TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA ĐẦU TƯ
ĐÈ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
HUYỆN VAN LAM, TINH HUNG YEN
Giảng viên hướng dẫn : TS Phan Thị Thu Hiền
Sinh viên thực hiện : Đỗ Ngọc Ánh
MSV : 11190640
Lop chuyên ngành : Quản lý dự án 61Khóa :61
Hà Nội - 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề này là công trình nghiên cứu của cá nhân em, các số liệu, những
kết luận nghiên cứu được trình bày trong chuyên đề này hoàn toàn là trung thực.
Em xin hoàn tty6oàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, thang I năm 2023
Sinh viên thực hiện
Đỗ Ngọc Ánh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Đầu tư cùng toàn thể các thầy cô khác tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trực tiếp giảng dạy và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn tới TS Phan Thị Thu Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Quản lý dự án huyện Văn Lâm đã cho phép và tạo thuận lợi dé em thực tập cùng toàn thể cán bộ
nhân viên tại đây đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình hoàn thiện
chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
il
Trang 4MỤC LỤC
LOT CAM ĐOANN s<- e2 2.334 E007130E902130 E902131 902141 p9 i 0009.1000077 .).) ii
MỤC LỤC 0 G5 G5 9 9 Họ ” Họ 000.000 000000096 Hi
DANH MUC TỪ VIET TÁẮTT 2s s°ssSsSsEssSs£Ss£EsEssSsessesserssss vi
DANH MỤC BẢNG 5s se ssssEEsEssEvstxserserestssrrserssrssrrsrrserssrsee vii DANH MỤC HÌNH VẼ 2- 2-2 s£ss£EsseEsstrseEsserssersersserssersee viii
LOT MO DAU wacsssssssssssssssssssssssssessssscsssssssssssssssssessssssssssssesssssessssnesessssesssneesssneeesss 1
CHUONG I CO SO LY LUAN VE CONG TAC QUAN LY DU AN DAU I0) 08.94))0)925 ,ÔỎ 3
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng 3
1.1.1 Khái niệm quản lý dự án đâu tư xây dựng -cccccccccccercee 3
1.1.2 Vai trò của quản lý dự án Adu tư xây dựng -©cc©cccccsccec: 3 1.1.3 Đặc điểm của quản lý dự ám - 5e 5e+St+E+EeEEeEEeEEEEEEkrrrrrrrerree 4 1.2 Các chủ thé tham gia công tác quản lý dự án dau tư - 2 ¿ 5 1.3 Các mô hình quản lý dự án đầu tư - 2-2-2 2+£+E+zE+ExeExsrezrzrezxee 7 1.3.1 Mô hình chủ dau tư trực tiếp quản lý dự ám -s+ce+ce+cscce+ 7 1.3.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án - -c-ccccccceccvererrreeeee 7
1.3.3 Mô hình chìa KNOG tr Íđÿ cc Set tititrreerrerreerree &
1.3.4 Tổ chức quan lý dự án theo chức năng, -. -: z©cs+cs+cee+eezcsreeei 9 1.3.5 Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự áH ««<<x<+ 10 1.3.6 Tổ chức quản lý dự án theo Ma trGn cesceccescsssssscessessessesseessessessessesseeses Il
1.4 Các công cụ quản lý dự án đầu tue ceccccccccccccscsssesssesssessesssecssessteeseesseeseeens 12 1.5 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo lĩnh vực 16 1.5.1 Lập kế hoạch tổng quan cho due GN 2-5252 +ccteceEsEeEsrses 17
1.5.2 Quản lý phạm VÌ AU ỐH - cv kh kh rệt 17
1.5.3 Quản lý tiến độ dự đim -. ¿- +5£+SE+kEEéEEEEEE 21212111 E11EEEEE.trk, 17 1.5.4 Quản lý chất lượng AU đị - 55c cSteEeEEESEEEEEEEerkerkererrrres 17
1.5.5 Quản lý Chỉ phí Aye đP «cà kg ng T81.5.6 Quản lý nhân [ec dự áH kg kiệt 191.5.7 Quản lý thông tin CUA AU ỐH ch nghiệt 191.5.8 Quản lý Túi TO AU ÁH SG ST HH kết 19
1.5.9 Quản lý hợp dong và hoạt động mua bán ©5552 20
1.5.10 Quản lý giao nhẬn AU ÁH cv ket 20
1.6 Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo chu kỳ của dự án 21
11
Trang 51.7 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư -: 22 1.7.1 Tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án -sc©s+©ce+cs+cxcced 22 1.7.2 Đánh giá chất lượng thực hiỆN - 55-5252 5<+E£+Ec+Eczterterersrreses 23
1.7.3 Đánh gia quan lý chỉ phí thực hiện dự án «-ccsc<S<cs<sssss 231.7.4 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường của AU án «-««-«<«<<«+ 24
1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư 25 1.8.1 Nhóm các nhân tố Chủ Quan cesceccessessesscessessessesssessessessesssessessessesssesseeses 25 1.8.2 Nhóm các nhân tổ khách qIAI c5 5c+5££S£+E£+E££Ee£EeEtererszreses 27
CHUONG II THỰC TRANG CÔNG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUAN LY DU AN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN VAN LAM, TỈNH HUNG YEN GIAI DOAN 20018-2()22 s <cs<©ssecsserssessersserssersee 28
2.1 Tổng quan về Ban Quản ly dự án huyện Văn Lam - 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án dau tư xây
dựng huyện Văn LẬH c1 vn kg kg ke, 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án dau tu
xây dung huyện Văn LẬHH sgk 29
2.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban Quản lý dự án huyện
Van Lâm giai đoạn 2018-2022 - - c2 1323113911191 1 38115111111 8111 g1 re 37
2.2.1 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý dự án dau tư tại Ban Quản lý dự
18/7212/8//21,87 ,.000nnn85n8 Ầ Ầ 37
2.2.2 Đặc điểm các dự án dau tư tại Ban Quản lý dự án huyện Văn Lâm giai
;1⁄/82/1520//2777710010nẺn88 a 36
2.2.3 Mô hình quản lý dự án đâu tư tại Ban Quản lý dự án huyện Van Lâm 40
2.2.4 Công cụ quản lý dự án dau tư tại Ban Quan lý dự án huyện Văn Lâm 41 2.2.5 Quản lý dự an dau tu theo chu kỳ tai Ban Quan lý dự án huyện Van
CHUONG III MOT SO GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY DU AN TAI BAN QUAN LY DU AN HUYEN VAN LAM DEN NAM 2025 83
iv
Trang 63.1 Định hướng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Lâm đến năm 2025 ¿2 2 s2 s2 s25: 83
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án
huyện Văn Lâm đến năm 2025 2-2: 2© 22 E+EE+EE£EE2EEEEEEEEtEEEEEErrkerrere 84
3.2.1 Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý dự ÁH àằà«cSàSsseesseeree 34 3.2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân Ïực -¿ ¿©-c+©cs+cx+cx+zxerxsees 84
3.2.3 Nâng cao hiệu của các hoạt động của Đđ1 «+ s<c << xs++x 85
3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác dén bù, giải phóng mặt bằng: 56
3.2.5 Công tác quản lý thi CÔN ch kg gu 563.2.6 Da dạng hoá công CU QUAN Lf ececeecccescccesscesnscessecenceteseeeseeeeeeeeaeensaeenaes 67
3.3 Một số kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm và cơ quan quản lý
DANH MỤC THAM KHẢO - 5-2 2s se ssssesseEsssssessessesssesee 90
Trang 7DANH MỤC TỪ VIET TAT
TCXD Thi công xây dựng
HSMT Hồ sơ mời thầu HSDT Hồ sơ dự thầu
VI
Trang 8DANH MỤC BANG
Bảng 2.1: Danh mục ví trí việc làm trong Ban QLDA huyện Văn Lâm 29
Bảng 2.2: Danh sách các dự án tiêu biểu tại huyện Văn Lâm giai đoạn 2018-2022 38
Bảng 2.3: Số lượng các dự án theo nguồn vốn giai đoạn 2018-2022 39
Bảng 2.4: Quy trình chuẩn bị đầu tư tại Ban QLDA xây dựng CSHT Huyện VAN LÂm - - Lc- c9 ng nh kv và 42 Bảng 2.5: Kết quả đánh giá khảo sát quy trình thực hiện lập dự án đầu tư tại Ban QLDA ĐTXD huyện Văn Lâm năm 2022 - - + 55 +22 + *+*E++‡E++eserreeseerrre 45 Bang 2.6: Kết quả phê duyệt dự án tại Ban QLDA DTXD huyện Văn Lâm 46
Bảng 2.7: Quy trình thực hiện đầu tư dự án tại Ban QLDA huyện Văn Lâm 47
Bảng 2.8: Kết quả lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2019-2022 -:-:-: 49
Bảng 2.9: Quy trình kết thúc đầu tư tại Ban QLDA huyện Van Lâm 51
Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra tiến độ thực hiện của các dự án theo năm 2019-2021 58
Bảng 2.11: Đánh giá chất lượng thi công một số công trình tại Ban DLDA ¡99.99800120 /i808- 017 a5 63
Bảng 2.12: Một số sai sót trong quản lý mua sắm trong giai đoạn 2018-2022 65
Bảng 2.6: Khối lượng thực hiện công việc phục vụ công tác khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng - + set k9 1911211211211 211 1111111111211 11 11111111 1E 67 Bang 2.7: Phu luc kế hoạch lựa chọn nhà thau c.ccccccscscssssesessesesesestseceeseseeeeeees 68 Bảng 2.8: Tông hợp kết quả thâm định nội dung kế hoạch LCNT 69
Bảng 2.9: Tổng dự toán dự án “cải tạo, nâng cấp DH.15 đoạn Km4+500 — Km7+050, huyén Van Lam”? nn 72
vii
Trang 9DANH MỤC HÌNH VE
Hình 1.1: Mô hình CDT trực tiếp QLDA - 2-52 2252+E+£E+£e£zEzrzrezxee 7 Hình 1.2: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án - ¿2 +s+s+£e+EzE+xezezxzzezs2 8 Hình 1.3: Mô hình tổ chức dạng chìa khóa trao tay -¿- 5z ©5++cs++cszscs2 9 Hình 1.4: Tổ chức dự án theo chức năng -2- 2 +++++2x++zx++zxzxeeex 10
Hình 1.5: Mô hình tô chức chuyên trách quản lý dự án - 2+: 11
Hình 1.6: Mô hình tô chức dự án dạng ma trẬn -. 5c csSSssrseereeree 12 Hinh 1.7: So 46 PERT 0 13
Hình 1.8: Sơ đồ GANTT -.-s 2xx Hee 13
Hình 1.9: Biểu đồ đường chéo - 2 2 £+E+SE+EE#EESEE2EE2EEEEEEEEEEEEEerkrrkrrree 14 Hình 1.10: Biểu đồ phụ tải nguồn lực - ¿2 + 2+S++£++E£+Ee£Eerxerxerxereereee 14 Hình 1.11: Sơ đồ điều chỉnh đều nguồn lực ¿ ¿©+2©5++cx++zxz>ssee- 15 Hình 1.12: Lưu đồ quá trình quản lý chất 1WoNg cecececeeeseeseeseeseesesseseseseeaees 16 Hình 1.13: Các lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây đựng - - 16 Hình 1.14: Sơ đồ quản lý rủi ro dự án 2-2 + +E£+E£+E++£xerxezEezrsrrxerxeee 20 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án huyện Văn Lâm 29
Hình 2.2: Mô hình quan lý dự án tai Ban QLDA DTXD huyện Văn Lâm 40
Hình 2.3: Sơ đồ thực hiện công tác quản lý thời gian và tiến độ 57 Hình 2.4: Sơ đồ quy trình giám sát chất lượng -. :- ¿+ s++xz+seze- 60
Hình 2.5: Sơ đồ QLCL tại Ban QLDA huyện Văn Lâm -: 61
Hình 2.6: QLCL thi công tại Ban QLDA huyện Văn Lâm - 62
viii
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Huyện Văn Lâm có vị trí tại cửa ngõ tỉnh Hưng Yên, nằm cách trung tâm
thủ đô Hà Nội không xa và có Quốc lộ 5 đi qua Với những lợi thế sẵn có đã tạo
điều kiện thuận lợi dé thu hút nhiều doanh nghiệp về đầu tư, góp phần thúc day phát triển kinh tế - xã hội tinh Hưng Yên vươn lên mạnh mẽ những năm trở lại đây Trong những năm qua, huyện Văn Lâm thực hiện chủ trường khai thác tốt các nguồn thu, huy động và thu hút tốt hơn các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tiễn tới mục tiêu trở thành đô thị loại IV trong tương lai Đề thực hiện được mục tiêu này, huyện Văn Lâm xác định xây dựng hạ tầng xã hội là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển.
Chính vì vậy, công tác quản lý dự án càng được chú trọng, hoàn thiện qua
từng thời gian Mấy năm trở lại đây, Ban Quản lý dự án tham gia quản lý nhiều
dự án đầu tư xây dựng cơ bản Bên cạnh các kết quả tốt đã đạt được, Song còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: chất lượng công trình thấp, chi phí đầu tư xây
dựng còn cao, do đó gây ảnh hưởng và lãng phí ngân sách Nhà nước.
Đây là một trong những thách thức lớn đối với Ban QLDA xây dựng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Xuất phát từ những hạn chế trong QLDA, do nhiều nguyên nhân khác nhau có cả chủ quan và khách quan Mặt khác, đối với một Ban QLDA cấp huyện như Ban QLDA xây dựng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, van dé quan trọng nhất hiện nay đó là làm thế nao dé hoàn thiện công tác QLDA của Ban, để đảm bảo các dự án do Ban thực hiện quản lý đạt yêu cầu trong cả ba lĩnh vực: tiến độ, chất lượng va chi phí Vì vậy, em đã chon đề tài :
“Hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài được thực hiện sẽ góp phần hoàn
thiện công tác QLDA đầu tư tại Ban QLDA huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, góp phần nâng cao chất lượng công trình, giảm lãng phí trong đầu tư xây dựng
công trình hiện nay.
Khóa luận đã vận dụng lý thuyết và các quy định hiện hành về hoạt động của Ban QLDA để phân tích thực trạng quản lý DA đầu tư của Ban QLDA huyện, xác định những kết quả tích cực, những hạn chế còn tồn tại và nguyên
nhân của tồn tại trong QLDA của Ban QLDA huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác QLDA cơ bản tại huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Trang 11Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, chuyên đề thực tập gồm
3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án dau tư xây dựng
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án dau
tu xây dựng huyện Van Lam, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018-2022
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quan lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Lâm đến năm 2025
Trang 12CHUONG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TAC
QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng 1.1.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án là một khoa học về hoạch định, tổ chức va quản lý nguồn lực dé mang dén su thanh công va dat được mục đích hay mục tiêu rõ ràng.
Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thong dé tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc và liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn Đề thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tô chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án.
Quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát trién của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được phê duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, bằng các phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép Trong quản lý dự án, công tác quản lý thời gian và tiến độ đóng vai trò quan trọng hơn so với môi trường hoạt động sản xuất liên tục
vì nhu cầu kết hợp phức tạp giữa các công việc, đặc biệt trong những trường hợp dự án phải đáp ứng một thời hạn cụ thể của khách hàng.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là toàn bộ các hoạt động có mục đích của chủ đầu tư thông qua hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách và công cụ quản lý nhằm tác động lên đối tượng quản lý dự án đầu tư xây dựng, là toàn bộ các công việc của dự án và các bên liên quan nhằm hoàn thành tốt nhất các mục tiêu
đã đặt ra
1.1.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm các vai trò được thê hiện sau đây:
e Thông qua quản lý dự án đầu tư xây dựng có thê tránh được những sai sót
trong công trình lớn, phực tạp: Cùng với sự phát triển của khoa học — kĩ thuật và
không ngừng nâng cao đời sống, nhu cầu xây dựng những dự án, công trình có
quy mô lớn, phức tạp ngày càng nhiều Việc vận dụng các công tác quản lý dự án
vào công trình sẽ giúp giảm thiểu tối đa những ton thất mà dự án có thé gặp phải e Quản lý dự án đầu tư xây dựng có thé giúp khống chế, điều tiết hệ thống
Trang 13mục tiêu dự án: Chủ đầu tư luôn có khá nhiều các mục tiêu với dự án công trình, những mục tiêu nay tạo thành hệ thống mục tiêu dự án Trong đó, một s6 các mục tiêu có thé phân tích định lượng, một số thì lại không Khi thực hiện dự án,
chủ đầu tư hay nhà quản lý có xu hướng coi trọng đến các mục tiêu định lượng mà coi nhẹ các mục tiêu định tính Do đó, cần phải áp dụng các công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng dé có thé điều tiết, phối hợp, khống chế và giám sát hệ
thống mục tiêu tông thê có hiệu quả.
e Quản lý dự án đầu tư xây dựng giúp thúc đây sự phát triển của nguồn nhân lực chuyên ngành: Mỗi dự án khác nhau lại yêu cầu nguồn nhân lực chuyên
ngành khác nhau vì thế công tắc quản lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng, phát
triển nhân lực, gúp họ phát huy năng lực cao nhất có thê.
e Quản lý dự án đầu tư xây dựng là tiền đề để phát hiện sớm những khó khăn sẽ nảy sinh và ứng phó, điều chỉnh kịp thời những thay đổi hoặc điều kiện không lường trước được Tạo điều kiện cho việc dam phán trực tiếp giữa các bên
liên quan trong việc giải quyêt các bat đông sớm nhât có thê.
e Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng khi được thực hiện đầy đủ, đúng
quy trình sẽ tạo ra các công trình đạt chất lượng, đảm bảo hơn 1.1.3 Đặc điểm của quản lý dự án
QLDA là một quá trình xuyên suốt bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau Các giai đoạn tạo thành một vòng khép kín của quá trình đầu tư gọi là một chu kỳ dự
án: Chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc, đưa dự án vào khai thác sử dụng Tuy mỗi dự án có một chu kỳ và vòng đời khác nhau, nhưng nhìn chung đều có
một sô đặc điêm sau đây:
e Thứ nhất, tổ chức dự án là tô chức tạm thời Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng được hình thành dé phục vụ dự án trong một thoi gian hữu hạn Trong khoảng thời gian tồn tại dự án, nhà quản lý thường hoạt động độc lập với các
phòng ban chức năng khác Sau khi dự án kết thúc, cần phải tiến hành phân công
lại người lạo động và bồ trí lại máy móc thiết bị.
e Thứ hai, quan hệ của chuyên viên quan lý dự án với phòng chức năng
khác trong tô chức Công việc đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chức năng.
Người đứng đầu dự án và người quản lý dự án là những người có trách nhiệm
phôi hợp tât cả các nguôn lực từ các phòng chuyên môn nhăm thực hiện mục tiêu
Trang 14của dự án Tuy nhiên, giữa các bộ phận thường nảy sinh mâu thuần vê van dé
nhân sự, chi phí, thời gian và mức độ thỏa mãn yêu câu kĩ thuật.
e Quản lý dự án đầu tư xây dựng phải thường xuyên đối phó với rủi ro có độ
bat định cao trong công tác lập kế hoạch, dự tính kinh phí, dự đoán sự thay đôi công nghệ, sự thay đổi về cơ cấu tổ chức Do đó, quản lý dự án đầu tư xây dựng cần chú trọng đặc biệt vào công tác quản lý rủi ro, cần xây dựng kế hoạch, triển khai thường xuyên biện pháp phòng chống rủi ro.
1.2 Các chủ thể tham gia công tác quản lý dự án đầu tư
Các chủ thể tham gia vào công tác quản lý dự án gồm có chủ đầu tư, Ban QLDA và nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Về phía chủ dau tư, họ có quyền lập, QLDA khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định pháp luật Chủ đầu tư yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung
cấp thông tin, tài liệu về lập, QLDA về dự án mà họ đầu tư xây dựng Việc lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư van dé lập, quản lý dự án cũng như tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thé Ban QLDA dau tư xây dựng một dự án theo thâm quyền đều thuộc phạm vi trách nhiệm của chủ đầu tư Bên cạnh quyền, chủ đầu tư cũng có một số nghĩa vụ cần thực hiện như xác định
yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng Chủ đầu tư sẽ là người chịu trách nhiệm VỀ co SỞ
pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi
lập dự án; trình dự án với cơ quan có thâm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật Ngoài ra họ chịu trách nhiệm về lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm dé thâm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tô chức thâm định dự án và của người quyết định đầu tư ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền vốn vay; thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối
với dự án có yêu câu về thu hôi vôn, trả nợ
vẻ phía Ban QLDA: Tt khi được thành lập, Ban Quản ly dự án xây dựng sẽ đảm nhiệm các chức năng xuyên suốt từ khâu chuẩn bị dự án cho đến khi kết thúc và nghiệm thu dự án, đó là trực tiếp quản lý dự án gồm các hoạt động như lập kế hoạch dự án, tổ chức, giám sát, thực hiện dự án và một sé công việc khác cho chủ đầu tư.
Trang 15Các hoạt động trên của Ban Quản lý dự án xây dựng đều nhằm mục tiêu đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiễn độ, không vượt phạm vi ngân sách đã được xét duyệt bởi cấp có thâm quyên, và đạt chỉ tiêu về chất lượng cũng như
các mục tiêu cu thé đã đề ra đối với dự án Đồng thời, Ban Quản lý dự án còn có
nhiệm vụ đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế, tuân thủ quy định của pháp luật hiện
hành và tính khả thi của dự án.
Các chức năng chính của Ban Quản lý dự án xây dựng có thé kế đến như:
¢ Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn dé đầu tư xây dựng theo quy định của
pháp luật.
e Tuân thủ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của
pháp luật có liên quan.
‹ Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư van xây dựng khác khi có đủ năng lực dé thực hiện trên cơ sở
dam bảo hoàn thành nhiệm vụ quan lý các dự an đã được giao.
‹ Thực hiện bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ
quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định
đầu tư.
¢ Nhận ủy thác quản lý dự án đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực dé thực
hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.
Với tất cả các chức năng nêu trên, Ban Quản lý dự án có chức năng chính là quản lý trực tiếp dự án, quyết định đến tính hiệu quả về kinh tế, sự thành công, đạt được mục tiêu đã đề ra đối với mỗi dự án xây dựng trong thực tiễn.
Về phía nhà thâu tư van lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dung, họ có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn được giao; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm tư vấn của mình theo quy định của pháp luật và từ chối thực hiện yêu cau trái pháp luật của chủ đầu tư Kèm theo đó, các nhà thầu tư vẫn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng có nghĩa vụ thực hiện theo nội dung hợp đồng đã được ký kết phù hợp
với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật; chịu
trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết và Bồi
Trang 16thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quan lý không phù hợp và vi phạm hợp đồng làm thiệt
hại cho chủ đầu tư
1.3 Các mô hình quản lý dự án đầu tư
1.3.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Mô hình CDT trực tiếp QLDA là hình thức tổ chức quản lý ma CDT hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc CDT lập ra ban QLDA dé quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự uy quyên Hình thức CĐT tự thực hiện dự án thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản và gần với chuyên môn sâu của CDT, đồng thoi CDT có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm dé QLDA Trong trường hop CDT thành lập ban QLDA để quản lý thì ban QLDA phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và CĐT về nhiệm vụ và quyền hạn
được giao Ban QLDA được đồng thời quản lý nhiều dự án 5 khi có đủ năng lực
va được CDT cho phép, nhưng không được thành lập các ban QLDA trực thuộc
dé thực hiện việc QLDA.
Hình 1.1: Mô hình CDT trực tiếp QLDA
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân
1.3.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
Mô hình chủ nhiệm điều hành DA là mô hình mà trong đó chủ đầu tư giao cho Ban QLDA chuyên ngành hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn phù hợp với quy mô và tính chất DA làm chủ nhiệm điều hành, quản lý việc thực hiện DA Chủ nhiệm điều hành DA là một pháp nhân độc
Trang 17lập, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện DA Mọi quyết định của chủ đầu tư liên quan đến quá trình thực hiện DA sẽ được triển khai thông qua tổ chức tư van QLDA Mô hình này áp dụng
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân
1.3.3 Mô hình chìa khóa trao tay
Mô hình chìa khóa trao tay là hình thức tổ chức mà trong đó Ban QLDA không chi là đại điện toàn quyền của chủ đầu tư — chủ DA mà còn là “chủ” của DA.
Hình thức này cho phép tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà tổng thầu dé thực
hiện toàn bộ DA Mọi trách nhiệm thực hiện DA được giao cho Ban QLDA, họ
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc thực hiện DA Ngoài ra, ban QLDA không những được giao toàn quyền thực hiện DA mà còn được phép thuê thầu phụ dé thực hiện từng phần việc của DA đã trúng thầu Trường hợp này bên
nhận thầu phải là một tổ chức QLDA chuyên nghiệp.
Trang 18Tô chức đấu thầu tuyên chọn
Tổng thầu thực hiện
toàn bộ dự án
Thuê lại
Hình 1.3: Mô hình tổ chức dang chìa khóa trao tay
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 1.3.4 Tổ chức quản lý dự án theo chức năng
Hình thức tổ chức QLDA theo chức năng có đặc điểm: DA được đặt vào một phòng chức năng nào đó trong cơ cấu tô chức và các thành viên QLDA được điều động tạm thời từ các phòng chức năng khác nhau; họ thuộc quyền quản lý của phòng chức năng nhưng vẫn đảm nhận phần việc chuyên môn của mình trong quá trình quản lý điều hành DA.
Mô hình này có những ưu điểm sau đây:
- Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ Phòng chức năng có DA chỉ quản lý
hành chính và tạm thời một số mặt đối với các chuyên gia tham gia QLDA Họ
sẽ trở về vị trí cũ của mình khi kết thúc DA.
- Một người có thể tham gia nhiều DA đề sử dụng tối đa, hiệu quả vốn kiến
thức chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia.
Nhược diém của mô hình này là:
- Đây là cách tổ chức quản lý không theo yêu cầu của khách hang.
Trang 19- Phòng này thường quan tâm nhiều đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính
mà không tập trung nỗ lực dé giải quyết thỏa dang các van đề của DA Tình trạng này cũng diễn ra đối với các phòng chức năng khác cùng thực hiện DA Do đó,
DA không đủ nguồn lực dé hoạt động, không nhận được đủ sự ưu tiên cần thiết
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân 1.3.5 Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án
Mô hình tổ chức chuyên trách QLDA là hình thức mà các thành viên Ban QLDA tách hoàn toàn khỏi phòng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành DA theo yêu cầu được giao.
Mô hình này có những wu điểm sau đây:
- Phù hợp yêu cầu khách hàng nên có thé phản ứng nhanh trước yêu cầu
thị trường.
- Nhà QLDA có đầy đủ quyền lực hơn đối với DA.
- Các thành viên trong Ban QLDA chịu sự điều hành trực tiếp của chủ
nhiệm DA.
- Đường thông tin được rút ngăn, hiệu quả thông tin cao.
Bên cạnh đó, mô hình này van ton tại một số nhược điển như:
- Khi doanh nghiệp, chủ đầu tư thực hiện đồng thời nhiều DA ở những địa bản khác nhau và đảm bảo đủ số lượng cán bộ từng DA có thể dẫn đến lãng phí
nhân lực.
10
Trang 20- Do phải hoàn thành mục tiêu DA tốt nên các Ban QLDA có xu hướng
tuyên, thuê các chuyên gia giỏi do nhu cầu dự phòng hon là nhu cầu thực hiện
hoạt động QLDA.
Giám đốc
Ban quản lý | Phòng tổ chức Phòng kế | Phong khac
du an hanh chinh toan-tai chinh
Chuyên | |Chuyén viên Chuyén
viên quản| | marketing viên quảnlý tài lý sản xuất
Hình 1.5: Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân 1.3.6 Tổ chức quản lý dự án theo ma trận
Tổ chức QLDA theo ma trận là sự kết hợp giữa mô hình tổ chức quản lý chuyên trách QLDA và mô hình tổ chức QLDA theo chức năng Từ sự kết hợp
này sẽ hình thành hai loại ma trận: ma trận mạnh và ma trận yêu.
Ưu điềm của mô hình này:
- Trao quyền cho chủ nhiệm DA quản lý, thực hiện DA đúng tiến độ và cầu
kỹ thuật, trong phạm vi cho phép được duyệt.
- Các tài năng chuyên môn được phân phối hợp lý cho các DA khác nhau.
- Khi kết thúc DA, các nhà chuyên môn có thê trở về tiếp tục công việc cũ
tại các phòng chức năng của mình.
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp phản ứng nhanh, linh hoạt hơn trước yêu
cầu của khách hàng và thay đổi của thị trường.
Tuy nhiên, nhược điểm là:
- Nếu việc phân quyền quyết định trong QLDA không rõ ràng, hoặc trái ngược, trùng chéo sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện DA.
11
Trang 21- Trên thực tế, trách nhiệm và quyền hạn khá phức tạp Do đó, kỹ năng
thương lượng rat quan trong dé dam bảo thành công của DA.
- Mô hình này vi phạm nguyên tắc tập trung trong quản lý Một nhân viên có hai thủ trưởng nên sẽ gặp khó khăn khi phải quyết định thực hiện lệnh nào trong trường hợp hai nhà quản lý cấp trên mâu thuẫn nhau.
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân 1.4 Các công cụ quản lý dự án đầu tư
- So đồ mạng PERT/CPM: là một công cụ nhằm quản lý tiến độ DA, được sử dụng để lập lịch trình, tổ chức và điều phối các công việc trong một DA Nó cung cấp một biểu diễn đồ họa về tiến trình của DA cho phép người QLDA chia nhỏ từng nhiệm vụ riêng lẻ trong DA dé phân tích.
12
Trang 22| L_——> Thời gian thực hiện công việc
Tên công việc
Hình 1.7: Sơ đồ PERT
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân - So đồ GANTT: là một trong những công cụ thông minh được sử dụng trong việc quan lý tiến độ DA, là sơ đồ dùng dé hiền thị, trình bày các công việc
theo thời gian, ngày tháng.
3uratior |Predect larch 27, 200| April 3, 2005 [April 10, 20054pril 17, 2005
Trang 23- Biểu đồ đường chéo: là một công cụ đơn giản dé quản lý tiến độ DA, cho phép so sánh giữa tiến độ kế hoạch và tiến độ thực hiện các công việc DA.
Hình 1.9: Biểu đồ đường chéo
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân
- Biểu đồ phụ tải và điều chỉnh đều nguồn lực:
+ Biểu đô phụ tải nguồn lực: phản ánh số lượng từng loại nguồn lực cần thiết theo kế hoạch tiến độ hiện tại trong một thời kỳ nhất định cho từng công
việc hoặc toàn bộ vòng đợi DA.
Hình 1.10: Biểu đồ phụ tải nguồn lực
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân
14
Trang 24+ So đô diéu chỉnh déu nguồn lực: tối thiêu hóa mức khác biệt về cầu
nguồn lực giữa các thời ky bang cách điều chuyển nguồn lực giữa các công việc
trong phạm vi thời gian dự trữ cho phép nhưng không làm thay đôi thời điểm kết
thúc DA
2 3 Thời gian
Hình 1.11: Sơ đồ điều chỉnh đều nguồn lực
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân - Lưu đồ quá trình, biêu đồ nhân quả, biểu đồ Parento, biéu đồ kiểm soát thực hiện, biéu đồ phan bố mật d6, : là các công cụ quản lý chất lượng DA nhằm thu thập, phân tích, xử lý số liệu, phục vụ việc lập kế hoạch, đánh giá phân tích quá trình thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình quản lý chất lượng
Trang 25Hình 1.12: Lưu đồ quá trình quản lý chất lượng
- Microsoft Project: là một phần mềm được phát triển để hỗ trợ việc
QLDA, nhăm phát triển kế hoạch, quản lý ngân sách, theo dõi tiến độ quá
trình hoạt động và sô lượng công việc, xác định các công việc cụ thê, sap xêp
thứ tự các công việc, ước tính nguồn lực cho hoạt động, ước tính thời lượng hoạt
- BIM: là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình thông tin kỹ thuật số
(công nghệ tích hợp thông tin phi hình học của công trình vào mô hình 3D) cho
công tác thiết kế, thi công đến quá trình quản lý vận hành công trình 1.5 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo lĩnh vực
Quản lý dựa án đầu tư xây dựng bao gồm nhiều lĩnh vực như quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý rủi ro, quan lý hoạt động cung ứng được cụ thé
phan phối thông tin
Báo cáo tiến độ
Quản lý chất lượng Quan lý nhân lice
Lập kế hoạch chất e Lập kế hoạch
lượng nhân lực, tiền
Đảm báo chất lương
lượng e _ Tuyển dung, đảo
Quản lý chất lượng tạo
Quản lý hoạt động Quản lý rủi ro dự
cung ứng, mua bản an
e Kéhoach cung ứng Xác định rủi ro
e Lựa chọn nhà thâu Đánh giá rủi ro
e Quản lý HD, tiễn Xây dựng
độ cung ứng chương trình
quản lý rủi ro đầu
Hình 1.13: Các lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nguồn: Giáo trình QLDA — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân
16
Trang 261.5.1 Lập kế hoạch tong quan cho dự án
Lập kế hoạch tổng quan cho dự án chính là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự logic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác, đầy đủ Đề dự án hoàn thành thắng lợi, cũng cần tập trung vào quản lý hòa nhập giữa các thành phần dự án bao gồm các thành phần khác nhau của tổ chức dự án và các thành phần khác nhau của chu kỳ dự án.
1.5.2 Quan lý phạm vi dự án
Quản lý phạm vi dự án là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục dich,mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc vé dự án va cân phải thực hiện,
công việc nào năm ngoài phạm vi dự án.1.5.3 Quản lý tiên độ dự án
Quan lý tiến độ 14 việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án Nó chỉ rõ mỗi công việc phải kéo dai
bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.
Tiến độ xây dựng công trình cần được lập theo từng giai đoạn theo từng tháng, quý, năm đối với các công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài Nhà thầu chịu trách nhiệm thi công công trình có nghĩa vụ phải lập tiễn độ thi công chi tiết cùng với đó bố trí xen kẽ các việc cần thiết phải thực hiện nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tông tiến độ dự án đã đề ra.
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát cùng các bên có liên quan sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ công trình trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng bị kéo dài ở một số giai đoạn mà không làm anh hưởng đến tông tiến độ của dự án Nếu thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo với người quyết
định đầu tư dé đưa ra các giải pháp điều chỉnh tổng tiến độ của dự án 1.5.4 Quản lý chất lượng dự án
Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khai, giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản pham dự án phải
đáp ứng mong muôn của chủ đâu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thực đầu tư, hình thức QLDA, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
17
Trang 27Sau khi được nghiệm thu, kiểm tra và đảm bảo yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuan kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng
xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan thì hạng mục công trình, công
trình xây dựng đã hoàn thành mới được đưa vào khai thác và sử dụng.1.5.5 Quản lý chỉ phí dự án
Là quá trình triển khai, giám sát những tiêu chuẩn về chất lượng cho việc thực hiện DA, dam bao chat lượng sản phẩm DA đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư Bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện chúng thông qua các hoạt động: lập kế hoạch, kiểm soát và đảm bảo chất lượng Ba hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác nhau Mỗi nội dung xuất hiện ít nhất môt lần trong mỗi pha của chu kỳ DA và đều là kết quả
và là nguyên nhân của hai nội dung còn lại.
Chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời
gian (thời gian phục vụ của công trình).
Rộng hon, chất lượng công trình xây dựng còn có thé và cần được hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây
dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề
liên quan khác Một số vấn đề cơ bản trong đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ trong khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi công đến giai đoạn khai thác, sử dụng và đỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình, chat lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kê
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ
phận, hạng mục công trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành
và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ
công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
18
Trang 28- Van dé an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội
ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng.
- Vân đê môi trường: cân chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dựán tới các yêu tô môi trường mà cả các tác động theo chiêu ngược lại, tức là tác
động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án
1.5.6 Quản lý nhân lực dự án
Quản lý nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành
viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu của dự án Nó cho thây việc sử
dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đên mức nào.
Nội dung công tác quản lý nguôn nhân lực của một dự án bao gôm: Lập kê
hoạch nguôn nhân lực; quản lý nhóm làm việc dự án; khuyên khích sự sáng tạovà đôi mới của các thành viên; lãnh đạo, thâm quyên và trách nhiệm của người
quản lý; các khía cạnh đạo đức và pháp lý của các thành viên QLDA.1.5.7 Quản lý thông tin của dự an
Quản lý thông tin là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác nhất giữa các thanh viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau Thông qua quản lý thông tin có thé trả lời 3 câu hỏi: ai cần thông tin về dự án, mức độ chỉ tiết và các nhà quản lý dự án cần báo cáo cho họ bằng
cách nào
1.5.8 Quan lý rủi ro dw an
Quản lý rủi ro dự án là việc nhận diện các nhân tô rủi ro của dự án, lượng
hóa mức độ rủi ro và có kê hoạch đôi phó cũng như quản lý từng loại rủi ro.
19
Trang 29Quan ly rủi ro
Nhãn điên Dinh lương ril ro
1 Đầu vào 1 Đầu vao
- Các đâu ra kế hoạch khắc - sự chắp nhận rúi ro của các bến
- Thöng tin của dy an tươag Tự - Các nguén rủi ro, các sy xién sinh ra zúi ro
2 Cong cụ và kỳ thuật - Ước tinh chi phi, ước tink thời gian
- KY¥ thuật nay ¥ nghi (Brainstomy) 2 Công cy và ky thuật- Phân tịch nhân - quả - Giá trị tiền tệ mong đợi
~ Phone van - Téng kết thong kê
3 Dau ra - Cây quyết định
- Các ngudn rủi ro - Đảnh gia của chuvén gia
Các sự tiện sinh ra rire 3 Đầu ra
Đâu vào của các quy tr:nh khác Các cơ hội de doa, chong !3: rủi ro
- Các cơ hội chap nhận, bỏ qua rủi ro
1 Dau vào 1 Đầu vao
- Các cơ hộ: rúi ro, chong lại rủi ro - Kê hoạch quan iy rủi ro
2 Công cụ và ky thuật - Các sự kiệt rủi ro đã xác định
- Mua hang hoa địch v1 2 Công cụ va kỳ thuật
- Ké bạch han mức - Phat triển thêm các biện pháp chồng rủi r
-Ph mua bảo hiém 3 Đầu ra
- Đâu vão các quyét định
- Kê hoạch hạn ché rủi ro
- Hep đông cam trết
Hình 1.14: Sơ đồ quản lý rủi ro dự án
Nguồn; Giáo trình quản lý dự án dau tư xây dựng, NXB Xây Dung 1.5.9 Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán
Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết cho dự án.
Quá trình quản lý này nhằm giải quyết vấn đề: bằng cách nào dự án nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài? Tiến độ cung và chất
lượng cung ra sao?
1.5.10 Quản lý giao nhận dự an
Quản lý việc giao nhận dự án là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệp
hội các nhà quản lý dự án trên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án Một số dự án tương đối độc lập nên sau khi hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết thúc cùng với sự chuyền giao kết quả Nhưng một số dự án lại khác, sau khi dự án hoàn thành thì khách hàng ngay lập tức sử dụng kết quả của
dự án vào việc vận hành sản xuât nên khách hàng có thê thiêu nhân lực quản lý
20
Trang 30kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tính năng, kĩ thuật của dự án vì thế cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án giúp đơn vị tiếp nhận giải quyết ván đề này, từ đó ma xuất hiện khâu quản lý giao — nhận dự án
1.6 Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo chu kỳ của dự án
Dự án là một thực thể thống nhất, thời gian thực hiện dài và có độ bất định
nhất định nên các tô chức, đơn vi thường chia dự án thành một số giai đoạn để quản lý thực hiện Mỗi giai đoạn được đánh dấu bởi việc thực hiện một hoặc
nhiều công việc Tổng hợp các giai đoạn này gọi là chu kỳ của dự án Chu kỳ dự án xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và thời gian thực hiện dự án.
Chu kỳ dự án xác định những công việc 18 nào sẽ được thực hiện trong từng phava ai sẽ tham gia thực hiện Nó cũng chỉ ra những công việc nào còn lại ở giai
đoạn cuối sẽ thuộc và không thuộc phạm vi dự án Thông qua chu kỳ dự án có thể nhận thấy một số đặc điểm:
- Thứ nhất, mức chi phí và yêu cầu nhân lực thường thấp khi mới bat đầu dự án, tăng cao hơn khi bước vào thời kỳ phát triển, nhưng giảm nhanh chóng khi
dự án bước vao giai đoạn ket thúc.
- Thứ hai, xác suất hoàn thành dự án thành công thấp nhất và do đó độ rủi ro cao nhất là khi bắt đầu thực hiện dự án Xác suất thành công sẽ cao hơn khi dự
án bước qua các pha sau.
- Thứ ba, khả năng ảnh hưởng của CĐT tới đặc tính cuối cùng của sản phẩm dự án và do đó chỉ phí là cao nhất vào thời kỳ bắt đầu và giảm mạnh khi dự
án được tiếp tục trong các pha sau.
Tùy vào mục đích nghiên cứu, có thể phân chu kỳ dự án thành nhiều giai đoạn khác nhau Nội dung khi thực hiện DTXD được quy định tại khoản 1 Điều
50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
— Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công viéc: Tổ chức lập, thâm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD dé xem xét, quyết
định DTXD và thực hiện các công việc can thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự
— Giai đoạn thực hiện dự án gôm các công việc: Thực hiện việc giao đâthoặc thuê đât (nêu có); chuân bị mặt băng xây dựng, rà phá bom mìn (nêu có);
khảo sát xây dung; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy
21
Trang 31phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công
trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;
nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bản giao công trình hoàn thành đưavào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cân thiệt khác.
— Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình
xây dựng.
1.7 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư 1.7.1 Tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án
Khi triển khai một dự án thì phải đảm bảo các bược thực hiện dự án đó đều phải đúng tiến độ trong đó có công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư Phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đối với các công việc nối tiếp, đảm bảo công việc trước đó đã hoàn thành thì mới thực hiện công việc sau, công việc sau thực hiện dựa vào công việc trước Đối với những công việc được thực hiện song song thì can đảm bao các công việc đó đều cùng phải hoàn thành trước khi triển khai công việc kế tiếp.
Tiến độ của dự án phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, cần phải giám sát sát sao
các quy trình thực hiện của dự án, kip thời tìm ra những sai phạm, vướng mắc dé đưa ra giải pháp tránh làm ảnh hưởng đến tông tiến độ của dự án Nghiêm tức tìm ra nguyên nhân của những yếu tô làm chậm tiến độ của dự án và những cá nhan
chịu trách nhiệm về những sai phạm đó.
Tiến độ thực hiện của từng khâu phải phù hợp với thue tục tương ứng Nếu
khâu đó được thực hiện nhanh chóng nhưng phần thủ tục đi kèm không theo kịp
thì là không hợp lí, ví dụ thi công xây dựng chỉ được tiến hành khi dự toán đã được phê duyệt và có thiết kế Tiến độ thi công phải đảm bảo thực hiện tốt trước tiến độ thanh toán vì điều này liên quan đến giải ngân vốn của năm Tiến độ lập và phê duyệt quyết toán vốn phải đảm bảo thời gian thu hồi vốn, tránh dé dự án đã trích khấu hao nhiều năm mới có quyết định tăng tài sản chính thức và bàn
giao cho đơn vi vận hành.
22
Trang 321.7.2 Đánh giá chất lượng thực hiện
Chất lượng công tác quản lý dự án được thê hiện qua những khía cạnh sau: e Chất lượng công tác QLDA phải được đảm bảo ngay từ khâu dầu tiên Một dự án đầu tư khả thi sẽ là tiền đề tạo ra chất lượng toàn bộ của dự án Một
dự án thay đối phương án dau tư, phương án kĩ thuât, kế cả những sai phạm trong thiết kế - tong dự toán khi phải thay đổi nhiều lần sẽ dẫn đến that bại cho những giai đoạn tiếp theo gây ra ton thất lớn về mặt kinh phí cũng như con người.
e Xem xét các tô chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động xây dựng thực
hiện hay không, và phải có hệ thống tự kiểm soát chất lượng, tự chịu trách nhiệm
về chât lượng các công việc do mình thực hiện.
eXem xét công tác khỏa sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công tình phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất
lượng công trình xây dựng; đảm bảo an toàn cho bản thân công trình, các công
trình lân cận và a toàn trong quá trình thi công xây dựng.
e Công trình được nghiệm thu dé đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu của thiết kế, tiêu chuan kĩ thuật, tiêu chuẩn li thuật áp dụng cho công trình và các thỏa thận khác về chất lượng công trình nêu trong hợp đồng xây dựng
eCơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy
định của pháp luật
1.7.3 Đánh giá quản lý chỉ phí thực hiện dự án
e Các chi phí tập hợp cho dự án phải đúng, đủ và phải hợp lý, các nội dung
chi phí phải tuân theo đúng quy định, đúng hạng mục (chi phí tư van, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù, GPMB, chi phí quản lý dự án, chi phí khác
và chi phí dự phòng), các khoản chi phí phải tập hợp cho đúng dự án, đúng
nguôn vốn Tổng chi phí dự án phải phù hợp với quy mô của dự án cũng như tiến
độ thực hiện của dự án.
e Phải kiểm soát được chi phí thực hiện dự án, phát hiện kịp thời sự chênh
lệch so với yêu cầu dé giải quyết triệt dé, từ đó đề ra các gai pháp dé quản lý chi
phí dự án có hiệu quả.
23
Trang 33e Các khoản chi phí đều không bị loại ra khỏi giá trị quyết toán khi được kiểm tra, kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm, từ đó việc thanh tra, kiểm toán được thực hiện liên tục, không chỉ trong
phạm vi nội bộ doanh nghiệp, ngành mà còn thuộc phạm vi của chính phủ Do đó
nếu chỉ phí không hợp lý thì sẽ bị loại khỏi giá trị công trình.
e Trong quá trình QLDA thì việc lựa chọn nhà thầu cung ứng tốt theo đúng trình tự và quy dinhl là điều quan trọng Nhà thầu được lựa chọn phải đảm bảo về các mặt yêu cầu đã đề ra dé có thể thực hiện tốt nhất các công việc liên quan đến dự án và quản lý quá trình thực hiện cho đúng tiến độ dự án, chất lượng cùng như
chi phí.
e Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quan lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt bao gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt bao gồm cả trường hợp tong mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định Chủ dau tư thuê tổ chức, cá nhân tư vấn pháp lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản
lý dự án đầu tư xây dựng dé lập, thâm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.
e Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện dựa vào các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư, dự toán thi công, dự toán của gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, chỉ số giá xây dựng công trình được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất
sử dụng phù hợp với các giai đoạn theo quá trình hình thành chi phí dựa trên quy
định quản quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
1.7.4 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường của dự án
Quá trình QLDA cần phải quan tâm xem dự án có gây hại gì cho môi
trường xung quanh không: môi trường nước, môi trường không khí cả trước,trong quá trình thi công và trong quá trình sử dụng Khi phê duyệt biện pháp thi
công, TVGS có xem xét và quan tâm thích đáng đến những biện pháp vệ sinh, biện pháp chống ồn, chống bụi chưa? Vì một khi dự án gây hại đến môi trường,
ảnh hưởng đến người dân xung quanh thì dự án hoàn toàn có thể dừng xây dựng.
Như vậy, công tác QLDA được coi là có kết quả tốt nếu có sự kết hợp hài
hòa giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội, lợi ích giữa các đối tượng được hưởng lợi từ dự án Một dự án được coi là hiệu quả nếu trong thời gian cho phép với chi phí cho phép đạt được kết quả mong muốn và sử dụng những nguồn lực có thé có
24
Trang 34một cách hiệu quả nhất Công tác QLDA đang ngày càng được chú trọng và mang tính chuyên nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình
và năng lực cũng như tham vọng của chính CĐT Các công trình càng lớn càng
có yêu cầu cao về chất lượng, hoặc công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với các đơn vị TV quốc tế, đòi hỏi một BQLDA có
năng lực thực sự, làm việc với cường độ cao, chuyên nghiệp và hiệu quả.
1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư
1.8.1 Nhóm các nhân tổ chủ quan
1.8.1.1 Trình độ, năng lực chuyên môn cua can bộ tham gia Quan ly dự an
Một dự án có thành công hay không đều phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực tế của cán bộ Ban QLDA.
Số lượng cán bộ quản lý trong Ban QLDA: điều này phụ thuộc vào quy mô, tính chat, thời gian thực hiện dự án va điều kiện công nghệ kỹ thuật Số lượng
cán bộ quản lý phải hợp lý nham đảm bảo hiệu quả, khối lượng và chất lượng
của công viéc.
Một Ban QLDA là một tập hợp của nhiều các nhân thực hiện công việc
theo chuyên môn, các cá nhân là hạt nhân của công tác QLDA, chính lực lượng
lao động làm nên các nguyên tắc, cách thức và kết hợp các yếu tố khác dé thực
hiện công tác QLDA Năng lực của lực lượng lao động đặt biệt là người lãnh dao
có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác QLDA Năng lực của cán bộ QLDA vững mạnh tạo cho bộ máy vững mạnh và thể hiện tốt năng lực của công
tác QLDA
- Người lãnh đạo: Người lãnh đạo càng am hiểu khoa học quản lý, có kinh
nghiệm quản lý, ra quyết định đúng đắn, kịp thời sẽ giúp công tác quản lý công
trình xây dựng hiệu quả.
- Trình độ, năng lực nhân sự đội ngũ quản lý: Với đội ngũ nhân sự có trình
độ cao, tinh gon, làm việc hiểu quả càng cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến công tác
quản lý và ngược lại.
1.8.1.2 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý
Công tác quản lý có thé bị hạn chế bởi không gian làm việc và trang thiết bị phục vụ cho công việc Việc QLDA diễn ra trong một thời gian dài tại dự án, nếu như không gian làm việc không tốt (quá nhỏ, ô nhiễm tiếng ồn, không đảm bảo vệ sinh, ) hoặc thiếu các trang thiết bị cần thiết (máy tính, giầy bảo hộ, mũ bảo
25
Trang 35hộ, găng tay bảo hộ, khẩu trang, đèn pin, ) thì công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả kém, không đảm bảo yêu cầu đặt ra.
Việc áp dụng các công cụ, trang thiết bị tiên tiến (các phan mềm QLDA, hệ thống máy tính, máy toàn đạc ) sẽ giúp nâng cao chất lượng QLDA, giảm chỉ phí quản lý và đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian Trong hoạt động QLDA nếu không sử dụng đầy đủ các công cụ, trang thiết bị hỗ trợ sẽ ảnh hưởng làm tốn nhiều thời gian, kết quả một 24 số công việc sẽ không chính xác (triển khai tọa
độ từ bản vẽ ra hiện trường, nếu không có máy toàn đạc hiện đại quản lý kiểm soát sẽ có thé sai vị trí gây hậu quả rất lớn ), dẫn đến hiệu quả QLDA thấp.
1.8.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý QLDA tại ban
Việc sắp xếp cơ cấu các phòng ban và tổ chức bộ máy nhân viên làm việc
hợp lý tác động tích cực đến hiệu quả công tác QLDA và ngược lại Việc sắp xếp
không hợp lý, không phân rõ chức năng sẽ quản lý một cách chồng chéo, dễ dẫn tới đồ trách nhiệm cho nhau.
Quy chế tô chức và hoạt động của Ban QLDA: Ban QLDA phải có quy chế riêng dé cán bộ nắm được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình Ngoài ra, quy chế của Ban QLDA phải đầy đủ các quy định về thưởng phạt rõ ràng Từ đó, khuyến khích cho các cán bộ đã hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ được
giao, cũng như khiến trách các cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ Điều này làm
nâng cao chất lượng QLDA của Ban QLDA.
Một yếu tô không thé không ké đến đó là việc áp dụng mô hình tổ chức
QLDA Tuỳ thuộc vào quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử dụng,
nguồn lực, chi phí dự án mà lựa chọn mô hình quản lý cho phù hợp nhăm đảm bảo một mô hình quản lý năng động, hiệu quả, phù hợp với những thay đổi của
môi trường cạnh tranh, công nghệ quản lý và yêu cầu quản lý.
Các yếu tố thông tin cũng góp một phần không nhỏ vào quá trình quản lý Nếu thông tin sai lệch, thiếu chính xác, hay bị chậm trễ thì dự án sẽ không thê đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiến độ, thời gian Dựa vào các thông tin nhận được từ các cán bộ tham gia dự án, các tô chức tư vẫn, nhà thầu hay thông tin từ bên ngoài, nhà quản lý sẽ năm bắt được thực trạng của dự án
từ đó có những điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra các giải pháp khắc phục nhanh
chóng nhất.
26
Trang 361.8.2 Nhóm các nhân tô khách quan 1.8.2.1 Cơ chế quản lý của nhà nước
Cơ chế quản lý của Nhà nước bao gồm hệ thống các văn bản hướng dẫn, VBQPPL liên quan đến hoạt động DTXD, vi dụ như phân cấp ra quyết định đầu tư, các ưu đãi khuyến kích đầu tư, tạo ra hành lang pháp lý ảnh hưởng trực tiếp
nhất đến công tác lập dự án và công tác thực thi, QLDA sau này Nếu hệ thống cơ chế được bồ sung, sửa đổi dé ngày càng phù hợp và cập nhật hơn với thực tế,
đơn giản hơn, không chồng chéo tạo điều kiện áp dụng 1.8.2.2 Các yếu tô kinh tế thị trường
Các yếu tô kinh tế thị trường bao gồm giá cả, lạm phát, lãi suất, khách hàng,
các yêu tố này tác động đến sự hình thành, quy mô, sự khả thi, mức chỉ phí tối thiểu, tối đa mà dự án phải bỏ ra Thông thường các yếu tố thị trường xảy ra không theo ý muốn chủ quan của CDT, Nhà nước CDT chỉ có thé dự đoán xu hướng biến động của các yêu tố này trong một thời gian ngắn với điều kiện những nhân tố liên quan tương đối ốn định dé nắm bắt quy luật vận động của các nhân tổ đó từ đó có các quyết định đầu tư phù hợp.
1.8.2.3 Điễu kiện môi trường tự nhiên
Điều kiện môi trường tự nhiên như mưa bão, lũ lụt, động dat, ảnh hưởng đến tiễn độ thực hiện dự án, cũng như tính khả thi của việc thực hiện dự an, day là yếu tổ không thế lường trước được Các yếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất được nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp xây dựng, an toàn lao động, lập
báo cáo KSĐC; phục vụ cho các kết luận về yêu cầu chống dãn nở vật liệu, chống gid bão, chống nóng hoặc đảm bảo thông thoáng khí, phương án xây dựng hệ thống thủy nông Tùy từng dự án mà yếu tô này được nghiên cứu dưới các
mức độ khác nhau nhăm đảm bảo sự thành công của dự án cụ thê
27
Trang 37CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ AN TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN VAN LAM, TINH HUNG YEN GIAI
DOAN 2018-2022
2.1 Tổng quan về Ban Quản ly dự án huyện Văn Lam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng huyện Văn Lam
Tên đầy đủ: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Văn Lâm Mã số thuế: 0901048695
Phân loại trực thuộc: Doanh nghiệp nhà nước
Don vị quản lý: Chi cục Thuế khu vực Mỹ Hào - Văn Lâm Dia chỉ: Thị tran Như Quỳnh - Huyện Văn Lâm - Hưng Yên
Ngày thành lập: 27/12/2018
Ban Quản lý dự ản đầu tư xây dựng huyện Văn Lâm (gọi tắt là Ban QLDA)
là đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù trực thuộc UBND huyện Văn Lâm, hoạt
động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định SỐ
141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
28
Trang 382.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án dau tư xây
dựng huyện Văn Lâm
Thu quyVan thuKế toán
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án huyện Văn Lâm
Nguồn: Ban QLDA
Dưới day là danh mục các vi trí tai Ban QLDA huyện Văn Lâm:
Bảng 2.1: Danh mục ví trí việc làm trong Ban QLDA huyện Văn Lâm
Hạng chức danh
Chức danh nghề nghề nghiệp viên
STT | Danh mục vị trí việc làm nghiệp viên chức chức (hoặc
tương ứng ngạch công chức
tối thiểu)
I Nhóm vi trí việc làm gắn với công việc lãnh dao, quan lý, điều hành
ag Chuyên viên/Kỹ su
1 Giám doc Hang III
hoặc tương đương
29
Trang 39¬ ak Chuyên viên/Kỹ sư
2 Phó Giám đôc Hạng II
hoặc tương đương„ ` Chuyên viên/Kỹ su
3 Trưởng phòng : Hạng IIhoặc tương đương
H Nhóm vi trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp
Nghiệp vụ quản ly dự an,dau | _ Chuyên viên/Kỹ sư
1 x Hang III
thau hoặc tương đương
Nghiệp vụ kỹ thuật, tư vấn, | Chuyên viên/Kỹ sư
2 ¬ Hạng II
giám sát hoặc tương đương
Nghiệp vụ giải phóng mặt Chuyên viên/Kỹ sư
3 ` " F Hang IIIbăng, phat triên quỹ dat hoặc tương đương
II Nhóm vi trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ
; 2 Chuyên viên/Kỹ su
1 Hành chính — tông hop ' Hang IIIhoặc tương đương
2 Kế toán Kế toán viên Hang III
3 Van thu — Thu quy Nhân viên Hạng IV
Nguồn: Ban QLDA
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Lâm làm việc theo chế độ tập trung dân chủ, điều hành công việc theo nguyên tắc tập thé lãnh đạo, cá nhân phụ trách và tự chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được phân công, các
nhiệm vụ theo từng phòng ban cụ thé như sau: Giám đốc:
- Chỉ đạo, điều hành toàn diện cá hoạt động của Ban QLDA - Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của Ban QLDA
- Công tác cán bộ, tô chức, quản lý viên chức, lao động hợp đồng trong đơn vị - Phân công thực hiện các văn bản đến, phân công dự thảo văn bản đi
- Tiép nhận các chỉ dao của cấp trên, triển khai thực hiện tại đơn vị - Ký kết hợp đồng kinh tế, ký thanh lý hợp đồng kinh tế
30
Trang 40- Trình phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, kế hoạch vốn
các dự án, điều chỉnh kế hoạch vốn các dự án, phê duyệt các kế hoạch của đơn vị
- Ký chứng từ tài chính, ký các văn bản do đơn vi ban hành
- Trình phê duyệt chỉ định các nhà thầu tham gia dự án
- Quản lý, giám sát thực hiện các kế hoạch của đơn vị và kế hoạch của cấp trên - Phê duyệt kết quả đánh giá viên chức hàng tháng
Phó Giám đốc:
- Duyệt tiến độ chuẩn bị đầu tư của dự án - Trình cho phép chuẩn bị đầu tư dự án
- Kiểm tra, trình phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế
- -Thỏa thuận câp điện, câp nước, thoát nước, chiêu sáng, phòng cháy chữa
cháy, xăng dầu, đánh giá tác động môi trường
- Trình thâm tra dự án, bản vẽ thi công — dự toán
- Phê duyệt kết quả thâm định bản vẽ thi công — dự toán
- Trình phê duyệt dự án, kế hoạch đấu thầu, trình phê duyệt, phê duyệt điều
chỉnh bản vẽ thi công — dự toán
- Ký nghiệm thu hồ sơ, ký thanh toán khối lượng tư vấn
- Ký duyệt hồ sơ dự án và thiết kế ban vẽ thi công — dự toán
- Tham mưu UBND huyện văn bản xin tỉnh giao đất thực hiện dự án, giao đất tái định cư
- Phê duyệt thông tin đăng báo của dự án, gói thầu
- Trình phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đấu thầu - Thông báo trúng thầu, thương thảo hợp đồng
- Phê duyệt tiến độ thi công và biện pháp thi công chi tiết do nhà thầu lập;
công trình giao thông, công trình dân dụng
- Kiểm tra điều kiện khởi công; thông báo khởi công dự án
- Chỉ đạo tổ chức nghiệm thu giai đoạn, ký hồ sơ nghiệm thu khối lượng
giai đoạn
31