1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Dự án nong nghiep cong nghe cao ket hop du lich trai nghiem ninh thuan

89 5 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 18,02 MB

Nội dung

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline: 0918755356 0936260633 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng Tư vấn lập dự án xin chủ trương Tư vấn dự án đầu tư Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư Tư vấn giấy phép môi trường Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1500 Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư Tư vấn các thủ tục môi trường Website: http:lapduandautu.com.vn

Trang 2

DỰ ÁN

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO KẾTHỢP DU LỊCH TRẢI NGHIỆM

Địa điểm:, Tỉnh Ninh Thuận

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ

0918755356-0936260633Giám đốc

Trang 3

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 5

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 5

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 6

3.1 Nông nghiệp công nghệ cao 6

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 12

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 12

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 12

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án 14

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 15

2.1 Tổng quan thị trường du lịch trên thế giới 15

2.2 Tổng quan thị trường du lịch Việt Nam 16

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 18

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 18

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư 20

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 25

4.1 Địa điểm xây dựng 25

4.2 Hình thức đầu tư 25

Trang 4

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.25

5.1 Nhu cầu sử dụng đất 25

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 26

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 27

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 27

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 28

2.1 Khu nông nghiệp 28

2.2 Khu du lịch 42

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 54

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 54

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 54

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 54

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 54

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 54

2.1 Các phương án xây dựng công trình 54

2.2 Các phương án kiến trúc 56

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 57

3.1 Phương án tổ chức thực hiện 57

3.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 58

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 59

I GIỚI THIỆU CHUNG 59

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 59

III NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 60

3.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 60

3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 62

Trang 5

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 65

V BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 66

5.1 Giai đoạn xây dựng dự án 66

5.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 71

VI KẾT LUẬN 74

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 75

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 75

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 77

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 77

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 77

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 78

2.4 Phương ánvay 78

2.5 Các thông số tài chính của dự án 78

KẾT LUẬN 81

I KẾT LUẬN 81

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 81

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 82

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 82

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 87

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 95

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 104

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 105

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 106

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 109

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 112

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 115

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng kýđầu tư, gồm:

Họ tên:

I MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án:

“Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch trải nghiệm”

Địa điểm thực hiện dự án: Tỉnh Ninh Thuận.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 368.930,1 m2 (36,89 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác Tổng mức đầu tư của dự án: 150.251.793.000 đồng

(Một trăm năm mươi tỷ, hai trăm năm mươi mốt triệu, bảy trăm chín mươi banghìn đồng)

Trong đó:

+ Vốn tự có (53.24%) : 80.000.000.000 đồng + Vốn vay - huy động (46.76%) : 70.251.793.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Bán vé tham quan khu nông nghiệp sinh thái59.400,0lượt khách/nămDịch vụ cho thuê bungalow lưu trú, nghỉ

dưỡng17.820,0lượt khách/nămDịch vụ nhà hàng, thương mại, dịch vụ50.490,0lượt khách/nămDịch vụ spa, massage, chăm sóc sức khỏe14.850,0lượt khách/nămTrồng dưa lưới125,4tấn/nămTrồng đinh lăng và xáo tâm phân103,2tấn/năm

II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯII.1 Nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ

Trang 7

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Các công nghệ mới được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: tự động hóa, cơ giới hóa các khâu sản xuất nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao…; Quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… có hiệu quả kinh tế cao/đơn vị sản xuất.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng những phương thức sản xuất mới được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm để phát triển nông nghiệp ở nước ta Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng việc tận dụng những điểm ưu việt của các công nghệ như: công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ sinh học, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng nông sản.

Trên cùng một diện tích đất đai nhưng hàm lượng công nghệ được đầu tư nhiều hơn thì giá trị nông sản thu về có thể tăng lên rất nhiều lần Riêng về ngành hàng rau quả, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, tiềm năng phát triển rau quả thời gian tới là rất lớn Trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, rau quả được xác định là một trong những lợi thế trong của nhóm các nông sản của Việt Nam phục vụ xuất khẩu.

Hiện nay, mỗi năm nhu cầu về rau quả toàn cầu đạt khoảng 650 tỷ USD về giá trị, đây là cơ hội rất lớn trong đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

II.2 Du lịch nông nghiệp

Việt Nam là một quốc gia có bề dày lịch sử phát triển nền sinh thái nông nghiệp dựa trên hệ sinh thái thiên nhiên có tài nguyên đa dạng sinh học thuộc 16 nước cao nhất thế giới Đa dạng sinh học, đa dạng địa hình, đa dạng tài nguyên là điều kiện cho việc phát triển và tồn tại bền vững cho hệ sinh thái nông nghiệp

Trang 8

với các sản vật thiên nhiên độc đáo Đó chính là điều cốt lõi để đặt nền móng cho việc phát triển các sản phẩm du lịch ở một nước nông nghiệp như Việt Nam Sự nghiệp nông nghiệp, nông thôn và nông dân đang tiến hành sâu rộng theo chủ trương xây dựng nông thôn mới sẽ tạo một môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông nghiệp Các làng nghề nông - lâm - ngư nghiệp truyền thống ở nước ta sẽ là động lực thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp, đồng thời cũng là thực hiện phong trào nông thôn mới với tốc độ vừa nhanh vừa bền vững Điều này, không những tham gia tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng đầu ra của sản phẩm mà còn bảo tồn được các giá trị văn hóa gốc của nông thôn hoặc giá trị về thương hiệu hàng hóa đặc thù Hầu như địa phương nào ở nước ta cũng có các làng nông nghiệp truyền thống với không gian làng xã sinh động và các cảnh quan đồng quê đẹp trữ tình có tiềm năng trở thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Chúng ta có thể học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ các nước đã trải qua 30, 40 năm và đã thành công trong việc đặt nền móng và phát triển du lịch nông nghiệp với điểm xuất phát ban đầu như Việt Nam.

Du lịch nông nghiệp là một trong các dòng sản phẩm chủ đạo của ngành du lịch nước ta Hình thức du lịch này dựa trên các hoạt động sản xuất nông nghiệp để phát triển những dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí hoặc giáo dục của du khách Khi đến các địa điểm này, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động thú vị như tìm hiểu về động thực vật, tham quan, tự tay thu hoạch trái cây hay trồng cây,…

Hoạt động này không chỉ mang lại giá trị to lớn về mặt sản xuất nông nghiệp, mà còn góp phần phát triển và quảng bá du lịch địa phương Từ đó giúp giải quyết đầu ra cho nông sản và thúc đẩy phát triển thương mại nông nghiệp Sự phát triển của loại hình du lịch này sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương Với những ý nghĩa này, xu hướng du lịch xanh, với tiêu chí an toàn và bền vững, hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

Hiện nay, lượng khách quan tâm tới du lịch nông nghiệp ngày càng lớn vì đa số rất quan tâm tới thực phẩm ngon, sạch và không gian sinh hoạt của các nông hộ, các trang trại, các cộng đồng nông nghiệp gắn với làng xã, thôn bản Một không gian sống rất thực sự thoáng đạt hòa mình với thiên nhiên, mang tính đồng quê luôn có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách trong và ngoài nước với mọi lứa tuổi khác nhau Nội dung của sản phẩm du lịch nông nghiệp rất phong phú làm nguồn gốc để phát triển các sản phẩm khác như du lịch ẩm thực đồng

Trang 9

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

quê, du lịch nâng cao sức khỏe không chỉ cho người lớn mà còn cho trẻ em, du lịch học đường, du lịch chuyên đề, du lịch trải nghiệm… Du lịch nông nghiệp luôn đem lại cho du khách những cảm xúc mới lạ mà gần gũi không bao giờ nhàm chán.

II.3 Mục tiêu phát triển du lịch của Ninh Thuận

Phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 xác định phát triển du lịch theo hướng toàn diện để khai thác tiềm năng và lợi thế của tài nguyên biển, sinh thái, văn hóa và các loại hình dịch vụ du lịch Ninh Thuận đặt mục tiêu từng bước trở thành trọng điểm du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á với nhiều loại hình du lịch độc đáo, khác biệt, đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, đón 3,5 triệu lượt khách; đến năm 2030, đón 6 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đến năm 2025 đạt 2.900 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt 5.900 tỷ đồng; đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với đóng góp khoảng 15% GRDP…, để đạt được mục tiêu trên, tỉnh chú trọng phát triển sản phẩm du lịch với nhóm 4 sản phẩm đặc thù, 4 sản phẩm mới lạ và 4 sản phẩm bổ trợ, gồm: du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển; du lịch văn hóa (đặc biệt di sản văn hóa Chăm); du lịch nông nghiệp công nghệ cao; du lịch sinh thái gắn với Vườn quốc gia Núi Chúa Cùng với đó là phát triển 4 sản phẩm mới lạ là khám phá và vui chơi giải trí cát - muối; săn bắn bán hoang dã; du lịch trải nghiệm đường sắt; điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe và 4 sản phẩm bổ trợ là du lịch cộng đồng; vui chơi giải trí và ẩm thực; tham quan sản xuất năng lượng tái tạo; thương mại du lịch Phát triển du lịch theo không gian, lãnh thổ để khai thác tiềm năng đặc trưng, giàu bản sắc của mỗi vùng Bên cạnh đó, Ninh Thuận dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước gắn với nguồn lực từ khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công - tư để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; tăng cường liên kết vùng, kết nối giữa các địa phương với kế hoạch phát triển tương xứng; mở rộng kết nối giao thông với các đầu mối giao thông du lịch quan trọng như sân bay Cam Ranh, cảng Cam Ranh, dự án sân bay Phan Thiết (sau khi hoàn thành); kêu gọi đầu tư dự án

Trang 10

khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt kết hợp phát triển du lịch,

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nông

nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch trải nghiệm”tại, Tỉnh Ninh Thuận nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệp công nghệ cao và du lịch trải nghiệm của tỉnh Ninh Thuận.

III CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây

Trang 11

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021.

IV MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNIV.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch trảinghiệm” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm nông nghiệp,

dịch vụ du lịch chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhnông nghiệp và du lịch trải nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Ninh Thuận.

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Ninh Thuận.

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

IV.2 Mục tiêu cụ thể

 Phát triển mô hìnhnông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch trải nghiệmchuyên nghiệp, hiện đại,trồng dưa lưới, đinh lăng, xáo tam phân, các loại trái cây khác và xây dựng khu du lịch nông nghiệp trải nghiệm, góp phần cung cấp sản phẩmtrái cây và dược liệu chất lượng, dịch vụ du lịch giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Cung cấp sản phẩm nông nghiệp và du lịch cho thị trường khu vực tỉnh Ninh Thuận và khu vực lân cận.

 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

Trang 12

Bán vé tham quan khu nông nghiệp sinh thái59.400,0lượt khách/nămDịch vụ cho thuê bungalow lưu trú, nghỉ

dưỡng17.820,0lượt khách/nămDịch vụ nhà hàng, thương mại, dịch vụ50.490,0lượt khách/nămDịch vụ spa, massage, chăm sóc sức khỏe14.850,0lượt khách/nămTrồng dưa lưới125,4tấn/nămTrồng đinh lăng và xáo tâm phân103,2tấn/năm

- Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Ninh Thuậnnói chung.

Trang 13

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN

DỰ ÁN

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.

Vị trí địa lý

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông.

Trang 14

Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện Tp Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp Nha Trang 105 km và cách Tp Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.

Địa hình

Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Khí hậu, thủy văn

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77% Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2 Tổng lượng nhiệt 9.500– 10.0000C Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau.

Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.

Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha; đất làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.

Tài nguyên biển

Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại Ngoài ra, còn có hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển

Trang 15

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành thủy sản.

Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc Titan tại khu vực ven biển với trữ lượng nhiều triệu tấn.

- Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét gốm…

- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng khoảng 850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san hô tập trung vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng.

- Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ lượng bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra, thăm dò và khai thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm ngâm chữa bệnh.

I.2 Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án

Kinh tế

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.494 tỷ đồng đạt 100,1% KH (KH 3.490 tỷ đồng) (trong đó: thu nội địa 3.394 tỷ đồng, đạt 113,5% KH; thu xuất nhập khẩu đạt 100 tỷ đồng, đạt 20%KH);

Tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển vào GRDP 40,71% (KH 40,6%) Có 07/09 chỉ tiêu còn khó khăn, không dạt kế hoạch: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP 7,42% (KH tăng 10-11%);

Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 30% (KH 27-28%), công nghiệp-xây dựng 37,6% (KH 40-41%), dịch vụ 32,4% (KH 32- 33%);

Trang 16

GRDP bình quân đầu người ước đạt 76,8 triệu đồng (KH 78-79 triệu

Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giá trị gia tăng đạt 6.636 tỷ đồng, tăng 4,21%, đạt 100,9% kế hoạch, trong đó nông lâm nghiệp đạt 2.744 tỷ đồng, tăng 3,86%, đạt 98,9% kế hoạch; thủy sản 3.892 tỷ đồng, tăng 4,45%, đạt 102,5% kế hoạch.

Công nghiệp - Xây dựng: Giá trị gia tăng đạt 7.608 tỷ đồng, tăng 5,52%, đạt 91,3% kế hoạch, trong đó công nghiệp đạt 5.068 tỷ đồng, tăng 7,93%, đạt 91,6% kế hoạch; xây dựng đạt 2.504 tỷ đồng, tăng 1,01%, đạt 90,8% kế hoạch.

Các ngành Dịch vụ: Giá trị gia tăng đạt 8.005 tỷ đồng, tăng 13,79%, đạt 107,6% kế hoạch.

- Các ngành dịch vụ, thương mại tăng trưởng khá; nhiều chương trình kết nối cung cầu, giao thương được tổ chức 34; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng mạnh Giao thông vận tải phục hồi và tăng mạnh 36 Hoạt động xuất khẩu thủy sản tiếp tục tận dụng các cơ hội từ hiệp định EVFTA góp phần nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 15% so cùng kỳ, vượt 8,3% kế hoạch.

Dân cư

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 590.467 người, mật độ dân số đạt 181 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 211.109 người, chiếm 35,8% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 379.358 người, chiếm 64,2% Dân số nam đạt 296.026 người, trong khi đó nữ đạt 294.441 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,44 ‰ Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng duyên hải Nam Trung Bộ với gần 600.000 dân.

Trang 17

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNGII.1 Tổng quan thị trường du lịch trên thế giới

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) nhận định, năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế có thể đạt 80% đến 95% so với mức trước đại dịch.

Theo dữ liệu mới của UNWTO, hơn 900 triệu khách du lịch đã đi du lịch quốc tế vào năm 2022, gấp đôi con số được ghi nhận vào năm 2021 mặc dù vẫn bằng 63% so với mức trước đại dịch năm 2019 Mọi khu vực trên toàn cầu đều ghi nhận sự gia tăng đáng chú ý về số lượng khách du lịch quốc tế Trung Đông có mức tăng mạnh nhất khi lượng khách đến tăng 83% so với trước đại dịch Châu Âu đạt gần 80% mức trước đại dịch khi đón 585 triệu lượt khách vào năm 2022 Châu Phi và châu Mỹ đều phục hồi khoảng 65% lượng khách trước đại dịch, trong khi châu Á và Thái Bình Dương chỉ đạt 23% do các hạn chế liên quan đến đại dịch mới bắt đầu được gỡ bỏ chỉ trong những tháng gần đây.

UNWTO dự báo sự phục hồi sẽ tiếp tục trong suốt năm 2023 Trong đó, việc Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế đi lại liên quan đến COVID-19 là một bước quan trọng cho sự phục hồi của ngành du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới bởi đây là thị trường khách du lịch ra nước ngoài (outbound) lớn nhất thế giới trong năm 2019 Ngoài ra, nhu cầu từ du khách Mỹ sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho các điểm đến trong khu vực

Tổng Thư ký UNWTO Zurab Pololikashvili nhận định, năm 2023 mang lại nhiều tín hiệu tích cực, lạc quan đối với ngành du lịch toàn cầu UNWTO dự đoán, du lịch thế giới sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ ngay cả khi đối mặt với nhiều thách thức bao gồm tình hình kinh tế và sự bất ổn địa chính trị tiếp diễn Các yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng tới cách mọi người đi du lịch vào năm 2023 Tuy nhiên, UNWTO vẫn cảnh báo, tình hình kinh tế có thể khiến khách du lịch có thái độ thận trọng hơn vào năm 2023, với việc giảm chi tiêu, ưu tiên cho các chuyến đi ngắn hơn và du lịch gần nhà hơn.

Chỉ số niềm tin mới nhất của UNWTO cho thấy, sự lạc quan (nhưng vẫn duy trì thận trọng) đối với du lịch trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay cao hơn so với cùng kỳ năm 2022 Du khách đã lạc quan hơn nhờ việc châu Á mở cửa và lượng chi tiêu mạnh vào năm 2022 từ cả thị trường nguồn du lịch truyền thống và mới nổi.

Trang 18

II.2 Tổng quan thị trường du lịch Việt Nam

Năm 2022, ngay khi Chính phủ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3, ngành Du lịch Việt Nam đã đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, dù hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc và thành công đáng kể, nhất là du lịch nội địa, nhưng với thị trường quốc tế, ngành Du lịch vẫn chưa đạt được như kế hoạch.

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2022 chỉ đạt khoảng 3,66 triệu lượt, tương ứng trên 70% so với mục tiêu.

Dù hoạt động đón khách quốc tế chưa như kỳ vọng, năm 2023, Ngành Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón và phục vụ 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 102 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 650 nghìn tỷ đồng Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Trùng Khánh cho biết, đây là thách thức lớn nhưng với đà phát triển của năm 2022 cùng những dự báo khởi sắc của du lịch quốc tế, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đề ra.

Hiện tại, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó châu Á chiếm tỷ lệ lớn, nhất là sự gia tăng khách của những thị trường mới nổi là Ấn Độ, Campuchia Dù còn gặp nhiều khó khăn, song Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để tăng lượng khách du lịch, đặc biệt, thị trường khách lớn nhất là Trung Quốc sẽ trở lại trong năm nay, khi Chính phủ nước này đã mở các cửa khẩu quốc tế vào ngày 8/1/2023.

Theo UNWTO, Trung Quốc vốn là thị trường khách du lịch ra nước ngoài (outbound) lớn nhất thế giới trong năm 2019 Việc Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế đi lại liên quan đến COVID-19 là một bước quan trọng cho sự phục hồi của ngành du lịch trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cùng với đó, Việt Nam đã tích cực xúc tiến quảng bá du lịch và đặc biệt hướng tới thị trường khách nội khối ASEAN Theo Tổng cục Du lịch, ASEAN là một trong những thị trường, đối tác quan trọng nhất của du lịch Việt Nam Trong năm 2019, khách từ ASEAN tới Việt Nam đạt gần 2,1 triệu lượt, chiếm khoảng 11,6% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Nếu tính cả các nước đối tác chính (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga) thì thị

Trang 19

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

trường nguồn ASEAN và các nước đối tác chính chiếm khoảng 77,5% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam năm 2019.

Riêng năm 2022, Việt Nam đã đón khoảng 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong đó có 920 nghìn lượt khách từ ASEAN, số khách từ ASEAN đã phục hồi được khoảng 45% so với trước đại dịch.

Trong năm 2023, du lịch Việt Nam mong muốn sẽ sớm được đón tiếp các đoàn ASEAN tham dự các sự kiện lớn về du lịch tại Việt Nam trong năm 2023, như Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM tại Hà Nội và ITE-HCMC tại TP Hồ Chí Minh, chuỗi sự kiện của Năm Du lịch quốc gia 2023 tại tỉnh Bình Thuận với chủ đề “Hội tụ xanh”, Festival Huế 2023 Đây sẽ là cơ hội để giới thiệu, quảng bá về du lịch địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung đến đông đảo bạn bè quốc tế Đồng thời mở ra giai đoạn mới trong hợp tác du lịch với các quốc gia, kết nối với các doanh nghiệp du lịch, thúc đẩy mở rộng thị trường khách du lịch trong khu vực và trên thế giới.

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

Trang 20

TTNội dungDiện tíchĐVT

Trang 21

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

Trang 22

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư

(ĐVT: 1000 đồng)

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tưsố 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tưxây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Trang 23

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNGIV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch trải nghiệm” được

thực hiệntại Tỉnh Ninh Thuận.

Vị trí thực hiện dự án

IV.2 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀOV.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.

Vị trí thực hiện dự án

Trang 24

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

5Nhà kho vật tư nông nghiệp 1500 1156,35 1

12Trạm điện, trạm biến áp2020120 0,0050,00513Trạm bơm tưới nước 3015115 0,0040,008

26Nhà sinh hoạt chung, giải trí15005511551 0,1490,407

28Trạm điện, trạm biến áp3020120 0,0050,008

Trang 25

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ

I.1 Khu nông nghiệp

I.1.1 Kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao

Với ưu thế nhà màng (nhà kính) giúp che mưa, nhà giúp ngăn ngừa sâu bệnh, giúp chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra điều kiện sống tối ưu cho cây trồng để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu Đồng thời nhà có thể trồng được tất cả các loại rau, quả quanh năm, đặc biệt các loại rau khó trồng ngoài trời mùa mưa và hạn chế sâu bệnh,… Chính vì vậy việc lựa còn công nghệ nhà màng, nhà lưới là rất phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao Vì vậy chúng tôi sử dụng nhà kính nông nghiệp để trồng dưa lưới trong dự án này.

Trang 26

Nhà màng (nhà kính) nông nghiệp

Dưa lưới được trồng trong nhà kính

Trang 27

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

 Phân biệt nhà màng và nhà lưới: Nhà màng là nhà trên mái được bao phủ bởi màng polyethylene, xung quanh che lưới ngăn côn trùng Nhà lưới là mái và xung quang bao phủ bằng lưới ngăn côn trùng.

 Dự án sử dụng kiểu nhà màng: Kiểu nhà Gotic, thông gió mái cố định theo công nghệ Israel.

Nhà màng sử dụng trồng rau, quả trên giá thể và trên đất, có hệ thống tăng cường khung nhà để treo đỡ cho rau ăn quả.

 Thông gió:

+ Thông gió mái: Khẩu độ thông gió mái cố định, chỉ lắp lưới ngăn côn trùng, không có rèm mái.

+ Rèm hông mặt trước theo khẩu độ nhà màng: Vận hành lên xuống bằng tơ Rèm hông theo chiều máng nước: Vận hành lên xuống bằng

 AV - Anti virus: chống virus

 Diffusion 50%: Khuyếch tán ánh sáng 50%, tạo ra ánh sáng khuyếch tán đồng đều trong nhà màng, cho phép ánh sáng đến với mọi cây trồng bên trong.

Lưới ngăn côn trùng

+Khẩu độ thống gió mái che bằng lưới có kích thước lỗ 25 mesh (tương đương 0,7mm).

+Bốn vách nhà màng che bằng lưới chống côn trùng với kích thước lỗ 50mesh (50 lỗ cho 1 inch dài), phần lưới bốn vách nhà màng tiếp đất bên dưới khổ 1.5m sẽ được lắp đặt màng bằng sợi plastic dệt được may liền với phần lưới chống côn trùng.

+Lưới nhôm Aluminet phản xạ nhiệt và cắt nắng Hệ thống lưới nhôm di động giảm sự gia nhiệt trong nhà màng và che bớt nắng giảm cường độ ánh sáng trong nhà màng Lưới nhôm được chế tạo từ sợi nhân tạo phủ nhôm, được dệt.

+ Xoắn kép, mức cắt nắng 60% Lưới nhôm vừa là vật liệu cách nhiệt, vừa là vật liệu giảm cường độ ánh sáng trong nhà màng, được sử dụng trong những thời điểm nắng nóng để giảm nhiệt độ tăng cao trong nhà màng Hệ thống màng lưới nhôm cắt nắng được đóng mở nhờ hệ thống mô tơ và cơ khí truyền động, vận hành bằng cách đóng mở mô tơ.

Thanh nẹp màng PE và lưới ngăn côn trùng.

Trang 28

Thanh âm khoá định hình bằng thép mạ kẽm pre-galvanized, được thiết kế đồng bộ với kết cấu khung nhà màng, cùng với nẹp giữ bằng các lò xo thép bọc nhựa định hình zic-zac được thiết kế đồng bộ, đảm bảo nẹp giữ lưới ngăn côn trùng và màng PE căng, thẳng, kín.

Hệ thống tăng cường treo đỡ cây

+Hệ thống treo đỡ cây cho nhà màng là hệ thống treo đỡ cây tiên tiến cho các cây trồng đảm bảo ứng dụng được các phương pháp canh tác tiên tiến trong nhà màng Toàn bộ hệ thống treo đỡ cây được lắp dựng cho cây trồng từ khi cây còn rất nhỏ và hướng bố trí lắp đặt cho hệ thống này theo chiều từ đông sang tây và nằm ở hướng bắc cuả nhà màng nhằm tránh sự che khuất ánh sáng mặt trời giữa các cây trồng Ngoài việc tiết kiệm không gian, rau quả được trồng theo phương pháp này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu hoạch và làm giảm đi tỷ lệ hao hụt bởi vì làm cho quả không bị tiếp xúc với đất.

+Chất lượng quả và tốc độ tăng trưởng khi áp dụng hệ thống này rất cao do quả không va chạm và không cọ xát với các quả của cây khác trồng bên cạnh.

+Một lợi ích nữa của hệ thống này sẽ tạo điều kiện cung cấp nhiều ánh sáng mặt trời cho nhà màng với tác dụng phân phối tối ưu của ánh sáng cho xung quanh cây trồng Sử dụng hệ thống treo đỡ cho cây trồng làm giảm chiều cao của cây trong quá trình sinh trưởng, kéo dài thời gian sinh trưởng của cây để đạt được sản lượng thu hoạch cao.

Quạt đối lưu

+ Quạt đối lưu trong nhà màng trồng rau ăn lá và nhà màng trồng rau ăn quả có tác dụng tăng cường thông gió cưỡng bức Có 02 quạt đối lưu sẽ được lắp đặt cho 1 khẩu độ nhà Các quạt đối lưu này có thể sử dụng như là các quạt thông gió tổng thể, thông gió song song hoặc như là các quạt điều hoà tái lưu thông không khí trong nhà màng Các quạt này là quạt đa chức năng, cung cấp dòng khí thổi ra mỏng nhưng lại có hiệu quả sâu và rất hiệu dụng trong các điều kiện làm việc khác nhau tạo điều kiện tối đa trong việc đẩy khí nóng trong nhà màng ra bên ngoài và thu nhận không khí mát ngoài trời.

+ Hệ thống quạt đối lưu sẽ được vận hành tự động bằng công tắc đóng mở Chức năng và lợi ích của quạt đối lưu:

Trang 29

hoá học dùng trong nông nghiệp

 Giảm được khí nóng khi mở nhà màng  Tạo ra được lượng không khí dịch chuyển

và tái tạo không đổi trong nhà màng.

Hệ thống tưới làm mát Coolnet:

 Vòi phun Coolnet bao gồm 4 đầu vòi phun tạo thành cụm hình chữ thập  Lưu lượng vòi phun 22 l/h, (5.5l/h x 4 đầu phun = 22 l/h) dưới áp lực nước 4

 Áp lực nước khuyên dùng: 4 bars Tuy nhiên vòi phun Coolnet vẫn tiếp tục phun sương đều với độ hạt nhỏ (30~90 micron) dưới áp lực nước 3 bar và thấp hơn Đầu nối đầu vào của vòi phun là đầu nối cái, ấn tự động làm chặt  Bộ phận gia trọng giữ cho vòi phun

luôn thẳng.

 Van chống rò rỉ áp suất cao  Áp suất đóng: 2,0 bar

 Áp suất mở : 3,0 bar

 Không bị thủy canh hồi lưu khi ngừng hệ thống hoặc khi áp suất giảm.

 Sử dụng áp lực nước cấp từ bơm của hệ thống Coolnet, nước đi qua ống chính PVC và bộ van điện phân phối tại mỗi đơn vị nhà màng, qua ống nhánh phân phối PVC đến các đường ống ra vòi phun LDPE màu xám trắng áp lực 4Bar.

 Các vòi phun Coolnet sẽ được gắn trên thân ống LDPE với khoảng cách 3.2m giữa các đường ống LDPE và 2m giữa các vòi phun dọc trên ống  Hệ thống Coolnet sẽ được lắp đặt chung với 01 hộp sensor đo ẩm độ và

nhiệt độ trong nhà màng Hệ thống Coolnet vận hành bằng chương trình lập cho bộ điều khiển tưới tự động theo thông số độ ẩm và nhiệt độ trong nhà màng.

Hệ thống tưới phân bón; bộ định lượng tự động Fertikit:

Một hệ thống thùng chứa phân hoàn chỉnh sẽ được cung cấp, đặt trong phòng điều khiển tưới và bao gồm:

Trang 30

 1 thùng 500L cho loại phân bón“A”  1 thùng 500L cho loại phân bón“B”  1 thùng 500L cho loại phân bón “C”

Tất cả các thùng chứa phân đều được cung cấp với phụ kiện van, lọc, đầu nối ống PVC có gioăng đệm và ống chuyên dụng nối đến 03 kênh hút phân của bộ định lượng phân bón Fertikit bypass.

Bộ định lượng phân bón Fertikit bypass có 03 kênh hút phân được nối với bộ điều khiển NMC Pro Chúng ta có thể lập chương trình tưới phân cho từng van khu vực với tỷ lệ và khối lượng phân bón xác định.

Việc tưới phân sẽ được kiểm soát bằng độ pH và độ dẫn điện EC Các đầu dò cảm biến pH và EC sẽ đo thông số của dung dịch tưới và báo về bộ điều khiển trung tâm Nếu thông số vượt ngưỡng cho phép, Bộ điều khiển sẽ ra lệnh cho hệ thống ngừng hoạt động và báo lỗi để chúng ta điều chỉnh chương trình phân bón Bộ châm được trang bị một máy bơm tăng áp có thể chỉnh tốc độ mô tơ.

Bộ điều khiển tưới NMC-Pro:

Bộ điều khiển NMC- Pro là bộ điều khiển theo môđun và linh hoạt, có thể dùng cho rất nhiều ứng dụng.

Màn hình hiển thị lớn kiểu mới và tiên tiến LCD (40x16 đường) được phối hợp với bàn phím dạng cảm ứng tạo cho NMC-Pro một giao diện thân thiện và dễ vận hành cho người sử dụng Bộ điều khiển có các card điều khiển tưới và điều khiển khí hậu riêng rẽ lắp trong.

Các chế độ điều khiển tưới và dinh dưỡng với phần mềm kèm theo có thể kết nối hiển thị trên máy tính tại phòng đìều khiển tưới.

Các thiết bị phần cứng:

 2 thẻ đầu ra: mỗi thẻ 8 rơ le 24VAC  1 thẻ đầu vào tín hiệu tương tự (analog):

11 đầu vào theo yêu cầu.

 1 thẻ tín hiệu đầu vào kỹ thuật số: 8 đầu vào kỹ thuật số.

Trang 31

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

 1 thẻ giao tiếp RS485 bao gồm cả phần mềm điều khiển tưới trong máy tính  1 bộ chống sét.

 1 bộ cách ly bảo vệ biến áp nguồn 230VAC.

Các đặc tính chính của phần mềm điều khiển tưới

 15 chương trình tưới theo lượng nước tưới hoặc thời gian  60 chương trình chạy nổi đồng thời.

 Kiểm soát lưu lượng (Lưu lượng cao/ thấp, nước không kiểm soát)  Có đến 8 đầu châm phân bón, tuỳ chọn với đồng hồ đo phân bón  Tưới có phân bón theo số lượng, thời gian, tỷ lệ (l/m3) và EC/pH  Điều khiển rửa lọc tới 8 bình lọc.

 Chương trình làm mát  Chương trình phun sương.

 Lưu hồ sơ lượng nước tưới và phân bón  Test đầu các đầu vào & đầu ra.

Hệ thống lọc:

Để đảm bảo chất lượng nước sử dụng tưới qua toàn bộ các hệ thống, chúng tôi sẽ cung cấp 04 bộ lọc đĩa với cơ chế vệ sinh lõi lọc bằng tay.

Model: 2” Compact Filter  Kích thước: 2x2”

 Lưu lượng: 4- 25 m3/hr

 Hoạt động: Cơ chế lọc bằng đĩa lọc, vệ sinh lõi lọc bằng tay  Ứng dụng: sử dụng cho hệ thống tưới nhà màng qui mô nhỏ.

Tính năng tiêu chuẩn:

 Độ lọc chính xác tính theo Micron, lọc tạp chất dạng rắn trong nước.

 Thiết kế lọc cải tiến với khả năng ngăn chặn và giữ lượng lớn tạp chất dạng rắn trong thân lọc, kéo dài thời gian cần vệ sinh lõi lọc.

 Độ bền cao, sử dụng thời gian dài không cần bảo dưỡng.

Trang 32

 Vận hành dễ dàng và đơn giản.

Thông số kỹ thuật:

 Áp lực hoạt động tối đa 10 atm  Áp lực xả lọc tối thiểu 3.0 atm.

 Lưu lượng tại độ lọc 120 mesh 20 m³/h.

Bảng điện cho nhà bơm

Một bảng điện sẽ được lắp tại trạm bơm, bảng điện này cung cấp điện và nối chuyển tín hiệu từ bộ điều khiển tưới và phân bón cho các thiết bị như sau:

 Máy bơm cho hệ thống tưới thủy canh hồi lưu  Máy bơm cho hệ thống tưới Coolnet làm mát.

 Máy bơm tăng áp của hệ thống tưới phân (thủy canh hồi lưu)  Bộ phận điều khiển cho hệ thống tưới phân.

 Đèn thắp sáng cho nhà bơm  Quạt đối lưu trong nhà màng.

 Mô tơ cuốn rèm lưới nhôm cắt nắng.

Cáp điện và máng cho cáp điện

Tất các các dây cáp điện và các dây điều khiển và bảng điện được đề cập ở phần trên sẽ được cung cấp, các thiết bị kết nối và các dụng cụ phục vụ cho công tác lắp đặt cũng sẽ được cung cấp Một máng cho dây cáp điện sẽ được sử dụng cho 3 hay nhiều dây cáp điện sẽ được bố trí bằng cách treo bằng các dây cáp treo bằng thép trong nhà màng.

Bơm và các phụ kiện lắp đặt trạm bơm.

Toàn bộ các hệ thống tưới sẽ được chúng tôi cung cấp cùng với các máy bơm có công suất phù hợp Được bơm luân chuyển dành thủy canh hồi lưu.

Tất cả các phụ kiện cần thiết để lắp đặt hoàn chỉnh các máy bơm và hệ thống thiết bị kèm theo cho nhà điều khiển tưới sẽ được đầu tư một cách đồng bộ Hệ thống tưới tự động tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều.

Khi dưa bắt đầu cho trái, tốt nhất mỗi gốc dưa lưới chỉ để lại 1 trái để nuôi và thường xuyên cắt tỉa lá, nhánh để cây tập trung dinh dưỡng vào nuôi trái tròn đẹp đạt loại nhất.

Trang 33

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

I.1.2 Kỹ thuật trồng cây đinh lăng và xáo tam phân

a Kỹ thuật trồng đinh lăng

Đinh lăng

Trang 34

gia bì, cây trồng khá dễ, cây thường được trồng để lấy lá, rễ, thân, lá cây có thể được dùng làm thuốc trị bệnh hoặc làm rau gia vị Ngoài ra cây Đinh lăng còn được biết đến là một loài cây thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả và được ví như nhân sâm Việt; chính vì như vậy, cây Đinh lăng hiện nay được áp dụng và nhân rộng thành nhiều mô hình trang trại vô cùng hiệu quả

Nên chọn giống Đinh lăng nếp có lá nhỏ và xoăn, vỏ cây nhẵn, củ to, rễ mềm, vỏ bì dày và phát triển mạnh sẽ cho chất lượng, năng suất cao và dễ tiêu thụ Không nên trồng loại Đinh lăng tẻ có bản lá to, vỏ sần, mỏng, rễ ra ít, rễ cứng và khó tiêu thụ.

- Chuẩn bị cành giâm: Để cây phát triển tốt, đạt tỷ lệ cây sống cao nên giâm cành vào bầu Chọn cành bánh tẻ, dùng dao hoặc kéo sắc cắt vát 450 thành từng đoạn với chiều dài cành giâm khoảng 15-20 cm hoặc 40-50 cm; đường kính 1,0 -1,5 cm tùy thuộc vào lượng cành giống và mục đích sử dụng.

Lưu ý: Tránh làm dập 2 đầu của cành để khi giâm vào bầu bộ rễ phát triển tốt hơn Khi tỉa hom cần để lại khoảng từ 3 - 4 lá, mỗi lá cần tỉa nhỏ lại, chỉ nên để khoảng 1/3 phiến lá Phần phía dưới cần tỉa sạch lá để khi cắm vào bầu không bị chôn vùi trong đất sẽ gây thối lá Sau khi cắt xong nên nhúng 1 đầu cành vào dung dịch kích thích ra rễ rồi mới cắm vào bầu.

- Kỹ thuật làm bầu: Đất làm bầu cần chọn đất tơi xốp như đất ải, đất vườn đập nhỏ.

+ Vỏ bầu bằng túi nilon có chọc thủng góc, cạnh Tuỳ thuộc thời gian cây con ở trong bầu và kích thước cành giâm để chọn kích cỡ bầu khác nhau, thông thường có 2 kích cỡ bầu khoảng 9 x 10 cm hoặc 16 x 18 cm Cho đất vào khoảng 3/4 túi bầu rồi tra giống vào sau đó xếp bầu vào luống rộng khoảng 0,8 -1,0m để tiện chăm sóc.

+ Chăm sóc bầu: Nên dùng lưới đen để che nắng và nilon trắng che mưa cho bầu Thường xuyên tưới đủ ẩm bằng bình dạng phun sương để cây nhanh ra rễ và nảy chồi.

+ Sau giâm 45 – 50 ngày, các lá già đã rụng hết, cây giống nảy chồi mới có thể đem trồng.

Trang 35

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

Thời vụ

Cây Đinh lăng là loại cây dễ trồng, thích nghi với nhiều điều kiệu khí hậu khác nhau, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất trồng vào mùa xuân, từ tháng 2 - 4 dương lịch.

Kỹ thuật trồng cây

Chuẩn bị đất trồng:

- Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập Cây có thể trồng được ở nhiều chân đất nhưng tốt nhất là trên đất pha cát, tơi xốp, thoát nước tốt Việc chuẩn bị đất cần tiến hành trước thời điểm xuống giống khoảng 15 - 30 ngày để đất ổn định, hệ vi sinh phát triển cân bằng, tạo điều kiện tốt nhất cho cây con phát triển.

- Sau khi cày bừa cho đất tơi tiến hành trồng theo băng rộng khoảng 2,5 – 3,5 m, mỗi băng trồng 4 - 6 hàng đơn, hàng cách hàng 50cm, luống cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 20 – 25 cm Trồng một hàng đơn ở giữa luống sao cho cây x cây 45 -50 cm, đảm bảo mật độ khoảng xung quanh 1000 cây/sào (360 m2).

- Xung quanh luống nên đào rãnh sâu để để chủ động cho việc tiêu thoát nước tránh được ngập úng khiến cây bị chết hoặc sinh trưởng chậm.

- Cây Đinh lăng là cây chịu bóng nên để cây sinh trưởng tốt, mùa đông ít bị ảnh hưởng của sương muối, giá rét có thể trồng xen với các loại cây ăn quả, cây

Trang 36

- Ngoài ra có thể lên luống trồng thành từng hố lớn với đường kính 1m sâu 40cm, có lót nilon, trồng 3 cây 1 hố theo hình tam giác cân, cây cách cây 30-40cm Có thể bố trí các hố theo hình dáng tùy thích để kết hợp vừa thu dược liệu vừa làm cảnh.

Phân bón

Phân bón lót (Lượng phân bón cho 1 sào): 4 – 5 tạ phân chuồng hoai mục + 20 - 30 kg lân supe Bón lót trước khi trồng Phân lót cần được bón xung quanh bầu Tuyệt đối không bỏ phân sát bầu hoặc đặt bầu trực tiếp lên phân.

Kỹ thuật trồng cây ra ruộng:

- Đặt cây vào chính giữa luống đất hoặc chính giữa hố trồng miệng bầu ngang với mặt đất xung quanh, lấp đất đồng thời nén nhẹ xung quanh, vun cao ở gốc để tránh đọng nước Sau trồng nên phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp hoặc che phủ nilon mặt luống để hạn chế cỏ dại.

- Khi trồng cần nhẹ nhàng dùng dao cắt lớp nilon bầu, tránh để cây bị đứt rễ Nên trồng bầu cây chếch 45 độ so với mặt luống nghiêng theo chiều luống sẽ giúp tăng số lượng củ.

Trồng đinh lăng ra ruộng

Trang 37

- Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 5 – 6 tháng với lượng 20 – 30 kg lân supe + 8 – 10 kg đạm ure + 4 – 6 kg Kaly Bón phân cách gốc 15 – 20 cm, sau đó lấy đất phủ kín phân.

- Từ năm thứ 2 nên bón bổ sung 3 - 4 tạ phân chuồng và 10-15 kg phân NPK/ lần/sào.

- Ngoài ra có thể sử dụng phân NPK của Lâm Thao, Văn Điển, Ninh Bình, … theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

Tưới nước: Sau trồng thường xuyên tưới đủ ẩm để cây nhanh bám đất Khi bộ rễ đã phát triển thì tùy theo tình hình mà tưới nước phù hợp Lưu ý: Không được để ngập úng, nếu gặp mưa lớn phải khẩn trương tháo cạn nước Khi tưới chỉ nên tưới vừa đủ, không để đọng nước quá lâu, dễ bị nấm bệnh tấn công Chăm sóc khác: Trồng được 2 năm tuổi trở đi, nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa vào khoảng tháng 4 và tháng 9 hàng năm Mỗi gốc chỉ nên để 1 -2 cành to để dinh dưỡng tập trung nuôi củ Thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ trong vườn, tránh để cỏ rậm rạp vừa cạnh tranh dinh dưỡng với cây, vừa là nơi cư trú, lan truyền mầm bệnh.

Phòng trừ sâu bệnh:

- Giai đoạn đầu: Chú ý phòng trừ sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh, … bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn.

- Từ năm thứ 2 trở đi: Cây dễ bị chuột cắn rễ cần có các biện pháp diệt chuột thường xuyên Nhìn chung, khi sang năm thứ 2 cây đã khỏe mạnh và rất ít sâu bệnh, công tác chăm sóc tập trung vào bón phân và tưới nước.

Thu hoạch

Thông thường cây Đinh lăng có thể cho thu hoạch thân và lá hằng năm, còn rễ cây thì từ 3 năm tuổi là cho thu hoạch Thời gian thu hoạch vào tháng 10 -12 hàng năm Sau khi thu hoạch tiến hành phân loại những thân tốt để làm

Trang 38

giống Các bộ phận khác như rễ, thân, lá có thể bán tươi hoặc chế biến ngay.

b Kỹ thuật trồng xáo tam phân

Xáo tam phân

Cây xáo tam phân còn được gọi là cây thần xạ hay cây thuốc mọi, có tên khoa học Paramignya trimera – thuộc họ Cam (Rutaceae) Rễ cây là bộ phận được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh Dược liệu được thu hái quanh năm, đào toàn bộ rễ và gốc cây đem chặt bỏ cành và dùng rễ cây rửa sạch, thái lát mỏng và phơi khô làm thuốc Rễ cây chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe con người như flavonoid coumarin, alcaloid, saponin và triterpenoid

Các thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cho thấy, xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp; có tác dụng độc (ức chế, tiêu diệt) đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung).

Xáo tam phân là thực vật thích hợp với nhiều điều kiện khí hậu Do có thể chịu hạn tốt nên phù hợp với môi trường nhiều nắng gió, đất khô cằn

Chọn giống

Để chọn được cây giống tốt, đầu tiên bạn cần tìm một cơ sở cung cấp giống uy tín và chất lượng.

Trang 39

Tư vấn dự án: 0918755356-0936260633

Trồng bằng cách giâm cành từ cây giống tốt để giữ đước các đặc tính của dược liệu và gúp cây sinh trưởng tốt hơn Cây có nhiều rễ, cao khoảng 30cm, khỏe mạnh, phát triển tốt Sau khi mua cây về nên ngâm cây vào thuốc kích thích sinh trưởng trong vài giờ để kích thích rễ.

Trồng cây

Trước khi trồng cần xới đất cho tơi xốp Nên trộn phân chuồng và phân Kali để tăng cường dinh dưỡng cho đất Ủ đất khoảng 1 ngày mới đem cây ra trồng.

Trồng cây với khoảng cách cây cách cây 1m; đào hố có kích thước 30 x 30cm.

Trước khi trồng, đem cây nhấc ra khỏi bầu đất nhẹ nhàng để tránh làm đứt rễ non Đặt xuống hố đã chuẩn bị cẩn thận sau đó lấp đất lại Tưới nước đủ ẩm cho cây.

Nếu trời quá nắng thì cần phải làm giàn che cho tới khi cây bắt đầu thích nghi và phát triển Cây có thể chịu hạn, nhưng để phát triển tốt thì nên tưới nước đều đặn cho cây.

Hàng năm bón thêm phân chuồng cho cây sinh trưởng và rễ phát triển tốt Thường xuyên chăm sóc và quan sát tình hình phát triển của cây.

Thu hoạch

Trang 40

Sau 3 năm trồng, cây cho thu hoạch từ 2-3kg rễ cây.

I.2 Khu du lịch

Với phong cách kiến trúc hiện đại tinh tế theo cấu trúc phong thủy kết hợp hài hòa cùng không gian mở, Khu du lịch sinh thái vườnlà tổ hợp dịch vụ thể thao, giải trí, nghĩ dưỡng thư giãn, vui chơi, là nơi kết nối giao thương, sẻ chia khoảnh khắc, là điểm đến cho các hoạt động gia đình và cộng đồng, hoạt động thư giãn, nghĩ dưỡng yên tĩnh tránh xa những ồn ào của cuộc sống Ngoài ra, khu lưu trú nghỉ dưỡng còn có các hạng mục khác phù hợp với mục tiêu của dự án.

I.2.1 Không gian khu lưu trú nghĩ dưỡng

Xây dựng một quần thể bao gồm các nhà nghỉ dưỡng theo cấu trúc phong thủy vừa hiện đại cao cấp vừa mang lại cảm giác thư giãn

Ngày đăng: 01/04/2024, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w