Tóm lại, du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong qu
Trang 1ĐINH THỊ HẢI YẾN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA
PHONG NHA - KẺ BÀNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS BÙI THỊ MINH NGUYỆT
Hà Nội, 2023
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được bảo vệ một học vị nào trước đây
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho luận văn đã được gửi lời cảm ơn
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Đinh Thị Hải Yến
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn của mình tới TS Bùi Thị Minh Nguyệt đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh và phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường
Học viên xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu
cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên gắn với sinh kế cộng đồng tại khu Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Vườn Quốc gia)”, mã số: ĐTĐL.CN-35/20, đã tạo điều kiện
cho học viên được tham gia và sử dụng một phần số liệu của Đề tài để hoàn thiện luận văn này
Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này
Xin chân thành cảm ơn./
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
TÁC GIẢ
Đinh Thị Hải Yến
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA 4
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Đặc điểm của phát triển DLST 10
1.1.4 Nội dung phát triển DLST tại các VQG 18
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST tại VQG 22
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển DLST tại Vườn quốc gia 27
1.2.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới 27
1.2.2 Kinh nghiệm trong nước 28
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển DLST vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 31
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Giới thiệu về Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng 34
2.1.1 Giới thiệu chung về VQG Phong Nha Kẻ Bàng 34
2.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 34
2.1.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội 44
2.1.4 Thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa bàn đến phát triển DLST của VQG Phong Nha - Kẻ bàng 46
2.2 Phương pháp nghiên cứu 47
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 47
2.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 47
Trang 52.2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu 47
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
3.1 Phát triển DLST tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng 49
3.1.1 Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 49
3.1.2 Phát triển sản phẩm và quy mô du lịch sinh thái 58
3.1.3 Phát triển cơ sở hạ tầng 68
3.1.4 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 71
3.1.5 Thực trạng tổ chức hoạt động DLST của VQG Phong Nha Kẻ Bàng 73
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng 77
3.2.1 Nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương 77
3.2.2 Điều kiện tự nhiên 78
3.2.3 Chất lượng lao động trong ngành du lịch 79
3.2.4 Sự tham gia của chính quyền địa phương 82
3.2.5 Nhu cầu DLST và khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách 85
3.2.6 Công tác xúc tiến, tiếp thị sản phẩm du lịch 87
3.3 Đánh giá chung về phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng 89
3.3.1 Kết quả đạt được 89
3.3.2 Hạn chế 90
3.4 Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng 90
3.4.1 Phương hướng phát triển DLST tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng 90
3.4.2 Các giải pháp phát triển DLST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 92
3.4.3 Một số đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Bình 101
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ
BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
WTO Tổ chức Du lịch thế giới
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trên địa bàn các xã 35
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 43
Bảng 3.1 Thống kê chiều dài, độ sâu hệ thống hang vòm 52
Bảng 3.2 Thống kê hệ động vật tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 54
Bảng 3.3 Số loài động vật xương sống đặc hữu ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 54
Bảng 3.4 Các điểm, tuyến và chương trình du lịch đang được VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức khai thác 63
Bảng 3.5 Lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2015 - 2022 66
Bảng 3.6 Tổ chức quản lý và nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 72
Bảng 3.7 Kết quả hoạt động cho thuê môi trường rừng giai đoạn 2017 - 2022 76
Bảng 3.8 Đánh giá của khách du lịch về nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương (N=150) 78
Bảng 3.9 Đánh giá của khách du lịch về yếu tố chất lượng lao động trong ngành du lịch (N=150) 81
Bảng 3.10 Đánh giá của khách du lịch về yếu tố sự tham gia của chính quyền địa phương (N=150) 84
Bảng 3.11 Đánh giá của khách du lịch về công tác xúc tiến, tiếp thị sản phẩm du lịch (N=150) 88
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Hình 3.1 Các kiểu hệ sinh thái rừng tại VQG 50
Hình 3.2 Các hang động trong VQG 53
Hình 3.3 Lễ hội đập trống của người Ma Coong 56
Hình 3.4 Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều 57
Hình 3.5 Lễ mừng cơm mới của người Bru - Vân Kiều 57
Hình 3.6 Lễ Hội Cá trắm và đua thuyền truyền thống trên sông Son 58
Biểu đồ 3.1 Đánh giá của khách du lịch về sự đa dạng loại hình du lịch của VQG Phong Nha Kẻ Bàng 60
Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 75
Biểu đồ 3.2 Nguồn thông tin du khách biết đến điểm DLST 85
Biểu đồ 3.3 Số lần khách tới tham quan VQG Phong Nha Kẻ Bàng 86
Biểu đồ 3.4 Khách du lịch có muốn quay lại tham quan VQG Phong Nha Kẻ Bàng 86
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, trong đó đặt biệt là du lịch sinh thái (DLST) - loại hình du lịch đang được phát triển nhanh nhất trong thời điểm hiện nay Vì DLST được coi là một phương pháp tiếp cận đa mục tiêu mang lại lợi ích cho xã hội nhiều mặt cả về phát triển kinh
tế lẫn bảo vệ môi trường tự nhiên Đất nước ta là một quốc gia giàu có và đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên và sinh thái cảnh quan Những nỗ lực dựa vào sự tham gia tích cực của cộng đồng theo hướng phát triển của du lịch sinh thái đã góp phần đáng kể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn mọi giá trị đa dạng sinh học và dựa vào cộng đồng hướng đến sử dụng bền vững
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng di sản thiên nhiên thế giới, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Diện tích VQG Phong Nha -
Kẻ Bàng là 124.839,96 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
(93.979,96 ha), phân khu phục hồi sinh thái (27.449 ha), phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha) Đặc biệt phải kể đến 7 cái nhất của Phong Nha - Kẻ Bàng: Cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát đá ngầm đẹp nhất, sông ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, hang nước dài nhất
VQG Phong Nha Kẻ Bàng là một điểm du lịch sinh thái và văn hoá hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch Như vậy tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Phong Nha Kẻ Bàng là rất lớn Phát triển du lịch sinh thái của VQG Phong Nha Kẻ Bàng mang một ý nghĩa thiết thực và mang tính khả thi cao, thu hút
sự quan tâm các tổ chức về bảo tồn thiên nhiên thế giới Trong những năm qua, VQG đã được quy hoạch để phát triển du lịch sinh thái Tuy nhiên, hoạt động du lịch sinh thái vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Vườn Trong bối cảnh mới, việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng hoạt
Trang 10động du lịch và trên cơ sở đó có những đề xuất về mặt định hướng và giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững ở VQG Phong Nha
- Kẻ Bàng trong thời gian tới là điều hết sức cần thiết
Đề tài “Phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng” chính là một trong những nghiên cứu cơ bản và cần thiết góp phần
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của VQG và đưa ra giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha
- Kẻ Bàng, làm cơ sở đưa ra các giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST
- Đánh giá được hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động DLST và phát triển DLST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong thời gian từ 2017 -
2022, số liệu sơ cấp thu thập năm 2023
- Đối tượng khảo sát: người cung cấp dịch vụ và khách du lịch
Trang 114 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển DLST tại VQG
- Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST ở VQG Phong Nha -
Kẻ Bàng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
5 Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái tại
các vườn quốc gia;
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Du lịch
Trong lịch sử nhân loại, từ xa xưa du lịch được coi là một hoạt động nghỉ ngơi tích cực, một sở thích của con người Những hành vi du lịch đầu tiên xuất hiện như: cuộc hành trình của các nhà hiền triết quanh khu vực Địa Trung Hải
để xác định ra bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, hay các cuộc vi hành nhằm tìm hiểu nhân tình thế thái và thưởng ngoạn những thắng cảnh của các vị Hoàng đế Trung Hoa cổ đại Cho đến nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của các nước, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của mỗi vùng, mỗi quốc gia
Trải qua quá trình phát triển, du lịch được mang nhiều định nghĩa khác nhau, do thời gian, khu vực khác nhau, góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu du lịch khác nhau Đầu tiên xuất phát từ thuật ngữ
“tour” - bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi và
“touriste” là người đi dạo chơi Đến khi “Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế” được thành lập năm 1925 tại Hà Lan thì du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến những vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh (Lê Trọng Cúc, 2005) Nhìn chung những định nghĩa truyền thống chỉ xem du lịch như một kỳ nghỉ hoặc một chuyến đi để giải trí, làm phong phú thêm nhận thức của con người
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, người ta nhận thấy yếu
tố kinh tế không thể thiếu trong khái niệm du lịch Khái niệm du lịch đã có những thay đổi phù hợp hơn, bao hàm các nội dung liên quan đến sự chuyển
Trang 13cư, những hoạt động tại nơi đến cũng như các vấn đề kinh tế xã hội liên quan Gắn kết cả hai cách nhìn nhận về du lịch từ hai phía là người đi du lịch và người kinh doanh du lịch
Định nghĩa Tổ chức Du lịch thế giới WTO (World Travel Organization) đã xác định rõ “Du lịch là hành động rời khỏi nơi thường trú để
đi đến một nơi khác, một môi trường khác trong một thời gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng”
Một định nghĩa về du lịch được các nhà khoa học Việt Nam sử dụng nhiều đó là định nghĩa của I.I Piroogiơnic: “Du lịch là hoạt động của dân cư trong thời gian rảnh rỗi liên quan tới việc di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi thường trú nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất
và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ (Quốc hội, 2014)
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam 1995:
Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật (Sở Văn hóa - thể thao & Du lịch Hòa Bình, 2018)
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ (Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Hòa Bình, 2018)
Theo Luật du lịch Việt Nam, năm 2014, khái niệm du lịch được xác định chính thức như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
Trang 14định” (Phạm Trung Lương & cs, 2012) Như vậy, du lịch là một khái niệm bao gồm nhiều nội dung Một mặt, du lịch mang ý nghĩa là việc nghỉ ngơi, giải trí, liên quan mật thiết với sự di chuyển chỗ ở của khách du lịch Mặt khác, du lịch được nhìn nhận như là hoạt động ngắn chặt với các hoạt động kinh tế - sản xuất, tiêu thụ những giá trị của lãnh thổ du lịch Điều này cho ta cách nhìn nhận tổng hợp, toàn diện hơn về hoạt động du lịch Du lịch không chỉ được xem xét trên khía cạnh lợi ích của khách du lịch mà quan trọng hơn
là tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ du lịch trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội Những vấn đề này nếu được giải quyết hợp lý sẽ đảm bảo được một nền du lịch bền vững và mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng
1.1.1.2 Du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực Đây là một khái niệm rộng được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau Đối với một số người, “Du lịch sinh thái” được hiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “Du lịch” và “sinh thái” (Phạm Trung Lương, 2002) Tuy nhiên, cần có góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn để hiểu du lịch sinh thái một cách đầy đủ Trong thực tế khái niệm “Du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ những năm 1800 Với khái niệm này mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như: tắm biển, nghỉ núi,… đều được hiểu là du lịch sinh thái
Có thể nói cho đến nay khái niệm về DLST vẫn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về DLST, đa số
ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho rằng: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa
Trang 15“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù,
tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên,
du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái
Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” (Lê Huy Bá, 2000)
Trong luật Du lịch Việt Nam do Quốc hội thông qua năm 2005, có một
định nghĩa khá ngắn gọn về du lịch sinh thái “Du lịch sinh thái là hình thức
du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”
Hay một dạng mở rộng khác của du lịch sinh thái về văn hóa bản địa: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): “Du lịch sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”
Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du lịch sinh thái cộng đồng là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội Du lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý,
vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ”
Ý tưởng đằng sau vế “dựa vào cộng đồng” của chiến lược môi trường
là tạo cơ hội trao quyền cho cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ trong việc ra quyết định, nhưng cũng chỉ đơn giản là những điều này sẽ khuyến khích sự tham gia từ bản thân cộng đồng
Tóm lại: Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu
Trang 16bảo vệ môi trường DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng
Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và du lịch bền vững Du lịch sinh thái cộng đồng nhấn mạnh vào cả
ba yếu tố là môi trường, du lịch và cộng đồng
Nhìn chung các khái niệm về du lịch sinh thái đang sử dụng tại Việt Nam đều có sự thống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: Thiên nhiên, bản sắc văn hóa, trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng và phát triển bền vững, tuy nhiên còn đề cập chung chung và chưa toàn diện
Theo đó, du lịch sinh thái là hình thức phát triển du lịch bền vững Nội dung hoạt động diễn ra trong môi trường thiên nhiên, không chỉ là loại hình
du lịch thiên nhiên hấp dẫn, mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo vệ môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng và có tính giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, duy trì các nguồn tài nguyên du lịch, tiến tới phát triển bền vững Mục đích lớn nhất của DLST là góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội của quốc gia
và địa phương Đây có thể coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển của du lịch sinh thái
Tóm lại, du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách quan gây ra
và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực
1.1.1.3 Phát triển du lịch sinh thái
Phát triển theo định nghĩa tiếng Việt nghĩa là sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp (Nguyễn Văn Chiến, 2015)
Trang 17Theo triết học duy vật biện chứng thì phát triển là phạm trù triết học khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện (Nguyễn Ngọc Long, 2000)
Như vậy phát triển du lịch sinh thái được hiểu là quá trình gia tăng không ngừng về quy mô, chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái và hướng tới dần hoàn thiện đáp ứng như cầu của du khách Điều kiện tiềm năng
về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân
- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước
Từ khái niệm trên có thể hiểu phát triển DLST là tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển tuyến điểm du lịch sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm DLST, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển nguồn lực lao động DLST, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý phát triển DLST
Nội hàm phát triển DLST bao gồm:
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá
- Tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên sinh thái bền vững làm nền tảng để phát triển DLST
- Phát triển số lượng và quy mô các điểm DLST; phát triển về số lượng
và quy mô các tuyến du lịch trong mỗi điểm DLST và các tuyến liên kết giữa các điểm DLST hoặc giữa các điểm DLST với các điểm DLST khác
- Đa dạng hoá sản phẩm DLST, phát triển các dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí tại các điểm DLST
- Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST
Trang 18- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch
- Phát triển nguồn lực lao động DLST
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước và địa phương
về DLST
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến DLST
1.1.2 Đặc điểm của phát triển DLST
Theo Phạm Trung Lương (2002), nghiên cứu DLST có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, DLST được thực hiện tại những nơi hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ và có môi trường tự nhiên đa dạng phong phú
Bởi vì khách du lịch sinh thái khi thực hiện một chuyến đi họ mong muốn trở về với những nơi có môi trường trong lành và chưa bị tác động nhiều bởi con người ở đó họ được hoà mình với thiên nhiên để được khám phá, được nghiên cứu tự nhiên và văn hóa bản địa và được thưởng thức bầu không khí trong lành, thoát khỏi cuộc sống đầy áp lực của công việc và ô nhiễm môi trường
Những nơi có môi trường tự nhiên là những nơi có bề dày về sự hình thành và phát triển của các hệ động thực vật và con người Một vài ha rừng thậm chí hàng ngàn ha rừng tự trồng cho dù có mang ý nghĩa tích cực như
“phủ xanh đất trống đồi trọc” cũng không thể nói có thể làm DLST được Để
có thể làm được DLST phải là nơi có tài nguyên tự nhiên dồi dào mà cụ thể là các hệ sinh thái được làm giàu bởi rất nhiều các loài động thực vật khác nhau Những yếu tố từ cây cối, nguồn nước, bầu khí quyển, đất đai cũng được tính đến Điểm chú ý ở đây là môi trường tự nhiên được đề cập phải là những nơi còn tương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị can thiệp bởi bàn tay con người Những tài nguyên đó được hiện hữu dưới hình thức là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên hay các khu vực văn hóa lịch sử có gắn với không gian
và tài nguyên thiên nhiên phong phú
Trang 19Rất nhiều thứ được con người làm ra trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển Thậm chí con người có thể làm ra những rôbốt có khả năng như người thật với mục đích phục vụ cho cuộc sống của họ Nhưng hai chữ
“sinh thái” trong DLST đề ra một nguyên tắc bất dịch: “hãy để thiên nhiên như nó vốn đã thế” đó là quyết định thông minh nhất trong thỏa thuận cùng tồn tại giữa con người và thế giới tự nhiên
DLST không cho phép con người can thiệp vào các hệ sinh thái tự nhiên, cho dù đó là những can thiệp mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho con người và cho dù con người chấp nhận đền bù bằng vật chất cho những thiệt hại mà họ định gây ra đối với tự nhiên
Như vậy, DLST thường được thực hiện ở các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn quốc gia, ở những nơi có mật độ dân số thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, ở những khu vực có giá trị cao về môi trường tự nhiên như: Hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang
dã phong phú
Thứ hai, Du lịch sinh thái hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hóa, xã hội tại điểm thăm quan
Các nhà kinh doanh DLST ngoài việc phải quan tâm nuôi dưỡng, quản
lý chặt chẽ nguồn tài nguyên để nó tồn tại và hấp dẫn du khách, họ phải đóng góp tài chính cho chính quyền sở tại, những cơ quan quản lý các tài nguyên từ những khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình Những nguồn tài chính này làm tăng thêm ngân sách cho các khu vực nơi tổ chức hoạt động DLST để bù đắp cho các khoản chi phí như: quản lý, trồng thêm cây xanh, tôn tạo, trùng tu… Bên cạnh đó, những tiêu chí và đòi hỏi cao hơn của DLST đối với công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn các hệ sinh thái khiến các nhà kinh doanh du lịch sinh thái phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với những hướng dẫn viên và với các khách du lịch mà mình phục vụ
Trang 20Du khách của loại hình DLST thường là những người yêu mến, thân
thiện với thiên nhiên, họ muốn đi du lịch là để được tìm hiểu và nghiên cứu những nơi họ đến Họ xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và thưởng ngoạn các hệ sinh thái vì thế họ luôn cố gắng hạn chế việc xâm hại và phá huỷ những tài nguyên quý hiếm cả về mặt hữu hình lẫn vô hình của môi trường Ý thức đúng đắn khi đi du lịch giúp du khách cân nhắc và suy nghĩ trước mỗi hành động có khả năng tác động tới môi trường xung quanh Do đó, trong và sau mỗi chuyến đi họ thường có những tổng hợp đánh giá của riêng mình Những hoạt động nghiên cứu, khám phá, tổng hợp của họ ít nhiều cũng
có những đóng góp và giúp ích cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội nơi họ đến thăm quan
Những du khách, nhất là du khách nước ngoài khi đến thăm quan vườn quốc gia Cúc Phương họ có thể nghiên cứu về loài bướm, về voọc quần đùi trắng, về các loại thực vật điển hình của vườn như: chò chỉ Kim giao… hay
du khách khi đi thăm quan các bản làng dân tộc (như bản Lác, Mai Châu - Hoà Bình; chợ Tình Sapa…) việc họ đến thăm quan những nơi này thực sự làm sống lại các làn điệu hát múa dân gian truyền thống của dân tộc Mường, hay làm sống lại các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nấu rượu cần,… bản thân họ cũng tham gia vào việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu thậm chí xuất bản những cuốn sách có giá trị về các nền văn hoá đặc trưng nơi họ đến thăm, đưa ra những sáng kiến bảo tồn và phát huy những nền văn hóa đó
Các tổ chức, cá nhân sau khi tham gia vào các tour DLST họ được tận
mắt chứng kiến cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên nơi họ đến thăm và đặc biệt được giáo dục, được hiểu biết thêm về môi trường và tầm quan trọng của hệ sinh thái họ có thể đóng góp các nguồn lực tài chính, hỗ trợ
về mặt kiến thức khoa học, kinh nghiệm quản lý cho các rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên phục vụ cho du lịch sinh thái
Cư dân địa phương có thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động du lịch
sinh thái từ đó sẽ hạn chế việc khai thác tài nguyên mang tính tiêu cực như:
Trang 21săn bắn động vật quý hiếm, chặt cây đốn củi, phá rừng làm rẫy,… gây ảnh hưởng xấu tới các loài động, thực vật có giá trị về thẩm mỹ và kinh tế cũng như môi trường sống xung quanh họ
Tất cả những điều trên nói lên rằng DLST có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội tại điểm thăm quan
Thứ ba, Các hoạt động mang tính giáo dục, giảng giải nâng cao nhận thức về hệ sinh thái và môi trường sống là nội dung quan trọng của Du lịch sinh thái
DLST là một phương tiện tốt để truyền đạt thông tin vì nó có khả năng đưa con người tiếp cận trực tiếp và thấy rõ vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người
Một trong những đặc điểm nổi trội và khác với các hình thức du lịch khác là DLST đẩy mạnh các hoạt động mang tính giáo dục về các hệ sinh thái
và môi trường sống Các hoạt động giáo dục này bao gồm việc giảng giải về lịch sử, nguồn gốc hình thành, tập quán sinh hoạt, mối quan hệ tương tác qua lại giữa các loài động thực vật và vai trò của chúng trong thiên nhiên DLST hướng dẫn cách thức để những người làm du lịch và khách du lịch tiến hành hoạt động du lịch đúng cách với thái độ trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống Các hoạt động giáo dục, chỉ dẫn cách thức du lịch đúng đắn mà DLST thực hiện có thể bằng nhiều cách khác nhau: phương pháp hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp từ hướng dẫn viên tới khách du lịch, các tờ giới thiệu, tờ bướm thông tin về du lịch, các mô hình, mô phỏng, các phương tiện nghe nhìn
Thứ tư, dựa vào việc khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa
Khi du lịch phát triển và mở rộng, nhiều địa phương đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, người dân được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng như: Điện thắp sáng, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước và thông tin liên lạc Nhưng những lợi ích được DLST mang lại mà những người trong cuộc gồm cả cá nhân và tổ chức trước đó hầu như không có được
Trang 22Nếu như du lịch đại trà tập trung vào phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh của họ mà không quan tâm đúng mức đến vai trò và sự có mặt của người dân bản địa trong việc triển khai các dự án và các chương trình du lịch tại những nơi có tài nguyên thiên nhiên như rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên thì DLST đã khơi dậy và đánh thức những tiềm năng sẵn có này
để mang lại thu nhập đáng kể cho cư dân địa phương bằng các hoạt động dịch
vụ du lịch như: phục vụ lưu trú, ăn uống bán hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ trợ khác
Khi du lịch đại trà phát triển các khách sạn, nhà nghỉ mọc lên ngày càng nhiều với mục đích mang về nhiều lợi nhuận, những vật liệu xây dựng
có mục đích chính đảm bảo độ bền vững, kinh tế mà không chú trọng đến việc thân thiện với môi trường và đảm bảo cho phát triển bền vững thì ngược lại DLST luôn quan tâm đến việc tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững chính những hoạt động này đảm bảo cho hệ thống rừng cây, hệ động thực vật được bảo đảm, làm giảm thiểu sự tác động của thiên nhiên đến đời sống của người dân bản địa như hạn chế được xói mòn, lũ quét và những thiên tai khác
Những người làm DLST đã nhận ra vấn đề, thấy được chính những người dân bản địa, họ sinh ra và tồn tại cùng với các hệ sinh thái và môi trường thiên nhiên xung quanh từ bao đời lại có được kiến thức truyền thống văn hoá quý giá của cha ông họ để lại về thiên nhiên và môi trường xung quanh, họ có văn hóa phong tục tập quán riêng của dân tộc mình Nếu chỉ quan tâm đến thiên nhiên, bảo vệ và tôn tạo các giá trị tài nguyên để phát triển
du lịch mà không quan tâm đến lợi ích của người dân bản địa thì sẽ không có được nền chính trị ổn định và kinh tế công bằng mà điều này lại chính là những nhân tố và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch
Một biện pháp mà DLST góp phần mang lại các lợi ích kinh tế, phát huy các giá trị văn hóa và xã hội của những người dân bản địa là: sử dụng
Trang 23những người dân bản địa làm các hướng dẫn viên du lịch tại những khu DLST Khuyến khích người dân gìn giữ và phát triển những nghề truyền thống của mình như dệt thổ cẩm, thêu ren, làm hàng thủ công mỹ nghệ, trồng các loại cây đặc sản của địa phương,… để khách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi và mua sắm các sản phẩm nơi họ đến thăm quan Các lễ hội, phong tục tập quán cần được gìn giữ và phát huy vì đó là những nét đặc trưng riêng của vùng sinh thái du lịch, là điểm nhấn để thu hút khách tham quan DLST giúp người dân bản địa chủ động làm kinh tế cùng với việc gìn giữ bản sắc văn hóa của mình bằng việc cung ứng dịch vụ lưu trú trong hành trình của khách du lịch Rất nhiều điểm DLST người ta tổ chức cho khách lưu trú ngay trong nhà dân, du khách được ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà với người dân địa phương, thậm chí còn tham gia vào một số công đoạn sản xuất hàng hoá truyền thống của địa phương, được thưởng thức các món ăn, tìm hiểu phong tục, tập quán lối sống cũng như sinh hoạt của cư dân; tiêu chí của DLST là khai thác tối đa nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra dịch vụ và hàng hóa phục vụ khách du lịch chính những nguyên liệu địa phương cùng với các sản phẩm đặc thù là những nguyên nhân làm hấp dẫn du khách Theo đó, DLST đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương
1.1.3 Vai trò của phát triển DLST
Phát triển DLST là khai thác có hiệu quả những giá trị của tài nguyên DLST kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng và lao động, tạo ra sức hấp dẫn
về tài nguyên DLST bằng các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích cho xã hội Sự phát triển DLST có vai trò vô cùng to lớn
* Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững
DLST là một trong những phương tiện để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và phát triển bền vững vì cùng một lúc có thể đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người dân địa phương và
Trang 24bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường Vừa đáp ứng được
nhu cầu của thế hệ hiện tại là giải quyết việc làm thu nhập vừa không cản trở đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai là đảm bảo an toàn cho môi trường, hệ sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch (Võ Trí Trung, 2008)
* Góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương
Khi thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, người ta có thể phải thu hồi đất đai, đồng cỏ, nguồn nước của cư dân quanh khu vực bảo tồn Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa phương, nhất là đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi
Để đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của cư dân địa phương tại những nơi này, DLST là một trong những giải pháp tích cực nhất Những nguồn tài nguyên hoang sơ, những muông thú quý hiếm, không khí trong lành, nền văn hóa độc đáo là tiền đề để phát triển DLST, từ đó sẽ tạo ra
cơ hội để phát triển kinh tế ở địa phương Khi DLST phát triển người dân được nhận vào làm tại các cơ sở kinh doanh du lịch trở thành hướng dẫn viên hoặc tham gia phục vụ du lịch tại địa phương Điều này làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn hơn so với khi trước người dân không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống (Phạm Trung Lương, 2002)
Thông qua phát triển DLST ngân sách địa phương được nâng lên từ đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch, từ đó có điều kiện để đầu tư phát triển y tế, giáo dục, và phát triển cơ sở hạ tầng DLST phát triển không những đem lại kinh tế trong vùng mà đời sống văn hoá người dân, trình độ dân trí được nâng lên, người dân được giao tiếp với du khách, giao lưu, trao đổi văn hóa từ đó họ có thể học hỏi nhiều hơn, tri thức được mở mang từ các hoạt động như phim ảnh, ca hát, thể thao… Có thể nói phát triển DLST là giải
Trang 25pháp tốt để phát triển kinh tế, xã hội, nó có thể góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng cư dân bản địa
* Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tiến bộ
Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang nền kinh tế nông nghiệp đa canh và phát triển nền kinh tế hàng hoá với các ngành nghề đa dạng Thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực có nguồn tài nguyên DLST được chuyển từ nông, lâm nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Trong
đó thu nhập từ các hoạt động phục vụ khách du lịch như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các hàng hoá mỹ nghệ mang tính chất đặc thù của địa phương,… chiếm tỷ trọng lớn Điều này làm cho đời sống của cư dân địa
phương ngày càng được cải thiện và đảm bảo có một mức sống tốt hơn
* Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST phải tuân theo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể Mối quan hệ giữa DLST với văn hoá là một mối quan hệ có tính tất yếu khách quan Tính tất yếu khách quan đó trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ nội tại: Du lịch là một hoạt động văn hoá Hơn thế nữa mục tiêu cuối cùng của
du lịch là sự phát hiện, tiếp nhận và nâng cao giá trị văn hóa vốn ẩn chứa trong các hiện tượng của cuộc sống Việc thực hiện chuyến du lịch con người dường như được tiếp thêm sức mạnh để sống hài hoà hơn với thế giới và làm việc có hiệu quả hơn Bởi thế du khách của DLST ngoài nhu cầu muốn thưởng thức không khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hoang dã họ còn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hoá bản địa nơi họ đến thăm Nền văn hoá càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách (Nguyễn Thị Sơn, 2000)
Trang 261.1.4 Nội dung phát triển DLST tại các VQG
1.1.4.1 Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2014, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
Dựa vào các đặc trưng và nguyên tắc hoạt động của du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch sinh thái được định nghĩa: “Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên trong một hệ sinh thái cụ thể và giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời
hệ sinh thái tự nhiên đó” (Phạm Trung Lương, 2005)
Tài nguyên du lịch tự nhiên có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái Nó là một trong hai bộ phận cấu thành tài nguyên du lịch góp phần tạo nên sức hấp dẫn của vùng du lịch, là một trong những yếu tố cơ bản hình thành nên các sản phẩm du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên còn là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và tính chất chuyên môn hoá của vùng du lịch và quyết định quy mô hoạt động của một vùng du lịch
Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái phải đi đôi phát triển về số lượng
và chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái Trong đó, phát triển số lượng tài nguyên du lịch sinh thái là việc không ngừng tìm tòi, phát hiện, hình thành các điểm du lịch sinh thái mới Phát triển chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái là việc làm cho giá trị của tài nguyên du lịch sinh thái sẵn có ngày một nâng cao hơn, có thể được thực hiện bằng việc tôn tạo vẻ đẹp xung quanh vùng sinh thái sẵn có, xây dựng thương hiệu cho nét độc đáo của điểm du lịch sinh thái,
1.1.4.2 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
Sản phẩm du lịch sinh thái là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch sinh
Trang 27thái cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái
Sản phẩm DLST = Giá trị sinh thái và văn hóa bản địa + Dịch vụ du lịch bản địa + hàng hóa bản địa
Từ góc độ của các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóa đơn lẻ, sản phẩm DLST bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch và nó cũng dựa trên sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó Từ góc độ của các nhà kinh doanh lữ hành, sản phẩm DLST là các chương trình DLST Chương trình DLST là các dịch
vụ, hàng hóa DLST được sắp đặt trước về không gian và thời gian tiêu dùng theo mức giá gộp và được bán trước
Giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng
số lượng khách đến và đi du lịch trên một địa bàn cụ thể Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách trên địa bàn đó Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách
Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm:
- Phát triển sản phẩm du lịch về số lượng: Là việc gia tăng số lượng
các chủng loại sản phẩm, số lượng của cùng một loại sản phẩm Đây là việc phát triển sản phẩm theo chiều rộng Đối với vấn đề này, có thể được thực hiện bằng tăng quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất đã có hoặc tăng số lượng
cơ sở sản xuất các sản phẩm du lịch sinh thái
Trang 28- Phát triển sản phẩm về chất lượng: Là việc gia tăng giá trị văn hóa,
gia tăng các đặc tính của sản phẩm, tăng độ an toàn, tăng hương vị của sản phẩm hay còn gọi là gia tăng về chiều sâu của sản phẩm Muốn làm được điều này cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách du lịch sinh thái về đặc tính sản phẩm mà họ ưa sử dụng
1.1.4.3 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội (Võ Trí Chung, 2008)
Việc xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giao thông là cần thiết, giúp du khách vận chuyển, đi lại một cách dễ dàng, tạo thuận lợi cho giao thương giữa các khu vực để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ phát triển du lịch sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan
Hiện đại hóa thông tin liên lạc: Để phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, hệ thống thông tin liên lạc cần được phát triển theo hướng: mở rộng hệ thống bưu điện và các dịch vụ bưu điện, điện thoại tới các bản, làng, xã, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng điện thoại, bưu điện phục vụ nhu cầu liên lạc của du khách cũng như người dân trong việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái
Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở ăn uống và lưu trú: Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống, lưu trú ngày càng cao, hiện đại của khách
du lịch, các địa bàn có điểm du lịch cần thực hiện những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, ăn uống Các chính sách có thể sử dụng như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế sử dụng đất Ưu đãi về thủ tục cấp phép kinh doanh, thủ tục xây dựng cơ sở hạ tầng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng
Trang 291.1.4.4 Phát triển nguồn nhân lực
Để phát triển ngành du lịch cần có nhiều nguồn lực trong đó nguồn lực nhân lực được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng góp phần trong
sự phát triển của ngành
Yêu cầu đối với lao động DLST là ngoài kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, trình độ quản lý còn phải có nhận thức đúng về bảo tồn và phát triển bền vững, hiểu biết về môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương và có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường Nếu con người có quan điểm, nhận thức đúng đắn, có trình độ và trách nhiệm cao sẽ cho phép khai thác hiệu quả các nguồn lực khác nhằm phát triển DLST Ngược lại, chính nhân tố con người có thể làm cho DLST phát triển chệch hướng, gây hậu quả
về nhiều mặt Hướng dẫn viên và thuyết minh viên nhiều người được xem là cầu nối giữa khách du lịch và đối tượng du lịch, họ làm việc theo thời điểm, thời vụ trong các điều kiện môi trường thiên nhiên với nhiều biến động song mang tính chuyên môn hóa cao, họ có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao tính giáo dục môi trường cũng như làm tăng hấp dẫn cho điểm đến DLST Nếu như hướng dẫn viên và thuyết minh viên có trình độ nghiệp vụ cao, trình
độ ngoại ngữ tốt, có kiến thức về môi trường đủ rộng, am hiểu về các điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương sẽ có khả năng giới thiệu một cách chân thực giá trị điểm đến DLST, giúp khách hiểu được bản chất của DLST, làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục của điểm đến DLST, đồng thời vai trò giáo dục của DLST được thực hiện một cách đầy đủ, làm cho hiệu quả hoạt động DLST được nâng cao Những nhà quản lý điều hành có trình
độ, kinh nghiệm, các quan điểm, nhận thức sâu sắc ý nghĩa của công tác bảo tồn môi trường, có khả năng công tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương sẽ xác định tối ưu hóa lợi ích từ phát triển DLST
Trang 301.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST tại VQG
1.1.5.1 Nhận thức của cộng đồng địa phương
Sự trải nghiệm của du khách tại điểm đến nhìn chung thường chịu ảnh hưởng của thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động DLST và khách du lịch Sự tiếp xúc ngắn ngủi giữa du khách và người dân bản địa có thể góp phần làm cho trải nghiệm DLST trở nên hoàn hảo hoặc ngược lại Sự tham gia của cộng đồng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong quá trình phát triển DLST Điều này được xem là thách thức và cũng là cơ hội lớn cho cả cộng đồng địa phương và các bên tham gia Do đó, cần xây dựng những định hướng phát triển phù hợp cùng với những hành động kịp thời nhằm nâng cao năng lực của cộng đồng địa phương và thúc đẩy sự tham gia
của họ vào phát triển DLST
Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST rất cần thiết là vì:
- Cộng đồng địa phương chính là người đầu tiên tiếp xúc khai thác sử dụng và có kinh nghiệm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
ở địa phương qua nhiều thế hệ Do đó, nếu họ nhận được những lợi ích thiết thực từ việc tham gia trong hoạt động DLST thì có thể họ sẽ cam kết mạnh
mẽ hơn nữa đối với quản lý bền vững các nguồn tài nguyên này
- Nếu cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển DLST thì họ
sẽ càng có thiện cảm với hoạt động DLST và những kết quả đạt được từ hoạt động này cũng sẽ cao hơn
- Kinh nghiệm và những hiểu biết về các nguồn tài nguyên bản địa của người dân địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm DLST
- Cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tiếp xúc với du khách hàng ngày, do đó nếu người dân có thái độ tích cực với đối với hoạt động DLST thông qua việc cùng tham gia, hưởng lợi và cùng quyết định thì điều này sẽ mang lại những nguồn lợi đáng kể cho chính họ, cũng như thỏa mãn được nhu cầu du khách
Trang 31DLST dựa vào cộng đồng là loại hình tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý DLST và phân phối lợi nhuận Loại hình DLST này phải được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương, gắn trách nhiệm của họ với việc quản lý, khai thác và bảo tồn các tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn bản địa DLST dựa vào cộng đồng cũng hỗ trợ cho cho việc phân phối một cách công bằng lợi nhuận thu được từ DLST như là một nguồn thu nhập thứ hai Phần lớn lợi nhuận do DLST mang lại thuộc về địa phương
1.1.5.2 Khí hậu, cảnh quan, môi trường
Khí hậu bao gồm các yếu tố về thời tiết như, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, lượng mưa,… có vai trò rất lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh vật, con người, quyết định sự đa dạng sinh học trong quần thể nơi đó
Cảnh quan, môi trường, là không gian, địa hình, môi trường thiên nhiên tạo lên ở một vị trí, hay một quần thể nhất định, giúp thỏa mãn được các nhu cầu thẩm mĩ, nghỉ ngơi, khám phá, thư giãn của con người
Đặc trưng của Du lịch sinh thái là sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, chủ yếu do thiên nhiên tạo ra, nên các yếu tố về khí hậu và cảnh quan môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái và thu hút khách du lịch đến với các sản phẩm này, vì đây cũng là mục đích chính để du khách đến với Du lịch sinh thái
1.1.5.3 Tài nguyên Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là lĩnh vực mà sản phẩm du lịch đòi hỏi phải có những tài nguyên nhất định và đặc thù, gắn với việc thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong lành, văn hóa bản địa, tín ngưỡng tôn giáo, ngành nghề truyền thống; sự hài hòa, gắn kết với nhau giữa thiên nhiên và sản phẩm do con người sáng tạo lên trở thành một quẩn thể thu hút khách du lịch
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức, phạm vi
Trang 32hoạt động, sản phẩm du lịch của Khu du lịch hay điểm du lịch sinh thái Với mỗi loại tài nguyên du lịch sinh thái khác nhau có thể hình thành lên các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch sinh thái khác nhau mang đặc trưng riêng để phục vụ nhu cầu hay mục đích khác nhau của khách du lịch
Quy mô hoạt động của du lịch sinh thái được xác định trên cơ sở khối lượng, chất lượng nguồn tài nguyên du lịch sinh thái; tài nguyên du lịch sinh thái cũng góp phần xác định tính thời vụ trong hoạt động du lịch, quyết định đến thời gian đi du lịch và thị trường khách du lịch
Tài nguyên du lịch được xem như là tiền đề để phát triển du lịch sinh thái, loại hình du lịch sinh thái, lĩnh vực du lịch sinh thái; tài nguyên du lịch càng phong phú, đa dạng, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu Do đặc thù của lĩnh vực du lịch sinh thái gắn với yếu tố thiên nhiên và môi trường; nên việc khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái với bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch sinh thái tránh khỏi bị tàn phá, xâm hại là vấn đề sống còn trong kinh doanh du lịch sinh thái bền vững Một quốc gia hay một khu vực có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú, hệ sinh thái đa dạng, môi trường thiên nhiên trong lành, môi trường văn hóa xã hội độc đáo và có chính sách bảo tồn, phát triển hợp lý, thì sẽ là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài khu vực Do vậy việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên du lịch hợp lý sẽ là chìa khóa quyết định thời gian khai thác hoạt động du lịch dài hay ngắn; sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng, hấp dẫn hay nghèo nàn, thiếu sức hút du khách
1.1.5.4 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái là toàn bộ phương tiện, vật chất tham gia vào quá trình phục vụ du lịch và tạo ra sản phẩm dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch như: Nhu cầu đi lại thuận lợi, ăn uống, lưu trú, chăm sóc sức khỏe, mua sắp, giải trí, thông tin liên lạc; hướng dẫn, giảng giải, nghiên cứu thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa và các
Trang 33nhu cầu khác của khách du lịch Vì vậy việc đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho quá trình phát triển Du lịch sinh thái không những rộng về lĩnh vực mà còn phải thường xuyên nữa như: đầu tư cho hệ thống giao thông đi lại, phương tiện giao thông đa dạng; hệ thống viễn thông liên lạc, điện nước,
hệ thống thoát nước; các khu nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng phù hợp với đối tượng khách du lịch; các khu vui chơi phù hợp với lứa tuổi, đa dạng về đối tượng tham gia du lịch; trung tâm thương mại; các trung tâm chăm sóc sức khỏe; các trung tâm hội nghị,… điều này giúp cho du khách ngoài việc thưởng lãm những thắng cảnh thiên nhiên; hệ sinh thái, không khí trong lành, còn tiện ích trong việc nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, vui chơi bên bạn bè, trao đổi công việc với đối tác làm ăn và còn giữ liên lạc với gia đình, bạn bè hoặc công việc ở nhà, nơi làm việc Do đặc thù của loại hình Du lịch sinh thái chủ yếu dựa nhiều vào thiên nhiên, cảnh quan môi trường; nên thường là những vùng xâu, vùng xa, việc đi lại còn khó khăn; hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, nên việc đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố du lịch sinh thái là một điều rất cần thiết và tác động lớn đến lượng khách du lịch và quá trình phát triển du lịch sinh thái của địa phương đó Để đầu tư kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, khoa học thì công tác quy hoạch, phân vùng chức năng các khu vực phải thật sự được xem xét nghiêm túc, nếu không sẽ phá vỡ cảnh quan môi trường, hủy hoại tiềm năng du lịch sinh thái Các công trình giao thông; công trình xây dựng phải có kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, sử dụng các vật liệu gần gũi với thiên nhiên và tiết kiệm năng lượng; hệ thống xử lý nước thải phải phù hợp với bảo vệ môi trường Đó là yêu cầu quan trọng trong quá trình quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển Du lịch sinh thái bền vững và thỏa mãn nhu cầu của du khách tham quan du lịch
1.1.5.5 Chất lượng lao động trong ngành Du lịch
Với đặc thù Du lịch sinh thái dựa chủ yếu vào các yếu tố cảnh quan thiên nhiên; môi trường khí hậu; tính đa dạng về sinh học tạo nên, do vậy số
Trang 34lượng và mật độ dân cư sống trong vùng có ảnh hưởng nhất định đến việc
hình thành, tạo môi trường cũng như khai thác và bảo tồn địa điểm du lịch sinh thái Số lượng dân cư sống tập trung tại địa điểm khai thác du lịch sinh thái quá đông sẽ phá vỡ môi trường thiên nhiên, hệ sinh thái và cảnh quan nơi đó, do việc hình thành các công trình xây dựng với mật độ xây dựng dầy đặc, các dịch vụ phục vụ cuộc sống hàng ngày của khu dân cư hình thành, tạo
nên không khí tấp nập, xô bồ, khó chịu và khai thác tài nguyên thiên nhiên thiếu kiểm soát,… đi ngược lại những lợi ích mà du lịch sinh thái mang lại cho du khách Ngược lại nếu không có dân cư tại địa phương sinh sống gần địa điểm du lịch sinh thái cũng dẫn đến khó khăn cho việc khai thác lao động phục vụ cho ngành du lịch tại địa điểm đó, dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn cho việc khai thác du lịch tại địa phương đó… Do vậy số lượng dân cư phù hợp,
có hiểu biết về địa điểm du lịch cũng như nhận thức bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch hợp lý là yếu tố thuận lợi nhất cho phát triển Du lịch sinh thái tại địa phương đó
1.1.5.6 Cơ chế pháp luật và chính sách đầu tư cho Du lịch
Cơ chế pháp luật và chính sách của một đất nước hay một địa phương
là điều kiện quan trọng hỗ trợ cho một ngành hoặc một lĩnh vực phát triển thuận lợi hoặc kìm hãm và triệt tiêu động lực phát triển của nó; điều này phụ thuộc vào nhận thức, mục tiêu của những người xây dựng pháp luật và chính sách trong từng giai đoạn Ngành du lịch nói chung và Du lịch sinh thái nói riêng cũng chịu sự ảnh hưởng và tác động của cơ chế pháp luật, chính sách của nhà nước hay của từng địa phương đối với hoạt động Du lịch Đối với Du lịch sinh thái muốn phát triển tốt, bền vững thì cần có cơ chế chính sách đồng bộ từ cấp nhà nước tới cấp địa phương hoặc giữa các ngành có liên quan với du lịch sinh thái, được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước
và các cấp địa phương Trong thực tế nhiều nước hoặc nhiều địa phương có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, nhưng sự nhìn nhận của lãnh đạo địa
Trang 35phương, những nhà hoạch định chính sách đầu tư chưa thật sự hiểu biết, nên thiếu quan tâm và không có cơ chế chính sách phù hợp tạo động lực khai thác tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái của đất nước hoặc địa phương; thậm chí còn tiếp tay cho một bộ phận đi tàn phá tài nguyên thiên nhiên; khai thác tràn lan gây hậu quả nghiêm trọng về cảnh quan, môi trường…
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển DLST tại Vườn quốc gia
1.2.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới
* Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc xác định để phát triển du lịch sinh thái bền vững, Chính phủ
đã xây dựng một xã hội thân thiện với môi trường, tôn trọng các giá trị sinh thái Tại Hàn Quốc hơn 70% các loài động và thực vật khác nhau sống tại các Công viên Quốc gia, do vậy Chính phủ xác định các công viên này là trung tâm của việc bảo tồn đa dạng sinh học và cam kết nỗ lực hết sức để bảo vệ động vật và thực vật trong các công viên Cơ quan Công viên Quốc gia thực hiện “Hệ thống năm nghỉ ngơi (Rest Year System)” trong các khu vực Công viên Quốc gia, mục đích của việc này là để kiểm soát việc tiếp cận trong một khoảng thời gian nhất định đối với các khu vực có khả năng bị hư hại do tập trung nhiều du khách để bảo tồn hệ sinh thái
Hay chương trình Trao quyền cho người dân địa phương với tư cách là điều phối viên du lịch biển tại Hàn Quốc Họ đã lựa chọn người dân địa phương và đào tạo cho họ trở thành các điều phối viên, có vai trò điều phối và giám sát du lịch biển, bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch biển, tiến hành
tư vấn kinh doanh theo kinh nghiệm giám sát và tiếp thị, giáo dục cho cư dân địa phương các cách thức và bảo vệ an toàn cho khu du lịch biển
* Kinh nghiệm của Philippines
Tại Philippine đã Thành lập Hội đồng phát triển du lịch sinh thái quốc gia, đóng vai trò là cơ quan hoạch định chính sách cho du lịch sinh thái Hội đồng đã xây dựng Chiến lược du lịch sinh tháiquốc gia nhằm cung cấp định
Trang 36hướng toàn diện cho du lịch sinh thái trong nước, xác định các vấn đề và vấn
đề phát triển bền vững và đề xuất các phương pháp khả thi để giải quyết các vấn đề này Nội dung của kế hoạch này bao gồm: phát triển, quản lý và bảo vệ các địa điểm du lịch sinh thái đã được xác định; cải tiến và phát triển sản phẩm; các chiến dịch thông tin và giáo dục môi trường; hỗ trợ các chương trình quản lý cộng đồng và phát triển sinh kế
Philippines đã thiết lập các chương trình nhân giống các loài có nguy
cơ tuyệt chủng bằng cách nuôi nhốt tại các vườn thú Một số loài được chọn nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt được sử dụng làm điểm tham quan để quyên góp tiền từ những người tham quan vườn thú cho chương trình bảo tồn Các loài bị đe dọa, quý hiếm thường được sử dụng làm biểu tượng trong các chiến dịch gây quỹ và bảo tồn
Họ thành lập khu bảo tồn biển do người ngư dân quản lý nhằm khai thác bền vững và bảo vệ các rặng san hô Ngư dân địa phương đã nhận ra việc bảo vệ các rạn san hô không chỉ tăng thêm giá trị cho trải nghiệm du lịch (do
đó, thu nhập từ phí sử dụng nhiều hơn và bền vững hơn) mà còn giúp duy trì
sản lượng cá cao hơn Do đó, nâng cao trách nhiệm của người dân địa phương
1.2.2 Kinh nghiệm trong nước
1.2.2.1 Kinh nghiệm của VQG Cúc Phương
Vườn Quốc gia Cúc Phương có diện tích 22.408 ha, là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao của Việt Nam với nhiều loài động thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Bên cạnh sự đa dạng của thảm thực vật, hệ động vật ở đây rất phong phú và độc đáo Vườn Quốc gia còn là bảo tàng thiên nhiên tuyệt vời, lưu giữ nhiều dấu tích của sự sống từ thời tiền sử cho đến ngày nay Trải qua các giai đoạn phát triển, Cúc Phương đã dần hình thành, xây dựng và vận hành thành công mô hình quản lý, bảo vệ, nghiên cứu, khai thác du lịch sinh thái nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên Trên cơ sở tiềm năng về đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên, Vườn
Trang 37Quốc gia đã tổ chức được “hệ sinh thái” du lịch với nhiều chương trình và sản phẩm có trách nhiệm với môi trường như: Hành trình hồi sinh, tour "Về nhà" dành để chăm sóc, cứu hộ các loài động vật hoang dã; trại hè "Lớn lên cùng đại ngàn" để giáo dục, nâng cao ý thức và tình yêu thiên nhiên tới các thế hệ học sinh, sinh viên
Những năm gần đây, tỉnh đã định hướng để phát triển thêm loại hình du lịch gắn với cứu hộ, bảo tồn thiên nhiên Đây là một trong những xu thế trong tương lai được cư dân thành thị cũng như cư dân ở một số địa phương thích thú, muốn tìm hiểu Thời gian tới, ngành du lịch tỉnh tiếp tục tập trung vào công tác quảng bá, xúc tiến đối với loại hình du lịch này để thu hút du khách quan tâm và trải nghiệm Theo đó, ngành sẽ đẩy mạnh, tận dụng tối đa các loại hình quảng bá trên mạng thông tin xã hội, internet, hội nghị, hội thảo, ấn phẩm; tham gia các hội chợ du lịch quốc tế trong và ngoài nước để tiếp cận, chủ động đưa thông tin đến du khách cũng như các đối tác cung cấp dịch vụ
du lịch nhằm phát triển loại hình du lịch này
1.2.2.2 Kinh nghiệm của VQG Ba Vì
Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì có hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng, với nhiều loài động, thực vật rừng quý, hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn
và phát triển nguồn gen Nơi đây còn hội tụ nhiều cảnh quan kỳ vĩ, những di sản văn hóa lâu đời của người Việt cổ vùng đồng bằng sông Hồng, những di tích lịch sử từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng với các công trình văn hóa, tâm linh như: Đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, đền Thượng trên đỉnh núi Tản Viên,… khiến cho VQG Ba Vì trở thành khu du lịch sinh thái đa dạng, hấp dẫn
VQG Ba Vì thuộc địa phận 15 xã, 5 huyện thuộc TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình Mặc dù, có diện tích khiêm tốn (9.702,41ha, chiếm 0,42% tổng diện tích rừng đặc dụng toàn quốc) nhưng VQG Ba Vì là một trong 6 VQG quan trọng bậc nhất của cả nước, là lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội, có giá trị
đa dạng sinh học (ĐDSH) cao và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
Trang 38Về tự nhiên, Vườn nằm trọn trên dãy núi Ba Vì, do kiến tạo địa chất đặc biệt với sự tạo sơn từ núi lửa giữa lòng sông, được hình thành từ những vận động địa chất Idosinias cách đây khoảng 150 triệu năm, nên cảnh quan Ba Vì được coi là đặc biệt hùng vĩ, núi già nhưng có đỉnh rất nhọn bởi được cấu tạo từ
đá cuội kết trên nền mắc ma cổ, gần như không bị phong hóa theo thời gian
Với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới được coi là lâu đời nhất của khu vực Đông dương, Ba Vì là nơi bảo vệ hệ sinh thái rừng đặc trưng khu vực Đồng bằng Bắc bộ, thảm thực vật được ví như bộ khung chính của một hệ sinh thái trên cạn, có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH
Đa dạng thảm thực vật và sự biến đổi của thực vật theo độ cao tại VQG Ba Vì đặc trưng bởi 3 kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp Theo thống kê, đến nay Ba Vì có 2.181 loài cây gỗ, 503 loài cây thuốc, 65 loài thú, 194 loài chim,
61 loài bò sát, 27 loài lưỡng cư và 552 loài côn trùng,… có giá trị đặc biệt không thể thay thế về khoa học, bảo tồn nguồn gen
Về văn hóa lịch sử, núi Ba Vì là vùng đất quần cư của các dân tộc Kinh, Mường và Dao với nhiều phong tục tập quán lâu đời Nơi đây được coi
là vùng “đậm đặc” nhất về văn hóa khu vực xứ Đoài xưa và có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh của người Việt Nam…
Văn hóa dân gian xứ Đoài gắn với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh liên quan đến núi Ba Vì, như một bản anh hùng ca bất diệt hào hùng trong lao động và trong chiến đấu chống lại thiên tai, từ sự đóng góp vĩ đại đó, Sơn Tinh được người đời sau suy tôn là Tản Viên Sơn Thánh, Đệ Nhất Bách Thần, Thượng Đẳng Tổ Linh Thần, Nam Thiên Thánh Tổ
Ngày 25/4/1931, đánh dấu một mốc lịch sử, lần đầu tiên Ủy ban Bảo tồn rừng đã ra quyết định thành lập Khu Bảo tồn rừng tại Ba Vì với tổng diện tích là 6500ha Năm 1942, G Tucat - Công sứ Pháp tại Sơn Tây đã đưa ra
Trang 39hàng loạt dẫn chứng khẳng định người Pháp đã và đang được thẩm thấu các giá trị văn hóa của người Việt thông qua những câu chuyện về dãy núi Ba Vì, khi đề cập sự tôn trọng tâm linh người Việt của núi Ba Vì Cũng trong thời gian này, người Pháp cũng mang đến đây một loài hoa đặc biệt, nở rộ vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, khiến khu vườn như được khoác lên mình tấm áo vàng ruộm Hoa dã quỳ - một loài hoa đặc trưng của VQG Ba Vì, từ lâu, mùa
dã quỳ đã trở thành một điểm đến tuyệt vời của du khách trong và ngoài nước Đến nay, các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Pháp tại Ba Vì đã mang lại những đóng góp rất lớn cho ngành
Trong những năm qua, Vườn đã triển khai nhiều Chương trình bảo tồn
hệ sinh thái, ĐDSH, nhất là bảo tồn các cây dược liệu quý, cụ thể: Trồng mới (4.129,3 ha rừng), khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (687 ha), cải tạo làm giàu rừng (195 ha), trồng vườn thực vật (40 ha với 250 loài cây); bảo tồn được 300
ha cho 11 loài cây gỗ quý hiếm và 7,5 ha cho 6 loài cây dược liệu quý hiếm Đến năm 2022 nâng tổng diện tích đất có rừng lên 8.925,4 ha, độ che phủ của rừng tăng từ 67,5% lên 78%
Về vấn đề vùng đệm, mặc dù không thuộc quyền quản lý, nhưng Vườn
đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các chương trình an sinh
xã hội, tạo sự lôi cuốn người dân tham gia hoạt động bảo vệ rừng Phát triển
du lịch sinh thái theo hướng thân thiện với môi trường đồng thời xây dựng một số dự án phát triển vùng đệm nhằm cải thiện một bước đời sống nhân dân trong khu vực, hạn chế đến mức thấp nhất tệ nạn tàn phá tài nguyên rừng
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển DLST vườn quốc gia Phong Nha
Trang 40- Cần có chiến lược quản lý, điều hành: Thực hiện phát triển du lịch phải theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng trong phát triển du lịch…
- Quan tâm phát triển nguồn nhân lực: Để phát triển du lịch trong thời đại hiện nay cần có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng
- Chú ý đến phát triển sản phẩm du lịch: Bên cạnh khai thác và phát triển bền vững các sản phẩm du lịch hiện có, cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng; xây dựng kịch bản cho các tour du lịch với các loại hình và thời gian khác nhau để phục vụ cho mọi đối tượng du khách; phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch đi kèm với phát triển các loại hình dịch vụ bổ trợ, bản sắc văn hóa và hạ tầng du lịch…
- Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch: Để thu hút du khách trong và ngoài nước, cần có kế hoạch dài hạn về xây dựng thương hiệu phát triển du lịch; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh du lịch để tổ chức quảng bá hiệu quả, tập trung vào thị trường quan trọng
- Huy động nguồn lực phát triển du lịch: Kêu gọi nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi Chính phủ thông qua các dự án, hợp phần đầu tư cho phát triển du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch hang động; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động phát triển bền vững du lịch tại VQG
- Quản lý bảo vệ môi trường: Thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung theo Luật BVMT năm 2020, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy hoạch,
kế hoạch phát triển du lịch đã được cơ quan chức năng phê duyệt; lồng ghép nhiệm vụ BVMT vào công tác quy hoạch, các hoạt động đầu tư phát triển du