1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam

125 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 87,21 MB

Nội dung

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC NAM 2022” CUA TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI

“BAO DAM QUYEN TRE EM TRONG BOI CANH ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở VIET NAM”

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội

NĂM 2022

Trang 2

DAT VAN DE2N sraGÒỒ Ô 1 TONG QUAN TAI LIEU visessssesssssssessssessssesssssscssssesssscssssssssssssssssessssesssssssssssessssesssssssansens 2

MỤC TIỂU - PHƯƠNG P.HÁTP -s<-©e<©+eet+retErettrittrkittrktrrksrrrsrrresrrree 7

1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - 5< 5< << sessEsessEseEsesersessrsesersersrsee 7 2 Đối tượng và phạm Vi nghiên €Ứu .- 2-5 <s° s2 s£s££s£ss£ssesesesseseses 8 2.1 Đối tượng nghiên COU cccesccecsseeesscscssescsscsscecssescsscsssesssstssetsessssesstsassesaneeees 8

2.2 Pham vi nghi€n 0u 0 a Ả 8

3 Phương pháp mghién CỨU co <5 2 5 S5 9 99 9999 9 99 00 004.9009004 688 8

KET QUA - THẢO LUẬN TÓM TAT CÔNG TRINH ° 5< se secsesscsscsee 8 CHUONG I: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN TRE EM VÀ BAO DAM QUYEN TRE EM TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM - 9

1.1 Khái niệm trẻ em và quyền trẻ eM 2< s2 s52 se s£se=s£sz£ses£seseesesse 9

1.1.1 Khái niệm trẻ €Im - c2 23333111188881 1111111195535 1111 kg g 9

1.1.2 Khái niệm quyền trẻ em - 2 St+£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1111111111 11111 xe 10 1.1.2.1 Khái niệm ““quyÊÈn” ¿5 2+2 +E£EE2EEEE2EEEE2E121511212117111 11.11 xe 10 1.1.2.2 Khái niệm “quyên trẻ ©Im'” -¿- ¿se k+EEEEEEEEEEEEEEEE1211111111 11111 xe 11 1.1.2.3 Đặc điểm quyền trẻ em - ¿+ 2 + 52+k+EE+E£EE2EEEEEEEEEEEEEEE71211 111211 xeE 12 1.1.2.4 Các nhóm quyền trẻ €1m - + + k+k+Ek+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrkee 13

1.1.2.5 Ý nghĩa quyền trẻ em -¿- 2 2 +keEk+EE+EE2EEEEEEEEEEEEE2111111111 1e crk 16

1.2 Khái niệm, đặc điểm của bảo đảm quyền trẻ em .2- 25c 5s <ses<- 16 1.2.1 Khái niệm bảo đảm quyền trẻ em - ¿2 2+ £+E+EE+E£EE2EeEESEEEEeEErkerkrvee 16 1.2.2 Yêu cầu đối với bảo đảm quyền trẻ em ¿5-52 +Sk+E£E+E£EEeEEEeErkerkrxee 17 1.2.3 Chủ thé bảo đảm quyền trẻ em - ¿2 + +xE+E£E+ESEE2EEEEEEEEEEEEEEEEErkererree 17

| lu in, | "0D KH UY VHÍN, nạ uấi uygti28BG ii EiSG8080380%.k66,04/2993198 003189/29301:008 08/n142ï4080 20458195208200Ó190 63767132004 36 0420 18I9) 0 2 ẢẢ 18

1.2.3.3 Các tổ chức xã hội - 5c tt 3E SE SEEE111111151E21115121115111 1112 ce 19 1.2.3.4 Các tổ chức chính trị - xã NOL eecseecsseeesseeeesneeesneeesncesseeesneesnneessneensnees 20 1.2.3.5 Các tô chức quốc tẾ -:-©+5++S2 E229 19E1211215211111211211111111 111 re 20 1.2.4 Nội dung bảo đảm quyền trẻ im - 2-5552 E+EE+E+EE2E£EE2EEEEEEEEEEEErkerkrvee 20 1.2.5 Phương thức bảo đảm quyền trẻ em 52s t+E£EE+E£EE£EEEEEEErkeExrkerkrxee 22

1.2.5.1 Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và thống nhất về

BDQTE 11 on1.2.5.2 Tuyên truyén, hỗ trợ trẻ em thực hiện quyền của mình . - Da1.2.5.3 Giám sát, phản biện xã hội về quyền trẻ em ¿2s s+z+szxscx+ 231.2.5.4, Kay dựng Cáo MO hình can tHIỆP ox « eeeeeeiieiereerriiiireniaioesroieroke 23

1.2.6 Điều kiện bảo đảm quyền trẻ em ở Việt Nam - +5 «Sex s++vsseeseeres 23

1.2.6.1 Điều kiện kinh tẾ -¿- + 6S x‡EE+EEEE*EEEEEEEEEE1111111111111111111 1.11 1x cxe 24

1.2.6.3 Điều kiện văn hóa, xã hội tt E33 SE SE1E9E5E5E5E2E5E551EEEEE5E5E5E x5 25

Trang 3

1.3.1 Bảo đảm quyên trẻ em góp phan cụ thé hóa chủ trường, chính sách của Dang

Oa sannnunngnh th trrgttifiD SER/00100008108.8M06000018E60 8180808126400) 17HiMIB01300208.803504G88,809:8T01NSL004.đ13.2080010118 26

1.3.2 Bảo đảm quyên trẻ em góp phan hiện thực hóa quyền trẻ em - 26 1.3.3 Bảo đảm quyền trẻ em góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại quyên trẻ eim ¿2-2 S2 E+SEE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrvee 26

1.3.4 Bảo đảm quyền trẻ em góp phần bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất ƯỚC - ¿- ¿+ S%S22S%2E9EEEEE9E121121121711121121111111111111111111111112 111101111 T1 1c Si

1.3.5 Bảo đảm quyền trẻ em gop phan thê hiện thiện chí tuân thủ và thực hiện đúng

theo các cam kết quốc tẾ - 2 + +k++Sk+E+EEEE2EEE121E1151111111111111115111111 11111 ty 271.4 Bảo đảm quyền trẻ em trong đại dich Covid-19 5-5 << 5< se =s 28

1.4.1 Sơ lược về đại dịch Covid-]Ó ccc cv 28 1.4.2.1 Đại dich Covid 19 và hậu quả đối với thế giới - 5 s+ss+xscs¿ 28 1.4.2.3 Sự ảnh hưởng của đại dich Covid-19 đối với quyên trẻ em - 28 1.4.2 Bao đảm quyền trẻ em trong đại dich Covid- Í 9: -:©-¿©cz2cz+ce+zsscsee 29 TONG J209//0001c700 15587 .- 31 CHUONG II: THỤC TRẠNG BAO DAM QUYEN TRE EM TRONG BOI CẢNH ĐẠI

DỊCH CŨ PTHH-T sà ceeeaaeaeainniaasinbitdiriagixini6901660501G0110015300100154546067141180714670958/00586/604 32

2.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh đại

ich Corie! dỳ TEE TN YON neeeeuvenoatereertrtetotttottretiotEkDESi067810:X4092 106013708170684916000061205013:66P40U1052E7EĐSEE 32

2.1.1 Thực trang pháp luật va thực tiễn bao dam quyền sống của trẻ em trong bối

2.1.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền được phát triển của trẻ em trong bối cảnh đại địch COvid-] -¿- 5c St+s‡Sk+EEEEEEEEEEE12151121111111111111 111 xe 36

2.1.2.1 Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền được phát triển của trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 c:222xt122x 222122112211 re 36 2.1.2.2 Thực tiễn bảo đảm quyên được phát triển của trẻ em trong bối cảnh đại

dịch Covid-19 C21111 111111 1111111111111 1 111111 vvy 38

2.1.3 Thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền được bảo vệ của trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 : c:+2+x22xx2211122112211221112 1 re 41

2.1.3.1 Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền được bao vệ của trẻ em trong bối

2.1.3.2 Thực tiễn bảo dam quyền được bảo vệ của trẻ em trong bối cảnh đại dịch

OTD tua gà nà bgnoữn Ga da ga ssn 1,013 165 1401801485-680 SA-SU ONS SLAG ARS SD A.A RSL SR AK NE 18040042488 42

2.1.4 Thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền được tham gia của trẻ em trong bối cảnh đại dịch COVid-19 o cceececcccssssssesececsesesesescecscseseseecscsesestsueseceesesesteeeees 45

2.1.4.1 Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền được tham gia của trẻ em trong

bôi cảnh đại dịch COV1d- Í Ö - c2 3362222233311 13831111 1111 2555553111111 tren rey 45

Trang 4

0b 1117 46

2.2 Đánh giá chung về thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh dai dịch

Covid-19 ở Việt ÏNaim o7 G5 G G5 9 9 9 9 0.0 0 690 60806 48

2.2.1 Đánh giá chung thực trạng pháp luật về bảo đảm quyên trẻ em trong bối cảnh

lš2109)10008000 5i - 48

2.2.1.1 Những kết quá đạt ẨƯỢC ii HH0 0 AB 48 2.2.1.2 Một sô hạn chế trong thực trạng pháp luật -. -. «- 50

2.2.2 Đánh giá chung về thực tiễn bảo đảm quyền trẻ em trong đại dịch Covid-19 512.2.2.1 Những kết qua đạt đưỢC - - 2 St 2E 121112112151121111111 1111 1e 51

2.2.2.2 Một số hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyén trẻ em -. - 52 CNIS ROT (ET AIG El 2 00000 0 V/V ) 54 CHUONG III: QUAN DIEM, GIAI PHAP DAM BAO QUYEN TRE EM TRONG BOI CANH )J(0/8600)40)07) A0NNNN ng -Tmaa ,ÔỎ 55 3.1 Quan diém bao dam quyền trẻ em trong bối cảnh đại dich Covid 55

3.1.1 Bao đảm quyền trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid 19 phải quán triệt quanđiểm, chủ trương của Dang và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 55

3.1.1.1 Quan điểm chủ trương định hướng của Đảng và Nhà nước về BĐQTE

trước khi đại dịch covid 19 điỄn ra ¿c6 Set St S328 SE 8E SE EEEEESEErErkreerkseri 55

3.1.1.2 Nhận thức của Dang va Nhà nước về bao đảm quyên trẻ em trong bối cảnh

đại dich dIỄn Ta - - - xxx S111 E1 1E 1111111 1T 11111 TH HT TT TH HH 56

3.1.2 Bảo đảm quyền trẻ em phải phù hợp với điều kiện cụ thé của Việt Nam 57 3.1.2.1 Điều kiện Chính trị :-+++22xxttrxttttrtrrrrrtrrrttrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrire 57 3.1.2.2 Điều kiện Pháp Li cccecceececcsceccseesssescsscscseesssesscsessesvsassssstssessesevsessesanevees 58 3.1.2.3 Điều kiện Kinh tẾ, Xã hỘI -22- 5c St 2121121 2121021111211111111111 111cc 58

3.1.3 Bảo đảm quyền trẻ em phải phù hợp các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham

3.2 Một số giải pháp nhằm bảo đảm quyên trẻ em trong đại dich Covid - 19 59 3.2.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bao đảm quyền trẻ em trong đại dich 59

3.2.1.1 Nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thê trong xã hội vê bảo đảm

quyền trẻ em trước dịch bệnh ¿+ 2 S2 E+EE+EEE+EE+E+EE+EEEE+EEEEEErEerrkerkrree 59 3.2.1.2 Đây mạnh công tác truyền thông trong bảo đảm quyên trẻ em 60

3.2.2 Nâng cao hiệu quả của công tác giám sát phản biện xã hội của các cơ quan nhà

nước và tô chức chính trị - xã hội - - - ¿tt +t+E+E+E£EEEEEEEE+EEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEErkrkrrree 62 3.2.2.1 Hoàn thiện cơ chế giám sát của co quan nhà nước - 2s s2 62 3.2.2.2 Hoàn thiện cơ chế giám sát xã hỘI che 65 3.2.3 Hoan thién thé ché phap ly vé bao dam quyền {TỂ €IN 7S2Ăcc++csssssress 67

3.2.4 Tiếp tục hoàn thiện các thiết chế bảo đảm quyền trẻ em trước đại dịch 71

3.2.4.1 Tăng cường vai trò của các cơ quan trong bộ máy nha nước nhằm thực thi

hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm quyền trẻ em trong dịch bệnh ‹ 71 3.2.4.2 Tăng cường năng lực của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quốc tế

trong việc bao đảm quyên trẻ em trước đại dịch «+ + + + +++sseexess 76

Trang 5

bảo dam quyên trẻ em giữa dịch bệnh ¬ 77

3.2.4 Tăng cường hợp tác quôc tê vê bao đảm quyên trẻ em - 82

3.2.5 Phát huy tôi đa mô hình xã hội hoá trong công tác bảo đảm quyên trẻ em trước

bôi cảnh đại địch - - 2111111111111 1121255551111 111 kg 031 11 kg 83

TONG KET CHUONG IID 0000108585858 - 84 KET LUAN -~ DE NGHI vessesssssssssesssssssssssssssscssssssssssssssssscsssscssssssssssssssssssssessssssssssssssssees 85 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO wisessesssssssssssssessessesssssssssesssssssssssssssssssssssssssssseesees 88

PHU LUT visssscssssavisansaxesesnnssensencannevascassueeasensnonssmessnsmennsanvonsnseeussesasanssteavenswonsexessessanes 957/00/7047 " 103

PHU LUC 3: THONG TIN DANG BAO CUA DE TAI - -° 5< s©csessesscse 113

Trang 6

Chữ cái viết tắt Tên đây đủ

BLDS Bộ luật Dân sựBLHS Bộ luật Hình sựBLLĐ Bộ luật Lao động

BĐQTE Bao đảm quyên trẻ em

BVCS & GDTE Bao vệ, chăm sóc va giáo duc trẻ em

BVTE Bảo vệ trẻ em

CRC Công ước Liên Hợp Quốc về Quyên trẻ em ĐTNCSHCM Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

GD&DT Giao duc va Dao tao

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

LĐ-TB&XH Lao động, Thương binh và Xã hội

LDLDVN Liên đoàn Lao động Việt Nam LHQ Liên Hợp Quốc

QTE Quyền trẻ em

TP.HCM Thành phố Hỗ Chí Minh

UBND Uỷ ban nhân dân

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

VKSND Viện Kiểm sát Nhân dân

Trang 7

DAT VAN DE

Vấn đề quyền trẻ em dang là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại trong giai đoạn hiện

nay cũng như mọi thời kỳ Trẻ em là hạnh phúc, là niềm hy vọng của gia đình, đất nước song mọi đầu tư cho thế hệ tương lai chỉ có ý nghĩa khi quyền của trẻ em được bảo đảm, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid đã đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống con người nói chung và trẻ em nói riêng Dai dich Covid-19 đã va dang tác động đến quyền học tập, quyên tham gia hoạt động xã hội, quyền tiếp cận các dich vụ y tế và phát triển trong môi trường lành mạnh của trẻ em Bởi vậy, hơn bao giờ hết, van dé bảo đảm quyên trẻ em được đặt ra như một nhu cầu cấp bách cần phải giải quyết.

Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ

thống pháp luật nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh, trong đó có pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 là thách thức to lớn đối với các quốc gia trên thé giới, ké cả những nước có hệ thống pháp luật tương đối chặt chẽ và hoàn thiện Bài nghiên cứu khái quát bức tranh tổng thể về thực trạng công tác bảo đảm quyền trẻ em trong đại dịch Covid-19, đánh giá những ưu điểm, hạn chế quy định pháp luật và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về

bảo đảm quyên trẻ em Từ đó, xác định các quan điểm và đưa ra các giải pháp đồng bộ,

toàn diện nhăm nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, tăng cường vai trò của co quan nhà nước, các thiết chế xã hội Đặc biệt, đề tai đã đề xuất một số giải pháp mang tính nỗi bật như: xây dựng mạng lưới truyền hình thực tế giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em về cách phòng chống dịch; tổ chức lớp học tập huấn, đàm thoại cho cả giáo viên và các bậc phụ huynh dé họ thực hiện trách nhiệm của mình đối với quyên trẻ em một cách đúng dan nhất; thành lập mô hình “Phòng tâm lý học đường - chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh”; ứng dụng “ Toà án điện tử” đơn giản hoá thủ tục tô tụng và thúc đây mô hình xã hội hoá

toàn dân tham gia công cuộc BVCSGDTE trước đại dịch.

Mức độ nguy cấp của dịch bệnh khiến các quyền trẻ em bị hạn chế và hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận đến van dé bảo đảm quyên trẻ em trong bối cảnh đại

dịch Covid-19 ở Việt Nam trên cả phương diện lý luận và thực tiễn Đó là lý do nhóm tác

giả lựa chọn dé tài: “Bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình Việc nghiên cứu đề tài vừa có ý nghĩa về

mặt lý luận, vừa có giá trị thực tiễn trong giai đoạn Việt Nam đang nỗ lực ứng phó với đại

dịch Covid và thiết lập trạng thái bình thường mới Nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ đóng góp một phần nhất định vào việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nhiệm vụ bảo đảm quyền trẻ em cũng như thực tiễn hoạt động thực thi quyền trẻ em ở nước ta trong thời kỳ

lịch sử chưa từng có này.

Trang 8

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt về mọi mặt Bởi trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, quyết định sự phát triển bền vững của quốc gia Nói cách khác, việc bảo đảm quyền trẻ em là vô cùng cần thiết bởi nó không chỉ góp phần cụ thé hóa chủ trương, chính sách của Đảng va Nhà nước, góp phan hiện thực hóa quyền trẻ em, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại quyền trẻ em, góp phần thê hiện thiện chí tuân thủ và thực hiện đúng theo các cam kết quốc tế Do đó, dé tài “Bao đảm quyên trẻ em” là đề tài đã được nhắc đến và làm rõ trong tương đối nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Trên bình diện quốc tế, có thê kế đến một số công trình nghiên cứu nôi bật như sau: Nhóm những công trình nghiên cứu về quyên trẻ em

"Children’s rights under the law" (Quyển trẻ em theo luật) - năm 2011 của tác giả Samuel Davis có nội dung nghiên cứu về quyền trẻ em theo luật, xem xét cách thức quy định của pháp luật về các quyền của trẻ em trong cả hai lĩnh vực luật Công và luật Tư gồm các quyền của trẻ em ở trường học, quyên về tài sản, lao động trẻ em, ký luật nhà trường, giáo dục pháp luật, Đồng thời cũng nghiên cứu về các quyết định của Tòa án tối cao liên quan đến mối quan hệ cha mẹ-con-nhà nước Trong nội dung cuốn sách còn mô tả các chế độ về y tế đối với trẻ em, các quyền tự do cá nhân của trẻ em, các quyền lợi tài sản của trẻ em và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em phát sinh trong môi trường giáo

Quyên trẻ em và biện pháp thực hiện (Child Rights and Remedies, Oxford University

press, 2011) của tác giả Robert C Fellmeth phân tích tương đối toàn điện quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật Hoa kỳ ở cả hai khía cạnh chính trị và pháp lý.

Tuyền tập công trình với tiêu đề “Bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em - giữ gìn tương lai của chung ta” được xuất ban dưới sự bảo trợ của Quỹ “Quyên trẻ em” Chủ biên S.Pronina, 2012 Trong công trình này, tác giả công bố rất nhiều nghiên cứu liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các quyên trẻ em, các nhóm quyên trẻ em thường bị vi phạm

và các giải pháp phòng ngừa.

Sách chuyên khảo của nhóm tác giả Ziurina A.I và Indeikina T.L “Removing brutal

treatment of children in the family - Loại bỏ đối xử tàn bạo với trẻ em trong gia đình, 2009”, nhóm tác giả đã chỉ ra các loại bạo lực phô biến trong gia đình, trong đó có hành vi sao nhãng - không đoái hoài đến trẻ được coi là một loại bạo lực.

Tác giả Gaisinna đã trình bày những nghiên cứu của mình trong cuốn sách chuyên khảo “Xáy dựng mái am gia dinh cho tré em mô côi, trẻ em bị cha mẹ bỏ mặc: kinh nghiệm nước Nga và thé giới ”, xuất bản năm 2013 dưới sự trợ giúp của Quỹ nghiên cứu khoa học xã hội.

Trang 9

Trong công trình này, tác giả đã phân tích kinh nghiệm của nước Nga qua các thời kỳ trong

việc chăm sóc trẻ em mồ côi và trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi Đồng thời, tác giả phân tích các mô hình, các biện pháp pháp lý của Mỹ, các nước Tây Âu về chăm sóc, bảo đảm quyền của trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi

Nhóm công trình nghiên cứu về bảo đảm quyén trẻ em

Implementing children’s right, 2006, Sandy Ruxton, cuốn sách có nội dung về vấn đề

thi hành, thực hiện quyền trẻ em dựa trên kinh nghiệm của quốc tế từ khi có Công ước Quốc tế Quyền trẻ em năm 1989.

Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) Báo cáo đã đánh giá, phân tích việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam tương đối toàn diện dựa trên những số liệu định tính, định lượng sẵn có của thống kê quốc gia và các phân tích từ nhiều nguồn quốc tế và trong nước.

"Child Labor Today" (Trẻ em lao động ngày nay) của tác giả Wendy Herumin, trình

bày khái quát về lao động trẻ em, tình hình trẻ em lao động trên toàn thế giới, mô tả các công việc trẻ em đang bị bắt buộc phải làm và chỉ ra hậu quả mà trẻ em lao động phải gánh

Sách thảo khảo "Social work with children" (Công tác xã hội với trẻ em) của MarianBrandon, Gillian Schofield, Liz Trinder đã nêu lên các phương pháp làm việc với trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có nói đến trẻ em trong các vụ kiện về con nuôi và được bảo vệ ở tòa án, chính quyền địa phương Cuốn sách này cũng đề cập đến vai trò của nhân viên

công tác xã hội trong việc bảo vệ các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

"Tre em ở My được bảo vệ thé nào?" của Quốc Đạt đã cho thấy trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục con cái trước hết thuộc cha mẹ Trong trường hợp trẻ em bị lạm dụng

hoặc bỏ mặc thì Cơ quan bảo vệ trẻ em (Child Protective Services - CPS) có trách nhiệm

phải xác minh, giám sát và bảo đảm trẻ em có cuộc sông an toàn và khỏe mạnh CPS sẽ chỉ được tách biệt con cái khỏi cha mẹ nếu việc này là thật sự cần thiết dé có thé bảo vệ đứa trẻ

khỏi hành vi ngược đãi hoặc bỏ rơi.

Một tài liệu khác nghiên cứu về cơ quan của trẻ em trong sách Cơ quan của trẻ em từ gia đình đến nhân quyên toàn cẩu của tac giả David Oswell, xuất bản năm 2012 cuốn sách có nội dung đưa ra ý tưởng thiết lập cơ quan của trẻ em là trung tâm của lĩnh vực nghiên cứu về QTE; sử dụng các ý tưởng của cơ quan của trẻ em để khảo sát các vẫn đề chính trong các nghiên cứu ở trẻ em, bao gồm gia đình, trường học, tội phạm, y tế, văn hóa tiêu dùng, việc làm va các quyền trẻ em.

Trên bình diện trong nước, các học gia cũng có những công trình đóng góp quan trongtrong công tác nghiên cứu về bảo đảm quyên trẻ em như:

Trang 10

Tác giả Vũ Ngọc Bình với cuỗn “Quyên trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tẾ” -năm 1995 đã đề cập đến van đề quyền trẻ em trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam như Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình, Luật Quốc tịch, Bộ luật hình sự và các văn bản quốc tế như: Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em, Công ước của Liên hợp quốc, Công ước của tô chức lao động quốc tế.

“Quyên trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam” - tác giả Hoàng Công Phương chủ biên, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2003, nội dung cuén sách nêu khái quát về các vấn đề quyền con người của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam và quốc tế, đồng thời cung cấp thêm tài liệu tham khảo về vấn đề quyền con người nói chung, quyền phụ nữ và trẻ em nói riêng trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực này, đặc biệt cho các

đại biểu Quốc hội là những người hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực lập pháp.

“Trẻ em gia đình xã hội”, tác giả Mai Quỳnh Nam (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2004; nội dung gồm ba phần: sự quan tâm của xã hội đối với việc chăm sóc

và giáo dục trẻ em; vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em; trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt - những khó khăn và giải pháp.

Về các bài báo, bài đăng tạp chí:

“Quyển con người trong nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tac giả Phan Thị Lan Phương, Lương Văn Tuấn, tạp chí pháp lý số 11/2010, nội dung bài viết đã

đề cập đến các nội dung như sau: xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền con người

quyền công dân; xây dựng chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước; tính độc lập của cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan Tư pháp; xây dựng cơ chế và đề cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự.

“Giáo duc quyên con người cho trẻ em trong bồi cảnh đổi mới căn bản, toàn diện, giáo

đục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Lê Thị Phương Nga, Tạp chí Khoa học Đại

học Quốc gia, Luật học, số 4 (2013) Bài viết phân tích vai trò của giáo dục quyền con người cho trẻ em trong bối cảnh Việt nam sẽ thực hiện đôi mới toàn diện, căn ban giáo dục và đào tạo Tác giả đã đề xuất việc tích hợp, lồng ghép bốn chương trình giáo dục cho trẻ em, bao gồm: giáo dục quyền con người, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và kỹ năng

“Quyên trẻ em và yếu to văn hóa” - tac giả Mai Huy Bich, Tạp chí Nghiên cứu Con người số 4, năm 2010 Bài viết tìm hiểu quyên trẻ em dưới góc độ văn hóa, tiếp cận công

ước quôc tê về quyên trẻ em dưới góc độ là sản phâm của một nên văn hóa phương tây hiện

Trang 11

đại; việc phổ biến toàn cầu công ước Liên hiệp quốc và sự va chạm văn hóa khi thực thi quyên trẻ em, nội dung bài viết còn đi sâu nghiên cứu về lịch sử hình thành quyên trẻ em và sự phát triển quyền trẻ em từ trước khi Công ước quốc tế về quyên trẻ em ra đời.

Bài viết “Giám sát việc bảo vệ quyén trẻ em” - Tác giả Trương Thị Mai, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2/2005 đề cập đến yêu cầu thực thi hiệu quả luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, gan liền với trách nhiệm giám sát của đại biéu Quốc hội, đại biểu của Hội đồng nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta, đưa ra những đề xuất, kiến nghị liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền trẻ em.

“Hệ thông pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Chặng đường hình thành và phát triển”, tác giả Hoàng Thị Kim Qué, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 6/2005 Nội dung bài viết trình bày một số vấn đề cơ bản như: khái quát về chính sách pháp luật quốc

gia và các điều ước quốc tế về quyền trẻ em; hệ thông pháp luật về trẻ em; đạo luật chuyên

về trẻ em; bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong một số lĩnh vực pháp luật Bài viết chỉ ra những thành tựu và những bat cập của hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta

trong giai đoạn này.

Về các đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hội thảo:

“Bảo đảm quyên giáo duc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam: Thực trạng

và giải pháp ”, tác giả Mai Thị Mai và Nguyễn Quang Huy trích trong Hội thảo Khoa học

cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2021 Bài viết đã phân tích tác động

của đại dịch Covid-19 đến việc đảm bảo thụ hưởng quyền con người, quyền công dân ở

Việt Nam đặc biệt là ảnh hưởng tới quyền giáo dục của trẻ em Đồng thời nêu ra thực trạng bảo đảm quyên giáo dục trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam hiện nay, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác thực hiện Từ đó dé ra một số giải pháp dé đảm bảo thụ hưởng quyền giáo dục một cách tốt hơn.

“Hạn chế quyên con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam” của tac giả Nguyễn Mai Thuyên đã làm rõ một số nội dung lý luận và pháp lý về hạn chế quyền con người, đánh giá thực tiễn hạn chế quyên con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19 Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị liên quan đến hạn chế quyền con người dé tạo hành lang pháp lý vững chắc trong cuộc chiến chống Covid-I9 ở Việt Nam.

“Đại dịch Covid-19 - những tác động tới đời sống kinh tế-xã hội và hệ thong pháp luật” của PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, trong phạm vi bài viết, thông qua việc phân tích những tác động của đại dịch CO VID-19 tới đời sống kinh tế - xã hội, tác giả tập trung chỉ ra những khó khăn, thách thức và yêu cầu đặt ra đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, các lĩnh vực

Trang 12

pháp luật tại Việt Nam chịu sự tác động của đại dịch COVID-19 và đề xuất một số định

hướng, giải pháp trong thời gian tới.

Nhận xét chung về tong quan tài liệu:

Thông qua các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nhóm tác giả có một số đánh

giá như sau:

* Những nội dung nghiên cứu được kế thừa, phát triển trong nghiên cứu đê tài

Số lượng các công trình nghiên cứu liên quan ít nhiều đến đề tài nghiên cứu khá phong phú và đa dạng, được tiếp cận từ nhiều hướng với các mức độ liên quan khác nhau do tầm quan trọng của BĐQTE được cộng đồng quốc tế quan tâm và trong nước vấn đề này cũng

được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Căn cứ tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến dé tài, có thé nhận thấy một số nội dung liên quan đến đề tài đã được đặt ra nghiên cứu nên có thể kế thừa, tiếp

thu hoàn thiện, phân tích, làm sáng tỏ thêm Đặc biệt trên phương diện lý luận, nhận thức

chung về quyên trẻ em và bao đảm quyên con người trong tình trạng khan cấp đã được làm sáng tỏ có thé kế thừa, tiếp tục dé nghiên cứu về BDQTE trong đại địch Covid.

BĐQTE được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng luôn đặt trong mỗi quan hệ quyên trẻ em được Hiến pháp ghi nhận và cụ thé hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật và bảo đảm thực hiện Cũng trên phương diện lý luận, đã có sự thừa nhận chung về sự cần thiết bảo đảm quyền trẻ em trong mối quan hệ về quyền con người, quyền công dân Hạn chế quyền công dân nói chung và quyên trẻ em nói riêng là một trong những nguyên tắc của pháp luật Việt Nam có sự hài hòa với pháp luật quốc tế trong trường hợp khẩn cấp vì quốc phòng an ninh, sức khỏe cộng déng, Một số kết quả nghiên cứu đã gợi mở, cung cấp thông tin để nhóm tác giả tham khảo làm luận cứ khoa học cho đề tài nghiên cứu của

Trên phương diện thực tiễn, các công trình nghiên cứu được công bố đã tổng kết BĐQTE theo các góc độ khác nhau, qua đó cũng đã một phần làm rõ thực hiện pháp luật về BVTE ở từng cấp độ phòng ngừa; hỗ trợ và can thiệp Trên cơ sở đó, thực tế yêu cầu đòi hỏi phải tiếp tục triển khai thực hiện các quy định pháp luật trong nước và quốc tế về quyền trẻ em giai đoạn có sự xuất hiện của dịch bệnh hiện nay Về đề xuất, kiến nghị, phần lớn các nghiên cứu đề xuất các giải pháp độc lập phù hợp với các đối tượng nghiên cứu chính của các công trình đó có giá trị tham khảo cho đề tài nghiên cứu

* Những van dé đặt ra can tiếp tục nghiên cứu

Kết quả của các công trình nghiên cứu đã cung cấp một số tư liệu quan trọng dé tiếp tục triển khai nghiên cứu sâu về những nội dung của đề tài Tuy nhiên, các quan điểm nghiên cứu liên quan đến BĐQTE đang còn có nhiều khoảng trống, các công trình nghiên

Trang 13

cứu thường tập trung giải quyết ở từng cấp độ với từng nhóm đối tượng trẻ em cụ thé như trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em đường phó trong khoảng thời gian không xác định chứ chưa giải quyết vẫn đề đối với toàn bộ trẻ em trong thời điểm nhất định chăng hạn thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh Cũng phải nói thêm rằng do tính chất đột ngột không thể dự

báo trước của tình hình dịch bệnh nên hiện chưa có công trình nghiên cứu nao ở trong va

ngoài nước nghiên cứu trực tiếp về BĐQTE trong dịch bệnh với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính Đề tài đặt ra một số vẫn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, cụ thể:

Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về BĐQTE trong đại địch Covid-19, mối quan hệ giữa đại dịch có sự tương ứng với quy định của pháp luật về bảo đảm quyền công dân nói chung và quyền trẻ em nói riêng.

Về thực trạng, đề tài làm rõ, nghiên cứu một cách có hệ thống theo từng chương, mục pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền cho trẻ em với từng đối tượng, hoàn cảnh đặc thù; từng địa phương khác nhau Từ đó đánh giá, nhận xét những ưu điểm; nêu ra những yếu kém, bất cập và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó từ quá trình nhận thức của các chủ thể bảo đảm, xây dựng ban hành pháp luật, sau đó các cơ sở địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

Về nghiên cứu quan điểm và đề xuất giải pháp, trên cơ sở phân tích về lý luận và

thực trạng BDQTE trong đại dịch Covid-19, bài nghiên cứu xác lập một số quan điểm và đề xuất hệ thong giải pháp có tính mới, sáng tạo, nổi bật dé công cuộc BĐQTE ở Việt Nam trong tương lai ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.

MỤC TIỂU - PHƯƠNG PHÁP

1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19” đề nghiên cứu nhăm hướng đến mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống van dé lý luận về quyền trẻ em và bảo đảm quyền trẻ em.

Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về bảo đảm quyền trẻ em, đưa ra phân tích về

công tac bảo đảm quyền trẻ em trong đại dịch Covid-19 và có sự liên kết với trước thời

điểm dịch bệnh Từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế về thực trạng quy định pháp luật

và thực tiễn BĐQTE trong thời gian qua.

Thứ ba, đề xuất kiến nghị những giải pháp đối với công tác BĐQTE trong bối cảnh đại

dich dự đoán còn kéo dài trong tương lai.

Trang 14

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những van dé lý luận về quyền trẻ em, bảo đảm quyên trẻ em, thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh đại dich Covid-19 ở Việt Nam hiện nay và kiến nghị, giải pháp có liên quan.

2.2 Pham vi nghiên cứu

- Vé không gian:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trên toàn quốc, trong đó nhằm đảm bảo có số liệu phong

phú, toàn điện về bảo đảm quyên trẻ em.

- Vé thời gian:

Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam; các số liệu chủ yếu trong 3 năm trở lại đây (2019-2022).

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên pháp luật và quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo đảm quyền trẻ em trong đại dịch Trên cơ sở đó, các phương pháp cụ thé được sử dụng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ các van đề nghiên cứu Cụ thé:

- Phương pháp liệt kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp: Được sử dụng linh hoạt trong quá trình nghiên cứu đối với hầu hết các chương, mục của đề tài nhằm phân tích, đánh giá các luận điểm và đi đến tổng kết, rút ra kết luận nghiên

- Phương pháp chứng minh: Đưa ra các dẫn chứng về quy định, số liệu thực tế, kết quả khảo sát để làm rõ thực trạng của quy định pháp luật, thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật và làm rõ tính thuyết phục của các giải pháp được thé hiện ở Chương II, Chương , Chương III dé tài.

KET QUÁ - THẢO LUẬN TÓM TAT CÔNG TRÌNH

Đại dịch Covid 19 là một biến cé thé ky tác động trực tiếp và lâu dài tới mọi mặt cuộc sống của mỗi con người Trong đó, trẻ em là một trong số các nhóm đối tượng dé bị tổn thương nhất đã và đang phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề, lâu dài từ dịch bệnh.

Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện vào năm 2019, việc bảo đảm và thực hiện quyền trẻ em vẫn luôn được chú trọng đây mạnh ở Việt Nam Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có quan điểm và chính sách nhất quán về quyền trẻ em Theo đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, là một van dé ưu tiên trong mọi chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, sau khi virus Sars-Cov-2 xuất hiện, hoành hành từ năm 2019 và cho đến thời điểm hiện tại do xuất hiện biến thể mới

Trang 15

của virus corona (Omicron, Delta, Deltacron) có tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm hơn,

số người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi dich Covid - 19 có chiều hướng gia tăng, Chính phủ

buộc phải ban hành quyết định giãn cách xã hội dé ngăn chan sự lây lan của dịch bệnh khiến các quyền con người đều bị hạn chế trong đó bao gồm những nhóm quyên trẻ em như quyên học tập, quyền vui chơi, quyền phát triển, quyền an sinh xã hội Điều nay mang đến những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý, sức khỏe và sự an toàn của trẻ nhỏ Đối mặt với những

thách thức, khó khăn ay, mặc du, nha nước đã kip thời ban hành những chính sách, chu

trương nhằm hỗ trợ bảo đảm quyền trẻ em một cách đầy đủ nhất, tốt nhất, song việc bảo

đảm và thực thi quyền trẻ em còn gặp nhiều lúng túng bất cập Vì thé, việc thực hiện một

công trình nghiên cứu góp phan đưa ra giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền trẻ em trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật liên quan dé phù hợp với hoàn cảnh thực tại là việc làm hết sức cấp thiết.

CHUONG I: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN TRE EM VÀ BẢO DAM

QUYEN TRE EM TRONG DAI DICH COVID 19 Ở VIỆT NAM 1.1 Khai niém tré em va quyén tré em

1.1.1 Khai niém tré em

Trong khoa học, khái niệm “trẻ em” được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận cụ thé của khoa học đó như: xã hội học, tâm lý học, luật học,

Dưới góc độ xã hội học, trẻ em được xác định là người có vi thế và vai trò xã hội khác với người lớn vì đây là giai đoạn trẻ đang học cách tiếp nhận những chuẩn mực xã hội va

đóng vai trò xã hội của mình].

Dưới góc độ tam lý học, khai niệm trẻ em được dùng dé chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân cách con người.

Dưới góc độ sinh học, trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước đến tuôi trưởng thành.

Dưới góc độ khoa học pháp ly, trẻ em được xác định theo độ tuôi và ở mỗi quốc gia, mỗi lĩnh vực điều chỉnh cụ thé độ tudi của trẻ em được quy định khác nhau Hiện nay, đa

số các quốc gia trên thế giới và trong khu vực đều điều chỉnh tuổi quy định pháp lý về trẻ

em đều là 18.

Khái niệm trẻ em được quốc tế sử dụng thống nhất và đã được đề cập trong Tuyên ngôn Gio-ne-vo năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyên trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thé giới về quyền con người năm 1968, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước Liên hợp quốc về quyên trẻ em năm 1989, Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuôi tối thiểu làm việc năm 1976 Theo đó, “tré em” là một thuật ngữ nhằm chỉ

Trang 16

một nhóm xã hội thuộc về một độ tuôi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người Trẻ em là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thé chat và trí tuệ, dé bị ton thuong, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BVCSGD) đặc biệt, ké cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời.

Ở Việt Nam, khái niệm trẻ em chính thức được đề cập trong Pháp lệnh BVCSGDTE năm 1979: "Tré em nói trong Pháp lệnh này gom các em từ mới sinh đến 15 tuổi" (Điều 1) Sau khi Việt Nam phê chuân CRC, Quốc hội đã thông qua Luật BVCSGDTE năm 1991, trong đó quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tudi So với Pháp lệnh năm 1979, độ tuôi của trẻ em được nâng từ 15 lên 16 tuổi và không xác định trẻ em chỉ được tính từ khi mới sinh ra Luật BVCSGD TE năm 2004 tiếp tục xác định trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi Theo quy định này, những trẻ em dưới 16 tuôi và là công dân Việt Nam mới được hưởng day đủ các quyền và bén phận của trẻ em Tiếp đó, theo Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “7z¿ em là người dưới 16 tuổi" Như vậy, so với Luật năm 2004 thì khái niệm trẻ em hiện nay có sự khác biệt về phạm vi, cụ thể là: tất cả trẻ em dưới mười sáu tuôi, không phân biệt là công dân Việt Nam hay người có quốc tịch, người không có quốc tịch ở

lãnh thé Việt Nam đều được BVCSGD như nhau Qua đó cho thấy, pháp luật Việt Nam

ngày càng hài hòa hơn với pháp luật quốc tế trong bối cảnh hội nhập.

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về trẻ em, nhưng có thê thông nhất khái niệm như sau: “7ré em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn dau của sự phát triển của con người Đó là những người chưa trưởng

thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tồn thương, can được bảo vệ va chăm sóc

đặc biệt, kề cả sự bảo vệ thích hợp vé mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời "' 1.1.2 Khái niệm quyền trẻ em

1.1.2.1 Khái niệm “quyên”

Quyên là khái niệm khoa học pháp ly dùng dé chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tô chức dé theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế Dấu hiệu đặc trưng thứ nhất của quyền là phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý và được bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật Thứ hai là phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, gắn liền với chủ thê cá nhân, được thê hiện cụ thé trong thực tế đời sống thông qua các quan hệ xã hội cụ thé của cá nhân trong một cộng đồng nhất định Theo đó, quyền của cá nhân được phát sinh, tăng hay giảm tùy theo từng thời điểm của quá trình ton tại và phát triển của xã hội Đối với cá nhân, các quyên cơ bản phát sinh khi cá nhân sinh ra và có những quyên cụ thé khác phát sinh và ghi nhận khi cá nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định, tham gia những quan hệ xã hội, những lĩnh vực hoạt động nhất định Quyền phải gắn với phạm vi quyền, nghĩa vụ và năng

Trang 17

lực của cá nhân và phải chịu tac động trong phạm vi giới han của pháp luật hay vùng lãnh

thé nhất định Quyền của cá nhân chỉ bị tước bỏ bởi pháp luật, cham dứt khi người đó chết 1.1.2.2 Khái niệm “quyên trẻ em”

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quyền trẻ em, mỗi cách tiếp cận sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách đối với trẻ em.

Thứ nhất, coi trẻ em là vật sở hữu của các bậc cha mẹ Từ quan niệm này cho thay trẻ em được coi như một phân tài sản vì vậy phải tuân theo các quy tắc do cha mẹ đặt ra Theo cách tiếp cận này thì, quyền của trẻ em không được coi trọng.

Thứ hai, coi trẻ em là đối tượng của lòng thương hại, nhờ vậy trẻ em được coi là sinh linh yếu đuối cần phải được hỗ trợ từ người lớn, không được coi là con người có quyền hạn và luôn bị người lớn đàn áp Cách tiếp cận này đi ngược với bản chất: trẻ em là con người.Š Thi ba, trẻ em được bình đăng với người lớn trong việc hưởng tat cả các quyền và tự

do cơ bản được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người Cách tiếp cận này

được thé hiện cụ thé trong các văn bản pháp lý quốc tế: Tuyên ngôn toàn thé giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966: “Moi người hoặc bat cứ người nào déu có quyên” Theo cách tiếp cận này, người lớn và trẻ em có sự cân bằng vị thế chủ quyền Tuy nhiên, quan điểm này cũng chưa thực sự phù hợp do trẻ em và người lớn có những đặc điểm khác nhau Thứ tu, trẻ em là chủ thê đặc biệt của quyền con người Như vậy trẻ em cần phải được ghi nhận các quyền đặc thù, như quyền được chăm sóc, quyền được giáo dưỡng và được

bảo vệ đặc biệt Cách tiếp cận này thể hiện trong Tuyên bố liên hợp quốc về QTE năm

1959; Công ước quốc tế về QTE năm 1989.8

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiếp cận về QTE theo cách thứ tư, khi đứa trẻ được coi là chủ thé của quyên thì các hành động liên quan đến trẻ em không còn đặt thuần túy trên nén tang của tình thương, lòng nhân đạo hay sự che chở nữa, mà đó chính là nghĩa vụ của các chủ thé có liên quan, kế cả các bậc cha mẹ Từ quan điểm nay cho thay khi xem xét trên phương diện quyền con người, QTE được coi là một bộ phận hợp thành quyền con

người, nhưng quyền con người là quyền mang tính chung, tính phô biến còn QTE vừa mang

tính pho biến, vừa mang tính đặc thù chỉ dành riêng cho loại chủ thể đặc biệt - chủ thê chưa phát triển đầy đủ về mặt thé chất, chưa hoàn thiện về mặt tinh thần rất cần sự quan tâm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục từ gia đình, cộng đồng và xã hội.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 bên cạnh những điểm sáng trong quy định về quyền con người, quyền công dân nói chung còn có những quy định riêng biệt dành cho chủ thê là trẻ em: xác định quyền và bổn phận của trẻ em, trong đó có các quyền trẻ em phù hop

với điêu kiện phát triên mới; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tô chức trong việc

Trang 18

bảo vệ quyền trẻ em Hiến pháp coi quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người; đặt quyên và bồn phận trẻ em trong mối quan hệ với quyên và nghĩa vụ của con người, công dân và coi đó là một bộ phận không thê tách rời.

Theo tỉnh thần của Hiến pháp, quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sông và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn Nó đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất

1.1.2.3 Đặc điểm quyên trẻ em

Quyền trẻ em được coi là bộ phận của quyền con người, vì vậy mang day đủ các đặc điểm của quyền con người Tuy nhiên, quyền trẻ em van có những tính đặc thù nhất định

so với quyền con người nói chung như”:

Trẻ em được hưởng những quyên cơ bản của con người nhưng chưa đây au

Trẻ em là đối tượng mà xét trên cả độ tudi cũng như năng lực vẫn chưa đủ dé tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật cũng như hưởng tất cả các quyền cơ bản của con người Một ví dụ điển hình là quyền bầu cử, ứng cử vốn chỉ dành cho những công dân đạt một độ tuổi nhất định và đáp ứng được những yêu cầu pháp lý tối thiểu Trong bối cảnh trẻ em chưa đủ điều kiện để hưởng đầy đủ các quyền con người, việc bù đắp và tạo điều kiện để sau này trẻ em được thực hiện và có thể thực hiện tốt các quyền của mình là điều rất quan trọng Do đó, khi ghi nhận quyền trẻ em phải có tính dự liệu, không chỉ đảm bảo, thúc đây các quyên cụ thê trực tiếp trẻ em được hưởng mà còn phải lưu ý việc chuẩn bi cho nhóm đối tượng này thụ hưởng các quyền khi trẻ em lớn lên.

Có nhiều quyên trẻ em không thể tự mình thực hiện được mà phải dua vào người lớn Đối với rất nhiều quyên, trẻ em vẫn còn phải thực hiện thông qua người lớn mà chủ yếu là cha mẹ, người giám hộ Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của quyên trẻ em bởi nó cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa đối tượng này với cha mẹ, người giám hộ của mình Sự tồn tại của mối liên kết này thể thiện ở vai trò của họ trong việc hỗ trợ trẻ em hưởng thụ các quyền của mình Vì vậy khi nhà nước thực hiện nghĩa vụ BĐQTE can lưu ý đến việc hỗ trợ đối tượng là người lớn, trong đó có cha mẹ, người giám hộ của trẻ em Các chính sách về QTE cần phải lưu tâm đến việc cha mẹ, người giám hộ chính là cầu nỗi dé trẻ em thực hiện được quyền của mình.

Trẻ em được hưởng những quyên đặc thù mà chỉ trẻ em mới có

Nham bù đắp cho những thiệt thoi về lứa tudi cũng như đặc điểm thé trạng, tâm sinh

lý, nhà nước ưu tiên trao cho trẻ em một sô quyên đặc biệt dành riêng cho chúng Việc này

Trang 19

tạo điều kiện tốt hơn cho nhóm đối tượng trẻ em phát triển khi một số quyền khác chưa được thụ hưởng Do đó, khi nhà nước BDQTE, vấn đề cần quan tâm hàng đầu đó là bảo đảm các quyên đặc thù của trẻ em thì trẻ em mới có cơ hội bình đăng dé được thụ hưởng các quyền khác một cách tốt hơn.

Như vậy có thê thấy rằng QTE là quyền con người nhưng mở rộng và được thê hiện thông qua các nhóm quyên cơ bản như: quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền tham gia, quyền phát triển Nhìn chung, bảo đảm quyền trẻ em nhìn dưới góc độ nghĩa vụ của nhà nước có những đặc điểm riêng, gắn bó chặt chẽ với những đặc điểm của quyền trẻ em Khi thực hiện nhiệm vụ BDQTE, nhà nước cần phải cân nhắc tới những đặc điểm riêng đã kê trên dé hoàn thành tốt hơn nữa nghĩa vụ của mình

1.1.2.4 Các nhóm quyên trẻ em

Theo quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 và hệ thống pháp luật Việt Nam về BVCS&GDTE, các QTE được hiểu gồm các nhóm quyền sau:

Nhóm quyên duoc sống còn, bao gồm quyền của trẻ em được sống và được đáp ứng những nhu cầu dé tồn tại như: phải có mức sống đủ, có nơi ở, đảm bảo về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, có quyền được khai sinh Trong đó, quyền được khai sinh là một trong những quyền quan trong dau tiên của con người Nó thể hiện ở việc trẻ em phải có họ tên Điều này cũng là cơ sở pháp lý dé nhà nước công nhận các quyền và bổn phận của trẻ em (ví dụ như: quyền được chăm sóc về sức khỏe, được tham gia tiêm chủng miễn phí, được tham gia các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng của quốc gia, ), đồng thời làm phát sinh môi quan hệ ràng buộc giữa một bên là nhà nước và một bên trẻ em là công dân của đất nước Quyền được khai sinh là điều kiện cần thiết dé khang định mỗi trẻ em sinh ra trở thành công dân của một quốc gia, có quyền bình đăng, đồng thời có các nghĩa vụ như các công dân khác Ngoài ra, quyền sống còn của trẻ em được thể hiện thông qua quyền có quốc tịch Quốc tịch là một phạm trù chính trị pháp lý nhằm xác định mối quan hệ ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ giữa một công dân với Nhà nước Quyên có quốc tịch của trẻ em có nghĩa là quyên trẻ em phải được giúp đỡ dé biết cha mẹ của mình, được cha mẹ chăm

sóc, bảo vệ sức khỏe, quyền được bảo đảm đến mức tối đa có thé dé được sống còn và phát

triển Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về van đề quốc tịch nói chung và của trẻ em nói riêng trong nhiều luật khác nhau: Điều 17 Hiến pháp 2013, Điều 45 BLDS

2005, Luật BVCS&GDTE năm 2004.

Nhóm quyên được phát triển được thê hiện qua việc trẻ em được chăm sóc, dạy dỗ, tạo điều kiện dé phát triển một cách lành mạnh Trong đó, quyền giáo dục (trẻ em được học tập) là nhóm quyền vô cùng quan trọng đối với con người nói chung, đặc biệt đối với trẻ em Điều này đã được quy định tại ở nhiều văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật

Trang 20

Việt Nam như Điều 39 Hiến pháp 2013, Điều 16 Luật BVCS&GDTE năm 2004 Theo đó, moi trẻ em không phân biệt điều kiện, hoàn cảnh đều được bình dang về cơ hội học tập và được nhà nước tạo điều kiện cho học tập Quyền được phát triển còn được hiểu là quyền phát triển tài năng, phát triển về năng khiếu và bồi dưỡng nhân tài Đây cũng là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước Điều này được thê hiện rõ trong các quy định của hệ thong pháp luật Việt Nam, cu thể trong Luật BVCS&GDTE năm 2004 quy định tại Điều 18 “Tré em có quyền được phát triển năng khiếu Moi năng khiếu của trẻ em déu được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi dé phái triển”: nội dung này tiếp tục được khẳng định tại Điều 10 của Luật giáo dục “Nhà nước và cộng đồng tạo điều kiện cho những người có năng khiếu phát triển tài nang” Bên cạnh đó, nhóm quyền được phát triển

còn được thê hiện ở các quyền: được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh - được quy định cụ

thé tại Điều 15 Luật BVCS&GDTE Theo đó, trẻ em đưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe

ban đầu, được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập; trẻ em được tiêm chủng

phòng bệnh, phòng dịch, được khám chữa bệnh Quyền được vui chơi, giải trí, theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Điều 17 Luật BVCS&GDTE năm 2004 có quy định “7z¿ em CÓ quyên vui chơi giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi” Vui chơi, giải trí chính là nhu cầu thiết thực của con người, đặc biệt với trẻ em đó không chỉ là nhu cầu đơn thuần mà còn là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển hài hòa, toàn diện về cả thê chất và tinh thần Hơn thế nữa, việc thực hiện quyền vui chơi, giải tri về tinh than là sự chuẩn bị về mặt tâm lý, tạo nên sự năng động, thích nghi của trẻ em với xã hội hiện đại Bên cạnh đó, trẻ em còn có các quyền được hoạt động văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi; quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền được thu nhận nhiều nguồn thông tin, tư liệu có lợi về xã hội, văn hóa cho trẻ em; quyền được có mức sống đủ Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của trẻ em trong rất nhiều văn bản khác nhau Hiến pháp năm 2013 khang định về chế độ BVCS&GDTE, đồng thời cũng dé cao trách nhiệm của gia đình, của cha mẹ đối với con cái Cụ thé tại Điều 37 quy định “7rẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo đục ”; Luật BVCS&GDTE năm 2004 cụ thé hóa của Hiến pháp bằng việc quy định “Trẻ em có quyên được chăm sóc, nuôi dưỡng dé phát triển thé chất, trí tuệ, tỉnh thân và đạo đức”.

Nhóm quyên được bảo vệ, bao gồm: quyền được tạo môi trường an toàn, được hưởng an toàn xã hội, bảo trợ xã hội và các biện pháp cân thiết khác; quyên được sống chung với cha mẹ Điều 13 Luật BVCS&GDTE quy định “Tré em có quyên sống chung với cha me Không ai có quyên buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em”.

Quyên sông chung với cha mẹ là quyên tự nhiên, tât yêu và bât khả xâm phạm của mọi trẻ

Trang 21

em, kế cả trường hợp trẻ em là con riêng của vợ hoặc chồng, không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ mà trái với ý kiến của cha mẹ và trẻ em, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền chăm nom, chăm sóc, giáo dục đối với con chưa thành niên hoặc trường hợp cha me đang thi hành án phạt tù tại trại giam thì người có thẩm quyền thực hiện pháp luật sẽ quyết định cách ly trẻ em với cha mẹ nhưng việc cách ly này là nhằm bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ Nhóm quyền được bảo vệ còn thê hiện thông qua các quyền được nhận làm con nuôi, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trẻ em đi làm con nuôi

“Truong hợp trẻ được làm con nuôi thì việc giao nhận con nuôi phải tuân theo quy định

của pháp luật và phải đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em ” Bên cạnh đó, trẻ em còn có các quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm và danh dự Hiến pháp 2013 ghi nhận tại Điều 20 “Công dan có quyên bat khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tinh mang, sức khỏe, danh du và nhân phẩm ” Bên cạnh đó, trong Luật BVCS&GDTE năm

2004 cũng đã cụ thé hóa quy định của Hiến pháp, “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã

hội tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể, nhân phẩm và danh dự”; còn BLDS năm 2005 quy định tại khoản 1 Điều 32, “Cá nhân có quyên được đảm bảo an toàn về tính mạng sức khỏe” Bên cạnh đó, BLHS dành riêng chương X để quy định về người chưa thành niên phạm tội và chương XII quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người, trong đó đặc biệt quan tâm tới trẻ em nhằm chống lại

tất cả các hình thức ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ, bắt trộm, bắt cóc, mua bán,

đánh trao trẻ em, lạm dụng, sao nhãng và bóc lột trẻ em khỏi nạn tra tan, lạm dụng khi có hành vi VPPL hình sự Cùng với các quy định ghi nhận quyền, hệ thống pháp luật còn có các quy định bảo vệ dé trẻ em không bị bắt buộc tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang; quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc; quyền không chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư; quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động nặng nhọc có hại cho sự phát triển của trẻ; quyền được bảo vệ chống lại việc sử dụng ma túy, chất kích thích hay bị lôi kéo vào việc sản xuất, buôn bán ma túy, lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc; quyền

được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự do bat hợp pháp;

nghiêm cam việc dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em; quyền được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi.

Nhóm quyên được tham gia, bày tỏ ÿ kiến của mình là nhóm quyền cho phép trẻ em đóng một vai trò tích cực trong cộng đồng và đất nước, gồm có: sự tự do diễn đạt, bày tỏ quan điểm và ý kiến cá nhân (nhưng không trái luật); trẻ em được trực tiếp hoặc thông qua

người đại diện, tô chức, cơ quan có trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc phát biêu vê các

Trang 22

van dé có liên quan đến cuộc sống của chính minh; trong gia đình, trẻ em có quyền được dé đạt nguyện vọng về các van đề liên quan đến nhu cầu của mình (như việc học tập, phát

triển năng khiếu, nhu cầu vui chơi giải trí); được tham gia và các hội, đoàn và tụ họp nhưng

phải hòa bình; quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em; quyền tự do kết giao, hội họp, tụ tập một

cách hòa bình.

1.1.2.5 Ý nghĩa quyển trẻ em

Quyền trẻ em là một bộ phận không thể thiếu của quyền con người và mang ý nghĩa vô

cùng to lớn như:

Thứ nhất, th hiện sự tôn trọng, quan tâm của toàn cộng đồng, xã hội đối với trẻ em Bởi

lẽ, trẻ em là mầm non tương lai của xã hội Đồng thời “đo còn non nót về thé chất và trí tuệ, can được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, ké cả sự bảo vệ thích hợp vé mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” Có thé nói, quyền trẻ em đóng vai trò như điều kiện can thiết dé trẻ em phát triển toàn diện, giúp cho trẻ em được sống trong hạnh phúc, âm no

Thứ hai, là cơ sở pháp lý dé bảo vệ quyền trẻ em Pháp luật có vai trò quan trong hàng đầu trong việc bảo vệ quyền con người Vì thế, việc công nhận quyền trẻ em trong các văn bản pháp luật thê hiện tính chất ràng buộc pháp lý đối với toàn thể cá nhân, tổ chức trong xã hội trong việc bao dam và thực hiện quyên trẻ em.

1.2 Khái niệm, đặc điểm của bảo đảm quyền trẻ em 1.2.1 Khái niệm bảo đảm quyền trẻ em

Công ước quốc tế về QTE năm 1989 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập đến việc bao đảm và bảo vệ QTE tiễn bộ, bình đăng và toàn điện nhất Để Công ước di vào thực tiễn, các quốc gia thành viên phải thực hiện tat cả các biện pháp thích hợp dé bảo vệ trẻ em khỏi tat cả các hình thức bao lực về thé chat, tinh than, bị ton thương hay bị lạm dụng, bị bỏ mặc, chăm sóc sao nhãng hay bị ngược đãi, bị bóc lột (Điều 19 công ước CRC).

Ngoài ra, việc BDQTE cũng được ghi nhận trong Bộ luật Nhân quyền quốc tế: Tuyên

ngôn nhân quyền năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, chính trị năm 1966

(Điều 23, 24); Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (Điều 10) và

Công ước về xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979 (Điều 5, 10, 11) Việt Nam đã là thành viên của tất cả các công ước này, đồng nghĩa với việc chính phủ đã cam kết tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyên trẻ em, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, con đẻ, con nuôi, con trong hôn nhân, con ngoài giá thú đều bình đăng với các quyền và bồn phận.

Khi nhà nước thừa nhận quyền trẻ em thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc mỗi nhà

nước déu phải đặt ra những nghĩa vụ nhât định đê đôi xử một cách tot nhât đôi với các

Trang 23

quyền đó Thông thường nhất về mặt lý luận, nghĩa vụ của nhà nước thường thê hiện ở các

khía cạnh như!°: nghĩa vụ tôn trọng (nhà nước không can thiệp một cách thô bạo vào việc

hưởng thụ quyền), nghĩa vụ bảo vệ (nhà nước, ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến quyền xuất phát từ những chủ thé trong xã hội), nghĩa vụ thực hiện (nhà nước phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ việc thụ hưởng quyền của các chủ thể).

Trong pháp luật Việt Nam, mà cao nhất là Hiến pháp 2013, Điều 3, Điều 14 có nhắc

tới các nghĩa vụ như: nghĩa vụ công nhận, nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ, nghĩa vụbảo đảm.

Nhìn chung, khi nói tới nghĩa vụ của nhà nước, “bao dam” có thé hiểu là một nghĩa vụ tổng hợp, trong đó các quyền của con người không những được nhà nước thừa nhận, tôn

trọng, bảo vệ, tạo điều kiện mà còn thường xuyên có những thay đôi, cập nhật dé nắm bắt

xu thé và sự tiễn bộ của nhân loại trong nhận thức cũng như hành động về quyền con người Tóm lai, có thé đưa ra khái niệm về BĐQTE như sau: “Bảo đảm quyển trẻ em là nghĩa vụ của nhà nước trong việc thiết lập nên tảng pháp lý để tạo diéu kiện tốt nhất cho việc thực hiện quyên trẻ em tránh sự xâm hại quyên trẻ em (từ chính nhà nước cũng như các chủ thể khác trong xã hội) và hỗ trợ đối tượng trẻ em hưởng thụ, tiếp cận quyên của mình với những chuẩn mực tốt nhất có thể ”

1.2.2 Yêu cầu đối với bảo đảm quyền trẻ em

BDQTE là một nghĩa vụ mang tính toàn diện, đòi hỏi cả những hành động mang tính

thụ động và chủ động, những hành động giải quyết nhu cầu hiện tại cũng như dự liệu nhu cau trong tương lai Nhà nước không chỉ cô gắng đáp ứng nhu cầu về QTE đang được đặt ra mà còn mở đường nâng cao những tiêu chuan về sự thụ hưởng quyên trong tương lai.

BĐQTE là nghĩa vụ trước hết thuộc về nhà nước Tuy nhiên, dé có thé thực hiện tốt nghĩa vụ nay, nhà nước có thé kết hợp với các chủ thé khác dé cùng nhau phát huy thế mạnh của mình trong việc tạo nên nền tảng vững bền hơn nữa cho việc giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em hưởng thụ quyền của mình cũng như tránh nguy cơ bị xâm phạm quyên.

BĐQTE luôn phải đặt cho em vào vị trí trung tâm, coi đó là đối tượng có quyền còn

các chủ thé như nhà nước, gia đình, các tổ chức xã hội chủ yếu là mang nghĩa vụ Đây là

cách hiểu phù hop với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền dang được sử dụng một cách phổ biến trong việc hoạch định và xây dựng chính sách.

Nói chung, BĐQTE phan ánh một cách nhìn tong thé về việc nhà nước phải làm gi dé đối tượng là trẻ em ngày càng được quan tâm hơn tốt hơn về các quyền của mình.

1.2.3 Chủ thé bảo đảm quyên trẻ em

BĐQTE là trách nhiệm không riêng chủ thé nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã

hội:

Trang 24

1.2.3.1 Gia đình

Điều 1§ của Công ước QTE đã nêu rõ rằng những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của cha mẹ, hoặc người nuôi dưỡng, cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em và họ phải là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em, là một trong những chủ thé chính chịu trách nhiệm thực hiện QTE, bên cạnh Nhà nước và các tổ chức xã hội Môi trường gia đình là không gian xã hội đầu tiên đối với mỗi con người, không chỉ chăm sóc thé chat mà còn truyền đạt các giá trị, chuẩn mực giúp trẻ em hình thành nhân cách, cách cư xử đúng đắn.

Cha mẹ, ông bà và anh chị em là các chủ thé xã hội quan trọng trao truyền chuẩn mực, giá trị gia đình cho trẻ em Việc xây dựng không gian xã hội hài hòa và an toàn ở gia đình sẽ

tạo cơ hội cho trẻ em phát trién thé chat và tinh thần trước khi tham gia vào các không gian xã hội tiếp theo là nhà trường, cộng đồng và xã hội Gia đình là sự gắn bó đặc biệt không chỉ ràng buộc dưới khía cạnh “trách nhiệm” mà còn là sự gắn bó về “tình cảm” nhưng các chủ thé thực hiện một cách tự giác mà không đòi hỏi bat cứ quyên lợi hay yêu cầu gì; quyền và bồn phận của trẻ em được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục thông qua các thành viên trong gia đình Việc thực hiện các quyền và bốn phận là một trong quá trình từ khi trẻ sinh ra đến khi đến tuổi trưởng thành Và gia đình thực hiện triệt dé nhất việc giám sát các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cơ sở giáo dục thực hiện các quyền va bôn phận của trẻ em; phát hiện các hành vi xâm phạm quyền trẻ em Có thé nói, xuất phát từ lợi ích của trẻ em

nói chung và lợi ích của các thành viên trong gia đình nói riêng, các thành viên trong gia

đình luôn đòi hỏi các chủ thê khác thực hiện và tạo điều kiện tốt nhất cho con em của họ Việc xác định gia đình là chủ thé chính trong thực hiện quyền BVTE khỏi mọi hình

thức bị bạo lực, xâm hại có ý nghĩa lý luận quan trọng cho việc trong việc xây dựng và banhành các văn bản pháp lý quy định các trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình trong phòng,

chống xâm hại trẻ em, cũng như việc đưa ra các chính sách hỗ trợ gia đình thực hiện hiệu đầy đủ và hiệu quả các nghĩa vụ của mình Đồng thời, quan điểm gia đình là chủ thể chính trong thực hiện QTE cũng có ý nghĩa đối với đối với các chương trình, dự án can thiệp phòng chống xâm hại trẻ em lấy gia đình/cha mẹ làm trung tâm.

1.2.3.2 Nhà nước

Khi nhà nước thừa nhận quyên trẻ em thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc mỗi nhà nước đều phải đặt ra những nghĩa vụ nhất định để thực thi một cách tốt nhất đối các quyền đó Trong Hiến pháp 2013, Điều 3 cũng như Điều 14 có nhắc tới những nhiệm vụ như:

- Nghia vụ công nhận: xuất phat từ quan điểm cho rằng QTE là quyên tự nhiên, có nguồn gốc từ ban chất vốn có của con người va không phụ thuộc vào các yếu tô xã hội khác Vì vậy, QTE không phải do nhà nước ban phát mà ngược lại nhà nước phải chấp nhận

Trang 25

sự tồn tại khách quan của quyên này Theo đó, nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp 2013 chính là ở chỗ nhà nước phải ghi nhận một cách khách quan các quyền con người Chính trong bản hiến pháp này, các nội dung mới liên quan đến QTE, chắng hạn quyền được sống trong môi trường lành mạnh đã được ghi nhận Điều đó có nghĩa là, đề thực hiện tốt nghĩa vụ này phải cần có sự tham chiếu tới các chuan mực pháp lý quốc tế được ghi nhận vào hiến pháp và sau đó được cụ thé trong các bộ luật, luật,

- Nghĩa vụ tôn trọng: Trong van dé QTE, nhà nước can phải tôn trọng, nghĩa là không được xâm phạm và đối xử một cách tùy tiện Điều này rat quan trọng vì nhà nước là tô chức mang quyền lực công Nếu nhà nước không có thái độ tôn trọng hoặc sao nhãng về QTE thì hệ lụy của nó rất lớn Điều này cũng đã được thê hiện ở một nguyên tắc rất quan trọng về QTE của Hiến pháp đó là nguyên tắc hạn chế quyền con người nói chung tại khoản 1 Điều 14 Theo đó, mọi sự hạn chế QTE của nhà nước đều được thực hiện trong trường hợp cần thiết và phải dựa theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ bảo vệ: được thành lập nhằm bảo vệ QTE Đây là nghĩa vụ mang tính chủ động mà nhà nước phải tuân thủ và thực hiện Điều đó có nghĩa là, bất cứ sự xâm phạm QTE nào trong xã hội đều phải được ngăn chặn va trừng phạt BVQTE có thé được thực hiện thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp là các loại hình cơ quan hiến định độc lập Trong Hiến pháp 2013, các cơ quan nhà nước, trong đó đặc biệt là cơ quan tư pháp đã được nhấn mạnh hon vai trò của mình trong việc bảo vệ

- Nghĩa vụ bao đảm: bao đảm được hiéu là chuẩn bị các điều kiện cần thiết dé thực hiện

tốt một hoạt động Ở đây, BĐQTE được hiểu là một nghĩa vụ mà ở đó nhà nước cung cấp các điều kiện về kinh tế, hạ tầng xã hội, thê chế, để người dân có thé thực hiện quyền của

mình một cách hiệu quả nhất Nghĩa vụ bảo đảm được coi là nghĩa vụ chủ động nhất bởi

nhà nước phải liên tục đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc thực hiện quyền con người Trong khi đó, nhu cầu của họ luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh kinh tế, lich sử Vì vậy, nhà nước luôn phải có những bước đi nhằm theo kịp những thay đôi đó.

1.2.3.3 Các tổ chức xã hội

Bên cạnh vai trò của nhà nước, gia đình, các tổ chức xã hội cũng đã có nhiều đóng góp cho việc đảm bảo thực hiện các QTE Điều này thé hiện ở việc cung cấp các dịch vụ, các can thiệp trực tiếp nhằm thực hiện QTE, nâng cao năng lực thực hiện QTE thông qua việc

cung cấp các dich vụ dao tao, góp ý xây dung các chính sách liên quan đến QTE, theo dõi,

giám sát và báo cáo việc thực hiện QTE Vai trò của các tô chức xã hội có giá tri rất tích cực bởi đây là những tô chức được lập nên một cách tự nguyện, trên cơ sở cùng chia sẻ các giá trị, mục đích chung vì QTE Các tổ chức này hoạt động trên nhiều phương diện, có tinh

Trang 26

tranh đấu, từ thiện hoặc thậm chí tác động lên chính sách Dù với cách thức nào thì đây cũng là những tổ chức dem lại nhiều nguồn lực và góp phần sâu sắc vào việc thực hiện QTE Dé phát huy tốt vai trò của nhóm chủ thé này, cần xây dựng cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các tô chức chính phủ, phi chính phủ, tô chức xã hội dân sự nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ, cơ quan nhà nước dé hoạt động BVTE chất lượng và hiệu quả.

Nhìn chung, việc các cơ quan, cán bộ công chức được nhà nước giao nhiệm vụ, các g1a

đình và toàn xã hội cùng chung tay nỗ lực thực hiện và giám sát việc thực hiện các quyền trẻ em trên thực tế là điều thực sự có ý nghĩa đối với cuộc sống của trẻ em.

1.2.3.4 Các tổ chức chính trị - xã hội

MTTQVN, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, hội bảo vệ trẻ em, DTNCS HCM đều là những tổ chức chính trị xã hội, là những chủ thể quan trọng đóng góp vào công cuộc BĐQTE Điều đó thê hiện ở chỗ phương thức tô chức và hoạt động của các tổ chức này gan

chặt với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó, trong đó có

mục tiêu BĐQTE Cụ thể là thực hiện góp ý xây dựng các chính sách liên quan đến quyền trẻ em; theo dõi, giám sát và báo cáo việc thực hiện QTE Đây chính là nhóm chu thể không thé thiếu góp phan sâu sắc vào việc BĐQTE, giúp cơ chế bao đảm quyền trẻ em ngày một hoàn thiện, tiễn bộ.

1.2.3.5 Các tổ chức quốc té

Với sự công nhận của các tổ chức quốc tế, việc BDQTE ngày càng được chú trọng và quan tâm bởi các quốc gia Điều này góp phần giúp BĐQTE ngày một tiến bộ và tốt nhất.

Ví dụ, Công ước Liên hiệp quốc về QTE - văn kiện quan trọng nhất về QTE trong hệ thống

pháp luật quốc tế đã đề cập một cách toàn diện, sâu sắc, xác định tính pháp lý về quyền trẻ em và trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em Công ước nêu rõ đó là trách nhiệm của quốc gia, các tổ chức xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng “Gia đình với tw cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tắt cả các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết” Như vậy, sự thừa nhận và đảm bảo QTE của các tô chức quốc tế sẽ tạo nên cơ sở pháp ly mang tính toàn cau, tiên tiến và là xu hướng mà các quốc gia hướng đến Việc BĐQTE vì thé ma được quan tâm, phát triển rộng rãi trên phạm vi trong nước, trong khu vực và quốc tế.

1.2.4 Nội dung bảo đảm quyền trẻ em

Nội dung bảo đảm quyên trẻ em có thé hiểu là các mặt trong nghĩa vụ của nhà nước đối VỚI quyền trẻ em Khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc BDQTE nhà nước, gia đình, các tổ chức xã hội cần phải thực hiện những nội dung sau:

- Bảo vệ, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đên quyên trẻ em

Trang 27

Thứ nhất là bảo vệ trẻ em khỏi sự phân biệt đối xử Theo đó, các quyền phải được áp dụng bình đăng cho tất cả mọi trẻ em, dù đó là trẻ em trai hay em gái, trẻ thuộc dân tộc thiểu số hay đa số, trẻ sống ở thành thị hay nông thôn, trẻ miền núi hay đồng băng, trẻ là con nuôi hay con đẻ, con trong hôn nhân hay con ngoài giá thú Tất cả đều bình đăng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, pháp lý Thứ hai là bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột và lạm dụng Hiện nay, ở nhiều nơi quyền trẻ em vẫn còn bị ảnh hưởng do các quy phạm xuất phát từ môi trường kinh tế và xã hội Nhiều trẻ em đang phải sông trong cuộc sống hết sức tồi tệ do bị bóc lột về kinh tế, phải làm các công việc nặng nhọc, nguy hại, bị ngược đãi, bị lạm dụng về thé xác, về tình duc, Do do, nhằm bao đảm tối đa quyền sống còn của trẻ em cần bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực, lạm dụng

(bóc lột sức lao động, lao động cưỡng bức, lao động nô lệ, buôn bán và khai thác tình dục

vì mục đích thương mại, xâm hại tình dục, ) Do đó, nhà nước, các cơ quan, các cán bộ công chức được nhà nước giao nhiệm vụ có nghĩa vụ phải bảo vệ trẻ em chống lại những

hành vi bóc lột, lạm dụng, ngược đãi của cha me hay những người chịu trách nhiệm chăm

sóc trẻ em (bảo mẫu, thầy cô giáo hay những người giám hộ trẻ em), đồng thời, phải lập ra những chương trình xã hội thích hợp dé ngăn ngừa su lam dụng va diéu tri cho bénh nhan bang moi hình thức, biện pháp Bởi, nếu người xâm hại, ngược đãi trẻ chính là người gan gũi, thân thiết, trẻ vẫn tiếp xúc và tin tưởng hằng ngày thì những ton thương tâm lý sẽ sâu sắc và nghiêm trọng hơn so với người lạ.

- Giúp đỡ và hỗ trợ những trẻ em bị xâm phạm quyển

Tất cả những trẻ em bị tước đoạt môi trường gia đình đều có quyền được hưởng sự chăm sóc thích hợp thay thé và có những cơ sở nuôi day dé trẻ sớm phục hồi về thé chat,

tâm lý và tái hòa nhập xã hội Các hoạt động này phải sinh ra trong môi trường làm tăng

cường sức khỏe, lòng tự trọng và phẩm giá của trẻ Sự phục hồi về thé chất của việc điều trị y tế, khám chữa bệnh bồi dưỡng sức khỏe cũng cần được quan tâm Sự phục hồi tâm lý gồm sự giúp đỡ nhăm phục hồi tinh thần do các chan thương từ những hành động bao lực, lạm dụng, tra tấn gây ra đồng thời giảm nhẹ những cú sốc về tình cảm ở trẻ Việc tái hòa nhập là việc giúp các trẻ em trở lại cuộc sống gia đình bình thường, trở lại trường học, giúp các em 6n định lại cuộc sống tại làng xóm, khu phó, trong cộng đồng, xã hội

- Gia tăng các tiêu chuẩn thụ hưởng quyển trẻ em

Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 (SDGs) của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết thực hiện cũng nhắn mạnh đến vấn đề an ninh, an toàn trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, môi trường sống Trong đó, trẻ em là một trong những đối tượng được quan tâm đặc biệt nhất Các quốc gia cần thúc đầy trẻ em tiếp cận các nguồn lực và cơ hội, giúp thu hẹp khoảng cách giới, xây dựng bản sắc văn hóa, cộng đồng, tạo

Trang 28

điều kiện phát triển kinh tế xã hội Tổ chức Plan International đã kêu goi 8 diém hanh động vì quyền cho em dé gia tăng các tiêu chuẩn thụ hưởng quyên của đối tượng này bao gồm: tiếp cận giáo dục an toàn; không có bao lực; nhà ở an toàn; di chuyên an toàn; dịch vụ giá cả phải chăng và dễ tiếp cận; công việc phù hợp với lứa tuổi trong môi trường lành mạnh; không gian an toàn và tham gia làm cho môi trường sống an toàn hơn, bao trùm hơn và dễ tiếp cận hơn Việc thực hiện các mục tiêu trên chính là để thúc đây cho khả năng thụ hưởng

QTE ở mức cao hơn.

1.2.5 Phương thức bảo đảm quyền trẻ em

Đề thực hiện được những nội dung BDQTE các chủ thể bao gồm nhà nước, gia đình, các tổ chức xã hội có thê hành động thông qua một phương án như sau:

1.2.5.1 Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đông bộ và thông nhất về BĐQTE Đây có thể coi là phương thức quan trọng và hiệu quả nhất bởi pháp luật là những quy tắc XỬ su chung, có tính bắt buộc đối với mọi người Xây dựng pháp luật về BDQTE đồng nghĩa với việc tạo nên một khung quy định thống nhất về việc các chủ thể có nghĩa vụ và quyền hạn thực hiện các biện pháp, công tác dé bảo đảm và thúc day quyền trẻ em Nha nước cần nỗ lực xây dựng pháp luật, chính sách không ngừng được hoàn thiện theo hướng tiếp cận toàn diện dựa trên QTE, đồng thời, góp phần giải quyết những khía cạnh khác nhau trong van đề BVTE Dé làm tốt công tác này, nhà nước cần lưu tâm hai mặt: xây dựng, thực hiện hoặc lồng ghép thực hiện các chính sách trợ giúp thực hiện và các QTE nói chung, ưu tiên chính sách trợ giup có điều kiện cho các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chính sách dé duy trì và phát triển dich vụ công và các mô hình BVTE; quy hoạch các cơ sở cung cấp dịch vụ BVTE, kết nối với các dịch vụ xã hội khác nhằm đáp ứng việc bảo vệ trẻ em ở cả

ba cấp độ; phát triển các mô hình điểm tư vấn BVTE tai cộng đồng, điểm tham van BVTE

trong trường học, khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia cung cấp dich vu, đăng ký hoạt động cơ sở cung cấp dich vụ BVTE theo quy định của pháp luật; tổ chức thực

hiện công tác BVTE, ưu tiên phòng ngừa, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em.

1.2.5.2 Tuyên truyền, hỗ trợ trẻ em thực hiện quyên của mình

Nhà nước, các tổ chức xã hội cần truyền thông sâu rộng về QTE, nâng cao kỹ năng

song, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em phổ biến va rộng khắp từ trong trường học đến gia

đình và cộng dong; tao diéu kién, hướng dẫn trẻ em tiếp cận các nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tudi, gidi tinh va su phat triển toàn diện của trẻ em, trao cơ hội dé trẻ em

được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng đối những quyết định, vấn đề của gia đình liên quan đến trẻ em hay tham gia các hoạt động xã hội phù hợp Đồng thời, các cơ quan, ban ngành, đoàn

thê, nhà trường cũng quan tâm tiêp nhận ý kiên, kiên nghị, nguyện vọng của trẻ em, giải

Trang 29

quyết theo phạm vi trách nhiệm được giao hoặc chuyền cơ quan, tổ chức có thầm quyền dé xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến trẻ, gia đình trẻ.

1.2.5.3 Giám sát, phản biện xã hội về quyên trẻ em

Đề có được chính sách tốt cũng như thực hiện tốt các quy định pháp luật về quyền của trẻ em, các tổ chức xã hội cần làm tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội về luật pháp, chính sách, đồng thời phát hiện, tiếp nhận, tham gia giải quyết và lên tiếng BVTE Đây là điều hết sức cần thiết bởi nếu thiếu những hoạt động này, các chính sách cũng như quy định của pháp luật được xây dựng sẽ khó có thể đảm bảo tính khách quan, đa chiều Đề làm tốt điều này, cần nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của đội ngũ cán bộ các tổ chức

xã hội các cấp, nhất là cấp cơ sở, đảm bảo thực hiện hiệu quả trách nhiệm đã được quy định

trong văn bản quy phạm pháp luật Đồng thời, tăng cường năng lực nghiên cứu của các tổ chức xã hội về các van đề về QTE để cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác phản biện và đề xuất chính sách Bên cạnh đó cũng cần tăng cường giám sát vụ việc, giám sát quá trình giải quyết vụ việc của cơ quan chức năng và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em nhăm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, chính

đáng của trẻ em.

1.2.5.4 Xây dựng các mô hình can thiệp

Sự chung tay của nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình, những người có liên quan xây dựng nên các mô hình can thiệp để có thể phản ứng kịp thời, can thiệp nhanh chóng khi có hiện tượng xâm phạm QTE xảy ra Dé thực hiện được phương thức này, cần lưu ý một số điểm như: tiếp tục nghiên cứu xây dựng và nhân rộng các mô hình thu hút, tập hợp phù hợp với từng nhóm cho em Nghiên cứu và phối hợp triển khai nhân rộng các mô hình đã và đang được thực hiện hiệu quả; có mô hình hướng tới thay đôi các quan niệm, định kiến của xã hội phân biệt đối xử với trẻ em và tình trạng bạo lực trẻ em Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ dé chia sẻ thông tin, hoc tập kinh nghiệm mô hình hay, hiệu quả; chủ động vận động hỗ trợ nguồn lực, kỹ thuật dé thực hiện các mô hình hiệu quả Xây dựng và thực hiện tốt các đề án, dự án nhằm thúc đây sự phát triển của trẻ em, gop phần thực hiện mục tiêu không để cho trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.

1.2.6 Điều kiện bảo đảm quyền trẻ em ở Việt Nam

Dé có thé BĐQTE, có thé thay nhà nước gia đình và xã hội đã và đang phải sử dụng rat nhiều nguồn lực cũng như thời gian Tuy nhiên, những nỗ lực này phải đặt trong những hoàn cảnh nhất định mà ở đó có những điều kiện BĐQTE Điều kiện đó có thê đặt ra những khó khăn, thách thức cũng như triển vọng đối van đề này Cụ thê như sau:

Trang 30

1.2.6.1 Điễu kiện kinh tế

Kinh tế Việt Nam cũng như toàn thé giới dang có những chuyên biến cơ bản do tác động của kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa quốc tế Những biến chuyên này đã làm thay đổi rất sâu sắc các quan hệ xã hội, lỗi sống, các giá trị và chuẩn mực xã hội Một mặt, nó mang đến những giá trị nhân văn mới như quyên trẻ em, bình dang giới, chống phân biệt đối xử Mặt khác, nó có thê là mai một đi những giá trị truyền thống tốt đẹp và hình thành những lối sống dé cao chủ nghĩa cá nhân nêu khả năng phòng vệ văn hóa của xã hội không được chú ý Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) tạo ra nhiều thách thức đối với việc BVTE nhất là trong môi trường internet.

Tuy nhiên, xét trên mặt tích cực, sự phát triển của kinh tế cũng đem lại những chuyên biến đáng ké về mặt nhận thức cũng như lối sống của người dân trong việc bảo đảm và thúc day QTE Điều đó thé hiện ở chỗ xã hội ngày càng có nhiều phương tiện và cách thức dé quan tâm hon tới trẻ em Cùng với sự bùng nỗ của thông tin, việc chia sẻ các cách thức BVQTE cũng ngày một tốt hơn Chính bản thân nhà nước, gia đình và xã hội cũng có nhiều công cụ hơn dé bảo vệ con em mình.

Dù vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, ngày nay càng nhiều trẻ em ở Việt Nam được hưởng một cuộc sống chất lượng hơn trước Tuy nhiên, vẫn còn trẻ và người chưa thành niên bị bỏ lại phía sau bởi tác động của sự phát triển kinh tế xã hội năng động này, tiếp tục song trong điều kiện thiếu thốn và bị loại ra ngoài Những chênh lệch ngày càng tăng này bị ảnh hưởng bởi sắc tộc, giới tinh, quê quán và khuyết tật Đồng nghĩa với việc một phan lớn trẻ em (khoảng 5,5 triệu trẻ em) bị thiếu thốn ít nhất trong hai lĩnh vực: giáo dục, y tế,

dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường hoặc hòa nhập xã hội Rõ ràng rằng, sự mat

cân bằng thu nhập và bất công xã hội do chênh lệch giàu nghèo khi kinh tế phát triển quá mạnh mẽ chỉ là một biểu hiện của sự tác động tiêu cực mà yếu tố kinh tế mang lại tới vấn dé BDQTE Điều này đòi hỏi cần nhiều nước phải nỗ lực hơn không chi trong việc gia tăng các chuẩn mực về quyền của trẻ em nhăm đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế mà còn phải cân nhắc tới sự phân phối nguồn lợi từ xã hội để đảm bảo công bằng Bên cạnh đó, mỗi gia đình cũng phải trở thành một điểm tựa vững chắc cho con em mình được đối xử một cách công băng, phải giáo dục giúp trẻ em nam được những quyền cơ ban của minh Các tổ chức xã hội phải tìm cách kêu gọi những nguồn lực tài chính đồi dao từ doanh nghiệp, đơn vị kinh tế để có đủ sức mạnh duy trì công việc của mình cũng như đảm bảo và thúc đây hơn nữa QTE.

1.2.6.2 Diéu kiện pháp ly

Hiện nay luật pháp, chính sách về bình đăng giới, về phòng chống bạo lực gia đình đã được ban hành khá đầy đủ Tuy nhiên, việc thực hiện trong thực tế còn khoảng cách lớn,

Trang 31

pháp luật về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới còn thiếu Tình hình vi phạm pháp luật đối với trẻ em diễn ra còn khá phô biến trong khi năng lực giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của trẻ em theo chức năng của các tổ chức xã hội còn hạn chế Việc phát hiện các trường hợp trẻ em nhất là trẻ em gái bi xâm hại, bạo lực và lên tiếng hỗ trợ tham gia giải quyết của các tổ chức xã hội đôi khi còn chậm, chưa chủ động, thiếu sự đeo bám, quyết liệt Ngoài ra, các quy định về bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột, lạm dụng và xâm hại trẻ em ngày càng được quan tâm nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu bảo vệ trẻ em trước đòi hỏi của thực tiễn Tuy nhiên, về mặt thực thi vẫn còn khoảng cách khá xa so với các văn bản pháp luật trên giấy mặc dù đã có những thay đổi

thời gian qua dưới tác động của mạng xã hội và dư luận xã hội.

Trong yếu tô pháp lý, khía cạnh môi trường và không gian tư pháp đối với trẻ em cũng đang được hết sức quan tâm Trong tư pháp xét xử, đối với các vụ việc về hôn nhân và gia đình thực tiễn công tác xét xử cho thấy đây là loại việc có tính đặc thù, xuất phát từ quan

hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình.

Khi giải quyết loại vụ việc này, bên cạnh yêu cầu phải tuân thủ các quy định của pháp luật, còn cần phải chú ý đến yếu té tâm ly, tình cảm, đạo đức, truyền thống của dân tộc Trong đó, yếu tố pháp lý và yếu tố tình cảm nên đan xen vào nhau giữa các bên trước, trong và cả sau quá trình giải quyết Bên cạnh đó việc giải quyết các van dé gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm lý của từng thành viên trong gia đình, có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến định hướng phát triển của trẻ em là thành viên trong gia đình Sau đó nếu giải quyết tốt các vấn đề thuộc quan hệ gia đình, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với việc chăm sóc giáo duc con cái sẽ góp phan hạn chế, ngăn ngừa trẻ em vi phạm quyên, tao môi trường lành mạnh dé trẻ em phát triển thé chất và nhân cách Đồng thời, gop phần vào sự ồn định chung của toàn xã hội.

1.2.6.3 Diéu kiện văn hóa, xã hội

Ngày nay, tình hình tội phạm liên quan đến trẻ em ngày càng phức tạp, da dang, tinh vi, đặc biệt khi công nghệ phát triển thì các hình thức tội phạm lừa đảo, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu sự hiểu biết của trẻ em ngày càng phát triển Bên cạnh đó cũng dẫn tới những

tác động tiêu cực của mạng xã hội gây khó khăn cho giáo dục gia đình và định hướng giáo

dục nhân cách, nhất là đối với trẻ em Hiện nay, các giá tri, chuẩn mực truyền thông trong

gia đình, đặc biệt là gia đình ở nông thôn cũng đang có nhiều thay đổi do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Và nhiều cha mẹ ở nông thôn trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức giáo dục văn hóa, kỹ năng sống, kiến thức giới tính cũng

khiến trẻ gặp nhiều bỡ ngỡ với hệ giá tri, chuân mực mới trong cuộc sống Thực tế cho

thấy, không gian xã hội của trẻ em đang bị tác động bởi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 32

hóa, sự phát triển thé chat, tinh thần và trí tuệ của trẻ em có thé sẽ không đi đúng hướng mong đợi của gia đình và xã hội Điều này đe dọa sự thịnh vượng và phát triển bền vững

đất nước Thực tế này đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm quyết liệt của cả

hệ thống chính trị, nhất là nhà trường, các địa phương và từng gia đình nhằm tạo ra không gian xã hội lành mạnh và an toàn nhất cho chị em trong bối cảnh đất nước đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc té.

1.3 Ý nghĩa của bảo đảm quyền trẻ em

1.3.1 Bảo đảm quyền trẻ em góp phan cụ thé hóa chủ trường, chính sách của Dang va Nhà

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một

sự nghiệp vô cùng lớn lao và hệ trọng, quyết định vận mệnh dân tộc Đó là trách nhiệm của

Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Tham nhuan tư tưởng ấy của Người, trẻ em ngày càng được

chăm lo và nhận được những sự quan tâm đặc biệt Đảng, Nhà nước ta hoàn thiện cơ sở

pháp lý và hiện thực hóa quyên của trẻ em Cho tới hôm nay, về cơ bản, chúng ta có một hệ thông pháp luật về quyền trẻ em tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyên trẻ em ở mức cao nhất Đặc biệt, trong Hiến pháp năm 2013 đã cụ thé hóa đường lỗi của Dang bằng việc quy định rõ: các quyền công dân, trong đó có các quyền trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển mới; quyền và bồn phận của trẻ em; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong

việc bảo vệ quyền trẻ em Hiến pháp coi quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người;

đặt quyền và bổn phận trẻ em trong mối quan hệ với quyền và nghĩa vụ của công dân và coi đó là một bộ phận không thể tách rời

1.3.2 Bảo đảm quyền trẻ em góp phan hiện thực hóa quyền trẻ em

Hiện nay, quyền trẻ em đã được thé chế hóa trong Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 Chương và 106 Điều, trong đó quy định 25 quyền dành cho trẻ em Cùng với đó, còn có nhiều văn bản pháp luật khác cũng chứa đựng những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về quyên trẻ em Tuy nhiên, để những quy định về quyên trẻ em thực sự đi vào đời sống, trẻ em thực sự được hưởng day đủ các quyền của mình thì việc bảo đảm quyền trẻ em là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết Nó đòi hỏi có sự tham gia và góp sức và nỗ lực không ngừng từ tất cả các chủ thê trong xã hội.

1.3.3 Bảo đảm quyên trẻ em góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại quyền trẻ em

Trẻ em là đối tượng yếu thé và sẽ bị tổn thương trước những van dé ton tại trong xã

hội Đạo đức, lôi sông xuông cap, lịch chuân của một bộ phan chi em đang trở thành nôi lo

Trang 33

của gia đình và xã hội Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, biết vận dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng Tình trạng trẻ em phạm tội, chém lang thang, tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề bức xúc Thông qua việc bao đảm và thúc day quyên trẻ em, những bình luận xã hội nói trên sẽ có thé được ngăn ngừa Điều đó không chỉ bảo vệ tốt cho cuộc sống của đối tượng trẻ em ma còn là cách để ngăn ngừa những tiêu chuẩn xã hội mà đối tượng này vì sao vật tiếp tục thực

hiện khi trưởng thành.

1.3.4 Bảo đảm quyền trẻ em góp phần bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất

Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục những nỗ lực nhằm áp dụng các chính sách và thê chế thúc đây quyền trẻ em ở Việt Nam, phù hợp với tôn chỉ: Tré em hôm nay, thé giới ngày mai Uy ban Quốc gia về Trẻ em do Phó Thủ tướng đứng đầu được thành lập đánh đâu một cột mốc mới trong những nỗ lực thực hiện quyền trẻ em của Chính phủ Ủy ban sẽ có vai trò đưa ra đường hướng mới trong việc thực hiện quyên trẻ em và đảm bảo rằng "không trẻ em nao bị bỏ lại phía sau" trong việc duy trì tiến bộ hướng tới đạt Mục tiêu Phát triển Bền vững Thực tế, trẻ em chính là những mầm non hy vọng mang trong mình những trí tuệ, pham chat mang lại cơ hội vô song đề thúc đây sự phát triển não bộ của trẻ, và điều này rất quan trọng với sự tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

1.3.5 Bảo đảm quyền trẻ em góp phan thê hiện thiện chí tuân thủ và thực hiện đúng theo các cam kết quốc tế

Việt Nam đã tham gia và nội luật hóa nhiều quy định từ các văn bản pháp luật quốc tế về Quyền trẻ em Trước hết là tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền năm 1948 Tuyên ngôn “đòi hỏi sự tôn trọng nhân phẩm của con người, quyền tự do của mỗi người đồng thời đòi hỏi cả những nỗ lực liên tục ở mọi cấp độ dé có thể thực hiện hóa việc hưởng các quyền con người trên phạm vi toàn cau, và trẻ em phải được hưởng lợi từ tất cả những bảo dam quyền con người dành cho người lớn Tiếp theo là công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989, Việt Nam phê chuẩn năm 1990, quy định trực tiếp các nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em như: nguyên tắc không phân biệt đôi xử, bình đăng về cơ hội, nguyên tắc lợi ich tốt nhất cho trẻ em và nguyên tắc quyền được sống, tồn tại và phát triển Bên cạnh đó, công ước đã quy định rất nhiều nguyên tắc cơ bản của trẻ em của các quốc gia thành viên phải tôn trọng.

Việc bảo đảm quyền cho em một cách tốt nhất chính là biểu hiện của việc tôn trọng và thực

hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế.

Trang 34

1.4 Bảo đảm quyền trẻ em trong đại dịch Covid-19 1.4.1 Sơ lược về đại dịch Covid-19

1.4.2.1 Đại dịch Covid 19 và hậu quả đối với thé giới

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019 và sau đó đã nhanh chóng lan ra hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thé giới WHO chính thức ghi nhận dịch này là đại dịch toàn cầu (pandemic) vào ngày 11/3/2020 Tính đến ngày 01/02/2022, trên thế giới đã có 373,4 triệu người nhiễm, trong đó có gần 5,7 triệu ca tử vong; tại Việt Nam đã có gần 2,29 triệu người nhiễm, trong đó có 37,8 nghìn ca tử vong Đặc biệt, trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021 đến nay) cả nước ghi nhận SỐ ca nhiễm tăng đột biến Trong hơn hai năm, biến thé Omicron hiện nay được xem là “biến thé đáng lo ngại” trong 5 biến thé đã được phát hiện vì những bằng chứng cho thấy sự vượt trội về tốc độ lây nhiễm nhanh chóng và tỷ lệ các ca nhiễm bệnh được ghi nhận tại nhiều quốc gia, tiềm ân nguy cơ trì hoãn sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Đại dịch Covid 19 bước sang năm thứ 4 đã khiến thế giới chao đảo bởi những tác động sâu sắc lên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, gây ra sức ép lớn lên sức khỏe cộng đồng, hệ thống y tế toàn cầu và cướp đi sinh mệnh của nhiều người trên thế giới Cho đến nay, thé giới đã đạt được nhiều tiễn bộ trong phòng chống dịch, tuy nhiên vẫn còn những an số chưa có lời giải về nguồn gốc của dịch, hiệu quả của vaccine, các triệu chứng bệnh Tỷ lệ mắc Covid-19 tiếp tục gia tăng bất chấp các nỗ lực ngăn chặn nghiêm ngặt và kiểm

dịch trên toàn cầu Covid-19 tác động tới tất cả mọi người và trẻ em là một trong những

nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất và phải chịu hậu quả lâu dài 1.4.2.3 Sự ảnh hưởng của dai dịch Covid-19 đối với quyễn trẻ em

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tong dân số Việt Nam là 96,2 triệu người, trong đó trẻ em dưới 16 tuổi là 24,7 triệu người và người dưới 18 tuổi là 27,2 triệu người Như vậy có khoảng hon 1/4 dân số đất nước là trẻ em và phải chịu ảnh hưởng mọi mặt bởi thiên tai, dịch bệnh không chỉ trong tức thời — mat đi một giai đoạn phát triển và tiếp nhận quan trọng xét ở góc độ sinh học và xã hội mà về lâu dài tạo ra lỗ hồng rất khó có thê bù đắp lại được trong tương lai.

Thật vậy, trẻ em von là nhóm đối tượng dễ bị ton thương, nay lại các chịu những tác động nặng nề do ảnh hưởng của đại dịch mang lại: bị hạn chế trong việc đến trường, các hoạt động vui chơi, giải trí, chịu ảnh hưởng từ những ton thất về kinh tế, thậm chí chịu những tôn thương về tâm ly khi mất đi người thân Thực tế, việc các địa phương trên cả nước thực hiện theo các chỉ cách ly xã hội, giãn cách xã hội khiến điều kiện học tập, sinh hoạt của nhiều trẻ em trở nên rất khó khăn Khi các trường học đóng cửa, việc thích nghỉ

Trang 35

với chương trình hoc trực tuyến cũng trở nên bat cập Hậu qua dẫn đến nhiều tinh trang thiếu sách giáo khoa, thiếu trang thiết bị học tập (máy tính, mạng Internet, ), đặc biệt là những trẻ em ở miền núi hay vùng nông thôn lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Không những thế, việc học trực tuyến của các em nhỏ vẫn gặp nhiều vướng mắc bởi số lượng học sinh quá lớn (ước tính có khoảng 7.350.000 học sinh thuộc 26/63 tỉnh, thành phố đang học online), việc học tập vì thế mà thường xuyên bị gián đoạn khiến quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, nhất là ở bậc tiểu học kém hiệu quả Đó là chưa kê đến, tại các địa

phương phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, hàng nghìn, hàng triệu trẻ em phải ở nhà

thời gian dài và học tập hàng giờ trước máy tính, điện thoại kéo theo nhiều hệ lụy liên quan đến sức khỏe tâm thần Những biểu hiện dễ nhận thay nhất là trình trạng mệt mỏi kéo dài, giảm tương tác xã hội dẫn đến cảm giác cô đơn, mat động lực phan đấu trong học tập và cuộc sống Bên cạnh đó, các em có thể cũng rơi vào tình trạng lo âu và căng thăng khi học trực tuyến hàng giờ đồng hồ cùng khối lượng kiến thức lớn Thậm chí, do thời gian đài ở nhà và bị hạn chế nhiều mối quan hệ nên không ít em nảy sinh mâu thuẫn trong cuộc sống Ngoài ra, rất nhiều trẻ em trong thời gian gia đình, người thân đi điều trị ở khu cách ly tập trung không có người quan tâm, chăm sóc dẫn đến nhiều trường hợp bị xâm hại, lạm dụng

hay xảy ra những tai nạn thương tâm không đáng có do trẻ phải ở nhà một mình Hơn nữa,

cũng có rất nhiều trẻ em mat đi cha mẹ, người thân, trở thành trẻ m6 côi, rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, không nơi nương tựa, thiếu sự chăm sóc của cha, mẹ, gia đình.

Do vậy đại dịch Covid-19 có thé được coi là tinh trạng khan cap mức độ toàn cầu đã ảnh hưởng sâu sắc tới việc thụ hưởng quyền con người nói chung và quyền của trẻ em nói riêng trên tất cả các lĩnh vực.

1.4.2 Bao đảm quyền trẻ em trong đại dịch Covid-19:

Hiện nay, bóng đen từ khủng hoảng đại dịch đã bao trùm lên mọi quốc gia, không phân biệt giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển Mặc dù, Việt Nam và nhiều quốc gia không công bố covid 19 là tinh trạng khan cấp, nhưng mức độ nguy hiểm va lây lan của dịch bệnh

về mặt thực tế có thé coi là khan cấp.

- Tình trạng khẩn cấp

Tinh trang khan cấp là tình huống xảy ra khi thảm họa lớn do thiên nhiên, con người gây ra, khi dịch bệnh lây lan trên diện rộng vượt quá khả năng ứng phó của chính quyền, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tải sản của cá nhân, tài sản của nhà nước và của tổ chức khac!! Tình trạng khan cấp có thé diễn ra trên một hoặc nhiều địa phương hay trên phạm vi cả nước Khi áp dụng tinh trạng khan cấp tất yếu sẽ dẫn đến việc hạn chế quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân, trong nhiều trường hợp còn dẫn đến việc hạn chế quyền trong lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội.

Trang 36

- Hạn chế quyên con người, quyên công dân

Điều 29 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948 (Universal Declaration of Human Rights), Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) cho thấy “hạn chế quyền con người là nguyên tắc cơ bản” Trên tinh thần đó, ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 đã cụ thé hóa tư tưởng này bằng quy định tại khoản 2 Điều 14: “Quyên con người, quyên công dân chỉ có thé bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp can thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đực xã hội, sức khỏe của cộng đồng”: khoản 4 Điều 15: “Việc thực hiện quyên con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyên và lợi ích hợp pháp của người khác” Bên cạnh đó, Nghị định 71/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trang khan cấp trong trường hợp có thảm hoa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm truyền nhiễm năm 2007; Nghị định số 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch đã cụ thê hóa tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước.

Giới han hay hạn chế quyền con người, quyền công dân có thé hiểu là việc Hiến pháp hay văn bản luật của quốc gia có điều khoản hạn chế quyền cho phép nhà nước áp đặt điều kiện đối với việc hưởng thụ hay thực hiện quyền và tự do cá nhân nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp ly của nhà nước, xã hội và của cá nhân khác!? Hiểu theo phương diện này, giới

hạn quyền cũng là chính là một cách thức để bảo vệ quyên Bởi, bên cạnh việc khăng định

công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyên con người, quyền công dân, pháp luật cũng trù liệu khả năng hạn chế quyền con người, quyền công dân trong một số trường hợp nhất định liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng Điều này cũng đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyên của Liên hợp quốc năm 1948 khang định: “Trong khi thực hiện những quyên tự do của minh, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra dé những quyén tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những doi hỏi chính dang về dao ly, trật tự công cộng va an toàn chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn” (Điều

Thực tế cho thấy, đứng trước bối cảnh dai địch Covid-19, các nhà nước đã và đang phải thiết lập nhiều biện pháp mà những biện pháp này có thê trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế quyền con người ở những mức độ khác nhau Nhưng những hạn chế này phải là hợp pháp trong tình trang khan cấp về y tế nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng va phù hop với nguyên tắc chung về quyền con người Hạn chế quyền là việc thu hẹp quyền hay Nhà nước áp đặt

Trang 37

điều kiện đối với việc hưởng thụ hoặc thực hiện quyền và tự do cá nhân Tất nhiên, Nhà nước với tư cách là chủ thé quản lý xã hội chỉ có thé áp dụng các biện pháp tốt nhất trong hoàn cảnh cụ thể để bảo đảm quyền con người được thực thi chứ không thể là biện pháp hoàn hảo nhất Vì vậy dé bảo đảm quyền con người buộc Nhà nước phải hạn chế quyền nhằm giải quyết xung đột giữa quyền lợi cá nhân với quyền lợi của người khác, của xã hội theo lý thuyết cân xứng.

- Bao đảm quyên trẻ em trong bồi cảnh đại dịch Covid-19

Trẻ em sinh ra có quyền được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập, vui chơi Nếu không ứng phó kịp thời, đại dich COVID-19 kéo dai sẽ ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí tước đi các quyền đó của các em Bảo đảm quyên trẻ em trong bối cảnh đại dịch cũng chính là dam bảo một thé hệ học sinh khỏe mạnh cho hôm nay và lực lượng lao động có kỹ năng, năng suất cao cho sự phát triển kinh tế mai sau Trẻ em, khác với người lớn, đang trải qua những giai đoạn phat triển quan trọng, đặc biệt là phát triển về nhận thức, và khi bị lỡ cơ hội phát triển và trưởng thành này - các em sẽ bỏ lỡ nó suốt đời.

Tại một số quốc gia, ngay từ khi bắt đầu đại dich COVID-19, các chính sách và chương trình an sinh xã hội — trong phạm vi tông thé các chính sách kinh tế và xã hội rộng lớn — đã ngay lập tức được mở rộng, nhằm giải quyết những thách thức mà gia đình và trẻ em gặp phải Các gói an sinh xã hội mở rộng giúp giải quyết những nhu cầu phát sinh từ tác động kinh tế - xã hội của đại dịch như suy giảm thu nhập từ sinh kế gia đình và nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ về lương thực, trang trải chỉ phí y tế và thuốc men, chăm sóc trẻ em, đi lại và

học tập, v.v Trong bối cảnh đó, Chính phủ nhận thay tính cấp thiết và nhất trí rang bảo

đảm quyền trẻ em là đúng về nguyên tắc, phù hợp với thực tế, cẦn được ưu tiên và mang

lại hiệu quả trong việc giảm nghèo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn xác định

quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, đặc biệt với trẻ em luôn được đặt lên là đối tượng ưu tiên hàng đầu nên dù cả nước hiện vẫn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn cần quyết tâm, nỗ lực bảo đảm quyền trẻ em một cách tốt nhất.

TONG KET CHƯƠNG I

Tai chương I, nhóm đã làm rõ van dé về lý luận chung của van dé trẻ em, quyền trẻ em và bảo đảm quyền trẻ em, từ đó nhóm tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, phân tích khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa của quyền trẻ em nhằm nhấn mạnh tam quan trọng của quyên trẻ em.

Thứ hai, phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương thức bao đảm quyên trẻ em cùng với việc phân tích chủ thé và điều kiện bảo đảm quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, phân tích van đề bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Trang 38

Qua những tìm hiểu và phân tích trên đây, có thé thay Bảo dam QTE là một nội dung hết sức quan trọng, đòi hỏi cần được chú trọng và quan tâm hơn cả Nó thê hiện ở những nỗ lực dé quyền không những được dé cao mà còn được tạo điều kiện đề tiễn bộ hơn nữa Dé thực hiện tốt việc bảo đảm quyền trẻ em cần có sự chung tay của các chủ thể trong xã hội như nhà nước, gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội khác nhằm triển khai một cách có hiệu quả các nội dung cũng như phương thức bảo đảm quyền trẻ em nêu trên.

Nội dung trong Chương I là nền tảng lý luận cơ bản, là tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh đại địch Covid-19 ở Việt Nam và các giải pháp, kiến nghị pháp luật có liên quan.

CHUONG II: THỰC TRANG BAO DAM QUYEN TRE EM TRONG BOI CANH

DAI DICH COVID-19

2.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo dam quyền trẻ em trong bối cảnh đại dịch

Covid-19 ở Việt Nam

2.1.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền sống của trẻ em trong bối cảnh đại

dịch Covid-19

2.1.1.1 Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyên sống của trẻ em trong bồi cảnh đại dịch

Quyền được sống, chăm sóc sức khỏe là quyền co ban, quan trọng nhất của con người được công nhận trong các văn bản pháp lý về quyền con người của LHQ và các quốc gia thành viên Đối với trẻ em, quyền sống được ghi nhận ở Điều 6, 8 Công ước LHQ về Quyền trẻ em (CRC), trong đó, công ước chỉ ra trách nhiệm của các quốc gia là phải bảo đảm cho sự sống còn và phát triển của trẻ em đến mức tối đa có thé được Trên cơ sở đó, Việt Nam đã nội luật hóa những qui định này vào lĩnh vực pháp luật Việt Nam và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Trong Luật Trẻ em 2016, tại Điều 12 có quy định: “7rẻ em có quyên được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển ”, Điều 14 có ghi nhận: “Trẻ em có quyên được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh ”

Với phương châm hành động “Không một ai bị bỏ lại phía sau” trong phòng, chống đại dịch Covid-19 thì đối với trẻ em - nhóm dân cư dễ bị tổn thương này không những không bị bỏ lại mà còn được ưu tiên chăm sóc Đề kiểm soát tình hình dịch bệnh, tránh lây lan trong cộng đồng, ưu tiên đảm bảo sức khoẻ và tính mạng của toàn thê nhân dân trong đó có trẻ em, ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc và đề xuất các cách thức tô chức thực hiện dé ứng phó với đại dịch này Trong đó có các biện pháp như “cách ly xã hội”, “yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết”! (Chi thị 16/CT-TTg).

Trang 39

Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 dé ra các biện pháp tránh tập trung từ 10 người trở lên ngoài phạm vi trường học, dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng Việc ưu tiên cho sức khỏe cộng đồng cũng được ghi nhận trong pháp luật quốc tế, như vậy không có nghĩa là quốc gia có nghĩa vụ bảo đảm ai cũng phải khoẻ mạnh mà quan trọng hơn là bảo đảm mọi người có quyền được hưởng tiêu chuân sức khoẻ cao nhất.

Ngày 26/5/2020, Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em đã nêu ra những phương hướng có tác động sống còn đối với sự phát triển của các em Cơ quan có vai trò nòng cốt trong bảo vệ sức khỏe của trẻ em là Bộ Y tế triển khai chính sách, giải pháp phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em đưới 5 tuổi Các Bộ, ngành, UBND các cấp nghiên cứu, ban hành tiêu chí xác định mức độ tốn hại sức khỏe tâm thần đối với trẻ em bị xâm hai, bao

lực, Chỉ thị cũng đề ra su can thiét phối hợp giữa các cơ quan, tô chức; coi trọng đúng

mức công tác bảo vệ trẻ em, áp dụng nghiêm các chế tài xử lí đối với các đối tượng vi phạm Ngày 29/5/2021, Bộ LD-TB& XH ban hành Quyết định số 623/QD-LDTBXH về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm COVID-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống

dịch COVID-19 Trong đó quy định hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em bị nhiễm COVID-19 và trẻ

em phải cách ly tập trung dé phòng, chống dịch COVID-19 theo quyết định của cơ quan có thâm quyền tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Định mức hỗ trợ căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 Trẻ em từ 0 - 16 tuổi được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày trong 21 ngày cách ly tập trung dé đảm bao sức khỏe thé chat cho các em Ngoài ra, các em được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người 2.1.1.2 Thực tiễn bảo đảm quyền sống của trẻ em trong bồi cảnh đại dịch Covid-19

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chấp nhận “hi sinh” một phần tăng trưởng, ban hành nhiều chính sách như giảm một số khoản phí, lệ phí, hỗ trợ

người dân, người lao động và chủ sử dụng lao động Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, Chính

phủ đã sớm chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH tham mưu xây dựng dé Chính phủ kip thời ban hành hai gói hỗ trợ có tông trị giá 64.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68/NQ-CP (trị giá 26.000 tỷ đồng) và Nghị quyết 116/NQ-CP (trị giá 38.000 tỷ đồng) cho các đối tượng gặp khó khăn '' Các gói hỗ trợ được ưu tiên áp dụng triển khai nhanh với thủ tục đơn giản chính sách hỗ trợ người mang thai, người nuôi con dưới 6 tuổi, trẻ em bị nhiễm Covid-19, trẻ em phải cách ly y tế tập trung Gói hỗ trợ đã giải quyết sinh kế cho nhiều gia đình để duy trì cuộc sông của họ trong thời kỳ giãn cách Trẻ em là công dân đặc biệt được gia đình và xã hội

Trang 40

bảo vệ, chăm sóc ngay từ khi còn là bào thai Hỗ trợ của Chính phủ đảm bảo sự liền mạch và chất lượng của hoạt động chăm sóc sức khỏe, giáo dục và dinh dưỡng cho trẻ em.

Đối với các trẻ em có cha mẹ mat trong đại dịch Covid-19, Hội doanh nhân trẻ Việt Nam đã khởi động các chương trình “ATM yêu thương”, “Trao gửi yêu thương” nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, tạo nguồn lực hỗ trợ một triệu đồng/tháng đối với mỗi trẻ em cho đến khi đủ 18 tuổi Chương trình hướng đến việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân phát huy truyền thống nghĩa tình, chung tay chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi do dịch Covid-19 gây ra Trẻ em mồ côi do đại dịch

COVID-19 được ưu tiên bố trí, hỗ trợ dé được chăm sóc thay thế bởi người thân, cá nhân,

gia đình nhận chăm sóc, giúp trẻ được sông trong môi trường gia đình, bảo đảm lợi ích tốt nhất Người chăm sóc trẻ hay cán bộ địa phương nơi các em sinh sống có trách nhiệm sớm phát hiện các dấu hiệu sang chan (nếu có) dé can thiệp kịp thời Dé có phương án hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của trẻ, Bộ LĐ-TB&XH đã đề nghị các tỉnh, thành phố cập nhật SỐ lượng, điều kiện chăm sóc từng trường hợp trẻ em có cha, mẹ mat do đại dịch Covid-19, nguyện vọng của trẻ và người giám hộ của trẻ để có biện pháp trợ giúp phù hợp Tính đến hết năm 2021, Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam đã chi trên 14 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em bị mồ côi

do Covid-19.

Dé tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyên trẻ em và bảo vệ trẻ em, Bộ Y Tế đã có những biện pháp như tô chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ y tế; day mạnh công tác truyền thông lồng ghép tại các buôi tiêm chủng: phối hợp tổ chức chiến dịch bổ sung Vitamin A; tô chức cân trẻ dưới 2 tuổi hằng tháng Đối với đội ngũ cán bộ y tế tại các xã, phường, thị tran trong những năm qua và nhất là trong thời điểm dịch bệnh đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ em trong việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ Bộ Y Tế phối hợp với các Bộ, ngành bảo đảm ưu tiên chăm sóc, khám chữa bệnh cho các trường hợp trẻ em bị nhiễm Covid-19 tại các cơ sở điều trị theo quy định tại điều 14 Luật trẻ em Các cơ sở cách ly tập trung đáp ứng nhu cầu an toàn như có đủ nước sạch, an toàn vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng.

Các bậc làm cha, mẹ cũng ý thức được việc bảo vệ trẻ em khi mắc Covid-19 Từ đầu mùa dịch đến nay, tỷ lệ mac Covid-19 ở trẻ đưới 18 tuổi của nước ta là 19,2%!Š, tuy dién biến nhẹ nhưng trên thực tế hậu Covid-19 đã có những trẻ nguy kịch vì chứng bệnh này Biểu hiện lâm sàng của trẻ có thể là sốt cao liên tục, phát ban, rỗi loạn tiêu hóa, nặng hơn là gặp các biến chứng tim mạch, sốc nếu không được chân đoán và điều trị kịp thời có thê gây tử vong Vì thế đối với trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà, trẻ em được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, theo dõi sát sao nhiệt độ Khi trẻ có bất cứ biéu hiện nào như khó thở, lờ do, tím tái chân tay đã được bố mẹ đưa đến bệnh viện kịp thời.

Ngày đăng: 31/03/2024, 03:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN