1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và thực tiễn tại các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện của thành phố Hà Nội

93 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Yêu Cầu Của Bị Hại Và Thực Tiễn Tại Các Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Cấp Huyện Của Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh
Người hướng dẫn TS. Vũ Gia Lâm
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Hình sự và Tố tụng hình sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 51,84 MB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu đề tài Khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại là một quy định không mới,được áp dụng khá phô biến trong pháp luật các nước, nên đã có nhiều côngtrình nghiên cứu khoa h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYEN THỊ DIEU LINH

KHỞI TÓ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CÂU CỦA BỊ HẠI

VÀ THUC TIEN TẠI CÁC CƠ QUAN TIEN HANH TO TUNG CAP HUYEN CUA THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN THI DIEU LINH

KHOI TO VU AN HÌNH SU THEO YEU CÂU CUA BI HAI VA THUC TIEN TAI CAC CO QUAN TIEN HANH

TO TUNG CAP HUYEN CUA THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Chuyên ngành: Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Gia Lâm

HÀ NỘI, NAM 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôidưới sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Gia Lâm

Các số liệu thống kê, trích dẫn nội dung Bản án trong luận văn đảm bảo

độ chính xác, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng theoquy định Những kết quả nghiên cứu khoa học nêu trong luận văn chưa từngđược ai công bồ trong bat kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận vănnày./.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Diệu Linh

Trang 4

DANH MỤC TU VIET TAT

Bộ luật Hình sựTiến hành tố tụngKhởi tổ vụ ánViện kiểm sát

Cơ quan điều tra

Trang 5

MỤC LỤC

9827.0000015 |

1 Tinh cấp thiết của đề tài csescesesestesesseeeeseees |

2 _ Tình hình nghiên cứu đề tài 2-5 secxecererrrerkerxee 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài 6

4 Doi tượng và phạm vi nghiên eứu - - 2 2 s+s++sz£x+xerxd 7

5 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -5-5scs¿ 89:10/9)/e 10

MOT SO VAN DE CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT

TO TUNG HINH SU VE KHOI TO VU AN THEO YEU CAUCUA BI HẠA Ì G5 SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1111 1111111111 grx 101.1 Một số van đề chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầuCUA DEAT 0 101.1.1 Khái niệm khởi tô vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hai 101.1.2 Ý nghĩa của việc quy định khởi to vụ án hình sự theo yêu cauCUA DENG 81nn77ẦẦaAa 171.2 Quy định của Bộ luật tô tung hình sự về khởi tổ vu án hình sựtheo yêu câu CUA ĐỊ NAL cv kg tk TH tre 201.2.2 Chủ thể có quyền yêu cau, nội dung và hình thức thực hiệnyêu câu khởi tô vụ an hình sự của bị lại à ààccsessses 231.2.3 Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu và rút yêu cầu khởi to vụ

an hình sự theo yêu câu của bị Hqi c cà SccSssSsseiseeeeres 30KET LUẬN CHUONG - - 2 + S2+EE+E£E£EEEEEEEEEEEEErErkerkees 37

0):19/9)02 211 -43- 38

THUC TIEN KHOI TÔ VỤ ÁN THEO YÊU CÂU CUA BỊ HAITẠI CÁC CO QUAN TIEN HANH TO TUNG CAP HUYỆNCUA THÀNH PHO HÀ NỘI VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ 382.1 Thực tiễn khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại tạicác cơ quan tiên hành tô tụng câp huyện của thành phô Hà nội 38

Trang 6

2.1.1 Thực tiễn khởi tô và giải quyết các vụ án khởi tô theo yêu caucủa bị hại tại các cơ quan tiên hành tô tụng cáp huyện trên địa bàn

#,2//02.,30zi.0 1/327 0nẺ8nẺ8 382.1.2 Những hạn chế, vướng mắc trong thuc tiễn khởi tô vụ án theoyêu cẩu của bị hại tại các cơ quan tiến hành tô tụng cấp huyện của thành phố Hà Nội và nguyên n"hÂH - 25-52 S‡Sk‡E‡EESEE+EeEEEerkerkrrees 452.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khởi tố vụ án theoyêu cau của bị hai từ thực tiên các cơ quan tiên hành tô tụng caphuyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội 5-52 eee 592.2.1 Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật 2secs+cee: 592.2.1 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật 69KET LUẬN CHƯNG 2 (5< Ss SE kEEEE EEEEkEEEEkEkerkrkererkred 72KET LUẬN - 52 ST S1 1 181111111111 0111111 1111111111 tk grrkd 73DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2 5 s+szcx+xerxd |

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của các chủ thê tố tụnghướng tới việc giải quyết vụ án khách quan, công bằng, góp phần đấu tranhphòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người Tổ tụng hình sự là một quátrình giải quyết vụ án, trong đó có nhiều chủ thể, nhiều giai đoạn khác nhauphù hợp với tính chất, đặc điểm của các cơ quan tiễn hành tố tụng, là cơ chế

mà qua đó tội phạm được điều tra làm rõ, bị truy tố, xét xử và hình phạt được

áp dụng mà vẫn đảm bảo tôn trọng va bảo vệ quyên con người trong tô tụnghình sự luôn phải được giải quyết hài hòa Về nguyên tắc, khi xảy ra vụ ánhình sự, cơ quan có thầm quyền phải khởi t6 vụ án, nhằm giữ nghiêm trật tự,

kỷ cương, nhưng có khi việc khởi tố vụ án lại mang đến cho người bị hạinhững hậu quả không mong muốn Do vậy trong một số trường hợp, pháp luậtcho phép người bị hại quyết định có yêu cầu nhà nước xử lý người gây thiệthại cho mình theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự hay không, dé bảo vệ tốtnhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ

Quy định khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại là cơ sở pháp lýquan trọng, đã và đang phát huy vai trò tích cực trong thực tiễn, góp phầnquan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại Tuynhiên, sau một thời gian áp dụng, quy định này đã bộc lộ những vướng mắc,

bat cap do chua hop ly va thiéu đồng bộ; chưa dự liệu và điều chỉnh hết các

trường hợp xảy ra trong thực tiễn; chưa thực sự đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyềncon người trong tô tụng hình sự

Mặt khác, Việt Nam đang trong tiến trình cải cách tư pháp và xây dựngnhà nước pháp quyền XHCN Hoàn thiện quy định khởi tố VAHS theo yêucầu của người bị hại là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền

và lợi ich hợp pháp của người bị hại trong t6 tụng hình sự

Trang 8

Mặc dù là một trong những van đề trọng tâm của khoa học Luật tố tụnghình sự, lại là vẫn đề phức tạp trong công tác thực hiện pháp luật, nhưng lýluận về khởi tố VAHS lại chưa được các chuyên gia pháp lý hình sự nghiêncứu chuyên sâu Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có

hệ thống về quy định khởi t6 VAHS Lý luận về khởi tố VAHS so với các vấn

đề khác của tố tụng hình sự vẫn chưa phát triển, mảng tri thức về đề tài nàyhiện còn hạn chế dẫn đến việc nhận thức chưa có sự thống nhất Chính vì vậy,việc nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về quy định khởi tố VAHStheo yêu câu của người bị hại là yêu cầu khách quan và cần thiết, nhăm lý giảimột cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay

Từ những ly do nêu trên, tác giả đã chọn dé tài: “Khởi t6 vụ án hình sựtheo yêu cầu của bị hại và thực tiễn tại các cơ quan tiễn hành t6 tụng cấphuyện của thành phố Hà Nội” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận văn củamình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại là một quy định không mới,được áp dụng khá phô biến trong pháp luật các nước, nên đã có nhiều côngtrình nghiên cứu khoa học ở các cấp độ và mức độ nghiên cứu khác nhau,điển hình như:

- Về các công trình khoa học là bài báo có các tác giả: Một số tác giảcũng đã công bố những bài báo khoa học có đề cập đến van đề khởi tổ VAHStheo yêu cầu của người bị hại, như: tác giả Hoàng Thị Liên, “Cần sửa đổi cácquy định liên quan đến quyên khởi to theo yêu câu của người bị hại trongBLTTHS năm 2003”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8/2006; tác giả PhạmMạnh Hùng, “Mot số vấn dé lý luận và thực tiễn của việc khởi to vụ án vàkiểm sát việc khởi t6 vụ án”, tạp chí Kiểm sát, 2007; tác giả Lê Văn Cân,

“Một số vướng mac khi giải quyết vụ an được khởi tô theo yêu cau của người

Trang 9

bị hại”, Tạp chi Kiểm sát số 4/2008; tác giả Nguyễn Hải Ninh, “Vấn dé khởi

to vụ án hình sự theo yêu cẩu người bị hại”, Tạp chí Luật học số 6/2010; tácgia Phạm Thái, “Ban về một số van dé khởi tổ vụ án hình sự theo yêu cầu củangười bị hại”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 5/2012; Tạp chí kiểm sát: số 03tháng 2/2008; số 9 tháng 5/2009v.v

- Về các công trình nghiên cứu chuyên khảo, tham khảo hay bình luận

có các công trình sau: Viện nhà nước và Pháp luật, Toi phạm học, luật hình sự

và t6 tụng hình sự Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Giáo trìnhluật tổ tụng hình sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội; PGS.TS VõKhánh Vinh (chủ biên) Bình luận khoa học bộ luật tổ tụng hình sự, NxbCAND, 2004; PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Chương thứ bay — người tham gia

tô tụng, Chương mười — Khởi tố vụ án hình sự, Giáo trình luật tổ tụng hình sựViệt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2013;

- Về luận án tiễn sĩ và luận văn thạc sĩ, có: tác giả Hoàng Lan Phương,Khởi to vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật to tung hình sựViệt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật - DHQGHN, 2009; tác gia Thịnh

Quang Thắng, Người bị hại trong luật t6 tụng hình sự Việt Nam, Luan văn

thạc si, Khoa luật DHQGHN, 2011; tác giả Nguyễn Trương Tín, Mot số vấn

dé về sự tham gia tranh tụng của người bị hại và nguyên đơn dân sự tại phiêntòa hình sự sơ thẩm theo yêu cẩu của cải cách tu pháp, Luận văn thạc sĩ,Khoa luật - DHQGHN, 2010; tác gia Phạm Văn Huân, Những cơ sở và căn

cứ khởi t6 vụ án hình sự trong luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc

sĩ, Khoa luật - DHQGHN, 2013; tác giả Lê Nguyên Thanh, “Người bị thiệthại do tội phạm gây ra trong to tụng hình sự Việt Nam'”,NCS.Lê Lan Chi,Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình

sự Việt Nam — Những van dé ly luận va thực tién, Luan an tién si luat hoc,Khoa luat - DHQGHN, 2010; Luan an tiến sĩ luật hoc, Đại học Luật TP Hồ

Trang 10

Chí Minh, 2013 ; NCS.Dinh Thi Mai, “Quyên của người bị hại trong to tunghình sự Việt Nam”, Luận án tiên sĩ luật hoc, Học viện Khoa học xã hội, ViệnHàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2014; Luận án tiến sĩ luật học củaNguyễn Đức Thai, “Khoi to vụ án hình sự theo yêu cẩu của người bị hạitrong to tụng hình sự Việt Nam”, bảo vệ tại trường Dai học Luật thành phố

Hồ Chí Minh năm 2015 đã tiếp cận dưới giác độ việc khởi t6 VAHS theo yêucầu của người bị hại trong Luật t6 tụng hình sự Việt Nam từ khi có BLTTHSnăm 1988 đến BLTTHS năm 2003

Những công trình nghiên cứu ké trên, ở mức độ nhất định, đã đề cậpđến những vấn đề lý luận chung, pháp luật hay thực tiễn thi hành về khởi tốVAHS theo yêu cầu của bị hại theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Tuynhiên, phần lớn các công trình này được nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sởquy định của BLTTHS năm 2003.

Sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, van đề khởi tố VAHStheo yêu cầu của bị hại cũng đã được đề cập đến trong một số công trìnhnghiên cứu như: Gido frình luật to tụng hình sự Việt Nam, Trường dai hocLuật Hà Nội; Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015 do Trần Văn Biên vàĐinh Thế Hưng làm chủ biên; Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015 doPGS.TS.Nguyễn Văn Huyên và TS.Lê Lan Chi làm chủ biên Tuy nhiên, vấn

dé khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại trong các công trình trên mới chỉđược đề cập một cách khái quát nên cần phải có những công trình nghiên cứuchuyên sâu hơn Một số công trình khoa học đăng trên các tạp chí chuyênngành trong những năm gần đây, tuy có đề cập đến vấn đề khởi tố VAHS theoyêu cầu của bị hại trong BLTTHS năm 2015 nhưng chỉ dừng lại ở một số khíacạnh nhất định như: Pham Thái, Khởi t6 vu án hình sự theo yêu cẩu của bịhại, Luật học số 9/2016; tác giả Trần Hồng Ca, Boi fhường thiệt hại chongười bị buộc tội oan trong vụ an hình sự khởi tô theo yêu câu cua bị hại, Tạp

Trang 11

chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2016; tác giả Lương Văn Công, Quy địnhcủa BLTTHS năm 2015 về khởi tô vụ án hình sự theo yêu cẩu của bị hại, Tạpchí Kiểm sát số 9/2016; tác giả Nguyễn Văn Khánh, Vé quy định khởi tổ vụ ántheo yêu câu của bị hại tại Điễu 155 BLTTHS năm 2015, Tạp chí Nhà nước vàPháp luật số 5/2017; tác gia Vũ Gia Lâm, Khoi t6 vụ án hình sự theo yêu cẩucủa bị hại — những Vướng mắc khi thực hiện và kiến nghị khắc phục, Tạp chíLuật học số 12/2017; tác giả Huỳnh Thanh Dam, Quyên rút yêu câu khởi tổcủa bị hại ở giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát15/2018, Bên cạnh đó, có một số luận văn, luận án nghiên cứu về khởi tốVAHS theo yêu cầu của bị hại được bảo vệ sau khi BLTTHS năm 2015 cóhiệu lực như: tác giả Nguyễn Tiến Long, Khoi t6 vu án hình sự theo yêu caucua bị hại trong quy định cua Bộ luật T 6 tụng hình sự năm 2015; luận vanthạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018; tác giả Hoàng Thị VânAnh, Khởi tổ vụ án hình sự theo yêu cẩu của bị hại và thực tiễn thi hành tạitỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019;tác giả Nguyễn Thanh Tùng, Khoi tô vụ án theo yêu cẩu của bị hại và thựctiễn thi hành tại thành phô Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật hoc, Trường Daihọc Luật Hà Nội, 2019:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên cho thấy, ở nước ta đã cómột số công trình nghiên cứu cơ bản và trực diện về van đề khởi tố vụ án, địa

vị pháp lý của bị hại cũng như xung quanh vấn đề bảo đảm quyền và nghĩa

vụ của bị hại khi tham gia t6 tụng Tuy nhiên những nghiên cứu đó mới chỉdừng lại ở các công trình nghiên cứu chung hoặc được thê hiện một phầntrong kết quả của các công trình nghiên cứu khác về khởi tố VAHS, địa vịpháp lý của bị hại, một số công trình chỉ nghiên cứu về vẫn đề khởi tố VAHStheo yêu cầu của bị hại nhưng chưa tập trung lý giải cơ sở lý luận, triết lý làm

cơ sở quy định pháp luật và điều chỉnh pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo

Trang 12

yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn,chưa có công trình nào nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật khởi tố VAHStheo yêu cầu của bị hại tại các cơ quan tiễn hành tố tụng cấp huyện của thànhphố Hà Nội.

Như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Khởi t6 vụ án hình sự theo yêu cầucủa bị hại và thực tiễn tại các cơ quan tiễn hành tổ tụng cấp huyện củathành phố Hà Nội” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa

có tính thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục dich nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ một số van dé

lý luận, thực trạng quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thi pháp luật

về khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại trong t6 tụng hình sự tại các co quantiễn hành tố tụng cấp huyện của thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó, đưa ra cácđịnh hướng và các luận cứ khoa học nhằm kiến nghị các giải pháp hoàn thiệnpháp luật và cơ chế bảo đảm thực hành pháp luật về khởi tố VAHS theo yêucầu của bị hại trong tố tụng hình sự ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được tác giả xácđịnh cụ thể nghiên cứu như sau:

- Làm rõ một số vẫn đề lý luận về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại.Phân tích, đánh giá bản chất pháp lý, nhu cầu khách quan điều chỉnh bằngpháp luật đối với việc khởi tố VAHS; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thựchiện pháp luật về khởi tố VAHS; cơ chế điều chỉnh pháp luật và các yếu tố tácđộng đến điều chỉnh pháp luật về khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại

- Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng quy định của pháp luật và thựctiễn thi hành quy định về khởi tổ vụ án tại các cơ quan tiến hành tổ tụng cấp

Trang 13

huyện của thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra những vướng mắc, hạn chế và nhucầu hoàn thiện.

- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải phápnâng cao hiệu qua thi hành pháp luật về khởi tổ VAHS theo yêu cầu của bị hạitrong tô tụng hình sự Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tốtụng hình sự về KTVAHS theo yêu cầu của bị hại, thực tiễn khởi tố vụ án theoyêu cầu của bị hại của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện trên địa bànthành phố Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung, phạm vi nghiên cứu về nội dung là một số vẫn đề lý luận,thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khởi tố VAHS theo yêucầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam

Về không gian và thời gian, Luận văn nghiên cứu thực trạng quy địnhpháp luật hiện hành về khởi tố VAHS theo yêu cầu cầu của bị hại trongBLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan; thực tiễn áp dụngchế định khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại tại các cơ quan tiếnhành tố tụng cấp huyện của thành phố Hà Nội cụ thể là khối cơ quan cảnh sátđiều tra cấp huyện của thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2017 đếnnăm 2021.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac-Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nhưcác quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về nhà nướcpháp quyền XHCN, về bảo đảm quyền con người Các phương pháp luận

Trang 14

chung dé nghiên cứu dé tài là phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch

sử, chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: các phương pháp nghiên cứu đặcthù của khoa học xã hội như phương pháp logic; phương pháp lịch sử, sosánh; phương pháp phân tích quy nạp, diễn dịch; phương pháp thống kê vàmột số phương pháp khác

6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Y nghĩa khoa hoc: Luận văn góp phan làm sáng tỏ những van đề lý luận

và thực tiễn về pháp luật và điều chỉnh pháp luật về quyền yêu cầu khởi tốVAHS của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam Kết quảnghiên cứu của dé tài góp phần bổ sung lý luận về hoàn thiện pháp luật vàđiều chỉnh pháp luật về quyền của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình

sự, cung cấp các kết luận khoa học, luận cứ để góp phần làm sáng tỏ thêm lýluận và thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về “khởi t6 VAHS theo yêu cẩucủa người bị hai” trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu củacải cách tư pháp.

Y nghĩa thực tiên: Các kết quả nghiên cứu luận có thé sử dụng làm tàiliệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo về phápluật hình sự, luật tố tụng hình sự, pháp luật về phòng ngừa tội phạm trong tộiphạm học, các chuyên đề về nâng cao nhận thức trong xử lý các vụ án hình sựkhởi tố theo yêu cầu của người bị hại Bên cạnh đó, Luận văn có thé sử dụng

như nguồn tham khảo đối với việc sửa đổi, bố sung, hoàn thiện Bộ luật tố

tụng hình sự.

7 Câu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mụcbảng, biêu, nội dung của luận văn gôm 2 chương:

Trang 15

Chương 1: Một số van dé chung và quy định của Bộ luật tố tụng hình

sự về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Chương 2: Thực tiễn khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại tại các cơquan tiến hành tổ tung cấp huyện của thành phố Hà Nội va một số kiến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT TOTUNG HINH SU VE KHOI TO VU AN THEO YÊU CAU CUA BI HAI1.1 Một số van dé chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bi hại1.1.1 Khái niệm khởi t6 vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

- Khái niệm khởi to vụ án hình sự:

Do tính chất phức tạp của tội phạm, việc giải quyết vụ án hình sự khônggiống với trình tự giải quyết các vụ án dân sự, vụ án hành chính, kinh tế, laođộng Quá trình tố tụng được chia thành các giai đoạn khác nhau, gan liền vớinhững hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nhất định O nước ta, quátrình giải quyết các vụ án hình sự được bắt đầu ké từ khi nhận thức được cácthông tin về tội phạm cho đến khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệulực pháp luật được đưa vào thi hành Mỗi giai đoạn tố tụng thực hiện cácnhiệm vụ cụ thé của quá trình tô tụng Hiện nay, có nhiều quan điểm khácnhau về phân chia các giai đoạn tố tụng hình sự, song hầu hết các quan điểmđều thừa nhận “khởi tố vụ án là một giai đoạn tố tụng” có vi trí đặc biệt và cóvai trò riêng trong quá trình tố tụng hình sự

Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thì:

“Khởi tô vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiễn hành tổ tụng xác định

có sự việc phạm tội dé tiễn hành diéu tra phái hiện tội phạm = Tuy nhiên,định nghĩa nay chưa chính xác vì bên cạnh các cơ quan tiễn hành tố tụng thihoạt động khởi tố vụ án hình sự còn được thực hiện bởi một số các cơ quankhác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Bộ độibiên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biến

Định nghĩa về khởi t6 vụ án hình sự cũng được GS.TSKH Lê Cảm đưa

ra, theo đó: “Khởi to vụ án hình sự là giai đoạn tô tụng hình sự dau tiên mà

Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.429.

Trang 17

trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyên căn cứ vào các quy định củapháp luật t6 tụng hình sự tiễn hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệucủa tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồngthời ban hành quyết định về việc khởi tô (hoặc không khởi tô) vụ án hình sựliên quan đến hành vi đó”” Do vậy, khởi tô vụ án hình sự là giai đoạn đầu

tiên của trình tự giải quyết vụ án, có nhiệm vụ xác định một sự việc xảy ra

trong thực tế có hay không có dấu hiệu của tội phạm dé ra quyết định khởi tốhoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

là giai đoạn được tiễn hành trước các giai đoạn tố tụng tiếp theo như: điều tra,truy tố, xét xử, Với vai trò này, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩaquan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, xác lập cơ sở pháp lý chohoạt động điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội,lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy t6 người phạm tội ra trước Tòa an dé xét xử.GS.TS Võ Khánh Vinh đưa ra định nghĩa về Quyết định khởi tố vụ ánhình sự, trong đó có bao hàm nội dung của định nghĩa khởi tố vụ án hình sự:

“Quyết định khởi tô vụ án hình sự là hành vi tố tụng hình sự của một phápnhân (chủ thể tiễn hành tô tụng) có thẩm quyên khởi tô vụ án hình sự biểuhiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác định một sự kiện pháp lý xảy ratrong thực tế có dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định trong BLHSnhằm khởi phát những quan hệ tô tụng, mở đâu cho việc thực hiện nhữnghành vi tổ tung can thiết dé làm rõ sự thật khách quan về sự kiện đó Giaiđoạn khởi tô vụ án hình sự được bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền rađược một trong hai quyết định là quyết định khởi tô vụ án hình sự và quyết

D5)định không khởi to vụ án hình sự” Theo định nghĩa thì giai đoạn khởi tố vụ

? Lê Cảm (2004), “Một số van dé lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát (02),

tr.21.

3 Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tổ tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,

tr.268-269.

Trang 18

án hình sự được bắt đầu từ khi cơ quan có thấm quyền nhận được tin báo vềtội phạm và kết thúc khi co quan có thẩm quyên ra được một trong hai quyếtđịnh là quyết định khởi tô vụ án hình sự và quyết định không khởi tố vụ án

hình sự Quyết định khởi tố vụ án hình sự được đưa ra khi cơ quan có thấm

quyền xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế có dau hiệu của mộttội phạm cu thé được quy định trong BLHS Đồng thời, việc khởi tố vụ ánhình sự sẽ làm khởi phát những quan hệ tố tụng, mở đầu cho việc thực hiệnnhững hành vi tổ tung cần thiết dé làm rõ sự thật khách quan về sự kiện pháp

lý đó.

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luậtthành phố Hồ Chí Minh có quan điểm: “Khoi t6 vụ án hình sự là một giaiđoạn độc lập cua qua trình chứng minh vụ án hình sự, trong đó cơ quan cóthẩm quyên xác định có hay không dấu hiệu tội phạm dé quyết định khởi tổhoặc quyết định không khởi tô vụ án Giai đoạn khởi tô bắt dau từ việc tiếpnhận thông tin về tội phạm hoặc phái hiện dấu hiệu tội phạm và kết thúc bằngmột quyết định khởi tô hoặc không khởi to vụ án hình sw’

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Trường đại học Luật HàNội đưa ra định nghĩa sau: “Khởi to vụ án hình sự là giai đoạn mo dau của totung hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyên xác định sự việc xảy ra có haykhông có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tô hoặc ra quyết địnhkhông khởi to vu án”” Nhu vay, theo quan diém nay thi khởi t6 vu an hinh suđược xem là giai đoạn đầu tiên, mở đầu cho quá trình tổ tụng hình sự Tronggiai đoạn này, nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyên là xem xét, xác địnhmột sự việc xảy ra trên thực tê có dâu hiệu của tội phạm hay không đê từ đó

“Trường Dai học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật to tụng hình sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh, tr 330.

5 Trường Đại học Luật Ha Nội (2020), Giáo trinh Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân,

Hà Nội, tr 271.

Trang 19

tiễn hành một trong hai loại quyết định: khởi tố vụ án hình sự nếu có dấu hiệu

của tội phạm hoặc không khởi tố vụ án hình sự nếu không có dấu hiệu của tộiphạm.

Các quan điểm nêu trên tuy được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhaunhưng đều thê hiện sự thống nhất đó là coi khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn

tố tụng hình sự đầu tiên mở đầu cho quá trình tố tụng hình sự và trong giaiđoạn này, các cơ quan có thấm quyên phải xác định có sự việc phạm tội xảy

ra mà sự việc đó có dấu hiệu tội phạm hay không dé ban hành quyết định khởi

tố vụ án hình sự hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Tu những quan điểm nêu trên về khởi tô vu án, theo chúng tôi, khái niệmkhởi t6 vụ án hình sự có thé được hiểu như sau:

Khởi tổ vụ án hình sự là giai đoạn độc lập của to tụng hình sự, mo daucho quá trình giải quyết vu án hình sự, trong đó cơ quan hoặc người có thẩmquyên căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự và tô tụng hình sự xácđịnh có hay không dấu hiệu tội phạm, được bắt đâu từ khi tiếp nhận cácnguôn tin về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết địnhkhông khởi tô vụ án hình sự

- Khái niệm khởi tô vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại:

+ Khái niệm bị hại

Trước năm BLTTHS năm 2015 ra đời, khái niệm bị hại được dùng đểchỉ thê nhân (cá nhân) bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra Trong BLTTHSnăm 1988 và năm 2003 đều sử dụng cụm từ “người bị hại” dé chỉ đối tượng bịthiệt hai do hành vi phạm tội gây ra Khoản 1 Điều 39 BLTTHS năm 1988quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tỉnh thân hoặc tàisản do tội phạm gây ra”; khoản 1 Điều 51 BLTTHS năm 2003 cũng quy địnhtương tự như sau: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tỉnh thần,tài sản do hành vi phạm tội gáy ra” Quan điêm người bi hại chỉ có thê là cá

Trang 20

bị hại là cá nhân với đối tượng bị thiệt hai là cơ quan, tổ chức, pháp nhân, bởicác cơ quan, tổ chức không phải “người” BLTTHS năm 2015 ra đời đã có sựsửa đôi, bố sung về khái niệm này, thuật ngữ “Người bị hại” đã được thay thếbang thuật ngữ “Bi hại” trong đó khái niệm bi hai mở rộng hơn đối tượng baogồm cả thể nhân và cơ quan, tổ chức Theo đó, bị hại là cá nhân trực tiếp bịthiệt hại về thé chat, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tô chức bị thiệt hại vềtài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra (Điều 62 BLTTHS năm

2015) Sự thay đôi này mang lại một góc nhìn mời, đã khắc phục được hạn

chế về mặt lập pháp cũng như quan niệm chưa đúng đắn về tư cách “người bịhại” trong tố tụng hình sự băng cách bỏ từ “người” đăng trước cum từ “bị hại”

và bô sung diện bị hại là cơ quan, tô chức

Như vậy, bị hại trong BLTTHS hiện hành có đặc điểm sau đây:

Tủ nhất, bị hại là cá nhân thì cá nhân đó phải đang sống và tồn tại vàothời điểm bị thiệt hại Nếu bị hại là cơ quan, tổ chức phải được thành lập hợppháp va đang hoạt động Nếu bị hại là người dưới 18 tuổi (người chưa thànhniên), người có nhược điểm về thé chất hoặc tâm than thì cha, mẹ, người giám

hộ của họ tham gia t6 tụng với tư cách là người đại diện cua bị hại Trong

trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của bị hại tham gia t6 tung

với tư cach là dai diện của bị hai va có những quyên của bị hại Nêu bị hại là

() Lê Tiến Châu, Người bị hại trong to tụng hình sự, Tap chí Khoa học pháp li, số 1(38)/2007;

Trang 21

cơ quan, tô chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với

tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại Trường hợp người đại diện theo phápluật của cơ quan, t6 chức không thể tham gia tố tung được thì co quan, tổchức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyềncủa bị hại Trường hợp cơ quan, tô chức thay đôi người đại diện thì pháp nhânphải thông báo ngay cho cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng

Thứ hai, thiệt hại của bị hại phải là hậu quả trực tiếp của tội phạm và có

mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội BỊ hại phải là đối tượng tác động

mà hành vi phạm tội hướng tới xâm hại, đồng thời hành vi phạm tội phải trựctiếp gây ra thiệt hại, đe dọa gây ra thiệt hại cho bị hại, và các thiệt hại này cómối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội

Thứ ba, thiệt hai của bị hại phải là những thiệt hại cụ thể về thé chat, tinhthan, tài sản (cá nhân), tài sản, uy tín (tổ chức), do hành vi phạm tội gây rahoặc đe dọa gây ra.

Thứ tư, hành vi xâm hại đến bị hại phải là hành vi phạm tội, được quyđịnh trong BLHS, còn nếu hậu quả chưa đến mức xử lý hình sự hoặc ngườixâm hại chưa đủ (hoặc không có) năng lực trách nhiệm hình sự thì hành vi

xâm hại là hành vi vi phạm hành chính, vi phạm nghĩa vụ dân sự, lao động trong trường hợp này người bị xâm hại không phải là bị hại mà chỉ là đốitượng bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra và thiệt hai của họ cóthé được khắc phục, bồi thường bang cách xử lý khác phù hợp theo quy địnhcủa pháp luật hành chính, dân sự.

Thứ năm, xét về mặt hình thức, người bị thiệt hại về thé chất, tinh than,tài sản hoặc cơ quan, tô chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do hành vi phạm tộigây ra hoặc đe dọa gây ra chỉ trở thành bị hại trong tố tụng hình sự khi họđược cơ quan có thâm quyên công nhận là bị hại (thông qua giấy triệu tập)

Trang 22

Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi đồng ý với khái niệm bị hại đãđược quy định tại khoản 1 Điều 62 BLTTHS như sau: “Bi hai là cá nhân trựctiếp bị thiệt hại về thé chất, tinh than, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệthại về tài sản, uy tin do tội phạm gây ra hoặc de doa gây ra”

+ Khái niệm khởi tổ vụ án hình sự theo yêu cẩu của bị hại

Về nguyên tắc chung khi có dấu hiệu của bất kỳ tội phạm nào, cơ quan

có thâm quyền khởi tố vụ án hình sự đều phải ra quyết định khởi tố vụ án débảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải bị xử lý theo quy định của BLHS và

bị xử lí kịp thời, nhanh chóng, chính xác, không dé lọt tội phạm, không làmoan người vô tội Tuy nhiên, trong thực tế không ít trường hợp tội phạm xảy

ra đã gây thiệt hại cho bi hại không chỉ về lợi ích vật chất mà cả về tinh than,

danh dự, nhân phẩm Việc khởi tố vụ án hình sự dé truy cứu trách nhiệm hình

sự người thực hiện tội phạm trong những trường hop này có thé lại gây thêmnhững tốn thất, mất mát khác cho bị hại, ảnh hưởng đến cuộc sống bìnhthường của họ sau này Chính vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của bị hại, phùhợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, các nguyên tắc của Nhà

nước pháp quyên, chế định “Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại” được quy

định, với những điều kiện nhất định được pháp luật TTHS quyđịnh Theo đó,khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là trường hợp đặc biệt của khởi tố vụ ánhình sự Về bản chất của hoạt động khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bịhại không chi đơn thuần là một trường hợp khởi tổ có điều kiện (phải có yêucầu của bị hại) mà cao hơn, trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hạiquyên buộc tội không chỉ do cơ quan có thâm quyên tiến hành tô tụng hình sự(Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát) đơn phương thực hiện mà quyền buộctội còn đo bị hại quyết định

Từ nhận thức, phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về khởi t6 vụ ántheo yêu câu của bị hại như sau: Khoi t6 vụ án theo yêu cau cua bị hại là

Trang 23

trường hợp đặc biệt của khởi to vụ án hình sự, mà theo đó trong mot sốtrường hợp nhất định khi xác định sự việc có dấu hiệu của tội phạm,cơ quan,người có thẩm quyên chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có yêu

cẩu của bị hại, người đại diện cua bị hại là người dưới 18 tuổi, nguoi có

nhược điểm về thể chất và tâm thân hay đã chết

1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định khỏi tổ vu án hình sự theo yêu caucua bị hại

-Y nghĩa Chính trị - xã hội

Khởi tố vụ án hình sự nói chung và khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầucủa bị hại nói riêng góp phần bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọihành vi phạm tội, thông qua việc tiếp nhận, kiểm tra, xác minh kip thời cácnguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ sự việc xảy ra có dấu hiệu tộiphạm hay không Với vai trò vậy, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầucủa quá trình tố tụng, tạo cơ sở pháp ly dé thực hiện các hoạt động tố tụngtrong các giai đoạn tiếp theo dé giải quyết vụ án hình sự trong trường hợp các

co quan có thầm quyền xác định sự việc xảy ra trên thực tế có dau hiệu tộiphạm Mọi hoạt động tố tụng hình sự (trừ một số trường hợp đặc biệt nhưkhám nghiệm hiện trường, tử thi, bắt quả tang ) chỉ có thé được tiễn hành khi

có quyết định khởi tố vụ án hình sự Khởi tố vụ án hình sự tạo điều kiện thuậnlợi cho các hoạt động tố tụng tiếp theo Đồng thời, việc khởi t6 vụ án hình sự

sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các cơ quan có thâm quyền tổ tụng.Sau khi xác định dấu hiệu tội phạm và khởi tô vụ án, hoạt động tố tụng ở giaiđoạn điều tra sẽ tập trung làm rõ các hành vi phạm tội và người thực hiện tộiphạm Ké từ thời điểm này, quan hệ PLTTHS giữa Nhà nước (thông qua các

cơ quan có thầm quyên tiến hành tô tụng) và người thực hiện tội phạm, ngườitham gia tố tụng khác trong đó có bị hại sẽ được phát sinh và duy trì trongsuôt quá trình giải quyêt vụ án hình sự.

Trang 24

Do đó việc quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhằm đáp ứnglợi ích của bị hại, phù hợp với lợi ích chung toàn xã hội Trong nhiều trườnghợp, đưa người phạm tội ra xử lý sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bị hại,hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ đặc biệt vốn có giữa bị hại và người phạmtội, không có lợi cho lợi ích chung của toàn xã hội.

Bên cạnh đó, quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại đảm bảo tôntrọng quyền con người, quyền và lợi ích của cá nhân Không mâu thuẫn vớinguyên tắc pháp chế, nguyên tắc mọi công dân đều bình đăng trước pháp luật.Đồng thời, quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại vừa đạt mụctiêu ôn định xã hội, vừa bảo vệ và thỏa mãn lợi ích của bị hại Đây là sự kếthợp giữa lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của bị hại.

- Ý nghĩa pháp ly

Khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại là cơ sở pháp lý cho bị hại bảo

vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tạo ra thêm căn cứpháp lý cho sự áp dụng linh hoạt các biện pháp trong hoạt động giải quyết vụ

án hình sự, thay vì áp dụng biện pháp duy nhất là khởi tố VAHS để truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Bởi, trong một số trường hợpnhất định, việc khởi tố VAHS mang lại thêm những thiệt hại cho bị hại nhưmat thời gian, tốn kém, thậm chi ảnh hưởng đến danh dự, uy tín khi yêu cầukhởi tố VAHS Do đó, pháp luật quy định cho phép bi hại có quyền khởi tốhoặc không khởi tố vụ án Như vậy, các nhà làm luật đã xác lập một khảnăng, điều kiện cho người phạm tội có cơ hội thuận lợi dé khắc phục hậu quả

về mặt vật chất tinh thần, danh dự đối với bị hại

Trang 25

thê thay thế Nhà nước quyết định việc buộc tội, đưa một người ra xét xử tại

Tòa án Vì vậy, phương án cho phép bị hại có quyền yêu cầu khởi tố hoặckhông khởi tố đối với một số vụ án, còn việc giải quyết vụ án tiếp theo vẫnđược tiến hành theo thủ tục chung là phương án phù hợp với điều kiện kinh tế

- x4 hội và thực trạng nền tư pháp Việt Nam

Thực tiễn cho thấy không ít những tội phạm xảy ra gây thiệt hại cho cảlợi ích của Nhà nước, xã hội và cá nhân người bị hại Có nhiều tội phạm gây

ra những thiệt hại không chỉ về vật chất mà cả những thiệt hại nghiêm trọng

về mặt tinh thần đối với người bị hại Việc khởi t6 hình sự, xử lý người phạmtội trong những trường hợp đó Mặc dầu nhằm góp phan giữ nghiêm trật tự kycương và mang lại lợi ích cho xã hội, nhưng chính nhưng việc khởi tố, điềutra, truy tố, xét xử đó lại gây ra tiếp những ton thương về tinh thần cho người

đã bị tội phạm gây thiệt hại.

Vì thế, để hạn chế những trường hợp, quyết định khởi tố vụ án để truycứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội chỉ manglại một lợi ích rất nhỏ cho xã hội nhưng lại gây ra những thiệt hại lớn hơn cholợi ích của bị hại, ảnh hưởng đến quyền lợi, danh dự, nhân pham cua ho Quyđịnh khởi tố vu án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong trường hop đóchính là xác lập một khả năng, điều kiện để người bị hại được cân nhắc tínhtoán, khởi tố vụ án trong trường hợp này có lợi hay không có lợi cho họ haykhông Điều này cũng biéu hiện một khía cạnh của nguyên tắc nhân đạo trongPháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam cũng như tính nhân văn của hệ thống tư

Trang 26

pháp hình sự nước ta Nói cách khác, do thực tiễn cho thấy, sự khởi tố vụ án

trải VỚI ý muốn của người bị hại có thê gây thêm những mất mát, thiệt hại cho

họ nên đòi hỏi nhà làm luật phải cân nhắc giữa lợi ích công, lợi ích Nhà nướcvới lợi ích của bị hại mà quy định những trường hợp cụ thé cần khởi tố vụ ánhình sự theo yêu cầu của người bị hại

1.2 Quy định của Bộ luật tổ tụng hình sự về khởi t6 vụ án hình sựtheo yêu cầu của bị hại

1.2.1.Các trường hợp vụ án chỉ được khởi tô theo yêu cau của bị hại.Mức độ cho phép ý chí của cá nhân trong việc điều chỉnh các quan hệ xãhội như thế chỉ có thể trong một giới hạn mà Nhà nước và xã hội chấp nhậnđược Chính vi thé, nhà làm luật quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm

2015 việc khởi t6 vụ án hình sự theo yêu cau của bị hại chỉ áp dụng đối vớimột số trường hợp phạm tội cụ thé của một số tội phạm nhất định quy định tạikhoản 1 (khoản có cau thành cơ bản) các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141,

143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự” Đồng thời, không phải trong mọitrường hợp phạm vào những tội nêu ở các điều nói trên của Bộ luật hình sựđều khởi tô theo yêu cầu của người bị hại Điều luật quy định chỉ được ápdụng việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong trường hợp hành viphạm tội được nói đến ở khoản 1 của các điều luật hình sự nói trên Điều đó

có nghĩa là, việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụngtrong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra gây nguy hiểm xã hội ở các mứckhông lớn hoặc lớn Đó là các trường hợp phạm vào loại tội phạm ít nghiêmtrọng, tội phạm nghiêm trọng không có tình tiết định khung tăng nặng

Việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được áp dụng đối với cáctrường hợp phạm tdi sau:

“Tuật sửa đổi, bố sung một số điều của BLTTHS năm 2021 đã loại trường hợp phạm tội theo Điều 226

BLHS năm 2015 khỏi diện các tội chỉ được khởi tô theo yêu câu của bị hại.

Trang 27

+ Khoản 1 Điều 134 (Tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hai cho sứckhỏe của người khác): Đây là trường hợp một người có hành vi cố ý gâythương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổnthương cơ thê từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong cáctrường hợp: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ

02 người trở lên; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm khác gâythương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cô tật nhẹcho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yêu, 6mđau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ,người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợidụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian dang bị tạm giữ, tamgiam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào

cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắtbuộc; 1) Thuê gây thương tích hoặc gây ton hại sức khỏe hoặc gây thương tíchhoặc gây tôn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chat côn dé; n) Tai phamnguy hiểm; o) Đối với người dang thi hành công vu hoặc vì ly do công vụ củanạn nhân Đây là tội phạm ít nghiêm trọng, người phạm tôi thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

+ Khoản 1 Điều 135 BLHS (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hạicho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh):Đây là trường hợp một người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổnhại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% nhưng

ở trong trạng thái tỉnh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luậtnghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thíchcủa người đó Đây là tội ít nghiêm trọng, hình phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Trang 28

vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của

mình hoặc của người khác, đã có hành vi chống trả lại người đang có hành vixâm phạm các lợi ích nói trên nhưng sự chống trả đó rõ ràng quá mức cầnthiết, không phù hợp, không tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm cho

xã hội của hành vi xâm hại Vượt quá mức can thiết khi bắt giữ người phạmtội là hành vi gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt giữ,nhưng đã sử dụng vũ lực vượt quá mức độ cần thiết khi bắt giữ người phạmtội Đây là tội ít nghiêm trọng, hình phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

+ Khoản | Điều 138 BLHS (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tốn hạicho sức khỏe của người khác): Là trường hợp một người vô ý gây thương tíchhoặc gây tổn hai cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thé từ31% đến 60% Đây là tội ít nghiêm trọng, hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến

03 năm.

+ Khoản 1 Điều 139 BLHS (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tốn hạicho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắchành chính): Là trường hợp một người có hành vi vô ý gây thương tích hoặcgây tôn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệphoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên Đây là tội ít

Trang 29

nghiêm trọng, hình phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạtcải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.+ Khoản 1 Điều 141 BLHS (Tội hiếp dâm): Là trường hợp một ngườidùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệđược của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cầu hoặc thực hiện hành viquan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân Đây là trường hợp tộiphạmnghiêm trọng, hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

+ Khoản 1 Điều 143 BLHS (Tội cưỡng dâm): Là trường hợp một người

có hành vi dùng moi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở

trong tình trang quan bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thựchiện hành vi quan hệ tình dục khác Đây là tội phạm nghiêm trọng, hình phạt

tù từ 01 năm đến 05 năm

+ Khoản | Điều 155 BLHS (Tội làm nhục người khác): Là trường hopmột người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phâm, danh dự của ngườikhác Đây là trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, bị phạt cảnh cáo, phạt tiền

từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữđến 03 năm

+ Khoản 1 Điều 156 BLHS (Tội vu khống): Là trường hợp một người cóhành vi: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúcphạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyên, lợi íchhợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơquan có thâm quyền Day là trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, hình phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phat cải tạo không giam giữđến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

1.2.2 Chit thể có quyên yêu cau, nội dung và hình thức thực hiện yêucâu khởi tô vụ án hình sự của bị hại

1.2.2.1 Chủ thể có quyên yêu câu khởi tổ vụ án hình sự

Trang 30

Điều 62 BLTTHS năm 2015, quy định “Bi hai là cá nhân trực tiếp bithiệt hại về thể chất, tinh than, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại vềtai san, uy tín do tội phạm gáy ra hoặc đe doa gáy ra”.

Tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định: “Chi được khởi tổ

vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản I các Diéu 134, 135, 136, 138,

139, 141, 143, 155, 156 và 226 cua Bộ luật hình sự khi có yêu cẩu của bị hại

hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về

tâm than hoặc thể chất hoặc đã chết ”

Như vậy, chủ thể có quyên yêu cầu theo BLTTHS năm 2015 hiện nay là

cá nhân (trực tiếp bị thiệt hại về thé chất, tinh than, tài sản); cơ quan, tô chức

(bị thiệt hại về tài sản, uy tín) và đại diện cua bi hại là người dưới 18 tuổi,

người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chất hoặc đã chết

Tim nhất, trường hợp chủ thé có quyền yêu cầu khởi tổ là cá nhân

Đây là trường hợp bị hại là cá nhân và người đại diện của bị hại là ngườidưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chất hoặc đã chết

- Truong hợp bị hại là cá nhân:

Khi thực hiện quyền yêu cầu khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại, cầnđảm bao hai yếu tổ sau:

Một là, trên phương diện khách quan, bị hại là người trực tiếp bị tội phạmgây ra thiệt hại về thé chất, tinh than, tài sản Đây là yếu tố mang tính kháchquan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Cơ quan THTT Nói cách khác,đây là người bị thiệt hại trực tiếp từ hành vi phạm tội, mục đích của ngườiphạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội là nhăm trực tiếp gây thiệt hại chochủ thé này (đối tượng mà người phạm tội trực tiếp hướng đến dé gây thiệthại Day là điểm cơ bản dé phân biệt với nguyên don dân sự bị thiệt hại giántiếp từ hành vi phạm tội, mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành viphạm tội không nhằm trực tiếp gây ra thiệt hại cho họ

Trang 31

Hai là, trên phương diện chủ quan,bị hại (người bị tội phạm trực tiếp gây

ra thiệt hại về thé chat, tinh than, tài sản) phải được cơ quan có thầm quyềnTHTT (CQDT, VKS, Tòa án) xác nhận, công nhận họ với tư cách bị hai vàđưa vào diện người tham gia tố tụng trong vụ án Cơ quan THTT phải thừanhận cá nhân là bị hại trước khi chấp nhận các yêu cầu của họ Vì chỉ sau khi

đã xác định tư cách pháp lý của người bị hại (thừa nhận, công nhận là người

bị hại) thì mới xem xét giải quyết yêu cầu của người bị hại (yêu cầu khởi tố

vụ án hình sự hay không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự) theo quy định củaBLTTHS năm 2015.

- Trường hợp người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuôi,người có nhược điểm về tâm thần hoặc thê chất hoặc đã chết

Đây là những trường hợp đặc biệt mà theo đó bị hại đều là những người

có những hạn chế nhất định nên khả năng độc lập trong việc thực hiện quyền

tố tụng bị hạn chế Cụ thé:

Một là, bị hại là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâmthần hoặc nhược điểm về thé chất Đây là những người chưa phát triển hoànthiện về thé chat, tâm, sinh lý, hoặc do có đặc điểm về tâm thần và thé chatnên gặp khó khăn trong việc điều chỉnh, làm chủ hành vi của mình, chưa có

đủ năng lực để cân nhắc quyết định các quyền của mình mà pháp luật chophép trong tố tụng hình sự liên quan đến trường hợp khởi tố vụ án hình sựtheo yêu cầu của họ

Hai là, bị hại trong vụ án đã chết không còn khả năng thực hiện yêu cầukhởi t6 vụ án hình sự Trong trường hợp này thì dù bị hại đã đủ 18 tuổi haychưa đủ 18 tuổi, có nhược điểm về thé chất hoặc tâm thần hay không ho cũngmat khả năng thể hiện ý chí của mình Do đó, quyền yêu cầu khởi tổ đươngnhiên thuộc về người đại diện của họ.

Trang 32

Về điều kiện dé người đại diện của bị hại là cá nhân có thể yêu cầu khởi

tố vụ án trong trường hợp này

+ Trường hop bị hại là người dưới 18 tuổi Người đại diện của bị hạiphải là người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi Theo quy địnhĐiều 135 của BLDS năm 2015 người đại diện theo pháp luật của người dưới

18 tuổi có thé là cha, mẹ đối với người này; người giám hộ đối với ngườiđược giám hộ là người dưới 18 tuổi và đáp ứng các yêu cầu theo BLDS năm

2015 (Ví dụ: Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thé làm người giám hộ:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiệncần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ; Không phải làngười đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưađược xoá án tích về một trong các tội cô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; Không phải là người bị Tòaántuyên bố hạn chế quyên đối với con chưa thành niên

Việc xác định tuôi của bị hại dưới 18 tuổi được xác định theo quy địnhtại Điều 417 BLTTHS năm 2015

“1 Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới

18 tuổi do cơ quan có thẩm quyên tiễn hành tô tụng thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật.

2 Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xácđịnh được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:

a) Truong hợp xác định được thang nhưng không xác định được ngày thìlấy ngày cuối cùng của thang đó làm ngày sinh

b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày,tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quỷ đó làm ngày,tháng sinh.

Trang 33

c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định đượcngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đólàm ngày, thang sinh.

d) Truong hop xác định được năm nhưng không xác định được ngày,tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày,tháng sinh.

3 Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiễn hành giảmđịnh để xác định tuoi”

+ Trường hợp bị hại là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.Người có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì hiện nay BLTTHS năm

2015 không có quy định và cũng không có văn bản nào hướng dẫn Tuynhiên, có thể hiểu người có nhược điểm về tâm than, thé chất là người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tức là người do tình trang thể chất(như mù, câm, điếc, tàn tật ) hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhậnthức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi, vì thế cầnthiết phải có người đại diện Việc xác nhận dấu hiệu người có nhược điểm vềthé chất hoặc tâm thần phải thực hiện theo quy định của BLDS

Tht hai, trường hợp bị hai là cơ quan, tổ chức

Theo quy định của BLTTHS, dé trở thành bị hại trong tố tụng hình sự thì

cơ quan, tổ chức cần có các điều kiện sau đây:

- Về khách quan: Thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho cơ quan, tổchức là tài sản, uy tin, là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mốiliên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại Day làđiều kiện quan trọng dé phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay cácđương sự khác trong vụ án hình sự.

- Về chủ quan: Cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tô tụngvới tư cách là bi hại khi va chỉ khi được cơ quan THTT công nhận.

Trang 34

- Nếu bị hại là cơ quan, tô chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan,

tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại Trường hợpngười đại diện theo pháp luật của cơ quan, tô chức không thê tham gia tố tụngđược thì cơ quan, tổ chức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp của bịhại và có những quyền của bị hại Trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổingười đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thâm quyềntiễn hành tố tụng

Đối chiếu với quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2015 về khởi t6 vụ

án theo yêu cầu bị hại thì co quan, tổ chức chỉ có thé là chủ thể yêu cầu khởi

tố trong một trường hợp duy nhất là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1Điều 226 BLHS năm 2015 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp)” vì cáctội khác đối tượng chỉ có thể là cá nhân

2.2.2.2 Nội dung và hình thức yêu cẩu khởi tổ VAHS của bị hại

Thứ nhất, về nội dung yêu cầu khởi tố của bị hai

Trong lịch sử phát triển pháp luật về TTHS đều không có quy định cụthể về nội dung yêu cầu khởi tố VAHS, vi vậy, bị hại — người yêu cầu khởi tốVAHS thường không thể hiện được chính xác ý chí của minh trong đơn yêucầu, dẫn đến nhiều trường hợp không được giải quyết thỏa đáng, kịp thời Ví

dụ, trường hợp người yêu cầu bị hại về tội làm nhục người khác nhưng dokhông có hiểu biết đầy đủ, chính xác quy định của pháp luật nên trong nộidung khi gửi đơn yêu cầu cho cơ quan điều tra là giải quyết việc bị ngườikhác hành hung, Tòa án đã không chấp nhận đơn yêu cầu và trả hồ sơ dé điềutra bố sung Tuy nhiên sau đó người bị hại đã bỏ đi khỏi địa phương nênkhông thê xác định lại yêu cầu chính xác của bị hại”

*TOi quy định tại Điều 226 hiện nay đã bị loại khỏi diện các tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu bởi Luật

sửa đôi, bô sung một sô điêu của BLTTHS được Quôc hội thông qua tháng 11/2021.

? Dinh Văn Qué (1998), Binh luận ban án, Nxb Thành phố Hồ CHÍ Minh, tr 276.

Trang 35

Trên thực tế, người dân đã số là người thiếu hiểu biết pháp luật và cơ hộiđược tiếp với dich vụ pháp ly không cao Do đó, dé tránh bỏ sót các hành viphạm tội và nhằm bảo đảm tối đa quyền và lợi ich của bị hại, pháp luật vềTTHS không nên đòi hỏi người yêu cầu phải xác định chính xác nội dung vềtội danh mà họ yêu cầu mà chỉ cần xem xét nội dung họ yêu cầu có dấu hiệutội phạm theo quy định của pháp luật hình sự hay không bởi việc định tộidanh là trách nhiệm của cơ quan tiến hành TTHS, không phải là nghĩa vụ củangười yêu cầu khởi tô '° Mặc dù, BLTTHS chưa quy định cụ thé nhưng yêucầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại phải đảm bảo các nội dung sau:

+ Phải có các thông tin sau: ngày tháng làm đơn; họ tên, nơi cư trú của bịhại, ngày, tháng, năm sinh, trình bày tóm tắt nội dung vụ án yêu cầu khởi tố.+ Bi hại phải điểm chỉ hoặc ký xác nhận cho yêu cầu của mình dé théhiện sự tự nguyện.

Tht hai, về hình thức thực hiện quyền yêu cau khởi tố vụ án hình sự của

bị hại

Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự có thể được thực hiện bằng cáchình thức khác nhau để sao cho quyền này được thực hiện một cách thuận lợinhất Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 hoàn toàn không đề cập đến hình thứcthực hiện quyền yêu cau khởi tố vụ án hình sự, tuy nhiên tại Thông tư Liêntịch số 04/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2018, về quan hệ phốihợp giữa CQDT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHSnăm 2015 có quy định về van dé này tại khoản 5 Điều 7: “Truong hợp khởi tổ

vụ an hình sự theo yêu cẩu của bị hại, thì yêu cau khởi tô của bị hại hoặcngười đại diện của bị hại phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉcủa họ; trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại đến trực tiếp trìnhbay thì Cơ quan diéu tra, Viện kiểm sát phải lập biên bản ghi rõ nội dung yêu

'° Mai Thanh Hiếu (2010), Yêu cẩu khởi tổ vụ án hình sự, Tạp chí Nghề luật, số 01/2010, tr 38.

Trang 36

cau khởi tô dé họ kỷ hoặc điểm chỉ vào biên bản Biên bản do Viện kiểm sátlập phải được chuyển ngay cho Cơ quan diéu tra dé xem xét việc khởi t6 vụ

án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án”

Tuy nhiên, hiện có quan điểm cho rằng đơn tố cáo hoặc đơn tổ giác tộiphạm, đơn dé nghị xử lý theo pháp luật được xem là đơn yêu cau khởi tố, vituy tiêu dé là đơn tổ cáo, tố giác tội phạm nhưng trong nội dung chứa đựngyêu cầu xử ly người phạm tội Trong khi quan điểm khác lại cho rang đơn tốcáo, tô giác tội phạm là cơ sở ban đầu dé cơ quan có thâm quyên xác minh,sau khi tiến hành xác minh nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị hại phải làm tiếpđơn yêu cầu khởi tố vụ án Van dé sẽ phức tạp nếu nhận thức của ba cơ quan

có thâm quyền tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa ánkhác nhau, chang hạn Co quan điều tra và Viện kiểm sát cho rang đơn tô cáohoặc đơn tố giác tội phạm được xem là đơn yêu cầu khởi tố nhưng Tòa án lạikhông đồng tình với quan điểm đó, hoặc bất đồng quan điểm giữa cấp sơthâm và cấp phúc thâm về vấn đề này sẽ làm cho việc giải quyết vụ án gặpkhó khăn, phức tạp, vì sẽ dẫn đến tình trạng trả hồ sơ điều tra bé sung hoặchủy án Trong trường hợp này, trước khi khởi tố vụ án hình sự cần yêu cầu bịhại có đơn yêu cầu của bị hại hoặc đại diện của bị hại được trình bày bằng vănbản có ghi rõ yêu cầu khởi tô vụ án hình sự hay không yêu cầu khởi tố

1.2.3 Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu và rút yêu cầu khởi t6 vụ ánhình sự theo yêu cầu của bị hại

* Hậu quả pháp lý của việc yêu câu khởi tổ vụ án hình sự

Đối với những trường hợp vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cau, khi bịhại, người đại diện của bị hại có yêu cầu khởi tổ thì co quan có thâm quyên raquyết định khởi tố vụ án hình sự (khi đã đảm bảo các yêu cầu chung dé khởi

'hViện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng (2018), Thông tư Liên tịch số

04/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2018 về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015, Hà Nội.

Trang 37

tố vụ án hình sự: có căn cứ va cơ sở dé khởi tô vụ án) Khi đã ra quyết địnhkhởi tố vụ án thì từ thời điểm đó vụ án sẽ được giải quyết theo thủ tục chungtheo quy định của BLTTHS Trong trường hợp khởi tổ vụ án thì tại phiên toàxét xử sơ thâm, bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ sẽ trình bay lờibuộc tội tại phiên tòa BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ, sau khi Kiểm sátviên tiễn hành luận tội thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày, bô sung

ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội (khoản 4 Điều 320 BLTTHSnăm 2015).

Trong tô tụng hình sự chức năng buộc tội tồn tại song song với chứcnăng gỡ tội (bào chữa) như là nhu cầu tất yếu khách quan” “Khi chưa xácđịnh ai là người thực hiện tội phạm hoặc chưa bắt giữ người trong trườnghợp khẩn cấp thì to tụng hình sự chưa xuất hiện chức năng bào chữa "`Ẻ

Nói cách khác, hậu quả pháp lý của yêu cầu khởi tố đó là mở ra một giaiđoạn điều tra vụ án hình sự So với các trường hợp thông thường thì quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự trong trường hop này vừa phải bảo đảm tuân thủquy định chung về cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án vừa phải bảo đảm có yêu cầucủa bị hại mới được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đây là điều kiện quan

trọng nhất nên phải được thể hiện rõ trong quyết định khởi tố vụ án hình sự

Tuy nhiên, qua trình điều tra, truy tố, xét xử các vu án hình sự khởi tốtheo yêu cầu của bị hại phải tuân theo các quy định chung về điều tra, truy tố

và xét xử, do đó nếu có căn cứ dé thay đôi tội danh, khung hình phạt, tạmđình chỉ, đình chỉ thì co quan có thâm quyền vẫn tiến hành theo thủ tục bìnhthường (trừ trường hợp đình chỉ do bị hại rút yêu cầu khởi tố, có những quyđịnh riêng tại khoản 2 Điều 155) Đồng thời, ngoài việc cho phép bị hại hoặc

"Luu Bình Dương (2017), “Pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hai trong Tố tung hình sự Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học

Xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr.92-93.

'3TS Phan Trung Hoài (2016), “Những điểm mới về chế định bào chữa trong BLTTHS năm 2015”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.53.

Trang 38

người đại diện hợp pháp của ho trình bay lời buộc tội tại phiên tòa so thẩmnhư đã nêu trên thì những vấn đề còn lại của vụ án sẽ được giải quyết theo thủtục chung.

* Hậu quả của việc rút yêu cẩu khởi tổ vụ án hình sự

Trường hợp sau khi có yêu cầu khởi tố và cơ quan có thâm quyền đã raquyết định khởi tố vụ án hình sự mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thi

vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầurút yêu cầu khởi tô trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuyngười đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, CQDT, VKS, TA vẫn tiếp tục tiến hành

tố tụng đối với vu án (Khoản 2Diéu 105 BLTTHS năm 2015) Quy định nàythé hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt đối với việc lựa chọn cách thức giảiquyết vụ án mà Nhà nước cho phép người đã yêu cầu khởi tổ được làm dé bảođảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại

Về thấm quyền đình chỉ: Sau khi khởi tố vụ án hình sự mà bị hại hoặcngười đại diện của họ rút yêu cầu khởi tố, nếu đang điều tra hoặc đã có bảnkết luận điều tra nhưng hồ sơ chưa chuyển cho VKS thì CQDT xem xét, quyếtđịnh việc đình chỉ điều tra; nếu đã chuyên hồ sơ cho VKS thì VKS xem xét,quyết định việc đình chi vụ an

Trước đây, BLTTHS năm 2003 quy định trong trường hợp người đã yêucầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thâm thì vụ án phải đượcđình chỉ (khoản 2 Điều 105) Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 đã không giớihạn về thời điểm mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, nhằm thé hiện sựtôn trọng ý chí của người bị hại và tạo điều kiện cho người phạm tội khắcphục hậu quả, hạn chế việc gây thêm những tôn that, mất mát về mặt tinhthần, danh dự không cần thiết có thé có đối với người bị hại

Dé bảo dam áp dụng thông nhất pháp luật trong xét xử, Tòa án nhân dânTối cao ban hành Công văn số 245/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 hướng dẫn

Trang 39

người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu theo quy định tại Điều 155của BLTTHS năm 2015 Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà các Tòa ángiải quyết như sau:

Tại giai đoạn xét xử sơ thâm: Người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rútyêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì Tham phán chủ tọa phiên tòa raquyết định đình chỉ vụ án; Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sựrút yêu cầu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử hoặc Thâm phán chủ tọa phiên

tòa xét xử theo thủ tục rút gọn, ra quyết định đình chỉ vụ án; Trường hợp sau

khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn thời han kháng cáo, kháng nghị màngười đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thi Tòa án phải hướng dan

họ làm đơn kháng cáo dé Tòa án cấp phúc phâm xem xét giải quyết việc rútyêu cầu theo thủ tục phúc thâm

Tại giai đoạn xét xử phúc thâm: Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị

mà tại giai đoạn xét xử phúc thấm người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rútyêu cầu thì Hội đồng xét xử hoặc Thâm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theothủ tục rút gọn, hủy bản án sơ thâm và đình chỉ vụ án Trong bản án phúcthấm, Tòa án phải nhận định rõ lý do hủy bản án sơ thấm và đình chỉ vụ án là

do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu, không phải do lỗi củaTòa án cấp sơ thâm

* Hậu quả pháp ly của việc không yêu cau KTVAHS

Đối với các trường hợp phạm tội về các tội phạm chỉ được khởi tố theoyêu cầu, việc không yêu cầu khởi tổ là căn cứ để quyết định không khởi tốVAHS hủy quyết định khởi tố VAHS, đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án

- Không khởi tô vụ án hình sự

Theo quy định tại khoản 8 Điều 157 BLTTHS năm 2015, không yêu cầukhởi tố đối với tội phạm chi được khởi tố theo yêu cầu là một trong những căn

cứ không khởi tố VAHS Đây là quy định mới của BLTTHS năm 2015, tạo cơ

Trang 40

sở pháp lý dé giải quyết yêu cầu của thực tiễn

Thâm quyền ra quyết định không KTVA thuộc về “z„gười có quyển khởit6 vụ án” (khoản 1 Điều 158 BLTTHS năm 2015) Như đã phân tích ở trên,thâm quyền khởi tố vụ án thuộc về Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát

Việc không yêu cầu khởi tố VAHS được tiến hành dưới hai hình thức làhành động (bị hại và người đại diện của họ có đơn yêu cầu hoặc trực tiếp trìnhbày), và không hành động (bị hại và người đại diện của họ không có đơn yêucầu hoặc không đến trực tiếp trình bày) Đối với hình thức hành động thì Cơ

có thâm quyên tiến hành tố tụng có thé ra ngay quyết định không KTVA Đốivới hình thức không hành động thì Cơ có thâm quyền tiến hành chỉ ra quyếtđịnh không KTVA khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm.Theo quy định tại Điều 147 BLTTHS năm 2015, khi hết thời hạn kiểm tra,xác minh nguôn tin về tội phạm (tối đa 4 tháng, kể cả gia han), một trongnhững quyết định mà Cơ có thẩm quyền tiễn hành tố tụng phải ra là quyếtđịnh không KTVATM

- Hủy quyết định khởi tổ vụ án hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 158 BLTTHS năm 2015, nếu tội phạmthuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yeu cau ma bi hai va người dai diệnkhông yêu cầu thì “ngwoi có quyên KTVA ra quyết định không khởi tỗVAHS; nếu đã khởi tổ thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tỗVAHS” Như vậy, thâm quyền hủy quyết định KTVA trong trường hợp nàythuộc về Cơ quan điều tra đã ra quyết định KTVA

Viện kiểm sát có quyền hủy quyết định KTVA của Cơ quan điều trakhông có căn cứ và trái pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 161BLTTHS năm 2015 Nếu tội phạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theoyêu câu mà bị hại và người đại diện không yêu câu, nhưng Cơ quan điêu tra

4 Mai Thanh Hiểu, Pham Thái (2018), Không yêu cẩu và rút yêu cầu khởi tô đối với các tội phạm chỉ được

khởi tô theo yêu cấu, Tạp chí Khoa học pháp lý, tr 28, 29.

Ngày đăng: 30/03/2024, 21:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w