổ cắm điện an toàn ở đầu giường

- Minibar – đặt sẵn các loại đồ uống, đồ ăn vặt, đồ ăn nhẹ - Điện thoại, tivi – hướng dẫn sử dụng điện thoại và tivi - Điều hòa không khí

- Tủ đựng quần áo có mắc treo quần áo, mắc áo có nhiều loại để treo được

Trang 35

- Rèm cửa sổ đủ chắn sáng - Đèn đủ chiếu sáng

- Bàn ghế uống nước

- Cốc uống nước, tách uống trà – cà phê

- Ấm đun nước siêu tốc, dụng cụ mở bia – rượu - Hộp giấy ăn

- Bộ đồ trái cây - Giá để hành lý

- Giấy hoặc hộp mút lau giày

- Wifi – đường truyền Internet qua cáp tốc độ cao

- Bàn làm việc cho 100% số buồng ngủ - có đèn bàn làm việc - ổ cắm điện an toàn ở bàn làm việc

- Cặp đựng tài liệu thông tin về khách sạn và hướng dẫn khách: nội quy, dịch vụ và giá dịch vụ, thời gian phục vụ khách của các dịch vụ, chính sách khuyến mại, phong bì, giấy, bút viết (thông tin về khách sạn có thể cung cấp trên màn hình)

- Gương soi, gương soi cả người - Sọt rác

Trang 36

- Sọt hoặc túi đựng đồ giặt là - Thiết bị phát hiện khói báo cháy

- Hệ thống chữa cháy bằng nước tự động

- Sàn gỗ hoặc thảm trải buồng ngủ - Sơ đồ hướng dẫn thoát hiểm

Phòng vệ sinh trong buồng ngủ

- Tường làm bằng vật liệu không thấm nước, sàn lát bằng vật liệu chống trơn.

- Chậu rửa mặt, bệ đặt chậu rửa mặt – gương soi – đèn trên gương soi.

Trang 37

- Ổ cắm điện an toàn

- Vòi nước – nước nóng – vòi tắm hoa sen – hệ thống cây sen tắm đứng phun mưa

- Móc treo quần áo - Giá để khăn các loại

- Bồn cầu – vòi nước di động cạnh bồn cầu - Giấy vệ sinh – thùng rác có nắp

- Thiết bị thông gió

- Vật dụng cho 1 khách: cốc, xà phòng, khăn mặt, khăn tắm, khăn lau tay, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, mũ chụp tóc, tăm bông, dầu gội đầu, sữa tắm, dầu xả, áo choàng sau tắm.

- Muối tắm - Khăn chùi chân

- Điện thoại nối với buồng ngủ

- 100% số buồng ngủ có phòng tắm đứng hoặc bồn tắm nằm có rèm che

Trang 38

+ Khu vực sơ chế - bếp nóng - lạnh được tách riêng, có diện tích đảm bảo quy trình sơ chế, chế biến các món ăn.

+ Có hệ thống thông gió tốt, có biện pháp ngăn chặn động vật – côn trùng gây hại.

+ Thiết kế tường khu vực bếp phẳng, không thấm nước và dễ làm sạch + Trần bếp thuận tiện cho việc vệ sinh, đảm bảo an toàn.

+ Sàn bếp phẳng, được lát bằng vật liệu chống trơn, dễ cọ rửa + Có khu vực bếp Âu, Á – bếp bánh.

+ Có khu vực soạn chia thức ăn.

+ Có lối chuyển rác tách biệt, đảm bảo vệ sinh.

Trang 39

+ Có phòng vệ sinh cho nhân viên bếp (bên ngoài khu vực bếp).

+ Có phòng đệm, đảm bảo cách âm – cách nhiệt – cách mùi giữa bếp và phòng ăn.

II.1.2 Khu nghỉ dưỡng Bungalow

Trang 40

Khu nghỉ dưỡng này là một địa điểm lý tưởng, tuyệt vời khi khách du lịch muốn có cơ hội được trải nghiệm không gian nghỉ ngơi gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên xanh tươi và xa rời, chạy trốn khỏi những làn khói bụi đầy sự mệt mỏi, áp lực ở nơi thị thành đông đúc.

Bungalow được làm từ chính các loại vật liệu tại địa phương, sử dụng đa số là vật liệu tự nhiên như: tre, nứa, gỗ, lá,… Thế nên nó thân thiện với môi trường và luôn mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho người sử dụng Với tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay thì việc ở trong mái lá mát mẻ, dễ chịu vẫn luôn là lựa chọn hoàn hảo.

Ngày đăng: 01/04/2024, 14:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan